Skip to main content

Nhảy việc mang đến cho tôi động lực để thay đổi

4 Tháng Bảy, 2020

Tìm được một công việc thích hợp với thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao luôn là niềm mơ ước của rất nhiều người. Chính vì thế mà họ không ngừng ngại chuyện nhảy việc, để tìm cho mình một cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Họ tin rằng nhảy việc là một cơ hội tốt để nhìn nhận lại năng lực của bản thân và hơn thế nữa là lúc để xác định ngành nghề mà mình muốn đi xa hơn trong tương lai.

Có nên nhảy việc? Đó luôn là một câu hỏi khiến bạn phải cân nhắc, thận trọng rất nhiều để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta e dè, thậm chí sợ hãi chuyện nghỉ việc chỉ vì những mối lo lắng như không kiếm được việc mới, không đủ khả năng… Bởi vì nhảy việc có thể không mang lại kết quả như mong muốn, nhưng ít nhất nó đem đến cho bạn động lực để thay đổi.

Không dám nhảy việc vì những nỗi sợ mơ hồ

Các nghiên cứu, báo cáo liên tục cho thấy xu hướng chung của giới trẻ ngày nay là nhảy việc, tần suất có khi là vài ba tháng lại đổi việc một lần. Điều này không quá khó hiểu bởi ngày nay, giới trẻ có nhiều lựa chọn công việc, họ cũng không ngại thay đổi, không ngại làm mới mình để làm những gì bản thân yêu thích.

Advertisement

Tuy nhiên, song song đó cũng có những người muốn nhảy việc nhưng ngần ngừ không dám chỉ vì những nỗi sợ mơ hồ.

Với nhiều người, lý do lớn nhất khiến họ không dám nhảy việc đó là sợ không kiếm được công việc mới như mong muốn. Chắc gì công việc mới sẽ ổn định như hiện tại? Biết đâu công việc mới, công ty mới cũng mông lung như hiện tại thì sao? Đó là những thắc mắc họ tự đặt ra cho chính mình và rồi không thể thoát khỏi suy nghĩ đó.

Một số người khác không dám nhảy việc để đi tìm việc mới chỉ vì ngại thay đổi, ngại phải làm quen với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Họ cảm thấy trình độ tiếng Anh của bản thân không thể đáp ứng yêu cầu từ công ty mới hay CV, portfolio của mình lại chưa đủ sức thuyết phục trong khi bản thân lại quá lười để làm lại chúng…

Chính những điều này khiến rơi vào trạng thái ‘tiến thoái lưỡng nan”, muốn đi không được mà muốn ở cũng không xong. Họ tự đánh lừa bản  thân vẫn đang ổn với công việc hiện tại. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của bạn trong công việc, lâu dài hơn là đến sự thăng tiến nghề nghiệp.

Advertisement

Rõ ràng, bạn chỉ làm tốt nếu bạn hào hứng, yêu thích, đam mê công việc. Một khi suy nghĩ nhảy việc xuất hiện trong bạn cũng là lúc đam mê, nhiệt huyết của bạn lung lay. Lúc này, bạn chỉ đang cố duy trì công việc trong trạng thái mỏi mệt, cầm chừng.

Nhảy việc có thực sự đáng sợ?

Không ai có thể chắc chắn rằng nhảy việc là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, công việc mới, mức lương mới, đồng nghiệp mới sẽ giống như bạn mong đợi. Thế nhưng, nhảy việc, ngoài những rủi ro – hay nói cách khác là những nỗi sợ mơ hồ do chính bạn tạo ra – còn mang đến nhiều cơ hội để bạn thay đổi, khắc phục nhược điểm của bản thân.

Chẳng hạn, khi bạn quyết định nhảy việc từ vị trí hiện tại đến một vị trí mới cao cấp hơn, hoặc làm việc cho một công ty đa quốc gia, bạn bắt đầu kế hoạch trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để phù hợp với vị trí đó.

Nếu chưa tự tin về trình độ tiếng Anh, hãy đăng ký một lớp học tiếng Anh. Nếu thấy mình thiếu kỹ năng hay kiến thức chuyên môn lĩnh vực nào, tích cực học hỏi từ sách vở, từ công việc hiện tại… để từng bước hoàn thiện mình trước khi chinh phục một công việc mới như mơ ước.

Advertisement

Chỉ khi đặt bản thân vào tình huống khó khăn, căng thẳng, bạn mới thực sự khai phá hết giới hạn của mình. Và lúc này, bạn đã đạt được thành công đầu tiên: đó chính một phiên bản tốt hơn của chính mình, sẵn sàng thay đổi bản thân và tự tin cho mọi cơ hội mới. Vòng an toàn khiến bạn yên tâm nhưng lại rất khó đưa bạn đến với những cột mốc cao hơn.

Khoa học đã chứng minh rằng, những người thông minh có một đặc tính chung đó là luôn biết thay đổi bản thân để thích nghi với môi trường mới. Khi họ đã quyết định chọn hướng đi nào, họ sẽ tập trung cao độ để đạt được nó và loại bỏ tất cả những ngại ngần, e dè không đáng có.

Biết lọc những thông tin quan trọng và biết nắm bắt các cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra quyết định một cách sáng suốt hơn cũng như chủ động trong hành trình chinh phục các đích đến mới của mình.

Đương nhiên, không có nhà tuyển dụng nào thích ứng viên có quá khứ nhảy việc dày đặc. Nhưng điều đó không phải lí do khiến bạn chấp nhận an phận tại một nơi chốn mà bản thân không còn hứng thú, đam mê hay phù hợp.

Advertisement

Nhảy việc với một “cái đầu lạnh”, có mục đích, có lí do, biết mình cần làm gì tiếp theo sẽ mang lại những hiệu ứng tuyệt vời. Thông qua đó, bạn cũng phần nào chứng minh được sự độc lập, quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao với những lựa chọn của chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via HR Insider

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement