Skip to main content

Tác giả: Community

Doanh thu và lợi nhuận của Grab liên tục cho thấy các tín hiệu tích cực

Theo Nikkei Asia, báo cáo tài chính quý II cho thấy doanh thu của Grab tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 664 triệu USD. Con số này thấp hơn mức dự đoán 673,3 triệu USD của các nhà phân tích. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đã cải thiện, đạt 64 triệu USD, so với khoản lỗ 17 triệu USD cùng kỳ năm trước. Trong quý I Grab báo EBITDA đạt 62 triệu USD.

Ông Anthony Tan, Tổng Giám đốc kiêm đồng sáng lập Grab, cho biết công ty sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu và xây dựng một tổ chức tinh gọn, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và cải thiện lợi nhuận cho cổ đông.

Grab vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận cho năm 2024, ở mức từ 250 đến 270 triệu USD trên cơ sở EBITDA điều chỉnh. Công ty cũng duy trì dự báo doanh thu từ 2,7 đến 2,75 tỷ USD và kỳ vọng đạt dòng tiền tự do dương trong cả năm.

Theo Reuters, tốc độ tăng trưởng của kỳ lân công nghệ Đông Nam Á này đã chậm lại sau thời kỳ nhu cầu giao đồ ăn tăng vọt ở thời điểm đại dịch. Grab đã sa thải 11% lực lượng lao động vào năm ngoái trong một đợt tái cơ cấu lớn nhằm giảm bớt thua lỗ.

Doanh thu từ mảng giao hàng – lĩnh vực kinh doanh lớn nhất của công ty, tăng 11% lên 356 triệu USD, thấp hơn ước tính 362,1 triệu USD của Visible Alpha.

Con số này thấp hơn so với mức tăng trưởng 19% trong quý I, và chỉ bằng một nửa so với mức tăng trưởng gấp đôi trong một số quý của năm 2023 và 2022. Doanh thu từ dịch vụ đi chung xe tăng trưởng kém hơn dự kiến, chỉ đạt 14%.

Giám đốc Tài chính Peter Oey cho biết với Reuters rằng Grab đã chịu tác động hơn 500 điểm cơ bản đối với cả doanh thu và giá trị hàng hóa gộp do các đồng tiền Đông Nam Á yếu đi so với đồng đô la Mỹ trong thời gian gần đây. Ông nói: “Chúng tôi rất lạc quan (về hoạt động kinh doanh)… du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sau mùa mưa ở đây.”

Hồi tháng 2, Grab cho rằng tăng trưởng doanh thu sẽ tăng tốc trong những năm sau 2024 khi các khoản đầu tư vào sản phẩm mới bắt đầu mang lại kết quả. Tính đến cuối tháng 6, Grab đã mua lại khoảng 131 triệu USD cổ phiếu của công ty, một phần trong kế hoạch mua lại 500 triệu USD được công bố vào tháng 2.

Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Grab đã mở rộng nhanh chóng tại Đông Nam Á, tích lũy nhiều khoản lỗ do đốt tiền để thu hút tài xế và người dùng từ các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, công ty đã chuyển hướng tập trung vào lợi nhuận trong bối cảnh lãi suất tăng cao và môi trường huy động vốn khó khăn hơn.

Các chuyên gia phân tích từ HSBC cho rằng Grab có thể củng cố vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực chính như gọi xe và giao đồ ăn trong những tháng tới. Họ cũng nhận định rằng nền tảng của Grab, với lượng người dùng lớn và tần suất sử dụng cao, có tiềm năng đáng kể trong việc tạo ra doanh thu từ quảng cáo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Shopee: Lý do nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được thị trường nội địa

Tại toạ đàm về thương mại điện tử chiều 14/8, ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, nói rằng thời điểm hiện tại nền tảng đang tập trung hỗ trợ các nhà sản xuất. Theo ông Tuấn Anh, quá trình 7 – 8 năm làm việc với nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ, Shopee nhận thấy Việt Nam có thế mạnh lớn về sản xuất, chẳng hạn như ngành may mặc.

“Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được quá nhiều trong thị trường nội địa vì một số lý do: Hiểu biết về thị trường nội địa từ các nhà kinh doanh xuất khẩu  chưa nhiều; cách tiếp cận người tiêu dùng qua thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn mới; nhu cầu và thị hiếu của thị trường Việt Nam cũng khác với thị trường xuất khẩu”, ông Tuấn Anh nêu nhận định.

Giám đốc điều hành Shopee nói nền tảng đã làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để giúp họ cung cấp cho thị trường nội địa trước. “Người sản xuất cứ tập trung vào sản xuất, còn chúng tôi lo vấn đề vận hành cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường, và đã được những kết quả rất tốt”.

Đại diện Shopee giải thích cách thức tiếp cận sản xuất tại Việt Nam là tập trung đi từ nhỏ tới lớn. Có nghĩa là đi từ thị trường nội địa trước để đạt được những lợi ích như tạo gói kinh nghiệm để nâng cao độ đồng bộ sản phẩm…

“Thị trường nội địa của chúng ta đủ lớn để các doanh nghiệp có thể tăng gấp 10 lần đơn hàng. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy thì khả năng vận hành tăng. Đến một lúc nào đó đến ngưỡng mà độ chất lượng đồng bộ đủ mạnh để chúng ta bắt đầu tiếp cận thị trường thế giới. Đây là bước tiếp theo chúng tôi đang làm”, ông Tuấn Anh cho biết.

Tuy vậy, người đứng đầu Shopee Việt Nam chia sẻ thêm rằng trong quá trình khảo sát thị trường, Shopee nhận thấy các doanh nghiệp Việt gặp phải một số thử thách. Đầu tiên là cách hiểu và tiếp cận thương mại điện tử (ecommerce) qua các kênh. Tiếp đến là doanh nghiệp phải hiểu người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen như thế nào để bắt kịp và đi theo trào lưu.

Do đó, Shopee có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận với thương mại điện tử như tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng, sử dụng công cụ, cách thức, cơ chế vận hành phù hợp với thương mại điện tử.

Ngoài ra, đơn vị này cũng kết hợp với doanh nghiệp để cập nhật phương pháp kinh doanh, cách thức làm marketing sản phẩm, các công cụ vận hành cũng như tạo liên kết giữa các chuỗi cung ứng đến các nhà sản xuất, nhà phân phối, kho bãi,…

Bên cạnh những thách thức, ông Tuấn Anh nhận định thị trường Việt Nam có những lợi thế đặc thù. Đầu tiên là chi phí tiếp cận internet thấp nhất Đông Nam Á. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở bất cứ vùng miền nào đó có thể tiếp cận thương mại điện tử.

“Riêng đối với Shopee, sẽ có nhiều người tiêu dùng hơn ở những thành phố nhỏ, vùng nông thôn chứ không phải thành thị. Đây là tiền đề phát triển cho bất cứ công nghệ nào liên quan đến thương mại điện tử”, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ.

Thứ hai là hạ tầng, rõ nhất ở khâu vận chuyển. Theo đại diện Shopee, trước đây đơn hàng có thể mất 4 – 5 ngày để giao trên toàn quốc nhưng hiện tại chỉ tốn dưới hai ngày, thậm chí ở các thành phố lớn là gần như giao trong ngày.

Ngoài ra, quy mô thị trường Việt Nam rất lớn, dân số  đông, tiếp cận những sản phẩm mới rất nhanh cũng như thu nhập của người dân đang tăng. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo vẫn có thể tiếp cận được, gần như là không có rào cản – phía Shopee nhận định.

“Về lĩnh vực sản xuất, ở Việt Nam có đặc thù sản xuất tại nội địa rất mạnh. Đây là tiềm lực để chúng ta từ đó tận dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có hiểu biết nhất định để phát triển nhiều hơn nữa. Đó là lý do chúng tôi đang tiếp cận từ doanh nghiệp đến những doanh nghiệp sản xuất này, phát triển từ thị trường nội địa để đi ra thế giới”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Shopee là công ty thuộc tập đoàn SEA Group có trụ sở tại Singapore. Theo báo cáo mới cập nhật từ YouNet ECI – công ty phân tích và tư vấn tăng trưởng kênh thương mại điện tử, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam – đạt 71,4% thị phần GMV (giá trị giao dịch) trong quý II.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Cisco sa thải gần 6.000 nhân viên (7% nhân sự toàn cầu)

Cisco thông báo cắt giảm 7% nhân sự toàn cầu, nối tiếp các công ty công nghệ lớn như Intel và Dell.

Ngày 14/8, trong báo cáo kết quả quý tài khóa thứ tư của năm 2024 (kết thúc vào 27/7), Cisco cho biết việc sa thải 7% lực lượng lao động là một phần kế hoạch tái cơ cấu “cho phép đầu tư vào những mảng có cơ hội tăng trưởng chính và tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh”.

Công ty chuyên về phần cứng viễn thông không nêu chi tiết số người bị sa thải, nhưng dự kiến cần một tỷ USD để hoàn tất kế hoạch tái cấu trúc. Trong đó, 700-800 triệu USD được ghi nhận trong quý hiện tại, còn lại chuyển sang năm tài khóa 2025.

Đây là đợt cắt giảm nhân sự lớn thứ hai trong năm của Cisco. Công ty có 84.900 nhân viên vào cuối năm tài chính 2023. Hồi tháng 2, hãng thông báo giảm 5% lực lượng lao động, tức hơn 4.000 người. Theo tính toán của CNBC, việc sa thải 7% hiện tại tương đương hơn 5.600 người. Có nghĩa, hãng đã cho thôi việc gần 10.000 nhân viên riêng trong 2024.

Cisco vừa trải qua một quý được đánh giá không tệ so với dự đoán. Công ty đạt doanh thu 13,64 tỷ USD, cao hơn so với mức dự kiến 13,54 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận giảm 45%, từ 4 tỷ xuống 2,2 tỷ USD. Cổ phiếu của Cisco giảm 10% trong năm. Tuy nhiên, sau thông báo sa thải, cổ phiếu tăng công ty tăng 5,5% lên 47,92 USD.

Cisco là công ty công nghệ tiếp theo sau Intel, Dell tuyên bố điều chỉnh nhân sự. Đầu tháng 8, Intel giảm 15% nhân viên, tương đương 17.500 người, theo ước tính của Reuters. Dell cũng lên kế hoạch sa thải 10% lực lượng lao động, tương đương 12.500 người, theo Bloomberg. Giới chuyên gia đánh giá, nguồn cơn làn sóng sa thải mới có thể liên quan đến “bóng ma AI”.

Theo dữ liệu từ nền tảng việc làm Layoffs.fyi, từ đầu năm đến nay khoảng 60.000 người trong lĩnh vực công nghệ mất việc. Các công ty như Tesla, Snap, Amazon, Google, TikTok và Microsoft đều tìm cách tối ưu hóa chi phí vận hành bằng cách tinh gọn bộ máy với AI và tự động hóa, loại bỏ những bộ phận truyền thống.

Hiện có hơn 500.000 quán cà phê tại thị trường Việt Nam 2024

Thị trường cà phê Việt Nam đang chứng kiến một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với sự gia tăng đáng kể về số lượng quán cà phê và sự đa dạng trong loại hình dịch vụ.

Theo số liệu từ Mibrand, cả nước hiện có hơn 500.000 quán cà phê, từ những quán nhỏ lẻ trong các ngõ phố cho đến các chuỗi cà phê  hiện đại, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.

Điều này không chỉ phản ánh sự phổ biến của cà phê trong đời sống người Việt mà còn cho thấy sự đa dạng hóa trong cách thức kinh doanh cà phê, từ truyền thống đến hiện đại. Một trong những đặc điểm nổi bật của thị trường cà phê Việt Nam là sự phong phú trong loại hình quán cà phê.

Bên cạnh các quán cà phê truyền thống mang đậm phong cách đường phố, thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều của các quán cà phê có thương hiệu độc lập với thiết kế ấn tượng và đồ uống chất lượng.

Các chuỗi cà phê lớn như Highlands Coffee, Starbucks hay những chuỗi chuyên về dòng trà sữa như Phê La, Katinat đã không ngừng mở rộng quy mô, tạo nên sự đồng nhất về không gian, dịch vụ và chất lượng trên toàn hệ thống.

Trong khi đó, mô hình quán cà phê nhỏ lẻ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách hàng tại các khu dân cư, đặc biệt là ở những khu vực không có sự hiện diện của các thương hiệu lớn. Sự phát triển này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thị trường cà phê Việt Nam, tạo ra một bức tranh đa sắc màu và sống động.

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu cà phê. Các chuỗi cà phê lớn đang cạnh tranh quyết liệt về quy mô và vị trí cửa hàng, trong khi các thương hiệu nhỏ lại chọn con đường “concept hóa” để tạo nên sự khác biệt trong một thị trường đang ngày càng đông đúc.

Thị trường cà phê Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ rệt giữa hai mô hình quán cà phê chính: coffee-based và tea-based. Hai mô hình này mặc dù có sự tương đồng về không gian và dịch vụ, nhưng khác biệt hoàn toàn về sản phẩm chủ đạo và định vị thương hiệu.

Coffee-based bao gồm các chuỗi như Highlands Coffee và The Coffee House, tập trung vào các loại cà phê truyền thống và hiện đại. Trong khi đó, tea-based như Phúc Long, Phê La, Katinat lại nổi bật với các sản phẩm trà và đồ uống ngọt.

Khảo sát khách hàng của Mibrand cho thấy 45% người tiêu dùng trẻ lựa chọn cà phê truyền thống và 39% lựa chọn cà phê pha máy. Các quán cà phê vốn là địa điểm lý tưởng cho mục đích học tập và làm việc, do đó, sản phẩm cà phê vẫn có một nhu cầu mạnh mẽ nhằm cung cấp sự tỉnh táo cho khách hàng.

Bên cạnh đó, trà sữa chiếm tỷ lệ lựa chọn cao nhất, lên đến 49%, và các sản phẩm làm từ trà cũng chiếm tỷ lệ cao không kém. Điều này phản ánh sự ưa chuộng của nhóm khách hàng trẻ đối với các thức uống ngọt, có hương vị đa dạng kèm theo sự thanh mát của trả.

Hiện tại, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đang được dẫn đầu bởi 5 thương hiệu lớn, bao gồm Highland Coffee, Trung Nguyên e-coffee, The Coffee House, Phúc Long và Katinat. Tính đến ngày 14/8, Highland Coffee dẫn đầu với con số khoảng 800 cửa hàng trên toàn quốc, phản ánh nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng quy mô và phủ sóng thị trường.

Trung Nguyên e-coffee với mô hình nhượng quyền đứng thứ hai với 676 cửa hàng. Chuỗi này cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới. Phúc Long vừa có cửa hàng lẫn hệ thống kiosk đứng sau. Hiện tại, Phúc Long có 174 cửa hàng trên toàn quốc và số lượng kiosk đạt con số 62. Mặc dù đang co hẹp quy mô so với năm 2023 nhưng The Coffee House vẫn sở hữu quy mô lên tới 115 cửa hàng.

Sự cạnh tranh giữa các chuỗi cà phê không chỉ diễn ra ở quy mô mạng lưới mà còn liên quan đến vị trí địa lý, sự thuận tiện và trải nghiệm khách hàng. Hiểu rõ về khẩu vị và hành vi tiêu dùng của người Việt là yếu tố quan trọng đối với các thương hiệu cà phê khi thị trường đã trưởng thành cả về cung lẫn cầu. Văn hóa và truyền thống Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen tiêu dùng cà phê, đặc biệt là với cà phê phin – biểu tượng của cà phê Việt Nam.

Mặc dù các xu hướng cà phê từ phương Tây ngày càng phổ biến, nhu cầu uống cà phê phin vẫn rất lớn và không thể thiếu trong menu của các quán cà phê. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu về hương vị mới, các loại cà phê biến tấu từ công thức truyền thống cũng ngày càng trở nên phổ biến, như cà phê trứng, cà phê muối, cà phê dừa, cà phê sữa chua,…

Một điểm thú vị khác trong thói quen tiêu dùng cà phê của người Việt là việc kết hợp uống cà phê với đồ ăn mặn như bánh mì, xôi, bánh bao, tạo thành một “combo” nạp năng lượng cho ngày mới. Đây là một thói quen tiêu dùng đặc trưng tại Việt Nam, và các thương hiệu lớn như Highlands hay Circle K đã nhanh chóng nắm bắt và áp dụng vào thực đơn của mình.

Thị trường cà phê Việt Nam mang đậm tính địa phương. Người tiêu dùng Việt có nhu cầu và thị hiếu rất riêng biệt so với các thị trường khác. Các yếu tố như hương vị, cách pha chế và trải nghiệm uống cà phê đều mang dấu ấn văn hóa và truyền thống.

Một trong những điểm sáng của thị trường cà phê Việt Nam là sự gia tăng đáng kể trong tần suất tiêu dùng của nhóm người trẻ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và trung lưu.

Theo một nghiên cứu của Mibrand, nhóm người tiêu dùng trẻ (18-30 tuổi) đang trở thành phân khúc trọng tâm mà các thương hiệu cà phê nhắm đến. Họ có nhu cầu đa dạng khi đến quán cà phê, từ gặp gỡ, làm việc cho đến học tập, và thường lựa chọn những quán cà phê nhỏ mặt phố với thiết kế trẻ trung, độc đáo.

Báo cáo thị trường ẩm thực Việt Nam do iPOS.vn thực hiện, cho thấy dù gặp khó khăn kinh tế, thói quen đi cà phê của người Việt không bị ảnh hưởng, thậm chí tần suất tăng nhẹ trong năm 2023 so với 2022. Chi tiêu cho việc đi cà phê tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng. 55,5% người được hỏi sẵn sàng chi từ 41.000 đồng/lần cà phê, tăng 58% so với năm trước.

Mức chi phổ biến từ 41.000 – 70.000 đồng/lần, với 14,3% chi tiêu cho phân khúc cao cấp (trên 70.000 đồng). Đối với đặt cà phê/trà sữa mang về, mức chi tiêu phổ biến là 31.000 – 50.000 đồng/ly, thấp hơn so với đi cà phê tại quán. Đáng chú ý, 26% người được hỏi cho biết chưa từng hoặc hiếm khi dùng dịch vụ đặt đồ uống mang đi, trong đó tỷ lệ nam giới là 31,7% và nữ giới là 20,6%.

Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức các thương hiệu cà phê xây dựng chiến lược kinh doanh. Mặc dù cà phê truyền thống vẫn giữ vị trí quan trọng, các thức uống mới như trà sữa, trà mãng cầu, và các loại trà ngọt đang dần chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là trong phân khúc khách hàng trẻ.

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 7,56%, thị trường cà phê Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục sôi động trong những năm tới, là mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới

Thông tin này được chuyên gia thương mại điện tử chỉ ra tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử- Cơ hội, động lực và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 14/8/2024.

Mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, giữ được tốc độ tăng trưởng cao và Việt Nam được ghi nhận có tốc độ phát triển thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐÓNG GÓP 15%-17% TRONG TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ SỐ QUỐC GIA

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 và định hướng năm 2030 xác định mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước đạt khoảng 20%.

Hiện nay, kinh tế số có hai nhóm ngành lĩnh vực chính.Kinh tế số ICT liên quan đến thiết bị công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, viễn thông, phần cứng và phần mềm nội dung số. Kinh tế số ngành lĩnh vực là toàn bộ hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực trong đó có thương mại điện tử.

Định hướng, đến năm 2025, kinh tế số ngành lĩnh vực đạt tối thiểu 50% kinh tế số cả nước. Con số này cho thấy rõ vai trò của kinh tế số ngành lĩnh vực đóng góp ngày càng nhiều vào kinh tế số. Đặc biệt, thương mại điện tử đã, đang và sẽ trở thành cái động lực chính để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, ông Tuấn nói.

Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15%-17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia. Ngoài ra, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã xác định mỗi hộ nông dân, mỗi hộ kinh doanh đều có thể trở thành những cửa hàng trực tuyến trên thương mại điện tử để tăng cường khả năng tiếp thị, quảng bá các dịch vụ của mình.

Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ, nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19. Đưa các hoạt động bán buôn, bán lẻ, lên nền tảng thương mại số, thương mại điện tử trở thành xu hướng lớn, chiếm 19,6% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Còn tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra là doanh thu thương mại điện tử chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 và có thể đạt được.

Không gian cho thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt được mức trung bình của thế giới là rất rộng mở. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (trực tiếp là Cục Thương mại và kinh tế số) cùng thúc đẩy một chương trình chung để thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ là được chuyển đổi số đưa lên không gian mạng.

Nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực này, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Lại Việt Anh khẳng định, thương mại điện tử hoàn toàn là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số vì có quá trình phát triển lâu dài. Năm 2023 thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn rất rộng lớn, bởi thương mại điện tử đã chiếm khoảng 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

BA VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN

Theo thống kê, hiện hay có khoảng hơn 80% người dùng Internet đã mua sắm trực tuyến và hoạt động thương mại điện tử lan tỏa rộng rãi trong người dân, người tiêu dùng và có sức hút rất mạnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh, mạnh và khá bình đẳng với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong môi trường điện tử.

Rào cản gia nhập trong môi trường điện tử lại thấp hơn so với thị trường truyền thống, nhất là khi doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường toàn quốc, thậm chí là hướng ra thị trường nước ngoài, thương mại điện tử xuyên biên giới.

“Tôi tin rằng thương mại điện tử sẽ là một trong các lĩnh vực có thể dựa vào đó để thu hẹp khoảng cách số giữa những trung tâm kinh tế lớn và vùng sâu vùng xa”, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhìn nhận.

Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, chưa bao giờ nền kinh tế số, tức là hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số cộng với thương mại điện tử, lại len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay.

Thương mại điện tử đã được đề cập từ lâu nhưng kinh tế số của Việt Nam cũng chỉ  mới phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Theo tính toán hiện nay, kinh tế số bao gồm 3 bộ phận. Thứ nhất liên quan nhiều đến sản xuất trang thiết bị ICT, công nghệ liên quan đến điện tử, thông tin, truyền thông.

Thứ hai là những ngành nghề truyền thống nhưng tích hợp dữ liệu, công nghệ số vào…để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, phát triển tốt hơn.

Thứ ba gắn nhiều với đổi mới sáng tạo, những nguồn kinh doanh mới, điển hình là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up).

Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 13-14% GDP, trong khi mục tiêu Việt Nam đặt ra chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. Điều đó cho thấy  tốc độ của đóng góp của nền kinh tế số xét về giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP của Việt Nam.

Theo TS Võ Trí Thành, đằng sau là tiềm năng, cơ hội vô cùng lớn. Không phải ngẫu nhiên chúng ta coi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là thời cơ vàng cho Việt Nam là một nước đi sau để có thể bắt kịp, để có thể đi cùng với thời đại, với các nước.

Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, “thương mại điện tử là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế số. Đây là lĩnh vực gắn liền tốt nhất “ảo” với “thực”. Đôi khi chúng ta nhìn thế giới ảo, thế giới số tách rời thế giới thực mà điều quan trọng nhất của kinh tế số chính là để cho GDP phát triển”.

Minh chứng, chưa tính đến đội ngũ shipper, riêng TP.HCM hiện có hơn 90 nghìn người kinh doanh online, tức khoảng 0,8% dân số thành phố. Cả nước có lẽ có hàng trăm nghìn người kinh doanh online, làm thương mại điện tử. Mặc dù chưa có con số cụ thể nhưng có thể thấy đây là lĩnh vực tạo ra rất nhiều việc làm.

Đóng góp cho ngân sách từ kinh tế số cũng ngày càng cao, nhất là khi giám sát tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử. Riêng năm 2023, doanh thu của thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ, thu ngân sách từ lĩnh vực này khoảng 100.000 tỷ và có thể còn cao hơn.

Để khai thác lợi thế, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, đóng góp cho kinh tế số nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, theo chuyên gia Võ Trí Thành, về mặt thể chế, có 3 vấn đề cần lưu ý xử lý.

Trước hết là các văn bản, khung pháp lý ứng xử với dữ liệu, bởi đây là nguồn lực mới, một nhân tố sản xuất mới và toàn bộ các hoạt động, dù công nghệ hiện đại đến đâu cũng đều dựa trên dữ liệu.

Thứ hai là các nền tảng kết nối, trao đổi điện tử với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, cùng các vấn đề về trách nhiệm, tranh chấp nếu có.

Thứ ba là tuân thủ các cam kết, thỏa thuận hợp tác và chuẩn mực quốc tế về dịch chuyển hàng hóa, dòng thông tin, dòng tài chính.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Starbucks lại thay CEO mới (thay đến 4 CEO sau 2 năm)

Starbucks dưới thời CEO Laxman Narasimhan đã gặp không ít khó khăn. Doanh số sụt giảm, cổ phiếu đi lùi, trong khi người lao động đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Theo CNN, Starbucks chính thức thông báo Laxman Narasimhan sẽ rời vị trí CEO sau 1 năm đảm nhiệm. Brian Niccol – hiện là CEO Chipotle – sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Starbucks từ ngày 9/9.

Mellody Hobson, Giám đốc độc lập mới của Starbucks, cho biết: “Brian là người mang văn hóa, kinh nghiệm và thành tích đã được chứng minh trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng”.

“Hội đồng quản trị của chúng tôi tin rằng ông ấy sẽ là nhà lãnh đạo mang tính chuyển đổi cho công ty, nhân viên của chúng tôi và tất cả khách hàng mà chúng tôi phục vụ trên toàn thế giới”, vị này nói thêm.

Sau thông tin này, cổ phiếu Starbucks (SBUX) tăng vọt ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 13/8. Kết phiên, mã này bứt phá 24,5%, đạt mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ khi niêm yết vào năm 1992. Trong khi đó, cổ phiếu của Chipotle giảm 7,5%.

Starbucks dưới thời CEO Narasimhan từ tháng 3/2023 đến nay đã gặp không ít khó khăn. Doanh số tại các cửa hàng mở cửa ít nhất một năm của chuỗi đã giảm trung bình 3%, riêng thị trường quê nhà Bắc Mỹ giảm 2%.

Narasimhan hiện phải chịu áp lực từ ít nhất 4 phía. Quỹ đầu tư Elliott Investment Management đã yêu cầu các động thái thay đổi sau khi cổ phiếu Starbucks giảm. Cấp dưới của Narasimhan cũng mắc kẹt trong các cuộc đàm phán với một công đoàn pha chế cà phê, khi họ đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Những khó khăn của Starbucks phản ánh sự mệt mỏi của người tiêu dùng sau nhiều năm các chuỗi cửa hàng thực phẩm, nhà hàng và cà phê tăng giá. Đồng thời, cho thấy những “vết nứt” trong mô hình kinh doanh của Starbucks khi chuỗi này cố gắng thay đổi từ một quán cà phê chủ yếu phục vụ khách ngồi tại chỗ hướng tới bán mang đi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Alibaba ra mắt Qwen2 (Math): Mô hình AI về toán được cho là vượt trội hơn LLM từ OpenAI và Google

Alibaba vừa công bố một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực AI với mô hình toán học mới, cho phép giải quyết các bài toán phức tạp một cách hiệu quả hơn. Mô hình này được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học đến ứng dụng thực tiễn…

Để dẫn đầu trong cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo, Alibaba đã cho ra mắt Qwen2-Math. Đây là một bộ các mô hình ngôn ngữ lớn được thiết kế đặc biệt để giải quyết các bài toán toán học. Alibaba tự tin cho biết Qwen2-Math có khả năng vượt qua cả GPT-4o của OpenAI, một trong những mô hình AI hàng đầu hiện nay.

Trong một bài đăng trên GitHub, nhóm Qwen thuộc đơn vị điện toán đám mây của Alibaba đã chia sẻ về quá trình nghiên cứu kéo dài một năm để cải thiện khả năng lập luận toán học của các mô hình ngôn ngữ lớn. Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào việc nâng cao khả năng giải quyết các bài toán số học của các mô hình này.

THÀNH TÍCH VƯỢT TRỘI CỦA QWEN2 TRONG LĨNH VỰC TOÁN HỌC

Nhóm Qwen chia sẻ trong bài đăng rằng: “Trong năm qua, chúng tôi đã dành nhiều nỗ lực để nghiên cứu và nâng cao khả năng lập luận của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), đặc biệt tập trung vào khả năng giải quyết các bài toán số học”.

Alibaba đã phát hành Qwen2 vào tháng 6, một hệ thống gồm nhiều mô hình AI khác nhau. Những mô hình này được thiết kế để tạo ra các văn bản giống như con người. Mỗi mô hình trong Qwen2 có một số lượng tham số khác nhau.

Tham số ở đây giống như những nút điều chỉnh nhỏ, giúp chúng ta tùy chỉnh cách mô hình hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. Nhờ vào các tham số này, các mô hình AI có thể thực hiện nhiều tác vụ phức tạp, từ viết văn, dịch thuật cho đến trả lời các câu hỏi phức tạp.

Theo nhóm Qwen, mô hình Qwen2-Math-72B-Instruct, với số lượng tham số lớn nhất, đã xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh đến từ các công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ như OpenAI (GPT-4o), Anthropic (Claude 3.5 Sonnet), Google (Gemini 1.5 Pro) và Meta (Llama-3.1-405B) trong các bài kiểm tra toán học.

Mặc dù nhóm Qwen bày tỏ hy vọng rằng Qwen2-Math sẽ trở thành công cụ hữu ích để giải quyết các bài toán phức tạp, họ cũng thừa nhận rằng mô hình hiện tại chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Tuy nhiên, nhóm đang tích cực phát triển các phiên bản song ngữ và đa ngôn ngữ để mở rộng phạm vi ứng dụng của mô hình trong tương lai.

Thành tích dẫn đầu bảng xếp hạng 10 mô hình nguồn mở hàng đầu thế giới của Qwen-72B-Instruct LLM đã càng khẳng định vị thế hàng đầu của Alibaba trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Những mô hình toán học tiên tiến này không chỉ góp phần nâng cao uy tín của công ty mà còn chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của AI tại Trung Quốc.

TIỀM NĂNG CỦA CÁC MÔ HÌNH NGÔN NGỮ LỚN TRUNG QUỐC

Với việc mở cửa mã nguồn Tongyi Qianwen trong hơn một năm, Alibaba đã tạo ra một cộng đồng phát triển sôi động. Các nhà phát triển trên toàn thế giới có thể tự do truy cập, sửa đổi và chia sẻ mã nguồn, từ đó tạo ra những ứng dụng và dịch vụ mới dựa trên nền tảng này. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của AI mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mở.

Trong bảng xếp hạng LLM của SuperClue vào tháng 7, Qwen2-72B-Instruct đã thể hiện khả năng vượt trội, chỉ xếp sau hai mô hình hàng đầu là GPT-4o và Claude 3.5 Sonnet. Điều này chứng tỏ mô hình này có khả năng tính toán, suy luận logic, mã hóa và hiểu văn bản rất tốt.

Theo đánh giá của SuperClue, khoảng cách giữa các mô hình AI của Trung Quốc và Mỹ đang dần thu hẹp lại. Kết quả này cho thấy nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong việc phát triển các LLM có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Năm mô hình của Trung Quốc, bao gồm Alibaba, công ty khởi nghiệp Deepseek, SenseTime niêm yết tại Hồng Kông, nhà cung cấp điện thoại thông minh Oppo và nỗ lực hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa và công ty khởi nghiệp Zhipu AI, đã vượt trội hơn GPT-4 Turbo – một trong những mô hình tốt nhất từ ​​OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, theo SuperClue.

Một bài kiểm tra riêng được công bố vào tháng 7 bởi LMSYS – một tổ chức nghiên cứu mô hình AI được hỗ trợ bởi Đại học California, Berkeley – cho thấy Qwen2-72B được xếp hạng 20, trong khi các mô hình độc quyền từ OpenAI, Anthropic và Google chiếm hầu hết các vị trí trong top 10.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

The Coffee House dần đánh mất định vị và triết lý kinh doanh ban đầu kể từ khi nhà sáng lập rời đi

Kể từ sau sự ra đi của nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh, The Coffee House dần đánh mất định vị và triết lý ban đầu, quy mô thu hẹp.

“6 năm cho một hành trình, có buồn có vui có hoan ca có thất bại. Còn đó những ước mơ, những trăn trở lẫn kỳ vọng. Cảm ơn tất cả vì đã làm nên phần đẹp nhất của tuổi thanh xuân của mình. Tạm biệt The Coffee House – The House of Inspiration.”

Đây là dòng trạng thái được cựu CEO kiêm nhà sáng lập chuỗi The Coffee House, ông Nguyễn Hải Ninh đăng tải trên trang cá nhân hồi tháng 2/2021, thông báo chia tay nơi ông đã dành 6 năm để xây dựng.

Thời điểm ông Hải Ninh rời đi, The Coffee House là tên tuổi nằm top đầu tại thị trường chuỗi cà phê Việt Nam,  vận hành khoảng 180 cửa hàng trên toàn quốc.

Nhà sáng lập The Coffee House nảy ra ý tưởng xây dựng thương hiệu này khi nhận ra phân khúc quán cà phê tầm trung với mức giá từ 40.000 đến 60.000 đồng chưa được khai thác trong khi các chuỗi ngoại lại có giá cao, khó trở thành địa chỉ quen thuộc cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.

Năm 2014, Nguyễn Hải Ninh thành lập The Coffee House với triết lý xoay quanh chi tiết, tạo ra không gian trải nghiệm đủ tiện ích và chi phí hợp lý, bên cạnh chất lượng phục vụ. Dưới thời của ông Ninh, The Coffee House chú ý rất kỹ tới cách bài trí của cửa hàng, từ chiều cao của bàn ghế, tất cả đều phải đúng kích thước tiêu chuẩn. Sự đề cao về trải nghiệm khách hàng đã giúp The Coffee House lớn nhanh như thổi.

Năm 2018, chuỗi này chính thức vượt mốc 100 cửa hàng – điều mà Starbucks mất 10 năm mới làm được ở Việt Nam. The Coffee House khi đó trở thành điểm đến yêu thích cho những người muốn tìm không gian học tập, làm việc hay đơn giản chỉ là tìm chỗ tụ tập bạn bè.

Khảo sát của Q&Me năm 2018 cho thấy The Coffee House nằm trong top ba thương hiệu được khách hàng ghé tới nhiều nhất ở khu vực Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng The Coffee House chỉ xếp sau Starbucks và Highlands trong việc thuyết phục khách hàng chi tiền tại cửa hàng.

Cùng năm đó, tờ Nikkei Asia đánh giá startup của Nguyễn Hải Ninh là chuỗi phát triển nhanh nhất trong các công ty khởi nghiệp về cà phê ở Việt Nam. Năm 2020, chuỗi này mở thêm 25 cửa hàng, nâng độ phủ lên 175 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo một khảo sát của Q&Me vào năm 2022, The Coffee House được đánh giá cao khi mang tới cho khách hàng không gian lý tưởng cùng thái độ phục vụ tốt, so với các thương hiệu cùng phân khúc.

Mất dần ánh hào quang

Kể từ khi nhà sáng lập rời đi, The Coffee House bắt đầu thể hiện sự thụt lùi, không giữ vững vị trí trước sự nổi lên của hàng loạt tên tuổi mới trong ngành F&B đầy sự khắc nghiệt.

Mới đây, The Coffee House thông báo rút khỏi thị trường Cần Thơ – thủ phủ của miền Tây Nam Bộ và chuỗi này cũng sẽ tiếp tục ngừng hoạt động ở các địa phương khác. Cái tên mới nhất là Đà Nẵng – trung tâm văn hoá, kinh tế, du lịch của dải đất miền Trung, nơi đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Tại một số thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng hay TP HCM, The Coffee House đã bắt đầu thu hẹp quy mô. Theo website của thương hiệu, tính đến ngày 13/8, chuỗi này có 115 cửa hàng, thu hẹp so với con số khoảng 150 cửa hàng ở thời điểm cuối năm 2023.

Theo đại diện The Coffee House, việc thu hẹp quy mô cửa hàng nhằm tối ưu chi phí, cải thiện hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng với điều kiện thay đổi.

Sau khi tạm biệt Nguyễn Hải Ninh, The Coffee House được vận hành bởi CTCP Seedcom. Và trong gần 4 năm qua, công ty đã liên tục thay tướng để đưa chuỗi cà phê về đúng quỹ đạo vốn có – vốn đã bị ảnh hưởng rất nhiều kể từ đại dịch COVID-19.

Người đầu tiên tiếp quản vị trí của ông Hải Ninh là ông Mai Hoàng Phương, một trong những thành viên sáng lập Seedcom. Tiếp đó, vào tháng 7/2021, ông Lê Bá Nam Anh được bổ nhiệm làm CEO. Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, ông Nam Anh cũng rời bỏ vị trí này và hiện CEO kiêm đại diện pháp luật của The Coffee House do ông Ngô Nguyên Kha đảm nhiệm.

Dù liên tục thay thế người điều hành, song tình hình của The Coffee House vẫn không được cải thiện. Năm 2019, doanh thu thuần của chuỗi này đạt gần 862 tỷ đồng, đến năm 2020 thì giảm xuống còn 735 tỷ đồng năm 2020 và 475 tỷ đồng vào năm 2021. Theo báo cáo của Vietdata, năm ngoái, chuỗi đồ uống này đạt mức doanh thu là 700 tỷ đồng nhưng vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ lũy kế.

Ngoài ra, sự nổi lên của một số thương hiệu như Katinat hay Phê La cũng đe doạ miếng bánh thị phần của The Coffee House. Theo báo cáo của YouNet Media, tính đến hết năm 2023, Katinat đã vượt qua The Coffee House về tần suất được nhắc tới trên mạng xã hội sau nhiều nỗ lực tạo ấn tượng sâu đậm cho người dùng, đứng top ba với 212.025 thảo luận, tăng 17,89% và thăng 1 hạng so với 2022.

The Coffee House đánh mất chất riêng?

Không chỉ yếu kém trong hoạt động kinh doanh, The Coffee House cũng dần đánh mất thiện cảm của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ – một trong những yếu tố đã tạo dựng nên tên tuổi của chuỗi đồ uống này.

Giữa năm 2022, The Coffee House chuyển đổi sang sử dụng ly nhựa giấy có nắp nhựa thay vì ly thuỷ tinh như trước. Ngoài ra, chuỗi này cũng áp dụng thẻ rung nhận đồ uống, tương tự Highlands và Phúc Long, trái ngược với hình ảnh nhân viên phục vụ ân cần mang từng món đồ ăn thức uống tới bàn cho khách hàng như trước đây.

Cách làm này có thể giúp The Coffee House tiết kiệm công sức nhân viên, tránh đổ vỡ, chi phí thấp nhưng nếu xét về yếu tố trải nghiệm, The Coffee House đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng, đặc biệt là bộ phận người trẻ quan tâm tới vấn đề môi trường.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu Giá trị Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM năm 2021 cho thấy 90% trong số 14.000 người từ 9 quốc gia được khảo sát cho biết dịch COVID-19 đã thay đổi quan điểm của họ về môi trường và tiêu dùng bền vững. Nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu tránh sử dụng sản phẩm từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm hoặc sử dụng lãng phí tài nguyên.

Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra rằng các thương hiệu cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng trung bình 4%/năm. Trong ngành thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng vượt trội từ 2,5-11,4%, và doanh số của các thương hiệu ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với các đối thủ.

Cơn giông quái ác và làn sóng tẩy chay

Đầu tháng 5, trang fanpage Chuyện Nghề Y với gần 300.000 lượt theo dõi đã châm ngòi cho làn sóng tẩy chay kịch liệt đối với thái độ im lặng của The Coffee House sau khi một nữ khách hàng gặp tai nạn nghiêm trọng tại cửa hàng thuộc chuỗi đồ uống này.

Kể từ thời điểm đầu tháng 5 tới nay, làn sóng tẩy chay The Coffee House vẫn chưa nguôi. Tính tới ngày 13/8, người dùng mạng xã hội vẫn còn nhìn thấy những biểu cảm phẫn nộ xuất hiện trên các bài đăng của thương hiệu này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Thị phần (GMV) của các sàn thương mại điện tử Quý 2 năm 2024

Tổng GMV TikTok Shop tăng trưởng 4,8% so với quý trước thì tổng GMV Shopee tăng trưởng đến 16% – giúp nền tảng này chiếm thêm 3,5 điểm thị phần.

Theo kết quả từ ‏‏Báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý II/2024‏‏ của YouNet ECI – công ty phân tích và tư vấn tăng trưởng kênh thương mại điện tử – quý II, bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 87.370 tỷ đồng GMV (tổng giá trị hàng hoá giao dịch), tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó.

Trong đó, nền tảng Shopee tiếp tục dẫn đầu với 62.380 tỷ đồng, đạt 71,4% thị phần GMV. Shopee đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.‏

‏Xếp thứ hai tiếp tục là TikTok Shop với 19.240 tỷ đồng, chiếm 22,0% thị phần GMV. Xếp thứ 3 và 4 lần lượt là Lazada (5.160 tỷ đồng) và Tiki (584 tỷ đồng). Như vậy kể từ tháng 11/2024, TikTok Shop đã liên tục duy trì được vị trí thứ hai thị trường về thị phần GMV.‏

‏Tuy nhiên, so sánh giữa hai nền tảng, tốc độ tăng trưởng của Shopee trong quý II so với quý I vượt trội so với TikTok Shop. Nếu như tổng GMV TikTok Shop tăng trưởng 4,8% so với quý trước thì tổng GMV Shopee tăng trưởng đến 16% – giúp nền tảng này chiếm thêm 3,5 điểm thị phần.

‏Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này nằm ở mức độ phụ thuộc vào nhóm ngành hàng Thời trang & Phụ kiện của Shopee và TikTok Shop.

Cụ thể, nếu như nhóm ngành hàng Thời trang & Phụ kiện chỉ chiếm 24% trên tổng GMV của Shopee trong quý thì nhóm ngành hàng này lại chiếm đến 37,5% trên tổng GMV của TikTok Shop trên cùng thời gian. Và khi nhu cầu cho sản phẩm Thời trang & Phụ kiện giảm trong quý II so với quý I (do quý I có Tết Nguyên Đán là cao điểm của ngành hàng) thì TikTok Shop đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn Shopee.‏

‏Điểm lại các hoạt động của Shopee và TikTok Shop trong quý II/2024, báo cáo chỉ ra trọng tâm của hai nền tảng tiếp tục đặt vào các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Trong tháng 6, nếu như TikTok Shop tạo dấu ấn với các phiên livestream trăm tỷ thì Shopee cũng không kém cạnh với Chuỗi sự kiện Shopee Live. Nhờ lực đẩy này mà GMV toàn thị trường tháng 6 đã chạm mức 33.800 tỷ đồng/tháng – cao nhất từ đầu năm tới nay.‏

‏Ngoài ra, trong quý này, tổng số lượng nhà bán có doanh thu giảm đến 26.000 so với quý trước. Tuy vậy, doanh thu trung bình của mỗi nhà bán lại tăng 9% so với quý trước và giá trị trung bình mỗi sản phẩm tiêu thụ trên TMĐT cũng tăng 7% so với quý trước.‏

‏Có thể thấy, thị trường TMĐT đang thay đổi rất nhanh theo hướng chắt lọc, tập trung với số lượng nhà bán không chuyên, doanh thu thấp ngày càng giảm.‏

‏Ông Nguyễn Phương Lâm – Giám đốc Phân tích Thị trường, YouNet ECI nói: “Chìa khóa tăng trưởng trên thương mại điện tử giờ đây nằm ở sự thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng và khả năng chuyên nghiệp hóa trên từng điểm chạm.

Đã qua rồi thời điểm nhãn hàng chỉ cần mở gian hàng trên sàn là có doanh thu mà việc nắm trong tay dữ liệu, biết cách phân tích để liên tục tìm ra hướng đi mới là yêu cầu bắt buộc”.

Người Việt đang chuộng mua gì nhất trên các sàn thương mại điện tử 2024

Dự báo, trong quý 3/2024, tổng doanh số trên các sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 88,3 nghìn tỷ đồng với 944 triệu sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt 23,2% và 23,1% so với quý trước.

Từ dữ liệu thống kê, phân tích hành vi mua sắm của người dùng Việt Nam trên các sàn lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop, hãng nghiên cứu thương mại điện tử Metric cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, các ngành hàng, làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa- đời sống tiếp tục dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam.

CÁC MẶT HÀNG ĐANG ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT CHUỘNG MUA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đáng chú ý, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ, với thị phần tăng thêm 3% so với cùng kỳ năm trước. Với nhiều biến động của tình hình kinh tế hiện nay, “thắt chặt chi tiêu” vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu lớn thuộc ngành hàng điện thoại- máy tính bảng. Trong top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất, có tới 4 thương hiệu thuộc ngành này, bao gồm những cái tên quen thuộc như Apple, Samsung, Xiaomi. Điều này cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ.

Thêm vào đó, Honda xuất hiện trong danh sách khoảng thời gian dài, minh chứng người dùng đã tin tưởng và sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm có giá trị cao trên nền tảng trực tuyến. Sự phát triển của hạ tầng logistics và các dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tạo một môi trường thuận lợi, thúc đẩy xu hướng mua sắm này.

Top 10 chứng kiến sự xuất hiện duy nhất của thương hiệu Việt Nam là Vinamilk. Điều đó cho thấy mức cạnh tranh khốc liệt của nền tảng thương mại điện tử và các thương hiệu nội địa cần chiến lược kinh doanh khéo léo hơn để tăng cường sức cạnh tranh trên các sàn ngay tại sân nhà.

Trong ngành hàng làm đẹp, Cocoon nổi bật và là thương hiệu duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách top 5 thương hiệu đứng đầu doanh thu trong ngành hàng kiếm tiền nhiều nhất trên 5 sàn thương mại điện tử.

Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2024, các mặt hàng điện thoại, máy tính bảng, làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa đời sống là những ngành dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên các sàn thương mại điện tử thì trong quý 3/2024, các sản phẩm làm đẹp, thời trang hè, văn phòng phẩm, Bánh trung thu,… được  dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2024.

VĂN PHÒNG PHẨM DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC CUỐI QUÝ 3/2024

Cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mùa tựu trường luôn là thời điểm “vàng” cho ngành hàng Văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Doanh số ngành hàng này trong hai tháng gần đây tăng mạnh.

Thống kê vào tháng 8 năm 2023 ghi nhận doanh số ngành hàng này lên tới 254 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với tháng trước đó. Người tiêu dùng đổ xô mua sắm bút, sách, và họa cụ để chuẩn bị cho năm học mới, khiến thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Ngành văn phòng phẩm sẽ tập trung doanh số ở phân khúc giá rẻ dưới 50.000 đồng, chiếm hơn ½ toàn bộ doanh số và hơn 90% sản lượng toàn ngành. Các sản phẩm phổ biến được người tiêu dùng quan tâm sẽ là bút, sổ, giấy các loại.

Deli và Casio là 2 thương hiệu giữ vững vị trí top 1 và 2 trong bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu. Các thương hiệu bút Thiên Long, Pentel và Klong cũng tăng trưởng vị thế. Trong top 10 thương hiệu, có tới 5 thương hiệu của Việt Nam là Deli, Thiên Long, Klong, Nakapos, Hộp Carton HT; còn lại là các thương hiệu từ Nhật Bản, Indonesia,…

Dự báo trong quý 3/2024, tổng doanh số ngành hàng văn phòng phẩm trên sàn Shopee sẽ đạt mức 829,6 tỷ đồng với 44,4 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 32% và 42% so với quý 2/2024.

Tháng 7 và 8 là thời điểm mùa hè nắng nóng gay gắt, do đó nhu cầu chăm sóc da tăng mạnh vào thời điểm này, dẫn đến các sản phẩm chăm sóc da mặt cũng tăng trưởng nhanh chóng cả về doanh số và sản lượng.

Năm 2023, các sản phẩm chăm sóc da mặt đã bắt đầu tăng từ những tháng đầu mùa hè. Tuy nhiên tăng trưởng mạnh hơn vào cuối hè, tháng 7 và tháng 8, đỉnh điểm quy mô cao nhất vào tháng 8. Tính tổng doanh số 2 tháng cuối hè tăng 28% so với 2 tháng đầu hè (năm 2023). Đây là thời điểm nắng nóng gay gắt, cộng thêm nhu cầu đi du lịch, teambuilding tăng trưởng trong thời điểm này.

Top 4 nhóm sản phẩm có doanh số cao nhất là: tinh chất dưỡng, kem dưỡng, kem chống nắng cho mặt và sữa rửa mặt. Đây cũng 4 nhóm sản phẩm có sản lượng cao nhất chỉ sau nhóm sản phẩm mặt nạ.

Trong nhóm hàng chăm sóc da mặt, tập trung doanh số ở phân khúc giá 200.000 đến 350.000 là chủ yếu, cao hơn phân khúc giá phổ biến của ngành hàng làm đẹp nói chung. Điều này có thể giải thích bởi các sản phẩm chăm sóc da mặt thường được người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm chất lượng hơn, do vậy cũng sắn sàng chi tiêu mạnh tay hơn trên mỗi sản phẩm.

Dự báo trong quý 3/2024, tổng doanh số ngành hàng chăm sóc da mặt trên sàn Shopee sẽ đạt mức 3,186 tỷ đồng với 23,9 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 12,2% và 20,3% so với quý 2/2024.

Một công ty đòi KOL hoàn tiền Booking vì doanh số bán được kém nhiều so với kỳ vọng

Công ty ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã trả số tiền gần 420.000 USD để mời KOL Minh Đạo livestream, nhưng đòi hoàn tiền vì doanh số bán được chưa bằng 1/10 số hàng chuẩn bị.

Công ty TNHH Sichuan New Green Pharmaceutical Technology Development, có trụ sở tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), đã mời Minh Đạo – diễn viên nổi tiếng châu Á với bộ phim Hoàng Tử Ếch – làm ngôi sao livestream bán hàng.

Tuy nhiên, công ty này đang đòi Minh Đạo trả lại tiền vì không bán đủ số đơn trong buổi livestream vào ngày hội mua sắm thường niên 14/6.

Người phát ngôn của công ty, họ Dương, nói với tờ Hongxing News vào ngày 4/8 rằng đã trả 3 triệu nhân dân tệ (gần 420.000 USD) cho công ty Joy Media – đơn vị quản lý tài năng mà Minh Đạo đang trực thuộc – để mời nam diễn viên tham gia vào phiên livestream kéo dài 6 giờ.

Minh Đạo trước đây là ngôi sao Đài Loan (Trung Quốc) đình đám, được biết tới thông qua các vai chính trong nhiều bộ phim ăn khách như Hoàng Tử Ếch (2005), Phù Thủy Tình Yêu (2006). Những năm gần đây, anh tập trung phát triển sự nghiệp tại Trung Quốc đại lục.

Sao nam 44 tuổi xuất hiện trong một số chương trình truyền hình thực tế và được công nhận là một trong những người livestream bán chạy nhất trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) với 8,3 triệu người theo dõi trên nền tảng này.

Theo nền tảng phân tích dữ liệu video ngắn feigua.cn của Trung Quốc, Minh Đạo đã bán được hơn 100 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) giá trị sản phẩm trong 7 tháng đầu năm nay. Doanh số của công ty New Green thấp nhất trong danh sách.

Công ty cho biết họ đã sản xuất 50.000 sản phẩm, có tổng giá trị khoảng 5 triệu nhân dân tệ, cho buổi livestream của Minh Đạo.

Tổng cộng có 2 triệu người theo dõi buổi phát trực tiếp trong suốt 6 giờ, nhưng chỉ có 348.000 nhân dân tệ giá trị sản phẩm được bán ra, chỉ bằng 1/14 tổng giá trị số hàng sản xuất. Một nửa trong số đó đã bị hoàn hàng vào tháng tiếp theo.

Công ty đã yêu cầu Joy Media hoàn lại tiền theo tỷ lệ, nhưng người phát ngôn cho biết hợp đồng không quy định doanh số bán hàng tối thiểu.

Một nhân viên của Joy Media cho biết Minh Đạo đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đó là “quảng bá thương hiệu”, và họ sẽ không bao giờ thống nhất về con số tối thiểu vì dầu gội của New Green là sản phẩm mới và ít được biết đến.

Công ty truyền thông quản lý cho nam nghệ sĩ cũng cho biết họ đã phân bổ 20 nhân viên để điều phối buổi livestream bán hàng và chi 500.000 nhân dân tệ (70.000 USD) để tăng lượng truy cập.

Công ty cũng cho biết đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho New Green, chẳng hạn như liên tục chiếu các đoạn video cắt ra từ buổi livsetream bán hàng của Minh Đạo để thu hút người mua và quảng bá sản phẩm dầu gội đầu trong 10 buổi phát trực tiếp khác.

Theo báo cáo do Hiệp hội dịch vụ phát thanh truyền hình Trung Quốc công bố, nước này có 1,07 tỷ người dùng các nền tảng video trên Internet, và họ đã chi 1,15 nghìn tỷ nhân dân tệ (160 tỷ USD) vào năm ngoái.

Thị trường béo bở đã biến nhiều nghệ sĩ giải trí và người nổi tiếng trước đây thành những người có sức ảnh hưởng trên nền tảng livestream.

Trong khi nhiều thương hiệu tin rằng danh tiếng và uy tín của người nổi tiếng sẽ có tác động tích cực đến doanh số bán hàng, con số thực tế đôi khi lại gây thất vọng.

Năm 2023, một công ty thực phẩm ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, cho biết họ đã trả 33.000 nhân dân tệ cho nam diễn viên truyền hình Đỗ Húc Đông, có 5,4 triệu người theo dõi trên Douyin, để bán nấm mèo trong buổi livestream của anh.

Kết quả, Đỗ Húc Đông chỉ bán được một gói sản phẩm với giá 65 nhân dân tệ và chặn tài khoản của công ty sau khi doanh nghiệp này cố gắng yêu cầu anh hoàn lại tiền.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ZNews

Nhà sáng lập sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Colin Huang, Nhà sáng lập nền tảng bán hàng online giá rẻ Pinduoduo, vừa vượt tỷ phú nước đóng chai Zhong Shanshan thành người giàu nhất Trung Quốc.

Theo xếp hạng tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index, Colin Huang (44 tuổi) đang có tổng tài sản 48,6 tỷ USD, giàu thứ 25 thế giới và thứ 3 châu Á. Trong khi đó, tỷ phú Zhong Shanshan từng là người giàu nhất từ tháng 4/2021, có tổng tài sản 47,4 tỷ USD, xếp liền sau Huang trên danh sách hôm nay.

Trước đó, ngày 8/8, bảng xếp hạng tỷ phú theo thời gian thực của Forbes cũng ghi nhận Colin Huang chính thức giành được ngôi vị giàu nhất Trung Quốc.

Tài sản của Huang tăng khi hai nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ Pinduoduo và Temu, cùng thuộc PDD Holdings, ăn nên làm ra. Tại thị trường nội địa, thói quen mua sắm thay đổi của người Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Pinduoduo. Trong khi Temu đang ngày càng phát triển ở nước ngoài và cạnh tranh với đồng hương Shein.

Thuở nhỏ, Colin Huang được gọi là “thần đồng toán học” và giành được suất học tại Trường Ngoại ngữ Hàng Châu nơi theo học của nhiều tài năng đất nước. Sau khi tốt nghiệp với bằng khoa học máy tính tại Đại học Chiết Giang, anh rời Trung Quốc vào năm 2002 để theo đuổi bằng thạc sĩ tại Đại học Wisconsin.

Huang thực tập tại Microsoft ở cả Bắc Kinh và Seattle trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình tại Google. Hai năm sau khi tốt nghiệp, anh về nước để giúp thành lập Google Trung Quốc. Huang khởi nghiệp vào 2007, từng lập ra công ty trò chơi trực tuyến Xinyoudi và nền tảng thương mại điện tử Ouku.

Năm 2013, anh có ý tưởng về Pinduoduo và chính thức vận hành từ 2015, chuyên bán các sản phẩm giá rẻ với nhiều chương trình khuyến mãi lớn. Trong cuộc phỏng vấn năm 2018 với tạp chí Caijing, Huang nói mục tiêu của Pinduoduo “không phải là giá rẻ, mà là khiến người dùng cảm thấy như họ đã có được một deal hời”.

Colin Huang nhanh chóng vươn lên hàng ngũ những người giàu nhất Trung Quốc, với tổng tài sản từng đạt đỉnh vào đầu 2021 với 71,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đại dịch ập đến cùng lúc với việc Bắc Kinh siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ khiến tài sản anh lao dốc 87% trong khoảng một năm.

Nhanh chóng rút lui vào hậu trường trước các bối cảnh nhiều CEO công nghệ gặp khó, Colin Huang từ chức chủ tịch Pinduoduo vào tháng 2/2021 nhưng vẫn là cổ đông lớn. Đến tháng 2/2023, Pinduoduo đổi tên thành PDD Holdings.

PDD cho ra mắt Temu dành cho thị trường nước ngoài vào tháng 9/2022. Nền tảng mua sắm này nhanh chóng tăng vọt lên vị trí có lượt tải về hàng đầu trong các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Mỹ, khi người tiêu dùng nơi đây mệt mỏi vì lạm phát và tìm cách tiết kiệm bằng các sản phẩm giá rẻ, không có thương hiệu và được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc. PDD báo cáo doanh thu 35 tỷ USD năm 2023, tăng 90% so với năm 2022.

Neil Saunders, nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData Retail, cho biết điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn khiến mọi người tìm kiếm hàng giá thấp và cảm thấy “đáng đồng tiền bát gạo”. “Vì vậy, đây là thời điểm tỏa sáng cho các nhà bán lẻ như Temu”, ông nói.

Kinh doanh quốc tế phát đạt, PDD cũng nhìn thấy cửa sáng tại nội địa khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách phong tỏa chống dịch từ đầu năm ngoái. Đến tháng 11/2023, vốn hóa PDD chính thức vượt qua Alibaba lần đầu tiên để trở thành công ty Internet lớn thứ hai Trung Quốc.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng của PDD cũng thu hút sự giám sát trong và ngoài nước. Ngay cả sau cuộc điều tra về điều kiện làm việc sau cái chết của một nhân viên vào năm 2021, PDD vẫn tiếp tục yêu cầu nhân viên làm việc từ 11 giờ sáng đến 11 giờ tối, 6 ngày một tuần, cộng với làm thêm giờ, theo Bloomberg. Đây được xem là một biến thể của văn hóa “996” ở nước này, tức làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần.

Lợi nhuận của Mixue cao hơn cả Highlands và gấp nhiều lần Phúc Long hay Starbucks

Lợi nhuận sau thuế của Mixue tăng mạnh đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2022, bỏ xa các đối thủ khác như Phê La lãi khoảng 50 tỷ đồng.

Mixue là tên thương hiệu đồ uống đang trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt đối với người trẻ. Với mức giá trà sữa chỉ dao động 25.000 – 35.000/cốc, kem ốc quế 10.000 đồng/chiếc, nhiều người trẻ với mức thu nhập trung bình dễ dàng chi trả.

Mixue là chuỗi cửa hàng nổi tiếng từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 1997 bởi Zhang Hongchao (Trương Hồng Siêu). Theo giới thiệu trên website, đến năm 2023, có ít nhất 21.581 cửa hàng Mixue đã hoạt động ở Trung Quốc và ở ít nhất 12 quốc gia khác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mixue có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2018, chỉ sau chưa đầy 5 năm, Mixue đã đạt được quy mô khủng hiếm thương hiệu F&B nào tại Việt Nam đạt được. Giữa tháng 4/2023, Mixue thông báo chạm mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cửa hàng, doanh thu và lợi nhuận của Mixue cũng đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Theo số liệu của Vietdata, tại Việt Nam, Mixue đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2023 với doanh thu gần 1.260 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với năm 2022, trong khi các thương hiệu khác doanh thu chỉ từ vài chục tới vài trăm tỷ.

Lợi nhuận sau thuế của Mixue cũng tăng mạnh đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm trước, bỏ xa các đối thủ khác như Phê La lãi khoảng 50 tỷ đồng và Koi Thé gần 25 tỷ đồng.

So với các ông lớn chuỗi cà phê, năm 2023, doanh thu của Mixue ngang ngửa với Starbucks (hơn 1.300 tỷ đồng) và thấp hơn Phúc Long (1.500 tỷ), Highlands Coffee (gần 4.000 tỷ). Tuy nhiên, xét về lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế của Mixue còn cao hơn cả Highlands và gấp nhiều lần Phúc Long, Starbucks.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, cho thấy rằng doanh thu từ nhượng quyền thương hiệu đang đóng góp rất lớn vào hiệu quả tài chính của công ty.

Công thức mở rộng nhanh chóng Mixue áp dụng tại các thị trường đó là sử dụng mô hình nhượng quyền. Do đó, Mixue không phát sinh nhiều các chi phí liên quan đến hoạt động của cửa hàng như tiền thuê, cho phép hãng tạo ra tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.

Doanh thu của chuỗi trà sữa này vì thế chủ yếu đến từ phí nhượng quyền, phí quản lý, chi phí bán máy móc và nguyên vật liệu. Do vậy, Mixue cũng được biết đến như là nhà cung cấp nguyên liệu chứ không phải là nơi cung cấp các cốc trà sữa đã được pha cầu kỳ.

Đồng thời, thay vì chọn các mặt bằng tại các vị trí đắc địa, Mixue tập trung luồn lách vào các con phố đông dân cư, các thành phố, thị trấn nhỏ, với chi phí thuê mặt bằng tương đối dễ chịu. Cũng nhờ nhượng quyền, Mixue đã nhanh chóng chạm mốc 1.000 cửa hàng, trở thành cái tên dẫn đầu chuỗi đồ uống tại Việt Nam về số lượng.

Tuy nhiên, mặt trái của chiến lược nhượng quyền ồ ạt khiến mật độ cửa hàng dày đặc, nhiều con phố có tới 2-3 địa điểm. Điều này khiến chính các cửa hàng của cùng thương hiệu phải cạnh tranh với nhau, gây bức xúc cho nhà đầu tư.

Chính sách giảm giá, khuyến mãi của Mixue cũng là con dao 2 lưỡi, từng vấp phải làn sóng phản đối của các nhà đầu tư nhượng quyền – vì khiến lợi nhuận của cửa hàng bị bào mòn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững, khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho người mua nhượng quyền.

Với mức giá được đánh giá là khá rẻ so với sản phẩm tương đương trên thị trường, Mixue lấy yếu tố giá cạnh tranh đánh vào tệp khách hàng học sinh, sinh viên.

Trong báo cáo Ngành hàng F&B do Cốc Cốc công bố mới đây được thực hiện dựa trên nghiên cứu cơ sở dữ liệu của hơn 30 triệu người dùng trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, kết hợp cùng hình thức khảo sát trực tuyến với 1.999 đáp viên trên phạm vi toàn quốc, Mixue dẫn đầu bảng xếp hạng về chuỗi cà phê/trà, hơn cả những “ông lớn” như Highlands Coffee hay Phúc Long.

Mixue là thương hiệu được bình chọn nhiều nhất ở cả hai nhóm tuổi dưới 18 và từ 18-24 (tỷ lệ lần lượt là 36% và 44%).

Đồng thời, theo số liệu của Momentum Works, thương hiệu Mixue đã trở thành chuỗi F&B lớn thứ tư thế giới.

Ngoài ra, Mixue cũng được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ như vậy, Mixue có thể vượt qua McDonald’s chỉ sau 1-2 năm nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ANTT

The Coffee House đã dừng hẳn việc kinh doanh tại Đà Nẵng và Cần Thơ đồng thời đóng cửa nhiều điểm bán ở TP HCM và Hà Nội

Chuỗi cà phê The Coffee House đã dừng hẳn việc kinh doanh tại Đà Nẵng và Cần Thơ, đồng thời đóng cửa nhiều điểm bán ở TP HCM, Hà Nội để tối ưu chi phí.

Cuối tháng 7, các cửa hàng The Coffee House tại Cần Thơ thông báo đóng cửa, dở bảng hiệu. Trong tháng 8, ba chi nhánh còn lại tại Đà Nẵng cũng đang trong kế hoạch dừng hoạt động toàn bộ. Như vậy, The Coffee House sẽ rút khỏi hai thành phố trên sau nhiều năm mở rộng thị trường.

Tình trạng đóng cửa hàng của The Coffee House cũng diễn ra trước đó tại một số chi nhánh từng rất hút khách như Kim Mã, Nguyễn Tuân, Bùi Thị Xuân, Văn Quán (Hà Nội), Phạm Văn Chiêu (TP HCM), Lạch Tray (Hải Phòng)…

Hiện tại, chuỗi cà phê này vận hành 117 cửa hàng trên toàn quốc, giảm khoảng 30 điểm bán so với cuối năm trước. Ngoài các thành phố lớn, họ còn giảm 1-2 chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Nghệ An và Bắc Ninh.

CEO Ngô Nguyên Kha xác nhận The Coffee House đã đóng cửa các điểm bán trong thời gian qua theo định hướng kinh doanh. Ông giải thích, trong bối cảnh hiện tại, tối ưu chi phí để cải thiện hiệu quả hoạt động trở thành công việc ưu tiên và thường xuyên.

“Quyết định này nhằm thích ứng với điều kiện thay đổi, giúp đảm bảo kinh doanh toàn hệ thống”, lãnh đạo này cho biết.

Các khách hàng ở khu vực có chi nhánh đóng cửa đã được thông báo sớm. The Coffee House cho biết đã triển khai ưu đãi tri ân và hướng dẫn đổi điểm tích lũy khách hàng để đảm bảo quyền lợi trước khi họ rời đi.

Đây không phải là lần đầu The Coffee House cắt giảm số lượng cửa hàng. Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp này từng tinh gọn quy mô, trong đó đóng cửa hàng cao cấp Signature, vốn nổi tiếng với người sành cà phê TP HCM. Họ chỉ khai trương 12 cửa hàng tính từ tháng 10/2021 đến hết năm 2022. Từng tuyên bố nhân rộng mô hình ki-ốt với số lượng lớn, The Coffee House cũng chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm rồi dừng hẳn dự án.

CEO Ngô Nguyên Kha nhìn nhận lý do họ đi chậm lại do khách hàng đã thay đổi. Vì thế, những gì chuỗi cà phê này từng làm và thành công có thể phù hợp với khách hàng hiện tại. Ở giai đoạn đầu ra mắt thị trường, họ từng là một trong ít chuỗi cà phê đi đầu về việc tạo ra không gian quán đẹp, wifi mạnh, thức uống hợp khẩu vị người dùng, thường được xem là địa điểm làm việc và học tập ưa thích của những người làm việc tự do (freelancer) và học sinh, sinh viên.

Với lần thứ hai tinh gọn hệ thống này, The Coffee House là chuỗi cà phê duy nhất đang đi ngược lại xu hướng nhân rộng mạng lưới sau dịch. Báo cáo thị trường năm 2023 của iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng, vận hành, nhân sự cho hơn 100.000 thương hiệu nhà hàng và quán cà phê – cho thấy số lượng quán cà phê, trà tại Việt Nam đạt 317.299 cửa hàng vào cuối năm trước, tăng gần 3.950 điểm bán so với năm 2022.

Hàng loạt thương hiệu lớn trong ngành bán lẻ đồ uống đã mở thêm hàng chục đến hơn trăm cửa hàng. Dẫn đầu là Highlands Coffee khi tăng gần 200 điểm bán so với cuối năm 2022. Các chuỗi Phúc Long, Trung Nguyên Legend hay “tân binh” Katinat cũng tích lũy thêm hàng chục cửa hàng.

Thay vì dồn nguồn lực cho cửa hàng vật lý, The Coffee House đang tập trung vào chiến lược phát triển ứng dụng đặt hàng riêng. Đến nay, giao dịch qua ứng dụng của họ chiếm một nửa tổng giao dịch mỗi ngày của toàn hệ thống với 1,8 triệu lượt tải về.

Phát triển ứng dụng riêng vốn là chiến lược được định ra từ lúc sơ khai của The Coffee House. Ban lãnh đạo chuỗi cho rằng việc này giúp tránh mức phí cao 20-25% từ các nền tảng trung gian và giữ quyền kiểm soát dữ liệu khách hàng. Nhờ nằm trong hệ sinh thái Seedcom của ông Đinh Anh Huân (Chủ tịch Seedcom), chuỗi cà phê này tận dụng được nền tảng giao vận Ahamove để đẩy mạnh bán hàng qua ứng dụng riêng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Một doanh nghiệp chi 20 tỷ cho 42.000 nhân viên đi du lịch Đà Lạt

Công ty này có vốn điều lệ 803,1 tỷ đồng, trụ sở tại tỉnh Đồng Nai. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc và chuyên sản xuất giày Nike.

Ngày 7/8, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam cho biết Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với Ban giám đốc Công ty sẽ tổ chức cho toàn bộ công nhân công ty tại 3 nhà máy ở huyện Vĩnh Cửu, huyện Long Thành và huyện Tân Phú (Đồng Nai) đi du lịch tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với số lượng hơn 42.000 người.

Dự kiến đợt 1 sẽ có 12.000-15.000 công nhân, số còn lại sẽ đi trong năm 2025 và 2026. Kinh phí du lịch do công đoàn hỗ trợ, từ tiền vé, ăn uống, nghỉ ngơi. Số tiền ước tính là hơn 20 tỷ đồng.

Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp cho thấy, Công ty TNHH Changshin Việt Nam được thành lập ngày 8/8/1994. Công ty này có trụ sở chính tại khu công nghiệp Thạnh Phú, xã thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Công ty này hiện có vốn điều lệ là 803,14 tỷ đồng, tương đương 40 triệu USD. Chủ sở hữu của doanh nghiệp này là công ty Changshin Inc, có trụ sở tại tỉnh Busan, Hàn Quốc. Tổng giám đốc của Changshin Việt Nam là ông Kim Si Jung, quốc tịch Hàn Quốc.

Về công ty mẹ tại Hàn Quốc, Changshin là doanh nghiệp chuyên sản xuất giày cho Nike, được thành lập năm 1981. Công ty này hiện có 3 nhà máy sản xuất được đặt tại Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Nhà máy Changshin Việt Nam là nhà máy đầu tiên mở tại nước ngoài của doanh nghiệp Hàn Quốc này, có vai trò là trung tâm phát triển và sản xuất các mẫu giày phổ biến của Nike.

Thông tin từ Báo Đồng Nai cho biết Changshin Việt Nam từng thưởng Tết Giáp Thìn 2024 khá cao. Cụ thể, công nhân làm việc từ 20 năm trở lên được thưởng 200% lương cơ bản và lương công việc. Đối với lao động có thời gian làm việc từ dưới 3 tháng đến dưới 20 năm được thưởng 25-195% lương cơ bản và lương công việc tùy vào thâm niên.

Dell sắp sa thải 12.000 nhân viên

Dell được cho là đã lên kế hoạch sa thải khoảng 10% nhân sự hiện tại, tương đương 12.000 nhân viên, để tập trung vào trung tâm dữ liệu và AI.

Theo Bloomberg, Dell chuẩn bị tiếp nối Intel trong việc cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động hiện tại. Tính đến tháng 2, công ty có 120.000 nhân viên toàn thời gian trên toàn cầu. Do đó, khoảng 12.000-12.500 nhân viên Dell sẽ bị ảnh hưởng.

Đầu năm ngoái, công ty cũng sa thải gần 7.000 người, đồng thời cho hàng nghìn người khác nghỉ việc thời gian sau đó. Ian Armstrong, cựu nhân viên Dell, mô tả với PCMag rằng quá trình đó thậm chí được một là “cuộc tàn sát”, đồng thời ước tính công ty cũ thực tế đã cắt giảm 25.000 việc làm trong vòng một năm qua.

Ban lãnh đạo Dell được cho là muốn tinh giản bộ máy với mục tiêu “nhắm đến việc phát triển nhanh hơn, bằng cách gặp gỡ khách hàng và đối tác qua hình thức trực tuyến, nền tảng ảo hoặc trực tiếp để khai thác giá trị của công nghệ hiện đại và AI cho tổ chức”. Có nghĩa, công ty phải tái cấu trúc đội ngũ bán hàng hiện tại trong nối cảnh suy giảm doanh số bán PC, trung tâm dữ liệu và AI.

Dell hiện đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp phần cứng AI lớn. Ngoài bán các mẫu laptop chạy chip hỗ trợ AI tạo sinh và Microsoft Copilot, hãng cũng tăng cường phần cứng máy chủ sử dụng trong các trung tâm dữ liệu. Dù vậy, ở các mặt trận này, Dell đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Theo Tom’s Hardware, dù cùng sa thải lượng lớn nhân viên, cách thức của Dell khác với Intel. Công ty chip Mỹ đang vật lộn với việc kinh doanh và sản xuất do chậm chân trước đối thủ, trong khi mục tiêu của hãng máy tính là tăng lợi nhuận. Thực tế, cổ phiếu Intel giảm 43,5% trong vòng một năm, còn Dell đã tăng 73,5% ở cùng kỳ.

Dell từ chối bình luận, nhưng xác nhận mục tiêu “trở thành một công ty tinh gọn hơn”.

Trụ sở mang tính biểu tượng của Twitter (X) tại Mỹ sắp đóng cửa

Elon Musk được cho là sẽ chuyển trụ sở X ở San Francisco đến nơi khác sau khi có những phàn nàn về văn hóa và môi trường ở đây.

Theo New York Times, Elon Musk sẽ đóng trụ sở X tại San Francisco, kết thúc sự hiện diện của công ty tại nơi mạng xã hội thành lập năm 2006, lấy tên là Twitter. Việc này sẽ diễn ra “trong vài tuần tới”.

Trong khi đó, Bloomberg cho biết CEO Linda Yaccarino đã gửi email cho nhân viên thông báo rằng họ sẽ được chuyển đến một văn phòng ở San Jose và một văn phòng kỹ thuật khác ở Palo Alto.

Twitter từng là niềm tự hào của San Francisco khi thành lập và phát triển ở đây. Tuy nhiên, khi Musk mua lại công ty năm 2022 và đổi thành X, ông công khai bày tỏ sự không hài lòng, đổ lỗi cho văn hóa thiên tả của thành phố khiến Twitter trở nên “quá tự do”, đồng thời chỉ trích Thống đốc California Gavin Newsom về luật pháp của riêng bang này.

Tháng trước, Musk cũng ngụ ý sẽ chuyển trụ sở chính của X đến nơi khác. “Đã quá chán ngán việc phải né tránh các băng đảng nghiện ma túy hung bạo chỉ để ra vào tòa nhà”, ông viết trên X ngày 16/7.

Cùng ngày, Musk tiếp tục đăng bài trên X, nói thất vọng vì luật pháp của California liên quan đến vấn đề giới tính thứ ba.

Trong thông điệp ngày 5/8, Musk nói “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc rời San Francisco. Ông cũng đổ lỗi cho thuế doanh nghiệp gây khó khăn cho các công ty ở đây.

Trong khi đó, chính quyền bang California có vẻ không mặn mà níu giữ. Theo nhà kinh tế trưởng Ted Egan của San Francisco, Twitter từng là động lực phát triển kinh tế quan trọng cho thành phố. Tuy vậy, khi bị Musk thâu tóm và đổi thành X, vai trò kể trên đã không còn.

“Hiện tại, X là công ty nhỏ hơn nhiều, còn tương lai của nó cũng không chắc chắn. Chúng tôi đã tận dụng tối đa lợi ích kinh tế có thể”, Egan nói với Washington Post.

Uniqlo và Nike đối mặt với nhiều khó khăn vì người Trung Quốc ngày càng chuộng hàng giá rẻ

Các thương hiệu thời trang tầm trung, từng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng vì giá cả phải chăng, đang đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Người mua đang chuyển hướng sang các sản phẩm có giá trị tốt hơn hoặc hạ cấp tiêu dùng.

Fast Retailing, công ty sở hữu thương hiệu Nhật Bản Uniqlo, cho biết doanh thu từ thị trường Trung Quốc đại lục đã “gặp khó khăn” trong 9 tháng qua. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu giảm sút và sự không phù hợp giữa sản phẩm của họ và sở thích địa phương, theo tờ South China Morning Post.

Xu hướng này cũng ảnh hưởng đến các thương hiệu nội địa. Doanh số của Li Ning, thương hiệu thể thao lớn nhất Trung Quốc, chỉ tăng 2% trong quý I, so với mức 6% cùng kỳ năm ngoái. Tại Xtep, một thương hiệu thể thao phổ thông, doanh số tăng 10% trong quý vừa qua, chỉ bằng một nửa tốc độ của cùng kỳ năm ngoái.

Ivan Su, chuyên gia phân tích cao cấp tại Morningstar đánh giá: “Thị trường thể thao Trung Quốc đang chứng kiến sự phân hóa trong chi tiêu của người tiêu dùng. Các thương hiệu ở phân khúc trung bình đang đối mặt với nhiều thách thức hơn khi sở thích của người tiêu dùng ngày càng nghiêng về các sản phẩm giá rẻ hoặc xa xỉ.”

Phần lớn sự thay đổi này xuất phát từ lo ngại về tình trạng kinh tế Trung Quốc. Nhiều năm hoạt động kinh tế bị gián đoạn, tỷ lệ thất nghiệp  tăng và thị trường bất động sản suy thoái kéo dài đã buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý vừa qua, giảm từ mức 5,3% của quý trước đó.

Trong bối cảnh này, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển sang các lựa chọn có giá trị tốt hơn, theo Jessie Xu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng tiêu dùng tại Trung Quốc của Deutsche Bank. Người mua hàng ít sẵn sàng trả mức giá cao cho các thương hiệu hơn.

“Với các sản phẩm cùng chất lượng, người tiêu dùng ưa thích giá thấp hơn, trong khi ở cùng mức giá, họ kỳ vọng những cải tiến và nâng cấp, dù là về công nghệ hay thiết kế,” chuyên gia có trụ sở tại Hong Kong này cho biết.

Các thương hiệu cao cấp cũng gặp tình trạng tương tự. Gã khổng lồ thể thao Nike gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng cả năm xuống mức một con số, nói rằng doanh thu quý I có thể giảm 10% do nhu cầu suy yếu ở khu vực Đại Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan.

Pan Ning, Giám đốc điều hành khu vực Đại Trung Hoa của Fast Retailing, cho biết sự phổ biến ngày càng tăng của các “sản phẩm thay thế giá rẻ”, hay các mặt hàng may mặc ít được biết đến hoặc không thương hiệu, đang gây ra “tác động đáng kể” đến Uniqlo và hiệu suất của công ty.

Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu người tiêu dùng Mintel, cho thấy người mua sắm Trung Quốc đang trở nên thực dụng hơn khi họ ưu tiên chức năng hơn là sức hấp dẫn thời trang. Khoảng 59% người được hỏi tập trung nhiều hơn vào sản phẩm hơn là thương hiệu khi mua quần áo và phụ kiện.

Liu Sheng, một người về hưu ở Bắc Kinh, mua phần lớn quần áo của mình từ một cửa hàng không thương hiệu trên Douyin, ứng dụng video ngắn và thương mại điện tử phổ biến của Trung Quốc. Cửa hàng này cung cấp các ưu đãi hấp dẫn và chất lượng sản phẩm “đủ tốt.”

“Cửa hàng này bắt đầu phát trực tiếp trên Douyin lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, bán các loại áo làm từ vải cotton và lanh, với giá thường từ 70 đến 100 nhân dân tệ. Những món đồ tương tự sẽ có giá từ 200 đến 300 nhân dân tệ trong một cửa hàng có thương hiệu offline”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Lý do giá của họ cạnh tranh là vì họ có nhà máy riêng và sản xuất quần áo bắt chước kiểu dáng của các thương hiệu lớn hơn, đồng thời cũng cung cấp cho các thương hiệu khác,” bà nói thêm. “Kiểu dáng chắc chắn không sành điệu bằng, nhưng chất vải cảm giác tốt, và đó là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi.”

Sự thay đổi tư duy này cũng được phản ánh qua hiệu suất vượt trội đáng kể của các “sản phẩm trắng” hay sản phẩm không thương hiệu trên các nền tảng mua sắm giá rẻ như Douyin và Pinduoduo, vốn đang chiếm lĩnh thị phần từ các ứng dụng nhắm đến khách hàng cao cấp, theo chuyên gia Jessie Xu.

Thị phần kết hợp của các ứng dụng tập trung vào giá rẻ bao gồm Pinduoduo, Douyin và Kuaishou dự kiến sẽ đạt 55% vào năm 2024, tăng từ 52% năm 2023, dựa trên dự báo của ngân hàng.

Taobao và Tmall, các nền tảng cao cấp hơn do Alibaba Group Holding điều hành, được dự đoán sẽ giảm từ 43% xuống 39%.

Theo chuyên gia từ Deutsche Bank, xu hướng chuyển sang các lựa chọn giá rẻ hơn có khả năng sẽ tiếp tục trong hai năm tới. Điều này do các yếu tố thúc đẩy như việc làm, thu nhập và triển vọng kinh tế không được cải thiện.

“Vấn đề chính là an ninh việc làm. Mọi người có xu hướng thắt chặt chi tiêu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết càng nhiều càng tốt [trong thời kỳ suy thoái kinh tế]”, bà Xu nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Google lại vướng vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống trị

Google bị tuyên vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ khi chi hàng tỷ USD để công cụ tìm kiếm của họ là mặc định trên điện thoại, trình duyệt và các thiết bị khác.

“Tòa án đưa ra kết luận sau: Google là một công ty độc quyền và đã hành động như một công ty độc quyền để duy trì thế độc quyền của mình”, thẩm phán Amit Mehta nhấn mạnh trong phán quyết dài 227 trang ngày 5-8 (giờ Mỹ).

Google là gã khổng lồ cung cấp công cụ tìm kiếm trên mạng, kiểm soát khoảng 90% thị trường tìm kiếm trực tuyến và 95% trên điện thoại thông minh.

Điểm cốt lõi trong việc là các khoản thanh toán khổng lồ hàng chục tỉ USD mỗi năm mà Google đã thực hiện cho Apple và các công ty khác, nhằm giữ công cụ tìm kiếm của mình làm mặc định trên các sản phẩm của Apple, những trình duyệt web như Safari và Mozilla.

Các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Google đã đạt được và duy trì sự thống trị của mình đồng thời bóp nghẹt các đối thủ cung cấp công cụ tìm kiếm khác. Trước đó, Bộ Tư pháp và khoảng một chục bang Mỹ đã kiện Google vi phạm luật chống độc quyền.

Sự độc quyền của Google đã cho phép hãng này tăng giá cho một số quảng cáo tìm kiếm. Theo thẩm phán Mehta, chính điều đó đã mang lại cho công ty nhiều tiền hơn để tiếp tục giữ công cụ tìm kiếm của mình ở vị trí hàng đầu.

Theo Hãng tin Reuters, phán quyết ngày 5-8 có thể mở đường cho phiên tòa thứ hai để xác định các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong số này có thể bao gồm việc chia tách Alphabet, công ty mẹ của Google, thành nhiều công ty nhỏ.

Cổ phiếu của Alphabet đã giảm 4,5% sau phán quyết. Quảng cáo từ Google chiếm 77% tổng doanh thu của Alphabet năm 2023.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland gọi phán quyết này là “một chiến thắng lịch sử cho người dân Mỹ”, đồng thời nói thêm rằng “không có công ty nào – bất kể lớn hay có ảnh hưởng đến đâu – có thể đứng trên luật pháp”.

Google tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết, theo chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Alphaet, ông Kent Walker. Ông này cũng nói thêm rằng công ty sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dùng.

Trong bốn năm qua, các cơ quan quản lý chống độc quyền liên bang của Mỹ đã kiện Meta, Amazon và Apple, cáo buộc các tập đoàn này đã duy trì thế độc quyền bất hợp pháp.

Tất cả các vụ kiện đó đều bắt đầu dưới thời chính quyền Donald Trump.

Lý do chính khiến Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác lao dốc

Theo dữ liệu từ Coinmarketcap, trong 12 giờ gần nhất Bitcoin đã mất đến 12,8% giá trị, giảm từ 61.000 USD về 52.300 USD, thậm chí có thời điểm mất mốc 50.000 USD. Đây là mức giá thấp nhất của đồng crypto hàng đầu kể từ tháng 02/2024.

Tương tự, đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 thế giới là Ethereum cũng chứng kiến mức giảm mạnh 16%, giao dịch quanh ngưỡng 2.300 USD.

Jump Crypto, chi nhánh tiền điện tử của công ty thương mại độc quyền Jump Trading có trụ sở tại Chicago, đang chuyển hàng triệu tài sản kỹ thuật số trị giá sang các sàn giao dịch, điều này có thể làm tăng thêm áp lực bán trên thị trường tiền điện tử.

Dữ liệu từ nền tảng phân tích Blockchain SpotOnChain chỉ ra rằng chỉ trong 24 giờ qua, Jump Crypto đã chuyển 17.576 ETH, tương đương hơn 46,78 triệu USD, sang các sàn giao dịch như Binance, OKX, Coinbase, Bybit và Gate.io. Các giao dịch chuyển tiền mới nhất đã nâng tổng số tiền gửi trên sàn giao dịch của Jump Crypto lên tới 277 triệu USD Ether trong 10 ngày qua.

Việc bán tài sản tiềm năng này diễn ra vào thời điểm hỗn loạn đối với thị trường tiền điện tử. Trong 24 giờ qua, 14% tổng vốn hóa thị trường đã bị xóa sổ.

Vào tháng 6, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã bắt đầu điều tra Jump Crypto. Cuộc điều tra tập trung vào các hoạt động đầu tư và giao dịch của công ty, bao gồm cả việc nhúng sâu vào ngành công nghiệp tiền điện tử thông qua các nhánh đầu tư và tạo lập thị trường.

Ra mắt vào tháng 9 năm 2021, Jump Crypto đã phải đối mặt với nhiều sóng gió như vụ hack Wormhole trị giá 325 triệu USD vào năm 2022 và những tổn thất đáng kể từ sự sụp đổ của FTX. Gần đây, Jump cũng có tên trong vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) chống lại Terraform Labs, mặc dù nó không bị buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào.

Bên cạnh những động thái từ Jump Crypto, mức giảm mạnh của 2 đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới diễn ra do lo ngại về của các nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái cùng với những lo ngại về địa chính trị gia tăng đã tạo ra làn sóng tìm kiếm đến tài sản trú ẩn an toàn.

Trước đó, thị trường tiền điện tử đã nhận được sự thúc đẩy trong năm nay sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ phê duyệt một quỹ giao dịch trao đổi ETF để theo dõi giá giao ngay của Bitcoin và Ether.

Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG cho biết: “Đó là một lời nhắc nhở lớn rằng Bitcoin và tiền điện tử nói chung là tài sản đang chứng kiến nhiều rủi ro”.

Trang Decrypt cho biết những cơn gió ngược, bao gồm cuộc bầu cử tại Mỹ, biến động lãi suất và căng thẳng ở Trung Đông, đang khiến thị trường lo sợ. Theo dữ liệu của CoinGlass, tổng số tiền thanh lý trong 24 giờ qua cũng đã tăng vọt lên 620 triệu USD.

Rich Rosenblum, đồng sáng lập công ty thương mại GSR cho biết: “Hầu hết các tín hiệu đều chỉ ra rằng tiền điện tử đang bước vào cột mốc lớn. Nếu xảy ra biến động lớn về mặt vĩ mô hoặc địa chính trị tương tự như tháng 3 năm 2020, chúng ta có thể sẽ thấy tiền điện tử phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì đây không phải khoản đầu tư có sức thuyết phục cao đối với nhà đầu tư.”

Tại Mỹ, cuộc bầu cử đang vào giai đoạn nước rút với màn cạnh tranh gay gắt giữa hai ứng cử viên sáng giá là ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Ông Trump từng có lợi thế lợi trước ông Biden nhưng nay lại gặp phải nhiều khó khăn khi đối diện ứng viên mới của đảng Dân chủ, đó là bà Harris.

Sự không chắc chắn về người chiến thắng và những chính sách nào sẽ được thực hiện trong năm tới gây áp lực lên tiền điện tử.

Decrypt cho biết căng thẳng bùng phát ở Trung Đông có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột lớn hơn, có thể làm gián đoạn thương mại trong khu vực và tác động mạnh đến cả thị trường trong nước và toàn cầu.

Chỉ số AI Toàn cầu: Singapore đứng thứ 3 chỉ sau Mỹ và Trung Quốc

Trong Chỉ số AI Toàn cầu của Tortoise Media đánh giá khả năng AI ở 62 quốc gia trên hơn 100 chỉ số khác nhau, Singapore – quốc đảo với chỉ 5,6 triệu dân đã đứng thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Singapore cho thấy các quốc gia vừa và nhỏ có thể theo kịp trong cuộc chạy đua vũ trang AI đang leo thang, thậm chí có thể có lợi thế hơn so với các quốc gia lớn trong việc giải phóng sức mạnh của AI.

SINGAPORE LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN CÓ CHIẾN LƯỢC AI QUỐC GIA

Từ năm 2019, Singapore đã là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chiến lược AI quốc gia – “Chiến lược AI quốc gia 2.0”. Tháng 12 năm ngoái, Phó Thủ tướng Singapore, Lawrence Wong (người hiện đã trở thành thủ tướng của Singapore) cập nhật và mở rộng các sáng kiến trong khuôn khổ chính sách. Theo đó, chính phủ Singapore sẽ đầu tư 743 triệu USD trong 5 năm tới để thúc đẩy năng lực AI của quốc gia này.

Josephine Teo, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin Singapore, cho biết: “Chúng tôi không cố gắng trở thành siêu cường AI. Chúng tôi không cần phải như vậy”. Thay vào đó, Singapore hy vọng sẽ định vị mình như một “Thụy Sĩ kỹ thuật số”, được các bên tham gia ở cả hai khối quyền lực tin tưởng.

Ở một mức độ nào đó, Singapore đã đạt được mục tiêu đó. Các công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu của nước này được các nhà đầu tư mạo hiểm từ cả Mỹ và Trung Quốc tài trợ. Các trung tâm dữ liệu của Singapore lưu trữ cơ sở hạ tầng đám mây cho Amazon, Google, Microsoft và Meta Platforms, cũng như China Telecom và Alibaba.

Tại khu thương mại trung tâm của Singapore, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như TikTok sở hữu ByteDance và nhà bán lẻ trực tuyến Shein đang cạnh tranh giành không gian văn phòng cùng với Google, Amazon và IBM.

SINGAPORE TẬN DỤNG AI VÀO MỌI LĨNH VỰC

Sân bay Changi của Singapore là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới với hơn 59 triệu du khách đã qua đây vào năm ngoái, đã sử dụng AI để sàng lọc và phân loại hành lý, đồng thời cung cấp năng lượng cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt để làm thủ tục nhập cảnh. HIện nay, Changi đã trở thành một trong những sân bay tiên tiến nhất thế giới.

Singapore có thể không bao giờ trở thành siêu cường AI, nhưng có thể giúp thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng trong thời đại dữ liệu lớn, các quốc gia nhỏ cũng có thể nghĩ lớn.

AI đóng vai trò quan trọng không kém tại cảng container rộng lớn của Singapore, cảng bận rộn thứ hai thế giới sau Thượng Hải. Năm ngoái, cảng đã xử lý kỷ lục 39 triệu TEU (mỗi đơn vị gần bằng một container vận chuyển tiêu chuẩn). Cảng Singapore sử dụng AI để chỉ đạo lưu lượng tàu, lập bản đồ các mô hình neo đậu, phối hợp giao hàng đúng lúc, xử lý các tài liệu đăng ký,…

Các ngân hàng lớn của Singapore cũng đã nhiệt tình đón nhận AI. DBS Bank, ngân hàng cho vay lớn nhất Đông Nam Á, có một đội ngũ gần một nghìn nhà khoa học dữ liệu, nhà phân tích và kỹ sư, tăng từ chỉ 25 người vào năm 2017.

SINGAPORE LIÊN TỤC CỦNG CỐ “NỀN MÓNG” CÔNG NGHỆ

Ngay cả trước khi bùng nổ AI, Singapore đã là một trong những trung tâm kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Quốc gia này được kết nối với nhiều nước trên thế giới thông qua 25 tuyến cáp ngầm và có kế hoạch bổ sung thêm 14 tuyến nữa trong thập kỷ tới. Nhưng nếu Singapore muốn phát triển thành một trung tâm dữ liệu toàn cầu, thì quốc gia này phải xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu hơn—một thách thức không hề nhỏ đối với một quốc đảo nơi đất đai khan hiếm, năng lượng đắt đỏ và nóng nực quanh năm.

Hiện tại, Singapore có hơn 70 trung tâm dữ liệu và công suất 1,4 GW. Năm 2019, chính phủ đã tuyên bố tạm dừng xây dựng các trung tâm mới, với lý do lo ngại về không gian và điện năng mà chúng tiêu thụ. Kết quả là họ đã nhanh chóng xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Malaysia và Indonesia, những quốc gia vui lòng chấp nhận khoản đầu tư của họ.

Tháng 5 này, Singapore đã ban hành kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu có công suất 530 MW. Đây là một phần của Lộ trình Trung tâm Dữ liệu Xanh, một nỗ lực mới để phát triển các trung tâm dữ liệu bền vững của Singapore.

Simon Chesterman, Phó hiệu phó Đại học Quốc gia Singapore đồng thời là Giám đốc cấp cao tại AI Singapore, lập luận rằng quy mô khiêm tốn của Singapore khuyến khích sự hợp tác giữa khu vực công và tư. Sự hợp tác như vậy đặc biệt quan trọng ở một quốc gia mà chính phủ vẫn chưa ban hành các quy định chính thức về AI.

Ông Simon Chesterman cho biết Singapore đang tìm kiếm một mô hình quản trị tương tự giữa các cách tiếp cận của Mỹ – hạn chế tác động của quy định và ủng hộ thị trường dẫn dắt; Liên minh Châu Âu, nơi ưu tiên quyền riêng tư dữ liệu; và Trung Quốc, quốc gia nhấn mạnh vào sự ổn định xã hội và sự kiểm soát của nhà nước.

Đối với Singapore, ông Simon Chesterman cho biết, thách thức là tránh tình trạng quản lý không đầy đủ, khiến công dân gặp rủi ro và làm suy yếu lòng tin của công chúng và quản lý quá mức, có thể khiến các đối tác nước ngoài sợ hãi và kìm hãm sự đổi mới. Singapore có thể không bao giờ trở thành siêu cường AI, nhưng có thể giúp thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng trong thời đại dữ liệu lớn, các quốc gia nhỏ cũng có thể nghĩ lớn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

FPT Shop thâm nhập thị trường mới, cạnh tranh trực tiếp với Điện Máy Xanh

Chuỗi bán lẻ này đặt mục tiêu nâng số cửa hàng điện máy lên 50 cửa hàng trong năm 2024.

Ngày 3/8, FPT Shop đồng loạt khai trương 10 cửa hàng điện máy tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đánh dấu chiến lược đầu tư và phát triển lĩnh vực điện máy, gia dụng của chuỗi bán lẻ này.

FPT Shop thuộc FPT Retail đã chính thức gia nhập vào thị trường điện máy từ đầu năm 2024 và có hơn 7 tháng thử nghiệm. Doanh nghiệp cho biết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng từ thị trường vốn còn nhiều dư địa phát triển, ban lãnh đạo quyết định mở rộng quy mô đầu tư vào ngành hàng điện máy.

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc FPT Retail, doanh nghiệp có kế hoạch nâng tổng số cửa hàng điện máy lên 50 trong năm nay.

Các cửa hàng điện máy mới có diện tích trên 200 m2, trưng bày hơn 200 mẫu sản phẩm từ 30 thương hiệu. FPT Shop hợp tác với nhiều hãng điện máy, gia dụng như Samsung, LG, Casper, Toshiba.

Về kết quả kinh doanh, FPT Retail ghi nhận doanh thu nửa đầu năm 2024 đạt 18.281 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 161 tỷ đồng. Trong đó, chuỗi FPT Long Châu vẫn là động lực tăng trưởng chính với doanh thu 11.521 tỷ đồng, tăng 67% và chiếm 63% tổng doanh thu công ty.

Trong khi đó, FPT Shop tập trung tối ưu hóa hoạt động, đóng 100 cửa hàng kém hiệu quả trong quý II. Doanh thu 6 tháng đầu năm chuỗi này đạt 6.923 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu quý II cải thiện, chỉ giảm 7% so với mức giảm 21% của quý I. Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng duy trì ở mức 1,6 tỷ/tháng. Công ty đang đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ như gia dụng, điện máy, phát triển thuê bao mạng FPT… để cải thiện lợi nhuận.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ông Hoàng Trung Kiên, CEO CTCP FPT Retail cho biết mảng gia dụng điện máy chiếm 5% FPT Shop. “Mục tiêu tới là tiếp tục đẩy mạnh, chúng tôi là người chơi mới nên tốc độ tăng trưởng cao 50-100%, có thể lên đến tỷ trọng 10% doanh thu trong năm nay, còn kết quả thực tế tùy từng mùa cao điểm, từng mặt hàng”, ông Kiên nói.

Tính đến cuối quý II/2024, FPT Retail sở hữu mạng lưới 2.435 cửa hàng trên cả nước, trong đó FPT Long Châu có 1.706 nhà thuốc và FPT Shop có 642 cửa hàng sau giai đoạn tái cơ cấu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Bên cạnh Trung Quốc, một quốc gia châu Á khác cũng đang trở thành thiên đường của hàng hiệu giá rẻ

Nhật Bản đang trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch đến mua sắm quần áo, túi xách cao cấp nhờ đồng yên yếu khiến giá cả giảm mạnh. Việc tỷ giá đồng yên/USD chạm mức thấp nhất trong 38 năm qua vào tháng trước đã tạo ra cơn sốt du lịch chưa từng có, thu hút nhiều người mua sắm từ châu Á nói riêng và các nơi khác trên thế giới.

Tuy nhiên các thương hiệu xa xỉ không mấy vui vẻ bởi hàng hóa của họ, từ giày thể thao đắt tiền cho đến rượu wisky hiện đều có xu hưởng rẻ hơn tại Nhật Bản so với những thị trường khác đã khiến tỷ suất lợi nhuận sụt giảm.

Một số khách du lịch, đặc biệt là người Trung Quốc đang trì hoãn việc mua hàng hiệu ở trong nước và vung tiền sang Nhật Bản mua sắm. Sự biến động của tỷ giá yên đã khiến các công ty không thể dễ dàng tăng giá để phản ánh chính xác đồng tiền, khiến họ bị mắc kẹt với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn ở Nhật Bản.

Xu hướng này đã khiến gã khổng lồ hàng xa xỉ LVMH của Pháp – sở hữu thương hiệu cao cấp Dior và Fendi, phải bất ngờ. Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony cho biết: “Chúng tôi đang có một sự biến động lớn trong hoạt động kinh doanh từ châu Á sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc, khách hàng ngừng mua sắm tại nhà gây áp lực đáng kể lên doanh số và biên lợi nhuận tại Nhật Bản giảm do tỷ giá giảm.”

Ông kỳ vọng lợi nhuận sẽ sớm hồi phục khi gần đây đồng yên tăng trở lại trước quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Túi xách Alma BB nổi tiếng của Louis Vuitton có giá 14.800 nhân dân tệ ở Trung Quốc, tương đương 2.050 USD. Tại Nhật Bản, nó được bán với giá 279.400 yên, tương đương 1.875 USD. Thậm chí được bán với giá thấp nhất là 1.725 USD khi đồng yên ở mức yếu nhất vào tháng trước.

Khách du lịch Trung Quốc cũng đang giúp thúc đẩy doanh số bán rượu mạnh sang trọng của Nhật Bản, bao gồm nhà sản xuất đồ uống Remy Cointreau. Luca Marotta, CFO của Remy Cointreau cho biết dù doanh số bán chạy ở Nhật Bản nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với những thị trường khác.

Tập đoàn xa xỉ Thụy Sĩ Richemont sở hữu thương hiệu Cartier, chứng kiến doanh số bán hàng tại Nhật Bản tăng gần 60% trong quý đầu tiên, nhờ sự hỗ trợ của khách du lịch Trung Quốc, Đông Nam Á và Mỹ.

Nhật Bản đã đón 3,1 triệu du khách nước ngoài vào tháng 6 – mức cao kỷ lục so với thời điểm trước đại dịch. Theo Chính phủ, chi tiêu của khách du lịch dự kiến sẽ đạt 8 nghìn tỷ yên (54,74 tỷ USD) trong năm nay. Ngành du lịch cũng đang trở thành động lực tăng trưởng hiếm hoi trong nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn do già hóa dân số.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhịp sống thị trường

Microsoft coi OpenAI là đối thủ trong mảng AI và tìm kiếm

Microsoft vừa thêm công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo OpenAI vào danh sách đối thủ cạnh tranh trong báo cáo thường niên mới nhất của công ty. Đây là danh sách được Microsoft báo cáo trong nhiều năm bao gồm các đối thủ có giá trị vốn hóa lớn như Amazon, Apple Google và Meta.

Microsoft có quan hệ đối tác lâu dài với OpenAI. Ông lớn phần mềm đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ đám mây độc quyền cho OpenAI, sử dụng các mô hình AI của OpenAI trong các sản phẩm dành cho khách hàng thương mại và người tiêu dùng. Microsoft cũng đồng thời là nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI với số vốn đầu tư lên tới 13 tỷ USD.

Tuy nhiên những diễn biến mới nhất cho thấy, cả hai đang xem nhau là đối thủ.

Trong hồ sơ, Microsoft xác định OpenAI, công ty khai sinh ra chatbot ChatGPT, là đối thủ cạnh tranh trong các dịch vụ AI, quảng cáo tìm kiếm và dịch vụ tin tức. Tuần trước, OpenAI đã công bố công cụ tìm kiếm của riêng mình có tên là SearchGPT.

Một số công ty chọn trả tiền trực tiếp cho OpenAI để tiếp cận các phiên bản của ChatGPT. Một số khác thông qua dịch vụ đám mây Azure OpenAI của Microsoft. Với những ai đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho ChatGPT, hiện chatbot Copilot của Microsoft cũng có sẵn trên công cụ tìm kiếm Bing và trong hệ điều hành Windows.

Trả lời kênh truyền hình CNBC, đại diện của OpenAI cho biết không có gì thay đổi trong mối quan hệ giữa đôi bên. Cả hai đã thiết lập quan hệ đối tác trong thời gian dài và trên nền tảng hiểu biết rằng sẽ có sự cạnh tranh. Người này cũng cho biết thêm Microsoft vẫn là đối tác tốt của OpenAI.

Tổng Giám đốc điều hành của Microsoft, ông Satya Nadella, được cho là đã không được thông báo trước khi hội đồng quản trị của OpenAI sa thải CEO của OpenAI Sam Altman vào tháng 11/2023. Sau khi Altman nhanh chóng được phục chức, OpenAI đã trao cho Microsoft một ghế trong hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết. Microsoft đã từ bỏ vị trí này vào đầu tháng này.

Vào tháng 3, Microsoft đã thành lập bộ phận trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên trách và ông Nadella đã đưa Mustafa Suleyman – nhân vật “sừng sỏ” tại DeepMind và Google – về làm Giám đốc điều hành.

Ông Suleyman được giao nhiệm vụ tăng cường công nghệ Copilot của Microsoft và phụ trách nghiên cứu phát triển tất cả sản phẩm AI trong tiêu dùng và tìm kiếm như Bing và Edge.

Tuy nhiên, theo những gì báo chí quan sát được, ông Nadella vẫn gần gũi với Sam Altman.

“Một trong những điều tôi thích ở Sam là mỗi ngày anh ấy đều gọi cho tôi và nói “Tôi cần nhiều hơn, tôi cần nhiều hơn, tôi cần nhiều hơn”, CEO Microsoft Nadella nói với tờ The New York Times trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

TikTok nói gì về cái gọi là lợi thế cạnh tranh của nền tảng trong ngành thương mại điện tử

Ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam lý giải bí quyết tạo lợi thế cạnh tranh cho TikTok, đồng thời, giải đáp các thắc mắc liên quan đến trách nhiệm đóng thuế của nhà bán hàng, nhà sáng tạo nội dung trong tọa đàm “Kiểm soát rủi ro về thuế khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử” sáng 2/8.

Tọa đàm do Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Công ty cổ phần Misa tổ chức nhằm cung cấp kiến thức quy định của pháp luật, đồng thời, đưa ra giải pháp về công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh, nhà bán hàng đang hoạt động thương mại điện tử đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Theo báo cáo về thị trường bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm do Metric công bố, TikTok Shop và Shopee là hai sàn thương mại điện tử tăng trưởng dương, khác biệt so với phần còn lại đang đi lùi là Lazada, Tiki, Sendo.

Cụ thể, TikTok Shop ghi nhận tăng trưởng 150% về doanh số và hơn 250% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2023. Con số này gấp hơn hai lần lần mức tăng trưởng 65% về doanh số của Shopee trong nửa đầu năm nay.

Lý giải sự hấp dẫn của sàn thương mại này với người dùng, ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam cho rằng, TikTok Shop hiện nay có thể cung cấp trải nghiệm mua hàng trong một điểm đến cho người dùng. Đồng nghĩa, TikTok Shop đang được hỗ trợ bởi hệ thống nội dung với các video ngắn, buổi phát trực tiếp khiến hoạt động mua sắm trở mang tính cộng đồng và thú vị hơn.

Bên cạnh các chia sẻ về thị trường thương mại điện tử cùng những giải pháp hỗ trợ nhà bán hàng tăng doanh số, quảng bá nông sản Việt, đại diện TikTok Việt Nam còn giải đáp một số câu hỏi về thuế.

Trước câu hỏi nhà bán hàng phải xử lý sao số tiền thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động tiếp thị liên kết, đại diện TikTok Việt Nam cho biết, hiện nay, nhà bán hàng có trách nhiệm thay mặt cho nhà sáng tạo kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân của nhà sáng tạo cho cơ quan thuế. Do đó, nhà bán hàng nên liên lạc với nhà sáng tạo để lấy mã số thuế.

Với giải đáp thắc mắc tiền hoa hồng nhà sáng tạo nội dung nhận từ TikTok Shop đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân chưa, đại diện TikTok Việt Nam lý giải: “Tiền hoa hồng mà nhà sáng tạo nhận được là số tiền chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (ngoại trừ một số trường hợp nhà bán hàng đã thực hiện khấu trừ và sẽ có thông báo hiển thị trên ứng dụng)”.

Theo ông Thanh, trong trường hợp nhà bán hàng thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của nhà sáng tạo, đây là số tiền thuế tạm tính. Theo đó, nhà sáng tạo sẽ có thể phải nộp thêm thuế hoặc được hoàn thuế khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân hằng năm, tùy từng trường hợp cụ thể.

Dưới góc nhìn của chuyên gia đã có hơn 50 năm làm việc trong lĩnh vực thuế, bà Nguyễn Thị Cúc – Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhận định, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số, hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt có những phiên livestream bán hàng đạt doanh thu kỷ lục 100 – 150 tỷ đồng. Đây là cơ hội lớn cho các nhãn hàng gia tăng doanh thu và thúc đẩy kinh tế chung của toàn xã hội.

Tuy nhiên, bà Cúc lưu ý, các hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử phải tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về số liệu kê khai. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc nộp thuế, các hộ và cá nhân kinh doanh có thể tìm đến các đơn vị kế toán dịch vụ hoặc đại lý thuế chuyên nghiệp để được hỗ trợ nghiệp vụ. Đồng thời, các cá nhân livestream bán hàng cũng cần chú ý chọn lọc những sản phẩm chất lượng thuộc những nhãn hàng uy tín để đảm bảo quyền lợi người dùng.

Dựa trên khó khăn của người dùng, bà Bùi Thị Trang – Giám đốc Khối Nền tảng Kế toán dịch vụ, Công ty Cổ phần MISA đã giới thiệu về giải pháp công nghệ của MISA dành cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.

Bà Trang cho biết, bộ giải pháp này có thể kết nối trực tiếp với các sàn thương mại điện tử, đồng bộ dữ liệu vào phần mềm bán hàng để quản lý hàng hóa, tồn kho và doanh thu từ nhiều kênh, tích hợp với hóa đơn điện tử… truyền dữ liệu lên Cơ quan thuế và thực hiện các nghĩa vụ kê khai, báo cáo thuế nhanh chóng, chính xác.

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân bán hàng online bị bị kiểm tra, truy thu do chưa kê khai nộp thuế. Việc rà soát này được ngành thuế đưa ra trong bối cảnh tăng quản lý với thương mại điện tử, từ giao dịch trên các sàn tới kinh doanh trực tuyến, livestream.

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, 6 tháng đầu năm, cơ quan này rà soát, kiểm tra gần 43.000 doanh nghiệp, cá nhân về khai, nộp thuế. Nhóm này đã nộp gần 9.980 tỷ đồng, tăng khoảng 3.480 tỷ đồng so với cùng kỳ. Cơ quan thuế cũng xử lý 4.560 trường hợp vi phạm, truy thu và phạt gần 300 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Việt Nam: Số thuê bao Internet di động lần đầu vượt 90% dân số

Trung bình cứ 10 người Việt Nam có 9 thuê bao băng rộng di động, phần lớn là thuê bao sử dụng smartphone.

Tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm sáng 29/7, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam ước đạt 78,1%. Trong đó, số thuê bao ở cả hình thức băng rộng cố định và di động đều tăng mạnh.

Cụ thể, số thuê bao băng rộng di động tăng tăng 7,6% so với cùng kỳ 2023, đạt trung bình 91,9 trên 100 dân. Đây cũng là lần đầu tỷ lệ này trên 90%, vượt mục tiêu 87,5% của Bộ trong 2024.

Trong khi đó, trong 120 triệu thuê bao di động tại Việt Nam có 100,7 triệu sử dụng smartphone, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về băng rộng cố định, số thuê bao đạt mức 23,5 trên 100 dân, tăng 6,8% và đạt 96% kế hoạch năm. Trong số này, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang là 82,2%.

Tuy nhiên, số lượng người chưa sử dụng hạ tầng Internet vẫn ở mức “tương đối lớn”. Tại tọa đàm về tắt sóng 2G do Cục Viễn thông ngày 18/7, Cục cho biết vẫn còn khoảng 11 triệu thuê bao sử dụng điện thoại 2G Only, tức chỉ hoạt động trên mạng 2G và chưa tiếp cận với Internet băng rộng di động. Cơ quan quản lý, nhà mạng và đại lý bán điện thoại cho biết đang thực hiện các biện pháp nhằm phổ cập thiết bị 4G trước thời hạn tắt sóng 2G vào 15/9.

Ngoài ra, để tăng chất lượng Internet di động, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết từ tháng 5 đã thực hiện việc thống kê và công bố dữ liệu đánh giá tốc độ băng rộng cố định và băng rộng di động của từng nhà cung cấp tại các tỉnh thành và trên cả nước. Từ cuối tháng 7, hệ thống i-Speed bổ sung số liệu đến cấp xã, phường. Việc này giúp nâng tính minh bạch, giúp người dân, tổ chức tham khảo và lựa chọn dịch vụ, nhà mạng theo nhu cầu, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ truy cập Internet tại Việt Nam.

Trong nửa đầu 2024, Bộ đã tổ chức đấu giá tần số 5G, trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT. Ngoài ra, vấn đề sim rác cũng được yêu cầu xử lý, xem xét dừng phát triển thuê bao mới đối với doanh nghiệp vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu doanh nghiệp nếu để xảy ra tình trạng sim được phát triển không đúng quy định.

Trong sáu tháng cuối năm, Bộ cho biết sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông, triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng mạng di động, cáp quang quốc tế, phát triển hạ tầng viễn thông và tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 700 MHz.

Intel sa thải 15.000 nhân viên (tương đương khoảng 15% tổng số nhân viên toàn cầu)

Intel thông báo cắt giảm 15% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương với khoảng 15.000 người, để đẩy mạnh kế hoạch tái cấu trúc.

Trong công bố cuối ngày 1/8, Intel cho biết bên cạnh việc giảm nhân sự, công ty cũng đình chỉ việc trả cổ tức bắt đầu từ quý IV của năm tài khóa 2024 để tập trung vào mảng kinh doanh sản xuất đang thua lỗ. Hãng chip Mỹ dự báo doanh thu quý III/2024 thấp hơn ước tính do nhu cầu thị trường dành cho chip trung tâm dữ liệu truyền thống đang có xu hướng giảm để tập trung vào chip AI – lĩnh vực công ty đang tụt hậu so với các đối thủ.

Cổ phiếu của Intel sụt giảm 20% sau thông báo trên, thổi bay hơn 24 tỷ USD vốn hóa thị trường của hãng. Trong khi đó, cổ phiếu các công ty chip AI như Nvidia, AMD đều tăng.

“Chúng tôi cần ít người hơn ở trụ sở chính, nhiều người hơn ngoài thị trường để hỗ trợ khách hàng”, CEO Intel Pat Gelsinger nói với Reuters sau thông báo cắt giảm việc làm.

Intel hiện có 116.500 nhân viên trên toàn cầu tính đến ngày 29/6, không kể một số công ty con. Việc cắt giảm nhân sự dự kiến hoàn thành phần lớn công đoạn vào cuối năm. Hồi tháng 4, công ty công bố trả cổ tức hàng quý là 0,125 USD mỗi cổ phiếu.

Intel đang “ở giữa” kế hoạch tái cấu trúc, tập trung vào phát triển bộ vi xử lý AI. Công ty cũng đẩy mạnh sản xuất bán dẫn nhằm lấy lại lợi thế công nghệ đã mất trước TSMC – nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới. Tuy vậy, chiến lược đẩy mạnh xây dựng nhà máy sản xuất khiến chi phí tăng, gây áp lực lên lợi nhuận.

Trong thông báo ngày 1/8, Intel dự tính cắt giảm chi tiêu và chi phí hoạt động khoảng 10 tỷ USD từ giờ đến 2025. “Kế hoạch này cho thấy ban lãnh đạo Intel sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt để giải quyết vấn đề. Nhưng tôi tự hỏi, liệu đó có đủ không và phản ứng có muộn không, khi mà Gelsinger đã nắm quyền hơn ba năm” Michael Schulman, Giám đốc phụ trách đầu tư của Running Point Capital, nói.

Các nhà phân tích khác đánh giá kế hoạch tái cấu trúc kinh doanh của Intel sẽ mất nhiều năm. Công ty cũng chưa đủ khả năng để làm lung lay vị thế dẫn đầu của TSMC. Ngoài ra, việc Mỹ thu hồi giấy phép xuất khẩu vào Trung Quốc hồi tháng 5 cũng ảnh hưởng đến kinh doanh của Intel ở thị trường đông dân nhất thế giới.

KFC bắt đầu bán gà rán trực tiếp từ TikTok

Từ đầu tháng 6, KFC Việt Nam thử nghiệm bán gà rán trong các buổi livestream trên TikTok. Người dùng có thể xem livestream, để lại bình luận để đặt đồ ăn dựa theo mã khuyến mại cung cấp và nhận đồ trong vòng một giờ với phí giao 10.000 đồng.

Các phiên livestream bán hàng của KFC Việt Nam diễn ra vào khung giờ trưa và chiều tối. Đây có thể được coi là chuỗi đồ ăn nhanh đầu tiên tại Việt Nam bán hàng trên nền tảng TikTok. Trước đó, TikTok Shop chỉ được biết đến là một sàn thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm đồ khô, gia dụng.

Thực tế, việc TikTok lấn sân sang lĩnh vực F&B đã nằm trong chiến lược của hãng công nghệ Trung Quốc. Theo Tech in Asia, thời gian tới TikTok sẽ bổ sung thêm các tính năng như mua theo nhóm và bán voucher ăn uống cho các nhà hàng.

TikTok nói họ đang thử nghiệm dịch vụ này ở một số thị trường Đông Nam Á như Indonesia và Thái Lan, cho phép người dùng “khám phá những địa điểm và trải nghiệm mới xung quanh”. Với tính năng “Local Services”, người dùng TikTok có thể nhấp vào thẻ “Địa điểm ưa thích” trong video để khám phá các ưu đãi như voucher ăn uống, giao đồ ăn, vé tham quan và đặt phòng khách sạn.

“Người dùng sẽ được chuyển đến website của nhà cung cấp để thực hiện giao dịch”, phát ngôn viên của TikTok cho hay. Mặc dù mới chỉ thử nghiệm ở Indonesia và Thái Lan, tham vọng của TikTok với lĩnh vực F&B không dừng lại ở đó. Việt Nam, nơi doanh số và số lượng nhà cung cấp trên TikTok tăng gấp ba trong năm ngoái, có thể là điểm đến tiếp theo.

Tính năng này còn khá mới với TikTok, nhưng đã được Douyin, “người anh em” của TikTok ở Trung Quốc, triển khai từ năm 2018. Tại Trung Quốc, Douyin đã dần lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn, đặt phòng khách sạn, gọi xe,… thu hút hơn 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.

Trên Douyin, khi người dùng xem video về đồ ăn, ứng dụng sẽ hiển thị liên kết mua voucher hoặc đặt giao hàng tận nơi. TikTok cũng đang thử nghiệm tính năng tương tự ở Indonesia. Các chuỗi cà phê Kopi Kenangan và Tomoro Coffee đang bán voucher ăn uống trên trang cá nhân và trong các video của họ.

Ông Rui Ma – COO công ty nghiên cứu thị trường AlphaWatch AI và chuyên gia phân tích công nghệ Trung Quốc tại Tech Buzz China, đánh giá việc đẩy mạnh các dịch vụ này trên TikTok là hợp lý vì nền tảng này đã trở thành nơi “khám phá hoạt động”.

Đồng quan điểm, Jonathan Lim, CEO và Nhà sáng lập nền tảng công nghệ F&B Oddle, chia sẻ: “Rất nhiều khách hàng đưa ra quyết định dựa trên TikTok – đó là điều chắc chắn”.

Còn CEO kiêm Sáng lập Momentum Works đánh giá việc TikTok đang triển khai thử nghiệm tại Đông Nam Á cho thấy họ nhìn thấy tiềm năng kiếm tiền từ lượng người dùng khổng lồ thông qua các dịch vụ địa phương.

Rõ ràng nếu TikTok tham gia vào lĩnh vực giao đồ ăn, đây sẽ là một thách thức trực tiếp đối với mảng kinh doanh cốt lõi của Grab hay Shopee. Liệu TikTok có thể tạo ra một cú hích trên thị trường F&B như cách TikTok Shop đã làm với Shopee trong lĩnh vực thương mại điện tử hay không?

Trước đó, dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2022 nhưng TikTok Shop đã nhanh chóng đánh bại Lazada để vươn lên trở thành sàn thương mại điện tử có thị phần lớn thứ hai thị trường, đe doạ vị thế của “ông lớn” Shopee.

Là một thế lực trong lĩnh vực giao đồ ăn, Grab chắc chắn đang theo dõi sát sao mọi động thái của TikTok khi nền tảng này lấn sân sang ngành F&B. Tuy nhiên, Grab không phải là “tay chơi” duy nhất đang chủ động tấn công thị trường, khi mà các nền tảng giao đồ ăn khác cũng đang phải thích ứng với mô hình mua hàng mới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội.

Momentum Works đánh giá cuộc chiến sinh tồn trên thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đang trở nên khốc liệt hơn với cuộc cạnh tranh dẫn đầu bởi GrabFood và ShopeeFood.

Theo ông Jianggan Li các nền tảng giao đồ ăn đang tìm cách để tiếp tục tăng trưởng, bao gồm các giải pháp trợ giá, thương mại, quảng cáo cũng như dịch vụ tài chính, thanh toán số.

Chẳng hạn như Grab, tháng 11/2023, doanh nghiệp này cho biết đang phát triển một nền tảng giá rẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng đau đầu về chi phí. Tại đó, người dùng có thể dễ dàng tìm được lựa chọn hợp lý.

Dịch vụ này sẽ được triển khai trên toàn khu vực Đông Nam Á vào đầu năm nay, trong đó cung cấp các tuỳ chọn để giảm phí giao hàng, danh sách cửa hàng có giá rẻ hoặc các chiến dịch khuến mãi hấp dẫn. Người tiêu dùng cũng có thể sử dụng bộ lọc để tìm chi phí giao hàng hợp lý hay món ăn có giá phải chăng.

Dù thị trường có thêm đối thủ mới, song những ông lớn như GrabFood hay ShopeeFood có thể chưa vội lo lắng khi các chuyên gia nói với DealStreetAsia rằng lĩnh vực giao đồ ăn sẽ tiếp tục phát triển trong vài năm tới khi nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Việt Nam sẽ vẫn là nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong giai đoạn 2023-2025, theo báo cáo do Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tháng 11/2023. Báo cáo cho biết, kinh tế số Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 20% trong hai năm, ngang bằng với Philippines, tiếp theo là Thái Lan (17%), Indonesia (15%), Malaysia (14%) và Singapore (13%).

“Với nhu cầu F&B tăng mạnh, tỷ lệ thâm nhập dịch vụ giao đồ ăn thấp và sự hợp nhất đang diễn ra, có rất nhiều cơ hội phát triển dành cho các nền tảng giao đồ ăn trong khu vực. Trong khi tập trung vào năng lực cốt lõi của mình, những công ty dẫn đầu cũng cần để mắt đến những thay đổi tiềm năng của thị trường và những thách thức mới nổi”, CEO Momentum Works nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á đau đầu tìm cách chống đỡ với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á đang phải tìm cách chống đỡ làn sóng sản phẩm giá rẻ Trung Quốc ồ ạt đổ bộ vào thị trường qua thương mại điện tử.

Dòng chảy hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đổ vào Thái Lan được dự báo sẽ ngày càng lớn hơn sau khi nhà bán lẻ trực tuyến Temu của Trung Quốc gia nhập thị trường thương mại điện tử nước này, tờ Bangkok Post viết.

Một nguồn tin giấu tên tiết lộ Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, khi họ cần tìm thêm thị trường xuất khẩu  trong bối cảnh phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt ở Mỹ và châu Âu.

Ông Pawoot Pongvitayapanu, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Thương mại điện tử Thái Lan, ví von Temu như một nhà máy bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Công ty tập trung vào các sản phẩm không thương hiệu với giá thành rẻ hơn. Ví dụ, Temu cung cấp sản phẩm với giá chỉ từ 10 baht mà không tốn chi phí tiếp thị.

Các mặt hàng giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ thu hút người mua và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Chẳng hạn, Temu bán khăn giấy với giá 20 baht, trong khi sản phẩm tương tự của Thái Lan có giá 60 baht.

Do đó, động thái này dự kiến sẽ khơi mào một cuộc chiến giá cả trên thị trường thương mại điện tử Thái Lan, ảnh hưởng đến Lazada, Shopee và TikTok, đồng thời làm dấy lên lo ngại về việc nhiều nhà máy trong nước có thể phải đóng cửa.

Trước đó hồi tháng 2, tờ The StraitsTimes dẫn lời Thủ tướng Srettha Thavisin thừa nhận thực tế hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đang xâm nhập vào quốc gia Đông Nam Á này thông qua các nền tảng thương mại điện tử và hoạt động buôn lậu.

Ông chia sẻ trên X (trước đây là Twitter) rằng dòng hàng Trung Quốc đang gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước, những người không thể cạnh tranh về giá. Theo ông Srettha, các sản phẩm này thường thiếu chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan chính phủ và thường xuyên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Không riêng Thái Lan, theo Reuters, phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á đang bị thu hút bởi các nền tảng thương mại điện tử phát triển nhanh chóng như Temu của PDD Holdings và TikTok Shop thuộc sở hữu của Bytedance. Những nền tảng này chuyên xuất khẩu hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc vào thời điểm chi phí sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.

Trung Quốc từ lâu đã là nhà xuất khẩu chính của nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhưng xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử của nước này đã làm rung chuyển hoạt động mua sắm trực tuyến trên toàn cầu.

Bà Sharon Gai, cựu Giám đốc phụ trách toàn cầu tại Alibaba và tác giả của cuốn “E-commerce Reimagined” cho biết: “Các nhà bán lẻ trực tuyến khác đang chứng kiến sự trỗi dậy của những mặt hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập khắp nơi từ những nền tảng như Temu và Shein, và con thuyền của họ đã bị rung chuyển. Họ không biết liệu họ có thể cạnh tranh được hay không”.

Tuy nhiên, xu hướng bán hàng giá rẻ qua thương mại điện tử không phải từ trên trời rơi xuống. Nó có động lực từ những khó khăn trong kinh tế vĩ mô, người tiêu dùng các nước phải thắt lưng buộc bụng.

Temu và Shein đã không bỏ qua cơ hội này, đổ hàng tỷ đô la để hỗ trợ và giảm giá nhằm tăng thị phần và lấy lòng những người tiêu dùng Đông Nam Á đang vui vẻ mua những chiếc váy giá 10 USD hay tai nghe 5 USD hơn những mặt hàng có giá trị cao.

Theo Nikkei Asia, sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee của Singapore, Lazada thuộc sở hữu Alibaba và TikTok Shop của ByteDance rõ ràng đã mang lại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc một cầu nối mới để tiếp cận khách hàng Đông Nam Á đang tìm kiếm những món hời tốt nhất.

Dữ liệu từ Momentum Works cho thấy trong năm ngoái các nền tảng thương mại điện tử khu vực đã đạt tổng giá trị giao dịch hàng hoá lên tới gần 115 tỷ USD, tăng 15% so với một năm trước.

“Kênh phân phối lớn nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc là Lazada hay Shopee. Với hai kênh phân phối đó, họ thậm chí không cần phải có doanh nghiệp hoạt động thực tế ở Thái Lan”, ông Chaovalit Pakpianthakolphol, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu SME thuộc Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, nói.

Trong khi đó, ông Ristadi – Chủ tịch Liên đoàn Lao động  quốc gia Indonesia, thừa nhận: “Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục chất đống cả trên thị trường truyền thống và trực tuyến của chúng tôi”.

Để đối phó trước những lo ngại rằng TikTok Shop có thể đưa hàng hoá giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường, Indonesia đang cân nhắc cấm hoàn toàn các giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội để bảo vệ các nhà bán lẻ truyền thống.

Đầu tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết chính phủ sẽ xem xét áp thuế lên tới 200% đối với vải nhập khẩu . Ông chỉ ra rằng các mức thuế mới cũng đang được xem xét để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử.

Tại Malaysia, từ tháng 1 năm nay nước này đã áp thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây thường được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu. Trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng cho các sản phẩm đắt tiền hơn.

Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ Thái Lan cần có thêm biện pháp để ngăn chặn làn sóng hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và nhập lậu qua biên giới. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước nên ngừng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để bán lại nhằm tránh thua lỗ.

Bloomberg cho biết Thái Lan có thể sẽ áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua các khu vực thương mại tự do nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ.

Vào ngày 15/2, Thủ tướng Thavisin đã chỉ đạo các quan chức xem xét việc đánh thuế VAT đối với hàng hóa có giá dưới 1.500 baht (56 đô la Singapore) được chuyển qua các khu vực miễn thuế để ngăn chặn việc khai báo gian lận. Quy định mới sẽ được thực hiện trong tháng này.

Đối với các chính phủ Đông Nam Á, làn sóng các sản phẩm giảm giá của Trung Quốc đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất trong nước phản đối khi cho rằng đây là những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thì giới chức nhà nước lại mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào sản xuất địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Việc cân bằng các ưu tiên này đã trở nên khó khăn hơn khi tình trạng bất ổn kinh tế lan rộng ở Trung Quốc khiến các công ty nước này có hàng tồn kho dư thừa phải giải phóng ở mức giá đáy. Điều này đang làm gia tăng sự mất cân bằng thương mại của Đông Nam Á với Trung Quốc.

Năm ngoái, Đông Nam Á và các thị trường châu Á mới nổi khác chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu của Trung Quốc, theo tính toán của Goldman Sachs.

Bà Sonal Varma, Nhà kinh tế trưởng tại Nomura lập luận việc tái cân bằng dòng chảy thương mại giữa Trung Quốc với Đông Nam Á cũng phản ánh “một chiến lược thương mại có ý thức của Bắc Kinh nhằm chuyển hướng xuất khẩu” do căng thẳng và rào cản thương mại gia tăng ở phương Tây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Intel sắp cắt giảm hàng nghìn nhân viên trong bối cảnh thị phần bị suy giảm toàn cầu

Intel đang lên kế hoạch giảm hàng nghìn người nhằm đối phó với tình trạng suy giảm thị phần trong mảng sản xuất chip.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ cho biết kế hoạch có thể sẽ được Intel công bố ngay trong tuần này. Hiện hãng có khoảng 110.000 nhân viên.

Đại diện Intel từ chối bình luận.

Theo Reuters, dù là một trong những công ty lớn trên thị trường máy tính và máy chủ, Intel gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip sử dụng trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo. CEO Pat Gelsinger đã khởi động kế hoạch tái cấu trúc nhằm giành lại lợi thế cạnh tranh của công ty, tập trung vào việc phục hồi khả năng sản xuất, đầu tư vào công nghệ chip tiên tiến và mở rộng sang thị trường mới.

Trước đó, vào tháng 10/2022, hãng công bố kế hoạch cắt giảm chi phí 3 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó sẽ điều chỉnh số lượng nhân viên từ 131.900 xuống còn 124.800 vào cuối 2023. Theo lộ trình, công ty sẽ tiết kiệm chi phí hàng năm từ 8 đến 10 tỷ USD vào năm 2025.

Giới phân tích dự đoán doanh thu của công ty trong quý II/2024 sẽ tương đương cùng kỳ năm trước, trong khi mảng trung tâm dữ liệu và AI giảm 23%.

Trong lĩnh vực chip máy tính, Intel vẫn thống trị nhưng thị phần đang liên tục đi xuống gần đây, còn đối thủ AMD đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo dữ liệu được công ty nghiên cứu Stocklytics công bố tuần trước, thị phần chip dành cho PC và laptop của Intel giảm 20% xuống còn 71,9% trong quý II/2024. Trong khi đó, thị phần của AMD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái lên 21,7%.

Digitaltrends đánh giá, còn khá lâu AMD mới bắt kịp Intel trong mảng chip máy tính, nhưng có những dấu hiệu cho thấy khoảng cách giữa hai bên đang thu hẹp. Nếu không đưa ra chiến lược mới, Intel sẽ tiếp tục bị đối thủ lấy thêm thị phần.

Intel cũng đang nỗ lực mở rộng vào lĩnh vực gia công, sản xuất chip cho các công ty khác. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào động thái thúc đẩy sản xuất chip tại Mỹ của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào châu Á có thể nâng cao triển vọng của Intel trong tương lai.

Google xin lỗi người dùng vì 15 triệu mật khẩu trên Chrome ‘biến mất’

Google xin lỗi sau khi phát hiện trình quản lý mật khẩu Chrome trên Windows “có vấn đề”, khiến hàng triệu người dùng không tìm thấy mật khẩu đã lưu.

Trong lời xin lỗi trên blog cuối tuần qua, Google cho biết sự cố được ghi nhận từ ngày 24/7 và kéo dài sang 25/7. Công ty giải thích vấn đề do “thay đổi bên trong sản phẩm mà không có tính năng bảo vệ phù hợp”.

Google xác nhận sự cố mật khẩu ảnh hưởng đến người dùng Chrome trên toàn thế giới, khiến họ không thể tìm thấy bất kỳ mật khẩu nào đã lưu trong trình duyệt bằng trình quản lý mật khẩu. Mật khẩu mới lưu cũng “vô hình” vì lỗi này. Tuy nhiên, vấn đề chỉ xảy ra với phiên bản M127 của trình duyệt Chrome trên hệ điều hành Windows.

Dựa trên cơ sở hơn 3 tỷ người dùng Chrome, trong đó thiết bị Windows chiếm phần lớn, Google cho biết 25% bị thay đổi cấu hình trong trình duyệt, tương đương 750 triệu tài khoản. Công ty ước tính 2% người dùng gặp vấn đề về trình quản lý mật khẩu, tương đương 15 triệu tài khoản, nhưng không đề cập đến việc chúng bị lộ ra bên ngoài hay chưa.

Sau khi phát hiện lỗi, đội ngũ Google đưa giải pháp xử lý, nhưng bị phàn nàn là “không thân thiện” vì đòi hỏi người dùng cần phải kiến thức kỹ thuật. Hãng cho biết người dùng nên liên hệ bộ phận kỹ thuật của công ty và cập nhật Chrome lên bản mới nhất.

Theo Forbes, dù đã được khắc phục, sự cố đã nêu bật những rủi ro đối với người dùng trong việc phụ thuộc quản lý mật khẩu bằng trình duyệt. Trang này khuyến cáo người dùng nên lưu trữ mật khẩu bằng công cụ riêng, có giải pháp sao lưu để đề phòng trường hợp trình duyệt gặp lỗi.

Lượng người dùng Android chuyển sang sử dụng iOS chạm mức cao kỷ lục

Đối với hệ điều hành iOS, người dùng chỉ có một dòng máy duy nhất để sử dụng là iPhone. Trong khi đó, người dùng Android có nhiều sự lựa chọn hơn về hãng sản xuất, thiết kế cũng như mức giá.

Tuy nhiên, dù hệ điều hành Android có sự đa dạng, các nhà sản xuất smartphone Android lại đang phải đối mặt với một thực tế đáng buồn.

Theo một báo cáo mới được công bố của hãng nghiên cứu thị trường Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), số lượng người dùng chuyển từ smartphone Android sang iPhone đã tăng cao kỷ lục trong quý II/2024.

Cụ thể, 17% người mua iPhone mới trong 3 tháng là những người đã sử dụng smartphone Android trước đây. Đây là tỷ lệ cao nhất mà CIRP từng ghi nhận. Trước đó, trong quý II/2023, CIRP chỉ ghi nhận 10% người dùng Android chuyển sang dùng iPhone.

Đáng chú ý trong báo cáo của CIRP là Apple không ra mắt bất kỳ mẫu iPhone mới hay có chiến dịch marketing lớn nào trong quý II/2024 trong khi hàng loạt người dùng từ bỏ smartphone Android để chuyển sang sử dụng điện thoại của Apple.

Theo các chuyên gia phân tích thị trường của CIRP, người dùng đã kiên nhẫn chờ đợi các hãng smartphone Android ra mắt những sản phẩm mới nhưng sau đó nhận ra rằng, những thiết bị này không đủ hấp dẫn để “lên đời” và họ đã quyết định chuyển sang dùng iPhone.

Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, vào quý II hàng năm, giá bán của các mẫu iPhone đã phần nào “hạ nhiệt” so với thời điểm mới ra mắt, do đó, người dùng thường có xu thế chuyển sang dùng iPhone vào thời điểm này.

Dù với bất cứ lý do gì, việc người dùng Android có xu hướng chuyển sang sử dụng iPhone không phải là tin tốt cho các hãng sản xuất smartphone Android. Nếu muốn tiếp tục duy trì sự thống trị của nền tảng Android trên thị trường toàn cầu, các nhà sản xuất sẽ phải tìm ra cách để chặn đứng tình trạng này.

Nhu cầu các mặt hàng xa xỉ suy giảm trên toàn cầu (đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc)

Trong bối cảnh thị trường hàng xa xỉ toàn cầu đang trải qua giai đoạn khó khăn, tỷ phú người Pháp Bernard Arnault – người sáng lập và đứng đầu tập đoàn LVMH, đã chứng kiến tài sản của mình “bốc hơi” chóng mặt.

Theo bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg, tài sản của ông trùm ngành hàng xa xỉ Bernard Arnault đã giảm 20 tỷ USD từ đầu năm, xuống còn 187 tỷ USD. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong danh sách những tỷ phú trên thế giới, vượt qua cả mức giảm 18 tỷ USD của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Zhong Shanshan.

Sự sụt giảm này đã khiến vị trí của Arnault trên bảng xếp hạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ vị trí người giàu nhất thế giới vào tháng trước, ông đã tụt xuống vị trí thứ 3. Điều này đánh dấu một bước lùi đáng kể cho Arnault, người đã vươn lên đỉnh cao sau đại dịch khi nhu cầu hàng xa xỉ bùng nổ trên toàn cầu.

Theo Bloomberg, nguyên nhân chính khiến tài sản của Arnault “bốc hơi” là do nhu cầu hàng xa xỉ trên toàn cầu suy giảm, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc – thị trường mà ngành công nghiệp xa xỉ đã phụ thuộc rất lớn trong nhiều năm qua. Doanh số bán hàng của LVMH tại khu vực bao gồm Trung Quốc đã giảm mạnh 14% trong quý vừa qua, một kết quả đáng thất vọng đối với tập đoàn vốn được coi là một trong những doanh nghiệp có khả năng chống chọi tốt nhất trước biến động thị trường.

Không chỉ riêng LVMH, nhiều thương hiệu xa xỉ khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự. Burberry và Cartier – thương hiệu trang sức thuộc sở hữu của Richemont, do tỷ phú Nam Phi Johann Rupert kiểm soát, đều đã báo hiệu về sự “xì hơi” nhanh chóng của bong bóng hàng xa xỉ.

Tập đoàn Kering của Pháp, do François Pinault sáng lập và hiện do con trai ông làFrançois-Henri Pinault điều hành, vừa đưa ra cảnh báo rằng lợi nhuận của họ có thể giảm tới 30% trong nửa cuối năm nay. Kering đang phải vật lộn để tái cơ cấu thương hiệu lớn nhất của mình là Gucci. Hậu quả là tài sản của Pinault đã giảm một nửa trong ba năm qua.

Đối với “sói già hàng hiệu” Arnault, đà suy giảm này trùng khớp với thời điểm ông bố trí 5 người con vào các vị trí chủ chốt tại LVMH và tiến hành một loạt thương vụ thông qua quỹ đầu tư tư nhân L Catterton do tập đoàn hậu thuẫn.

Người giàu nhất thế giới hiện tại, Elon Musk cũng chứng kiến tài sản giảm mạnh 21,7 tỷ USD chỉ trong một ngày, sau khi Tesla công bố kết quả kinh doanh quý không như kỳ vọng. Tuy nhiên, tính từ đầu năm, tài sản của Musk vẫn tăng 11,5 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm của SearchGPT nhằm đối đầu với Google

OpenAI đã chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm của SearchGPT, công cụ tìm kiếm bằng AI với khả năng truy cập thông tin theo thời gian thực trên Internet.

Trên trang chủ, OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT vừa chính thức bước chân vào cuộc đua tìm kiếm với SearchGPT, công cụ tìm kiếm bằng AI với khả năng truy cập thông tin theo thời gian thực trên Internet.

The Verge dẫn lời đại diện OpenAI, Kayla Wood cho biết hiện đây mới chỉ là phiên bản thử nghiệm dựa trên mô hình AI GPT-4 và ban đầu sẽ chỉ cho phép 10.000 người dùng thử truy cập.

OpenAI vẫn đang làm việc với các đối tác bên thứ ba và sử dụng nguồn cấp nội dung trực tiếp để xây dựng kết quả tìm kiếm của mình. Mục tiêu cuối cùng của dự án này là tích hợp các tính năng tìm kiếm trực tiếp vào ChatGPT.

Cũng giống với Google, SearchGPT có giao diện một khung chat lớn với câu hỏi người dùng đang tìm kiếm điều gì. Tuy nhiên, thay vì trả về một danh sách liên kết đơn thuần, SearchGPT sẽ cố gắng sắp xếp và hiểu chúng.

Trong một ví dụ từ OpenAI, công cụ tìm kiếm này tóm tắt những sự kiện hay lễ hội âm nhạc, sau đó trình bày mô tả ngắn về các sự kiện và theo sau là đường dẫn đến trang nguồn.

Ở một tìm kiếm khác, SearchGPT giải thích khi nào nên trồng cà chua trước khi phân tích các giống cây khác nhau. Sau khi kết quả xuất hiện, người dùng có thể đặt câu hỏi tiếp theo hoặc nhấp vào liên kết để mở trang web cần thiết.

Với công cụ tìm kiếm bằng AI này, OpenAI sẽ là cái tên mới nhất đặt tham vọng trở thành kỷ nguyên mới của công cụ tìm kiếm.

The Verge cho rằng sự xuất hiện của cha đẻ ChatGPT trong lĩnh vực này là thách thức đáng kể với Google, gã khổng lồ tìm kiếm vốn đang vội vã tích hợp các tính năng AI trên công cụ tìm kiếm của mình do lo ngại người dùng sẽ đổ xô đến các sản phẩm cạnh tranh cung cấp các công cụ này trước.

Chiến thuật đeo bám với ngôn từ có phần gắt gỏng trong Duolingo khiến người dùng lo lắng

Chiến thuật đeo bám với ngôn từ có phần gắt gỏng của con cú Duo khiến ứng dụng Duolingo thu hút sự chú ý, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro.

“Học đi nào. Mà không cũng chẳng sao. Tui không quan tâm… Muốn giỏi mà chỉ nằm mơ không học thì còn lâu mới thành tài”, Hoàng Linh, 23 tuổi, nhân viên văn phòng tại Đà Nẵng, nhận được thông báo từ linh vật cú Duo của ứng dụng ngoại ngữ Duolingo lúc sắp đi ngủ. Quá mệt sau một ngày làm việc, Linh tắt app và lên giường. Sớm hôm sau, thông báo đầu tiên cô nhận được tiếp tục đến từ “cú xanh”: “Từ giờ đến nửa đêm, nếu không luyện tập bạn sẽ mất 7 ngày streak”.

Linh cho biết đây vẫn là tin nhắn “lịch sự” từ Duo của. Nhiều lời nhắc thậm chí dùng từ thô tục. Sau một tuần bị “khủng bố” bởi những lời nửa đùa nửa ra lệnh, cô xóa ứng dụng. “Duo không buông tha tôi. Ứng dụng tiếp tục gửi tin nhắn về email đã đăng ký, đều đặn mỗi ngày nhắc tôi quay lại. Khi thoải mái, tôi thấy tin nhắn đó hài hước, còn khi đang không vui, Duo như một cơn ác mộng”, Linh kể.

Trên các hội nhóm mạng xã hội, không khó tìm kiếm những chủ đề phàn nàn về cách tương tác với người dùng của ứng dụng học ngoại ngữ này. Không chỉ ở Việt Nam, Duolingo nhận về vô số ý kiến trái chiều trên khắp thế giới. Business Insider gọi những lời nhắc của Duolingo với người dùng “thô lỗ” và “tấn công tinh thần”.

Tuy nhiên, ông chủ “cú xanh” vẫn duy trì điều này. Theo công bố của Duolingo, hồi tháng 5, việc đeo bám giúp số người hoạt động hàng ngày tăng cao và hiện đạt tổng hơn 500 triệu người dùng trong quý đầu 2024.

Thành tích này đến từ sức hút kỳ lạ của “cú xanh” với người dùng trẻ. Trong khi một số người tỏ ra gay gắt, những người trẻ dưới 30 có vẻ lại thích thú với những đoạn hội thoại “cục súc”. “Người dùng trẻ thích những công ty có cá tính, độc đáo, đáng nhớ và gần gũi”, Brian Honigman, chuyên gia tiếp thị tại Philadelphia, nói với Business Insider.

Giáo sư Matt Williams tại Trường Kinh doanh Raymond A. Mason thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) cũng nhận xét: “Tính cách láu cá của cú Duo đã thành công rực rỡ với thế hệ người dùng trẻ. Sự táo bạo từ Duolingo không chỉ là một chiêu trò tiếp thị (Marketing), nó còn thúc đẩy sự tham gia của người dùng”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo công thức tiếp cận bằng cách khiến người dùng cảm thấy tồi tệ có thể phản tác dụng khi thực hiện trong thời gian dài. Kristen Smirnov, phó giáo sư tại trường Cao đẳng Whittier, cho rằng việc bị đeo đuổi và “cà khịa” có thể khiến người dùng xóa ứng dụng, không muốn tải và mở lại.

Năm 2020, khi Cem Kansu, Giám đốc sản phẩm của Duolingo, đăng về những con số công ty đạt được nhờ “những lời nhắc học hung hăng”, nhiều người đã chỉ trích, tạo thành làn sóng phản đối lớn. “Ông muốn thúc đẩy người học bằng cách khiến họ thấy xấu hổ, tội lỗi à?”, một người dùng bình luận.

Mara Einstein, giáo sư tại Đại học Queens, nói cách tiếp cận của Duolingo “vô đạo đức và không cần thiết”. Ông cho rằng thương hiệu đã bước qua ranh giới về đạo đức để đạt được mục tiêu. Đây là cách tiếp cận sai lầm, càng đi càng lún sâu.

Einstein so sánh với mô hình đa cấp, những người đứng sau thường xuyên dùng chiến thuật phi đạo đức để thu hút khách mới. Họ thường tấn công khách hàng bằng thông tin liên lạc, sau đó trì hoãn giao hàng hoặc dịch vụ như đã hứa đến khi “con mồi” dành nhiều thời gian, tiền bạc hơn.

Ông lưu ý cú Duo có thể khiến người dùng cảm thấy tội lỗi, điều đó không gây tổn hại nhưng cuối cùng họ sẽ bỏ đi, thậm chí tìm cách né tránh, không muốn “lặp lại sai lầm” bất kỳ lần nào nữa.

Được thành lập năm 2011 tại thành phố Pittsburgh (Mỹ), Duolingo là ứng dụng đa nền tảng giúp học ngoại ngữ miễn phí. Nếu có nhu cầu cao hơn, người dùng sẽ trả phí theo tháng để loại bỏ quảng cáo trong ứng dụng, truy cập ngoại tuyến và thêm một số chức năng đặc biệt khác.

Ứng dụng thiết kế như một trò chơi tạo sự hứng thú khi học ngoại ngữ cho người dùng để nâng cao khả năng nghe, nói, đọc và viết với khoảng 40 ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Năm 2019, Duolingo là app học ngoại ngữ miễn phí được tải về nhiều nhất trên cả iOS và Android. Cùng năm, công ty nhận gói đầu tư từ quỹ CapitalG của Alphabet (công ty mẹ của Google) và chính thức trở thành “kỳ lân” công nghệ với định giá 1,5 tỷ USD.

Duolingo không tiết lộ số người dùng cụ thể tại Việt Nam, nhưng vào năm 2022 từng cho biết Việt Nam là thị trường lớn nhất tại Đông Nam Á với mức tăng trưởng 67% so với năm trước đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Apple lần đầu tiên rơi khỏi top 5 thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại thị trường Trung Quốc

Theo Reuters, Apple đã không còn nằm trong top 5 thương hiệu smartphone tại thị trường Trung Quốc do doanh số sụt giảm. Đây là lần đầu tiên gã khổng lồ công nghệ Mỹ tụt hạng sâu đến vậy tại thị trường tỷ dân, trong khi các đối thủ nội địa như OPPO, Honor, Huawei, Vivo và Xiaomi đang thống trị thị trường.

Sự sụt giảm của Apple tại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh thị trường smartphone nước này đã chấm dứt 11 quý sụt giảm liên tiếp, với doanh số đạt 63,3 triệu thiết bị trong quý I/2024, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Dù Apple đã triển khai chiến lược giảm giá hiếm hoi cho iPhone, nhưng động thái này dường như không mang lại hiệu quả như mong đợi. Theo Wall Street Journal, sự sụt giảm doanh số của Apple tại Trung Quốc, bất chấp việc giảm giá, cho thấy một số người tiêu dùng Trung Quốc không còn xem các sản phẩm chủ lực của Apple là những thiết bị công nghệ tiên tiến nhất.

Cụ thể, theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Canalys, lượng smartphone Apple xuất xưởng tại Trung Quốc đã giảm 6,7% trong quý II/2024, xuống còn 9,7 triệu thiết bị so với 10,4 triệu thiết bị cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến thị phần của Apple tại Trung Quốc giảm từ 16% xuống còn 14%, đồng thời vị trí xếp hạng của hãng cũng tụt từ thứ 3 xuống thứ 6.

Ngược lại, đối thủ nội địa Huawei đã có màn lội ngược dòng ấn tượng với lượng smartphone xuất xưởng tăng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,6 triệu thiết bị trong quý II/2024. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi việc ra mắt dòng Pura 70 series vào tháng 4.

Nhìn chung, thị trường smartphone Trung Quốc đã tăng trưởng 10% trong quý II/2024. Vivo dẫn đầu với thị phần 19%, tiếp theo là Oppo, Honor và Huawei, mỗi hãng chiếm khoảng 15-16% thị phần.

Lucas Zhong, nhà phân tích của Canalys nhận định: “Các nhà sản xuất trong nước đã thể hiện vị thế dẫn đầu thị trường, chiếm giữ top 5 vị trí tại thị trường Trung Quốc đại lục lần đầu tiên trong lịch sử.”

Để kích cầu, Apple đã tăng cường nỗ lực giảm giá trong năm nay. Hãng đã triển khai một chiến dịch khuyến mãi quy mô lớn vào tháng 5, gấp đôi quy mô so với đợt khuyến mãi trước đó vào tháng 2, với mức giảm giá lên đến 2.300 nhân dân tệ (khoảng 318,84 USD) cho một số mẫu iPhone. Tuy nhiên, ngay cả những đợt giảm giá mạnh nhất của Apple cũng không đủ để thúc đẩy hiệu suất tại Trung Quốc.

Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán hiệu suất mạnh mẽ của Huawei sẽ tiếp tục trong suốt năm nay. TechInsights dự báo tổng lượng smartphone xuất xưởng của Huawei tại Trung Quốc sẽ vượt 50 triệu thiết bị trong năm 2024, trong đó dòng Pura 70 series chiếm 10 triệu thiết bị. Điều này có thể đưa Huawei trở thành nhà bán hàng số 1 với thị phần 19%, tăng từ mức 12% trong năm 2023.

Dẫu vậy, Apple vẫn xem Trung Quốc là thị trường quan trọng. CEO Tim Cook đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 3 để củng cố mối quan hệ với các nhà phát triển và nhà cung cấp tại đây. Đồng thời, Apple cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ và Việt Nam về mặt cung ứng.

Việc Apple tụt hạng tại thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp nỗ lực giảm giá, cho thấy những thách thức mà gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang phải đối mặt trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ nội địa.

Một thương hiệu F&B Việt Nam vừa mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Philippines

Trong làn sóng các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, một thương hiệu trà sữa nội địa vừa đánh dấu bước tiến quan trọng tại thị trường Philippines. Cuối tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành quỹ Go Global Franchise Fund (GGFF), cho biết HappiTea – thương hiệu trà sữa Việt Nam – đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Manila, Philippines.

HappiTea, được biết đến với tên gọi Phúc Tea tại Việt Nam, hiện đang sở hữu khoảng 145 cửa hàng trên toàn quốc. Cửa hàng đầu tiên của HappiTea tại Philippines chính thức khai trương vào ngày 1/7, đánh dấu bước đi quốc tế đầu tiên của thương hiệu này.

Theo thông tin từ công ty, HappiTea đã ký kết thỏa thuận nhượng quyền với tập đoàn SM và sẽ hoạt động dưới tên gọi HappiTea tại thị trường mới. Cửa hàng đầu tiên được đặt tại trung tâm thương mại SM City ở Manila.

Câu chuyện khởi nghiệp của Phúc Tea bắt đầu từ năm 2017 với một xe đẩy bán trà sữa nhỏ do hai nhà sáng lập Trần Nhật Vũ và Lý Tấn Tài khởi xướng. Theo nguồn tin địa phương, đối tác nhượng quyền của HappiTea tại Philippines đặt mục tiêu mở 20 cửa hàng trong năm nay.

Ngoài ra, Phúc Tea cũng đang trong quá trình đàm phán để mở rộng sang Indonesia và Malaysia. Chia sẻ về chiến lược phát triển, ông Trần Nhật Vũ, Chủ tịch Phúc Tea, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu đúng, hiểu đủ về nhượng quyền và pháp lý quốc tế, cũng như việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ song phương để đảm bảo sự thành công trong quá trình nhượng quyền.

HappiTea không phải là thương hiệu F&B Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường Philippines. Năm ngoái, hai đơn vị thuộc danh mục đầu tư của quỹ GGFF là Care With Love và Phở’s đã thành công trong việc ký kết thỏa thuận nhượng quyền tại quốc gia này.

Trước đó, hai thương hiệu lớn của Việt Nam là Phở 24 và Highlands Coffee cũng đã từng có mặt tại Philippines dưới sự hậu thuẫn của tập đoàn Jollibee – nhà điều hành mạng lưới dịch vụ ăn uống lớn nhất Philippines. Tuy nhiên, vào tháng 11/2023, báo chí Philippines đưa tin Jollibee đã quyết định bán lại chuỗi Phở 24 cho East-West Restaurant Concepts và chấm dứt thỏa thuận nhượng quyền Phở 24 tại Philippines.

Jollibee hiện cũng đang sở hữu đa số cổ phần của SuperFoods Group, đơn vị vận hành Highlands Coffee và Phở 24. Theo thông tin từ Reuters, cuối năm 2022, Jollibee có kế hoạch bán 10-15% chuỗi cà phê  Highlands với giá 800 triệu USD.

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường F&B Philippines có quy mô ước tính đạt 16,12 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng lên 31,47 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,32% trong giai đoạn này.

Quỹ GGFF, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh và bà Nguyễn Phi Vân, là quỹ đầu tư và tăng tốc nhượng quyền của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu đưa thương hiệu Việt ra thị trường Đông Nam Á.

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch GGFF, nhận định rằng xu hướng nhượng quyền ra nước ngoài sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Bà cho rằng ngành này có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP  quốc gia và tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế nếu được đầu tư đúng mức. Bà dẫn chứng tại Singapore, ngành nhượng quyền đóng góp 3% vào GDP, tại Mỹ là 5,1%, Australia 9% và Canada khoảng 10%.

Gần đây, với vai trò là nhà đầu tư tại chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7, bà Nguyễn Phi Vân tiếp tục khẳng định tiềm năng phát triển của hoạt động nhượng quyền và thể hiện rõ định hướng đầu tư của mình khi tự nhận là “Shark nhượng quyền”.

“Ngành nhượng quyền được dự báo sẽ rất hấp dẫn trong tương lai. Tôi đến Shark Tank Việt Nam là để ‘săn’ startup có mô hình có thể nhượng quyền tốt, nên tôi muốn được gọi là ‘Shark nhượng quyền’,” bà Vân chia sẻ.

Theo Shark Phi Vân, trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhượng quyền đã tăng gấp đôi và theo dự đoán của vị cá mập, ngành này sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong 5 năm tới. Bà Vân nhận định trong giai đoạn 2024 – 2027 sẽ là thời gian bùng nổ khủng khiếp của ngành nhượng quyền trên thế giới.

“Hiện tổng giá trị ngành nhượng quyền lên tới 2.900 tỷ USD, đến năm 2027, con số này sẽ là 4.400 tỷ USD. Một yếu tố khác là khi GDP đầu người của một nước đạt 4.000 USD thì lúc đó thị trường nhượng quyền sẽ tiến tới với tốc độ rất nhanh”, Chủ tịch GGFF cho biết.

Mordor Intelligence ước tính quy mô thị trường F&B Đông Nam Á đạt 192,43 tỷ USD vào năm 2024 và kỳ vọng sẽ chạm mức 349,05 tỷ USD vào năm 2029. Tỷ lệ tăng trưởng kép đạt 12,65% trong gian đoạn này. Lĩnh vực đồ ăn nhanh chiếm tới hơn 42%, trong khi đó Singapore là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 17,58%.

Thị trường lớn nhất khu vực vẫn là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á – Indonesia. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại Mỹ, hầu hết các thương hiệu F&B nổi tiếng của Mỹ đều có mặt tại Indonesia, như Kentucky Fried Chicken, Domino Pizza, Pizza Hut, McDonalds, Burger King, Carl’s Jr. Starbucks, Dunkin Donuts và Baskin Robbins.

Tổng giá trị của ngành dịch vụ ăn uống Indonesia tăng trưởng với tốc độ CAGR là 13,42% trong giai đoạn dự báo 2023-2029. Doanh số bán hàng dịch vụ ăn uống đạt 48,73 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 103,76 tỷ USD vào năm 2029.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Hướng dẫn sử dụng Tether (USDT) tại Việt Nam

Tether (USDT) là một loại tiền điện tử ổn định (stablecoin), có giá trị tương đương với đồng đô la Mỹ. USDT được sử dụng rộng rãi trên thị trường tiền điện tử, vì loại token này có thể giúp giảm thiểu rủi ro biến động giá và tận dụng cơ hội giao dịch để kiếm lời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng USDT tại Việt Nam, bao gồm cách mua, bán, lưu trữ và chuyển đổi USDT.

Tether – Hình ảnh tạo bởi AI DALLE E 3

Lý do bạn nên sử sụng USDT.

 Tại sao bạn nên sử dụng USDT khi giao dịch tiền điện tử? Lý do là vì USDT có những ưu điểm sau:

  • USDT có tính thanh khoản cao, có thể được mua bán nhanh chóng trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử.
  • USDT có giá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường, chính trị hay kinh tế.
  • USDT có thể được sử dụng để mua các loại tiền điện tử khác, hoặc để lưu trữ giá trị khi thị trường có biến động lớn.
  • USDT có thể được chuyển đổi sang tiền tệ truyền thống một cách dễ dàng, thông qua các phương thức thanh toán hỗ trợ.

Cách mua USDT tại Việt Nam.

Có hai cách chính để mua USDT tại Việt Nam: qua sàn giao dịch tiền điện tử hoặc qua trang web mua bán P2P. 

Qua sàn giao dịch tiền điện tử.

Bạn có thể mua USDT bằng cách đăng ký tài khoản trên một sàn giao dịch uy tín, ví dụ như Binance. Sau đó, bạn nạp tiền VND vào tài khoản của bạn qua các phương thức thanh toán hỗ trợ, như chuyển khoản ngân hàng, thẻ Visa/Mastercard, Momo,… 

Tiếp theo, bạn tìm cặp giao dịch VND/USDT và đặt lệnh mua USDT với giá mong muốn. Khi khớp lệnh, bạn sẽ nhận được USDT vào ví của bạn trên sàn.

Qua trang web mua bán P2P.

Bạn có thể mua USDT bằng cách truy cập vào một trang web mua bán tiền mã hóa P2P. Tại các trang P2P, bạn có thể tìm người bán USDT với giá và phương thức thanh toán phù hợp với mình. 

Sau khi chọn người bán, bạn sẽ được chuyển sang một kênh chat riêng, nơi bạn có thể gửi yêu cầu giao dịch và xác nhận thanh toán. Khi người bán nhận được tiền và xác nhận, USDT sẽ được chuyển từ ví khóa của trang web vào ví của bạn.

Cách bán USDT tại Việt Nam.

Cách bán USDT tại Việt Nam cũng tương tự như cách mua USDT, chỉ khác là bạn sẽ đặt lệnh bán USDT thay vì lệnh mua USDT trên sàn giao dịch hoặc trang web P2P. Bạn nên so sánh giá bán USDT trên các nền tảng khác nhau để chọn ra nơi có giá tốt nhất cho bạn.

Cách lưu trữ USDT.

USDT là một loại stablecoin được phát hành trên nhiều chuỗi khối khác nhau, như Bitcoin (Omni Layer), Ethereum (ERC-20), Tron (TRC-20),… Do đó, bạn có thể lưu trữ USDT vào các loại ví hỗ trợ các chuỗi khối tương ứng. 

Một số ví phổ biến để lưu trữ USDT là Trust Wallet, Atomic Wallet, Ledger Nano S/X,… Bạn nên lựa chọn ví có tính bảo mật cao, dễ sử dụng và có độ tin cậy cao.

Cách chuyển đổi USDT.

USDT có thể được chuyển đổi sang các loại tiền điện tử khác hoặc sang tiền tệ truyền thống. 

Bạn có thể sử dụng các sàn giao dịch tiền điện tử để chuyển đổi USDT sang các loại tiền điện tử khác, như Bitcoin, Ethereum, BNB,… Bạn chỉ cần tìm đến cặp giao dịch USDT/XXX và đặt lệnh bán USDT với giá mong muốn. 

Khi lệnh được khớp, bạn sẽ nhận được loại tiền điện tử mà bạn muốn vào ví của bạn trên sàn.

Để chuyển đổi USDT sang tiền tệ truyền thống, bạn có thể sử dụng các trang web mua bán P2P hoặc các sàn giao dịch hỗ trợ rút tiền VND. 

Bạn chỉ cần tìm kiếm các người mua USDT với giá và phương thức thanh toán phù hợp với bạn trên trang web P2P hoặc đặt lệnh bán USDT trên sàn giao dịch. Sau khi giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được tiền VND vào tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc thẻ Visa/Mastercard của bạn.

Kết luận

USDT là một loại tiền điện tử ổn định, có tính ứng dụng rộng rãi trên thị trường tiền điện tử. Bạn có thể mua, bán, lưu trữ và chuyển đổi USDT một cách dễ dàng tại Việt Nam, thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc các trang web mua bán P2P. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách sử dụng USDT tại Việt Nam.

Trung bình mỗi ngày người Việt chi 800 tỷ đồng để mua sắm online

Báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nửa đầu năm 2024 do Metric công bố cho thấy thương mại điện tử Việt Nam đang tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trưởng trên 54% cả về doanh số và sản lượng. Các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop đều đạt kết quả tích cực, phản ánh tiềm năng trong việc khai thác thị trường này.

Nửa đầu năm, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng, tăng lần lượt 54,91% và 65,55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng trưởng phản ánh sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Theo báo cáo, một xu hướng nổi bật khác là sự gia tăng thị phần của các Shop Mall – gian hàng chính hãng của nhà sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm, số lượng Shop Mall đã tăng 12.29% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm từ thương hiệu chính hãng hoặc nhà bán có uy tín.

Các nhà bán trên Shopee có doanh số cao chủ yếu đều sở hữu các kho hàng đặt tại Hà Nội và TP HCM – hai trung tâm kinh tế hàng đầu với hệ thống logistics phát triển. Ngoài ra, khu vực Đồng bằng sông Hồng cũng được chuyên gia Metric đánh giá là khu vực đầy tiềm năng với nhiều kho hàng có doanh số cao, nhờ vào mật độ dân cư đông đúc và nhu cầu tiêu dùng lớn.

Trong các ngành hàng, làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa – đời sống tiếp tục dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên cả 5 sàn thương mại điện tử. Trong đó, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ, với thị phần tăng thêm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Với nhiều biền động của tình hình kinh tề hiện nay, “thắt chặt chi tiêu” vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.

Nửa đầu năm, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu lớn thuộc ngành hàng điện thoại – máy tính bảng. Trong top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất, có tới 4 thương hiệu thuộc ngành này, bao gồm những cái tên quen thuộc như Apple, Samsung, Xiaomi. Điều này cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ.

Thêm vào đó, Honda lần đầu xuất hiện trong danh sách, chứng minh rằng người Việt giờ đây đã tin tưởng và sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm có giá trị cao trên nền tảng trực tuyến. Sự phát triển của hạ tầng logistics và các dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy xu hướng mua sắm này.

Top 10 nhà bán trong hai quý đầu năm chứng kiến sự xuất hiện duy nhất của thương hiệu Việt Nam là Vinamilk. Điều đó cho thấy mức cạnh tranh khốc liệt của nền tảng thương mại điện tử và các thương hiệu nội địa cần chiến lược kinh doanh khéo léo hơn để tăng cường sức cạnh tranh trên các sàn mua sắm trực tuyến ngay tại sân nhà.

Dự báo nửa cuối năm, Metric cho biết giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mùa tựu trường luôn là thời điểm “vàng” cho ngành hàng văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Doanh số ngành hàng này trong hai tháng gần đây tăng mạnh, với tháng 8/2023 ghi nhận doanh số lên tới 254 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với tháng trước đó.

Người tiêu dùng đổ xô mua sắm bút, sách, và họa cụ để chuẩn bị cho năm học mới, khiến thị trường trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ngành Văn phòng phẩm sẽ tập trung doanh số ở phân khúc giá rẻ dưới 50.000 đồng. Các sản phẩm phổ biến được người tiêu dùng quan tâm sẽ là bút, sổ, giấy các loại.

Google từ bỏ kế hoạch loại bỏ cookies của bên thứ 3 sau những phản ứng tiêu cực từ nhà quảng cáo

Theo cập nhật mới đây từ chính Google, gã khổng lồ tìm kiếm này đang thay đổi chiến lược và sẽ không loại bỏ các cookies của bên thứ ba (Third-Party Cookies) trên Chrome như đã dự định trước đó, thay vào đó là lựa chọn một phương pháp mới mang đến cho người dùng nhiều sự kiểm soát hơn.

Quyết định của Google đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chiến lược bảo mật của nền tảng và quan trọng là giúp giảm bớt áp lực trước đó của các nhà quảng cáo.

Google sẽ giới thiệu một “trải nghiệm mới” trên Chrome cho phép người dùng có thể lựa chọn thông minh về quyền riêng tư khi duyệt web. Các API Privacy Sandbox sẽ tiếp tục được phát triển và cung cấp như các phương thức thay thế.

Theo Google, các thử nghiệm gần đây của các công nghệ Privacy Sandbox đã cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn:

  • 89% nhà quảng cáo đã phục hồi chi tiêu quảng cáo trong Google Display Ads.
  • 97% nhà quảng cáo đã phục hồi tỷ lệ chuyển đổi trong Google Display Ads.
  • 55% nhà quảng cáo đã phục hồi chi tiêu cho remarketing cho Google Ads.

Thay đổi mới cũng cho thấy Google đang cố gắng cân bằng các mối quan tâm về quyền riêng tư với nhu cầu của ngành quảng cáo và mô hình kinh doanh của riêng mình.

“Chúng tôi đã phát triển Privacy Sandbox với mục tiêu tìm ra các giải pháp sáng tạo giúp cải thiện đáng kể quyền riêng tư trên môi trường trực tuyến trong khi vẫn duy trì một thế giới internet được hỗ trợ bởi quảng cáo (Advertising).”

Quyết định của Google được đưa ra sau hơn 4 năm liên tục cân nhắc và nhiều lần trì hoãn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer