Skip to main content

Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao

7 Tháng Bảy, 2023

Với những gì mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ lạm phát đến suy thoái kinh tế, khi các chiến lược cũ có thể không khả dụng ở hiện tại, cùng khám phá ngay một số chiến lược giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao.

Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao
Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao

Kể từ khi đại dịch xảy ra, đã có vô số sự biến đối lớn trong ngành kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp nói riêng, từ sự chuyển đổi về cách thức mua sắm, cách doanh nghiệp vận hành các hoạt động bán hàng (Sales) và marketing, đến sự trỗi dậy của các làn sóng công nghệ mới (AI, VR, AR…) thứ cũng đã trực tiếp góp phần làm thay đổi bối cảnh kinh doanh.

Trong bối cảnh này, khi các chiến lược cũ trong quá khứ có thể không còn khả dụng, khi các yếu tố cạnh tranh đang trở nên khốc liệt hơn, doanh nghiệp cần những cách tiếp cận mới, những tư duy mới, sáng tạo và đổi mới hơn, những chiến lược có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và bối cảnh khác nhau, doanh nghiệp cần có những cách thức khác nhau, dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Advertisement

1. Tập trung vào những gì được coi là USP của thương hiệu.

Với tư cách là một marketer, hẳn là bạn không mấy xa lạ với khái niệm Unique Selling Point (USP), thuật ngữ dùng để chỉ các điểm bán hàng riêng biệt và độc đáo của thương hiệu, gắn liền với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi doanh nghiệp có thể khó cạnh tranh hơn bằng những tính năng mà đối thủ cũng có những thứ tương tự, các USP giúp doanh nghiệp tách biệt mình so với số đông còn lại trên thị trường.

Liên quan đến cách xây dựng USP hay các lợi thế cạnh tranh riêng biệt, doanh nghiệp cần hiểu rằng bản chất của các USP là giúp doanh nghiệp dễ bán hàng hơn bằng cách đưa ra các điểm lợi thế gắn liền với nhu cầu và ưu tiên mua sắm của khách hàng chứ không phải là những gì mà doanh nghiệp cho là “điểm mạnh”.

Bên cạnh việc tập trung vào các USP hiện có, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm và khai thác các điểm khác biệt khác chưa từng được khám phá trước đó, dù là từ sản phẩm, dịch vụ hay cách làm truyền thông, mọi thứ đều có giá trị.

Advertisement

2. Tối ưu chi phí nhiều nhất có thể.

Bạn cũng cần hiểu rằng, cắt giảm chi phí cũng là một chiến lược giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh số không có mấy sự biến động.

Nếu bạn để ý, các công ty khổng lồ như Meta, Google hay Apple cũng đã không ngừng cắt giảm nhân sự và thu hẹp chi phí trong những thời khi suy thoái, khi việc tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy chi tiêu từ người tiêu dùng trở nên hạn hẹp hơn.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã tối ưu lại chi phí quảng cáo, lựa chọn các kênh mới hiệu quả hơn và hơn thế nữa.

Tiết kiệm được nhiều chi phí hơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều ngân sách hơn để nghiên cứu và phát triển, để đổi mới, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hiện tại của khách hàng, những thứ cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.

Advertisement

3. Thiết lập một sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ với các công cụ đo lường chi phí hiệu quả.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi khái niệm “thương hiệu” hoàn toàn có thể được xây dựng trên môi trường trực tuyến thông qua các nền tảng công nghệ, việc tạo và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ là vô cùng quan trọng.

Trong khi có được một lương tác lớn và thương xuyên là cần thiết, doanh nghiệp cần thiết lập các công cụ có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của các hoạt động được triển khai đến tâm lý, cảm xúc và động cơ mua hàng của khách hàng.

Dù ngân sách quảng cáo của bạn có lớn như thế nào, dù lượng tiếp cận và tương tác có được lớn bao nhiêu thì mọi chỉ số đó cũng không có ý nghĩa gì nếu nó không giúp khách hàng mục tiêu nảy sinh ý định mua hàng.

Với tư cách là nhà lãnh đạo hay người làm marketing, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình không ngừng đổi mới và chấp nhận rủi ro để duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường đông đúc (và không ngừng thay đổi).

Advertisement

4. Coi trọng yếu tố thương hiệu (Brand Marketing).

Trong những thời điểm kinh tế khó khăn hay thị trường cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp khó bán hàng hơn, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) với ý định thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, tuy nhiên, thực tế là, dù kinh tế có đang như thế nào thì khách hàng cũng sẽ lựa chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng, yêu thích và hơn thế nữa.

Những trạng thái tâm lý này hiếm khi được tạo ra từ các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu bán hàng trực tiếp, nếu khách hàng của bạn là những người ở tầng lớp cao (ví dụ Trung lưu) hay thậm chí là những người vốn quen thuộc với môi trường internet (Gen Z) thì yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn.

Thay vì đầu tư nhiều ngân sách cho các hoạt động bán hàng, doanh nghiệp cần coi trọng ở các giai đoạn giúp hình thành động cơ mua hàng (Brand Marketing), thị trường càng cạnh tranh thì các thương hiệu có được nhiều sự tin tưởng càng có nhiều cơ hội để toả sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement