Skip to main content

Tác giả: Community

Trung Quốc cảnh báo Mỹ nếu cấm cửa TikTok tại Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo đáp trả nếu Mỹ kiên quyết thực thi đạo luật nhắm vào ứng dụng mạng xã hội TikTok.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 29/4 kêu gọi Mỹ không thực thi “các nội dung tiêu cực và liên quan đến Trung Quốc” trong đạo luật buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok trong vòng 9 tháng hoặc sẽ cấm cửa ứng dụng này tại Mỹ.

“Nếu Mỹ ngoan cố không thay đổi ý định, Trung Quốc sẽ tiến hành các động thái quyết liệt và cứng rắn nhằm bảo vệ lợi ích an ninh lẫn phát triển của chúng tôi”, Lâm Kiếm cảnh báo, song không nêu thêm chi tiết.

Luật mới, được Tổng thống Joe Biden ký ban hành hôm 24/4, sẽ buộc TikTok cắt quan hệ với ByteDance, nếu không ứng dụng sẽ bị cấm tại Mỹ. CEO TikTok Shou Zi Chew thông báo công ty sẽ đệ đơn kiện, bởi luật mới đã vi phạm quyền của người dùng Mỹ theo Tu chính án thứ nhất về tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận.

Hạn chót để ByteDance thoái vốn là 19/1/2025, một ngày trước khi ông Biden kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, nhưng có thể gia hạn ba tháng nếu đánh giá ByteDance đạt được tiến bộ.

TikTok đang bị chú ý ở các nước phương Tây, do lo ngại nguy cơ dữ liệu người dùng rơi vào tay Trung Quốc. Các cơ quan an ninh Đức từng cảnh báo người dân không dùng TikTok, trong khi ứng dụng bị cấm trên thiết bị của nhân viên nhà nước ở nhiều quốc gia. Nền tảng video ngắn khẳng định các cảnh báo này không có cơ sở, nhấn mạnh họ không thu thập dữ liệu nhiều hơn những ứng dụng khác.

Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hồi năm 2020 nhất trí khuyến nghị ByteDance thoái vốn TikTok vì lo ngại dữ liệu người dùng có thể bị thu thập trái phép để chuyển cho chính phủ Trung Quốc. TikTok và CFIUS đã đàm phán hơn hai năm về các yêu cầu bảo mật dữ liệu. TikTok cho biết họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực đảm bảo an ninh dữ liệu và bác bỏ cáo buộc do thám.

Hồi tháng 3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích đề xuất cấm cửa TikTok tại Mỹ là “hành vi bắt nạt”, xuất phát từ một bên không thấy cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh sòng phẳng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo luật mới của Mỹ “sẽ gây gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của các công ty, làm tổn hại niềm tin các nhà đầu tư quốc tế về môi trường đầu tư cũng như tổn hại trật tự kinh tế quốc tế và quy tắc thương mại”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do ngày càng nhiều người dùng Việt chi tiền dùng chatbot AI bản có trả phí

Nhiều người dùng Việt cho rằng khoản đầu tư 500.000 đồng/tháng cho phiên bản trả phí của các chatbot AI phổ biến là hoàn toàn xứng đáng, bởi những lợi thế mà các công cụ này mang lại.

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền

Trong vòng 1 năm trở lại đây, các chatbot dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT, Claude, và Gemini đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ và tối ưu hóa các tác vụ chuyên môn trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Đáng chú ý, bản thân một số lượng không nhỏ người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam đã không ngần ngại chi trả một khoản phí hàng tháng để sử dụng các phiên bản trả phí của các nền tảng chatbot AI phổ biến trên thị trường.

Theo đó, sự chuyển dịch này không chỉ là kết quả của nhu cầu sử dụng cao hơn bình thường mà còn bởi các tính năng vượt trội mà những phiên bản trả phí mang lại. Chẳng hạn, với khả năng phản hồi nhanh hơn, cập nhật thông tin liên tục và độ chính xác cao, các phiên bản trả phí giúp người dùng giải quyết các yêu cầu phức tạp.

Đơn cử như ChatGPT Plus, ngoài khả năng trả lời ‘thông minh’ hơn, người dùng còn được sử dụng thêm các dịch vụ kèm theo như trình tạo ảnh DALL-E, hay các công cụ phân tích dữ liệu trực tiếp từ file người dùng tải lên. Đương nhiên, những lợi ích này là những yếu tố chính thúc đẩy người dùng từ các doanh nghiệp lớn đến cá nhân lựa chọn bỏ ra khoản đầu tư hàng tháng cho AI.

Bỏ 500.000/tháng để thu về nhiều tiền hơn

Đinh Mạnh Dũng, hiện đang đảm nhận vai trò Product Marketing cho một công ty phần mềm ở Đà Nẵng, là một trường hợp điển hình. Theo đó, nhân sự đang làm trong lĩnh vực marketing này cho rằng số tiền 20 USD (khoảng 500.000 VNĐ) để nâng cấp từ phiên bản miễn phí lên phiên bản trả phí của ChatGPT – ChatGPT Plus là hoàn toàn ‘đáng đồng tiền bát gạo’.

“Khi sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải tình trạng ChatGPT đưa ra câu trả lời không như mong muốn của tôi khi tôi nhập câu lệnh. Tuy nhiên với phiên bản ChatGPT Plus, cá nhân tôi tôi bất ngờ với sự cải thiện về khả năng xử lý và độ chính xác của dữ liệu.

Công việc của tôi trở nên hiệu quả hơn nhiều, giúp tăng tỷ lệ thành công của các chiến dịch và tối ưu hóa chi phí quảng cáo,” anh Dũng chia sẻ khi xem xét đến những lợi ích mà phiên bản trả phí mang lại. Đương nhiên, việc tăng hiệu quả công việc không chỉ giúp anh tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện mức thu nhập cá nhân thông qua các khoản thưởng dựa trên hiệu suất.

“Có thể coi số tiền 500.000 VNĐ bỏ ra hàng tháng là một khoản đầu tư xứng đáng. Tôi có thể nhận thêm về một khoản thưởng đáng kể khi hiệu suất làm việc tăng, chưa kể có thêm thời gian rảnh”.

Nguyễn Hồng Phúc, một freelancer chuyên viết lập trình, cũng tìm thấy giá trị khi chuyển sang phiên bản trả phí của Claude để hỗ trợ công việc viết code của mình.

“Sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải giới hạn về số lượng yêu cầu và thời gian đáp ứng, điều này khiến công việc trở nên chậm trễ. Phiên bản trả phí không chỉ giúp tôi xử lý các yêu cầu phức tạp mà còn cung cấp các giải pháp code chính xác, tiết kiệm thời gian rất nhiều,” Phúc nhận xét.

Về phía doanh nghiệp, một số agency hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp marketing và truyền thông tại Hà Nội và TP.HCM, cũng đã mạnh tay đã đầu tư vào phiên bản trả phí của các chatbot để cải thiện dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng của mình.

“Chúng tôi cần một giải pháp có khả năng xử lý đồng thời nhiều yêu cầu và cung cấp thông tin chính xác, cập nhật. Do vậy, chúng tôi sẵn lòng chi tiền để mua phiên bản trả phí dành cho nhóm hoặc doanh nghiệp của các công cụ ChatGPT, Claude hay Gemini, miễn sao hiệu quả công việc được tăng cường, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng,” ông Lê Quang Minh, founder của một agency tại Hà Nội, cho biết..

Mua tài khoản trả phí của chatbot AI, cần chú ý gì?

Khi ngày càng nhiều người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam quyết định đầu tư vào các phiên bản trả phí của nền tảng chatbot AI, cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

“Người dùng nên tránh mua tài khoản dạng trả phí thông qua các nguồn không chính thức hoặc không rõ ràng, vì điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro,” theo lời ông Hoàng Anh Vũ, một chuyên gia về công nghệ thông tin tại Hà Nội.

Chẳng hạn, người dùng cần cẩn trọng với các lời quảng cáo hoặc khuyến mãi không thực tế từ các nhà cung cấp không chính thống. “Một số nhà cung cấp tài khoản có thể cam kết sẽ bảo hành 1-2 tháng nếu tài khoản bị lỗi. Tuy nhiên không phải người bán nào cũng thực hiện đúng cam kết. Chưa kể đến, các tài khoản này có thể được một số người bán mua bằng các phương thức thanh toán như sử dụng thẻ tín dụng bị ăn cắp, dẫn tới tài khoản bị khóa”, ông Anh Vũ khuyến cáo.

Cũng theo ông Anh Vũ, các tài khoản dạng trả phí có giá rẻ thường được chia sẻ với rất nhiều người. Trong khi đó, ChatGPT Plus giới hạn 40 câu lệnh mỗi 3 giờ dẫn tới việc người dùng sẽ phải đợi một thời gian khá dài để giới hạn trên reset lại nếu một người dùng khác ‘lỡ’ đặt nhiều câu lệnh’. Do vậy, người dùng chỉ nên mua tài khoản chỉ dành cho riêng bản thân.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Lợi nhuận của Habeco thấp nhất gần 4 năm dù tăng mạnh cho quảng cáo và bán hàng

Chi hơn trăm tỷ cho quảng cáo, bán hàng và khuyến mãi, Bia Hà Nội lỗ 21 tỷ đồng sau thuế trong quý đầu năm, mức nhiều nhất gần 4 năm qua.

Theo báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco – BHN), doanh thu quý 1 năm 2024 của Habeco tăng hơn 10% lên gần 1.320 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn, công ty lãi gộp gần 267 tỷ đồng, tăng 8,5%.

Tuy nhiên, Habeco lại lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, gấp 5,7 lần so với cùng kỳ. Sau ba quý kinh doanh khởi sắc, công ty lỗ trở lại với mức nhiều nhất kể từ quý I/2020.

Lợi nhuận âm đến từ việc Bia Hà Nội tăng đầu tư cho công tác thị trường. Ba tháng đầu năm, chi phí bán hàng tăng 13%, lên hơn 230 tỷ đồng. Công ty chi trên 34 tỷ cho chi phí nhân viên bán hàng, nhiều hơn 6 tỷ so với cùng kỳ. Tốn kém nhất nằm ở chi phí quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ, gần 105 tỷ đồng, tăng 30 tỷ. Đây cũng là con số lớn nhất trong tất cả chi phí hoạt động kinh doanh của Habeco.

Ngoài ra, việc sụt giảm doanh thu tài chính cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hãng bia phía Bắc. Trong kỳ, BHN ghi nhận gần 38 tỷ đồng ở khoản mục này, thấp hơn 16% so với cùng kỳ do mặt bằng lãi suất huy động  giảm. Công ty đang gửi tại ngân hàng khoảng 3.464 tỷ đồng.

Bia Hà Nội phải chi đậm cho quảng cáo và khuyến mãi trong bối cảnh các động thái quản lý nằm giảm tác hại bia, rượu của Nhà nước rất gắt gao. Theo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia giảm 11% doanh thu, và 23% lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 do chính sách kiểm soát nồng độ cồn tại Nghị định 100.

Ngoài ra, lĩnh vực này còn chịu ảnh hưởng bởi người dân thắt chặt chi tiêu, giá nguyên vật liệu tăng và mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng căng thẳng.

Một công ty con của Habeco là Bia Hà Nội – Hải Dương (HAD) báo lỗ hơn 1 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. HAD cho biết đây là hệ quả của tỷ giá USD tăng khi mua nguyên vật liệu, tiêu thụ giảm do thời tiết và tác động của Nghị định 100.

Dự báo thị trường còn nhiều tiêu cực, năm nay Habeco đặt kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính khoảng 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn kết quả thực hiện năm trước. Với kết quả quý I, công ty còn cách xa mục tiêu lợi nhuận kể trên.

Tương tự, trong phiên họp thường niên mới đây, lãnh đạo Bia Sài Gòn (Sabeco – SAB) cho rằng người dân vẫn thắt chặt chi tiêu trong khi chi phí đầu vào ở mức cao, Nghị định 100 được dự đoán tiếp tục kìm hãm sự phục hồi của ngành bia.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, trong đó có rượu, bia dự báo tiếp tục là một sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp trong ngành.

Quý đầu năm, Sabeco ghi nhận lợi nhuận gần 1.024 tỷ đồng do tình hình kinh doanh của các công ty liên doanh, liên kết không thuận lợi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Công ty mẹ của Google lần đầu tiên công bố chia cổ tức

Công ty mẹ của Google – Alphabet ngày 25/4 đã công bố đợt chia cổ tức đầu tiên cùng chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD, cổ vũ tâm lý các nhà đầu tư và giúp cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong giai đoạn giao dịch ngoài giờ chính thức.

Theo thông báo, cổ tức của Alphabet sẽ là 20 xu Mỹ mỗi cổ phiếu.

Chỉ ba tháng trước, đối thủ của Alphabet là Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) đã công bố đợt chia cổ tức đầu tiên của riêng họ. Động thái này đã nâng giá trị thị trường của Meta thêm tới 196 tỷ USD một ngày sau đó.

Nền tảng thương mại trực tuyến Amazon.com vẫn là công ty duy nhất trong số các “ông lớn” công nghệ Mỹ không chia cổ tức.

Trong báo cáo kinh doanh mới nhất, Alphabet đã đánh bại kỳ vọng về doanh số, lợi nhuận và quảng cáo trong quý trước.

Ông Thomas Monteiro, nhà phân tích cấp cao tại chuyên trang tài chính Investing.com cho biết việc Alphabet công bố chi trả cổ tức và kế hoạch mua lại cổ phiếu sau khi đạt được mức thu nhập vững chắc không chỉ là một luồng gió mới cho thị trường công nghệ nói chung, mà còn là một chiến lược rất thông minh cho công ty đang bước vào thời điểm khó khăn.

Cổ phiếu của Alphabet tăng gần 16% sau giờ giao dịch chính thức, giúp nâng giá trị thị trường của hãng này thêm khoảng 300 tỷ USD lên hơn 2.000 tỷ USD.

Theo dữ liệu của công ty thông tin tài chính và giao dịch chứng khoán LSEG, doanh thu của Alphabet đạt 80,54 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 31/3, cao hơn ước tính thị trường là 78,59 tỷ USD.

Nguồn thu quảng cáo của công ty đã tăng 13% trong quý lên 61,7 tỷ USD, cũng vượt so với ước tính trung bình là 60,2 tỷ USD của giới quan sát.

Trong khi đó, doanh thu của Google Cloud tăng 28% trong quý I/2024, được thúc đẩy nhờ sự bùng nổ của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng quát dựa trên dịch vụ đám mây.

Giới đầu tư và chuyên gia cho biết các dịch vụ đám mây của Google rất hấp dẫn đối với các công ty khởi nghiệp đang phát triển các công nghệ AI tổng quát, nhờ chi phí vừa tầm và khả năng tích hợp dễ dàng với các công cụ khác.

Trước đó, Alphabet đã trao đổi với các cố vấn về khả năng mua lại HubSpot, một công ty phần mềm tiếp thị trực tuyến có giá trị thị trường là 35 tỷ USD.

Theo các nguồn tin, Alphabet đã gặp các cố vấn từ ngân hàng đầu tư Morgan Stanley trong những ngày gần đây để xem xét đưa ra lời đề nghị mua lại cho HubSpot. Các nguồn tin cho biết thêm, họ đang thảo luận xem nên đề nghị với giá bao nhiêu và liệu các cơ quan quản lý chống độc quyền có chấp nhận thương vụ hay không.

Nếu thành hiện thực, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của Alphabet.

Song các nguồn tin trên cho hay Alphabet vẫn chưa gửi đề nghị tới HubSpot và không có gì chắc chắn là họ sẽ làm như vậy.

HubSpot được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2014, chuyên cung cấp phần mềm tiếp thị cho các công ty có khoảng 2.000 nhân viên.

Năm 2023, công ty tạo được doanh thu 2,2 tỷ USD và lỗ ròng 176,3 triệu USD. Bất chấp khoản lỗ này, các nhà đầu tư vẫn vui mừng về triển vọng tăng trưởng của HubSpot, giúp cổ phiếu của công ty này tăng tới 50% trong 12 tháng qua.

Thỏa thuận với HubSpot sẽ mở rộng các dịch vụ của Google trong thị trường phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đang bùng nổ. Mối liên hệ với HubSpot cũng cho phép Alphabet tiếp cận được lượng khách hàng doanh nghiệp lớn hơn.

Ngoài ra, thương vụ mua lại HubSpot cũng sẽ có lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây của Google, vốn đang tìm cách thu hẹp khoảng cách cạnh tranh với các đối thủ là Microsoft và Amazon.

Google cũng có thể tranh luận với các cơ quan quản lý chống độc quyền rằng việc mua lại HubSpot sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm Marketing và bán hàng, thách thức sự thống trị của những đối thủ như Salesforce và Microsoft. Nhiều công ty trong số này đang nâng cao dịch vụ của họ với AI, một công nghệ mà Google cũng đang đầu tư để đạt được lợi thế.

Nhìn chung, hoạt động mua bán-sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ rộng đang phát triển. Trước đó vào tháng 1/2024, công ty phần mềm thiết kế Synopsys đã đồng ý mua đối thủ nhỏ hơn Ansys với giá khoảng 35 tỷ USD. Hewlett Packard Enterprise đã đạt được thỏa thuận vào cùng tháng để mua nhà sản xuất thiết bị mạng Juniper Networks với giá 14 tỷ USD.

Theo công ty chuyên nghiên cứu thị trường Dealogic, các công ty công nghệ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động mua bán-sáp nhập trong quý I/2024. Tổng giá trị các thương vụ này đã tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 154 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một số thoả thuận về AI của các Big Corp vào tầm ngắm của cơ quan quản lý cạnh tranh

Ngày 24/4, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đã tham vấn về việc Microsoft thuê nhân tài chủ chốt từ Inflection AI và khoản đầu tư thiểu số của họ vào công ty khởi nghiệp Mistral của Pháp, cũng như khoản đầu tư 4 tỷ USD của Amazon vào Anthropic có trụ sở tại Mỹ, đối thủ hàng đầu của OpenAI.

Thu thập ý kiến từ các đối thủ là bước khởi đầu cần thiết cho một cuộc điều tra chính thức. CMA cho biết, họ vẫn chưa xác định liệu những thỏa thuận này có tuân thủ các quy tắc sáp nhập của Anh hay gây ra mối lo ngại về cạnh tranh ở nước này hay không.

Các nhà quản lý lo ngại rằng các công ty Big Tech có thể đang lợi dụng nhu cầu vô độ của các công ty AI về sức mạnh tính toán để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn, bằng cách thu hút các công ty khởi nghiệp đang thiếu tiền mặt sử dụng dịch vụ đám mây của họ để đổi lấy cổ phần có thể mang lại cho họ tầm ảnh hưởng lớn những doanh nghiệp non trẻ.

CMA hiện đang rà soát khoản đầu tư 13 tỷ USD của Microsoft vào OpenAI, một thỏa thuận cũng đã thu hút sự chú ý từ các cơ quan chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu.

Microsoft, công ty đã tham gia vòng cấp vốn trị giá 1,3 tỷ USD cho Inflection vào năm ngoái, đã thuê giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp Mustafa Suleyman, đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với một số thành viên khác trong tập đoàn này. Động thái này diễn ra sau khi Microsoft đạt được “mối quan hệ hợp tác nhiều năm” với Mistral, một công ty khởi nghiệp về AI một năm tuổi, vào tháng 2/2024.

Amazon tháng trước đã mở rộng khoản đầu tư hiện có vào Anthropic, nhà sản xuất hệ thống Claude AI. Anthropic trước đây đã nhận được tài trợ từ Google.

Trong một tài liệu vào tháng này, CMA cho biết, họ đã tìm thấy một “mạng lưới liên kết” gồm hơn 90 quan hệ đối tác và đầu tư cùng liên quan đến 6 tập đoàn Big Tech – Google, Apple, Microsoft, Meta, Amazon và nhà sản xuất chip Nvidia – tạo ra rủi ro về “sự phụ thuộc quá mức vào số ít các công ty lớn”.

Bà Sarah Cardell, Giám đốc CMA, cho biết, cơ quan quản lý đã “quyết tâm áp dụng các bài học lịch sử” sau khi một số ít công ty chủ yếu có trụ sở tại Mỹ thống trị ngành quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây và di động.

Amazon, công ty trước đây đã tranh cãi với CMA về khoản đầu tư thiểu số vào công ty giao đồ ăn Deliveroo của Anh, đã phản đối sự can thiệp tiềm năng mới nhất của cơ quan quản lý.

Amazon cho biết: “Việc CMA xem xét sự hợp tác kiểu này là chưa có tiền lệ”, đồng thời chỉ ra rằng một “khoản đầu tư hạn chế” vào Anthropic không cấp cho họ ghế hội đồng quản trị hoặc yêu cầu công ty khởi nghiệp này phải sử dụng độc quyền dịch vụ điện toán đám mây của mình.

Công ty khẳng định khoản đầu tư vào Anthropic của họ giúp làm cho phân khúc AI tổng hợp trở nên cạnh tranh hơn so với vài năm trước.

Microsoft, công ty đã đấu tranh với CMA về việc mua lại Activision Blizzard trong suốt cả năm vừa qua, lưu ý rằng việc cơ quan này kiểm tra một thỏa thuận liên quan đến tuyển dụng thay vì sáp nhập hoàn toàn là điều bất thường.

Microsoft lưu ý: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng các hoạt động kinh doanh thông thường như tuyển dụng nhân tài hoặc đầu tư một phần vào một công ty khởi nghiệp AI sẽ thúc đẩy cạnh tranh và không giống như việc sáp nhập”. Microsoft cam kết sẽ cung cấp cho CMA thông tin cần thiết để hoàn thành các yêu cầu của cơ quan này một cách nhanh chóng.

Mistral dự kiến sẽ hợp tác với CMA “để đảm bảo rằng sự độc lập và khả năng tiếp cận thị trường lâu dài của chúng tôi được duy trì” và cho biết họ cam kết “thúc đẩy cạnh tranh công bằng, cởi mở và minh bạch”.

Anthropic cũng bày tỏ ý định hợp tác với các cơ quan quản lý và “cung cấp cho họ bức tranh hoàn chỉnh về khoản đầu tư của Amazon cũng như sự hợp tác thương mại của chúng tôi”.

Công ty cho biết thêm: “Chúng tôi là một công ty độc lập và không có mối quan hệ đối tác chiến lược hay mối quan hệ nhà đầu tư nào của chúng tôi làm giảm tính độc lập trong quản trị doanh nghiệp hoặc quyền tự do hợp tác với những hãng khác”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Lý do khiến thuật toán của TikTok luôn là thứ hấp dẫn giới công nghệ

Thuật toán TikTok có nhiều ưu thế so với sản phẩm của Meta và Google, khiến nó thường xuyên rơi vào tầm ngắm của giới công nghệ và quan chức Mỹ.

Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL

Thuật toán đề xuất nội dung của TikTok tiếp tục trở thành tâm điểm sau khi chính quyền Mỹ thông qua đạo luật buộc ByteDance bán ứng dụng trong vòng 9 tháng hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ.

Reuters dẫn lời 4 nguồn tin cho biết ByteDance sẽ không thoái vốn TikTok cho bất kỳ công ty nào khác và sẵn sàng đóng cửa ứng dụng trong trường hợp xấu nhất. Họ nhấn mạnh hãng Trung Quốc chấp nhận làm điều này vì không muốn từ bỏ thuật toán cốt lõi – “công thức bí mật” tạo nên thành công của TikTok mà không mạng xã hội nào có được.

Thuật toán và thiết kế ứng dụng

Giới chuyên gia và cựu nhân viên TikTok cho biết thành công toàn cầu của ứng dụng không chỉ bắt nguồn từ thuật toán, mà còn liên quan tới cách nó phối hợp với định dạng video ngắn trên nền tảng.

Trước khi TikTok xuất hiện, nhiều người tin việc kết nối các mối quan hệ của người dùng là bí quyết tạo nên thành công cho mạng xã hội, như Facebook và Instagram đã làm.

Tuy nhiên, TikTok cho thấy việc vận hành dựa trên hiểu biết về sở thích và mối quan tâm của người dùng mang đến ưu thế lớn hơn nhiều. Thay vì tạo thuật toán dựa trên mối quan hệ xã hội như Facebook, lãnh đạo TikTok, trong đó có CEO Shou Zi Chew, xây dựng thuật toán dựa trên “những tín hiệu quan tâm”.

“Nhiều mạng xã hội đã phát triển thuật toán dựa trên sở thích của người dùng, nhưng TikTok tối đa hóa hiệu quả của nó nhờ định dạng video ngắn. Hệ thống đề xuất của họ làm nên sự khác biệt ở thiết kế và nội dung“, Catalina Goanta, giảng viên tại Đại học Utrecht ở Hà Lan, nhận xét.

Trong đó, thuật toán TikTok có khả năng theo dõi những thay đổi nhỏ trong sở thích người dùng một thời gian dài, thậm chí có khả năng xác định họ muốn xem gì vào thời điểm nhất định trong ngày.

Thu thập dữ liệu nhanh chóng

Jason Fung, cựu lãnh đạo bộ phận game của TikTok, cho biết định dạng video ngắn giúp ứng dụng này tìm hiểu sở thích người dùng nhanh hơn nhiều so với các đối thủ.

“Chúng tôi có thể tập hợp dữ liệu về sở thích nhanh hơn YouTube – nền tảng có độ dài video trung bình gần 10 phút. Hãy tưởng tượng khả năng thu thập dữ liệu vài giây một lần, so với gần 10 phút mỗi lần”, ông nói.

TikTok khởi đầu là ứng dụng cho thiết bị di động, giúp giành được ưu thế trước các nền tảng phải tìm cách chuyển đổi giao diện từ máy tính sang smartphone.

Việc tham gia thị trường video ngắn từ sớm cũng mang đến cho TikTok nhiều lợi thế của người tiên phong. Instagram tung ra Reels năm 2020, còn Shorts của YouTube là năm 2021. Cả hai đều đi sau TikTok vài năm về kinh nghiệm phát triển sản phẩm và cơ sở dữ liệu người dùng.

Cho phép khám phá

TikTok cũng thường xuyên đề xuất nội dung nằm ngoài sở thích người dùng, điều mà ban lãnh đạo công ty tin sẽ đóng vai trò thiết yếu với trải nghiệm của mỗi người.

Theo báo cáo được các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức công bố tháng trước, dựa trên dữ liệu của 347 người dùng và 5 bot tự động trên TikTok, thuật toán của nền tảng khai thác sở thích người dùng chỉ trong 30-50% video đề xuất.

“Phát hiện này cho thấy thuật toán TikTok đề xuất lượng lớn video mang tính khám phá, nhằm tìm hiểu rõ hơn nhu cầu người dùng hoặc tối đa hóa khả năng giữ chân họ thông qua những video thú vị không liên quan”, các nhà nghiên cứu cho hay.

Gộp người dùng vào nhóm

Ari Lightman, giáo sự tại Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, chỉ ra một trong những chiến thuật hiệu quả của TikTok là khuyến khích người dùng tập trung vào các nhóm công khai thông qua hashtag. Phương thức này giúp họ tìm hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và tư tưởng của người sử dụng.

Lightman nhận định các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ có khả năng sao chép và thay thế vị trí TikTok nếu ứng dụng này bị cấm hoàn toàn, nhưng sẽ gặp nhiều thách thức nếu muốn tái hiện văn hóa người dùng TikTok từng xây dựng.

Lợi thế của Trung Quốc

Thuật toán đề xuất của TikTok được phát triển dựa trên ứng dụng Douyin ra mắt tại Trung Quốc năm 2016. ByteDance nhiều lần nói TikTok và Douyin là ứng dụng độc lập, nhưng một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết thuật toán của cả hai có nhiều nét tương đồng.

AI của Douyin được đẩy mạnh nhờ nguồn lao động giá rẻ tại Trung Quốc, cho phép công ty tuyển lượng lớn nhân lực để dán nhãn nội dung và người dùng trên nền tảng.

“Trong giai đoạn 2018-2019, Douyin tìm cách dán nhãn từng người. Họ đánh dấu từng video một cách thủ công, sau đó đánh dấu người dùng dựa trên video đã xem. Phương thức này cũng được áp dụng cho TikTok”, Yikai Li, cựu giám đốc tại ByteDance, tiết lộ.

Tuyển người dán nhãn dữ liệu hiện là phương thức phổ biến ở các doanh nghiệp AI, nhưng ByteDance là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực này.

“Thống kê và sắp xếp dữ liệu dán nhãn như vậy tốn nhiều công sức. Các công ty Trung Quốc có lợi thế do nguồn nhân lực giá rẻ và đông đảo. Chi phí cho hoạt động này ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp Bắc Mỹ”, Li cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hàng nhập khẩu được miễn thuế đổ bộ TikTok Shop và Shopee

TikTok Shop là nền tảng thương mại điện tử đầu tiên “khai sinh” ra hình thức bán hàng qua các phiên livestream. Cũng từ đó, những con số doanh thu kỷ lục được ghi nhận gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, việc kiếm tiền trên nền tảng mạng xã hội liệu có đơn giản đến như vậy?

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

CEO Walmart nhận mức lương cao gấp gần 1000 lần so với nhân viên

Ông Doug McMillon, Giám đốc điều hành của Walmart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, vừa nhận được mức tăng lương đáng kể trong năm vừa qua.

Tổng lương thưởng của ông McMillon trong năm 2023 đạt hơn 26,9 triệu USD, tăng 1,6 triệu USD so với năm trước. Các khoản lương thưởng của vị CEO này bao gồm: 1,5 triệu USD lương cơ bản, 19,6 triệu USD cổ phiếu thưởng và 5,8 triệu USD các tiền thưởng khác.

Mức lương hiện tại của ông McMillon cao gấp 976 lần so với mức lương trung bình của nhân viên Walmart, là 27.642 USD/năm.

So sánh với các CEO khác, ông Brian Cornell, CEO của Target- nhà bán lẻ lớn thứ 7 của Mỹ, nhận mức lương thưởng tổng cộng 17,6 triệu USD trong năm 2023.

Ông Craig Jelinek, CEO Costco, trong năm 2023- năm cuối cùng tại nhiệm, nhận về 16,8 triệu USD. Tỷ lệ lương của họ lần lượt gấp 680 và 336 lần so với nhân viên bình thường.

Ông McMillon sở hữu hơn 5,1 triệu cổ phiếu Walmart, trị giá 306 triệu USD (tính đến ngày 26/4/2024). Kể từ năm 2009, Walmart đã trả cho ông McMillon tổng cộng gần 163 triệu USD cho vai trò điều hành tập đoàn của ông.

Mức lương của ông phản ánh thành công của Walmart trong những năm gần đây, với doanh thu hàng năm đạt 648 tỷ USD và hơn 2,1 triệu nhân viên trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mức lương cao của ông McMillon cũng làm dấy lên những ý kiến trái chiều về sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

Walmart trước đó thông báo có kế hoạch xây dựng hoặc chuyển đổi hơn 150 cửa hàng theo quy mô lớn trong vòng 5 năm tới.

Phát ngôn viên của Walmart, ông Josh Havens cho biết một số địa điểm sẽ được mở rộng từ một địa điểm nhỏ thành một siêu trung tâm với đầy đủ các cửa hàng tạp hóa và hàng hóa, nhưng phần lớn sẽ là các cửa hàng mới.

Walmart hiện có hơn 4.600 cửa hàng trên toàn quốc và gần 600 kho hàng của Sam’s Club. Sam’s Club cũng đang trong quá trình mở rộng, với kế hoạch mở hơn 30 cửa hàng mới ở Mỹ.

Theo các chuyên gia trong ngành bán lẻ, Walmart đã có sự hiện diện rộng lớn trên nước Mỹ nhưng “gã khổng lồ” bán lẻ này nhận thấy vẫn còn cơ hội để phát triển lớn hơn nữa.

Nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ này là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất, với khoảng 1,6 triệu nhân viên. Khoảng 90% dân số Mỹ sinh sống trong bán kính 10 dặm (tương đương 16 km) của một cửa hàng Walmart.

Với việc mở rộng quy mô trên, Walmart đang báo hiệu rằng họ coi các cửa hàng truyền thống là một phần quan trọng của tương lai, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với những công ty thương mại trực tuyến như Amazon và Shein, cũng như sự thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến và thị trường bên thứ ba.

Walmart cũng đang phát triển dựa trên tiềm lực khá vững chắc của mình so với các nhà bán lẻ khác, vốn đã chịu ảnh hưởng lớn hơn từ việc người tiêu dùng Mỹ giảm việc mua hàng hóa tùy ý.

Là nhà bán lẻ lớn nhất nước tính theo doanh thu, Walmart đã vượt qua lạm phát tốt hơn và thậm chí còn thu hút nhiều hộ gia đình có thu nhập cao hơn đến các cửa hàng của mình.

Giám đốc điều hành Walmart Mỹ John Furner cho biết nhà bán lẻ này có kế hoạch khởi động 12 dự án cửa hàng mới trong năm nay và sẽ chuyển đổi một trong những địa điểm nhỏ hơn thành Siêu trung tâm Walmart. Ông cho biết thêm việc mở hoặc mở rộng các cửa hàng không nằm trong kế hoạch cải tạo các cửa hàng khác của nhà bán lẻ này.

Ông Furner cho hay các cửa hàng mới sẽ cho thấy diện mạo hiện đại hơn của Walmart và việc này đang được triển khai rộng rãi hơn. Thiết kế “cửa hàng của tương lai” sẽ có bố cục đẹp mắt hơn, làm nổi bật các thương hiệu quần áo thời trang của nhà bán lẻ, bổ sung công nghệ như mã QR có thể quét được và có bảng hiệu sắc nét hơn.

Tháng 3/2024, Walmex, chi nhánh tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ tại Mexico, thông báo kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 19% so với năm 2023, nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có cũng như mở rộng chuỗi siêu thị tại nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh này.

Walmex cho biết trong tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD, 45% dành cho việc tái cấu trúc và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, 29% dành để mở rộng và xây dựng thêm siêu thị, 15% dành cho công tác củng cố chuỗi cung ứng và 11% dùng để đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử (ecommerce).

Theo Giám đốc điều hành Walmex Guilherme Loureiro, hiện công ty đang có nhiều lợi thế để tiếp tục mở rộng chuỗi bán hàng tại Mexico, sau khi ghi nhận số lượng siêu thị mới mở trong năm 2023 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tính đến cuối năm 2023, Walmex có 2.888 siêu thị tại Mexico và sử dụng 233.000 nhân công trực tiếp. Hiện Walmex chiếm tới 65% thị phần bán lẻ trong các chuỗi bán hàng theo mô hình siêu thị tại quốc gia Bắc Mỹ này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Toyota đầu tư 1.4 tỷ USD xây nhà máy sản xuất xe điện thứ 2 tại Mỹ

Hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản thông báo đầu tư 1,4 tỷ USD vào nhà máy của hãng ở bang Indiana (Mỹ) để bắt đầu sản xuất xe điện từ năm 2026.

Theo đó, đây là địa điểm sản xuất xe điện thứ 2 của Toyota tại Mỹ, sau nhà máy ở Kentucky. Công ty Nhật Bản sẽ tuyển dụng 340 nhân viên mới cho dự án sản xuất xe thể thao đa dụng (SUV) 3 hàng ghế chạy hoàn toàn bằng điện.

Hiện Toyota đang xây dựng nhà máy sản xuất pin điện mới ở North Carolina và đây sẽ là nơi cung cấp pin cho xe điện sản xuất tại Indiana.

Nhà máy của Toyota ở Kentucky dự kiến năm 2025 bắt đầu sản xuất một dòng xe SUV 3 hàng ghế khác với dòng xe ở Indiana.

Toyota đang mở rộng năng lực sản xuất xe điện tại Mỹ để các sản phẩm của hãng đáp ứng các điều kiện của chương trình tín dụng thuế quốc gia do chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra gần đây.

Để đủ điều kiện nhận các khoản tín dụng, các sản phẩm xe điện phải được sản xuất ở Bắc Mỹ. Điều kiện này được cho là đã thúc đẩy nhiều nhà sản xuất ô tô tăng cường đầu tư vào khu vực.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á

Năm 2023, tổng lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt Nam đạt gần 530 triệu USD, giảm 17% so với năm trước đó, song giữ vị trí thứ ba tại khu vực Đông Nam Á.

Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á
Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á

Báo cáo tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 chiều 26/4 tại TP HCM, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết, năm 2023, tổng lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt Nam đạt gần 530 triệu USD, giảm 17% so với năm trước đó. Sự sụt giảm này cho thấy bối cảnh đầu tư công nghệ tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nhiều biến động trên toàn cầu.

“So với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, mức giảm nhẹ 17% cho thấy thị trường Việt Nam vẫn đang vững vàng trước rất nhiều thách thức trên thị trường vốn”, ông Huy nhìn nhận.

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba về số lượng thương vụ đầu tư và giành lại vị trí thứ ba về tổng giá trị đầu tư. Singapore dẫn đầu cả về số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư, theo sau là Indonesia.

Lĩnh vực y tế nhận được số vốn cao kỷ lục, tăng vọt 391% so với cùng kỳ năm trước, trở thành lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Lĩnh vực Giáo dục cũng nhận số vốn cao nhất từ trước tới nay, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực Nhân sự và Du lịch/ Khách sạn cũng chứng kiến mức đầu tư tăng mạnh so với năm trước.

Năm 2023, gần 100 quỹ đã rót vốn vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư năng động nhất đến từ Singapore, theo sau là các nhà đầu tư Việt Nam.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cũng cho biết, năm 2023, đầu tư cho đổi mới sáng tạo và công nghệ cao của Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển đáng kể khi vượt cơn gió ngược toàn cầu. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực trong thu hút lượng đầu tư vào đổi mới sáng tạo, tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử (eCommerce), fintech và trí tuệ nhân tạo.

“Với lực lượng dân số trẻ đông đảo, đam mê công nghệ và sự quyết tâm, vào cuộc của các cơ quan trung ương, địa phương, Việt Nam đang dần khẳng định là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và công nghệ toàn cầu”, ông Đông nêu rõ.

Ngoài ra, Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và cạnh tranh trên thị trường công nghệ cao toàn cầu. Hai lĩnh vực có nhiều hứa hẹn là ngành công nghiệp bán dẫn và AI. Đây là những lĩnh vực chiến lược và động lực phát triển mới để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để tận dụng tối đa những cơ hội này, Việt Nam sẽ sớm ban hành Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Đề án Đào tạo 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các trường đại học với các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể đáp ứng nhu cầu của các ngành nói trên. Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

“Bằng cách trang bị cho lực lượng lao động  những kiến thức và kỹ năng cần thiết, Việt Nam có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đảm bảo mình có lợi thế cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh công nghệ cao toàn cầu”, ông Đông nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Lý do chủ chuỗi The Coffee House bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt

CTCP Seedcom, công ty mẹ của chuỗi The Coffee House, bị phạt vì lỗi không công bố thông tin, thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật.

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11, tầng 17, tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Seedcom là công ty mẹ của chuỗi cà phê  The Coffee House. Công ty cũng xây dựng hệ sinh thái bán lẻ, TMĐT  và F&B với thương hiệu thời trang Juno, Hnoss, nền tảng thương mại điện tử Haravan, Cầu Đất Farm, King Food và Scommerce (Services For Commerce/Dịch vụ cho thương mại) với hai cái tên Giao Hàng Nhanh, Ahamove.

Công ty được thành lập vào năm 2014 bởi ông Đinh Anh Huân, đây là một trong 5 người đồng sáng lập CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động.

Theo đó, thanh tra UBCKNN quyết định phạt Seedcom tổng mức tiền là 162,5 triệu đồng.Quyết định phạt có hiệu lực từ ngày 23/4.

Trong đó, phạt tiền 85 triệu đồng với các hành vi vi phạm gồm không công bố thông tin (CBTT) đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, CTCP Seedcom đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Báo cáo tài chính năm 2020; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; gửi nội dung CBTT cho HNX không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021.

Phạt tiền 77,5 triệu đồng do thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật. Theo đó, CTCP Seedcom vi phạm hoàn thành việc phân phối mã trái phiếu SEECH2123001 trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.

Theo dữ liệu công bố tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, doanh thu năm 2022 của Seedcom đạt 1.673 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, doanh nghiệp này lỗ sau thuế gần 273 tỷ đồng, vượt qua cả mức lỗ 238 tỷ đồng ghi nhận vào năm 2021.

Trong năm 2022, Seedcom đã mua lại thành công cho hai lô trái phiếu huy động vào cuối năm 2020 và 2021 với giá trị lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Công ty cũng đã thực hiện chi trả gần 24 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu cho hai lô nói trên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Khảo sát Kinh tế toàn nước Mỹ của CNBC: Gần 50% người tham gia ủng hộ lệnh cấm hoặc bán TikTok

Hôm 24/4, Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt một dự luật buộc thoái vốn TikTok khỏi công ty mẹ Trung Quốc ByteDance. Nếu ByteDance không bán TikTok, ứng dụng này có thể phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ.

Trước khi dự luật được ký, nhiều nhà sáng tạo nội dung chia sẻ trên CNBC rằng TikTok mang lại cho mọi người cơ hội để chu cấp cho gia đình của họ theo cách chưa từng có trước đây. “Nó đã thay đổi cuộc sống của mọi người”, KOL này cho biết.

Có thể mất nhiều năm để lệnh cấm được thực thi vì TikTok tuyên bố sẽ thách thức nó trước tòa. Dù vậy, trong khi đó, có rất nhiều điều không chắc chắn.

Theo một nghiên cứu của tổ chức Oxford Economics, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng TikTok đã hỗ trợ 224.000 việc làm, tạo ra doanh thu gần 15 tỷ USD và đóng góp 24,2 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ vào năm 2023.

Nichols đã cùng một số nhà sáng tạo TikTok khác đến Điện Capitol để phản đối lệnh cấm. Cô muốn lên tiếng chống lại nó và giải thích cho các nhà lập pháp cách cô điều hành doanh nghiệp của mình bằng ứng dụng. Nichols cho biết TikTok không yêu cầu cô tham gia cuộc biểu tình.

Theo Khảo sát Kinh tế toàn nước Mỹ của CNBC từ tháng 3, gần một nửa, tương đương 47%, người tham gia ủng hộ lệnh cấm hoặc bán TikTok, trong khi chỉ hơn 30% phản đối.

Trên chính TikTok, có hơn 585.000 bài đăng phản đối lệnh cấm, chủ yếu bao gồm các video mang hashtag #KeepTikTok và #SaveTikTok. Nhiều người nhấn mạnh vai trò quan trọng của TikTok trong giải trí trực tuyến, trong khi những người khác cầu xin duy trì nền tảng vì nó rất quan trọng đối với sinh kế của họ.

Theo tiết lộ từ các báo cáo, ByteDance và TikTok đã chi hơn 7 triệu USD để vận động hành lang ngăn chặn dự luật. Sau khi Tổng thống Biden ký duyệt, TikTok gọi nó là vi hiến và cho biết sẽ đưa ra tòa.

“Chúng tôi tin rằng sự thật và luật pháp rõ ràng đứng về phía chúng tôi và cuối cùng chúng tôi sẽ thắng thế”, công ty viết trên X.

Các nhà lập pháp từ lâu lập luận rằng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ.

Trên chương trình “Last Call” của CNBC, Thượng nghị sĩ Markwayne Mullin làm rõ luật này không phải là lệnh cấm, mà chỉ là yêu cầu TikTok tách khỏi ByteDance. “Bạn vẫn có thể giữ nền tảng, bạn vẫn có thể tiến về phía trước”, Mullin nói.

Song, những người sáng tạo nội dung và KOL trên TikTok lại có một mối quan tâm khác ngoài chính trị. Họ đã phải vật lộn để duy trì lượng khán giả tương tự trên các nền tảng khác. Mỗi nền tảng có đặc điểm riêng, thuật toán của TikTok giúp video của họ dễ dàng được khám phá hơn.

TikTok cung cấp nhiều cách khác nhau để kiếm tiền, bao gồm Chương trình Sáng tạo (TikTok Creativity Program), được thiết kế để thưởng cho các video phổ biến có độ dài hơn một phút. Ngoài ra, họ có thể tạo doanh thu thông qua hợp tác với thương hiệu và bán hàng liên kết thông qua TikTok Shop, cũng như nhận quà tặng ảo từ những người theo dõi trong các buổi phát trực tiếp.

Các đối thủ của TikTok đã cố gắng khuyến khích người dùng đăng video ngắn lên các nền tảng. Năm ngoái, YouTube Shorts thay đổi chương trình kiếm tiền, chia 45% doanh thu quảng cáo trên nhiều bài đăng cho người dùng. Tuy nhiên, các khoản thanh toán không cao như trên các video dài. Để đột phá trên YouTube thực sự rất khó vì nó đã bão hòa.

Năm 2023, Meta đóng cửa chương trình trả tiền cho những người tạo video dạng ngắn trên Instagram và Facebook. Các nhà sáng tạo đã phàn nàn rằng họ không kiếm được gì dù đạt được hàng trăm nghìn lượt xem trên ứng dụng. Tuy nhiên, sếp Instagram Adam Mosseri gợi ý rằng chương trình có thể trở lại vào năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Ngân hàng đầu tiên sụp đổ ở Mỹ trong năm 2024

Một nhà băng nhỏ ở Philadelphia vừa được cơ quan quản lý tiếp nhận vào ngày 26/4, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên ở Mỹ trong năm nay.

Vào cuối ngày 26/4, cơ quan quản lý đã tiếp nhận Republic First Bancorp, một ngân hàng đang gặp khó khăn ở Philadelphia (bang Pennsylvania). Đây là vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên của Mỹ trong năm nay.

Trong một tuyên bố mới, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho biết Republic First Bancorp (hay Republic Bank) có khoảng 4 tỷ USD tiền gửi vào cuối tháng 1 và tài sản trị giá 6 tỷ USD.

“Về cơ bản tất cả” số tiền gửi của Republic First sẽ được Fulton Bank ở Lancaster tiếp nhận, tuyên bố nêu rõ.

FDIC cho biết thêm rằng 32 chi nhánh của Republic First ở Pennsylvania, New Jersey và New York sẽ mở cửa trở lại ngay trong ngày 27/4 với tư cách là chi nhánh của Fulton Bank.

Được thành lập vào năm 1988, Republic First có quy mô nhỏ hơn các ngân hàng khu vực sụp đổ vào năm ngoái là First Republic Bank và Silicon Valley Bank, vì mỗi nhà băng này đều có tài sản lên tới hơn 200 tỷ USD.

FDIC dự kiến thiệt hại tới Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi sau vụ sụp đổ của Republic First sẽ vào khoảng 667 triệu USD.

Hồi kết của Republic First diễn ra trong bối cảnh các nhà chức trách và giới chuyên gia vẫn tiếp tục lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng khu vực.

Trong buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư vào tháng 7, Republic First cho biết tiền gửi của ngân hàng đang giảm và hoạt động cho vay thế chấp mua nhà (mortgage) sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn khi lãi suất tăng.

Republic First có kế hoạch rút khỏi mảng cho vay thế chấp mua nhà và tái tập trung vào tiền gửi tiêu dùng, theo New York Times.

Ngân hàng bị huỷ niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 8 sau khi không nộp báo cáo tài chính thường niên cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch. Khoản đầu tư dự kiến khoảng 35 triệu USD vào Republic First cũng bị huỷ trong năm nay, theo Banking Dive.

Ông Feddie Strickland, nhà phân tích ngân hàng tại Janney Montgomery Scott, nói rằng vụ sụp đổ của Republic First có thể chỉ là một sự cố cá biệt và hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn ổn định.

Vị chuyên gia gọi Fulton Bank, ngân hàng sắp tiếp quản các khoản tiền gửi của Republic First, là một lựa chọn phù hợp. Theo ông, ngân hàng thương mại này “cẩn trọng” và “điều hành tốt”.

“Người gửi tiền sẽ cảm thấy an toàn với Fulton Bank”, ông nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AI là động lực tăng trưởng của ngành bán lẻ Thái Lan

Báo Bangkok Post (Thái Lan) ngày 22/4 đăng bài viết của chuyên gia Amit Suxena, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực ASEAN của Salesforce, một công ty phần mềm đa quốc gia dựa trên nền tảng đám mây chuyên về quản lý quan hệ khách hàng, đánh giá về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành bán lẻ tại Thái Lan. Dưới đây là nội dung bài viết.

Tại Thái Lan, người ta thường coi mua sắm như một “sở thích”. Trong thời kỳ đại dịch, 94% người tiêu dùng Thái Lan cho biết mua sắm trực tuyến đã giúp ích cho họ trong thời gian phong tỏa vì COVID-19.

Ngành bán lẻ của Thái Lan vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế và được dự báo sẽ tăng trưởng 4-5% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2025, vượt xa mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Bán lẻ là trụ cột chính của nền kinh tế Đông Nam Á, đóng góp đến 16,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nhà điều hành các điểm bán lẻ thường có quy mô lớn.

Nhưng dù lớn hay nhỏ, có một điều không thể phủ nhận là AI đang làm thay đổi trải nghiệm mua sắm và trở thành động lực chính cho tăng trưởng trực tuyến và lợi nhuận cho các nhà bán lẻ Thái Lan.

Trên toàn cầu, 77% doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng AI, với 29% đã triển khai đầy đủ và 48% đang thử nghiệm. Việc áp dụng các giải pháp AI khiến việc cung cấp trải nghiệm số một cách nhanh chóng, dễ dàng và được cá nhân hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Khai thác sức mạnh của AI sẽ biến tầm nhìn này thành hiện thực. Để làm được điều này, các nhà bán lẻ Thái Lan nên tập trung vào việc tích hợp AI vào các hoạt động thương mại điện tử, đồng thời tận dụng dữ liệu độc quyền của họ một cách an toàn và bảo mật.

AI có thể dự đoán và tổng hợp ra sao để giảm chi phí và giúp các nhà bán lẻ tăng lượng khách hàng trung thành? Kỳ nghỉ lễ Songkran luôn được đánh dấu bằng hoạt động mua sắm lễ hội phong phú ở Thái Lan. Trong mùa nghỉ lễ, việc kiểm soát các sản phẩm trong kho có thể là một thách thức dai dẳng.

Theo nghiên cứu của Salesforce, 52% các nhà lãnh đạo trên toàn cầu muốn có khả năng hiển thị tốt hơn về hàng tồn kho của họ, và các giải pháp thực thi bán lẻ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp ích.

Việc Thái Lan áp dụng AI trong lĩnh vực bán lẻ phản ánh những xu hướng toàn cầu này, với các yếu tố chuyển đổi như dịch vụ khách hàng và AI dự đoán để quản lý hàng tồn kho đang phát huy tác dụng.

Sử dụng dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường, các nhà bán lẻ Thái Lan có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và chuẩn bị cho doanh số bán hàng cao hơn.

Sự kết hợp giữa tự động hóa và trải nghiệm liền mạch giúp các nhà bán lẻ Thái Lan vốn đang gặp khó khăn về thời gian và nguồn lực, đồng thời góp phần mang lại sự hài lòng chung cho khách hàng.

Bằng cách phân tích hành vi của người tiêu dùng, hiệu suất sản phẩm và mô hình bán hàng để hiểu điều gì thu hút họ, AI cũng đang giúp các nhà bán lẻ thiết kế màn hình và tài liệu quảng cáo tại cửa hàng bằng cách sử dụng dữ liệu đó.

Tất cả những điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho các nhóm bán hàng, tiếp thị và thiết kế, đồng thời cho phép họ tập trung vào việc ra quyết định mang tính chiến lược và sáng tạo hơn.

Lotus’s, một chuỗi bán lẻ lớn ở Thái Lan, đang hiện đại hóa và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng với Salesforce. Giờ đây, công ty có thể dựa vào một nền tảng dữ liệu khách hàng để cung cấp một nguồn “sự thật” duy nhất về khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt hơn và tăng sự hài lòng của họ.

Lotus’s đã ra mắt thành công giải pháp thương mại điện tử và khách hàng thân thiết mới trong vòng một tháng và hiện có độ chính xác tương đương 98% của lượng hàng tồn kho.

Điều khiển từ xa mới

Điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành thiết bị điều khiển từ xa để mua sắm, kết nối ngay lập tức người tiêu dùng với các thương hiệu khi họ điều hướng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

Kỷ lục 79% lưu lượng truy cập thương mại điện tử toàn cầu trong ngày Thứ Sáu Đen và Thứ Hai Mạng là trên điện thoại di động, tăng từ 76% vào năm 2022. Trên toàn cầu, lưu lượng truy cập mạng xã hội trên thiết bị di động là một kênh chuyển đổi quan trọng, chiếm 10% tổng số lượt giới thiệu đến các trang web bán lẻ.

Theo nghiên cứu của Meta, hoạt động mua sắm trực tuyến qua điện thoại di động tăng vọt trong những ngày siêu khuyến mãi ở Thái Lan, ảnh hưởng đáng kể đến giao dịch bán lẻ.

Khoảng 67% người mua sắm Thái Lan mua hàng vào cuối năm đã tìm thấy sản phẩm mới tại các cửa hàng thực tế, trong khi 74% khám phá chúng thông qua nền tảng di động. Điện thoại di động đã là kênh thống trị và sẽ tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ (Retail) ở Thái Lan.

Ngoài việc mở rộng cách thức và địa điểm mua sắm, khách hàng đang thay đổi cách thanh toán. Không có phương thức thanh toán nào minh họa cho hành vi thay đổi này nhiều hơn ví số — một danh mục rộng bao gồm TrueMoney và Rabbit Line Pay, cùng các loại khác.

Sự thuận tiện và kết nối sẽ vẫn là cốt lõi của đổi mới ví số. Các nhà bán lẻ Thái Lan cần lưu ý chính xác cách khách hàng lựa chọn thanh toán.

Khi nói đến việc thanh toán, với AI có khả năng tổng hợp và dự đoán, các nhà bán lẻ có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để cá nhân hóa mọi khoảnh khắc trong hành trình của khách hàng.

Thông qua việc cá nhân hóa, các thương hiệu giờ đây có khả năng biến mọi tương tác mua sắm thành trải nghiệm có ý nghĩa và bổ ích, cho dù đó là thông qua việc giới thiệu một món quà hoàn hảo cho bạn bè hay tìm ưu đãi tốt nhất cho một thiết bị mới. Những trải nghiệm mua sắm như vậy là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.

Duy trì tin tưởng

Điều quan trọng là năng suất và lợi nhuận do AI cung cấp không làm tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng lo ngại về tác động xã hội của AI, lo ngại việc đưa ra những thành kiến và những hậu quả không lường trước được.

Theo báo cáo “Trạng thái khách hàng được kết nối” của Salesforce, 77% khách hàng Thái Lan bày tỏ lo ngại về khả năng các công ty sử dụng AI một cách phi đạo đức.

Để chống lại sự hoài nghi này và xây dựng niềm tin, các nhà bán lẻ có thể nhấn mạnh tính minh bạch trong việc truyền đạt cách sử dụng AI, làm rõ rằng nhân viên — chứ không phải công nghệ — mới là người điều khiển.

Nâng cao kỹ năng cũng trở thành một thành phần quan trọng để đảm bảo rằng các nhóm biết cách sử dụng các nguồn dữ liệu đáng tin cậy một cách an toàn và giữ an toàn cho dữ liệu của bên thứ nhất.

Cho dù mục tiêu của các nhà bán lẻ Thái Lan là đạt được mức tăng trưởng doanh thu hay hiệu quả lợi nhuận thì trọng tâm chính vẫn là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và AI có thể giúp ích.

Hơn bao giờ hết, không thể tăng tốc ngành bán lẻ nếu không có AI. Trong toàn bộ hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, AI sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận, năng suất và lòng trung thành của khách hàng, thay đổi ngành bán lẻ và thương mại mãi mãi.

Khi các nhà bán lẻ Thái Lan vượt qua những thách thức và cơ hội trong dịp lễ Songkran, việc sử dụng AI đáng tin cậy có thể góp phần mang lại trải nghiệm tích cực và có giá trị cho cả khách hàng cũng như nhà bán lẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Masan muốn biến Phúc Long thành chuỗi cà phê quốc tế

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan khẳng định Phúc Long có kế hoạch mở rộng toàn cầu sau khi thu thập thị hiếu của người tiêu dùng thông qua 2 cửa hàng ở Mỹ.

Đây là thông tin được ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra mới đây.

“Phúc Long có kế hoạch đi ra toàn cầu, ông Danny Le khẳng định trước cổ đông.

CEO Masan cho biết hiện tại chuỗi cà phê trà sữa này đã có 2 cửa hàng tại Mỹ để bước đầu thu thập thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế. Công ty đang có những bước chuẩn bị và có sáng kiến đổi mới nhằm mở rộng mạng lưới ở Việt Nam, đồng thời mở rộng ra các nước trên thế giới.

Trong năm nay, Masan dự kiến chuỗi Phúc Long sẽ ghi nhận doanh thu trong khoảng 1.790-2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17-41% so với năm 2023. Doanh nghiệp dự kiến ​​mở mới khoảng 30 đến 60 cửa hàng ngoài WinCommerce (WCM), tập trung tại thị trường Hà Nội và TP.HCM.

Lãnh đạo Masan cũng cho biết Phúc Long sẽ bắt đầu tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào Hội viên WIN của Masan, mang đến nhiều lợi ích, đồng thời cũng mang lại một nguồn doanh thu khác cho chuỗi.

Ngoài ra, thương hiệu trà cà phê này sẽ nâng cao năng suất bán hàng thông qua các dự án marketing tại các cửa hàng địa phương, triển khai chương trình khuyến mãi trên toàn quốc, và các chương trình theo mùa giúp thu hút lượng khách hàng trẻ mới.

CEO Phúc Long Joanne Jihyun Lee khẳng định đây là lúc thương hiệu đạt độ chín muồi trong thị trường bão hòa, cần thúc đẩy để có tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

Vị này cho biết Phúc Long đang xây dựng lại nền tảng cùng chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Trong quý I, thương hiệu đã bắt đầu mở cửa hàng mới và tối ưu hóa trải nghiệm mới hướng tới sự bền vững và hiệu quả. Các cửa hàng không chỉ mở mới tại TP.HCM mà còn ở tại nhiều tỉnh/thành khác.

Trong quý đầu năm nay, Masan cho biết doanh thu của Phuc Long Heritage (PLH) đạt 387 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đóng góp 2% vào tổng doanh thu toàn tập đoàn.

Lợi nhuận gộp của chuỗi Phúc Long giai đoạn này đạt 247 tỷ đồng, cũng giảm 7%. Biên lợi nhuận gộp theo đó đạt 63,8%, giảm nhẹ so với mức 64,7% của quý đầu năm ngoái.

Tương tự, lợi nhuận EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao) của chuỗi đạt 61 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Với mức EBITDA kể trên, bình quân mỗi ngày chuỗi trà sữa cà phê này lãi xấp xỉ 680 triệu đồng trong quý I.

Bên cạnh kế hoạch biến Phúc Long trở thành chuỗi cà phê trà sữa quốc tế, ông Danny Le khẳng định hiện Masan không có kế hoạch M&A (mua bán và sáp nhập) thêm các doanh nghiệp khác.

“Mục tiêu lớn nhất của tập đoàn hiện nay là Go Global để đưa các thương hiệu ra toàn cầu. Masan Group hiện nay tập trung vào chiến lược đưa MCH trở thành công ty tiêu dùng hàng đầu Đông Nam Á, WCM sẽ sinh lãi tốt hơn và Phúc Long có EBITDA 25%”, vị CEO nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Steve Jobs đã dự báo sai về vị thế của những chiếc iPad

Ra mắt iPad vào 14 năm trước, CEO Apple vẽ ra tầm nhìn của ông về một thế giới hậu PC, nơi iPad thống trị. Nhưng hiện tại, iPad chỉ là những chiếc laptop mang danh máy tính bảng.

iPad thế hệ đầu tiên từng là một sản phẩm rất quan trọng với Apple, được cố CEO Steve Jobs giới thiệu trực tiếp trên sân khấu. Chiếc tablet là một ý tưởng mang tính cách mạng, thậm chí còn có trước iPhone. Người dùng đúng ra đã được trải nghiệm máy tính bảng đầu tiên của Apple từ năm 2007, nếu Steve Jobs không cố biến công nghệ này sang một thiết bị nhỏ gọn vừa đủ, có thể bỏ túi.

Sau sự kiện ra mắt lần đầu vào ngày 27/1/2010, thế giới dường như chỉ xoay quanh iPad suốt một thời gian dài. Song, đến bây giờ, vị thế của iPad đã khác.

Thay vì một sự kiện trực tiếp lớn, nghẹt thở, Apple sẽ ra mắt iPad mới vào ngày 7/5, qua một buổi giới thiệu được ghi hình trước và do CEO Apple Tim Cook chủ trì. Hãng sẽ giới thiệu những tính năng mới, đi sâu vào công nghệ màn hình OLED mới, thiết kế mới và một chiếc Apple Pencil được thiết kế lại hoàn toàn.

Đương nhiên, sự kiện này vẫn rất thú vị, nhưng nó đang dần chệch hướng so với những gì Apple đã làm trước đây.

Steve Jobs “tiên tri” tương lai của iPad

14 năm trước, tại sự kiện ra mắt chiếc iPad đầu tiên, Steve Jobs đã vẽ ra tầm nhìn của ông về một thế giới hậu PC. Ông nói về sự cần thiết của một thiết bị giao thoa giữa những chiếc laptop Netbook phổ biến lúc bấy giờ và chiếc iPhone cực kỳ thành công của chính ông.

Tiếp lời cố CEO, cụm từ “iPad” xuất hiện từ màn hình phía sau, kết hợp giữa một chiếc laptop và iPhone. Jobs giơ chiếc iPad lên trong tiếng vỗ tay cuồng nhiệt.

Bắt đầu từ đây, Jobs đi sâu vào bản demo, cho khán giả xem ảnh, bản đồ, báo và ứng dụng trên màn hình 9,7 inch chạy iOS (khi đó chưa có iPadOS). Ngay khi màn giới thiệu iPad xuất hiện, Jobs biết rằng người xem đã hiểu rõ về sản phẩm. Với 75 triệu chiếc iPhone và iPod đã được bán ra vào thời điểm đó, Jobs nói có “hơn 75 triệu người đã biết sử dụng iPad”.

Jobs không hề cường điệu khi tuyên bố: “Công nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi nằm trong một sản phẩm đầy kỳ diệu và mang tính cách mạng. Cùng với đó là mức giá không thể tin được”. Giống như iPhone ra mắt trước đó, iPad có giá khởi điểm tương đối phải chăng – 499 USD và ngày càng đắt hơn kể từ đó.

Nhiều tháng sau, tại hội nghị AllThingsD, Jobs đã tuyên bố iPad là tương lai của máy tính. “PC sẽ giống như những chiếc xe tải. Chúng vẫn sẽ tồn tại, nhưng chỉ một trong số rất nhiều người cần chúng. Đó là thời kỳ hậu PC”, ông khẳng định.

Sau những chia sẻ đó, Jobs được gọi là một “nhà tiên tri”, bởi những số liệu thực tế đã chứng minh dự đoán của ông hoàn toàn đúng. Đến năm 2011, Apple tuyên bố đã bán được 15 triệu chiếc iPad và sở hữu 90% thị phần máy tính bảng.

iPad ngày càng giống laptop

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Jobs đã sai. Trong những năm gần đây, doanh số bán hàng của iPad đã giảm dần. Các sự kiện ra mắt chuyển trọng tâm sang các bản cập nhật iPadOS và phụ kiện bàn phím để trở thành một siêu máy tính khác. iPad vừa máy tính bảng, vừa là máy tính cá nhân hay “PC”. Không có thế giới hậu PC, chỉ có thế giới của laptop và tablet đang chạy đua.

Trong khi iPad, với sự hỗ trợ của Magic Keyboard và Magic Mouse, dần trở nên giống laptop hơn, máy tính xách tay Windows truyền thống cũng áp dụng các tính năng của máy tính bảng như màn hình cảm ứng và hỗ trợ bút cảm ứng.

Câu hỏi dành cho thế hệ iPad tiếp theo này là liệu chúng sẽ làm mờ ranh giới giữa PC và máy tính bảng hay tái thiết sự khác biệt. Liệu nó có phải là một thiết bị độc lập, có thể làm được tất cả tác vụ mà không cần phụ kiện?

Steve Jobs vào năm 2010 đã minh họa cách người dùng có thể thực hiện vô số hoạt động giải trí, nội dung và công việc thông qua màn hình cảm ứng.

Ông định vị chiếc iPad đời đầu là thiết bị đọc sách và báo tốt nhất, nhưng đồng thời cũng là một nền tảng chơi game tuyệt vời. Nó vừa có thể là trình xử lý văn bản, vừa là trình quản lý bảng biểu của người dùng. Nó nhẹ hơn laptop nhưng đẹp hơn và thú vị hơn rất nhiều khi sử dụng thực tế.

Ngày nay, iPad, iPad Mini và đặc biệt là iPad Pro đều là những chiếc laptop mang danh máy tính bảng. Với chip Apple Silicon M1, M2, chúng tương đương với hiệu suất của MacBook Air thế hệ mới nhất. Không dừng lại ở đó, các mẫu mới chắc chắn sẽ được trang bị chip M3.

Có vẻ như ý tưởng về một thế giới hậu PC đã chết. Người dùng phổ thông hầu như chẳng quan tâm nhiều đến như vậy. Họ yêu thích chiếc iPad đời đầu vì nó làm được rất nhiều điều mà một thiết bị có kiểu dáng như vậy chưa từng làm được.

Nó thỏa mãn “cơn khát” giải trí, phục vụ công việc của họ, đồng thời đáp ứng tiêu chí bền bỉ qua thời gian. Bằng chứng là những chiếc iPad được bán cách đây 8-9 năm trước vẫn đang hoạt động tốt.

Đối với dòng iPad, chiếc tablet này đã không còn mang tiềm năng thay đổi quỹ đạo của cả một ngành công nghệ. Nhưng cơ hội tái lập vị trí của nó trên thị trường thiết bị di động vẫn còn. Trong sự kiện ra mắt ngày 7/5 tới, hãy xem Apple có hướng đi nào mới hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nếu chấp nhận bán, TikTok khó được định giá tốt khi mạng xã hội không đi kèm với thuật toán

Theo thông tin từ CNN cho hay Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thông qua đạo luật TikTok phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, chấp nhận bán mình hoặc rời khỏi thị trường Mỹ trong vòng 9 tháng (khoảng 270 ngày).

Trong khi nhiều người nghĩ về một dấu chấm hết cho mạng xã hội khổng lồ đến từ Trung Quốc thì nhiều người đã bắt đầu đặt câu hỏi Tiktok đáng giá bao nhiêu tiền và những ông lớn nào ở Mỹ có thể mua lại thương hiệu này từ tay ByteDance.

100 tỷ USD

Nguồn tin thân cận của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay những giám đốc cấp cao tại ByteDance ước tính tổng giá trị TikTok trên thị trường toàn cầu ngoài Trung Quốc có thể lên đến hơn 100 tỷ USD, tương đương một nửa giá trị của tập đoàn mẹ.

Với mức giá 160 USD/cổ, tổng giá trị ước tính của ByteDance vào khoảng 268 tỷ USD. Tuy nhiên, hãng này còn nắm giữ nhiều mảng kinh doanh ngoài Tiktok, đồng thời còn cả mạng xã hội Douyin, một TikTok phiên bản Trung Quốc.

100 tỷ USD và 9 tháng đếm ngược: Tiktok bị ép bán mình nhưng ai có thể mua được ‘con quái vật’ đến từ Trung Quốc này? - Ảnh 2.

Tổng giá trị ước tính của ByteDance (tỷ USD)

Ngoài ra, con số cụ thể là rất khó dự đoán vì nhiều yếu tố. Đầu tiên Tiktok tự hào có hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu nhưng lệnh cấm mới đây chỉ áp dụng tại Mỹ, nơi chỉ có 170 triệu người dùng.

Tiếp đó, nếu TikTok bắt buộc phải bán để có thể hoạt động tại Mỹ thì thuật toán, thứ công thức bí mật làm nên thành công của mạng xã hội này có đi kèm theo hay không cũng là vấn đề.

Việc tiết lộ thuật toán có thể ảnh hưởng đến hoạt động của TikTok ở cả những thị trường khác khi tạo nên các đối thủ tiềm năng tại Mỹ.

Xin được nhắc lại rằng thuật toán của TikTok nằm trong chính sách bảo mật, kiểm soát xuất khẩu mà Trung Quốc mới thông qua vào năm ngoái. Điều này đồng nghĩa ByteDance nhiều khả năng sẽ không thể bán thuật toán của mình cho nước khác.

Một số người dự đoán tổng giá trị TikTok có thể đạt 110 tỷ USD, tương đương gấp 5 lần tổng doanh thu từ quảng cáo và livestream của nền tảng này năm 2023.

Tờ WSJ nhận định nếu TikTok chấp nhận bán mình thì sẽ phải tốn rất nhiều tháng để đàm phán, đó là chưa kể chắc chắn nền tảng này sẽ kháng cáo lên tòa án về phán quyết của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tương tự như những gì họ đã làm với quyết định của người tiền nhiệm Donald Trump trước đây.

Bên cạnh đó, việc TikTok đã có lãi hay chưa cũng là vấn đề khi CEO Shou Zi Chew vào tháng 3/2023 đã thừa nhận rằng hãng chưa có lợi nhuận vì đang phải đổ hàng tỷ USD đầu tư hệ sinh thái tại Mỹ và Châu Âu.

Thêm nữa, việc chia tách TikTok ở Mỹ với phần còn lại thế giới cũng có thể khiến ứng dụng này đi đến bờ vực đổ vỡ. Trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất và tiềm năng nhất của TikTok thì việc người mua-bán ở đây và bên ngoài nước Mỹ không thể liên hệ nhau qua nền tảng này sẽ khiến ứng dụng trở nên mất giá trị.

“Nếu bạn là một người dùng Mỹ thì vẫn có thể mua bán hàng tại Châu Âu trên TikTok. Thế nhưng nếu luật mới thông qua thì tại sao mọi người lại phải sử dụng một nền tảng chẳng thể liên thông với nền kinh tế lớn nhất toàn cầu?”, CEO Chew thừa nhận.

Vào tháng 3/2023, TikTok đã xây dựng chuỗi cung ứng thương mại điện tử tại Mỹ và kỳ vọng đạt 17,5 tỷ USD tổng giá trị giao dịch hàng hóa trong năm 2024.

Ai dám mua?

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là nếu TikTok chấp nhận bán mình thì ai sẽ đủ khả năng và dám mua “con quái vật” này.

Theo CNN, những cái tên như Mark Zuckerberg hay Sundar Pichai chắc chắn sẽ bị gạch khỏi danh sách khi cả Meta (Facebook) và Alphabet (Google) đều đang gặp rắc rối với chính phủ Mỹ về luật chống độc quyền.

Meta từng phải đối mặt với Ủy ban thương mại Mỹ (FTC) khi mua lại Instagram và WhatsApp. Hiện cơ quan này vẫn đang theo dõi và tìm cách chia tách đế chế của Mark Zuckerberg nên vị tỷ phú này chắc chắn sẽ không dám tốn hơn 100 tỷ USD để mua lại TikTok.

Thêm vào đó, việc đốt quá nhiều tiền cho trí thông minh nhân tạo (AI) đang khiến cổ đông giận dữ và Mark Zuckerberg còn đang bận trấn an mọi người thay vì chạy đua cho dự án mới.

Câu chuyện cũng tương tự với Google khi hãng phải đối mặt Bộ tư pháp Mỹ vì luật chống độc quyền trong mảng công cụ tìm kiếm.

Tương tự, những ông lớn như Amazon, Microsoft đều sẽ vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ nếu bành trướng thâu tóm TikTok.

“Nếu Amazon, Microsoft, Google hay Meta muốn mua TikTok thì họ nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với luật chống độc quyền. Nếu những cái tên như Intel, Cisco hay Oracle xuất hiện thì tôi không chắc. Còn nếu Verizon, AT&T muốn mua thì lại chẳng có vấn đề gì”, Cựu quan chức Gên Kimmelman của Bộ tư pháp Mỹ chuyên trách mảng luật chống độc quyền cho hay.

Microsoft mới thâu tóm được Activision Blizzard, thương vụ sáp nhập thuộc hàng lớn nhất lịch sử công nghệ, sau cuộc tranh cãi nảy lửa với FTC nên chắc chắn tập đoàn này sẽ không động vào TikTok dù cái tên này từng là ứng cử viên tiềm năng năm 2020 khi Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký quyết định tương tự.

Một cái tên nữa được nhắc đến là Apple nhưng chuỗi cung ứng và thị trường tiêu thụ nhà táo khuyết lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. Hiện 95% sản phẩm được sản xuất và khoảng 1/5 doanh thu của Apple đến từ Trung Quốc.

Tệ hơn, doanh số iPhone đã giảm gần 20% tại Trung Quốc trong quý I/2024 và trong bối cảnh đó, CEO Tim Cook chắc chắn không muốn mạo hiểm gây hấn với TikTok.

Tương tự, CEO Elon Musk của Tesla cũng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc khi nơi đây chiếm 50% doanh số và 20% công suất của hãng xe điện này.

Rất rõ ràng, chưa nói đến việc liệu TikTok có kháng cáo hay không và sẽ được định giá bao nhiêu, việc có đủ sức mua lại nền tảng này và chống lại sự theo dõi của chính phủ Mỹ cũng là một vấn đề khiến nhiều tập đoàn công nghệ chùn bước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do mạng xã hội Việt Nam khó có cửa cạnh tranh với Google và Facebook

Nền tảng xuyên biên giới có ít nghĩa vụ hơn so với mạng xã hội trong nước. Tình trạng ‘bảo hộ ngược’ vẫn còn xảy ra với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet tại Việt Nam.

Sáng 25/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023. Đây là năm thứ 6 VCCI công bố báo cáo, trong đó ghi lại những vấn đề đáng chú ý trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về kinh doanh.

Vẫn còn “bảo hộ ngược” cho các nền tảng xuyên biên giới

Các quốc gia thường có xu hướng ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này là dễ hiểu bởi các chính phủ thường cố gắng phát triển nội lực nền kinh tế, với đội ngũ doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, theo VCCI, ở lĩnh vực kinh tế số, hiện vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật chỉ ra, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và kinh doanh dịch vụ Internet có quy định về điều kiện quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Khi so sánh quy định giữa các chủ thể, VCCI nhận thấy, dường như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được áp dụng các biện pháp quản lý thông thoáng, nhẹ nhàng và ít nghĩa vụ so với các doanh nghiệp trong nước.

VCCI chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa thủ tục hành chính mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới cần thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp xuyên biên giới sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo nếu lượt truy cập hằng tháng từ Việt Nam ở mức 100.000 lượt trở lên.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, họ phải thực hiện thủ tục cấp phép nếu có lượt người truy cập hằng tháng từ 10.000 cho đến dưới 100.000 lượt. Với những mạng xã hội trong nước có trên 100.000 lượt truy cập hằng tháng trở lên, giấy phép của họ có thời hạn tối đa 10 năm. Các doanh nghiệp trong nước cũng phải gia hạn khi giấy phép hết hiệu lực.

Theo VCCI, từ những số liệu trên, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam được coi là “lớn” khi đạt mức 10.000 người truy cập/tháng, tức chỉ bằng 1/10 ngưỡng “lớn” của các doanh nghiệp xuyên biên giới. Lý do đặt ra ngưỡng 10.000 bởi chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước đạt ngưỡng này, chứ chưa nói đến ngưỡng 100.000 lượt truy cập.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có quy mô tương đối nhỏ, không ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích công. Do đó, không cần áp dụng biện pháp chặt chẽ như cấp phép.

Theo báo cáo của VCCI, không chỉ ở mặt quy định, doanh nghiệp Việt cũng chịu sự phân biệt đối xử trong quá trình thực thi trên thực tế. Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, cùng một lỗi vi phạm, doanh nghiệp Việt sẽ bị lập biên bản và xử phạt ngay, trong khi các doanh nghiệp ngoại dường như lại “thoải mái” hơn. Cơ quan quản lý chỉ gửi yêu cầu doanh nghiệp ngoại phối hợp gỡ bỏ, thậm chí không có bất kỳ án phạt nào.

VCCI cho hay, các doanh nghiệp không phàn nàn việc bị xử phạt. Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp băn khoăn là việc không công bằng trong việc xử phạt giữa doanh nghiệp nội và ngoại, từ đó dẫn đến môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên kém thuận lợi cho các doanh nghiệp nội.

Môi trường pháp lý khiến mạng xã hội trong nước khó cạnh tranh nước ngoài

Theo ông Nguyễn Minh Đức, đại diện nhóm nghiên cứu Ban Pháp chế của VCCI, mạng xã hội là loại hình kinh doanh mà VCCI đánh giá các quy định pháp luật khiến doanh nghiệp nội chịu quy định nặng nề hơn so với doanh nghiệp ngoại.

Doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thủ tục cấp phép nặng nề hơn so với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới. Các nghĩa vụ phải thực hiện của doanh nghiệp Việt Nam cũng lớn hơn nhiều.

Có một số nghĩa vụ riêng mà chỉ mạng xã hội trong nước phải tuân thủ, ví dụ như thu thập thông tin người dùng nhiều hơn, mạng xã hội nước ngoài không phải thu thập số chứng minh thư, căn cước công dân của người sử dụng, nhưng mạng xã hội trong nước lại phải thu thập những thông tin này”, ông Đức nêu dẫn chứng.

Lý giải về việc ít xử phạt, yêu cầu với các nền tảng nước ngoài, theo ông Đức, Việt Nam đang không có những quy định hiệu lực ngoài lãnh thổ. Chuyên gia của VCCI cho rằng, các mạng xã hội Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được với các mạng xã hội nước ngoài trong môi trường pháp lý như vậy.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam

Tổng giám đốc mảng ôtô của BYD Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cho biết khi vào Việt Nam, hãng muốn cùng VinFast phát triển thị trường xe điện.

CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam
CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam

“BYD rất khâm phục VinFast, vì họ đã tiên phong đưa xe điện vào Việt Nam, giúp người dùng tiếp cận và hiểu rõ hơn về loại phương tiện này. Chúng tôi không cạnh tranh mà muốn chung tay với VinFast để phát triển xe điện, vì lúc này thị trường mới manh nha”, ông Liu Xue Liang, Tổng giám đốc mảng ôtô của BYD Châu Á – Thái Bình Dương nói, hôm 25/4 tại trụ sở của hãng ở Thâm Quyến, Trung Quốc trong cuộc gặp với truyền thông Việt Nam.

Trong khi đó, CEO của BYD Việt Nam, ông Ouyang Xiaocheng thì nói rằng, càng có nhiều thương hiệu, điều đó chứng tỏ thị trường Việt Nam càng hấp dẫn.

Hãng xe điện bán chạy nhất thế giới đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để ra mắt khách hàng Việt vào tháng 6, với hệ thống showroom ở Hà Nội, TP HCM và mục tiêu gần là 20 tỉnh, thành trên cả nước. Phân phối dòng xe này tại Việt Nam là công ty BYD Auto Việt Nam, vốn 100% của BYD Trung Quốc.

BYD (Build Your Dreams) ra đời năm 1995, vốn được biết đến là nhà sản xuất pin cho các thiết bị điện tử, phương tiện. Cùng với CATL, hai hãng Trung Quốc chi phối phần lớn ngành pin thế giới. BYD tham gia sản xuất ôtô từ 2003, bắt đầu với xe xăng, đến 2022 bỏ xe xăng, chỉ còn xe điện và hybrid (xe năng lượng mới).

Năm 2023, BYD là hãng xe điện hóa bán chạy nhất thế giới, với doanh số hơn 3 triệu xe toàn cầu, trong đó gần 2,6 triệu tại Trung Quốc, 400.000 xe các thị trường khác, theo số liệu của EV-Volumes (thuộc J.D. Power). Trong số 3 triệu xe, tỷ lệ xe thuần điện (BEV) và pulg-in hybrid (PHEV) là 50-50.

Khi vào Việt Nam, BYD sẽ trở thành hãng xe điện phổ thông thứ hai có dải sản phẩm đa dạng, bên cạnh VinFast. Trước đó, thị trường đã có Wuling nhưng chỉ một sản phẩm thuần điện là Mini EV, nằm ở phân khúc có dung lượng rất nhỏ. Vì vậy, sự góp mặt. của BYD được kỳ vọng sẽ biến thị trường xe điện Việt Nam trở thành một sân chơi đúng nghĩa với nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Khi ra mắt tới đây, hãng sẽ giới thiệu 3 mẫu xe là chiếc hatchback cỡ nhỏ Dolphin, crossover cỡ nhỏ Atto 3 (giữa cỡ B và C) và sedan cỡ vừa Seal (nằm giữa cỡ C và D). Đến cuối năm, có thể thêm 3 mẫu xe khác về nước là sedan cỡ D Han, mẫu crossover hybrid Song và crossover cỡ trung Tang. Bởi chủ động đầu tư, và chủ động nguồn cung, nên kế hoạch sản phẩm cũng có thể thay đổi tùy thuộc mức độ đón nhận của người dùng Việt.

Các sản phẩm hiện đều nhập khẩu  từ Trung Quốc. Hãng có kế hoạch xây nhà máy tại Việt Nam, nhưng chưa tiết lộ cụ thể lộ trình.

Hãng chưa chốt phương án định giá sản phẩm nhưng hé lộ sẽ đủ sức cạnh tranh với xe xăng cùng phân khúc. Đại diện BYD cũng cho biết hãng không nhìn giá của VinFast để định giá cho các sản phẩm của mình, mà muốn nhắm tới là các mẫu xe xăng. Chuyển dịch từ xe xăng sang xe điện mới là đích của BYD, điều này tương tự với mục tiêu của hãng xe điện Việt Nam.

Để tiếp cận khách hàng, BYD chọn cách thông qua bản thân sản phẩm, mà không phát triển hạ tầng sạc như VinFast. Khách hàng mua xe giai đoạn đầu có thể sạc tại nhà, trạm sạc nhanh ở đại lý và của bên thứ ba.

Lý giải cho việc này, BYD cho rằng đó sẽ là mảng kinh doanh rất riêng, cơ hội cho các nhà cung cấp trạm sạc. Hãng quan niệm nếu thị trường đón nhận tốt thì hạ tầng tự khắc sẽ phát triển theo, “có cầu ắt có cung”, như cách hãng đã làm ở những thị trường khác.

Cũng bởi chọn cách tiếp cận này, hãng xe điện lớn nhất thế giới không đặt áp lực doanh số và cho rằng khách hàng khi chọn xe, sẽ đều có tính toán lộ trình hợp lý cho việc chủ động sạc.

Hãng lên kế hoạch bán khoảng 5.000 xe trong 6 tháng nửa sau 2024, tức khoảng gần 900 xe/tháng, đây là con số rất thách thức cho một thương hiệu mới, xuất phát từ Trung Quốc và thuộc mảng xe điện vốn chưa thực sự nở rộ.

Tuy vậy, BYD có cơ sở để đặt ra mục tiêu này, khi sản phẩm của hãng đều được đón nhận nhanh tại các thị trường mới thâm nhập và đánh giá tích cực của người dùng về chất lượng. Ví như tại Thái Lan, xuất hiện từ cuối 2022, chỉ sau một năm, hãng bán 30.650 xe vào 2023, chiếm 40% thị phần xe điện, trở thành hãng xe điện bán chạy nhất Thái Lan.

Mẫu xe điện bán chạy nhất thị trường này là BYD Atto 3, cũng là chiếc sẽ bán tại Việt Nam. Xuất phát điểm là một công ty nghiên cứu kỹ thuật, sở hữu nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực xe điện, các công nghệ mới độc quyền như pin lưỡi dao (blade battery), CTB (cell-to-body – các cell pin lắp thẳng vào khung xe) cũng giúp BYD tự tin hơn, dù với khách Việt vốn được các hãng xe nhận xét là rất khó tính, và khó đoán.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Doanh thu thuần của Sabeco sụt giảm về mức hơn 30.000 tỷ trong năm 2024

Thừa nhận thị trường bia vẫn khó khăn nhưng tổng giám đốc Sabeco nói khi đặt mục tiêu tăng trưởng, không thể chờ “gió lặng, mưa ngừng” mà phải ứng phó.

Sáng nay (25/4), Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – SAB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2024. Phiên họp diễn ra trong bối cảnh ngành bia rượu chịu nhiều bất lợi năm qua như nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, cạnh tranh gay gắt, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và việc thắt chặt các quy định về đồ uống có cồn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh Sabeco vì thế chỉ đạt lần lượt 76% và 74% mục tiêu đề ra. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2023 giảm 13% so với 2022, còn 30.461 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 23%, còn 4.255 tỷ đồng.

Dự báo thị trường bia 2024 vẫn đối diện nhiều khó khăn nhưng Đại hội cổ đông của Sabeco vẫn thông qua kế hoạch doanh thu 34.397 tỷ đồng và lợi nhuận 4.580 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 7,6% so với 2023.

Bình luận về mục tiêu tham vọng trong bối cảnh thị trường nhiều bất lợi, Tổng giám đốc Lester Tan Teck Chuan nói rằng không thể đợi giông bão đi qua. “Chúng ta không thể đợi mưa ngừng, gió lặng, mà phải có hành động ứng phó. Phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa”, ông Lester Tan tuyên bố.

Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Sabeco Koh Poh Tiong xem hoạt động của Sabeco thời gian qua là điệu nhảy Rumba – Chachacha. Hiện ông muốn nhảy nhanh hơn. “Tôi rất tự tin với mục tiêu mới. Tôi cũng nói với Tan (CEO Sabeco) là không cần nhảy chậm nữa, nhảy RocknRoll luôn đi”, ông ví von.

Chỉ ra các bất lợi năm nay, Sabeco cho rằng người dân vẫn thắt chặt chi tiêu trong khi chi phí đầu vào từ bao bì, nguyên vật liệu, vận tải vẫn ở mức cao. Song song đó, Nghị định 100 được dự đoán tiếp tục kìm hãm sự phục hồi của ngành bia.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, trong đó có rượu, bia trong dự thảo mới nhất về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt dự báo tiếp tục là một sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp trong ngành.

Những yếu tố này khiến mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của Sabeco năm hay “hơi cao một xíu”, theo CEO Lester Tan. Tuy nhiên, ông dự báo công ty có thể đạt được bằng 3 chiến lược chính là tập trung vào tối ưu hoạt động thương mại, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và ESG (chỉ tiêu môi trường, xã hội và quản trị).

Trong đó, Sabeco tiếp tục tìm cách cắt giảm, sử dụng chi phí hiệu quả. Ở tiếp cận thị trường, công ty làm việc trực tiếp với chuỗi cung ứng cũng như các nhà phân phối cấp 1 để đảm bảo phát triển về khả năng bán hàng và năng lực bán hàng.

Gần đây, họ thành lập một công ty chuyên tập trung vào kênh bán mang về hiện đại và đang trong những công ty có hiệu suất tốt nhất. Chỉ mới chính thức gia nhập thương mại điện tử từ tháng 10/2023 nhưng đây được xem là kênh rất triển vọng.

“Có nhiều khách hàng am hiểu công nghệ, sử dụng các nền tảng mua bán rất thành thạo, nên đây là lĩnh vực rất hứa hẹn và tiềm năng mà chúng tôi phải nghiên cứu”, ông Lester Tan đánh giá.

Chủ thương hiệu bia Sài Gòn và 333 đã có quý khởi đầu 2024 thuận lợi với doanh thu doanh thu tăng 15,6% và lợi nhuận sau thuế tăng 2%, lên hơn 1000 tỷ đồng. Động lực của 3 tháng đầu năm nhờ tối ưu hoạt động thương mại và đội ngũ bán hàng làm việc hiệu suất tốt, theo CEO.

Nhận định cả năm, Sabeco cho rằng thị trường vẫn có “cơ hội vàng” nhờ: cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh; tiềm năng lớn của phân khúc bia không cồn và thị trường xuất khẩu.

Đến nay, cơ cấu cổ đông của Sabeco vẫn không đổi khi Vietnam Beverage – công ty con của ThaiBev (Thái Lan) nắm hơn 687 triệu cổ phiếu SAB, tương ứng 53,59% vốn điều lệ. Sabeco trình đại hội phương án phân phối lợi nhuận 2024 với việc dành ra 4.489 tỷ đồng để chia cổ tức, tương ứng tỷ lệ 35%.

Đầu tháng 2 vừa qua, công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Dự kiến đợt 2 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt sẽ thanh toán vào 31/7. Vietnam Beverage của tỷ phú Thái lan Charoen Sirivadhanabhakdi vì vậy sẽ tiếp tục nhận thêm gần 1.400 tỷ cổ tức còn lại năm 2023 và hơn 2.400 tỷ cổ tức 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

WinCommerce trở lại chiến lược mở mới với mục tiêu có hơn 4.000 cửa hàng trong năm 2024

Chuỗi WinCommerce lên kế hoạch có hơn 4.000 cửa hàng trong năm 2024, tương đương mỗi ngày sẽ xuất hiện thêm một điểm bán mới.

Trong đại hội đồng cổ đông hôm nay, bà Nguyễn Thị Phương – Tổng Giám đốc của WinCommerce (WCM), chủ quản chuỗi siêu thị Winmart và cửa hàng Winmart+, nói đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023. Sang năm nay, chuỗi bán lẻ này sẽ quay trở lại chiến lược mở rộng điểm bán.

Công ty đặt mục tiêu mở mới 400-700 cửa hàng và siêu thị, tùy vào tình hình thực tế. Nếu thành công với mục tiêu tối đa, chuỗi này sẽ có hơn 4.000 điểm bán vào cuối năm nay. Doanh nghiệp này tập trung vào các mô hình riêng biệt cho từng khu vực và phân khúc khách hàng.

Ngoài nhân rộng mạng lưới kinh doanh, WinCommerce nêu chiến lược cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp sẽ duy trì chỉ số giá ngang bằng hoặc cạnh tranh hơn so với thị trường.

Việc này đến từ gia tăng tỷ lệ sản phẩm mang nhãn hàng riêng và thương hiệu của Masan Consumer. Ngoài ra, họ cũng sở hữu công ty con chuyên về chuỗi cung ứng để xử lý các công việc hậu cần nội bộ giúp tiết giảm chi phí, từ đó có nhiều dư địa để tối ưu hóa chiến lược giá. Dự kiến, doanh thu thuần năm nay đạt 32.500-34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 8-13% so với cùng kỳ.

Chiến lược mở mới cũng bắt đầu mang đến kết quả cho WCM. Trong quý I, doanh thu thuần tăng 8,5% so với cùng kỳ lên 7.957 tỷ đồng. Mô hình cửa hàng Winmart+ chiếm khoảng ba phần tư doanh thu. Biên lợi nhuận gộp tăng 2% lên mức hơn 24%. Riêng nhóm hàng nhu yếu phẩm tiếp tục đạt lợi nhuận thuần sau thuế dương.

WinCommerce là một trong những mũi nhọn tăng trưởng của Tập đoàn Masan trong năm nay. Bên cạnh đó, công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer (MCH) cũng là một bộ phận quan trọng.

Doanh nghiệp này ra mắt cơm tự chín với giá bán dự kiến 100.000-150.000 đồng một hộp. Đây là sản phẩm thứ hai nằm trong ngành hàng thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR), sau lẩu tự sôi.

Bà Nguyễn Trương Kim Phượng – Giám đốc Marketing cấp cao ngành hàng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer (MCH) cho biết với dòng sản phẩm mới, công ty lên kế hoạch mở rộng thị trường mục tiêu từ 1 tỷ USD của ngành hàng mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng thay thế bữa ăn nhà hàng (RMR).

Các sản phẩm mới của Masan có giá trăm nghìn đồng, cao hơn hẳn so với mức giá vài nghìn đến vài chục nghìn đồng của các sản phẩm ăn liền trên thị trường. Bà Phượng vẫn tự tin dòng sản phẩm này sẽ thành công vì MCH đã có kinh nghiệm “cao cấp hóa” trải nghiệm mì ăn liền từ món ăn mang tính chất chỉ phục vụ người dùng ở những thời điểm khó khăn thành bữa ăn ngon, bổ dưỡng và mang lại sự thoải mái.

Điều này giúp tăng định giá cho các sản phẩm. Bà tin các sản phẩm cao cấp mới sẽ không quá mắc với những người trẻ và nhân viên văn phòng vì “ngoài thức ăn, còn mang lại cho họ những trải nghiệm”.

Cao cấp hóa sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của Masan Consumer trong thời gian tới. Họ sẽ dùng chiến lược này để mở rộng thêm thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong nước khi hiện tại công ty chỉ mới nắm giữ 8%. Đây cũng là chiến lược để MCH hướng tới thị trường thế giới.

Năm nay, Masan Consumer đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 32.500-36.000 tỷ đồng, tăng hơn từ hơn 8% đến gần 20% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân.

Với những kế hoạch trên, Tập đoàn Masan dự kiến đạt doanh thu thuần hợp nhất 84.000-90.000 tỷ đồng, tăng 7-15% so với cùng kỳ năm 2023. Còn lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số, dự kiến đạt 2.290-4.020 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 17% và gấp đôi so với năm 2023. Doanh nghiệp này lập các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô và kế hoạch đưa ra sẽ dựa trên từng kịch bản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

TikTok thà đóng cửa còn hơn chọn cách bán mình tại Mỹ

ByteDance, công ty mẹ TikTok, được cho là muốn nền tảng video ngắn ngừng mọi hoạt động ở Mỹ nếu dự luật được thực thi (thay vì chọn cách bán mình).

Trích dẫn bốn nguồn tin, Reuters cho biết ByteDance sẽ không thoái vốn TikTok cho bất kỳ công ty nào khác. Trong trường hợp xấu nhất, hãng Trung Quốc sẽ đóng cửa ứng dụng.

Một nguồn tin cho biết TikTok Mỹ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu và số người dùng hoạt động hàng ngày của ByteDance. Do đó, việc nền tảng ngừng hoạt động tại đây “không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh”.

Bên cạnh đó, ByteDance chấp nhận đóng cửa TikTok tại Mỹ vì “không muốn phải từ bỏ thuật toán cốt lõi của mình”. Các thuật toán của nền tảng được coi là “món nước sốt bí mật” tạo nên thành công mà hiện không có công ty mạng xã hội nào có được.

ByteDance và TikTok từ chối bình luận.

Trước đó, The Information đưa tin ByteDance đang “xây dựng các kịch bản về hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ mà không cần thuật toán đặc biệt”. Công ty sau đó khẳng định trên nền tảng Toutiao rằng họ không có kế hoạch bán TikTok.

Ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thông qua luật buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok trong vòng 9 tháng hoặc phải rút khỏi Mỹ, một ngày sau khi quốc hội phê duyệt dự luật và chuyển tới Nhà Trắng.

CEO TikTok Shou Zi Chew tin nền tảng sẽ giành chiến thắng trong nỗ lực pháp lý nhằm chặn đạo luật vừa được Tổng thống Biden thông qua. “Đây rõ ràng là lệnh cấm nhằm vào TikTok. Nhưng hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Sự thật và Hiến pháp Mỹ đều đứng về phía chúng tôi”, ông nói vào cùng ngày.

Phát ngôn viên của TikTok trước đó chỉ trích đạo luật sẽ “tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ, gây thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp, khiến các nghệ sĩ mất khán giả và phá hủy sinh kế của người sáng tạo trên khắp nước này”.

Do không phải là công ty đại chúng, ByteDance không công khai kết quả kinh doanh. Theo một số nguồn tin, công ty chủ yếu kiếm tiền ở Trung Quốc nhờ Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z kiếm nhiều tiền và tìm việc hiệu quả hơn so với các thế hệ trước

Gen Z kiếm nhiều tiền và tìm việc hiệu quả hơn so với các thế hệ trước, làm thay đổi cách người trẻ tiếp cận thị trường lao động.

 

Thế hệ Gen Z (sinh năm 1997-2012) đang khẳng định chỗ đứng trên toàn cầu. Theo Economist, ít nhất 250 triệu người thuộc thế hệ Gen Z đang sinh sống tại các nước giàu có, khoảng 1/2 trong số đó có việc làm.

Tại Mỹ, số lượng Gen Z làm việc toàn thời gian sắp vượt thế hệ baby boomer, những người sinh năm 1946-1964. Gen Z Mỹ cũng tăng ảnh hưởng khi có hơn 6.000 giám đốc và 1.000 chính trị gia thuộc thế hệ này.

Khi vai trò của thế hệ Gen Z ngày càng quan trọng, giới chuyên gia cho rằng chính phủ các nước, công ty, nhà đầu tư cần hiểu rõ sự dịch chuyển này.

Theo các bình luận viên của Economist, quan niệm về Gen Z trước đây thường bị ảnh hưởng nhiều từ một số nghiên cứu, trong đó có công trình của nhà tâm lý học Jonathan Haidt thuộc Đại học New York.

Trong nghiên cứu về “Thế hệ Lo âu”, ông Haidt cho rằng Gen Z không bình thường so với các thế hệ khác, có nguy cơ bị trầm cảm cao, không chắc chắn về giới tính, ít uống rượu, ít quan hệ tình cảm, tình dục, mức độ giao tiếp hàng ngày với người khác chỉ bằng khoảng 2/5 so với thế hệ những năm 2000.

Nghiên cứu của ông Haidt có tác động lớn lên các chính sách quản lý trẻ em trên thế giới, nổi bật là kế hoạch cấm smartphone, mạng xã hội ở Anh và Mỹ, song không phải ai cũng đồng tình với chuyên gia tâm lý này.

Quan điểm về “Thế hệ Lo âu” đã làm lu mờ một trong những đặc tính khác biệt và nổi bật của Gen Z, đó là có lợi thế kinh tế cực tốt và khả năng tìm việc hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thế hệ Gen Z tại các quốc gia phát triển đang ở mức 13%, thấp nhất kể từ năm 1991.

Nhiều người thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981-1996) gia nhập lực lượng lao động vào thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và hứng chịu ảnh hưởng nặng nề. Năm 2012-2014, hơn 50% số thanh niên Tây Ban Nha thất nghiệp, tỷ lệ ở Hy Lạp còn cao hơn.

Trong khi tư tưởng làm việc chủ đạo của thanh niên thế hệ Millennials là “làm việc cật lực nếu muốn sống tốt”, Gen Z lại cho rằng họ “có thể nghỉ, tìm việc khác nếu muốn thu nhập cao hơn”.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp hiện giảm một nửa so với mức đỉnh vài năm trước, khi Gen Z có xu hướng tìm đến những ngành học dễ kiếm việc hơn.

Ở Anh và Mỹ, sinh viên Gen Z chuộng học những ngành có tính thực tế cao như kinh tế, kỹ thuật. Những người không học đại học cũng có có xu hướng theo học trường nghề nhiều hơn và hưởng lợi từ tình trạng khan hiếm lao động trong những ngành nghề nhất định.

Ở Mỹ, lương theo giờ của người 16-24 tuổi gần đây tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 6% của lao động 25-54 tuổi. Ở Anh, lương theo giờ của thanh niên 18-21 tuổi tăng 15%, vượt xa mức tăng của các độ tuổi khác. Ở New Zealand, lương của người 20-24 tuổi tăng 10% so với mức trung bình 6%.

Sức mạnh kinh tế của Gen Z được phản ánh qua concert âm nhạc gần đây của ca sĩ trẻ Olivia Rodrigo, trong đó phần lớn khán giả là thanh thiếu niên chấp nhận chi hàng trăm USD để có một tấm vé dự sự kiện.

Một số Gen Z cho rằng thu nhập cao chỉ là bề nổi, bởi họ đang phải gánh chi phí nhà ở, học phí đại học tăng cao so với các thế hệ trước. Sinh viên tốt nghiệp đang mang nợ nhiều hơn, trong khi giá nhà đang tiệm cận mức cao nhất mọi thời đại.

Nhưng trên thực tế, Gen Z đương đầu với những điều này khi đang kiếm nhiều tiền nhất lịch sử. Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm của những người 25 tuổi ở Mỹ đạt 40.000 USD, cao hơn 50% mức trung bình của thế hệ baby-boomer cùng độ tuổi trong thời của họ.

Năm 2022, người Mỹ dưới 25 tuổi chi 43% thu nhập sau thuế cho nhà ở và giáo dục, trong đó có cả lãi suất vay học phí đại học, chỉ thấp hơn một chút so với thế hệ trước. Tỷ lệ sở hữu nhà của nhóm này cũng cao hơn thế hệ Millenials cùng tuổi trong thời của họ. Gen Z cũng tiết kiệm được nhiều tiền hơn người trẻ trong những năm 1980, 1990.

Theo Economist, thu nhập cao của Gen Z để lại những khác biệt trong tư tưởng làm việc so với thế hệ Millennials.

Thế hệ Millenials coi công việc là một đặc ân và thường muốn làm hài lòng cấp trên. Ngược lại, Gen Z tin rằng công việc là một quyền, làm việc vừa đủ để không bị sa thải, ưu tiên chăm sóc bản thân.

Năm 2022, người Mỹ 15-24 tuổi giảm 25% thời gian dành cho các hoạt động liên quan đến công việc so với năm 2007. Nghiên cứu của Đại học San Diego cho thấy tỷ lệ học sinh 17-18 tuổi ở Mỹ coi công việc là “trung tâm cuộc sống” giảm mạnh.

Một hệ quả khác là Gen Z có ít khả năng trở thành chủ doanh nghiệp. Theo ước tính của Economist, chỉ 1,1% người trong độ tuổi 20 ở châu Âu đang điều hành doanh nghiệp. Tỷ lệ này giảm những năm gần đây. Trong khi đó, hơn 1% tỷ phú thế giới cuối những năm 2000 thuộc thế hệ Millennials.

Gen Z cũng được cho là tạo ít ý tưởng đổi mới sáng tạo hơn. Russell Funk, chuyên gia Đại học Minnesota, cho hay người trẻ ở Mỹ đang nộp ít đơn xin cấp bằng sáng chế hơn so với trước đây. Tình trạng tương tự diễn ra ở lĩnh vực âm nhạc.

Các chuyên gia không chắc chắn về tính lâu dài của lợi thế kinh tế mà Gen Z đang sở hữu. Các đợt suy thoái kinh tế trong tương lai dự kiến vẫn tác động mạnh lên thế hệ trẻ hơn những nhóm khác. Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng có thể gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu, ngay cả khi Gen Z đang hưởng lợi tốt hơn từ giai đoạn này.

Nhưng hiện tại, Gen Z đang có rất nhiều thứ đáng hài lòng. Giữa buổi concert ở New York, ca sĩ Olivia Rodrigo ngồi bên cây đàn piano, khuyên người hâm mộ hãy biết ơn vì tất cả những gì họ có.

“Trưởng thành thật tuyệt. Bạn có tất cả thời gian, tiền bạc để làm những gì bạn muốn”, cô nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Masan Consumer hướng tới xây dựng 6 Big Brand tỷ USD để trở thành công ty top đầu Đông Nam Á

Lãnh đạo Masan Consumer nói rằng công ty cần phải tập trung xây dựng các Big Brands tỷ đô nhằm mục tiêu lọt top doanh thu toàn khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Ngày 25/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN), ông Trương Công Thắng, CEO Masan Consumer đã bắt đầu phần thuyết trình về mục tiêu xây dựng Big Brands tỷ USD của công ty bằng việc kể lại cuộc trao đổi giữa ông với một sinh viên thực tập cách đây vài tháng.

Theo đó, khi được hỏi sản phẩm nào khiến ông Thắng tự hào nhất, vị CEO đã chọn sản phẩm nước tương Tam Thái Tử Nhị Ca giá 7.000 đồng, thay vì bất cứ sản phẩm cao cấp nào mà công ty đưa ra thị trường.

“Bất cứ gia đình Việt Nam nào cũng có thể dùng chai nước tương này trong vòng hai tuần. Chúng tôi hiểu rằng 70% người Việt Nam vẫn phải làm việc hàng ngày để mưu sinh, chờ nhận lương hàng tháng. Do đó, 7.000 đồng là sự đảm bảo cho bữa ăn gia đình của họ”, ông Trương Công Thắng nói.

Câu chuyện của vị lãnh đạo Masan Consumer là thứ dẫn nhập cho thành công của công ty trong nhiều năm tập trung phát triển sản phẩm tiêu dùng. Theo ông Thắng, 98% gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer trong nhà của họ.

Các sản phẩm của Masan Consumer phục vụ nhiều nhu cầu của người tiêu dùng trong chính ngôi nhà của họ, từ phòng bếp với Chin-su, Nam Ngư, Omachi… tới phòng tắm với Chante, Net… Và hướng tới mục đích Out-of-Home với sản phẩm phở tự sôi, cơm tự chín…

Theo ông Thắng, 5 nhãn hiệu Big Brand gồm Chin-su, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, Wake-up đóng góp khoảng 80% tăng trưởng doanh thu của Masan Consumer trong 7 năm qua ở thị trường Việt Nam.

“Trong 7 năm qua, Masan Consumer tăng trưởng với 13,8% hằng năm tương đương với khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng thị trường với đầy đủ dạng thức của sản phẩm. Chúng tôi đã chạm tới các hộ gia đình Việt Nam với 98% có ít nhất một sản phẩm trong nhà của họ”, ông Trương Công Thắng nói.

Sau câu chuyện với sinh viên thực tập, ông Thắng Masan Consumer kể tiếp cảnh tượng hai cha con chia nhau một gói dầu gội trong chuyến đi Tây Bắc của mình. Vị lãnh đạo hiểu rằng người Việt vẫn có sự chú trọng nhất định cho thương hiệu. Điều này đã đưa công ty tới định hướng xây dựng Big Brands doanh thu tỷ USD.

Masan Consumer hướng tới phát triển các Brand như Chin-su, Nam Ngư, Omachi, Kokomi với doanh thu 150-250 triệu USD mỗi brand. Tuy nhiên, hành trình tỷ đô của Masan Consumer mới chỉ ở những bước đầu tiên.

Nhìn vào bốn ngành hàng đang kinh doanh gồm gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống đóng chai, chăm sóc gia đình và cá nhân nhưng Masan mới chỉ phục vụ khoảng 8% thị trường FMCG (quy mô 15 tỷ USD) trong khi với thị trường FMCG Việt Nam có quy mô 32 tỷ USD thì MCH mới chỉ chiếm khoảng 3-4%.

“Chúng ta còn có nhiều việc phải làm, phải thi đua với các doanh nghiệp khác”, ông Trương Công Thắng nói.

Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer trong 10 năm tới được dựa trên ba mục tiêu chiến lược: Big Brands tỷ đô (Xây dựng 6 thương hiệu tỷ đô), Go Global (đưa ẩm thực ra thế giới), Doanh thu và lợi nhuận top đầu Đông Nam Á và châu Á.

Ông Thắng cho rằng công thức xây dựng Big Brands tỷ USD dựa trên “premiumize” các sản phẩm tiêu dùng thông qua các sáng kiến đột phá; mở rộng quy mô của từng Big Brands; Chương trình hội viên WIN và phương pháp tiếp cận Point of Life approach.

“Nếu chúng ta muốn top doanh thu ở Đông Nam Á thì không thể kinh doanh ở Việt Nam, ngồi chờ đơn hàng… mà phải mang những sản phẩm đặc sắc nhất của Việt Nam tới các vùng đất mới bên ngoài”, ông Trương Công Thắng nhấn mạnh.

Với mục tiêu đó, ông Thắng nói rằng MCH phải tập trung xây dựng các Big Brand, dành 80% ngân sách marketing để tạo ra những nhu cầu mới và gia tăng thêm giá trị để mở rộng Scope của các Big Brands.

Theo vị lãnh đạo, MCH chọn cách tiếp cận đổi mới là mang những công nghệ hàng đầu thế giới về Việt Naum, xây dựng các phương pháp tiếp cận AI để tạo ra nội dung quảng cáo thay vì bị động với các Agency. “Dù tự hào có đội ngũ content in-house nhưng chúng tôi đang hướng tới số hoá những công đoạn sáng tạo nội dung đó”, ông Thắng nói.

Bên cạnh đó, quá trình số hoá toàn bộ POS, Minimart hoá, TMĐT và Hội viên WIN cũng cần sự hỗ trợ của nhiều bên trong Tập đoàn để cải biến chất lượng phục vụ khách hàng tại các điểm bản. Đồng thời, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ trung dành cho tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Trà sữa Heytea xuất hiện ở Singapore với tên Heetea và Luckin Coffee bị nhái logo ở Thái Lan

Khi doanh nghiệp Trung Quốc có được tiếng tăm trên thị trường nước ngoài, họ lại rơi vào tình huống trớ trêu khác: bị bắt chước.

Mặt trái của thành công

Trước đây, doanh nghiệp phương Tây từng nhiều lần phàn nàn rằng họ bị các công ty Trung Quốc bắt chước. Giờ đến lượt các doanh nghiệp Trung Quốc phải đau đầu giải quyết vấn đề này.

Luckin Coffee – gã khổng lồ ngành F&B và cũng là đối thủ của Starbucks tại Trung Quốc – phải đấu tranh pháp lý dai dẳng với một doanh nghiệp rất giống họ ở Thái Lan. Heytea, chuỗi đồ uống nổi tiếng gần đây đã mở cửa hàng ở New York – cũng đối đầu với thương hiệu Heetea ở Singapore.

Nhà máy xử lý lithium đầu tiên của Nigeria vừa có buổi lễ khánh thành hoành tráng hồi tháng 10 năm ngoái. Doanh nghiệp này có tên là Ganfeng Lithium Industry, rất giống với Ganfeng Lithium – nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc của Tesla.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tiến ra thị trường nước ngoài và trở thành các thương hiệu giá trị. Nhưng đồng thời họ cũng phải đối mặt với rủi ro khi thành công trên thị trường quốc tế, đó là những kẻ đạo nhái.

Bà Catherine Lee, luật sư đại diện cho Heytea của Trung Quốc, bình luận: “Khi doanh nghiệp trở nên thành công và nổi tiếng, thực chất họ lại gặp nhiều rủi ro hơn”.

Các luật sư quốc tế do Wall Street Journal (WSJ) phỏng vấn cho biết số lượt yêu cầu từ các công ty Trung Quốc muốn bảo vệ tài sản trí tuệ của họ đã gia tăng trong những năm gần đây.

Theo dữ liệu từ Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc, năm 2022 có gần 6,2 triệu lượt đăng ký nhãn hiệu ở nước này, gấp ba lần so với 5 năm trước đó.

Trung Quốc đã củng cố việc thi hành luật sở hữu trí tuệ ở nước nhà, đặt ra hình phạt nặng hơn đối với các hành vi vi phạm và rút ngắn thời gian xét xử của tòa án.

Trong năm 2022, Trung Quốc giải quyết khoảng 430.000 vụ việc về quyền sở hữu trí tuệ dân sự ở cấp sơ thẩm, cao hơn đáng kể mức 280.000 vụ vào năm 2018.

Hồi năm 2005, Starbucks khởi kiện Shanghai Xingbake Cafe, một chuỗi cà phê Trung Quốc sử dụng các ký tự tiếng Trung của Starbucks, với cáo buộc vi phạm nhãn hiệu.

Starbucks lập luận rằng Xingbake đạo nhái họ, gây nhầm lẫn cho khách hàng và làm giảm giá trị thương hiệu của họ ở Trung Quốc. Kết quả, Starbucks thắng kiện, Xingbake phải trả tiền bồi thường và đổi tên.

Rắc rối lớn

Giờ đây Luckin Coffee, công ty đã xô đổ Starbucks khỏi vị trí số một ở thị trường cà phê Trung Quốc, phải chiến đấu với một công ty đối thủ ở nước ngoài.

Những bức hình xuất hiện trên mạng hai năm trước cho thấy một quán cà phê ở Thái Lan có tên “Luckin Coffee” và logo hình con nai màu xanh trên nền trắng nhìn sang trái.

Logo của Luckin Coffee có trụ sở tại Trung Quốc có hình một con nai trắng đang nhìn sang phải trên nền xanh.

Luckin Trung Quốc đã ra một tuyên bố vào tháng 8/2022, gọi cửa hàng ở Thái Lan là “giả mạo” và thông báo sẽ có động thái pháp lý.

Song, vào tháng 12/2023, cửa hàng Luckin Thái Lan đã đăng bài trên mạng xã hội nói rằng Tòa án Thương mại Quốc tế và Sở hữu Trí tuệ Trung ương Thái Lan đã bác bỏ vụ kiện của Luckin Trung Quốc.

Đó là vì Thái Lan – cũng như Trung Quốc – tuân theo chế độ “nộp đơn đầu tiên” đối với sở hữu trí tuệ. Điều này có nghĩa là cơ quan quản lý sẽ cấp quyền sử dụng cho bất kỳ ai đăng ký nhãn hiệu trước tiên.

50R, công ty đứng sau cửa hàng Luckin Thái Lan, đã đăng ký gần 200 nhãn hiệu tại nước này, bao gồm TikTok, T-Mall và Pinduoduo. Tất cả đều là những nền tảng trực tuyến phổ biến của Trung Quốc. Công ty này cũng đăng ký thương hiệu cho các ký tự tiếng Trung của Chanel, Tesla và cái tên “Trump”.

50R đăng ký nhãn hiệu “Luckin” với chính quyền Thái Lan vào năm 2018, trước Luckin của Trung Quốc ba năm và sau đó tiến hành bán cà phê.

Bà Lin Shanlin, luật sư thuộc hãng luật Mandarin Accounting Law Firm ở Bangkok, giải thích rằng danh tiếng của Luckin Trung Quốc trước năm 2018 không có ý nghĩa gì với tòa án Thái Lan vì giữa hai nước không có hiệp ước bảo vệ thương hiệu.

Bài học muộn màng

Tại những nước có luật sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc may mắn hơn.

Ở Singapore, một cửa hàng có tên Heetea bắt đầu hoạt động hơn 6 năm trước. Họ bán trà tươi phủ một lớp phô mai mặn phía trên. Logo của cửa hàng có hình một người đàn ông mặc đồ đen trắng đang uống nước, vẽ theo phong cách hoạt hình.

Trở ngại duy nhất trong kế hoạch của Heetea là Heytea. Heytea là chuỗi đồ uống Trung Quốc được thành lập vào năm 2012 và đã nổi tiếng đối với các khách hàng nói tiếng Trung vì giới thiệu trà phô mai đến nhiều đối tượng.

Văn phòng sở hữu trí tuệ của Singapore đứng về phía công ty Trung Quốc, vô hiệu hóa nhãn hiệu của Heetea vào năm 2021.

Các luật sư khuyên doanh nghiệp Trung Quốc cần phải làm điều mà các công ty phương Tây đã học được từ lâu, đó là đăng ký nhãn hiệu sớm và giám sát việc sử dụng chúng ở nước ngoài.

Lời khuyên đó đã đến quá trễ với Luckin Coffee của Trung Quốc. Theo phán quyết của tòa án, công ty này sẽ không được phép mở các cửa hàng có tên “Luckin Coffee” ở Thái Lan.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Samsung bật chế độ khẩn cấp và yêu cầu lãnh đạo cấp cao chỉ được nghỉ Chủ Nhật

Nhằm đối phó với sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn trong năm 2023, Samsung sẽ chuyển sang “chế độ khẩn cấp” với tuần làm việc 6 ngày.

Tuần trước, tờ báo kinh tế Hàn Quốc Korea Economic Daily dẫn lời một quan chức của Tập đoàn Samsung nói rằng “các giám đốc điều hành tại Samsung Electronics, bao gồm cả những người ở bộ phận sản xuất và bán hàng, sẽ chuyển sang chế độ làm việc 6 ngày/tuần, làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật, thay vì làm việc tuần 5 ngày như thông thường”.

Samsung Electronics không phải là công ty duy nhất có các giám đốc điều hành chuyển sang chế độ làm việc 6 ngày/tuần. Samsung Display, Samsung Electro-Mechanics, Samsung SDS và các công ty con khác của tập đoàn cũng sẽ sớm chuyển sang chế độ tuần làm việc 6 ngày và các công ty dịch vụ tài chính trực thuộc tập đoàn, chẳng hạn như Samsung Life Insurance, sẽ sớm áp dụng chế độ tuần làm việc 6 ngày.

Các giám đốc điều hành tại Samsung C&T, Samsung Heavy Industries và Samsung E&A đã tự nguyện làm việc 6 ngày/tuần kể từ đầu năm 2024. Các nhân viên không điều hành của Tập đoàn Samsung sẽ tiếp tục làm việc 5 ngày/tuần.

Một đại diện tập đoàn cho biết với Korea Economic Daily rằng: “Với việc hiệu quả hoạt động của các bộ phận lớn, bao gồm cả Samsung Electronics, không đạt được kỳ vọng vào năm 2023, chúng tôi sẽ áp dụng chế độ làm việc 6 ngày một tuần để truyền cảm giác khủng hoảng cho các giám đốc điều hành của chúng tôi và đảm bảo họ làm việc chăm chỉ để khắc phục tình trạng này”.

Vào năm 2023, các yếu tố như đồng won mất giá và giá dầu thô tăng cao đã khiến một số hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn Samsung dưới mức mong đợi. Samsung Electronics nói riêng đã có một năm khó khăn, nhưng doanh thu và lợi nhuận hoạt động đã cải thiện trong quý 4 so với quý 3 nhờ giá chip nhớ phục hồi từ mức đáy và doanh số smartphone cao cấp tăng mạnh.

Tạp chí kinh doanh Fortune chỉ ra rằng việc Tập đoàn Samsung áp dụng chế độ tuần làm việc 6 ngày đi ngược lại xu hướng làm việc 4 ngày/tuần ở các quốc gia khác trên thế giới. Tại Anh, nơi thử nghiệm tuần làm việc kéo dài 4 ngày được thực hiện vào năm 2022, những lợi ích như giảm thời gian nghỉ ốm, duy trì hoặc cải thiện năng suất làm việc và giảm đáng kể tỷ lệ xin từ chức đã được ghi nhận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple rớt thê thảm tại thị trường Trung Quốc

Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, Apple ghi nhận doanh số iPhone giảm 19,1% trong quý đầu năm 2024, khi nhu cầu smartphone Huawei tăng vọt tại Trung Quốc.

Apple rớt thê thảm tại thị trường Trung Quốc
Apple rớt thê thảm tại thị trường Trung Quốc

Báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu Counterpoint cho biết, doanh số iPhone giảm mạnh trong quý I/2024 do vấp phải cạnh tranh khốc liệt từ Huawei. Theo đó, iPhone giảm 19,1% trong khi smartphone Huawei tăng mạnh 69,7%, một phần không nhỏ là nhờ màn ra mắt của Mate 60, trang bị chip 5G cao cấp.

Từ năm 2019, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận với Huawei nhằm ngăn chặn công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ hiện đại, gần như hạ gục bộ phận kinh doanh di động của hãng. Dù vậy, thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới một thời đã phản công. Hiện tại, Huawei trở lại vị trí thứ 4 trên thị trường nội địa, theo Counterpoint, gây áp lực lớn lên Apple đang đứng thứ 3.

Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint cho biết, doanh số Huawei tác động trực tiếp đến Apple ở phân khúc cao cấp. Dù vậy, ông dự đoán nhà sản xuất iPhone vẫn có thể phục hồi nếu ra mắt màu mới, giảm giá mạnh và các tính năng AI sắp xuất hiện.

Nhìn chung, doanh số smartphone Trung Quốc tăng 1,5% trong ba tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu quý tăng trưởng thứ hai của ngành. Counterpoint dự đoán thị trường smartphone Trung Quốc sẽ tăng một chữ số trong cả năm 2024, trong đó các tính năng AI nhúng trên thiết bị sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm điện thoại mới.

Các nhà sản xuất như Oppo, Xiaomi đều đang sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3, được thiết kế để chạy các ứng dụng AI, trong flagship mới nhất. Trong khi đó, Honor – công ty tách ra từ Huawei – vừa trình diễn tính năng AI theo dõi chuyển động mắt trong smartphone Magic 6 Pro, cho phép người dùng điều khiển một chiếc xe bằng ánh mắt.

Trong tương lai, AI sẽ hiện diện nhiều hơn nữa trên các điện thoại tầm trung ở Trung Quốc, theo Counterpoint.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổng giá trị giao dịch trên TikTok Shop cao gấp 3 lần Lazada

Theo Báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử (ecommerce) quý 1/2024 của YouNet ECI – công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh TMĐT, trong 3 tháng đầu tiên của năm 2024, 4 nền tảng Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 79.120 tỷ đồng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa), tiêu thụ 768,44 triệu đơn vị sản phẩm.

Lazada sắp sa thải hàng loạt Giám đốc Marketing và lãnh đạo cấp cao

Trong đó, Shopee tiếp tục dẫn đầu với GMV đạt 53.740 tỷ đồng, chiếm 67,9% thị phần. Nền tảng này đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng TMĐT.

Xếp thứ hai là TikTok Shop với 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần GMV.

Đáng chú ý, so với quý trước, thị phần GMV của nền tảng TikTok Shop tăng 15,5%, “ngược dòng” thị trường bởi GMV trên các nền tảng TMĐT quý 1/2024 bị giảm 16% so với cao điểm quý 4/2023. Nguyên nhân là sức mua giảm trong 2 tuần Tết Nguyên đán. Nhờ vậy, TikTok Shop chiếm thêm 6,3 điểm thị phần, cắn vào “miếng bánh” của các nền tảng khác.

Hai sàn còn lại là Lazada và Tiki lần lượt mang về 6.030 tỷ đồng – chiếm 7,6% thị phần và 997,06 tỷ đồng – chiếm 1,3%. Như vậy trong quý 1 này, tổng giá trị giao dịch trên nền tảng TikTok Shop cao gấp 3 lần trên Lazada.

Trong bài phát biểu tại sự kiện TikTok Shop Summit 2024, ông Nguyễn Phương Lâm – Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của YouNet ECI đã chia sẻ về động lực tăng trưởng của TikTok Shop tại Việt Nam.

Shoppertainment (hình thức mua sắm kết hợp giải trí) là động lực chính giúp TMĐT Việt Nam giữ đà tăng trưởng tiến tới 2025. Theo dữ liệu của YouNet ECI, Thời trang và Làm đẹp là hai ngành hàng dẫn đầu xu hướng này. Tuy nhiên, không chỉ hai ngành hàng này mà cả những ngành hàng giá trị cao như Công nghệ, Gia dụng cũng đang tăng trưởng trên TikTok Shop nhanh hơn trên các nền tảng khác“, ông cho biết.

Do TikTok vốn là mạng xã hội chia sẻ video ngắn, TikTok Shop ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng có sẵn trên nền tảng khi bước vào thị trường Việt Nam hồi tháng 4/2022.

Nhờ việc bắt tay với các Influencer (người có tầm ảnh hưởng) để sáng tạo ra những nội dung thu hút cùng các phiên livestream “triệu đô”, có thể nói TikTok Shop đã thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử.

Mới đây nhất vào hôm 12/4, ca sĩ/diễn viên Diệp Lâm Anh – người gần đây thu hút chú ý sau khi tham gia chương trình “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” – đã thực hiện một phiên live kéo dài tới 36 tiếng trên TikTok Shop, thu về hơn 35 tỷ đồng, tức là mỗi tiếng trôi qua đạt gần 1 tỷ đồng.

Hiện nay, buổi livestream đạt doanh thu cao nhất trên TikTok Việt Nam thuộc về vợ chồng Quyền Leo Daily (Lã Quốc Quyền và Nguyễn Lan Anh) với con số 75 tỷ đồng. Hai “chiến thần” nổi tiếng hàng đầu nền tảng là Phạm Thoại và Võ Hà Linh cũng đã sớm chinh phục mốc triệu đô.

Ngoài ra, Báo cáo YouNet ECI chỉ ra số lượng nhà bán có doanh thu trong quý 1/2024 (không tính nhà bán quốc tế) trên TikTok Shop đã cao hơn Lazada (121.000 nhà bán so với 115.000 nhà bán). Trong đó, từ tháng 12/2023 đến hết tháng 3/2024, trên TikTok Shop đã xuất hiện thêm hơn 13.000 nhà bán TikTok Shop Mall (chính hãng).

Sự đổ bộ của các nhà bán mà nổi bật là những nhà bán hàng chính hãng thương hiệu lên TikTok Shop là một động lực nữa cho tăng trưởng GMV của nền tảng này trong quý 1.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

CEO Meta tuyên bố chiến lược mới ngoài các hoạt động liên quan đến quảng cáo

Giá cổ phiếu Meta trượt dốc dù công ty công bố doanh thu và lợi nhuận quý I tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Meta đưa ra dự báo doanh thu quý II thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích và thông báo kế hoạch tăng cường chi tiêu cho AI và các chiến lược mới.

Cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) sụt 16% trong phiên giao dịch ngoài giờ ngày 24/4 bất chấp kết quả kinh doanh quý I tốt hơn kỳ vọng.

Cụ thể, doanh thu quý I của Meta đạt 36,46 tỷ USD, cao hơn dự kiến của LSEG là 36,16 tỷ USD. Điều này có nghĩa là doanh thu thực tế đã tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng của Meta tăng hơn gấp đôi lên 12,37 tỷ USD, cũng cao hơn ước tính của các chuyên gia.

Meta kỳ vọng doanh thu quý II nằm trong khoảng 36,5 – 39 tỷ USD. Mức trung bình của mục tiêu (37,75 tỷ USD) tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18% so với một năm trước và thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 38,3 tỷ USD.

Đà bán tháo của Meta tăng tốc trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh khi CEO Mark Zuckerberg thảo luận về các khoản đầu tư vào những lĩnh vực như kính thông minh và thực tế hỗn hợp – hai sản phẩm chưa tạo ra được ra tiền. Ông cũng cho biết công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo vị CEO, “xây dựng vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI” là công việc lớn hơn nhiều so với những tính năng từng được thêm vào các ứng dụng của Meta và công ty có thể mất vài năm trước khi tạo ra được doanh thu đáng kể.

Tờ Barron’s cho biết các dịch vụ AI đòi hỏi cơ sở hạ tầng đắt tiền và các công ty công nghệ thường phải trả lương cao cho nhóm kỹ sư của mình.

Ông Zuckerberg cũng nói thêm: “Về mặt tích cực, một khi các dịch vụ AI mới đạt đủ quy mô, chúng tôi sẽ có thể kiếm tiền từ chúng một cách hiệu quả”.

Chi phí cho AI tăng và dự báo doanh thu quý II gây thất vọng đã tạo ra cú đánh kép dẫn dến việc cổ phiếu Meta trượt dốc trong phiên giao dịch ngoài giờ.

Song, tính từ đầu năm 2024 đến hết phiên 24/4, cổ phiếu Meta đã đi lên 39% và giao dịch quanh mức cao nhất mọi thời đại trong suốt tháng qua, tờ Bloomberg cho biết. Meta là một trong những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong nhóm Big Tech.

Bà Sophie Lund-Yates, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Hargreaves Lansdown, bình luận: “Mặc các kế hoạch AI táo bạo của Meta, họ không được phép rời mắt khỏi hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình là quảng cáo. Điều này không có nghĩa là Meta nên mặc kệ AI, nhưng họ cần chi tiêu phù hợp với quan điểm chiến lược rõ ràng”.

Trong quý IV/2023, Meta đã công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ trị giá 50 tỷ USD và lần đầu tiên trả cổ tức hàng quý để xoa dịu các nhà đầu tư tức giận trước việc công ty chi tiêu mạnh tay cho những công nghệ chưa tạo ra được thành quả.

Suốt vài năm qua, CEO Zuckerberg đã đổ tiền để xây dựng metaverse, thế giới ảo ông hy vọng sẽ trở thành nơi mọi người vui chơi và làm việc trong tương lai.

Reality Labs, đơn vị tập trung vào metaverse của Meta, báo lỗ 3,85 tỷ USD trong quý I, tương tự như một năm trước. Tính trong cả năm 2023, Reality Labs “đốt” hơn 16 tỷ USD.

Song, thay vì metaverse thì trong những tháng gần đây, ông Zuckerberg xác định công nghệ AI là ưu tiên hàng đầu. Meta đã bắt đầu tích hợp AI vào mọi lĩnh vực kinh doanh của họ, từ Instagram cho đến Facebook và kính thông minh.

Báo cáo quý I của Meta được công bố cùng ngày Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật buộc ByteDance bán nền tảng video TikTok hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ.

Khả năng một đối thủ đáng gờm bị loại khỏi cuộc chơi có thể sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh quảng cáo của Meta vì công ty này có Reels, một sản phẩm rất giống với TikTok.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự luật cấm TikTok tại Mỹ đã được ký (ByteDance có một khoảng thời gian để xử lý)

Dự luật cấm TikTok tại Mỹ vừa được Tổng thống Mỹ ký, luật yêu cầu công ty mẹ TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.

Tổng thống Biden ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.

Ông Biden ngày 24/4 ký thông qua luật buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok trong vòng 9 tháng hoặc phải dừng hoạt động tại Mỹ, một ngày sau khi quốc hội phê duyệt dự luật và chuyển tới Nhà Trắng.

Hạn chót để ByteDance thoái vốn là 19/1/2025, một ngày trước khi ông Biden kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, nhưng có thể gia hạn ba tháng nếu đánh giá ByteDance đạt được tiến bộ.

CEO TikTok Shou Zi Chew tin nền tảng sẽ giành chiến thắng trong nỗ lực pháp lý nhằm chặn đạo luật vừa được Tổng thống Biden thông qua. “Đây rõ ràng là lệnh cấm nhằm vào TikTok. Nhưng hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Sự thật và Hiến pháp Mỹ đều đứng về phía chúng tôi”, ông cho hay.

Phát ngôn viên của TikTok trước đó chỉ trích đạo luật sẽ “tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ, gây thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp, khiến các nghệ sĩ mất khán giả và phá hủy sinh kế của người sáng tạo trên khắp nước này”.

Các văn phòng thuộc quốc hội Mỹ hồi tháng trước tràn ngập cuộc gọi từ người dùng nhằm phản đối dự luật. Khi đó, phe ủng hộ dự luật cho rằng “chiến dịch gây áp lực” của TikTok càng cho thấy lệnh cấm là cần thiết.

TikTok đang bị soi xét ở các nước phương Tây, do lo ngại nguy cơ dữ liệu người dùng rơi vào tay Trung Quốc. Các cơ quan an ninh Đức từng cảnh báo người dân không dùng TikTok, trong khi ứng dụng bị cấm trên thiết bị của nhân viên nhà nước ở nhiều quốc gia. Nền tảng video ngắn khẳng định các cảnh báo này không có cơ sở, nhấn mạnh họ không thu thập dữ liệu nhiều hơn những ứng dụng khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do Elon Musk vừa sa thải toàn bộ 40 nhân viên phòng Marketing của Tesla

Tuần này có thể nói là khoảng thời gian tồi tệ đối với nhà sản xuất ô tô điện Tesla. Công ty này không chỉ công bố những kết quả kinh doanh đáng thất vọng mà họ còn đối mặt với đợt thu hồi Cybertruck do lỗi.

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Kết quả là, họ đã phải công bố đợt sa thải 10% tổng lao động trên toàn thế giới (khoảng 14.000 người). Đáng nói, trong đợt sa thải lần này, Tesla đã quyết định sa thải toàn bộ nhân viên phòng tiếp thị sản phẩm chỉ sau 4 tháng thành lập.

Từ trước đến nay, Tesla nổi tiếng là công ty nói không với quảng cáo, marketing sản phẩm. Tuy nhiên, vào năm ngoái, CEO Elon Musk bất ngờ tuyên bố rằng Tesla sẽ “thử quảng cáo một chút và xem kết quả thế nào”.

Tuy nhiên, có vẻ như kết quả không được như mong đợi và hiện Elon Musk vừa sa thải toàn bộ phòng “Phát triển nội dung” (Growth Content) tại Mỹ. Phòng này vốn phụ trách các vấn đề tiếp thị sản phẩm, có khoảng 40 nhân viên và do quản lý cấp cao Alex Ingram dẫn dắt.

Trong một bài đăng X, một người dùng cho biết Tesla “có thể đã làm quảng cáo tốt hơn”. Ngay lập tức Musk đã đáp lời: “Đúng vậy, quảng cáo quá chung chung – có thể là bất kỳ chiếc ô tô nào”.

Việc cắt giảm toàn bộ phòng marketing đánh dấu sự rút lui khỏi các sáng kiến quảng cáo non trẻ của Tesla. Nhà sản xuất ô tô này từ lâu đã tránh xa các quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo in hoặc trực tuyến – và đã xây dựng một thương hiệu đáng gờm chủ yếu thông qua truyền miệng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngày càng kêu gọi Musk tập trung nhiều hơn vào tiếp thị khi doanh số bán xe điện toàn cầu tăng trưởng chậm lại và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

Việc Tesla tham gia quảng cáo cũng trùng hợp với việc Musk mua lại Twitter. Nền tảng truyền thông xã hội này đã tìm cách ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về doanh thu quảng cáo, do các thương hiệu lớn không hài lòng về việc kiểm duyệt nội dung và các bài đăng đôi khi gây tranh cãi của chính Musk.

Giờ đây, Tesla hy vọng sẽ tìm ra những cách mới để thu hút người mua mới vào thương hiệu, vốn đang phải đối mặt với hàng loạt thông tin tiêu cực. Tuần này, công ty đang phải vật lộn với đợt thu hồi đáng xấu hổ đối với sản phẩm chủ lực Cybertruck của mình do lỗi bàn đạp ga. Công ty cũng lên kế hoạch cho một mẫu xe giá cả phải chăng, điều này có thể thu hút những người chấp nhận xe điện miễn cưỡng tham gia.

Hiện không rõ đường hướng quảng cáo trong tương lai của Tesla sẽ đi về đâu và Elon Musk có tiếp tục “thử một chút” với nỗ lực tiếp thị hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu TikTok bị cấm tại Mỹ (ai sẽ hưởng lợi và ai không)

Trong ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sẽ ký thông qua dự luật buộc TikTok phải bán hoạt động ở Mỹ nếu công ty mẹ ở Trung Quốc không chịu thoái vốn trong vòng một năm.

Cuối ngày 23/4, Thượng viện đã thông qua dự luật có thể cấm TikTok hoạt động ở Mỹ nếu công ty mẹ ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này trong vòng một năm. Hạ viện đã phê chuẩn dự luật từ tuần trước. Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ ký ban hành dự luật trong ngày 24/4.

Các nhà lập pháp cho rằng TikTok là mối đe dọa an ninh đối với người dùng Mỹ bởi chính phủ Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp của nước này phải chia sẻ mọi dữ liệu liên quan tới an ninh quốc gia khi được yêu cầu.

TikTok phản đối mạnh mẽ những quan ngại của Washington và đã chi hơn 2 tỷ USD cho một dự án để “cách ly” dữ liệu của người dùng Mỹ. Ông Michael Beckeerman, trưởng bộ phận chính sách công của TikTok tại châu Mỹ, thông báo với các nhân viên: “Khi dự luật được ký ban hành, chúng ta sẽ tới tòa án để khiếu nại”.

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng nhất về tương lai của TikTok nếu dự luật được ông Biden thông qua:

Liệu ByteDance có thực sự bán TikTok?

TikTok là mạng xã hội có giá trị lớn và vẫn đang tăng trưởng mạnh. ByteDance không muốn bán TikTok và sẽ làm mọi thứ để tránh được kịch bản phải thoái vốn, bao gồm đệ đơn ra tòa án Mỹ.

Kế hoạch thoái vốn cũng sẽ cần được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và Bắc Kinh đã công khai phản đối việc ByteDance bị ép bán TikTok.

Có thể các nhà lập pháp Mỹ sẽ chấp nhận việc ByteDance không phải bán sạch toàn bộ cổ phần trong TikTok. Ví dụ, TikTok có thể trở thành thực thể riêng biệt có trụ sở tại Mỹ, còn ByteDance tiếp tục là cổ đông.

Ngoài ra, gần đây cựu Tổng thống Donald Trump đã thay đổi lập trường và phản đối việc ByteDance phải bán TikTok. Ý kiến của ông Trump có thể sẽ trở thành yếu tố quan trọng nếu ông tái đắc cử trước khi quá trình thoái vốn của ByteDance hoàn tất.

Ai sẽ mua TikTok?

Hai nhà phân tích của Bloomberg ước tính giá trị các hoạt động tại Mỹ của TikTok vào khoảng 40 – 50 tỷ USD. Rất ít người mua có thể đáp ứng mức giá cao đến vậy.

Meta và Alphabet có đủ tiềm lực, nhưng hai công ty này đang bị các nhà chức trách theo dõi sát sao vì nỗi lo độc quyền, do đó gần như chắc chắn họ sẽ không trả giá.

Oracle có vẻ là người mua tiềm năng. Công ty này là đối tác của TikTok tại Mỹ và từng định ra giá trong năm 2020. Tuy nhiên, Oracle đang có khối nợ 87 tỷ USD và sẽ khó có thể tự mua lại TikTok.

Microsoft từng là ứng viên hàng đầu để mua lại mảng kinh doanh của TikTok tại Mỹ hồi năm 2020, nhưng rốt cuộc thương vụ đó đã đổ vỡ.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tiết lộ với CNBC rằng ông đang tập hợp một nhóm nhà đầu tư để mua hoạt động tại Mỹ của TikTok.

Liệu TikTok có thể sống sót nếu bị cấm tại Mỹ?

Có thể. Trên website, TikTok nhấn mạnh họ là ứng dụng được tải xuống số một tại hơn 40 quốc gia.

Dù Mỹ là thị trường rất lớn với hơn 170 triệu người dùng hàng tháng, con số này không thể so được với tổng cộng hơn 1 tỷ người dùng của TikTok. ByteDance cũng đã có phiên bản khác của TikTok tại Trung Quốc có tên là Douyin với hàng trăm triệu người theo dõi.

Tuy nhiên, Mỹ là thị trường giá trị nhất đối với các mạng xã hội bởi các nhà quảng cáo lớn sẵn sàng trả tiền để tiếp cận với người Mỹ. Việc bị cấm cửa tại Mỹ có thể trở thành mối nguy cho các thị trường khác của TikTok, bởi công chúng có thể sẽ rời bỏ TikTok để chuyển sang các ứng dụng khác tập trung vào Mỹ.

Lệnh cấm cũng sẽ cản trở tham vọng lớn của TikTok là mở rộng phiên bản Mỹ của TikTok Shop – mô hình kinh doanh kết hợp giữa giải trí và mua sắm ngẫu hứng. TikTok dự đoán mảng kinh doanh này có thể tăng trưởng gấp 10 lần trong năm 2024.

Ai là người được lợi nếu ByteDance phải thoái vốn?

Câu trả lời dễ thấy nhất là Meta, công ty sở hữu Instagram – ứng dụng cực kỳ phổ biến và có sản phẩm cạnh tranh với TikTok là Reels.

Nếu TikTok bị bán cho một công ty khác và bị quản lý kém, hoặc bị cấm trong một khoảng thời gian đáng kể trong lúc quá trình thoái vốn diễn ra, Reels sẽ là lựa chọn thay thế hàng đầu đối với người dùng Mỹ. Các nền tảng video khác cũng có thể được hưởng lợi, bao gồm YouTube của Alphabet.

Vấn đề của TikTok ảnh hưởng thế nào đến chính trị?

Khó có thể nói trước chính phủ Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào nếu ByteDance buộc phải bán TikTok, nhưng nhiều khả năng quan hệ ngoại giao và thương mại Mỹ – Trung sẽ bị ảnh hưởng.

Khi chính quyền Tổng thống Trump gây áp lực đòi TikTok bán hoạt động tại Mỹ vài năm trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc viện cớ an ninh quốc gia để thâu tóm một công ty có thể khiến các nước khác nhắm vào doanh nghiệp Mỹ.

Phía Trung Quốc còn ví hành động của Mỹ giống như việc mở “chiếc hộp Pandora”, tức là có nguy cơ gây ra nhiều rắc rối không lường trước được.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một startup Việt Nam vừa được rót 1 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners có trụ sở tại Singapore

Startup này có khoảng 20.000 khách hàng từ các tập đoàn cho tới doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ quan nhà nước.

Đầu tháng 4, startup CNV của Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ ban đầu trị giá 1 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners có trụ sở tại Singapore. CNV cho biết khoản vốn mới đến sau những kết quả kinh doanh tích cực công ty vào năm 2022 và 2023.

Công ty cho biết năm ngoái đã trở thành đối tác cung cấp giải pháp chính thức của Zalo mini app. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm ứng dụng trong ứng dụng cho phép các doanh nghiệp thu hút người dùng với chi phí thấp hơn và tạo ra trải nghiệm liền mạch hơn

CNV là startup cung cấp giải pháp tiếp thị và kinh doanh dựa trên nền tảng đám mây. Công ty có khoảng 20.000 khách hàng từ các tập đoàn cho tới doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ quan nhà nước.

Được thành lập bởi Nguyễn Tuấn Phú và Đỗ Đăng Khoa vào năm 2020, CNV cung cấp các sản phẩm phần mềm chuyển đổi kỹ thuật số (SaaS) và dịch vụ tiếp thị nhắm đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Mục tiêu của CNV là hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa các hoạt động phân tích nền tảng dữ liệu khách hàng trực tiếp, đồng thời “đạt được sự tăng trưởng bền vững” thông qua các hoạt động tiếp thị và thương mại điện tử.

Startup này từng tham dự Shark Tank Việt Nam mùa 4 và thuyết phục được Shark Hưng với lời đề nghị 250.000 USD cho 10% cổ phần trên sóng truyền hình. Theo tìm hiểu của người viết, trước khi huy động vốn từ Wavemaker Partners, startup CNV từng được quỹ Next100 và công ty NextPay của Shark Bình hậu thuẫn. Đây cũng là một trong hai startup “gà nhà” Shark Bình xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 4, bên cạnh Cuccu.vn.

Wavemaker Partners được thành lập năm 2015 ở Singapore, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ ở Mỹ và khu vực Đông Nam Á. Quỹ này từng rót vốn cho Dat Bike, Foodmap,…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do chính khiến TikTok Shop khó có thể đánh bại Shopee tại Việt Nam

Dẫn lời chuyên gia trong ngành, Caixin cho biết các quy định khắt khe có thể cản trở tham vọng trở thành sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam của TikTok.

Công ty mẹ TikTok ra mắt Douyin Mall

Ứng dụng video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance đã ra mắt TikTok Shop tại Việt Nam vào tháng 4/2022, đặt tham vọng lớn hơn là kiểm soát 35% thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Kể từ đó, nền tảng này đã vượt qua Lazada được hậu thuẫn bởi Alibaba để trở thành sàn thương mại điện tử lớn thứ hai Việt Nam tính theo tổng giá trị giao dịch (GMV). Trong 6 tháng qua, các nhà bán Việt Nam trên TikTok đã đạt được doanh thu khoảng 1,3 tỷ USD hàng hóa, theo số liệu từ công ty phân tích dữ liệu Metric.

Hiện tại, TikTok Shop chỉ cần đánh bại Shopee – một sàn thương mại điện tử có trụ sở Singapore, để vươn lên vị trí đứng đầu.

Nguồn tin nói với Caixin rằng số lượng nhà bán trên TikTok tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần vào năm ngoái, và tổng số lượt xem các buổi livestream bán hàng online và video ngắn của họ đã tăng gấp 12 lần. Nguồn tin không cung cấp số liệu cụ thể.

Ông Li Jianggan, Người sáng lập Momentum Works – một công ty tư vấn có trụ sở tại Singapore, nói với Caixin, khoảng cách giữa TikTok và Shopee về tổng giá trị giao dịch đang thu hẹp tại Việt Nam, nhưng liệu họ có thể trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hay không lại phụ thuộc vào cách quản lý các rủi ro về quy định của Việt Nam.

Tháng 10 năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông cáo buộc TikTok không chặn nội dung vi phạm pháp luật và gây rủi ro cho trẻ em. Cáo buộc được đưa ra vào thời điểm các cơ quan chức năng đang cân nhắc một quy định yêu cầu các công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ internet phải ngừng cung cấp dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân chia sẻ thông tin bất hợp pháp trực tuyến.

Cũng trong tháng 10, TikTok buộc phải tạm dừng hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Indonesia để tuân thủ các quy định nhằm bảo vệ các dịch vụ thương mại điện tử và cửa hàng nhỏ lẻ trong nước.

“Kể từ khi tạm dừng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở Indonesia, TikTok đã kiểm soát tốc độ mở rộng (ở Việt Nam) mặc dù có lượng người dùng lớn và nguồn vốn dồi dào do phải đối mặt với những bất ổn về quy định”, ông Li nói.

Ông Li cho biết thêm, việc TikTok có đầu tư nguồn lực cần thiết để vượt qua Shopee hay không phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm tỷ suất hoàn vốn và các ưu tiên của ban lãnh đạo.

Đại diện của TikTok Việt Nam từ chối bình luận về tốc độ mở rộng của công ty tại Việt Nam.

Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường NielsenIQ, vào năm 2023, người mua sắm trực tuyến tại 4 thành phố lớn của Việt Nam, gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng – có độ tuổi trung bình là 31, trong đó 58% là nữ và 83% có bằng đại học trở lên.

Khảo sát cũng cho thấy gần 80% người mua sắm trực tuyến là nhân viên văn phòng và khoảng 70% có thu nhập hộ gia đình hàng tháng trên mức trung bình là 15 triệu đồng (625 USD).

TikTok Shop áp dụng mô hình “Shoppertainment” (giải trí mua sắm), tức là mô hình thương mại dựa trên nội dung, nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng “trải nghiệm mua sắm thú vị và đắm chìm” trong các buổi livestream thương mại điện tử.

“Chúng tôi khuyến khích các thương hiệu nắm lấy Shoppertainment và đặt nội dung vào trọng tâm của chiến lược thương mại điện tử của họ. Điều này cho phép các thương hiệu thu hút một thế hệ người mua sắm tự tin duyệt qua và mua hàng trong khi họ tiêu thụ và đồng sáng tạo nội dung”, bà Ng Chew Wee, Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh tại TikTok APAC, đã viết trong báo cáo TikTok gần đây.

Theo một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me vào tháng 9/2023, khoảng 65% người dùng TikTok Việt Nam mua sắm trên TikTok Shop, trong đó gần 30% mua hàng ít nhất một lần một tuần và 41% mua hàng hai đến ba lần một tháng. Khảo sát cho biết 60% số người được hỏi cho biết họ mua hàng trên TikTok vì giá cả hấp dẫn.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết một số người trả lời không tin tưởng TikTok Shop do lo ngại về chất lượng sản phẩm, quyền riêng tư và dịch vụ giao hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sếp phụ trách các nhóm chính bao gồm tìm kiếm và quảng cáo Google: Một hiện thực mới đang xuất hiện

Trong cuộc họp nhân viên tháng trước, Prabhakar Raghavan – Phó Chủ tịch phụ trách Google tìm kiếm – đã gửi đi một thông điệp quan trọng.

Theo CNBC, Prabhakar Raghavan, sếp phụ trách các nhóm chính bao gồm tìm kiếm, quảng cáo, bản đồ và thương mại tại Google, chỉ ra thực tế “mọi thứ đã thay đổi, không còn giống như 15-20 năm trước”. Ông đề cập đến ngành công nghiệp tìm kiếm, nơi Google đã thống trị trong hai thập kỷ và trở thành một trong những công ty có lợi nhuận và giá trị nhất trên hành tinh.

Raghavan cho rằng mảng kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của Google khiến cả thế giới ghen tỵ với doanh thu trên 100 tỷ USD hằng năm. Tuy nhiên, ông cảnh báo sự thoải mái này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Trong cuộc họp khoảng 35 phút, Raghavan nhắc đến môi trường cạnh tranh cao độ cùng những thách thức pháp lý ngày càng tăng. Dù không nêu tên các đối thủ cụ thể, Google đang phải đối mặt với áp lực từ các hãng như Microsoft và OpenAI trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Từ đầu năm 2023, Google bắt đầu bước vào chế độ cắt giảm chi phí khi công ty mẹ Alphabet công bố kế hoạch sa thải khoảng 12.000 lao động. Việc cắt giảm tiếp tục trong năm nay. Trong bản ghi nhớ tuần trước, Giám đốc tài chính Ruth Porat cho biết Alphabet đang tái cấu trúc tổ chức tài chính, đồng nghĩa quy mô có thể thu hẹp hơn nữa.

Dù kết quả kinh doanh IV/2023 của Google tốt hơn dự kiến, cổ phiếu công ty vẫn giảm hơn 6%. Sự bùng nổ AI buộc hãng phải tập trung vào các khoản đầu tư mới. Theo Raghavan, Google đang “chi cả núi tiền cho máy móc” do AI tạo sinh. Với thế giới mới, tăng trưởng không còn dễ kiếm như trước.

Đặc biệt, các thách thức mới nổi lên cùng lúc với Google phải di chuyển trong môi trường pháp lý “không giống với bất kỳ điều gì chúng ta đã thấy trước đây”. Ông trích dẫn Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU và cho biết công ty vẫn đang tìm hiểu nghĩa vụ của mình từ Ủy ban châu Âu. Ông kêu gọi nhân viên “hành động khẩn cấp dựa trên điều kiện thị trường”.

Theo Raghavan, Google phải giải quyết những thách thức “mang tính hệ thống” của mình và xây dựng “sức mạnh mới”. Ông khen ngợi các nhóm làm cho dự án AI Gemini vì tăng thời gian làm việc từ 100 giờ một tuần lên 120 giờ để điều chỉnh công cụ nhận dạng hình ảnh một cách kịp thời. Điều đó đã giúp nhóm khắc phục khoảng 80% các vấn đề chỉ trong 10 ngày, ông nói.

Trước các ý kiến chỉ trích bộ máy quan liêu trong công ty, làm tê liệt khả năng tung ra sản phẩm nhanh chóng, sếp Google cho biết ban lãnh đạo đang tích cực làm việc để loại bỏ các lớp không cần thiết trong hệ thống phân cấp.

“Chúng ta đã học được rất nhiều trong vài quý qua”, Raghavan nói. “Tôi không thể nói với các bạn rằng tất cả những vấp ngã đều đã ở phía sau. Điều quan trọng là cách chúng ta phản ứng và những gì chúng ta học được”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Chiến lược mới của Apple khi doanh số liên tục sụt giảm, đặc biệt là thất thế tại Trung Quốc

Apple từ lâu đã dựa vào Trung Quốc và iPhone để tăng trưởng. Khi những nguồn thu này tiếp tục sụt giảm, “táo khuyết” phải khám phá các khu vực và sản phẩm mới để trở lại đúng hướng.

Apple đang đối diện khó khăn từ mọi hướng: Các nhà quản lý và nhà lập pháp đang tăng cường giám sát ở nhiều quốc gia; Chơi trò đuổi bắt trong trí tuệ nhân tạo; Vật lộn để tìm các danh mục sản phẩm mới. Đáng lo ngại hơn, hai mảng miếng đáng tin cậy từ trước đến nay đều trong tình trạng ảm đạm: iPhone và Trung Quốc.

Sau thời gian ngắn hồi sinh trong kỳ nghỉ lễ 2023, doanh số iPhone dự kiến giảm trở lại trong báo cáo kết quả mới nhất. Phố Wall ước tính điều đó sẽ kéo giảm tổng doanh thu khoảng 5%, đánh dấu lần giảm thứ 5 trong 6 quý vừa qua. Doanh số bán hàng cũng giảm, với việc IDC dự báo iPhone giảm 10% trong ba tháng đầu năm này bất chấp thị trường chung tăng 8%.

Tại Trung Quốc, ngoài việc bán hàng chậm chạp, còn có những nỗi lo khác: cơ quan nhà nước cấm sử dụng các thương hiệu nước ngoài như iPhone, trong khi người tiêu dùng chuộng công nghệ nội địa, che phủ triển vọng của Apple. Trong quý IV/2023, doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc đã giảm 13% – mức giảm tồi tệ nhất trong khoảng 4 năm. Các nhà phân tích dự đoán một sự sụt giảm khác trong quý I.

Dù vậy, một tin tức khá lạc quan là người dùng iPhone Trung Quốc không đồng loạt quay lưng. Vấn đề lớn hơn của hãng dường như là làm sao để thu hút những người mới vào hệ sinh thái sản phẩm và tạo động lực để người dùng hiện tại nâng cấp sớm hơn.

Tốc độ “lên đời” iPhone đã chậm lại trong những năm gần đây. Có nhiều lý do như không còn trợ cấp hấp dẫn từ nhà mạng, giá điện thoại tăng, nền kinh tế lung lay và rõ ràng là Apple đang cho người tiêu dùng ít lý do hơn để làm điều đó.

Thực tế là sản phẩm chủ lực của Apple đã không thay đổi nhiều kể từ khi iPhone 12 ra đời năm 2020. Trước đó, không có bất kỳ đột phá lớn nào kể từ năm 2017. Để bù đắp cho điều đó, công ty tập trung toàn bộ vào các dịch vụ và phụ kiện. Dù người dùng iPhone có thể không nâng cấp mỗi năm hoặc hai năm, họ vẫn chi vài trăm USD mỗi năm cho các dịch vụ, ứng dụng và AirPods, thậm chí Apple Watch.

Song, ngay cả chiến lược đó cũng đang đạt đến giới hạn của nó. Tăng trưởng doanh số bán hàng đã dừng lại, và có vẻ như rõ ràng một điều gì đó cần phải thay đổi.

Apple có thể làm gì? Câu trả lời rõ ràng nhất là một danh mục sản phẩm mới đáng kể nhưng không hề dễ dàng. “Táo khuyết” đã dành một thập kỷ và 10 tỷ USD để phát triển một chiếc xe không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Họ đã dành 8 năm và nhiều tỷ USD nữa để tạo ra kính Vision Pro trị giá 3.500 USD và chưa thể trở thành một cỗ máy kiếm tiền lớn trong ngắn hạn.

Dù vậy, theo Bloomberg, còn một cách khác để phục hồi tăng trưởng mà không cần tạo ra một thiết bị hoàn toàn mới. Đó là phát triển một phiên bản iPhone rẻ hơn và thực hiện một cú hích mới vào các thị trường mới nổi.

Kể từ khi iPhone đầu tiên được bán ra, đã có những lời kêu gọi một phiên bản rẻ hơn nhưng Apple không quan tâm. Nỗ lực đầu tiên của là giảm giá các mẫu cũ 100 USD khi ra mắt mẫu mã mới. Sau đó, công ty tung ra iPhone 5C vào năm 2013 nhưng chủ yếu chỉ là “bình mới rượu cũ” và giá rẻ hơn 100 USD.

Apple thử lại lần nữa vào năm 2016 với iPhone SE. Mức giá 399 USD phù hợp nhưng thiết kế nhanh chóng trở nên lỗi thời. SE ngày nay có giá 429 USD, không phải là một món hời nếu xét đến các tính năng còn thiếu sót. Các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Transsion và Oppo đang cung cấp các mẫu có màn hình lớn hơn và nhiều camera với giá chỉ 150 USD mỗi máy.

Năm sau, Apple đang có kế hoạch nâng cấp SE, chuyển sang thiết kế toàn màn hình khiến thiết bị trông giống như một chiếc điện thoại thông minh hiện đại hơn. Nhưng với một con chip nhanh hơn và vật liệu cao cấp, nó có thể có giá trên 400 USD. Nếu Apple thực sự nghiêm túc đối với các thị trường mới nổi, họ nên phát triển một chiếc iPhone có giá 250 USD, hãng tin tài chính Bloomberg nhận định.

Apple có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng màn hình LCD thay vì OLED đắt tiền hơn và giảm số lượng camera. Thiết bị này sẽ dùng một con chip cũ hơn nhưng vẫn đủ dùng và có lẽ là vỏ nhựa. Thêm vào đó, thiết bị chỉ nên bán ở các nền kinh tế mới nổi.

Điều này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ. Apple sẽ phải quên đi tỷ suất lợi nhuận được ca ngợi của mình và chỉ đơn giản theo đuổi doanh thu cũng như thị phần. Nó có thể giúp xây dựng thương hiệu “táo khuyết” ở các nước đang phát triển và cuối cùng bán thêm thiết bị đắt tiền hơn cho những khách hàng mới. Nhiều người trong số họ sẽ bị cuốn hút vào các dịch vụ và ứng dụng của Apple.

Apple né tránh chiến lược này vì sợ pha loãng thương hiệu cao cấp của mình. Đó là lý do tại sao các cuộc thảo luận về việc bán một chiếc iPhone thực sự rẻ không có tiến triển, theo Bloomberg“Chúng tôi không cung cấp các sản phẩm tồi”, cố nhà sáng lập Steve Jobs đã nói nhiều năm trước và Apple vẫn sống theo triết lý đó.

Song, thị trường đang thay đổi. Các đối thủ đã tiến bộ và rủi ro cũng cao hơn. Apple cũng cho thấy họ cởi mở hơn với những ý tưởng mới: công ty hiện đang bán MacBook Air M1 giá 699 USD thông qua Walmart mà họ không quảng cáo trên các kênh riêng của mình.

Có hàng tỷ người trên thế giới chưa sử dụng các sản phẩm của Apple và điều đó có thể không thay đổi nếu không có lựa chọn hợp lý hơn. Cơ hội lớn nhất có thể là Ấn Độ, nơi Apple đang mở rộng. Không chỉ là thị trường tiêu thụ tiềm năng với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, quốc gia Nam Á còn đang trở thành trung tâm sản xuất cho hãng.

Có những thị trường thú vị khác trong vùng lân cận như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Apple đã có hai cửa hàng ở Thái Lan và sắp bổ sung địa điểm đầu tiên tại Malaysia. Năm ngoái, công ty mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam. Bước đi đó thường là điềm báo cho một cú hích lớn hơn của Apple trong một khu vực.

Không có gì bất ngờ khi CEO Tim Cook đã có chuyến công du Đông Nam Á trong tuần qua – thăm Việt Nam, Singapore và Indonesia – và cam kết tăng đầu tư tại địa phương. Còn những cơ hội khác ngoài châu Á, bao gồm một phần của Đông Âu và Mỹ Latinh. Xa hơn nữa, Apple thậm chí có thể thực hiện một cú hích có ý nghĩa vào châu Phi. Vẫn còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhưng Apple rõ ràng đang nghiên cứu triển vọng tại đây.

Điều đó không đồng nghĩa Apple sẽ xóa sổ Trung Quốc, đại lục vẫn là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh của họ. Dù vậy, công ty cần ít phụ thuộc hơn vào quốc gia này và việc phát triển một chiếc iPhone cấp thấp có thể giúp ích cho điều đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Thế hệ nhân lực mới “New Collar Workers” xuất hiện với nhiều tiềm năng thay thế lực lượng lao động truyền thống

Thị trường lao động đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ với sự xuất hiện của “New Collar Workers” – thế hệ nhân lực mới sở hữu kỹ năng chuyên môn được đào tạo bài bản từ các chương trình ngắn hạn, linh hoạt. Làn sóng này đang dần thay đổi cấu trúc và định hình tương lai của thị trường lao động, mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho cả người lao động và doanh nghiệp.

“New Collar Workers” là ai?

“New Collar Workers” là thuật ngữ mới mô tả những người lao động có kỹ năng cao và chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể, nhưng không nhất thiết phải có bằng đại học. Họ được xem là thế hệ lao động mới nổi lên trong thời đại công nghệ và kinh tế số, nơi kỹ năng thực tế và khả năng thích ứng được đánh giá cao hơn bằng cấp.

Khác với “Blue Collar Workers” (lao động chân tay) và “White Collar Workers” (lao động trí óc), “New Collar Workers” được trang bị kỹ năng chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu cho thị trường lao động hiện nay như công nghệ thông tin, kỹ thuật số, marketing, thiết kế, v.v.

Những người như Bill Gates, Jack Dorsey, Steve Jobs có thể được xem là “New Collar Workers” trước khi ta thật sự “chỉ mặt đặt tên” cho xu hướng nhân sự này.

Đặc điểm nổi bật của “New Collar Workers”:

  • Kỹ năng chuyên môn: “New Collar Workers” được đào tạo bài bản và có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
  • Tính linh hoạt: “New Collar Workers” thường trẻ trung, năng động và có khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc mới, công nghệ mới và xu hướng thị trường. Họ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới để nâng cao năng lực bản thân.
  • Tự tin và độc lập: “New Collar Workers” thường tự tin vào khả năng của bản thân và có tinh thần làm việc độc lập. Họ không ngại thử thách và sẵn sàng đưa ra ý tưởng mới, sáng tạo.
  • Linh hoạt và đa dạng: “New Collar Workers“có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, kỹ thuật số, sáng tạo đến marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng. Họ có khả năng chuyển đổi giữa các vai trò và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng.

Làn sóng New Collar Workers: Tái định hình nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của bạn

  • Tận dụng tiềm năng: Làn sóng“New Collar Workers” – những nhân viên kỹ năng cao, không cần bằng cấp đại học đang bùng nổ, mang đến nguồn nhân lực mới đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng “New Collar Workers” tăng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật số và sáng tạo.
  • Lực lượng lao động thích ứng nhanh:“New Collar Workers” sở hữu khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc năng động, luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Cạnh tranh hiệu quả: “New Collar Workers” mang đến giải pháp tối ưu cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt.
  • Nâng cao năng suất: “New Collar Workers” thường có kỹ năng thực tế cao, khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tập trung vào kết quả công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhờ vậy, họ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc cho doanh nghiệp.

Bắt kịp xu hướng và khai thác tiềm năng:

  • Đánh giá năng lực dựa trên kỹ năng thực tế: Thay vì chỉ tập trung vào bằng cấp, doanh nghiệp nên đánh giá năng lực của “New Collar Workers” dựa trên kỹ năng thực tế và kinh nghiệm làm việc.
  • Xây dựng môi trường làm việc năng động: “New Collar Workers” ưa thích môi trường làm việc năng động, sáng tạo và đề cao tính tự chủ. Doanh nghiệp cần tạo dựng môi trường phù hợp để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực tiềm năng này.
  • Đầu tư vào đào tạo và phát triển: Hỗ trợ “New Collar Workers” liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, giúp họ phát triển tối đa tiềm năng và đóng góp hiệu quả cho doanh nghiệp.

Làn sóng“New Collar Workers” là xu hướng tất yếu của thị trường lao động trong tương lai. Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamWorks

Dự luật cấm TikTok tại Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất trong tuần này

Thượng viện Mỹ ngày 23.4 đã bỏ phiếu thông qua 4 dự luật, trong đó có việc sẽ cấm TikTok trên toàn quốc nếu công ty mẹ ByteDance không bán lại ứng dụng này, theo Reuters.

Dự luật cấm TikTok tại Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất trong tuần này
Dự luật cấm TikTok tại Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất trong tuần này

Dự luật sẽ được trình lên Tổng thống Joe Biden ký để chính thức có hiệu lực, dự kiến hoàn tất trong tuần này. Dự luật mới bao gồm nội dung sửa đổi rằng ByteDance sẽ có thời hạn 270 ngày để bán lại TikTok, thay vì 6 tháng như trong văn bản được Hạ viện thông qua hồi tháng 3.

Thời hạn trên sẽ kết thúc trùng vào lễ nhậm chức tổng thống ngày 20.1.2025. Tổng thống khi đó sẽ có quyền gia hạn thêm 3 tháng nếu nhận thấy ByteDance gần hoàn tất các thủ tục thoái vốn.

Những người ủng hộ dự luật cho rằng điều này là cần thiết để giảm thiểu rủi ro an ninh quốc gia mà ứng dụng đến từ công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc gây ra. TikTok nhiều lần khẳng định công ty không chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc.

Trước thực tế những người trẻ tại Mỹ, vốn chiếm phần lớn trong số người dùng TikTok tại nước này, có thể bất bình trước dự luật, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mark Warner kỳ vọng TikTok có thể tiếp tục hoạt động nhưng dưới quyền sở hữu mới của công ty không đến từ các đối thủ nước ngoài.

“Nhiều người Mỹ, đặc biệt là người trẻ, có quyền hoài nghi chính đáng. Góc nhìn của họ không giống Quốc hội. Họ cũng không biết về những thông tin mật được thảo luận tại Quốc hội… Hỡi những người trẻ, tôi muốn nói rằng chúng tôi lắng nghe những mối quan tâm từ các bạn”, The Hill dẫn lời ông Warner.

Những người chỉ trích dự luật cho rằng luật này làm dấy lên lo ngại về quyền tự do ngôn luận và không giải quyết các vấn đề sâu rộng hơn trên toàn ngành liên quan đến quyền riêng tư.

TikTok đã phản đối mạnh mẽ dự luật. Trong thông điệp gửi đến các nhân viên ngày 20.4, TikTok cho biết: “Chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh, khi dự luật này vi phạm rõ ràng các quyền Tu chính án thứ nhất của 170 triệu người Mỹ dùng TikTok… Đây chỉ mới là khởi đầu, chưa phải kết thúc của quá trình dài hơi”.

Khi dự luật được ông Biden ký, TikTok nhiều khả năng sẽ đệ đơn kiện. Nếu thất bại ở tòa án, công ty mẹ ByteDance có thể chờ những diễn biến từ kết quả bầu cử tổng thống. Phương án cuối cùng là thành lập TikTok (hoặc TikTok phiên bản Mỹ) dưới tư cách công ty độc lập và có cổ phiếu riêng hoặc bán lại công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ dược phẩm Bayer đang tìm cách xoá bỏ các vị trí quản lý cấp trung

Trong nỗ lực nhằm cắt giảm chi phí, hãng dược phẩm khổng lồ Bayer đang loại bỏ các quản lý cấp trung, cho phép gần 100.000 nhân viên tự quản lý.

Bayer, công ty dược phẩm 160 tuổi của Đức vốn nổi tiếng với việc phát minh ra aspirin đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vốn hóa thị trường đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

Trong nỗ lực nhằm mục tiêu vực dậy doanh nghiệp, Bayer tin rằng rằng việc san phẳng hệ thống phân cấp và cắt giảm các hoạt động không cần thiết trong công ty có thể là chìa khóa để xoay chuyển tình thế.

Khi CEO Anderson lên nắm quyền lãnh đạo công ty cách đây không lâu, ông đã từng nhận thấy rằng các quy tắc và quy định (có trong sổ tay nhân viên) của công ty đang quá dài và không còn phù hợp. Đó là lý do tại sao, ông thường xuyên nhận được những lời phàn nàn từ phía nhân viên.

Trong chia sẻ với báo chí, CEO này cũng nhắc lại lời phàn nàn của nhân viên với ông: “Về cơ bản, họ nói: ‘Càng ngày, chúng tôi không thể làm được gì cả. “Thật quá khó để các ý tưởng được chấp thuận hoặc bạn phải tham khảo ý kiến của rất nhiều người để biến mọi điều thành hiện thực.”

CEO Anderson nói thêm: “Chúng tôi tuyển dụng những người được đào tạo, có trình độ học vấn cao, sau đó đặt họ vào những môi trường có quy tắc, thủ tục và tám tầng phân cấp. Sau đó, chúng tôi tự hỏi tại sao các công ty lớn lại thường xuyên khập khiễng và khó đổi mới như vậy”.

Và đây cũng chính là lý do Bayer quyết định cải tổ lại doanh nghiệp, trong đó việc xoá bỏ các vị trí quản lý cấp trung, giảm phân cấp và để nhân viên tự quản lý là chìa khoá chính.

Trong những năm tới, lực lượng lao động của Bayer sẽ bao gồm “5.000 đến 6.000 nhóm tự quản” không ngừng phát triển, làm việc cùng nhau trên các dự án mà họ lựa chọn trong 90 ngày, trước khi tập hợp lại cho dự án tiếp theo.

Bayer sẽ nhanh chóng hưởng lợi từ chiến lược mới.

Dù kế hoạch của CEO Anderson có thành công hay không, với tình hình tài chính hiện không mấy khả quan, khoản nợ tích luỹ hiện khoảng 34,5 tỷ euro (37,5 tỷ USD), việc giải phóng con người, tích cực đổi mới và giảm bớt nhiều vị trí quản lý cấp trung có thể tiết kiệm cho Bayer khoảng 2 tỷ euro (2,15 tỷ USD) chi phí tổ chức hàng năm vào năm 2026.

Nhưng việc loại bỏ các vị trí quản lý cấp trung không phải là điều gì đó quá mới mẻ.

Mặc dù chưa có thông tin chính thức, các nguồn tin cho rằng Bayer sẽ bị cắt giảm khoảng 40% vị trí quản lý chỉ riêng trong bộ phận dược phẩm tại Mỹ.

Trên thực tế, các nhà quản lý cấp trung – được định nghĩa là những người không trực tiếp điều hành, giám sát nhân viên – chiếm gần 1/3 số lượng nhân viên bị sa thải vào năm ngoái.

Từ Meta đến Tesla, các doanh nghiệp này đều tuyên bố cắt bỏ các vị trí quản lý cấp trung, thậm chí tại Google, 12.000 trên tổng số hơn 30.000 nhà quản lý cấp trung đã bị sa thải.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một gã khổng lồ bán lẻ thời trang Mỹ đóng cửa hơn 100 cửa hàng (và nộp đơn xin phá sản)

Ngày 22/4, chuỗi bán lẻ thời trang Express Inc đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật phá sản Mỹ và dự định đóng cửa hơn 100 cửa hàng.

Một gã khổng lồ bán lẻ thời trang Mỹ đóng cửa hơn 100 cửa hàng (và nộp đơn xin phá sản)
Một gã khổng lồ bán lẻ thời trang Mỹ đóng cửa hơn 100 cửa hàng (và nộp đơn xin phá sản)

Ngày 22/4, chuỗi bán lẻ thời trang Express Inc đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật phá sản Mỹ và dự định đóng cửa hơn 100 cửa hàng.

Theo hồ sơ tại tòa án phá sản bang Delaware (Mỹ), nhà bán lẻ sở hữu các thương hiệu như Express, Bonobos và UpWest Express có tổng tài sản và nợ phải trả trong khoảng từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

Công ty cũng bổ nhiệm ông Mark Still làm Giám đốc Tài chính (CFO) mới, có hiệu lực ngay lập tức. Ông Still đã giữ chức vụ CFO tạm quyền từ tháng 11/2023.

Là một phần của quá trình tái cơ cấu hậu phá sản, công ty cho biết sẽ đóng cửa khoảng 95 cửa hàng bán lẻ Express và tất cả các cửa hàng UpWest bắt đầu từ ngày 23/4, mà không nêu chi tiết địa điểm cụ thể.

Theo trang web của công ty, Express hiện đang điều hành khoảng 530 cửa hàng bán lẻ Express và Express Factory Outlet tại Mỹ và Puerto Rico (Puê-tô-ri-cô) cùng với khoảng 12 cửa hàng UpWest.

Ra mắt vào năm 1980, Express đã phải vật lộn với nhu cầu tiêu dùng giảm do thói quen chi tiêu chậm lại và khách hàng nhạy cảm hơn về giá đối với các mặt hàng không thiết yếu.

Express cho biết họ đã nhận được cam kết tài trợ mới trị giá 35 triệu USD từ một số bên cho vay.

Nhà bán lẻ thời trang đa thương hiệu này cho biết họ dự định duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường trong khi tiến hành thủ tục phá sản do tòa án giám sát để tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động bán hàng chính thức.

Cùng ngày, công ty cho biết họ đã nhận được thư bày tỏ ý định không ràng buộc từ một nhóm do WHP Global dẫn đầu về việc mua lại phần lớn các cửa hàng bán lẻ và hoạt động của Express.

WHP Global, công ty quản lý thương hiệu sở hữu Toys “R” Us và các nhãn thời trang như Anne Klein, đã nắm giữ 7,4% cổ phần của Express vào năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer