Skip to main content

Những hiểu lầm phổ biến xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

29 Tháng Tư, 2022

Kể từ khi thế giới kinh doanh xuất hiện khái niệm lợi thế so sánh hay cạnh tranh, quảng cáo hay marketing đã trở thành những hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi được sử dụng rất phổ biến, cũng có nhiều hiểu lầm về thuật ngữ quảng cáo.

hiểu lầm quảng cáo
10 hiểu lầm xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

Chủ yếu phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hiện đại, quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong việc tiếp cận hay thậm chí là bán hàng.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm quảng cáo là gì đồng thời tham khảo các hiểu lầm dưới đây về quảng cáo.

1. Quảng cáo quá tốn kém.

Trên thực tế, có nhiều khả năng là doanh nghiệp hay thương hiệu không thể không quảng cáo. Khi các mạng lưới hay nền tảng quảng cáo ngày càng tìm ra những cách thức hay định dạng mới hiệu quả về chi phí, quảng cáo không còn tốn kém như nhiều người vẫn nghĩ.

Advertisement

2. Quảng cáo cũng giống như PR.

Mặc dù cả quảng cáo lẫn PR đều có những điểm giống nhau và thuộc bức tranh lớn hơn là Marketing, mục tiêu và cách thức triển khai của cả hai lại rất khác nhau.

Trong khi quảng cáo là “nói theo cách của bạn” thì PR lại là “Họ nghĩ gì về bạn”.

3. Quảng cáo gắn liền với các hoạt động trái đạo đức và thao túng.

Trong khi có không ít người cho rằng việc dựa vào quảng cáo để bán các sản phẩm hay dịch vụ theo một cách nào đó là phi đạo đức, điều này là một hiểu lầm lớn về quảng cáo.

Bên cạnh việc các nhà quảng cáo phải tuân thủ các quy định về Luật quảng cáo hay không được tạo ra các hiểu lầm trong quảng cáo, cách thức quảng cáo lại nằm ở chính đạo đức của các thương hiệu hay nhà quảng cáo chứ không phải bản thân quảng cáo.

Advertisement

4. Doanh nghiệp của chúng tôi đủ lớn rồi nên không cần đến quảng cáo.

Trong thế giới VUCA như hiện tại, khi mọi thứ càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn, việc một doanh nghiệp nào đó “lớn mạnh” ngày hôm nay không đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục giữ vững vị thế đó vào ngày mai.

Để duy trì khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô, các doanh nghiệp nên quảng cáo ngay khi “họ không có nhu cầu. Điều này giải thích lý do tại sao những công ty toàn cầu lớn như Unilever hay P&G vẫn đầu tư rất mạnh vào quảng cáo trong khi họ đang là những “Market Leader”.

5. Mọi người thường bỏ qua quảng cáo.

Như đã phân tích ở trên, việc ai đó bỏ qua quảng cáo hay quảng cáo có đủ yếu tố đạo đức hay không không nằm ở bản thân quảng cáo mà nằm ở cách các thương hiệu hay doanh nghiệp triển khai nó.

Bằng cách hiểu sâu hơn về người dùng mục tiêu (thông qua các nghiên cứu thị trường), các thương hiệu có thể cung cấp những mẫu quảng cáo mà khách hàng muốn xem hơn là lo lắng bị bỏ qua.

Advertisement

6. Quảng cáo trực tuyến quá phức tạp.

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Với thị trường Việt Nam, con số này cũng khoảng vào mức gần 1 tỷ USD.

Với sự hỗ trợ nhiều từ các yếu tố công nghệ, quảng cáo trực tuyến hiện không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng cách tiếp cận từng nền tảng một, hiểu cách thức vận hành hay các thuật toán của nó, bạn sẽ thấy rằng vấn đề của bạn chỉ là “một chút thời gian”.

7. Quảng cáo quá rộng và không thể nhắm mục tiêu hiệu quả theo địa phương.

Nhận định này có thể đúng với các phương thức quảng cáo truyền thống hay phương tiện truyền thông đại chúng (mass media), với các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu cụ thể đến từng địa phương mà họ mong muốn.

8. Quá phức tạp khi áp dụng quảng cáo vào thương mại điện tử (eCommerce).

Mặc dù quảng cáo hay kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc thương hiệu phát triển thương mại điện tử trên các nền tảng riêng do mình quản lý có thể phức tạp hơn vì nó liên quan đến các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ nhiều hơn.

Advertisement

Bằng cách dần dần đầu tư vào các nền tảng công nghệ hay thậm chí là thuê ngoài các dịch vụ đó, thương hiệu dần chủ động nhiều hơn trong các hoạt động đo lường và đánh giá hiệu suất quảng cáo.

9. Yếu tố hài hước làm mất đi giá trị của các thông điệp quảng cáo.

Trong thời đại hiện tại khi mọi thứ đang trôi đi quá nhanh, sự hài hước thường là thứ giúp thông điệp của thương hiệu đi sâu hơn vào tâm trí khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement