Skip to main content

Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD vào Lazada

26 Tháng Một, 2024

Vài tháng trước, dường như mọi thứ đang rộng đường với Lazada. Shopee – đối thủ cạnh tranh lớn nhất, đã hãm đà tăng trưởng để ổn định tình hình tài chính. TikTok Shop của TikTok mới nổi sau nhiều trục trặc ở Indonesia mới đây đã phải hợp tác với Tokopedia của GoTo Group. Số lượng đơn đặt hàng Lazada đang tăng trưởng trong khi khoản lỗ được thu hẹp dần qua từng quý. 

Lazada – nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu Alibaba, dường như đã sẵn sàng cho một năm 2024 đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm mới, xuất hiện thông tin Lazada sa thải 30% nhân viên tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả những quản lý cấp cao.

Làm thế nào để giải thích cho động thái bất ngờ này? Thực tế, dù khó chấp nhận, nhưng có lẽ điều này đã diễn ra trong một thời gian dài.

Thành lập tại Singapore năm 2012, Lazada đã trải qua con đường tăng trưởng ngoạn mục bất chấp sự non trẻ của cả công ty và ngành công nghiệp thương mại điện tử thời điểm đó. Chưa đầy ba năm, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Lazada vượt trên 1,3 tỷ USD, trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Advertisement

Thành tích xuất sắc này đã thu hút sự chú ý của Alibaba. Vào năm 2016, ông lớn Trung Quốc đã mua lại cổ phần chi phối Lazada với giá 1 tỷ USD.

Alibaba đặt cược lớn vào Lazada với hy vọng về những gì có thể đạt được ở Đông Nam Á. Ban lãnh đạo tập đoàn của Jack Ma thường xuyên nhắc đến tiềm năng Lazada trong các báo cáo và cuộc gặp gỡ nhà đầu tư.

Tên của Lazada được xếp cạnh các doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế khác dưới sự quản lý của Alibaba, bao gồm Trendyol tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Daraz ở khu vực Nam Á.

Thương mại điện tử quốc tế được lãnh đạo Alibaba đánh giá cao. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế tại Alibaba được thể hiện qua việc xếp nó vào một trong 6 bộ phận kinh doanh lớn sau cuộc tái cấu trúc lớn công bố hồi tháng 3 năm ngoái.

Advertisement

Alibaba đã đầu tư mạnh vào Lazada để thực hiện tham vọng của mình. Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,47 tỷ USD vào Lazada, bao gồm cả khoản đầu tư 634 triệu USD gần đây vào tháng 12 năm ngoái.

Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.

Dù nhận được khoản tiền lớn từ Alibaba giúp công ty chịu lỗ trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Lazada, khi nền tảng này vẫn chưa thể tìm ra công thức thành công.

Advertisement

Tới năm 2020, Lazada liên tục bị Shopee vượt mặt dù xuất phát điểm trước. Theo Momentum Works, Lazada có thị phần nhỏ hơn Shopee ở cả 6 nền kinh tế lớn Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines).

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Shopee trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 là 47,9 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng GMV thương mại điện tử của khu vực (99,5 tỷ USD) và hơn gấp đôi GMV của Lazada (20,1 tỷ USD).

Thêm vào đó, Lazada còn phải đối mặt với thách thức từ các sàn thương mại điện tử nội địa, chẳng hạn như Bukalapak và Blibli ở Indonesia.

Advertisement

Không có gì lạ khi Alibaba, ít nhất đã vài lần, cảm thấy choáng ngợp trước sự cạnh tranh khốc liệt mà Lazada phải đối mặt.

Kể từ khi tập đoàn Trung Quốc nắm quyền kiểm soát, tình trạng luân chuyển lãnh đạo đã trở thành chuyện thường như cơm bữa tại Lazada, với nhiều lần vị trí CEO bị xáo trộn để tìm kiếm giải pháp mới.

Chẳng hạn năm 2022, công ty đã bổ nhiệm James Dong, cựu giám đốc phụ trách thị trường Thái Lan và Việt Nam, thay thế ông Chun Li làm CEO.

Trước đó năm 2020, CEO kiêm đồng sáng lập Lazada ông Pierre Poignant bị thay thế bởi ông Chun Li. Ông Poignant từng giữ chức COO Lazada kể từ khi thành lập trước khi kế nhiệm ông Lucy Peng làm CEO vào tháng 12/2018, khi ông Peng trở thành Chủ tịch.

Advertisement

Có rất ít số liệu chỉ ra việc thay đổi lãnh đạo mang lại lợi ích cho Lazada như thế nào. Nếu có, chúng sẽ cho cái nhìn đầy đủ hơn về việc tham gia của Alibaba vào vận hành Lazada phức tạp như thế nào.

Ngoại trừ ông Poignant, mọi cá nhân khác từng giữ vị trí CEO Lazada đều được Alibaba đề cử, nhằm thực hiện các mệnh lệnh của công ty mẹ. Điều này đi ngược lời hứa ban đầu của Alibaba rằng Lazada sẽ có thể duy trì một mức độ tự chủ nhất định sau khi mua lại.

Ngay cả trong thời gian ông Poignant còn giữ chức vụ Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành Daniel Zhang lúc bấy giờ của Alibaba, được cho là có quyền hạn cao hơn. Ông Zhang thường xuyên có những chuyến bay tới Đông Nam Á để đích thân giám sát hoạt động công ty.

Sự tham gia mật thiết của Alibaba vào Lazada là một trong những yếu tố chính dẫn đến chia rẽ văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp. Alibaba có xu hướng thẳng thắn hơn trong khi nhân viên cũ của Lazada có cách làm việc chuyên nghiệp, một số khác lại bảo thủ chậm thay đổi ở một số thị trường như Indonesia.

Advertisement

Sự chia rẽ này dẫn đến nội bộ hỗn loạn, khiến Lazada mất tập trung vào các cơ hội, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát.

Nội tại rối ren trong khi bên ngoài Lazada lại phản ứng chậm chạp trước những động thái cạnh tranh từ đối thủ. Hiệu quả hoạt động giảm, năng lực cốt lõi bị đình trệ và tỷ lệ thâm hụt tăng lên tạo cơ hội cho đối thủ tận dụng thời cơ.

Alibaba muốn tham gia nhiều hơn vào Lazada bởi họ tin rằng họ có giải pháp phù hợp cho những thách thức mà nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á đang đối mặt. Tuy nhiên, nhìn lại, sự can thiệp của Alibaba trong thời gian qua đã phản tác dụng, tạo ra sự xao lãng và cản trở những bước tiến của Lazada, theo KrASIA.

Khi mọi chuyện cuối cùng cũng êm đẹp, Lazada quay trở lại thị trường và bàng hoàng khi nhận thấy không chỉ phải đối mặt với Shopee mà còn có các đối thủ khác như Tokopedia, TikTok Shop, Temu,… đang vươn lên đáng gờm.

Advertisement

Thách thức của Lazada còn đến từ thực tế thị trường Đông Nam Á vẫn còn nhiều dư địa, do đó có thể chứng kiến thêm nhiều người chơi mới gia nhập. Chẳng hạn Temu – nền tảng thương mại điện tử giá rẻ thuộc PDD Holdings, đã tiến vào khu vực từ quý III năm ngoái.

Malaysia và Philippines là một trong những thị trường mục tiêu ban đầu mà Temu hướng đến.

Ngoài Lazada, công ty mẹ Alibaba còn sở hữu các nền tảng thương mại điện tử khác vốn có thể hoạt động được ở Đông Nam Á như AliExpress, Taobao và Tmall.

Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch đưa 1688.com – nền tảng mua sắm trực tiếp từ nhà máy Alibaba, tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Advertisement

Như vậy có thể thấy, sự hiện diện của Alibaba tại Đông Nam Á không chỉ giới hạn ở Lazada. Và với việc đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong 6 trụ cột kinh doanh của tập đoàn, áp lực buộc Lazada phải tạo ra lợi nhuận để đảm bảo vị thế của mình với những đơn vị khác cùng hệ sinh thái.

Nhìn từ góc độ này có thể thấy 2024 sẽ là một năm bản kề với Lazada. Và cũng có thể hiểu được  tại sao nền tảng này lại quyết định triển khai chiến lược tương tự Shopee.

Sau khi đốt tiền vào hỗ trợ chiến lược giáquảng cáo rầm rộ, Shopee đã giành được thị phần nhưng lại rơi vào tình trạng thua lỗ. Công ty được bù lỗ từ hoạt động kinh doanh của Garena – mảng giải trí thuộc Sea.

Ngay cả người dẫn đầu thị trường như Shopee cũng không thể thay đổi được tình thế và cuối cùng buộc chọn cắt giảm chi phí và trợ giá, đặc biệt là cắt giảm nhân sự. Sau một loạt động thái kể trên, năm ngoái Shopee đã có quý lợi nhuận liên tiếp.

Advertisement

Với những tồn tại như hiện nay, không có lý do gì để Lazada không thử làm điều tương tự ngay bây giờ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Advertisement

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement