Skip to main content

Xu hướng sử dụng Social Media trong 10 năm qua được diễn ra như thế nào

9 Tháng Chín, 2021

Nếu bạn muốn hiểu và tối đa hóa nỗ lực của thương hiệu trong không gian tiếp thị truyền thông mạng xã hội, bạn nên có một cái nhìn rộng hơn về xu hướng tiêu dùng và xem xét cách mọi người đang tìm cách sử dụng các ứng dụng để kết nối, theo nhiều cách khác nhau.

Xu hướng sử dụng Social Media

Bằng cách hiểu các xu hướng này, bạn có thể có những ý tưởng rõ ràng hơn về những gì mọi người muốn thấy từ thương hiệu của bạn – nền tảng phân tích ứng dụng App Annie hiện đã cung cấp những thứ mà bạn đang cần.

Báo cáo “Sự phát triển của các ứng dụng xã hội” (Evolution of Social Apps) của App Annie xem xét các xu hướng sử dụng mạng xã hội đã phát triển trong một thập kỷ qua, nêu bật sự gia tăng của tính năng phát trực tiếp, sự tập trung ngày càng cao vào thương mại xã hội (social commerce), sự phát triển của TikTok hay Snapchat và nhiều hơn thế nữa.

Advertisement

Báo cáo là cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng đối với những ai muốn thấu hiểu những sự thay đổi quan trọng và điều gì đang thúc đẩy những bản cập nhật mới nhất của các nền tảng. Bạn có thể tải xuống bản đầy đủ ở cuối bài viết, tuy nhiên trong phạm vi của bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những nội dung quan trọng nhất.

Có lẽ điểm nhấn lớn nhất của báo cáo này là sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong các ứng dụng xã hội, với mức chi tiêu tích lũy (cumulative spend) hiện đã ở mức 3,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 – tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ ở trên, sự thích nghi rộng rãi hơn các ứng dụng mạng xã hội ở các thị trường châu Á – đặc biệt là Ấn Độ – đã đẩy chi tiêu trong ứng dụng lên một mức cao mới, App Annie dự đoán rằng chi tiêu trong ứng dụng sẽ đạt mức 6,78 tỷ USD trong năm nay.

Advertisement

Con số đó dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 29%, App Annie dự báo mức ​​chi tiêu cho các ứng dụng xã hội đạt khoảng 78 tỷ USD vào năm 2025.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao mọi ứng dụng như TikTok hay Facebook đều đang tìm cách tận dụng tính năng thương mại, thì đây chính là lý do.

Dữ liệu đã chỉ ra các cơ hội đáng kể cho những nền tảng có khả năng mở rộng để kết nối các hành vi mua sắm trực tuyến, vừa tạo ra những tiềm năng doanh thu mới cho các nền tảng vừa là cơ hội được khám phá cho các thương hiệu.

Nếu bạn chưa cân nhắc việc đưa các danh mục sản phẩm của mình vào Facebook hoặc Instagram Shops hoặc bạn không theo dõi các kế hoạch phát triển eCommerce của TikTok, thì có thể đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Advertisement

Báo cáo cũng xem xét chính xác cách người dùng đang tìm cách chi tiêu trong các ứng dụng xã hội, trong đó những nội dung được phát trực tiếp từ các nhà sáng tạo là một trong những động lực mạnh mẽ nhất.

Sự tăng trưởng về thời gian sử dụng trong Top 5 ứng dụng mạng xã hội toàn cầu, ngoài Trung Quốc.

Theo báo cáo:

“Tổng thời gian sử dụng dành cho 5 ứng dụng xã hội hàng đầu vốn đang tập trung vào việc phát trực tiếp dự kiến ​​sẽ vượt qua con số nửa nghìn tỷ giờ chỉ riêng trên thiết bị Android, bên ngoài Trung Quốc vào năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng hàng năm trong 3 năm là 25% so với mức 15% của các ứng dụng tập trung vào video, hình ảnh và trò chuyện.”

Giờ đây, có vẻ như tính năng phát trực tiếp đang dành được những sức hút lớn nhất của người dùng trên toàn cầu.

Advertisement

Tất nhiên, điều này một phần đã được đẩy mạnh nhờ đại dịch, khi mà việc phát trực tiếp thường là cách giao tiếp thay thế tốt nhất trong các khoảng thời gian bị đóng cửa.

Theo nhiều sự báo khác nhau, có vẻ như xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi chúng ta chuyển sang một môi trường mới hậu COVID.

Người dùng không chỉ xem các luồng phát trực tiếp (live-streaming), họ còn dành nhiều thời gian cho các chương trình phát sóng:

“Các ứng dụng xã hội cung cấp tính năng phát trực tiếp như một tính năng nổi bật chiếm 3 USD trong mỗi 4 USD chi tiêu trong Top 25 ứng dụng xã hội hàng đầu trong nửa đầu năm 2021.”

Advertisement

Một nhân tố lớn khác của sự tăng trưởng này là “tặng quà” ảo, đặc biệt là với các nhà sáng tạo nội dung ở châu Á, họ có thể tạo ra số tiền khá lớn từ việc được quà tặng ảo trong luồng. Về cơ bản, những người hâm mộ đóng vai trò là người quyên góp cho họ.

Facebook, YouTube và TikTok cũng đều đang nỗ lực không ngừng để phát triển các tính năng phát trực tuyến của họ. Tính năng có thể cung cấp các kết nối một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất.

Facebook hiện đang thử nghiệm tính năng mua sắm trực tiếp khi đang phát trực tuyến trong ứng dụng chính của mình và trên Instagram, trong khi TikTok cũng đã phát triển một loạt các hợp tác mua sắm khi đang phát trực truyến với các thương hiệu lớn như Walmart và các ngôi sao khác trên nền tảng.

Advertisement

Báo cáo cũng xem xét sự tăng trưởng của TikTok, theo dữ liệu của App Annie, TikTok hiện đã vượt qua YouTube ở cả thị trường Mỹ và Vương quốc Anh về thời gian xem trung bình hàng tháng dành cho mỗi người dùng trong ứng dụng.

Mặc dù, sự phát triển của TikTok đang làm nhiều ứng dụng khác phải lo sợ, tuy nhiên, rủi ro chính đối với TikTok hiện vẫn là khả năng kiếm tiền hiệu quả, khi các video dạng ngắn cung cấp ít tiềm năng hơn cho quảng cáo và do đó, tiềm năng doanh thu cho các nhà sáng tạo trên nền tảng cũng không mấy khả quan.

Theo nghĩa này, YouTube và Facebook hiện có thể mang lại những cơ hội doanh thu tốt hơn, nhưng TikTok vẫn đang nỗ lực để thiết lập các mối liên kết trực tiếp hơn giữa các thương hiệu và nhà sáng tạo, đồng thời thử nghiệm với các video dạng dài hơn để tạo điều kiện nhiều hơn cho tiềm năng quảng cáo của mình.

Advertisement

Tuy nhiên, dù bằng cách nào, từ quan điểm sử dụng và mức tăng trưởng nói chung, TikTok rõ ràng vẫn đang là một nền tảng giành được nhiều ưu thế trên không gian mạng xã hội.

Nhìn vào biểu đồ trên, mặc dù tổng số lượt tải xuống tích luỹ của TikTok thấp hơn các ứng dụng khác của Facebook, nhưng nếu xét về số lượt tải xuống hàng thàng trong những năm gần đây thì không ứng dụng nào vượt qua được TikTok.

Sự thống trị của Facebook là hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự trỗi dậy của TikTok, sự sụp đổ của Twitter và sự hồi sinh của Snapchat là những điều rất thú vị.

Advertisement

Theo dữ liệu của App Annie, lượt tải xuống của Snapchat ở nước ngoài đã tăng 45% trong 12 tháng qua, so với 2 năm trước.

Một phần có thể là do Ấn Độ, nơi Snapchat đã tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi tung ra phiên bản Android vào năm 2019. Đầu năm nay, Snapchat báo cáo rằng họ đã chứng kiến mức tăng trưởng 150% về người dùng tích cực tại thị trường Ấn Độ.

Thương mại trực tuyến, mua sắm trong ứng dụng và các hoạt động bổ sung khác thực sự đang nhắm vào thị trường châu Á, nơi mà những tiềm năng phát triển của các ứng dụng mạng xã hội luôn lớn hơn nhiều so với các khu vực khác ở phương Tây.

Advertisement

Do đó, nếu bạn đang thực sự muốn đánh giá xem các ứng dụng xã hội đang đi đâu và về đầu và những gì các nền tảng này sẽ tập trung vào trong tương lai, bạn có thể nên xem xét các xu hướng áp dụng ở châu Á hoặc xem xét điều gì đang được thu hút ở Trung Quốc.

Bạn có thể tải xuống báo cáo chi tiết của App Annie tại: Evolution of Social Media

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Advertisement

Tra Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement