Skip to main content

Thẻ: Airbnb

Case Study từ Airbnb: Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?

Thông qua Case Study của gã khổng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb, người làm Marketing sẽ có thêm góc nhìn về việc nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing.

Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?
Case Study từ Airbnb: Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?

Thông qua báo cáo doanh thu mới đây, gã khồng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb đã công bố mức lợi nhuận quý thứ 4 tốt nhất từ trước đến nay, sau 2 năm cắt giảm chi tiêu marketing tổng thể, đồng thời chuyển ngân sách từ các hoạt động Performance Marketing sang Brand Marketing, tức tập trung xây dựng thương hiệu.

Theo đó, thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt 506 triệu USD (417 triệu bảng Anh) trong 3 tháng cuối cùng của năm tài chính, tăng từ mức 333 triệu USD (274 triệu bảng Anh) một năm trước đó.

Lợi nhuận tăng trong khi doanh thu cũng tăng 24% lên 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh), doanh thu quý thứ tư cao nhất của Airbnb từ trước đến nay.

Trong cả năm, EBITDA điều chỉnh đạt mức 2,9 tỷ USD (2,4 tỷ bảng Anh), tăng từ 1,6 tỷ USD (1,3 tỷ bảng Anh) vào năm 2021, doanh thu tăng 40% lên 8,4 tỷ USD (6,9 tỷ bảng Anh). Tỷ suất lợi nhuận ròng của Airbnb đạt mức 23% và thu nhập ròng (net income) là 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh).

Khi doanh thu tăng lên, ngân sách chi tiêu cho các hoạt động markeing (tiếp thị) và bán hàng của Airbnb cũng tăng theo. Chi tiêu trong năm đã tăng 27,8% lên 1,5 tỷ USD (1,25 tỷ bảng Anh), bao gồm mức tăng 19,7% cho chi tiêu trong quý 4, lên 490 triệu USD (337 triệu bảng Anh). Đặc biệt, phần lớn ngân sách marketing được sử dụng cho các hoạt động Brand Marketing, tức tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.

Kể từ đầu năm 2021, sau những ảnh hưởng của Covid-19, Airbnb đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách marketing tổng thể, đồng thời chuyển các khoản đầu tư từ Performance Marketing và SEO sang thương hiệu (Brand) và PR.

CEO của Airbnb, ông Brian Chesky cho biết vai trò ưu tiên hàng đầu của Marketing tại Airbnb là “Giáo dục khách hàng” chứ không phải là “Chuyển đổi hay tìm kiếm khách hàng trực tiếp”.

Các chiến dịch Marketing theo đó tập trung theo hướng làm thương hiệu hơn là bán hàng.

Ngoài ra, PR là một phần quan trọng khác của Airbnb. Về tổng thể, có hàng trăm ngàn bài báo đã được viết về Airbnb vào năm 2022 và gần 90% lưu lượng truy cập của nền tảng vẫn là trực tiếp (Direct Traffic).

Giám đốc tài chính (CFO) của Airbnb, ông Dave Stephenson nói thêm rằng “sự thay đổi chiến lược trong chi tiêu Marketing đã được chứng minh bằng hiệu suất kinh doanh vô cùng hiệu quả từ năm 2020 đến năm 2022.”

Nói về chiến lược định hướng trong tương lai, Airbnb đã xác định 3 ưu tiên chiến lược hàng đầu bao gồm: đưa dịch vụ cho thuê trở thành sản phẩm chính, hoàn thiện các dịch vụ cốt lõi và xây dựng nền tảng cho các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.

Theo CEO Chesky, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu tư vào Marketing để nâng cao nhận thức về thương hiệu, giáo dục khách hàng về các dịch vụ và ưu đãi mới của Airbnb, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn

Đôi khi, lời nói chứa đựng sức mạnh to lớn nhất phát ra từ một thương hiệu lại là những từ hết sức đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi”.

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn
Fox Business

Nếu được truyền tải tốt, lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng thu dọn cả một thảm họa của doanh nghiệp và làm tan biến hết tất thảy mọi suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt, lời xin lỗi sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. Và, dưới đây là 10 bài học về những lời xin lỗi chân thành và tác dụng to lớn từ các doanh nghiệp lớn.

1. KFC.

Đầu năm 2018, do trục trặc trong khâu vận chuyển thịt gà, hơn một nửa trên tổng số 900 cửa hàng KFC tại Anh đã phải tạm thời ngưng hoạt động.

Khó chịu trước việc này, hàng loạt thực khách đã bày tỏ sự bất mãn của mình trên mạng xã hội. Và, để xoa dịu làn sóng bất bình này, KFC đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, mang theo thông điệp tự châm biếm bản thân một cách hết sức hài hước.

Được biết, ngay sau sự cố, KFC đã công khai đăng lời xin lỗi lên trang quảng cáo của nhiều tờ báo tại London. Khéo léo lấy hình ảnh chiếc hộp đựng gà quen thuộc nhưng nay đã trống không, thương hiệu gà rán còn nhanh trí chơi chữ, biến cái tên KFC thành FCK (viết tắt của từ fuck, với ngụ ý: tiêu đời chúng tôi rồi). Bên dưới là đôi dòng xin lỗi, giải thích vấn đề và lời hứa sẽ không phạm sai lầm này thêm một lần nào nữa.

2. PricewaterhouseCoopers.

Nhiều người vẫn chưa quên sự cố tại lễ trao giải Oscar vào năm 2017, khi giải thưởng Phim Xuất sắc nhất bị trao nhầm cho “La La Land” thay vì “Moonlight”.

Trách nhiệm của sai lầm này thuộc về PricewaterhouseCoopers (PwC) – công ty kiểm toán đảm nhận việc kiểm tra phiếu bầu. Thay vì biện minh, PwC đã thẳng thắn nhận sai cũng như đưa ra lời xin lỗi rõ ràng và nhanh chóng.

Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn, PwC đã xin lỗi tất cả những người có liên quan và gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân đã giúp giải quyết tình huống.

3. O.B. Tampons.

Có lẽ, một trong những cách tốt nhất để gửi lời xin lỗi là thông qua một bài hát. Vào năm 2010, một dòng sản phẩm băng vệ sinh dạng ống của O.B. đ

ột nhiên biến mất tại các cửa hàng do vấn đề phát sinh từ nhà cung cấp, khiến cho người tiêu dùng vô cùng phẫn nộ. Giải quyết tình huống này, Johnson & Johnson – công ty mẹ của O.B. – đã quay một MV xin lỗi và gửi đến hơn 65.000 khách hàng nữ của mình.

Tổng cộng, MV này có tới 10.000 phiên bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một cái tên riêng thường gặp của phụ nữ.

Nhờ vận dụng tốt yếu tố cá nhân qua việc đề cập đến tên riêng của mỗi người, MV này đã giúp O.B. biến một thảm họa sắp diễn ra trên truyền thông trở thành một chiến dịch PR hết sức thành công.

4. Apple.

Với lượng fan hùng hậu, không thể phủ nhận việc Taylor Swift là một nữ sĩ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, sẽ thật không may cho doanh nghiệp nào bị cô ca sĩ này tẩy chay; và Apple đã từng phải đối mặt với tình huống như thế.

Apple Music đã bị Taylor Swift tẩy chay sau khi dịch vụ này cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trong 3 tháng mà không trả tiền cho các nghệ sĩ.

Trên Tumblr, Swift đã đăng một bài viết phản đối hành động này. Ngay lập tức, Apple đã lên Twitter xin lỗi, cam kết sẽ thay đổi chính sách cũng như trả tiền cho nghệ sĩ.

5. Airbnb.

Vào tháng 12/2015, Airbnb đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc kèm theo bằng chứng là một bài nghiên cứu thuộc trường Harvard cùng làn sóng phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, CEO của Airbnb đã chủ động đề cập đến vấn đề này thông một email được gửi đến toàn thể nhân viên.

Sau sự kiện này, Airbnb cũng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc bằng cách ban hành một chính sách mới, đi kèm với một chiến dịch triển khai và kiểm tra sát sao.

6. JetBlue.

Một trong những thảm họa truyền thông nổi cộm nhất của ngành hàng không là sự kiện hành khách của hãng hàng không JetBlue bị bỏ rơi và mắc kẹt trên đường băng trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Sau sự cố, David Neeleman – nhà sáng lập kiêm CEO của JetBlue đã đăng một đoạn video xin lỗi với nội dung chưa qua biên tập trên YouTube.

Trong đó, ông hứa sẽ không để những sự việc đáng tiếc như thế xảy ra trong tương lai, đồng thời cam kết củng cố dịch vụ khách hàng theo đúng với danh tiếng vốn có của JetBlue bằng một bản tuyên bố bảo vệ quyền khách hàng.

7. Netflix.

Quay lại thời mà DVD còn là một sản phẩm quan trọng của Netflix, công ty này đã từng tách ra hai loại giá cả và thu phí riêng – một là thu phí dịch vụ phát sóng, còn lại là giá của DVD.

Việc này đã khiến cho giá cả tăng hơn 60% so với trước kia, và người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng về điều này. Chính hành động này đã khiến giá cổ phiếu Netflix lao dốc gần 50%.

Reed Hastings – CEO của Netflix – đã công khai gửi email xin lỗi đến từng tài khoản khách hàng. Nhờ lời xin lỗi chân thành, thái độ thừa nhận sai lầm, và sửa chữa lỗi sai, Netflix đã kịp thời cứu vãn tên tuổi của mình.

8. Sony.

Vào năm 2011, hãng Sony trở thành nạn nhân của một trong những vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử, khi thông tin cá nhân của 77 triệu game thủ PlayStation bị rò rỉ, CEO của Sony đã công khai xin lỗi, ghi nhận những sự cố phát sinh cũng như nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, các game thủ còn được tặng một món quà xin lỗi là một tháng chơi PlayStation Plus miễn phí và gói bảo hiểm thông tin cá nhân để xoa dịu làn sóng phẫn nộ.

9. Toyota.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của hãng xe hơi Nhật Toyota xảy đến vào năm 2010, khi 8 triệu chiếc xe hơi bị thu hồi và gần 90 người tử vong do tai nạn gây ra bởi lỗi phát sinh trong các chiếc xe này. Akio Toyota – CEO của Toyota – đã gửi lời chia buồn và xin lỗi chân thành đến các gia đình nạn nhân cũng như tất cả khách hàng.

Để chắc rằng mọi người đều nhận được lời xin lỗi này, Toyota đã thực hiện cả một chiến dịch quảng cáo; trong đó, thừa nhận việc hãng đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời công bố trên các tờ báo lớn về việc hãng sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

10. Domino’s Pizza.

Có thể nói, đến năm 2009, nguy cơ khủng hoảng truyền thông phát sinh từ mạng xã hội mới được các doanh nghiệp nhìn nhận kỹ càng hơn thông qua sự cố của Donimo’s Pizza.

Khi đó, hai nhân viên của thương hiệu pizza này đã quay một video ghi lại cảnh họ hắt hơi vào bánh pizza, nhét phô mai vào mũi rồi để chúng lên bánh giao cho khách. Video này sau đó đã lập tức gây bão trên mạng xã hội.

Để giải quyết tình hình, Chủ tịch của Domino – Patrick Doyle – đã quay một video gửi lời xin lỗi chân thành đến thực khách. May mắn là, lời xin lỗi kịp lúc ấy đã giúp lấy lại danh dự cho Domino và tái khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thương hiệu này.

Kết: Dù tình huống và cách thức xin lỗi từ các doanh nghiệp là khác nhau, nhưng những câu chuyện kể trên cho thấy, một lời nhận lỗi chân thành và kịp lúc có thể giúp xoay chuyển cục diện.

Ngoài ra, việc thừa nhận trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết vấn đề còn có thể giúp doanh nghiệp tái thiết lập cảm tình và sự tin cậy của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Airbnb dự kiến sẽ IPO vào tháng 12 này với giá trị khoảng 18 tỉ USD

Cả Airbnb và DoorDash đều dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 12.

Nhu cầu về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã sôi động trở lại ở phố Wall. Dẫn đầu là hai công ty từ thung lũng Silicon Airbnb và DoorDarsh. Cổ phiếu của hai công ty này dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trong tháng 12.

Trong hồ sơ mới nhất nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ hôm 30/11, DoorDash cho biết, mức giá dự kiến của công ty vào khoảng 75-80 USD/cổ phiếu với mức phát hành khoảng 317,7 triệu cổ phiếu.

Theo CB Insights, với mức giá dự kiến cao nhất, DoorDash sẽ được định giá khoảng 27 tỷ USD, tăng so với mức 16 tỷ USD trong lần gần đây nhất dịch vụ giao hàng này huy động vốn từ các thị trường tư nhân.

DoorDash được nhận định sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và công chúng. Startup hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn, cạnh tranh với Uber và Grubhub – công ty đã bị Just Eat Takeaway.com, một công ty của Hà Lan thâu tóm trong mùa hè vừa qua.

Airbnb cũng được theo dõi sát sao để đánh giá mức độ phục hồi của ngành khách sạn sau khi dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch giảm mạnh. Công ty này được định giá 18 tỷ USD vào đầu năm nay, thấp hơn đáng kể mức 31 tỷ USD trước đại dịch.

DoorDash và Airbnb không phải là kỳ lân duy nhất được kỳ vọng sẽ ra mắt thị trường đại chúng trước cuối năm nay.

Ứng dụng mua sắm trực tuyến Wish đã nộp đơn xin IPO. Theo CB Insights, công ty trị giá 11,2 tỷ USD. Và nền tảng trò chơi điện tử Roblox, với định giá 4 tỷ USD, cũng đang có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán.

Instacart, công ty xử lý thanh toán Stripe và ứng dụng giao dịch chứng khoán nổi tiếng Robinhood đều được cho là đang xem xét IPO vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo NDH

Airbnb nộp đơn IPO

Nền tảng chia sẻ chỗ ở dự kiến niêm yết trên sàn Nasdaq với mã chứng khoán “ABNB”.

Dù bị đại dịch tàn phá hoạt động kinh doanh, Airbnb vẫn sẵn sàng cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm nay. Công ty này hôm qua (16/11) đã nộp đơn xin làm IPO, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý III.

Theo đó, nền tảng chia sẻ chỗ ở ghi nhận doanh thu, lợi nhuận lần lượt là 1,34 tỷ USD và 219 triệu USD quý trước. Cùng kỳ năm ngoái, Airbnb đạt doanh thu 1,65 tỷ USD, lãi 227 triệu USD. Đây cũng là quý duy nhất công ty có lãi trong năm 2019. Theo kế hoạch, Airbnb sẽ niêm yết trên sàn Nasdaq với mã “ABNB”.

Nửa đầu năm nay là khoảng thời gian khó khăn với ứng dụng cung cấp dịch vụ đặt phòng có mặt tại 220 quốc gia này. Đến hết tháng 6, Airbnb ghi nhận khoản lỗ 916 triệu USD.

Bản cáo bạch của Airbnb được công bố trong bối cảnh đại dịch ngày càng nghiêm trọng. Số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã vượt 11 triệu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo mọi người ở nhà là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm.

“Một làn sóng dịch mới đã xuất hiện trong quý IV”, Airbnb viết trong cáo bạch và cảnh báo lượng đặt phòng giảm mạnh so với quý III.

Airbnb thông báo kế hoạch trở thành công ty đại chúng từ tháng 9 năm ngoái. Năm nay, công ty đã phải sa thải một phần tư nhân sự vì đại dịch.

Trong thư gửi nhân viên hồi tháng 5, CEO Brian Chesky cho biết hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề và doanh thu năm nay dự kiến giảm hơn nửa so với năm 2019.

Được thành lập năm 2008 với tên gọi Airbed & Breakfast bởi Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk, startup này đã làm đảo lộn thị trường khách sạn với ý tưởng chia sẻ phòng trong nhà cho người lạ.

Dần dần, Airbnb mở rộng sang cung cấp cả dịch cho thuê nguyên căn hộ, nhà và khách sạn, cũng như các trải nghiệm du lịch. Là một trong những startup giá trị nhất thế giới, Airbnb có thời điểm được định giá tới 31 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Airbnb nộp đơn IPO

Nền tảng chia sẻ phòng trọ Airbnb làm IPO bất chấp ngành du lịch đang bị Covid-19 tàn phá, khiến họ phải sa thải một phần tư lao động.

Hôm qua (19/8), Airbnb thông báo đã nộp tài liệu lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Thành lập năm 2008, Airbnb tạo ra sự đột phá cho ngành khách sạn khi giúp các cá nhân cho thuê phòng trong nhà của mình cho khách du lịch. Công ty này đã trở thành một trong những startup giá trị nhất thế giới, có thời điểm được định giá 31 tỷ USD.

Airbnb trước đó cho biết đã có lãi năm 2017 và 2018. Điều này ngược với nhiều kỳ lân (startup được định giá tỷ USD trở lên) khác, khi thua lỗ trước và thậm chí sau khi IPO. Dù vậy, năm 2019, Airbnb được cho là thua lỗ.

Đại dịch đang khiến việc kinh doanh của Airbnb và các chủ nhà tham gia mạng lưới này điêu đứng. Hồi tháng 5, CEO Brian Chesky viết thư cho các nhân viên nói rằng việc kinh doanh của hãng “chịu ảnh hưởng nặng” và doanh thu năm nay dự kiến chưa bằng nửa năm ngoái. Anh cũng thông báo Airbnb sẽ chia tay với gần 1.900 nhân viên trên toàn cầu.

Dù vậy, chỉ một tháng sau, Chesky cho biết trên CNN rằng anh sẵn sàng làm IPO, bất chấp suy thoái kinh tế. “Chúng tôi không loại trừ phương án này, nhưng hiện tại chưa thể cam kết điều gì cả. Chúng tôi vẫn bỏ ngỏ mọi lựa chọn”, anh nói.

Hội đồng quản trị Airbnb hiện có nhiều cái tên nổi tiếng, như cựu CEO American Express Kenneth Chenault hay cựu lãnh đạo Pixar Ann Mather. Chesky cũng nhận được sự cố vấn của nhiều người, như Warren Buffett, Bob Iger hay cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Cũng như nhiều startup trong nền kinh tế chia sẻ, Airbnb gặp nhiều rắc rối pháp lý suốt thời gian qua với giới chức các nước.

Trong đại dịch, nhiều thành phố thậm chí không cho phép thuê ngắn hạn, khiến các chủ nhà buộc phải chuyển hướng sang cho thuê 30 ngày hoặc hơn.

IPO của Airbnb cũng có thể là phép thử với sự quan tâm của nhà đầu tư trong bối cảnh các công ty như Uber hay Lyft đối mặt với thách thức pháp lý tại Mỹ về cách phân loại nhân viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu

Khái niệm marketing không đồng xuất hiện và thu hút vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ với túi tiền hạn hẹp. Nhưng liệu có tồn tại hay không một chiến lược marketing 0 đồng?

Sau đây là 5 chiến lược marketing thành công của các startup nổi tiếng toàn cầu, giúp họ từ công ty nhỏ trở thành đế chế triệu đô.

Chiến lược Marketing của Airbnb: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ – Brand Awareness and Interest.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - airbnb

Là một trong những startup kỳ lân nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng Airbnb vẫn là một đội ngũ với số lượng nhân viên nhỏ tại London.

Khác với các doanh nghiệp khác như Google, Airbnb là một công ty kỳ lân chỉ có một sừng để tấn công: kết nối những người có nhà và căn hộ trống với những ai có nhu cầu thuê.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các chủ nhà trọ, Airbnb tập trung vào khách trọ, những người khao khát trải nghiệm khác biệt tại chỗ ở khi đi du lịch thay vì trải nghiệm truyền thống tại khách sạn, đồng thời muốn có cơ hội kết nối qua mạng xã hội.

Brian Chesky – Đồng sáng lập và CEO Airbnb cho hay:

“Lý do mà nhiều người chọn du lịch cùng với Airbnb bởi họ muốn sống như những người bản địa. Họ không muốn là những du khách bị kẹt trong một dòng người xếp hàng để mua vé, chiến đấu để làm những điều tương tự như bao người khác.

Những gia chủ của Airbnb cung cấp nhiều thứ hơn là cho thuê phòng khách sạn chung chung – Họ chào đón những người du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến cuộc sống của mình. Mọi người không chỉ tham quan, mà còn tận hưởng cuộc sống ở đó. Dù chỉ trong một đêm.”

Không chỉ vậy, content marketing của Airbnb hầu hết đến từ người sử dụng dịch vụ. User generated content là 1 trong 5 loại content lợi hại có thể bạn chưa biết.

Bằng cách tạo ra cẩm nang online Airbnb Neighborhood, ai cũng có thể đóng góp bài, là người viết content, chia sẻ trải nghiệm độc đáo.

Điều này làm giảm chi phí R&D của doanh nghiệp khi tận dụng được nguồn content từ bên ngoài, đồng thời gia tăng sự tin tưởng với khách hàng tiềm năng.

Tính thi đua, sự cạnh tranh và lòng tự hào của mỗi người về vùng đất của mình là key driver cho thành công của Airbnb Neighborhood. Hãy khêu gợi những cảm xúc, khao khát trong chính khách hàng khi bạn muốn tạo được giá trị tương tác cao giữa content và người đọc.

Chiến lược Marketing của PayPal: Cú trick tạo hứng thú cho khách hàng – Customer Delighted.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - paypal

Rất khó chọn phương pháp phù hợp nhất để tiếp thị sản phẩm của bạn. Rất nhiều nỗ lực không thành công đằng sau một câu chuyện thành công. Và điều tương tự cũng xảy ra với PayPal. Họ đã thử nhiều chiến lược nhưng chỉ có một kế hoạch marketing (Marketing Plan) khiến họ trở thành người dẫn đầu.

PayPal bắt đầu trả tiền cho mọi người khi đăng ký. Công ty trả một khoản khuyến khích 20 đô la cho mỗi lần đăng ký và thêm 20 đô la cho người giới thiệu và ngay sau đó, kế hoạch đã có hiệu quả.

Khách hàng bắt đầu đăng ký ngày càng nhiều. Với những khách hàng ngày càng tăng, họ giảm dần số tiền xuống còn 10 đô la và sau đó là 5 đô la.

Điều này mang lại cho PayPal một lượng truy cập lớn trên trang web và tăng số lượng người dùng kích hoạt. Đây cũng là phương pháp khiến họ có CAC (Customer Acquisition Cost – phí chuyển đổi khách hàng) thấp nhất so với các phương pháp khác.

Chiến lược Marketing của Groove: Giữ chân khách hàng qua email – Customer Retention.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - groove

Năm 2013, Groove gặp phải vấn đề về churn rate (tỷ lệ khách hàng rời bỏ) lên tới 4.5%. Lượng thu hút người dùng mới vẫn có kết quả tốt, tuy nhiên nhiều người chỉ sử dụng một lần và không bao giờ quay lại.

Nhờ áp dụng chiến lược tăng trưởng, họ đã giảm tỉ lệ này từ 4.5% xuống chỉ còn 1.6%.

Đầu tiên, Groove chia người dùng thành 2 nhóm: nhóm sử dụng tiếp lần 2 và nhóm rời đi.

Bằng việc chia ra 2 nhóm người dùng, họ có thể kiểm tra dữ liệu liên quan đến cả 2 nhóm, sau đó phát hiện ra nhóm nào có xu hướng thực hiện những hành động cụ thể nào.

Groove đã gửi email đến nhóm mục tiêu để đưa họ quay lại, hướng dẫn thêm để họ tương tác được nhiều hơn.

Chiến lược Marketing của Dropbox: Tăng trưởng nhờ marketing giới thiệu – Referral Marketing (Growth Hacking).

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - dropbox

Dropbox đã chạy một chiến dịch độc đáo để quảng bá hình ảnh rộng rãi: Với mỗi lượt chia sẻ thương hiệu lên Facebook hoặc Twitter, khách hàng sẽ được tặng thêm dung lượng lưu trữ.

Để tạo hiệu ứng lan truyền, Dropbox tặng 500MB cho người đăng ký mới và người giới thiệu chiến dịch sẽ được cộng thêm bằng 50% dung lượng của người mới giới thiệu.

Nhờ chiến dịch này, lượt đăng ký mới của Dropbox tăng lên 65% với 40,000 người đăng ký sau 15 tháng. Cũng từ chiến lược này của Dropbox mà Marketer dần định hình rõ hơn về khái niệm Growth Hacking Marketing.

Chiến lược Marketing của Picmonkey: Người mua cuối cùng -Ultimate Purchase.

PicMonkey là phần mềm thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh đơn giản và dễ dàng. Mặc dù đã có lợi thế về sản phẩm, công ty này còn tạo ra mô hình freemium cho khách hàng.

Bên cạnh các bộ lọc và tính năng được sử dụng miễn phí để người dùng bắt đầu quen sử dụng dịch vụ, PicMonkey có thêm dịch vụ 4.99$ hàng tháng cho các bộ lọc cao cấp và ưa chuộng hơn.

Đối với startup, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Marketing được coi là chiến lược quan trọng, sống còn. Việc có một chiến lược marketing bài bản, rõ ràng ngay từ nền tảng đầu tiên vô cùng quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Airbnb: Muốn kiếm tiền lâu dài, trước tiên phải làm người tử tế

Thời khắc khó khăn chính là lúc mà bản lĩnh của của một người lãnh đạo thực thụ được bộc lộ rõ nét nhất.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phải toát mồ hôi để tìm cách giải quyết. CEO của Airbnb Brian Chesky cũng không phải ngoại lệ: anh buộc phải cắt giảm 1.900 người trên tổng số 7.500 nhân viên của mình.

Đây không phải là một quyết định dễ dàng với bất kỳ CEO nào. Trước Brian, đã có rất nhiều người phải thực hiện điều này, với một thái độ vô tâm cùng lời xin lỗi hời hợt.

Thế nhưng, Brian đã đem đến hy vọng thông qua bức thư của mình.

Anh dạy cho chúng ta bài học quý giá về cách làm kinh doanh giữa người với người trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

Đảm bảo không ai tự trách chính mình

Những quyết định này không phản ánh chất lượng làm việc của mọi người, cũng không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải rời đi. […] Hãy nhớ rằng đây không phải lỗi của bạn.

Khi bị sa thải, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là tự trách chính mình. Bởi vì không được báo trước, không có một lý do rõ ràng, bạn chỉ có thể tự trách bản thân mình.

Brian đã ngăn chặn điều này bằng cách chỉ ra cho họ thấy việc cắt giảm này không phải là lỗi của họ, không phải do họ làm việc chưa tốt hay kỹ năng yếu kém. Hành động này tuy nhỏ, nhưng chỉ vài năm sau đấy, nhân viên Airbnb sẽ nhận ra họ đã được trao một món quà quý giá đến mức nào từ Brian.

Tiết lộ quá trình đưa ra quyết định

Thông thường, các CEO chỉ thông báo cắt giảm mà không giải thích nhiều về quá trình đưa ra quyết định. Điều này khiến những người ra đi lẫn những người ở lại hoang mang tột độ. Đó cũng chính là lúc mà các tin đồn và giả thuyết bắt đầu xuất hiện, rồi dần biết thành nét văn hóa “độc hại” có thể hủy hoại những gì công ty gây dựng được.

Brian tiết lộ quá trình đưa ra quyết định vì anh hiểu rằng sự minh bạch sẽ thúc đẩy sự tự tin và lòng trung thành của nhân viên trong thời điểm bối rối này. Hai yếu tố này cũng sẽ là nền tảng để vực dậy doanh nghiệp sau khủng hoảng.

“Các công ty khác sẽ may mắn khi có được họ”

Chỉ bằng một câu này, Brian đã chứng minh được tài năng của những người bị cắt giảm, đồng thời hy vọng các công ty khác (kể cả đối thủ của mình) sẽ thuê họ.

Brian không sợ những người này sẽ chống lại mình một ngày nào đó. CEO Airbnb hoàn toàn khuyến khích các đối thủ cạnh tranh tuyển dụng nhân tài mà mình buộc phải nói lời tạm biệt. Anh hy vọng họ sẽ được hưởng lợi từ mất mát của công ty mình. Hành động cao thượng này thực sự đã nằm ngoài khuôn khổ kinh doanh.

Giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy được năng lực tuyệt vời của nhân viên

Đây là một món quà khác lạ mà Brian đã dành tặng cho những người phải ra đi.

Chúng tôi sẽ mở một trang web giúp những người bị cắt giảm tìm công việc mới. Họ được phép đăng tải hồ sơ, CV và thành quả công việc lên đó để các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể tiếp cận được.

Bằng cách cho phép các nhà tuyển dụng tương lai tiếp cận một phần thông tin của công ty, Brian đã giúp các nhân viên cũ có thêm lợi thế khi phỏng vấn tìm việc. Tạo điều kiện cho nhân viên cũ tìm việc là một hành động đúng đắn mà doanh nghiệp nào cũng nên làm.

Dùng tài nguyên của công ty vì mục đích cao cả

Dường như chưa có một CEO nào lại đưa ra quyết định độc đáo như Brian.

Từ giờ đến hết năm 2020, một phần của Bộ phận tuyển dụng Airbnb sẽ trở thành Nhóm hỗ trợ nhân viên cũ. Các nhà tuyển dụng tại Airbnb sẽ cố gắng hỗ trợ những người bị cắt giảm tìm một công việc mới.

Hành động tuyệt vời này sẽ biến Airbnb trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người lao động về lâu dài. Những công ty thực sự quan tâm đến nhân viên và thể hiện điều đó bằng hành động sẽ sở hữu nhiều lợi thế vô hình lớn trên thị trường.

Cung cấp laptop công ty cho nhân viên

CEO Airbnb thậm chí còn tận tâm đến mức lo cả chuyện nhân viên cũ sẽ dùng máy tính nào để tìm việc.

Anh biết rằng việc mua máy tính mới sẽ khiến cho những người vừa mới thất nghiệp này phải tốn thêm một khoản tiền không đáng có. Do vậy, anh quyết định cho họ giữ lại laptop với sticker của Airbnb – như một lời nhắc nhở về hành động vị tha của Brian trong hoàn cảnh khó khăn.

“Tôi muốn cho tất cả mọi người vài ngày để suy nghĩ”

Cắt giảm nhân sự chẳng khác nào một buổi hành quyết công khai. Chiếc rìu sẽ chém xuống nhanh và gọn; sau đó tất cả mọi người lại quay trở về với cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, Brian nhận ra rằng chia tay đồng nghiệp cũng giống như chứng kiến người thân ra đi. Vì thế, anh đã có một quyết định rất dũng cảm: cho mọi người thời gian để suy nghĩ và tìm cách giúp đỡ những người không may bị cắt giảm.

Nhờ vậy, mọi người cũng có thêm thời gian để trò chuyện và nói lời chia tay một cách tử tế. Đây là một hành động tuyệt vời trong thời điểm bất an như hiện tại.

Tri ân những người rời đi

Một trong những cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể tri ân những người sắp ra đi là cho họ biết những đóng góp của họ đã được công nhận và họ sẽ mãi luôn là một phần của Airbnb.

Tôi tự tin rằng thành tựu của họ sẽ còn mãi, giống như sứ mệnh của Airbnb vậy.

Brian coi những người phải ra đi như anh hùng và tri ân họ trong suốt lá thư của mình.

Anh đã rất khôn ngoan khi nhắn nhủ những người ở lại phải biết ơn di sản của mà những ra đi để lại. Những người ở lại cần tiếp quản công việc đang dang dở và khiến những người ra đi cảm thấy tự hào.

Những nhân viên bị cắt giảm không phải là kẻ thất bại; họ là những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến tài chính mà con virus vô hình kia là kẻ cầm đầu. Họ đáng nhận được sự tôn trọng từ tất cả mọi người.

Nhìn lại quá khứ để dìu dắt tương lai

Brian đã có một sự lựa chọn thú vị khi quay trở lại những ngày tháng Airbnb mới thành lập.

Tôi dành tình yêu sâu sắc cho tất cả các bạn. Sứ mệnh của chúng ta không chỉ là du lịch. Khi chúng ta bắt đầu Airbnb, khẩu hiệu đầu tiên của chúng ta là: “Du lịch như một con người”.

Phần người luôn luôn quan trọng hơn phần du lịch. Giá trị cốt lõi của chúng ta là cảm giác thoải mái, thân thuộc và trung tâm của nó chính là tình yêu.

Brian hiểu rằng để Airbnb có thể tiến xa hơn trong tương lai, anh cần phải quay trở về với giá trị cốt lõi ban đầu. Vị CEO này đã chia sẻ một suy nghĩ hết sức bất ngờ, khi ví von sứ mệnh “thoải mái ở khắp mọi nơi” của doanh nghiệp này với tình yêu, giống như tỷ phú Elon Musk từng nói “tình yêu chính là câu trả lời”.

Mọi người thường nghĩ rằng những thiên tài công nghệ như Elon và Brian quá thông minh và khôn ngoan, đến mức cứng nhắc và vô tình như robot. Họ quên mất rằng cả hai cũng chỉ là con người, cũng có trái tim và thấu hiểu được bản chất của tình người.

Điều đáng ngưỡng mộ là trong giờ phút khó khăn này, Brian vẫn nhận ra được rằng: “Sự thoải mái, thân thuộc chính là tình yêu, vì tình yêu chính là câu trả lời cho tất cả”.

Lá thư mà Brian Chesky gửi tới nhân viên của mình trong khủng hoảng đáng để chúng ta học hỏi nhiều điều. Những lời khuyên tốt nhất về sự nghiệp bao giờ cũng xuất phát từ trong chính hoàn cảnh thực tiễn.

CEO Airbnb đã cho chúng ta thấy cách hành xử đầy tình người trong kinh doanh vào thời điểm khó khăn là như thế nào, bằng cách sử dụng khôn ngoan lòng trắc ẩn, vị tha, tình người, ý thức về mục tiêu, sự minh bạch, sự khiêm nhường, tư duy dư thừa, sự bất toàn và sự thấu hiểu về sức mạnh của tình yêu trong kinh doanh và cuộc sống.

Mỗi phẩm chất này đều là những công cụ làm ăn hữu ích giúp chúng ta vượt qua thời khắc khó khăn này. Lá thư gửi nhân viên của Brian Chesky chính là đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo mà chúng ta có thể học hỏi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Nền tảng đặt phòng lớn nhất thế giới Airbnb sa thải 25% nhân sự

Airbnb sẽ cắt giảm 25% nhân sự, tương đương gần 1.900 người, do dịch bệnh làm đảo lộn ngành du lịch và đe dọa tới mảng kinh doanh sống còn của công ty.

airbnb

Hôm 5/5, ứng dụng đặt và thuê phòng Airbnb cho biết gần 1.900 nhân viên sẽ bị thôi việc. Hiện tại, Airbnb có 7.500 lao động. Trong thư gửi nhân viên, nhà sáng lập kiêm CEO Brian Chesky nói công ty đang trải qua khủng hoảng bi thảm nhất trong lịch sử hoạt động khi thị trường du lịch lâm vào trạng thái đình trệ.

Mảng kinh doanh chủ lực của Airbnb bị ảnh hưởng nặng nề và doanh thu năm 2020 dự kiến chưa bằng một nửa năm 2019. Gần đây, công ty thử nghiệm phiên bản ảo của dịch vụ Airbnb Experiences, trong đó các chủ nhà đến từ hơn 30 quốc gia sẽ hướng dẫn trải nghiệm qua mạng và thu phí từ 1 USD tới 40 USD. Những trải nghiệm này bao gồm tour đạp xe, thiền với sư thầy người Nhật hay tham gia lớp học nấu ăn.

Tại Mỹ, Airbnb cho biết sẽ chi trả phí bảo hiểm y tế 12 tháng cho nhân viên mất việc làm. Tại các nước khác, bảo hiểm y tế được trả đến hết năm nay.

Dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, các công ty công nghệ cũng không phải ngoại lệ. Các hãng Lyft, Yelp, Eventbrite đều đã thông báo sa thải, Uber cũng được đồn sẽ cho 20% nhân sự, tương đương 5.400 nhân viên thôi việc.

Trong thư, CEO Airbnb gửi lời xin lỗi sâu sắc đến các nhân viên phải nghỉ việc. “Xin hãy biết rằng đây không phải lỗi của các bạn. Thế giới sẽ không ngừng tìm kiếm những tài năng và phẩm chất mà bạn đã mang đến Airbnb”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Airbnb, Uber và loạt công ty nổi tiếng vẫn liên tục lỗ nặng

“Thành công” của một công ty không đồng nghĩa với lợi nhuận. Nhiều startup nổi tiếng như Uber hay Airbnb chưa có lãi, thậm chí lỗ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD mỗi quý.

Airbnb

Startup này được thành lập vào năm 2008 và đến nay huy động được tổng cộng 4,4 tỷ USD vốn đầu tư, theo Crunchbase. Hiện, Airbnb đang kinh doanh lỗ. Trong quý đầu năm 2019, startup này báo lỗ 306 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Dù vậy, Airbnb có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2020.

Dropbox

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Dropbox được thành lập vào năm 2007 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 3/2018 với định giá 9,2 tỷ USD, theo Crunchbase. Tuy nhiên, quý 3/2019, Dropbox báo lỗ 17 triệu USD.

Theo nhận định của các nhà phân tích, dù chưa có lãi (chủ yếu do cần đầu tư nhiều cho marketing để thúc đẩy tăng trưởng), công ty này sẽ sớm đạt lợi nhuận. 2020 được dự báo là năm lỗ cuối cùng của Dropbox và công ty sẽ lãi khoảng 35 triệu USD trong năm 2021.

Lyft

Ứng dụng chia sẻ xe Lyft ra đời vào năm 2012 và IPO vào tháng 3/2019. Công ty này được định giá 24 tỷ USD khi IPO với giá cổ phiếu chào sàn là 72 USD. Tuy nhiên, đến nay, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 45 USD. Năm 2018, chi phí vận hành của Lyft cao hơn gần gấp đôi lợi nhuận gộp, khiến công ty này lỗ ròng 911,3 triệu USD. Dù vậy, CEO Logan Green của Lyft vẫn dự báo công ty sẽ có lãi vào cuối năm 2021.

Pinterest

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ hình Pinterest IPO vào tháng 4/2019, sau một thập kỷ hoạt động. Công ty này được định giá 12,7 tỷ USD ở thời điểm IPO. Dù nổi tiếng toàn cầu với hơn 250 triệu người dùng, Pinterest báo lỗ ròng 124,7 triệu USD trong quý 3/2019, tăng 561% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là Pinterest không kiếm đủ doanh thu để trang trải chi phí, gồm nghiên cứu, phát triển, bán hàng và marketing. Dù vậy, một số nhà phân tích dự báo Pinterest sau này sẽ lãi lớn hơn mạng xã hội Twitter khi đẩy mạnh doanh thu quảng cáo.

Snap

Khi lên sàn vào năm 2017, Snap Inc. được định giá 24 tỷ USD và là IPO lớn nhất thế giới trong nhiều năm, theo Financial Times. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công ty này vẫn chưa có lãi. Số lượng người dùng của Snap liên tục giảm và chi phí trung bình hàng tháng kể từ khi IPO là 68 triệu USD.

Theo phân tích tờ Financial Times vào tháng 4/2019, Snap có thể cạn tiền trong 3 năm tới nếu không có lợi nhuận. Theo Crunchbase, nguyên nhân Snap liên tục thua lỗ là công ty tập trung vào tăng trưởng thay vì lợi nhuận. Với chiến lược này, khối nợ của công ty không ngừng tăng lên, bên cạnh chi phí khổng lồ.

Uber

Ra đời năm 2009, ứng dụng chia sẻ xe Uber đã tạo ra một cuộc cách mạng giao thông. Công ty này được định giá 8,1 tỷ USD khi IPO vào năm ngoái. Tuy nhiên, Uber chưa bao giờ có lãi dù có tới 91 triệu người dùng, theo Reuters.

Vài năm gần đây, hàng loạt bê bối cùng cạnh tranh gay gắt khiến Uber gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người dùng. Trong hồ sơ IPO, Uber cũng dự báo chi phí hoạt động của công ty “sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần”. Năm 2018, công ty này báo lỗ hơn 3 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, tăng trưởng suy giảm của Uber có thể khiến công ty này khó đạt lợi nhuận.

WeWork

Startup chia sẻ văn phòng gây chấn động giới khởi nghiệp khi IPO “hụt” vào tháng 8/2019. Ban đầu được định giá tới 47 tỷ USD, nhưng sau IPO bất thành, định giá của WeWork tụt xuống chỉ còn 5 tỷ USD và kế hoạch IPO bị hoãn vô thời hạn. Theo Financial Times, tính tới tháng 7/2019, WeWork lỗ 219.000 USD mỗi giờ.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo: Zing

 

Airbnb và văn hoá doanh nghiệp đầy cảm hứng

Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định.

Vào khoảng giữa năm 2011, khi Airbnb mới được rót 7 triệu vốn đầu tư và có 40 nhân viên đang tập trung làm thị trường Mỹ thì nhận được đề nghị mua lại Wimdu, một công ty có mô hình tương tự với 400 nhân viên, đã được đầu tư 90 triệu đô đang thống lĩnh thị trường châu Âu.

Nếu không mua, Airbnb có nguy cơ bị đối thủ có nguồn lực lớn hơn đè bẹp. Với tâm thế “bị dí súng vào đầu”, sau một hồi suy nghĩ, BGĐ Airbnb vẫn dũng cảm từ chối deal này. Brian Chesky, CEO Airbnb, sau này đã giải thích lý do anh quyết định không mua lại công ty đó là sự khác biệt văn hoá.

Anh nhận thấy văn hoá hai bên khó hoà hợp với nhau “chúng tôi là những người truyền giáo còn họ là lính đánh thuê”, và hơn thế nữa với văn hoá của mình Airbnb sẽ chiến thắng đối thủ nếu cạnh tranh trực tiếp. Không ngoài dự đoán của anh, chỉ ít năm sau Airbnb tiến vào thị trường châu Âu, vượt qua đối thủ chiếm được hơn 50% thị phần ở đó. Còn Wimdu, sau vài lần đổi chủ và điều chỉnh mô hình đã đóng cửa năm 2018.

Câu chuyện trên cho thấy văn hoá có tác động lớn đến thế nào tới khả năng cạnh tranh của startup. Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định. Thực tế không phải vậy.

Văn hoá là một phần của chiến lược phát triển cần phải được định hình, xây dựng và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Ở góc độ khác, nhiều founder cho rằng văn hoá doanh nghiệp là thứ tốn kém không đem lại hiệu quả trực tiếp trong giai đoạn đầu. Điều này cũng không đúng. Xây dựng văn hoá ở startup không hề tốn kém, các bạn chỉ cần để tâm vào làm đúng cách là được.

Văn hoá startup là văn hoá công ty nhỏ với những bản sắc khác biệt phù hợp với mô hình kinh doanh. Xuất phát từ founder, văn hoá startup có ba vòng ảnh hưởng: Vòng một là chính bản thân. Vòng hai là các đồng nghiệp cùng công ty. Vòng ba là xã hội bên ngoài.

Để khởi xướng một “nền” văn hoá cho startup, founder cần lựa chọn những giá trị cốt lõi PHÙ HỢP NHẤT với anh ta và LIÊN QUAN đến mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp. Để hình dung rõ hơn, bạn hãy xem các giá trị cốt lõi của Airbnb trong hình (xin hãy đọc nguyên bản tiếng Anh để hiểu các hàm ý trong đó).

Những giá trị cốt lõi phù hợp thường được nghĩ ra khá nhanh, như thể bạn đã sống với nó hàng ngày chỉ phải viết xuống mà thôi.

Giá trị cốt lõi sẽ được duy trì nhiều năm đến mãi mãi. Vì vậy, founder cần có tầm nhìn tốt để có thể nghĩ được giá trị cốt lõi hay.

Sau khi tuyên bố các giá trị cốt lõi, founder cần bắt tay vào xây dựng vòng ảnh hưởng thứ nhất bằng cách diễn giải các giá trị này thành các tình huống hàng ngày để suy nghĩ, hành động nhất quán với giá trị cốt lõi đó.

Giá trị cốt lõi thực chất là một bộ tiêu chí giúp bạn lựa chọn đối tác, khách hàng, nhân viên, cộng đồng… phù hợp.

Và thể hiện bản thân với những đối tượng đó một cách nhất quán theo những gì mình coi trọng. Ở giai đoạn đầu, founder có thể điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với mình và bắt đầu thu thập những câu chuyện xung quanh việc áp dụng các giá trị vào thực tế.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được nghe rất nhiều các câu chuyện về Airbnb, từ chuyện Brian và Joe thiếu tiền phải thuê đệm hơi ở San Francisco rồi nghĩ ra ý tưởng như thế nào, chuyện Brian đến lúc gọi được hàng chục triệu đô tiền đầu tư vẫn bị mẹ than phiền vì đi làm không được đóng bảo hiểm ra sao, rồi họ tuyển người khó khăn với những câu hỏi tuyển dụng kỳ dị thế nào…. Có thể nói Airbnb là startup “giàu bản sắc” và có nhiều “selling story” nhất thế giới.

Từ các founders, những câu chuyện sẽ giúp lan toả gía trị cốt lõi đến các nhân viên ở vòng ảnh hưởng thứ hai.

Sau mỗi lựa chọn khó khăn, founder phải giải thích cho những người xung quanh sự liên quan của quyết định đó tới giá trị cốt lõi, dần họ sẽ hiểu và hành động theo bạn. Và khi mỗi người trong doanh nghiệp thực hành tương tự, họ sẽ truyền thông và tạo ảnh hưởng văn hoá đến bên ngoài.

Tốc độ hình thành các vòng ảnh hưởng như vậy phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nội dung liên quan được tạo ra, tần suất, mức độ và phạm vi lan truyền nội dung đó đến các đối tượng mục tiêu.

Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi được lựa chọn là “Coi trọng chất lượng” thì founder sẽ lựa chọn các đối tác có cùng quan điểm, chọn các nhân viên có khả năng kỹ thuật cao, làm việc có trách nhiệm, tỉ mỉ, chi tiết .. có khả năng làm ra các sản phẩm chất lượng, chọn các khách hàng có đủ tinh tế để đánh giá đúng chất lượng của bạn.

Là một thành tố của chiến lược, nên “coi trọng chất lượng” cũng sẽ định hình nên các quan điểm về tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh truyền thông, việc sáng tạo và cóp nhặt các giai thoại thú vị, dễ nhớ được xây dựng, thu thập và lan truyền sẽ góp phần quảng bá các giá trị cốt lõi đến các đối tượng ở ngoài doanh nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta thường được nghe về câu chuyện các founder của Airbnb phải đi bán ngũ cốc để khởi nghiệp và trong giá trị cốt lõi của họ có “Be cereal entrepreneur”, coi khả năng xoay sở sáng tạo vượt khó như một phần văn hoá công ty, hay câu chuyện về các nhân viên của Zappos được phép tán chuyện với khách hàng bao lâu tuỳ thích và giá trị cốt lõi đầu tiên của họ là “Deliver WOW through service”.

Những giai thoại chính là là nội dung giúp truyền thông cho mọi người về giá trị của các công ty đó. Văn hoá càng giàu bản sắc thì các câu chuyện càng hay và sức lan toả của chúng càng lớn.

Đến một mức độ nhất định, các bạn có thể khiến cho nhân viên, khách hàng, đối tác và những người biết đến công ty say sưa kể lại các câu chuyện của bạn. Đó chính là một dấu hiệu của sự thành công trong xây dựng văn hoá startup.

Tóm lại, các founder hoàn toàn có thể xây dựng văn hoá cho startup của mình bằng cách nghĩ ra, viết xuống các giá trị cốt lõi phù hợp nhất rồi thực hành nó hàng ngày cho bản thân, cho team rồi xây dựng những giai thoại đủ tốt để mọi người yêu quý và truyền bá không công cho doanh nghiệp.

Rõ ràng đó không phải là vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền mà là mức độ tâm huyết, say mê và khả năng chinh phục lòng người của các bạn.

 

Hà Anh | MarketingTrips