Skip to main content

Tác giả: Community

McDonald’s đóng cửa một trong những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

McDonald’s Bến Thành là một trong những cửa hàng đầu tiên của thương hiệu này tại Việt Nam.

Fanpage McDonald’s Việt Nam vừa đăng tải thông báo đóng cửa hàng McDonald’s Bến Thành (quận 1, TP.HCM).

Dù không muốn nói lời chia tay, nhưng vào 2h sáng ngày 19/9, McDonald’s Bến Thành sẽ khép lại hành trình 10 năm đồng hành đầy cảm xúc. Cảm ơn bạn vì đã cùng nhau tạo nên một thập kỷ rực rỡ và ý nghĩa”McDonald’s viết trong thông báo gửi khách hàng.

McDonald’s Bến Thành là một trong những cửa hàng đầu tiên của chuỗi đồ ăn nhanh Mỹ tại Việt Nam, được khai trương vào tháng 5/2014 sau cửa hàng ở Đa Kao, quận 1.

Nhà hàng tại Bến Thành gồm 3 tầng mở cửa suốt 24 giờ, được xây dựng với tổng diện tích gần 660 m2, sức chứa khoảng 260 chỗ ngồi (180 chỗ ngồi bên trong nhà hàng và 80 chỗ ngồi ngoài trời) với hướng nhìn sang không gian xanh của Công viên 23/9.

Thay vì dịch vụ Drive-thru, nhà hàng McDonald’s Bến Thành có một quầy đặt hàng “To Go” đặc biệt, giúp những khách hàng bận rộn dễ dàng mua đồ ăn, thức uống và các món tráng miệng nổi tiếng của McDonald’s một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần bước chân vào bên trong nhà hàng.

Đây cũng là nhà hàng đầu tiên tại Việt Nam mà McDonald’s triển khai hệ thống băng chuyền vận chuyển thức ăn được sáng tạo đặc biệt để vận chuyển thức ăn từ bếp ở tầng 3 đến quầy giao hàng tại tầng trệt trong vòng 15 giây.

Hệ thống này được McDonald’s lắp đặt dành riêng cho các nhà hàng có bếp và quầy phục vụ không trên cùng mặt bằng. Khách hàng có thể quan sát một phần quá trình làm việc của nhân viên trong bếp, cũng như hành trình thức ăn đi từ bếp xuống quầy giao hàng thông qua các ô kính tại lầu 2 và lầu 3.

Tháng 2 vừa qua, Mc Donald’s đã kỷ niệm tròn 10 năm thương hiệu này có mặt tại thị trường Việt Nam. Hiện, chuỗi có 36 cửa hàng tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng… Con số này còn cách rất xa so với tham vọng mở 100 cửa hàng từng được chuỗi đồ ăn nhanh Mỹ đặt ra.

Không chỉ McDonald’s, gần đây Starbucks Việt Nam cũng vừa đóng cửa hàng Starbucks Reserve trên đường Hàn Thuyên (quận 1, TP.HCM) từ ngày 26/8.

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố, chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo cửa hàng Starbucks Reserve Hàn Thuyên sẽ chính thức ngưng hoạt động từ ngày 26/8. Tuy nhiên, sự kết thúc sẽ là một khởi đầu mới, Starbucks Reserve sẽ sớm trở lại ở một vị trí khác và hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa”, Starbucks Việt Nam chia sẻ.

Khai trương từ năm 2017, Starbucks Reserve Hàn Thuyên là cửa hàng Reserve đầu tiên và duy nhất tại TP.HCM. So với những cửa hàng Starbucks thông thường, mô hình Reserve phục vụ tại bàn những món cà phê đặc sản cao cấp, mang đến trải nghiệm đắt đỏ và khác biệt hơn.

Hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen có thể đóng cửa nhà máy trong nước

Việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa nhà máy của hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen là triệu chứng của sự bất ổn rộng lớn hơn trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Volkswagen
Volkswagen

“Mây đen” bao phủ Volkswagen

Tuần trước, cảnh báo của Volkswagen về việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa dây chuyền sản xuất tại thị trường trong nước lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm đã gây chấn động khắp nước Đức.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những “đám mây đen” bao phủ nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức đã hình thành trong nhiều năm do chi phí sản xuất tăng cao, nền kinh tế trong nước suy yếu hậu Covid-19 và sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Chiến lược xe điện (EV) yếu kém của VW cũng đang làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về doanh thu của công ty.

Nhà sản xuất ô tô này phải tiết kiệm chi phí khoảng 10 tỷ euro (11,1 tỷ USD) trong 3 năm tới, điều này có thể đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn việc làm và có khả năng phải đóng cửa một số trong 10 dây chuyền lắp ráp tại Đức.

Những cải cách đau đớn của VW có thể được coi là một phần trong những thách thức lớn hơn mà nền kinh tế trị giá 4,2 nghìn tỷ euro của Đức đang phải đối mặt, trong đó sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là do nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm, và mất đi lợi thế cạnh tranh đã gây tổn hại đến tăng trưởng.

“Volkswagen đại diện cho sự thành công của ngành công nghiệp Đức trong 9 thập kỷ qua. Nhưng câu chuyện này cho chúng ta biết bốn năm trì trệ kinh tế và 10 năm sức cạnh tranh quốc tế suy giảm có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Chúng khiến các khoản đầu tư kém hấp dẫn hơn”, ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức, nói với DW.

Nền kinh tế Đức đã suy giảm 0,3% vào năm ngoái, theo cơ quan thống kê quốc gia Destatis. Ba viện kinh tế hàng đầu đã dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 0% vào năm 2024. Điều này trái ngược với 10 năm tăng trưởng liên tiếp mà Đức đã ghi nhận trước đại dịch Covid-19, giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ khi thống nhất vào năm 1990.

Những ngày tháng tươi đẹp nhất của kinh tế Đức đã qua?

Tin tức chấn động về VW, cùng với những tin tức tiêu cực về các gã khổng lồ công nghiệp khác của Đức, bao gồm BASF, Siemens và ThyssenKrupp, đã góp phần khiến nhiều chuyên gia dự đoán rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất của nước Đức có thể đã qua và sự suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi.

Ông Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics có trụ sở tại London, nói với DW rằng: “Thông báo của VW chắc chắn là triệu chứng của tình trạng bất ổn chung trong toàn ngành công nghiệp Đức, chứ không phải là một trường hợp cá biệt”.

Ông đồng thời lưu ý rằng sản lượng công nghiệp trong tháng 7 đã giảm gần 10% so với mức đầu năm 2023 và sản lượng công nghiệp đã có xu hướng giảm trong 6 năm.

Bên cạnh các vấn đề ảnh hưởng đến ngành ô tô của Đức, ông Palmas đã nói về “mất vĩnh viễn năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng” kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, do ảnh hưởng bới chiến sự Ukraine. Capital Economics dự kiến ​​tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của Đức sẽ “tiếp tục giảm trong thập kỷ tới”.

Những cơn gió ngược kinh tế từ các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn tiếp tục làm giảm thị phần của Đức trong chiếc bánh kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các vấn đề địa chính trị ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là giữa phương Tây, Nga và Trung Quốc, đe dọa sẽ tiếp tục đẩy lùi toàn cầu hóa, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Đức.

Khủng hoảng của Volkswagen là ‘lời cảnh tỉnh cuối cùng’

“Thế giới đang thay đổi và nguồn tăng trưởng kinh tế của chúng ta cũng đang thay đổi. Những vấn đề của VW nên là lời cảnh tỉnh cuối cùng để các nhà hoạch định chính sách Đức bắt đầu đầu tư và cải cách để đất nước có thể trở nên hấp dẫn hơn”, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức nhận định.

Tốc độ diễn ra của những cải cách này vẫn chưa chắc chắn, vì cái gọi là “phanh nợ” của Đức (hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu hàng năm ở mức 0,35% GDP) và sự bất đồng giữa các đối tác liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz về ngân sách liên bang năm 2025, có nghĩa là sẽ không còn nhiều dư địa cho các biện pháp kích thích tài khóa nữa.

Dù vậy, bất chấp những luồng tin tức tiêu cực, Đức vẫn là địa điểm quan trọng cho các khoản đầu tư quốc tế. Trong 18 tháng qua, những công ty như Google, Microsoft, Eli Lily, Amazon và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã công bố các kế hoạch chi tiêu lớn.

Berlin đã dành ra khoản trợ cấp khoảng 20 tỷ euro để thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước, đặc biệt là ở miền Đông nước Đức, hỗ trợ các khoản đầu tư của nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC và Intel.

Bà Sudha David-Wilp, giám đốc văn phòng Berlin của tổ chức nghiên cứu German Marshall Fund, cho hay công nghệ sinh học, công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo (AI) và quốc phòng là những lĩnh vực đang phát triển khác của nền kinh tế Đức, và chính phủ có thể hỗ trợ thêm trong khi xây dựng chiến lược công nghiệp mới.

“Không phải tất cả đều là sự u ám và bi quan. Vẫn còn những con đường phía trước để phát triển. Mọi thứ cần phải trở nên tồi tệ trước khi trở nên tốt hơn, và sự thôi thúc đổi mới cần được khơi dậy lại”, bà Sudha nhấn mạnh thêm.

Những diễn biến gần đây gợi nhớ đến tình trạng kinh tế khó khăn của Đức vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (FDP) cho hay Đức hiện đang là một “người mệt mỏi” cần “một tách cà phê ngon” từ các cải cách cơ cấu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamFinance

Nền kinh tế toàn cầu ngóng chờ chính sách sắp tới của Fed

Trước thềm cuộc chính sách tuần này, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiến gần hơn tới mục tiêu lạm phát của mình, nhưng họ sẽ hạ lãi suất bao nhiêu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Dữ liệu lạm phát tuần trước cho thấy áp lực giá đã giảm đáng kể kể từ khi tăng vọt vào năm 2021 – 2022. Một thước đo về giá tiêu dùng đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021. Chỉ số về giá sản xuất cho thấy giá bán buôn vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Cả hai số liệu mới chắc chắn đủ sức để mở đường cho Fed cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 17 – 18/9. Ở cuộc họp đó, ngoài đưa ra quyết định về lãi suất, Fed còn công bố các dự báo cập nhật khác.

“Chúng ta vừa có thêm hai tháng dữ liệu lạm phát tích cực kể từ cuộc họp chính sách trước. Đó là những gì Fed cần”, bà Claudia Sahm, nhà kinh tế trưởng của New Century Advisors, chia sẻ với CNBC.

Tuy nhiên, câu hỏi của các nhà đầu tư bây giờ là Fed sẽ hành động quyết liệt đến đâu. Thị trường tài chính nhìn chung không cung cấp manh mối đáng chú ý nào.

Trong phần lớn tuần trước, các nhà giao dịch đều nghiêng về khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps), theo CME Group.

Tuy nhiên, các dự đoán thay đổi vào ngày 13/9 khi các nhà giao dịch đặt cược gần bằng nhau cho hai khả năng giảm 25 bps và 50 bps.

Bà Sahm, mẹ đẻ của chỉ báo suy thoái Quy tắc Sahm, là một trong những người ủng hộ Fed nên mạnh tay hạ lãi suất 50 bps để bảo vệ thị trường lao động.

“Ngân hàng trung ương đã giữ lãi suất trên mức 5% trong hơn một năm để chống lạm phát. Họ đã chiến thắng. Bây giờ, các quan chức cần phải tìm đường lui”, bà Sahm bày tỏ.

“Kể từ tháng 7, thị trường lao động đã yếu đi. Vì vậy, Fed cần phải điều chỉnh chính sách. Chúng ta đã có thêm một vài dữ kiện. Fed cần phải hành động, giảm lãi suất 50 bps và sẵn sàng nới lỏng chính sách hơn nữa”, bà nói.

Niềm tin về lạm phát

Các báo cáo giá cho thấy cuộc chiến đưa lạm phát trở lại mức 2% vẫn chưa kết thúc, nhưng ít nhất mọi thứ đang đi đúng hướng.

Vào tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước và đi lên 2,5% so với cùng kỳ. Không tính chi phí thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 3,2% so với cùng kỳ, vẫn cách xa mục tiêu của Fed.

Mặc dù áp lực giá vẫn duy trì, các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng ngày càng tin rằng lạm phát đã được kiềm chế. Những người được Đại học Michigan phỏng vấn vào tháng 9 dự kiến lạm phát (inflation) sẽ giảm còn 2,7% trong 12 tháng tới, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

Xét đến tất cả các động lực lạm phát khác nhau, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu vào cuối tháng 8 rằng ông “ngày càng tự tin” là lạm phát đang có xu hướng trở lại mức 2%.

Như vậy, mối bận tâm của Fed giờ đây sẽ tập trung vào thị trường việc làm. Trong cùng bài phát biểu tại hội nghị Jackson Hole ở Wyoming, ông Powell cho biết Fed “không tìm kiếm hay chào đón việc thị trường lao động yếu đi hơn nữa”.

“Nếu ông Powell muốn thực hiện lời tuyên bố của mình thì Fed nên thực sự hành động, vì xu hướng suy yếu đó đã xuất hiện”, nhà kinh tế Sahm lưu ý.

“Nếu xu hướng đó không tạm ngừng lại thì chúng ta sẽ tiếp tục thấy số liệu việc làm đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên”, bà cảnh báo.

Kịch bản giảm 25 bps

Rõ ràng, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Fed nên hạ lãi suất 25 bps tại cuộc họp tuần này. Nhiều chuyên gia nhận định Fed vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết lạm phát và không nên quá lo lắng về thị trường lao động hay sự suy yếu của nền kinh tế nói chung.

“Đó là chìa khoá mà các quan chức cần phải tập trung vào. Họ đang bình thường hoá chính sách chứ không phải cố gắng cung cấp hỗ trợ cho một nền kinh tế đang gặp khó khăn”, ông Tom Simons, nhà kinh tế tại Jefferies, cho hay.

Vị chuyên gia đánh giá ngân hàng trung ương Mỹ “đã làm rất tốt trong việc thể hiện quan điểm đó cho đến nay”. Theo ông Simons, ngay cả khi chỉ giảm 25 bps, Fed vẫn còn nhiều dư địa để hành động về sau.

“Lý do khiến Fed thận trọng như vậy là vì họ lo ngại lạm phát sẽ trở lại. Bây giờ, họ đã tự tin hơn về mặt lạm phát. Nhưng họ cần phải rất cẩn thận theo dõi các động lực có khả năng thay đổi”, ông nói thêm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Tiki vẫn nhọc nhằn với cuộc đua giành và giữ thị phần từ TikTok Shop và Shopee

Năm 2023 được Tiki gọi là “khoảng tĩnh” để tập trung nâng cấp dịch vụ, hạ tầng công nghệ, tái cơ cấu theo hướng bền vững, tối ưu trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Thị trường thương mại điện tử năm qua sôi động với nhiều chiến dịch triệu USD. Thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 16-30% hàng năm trong suốt 4 năm qua. Riêng trong quý đầu tiên của năm 2024, bốn nền tảng thương mại điện tử lớn nhất là Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đã thu về tổng cộng 79.120 tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV), 768,4 triệu sản phẩm bán ra.

Tuy không có sự tăng trưởng thị phần trong năm qua, song giá trị đơn hàng bình quân (AOV) của Tiki vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đại diện đơn vị, năm qua công ty không tập trung vào hoạt động bán hàng hay marketing để tranh giành thị phần. Một năm qua doanh nghiệp ở trạng thái “tĩnh chứ không lặng”, khác biệt hoàn toàn so với định nghĩa “lặn mất tăm”. Sau quý đầu năm, kỳ lân thương mại điện tử Việt bắt đầu truyền thông về các hoạt động mới, đánh dấu sự quay lại cuộc đua.

“Chúng tôi không e ngại khi nhìn các đối thủ vượt lên. Tiki cần khoảng tĩnh để củng cố các thế mạnh hiện hữu, hoàn thiện từ công nghệ đến con người nhằm mang đến giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác”, đại diện nói.

Tái cơ cấu theo chiều sâu

Đại diện đơn vị cho biết, năm qua Tiki tập trung nâng cấp hệ thống và quy trình hoạt động. Sàn áp dụng quy trình kiểm duyệt gắt gao, cam kết 100% sản phẩm đều là hàng chính hãng. Nhà bán hàng và đối tác thương hiệu cũng được sàng lọc kỹ, củng cố chất lượng dịch vụ.

Về công nghệ, doanh nghiệp xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là hạng mục đầu tư quan trọng. Ngoài nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, giao diện website lẫn ứng dụng, Tiki tận dụng AI để tăng tốc độ xử lý đơn hàng, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định trong giai đoạn cao điểm.

Song song, sàn tiếp tục nâng cấp các điều khoản trong chính sách đổi trả miễn phí 30 ngày, cam kết giao hàng hai tiếng và đúng hẹn. Việc chọn lọc hợp tác với các nhà bán, đối tác thương hiệu cũng mang đến mức ưu đãi sâu, thu hút người dùng bằng chính sách giá tốt.

Hệ thống ngành hàng đa dạng của Tiki cũng là ưu thế trong bối cảnh nhiều cạnh tranh. Người dùng có thể mua sắm sản phẩm từ loạt danh mục: làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, mẹ và bé, tiêu dùng nhanh, điện gia dụng, thiết bị điện tử, sách, văn phòng phẩm… Các lĩnh vực khác như thời trang, thể thao, du lịch… cũng ghi nhận lượt mua đáng kể với số lượng danh mục sản phẩm lên đến hàng chục nghìn.

Đánh dấu lần trở lại này, Tiki triển khai chương trình “Top Deal cam kết siêu rẻ mỗi ngày”. Hàng nghìn sản phẩm từ đa dạng ngành hàng cam kết giá rẻ nhất thị trường. Chương trình diễn ra liên tục mỗi ngày, tạo điều kiện mua sắm tiết kiệm, tối ưu chi phí cho người tiêu dùng.

Tìm hướng cạnh tranh với cam kết chất lượng

Theo các chuyên gia, một trong những nỗi e ngại lớn nhất của người dùng mua sắm trực tuyến là chất lượng hàng hóa. Đáp ứng tâm lý này, mới đây, nền tảng ra mắt chiến dịch “Chọn Tiki – Mua hàng thật, dễ thật”, lan tỏa thông tin đến người dùng cả nước về nơi mua sắm trực tuyến uy tín. Tất cả sản phẩm trên sàn đều được cam kết sàng lọc kỹ càng với khâu kiểm duyệt giấy tờ gắt gao, đảm bảo 100% chính hãng.

Hiện tại, nền tảng yêu cầu cả nhà bán hàng lẫn đối tác thương hiệu cung cấp giấy tờ chứng minh chất lượng, sở hữu hoặc phân phối nhãn hiệu với các sản phẩm đăng bán. Với thương hiệu lớn, sàn liên kết trực tiếp để nhập và lưu kho thông qua chính sách “Fullfilment by Tiki”, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, kiểm soát gắt gao chất lượng đầu cuối.

Với sản phẩm nhỏ lẻ, Tiki ứng dụng công nghệ AI, phát hiện các sản phẩm nghi ngờ, từ đó tiến hành kiểm tra sâu để tránh sai sót và kịp thời gỡ bỏ các sản phẩm kém chất lượng. Sàn có bộ phận chuyên điều tra chất lượng, rà soát sản phẩm hàng ngày và mua trực tiếp những mặt hàng đáng nghi hoặc có dấu hiệu vi phạm để kiểm chứng thực tế.

Tiki bảo vệ quyền lợi người dùng bằng chính sách hoàn tiền 200%, áp dụng với sản phẩm xác định là hàng giả, nhái. Sàn còn miễn phí trả hàng trong 30 ngày nếu khách hàng đổi ý.

Với sản phẩm điện gia dụng hay điện thoại thuộc nhóm Tiki Trading, sàn có chương trình đổi trả 365 ngày nếu lỗi từ nhà sản xuất và 30 ngày với các thương hiệu khác. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm ngay khi nhận mà không giới hạn về ngành hàng. Đây là cách Tiki cam kết chất lượng sản phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và các nhà bán hàng uy tín.

Với các chính sách trên, Tiki xác nhận chính thức trở lại thị trường, khởi động bằng chiến dịch “Chọn Tiki, Mua hàng thật, dễ thật”. Đặc biệt, các đợt sale ngày đôi, giữa tháng hoặc lương về hứa hẹn đem đến nhiều ưu đãi “khủng”.

Đại diện Tiki nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ giữ vững quy trình tuyển chọn sản phẩm, đảm bảo hàng hóa đến tay người mua luôn đạt chất lượng bền vững. Song song đó, đơn vị tiếp tục mang đến ngày càng nhiều sản phẩm ưu đãi, cam kết giá siêu rẻ mỗi ngày.

“Những phương thức cá nhân hóa trải nghiệm khi mua sắm cũng sẽ được cải tiến để đảm bảo mọi người mua sắm không chỉ yên tâm mà còn tiện lợi”, đại diện này nói thêm.

Tất cả chiến lược hướng đến sự tin tưởng và trải nghiệm của khách hàng. Hiện hàng triệu sản phẩm bán ra từ sàn thương mại điện tử này đã được giao nhanh 2 giờ tại TP HCM và Hà Nội, giao đúng khung giờ trên toàn quốc.

Cam kết giao hàng trong 2 tiếng đã thành một trong các lợi thế đặc trưng của sàn, trở thành niềm tin cho cuộc đua thị phần nửa cuối năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Cảnh giác với trào lưu sáng tạo nội dung bằng AI của các công ty khởi nghiệp

Các công ty khởi nghiệp đang tập trung phát triển những nền tảng dùng AI để tạo ra các video sáng tạo nội dung, từ đó kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội…

Các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang tràn ngập những hình ảnh, video do AI tạo ra trong bối cảnh các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) tìm cách tăng lượt xem và kiếm tiền từ các chính sách tiền thưởng từ lượt xem hoặc tiếp thị liên kết bên dưới các bài đăng.

Một loạt các công ty khởi nghiệp AI mới như Faceless.video và Autoshorts.ai đang sẵn sàng tăng cường số lượng AI tổng hợp trên web. Những công ty này, cùng với hàng loạt đối thủ cạnh tranh như StoryShort.AI, cung cấp các sản phẩm tự động đăng nội dung do AI tạo lên các tài khoản mạng xã hội có tính phí.

KHI AI TRỞ THÀNH NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG

Tỷ lệ đầu ra dao động từ 3 video được đăng tự động một tuần đến 120 video mỗi tháng cho một tài khoản TikTok hoặc YouTube.

Người đồng sáng lập Jacob Seeger chia sẻ với truyền thông rằng Faceless.video ra mắt cách đây chưa đầy một năm với mục tiêu tự động hóa toàn bộ quá trình trở thành người sáng tạo nội dung.

Seeger cho biết: “Trước đây, mọi người thường phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu cách chỉnh sửa video, tìm kiếm nội dung, hình ảnh hay video liên quan thì giờ đây, về cơ bản, nền tảng này sẽ xử lý tất cả những việc đó cho bạn”.

Công ty yêu cầu người dùng chọn chủ đề cho chuỗi video hàng ngày của họ, từ những câu chuyện từ kinh dị cho đến truyền cảm hứng, được thiết kế để thành một series dưới dạng video để đăng lên mạng xã hội.

Trong một ví dụ được công ty chia sẻ, một người sáng tạo đã đăng một video về chủ đề tôn giáo thu hút gần 400.000 lượt xem trên TikTok. Người sáng tạo tương tự cũng đăng một loạt video do AI tạo trên tài khoản của họ cảnh báo hành vi lừa đảo và cũng nhận về lượt xem “khủng” tương tự.

Sau khi người dùng chọn xong chủ đề, công ty sẽ tạo các video theo kịch bản một câu chuyện, có lồng tiếng, nhạc nền và các hình ảnh do AI tạo ra đi kèm được định dạng để đủ điều kiện kiếm tiền trên TikTok hoặc YouTube. Công ty tính phí 30 USD một tháng cho các video do AI tạo ra hàng ngày và 45 USD để đăng hai lần một ngày.

SẢN PHẨM DÀNH CHO AI?

Seeger cho biết, nhóm người dùng Faceless.video lớn nhất đang tìm cách kiếm tiền thông qua chương trình phần thưởng hoặc liên kết liên kết của TikTok, mặc dù cũng có một số người dùng khác chỉ muốn một công cụ dễ dàng để phát triển tài khoản mạng xã hội của họ. Công ty cho biết họ có khoảng 10.000 người dùng hoạt động hàng ngày.

Tự động đăng bài kiếm thu nhập là chủ đề nóng đã lan rộng khắp nền kinh tế kỹ thuật số khi mọi người tìm kiếm một nghề tay trái như sáng tạo nội dung hoặc bán hàng trung gian để kiếm thêm thu nhập. Điểm thú vị của video không lộ mặt là người dùng có thể ẩn danh, nghĩa là không cần phải cho đồng nghiệp hoặc người quen biết rằng bạn đang đăng video hai lần một ngày trên TikTok.

Tìm kiếm nhanh “video vô danh” trên YouTube, Reddit và TikTok sẽ tìm thấy rất nhiều video và các cuộc thảo luận về cách sử dụng AI tổng hợp để kiếm tiền trên mạng xã hội. Chương trình phần thưởng dành cho người sáng tạo của TikTok có thể khá sinh lợi đối với một số người dùng, nhưng nó thường yêu cầu người sáng tạo tạo ra hàng triệu lượt xem trên video để đóng góp một cách có ý nghĩa vào thu nhập của họ.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định những video vô danh này có thực sự mang lại doanh thu đáng kể hay hay chỉ là chiêu trò quảng cáo.

NHƯNG LIỆU CÓ DỄ DÀNG?

Sanket Shah, Giám đốc điều hành của nền tảng tạo video Invideo, nói với BI: “Quan điểm của tôi là YouTube, TikTok, Instagram, họ sẽ không cho phép những nội dung từ AI tự động lên xu hướng để có nhiều lượt xem”. Nền tảng của Shah cung cấp một loạt công cụ tạo AI cho người sáng tạo, nhưng đặc biệt không cung cấp tính năng đăng bài tự động, điều mà ông cho là không có ý nghĩa.

Ông nói: “Nó phụ thuộc vào chiến lược, sự sáng tạo và tính nhất quán và tôi không nghĩ rằng thế giới cần nội dung tự động”.

Nền tảng kiếm tiền dành cho người sáng tạo Spotter đang đặt cược tương tự rằng việc trang bị cho người sáng tạo các công cụ AI là con đường tốt nhất phía trước khi cố gắng cạnh tranh trên mạng xã hội với làn sóng video do AI tạo ra.

Tuần trước, công ty đã công bố một công cụ AI mới để tạo ra các ý tưởng video mà người đứng đầu sản phẩm của họ cho biết nhằm giúp những người sáng tạo vượt lên dẫn đầu trong làn sóng nội dung AI vô tận sắp ra mắt.

Các nền tảng chính cũng đang sử dụng các công cụ AI tổng quát như một công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung. Chẳng hạn, TikTok cung cấp một bộ tính năng chỉnh sửa AI tổng quát thông qua ứng dụng anh em có tên CapCut.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Trung Nguyên E-Coffee ra mắt phiên bản nhượng quyền mới

Ngày 14/9, Trung Nguyên E-Coffee – “mô hình nhượng quyền cà phê truyền cảm hứng khởi nghiệp thành công” (CNN), ra mắt phiên bản 2024, hơn 200 hợp đồng được ký kết tại sự kiện.

Theo nguồn tin từ CNN (Mỹ), Trung Nguyên E-Coffee là mô hình nhượng quyền cà phê truyền cảm hứng khởi nghiệp thành công cho cộng đồng.

Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng hội tụ tinh hoa 3 nền văn minh cà phê

Mô hình Trung Nguyên E-Coffee vừa chính thức ra mắt phiên bản mới 2024 với thông điệp “Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê – Tinh hoa hội tụ”, được thiết kế khác biệt, đặc biệt từ nhận diện không gian, hệ sản phẩm, menu, đến các gói hợp tác đa dạng nhằm kết nối tất cả hàng quán cà phê trên cả nước, xây dựng cộng đồng cửa hàng ba nền văn minh cà phê tại Việt Nam và quốc tế, góp phần tạo dựng hình ảnh một cường quốc cà phê Việt Nam.

CNN nhận định: “Trung Nguyên E-Coffee là đại diện một phần tầm nhìn chiến lược của tập đoàn Trung Nguyên Legend nhằm nâng tầm thưởng thức văn hóa cà phê Việt Nam”.

Hơn 500 đối tác và hàng nghìn khách hàng được chia sẻ, trải nghiệm thực tế mô hình Trung Nguyên E-Coffee mới mang tính chuyên gia, chuyên biệt ngay tại lễ ra mắt.

Sự sắp đặt không gian, hệ sản phẩm, menu theo ba văn minh cà phê thế giới Ottoman – Roman – Thiền cùng câu chuyện kể thực cảnh về hành trình đổi mới mô hình Trung Nguyên E-Coffee gửi gắm thông điệp về sự kết nối và giao lưu tinh hoa các nền văn minh cà phê, mở ra cơ hội đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành cà phê Việt Nam và toàn cầu đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các đối tác, khách hàng.

Kết hợp sự khác biệt, đặc biệt của mô hình cùng chính sách nhượng quyền tối đa lợi ích nhất cho khách hàng và những ưu đãi đặc biệt trong dịp ra mắt phiên bản mới, Trung Nguyên E-Coffee đã thu hút sự quan tâm, đồng hành của đông đảo đối tác, khách hàng, đem về hơn 200 hợp đồng hợp tác nhượng quyền ký kết thành công ngay tại chương trình.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền cà phê thành công và đa lợi ích hàng đầu

Trung Nguyên E-Coffee là một hệ thống F&B và bán lẻ toàn diện và vượt trội được Tập đoàn Trung Nguyên Legend chính thức ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8/2019. Đến nay, Trung Nguyên E-Coffee tạo ra một môi trường hợp tác thịnh vượng, bền vững, trở thành một mô hình kinh doanh cà phê thành công, tối ưu và tối đa lợi ích cho tất cả phân khúc khách hàng từ các cá nhân muốn khởi nghiệp, chủ quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi bán lẻ, trường học, ga tàu…

Thuộc tập đoàn cà phê Trung Nguyên Legend, mô hình Trung Nguyên E-Coffee tiếp nhận các lợi thế sẵn có từ thương hiệu, chất lượng cà phê vượt trội, menu thức uống với tính chuyên gia, chuyên biệt, mô hình vận hành, chuỗi cung ứng, đào đạo…

Không chỉ quy tụ hệ sản phẩm cà phê năng lượng tuyệt hảo, hội tụ tinh hoa của 3 nền văn minh cà phê Ottoman – Roman – Thiền, Trung Nguyên E-Coffee là nơi cung cấp và trải nghiệm những ly cà phê tuyệt hảo được chế biến từ những hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ngon hàng đầuthế giới, cũng như chia sẻ công thức thành công qua những cuốn sách quý nền tảng đổi đời. Hơn nữa, được định vị là một thế giới cà phê thu nhỏ, Trung Nguyên E-Coffee cung cấp hệ sinh thái cà phê vượt trội từ các sản phẩm cà phê bán lẻ đến máy móc, thiết bị, phụ kiện, công cụ dụng cụ… theo ba văn minh cà phê, chuyên dùng cho gia đình, cho hệ thống quán và làm quà tặng.

Cùng với cam kết cung ứng trang thiết bị chuyên nghiệp và các giải pháp mô hình sinh thái cà phê khác biệt, Trung Nguyên E-Coffee đảm bảo thực hiện các chương trình đào tạo từ pha chế, bán hàng, chăm sóc khách hàng đến quản lý vận hành, cũng như chia sẻ giải pháp vận hành kinh doanh tối ưu, các hoạt động marketing, quảng bá trong suốt quá trình hợp tác.

Giải pháp kinh doanh khởi nghiệp cà phê giành cho cộng đồng trẻ

Với mong muốn kết nối tất cả hàng quán cà phê để chung tay tạo dựng hình ảnh một cường quốc cà phê Việt Nam, Trung Nguyên Legend đã dành thời gian nghiên cứu và hoàn thiện mô hình Trung Nguyên E-Coffee.

Ra mắt phiên bản mới 2024, Trung Nguyên E-Coffee đem đến đa dạng các gói hợp tác nhượng quyền tối ưu cho khách hàng, tạo cơ hội hợp tác, khởi nghiệp bền vững, gia tăng về lợi ích kinh tế cho mọi đối tượng, đặc biệt những người trẻ mới bắt đầu, hay tái khởi nghiệp, muốn chuyển đổi sang mô hình chuyên nghiệp hơn.

Cùng chính sách nhượng quyền 0 đồng được duy trì, Trung Nguyên E-Coffee cung cấp 5 gói chuyển đổi chỉ từ 56 đến 196 triệu đồng, và 6 gói đầu tư theo các phong cách thiết kế với chi phí từ 65 đến 245 triệu đồng. Đồng thời, có thiết kế linh hoạt, tối ưu hóa cho mọi địa điểm với diện tích mặt bằng chỉ từ 4m2, Trung Nguyên E-Coffee đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh và năng lực tài chính cho cộng đồng giới trẻ.

Với sự bảo trợ thương hiệu và nguồn khách hàng hiện hữu rộng khắp của Trung Nguyên Legend, cùng các chính sách hợp tác tối đa lợi ích được xây dựng từ kinh nghiệm gần 30 năm của tập đoàn này giúp hạn chế những rủi ro trong việc vận hành, quản lý, Trung Nguyên E-Coffee sẽ là một giải pháp kinh doanh khởi nghiệp hàng đầu, thiết thực và bền vững cho cộng đồng khởi nghiệp trẻ.

Trung Nguyên E-Coffee dự kiến bùng phát mạnh mẽ từ nay đến năm 2025, xây dựng một hệ thống 3.000 cửa hàng trên cả nước và tại thị trường quốc tế, góp phần nâng tầm thưởng thức và không gian trải nghiệm cà phê Việt Nam.

Cùng với hệ thống không gian Trung Nguyên Legend, Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend đang phát triển tại Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc và sắp tới là Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp, Đông Nam Á, châu Á, châu Âu… Sự ra mắt phiên bản mới cùng kế hoạch bùng phát mô hình Trung Nguyên E-Coffee tiếp tục góp phần hiện thực hóa tầm nhìn“nâng tầm thưởng thức văn hóa cà phê Việt Nam” và tạo dựng hình ảnh cường quốc cà phê Việt Nam của tập đoàn Trung Nguyên Legend.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Grab Việt Nam hỗ trợ 8 tỷ đồng cho người dân và đối tác sau bão

Ngoài hỗ trợ tiền, Grab sẽ có các hoạt động thiết thực trợ giúp đối tác tài xế và thương nhân hoạt động trên nền tảng chịu ảnh hưởng của bão lũ ở khu vực phía Bắc.

Ngày 13/9, Grab Việt Nam thông báo sẽ dành tổng ngân sách 8 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và đối tác Grab đang gặp hoàn cảnh khó khăn do bão, lũ ở các tỉnh phía Bắc.

Trong đó, Grab sẽ dành 2,5 tỷ đồng đóng góp trực tiếp đến Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để ủng hộ công tác cứu trợ đồng bào và khắc phục hậu quả do bão, lũ ở các tỉnh phía Bắc; cùng với 500 triệu đồng để đồng hành trong các hoạt động hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.

Phần ngân sách còn lại sẽ được dành cho các hoạt động hỗ trợ thiết thực cho đối tác tài xế và đối tác thương nhân đang hoạt động trên nền tảng Grab – cũng là những người dân địa phương đang bị ảnh hưởng trực tiếp do bão, lũ ở các tỉnh phía Bắc.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn cho biết: “Sự chung tay ủng hộ của Grab Việt Nam đã góp phần động viên, làm vơi bớt những đau thương, mất mát, giúp nhân dân các địa phương vùng bị bão lũ, thiên tai nhanh chóng ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần đại đoàn kết của toàn dân tộc ta.”

Thông tin chi tiết về việc các hoạt động hỗ trợ sẽ sớm được Grab gửi đến các đối tác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Số tiền thuế mà Facebook, Google, TikTok.. nộp trong 8 tháng đầu năm 2024

Các nền tảng quảng cáo nước ngoài như Google, Facebook, TikTok… đã nộp hơn 6.200 tỷ đồng tiền thuế 8 tháng đầu năm, tăng 24% so với cùng kỳ 2023.

Theo thông tin Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) công bố, hiện có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 đơn vị so với lần cập nhật cuối tháng trước. Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple…

Tính đến ngày 15/8, họ đã nộp hơn 6.234 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Số này cũng bằng 125% so với dự toán giao năm nay.

Như vậy, với khoản nộp thêm này, lũy kế từ tháng 3/2022 – thời điểm cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vận hành, các doanh nghiệp ngoại đã nộp gần 18.000 tỷ đồng.

Hiện 6 nhà cung cấp nước ngoài, gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Cũng theo số liệu từ cơ quan thuế, tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng do cơ quan này quản lý ước đạt 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 77,2% so với dự toán năm. So với cùng kỳ năm ngoái, số thu ngân sách tăng 17,9%. Trong đó, 53 địa phương có số thu tăng so với cùng kỳ 2023, chỉ 10 địa phương thấp hơn.

Tám tháng đầu năm, nhà chức trách cũng thanh, kiểm tra hơn 38.700 cuộc, kiến nghị xử lý gần 40.000 tỷ đồng; ban hành gần 12.300 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền hơn 90.500 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một ứng dụng thuần Việt vượt qua Netflix và giữ vị thứ hai về nền tảng phát trực tuyến phim phổ biến tại Việt Nam

Trong báo cáo “The Connected Consumer” quý 2/2024 của Decision Lab, FPT Play đã vượt qua Netflix, giữ vị trí thứ hai về nền tảng phát trực tuyến phim phổ biến tại Việt Nam trong quý 2…

Đây không phải lần đầu tiên nền tảng video trực tuyến thuần Việt FPT Play vượt qua Netflix. Từ quý 4/2023, ứng dụng video trực tuyến của Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc để thay thế vị trí của Netflix trong bảng xếp hạng định kỳ của Decision Lab về hạng mục nền tảng phát trực tuyến phim phổ biến tại Việt Nam.

Theo đó, FPT Play hiện giữ vị trí thứ ba về mức độ phổ biến, xếp sau lần lượt hai nền tảng xuyên biên giới là Youtube và Facebook. Cụ thể, YouTube dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng xem phim đạt 68% – tạo khoảng cách khá xa so với nền tảng khác; Facebook xếp thứ hai với tỷ lệ sử dụng đạt 32%.

Xếp sau Facebook lần lượt, các ứng dụng “suýt soát” về tỷ lệ người sử dụng với FPT Play (29%), Netflix (28%) và VTV Go (27%).

Trong báo cáo “The Connected Consumer”, Decision Lab nhận định thứ hạng nền tảng phát trực tuyến phim tương đối ổn định. YouTube ghi nhận sụt giảm nhẹ về mức sử dụng, trong khi các OTT nội địa của Việt Nam như VieOn đã tăng trưởng đáng kể, có thể do thành công của việc phát hành các chương trình truyền hình phổ biến.

Theo báo cáo, điểm chung của cả hai nhóm tuổi Gen X (những người sinh ra từ năm 1965 đến 1980) và Gen Z (những người sinh ra từ năm 1997 đến 2012) đều lựa chọn Youtube là nền tảng xem phim hàng đầu và các nền tảng nội địa là lựa chọn thứ hai. Trong khi đó, Gen Y (thế hệ được sinh ra trong giai đoạn từ năm 1980 – 2000) lại ưu tiên các nền tảng xem phim Việt Nam.

Xét về tỷ lệ yêu thích, các nền tảng video trực tuyến của Việt Nam (FPT Play, VTV Go, Keeng, MyTV Net, Viettel TV, Fim+/Galaxy Play, & VieON) đạt tỷ lệ yêu thích đạt 33%, tăng 3% so với quý 1/2024. Trong khi mức độ yêu thích của các nền tảng khác đang có dấu hiệu đi xuống, tỷ lệ này ở Zalo đang tăng trưởng tích cực, tăng 4% so với quý I/2024.

Đối với hạng mục nền tảng hàng đầu để phát nhạc trực tuyến, các nền tảng phát nhạc của Việt Nam ZingMP3 và Nhaccuatui lần lượt xếp vị trí thứ 2 và thứ 3, xếp sau Youtube về mức độ phổ biến song đều vượt qua Spotify (nền tảng xếp vị trí thứ 4). Thứ hạng này đã được duy trì từ quý 2/2023 đến nay.

Cụ thể, ZingMP3 đạt tỷ lệ sử dụng 52%, gấp đôi so với Spotify (25%), thậm chí gấp khoảng 4,7 lần so với Apple Music – đạt tỷ lệ sử dụng 11%.

Riêng với xếp hạng nền tảng hàng đầu để phát nhạc trực tuyến, cả 3 nhóm thế hệ người dùng: GenX, GenY và GenZ đều cho biết Youtube là nền tảng được yêu thích hàng đầu.

Tuy nhiên, trong khi hai nhóm người dùng GenX, GenY đều thường xuyên chọn hai ứng dụng ZingMP3 và Nhaccuatui để nghe nhạc sau Youtube. GenZ có chút khác biệt, Spotify là ứng dụng nghe nhạc phổ biến thứ hai đối với thế hệ này. Và khác với hai thế hệ còn lại, nhaccuatui không xuất hiện trong số 4 ứng dụng nghe nhạc hàng đầu của GenZ.

Có thể thấy ở cả hai hạng mục xem phim và nghe nhạc, nền tảng YouTube đều giữ thứ hạng đầu tiên. Điều này cũng dễ hiểu bởi Youtube không chỉ có kho tài nguyên nội dung video đa dạng đáp ứng cả nhu cầu nghe nhạc và xem phim. Bên cạnh đó, khác với các nền tảng chuyên dụng, Youtube đáp ứng nhu cầu cho người dùng với tuỳ chọn không cần trả phí.

Việc Zing MP3 hay FPT Play có thể “vượt mặt” những gã khổng lồ toàn cầu như Netflix và Spotify về mức độ phổ biến trên thị trường trong những tháng gần đây đã cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ của các ứng dụng Việt.

Dù vậy, theo các chuyên gia, để duy trì lợi thế trong dài hạn, các nhà phát triển Việt cần không ngừng đổi mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và nhất là cạnh tranh về mặt nội dung. Chỉ khi đó, các ứng dụng Việt mới có thể thực sự khẳng định vị thế lâu dài.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI ra mắt Strawberry: Siêu AI mới với khả năng lập luận

OpenAI o1, tên mã Strawberry, vừa được OpenAI công bố với khả năng xử lý câu hỏi phức tạp, khả năng lập luận và hơn thế nữa.

“Tôi rất vui mừng chia sẻ với mọi người thành quả của đội ngũ đã làm thời gian qua trong việc tạo ra mô hình AI có khả năng lập luận thực sự”, OpenAI viết trên blog ngày 12/9. “o1 là mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo bằng phương pháp học tăng cường để thực hiện các suy luận phức tạp. OpenAI o1 suy nghĩ trước khi trả lời, đồng thời có thể tạo ra một chuỗi suy nghĩ nội bộ dài trước khi phản hồi tới người dùng”.

Trước đó, theo Reuters, OpenAI đã phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Q*, sau đó được biết đến với tên mã Strawberry (Dâu tây) và có khả năng lập luận thông qua các nhiệm vụ phức tạp, có thể giải quyết những vấn đề, thách thức tốt hơn so với các mô hình trước đó ở lĩnh vực khoa học, mã hóa và toán học.

Trên mạng xã hội X, Noam Brown, nhà nghiên cứu tập trung vào cải thiện khả năng lập luận trong các mô hình LLM của OpenAI, đã xác nhận Strawberry chính là o1.

OpenAI cho biết LLM mới có hai mô hình, được đặt tên là o1 và o1-mini. Trong đó, o1 đã bắt đầu được tích hợp vào ChatGPT và API.

Cũng trong bài viết trên blog, OpenAI cho biết mô hình o1 vượt qua 83% bài thi tuyển chọn cho Olympic Toán quốc tế, đứng trong 500 thí sinh giỏi nhất. Con số này cao hơn nhiều so với mức 13% của GPT-4o.

Mô hình AI mới cũng xếp hạng đạt 89% với các câu hỏi lập trình cạnh tranh (Codeforces), cũng như vượt qua độ chính xác ở cấp độ tiến sĩ về điểm chuẩn của các bài vật lý, sinh học, hóa học (GPQA).

Các nhà nghiên cứu OpenAI lưu ý hiệu suất của o1 đối với các vấn đề phức tạp sẽ được cải thiện thông qua việc gợi ý, gọi là “chuỗi suy nghĩ”. Công ty hiện tự động hóa khả năng này để mô hình có thể tự chia nhỏ vấn đề mà không cần sự gợi ý của người dùng.

“Chúng tôi đã huấn luyện LLM mới dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các vấn đề trước khi trả lời, tương tự cách làm của một người bình thường. Thông qua quá trình huấn luyện, chúng học cách tinh chỉnh suy nghĩ, thử nhiều câu trả lời khác nhau và nhận ra lỗi của mình”, OpenAI cho biết.

Theo Business Insider, sự xuất hiện của o1 đang khiến “ranh giới phân chia trí thông minh con người với trí thông minh nhân tạo ngày càng trở nên hẹp hơn”. Gary Marcus, giáo sư tại Đại học New York, đánh giá mô hình mới là “kỹ thuật ấn tượng” nhưng không phải bước tiến lớn. “Tôi nghĩ nó được thổi phồng như thường lệ, nhưng chắc chắn chưa gần với AGI”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chân dung chủ doanh nghiệp đứng sau thương hiệu Katinat đình đám

Năm 2023, doanh thu Katinat đạt 470 tỷ đồng và được chuyên gia đánh giá là ngôi sao đang lên của thị trường chuỗi cà phê Việt Nam.

Katinat Saigon Kafe (Katinat) được thành lập từ đầu năm 2016 do CTCP Cafe Katinat vận hành. Cửa hàng của Katinat thường tọa lạc tại các vị trí đắc địa của TP HCM. Thương hiệu này luôn giữ sự kín tiếng trước truyền thông.

Đến cuối năm 2021, chuỗi cửa hàng Katinat Saigon Kafe chỉ có 10 cửa hàng tại khu vực TP HCM và thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Tuy nhiên, quy mô của Katinat bắt đầu mở rộng trong năm 2022 với hàng chục cửa hàng được mở mới, tạo thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân thành phố.

Thống kê từ website của Katinat, chuỗi thương hiệu này đã tăng lên 78 cửa hàng hiện diện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai… Điểm đáng chú ý của Katinat là chuỗi này thường chọn vị trí đặt quán tại những mặt bằng vàng đắc địa, nơi có giá thuê đắt đỏ bậc nhất.

Chẳng hạn, tại TP HCM, Katinat hiện diện dày đặc khu vực trung tâm Quận 1 như đường Đồng Khởi, Bến Bạch Đằng, đối diện Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn,… Trong khi đó tại Hà Nội, đầu năm nay chuỗi này mở cửa hàng ngay tại bờ hồ Hoàn Kiếm, cạnh nhà hàng Thuỷ Tạ nổi tiếng hay ô Yên Phụ (Ngã ba đường Thanh Niên giao với Yên Phụ),…

Có thể thấy đây là chiến lược chịu chi của Katinat trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều chuỗi đồ uống như Starbucks, The Coffee House phải trả mặt bằng thậm chí rút lui ở một số thị trường không hiệu quả.

Theo tìm hiểu, thương hiệu Katinat Saigon Kafe thuộc hệ sinh thái ẩm thực F&B của CTCPT D1 Concepts. Cùng với Katinat, đơn vị này còn sở hữu các thương hiệu đình đám như: Nhà hàng đồ ăn Quảng Đông – San Fu Lou, Nhà Hàng ẩm thực Việt – Dì Mai, Nhà hàng Nhật Bản- SORAE Sushi Sake Grill và thương hiệu cà phê  CAFEDA.

Trong đó bà Trương Nguyễn Thiên Kim – vợ CEO công ty Chứng khoán Vietcap (Vietcap có tiền thân là Viet Capital Securities với tên gọi tiếng Việt là chứng khoán Bản Việt, bao gồm cả ngân hàng Bản Việt) , sinh năm 1976 tại Đà Lạt là chủ sở hữu hệ sinh thái này. Bà Thiên Kim là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc D1 Concepts. Bà cũng đồng thời là thành viên hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Café Katinat, Chủ tịch CTCP Phê La.

Ngoài vai trò ở các công ty khởi nghiệp, bà Kim hiện là thành viên hội đồng quản trị Sữa Quốc tế, thành viên ban kiểm soát Bến xe Miền Tây, thành viên hội đồng quản trị độc lập Thương mại – Dịch vụ Bến Thành. Trước đó, bà từng làm việc tại một số công ty chứng khoán như Bảo Việt, Ngân hàng Đông Á…

Về Katinat, thời điểm mới xuất hiện, chuỗi được lấy cảm hứng từ lối sống và văn hóa thưởng thức cà phê của Sài Gòn. Với tầm nhìn này, các cửa hàng của Katinat thường được đặt tại các góc phố giao nhau, những tuyến đường đông đúc xe cộ qua lại.

Cách chọn vị trí của Katinat Saigon Kafe thời kỳ đầu có thể khiến người dân Hà Nội liên tưởng tới những thương hiệu cà phê đường phố quen thuộc như Aha hay KAFA. Tuy nhiên, trái với phong cách cà phê vỉa hè, từ giai đoạn năm 2022 trở đi, các cửa hàng của Katinat Saigon Kafe đã thay đổi kiểu cách thiết kế, hướng tới không gian sang trọng.

Khác với những không gian nhỏ hẹp của 10 cửa hàng ban đầu, những cửa hàng mới được Katinat Saigon Kafe mở ra ở giai đoạn sau năm 2022 sở hữu mặt bằng rộng rãi hơn, có đến 2-3 tầng. Thương hiệu này cũng tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu, phong cách thiết kế và màu sắc của cửa hàng, hướng tới đối tượng khách hàng là GenZ.

Về menu đồ uống, tháng 4 năm nay, Katinat Saigon Kafe đã tái định vị thương hiệu của mình thành Katinat Coffee & Tea House và thực hiện chiến lược phát triển mới, tập trung vào hai dòng sản phẩm chính là trà và cà phê.

Dữ liệu từ Vietdata cho thấy đến nay Katinat đã có trong tay 1,35% thị phần toàn thị trường, với doanh thu năm 2023 đạt gần 470 tỷ đồng. Ông Hoàng Tùng, một chuyên gia trong lĩnh vực F&B đánh giá tiềm năng của Katinat là đầy hứa hẹn.

“Sau một thời gian phát triển, thử nghiệm và có những thành công khá bền vững tại khu vực TP HCM và các tỉnh miền Nam, tôi quan sát thấy Katinat sau khi nhận vốn đầu tư từ D1 Concepts đã có những bước đi rất mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành ngôi sao sắp tới của chuỗi quán cà phê Việt. Tôi nghĩ rằng sau khi đã phát triển và vững vàng tại thị trường miền Nam, việc Bắc tiến của Katinat là điều cần thiết”, ông Tùng nói.

Thị trường F&B Việt Nam nói chung và thị trường chuỗi cà phê nói riêng tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong 2023. Tính đến cuối năm ngoái, dữ liệu từ Vietdata cho thấy thị trường ăn uống ước đạt 538.500 tỷ đồng (21,6 tỷ USD), tăng 10,87% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu thị trường kinh doanh quán cà phê ước đạt 1,46 tỷ USD, tăng 13.3%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Samsung sa thải đến 30% nhân sự toàn cầu ở nhiều bộ phận

Hãng tin Reuters cho hay Samsung Electronics sẽ cắt giảm đến 30% nhân lực ở một số bộ phận trên toàn cầu.

Cụ thể, nguồn tin của Reuters cho hay tập đoàn Samsung Electronics đã chỉ thị cho các chi nhánh con trên toàn thế giới cắt giảm 15% nhân viên bán hàng, tiếp thị và 30% nhân viên hành chính.

Kế hoạch sẽ được triển khai vào cuối năm nay và sẽ tác động đến nhân viên Samsung trên khắp thế giới.

Hiện vẫn chưa rõ số lượng cụ thể lao động bị sa thải ở từng quốc gia hay đơn vị kinh doanh nào sẽ chịu tác động nhiều nhất sau quyết định này của Samsung.

Trong một tuyên bố khác, phía Samsung cho biết động thái điều chỉnh lao động được thực hiện ở nước ngoài là hoạt động thường kỳ nhằm mục đích cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Tập đoàn này cũng tuyên bố không có mục tiêu cụ thể nào cho các kế hoạch này, đồng thời nói thêm rằng chúng không ảnh hưởng đến đội ngũ sản xuất của công ty.

Báo cáo phát triển bền vững mới nhất của Samsung cho thấy tập đoàn này đã tuyển dụng tổng cộng 267.800 người tính đến cuối năm 2023 và hơn một nửa trong đó, tương đương 147.000 nhân viên, là nhân viên làm việc ở nước ngoài.

Số liệu cho thấy phần lớn những lao động tuyển dụng này làm ở mảng sản xuất-phát triển trong khi nhân viên bán hàng-tiếp thị chiếm khoảng 25.100 người.

Nguồn tin của Reuters cho hay lệnh cắt giảm toàn cầu này thực tế đã được gửi đi từ 3 tuần trước.

Thậm chí chi nhánh Samsung ở Ấn Độ đã bắt đầu cung cấp các gói trợ cấp thôi việc cho một số nhân viên cấp trung đã nghỉ việc trong các tuần gần đây.

Theo nguồn tin của Reuters, tổng số lao động của Samsung tại Ấn Độ bị buộc nghỉ việc có thể lên tới 1.000 người trong tổng số 25.000 lao động.

Tại Trung Quốc, Samsung đã thông báo cho nhân viên về đợt cắt giảm mới và dự kiến có thể ảnh hưởng đến 30% lao động mảng bán hàng tại thị trường này.

Thách thức lớn

Hãng tin Reuters nhận định việc Samsung phải cắt giảm lao động hàng loạt diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này đang vật lộn với những áp lực từ thị trường cho các mảng kinh doanh chính.

Cụ thể, mảng kinh doanh chip cốt lõi của Samsung Electronics đã hồi phục chậm hơn đối thủ kể từ khi có mức lợi nhuận thấp nhất 15 năm vào năm 2023.

Nguyên nhân chính được cho là việc Samsung chậm chân trong mảng trí thông minh nhân tạo (AI).

Tình hình nghiêm trọng đến mức vào tháng 5/2024, Samsung đã thay thế người đứng đầu bộ phận bán dẫn của mình nhằm vượt qua “cuộc khủng hoảng chip” để bắt kịp đối thủ SK Hynix, đối thủ đi trước trong cuộc đua chip cho AI.

Tại mảng smartphone, Samsung cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apple, Huawei…

Ở mảng chip bán dẫn nói chung, Samsung cũng được cho là đang tụt hậu so với TSMC.

Trên thị trường Ấn Độ, nơi từng mang về doanh thu 12 tỷ USD/năm cho Samsung cũng đang gặp vấn đề với các cuộc đình công về tiền lương, qua đó làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Nguồn tin của Reuters cho hay động thái sa thải hàng loạt của Samsung là nhằm chuẩn bị cho dự đoán nhu cầu sản phẩm công nghệ giảm tốc do nền kinh tế gặp khó khăn.

Trong khi đó một nguồn tin khác của Reuters thì cho hay Samsung đang tìm cách củng cố lợi nhuận ròng của mình bằng cách tiết kiệm chi phí.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Samsung có cắt giảm lao động tại trụ sở chính ở Hàn Quốc hay không.

Tuy nhiên nguồn tin của Reuters cho hay việc sa thải nhân viên là vấn đề khá nhạy cảm chính trị với Samsung tại Hàn Quốc.

Tập đoàn này được mệnh danh là “tập đoàn gia đình trị” (Chaebol) lớn nhất nước khi tuyển dụng nhiều lao động nhất toàn quốc, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Bởi vậy quyết định cắt giảm lao động của Samsung tại Hàn Quốc có thể tạo nên tình trạng bất ổn, nhất là khi gần đây các công đoàn của Samsung đã liên tục biểu tình, đình công đòi tăng lương trong nhiều ngày.

Cổ phiếu của Samsung Electronics là mã chứng khoán có giá trị nhất trên thị trường Hàn Quốc nhưng lại đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 16 tháng tính đến phiên 11/9/2024.

Nguyên nhân chính là một số nhà phân tích đã hạ mức lợi nhuận ước tính của Samsung thời gian gần đây vì cho rằng nhu cầu về smartphone và máy tính cá nhân sẽ tăng trưởng yếu trong thời gian tới.

Samsung có thể sắp cắt giảm hàng nghìn lao động tại nhiều thị trường ở Đông Nam Á

Tờ Yahoo Finance cho hay hãng Samsung Electronics sẽ sa thải hàng nghìn lao động tại các thị trường Đông Nam Á, Australia và New Zealand.

Cụ thể, nguồn tin của Yahoo cho biết có thể Samsung sẽ cắt giảm khoảng 10% nhân sự tại các thị trường này và số lượng lao động bị sa thải sẽ tùy vào mỗi thị trường khác nhau.

Báo cáo phát triển bền vững mới nhất của Samsung cho thấy tập đoàn này đã tuyển dụng tổng cộng 267.800 người tính đến cuối năm 2023 và hơn một nửa trong đó, tương đương 147.000 nhân viên, là nhân viên làm việc ở nước ngoài.

Số liệu cho thấy phần lớn những lao động tuyển dụng này làm ở mảng sản xuất-phát triển trong khi nhân viên bán hàng-tiếp thị chiếm khoảng 25.100 người.

Trên thực tế, thông tin Samsung sẽ cắt giảm nhân sự nước ngoài đã manh nha từ tháng 9/2024 khi hãng tin Reuters tiết lộ công ty Hàn Quốc này có thể cắt giảm đến 30% nhân sự của một số bộ phận trên toàn cầu.

Nguồn tin của Reuters cho hay tập đoàn Samsung Electronics đã chỉ thị cho các chi nhánh con trên toàn thế giới cắt giảm 15% nhân viên bán hàng-tiếp thị và 30% nhân viên hành chính.

Kế hoạch sẽ được triển khai vào cuối năm nay và sẽ tác động đến nhân viên Samsung trên khắp thế giới.

Nhân viên Samsung của nhiều nhóm khác nhau tại Singapore đã được triệu tập vào ngày 1/10/2024 để họp riêng với các giám đốc nhân sự và được thông báo chi tiết về kế hoạch cắt giảm lao động cũng như trợ cấp thôi việc.

Nguồn tin của Reuters cho hay lệnh cắt giảm toàn cầu này thực tế đã được gửi đi từ 3 tuần trước.

Thậm chí chi nhánh Samsung ở Ấn Độ đã bắt đầu cung cấp các gói trợ cấp thôi việc cho một số nhân viên cấp trung đã nghỉ việc trong các tuần gần đây.

Theo nguồn tin của Reuters, tổng số lao động của Samsung tại Ấn Độ bị buộc nghỉ việc có thể lên tới 1.000 người trong tổng số 25.000 lao động.

Tại Trung Quốc, Samsung đã thông báo cho nhân viên về đợt cắt giảm mới và dự kiến có thể ảnh hưởng đến 30% lao động mảng bán hàng tại thị trường này.

*Nguồn: Reuters

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường mì gói tại Việt Nam: Thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc đua

Tính theo trung bình đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.

Gói mì 4.500 đồng của Acecook

Theo Nikkei, kể từ sau đại dịch COVID-19, người Việt Nam ngày càng ưa chuộng mì ăn liền. Trong đó, Acecook, nhà sản xuất mì Nhật Bản, đang dẫn đầu thị trường nhờ vào bề dày hoạt động và danh mục sản phẩm phong phú.

Năm ngoái, Acecook đã bán được khoảng 3,3 tỷ gói mì tại Việt Nam, chiếm khoảng 40% thị phần. Con số này tương đương gần 60% lượng mì ăn liền tiêu thụ hàng năm tại Nhật Bản.

Ông Hiroki Kaneda, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, cho biết: “Do lạm phát, mì ăn liền trở thành một lựa chọn vừa túi tiền mà vẫn đảm bảo bữa ăn ngon miệng.”

Trong thương hiệu Hảo Hảo có giá khoảng 4.500 đồng/gói là sản phẩm bán chạy nhất của nhà sản xuất Nhật Bản. Gần đây, các sản phẩm cao cấp hơn, có giá từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng với nhiều ‘topping’ (nguyên liệu) hơn, cũng đang có sức tiêu thụ tốt.

Theo Acecook, doanh số bán hàng của các sản phẩm cao cấp đã tăng từ 30-50% trong năm nay so với năm trước. Với giá một bát phở tại một cửa hàng ở thành phố lên tới 40.000 đến 60.000 đồng/bát thì ngay cả mì ăn liền cao cấp cũng được coi là một lựa chọn tiết kiệm.

Acecook gia nhập thị trường Việt Nam khoảng 30 năm trước đã nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Công ty hiện có 13 nhà máy trong nước, bao gồm cả các cơ sở đối tác. Acecook dự kiến sẽ đưa thêm hai nhà máy vào hoạt động trước năm 2027.

Ông Kaneda chia sẻ: “Mức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam sẽ vượt 10 tỷ gói mỗi năm vào năm 2030.”

Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, lượng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu đạt 120,2 tỷ gói vào năm ngoái, tăng 13% so với năm 2019. Các đợt phong tỏa trong đại dịch đã khiến nhiều người ăn mì ăn liền tại nhà hơn.

Ngay cả khi các hạn chế của đại dịch đã được nới lỏng, sức tiêu thụ mì ăn liền vẫn duy trì mạnh mẽ khi mọi người đã quen với một món ăn vừa tiện lợi, vừa dễ dàng chế biến mà lại hợp túi tiền.

Trên khắp Đông Nam Á, lượng tiêu thụ mì ăn liền đạt 34 tỷ gói vào năm ngoái, tăng 22% so với năm 2019 và chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, đã có tới 8,1 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm ngoái, tăng 49% so với năm 2019.

Tính theo trung bình đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với 83 gói mì mỗi năm. Con số này đã tăng từ 57 gói mì vào năm 2019.

Trước đây, phở là món mì chủ yếu trong bữa ăn của người Việt, thường được thưởng thức tại các quán ăn. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, mọi người bắt đầu mua mì ăn liền theo thùng 30 gói.

Chiến lược cao cấp hoá của Masan Consumer

Sự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất cũng góp phần thúc đẩy tiêu thụ. Masan Consumer, đối thủ cạnh tranh của Acecook tại Việt Nam, đang tập trung vào chiến lược phát triển các sản phẩm cao cấp.

Masan đã ra mắt các sản phẩm lẩu mang thương hiệu Omachi với giá hơn 100.000 đồng. Điểm đặc biệt của các sản phẩm lẩu này là chúng được đựng trong bao bì tự đun sôi, không cần nguồn nhiệt bên ngoài. Chỉ cần khoảng 10 phút, bạn đã có một bữa ăn nóng hổi, sẵn sàng thưởng thức.

Bà Nguyễn Trương Kim Phượng, Giám đốc Marketing tại Masan Consumer, chia sẻ tại một cuộc họp cổ đông rằng lẩu Omachi đã nâng tầm trải nghiệm mì ăn liền, mang đến một bữa ăn “vừa ngon vừa thú vị”.

Mặc dù mì ăn liền vẫn còn mang tiếng là không tốt cho sức khỏe ở Việt Nam, Masan đang nỗ lực thay đổi định kiến này, hướng đến nhu cầu của những người tiêu dùng vốn thường xuyên ăn ngoài. Với 13 nhà máy sản xuất thực phẩm bao gồm cả mì ăn liền trên toàn quốc, công ty dự kiến sẽ mở thêm 4 nhà máy nữa trong tương lai gần.

Đông Nam Á đang là động lực chính thúc đẩy thị trường mì ăn liền toàn cầu. Trong số 10 quốc gia tiêu thụ hàng đầu vào năm 2023, có tới 4 quốc gia thuộc khu vực này.

Tại Đông Nam Á, các gói mì thường nặng khoảng 60 gram, ít hơn 30-40% so với ở Nhật Bản. Do mọi người thường ăn hai gói cùng lúc hoặc ăn nhẹ giữa các bữa ăn, số lượng gói mì tiêu thụ có tiềm năng tăng trưởng mạnh.

Các thương hiệu địa phương đang chiếm ưu thế tại thị trường nội địa của mỗi quốc gia. Điển hình như Mama ở Thái Lan và Lucky Me ở Philippines. Indonesia là thị trường (Market) lớn nhất ở Đông Nam Á, với lượng tiêu thụ mì ăn liền hàng năm đạt 14,5 tỷ gói.

Ông Mark Wakeford, người đứng đầu bộ phận quan hệ nhà đầu tư tại Indofood, công ty mì ăn liền lớn nhất Indonesia, cho biết thị trường nông thôn của nước này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng. Ngày càng có nhiều người dân ở các làng quê chuyển sang ăn mì ăn liền vì đây là một bữa ăn vừa rẻ vừa tiện lợi, đặc biệt là trong giờ nghỉ giải lao khi làm việc đồng áng.

Để đáp ứng nhu cầu mì ăn liền ngày càng tăng trên toàn thế giới, các công ty đang đẩy nhanh tốc độ mở rộng ra nước ngoài. Acecook hiện xuất khẩu mì ăn liền Hảo Hảo và phở sang khoảng 40 quốc gia.

Ông Kaneda khẳng định: “Việt Nam sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu của tập đoàn.” Indofood nổi tiếng với thương hiệu mì ăn liền Indomie được bán tại hơn 100 quốc gia. Công ty có hơn 30 nhà máy, trải rộng khắp Indonesia, châu Phi và Trung Đông.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Một ứng dụng của VNG nhận bão đánh giá 1 sao trên cửa hàng ứng dụng

Ứng dụng game do VNGGames phát hành mới đây liên tục nhận được phản hồi không tích cực từ người chơi do chính sách mới.

Trung tuần tháng 8, VNGGames chính thức ra mắt ứng dụng Roblox – VNG ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ứng dụng này đang bị người dùng đánh giá 1 sao liên quan đến chính sách cập nhật mới.

Ứng dụng hiện có điểm đánh giá 3.4 sao trên App Store và 3.1 sao trên Google Store. Nguyên nhân được phản ánh là người dùng không thể đăng nhập tài khoản khi chưa xác thực thông tin.

Roblox – VNG nhận loạt đánh giá 1 sao từ cộng đồng người chơi game tại Việt Nam. (Ảnh: Chụp màn hình).

Trước đó người dùng vẫn đăng nhập bình thường khi chuyển từ phiên bản Roblox quốc tế sang Roblox Việt hoá. Tuy nhiên, những ngày gần đây, ứng dụng yêu cầu độ tuổi người chơi từ 12 trở lên và phải xác thực thông tin qua căn cước công dân (CCCD).

Việc yêu cầu CCCD để đăng nhập một trò chơi là rất ít khi gặp phải. Thông thường, người dùng chỉ cần cung cấp mail, số điện thoại và độ tuổi.

Trong khi đó, việc yêu cầu cung cấp CCCD thường liên quan đến các hoạt động chuyển nhận tiền trên các ứng dụng ngân hàng. Do đó, người chơi tỏ ra lo lắng khi cung cấp thông tin cá nhân trên một ứng dụng game có bị rò rỉ hay không.

Ngoài ra, hiện việc cấp căn cước công dân chỉ bắt buộc người từ 14 tuổi trở lên. Những người dưới 14 tuổi có thể đăng ký căn cước nếu có nhu cầu. Do đó, việc yêu cầu phải có căn cước công dân khiến không ít người chơi gặp khó khi đăng nhập.

Theo VNGGames, việc cung cấp là bắt buộc, giúp Roblox tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và phục vụ người dùng tốt hơn. Việc xác minh chính chủ tài khoản giúp quyền lợi của người dùng được bảo vệ tốt hơn nếu việc tranh chấp tài khoản xảy ra.

Hiện Roblox – VNG có hơn 1 triệu lượt tải xuống trên Google Store tại Việt Nam.

Roblox là một nền tảng trò chơi trực tuyến phổ biến, nơi người dùng không chỉ có thể chơi mà còn sáng tạo và chia sẻ các trò chơi của riêng mình. Với hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (tính đến năm 2023), Roblox đã trở thành một cộng đồng sáng tạo sôi động, đặc biệt thu hút giới trẻ.

Điểm nổi bật của Roblox chính là Roblox Studio, một công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng thiết kế và xây dựng trò chơi 3D theo ý tưởng của mình. Nhờ đó, thư viện trò chơi trên Roblox vô cùng đa dạng với hàng triệu trò chơi thuộc đủ mọi thể loại, từ hành động, phiêu lưu, nhập vai đến mô phỏng và giải đố. Roblox cũng khuyến khích tương tác xã hội, cho phép người chơi kết bạn, trò chuyện và cùng nhau khám phá thế giới ảo.

Roblox cũng có một loại tiền ảo riêng gọi là Robux. Đây là đơn vị tiền tệ chính trong thế giới Roblox, đóng vai trò quan trọng trong việc mua sắm và trải nghiệm các tính năng khác nhau trên nền tảng này.

Với Robux, người dùng có thể tùy chỉnh nhân vật của mình bằng cách mua sắm quần áo, phụ kiện, hình đại diện độc đáo. Người dùng có thể sử dụng Robux để mua Game Pass, mang lại những đặc quyền và khả năng đặc biệt trong các trò chơi cụ thể, hoặc mua các vật phẩm ảo để sử dụng trong trò chơi. Thậm chí, Robux còn cho phép bạn quảng bá trò chơi hoặc vật phẩm của riêng mình trên nền tảng Roblox, tiếp cận đến đông đảo người chơi khác.

Theo số liệu mới nhất từ Roblox Corporation, tính đến quý II năm ngoái, có hơn 1,3 tỷ Robux đã được chi tiêu trên nền tảng này, cho thấy sức mua và giá trị của đồng tiền ảo này trong hệ sinh thái Roblox.

Tính đến tháng 9/2024, Roblox đã có mặt trên hầu hết các nền tảng phổ biến như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, Xbox, và thậm chí cả một số thiết bị thực tế ảo. Với việc ra mắt phiên bản Roblox – VNG, người dùng Việt Nam sẽ được trải nghiệm phiên bản bản địa hóa của Roblox, giúp nâng cao sự tiện lợi và dễ dàng trong quá trình sử dụng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Canh bạc của Gojek với thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam

Thời kỳ đầu của gọi xe công nghệ Đông Nam Á là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Gojek và Grab tại “chiến địa” Việt Nam.

Cuối cùng thì khoảnh khắc ấy cũng đã đến. Sự kết thúc của kỷ nguyên đầu tiên giữa Grab và Gojek, tờ Asia Tech Review viết. Cả hai công ty đều IPO từ nhiều năm trước. Grab lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 2021 và Gojek cũng chào sàn chứng khoán Indonesia một năm sau đó. Gojek thậm chí còn trải qua thương vụ sáp nhập lớn với kỳ lân Tokopedia ngay trước khi IPO.

Ngày 4/9 đã đánh dấu sự kết thúc cho kỷ nguyên giai đoạn đầu của cuộc cạnh tranh giữa Grab và Gojek sau khi kỳ lân công nghệ Indonesia tuyên bố rời thị trường Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Gojek tại Việt Nam là minh chứng cho tất cả cuộc cạnh tranh đó.

Thoạt nhìn, Việt Nam có vẻ là lựa chọn hợp lý để mở rộng tại Đông Nam Á. Với dân số 100 triệu người, một nửa trong số đó dưới 30 tuổi, Việt Nam đã trở thành thị trường mở rộng đầu tiên của Gojek vào tháng 8/2018, khi công ty Indonesia này tìm cách lấp đầy khoảng trống mà Uber để lại và tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Việt Nam là bước đầu tiên trong kế hoạch mở rộng bao gồm Singapore, Thái Lan và Philippines của Gojek. Trong số đó, giờ chỉ còn lại thị trường Singapore.

Sự mở rộng này đã bị cản trở, hoặc thậm chí là thất bại.

Tháng 7/2021, AirAsia đã mua lại GET – hoạt động kinh doanh của Gojek tại Thái Lan, với giá chỉ 50 triệu USD. Trong khi đó, Gojek chưa bao giờ ra mắt dịch vụ gọi xe tại Philippines sau khi không xin được giấy phép.

Coins.ph, công ty khởi nghiệp fintech mà Gojek mua lại tại Philippines với giá gần 100 triệu USD vào năm 2019, chưa bao giờ được tích hợp vào Gojek. Sản phẩm của nó trì trệ và cuối cùng đã được bán cho một công ty do cựu CFO của Binance điều hành chỉ hai năm sau đó.

Việt Nam có lẽ cũng có thể được thêm vào danh sách này.

Tại sao Gojek chọn Việt Nam?

Ban đầu, các số liệu thị phần cho thấy Gojek đang cạnh tranh quyết liệt với Grab, mặc dù gia nhập thị trường Việt Nam muộn hơn 4 năm. Tuy nhiên, nhân viên Grab thường phản bác bằng cách cho rằng Gojek đã sử dụng các chương trình khuyến mãi để tăng số liệu. Và thực tế là dữ liệu thị phần thường không đáng tin cậy.

Các ước tính khác nhau, nhưng Gojek Việt Nam (trước đây là GoViet) được cho là đứng thứ 4 trên thị trường với thị phần chỉ một con số. Gojek xếp sau Grab và các tân binh mới trong nước như Xanh SM – dịch vụ taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng – và Be Group. GoTo – tập đoàn mẹ của Gojek, cũng thừa nhận thị trường Việt Nam đóng góp chưa đến 1% tổng số giao dịch.

Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao họ lại vào thị trường này ngay từ đầu?

Bối cảnh năm 2018 rất khác. Khi đó, Gojek đang trong cuộc chiến huy động vốn với Grab, và câu chuyện của họ đã chuyển từ thống trị Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – sang mở rộng ra nước ngoài và lấp đầy khoảng trống mà Uber để lại.

Việt Nam trở thành cách để Gojek gây sức ép lên Grab. Tăng khuyến mãi và giảm giá để tăng thị phần, buộc Grab phải có những động thái tương tự, và có thể ghi điểm với người dùng.

Họ không có thị phần ở Thái Lan và cũng không hiện diện ở Philippines, vì vậy Việt Nam trở thành mũi tấn công buộc Grab phải tập trung nhiều hơn vào các thị trường bên ngoài Indonesia – thị trường mà Gojek thống trị và CEO của Grab, Anthony Tan, rất muốn chiếm lĩnh.

Về mặt đầu tư, chiến lược này dường như đã có kết quả. Lời hứa về việc mở rộng khu vực đã giúp Gojek trở thành kỳ lân vào năm 2016 và sau đó huy động được 2 tỷ USD với mức định giá 9,5 tỷ USD vào năm 2019. Họ thậm chí còn có vốn để ra mắt bộ phận giải trí riêng, hiện đã độc lập, cũng như một công ty đầu tư, hiện đã đổi thương hiệu.

Thời điểm đó, các giám đốc điều hành của Gojek tin rằng việc mở rộng sang các thị trường vốn đã bị Grab thống trị vẫn đáng giá nếu nó giúp định vị Gojek là một công ty đa quốc gia và thu hút thêm đầu tư, thay vì chỉ giới hạn ở một thị trường duy nhất.

Vì vậy, mặc dù nhân viên của Gojek, và thậm chí cả nhân viên của Grab, có thể không tin tưởng nhiều rằng Gojek có thể thiết lập sự hiện diện đáng kể ở nước ngoài, ngay cả ở Việt Nam, công ty vẫn theo đuổi việc mở rộng của mình – và nó có thể đã phục vụ một mục đích quan trọng.

Cắt máu để có lãi

Tua nhanh đến thời điểm hiện tại, tình hình đã hoàn toàn khác.

Là một công ty niêm yết, Gojek đã từ bỏ những mảng kinh doanh kém hiệu quả, giống như một con tàu vũ trụ tháo dỡ các tên lửa đẩy nặng nề sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đưa nó vào không gian.

Tokopedia, mảng thương mại điện tử thua lỗ và trì trệ, đã được bán cho TikTok vào cuối năm ngoái trong một thương vụ trị giá hàng tỷ đô trong một thời điểm hoàn hảo. Kể từ đó, GoTo đã tập trung vào cắt giảm chi phí để tìm kiếm con đường sinh lời. Đối thủ cũ của họ, Grab, cũng đang trên cùng một con đường. Trong khi cả hai công ty đều ăn mừng sự tăng trưởng bằng các thuật ngữ như “EBITDA dương đã điều chỉnh”, thì lợi nhuận thực sự vẫn còn xa vời đối với GoTo.

Chắc chắn, vẫn có những cuộc thảo luận về một thương vụ sáp nhập tiềm năng – và ý tưởng Uber quay trở lại Đông Nam Á không phải là không thể, đặc biệt khi họ đã có lãi và vẫn sở hữu một phần của Grab.

Những trò chơi cạnh tranh giữa hai bên đã kết thúc với việc Gojek rút khỏi Việt Nam. Điều gì sẽ xảy ra trong kỷ nguyên mới này, chỉ có thời gian mới trả lời được.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Nền kinh tế số toàn cầu dự báo đạt 16.500 tỷ USD năm 2028

Quy mô nền kinh tế số sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 với hai lĩnh vực là thương mại điện tử và du lịch đóng góp lớn vào sự tăng trưởng này.

Tờ The Business Times dẫn báo cáo mới đây của công ty tư vấn và nghiên cứu Forrester cho thấy, nền kinh tế số toàn cầu dự kiến đạt mức 16.500 tỷ USD vào năm 2028, chiếm 17% GDP thế giới.

Quy mô nền kinh tế số sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028. Động lực chính của sự tăng trưởng này là lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch, được dự đoán tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) lần lượt là 9% và 7%.

Theo báo cáo, nhóm 6 nền kinh tế số lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Mỹ và Trung Quốc sẽ chiếm 2/3 nền kinh tế số toàn cầu. Trong đó, Mỹ dẫn đầu về chi tiêu công nghệ với 42% còn Trung Quốc thống trị lĩnh vực thương mại điện tử với dự báo 41% vào năm 2028.

Hàn Quốc tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở các lĩnh vực trọng tâm như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn cho AI, 5G và 6G, metaverse và an ninh mạng.

Ngược lại, đầu tư kỹ thuật số ở khu vực châu Âu diễn ra còn chậm chạp, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2024-2027 dự kiến đạt 91,8 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với mức 138,5 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu đề ra.

Theo The Business Times, ông Michael O’Grady, nhà phân tích dự báo chính của Forrester dẫn báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho biết, gần 70% giá trị mới được tạo ra trong thập kỷ tới sẽ đến từ các nền tảng kỹ thuật số.

Ông này cho rằng, để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, các quốc gia cần tập trung vào các doanh nghiệp kỹ thuật số, dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số, nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư vào công nghệ ảnh hưởng đến các hoạt động phi kỹ thuật số.

Tâm thư của nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh nói về tương lai của VNG trong 10 năm tới

Ngày 9/9/, VNG chính thức kỷ niệm 20 năm thành lập. Nhân dịp này, CEO Lê Hồng Minh đã đưa ra một tầm nhìn mới cho kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam.

“Hiện tại, chúng ta đã mường tượng nhìn thấy làn sóng AI đang hình thành và sẽ tiếp tục thay đổi thế giới một cách toàn diện hơn nữa. Tôi tin chắc rằng, ở kỳ sinh nhật lần thứ 30, VNG sẽ trở thành một công ty AI”, – đây là thông điệp mà ông Lê Hồng Minh, Đồng sáng lập kiêm CEO VNG nhấn mạnh trong bức tâm thư nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập công ty.

Bức thư nhìn lại hành trình phát triển của VNG trong hai thập kỷ. Năm 2006, VNG mở rộng từ lĩnh vực game sang các mảng tin tức, mạng xã hội và sản phẩm web. Sự ra mắt của Zing.vn vào tháng 8/2007 đánh dấu bước ngoặt khi nền tảng nhanh chóng trở thành website có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, chỉ sau 4 tháng đã vượt qua Yahoo.

Đến cuối năm 2010, Zing Me đạt 10 triệu người dùng hàng tháng, trở thành mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với những tựa game đình đám như “Nông trại vui vẻ”, “Khu vườn trên mây” và “Gunny Web”.

Năm 2012, VNG chuyển hướng sang kỷ nguyên Mobile Internet, từ bỏ dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) để tập trung vào các sản phẩm di động như Zalo, Báo Mới và Zing MP3. Đến năm 2019, mảng di động đã chiếm hơn 90% tổng doanh thu, đưa VNG lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực Mobile Internet.

Trong quá trình này, có một bài học quan trọng được ông Minh rút ra đó là việc nhận diện và nắm bắt kịp thời các làn sóng công nghệ mới. Ông cho rằng khi nhìn thấy một cơ hội lớn như vậy, doanh nghiệp cần phải tập trung toàn lực với một niềm tin dài hạn, mặc dù đối mặt với nhiều rủi ro và có thể không đạt được doanh thu ngay lập tức.

Do đó, theo ông hiện tại làn sóng công nghệ AI đang dần hình thành và hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới theo cách toàn diện hơn. Người đứng đầu VNG khẳng định rằng “kỳ lân” Việt Nam cần có niềm tin dài hạn, tập trung nguồn lực để tham gia vào làn sóng AI này với một tầm nhìn xa.

Từ kinh nghiệm với Mobile Internet, ông tin tưởng rằng đến sinh nhật lần thứ 30, VNG sẽ trở thành một công ty AI, thể hiện quyết tâm đổi mới và thích nghi với công nghệ mới. Ông nhấn mạnh AI không chỉ là công nghệ mới mà còn là một trong những trụ cột phát triển chiến lược của công ty.

Theo chia sẻ, với đội ngũ hơn 300 kỹ sư và chuyên gia AI, VNG đang tập trung vào phát triển và ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở hạ tầng, nền tảng đến ứng dụng thực tiễn. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI Cloud giúp VNG cung cấp dịch vụ AI tiên tiến cho thị trường trong nước và quốc tế.

Công ty cũng ứng dụng AI tích hợp trong các sản phẩm cốt lõi như Zalo và ZaloPay. Đến nay, Zalo AI đã cung cấp giải pháp hỗ trợ người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua AI, VNG phát triển trợ lý tiếng Việt KiKi. Kiki được tích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau, từ điện thoại, ô tô thông minh đến các thiết bị loa thông minh.

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩm tiêu dùng và giải trí, VNG còn tập trung vào việc phát triển các giải pháp AI phục vụ doanh nghiệp. VNG Digital Business, một mảng kinh doanh quan trọng của công ty, đã phát triển nhiều giải pháp dựa trên AI như nhận diện sinh trắc học (eKYC), nhận diện chữ viết (OCR) và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

Zalo LLM – mô hình ngôn ngữ lớn dành riêng cho tiếng Việt được công ty nhìn nhận là một trong những thành tựu nổi bật. Được phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, Zalo LLM đã được huấn luyện để phục vụ người Việt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao tính bảo mật cho các dịch vụ dựa trên AI.

Ngoài ra, VNG cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI thông qua GreenNode, một đơn vị thành viên của VNG Digital Business. GreenNode không chỉ cung cấp dịch vụ AI Cloud mà còn hợp tác với các đối tác quốc tế như Nvidia để xây dựng hạ tầng AI tiên tiến, sẵn sàng phục vụ nhu cầu huấn luyện mô hình AI lớn.

Thành Vũ

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Hàng loạt cửa hàng tiện lợi như GS25, Family Mart, 7-Eleven đều lỗ nặng ở Việt Nam dù thu nghìn tỷ

Theo dữ liệu từ Vietdata, Circle K dẫn đầu thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam về cả kết quả doanh thu lẫn lợi nhuận.

Trong khi đó, các chuỗi lớn khác như Family Mart, GS25 hay 7-Eleven dù thu nghìn tỷ vẫn liên tục báo lỗ.

Circle K bỏ xa phần còn lại của thị trường

Không chỉ nắm “ngôi vương” về doanh thu và lợi nhuận, Circle K hiện cũng là thương hiệu có độ phủ rộng nhất Việt Nam với tổng cộng 464 cửa hàng. Đây là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Thương hiệu có xuất xứ từ Mỹ, hiện được sở hữu bởi Alimentation Couche-Tard (Canada), đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2008. Vietdata cho biết những năm qua, hệ thống cửa hàng tiện lợi này luôn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30%/năm.

Đáng chú ý, sau giai đoạn đại dịch, Circle K Việt Nam đã bứt phá với doanh thu năm 2022 tăng gần 45% so với năm 2021, lên đến gần 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận hơn trăm tỷ đồng.

Điều này đánh dấu sự “lột xác” hoàn toàn so với khoản lỗ lũy kế trong 2 năm trước đó, giúp Circle K thành một trong số ít chuỗi cửa hàng tiện lợi thoát khỏi tình trạng thua lỗ.

Trong khi đó, cuộc cạnh tranh giữa GS25 và Family Mart đang dần “nóng” lên khi cả hai đều thu về khoảng 1.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2023.

Với Family Mart – chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ 3 Nhật Bản, mục tiêu đề ra là sở hữu 1.500-2.500 cửa hàng tại Việt Nam trong năm 2023, tuy nhiên tính đến tháng 7 vừa qua, số lượng thực tế mới đạt mốc 160.

Dù vậy, Family Mart Việt Nam vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực với doanh thu tăng trưởng đều đặn trong 3 năm qua, đạt 1.600 tỷ đồng trong năm 2023 và giảm lỗ dần qua các năm, với mức lỗ dưới 10 tỷ đồng.

Còn GS25 gia nhập thị trường muộn nhất (năm 2018) nhưng lại bứt phá mạnh mẽ với doanh thu tăng đều đặn trong giai đoạn 2021-2023, kết quả năm 2023 đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước đó.

Với tiềm lực của liên doanh giữa GS Retail Hàn Quốc (nắm 30% cổ phần) và Sơn Kim Retail của Tập đoàn Sơn Kim, hiện chuỗi này đã sở hữu 209 cửa hàng, phần lớn đặt tại TP.HCM và trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ 2 cả nước về độ phủ.

Song, với chiến lược đầy tham vọng là 700 cửa hàng đến năm 2027, đơn vị này đang chấp nhận lỗ ngắn hạn để chiếm lĩnh thị phần. Năm 2023, GS25 dù đã giảm lỗ so với năm trước đó nhưng vẫn là chuỗi cửa hàng tiện lợi lỗ nặng nhất thị trường với gần 120 tỷ đồng.

Ministop, chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” bán lẻ Nhật Bản Aeon, cũng được đánh giá là một đối thủ “đáng gờm”. Thâm nhập Việt Nam từ năm 2015, đến nay chuỗi này đã mở rộng quy mô với 184 cửa hàng, đứng thứ 3 thị trường về độ phủ và thứ 4 về doanh thu.

Thương hiệu này đạt doanh thu gần 1.300 tỷ đồng trong năm ngoái, tăng trưởng 12% so với năm 2022, tuy nhiên vẫn không thể thoát lỗ, thậm chí tăng gần gấp đôi số lỗ sau một năm.

“Ông lớn” khác từ quốc tế là 7-Eleven cũng đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng quy mô, từ mức 79 cửa hàng vào tháng 1/2023 lên 114 cửa hàng hiện nay.

Doanh thu của 7-Eleven giai đoạn 2021-2023 qua từng năm đều tăng lần lượt gần 18%, 26% và 37%, đạt gần 850 tỷ đồng vào năm 2023. Tuy nhiên, chuỗi này cũng nằm trong nhóm có mức lỗ hàng năm cao nhất ngành.

Ngoài ra, thị trường còn có các chuỗi khác như B’s Mart, Co-op Smile, K-Market… với doanh thu thuần hàng tỷ đồng mỗi năm.

Miếng bánh “béo bở” nhưng không dễ dàng

Theo Vietdata, mặc dù chỉ chiếm 0,3% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa nhưng mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi chứng kiến đà phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng CAGR giai đoạn 2020-2022 đạt hơn 18%.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường này được đánh giá còn rất lớn nhờ vào một số đặc tính về cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, và sự phát triển của ngành du lịch.

Tuy nhiên, áp đảo thị trường vẫn là các chuỗi bán lẻ tiện lợi ngoại quốc. Sở hữu tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm quản lý dày dặn và chiến lược marketing rầm rộ, các “ông lớn” này đang dần chiếm lĩnh thị phần, khiến cho “miếng bánh” thị trường bán lẻ tiện lợi Việt Nam ngày càng thu hẹp đối với các doanh nghiệp nội địa.

Trong số những tên tuổi lớn, chỉ duy nhất Co.op Smile là thương hiệu Việt Nam, nhưng sau gần 10 năm phát triển, mảng kinh doanh này của “ông lớn” ngành bán lẻ Saigon Co.op cũng chỉ có tổng cộng 96 cửa hàng (bao gồm nhượng quyền), doanh thu tăng trưởng chưa tới 2% mỗi năm với kết quả 2023 đạt 380 tỷ đồng.

Dĩ nhiên, cuộc chơi này cũng không hề dễ dàng với các thương hiệu quốc tế, đặc biệt khi chi phí thuê mặt bằng ngày càng leo thang trong khi các chuỗi đều muốn tăng cường độ phủ. GS25 và 7-Eleven đang lỗ nặng nhất thị trường, trong khi Ministop và B’s Mart đều tăng dần số lỗ qua từng năm.

Dữ liệu của Vietdata cho thấy thị trường chỉ có hai chuỗi hiếm hoi là Circle K và K-Market duy trì lợi nhuận. Đơn vị nghiên cứu này lý giải đây là kết quả của việc tối ưu hóa hoạt động và chiến lược kinh doanh giữa thị trường đầy thách thức.

Thực tế, bên cạnh cuộc đua cạnh tranh thị phần lẫn nhau, các chuỗi cửa hàng tiện lợi còn chịu áp lực lớn từ sự bùng nổ thương mại điện tử. Vietdata đánh giá xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng chiếm ưu thế, dần lấn át các kênh bán lẻ trực tiếp, bao gồm cả cửa hàng tiện lợi.

Dù vậy, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã có sự phục hồi khả quan về tình hình kinh doanh sau giai đoạn đại dịch Covid-19.

“Các doanh nghiệp đang chấp nhận dồn sức vào mở rộng quy mô, nhằm gia tăng thị phần và tạo sức ép khiến các đối thủ phải từ bỏ cuộc đua”, báo cáo của Vietdata nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Một công ty Thái Lan mua Tinder Platinum cho nhân viên (và cho nhân viên được nghỉ phép để hẹn hò)

Theo tờ The Straitstimes, một công ty tại Thái Lan vừa đưa ra chính sách phúc lợi nghỉ phép dùng Tinder. Cụ thể, công ty truyền thông Whiteline Group thông báo từ tháng 8 đến hết tháng 12, nhân viên sẽ được nghỉ có lương để tìm kiếm mối quan hệ tình cảm trên ứng dụng hẹn hò này.

“Nhân viên có thể sử dụng ngày nghỉ Tinder để hẹn hò với ai đó,” công ty cho biết trong bài đăng trên LinkedIn. Tuy nhiên, họ không nêu rõ số ngày nghỉ cụ thể.

Ngoài ra, công ty còn chi trả cho nhân viên gói đăng ký cao cấp Tinder Gold và Tinder Platinum. Với các gói này, người dùng có thể xem những người đã thích mình, kết nối với người dùng khắp thế giới và gửi lời nhắn kèm mỗi lần “Super Like”.

Theo 9News Australia, sáng kiến độc đáo này nhằm nâng cao tinh thần cho nhân viên. Công ty tin rằng tình yêu sẽ mang lại hạnh phúc, từ đó góp phần tăng năng suất làm việc.

Ý tưởng này nảy sinh sau khi ban lãnh đạo tình cờ nghe một nhân viên than phiền “quá bận rộn” để hẹn hò, theo New York Post. Nhân viên muốn sử dụng ngày nghỉ Tinder cần báo trước một tuần.

Whiteline Group, có trụ sở tại Bangkok, hiện có khoảng 200 nhân viên theo thông tin trên trang web của công ty. Không chỉ Whiteline Group, công ty quảng cáo qua KOLs Gushcloud International cũng áp dụng chính sách tương tự. Họ cho phép nhân viên nghỉ một ngày dùng Tinder và tài trợ gói Tinder Platinum cho 300 nhân viên tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Bà Althea Lim, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Gushcloud chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng việc nuôi dưỡng đời sống xã hội lành mạnh là điều cần thiết. Đây là cách tuyệt vời để chăm sóc nhân viên trong mục tiêu xây dựng mối quan hệ, dù là gặp gỡ người mới, kết bạn hay tìm kiếm bạn đời.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Hơn 400.000 website và tài khoản mạng xã hội nghi lừa đảo bị vô hiệu hóa

Từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2024, Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Chiều 7/9, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến phức tạp.

Theo đó, tháng 8/2024, cả nước xảy ra 815 vụ, tăng hơn 11%, chiếm gần 16% trong cơ cấu tội phạm, trong đó tội phạm lừa đảo qua mạng chiếm gần 55% tổng số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiều 7/9, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến phức tạp.

Theo đó, tháng 8/2024, cả nước xảy ra 815 vụ, tăng hơn 11%, chiếm gần 16% trong cơ cấu tội phạm, trong đó tội phạm lừa đảo qua mạng chiếm gần 55% tổng số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng triệt để sử dụng các ứng dụng, công nghệ, phương tiện hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội, hoạt động ẩn danh, khó truy vết; phần lớn hoạt động có tổ chức, nhưng chỉ liên lạc, móc nối qua không gian mạng, không có tiếp xúc, trao đổi trực tiếp.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, trọng tâm là tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng lừa đảo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Riêng trong tháng 8/2024, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng/Trang Thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương đã cung cấp, đăng tải hơn 500 tin, bài cảnh báo tội phạm, trong đó tập trung cảnh báo thường xuyên đối với loại tội phạm này.

Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng. Tăng cường ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để kịp thời xác thực thông tin, làm sạch tài khoản ngân hàng và thuê bao di động, loại bỏ các tài khoản ảo và sim rác để hạn chế tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo.

Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội, trong đó có tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng. Rà soát, vô hiệu hóa các website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn giả mạo các cơ quan, tổ chức để lừa đảo trên không gian mạng (từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2024 đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến). Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, trên không gian mạng…

Nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm

Người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh, để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đặc biệt là lừa đảo qua mạng, Bộ Công an đề nghị người dân thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm; cảnh giác khi nhận các cuộc gọi mà người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án qua điện thoại.

Thận trọng, rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động phạm tội thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Theo Báo Chính phủ.

Sabeco muốn chi hơn 800 tỷ để thâu tóm một công ty bia liên tục thua lỗ

Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc chào mua công khai cổ phiếu SBB của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco).

Sabeco dự kiến chào mua hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB, tương đương 43,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của SSB.

Hiện tại, Sabeco nắm giữ gần 14,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 16,4% vốn điều lệ tại SBB. Ngoài ra, người có liên quan của Sabeco cũng đang nắm giữ 5,52 triệu cổ phiếu SBB, chiếm tỷ lệ 6,3% vốn điều lệ ở SBB.

Nếu giao dịch thành công, Sabeco sẽ nâng sở hữu tại SBB lên 59,6% và tỷ lệ sở hữu của Sabeco cùng người liê quan tại SBB là 65,9%.

Giá chào mua là 22.000 đồng/cp, cao hơn 22% so với giá cổ phiếu SBB chốt phiên 6/9 (18.000 đồng/cp). Dự kiến Sabeco sẽ chi ra khoảng 832 tỷ đồng để mua cổ phần của SBB.

Mục đích của việc chào mua là để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Sabeco. Thời điểm chào mua là trong năm 2024 sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông qua.

Nguồn vốn thực hiện chào mua là từ nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác của Sabeco. Tính tới cuối quý II, Sabeco nắm giữ khoản mục tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm 68% trong cơ cấu tài sản với giá trị 23.362 tỷ đồng.

Về Bia Sài Gòn Bình Tây, đơn vị này được thành lập năm 2005. Năm 2006, công ty triển khai động thổ thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn – Bình Dương với tổng công suất 120 triệu lít/năm tại địa chỉ Lô B2/47-51 KCN Tân Đông Hiệp B, xã Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động năm 2007.

Hiện SBB sở hữu ba nhà máy bia gồm Nhà máy bia Sài Gòn – Bình Dương kể trên cùng hai nhà máy khác là Nhà máy bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh, nhà máy bia Sài Gòn – Đồng Tháp (công suất 50 triệu lít/năm).

SBB sở hữu một số dòng bia như Sagota Lager và Sagota Pure hay Sagota Không cồn, Sagota Gold, Sagota Light và Sagota Premium. Từ tháng 10/2014 đến nay, Sagota đã xuất khẩu  sang nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Philippines.

Vốn điều lệ hiện tại của SBB là 875 tỷ đồng. Ngoài Sabeco là cổ đông lớn nhất thì CTCP Rượu Bình Tây nắm khoảng 6,31% vốn tại SBB và hơn 77% vốn thuộc về cổ đông khác.

Về tình hình kinh doanh, hiện SBB chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm. Còn theo báo cáo soát xét bán niên của công ty mẹ, SBB ghi nhận 635 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chi phí ăn mòn lợi nhuận khiến doanh nghiệp bia này lỗ sau thuế 92 tỷ đồng trong khi nửa đầu năm 2023 lãi 32 tỷ.

Căn cứ số liệu ở báo cáo hợp nhất năm 2023, SBB lỗ sau thuế tới 152 tỷ đồng còn năm 2022 lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư hồi tháng 5, lãnh đạo Sabeco thông tin SBB thua lỗ trong quý I chủ yếu do doanh số bán của thương hiệu riêng của đơn vị này kém hiệu quả và gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh bao bì.

Trong tương lai, ban lãnh đạo Sabeco sẽ tích cực làm việc với SBB để giải quyết những thách thức trên và cải thiện hiệu suất hoạt động của SBB. Trọng tâm là nâng cao hiệu quả bán hàng và hiệu suất hoạt động của SBB trong mảng bao bì.

Quy mô tài sản cuối tháng 6 của SBB theo báo cáo công ty mẹ đạt 2.328 tỷ đồng. Doanh nghiệp sở hữu hơn 39 tỷ tiền mặt. Dư nợ vay cuối kỳ là 291 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu cuối quý II đạt 1.877 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Hành trình xây dựng đế chế tỷ đô của nhà sáng lập VNG

VNG từ một quán game trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, chạm mốc định giá 1 tỷ USD.

Năm 2012, VNG trình làng Zalo – ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Hai năm sau, VNG được World Start-up Report định giá 1 tỷ USD và trở thành “kỳ lân” công nghệ đầu tiên ở Việt Nam (những startup được định giá tỷ đô).

Chỉ mất 10 năm để trở thành kỳ lân, đó là điều không dễ đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt. Mãi tới năm 2023, Việt Nam chỉ có 4 “kỳ lân” (VNG, VNLIFE, Sky Mavis và MoMo), đủ cho thấy những gì mà ban lãnh đạo cùng đội ngũ VNG đã làm được.

Và khi nhắc tới VNG, người ta không thể không nhắc về tên tuổi người sáng lập: Ông Lê Hồng Minh – CEO tập đoàn. Ông Minh sinh năm 1977 được biết đến như một trong những người tiên phong trong lĩnh vực game tại Việt Nam. Từ một chàng trai đam mê chơi điện tử, ông Minh trở thành sáng lập và lãnh đạo một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.

Lê Hồng Minh tốt nghiệp Đại học New South Wales, Australia với bằng cử nhân Kinh doanh và Thương mại. Sau khi trở về Việt Nam, ông bắt đầu sự nghiệp tại một ngân hàng đầu tư, nơi ông có cơ hội làm quen với thế giới tài chính và hiểu sâu hơn về các mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, đam mê thực sự của ông không phải là tài chính mà là trò chơi điện tử.

Theo lời kể, trong những năm đầu 2000, khi thị trường trò chơi điện tử trực tuyến tại Việt Nam còn khá mới mẻ, ông đã nhận ra tiềm năng khổng lồ của lĩnh vực này và quyết định theo đuổi. Năm 2004, ông thành lập VinaGame, tiền thân của VNG, với mục tiêu mang các tựa game trực tuyến quốc tế về Việt Nam.

Bước đi trên gây tiếng vang với việc phát hành các tựa game nổi tiếng như Võ Lâm Truyền Kỳ. Trò chơi này không chỉ giúp công ty khẳng định vị thế mà còn thay đổi cách người Việt Nam tiếp cận và trải nghiệm các trò chơi trực tuyến.

Trong một bức thư gửi kèm hồ sơ nộp lên Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC), ông Lê Hồng Minh viết:

“Chúng tôi sinh ra trong thời buổi hòa bình, đất nước thống nhất nhưng sau chiến tranh, mọi thứ vẫn còn khó khăn. Cha mẹ chúng tôi phải làm việc chăm chỉ để chăm lo cho những đứa con. Họ đã cung cấp những thứ cơ bản nhất để chúng tôi kiên định với mục tiêu đi tìm con chữ. Thế hệ chúng tôi luôn tin rằng học hành chăm chỉ là con đường dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, ý niệm về một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với chúng tôi vẫn còn khá mơ hồ và thế giới bên ngoài vẫn là một điều bí ẩn.Chúng tôi không hề biết mình đã may mắn đến thế nào khi Internet đến Việt Nam vào giữa những năm 1990. Thế giới kỳ diệu và bất ngờ mở ra cánh cửa mới. Chúng tôi tự coi mình là ‘thế hệ Internet’ đầu tiên của Việt Nam.

Sự ra đời của PC (Personal Computer: Máy tính cá nhân) và sau đó là internet, là những dấu mốc hình thành nên năm tháng thiếu niên của thế hệ chúng tôi. Đó là cánh cửa dẫn đến một thế giới hấp dẫn, đầy phấn khích với thông tin và kiến thức. Quan trọng hơn cả, đó là những giấc mơ.

Chúng tôi đọc những câu chuyện về các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Mỹ với sự ngưỡng mộ cùng giấc mơ sẽ chạm tới những thành công đó”.

Kể về hành trình đầu tiên gắn bó với mảng game, ông Minh cho biết để ra mắt trò chơi trực tuyến trên PC đầu tiên tại Việt Nam, lãnh đạo VNG ngày ấy đã bắt đầu từ việc nghiên cứu các tạp chí game PC, rồi tuyển dụng nhân viên trên các diễn đàn game thủ trong nước. Những nhà khởi nghiệp VNG đầu tiên đi khắp Việt Nam bằng xe máy, dán áp phích trò chơi lên 5.000 quán cà phê Internet.

Trong tuần đầu tiên, trò chơi của VNG đã vượt qua dự báo ba năm và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, tức là 19 năm sau. Sau thành công ban đầu của trò chơi trên PC, VNG đã mở rộng kinh doanh, giới thiệu nhiều sản phẩm internet khác nhau để đáp ứng nhu cầu dân số trực tuyến đang tăng nhanh ở Việt Nam.

Sự phát triển nhanh chóng của VinaGame tạo tiền đề cho công ty chuyển mình và mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ khác ngoài trò chơi. Năm 2007, VinaGame chính thức đổi tên thành VNG, với mục tiêu mở rộng từ một công ty trò chơi điện tử trở thành một tập đoàn công nghệ với nhiều sản phẩm đa dạng.

Đây là một quyết định chiến lược quan trọng, đưa VNG từ một công ty tập trung vào game thành một hệ sinh thái công nghệ toàn diện. Sản phẩm nổi bật nhất của VNG ngoài mảng game chính là Zalo, ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí được phát triển vào năm 2012. Zalo nhanh chóng trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam, hiện có 77 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Không chỉ dừng lại ở trò chơi và ứng dụng nhắn tin, VNG còn phát triển nhiều sản phẩm khác như thanh toán điện tử ZaloPay, nền tảng nghe nhạc Zing MP3 và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

VNG liên tục mở rộng ra các thị trường quốc tế như Myanmar, Philippines và Indonesia.

Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp, ông Lê Hồng Minh, nói: “Sau gần ba thập kỷ đặt ra câu hỏi: Thế nào là cuộc sống tốt hơn?, chúng tôi đã có câu trả lời mới. Trong những thập kỷ tới, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển với ba lợi thế chính: dân số trẻ năng động, chăm chỉ; một nền kinh tế mở và kết nối thúc đẩy thương mại và quan hệ đối tác toàn cầu; và một quốc gia tập trung chiến lược vào công nghệ và khoa học.

Là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi có đặc quyền và trách nhiệm tham gia vào quá trình chuyển đổi này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới và xây dựng các sản phẩm công nghệ cho Việt Nam… Chúng tôi tin rằng kỹ năng và chất xám của các kỹ sư Việt Nam thuộc hàng tốt nhất thế giới và chúng tôi muốn phát triển đội ngũ của mình bằng cách cạnh tranh trên trường toàn cầu…

Tầm nhìn cuối cùng của chúng tôi là trở thành một công ty công nghệ toàn cầu có trụ sở chính tại Việt Nam, một công ty có nhiều nhân tài toàn cầu nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam: Độc lập, kiên cường, cởi mở và khao khát học hỏi và phát triển”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Lẻ bóng “mạng xã hội Việt” trên không gian mạng xã hội

Theo báo cáo “The Connected Consumer Qúy II/2024” được Decision Lab công bố mới đây, Zalo là ứng dụng Việt Nam duy nhất góp mặt trong xếp hạng những ứng dụng có nhiều người dùng sử dụng nhất, thậm chí nền tảng này còn “vượt mặt” các mạng xã hội nước ngoài như YouTube hay TikTok để giữ vị trí thứ hai về tỷ lệ sử dụng chỉ sau Facebook.

Bên cạnh đó, Zalo đã dẫn đầu nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (82%) và được người dùng ở cả 3 nhóm tuổi (Gen X, Gen Y và Gen Z) yêu thích nhất.

VẮNG BÓNG MẠNG XÃ HỘI VIỆT

Năm 2022, tổng lượng dữ liệu trung bình mỗi người dùng tạo ra trên hai mạng xã hội nội địa là Zalo và Mocha từng chiếm gần 59% thị phần, nhiều hơn 1,43 lần so với tổng lượng dữ liệu trao đổi trên 3 nền tảng nước ngoài phổ biến là Messenger, Viber và Telegram. Thế nhưng, đến nay, trong các bảng xếp hạng về mạng xã hội, ngoại trừ Zalo, các ứng dụng của Việt Nam hoặc giữ thứ hạng khá thấp, hoặc gần như vắng bóng.

Hơn 10 năm trước, giữa làn sóng đang lên của Facebook, Zalo được VNG ra mắt, manh nha ghi dấu ấn với người dùng như một nền tảng nhắn tin và gọi điện thuần Việt dễ sử dụng. Nối gót ứng dụng mạng xã hội của VNG, một loạt ứng dụng xã hội của Việt Nam như Mocha (2015), Lotus (2019),… cũng lần lượt ra đời.

Đáng chú ý, mặc dù ban đầu, các ứng dụng này đều được đầu tư, hỗ trợ và tao sức nóng khá tốt, nhưng đến nay hầu hết đều đang hoạt động đã khá mờ nhạt, thậm chí rất nhiều người dùng trẻ gần như không biết đến các mạng xã hội này.

Trong khi các ứng dụng Việt Nam đang mất đà, các mạng xã hội quốc tế như Facebook và Instagram không ngừng tăng tốc, thu hút đông đảo người dùng theo thời gian. Năm 2018 đánh dấu cột mốc gia nhập thị trường Việt của TikTok. Từ đó đến nay, nền tảng này tăng trưởng liên tục, trung bình 2 chữ số mỗi quý, thậm chí có phần đe dọa hàng loạt những ông lớn có mặt trước đó trên thị trường.

Có lẽ, hiện nay, Zalo là ứng dụng “Made in Việt Nam” duy nhất còn đủ khả năng cạnh tranh với các mạng xã hội quốc tế trên sân nhà, không chỉ về số lượng người dùng mà còn bắt đầu cho thấy tiềm năng thương mại hoá thay vì chỉ là một nền tảng nhắn tin miễn phí.

THREADS, ĐỐI THỦ MỚI CỦA ZALO

Mới đây, báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm của VNG ghi nhận tính đến hết tháng 6/2024, Zalo hiện có 77 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam (báo cáo của DataReportal). Điều này cho thấy khoảng 98% người dùng Internet Việt có thể đang truy cập Zalo hàng tháng.

Với chiến lược đẩy mạnh thương mại theo hướng thanh toán, trong nửa đầu năm, Zalopay đã tăng trưởng 42% về tổng khối lượng thanh toán. Doanh thu dịch vụ tài chính Zalopay ghi nhận mức tăng lên đến 190% so với cùng kỳ 2023.

Thay vì đi theo xu hướng chung là kết nối người dùng công khai giống như Facebook hay TikTok, có lẽ thành công của Zalo là tự tìm ra hướng đi riêng đó là tập trung vào tính bảo mật trong kết nối giữa những người dùng.

Theo báo cáo “Vietnam mobile app popularity 2024” (Mức độ phổ biến của ứng dụng di động Việt Nam 2024) của nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu trực tuyến hàng đầu Q&Me, Zalo hiện xếp vị trí thứ ba về nền tảng mạng xã hội được người Việt dành nhiều thời gian sử dụng nhất, xếp sau hai “ông lớn” Facebook và TikTok. Tuy nhiên, có đến 98% những người tham gia khảo sát cho biết họ mở Zalo nhiều nhất trong số các nền tảng mạng xã hội.

Báo cáo “The Connected Consumer quý 2/2024” mới đây chỉ ra Threads (nền tảng mạng xã hội cùng công ty mẹ của Facebook) đang ngày càng phổ biến và được người dùng ở nhiều lứa tuổi ưa chuộng. Thậm chí, Decision Lab còn nhận định các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực thiết lập sự hiện diện để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, tương tác trên nền tảng mạng xã hội này.

Điều này cho thấy sức hấp dẫn của tay chơi ngoại này không hề nhỏ đối với người dùng tại thị trường. Và bên cạnh những “ông lớn” quốc tế đã có mặt, sự xuất hiện của mạng xã hội Theards sẽ là mối đe dọa mới đối với các nền tảng mạng xã hội Việt – dù đã có hàng triệu người dùng song có lẽ sẽ cần thêm thời gian để tìm cho mình vị trí phù hợp trên thị trường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

90% doanh số bán hàng online thuộc về Shopee và TikTok Shop

Mặc dù có sự chênh lệch về tốc độc tăng trưởng, Shopee và TikTok Shop vẫn dẫn đầu cuộc đua về thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam, chiếm trên 90% tổng giá trị giao dịch.

Theo Báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý II/2024 của công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI công bố ngày 13/8, bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki có tổng giá trị giao dịch (GMV) đạt 87,37 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó.

Trong đó, Shopee tiếp tục dẫn đầu với 62,38 nghìn tỷ đồng, đạt 71,4% thị phần GMV. Shopee đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.

Xếp thứ hai là TikTok Shop với 19,24 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,0% thị phần GMV. Xếp thứ 3 và 4 lần lượt là Lazada (5,16 nghìn tỷ đồng) và Tiki (584,77 tỷ đồng).

Kết quả cho thấy, riêng Shopee và TikTok Shop đã chiếm đến 93,4% thị phần GMV. Tuy nhiên, so sánh giữa hai nền tảng, tốc độ tăng trưởng của Shopee trong quý II so với quý I vượt trội so với TikTok Shop. Nếu như tổng GMV TikTok Shop tăng trưởng 4,8% so với quý trước thì tổng GMV (Grosss Merchandise Volume) của Shopee tăng trưởng đến 16,1% – giúp nền tảng này chiếm thêm 3,5 điểm thị phần.

Theo YouNet ECI, nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này nằm ở mức độ phụ thuộc vào nhóm ngành hàng thời trang & phụ kiện của Shopee và TikTok Shop.

Cụ thể, nếu như nhóm ngành hàng thời trang & phụ kiện chỉ chiếm 24% trên tổng GMV của Shopee trong quý thì nhóm ngành hàng này lại chiếm đến 37,5% trên tổng GMV của TikTok Shop trên cùng thời gian. Khi nhu cầu cho sản phẩm thời trang & phụ kiện giảm trong quý II so với quý I (do quý I có Tết Nguyên Đán là cao điểm của ngành hàng) thì TikTok Shop đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn Shopee.

Tuy nhiên, nhìn chung, thời trang & phụ kiện vẫn là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng mua nhiều nhất trên 4 nền tảng thương mại điện tử, đạt 22,679 nghìn tỷ đồng GMV. Xếp sau lần lượt là nhóm Sắc đẹp (13,4 nghìn tỷ đồng), Nhà cửa & Đời sống (10,6 nghìn tỷ đồng), Công nghệ (8 nghìn tỷ đồng) và Điện gia dụng (6 nghìn tỷ đồng).

Về xu hướng trong thời gian tới, báo cáo của YouNet ECI cho rằng thị trường sẽ ngày càng phát triển theo hướng chắt lọc, trọng chất hơn lượng.

“Có thể thấy, thị trường thương mại điện tử đang thay đổi rất nhanh theo hướng chắt lọc, tập trung với số lượng gian hàng không chuyên, doanh thu thấp ngày càng ít đi,” báo cáo nhận định.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích Thị trường, YouNet ECI nhấn mạnh rằng chìa khóa tăng trưởng trên thương mại điện tử giờ đây nằm ở sự thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng (Insights) và khả năng chuyên nghiệp hóa trên từng điểm chạm.

“Đã qua rồi thời điểm nhãn hàng chỉ cần mở gian hàng trên sàn là có doanh thu mà việc nắm trong tay dữ liệu, biết cách phân tích để liên tục tìm ra hướng đi mới là yêu cầu bắt buộc,” ông Lâm cho biết.

Trong quý II/2024, trọng tâm của hai nền tảng có thị phần lớn nhất tiếp tục là mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment). Đặc biệt trong tháng 6, nếu như TikTok Shop tạo dấu ấn với các phiên livestream trăm tỷ thì Shopee cũng không kém cạnh với Chuỗi sự kiện Shopee Live – Siêu Nhạc Hội. Nhờ lực đẩy này mà GMV toàn thị trường tháng 6 đã chạm mức 33,8 nghìn tỷ đồng/tháng – cao nhất từ đầu năm tới nay.

“Ba xu hướng chủ đạo sẽ là nguồn động lực tăng trưởng chính cho thương mại điện tử Việt Nam từ 3 đến 5 năm tới sẽ là: thói quen mua sắm trực tuyến mỗi ngày, các mặt hàng giá trị cao và sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của xu hướng shoppertainment,” ông Lâm dự báo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo mekongasean

Kỳ lân VNG có Quyền Tổng giám đốc mới thay cho nhà sáng lập Lê Hồng Minh

Ông Kelly Wong, Phó Tổng giám đốc VNG, sẽ đảm nhiệm cương vị Quyền Tổng giám đốc, đảm bảo các hoạt động của VNG tiếp tục vận hành ổn định và hiệu quả.

Theo thông báo mới nhất của VNG, ông Kelly Wong, Phó Tổng giám đốc VNG được uỷ quyền đảm nhiệm cương vị Quyền Tổng giám đốc mới. Theo đó, ban giám đốc VNG sẽ phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ ông Kelly trên cương vị mới.

“VNG cam kết sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo ổn định mọi hoạt động kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác, cổ đông và các bên liên quan” , VNG viết trong thông báo bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc.

Hiện các hoạt động kinh doanh và vận hành của VNG vẫn diễn ra bình thường. Công ty vẫn đang tích cực hợp tác và tuân thủ mọi yêu cầu từ cơ quan chức năng.

VNG là một trong những nhà phát hành game hàng đầu thị trường Việt Nam đồng thời sở hữu Zalo – ứng dụng nhắn tin phổ biến tại thị trường 100 triệu dân. 6 tháng đầu năm 2024 (BCTC) với doanh thu thuần đạt 4.314 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6/2024, Zalo tiếp tục ghi nhận 77 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, và 1,9 tỷ tin nhắn gửi đi mỗi ngày, tăng 7% so với cùng kỳ.

Ở mảng Trò chơi trực tuyến – mảng kinh doanh lõi của VNG cũng tiếp tục ghi nhận doanh thu từ thị trường toàn cầu. Nửa đầu 2024, tổng bookings từ thị trường quốc tế tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 1.026 tỷ đồng.

Ở mảng thanh toán điện tử – Zalopay ghi nhận tăng trưởng 42% về tổng khối lượng thanh toán, đồng thời tối ưu hóa chi phí marketing. Doanh thu từ dịch vụ tài chính tăng trưởng 190% so với cùng kỳ.

Chủ Circle K định giá 7-Eleven đến 42 tỷ USD trong thương vụ mua lại nhưng vẫn bị từ chối

Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Seven & i Holdings Co. (sở hữu 7-Eleven) không đồng ý mức giá mua cổ phần khoảng 6.000 tỷ yen (khoảng 42 tỷ USD) do Couche-Tard đề xuất.

Theo nguồn tin thân cận, Hội đồng quản trị Seven & i – đơn vị vận hành chuỗi 7-Eleven, sẽ gửi thư phản hồi chính thức tới Couche-Tard – công ty mẹ chuỗi Circle K, vào cuối tuần này sau khi ủy ban gồm các giám đốc độc lập xem xét kỹ lưỡng đề xuất này, tờ Bloomberg đưa.

Seven & i khẳng định mức giá mua của Couche-Tard chưa phản ánh đúng giá trị kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty. Couche-Tard đã đưa ra mức giá gần 15 USD/cổ phiếu, tương đương định giá Seven & i vào khoảng 6.000 tỷ yên (khoảng 42 tỷ USD).

Ngoài ra, Seven & i cũng bày tỏ quan ngại về khả năng vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phía doanh nghiệp từ chối bình luận thêm về thông tin này.

Về phía Couche-Tard, Tổng Giám đốc sắp nhậm chức Alex Miller khẳng định mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Seven & i và tự tin về thương vụ này. Ông Miller nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy cơ hội lớn để cùng nhau phát triển, nâng cao dịch vụ cho khách hàng và mang lại kết quả hấp dẫn cho cổ đông, nhân viên cũng như các bên liên quan của cả hai công ty.”

Hiện chủ chuỗi Cirlce K có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 70 tỷ đô la Canada (tương đương 52 tỷ USD).

Nếu thành công, sự kết hợp giữa hai tập đoàn này sẽ tạo ra một đế chế bán lẻ tiện lợi toàn cầu với hơn 100.000 cửa hàng. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ này có thể đối mặt với sự giám sát gắt gao từ cơ quan quản lý cạnh tranh Mỹ.

Một trở ngại khác là Chính phủ Nhật Bản có quyền ngăn chặn hoặc yêu cầu điều chỉnh các điều khoản của thương vụ, do Seven & i nằm trong danh sách các công ty được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Trước đây, việc thâu tóm một doanh nghiệp Nhật Bản lớn và nổi tiếng như vậy thường bị coi là khó xảy ra. Nguyên do là xu hướng bảo hộ của chính phủ và các hội đồng quản trị ưu tiên sự ổn định hơn là lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, những hướng dẫn quản trị doanh nghiệp mới được ban hành, nhằm thúc đẩy sự năng động hơn cho nền kinh tế Nhật Bản, đã chú trọng việc cải thiện quản trị và bảo vệ nhà đầu tư.

Đề xuất mua lại của Couche-Tard diễn ra trong bối cảnh Seven & i đang chịu áp lực từ cổ đông ValueAct Capital Management LP, yêu cầu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của 7-Eleven và thu hẹp mảng kinh doanh siêu thị, cửa hàng bách hóa. Trước đó, ValueAct đã không thành công trong nỗ lực loại Tổng Giám đốc Ryuichi Isaka.

Google bị cáo buộc lợi dụng vị thế để tăng giá quảng cáo liên tục trong nhiều năm

Google đã tận dụng vị thế độc quyền bất hợp pháp của mình để tăng giá quảng cáo trong nhiều năm, theo Business Insider. Một nhà phân tích hàng đầu cho rằng điều này có thể khiến gã khổng lồ công nghệ thiệt hại hơn 100 tỷ USD từ các khoản bồi thường.

Một thẩm phán liên bang ra phán quyết vào tháng trước rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền Mỹ vì duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến. Các thủ tục tự khắc phục sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 9 và có thể buộc Google phải chấm dứt các khoản thanh toán độc quyền cho Apple. Rủi ro bị chia tách cũng bị đưa ra thảo luận như một kịch bản cực đoan.

Nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein Research chỉ ra rằng Google nên lo lắng trước các vụ kiện sắp tới. Tháng trước, gã khổng lồ này đã bị kết luận vi phạm luật chống độc quyền không chỉ bằng cách trả tiền cho Apple và các đối tác. Một phát hiện khác, ít được thảo luận hơn, liên quan đến quyền định giá mạnh bất thường của Google trên thị trường quảng cáo tìm kiếm.

Sự độc quyền của Google cho phép công ty tăng giá quảng cáo một cách giả tạo trong nhiều năm. Các nhà quảng cáo vô tình phải trả quá nhiều tiền để quảng cáo thông qua Google.

“Chúng ta có thể chứng kiến một vụ kiện tập thể từ các nhà quảng cáo yêu cầu bồi thường vì đã bị tính phí quá cao trong nhiều năm”, Shmulik viết. “Rất có thể sẽ có vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại lên tới hơn 100 tỷ USD”.

Trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, cạnh tranh lành mạnh này đã không tồn tại trong ít nhất 1 thập kỷ. Google tăng giá quảng cáo liên tục vì không có đối thủ cạnh tranh nghiêm túc nào. Điều đó rất bất thường.

Bằng chứng từ phiên tòa và phán quyết cho thấy Google có thể tăng giá quảng cáo từ 5-15% mà không làm thay đổi đáng kể chi tiêu của nhà quảng cáo. Mục đích sau cùng là để đạt được mục tiêu doanh thu.

Tháng 9 năm ngoái, giám đốc điều hành của Google Jerry Dischler cũng đã thừa nhận rằng công ty đã điều chỉnh các phiên đấu giá quảng cáo để đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu.

Phán quyết cho rằng Google là một công ty độc quyền là phát ngôn mang tính bước ngoặt, qua đó đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sức mạnh của gã khổng lồ công nghệ trong kỷ nguyên Internet hiện đại. Apple, Amazon và Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền.

Trong vụ kiện của Google, Thẩm phán Mehta cho biết vào ngày 5 tháng 8 rằng công ty này đã duy trì độc quyền bất hợp pháp đối với các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nói chung và một số quảng cáo chạy trong kết quả tìm kiếm.

Ông đồng ý rằng Google đã xây dựng một “chu kỳ thống trị” ngăn cản các đối thủ xây dựng các sáng kiến mới, đồng thời cho phép mình tăng giá quảng cáo vượt mức trong một thị trường tự do. Trung tâm của chu kỳ đó là hàng tỷ USD mà Google đã chi cho các công ty như Apple và Mozilla để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và các trình duyệt như Firefox.

Năm 2020, WSJ ước tính thoả thuận giữa Google và Apple rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Đến năm 2021, Google phải trả cho đối tác gần 15 tỷ USD và sang đến năm 2022 là 18-20 tỷ USD, theo Forbes. Thỏa thuận được cho là bất hợp pháp, đồng thời khiến các đối thủ cạnh tranh như Bing (Microsoft) ít được sử dụng và không thể thu đủ dữ liệu để cải thiện.

Trong kịch bản cực đoan nhất, Google sẽ phải tách một phần đáng kể doanh nghiệp của mình, bao gồm Chrome hoặc Android. Cả hai sản phẩm này đều sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm tự động.

Khủng hoảng diễn ra vào đúng thời điểm Google ‘đứng ngồi không yên’ trước sự trỗi dậy của ChatGPT. Google khẳng định OpenAI và Amazon chính là những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, bất chấp việc chính phủ liên bang cho rằng quyền lực độc quyền của tập đoàn mang lại những lợi thế lớn chưa từng có.

Theo: Business Insider, The New York Times

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes

VNG lỗ 11 quý liên tiếp và tổng nợ gấp 4 lần vốn chủ sỡ hữu

Đến cuối quý II/2024, nợ phải trả của VNG đang ở mức 8.445 tỉ đồng (chiếm phần lớn là chi phí phải trả ngắn hạn) trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ 1.680 tỉ đồng. Như vậy, tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VNG đang cao hơn 4 lần, điều này có thể thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tài chính.

VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 và vẫn lỗ triền miên

Đến hiện tại, VNG vẫn là đơn vị kinh doanh trò chơi điện tử, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng lớn ở Việt Nam. Đơn vị này nổi tiếng được biết đến khi phát hành các tựa game nổi tiếng một thời như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế…

Ngoài ra, VNG còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác như lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm, quảng cáo thương mại…

Đặc biệt, VNG còn là chủ nền tảng Zalo – ứng dụng nhắn tin, gọi điện phổ biến nhất ở Việt Nam, ứng dụng ví điện tử ZaloPay, đồng thời lấn sân sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Tính đến hết tháng 6-2024, Zalo có 77 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, và 1,9 tỉ tin nhắn gửi đi mỗi ngày, tăng 7%.

VNG hiện có vốn điều lệ 358,4 tỉ đồng, trong đó, VNG Ltd là cổ đông chính, nắm 49% vốn, Công ty CP Công nghệ BIGV nắm 17,84% vốn, ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG nắm 8,846% vốn…

Đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của công ty VNG chính thức giao dịch trên sàn UpCoM với giá 240.000 đồng/cổ phiếu, sau đó liên tục tăng giá kỷ lục lên tới 1.434.700 đồng/cổ phiếu và liên tục đi xuống đến thời điểm hiện tại còn 488.000 đồng/cổ phiếu.

VNG từng có kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ nhưng sau đó tuyên bố hoãn kế hoạch này.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, VNG đạt doanh thu thuần 4.314 tỉ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ.

Sau khi trừ các chi phí, VNG báo lỗ sau thuế 585,7 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 1.205 tỉ đồng. Đáng chú ý, đây là quý lỗ thứ 11 liên tục của công ty này.

Tính đến cuối tháng 6-2024, danh mục tiền và các khoản tương đương tiền của VNG có giá trị khoảng 3.340 tỉ đồng, giảm gần 500 tỉ đồng so với cuối năm 2023, nguyên nhân chủ yếu đến từ tiền gửi ngân hàng.

Theo thuyết minh trong báo cáo tài chính, vào ngày 30-6-2024, một phần của tiền gửi ngân hàng của VNG đã được dùng để bảo đảm cho các khoản phải thu được giữ hộ cho người bán chưa hoàn tất các giao dịch mua, số dư ví điện tử của người dùng ZaloPay có liên quan đến hoạt động kinh doanh tài chính của Tập đoàn và một lượng tiền nhất định được ngân hàng yêu cầu dự trữ để đảm bảo.

Đến cuối quý II/2024, nợ phải trả của VNG đang ở mức 8.445 tỉ đồng (chiếm phần lớn là chi phí phải trả ngắn hạn) trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ 1.680 tỉ đồng. Như vậy, tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VNG đang cao hơn 4 lần, điều này có thể thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tài chính.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Người Lao Động

Gã khổng lồ ngành chip Nvidia đứng trước nguy cơ bị cáo buộc độc quyền

Nvidia cho biết chưa nhận được trát đòi hầu tòa từ Bộ Tư pháp Mỹ sau khi có thông tin rằng hãng bị điều tra về độc quyền.

“Chúng tôi đã hỏi Bộ Tư pháp Mỹ nhưng chưa nhận được trát hầu tòa”, người phát ngôn Nvidia cho biết ngày 4/9. “Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ các cơ quan quản lý về hoạt động kinh doanh của mình”.

Trước đó, Bloomberg đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) gửi trát hầu tòa tới Nvidia và một số công ty khác sau khi ghi nhận bằng chứng cho thấy hãng thiết kế chip này có dấu hiệu vi phạm luật chống độc quyền. DOJ lo ngại Nvidia gây áp lực cho các công ty khác nếu họ chuyển sang nhà cung cấp khác, thậm chí có biện pháp trừng phạt nếu không mua chip AI của mình.

Theo Reuters, DOJ được cho là cũng đang xem xét thương vụ Nvidia mua lại Run:AI, một công ty có trụ sở tại Israel, với giá 700 triệu USD hồi tháng 4. Các quan chức đang xem xét việc mua bán có khiến hãng tăng thêm quyền kiểm soát đối với thị trường điện toán trí tuệ nhân tạo hay không.

Tại sao Nvidia nằm trong tầm ngắm của DOJ?

Theo giới chuyên gia, việc phát triển nhanh cộng thêm sự thống trị thị trường chip AI khiến Nvidia bị đưa vào tầm ngắm. Hãng được ước tính giữ hơn 80% thị trường chip AI cho trung tâm dữ liệu. Doanh số công ty cũng tăng gấp đôi mỗi quý và làm lu mờ các đối thủ.

“Hầu hết đối thủ cạnh tranh của Nvidia đều gửi đơn khiếu nại cho tôi tham khảo. Tôi không nêu tên họ, nhưng bạn có thể hình dung họ là ai”, Patrick Moorhead, Chủ tịch kiêm nhà phân tích của Moor Insights & Strategy, công ty tư vấn và phân tích công nghệ, nói với Fortune. “Ngay cả một số khách hàng của Nvidia, dù chưa thể hiện bằng văn bản, nói muốn một chuỗi cung ứng ‘cân bằng’ hơn”.

Cũng theo Moorhead, Nvidia có thể đối mặt “một cuộc điều tra rất nghiêm trọng” sắp tới, với hệ quả là làm chậm hoạt động kinh doanh, phải mở một số nền tảng phần mềm hay thậm chí bị phạt một khoản tiền đáng kể.

“Về mặt kỹ thuật, Nvidia là một công ty độc quyền. Trong khi đó, AI cực kỳ quan trọng đối với xã hội, kinh tế và kinh doanh cả hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, đây là vấn đề cực kỳ nóng bỏng, nghĩa là các cơ quan quản lý có động lực rất lớn để nhắm vào Nvidia”, ông cảnh báo.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, mức tăng trưởng thị phần ấn tượng cùng bộ sản phẩm phần mềm và phần cứng AI hiện giúp Nvidia thống trị thị trường. Đây là điều dễ nhận thấy, nhưng DOJ sẽ phải chứng minh nhiều hơn thế.

“Không phải là bất hợp pháp khi trở thành một công ty độc quyền. Nhưng là bất hợp pháp nếu một công ty độc quyền cạnh tranh không lành mạnh và gây hại cho người tiêu dùng”, Moorhead nói.

Về tác động tiềm tàng nếu DOJ điều tra Nvidia, Moorhead ví nó giống như “một hạt cát rơi vào bình xăng”. Nghĩa là, sự phát triển của công ty chip Mỹ sẽ chỉ chậm lại một chút.

Theo Scott Bickley của Info-Tech Research Group, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ, Nvidia đơn giản đang sử dụng lợi thế công nghệ của mình để tăng lợi nhuận và giành thị phần, thay vì có hành vi phản cạnh tranh. Theo quan điểm của ông, việc cố gắng phạt tiền, chia nhỏ hoặc làm chậm Nvidia chỉ cản trở sự phát triển của AI.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị phạt nặng, Bickley cho rằng nó sẽ không tác động lớn đến Nvidia. Ngoài ra, DOJ có thể sẽ mất nhiều năm để kết luận Nvidia có độc quyền hay không.

Số lượng nhà quảng cáo rời khỏi mạng xã hội X ngày càng tăng

Khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Kantar cho biết số công ty có kế hoạch cắt ngân sách quảng cáo trên mạng xã hội X năm tới đã lên kỷ lục.

Kantar hôm qua công bố báo cáo được thực hiện với 1.000 lãnh đạo và 18.000 người tiêu dùng tại hơn 20 quốc gia. Theo đó, 26% doanh nghiệp có kế hoạch giảm chi cho quảng cáo trên nền tảng này năm tới, do lo ngại các nội dung cực đoan trên X có thể ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Kantar cho biết đây là tỷ lệ cao nhất trong các nền tảng quảng cáo lớn trên toàn cầu. Chỉ 4% cho rằng X vẫn là nơi “an toàn” và tin quảng cáo của họ sẽ không xuất hiện bên cạnh các nội dung cực đoan. Tỷ lệ này với Google Ads là 39%.

“Vài năm qua, các doanh nghiệp dần chuyển quảng cáo khỏi X. Khả năng đảo ngược là rất khó. Nền tảng này đã thay đổi quá nhiều trong thời gian gần đây và chính sách cũng không ổn định”, Gonca Bubani – nhà nghiên cứu tại Kantar giải thích. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có quan điểm tích cực về quảng cáo trên X vì số lượng đã giảm xuống, Kantar cho biết.

Hôm 5/9, người phát ngôn của X khẳng định nền tảng này “hiện an toàn với các thương hiệu và ghi nhận lượng truy cập cao kỷ lục”. Vài tuần gần đây, các tin tức chính trị giúp số lượt sử dụng X tăng vọt. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ giúp doanh thu quảng cáo phục hồi đáng kể.

Từ trước khi Elon Musk tiếp quản, X đã chật vật duy trì lợi nhuận. Tháng trước, Musk còn chỉ trích các doanh nghiệp rút quảng cáo khỏi X, đòi kiện họ và cáo buộc họ âm mưu tẩy chay nền tảng này.

Sau khi Elon Musk mua lại mạng xã hội X với giá 44 tỷ USD năm 2022, nhiều thương hiệu lớn đã rút quảng cáo khỏi đây, như IBM, Disney hay Paramount. Họ lo ngại khả năng kiểm duyệt nội dung và thiếu chắc chắn về hướng đi của X. Báo cáo của Kantar cho biết YouTube vẫn là nền tảng quảng cáo được doanh nghiệp ưa chuộng nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sự bấp bênh của thị trường Mỹ đang tác động không nhỏ đến kinh tế toàn cầu

Bank of America cảnh báo rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ tuần này là báo cáo việc làm tháng 8 nóng hơn dự kiến.

Theo Bank of America, rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ tuần này là báo cáo việc làm tháng 8 nóng hơn dự kiến.

Gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall đã đề cập đến rủi ro này trong một lưu ý vào đầu tuần. Họ cảnh báo số liệu việc làm quá nóng có thể khiến thị trường phải đánh giá lại số lần cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay.

“Thị trường có vẻ phấn khích về việc giảm lãi suất hơn là lo ngại về khả năng suy thoái. Chúng ta có thể thấy điều này qua đà phục hồi của giá cổ phiếu và kết quả vượt trội của các công ty vốn hoá nhỏ”, chiến lược gia Ohsung Kwon cho hay.

Bộ Lao động Mỹ dự kiến sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 8 vào sáng ngày 6/9 (tức khoảng 19h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Theo Markets Insider, các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm khoảng 162.000 việc làm trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp tụt từ mức 4,3% xuống còn 4,2%.

Các chuyên gia của Bank of America dự đoán Fed sẽ chỉ hạ lãi suất hai lần trong năm nay, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ giảm 100 điểm cơ bản.

Nếu thị trường lao động khởi sắc từ số liệu việc làm yếu kém của tháng 7, tâm lý của các nhà đầu tư có thể thay đổi. Điều đó chứng minh rằng thị trường đã quá tự tin vào lộ trình hạ lãi suất của Fed.

Theo lưu ý của Bank of America, thị trường chứng khoán Mỹ có thể chịu áp lực trong kịch bản đó. Chiến lược gia Kwon khuyến nghị các nhà đầu tư nên phòng ngừa rủi ro giảm giá.

Gần đây, chính phủ đã công bố một số dữ liệu cho thấy nền kinh tế vẫn trụ vững bất chấp lãi suất cao. Tăng trưởng GDP quý II được điều chỉnh từ 2,8% lên 3% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm).

Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế – chi tiêu cá nhân – tăng 2,9%, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3%. Chi tiêu tiêu dùng được điều chỉnh tăng cho thấy người Mỹ đã chi tiền nhiều hơn cho hàng hoá và dịch vụ. Chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, tiện ích và giải trí là các khoản mục dẫn đầu.

Một thước đo quan trọng khác về hoạt động kinh tế – tổng thu nhập quốc nội (GDI) – tăng 1,3%, tương đương kết quả quý đầu năm.

“Nền kinh tế Mỹ tiếp tục khiến những người hoài nghi phải bất ngờ. Tăng trưởng chắc chắn đã hạ nhiệt so với năm ngoái, nhưng tốc độ chỉ chững lại từ từ”, ông Kwon cho biết.

Một chiến lược gia Phố Wall khác cũng đề cập đến khả năng báo cáo việc làm nóng hơn dự kiến là ông Ed Yardeni của Yardeni Research.

Trong một lưu ý gửi khách hàng vào đầu tuần, ông Yardeni dự kiến nền kinh tế Mỹ đã có thêm 200.000 đến 250.000 việc làm vào tháng 8.

Nếu chính xác, con số này sẽ phá vỡ ước tính của nhiều nhà kinh tế và phù hợp với các báo cáo việc làm mạnh mẽ của tháng 5 và tháng 6. Điều đó cũng chứng tỏ Fed có thể không cần phải cắt giảm lãi suất quá nhiều.

“Rất khó có khả năng Fed phải hạ lãi suất quỹ liên bang nhanh chóng và mạnh tay như trong các chu kỳ nới lỏng tiền tệ trước đây, khi khủng hoảng tài chính gây ra tình trạng thiếu hụt tín dụng và suy thoái”, ông Yardeni lập luận.

Mặc dù triển vọng lạc quan của ông Yardeni sẽ là tin tuyệt vời cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, nó có thể trở thành lực cản đối với giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Người dùng Facebook và Google rất có thể đang bị nghe lén

Dịch vụ Active Listening của Cox Media Group (CMG) được quảng bá có thể nghe lén người dùng Facebook, Google, Microsoft… sau đó đề xuất quảng cáo.

Theo tài liệu nội bộ do 404Media thu thập, các nhà tiếp thị tại CMG, công ty truyền thông thuộc Apollo Global Management của Mỹ, đề xuất ý tưởng “nghe lén cuộc sống hàng ngày của khách hàng tiềm năng và nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên những gì họ đang nói chuyện” cho các đối tác quảng cáo từ tháng 11/2023.

“Đối với một doanh nghiệp, sẽ thế nào nếu bạn có thể nhắm đến khách hàng tiềm năng đang thảo luận về nhu cầu dịch vụ của bạn trong cuộc trò chuyện hàng ngày?”, mở đầu bài thuyết trình bán hàng của CMG có đoạn. “Không, đây không phải là một tập phim Black Mirror. Đó là dữ liệu giọng nói, và CMG có khả năng sử dụng nó để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.”

Tài liệu cũng đề cập việc các công ty sẽ thế nào khi nghe lén người dùng và thu thập dữ liệu đó. “Kinh khủng? Chắc chắn rồi. Nhưng nó có tuyệt vời cho tiếp thị không? Đương nhiên!”, CMG viết.

Năm ngoái, một báo cáo cũng từ 404Media cho biết CMG đã quảng bá dịch vụ Active Listening, trong đó sử dụng micro trong thiết bị thông minh để nghe lén người dùng nhằm quảng cáo cá nhân hóa. Tài liệu mới nhất được trang này thu thập tuần trước.

Theo Mashable, người dùng Internet từ lâu nghi ngờ các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Amazon và Meta đang nghe lén, dù chưa có bằng chứng đủ thuyết phục. Trang này cho rằng tài liệu từ CMG được xem là “thông tin thuyết phục” cho thấy việc nghe lén là có tồn tại. CMG hiện có quan hệ đối tác với các công ty công nghệ lớn, trong đó có Meta, Google, Amazon và Microsoft. Cả bốn cũng được đề cập trong tài liệu.

Mashable sau đó liên hệ với bốn công ty và cả bốn đều phủ nhận.

“Meta không sử dụng micro điện thoại cho quảng cáo, và chúng tôi đã công khai điều này trong nhiều năm”, phát ngôn viên Meta nói. “Chúng tôi đang liên hệ với CMG để yêu cầu họ làm rõ, rằng chương trình của họ không dựa trên dữ liệu Meta”.

Đại diện Meta cũng cho biết đang xem xét liệu CMG có vi phạm điều khoản và điều kiện của Facebook hay không trước khi “có hành động nếu cần thiết”. Công ty cũng chia sẻ liên kết từ năm 2016 về việc thu thập dữ liệu của mình, nhưng không thông qua micro.

“Amazon Ads chưa bao giờ hợp tác với CMG về chương trình này và cũng không có kế hoạch làm như vậy”, phát ngôn viên của Amazon nói .

“Tất cả nhà quảng cáo phải tuân thủ luật và quy định hiện hành cũng như chính sách Google Ads. Khi xác định quảng cáo hoặc nhà quảng cáo vi phạm, chúng tôi sẽ thực hiện hành động thích hợp”, một phát ngôn viên của Google cho biết.

“Chúng tôi đang điều tra và sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết phù hợp với chính sách đã ban hành”, phát ngôn viên của Microsoft tuyên bố.

Top 10 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024

Công ty của tỷ phú Trần Đình Long đạt lợi nhuận trước thuế năm 2023 ở mức 7.800 tỷ đồng, giảm mạnh từ mức gần 10.000 tỷ đồng năm 2022, do giá thép giảm và biến động tỷ giá. Trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024, Hòa Phát không còn trong danh sách.

Techcombank là đơn vị tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024, theo bảng xếp hạng Profit 500 – Top doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam do CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố.

VPBank, đơn vị giữ ngôi á quân trong bảng xếp hạng năm ngoái, giờ tụt xuống hạng 6.

Công bố bảng xếp hạng thường niên trong 8 năm liên tiếp, Vietnam Report cho biết phương pháp xếp hạng được xây dựng dựa trên các tiêu chí ước lượng lợi nhuận trước thuế, ước lượng tổng doanh thu, ước lượng tổng tài sản và tổng số lao động.

Dữ liệu được đánh giá dựa trên các nguồn cơ sở dữ liệu được điều tra độc lập của Vietnam Report và các nguồn khác tính đến thời điểm 31/12 của năm trước đó.

Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của VPBank gần 11.000 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm 2022.

Do sự tụt hạng của VPBank, ACB với lợi nhuận trước thuế hơn 20.000 tỷ đồng và Vingroup với 13.800 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ) lần lượt vươn lên thứ hạng 2 và 3.

Hòa Phát đạt lợi nhuận trước thuế năm 2023 ở mức 7.800 tỷ đồng, giảm mạnh từ mức gần 10.000 tỷ đồng năm 2022, không còn trong Top 10. FPT, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 20%, đạt 9.200 tỷ đồng, quay trở lại Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam sau 5 năm vắng bóng.

Bên cạnh đó, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Với sự sụt giảm lợi nhuận phân nửa, VPBank cũng không còn lọt Top 10.

Starbucks bị cho là đang trở thành chuỗi thức ăn nhanh và ngân hàng hơn là quán bán cafe

Vào năm 2008, các nhà đầu tư của Starbucks đã gây sức ép với CEO Howard Shultz để cắt giảm chi phí.

Schultz cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng ông đã nhận được câu hỏi từ phía các nhà đầu tư rằng tại sao không chấm dứt chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bán thời gian của Starbucks? Tuy nhiên, Schultz đã từ chối đề xuất này và đề nghị nhà đầu tư cân nhắc bán cổ phiếu.

Từ đó, Schultz liên tục bị chỉ trích vì mọi thứ, từ cách đối xử của Starbucks với những lao động tham gia công đoàn cho đến loại đồ uống mới là cà phê dầu ô liu.

Nhưng đối với một nhân viên Starbucks tại một quán cà phê ở Bắc Carolina, Mỹ – người đã làm việc 19 năm tại công ty, quyết định của Schultz về chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe tượng trưng cho Starbucks trước đây.

“Trước đây, đây từng là nơi tuyệt vời để làm việc”, nhân viên này cho biết. “Mọi người sẽ không rời Starbucks trừ khi họ là sinh viên đại học và thăng tiến lên một sự nghiệp cao hơn, hoặc họ đã đến tuổi nghỉ hưu cùng công ty”.

Hiện Starbucks đang ở ngã ba đường. Công ty đã dành nhiều năm đấu tranh với nhân viên tại hàng trăm cửa hàng khi họ cố gắng thành lập công đoàn và đàm phán hợp đồng – mặc dù vào năm nay, Starbucks đã nói rằng họ sẽ ngồi lại để thương lượng với những nhân viên đó.

Công ty cũng đang trong quá trình thay đổi CEO. Starbucks cho biết vào tháng trước rằng CEO của Chipotle Brian Niccol sẽ thay thế Laxman Narasimhan làm CEO kể từ ngày 9/9. Sự thay đổi này diễn ra khi Starbucks phải đối mặt với tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm tại Mỹ, thời gian chờ đợi của khách hàng kéo dài và những thách thức trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Bên cạnh lựa chọn chăm sóc sức khỏe liên tục cho những người làm việc bán thời gian, người nhân viên nhắc tới ở đầu bài viết còn chỉ ra chương trình trợ cấp cổ phiếu của công ty, được gọi là Bean Stock, cũng như quyết định gọi nhân viên cửa hàng là “đối tác”. Starbucks bắt đầu cả hai chương trình này vào năm 1991, trong những năm đầu Schultz giữ chức CEO.

Người nhân viên này bắt đầu làm việc tại Starbucks vào giữa những năm 2000, anh cho biết công ty có tiếng là đối xử tốt với nhân viên khi anh gia nhập. Nhưng những thay đổi trong vài năm qua, chẳng hạn như cắt giảm biên chế tại cửa hàng của anh và lượng đơn đặt hàng qua thiết bị di động ngày càng tăng, đã thay đổi hình ảnh đó.

Anh cho biết, địa điểm Starbucks nơi mình làm việc hiện có hai hoặc ba người trực hầu hết các ca, giảm từ mức năm người cách đây vài năm. Điều đó khiến các đối tác phải căng thẳng hơn, đặc biệt là với một luồng đơn hàng liên tục được đặt qua ứng dụng Starbucks và ít thời gian hơn để phục vụ khách hàng đặt hàng tại cửa hàng.

“Bắt đầu là một công việc tại một quán cà phê hợp thời nhưng rồi giờ đây, Starbucks đã biến thành một đế chế thức ăn nhanh vô hồn”, nhân viên này cho biết.

Anh nói thêm, ám chỉ đến giai đoạn sau khi Schultz từ chức CEO vào năm 2017. “Kể từ khi Howard rời đi, tôi thấy mọi thứ thực sự đi xuống”.

Người phát ngôn của Starbucks thì cho biết công ty tìm kiếm phản hồi từ nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và cuộc họp giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Nhân viên cửa hàng “có nhiều cơ hội trong suốt cả năm để bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các lĩnh vực cần cải thiện”.

Các nhà phân tích Phố Wall đã ca ngợi CEO mới Niccol là chuyên gia xoay chuyển tình thế mà Starbucks cần, đồng thời trích dẫn mức giá cổ phiếu Chipotle tăng gấp nhiều lần trong nhiệm kỳ của ông.

Nhưng nhân viên Starbucks tại cửa hàng ở Bắc Carolina lại không lạc quan như vậy. Anh nói với BI rằng không tin tưởng Niccol sẽ giải quyết được các vấn đề mà anh thấy ở cửa hàng của mình, bao gồm tình trạng thiếu giờ làm việc kinh niên của nhân viên và sự gia tăng các đơn đặt hàng qua thiết bị di động có xu hướng làm quá tải nhân viên đang làm nhiệm vụ.

Người phát ngôn của Starbucks từ chối bình luận về bất kỳ kế hoạch ban đầu nào mà Niccol có về chế độ đãi ngộ hoặc điều kiện làm việc của nhân viên. Người phát ngôn lưu ý rằng mức lương của nhân viên pha chế dao động “từ 15,25 đến 26 USD một giờ”.

Nhân viên ở Bắc Carolina này cũng chỉ ra một lý do khác khiến anh không mấy hy vọng: Đó là nhà hàng Chipotle gần Starbucks nơi anh làm việc.

“Bất kể thời gian nào trong ngày tôi đến, họ luôn có vẻ bực bội”, anh nói về những nhân viên Chipotle mà anh thấy ở đó. “Và đôi khi có vẻ như họ không có đủ người làm việc”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Doanh thu và lợi nhuận của Huawei tăng trưởng mạnh trong đầu năm 2024

Theo dữ liệu từ WJS, lợi nhuận ròng của Huawei Technologies tăng 18% trong nửa đầu năm, nhờ doanh số bán điện thoại thông minh tăng mạnh và tăng trưởng tốt trong mảng kinh doanh ô tô.

Theo số liệu do công ty này công bố hôm thứ năm, lợi nhuận ròng tăng lên 54,9 tỷ nhân dân tệ, tương đương 7,70 tỷ USD, từ mức 46,6 tỷ nhân dân tệ của một năm trước. Doanh thu tăng 34% lên 417,5 tỷ nhân dân tệ.

Huawei cho biết các doanh nghiệp giải pháp ô tô thông minh và tiêu dùng của họ đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng kinh doanh xe điện của mình bằng cách hợp tác với các nhà sản xuất ô tô, tận dụng lợi thế của mình trong công nghệ lái xe tự động và hệ thống phần mềm trên ô tô.

Hôm thứ ba tuần trước, BYD cho biết họ đang hợp tác với Huawei về công nghệ lái xe tự động và sẽ sử dụng hệ thống tự lái mới nhất của công ty công nghệ này cho mẫu SUV địa hình Bao 8 của thương hiệu cao cấp Fangchengbao, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.

Nền tảng Qiankun ADS3.0 của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, được tung ra vào tháng 4, đã được sử dụng trong các mẫu xe mới của nhiều đối tác xe điện khác nhau, bao gồm AITO của Seres, Stelato của BAIC và Luxeed của Chery.

Huawei báo cáo một số số liệu tài chính chưa được kiểm toán trong suốt cả năm và phát hành báo cáo thường niên được kiểm toán chi tiết hơn vào mỗi mùa xuân. Báo cáo không cung cấp dữ liệu được chia nhỏ theo phân khúc kinh doanh trong nửa đầu năm.

Trong quý 2, Huawei là nhà bán điện thoại thông minh số 2 tại Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với thị phần 18,1%, theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corp.

Counterpoint Research cho biết doanh số của Huawei đã tăng 44,5% trong quý so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nhà sản xuất thiết bị gốc của Trung Quốc, nhờ vào dòng Pura 70 và Nova 12. Công ty đã ra mắt dòng Pura 70 vào tháng 4.

Công ty công nghệ Trung Quốc đã đầu tư vào mảng kinh doanh ô tô khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao như một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực bất động sản để tăng trưởng.

Avatr Technology, công ty được Changan Automobile hậu thuẫn, cho biết trong một hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán tuần trước rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang Smart Technology, đơn vị ô tô của Huawei cung cấp công nghệ lái xe tự động cho các nhà sản xuất ô tô, định giá công ty ở mức 115 tỷ nhân dân tệ. Seres cho biết hôm thứ hai rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang.

Năm ngoái, Huawei đã tăng gấp đôi lợi nhuận ròng khi xây dựng lại thị phần của các doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và điện toán đám mây, vốn đã bị xói mòn nghiêm trọng do nhiều năm chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến.

PHÚT THĂNG TRẦM

Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi Ren Zhengfei, hiện 79 tuổi, với tư cách là nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch điện thoại. Sau đó, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận cao nhất tại Trung Quốc. Công ty cũng đã thâm nhập ra ngoài Trung Quốc, với khoảng 48% doanh thu đến từ các khách hàng quốc tế vào năm 2018.

Khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, các quan chức phương Tây ngày càng lo ngại rằng Huawei có thể gây ra rủi ro an ninh cho các quốc gia sử dụng thiết bị của công ty này. Nhận thức của nước ngoài về công ty này trở nên tồi tệ hơn khi Mạnh Vãn Chu, một giám đốc điều hành của Huawei và là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt giữ tại Canada vào năm 2018 vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Chính quyền ông Trump, vốn đã vận động các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới của họ, đã thêm công ty này vào danh sách đen thương mại của Bộ Thương mại, cấm các công ty như Intel, Qualcomm và Google cung cấp công nghệ từ Mỹ cho Huawei mà không có giấy phép.

Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo Huawei tuyên bố rằng mọi sản phẩm họ sản xuất trong tương lai phải có thể hoàn toàn dựa vào các thành phần do các công ty Trung Quốc phát triển.

Trong bài phát biểu trước công chúng vào năm ngoái, ông Nhậm Chính Phi nhớ lại rằng một giám đốc điều hành của Huawei đã nói với ông: “Nước Mỹ không hiểu rằng với đòn giáng này, họ đang biến người ủng hộ lớn nhất của Mỹ thành kẻ chỉ trích lớn nhất”.

Thậm chí, ở trụ sở Huawei, nhân viên còn thường xuyên được nghe khẩu hiệu: “Anh hùng cũng cần được rèn luyện, không phải tự nhiên sinh ra”.

Tuy nhiên, trong một thời gian, có vẻ như Huawei sẽ phải vật lộn để duy trì vị thế. Năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm gần 30% so với năm trước. Hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông cốt lõi của công ty đang gặp khó khăn. iPhone của Apple đã chiếm lĩnh thị phần điện thoại thông minh của Huawei.

Theo Chris Peirera, cựu giám đốc cấp cao phụ trách quan hệ công chúng của Huawei, Huawei tập trung vào việc xây dựng thêm chuỗi cung ứng của riêng mình và mở rộng sang các lĩnh vực mới có thể tạo ra doanh thu để giúp công ty tiếp tục hoạt động, bao gồm điện toán đám mây và các dịch vụ khác. Ông cho biết Nhậm Chính Phi là một nhà lãnh đạo có động lực.

“Trước đây, chúng ta theo đuổi lý tưởng toàn cầu hóa, quyết tâm phục vụ nhân loại. Nhưng mục tiêu của chúng ta bây giờ là gì? Đó là tồn tại. Chúng ta sẽ kiếm tiền ở bất cứ nơi nào có thể”, ông Nhậm sau đó nói với nhân viên trong một lá thư nội bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Ninh Tiền Tệ

Thu nhập CEO các công ty đại chúng bình quân 2.5 tỷ đồng

CEO các công ty niêm yết trên sàn tại Việt Nam có thu nhập năm 2023 bình quân 2,5 tỷ đồng mỗi người.

Thông tin nêu trong báo cáo “Thu nhập của Tổng giám đốc và Hội đồng Quản trị tại các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023” do FiinGroup và FiinRatings vừa công bố. Phân tích được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát từ 200 công ty đại chúng đại diện 85,6% tổng giá trị vốn hóa trên 3 sàn tại thời điểm cuối năm 2023.

Thu nhập được định nghĩa gồm thù lao, tiền lương, phụ cấp và thưởng phát sinh, được chi trả từ quỹ lương trong một năm tài chính của công ty. Trong khi, các khoản khác không được tính bao gồm ESOP, Cổ tức, cổ phiếu thưởng, các lợi ích khác ví dụ như nhà ở, học phí cho con, bảo hiểm gia đình, hạn mức đi lại.

Năm qua, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) Nguyễn Thị Thu Hương nhận thu nhập cao nhất, với 17 tỷ đồng. Top 15 doanh nghiệp đại chúng trả thu nhập cho CEO dao động ở mức 5,4-17 tỷ đồng. Một số trong top này có CEO là người nước ngoài gồm Masan (MSN), Bất động sản Nam Long (NLG).

Xét theo ngành, dù đang trải qua giai đoạn khó khăn, hiệu quả hoạt động giảm nhưng thu nhập cho vị trí CEO bất động sản vẫn cao nhất, đạt 4,9 tỷ đồng. Tiếp theo là dịch vụ tài chính (chủ yếu là chứng khoán) và bảo hiểm, lần lượt đạt 4,5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.

Công nghệ thông tin, ngân hàng và bán lẻ là các ngành có hiệu quả hoạt động tốt hơn mặt bằng chung với tỷ suất ROE cao (>15% trong năm 2023) nhưng thu nhập bình quân của CEO lại tương đối thấp. Lý do chính là thu nhập này chưa tính đến giá trị của số cổ phiếu thưởng theo ESOP mà ban lãnh đạo nhận được.

Năm 2023, nhiều ngành với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế cao có tăng trưởng mạnh về thu nhập bình quân của vị trí CEO, bao gồm dầu khí, dịch vụ tài chính (chủ yếu chứng khoán), bảo hiểm. Ngược lại, trong bối cảnh sức cầu tiêu dùng ở mức thấp, bán lẻ, tài nguyên cơ bản (thép, gỗ) có kết quả “thất vọng” nên thu nhập bình quân của CEO giảm so với 2022.

Xét quy mô, thu nhập của CEO ở nhóm vốn hóa lớn (quy mô vốn hóa từ 25.000 tỷ đồng) vượt xa mặt bằng chung, cao hơn khoảng 52% so với mức bình quân toàn thị trường trong năm 2023. Theo FiinGroup và FiinRatings, điều này khá hợp lý khi hiệu quả hoạt động ở nhóm vốn hóa lớn tích cực hơn so với hai nhóm còn lại.

Xét theo loại hình, thu nhập của CEO nhóm doanh nghiệp nhà nước chi phối chưa bằng gần một nửa so với nhóm doanh nghiệp tư nhân cho dù hiệu quả hoạt động (thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE) khá tương đồng. Điều này xuất phát từ thực tế là vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là các vị trí có tính chất điều hành theo cơ chế hiện nay.

Bên cạnh thu nhập CEO, báo cáo cho biết mức bình quân thu nhập của chủ tịch hội đồng quản trị các công ty đại chúng năm qua là 1,7 tỷ đồng. Ngân hàng và dịch vụ tài chính (chủ yếu là công ty chứng khoán) có thu nhập bình quân của vị trí này cao nhất, nhờ đặc thù tham gia điều hành của các lãnh đạo này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Gojek được cho là sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam từ 16/9

Gojek sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ 16/9, đại diện kỳ lân gọi xe này cho biết.

Kỳ lân gọi xe và giao đồ ăn Gojek quyết định tạm biệt với thị trường Việt Nam, đại diện công ty này cho biết.

Đây được coi là một bước tiến chiến lược nhằm củng cố hoạt động kinh doanh của công ty, cho phép đơn vị này tập trung vào các hoạt động có thể mang đến tác động đáng kể lên thị trường một cách bền vững.

“Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến toàn bộ nhân viên, người dùng, các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, những người đã đóng góp và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Gojek tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ thực hiện các hỗ trợ cần thiết đối với tất cả các bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp này, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành”, phía Gojek chia sẻ.

Gojek từng là đối thủ đáng gờm của Grab khi ra mắt thị trường Việt Nam hồi tháng 8/2018 với một loạt chương trình đồng giá chuyến đi từ 1.000 đồng, 5.000 đồng, rồi 10.000 đồng. Thương hiệu GoViet cùng sắc đỏ rực ngày ấy đã trở thành đối trọng với màu xanh lá của kỳ lân gọi xe đến từ Malaysia.

Tháng 8/2020, GoViet đổi tên thành Gojek Việt Nam, màu sắc thương hiệu cũng đồng nhất với công ty mẹ ở Indonesia. Tháng 5/2021, Gojek sáp nhập với Tokopedia lấy tên công ty là GoTo. Hiện GoTo là hệ sinh thái kỹ thuật số lớn nhất Indonesia, bao gồm 3 đơn vị là Gojek, Tokopedia và GoTo Financial.

Thói quen uống bia của người Việt đang thay đổi như thế nào

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), thị trường bia Việt Nam được chia thành 3 phân khúc tiêu thụ chính dựa trên giá bán của sản phẩm gồm phổ thông, trung cấp và cao cấp.

Phân khúc trung cấp và cao cấp thường tập trung các dòng bia chai và lon của các doanh nghiệp như Sabeco, Habeco, Heineken, Carlsberg… Mặt khác, mặt hàng phổ thông chủ yếu là các dòng bia hơi.

Tăng chi cho bia cao cấp

Hiện nay, những sản phẩm cao cấp thường có giá cao hơn bình quân 30-40% so với phân khúc trung cấp. Bất chấp chênh lệch về giá, các chuyên gia từ FPTS cho rằng thị hiếu của người tiêu dùng trong ngành bia đang dần thay đổi với nhu cầu về hương vị và chất lượng ngày càng cao.

Nếu như trước đây, tiêu thụ bia của Việt Nam tập trung chủ yếu ở phân khúc phổ thông và trung cấp (chiếm khoảng 77% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2013) với các thương hiệu lâu đời và phổ biến như bia Sài Gòn, 333, Hà Nội, Huda, Larue… thì hiện lượng tiêu thụ đang không ngừng mở rộng sang phân khúc cao cấp với chất lượng và trải nghiệm hương vị tốt hơn.

Sản lượng tiêu thụ bia phân khúc cao cấp đã đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 8,5% trong giai đoạn 2013-2023, cao hơn so với mức tăng trưởng toàn ngành là 3,2%/năm và chiếm khoảng 37,4% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 trong khi tỷ lệ năm 2013 chỉ đạt 22,7%.

Trong đó, mức thu nhập bình quân ngày càng cải thiện khiến người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và hương vị bia hơn là số lượng.

Theo khảo sát của Deloitte vào cuối năm 2021, có đến 55% người trả lời khảo sát cân nhắc về chất lượng và 46% người trả lời khảo sát cân nhắc về hương vị khi đưa ra quyết định mua các sản phẩm đồ uống có cồn.

Khảo sát của AC Nielsen vào cuối năm 2022 cũng cho thấy có đến 88% người uống bia sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có chất lượng cao.

Khó có cơ hội cho “người mới”

Hiện nay, thị trường bia Việt Nam chủ yếu do 4 “ông lớn” nắm giữ là Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco với xấp xỉ 94% thị phần (Market Share) toàn ngành năm 2023. Phần còn lại chỉ là các doanh nghiệp bia với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tiêu thụ tại địa phương.

Thị trường bia đang là “cuộc đua song mã” giữa Sabeco và Heineken khi 2 ông lớn này chiếm lần lượt là 33,9% và 43% tổng sản lượng bia tiêu thụ toàn ngành năm 2023.

Theo FPTS, rào cản gia nhập ngành bia khá cao do mức độ tập trung của ngành lớn. Các doanh nghiệp đầu ngành thường có hệ thống phân phối bao phủ khắp toàn quốc và mức độ nhận diện thương hiệu cao. Vì vậy, các doanh nghiệp mới gia nhập rất khó cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn và đã tồn tại lâu năm trong ngành.

Thị trường bia Việt Nam là cuộc đua giữa Sabeco và Heineken. Ảnh: FPTS Research
thi truong bia viet nam, nganh bia viet, thi phan bia, mua bia sabeco, mua bie heineken anh 2

Với những yếu tố trên, các doanh nghiệp lớn trong ngành thường cạnh tranh gay gắt để mở rộng thị phần, tập trung tại 2 yếu tố gồm danh mục sản phẩm và mức độ nhận diện thương hiệu.

Các doanh nghiệp trong ngành thường tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và đa dạng danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.

Giai đoạn 2018-2023, thống kê cho thấy các doanh nghiệp bia lớn liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới và tái ra mắt sản phẩm cũ với diện mạo mới để đáp ứng thị hiếu đang dần thay đổi của người tiêu dùng.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đầu tư mạnh cho các hoạt động bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại để tăng độ nhận diện thương hiệu và kích cầu tiêu thụ. Công ty chứng khoán này ước tính các doanh nghiệp bia nội địa dành bình quân 13-15% doanh thu để chi cho các hoạt động bán hàng, cao hơn 2-3 điểm % so với mức trung bình của ngành F&B.

Ai làm chủ thị phần bia cao cấp?

Bên cạnh các sản phẩm bia quen thuộc ở phân khúc giá phải chăng, việc nhu cầu tiêu thụ dần gia tăng ở dòng bia cao cấp với đa dạng hương vị buộc các nhà sản xuất bia phải luôn đổi mới.

Điển hình như Heineken, không chỉ đẩy mạnh phát triển các dòng bia chủ lực và lâu đời gồm Tiger nguyên bản, Heineken nguyên bản và Larue (ước tính chiếm 90% tổng sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2018-2023), hãng còn tăng cường nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm cao cấp mới với đa dạng hương vị như Heineken Silver nồng độ cồn thấp, Heineken 0.0 không cồn, Tiger Platium từ lúa mỳ kết hợp với hương vỏ cam..

thi truong bia viet nam, nganh bia viet, thi phan bia, mua bia sabeco, mua bie heineken anh 3
Các nhà sản xuất bắt buộc phải làm mới thương hiệu. Ảnh: FPTS Research.

Tính đến năm 2023, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia cao cấp của Heineken đã tăng từ mức 29,8% năm 2018 lên 33,7% trên tổng sản lượng bia tiêu thụ của Việt Nam.

Không chỉ riêng Heineken, một doanh nghiệp bia ngoại khác là Carlsberg cũng tăng cường ra mắt các sản phẩm bia cao cấp trong năm 2022-2023 như 1664 Blanc, Carlsberg Danish Pilsner và Tuborg Ice.

Đối với Sabeco, danh mục sản phẩm của doanh nghiệp ít đa dạng hơn so với các hãng bia ngoại khi phân khúc bia trung cấp với các dòng sản phẩm lâu đời là 333, Saigon Lager và Saigon Export chiếm bình quân 98% giai đoạn 2018-2023. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận đa dạng tiệp khách hàng của doanh nghiệp khi thị hiếu của người tiêu dùng đang dần thay đổi.

Dẫu vậy, doanh nghiệp cũng tích cực nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, chủ yếu là các sản phẩm cũ với hương vị không đổi mà chỉ thay đổi về bao bì. Những nguyên nhân trên gây tác động tiêu cực khiến thị phần bia của Sabeco duy trì đà giảm trong giai đoạn 2018-2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

SK Group (Hàn Quốc) chính thức thoái hết vốn tại WinCommerce thuộc Masan Group

Ngày 4/9, SK Group (Hàn Quốc) và Masan Group (mã MSN) công bố thông tin 2 tập đoàn này đã cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền chọn bán của SK Group với Masan Group thêm tối đa 5 năm.

Ngoài ra, SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 7,1% cổ phần tại WinCommerce (WCM) cho Masan Group với giá 200 triệu USD. WCM là công ty sở hữu và vận hành chuỗi bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam với hơn 130 siêu thị WinMart và hơn 3.600 siêu thị mini WinMart+/WiN.

Masan cho biết, việc gia tăng sở hữu tại WCM giúp tập đoàn này tăng cường khả năng kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động kinh doanh cốt lõi trong dài hạn.

Đồng thời, là một phần trong chiến lược đầu tư, Masan sẽ nhận quyền mua số cổ phần còn lại của SK Group tại WCM trong tương lai với giá gốc SK đầu tư.

Về phía SK Group, tập đoàn này cho hay việc chuyển nhượng một phần cổ phần sở hữu tại WCM giúp SK Group ghi nhận lợi nhuận, đồng thời tiếp tục đầu tư dài hạn vào Masan với việc gia hạn quyền chọn bán.

Việc chuyển nhượng một phần sở hữu tại WCM nằm trong kế hoạch tái cơ cấu danh mục đầu tư thường kỳ của SK Group. Tập đoàn này vẫn có niềm tin vững chắc vào quỹ đạo tăng trưởng và lợi nhuận của Masan cũng như tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong dài hạn. SK Group và Masan Group sẽ cùng nhau hợp tác để hiện thực hóa cơ hội này.

Trước đó, vào năm 2018, SK Group đã trở thành cổ đông lớn của Masan sau khi chi ra khoảng 450 triệu USD (khoảng 530 tỷ Won theo tỷ giá thời điểm đó) để mua 9,5% vốn của Masan Group và nắm giữ quyền chọn bán cổ phần cho Masan vào năm 2024.

Đến giữa tháng 11/2021, SK Group thông qua công ty con là SK South East Asia Investment tiếp tục chi 410 triệu USD (khoảng 460 tỷ Won ) để mua 16,3% cổ phần của WinCommerce – công ty con của Masan như một phần của quan hệ đối tác chiến lược với công ty mẹ Masan Group.

Cũng trong tháng 11/2021, SK Group đã đầu tư 340 triệu USD để mua cổ phần 4,9% cổ phần của The CrownX. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Masan và SK Group tại The CrownX lần lượt là 85% và 4,9%.

Theo báo cáo quản trị năm 2023 của Masan, tại ngày 31/12/2023, SK Group thông qua SK Investment Vina I Pte đang nắm 9,26% cổ phần Masan Group và là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan.

Về hoạt động kinh doanh của WinCommerce, 6 tháng đầu năm 2024 chuỗi bán lẻ này vẫn lỗ sau thuế hơn 223 tỷ đồng nhưng khoản lỗ này đã giảm gần 42% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, lần đầu sau gần 10 năm hoạt động WinCommerce đã bắt đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương trên toàn hệ thống trong tháng 6 và 7/2024 nhờ doanh thu tăng nhanh và mở rộng thành công các mô hình cửa hàng mới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược bán lẻ của WCM khi các phát kiến đổi mới và tối ưu vận hành đã mang lại lợi nhuận bền vững.

“WinCommerce đã và đang bước vào giai đoạn mang về lợi nhuận. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng tốc khi chúng tôi đạt được mức tăng trưởng Like-For-Like, mở cửa hàng mới thành công và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong trung hạn. Chúng tôi đánh giá cao cách tiếp cận hợp tác của SK Group giúp tối đa hóa giá trị cổ đông cho tất cả các bên liên quan”, ông Danny Le, Tổng Giám đốc của Masan Group cho biết.

Trong quý II/2024, WinCommerce ghi nhận 172 tỷ đồng EBITDA, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ lợi nhuận một lần từ việc thí điểm phân phối sản phẩm tài chính trong năm 2023, EBITDA tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả trên, ban lãnh đạo Masan kỳ vọng, WinComerce có thể đạt được lợi nhuận sau thuế dương trong quý III và quý IV/2024 nếu chuỗi bán lẻ này duy trì được mức tăng trưởng doanh thu là 9% trong 2 quý cuối năm. Do đó, trong ngắn hạn, WinCommerce sẽ tập trung vào việc cải thiện tăng trưởng doanh thu thông qua tăng lượng khách hàng và giá trị trung bình hóa đơn. Trong trung hạn, WinCommerce có kế hoạch tăng đóng góp doanh số từ các nhãn hàng riêng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Công ty sữa IDP đổi tên thành LOF với mục tiêu theo đuổi triết lý kinh doanh mới

Thương hiệu IDP sau 20 năm thành lập đổi tên thành LOF, cam kết tạo giá trị với tình yêu thương, kỳ vọng đạt doanh thu tỷ USD với dải sản phẩm đa dạng.

Cùng với thương hiệu mới, trụ sở chính của công ty chuyển từ huyện Ba Vì, Hà Nội đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Phân tích về lý do của sự thay đổi cũng như chiến lược trong thời gian tới, ông Bùi Hoàng Sang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế LOF đưa ra chia sẻ bên dưới.

– Tình hình kinh doanh của LOF trong nửa đầu năm 2024 thế nào, thưa ông?

– Năm 2023 là một năm kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, điều này mỗi người đều có thể cảm nhận qua những hình ảnh nhiều cửa hàng treo biển đóng cửa, nhiều khu công nghiệp ảm đạm, con số lạm phát…

Cuối năm ngoái, các chuyên gia ngành kinh tế đều kỳ vọng 2024 “dễ thở” hơn, nhưng thực tế mọi thứ vẫn khó khăn. Năm nay, GDP có sự tăng trưởng nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địa không cao. Điều này trở thành thách thức rất lớn với doanh nghiệp vì ngành sữa chủ yếu dựa vào sức mua trong nước.

Tuy vậy, dựa trên một số tín hiệu lạc quan của nền kinh tế, tôi kỳ vọng đến hết 2025, nhiều khó khăn sẽ được tháo gỡ. Khi nền kinh tế đi lên, người dân có thu nhập cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu cho sữa và các thức uống, thực phẩm dinh dưỡng. Lúc này, ngành tiêu dùng nhanh sẽ trở lại đà sôi động.

Khó khăn còn nhiều nhưng LOF vẫn duy trì “đặc sản” vốn có: sự lạc quan để tìm hướng đi mới. Thực tế, trước khi ngành kinh tế khủng hoảng, ngành sữa vẫn biến động theo đồ thị hình sin. Ví như mùa đông, trời lạnh các em uống sữa ít. Hay dịp hè, trẻ em không đi học nên ở nhà được mẹ lên thực đơn đầy đủ, cũng ít phải dùng thức uống bổ sung như sữa. Đó là những quãng thời gian doanh số sụt giảm và chúng tôi đã có kinh nghiệm “tác chiến” với những quãng lặng này.

Khi nhìn thấy nhu cầu của thị trường đi xuống, chúng tôi tập trung phân tích tìm ra vấn đề. Bóc tách được vấn đề là tự khắc sẽ có lời giải. Đơn cử, nếu doanh số thấp chúng tôi sẽ nhìn xem độ bao phủ tốt chưa, việc trình bày ở từng đại lý đã bắt mắt chưa, trẻ có cơ hội để biết có quà tặng mới của LOF chưa…

Một bí quyết của tôi là: lắng nghe và thấu hiểu người tiêu dùng để phát triển những dòng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiềm ẩn của họ. Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 223 tỷ đồng – tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài thị trường nội địa, chúng tôi còn có trụ sở ở Campuchia, Indonesia. Trong đó, doanh thu từ Campuchia đóng góp 10% vào tổng doanh số.

– Sau khi nhận vị trí CEO công ty, ông quyết định đổi tên từ IDP sang LOF, điều này có ý nghĩa gì?

– Với một công ty kinh doanh, tên thương hiệu có ý nghĩa khá quan trọng, nó đại diện và nâng đỡ cho sản phẩm. Nhưng khi nhắc về IDP, người dùng không biết, không hiểu, họ chỉ biết sữa Kun, Malto, Lof, Lof Ba Vì… Chính vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng, tại sao không dùng những gì đã thân thuộc, gắn bó với người dùng để làm tên cho thương hiệu.

Quan trọng hơn, LOF thường được chúng tôi diễn giải là “Lots of love” (Rất nhiều tình yêu). Việc đổi tên thương hiệu cũng nhằm truyền tải văn hóa công ty – yếu tố nền tảng trong việc vận hành. Tôi thường giải thích với mọi người, chiến lược và văn hóa là hai gọng kìm để công ty phát triển, thiếu một trong hai đều không thể đi lên.

Yếu tố văn hóa cần được chú trọng hơn. Công ty hội tụ nhân sự từ đa vùng miền, quốc gia, nếu không có văn hóa định hình thì các mảnh ghép sẽ rời rạc. Mỗi nhân viên cần xác định chúng ta là ai, làm việc thế nào, đối xử, vận hành công ty ra sao, dù nam hay nữ, ngoại quốc hay dân tộc phải chung một văn hóa thì mới đi lên.

Tôi gọi đây là thời điểm xây dựng và lan tỏa. Đổi tên công ty là phụ, xây dựng văn hóa mới là cốt yếu, quan trọng, mang theo cả một tinh thần, lan tỏa cho từng người để đối tác tin tưởng và sẵn sàng.

idp đổi tên thành lof

Nhưng phía sau đó không dễ dàng. Đầu tiên, bạn cần một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả. Trong bản kế hoạch đó, đừng dùng những từ hay ho nhưng vô nghĩa, hãy xác định đâu là nền tảng. Với LOF, mọi mối quan hệ, môi trường, hoạt động đều cam kết tạo giá trị với tình yêu thương.

Quá trình chuẩn bị cho việc thay đổi tên thương hiệu kéo dài suốt một năm qua. Trong nội tại công ty, chúng tôi khuyến khích tình yêu thương lan tỏa, xây dựng quy trình để tạo thay đổi về nguyên tắc cư xử và văn hóa doanh nghiệp. Để quá trình này đạt hiệu quả, người đứng đầu phải cam kết, gương mẫu. Cả tổ chức đều hướng tới việc thấu hiểu bằng tình thương, chưa đúng làm cho đúng, chưa có thì làm cho có.

– Cùng với tên gọi mới, chiến lược của LOF là gì?

– Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, IDP đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay là 7.800-8.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 17-20% so với 2023. Con số lợi nhuận dự kiến ở mức 850-950 tỷ đồng.

Cùng với việc thay đổi tên gọi IDP thành LOF, chúng tôi có chiến lược: cung cấp sản phẩm ăn uống chất lượng cao, trở thành một phần trong mỗi gia đình Việt, biến LOF trở thành một mảnh ghép yêu thương với họ.

Bên cạnh, việc xây dựng nền tảng, quy trình quản trị mới, chúng tôi sẽ tận dụng lợi thế mà các tập đoàn lớn không có, đó là chiến lược linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tốc độ ra quyết định chớp nhoáng, chiến thắng về cơ hội.

Có một chuyện vui là khi làm ra sản phẩm mới, mọi người đưa tôi thử và hỏi: “Có ngon không anh”, tôi lắc đầu nói đừng hỏi tôi. Bởi tôi không phải nhóm tiêu dùng của dòng sữa đó. Vì vậy dù cả công ty vỗ tay rần rần khen ngon nhưng đứa trẻ 6 tuổi nếm vào không muốn uống hết hộp thì sao bán tốt được.

Tôi đặc biệt nhấn mạnh với đội ngũ: lấy người tiêu dùng làm gốc, nghĩ đến họ đầu tiên bởi hành vi của họ quyết định thành hay bại trên thị trường. Toàn công ty tập trung làm sao thỏa mãn nhu cầu tiềm ẩn ở trong người tiêu dùng, đọc được nó, khơi gợi lên nó để mang đến những sản phẩm đi trước thời đại, vượt mong đợi.

LOF vừa tung ra một số sản phẩm mới, chiến lược “nghĩ đến người dùng” thể hiện ra sao trên các dòng sản phẩm này và kết quả kinh doanh thế nào?

– Cuối quý I/2024, chúng tôi ra mắt một số sản phẩm như Sữa thạch Kun Kun, Bánh gạo dinh dưỡng Kun, tất cả đều thành công ngoài dự đoán.

Sữa thạch Kun Kun tăng trưởng tốt nhất trong tất cả sản phẩm,đóng góp khoảng 20% doanh thu cho LOF. Điều này đến từ chiến lược rõ ràng: chỉ tung những mặt hàng được người tiêu dùng thích thú, nếu có đối thủ thì sản phẩm phải mình phải vượt trội hơn, chúng tôi mới bán ta. Chúng tôi kiên trì phục vụ phục vụ người tiêu dùng thông qua những sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Với sữa thạch, chúng tôi nhìn về nguồn gốc thương hiệu Kun – một người bạn vui vẻ nhất của trẻ em Việt Nam từ nhiều năm qua, đặc biệt là các bé ở độ tuổi từ 3-10. Nhắc đến Kun, mọi người nhớ ngay: Cùng Kun làm việc tốt, Vận động mỗi ngày, Giải chạy marathon, phim hoạt hình, các món đồ chơi hữu ích… tức là thấy Kun là thấy vui vẻ. Vậy mình cũng tạo ra một sản phẩm thức uống vui vẻ: uống có nhai.

Vì bây giờ nhu cầu uống không chỉ là uống mà còn thích cảm giác nhai, như các món trà sữa có thêm trân châu. Vì vậy để làm người tiêu dùng vui hơn, chúng tôi đưa thạch vào sữa, khi thử nghiệm 100% người uống đều nói: thích thú vì cảm giác lạ trong miệng.

Từ lúc ý tưởng đến thành phẩm mất ít nhất 9 tháng. Thực tế ý tưởng này đã ấp ủ từ 4 năm trước nhưng đến nay mới đi vào triển khai. Đội ngũ LOF liên tục nghiên cứu, thử nghiệm với quy trình nghiêm ngặt. Tôi xác định: chỉ cần một “mắt xích” không ổn thì toàn kế hoạch sẽ dừng ngay, tung sản phẩm ra thì phải đảm bảo thắng. Đó là lý do chúng tôi đặt ưu tiên hàng đầu vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc, từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất. Mỗi thành viên trong đội ngũ đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và cam kết đảm bảo mang sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

Thị trường sữa thạch không lớn nhưng khi bán ra, ngoài việc thu hút khách cũ chúng tôi còn tạo ra khách mới, thị phần gấp đôi dự kiến. Bởi chúng tôi cho họ thấy nhu cầu tiềm ẩn bên trong. Sở thích nhai thạch lúc uống sữa, ban đầu không ai nghĩ đó là một nhu cầu. Nhưng chúng tôi quan sát, thống kê, từ đó dám làm ra một nhãn hiệu riêng, khơi nó ra để người dùng hiểu đó là nhu cầu thiết thực với họ.

Sắp tới LOF sẽ tung ra những nhóm sản phẩm dựa trên những nhóm người dùng khác nhau và luôn xuất phát từ tình yêu thương.

– Sữa thạch Kun Kun hay các sản phẩm cho sở thích của người dùng đều là những thị trường khá ngách, từ đâu LOF có tự tin đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho mỗi một thương hiệu mới? Ông có e ngại sự thất bại?

– Hiện nay công nghệ và các dòng máy của các hãng sữa không quá khác biệt. Tất cả nhà máy của chúng tôi đều ứng dụng công nghệ châu Âu, thiết bị hiện đại nhất thế giới. Với sự hỗ trợ của công nghệ như bây giờ thì doanh nghiệp nào cũng có cơ hội làm ra được những sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đạt tiêu chuẩn quốc tế. LOF khác biệt là đặt vào mỗi sản phẩm của mình tình yêu thương, sản phẩm sẽ không chỉ ngon, tốt cho sức khỏe mà còn mang lại niềm vui, sự tích cực cho mọi người

Chúng tôi dùng tình yêu thương và thấu hiểu để tạo ra sản phẩm cho trẻ em, người dùng, mong muốn các em có thể chất và trí tuệ tốt thay vì chỉ nhìn vào con số doanh thu, lợi nhuận. Mọi sản phẩm tại LOF xuất phát từ tình yêu thương, mà khi đã yêu thương thì không bao giờ ngại thất bại.

– Kế hoạch trong tương lai của LOF là gì?

– Tôi kỳ vọng 5 năm tới doanh số lên gấp đôi và dài hạn là có thể đưa LOF vào danh sách công ty Việt đạt doanh thu tỷ USD.

Kinh doanh thì chỉ có thể sống bằng sản phẩm, vì vậy chúng tôi sẽ liên tục ra mắt sản phẩm mới để làm phong phú danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người dùng. Để có sản phẩm tốt thì điều cốt lõi nằm ở thấu hiểu người dùng, tôn trọng sự khác biệt và đánh giá của họ, từ đó phục vụ họ tốt hơn. Chúng tôi định vị mình không chỉ giới hạn trong thức uống mà sẽ mở rộng sang ngành hàng thực phẩm.

Với thị trường quốc tế, ngoài Campuchia và Indonesia, chúng tôi dự kiến mở thêm các trụ sở mới ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi quốc gia có đặc trưng về ẩm thực, khẩu vị, cách chăm sóc khác nhau nhưng trẻ luôn có một điểm chung: thích sự vui vẻ.

Tham vọng lớn hơn là sản phẩm của LOF phục vụ một vòng tròn khép kín: từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi, lúc mở mắt thức dậy đến khi đi ngủ. Sản phẩm không phân biệt tuổi tác hay giới tính, vùng miền – biên giới.

LOF sẽ phát triển với tầm nhìn “Trở thành công ty thực phẩm và thức uống hàng đầu Đông Nam Á”. Chúng tôi sẽ mang đến những thương hiệu được yêu thích và tin cậy, sản phẩm chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó góp phần phát triển những giá trị tốt đẹp của xã hội về thể chất, trí tuệ và tinh thần, vì một cộng đồng khỏe mạnh và đầy yêu thương…

Công ty Cổ phần sữa Quốc tế LOF tiền thân là Công ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP), thành lập năm 2004. Đơn vị hiện có ba nhà máy chế biến sữa tại huyện Chương Mỹ, huyện Ba Vì (Hà Nội) và huyện Củ Chi (TP HCM). Nhà máy tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng với quy mô 300.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Công ty được biết đến với thương hiệu: sữa Kun, sữa LOF Ba Vì, Malto, LOF, LIF… cùng nhiều hoạt động cộng đồng: Giải chạy Kun Marathon, đồng diễn Flasmosh, Nối vòng tay thương, Tổng đài Lof Kun. Thương hiệu còn xây dựng hệ sinh thái giải trí giáo dục dành cho trẻ em thông qua các phim hoạt hình dài tập Gia đình Kun Siêu phàm và vũ trụ Galaxy.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress