Skip to main content

Cách thoát khỏi ‘vùng an toàn’ để vươn tới tiềm năng cao nhất của bản thân

10 Tháng Tư, 2021

Mỗi con người chúng ta ai cũng có một niềm tin (Beliefs) riêng, và đôi khi chính niềm tin đó lại là thứ ‘níu’ chúng ta lại trước những tiềm năng và giấc mơ to lớn.

vùng an toàn

Bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có hai loại niềm tin? Có loại niềm tin cho phép chúng ta thành công và ngược lai, cũng có những niềm tin sẽ hạn chế chúng ta phát triển và vươn tới những tiềm năng của bản thân.

Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi. vậy thì niềm tin là gì?

Advertisement

Niềm tin là một loạt các nguyên tắc, ý tưởng, quy tắc hoặc suy nghĩ có nguồn gốc sâu xa từ thời thơ ấu của chúng ta và được cố định trong tiềm thức của chúng ta bởi một thứ ‘siêu quyền năng’ nào đó hoặc là do bởi kinh nghiệm của chính chúng ta.

Chúng ta có thể phân niềm tin thành 2 loại, một loại là trao quyền và cung cấp cho chúng ta năng lương hay sức mạnh để vượt qua giới hạn của bản thân và một loại khác được sinh ra nhằm khiến chúng ta rơi vào vùng an toàn và từ đó chúng ta không thể đạt được các mục tiêu của mình.

Cả hai loại niềm tin này đều ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động và suy nghĩ, niềm tin là những nguyên tắc hành động.

Có nghĩa là, nếu bạn muốn biết một người nào đó tin vào điều gì gì, đừng nhìn vào cách họ nghĩ hay tin, hãy nhìn vào những gì họ làm.

Advertisement

Mỗi con người chúng ta xây dựng những niềm tin cho riêng mình dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, nhưng sau đó chúng ta lại hành động như thể chúng là chân lý tuyệt đối, nói cách khác, chúng ta chỉ là những gì chúng ta làm.

Nếu bạn quan sát một người thành công, bạn chắc chắn sẽ thấy rằng họ có một loạt những niềm tin đầy sức mạnh xung quanh họ.

Những kinh nghiệm của họ đã khiến họ nghĩ rằng không có gì hoặc không có ai có thể ngăn cản được mục tiêu của họ.

Nhưng mặt khác cũng có những người có niềm tin hạn chế. Những người thức dậy mỗi ngày và tự nói với bản thân rằng: “Thành công rất khó”, “Người khác giỏi hơn mình”, “Cần có may mắn để thành công”, “Thu nhập cố định sẽ an toàn hơn”, v.v.

Advertisement

Những loại niềm tin này là thủ phạm khiến chúng ta không đạt được mục tiêu của mình và nói chung là chúng khiến chúng ta sợ hãi, chúng ngăn cản chúng ta phát triển và không cho phép chúng ta nhìn thấy những khả năng tiềm ẩn mà chúng ta có thể có.

Vậy, bạn cần làm gì để thoát khỏi những niềm tin giới hạn đó?

Dưới đây là 10 bước giúp chúng ta loại bỏ những ‘niềm tin hạn chế’ và thay thế chúng bằng ‘niềm tin có sức mạnh’.

1. Xác định niềm tin giới hạn (limiting belief).

Trước tiên, bạn phải xác định niềm tin giới hạn bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau: Tại sao điều này xảy ra với tôi thường xuyên?

Advertisement

Ai đã nói với tôi rằng điều này phải như vậy? Điều gì làm cho tôi nghĩ điều này là đúng? Một số ví dụ về niềm tin hạn chế có thể là: “Tôi sẽ không bao giờ có thể đạt được điều đó”, “Tôi không giỏi thuyết trình trước đám đông”, v.v.

2. Tự hỏi bản thân rằng chúng ta lấy niềm tin đó từ đâu.

Chúng ta cần tự hỏi mình, tôi đã lấy niềm tin này từ đâu? Đó là từ kinh nghiệm hay từ một người có ảnh hưởng nào đó và bối cảnh đang diễn ra là gì? Lý do gì khiến tôi nghĩ như vậy?

3. Tự hỏi bản thân rằng niềm tin này có ích gì đối với chúng ta. (Tích cực và tiêu cực)

Tất cả các niềm tin đều có một số điểm tích cực nhất định, tuy nhiên một số niềm tin lại vô giá trị, ví dụ: Khi còn nhỏ, chúng ta được dạy rằng không nên nói chuyện với người lạ, niềm tin đó là tích cực khi còn nhỏ.

Ngược lại, ở tuổi trưởng thành, niềm tin đó mất giá trị khi chúng ta phải học cách tiếp xúc với những người bên ngoài, kết nối với nhiều mối quan hệ mới.

Advertisement

4. Hãy cho chúng ta cơ hội để thay đổi niềm tin.

Sau khi biết được giá trị của niềm tin và hiểu nó có thể tạo ra sự giới hạn đối với sự phát triển của chúng ta như thế nào, chúng ta phải cho mình cơ hội để thay đổi niềm tin đó bằng một niềm tin mới. Đây là lúc chúng ta bắt đầu xây dựng ý thức mới.

5. Thay thế niềm tin cũ bằng niềm tin mới.

Một khi chúng ta đã quyết định thay đổi niềm tin, chúng ta phải thay thế nó bằng niềm tin tích cực ngược lại.

Ví dụ, chúng ta có thể thay thế niềm tin rằng “Tôi không giỏi thuyết trình trước đám đông” bằng “Tôi chưa có kỹ năng nói trước đám đông.” niềm tin mới này gợi ý rằng các kỹ năng mặc dù không có sẵn, nhưng chúng có thể học được.

6. Làm thế nào tôi có thể cải thiện cuộc sống của mình bằng cách áp dụng niềm tin mới?

Bây giờ, chúng ta phải phân tích các tình huống khác nhau và cách chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình bằng cách áp dụng niềm tin tích cực mới.

Advertisement

Theo ví dụ trước, chúng ta có thể suy luận rằng bằng cách có được những kỹ năng mới, chúng ta không chỉ có thể nói chuyện trước đám đông mà còn giúp chúng ta có thể giao lưu với nhiều người hơn, và từ đó chúng ta dễ thành công hơn.

7. Niềm tin mới này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta như thế nào ?

Theo cách tương tự, chúng ta phải phân tích các kịch bản tiêu cực sẽ như thế nào trong trường hợp chúng ta áp dụng niềm tin mới.

Mục tiêu ở đây là phản ánh cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng xấu đến mức nào khi chúng ta đang cố gắng nuôi dưỡng những niềm tin tích cực mới thay vì niềm tin cũ.

8. Điều tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta là gì nếu tiếp tục với niềm tin cũ?

Như những câu hỏi trước đó, bạn cần phải phân tích xem đâu sẽ là kịch bản tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta nếu chúng ta tiếp tục với niềm tin cũ.

Advertisement

Khi suy ngẫm về câu hỏi này, chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta sẽ tiếp tục như vậy và tức là với những hạn chế tương tự mà niềm tin cũ mắc phải.

9. Điều tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta với niềm tin mới là gì?

Và sau đó hãy tự hỏi mình rằng viễn cảnh tốt nhất sẽ là gì nếu chúng ta thay đổi sang niềm tin mới tích cực hơn. Ví dụ, có kỹ năng nói trước đám đông có thể cải thiện các cuộc họp hay công việc của tôi, hoặc tôi có thể thuyết trình trình bày dự án dễ dàng hơn, v.v.

Einstein từng nói, “Thật điên rồ khi làm đi làm lại một việc nhưng lại hy vọng thu được những kết quả mới. Nếu bạn đang tìm kiếm những kết quả mới, hãy làm những điều khác biệt”.

10. Tạo một kế hoạch hành động để thiết lập và sửa chữa niềm tin mới.

Cuối cùng, những gì chúng ta phải làm là đảm bảo rằng niềm tin tích cực mới đã được ‘cài đặt’ vào trong tiềm thức của chúng ta và những hành động của chúng ta phù hợp với lối suy nghĩ mới này.

Advertisement

Chúng ta phải phát triển một kế hoạch hành động nhỏ với các nhiệm vụ và cam kết bao gồm các hành vi và hình thức ngôn ngữ mới liên quan đến niềm tin tích cực mà chúng ta muốn thực hiện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement