Báo cáo mới đây cho thấy thương hiệu đang ngày càng đầu tư mạnh hơn cho Influencer Marketing (sử dụng người có ảnh hưởng trong các chiến dịch marketing) thay vì là quảng cáo truyền thống.
Theo đó, Influencer Marketing hay Tiếp thị người có ảnh hưởng hiện là một trong các chiến thuật quan trọng nhất trong các bản kế hoạch Digital Marketing. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho Influencer Marketing cũng đang phát triển với tốc độ cao hơn cả các quảng cáo truyền thống (traditional ads) và quảng cáo trên mạng xã hội.
Thông qua báo cáo mới đây về ngành công nghiệp người có ảnh hưởng (Influencer Industry) của Insider Intelligence, các xu hướng mới về cách thương hiệu đang sử dụng người có ảnh hưởng trong các hoạt động marketing cũng đã được tiết lộ.
Dưới đây là một số ý chính bạn có thể tham khảo.
Trước hết, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng và cách các thương hiệu cần điều chỉnh chiến lược của mình để trở nên phù hợp với xu hướng mới, coi những người có ảnh hưởng (Influencer) là những người nổi tiếng (Celeb).
“Chi tiêu marketing cho những người có sức ảnh hưởng sẽ tăng nhanh hơn khoảng 3,5 lần vào năm 2023 so với các khoản chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội. Đó là minh chứng cho khả năng phục hồi của các nhà sáng tạo nội dung, ngay cả khi có những lo ngại lớn về kinh tế và sự cạnh tranh.”
Về tổng thể, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn dựa vào nhà sáng tạo để truyền tải thông điệp thương hiệu của họ. Thay vì với các quảng cáo truyền thống, thông điệp được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu tới khách hàng, điều này có thể tạo ra ít sự tin tưởng hơn so với việc các thông điệp đó đến từ một “bên thứ ba” khác.
Tiếp đó, báo cáo cũng xem xét đến cách làm thế nào để những người có ảnh hưởng nhanh chóng trở thành những nghệ sĩ giải trí quan trọng trong thế hệ của họ, khi có ngày càng nhiều người nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các ngôi sao giải trí truyền thống.
“Rất ít nhà sáng tạo có được sự thành công khi chuyển nỗ lực của họ sang các màn hình lớn hơn (TV), tuy nhiên hiện có nhiều người tiêu dùng hơn đang quan tâm đến điều này, họ có khả năng xem nhiều hơn các chương trình truyền hình có sự góp mặt của những nhà sáng tạo mà họ yêu thích.”
Khi các nền tảng mạng xã hội như TikTok muốn trở thành một phần của ngành giải trí hay thậm chí là mua sắm giải trí (Shoppertainment), xu hướng này càng trở nên phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo (có trả phí) tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng càng nhiều các quảng cáo sáng tạo và khác biệt, thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để khác biệt hoá so với đối thủ và thiết lập vị thế trên thị trường.
Trong thế giới làm marketing, “Top of Mind” là từ khoá mà hiếm có marketer chuyên nghiệp nào lại không biểt đến. Ý tưởng đằng sau điều này là trong một thị trường đông đúc với vô số các đối thủ cạnh tranh, và khi người tiêu dùng chỉ có thể nhớ và lựa chọn mua hàng từ một số ít các thương hiệu (theo nghiên cứu là tối đa 5 thương hiệu trên mỗi danh mục sản phẩm, việc có được một vị trí càng cao trong tâm trí của người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc là thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để bán hàng.
Cơ chế này cũng hoạt động với ngành quảng cáo hay các tác động từ quảng cáo tới tâm trí của người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ có thể nhớ một số ít các mẫu quảng cáo, quảng cáo càng độc đáo và khác biệt thì khả năng được ghi nhớ càng cao.
Theo số liệu mới đây từ Công ty nghiên cứu Zappi đã phân tích 2.300 mẫu quảng cáo ở Mỹ trên hệ thống quảng cáo Amplify của mình và nhận thấy rằng những mẫu quảng cáo mà người xem cho là đặc biệt có nhiều khả năng hiệu quả hơn.
Trên toàn bộ dữ liệu, người xem trung bình đánh giá quảng cáo ở mức 3,81 điểm trên thang điểm 5 về mức độ khác biệt (điểm số cao hơn biểu thị mức độ khác biệt lớn hơn).
Tuy nhiên, những điểm số đó đã thay đổi khi Zappi cắt dữ liệu theo các quảng cáo hiệu quả nhất. Cụ thể, 10% quảng cáo hàng đầu có điểm khác biệt là 4,03; đối với 5% hàng đầu, nó là 4,1. Và đối với 1% hàng đầu, nó là 4,15. Ngược lại, những quảng cáo kém hiệu quả nhất, nằm trong 5% dưới cùng, có điểm xếp hạng là 3,6.
Quảng cáo càng khác biệt và sáng tạo thì càng hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học hành vi khác cũng giải thích tại sao sự khác biệt, sáng tạo hay độc đáo lại có thể có tác động lớn như vậy.
Càng nổi bật thì càng cơ nhiều cơ hội để được “ở lại” trong tâm trí.
Để quảng cáo có thể mang lại sức ảnh hưởng tốt nhất, việc quảng cáo xuất hiệu vào đúng thời điểm chính là chìa khoá. Và đây cũng chính là lúc tính khác biệt có thể phát huy sức mạnh lớn nhất của nó.
Một loạt các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã được thực hiện và có cùng một kết quả là con người có xu hướng ghi nhớ tốt nhất những gì khác biệt so với số còn lại.
Liên hệ đến lĩnh vực quảng cáo. Nếu các mẫu quảng cáo của thương hiệu tương tự như vô số các mẫu quảng cáo khác mà họ thấy trên thị trường, khách hàng của thương hiệu có thể khó nhớ đến thương hiệu hơn.
Ngược lại, nếu nó là một thứ gì đó khác biệt (khác biệt hoàn toàn), cơ hội thương hiệu được nhận diện và ở lại trong tâm trí của họ là rất lớn.
Ví dụ bên dưới là TVC quảng cáo của thương hiệu Doritos (chuyên sản xuất snack), đây là quảng cáo được xếp hạng trong 0,2% quảng cáo hàng đầu của Zappi.
Quảng cáo này không chỉ khác biệt trong cách thể hiện, bạn hoàn toàn có thể hiểu được thông điệp chính của thương hiệu ngay cả khi bạn tắt tiếng.
Càng kích thích sự quan tâm thì tác động mang lại càng cao.
Một cách để trở nên nổi bật hay khác biệt là tạo ra yếu tố bất ngờ cho khách hàng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng điều này có khả năng thu hút sự chú ý – và do đó chúng mang lại tiềm năng thuyết phục cao.
Một nghiên cứu tại Đại học California cho thấy, mọi người thường có xu hướng làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là ‘kịch bản’ (có sẵn).
Ý tưởng đằng sau điều này là khi mọi người gặp phải những tình huống thông thường, thay vì phải đánh giá hay phân tích chúng, họ chỉ cần thực hiện những phản xạ vốn được lập trình sẵn.
Trong trường hợp thứ xuất hiện không phải là thứ mà họ thường vẫn thấy, họ sẽ tiến hành nhận diện vấn đề lần đầu và chính vì điều này, nó có khả năng “ở lại” trong tâm trí của họ nhiều hơn.
Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, hầu hết người tiêu dùng đều có sẵn một kịch bản trong đầu khi họ gặp phải những mẫu quảng cáo hay thông điệp mà họ vẫn thấy “ở đâu đó”, họ thường phớt lờ các quảng cáo này.
Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là việc theo đuổi những ý tưởng hay tình huống mà khách hàng ít ngờ tới nhất có khả năng tạo ra nhiều phản hồi và tương tác nhất.
Phá vỡ các quy tắc thông thường.
Được chú ý và được nhớ đến luôn là một cái đích quan trọng của marketing, nhưng thương hiệu sẽ thành công hơn nếu họ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
Nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ các quy tắc thông thường cũng có thể khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt và được đánh giá cao hơn.
Được thực hiện bởi giáo sư Harvard Francesa Gino, khi một nhóm người được yêu cầu đánh giá địa vị và năng lực của một vị Giáo sư thông qua hình dáng bên ngoài, giữa một giáo sư ăn mặc chỉnh tề (mặc vét và không có râu) và một vị khác ăn mặc khác thường (áo thun đơn giản và có râu), kết quả là vị Giáo sư có râu được đánh giá là có năng lực hơn.
Khác biệt và “không tuân theo cách nghĩ thông thường” rõ ràng là có thể mang lại những tác động lớn hơn, và trong khi đây chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận mà thương hiệu có thể sử dụng, từ góc độ sáng tạo, đây là một nơi đơn giản mà thương hiệu có thể bắt đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google xác nhận rằng nền tảng đang khám phá các định dạng quảng cáo khác nhau trong phần kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm bằng Generative AI (SGE).
Trong một thông báo mới đây, Google đã xác nhận rằng nền tảng đang phát triển các định dạng quảng cáo khác nhau để sớm đưa vào phần kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm bằng AI.
Trong khi doanh thu của Google phần lớn đến từ quảng cáo, việc Google gấp rút quá trình này cũng là điều khá dễ hiểu.
Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 được công bố mới đây, CEO Alphabet và Google Sundar Pichai cho biết nền tảng có kế hoạch thử nghiệm các định dạng quảng cáo tự nhiên (Native Ads) vốn phù hợp với trải nghiệm tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (SGE).
Google bắt đầu giới thiệu về trải nghiệm tìm kiếm dựa trên AI trong Google I/O, một hội nghị dành riêng cho các nhà phát triển của Google diễn ra vào tháng 5 mới đây.
Để có thể hình dung rõ hơn về cách Google sẽ hiển thị quảng cáo, bên dưới là hình ảnh ví dụ cụ thể. Theo đó, thẻ ‘Sponsored” là cách để Google phân biệt các nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.
Theo báo cáo mới đây, doanh thu của Google 76,69 tỷ USD trong quý 3 năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh quảng cáo chiếm 59,65 tỷ USD doanh thu (tương đương hơn 70% tổng doanh thu) và Cloud mang về 8,41 tỷ USD.
Google cho biết mọi người đang xem Shorts hơn 70 tỷ lượt mỗi ngày – tăng từ mức 50 tỷ lượt xem hàng ngày được công bố trước đó vào tháng 2. Trong thu nhập quý 2 năm 2023, Google cho biết có hơn 2 tỷ người đăng nhập hàng tháng vào Shorts.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu giúp các nhà xuất bản (Publisher), ứng dụng hay các website kiếm tiền quảng cáo từ các trải nghiệm trò chuyện được hỗ trợ bởi AI (AI-powered chat), Microsoft vừa giới thiệu cổng tích hợp API mới.
Kể từ khi ra mắt phiên bản Bing hoàn toàn mới được hỗ trợ bởi AI (Bing AI) vào tháng 2, Microsoft đã nhận được khá nhiều phản hồi tích cực khi có đến hơn nửa tỷ cuộc trò chuyện và 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trên Bing.
Trong khi sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) là không thể chối cãi, điều quan trọng là phải suy nghĩ về cách giá trị của nó được sử dụng trên toàn bộ hệ sinh thái.
Quảng cáo (Advertising) là mô hình kinh doanh chính có thể thúc đẩy sự đổi mới trên hệ thống web mở và miễn phí (open web), đồng thời nó cũng là động lực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện sứ mệnh của họ.
Để có thể giúp các doanh nghiệp, các nhà xuất bản hay các ứng dụng (app) kiếm tiền từ các quảng cáo thông qua trải nghiệm trò chuyện của người dùng, Microsoft đã ra mắt API quảng cáo mới.
Hiển thị quảng cáo từ các cuộc trò chuyện thông qua API của Microsoft.
Theo Microsoft, công ty này đang ở một vị trí thuận lợi để khám phá cách tích hợp quảng cáo vào các cuộc trò chuyện theo cách hữu ích và tự nhiên nhất.
API quảng cáo mới là giải pháp giúp các nhà xuất bản, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến có thể linh hoạt tùy chỉnh trải nghiệm của họ với quảng cáo và tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn thông qua các cuộc trò chuyện của người dùng với nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu rõ đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp hơn chính họ, API quảng cáo của Microsoft cũng cho phép doanh nghiệp (đơn vị tích hợp API) chọn định dạng quảng cáo mà họ tin là tối ưu cho đối tượng của mình.
API quảng cáo dành cho các cuộc trò chuyện (Ads for Chat API) của Microsoft có thể phân phối quảng cáo trên các nền tảng của Microsoft lẫn các doanh nghiệp khác.
Mặc dù mọi thứ chỉ là mới bắt đầu, Microsoft cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong kỷ nguyên tìm kiếm mới bằng AI này, kỷ nguyên tìm kiếm từ các chatbot AI.
Tương lai của việc khai thác quảng cáo từ các trải nghiệm trò chuyện được hỗ trợ bởi AI.
Theo Microsoft, nền tảng này có thể hỗ trợ khai thác lợi ích từ các cuộc trò chuyện bằng AI theo nhiều cách, cho dù là việc kiếm tiền từ các quảng cáo kết hợp với các kết quả tự nhiên dựa trên thuật toán hay chỉ để kiếm tiền từ quảng cáo.
Vì mọi thứ còn quá mới, Microsoft hiện đang chủ động nhận các phản hồi từ các nhà xuất bản hay doanh nghiệp về cách tích hợp quảng cáo vào các cuộc trò chuyện.
“Chúng tôi nhận thấy rằng mỗi nhà xuất bản, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến đều có nhu cầu riêng, tùy thuộc vào các yếu tố như thiết bị chính mà đối tượng mục tiêu hay người dùng của họ sử dụng hoặc cách người dùng của họ tương tác với nội dung.
Chúng tôi cũng đang ngồi lại với các nhà quảng cáo để xác định nhu cầu của họ và giúp họ định hình lại tương lai của trải nghiệm mới này.
Cùng nhau, chúng tôi có thể xây dựng nên một làn sóng web tiếp theo (next generation of the web) theo cách có lợi cho cả nhà xuất bản, ứng dụng, dịch vụ trực tuyến, người tiêu dùng lẫn nhà quảng cáo.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft vừa công bố báo cáo doanh thu quý 1 năm 2023, trong đó doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4%, doanh thu của LinkedIn tăng 7.6%.
Theo đó, mặc dù mảng kinh doanh quảng cáo của Microsoft cũng tăng trưởng, tuy nhiên ở một con số khá khiêm tốn trong quý đầu tiên của năm 2023.
Doanh thu từ quảng cáo và tìm kiếm tăng 3,4% lên hơn 3 tỷ USD, bao gồm cả chi phí mua lại lưu lượng truy cập (web traffic) mà Microsoft phải trả cho các nhà xuất bản.
Theo báo cáo, phần doanh thu tăng lên của Microsoft là do khối lượng tìm kiếm từ các sản phẩm của Microsoft (ví dụ như Bing AI) tăng lên, đồng thời, thương vụ mua lại Xandr, một nền tảng mua bán quảng cáo (ads buying platform), cũng góp một phần doanh thu cho Microsoft.
Doanh thu của mạng xã hội LinkedIn tăng 7,6%. Microsoft cho biết sự gia tăng này là nhờ các sản phẩm Giải pháp Nhân tài (Talent Solutions) của mình. Lượng phiên truy cập vào mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới cũng tăng 15%.
Tốc độ tăng trưởng chậm của Microsoft cũng cho thấy nhu cầu quảng cáo (Advertising) đang có phần chững lại, đó cũng là lý do tại sao Microsoft lại liên tục thúc đẩy công cụ tìm kiếm Bing (Bing AI) cũng như các sản phẩm AI khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về thuật ngữ Ads (Ads là từ viết tắt của Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo) như: Ads là gì? Digital Ads là gì? Lịch sử hình thành khái niệm Ads? Chạy Ads là gì? Vai trò của Ads trong Marketing? Các hình thức hay loại hình Ads (Quảng cáo) phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới? và hơn thế nữa.
Ads là gì? Ads là từ viết tắt của Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Ads có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thuật ngữ Ads hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài:
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
Luật quảng cáo (Ads Law) là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Ads là gì?
Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.
Ads là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thuật ngữ Ads gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Cũng tương tự như marketing, Ads cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.
Ads là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.
Các nhà tài trợ cho Ads thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ads được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.
Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Ads hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Marketing Ads là gì?
Trong khi thuật ngữ Marketing Ads được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên về bản chất thì đây là một từ không đúng nghĩa. Như đã phân tích ở trên, Ads là từ viết tắt của Advertising và Advertising chỉ là một công cụ trong Marketing bên cạnh các công cụ khác như PR, khuyến mãi hay bán hàng cá nhân, tất cả các công cụ này thuộc P4 (Promotion) trong Marketing Mix.
Digital Ads là gì?
Digital Ads trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.
Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Ads trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).
Chạy Ads là gì?
Chạy Ads thực ra là một từ khá “dân dã”, dùng để chỉ hoạt động chạy quảng cáo (Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo), bao gồm việc xây dựng, thiết lập và tối ưu quảng cáo.
Liên quan đến việc chạy ads, có một câu hỏi cũng khá phổ biến đó là “chạy ads có phải là một nghề không?” hay “Nghề chạy ads là gì?”.
Trên thực tế, chạy ads cũng giống như các công việc khác, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp hay thậm chí là nhận các dự án bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Do đó, có thể khẳng định rằng chạy ads cũng là một nghề.
Ads Industry là gì?
Ads Industry hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Ads Agency).
Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Ads lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.
Ads: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Ads Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
Ads Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Ads Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Ads Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.
Ads Campaign: Ads Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).
Ads Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
Ads Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Ads Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
Ads Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Trong khi cả Ads và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Ads vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?
Trong khi với Ads, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Ads, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.
Như đã phân tích ở trên, Ads vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.
Vậy mối quan hệ giữa Ads với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.
Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.
Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động Marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).
Như bạn có thể thấy ở trên, Ads hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.
Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.
4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Ads là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Ads đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.
Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Ads có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.
Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Ads nào, Ads vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.
Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).
Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Ads nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.
Tuy nhiên, khi Ads được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Ads cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Bên cạnh các hình thức Ads truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Ads hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.
Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:
Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?
Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Khi nói đến các loại hình hay hình thức Ads, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Ads sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.
1. Traditional Ads vs Modern Ads
Traditional Ads là gì?
Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Ads cũng có thể được phân loại theo cách này.
Traditional Ads có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…
Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).
Modern Ads là gì?
Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Ads hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).
Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.
Modern Ads bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Ads hay Online Ads (Internet Ads).
Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.
Trong khi Traditional Ads chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Ads hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.
Với tư duy Modern Ads, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.
2. Digital/Online Ads vs Offline Ads.
Online Ads là gì?
Đúng với bản chất của khái niệm, Online Ads hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.
Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Ads.
Một số hình thức Online Ads phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.
Offline Ads là gì?
Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Ads có thể được xếp vào Offline Ads(quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).
Một số hình thức Offline Ads có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.
3. Brand Ads vs Performance Ads.
Brand Ads là gì?
Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Ads hay quảng cáo thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Ads không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Ads với Performance Ads là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).
Performance Ads là gì?
Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Ads (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.
Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Ads Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Ads với Performance Ads, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.
Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.
Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Ads.
Ngoài ra, liên quan đến Performance Ads và Brand Ads tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.
Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Ads cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.
4. Display Ads vs Search Ads.
Display Ads là gì?
Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Ads hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.
Display Ads (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).
Hầu hết các Ads bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Ads.
Ngoài ra, một số hình thức Ads khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Ads hay Native Ads đều thuộc hệ sinh thái Ads lớn hơn là Display.
Search Ads là gì?
Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Ads(quảng cáo tìm kiếm).
Phần lớn các Search Adsxuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).
Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.
5. Paid Ads vs Organic Ads.
Paid Ads là gì?
Paid Ads là hình thức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Ads (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.
Organic Ads là gì?
Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Ads), Organic Ads còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
Ads là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Ads mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
Ads không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Ads truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Ads trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ads là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Ads khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Ads (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.
Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Ads, các thành phần hay yêu cầu Ads có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.
Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.
Ads Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Các nền tảng Ads phổ biến nhất toàn cầu.
Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng Ads phổ biến như bên dưới:
Google Ads.
Facebook Ads.
TikTok Ads.
Twitter Ads.
Instagram Ads.
LinkedIn Ads.
YouTube Ads.
Ads Law là gì?
Ads Law hay Advertising Law được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Tại Việt Nam, Ads Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.
Ads thường được viết tắt là gì?
Thuật ngữ Ads thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Ads) và QC trong tiếng Việt.
Quảng cáo Facebook Ads là gì?
Trong khi có không ít người (marketer mới) sử dụng cụm từ “Quảng cáo trên Facebook Ads”, thực chất đây là cách gọi sai. Ví bản thân cụm từ “Ads” đã mang ý nghĩa là “Quảng cáo” nên cách viết đúng sẽ là “Quảng cáo Facebook” hoặc “Facebook Ads”, khái niệm dùng để chỉ việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook.
Advertisements hay Adverts là gì?
Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.
Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.
Mục đích của Advertsing là gì?
Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Ads có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.
Ads Business là gì?
Khái niệm Ads Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Ads Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.
Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.
Programmatic Ads là gì?
Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Ads có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.
Ads Agency là gì?
Ads Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Ads Services), Ads Agency đồng nghĩa với cụm từ Ads Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.
Contexual Ads là gì?
Contexual Ads có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.
Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.
Ads Technology hay Adtech là gì?
Ads Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.
Native Ads là gì?
Native Ads là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.
Advertiser là gì?
Trong ngành Ads, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).
Place an Advertisement là gì?
Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.
Multi-platform Ads là gì?
Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.
Immersive Ads là gì?
Immersive Ads là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.
Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.
Audio Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.
Personalized Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.
Dynamic Ads là gì?
Dynamic Ads hay Dynamic Creatives là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Ads là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.
Social Media Ads là gì?
Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.
Inventory Ads là gì?
Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.
Entertaining Ads là gì?
Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.
Performance Based Ads (Ads) là gì?
Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.
Content connected video Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.
Non Commercial Ads là gì?
Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.
Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.
Chạy Ads hay Set Ads là gì?
Chính là công việc thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, có thể là trên Facebook, Google hay bất cứ nền tảng nào khác.
Ads Manager là gì?
Ads Manager có nghĩa là trình quản lý quảng cáo, các Ads Manager phổ biến hiện có như Facebook Ads Manager, TikTok Ads Manager hay Google Ads Manager.
Lead Ads là gì?
Là khái niệm mô tả các quảng cáo được xây dựng với mục tiêu là tìm kiếm Lead hay khách hàng tiềm năng. Thay vì là quảng cáo với mục tiêu xây dựng thương hiệu hay bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm những khách hàng có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Phần mềm chạy Ads là gì?
Phần mềm chạy ads thường được sử dụng đề cập đến các công cụ hỗ trợ quá trình chạy ads, từ việc cài đặt đến tối ưu. Tuy nhiên phần lớn các phần mềm chạy ads đều theo hướng spam (Buff). Để chạy ads đúng quy định, nhà quảng cáo chỉ cần sử dụng trình quản lý quảng cáo do các nền tảng quảng cáo cung cấp.
Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Ads năm 2024.
Theo báo cáo dự báo về ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số năm 2024 (Digital Ads Spending 2024) từ Business Intelligence, dưới đây là một số con số đáng quan tâm nhất.
Thị trường Digital Ads có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13% (tốc độ tăng trưởng hàng năm của quảng cáo truyền thống chỉ là 2.4%).
Search Ads là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
Social Media Ads chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về thuật ngữ Ads (Advertising) trong ngành quảng cáo và marketing. Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.
Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ ads là gì, các kỹ thuật chạy Ads và tối ưu Ads trong Marketing, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Ads.