Skip to main content

4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương

4 Tháng Chín, 2023

Trong khi việc đề xuất tăng lương là hành động hết sức bình thường trong thế giới công sở, khi nào nên đề xuất hay nên cân nhắc những gì trước khi đề xuất lại là một câu chuyện khác, đó là cả một nghệ thuật.

4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương
4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương

Theo một khảo sát của The Harris Poll, được tăng lương là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhân viên hay người lao động, trong khi đây là yêu cầu hay quyền lợi hết sức bình thường của bất kỳ nhân viên nào, nguyện vọng này có được chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.

Dưới đây là 4 điều mà mọi nhân viên đều nên ghi nhớ trước khi yêu cầu tăng lương:

1. Cần có một thời điểm “thích hợp” để yêu cầu tăng lương.

Khi nói đến việc được tăng lương hay một đề xuất tăng lương có được chấp thuận hay không, yếu tố thời điểm là quan trọng nhất.

Advertisement

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ công bố sẵn các thời điểm trong năm khi doanh nghiệp bắt đầu đánh giá và xem xét việc tăng lương hay các quyền lợi khác của nhân viên. Mọi thứ sẽ là bình thường nếu nhân viên đưa ra yêu cầu trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó khác ví dụ như khi nhân viên có nhiều hơn các thành tích đáng kể, hoặc với các doanh nghiệp không công bố sẵn thời điểm hay chù kỳ tăng lương cho nhân viên, nhân viên nên tự đánh giá tình hình để lựa chọn thời điểm lý tưởng cần đưa ra yêu cầu.

Thời điểm thích hợp có thể là khi bạn được yêu cầu làm nhiều việc hơn, bạn đảm nhận những vai trò mới, khi bạn vừa giúp doanh nghiệp hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn nào đó, hay những thời điểm khi doanh nghiệp “ăn nên làm ra”.

2. Hãy nghiên cứu thật kỹ về bản thân, thị trường và doanh nghiệp.

Với tư cách là những người lao động, hầu hết mọi người đều có nhu cầu được tăng lương, thăng tiến hay đòi hỏi các phúc lợi khác, tuy nhiên, không phải yêu cầu nào cũng phù hợp hay sát với thực tế.

Advertisement

Để đề xuất của bạn trở nên phù hợp hơn hay có khả năng được chấp nhận cao hơn, bạn cần hiểu rõ về vai trò hay giá trị của bản thân với doanh nghiệp, những phúc lợi cao nhất có thể có mà các doanh nghiệp ngoài thị trường có thể cung cấp (Offer) hay cả những giới hạn khác của doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc (hạn mức lương là một ví dụ).

Bạn cần tìm hiểu xem với vai trò và số năm kinh nghiệm hiện có của bạn, các doanh nghiệp ngoài kia đang đưa ra các quyền lợi ra sao, hay với mỗi một lần đề xuất tăng lương thì 5% hay 10% là con số phù hợp hơn cả. Việc bạn yêu cầu một con số không khả thi có thể khiến bạn thất bại ngay từ lần đàm phán đầu tiên.

3. Hãy chứng minh giá trị của bản thân.

Là người lao động, bạn hiểu rằng, mức lương hay thu nhập mà bạn có được không phải chỉ phụ thuộc vào bằng cấp hay số năm kinh nghiệm bạn có, chính xác thì đó chính là giá trị mà bạn có thể tạo ra cho doanh nghiệp.

Bạn hãy chắc chắn rằng bạn tiến đến bàn đàm phán với những bằng chứng rõ ràng về giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Kết quả bạn đang tạo ra là gì, những vấn đề bạn đã giải quyết hay bạn đã giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất kinh doanh ra sao.

Advertisement

Ngoài ra, đối với không ít doanh nghiệp, sức ảnh hưởng của bạn với toàn bộ doanh nghiệp cũng là cơ sở để đánh giá giá trị của bản thân bạn.

Bạn có phải là thành viên có sức ảnh hưởng tích cực trong đội nhóm hay không? Những nhân viên khác có công nhận đạo đức hoặc thái độ làm việc của bạn không? Hay nếu bạn có các quản lý trực tiếp, họ đang nghĩ về năng lực của bạn ra sao?

4. Giọng điệu của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc bạn có được tăng lương hay không.

Ở khía cạnh đàm phán, dù là đàm phán về lương hay về bất cứ điều gì, trạng thái tâm lý của 2 bên cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả được tạo ra.

Nếu bạn đến bàn đàm phán với một vị thế yếu, cả về tâm lý và giọng điệu, khả năng đề xuất của bạn bị từ chối sẽ cao hơn, và ngược lại.

Advertisement

Với giọng điệu yếu hay tiêu cực, nếu có bất cứ một khía cạnh nào đó trong yêu cầu của bạn không phù hợp, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được câu trả lời thẳng thừng là không. Nhưng nếu bạn đang ở một trạng thái tích cực, cởi mở và giọng điệu cầu tiến, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục thoả thuận.

Khi bạn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận các đề xuất phù hợp khác, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ muốn hợp tác với bạn để tìm ra sự thỏa hiệp khiến cả hai bên đều hài lòng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement