Skip to main content

Thẻ: facebook

Facebook Ads: Các mục tiêu quảng cáo sẽ được thay đổi trong 2022

Để có thể liên kết tốt hơn với các mục tiêu chính của chiến dịch quảng cáo, Facebook vừa thông báo cập nhật quy trình thiết lập chiến dịch mới 2022.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022

Facebook cho biết họ đang thực hiện một số thay đổi lớn đối với danh sách các mục tiêu quảng cáo (ad objective) của mình trong Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) để đơn giản hóa và hợp lý hóa quá trình thiết lập chiến dịch.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022
Giao diện thiết lập mục tiêu chiến dịch hiện tại

Theo giải thích của Meta:

“Để có thể hướng dẫn các nhà quảng cáo một cách hiệu quả về cách thiết lập chiến dịch, chúng tôi đang thiết kế lại trải nghiệm lựa chọn mục tiêu khi tạo một chiến dịch mới trong Trình quản lý quảng cáo.

Chúng tôi đang chuyển sang mô hình trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả đầu ra (ODAX), nơi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn kết quả kinh doanh đầu ra mong muốn của họ (ví dụ: Xây dựng nhận thức thương hiệu, Lưu lượng truy cập (Traffic), Tương tác, Khách hàng tiềm năng…) và giao diện thiết lập chiến dịch mới sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách để đạt được các mục tiêu đó.”

Như hình ảnh bạn có thể thấy ở bên dưới, giao diện mới sẽ bổ sung thêm các phần thông tin bổ sung (ODAX) để giúp nhà quảng cáo thiết lập chiến dịch một cách hiệu quả hơn.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022
Giao diện thiết lập chiến dịch quảng cáo mới

Cũng như hình ảnh ở trên, thay vì hiện tại bạn có thể chọn đến 11 mục tiêu quảng cáo khác nhau cho chiến dịch của mình, cập nhật mới sẽ chỉ còn 6 mục tiêu. Các danh mục cũ như ‘Nhận biết’, ‘Cân nhắc’ hay ‘Chuyển đổi’ cũng sẽ được loại bỏ.

Các mục tiêu mới của chiến dịch quảng cáo sẽ thay đổi như sau:

mục tiêu quảng cáo facebook 2022

Facebook cho biết cập nhật mới sẽ chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng chiến dịch ‘Chuyển đổi’, ‘Tin nhắn’ và ‘Lượt xem video’.

Các cập nhật mới trong Facebook Ads sẽ sớm được áp dụng cho các nhà quảng cáo trong 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Big Tech đang chuẩn bị gì cho Metaverse trong 2022

2022 có thể là năm cất cánh của metaverse, khi Apple, Google, Microsoft và Meta chuẩn bị tung ra loạt sản phẩm khai thác vũ trụ ảo này.

metaverse

Các công ty Big Tech đang đánh cược rằng những sản phẩm giúp người dùng bước vào metaverse sẽ mở ra thị trường mới lớn nhất trong lĩnh vực phần mềm kể từ khi Apple cho ra mắt iPhone năm 2007.

Nếu vũ trụ ảo bùng nổ, nhiều khả năng những người sử dụng smartphone hiện nay sẽ sở hữu kính thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR) chỉ sau vài năm nữa.

Hàng loạt công ty đang đổ lượng lớn tiền cho nghiên cứu phát triển các nguyên mẫu thử nghiệm, cũng như công nghệ nền tảng để chuẩn bị cho cuộc đấu trong metaverse.

CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết công ty chi nhiều tiền cho VR và AR đến mức lợi nhuận sụt giảm 10 tỷ USD trong năm 2021.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính 1.350 tỷ USD sẽ được đổ vào công nghệ VR, AR và vũ trụ ảo vài năm tới. Nhiều công ty dự kiến công bố các dự án metaverse đầy tham vọng ngay trong năm nay.

Meta.

metaverse

Facebook đang tập trung hoàn toàn cho công nghệ metaverse. Việc đổi tên công ty thành Meta cuối năm 2021 phản ánh tham vọng dẫn đầu của họ. Meta cũng có lợi thế lớn so với các đối thủ Big Tech, khi các sản phẩm VR của hãng chiếm 75% thị phần trong năm 2021.

Trong dịp Giáng sinh vừa qua, ứng dụng phổ biến nhất trên App Store tại Mỹ là phần mềm Oculus dùng trên kính Quest 2, dấu hiệu cho thấy nhiều người được tặng thiết bị VR trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Meta chưa công bố doanh số kính Quest, nhưng nhà sản xuất chip Qualcomm ước tính công ty này đã bán được ít nhất 10 triệu thiết bị tính tới tháng 11/2021. Con số này còn thua kém so với smartphone, nhưng rất đáng kể với một lĩnh vực mới như VR.

Meta dự kiến tung ra một thiết bị VR khác năm nay, nằm trong dự án Cambria. Thiết bị này được tối ưu hóa cho “thực tế hỗn hợp”, trong đó dùng camera bên ngoài để ghi hình và hiển thị thế giới thực trong kính. Nó cũng được trang bị hệ thống theo dõi chuyển động khuôn mặt và mắt, tăng tính phản hồi với mệnh lệnh của người sử dụng.

Nỗ lực xâm nhập thị trường từ sớm cũng giúp Meta xác định những phần mềm người dùng muốn cài vào thiết bị. Công ty đã khởi động nền tảng xã hội mang tên Horizon Worlds, cho phép người dùng tham gia các buổi diễn hài và phim ảnh trong thế giới ảo của Facebook.

Apple.

Apple chưa từng xác nhận phát triển kính VR, nhưng được cho là đã thử nhiều cách tiếp cận công nghệ này trong những năm qua.

Các dòng iPhone mới nhất đều tích hợp cảm biến Lidar, cho phép đo khoảng cách đến từng vật thể, yếu tố quan trọng với những ứng dụng dựa trên vị trí người dùng.

iPhone và iPad mới cũng kèm phần mềm ARkit, giúp các nhà phát triển tạo ứng dụng tận dụng cảm biến của iPhone để lập bản đồ không gian chi tiết.

Đây là những công nghệ nền tảng để Apple xây dựng dòng sản phẩm hoàn toàn mới – mẫu kính cao cấp kết hợp giữa thực tế hỗn hợp và AR, được dự đoán trình làng cuối năm nay.

Khác với Meta, Apple không bao giờ nói trước về sản phẩm phần cứng cho tới khi chúng sẵn sàng được công bố. Nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ trải qua biến động lớn khi Apple giới thiệu kính AR, giống như khi iPhone và Apple Watch xuất hiện.

Dù vậy, nhà sản xuất iPhone không gọi đó là sản phẩm metaverse. “Tôi sẽ tránh xa những thuật ngữ thời thượng. Chúng tôi sẽ chỉ gọi đó là thực tế tăng cường”, CEO Apple Tim Cook nói hồi tháng 9 năm ngoái.

Google.

Google chính là hãng khởi động cơn sốt kính thực tế ảo ở Thung lũng Silicon khi cho ra mắt Google Glass năm 2013. Sản phẩm không nhận được đón nhận nhiệt tình, nhưng hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ không bỏ cuộc. Họ vẫn bán phiên bản Glass dành cho doanh nghiệp, trong khi người dùng bình thường khó tiếp cận được thiết bị.

Đang có những dấu hiệu cho thấy Google muốn đầu tư nghiêm túc vào AR một lần nữa, dù hãng chưa khoe nhiều về công nghệ hay sản phẩm như đối thủ.

Năm 2020, Google mua lại North, startup chuyên phát triển kính AR cỡ nhẹ. Google cũng đang có một nhóm tập trung vào xây dựng hệ điều hành cho AR, đồng thời liên tục tuyển dụng nhân lực để phát triển “thiết bị AR tiên tiến”.

Microsoft.

Đây là tập đoàn Big Tech đầu tiên công bố bộ kính AR đầy đủ tính năng mang tên HoloLens từ năm 2016. Dù vậy, sản phẩm hiện vẫn chưa thể trở thành thiết bị thuận tiện để người dùng đeo hàng ngày.

Thay vào đó, hãng hướng đến doanh nghiệp – nhóm khách hàng không ngại chi 3.500 USD cho một bộ kính và muốn đánh giá liệu công nghệ này có thể tăng năng suất lao động hay không.

Khách hàng nổi bật nhất của HoloLens là quân đội Mỹ, với đơn hàng 22 tỷ USD để sản xuất 120.000 kính HoloLens được ký hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, lục quân Mỹ sau đó thông báo hoãn đợt thử nghiệm thực tế của HoloLens sang năm nay. Dù thỏa thuận có tiếp tục bị đình trệ hay không, nó vẫn là dấu hiệu quan trọng với thị trường thiết bị AR.

Microsoft cũng đầu tư mạnh vào các dịch vụ đám mây nhằm kết nối những thế giới ảo và dự kiến công bố trong năm nay.

Điệp Anh (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Metaverse chưa thực sự tồn tại

Dù được nhắc đến rất nhiều, thế giới ảo của Facebook hay Microsoft chưa đủ yếu tố để gọi là metaverse.

Source: The Washington Post

2021 là năm khái niệm metaverse (thế giới ảo) nổi lên nhờ các hãng công nghệ lớn. Trong khi Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh hướng đi mới, Microsoft và nhiều công ty khác cũng bày tỏ quan tâm đến metaverse, cho rằng đây là tương lai của Internet.

Dù được nhắc đến nhiều trong năm 2021, metaverse vẫn chưa tồn tại và sẽ không xuất hiện trong tương lai gần. Những gì hiện có chỉ là ý tưởng, tham vọng và sự cạnh tranh.

Theo Washington Post, 2021 không phải năm của metaverse. Các công ty chỉ thay đổi thương hiệu, dựa trên công nghệ sẵn có để tạo nên hình ảnh của metaverse.

Trở ngại hiện có trên các nền tảng khiến metaverse chưa thể thành sự thật.

Những định nghĩa khác nhau về metaverse.

Ngày 28/10/2021, Mark Zuckerberg tuyên bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, phản ánh hướng đi tập trung vào metaverse, không gian ảo cho phép mọi người tương tác cùng nhau. Kính thực tế ảo Oculus là “cánh cổng” dẫn đến metaverse của Facebook, tương tự cách smartphone giúp chúng ta truy cập Internet như hiện nay.

Trong 2 tháng từ khi Facebook đổi tên công ty, thuật ngữ metaverse được quan tâm nhiều hơn. Thống kê từ Factiva cho thấy 12.000 bài báo tiếng Anh đăng trong 2 tháng qua có chữ “metaverse”. Lượng bài viết nhắc đến “metaverse” trong 9 tháng đầu năm 2021 thấp hơn 4.000, cả năm 2020 là chưa đến 400 bài báo.

Trong các bài báo về metaverse, Facebook là công ty có số lần xuất hiện nhiều nhất, gấp 10 lần so với Microsoft. Dữ liệu từ Google Trends cho thấy lượng tìm kiếm liên quan đến metaverse tăng gấp 20 lần từ giữa tháng 10/2021.

Không ít bài báo khẳng định metaverse đã hiện diện trước mắt chúng ta, tương tự World Wide Web hay mạng xã hội. Tuy nhiên, sự thật chưa phải vậy.

Trong khi metaverse có nhiều định nghĩa khác nhau, đa số ý kiến nhận định đây không chỉ là môi trường trong kính thực tế ảo (VR) hay thực tế tăng cường (AR), người dùng tương tác dưới dạng avatar.

Định nghĩa được chấp nhận phổ biến của metaverse là cầu nối giữa các thế giới ảo khác nhau, mỗi người có avatar, mối quan hệ và tài sản ảo xuyên suốt các thế giới.

Trong cuốn tiểu thuyết về khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992, tác giả Neal Stephenson mô tả metaverse không chỉ là một ứng dụng, thiết bị hay trải nghiệm, mà là hệ thống gồm nhiều ứng dụng, thiết bị và trải nghiệm. Trong tiếng Hy Lạp, “meta” nghĩa là “beyond” hoặc “after” (“vượt ra khỏi” hoặc “sau đó”).

Trong khi đó, nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”, “mạng lưới thế giới ảo 3D được dựng theo thời gian thực, quy mô lớn và có thể mở rộng” tồn tại theo thời gian trên mọi nền tảng và thiết bị.

Mark Zuckerberg mô tả metaverse là “Internet hiện thân, nơi bạn trải nghiệm chứ không chỉ nhìn vào”. Nhà sáng lập Facebook cho biết metaverse không chỉ được tạo bởi một công ty.

Thế giới ảo của Facebook không phải Metaverse.

Dựa vào những định nghĩa trên, khả năng tương tác là yếu tố quyết định quan trọng của metaverse. Tuy nhiên, đó cũng là thứ còn thiếu trong đa số các thế giới ảo bỗng dưng được gọi là metaverse hiện nay.

Tháng 12/2021, New York Times đưa tin một cặp đôi tổ chức hôn lễ trong metaverse, thông qua nền tảng có tên Virbela.

Khách tham dự cần tải phần mềm độc quyền của công ty và tạo avatar riêng. Vấn đề của Virbela là không tương thích với những nền tảng khác. Ngoài ra, thủ tục hôn nhân của cả 2 vẫn phải thực hiện ngoài đời để được pháp luật công nhận.

Các lãnh đạo của Meta đã tổ chức một buổi phỏng vấn trong Horizon Worlds, nền tảng ảo do công ty tự phát triển. Với nhiều không gian 3D khác nhau, hỗ trợ chơi game và ứng dụng công việc, Horizon Worlds thể hiện tầm nhìn của Meta về tương lai của metaverse.

Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể trải nghiệm không gian này bằng kính VR Oculus với giá bán 300 USD, thông tin đăng nhập nền tảng được liên kết với tài khoản Facebook.

Dựa vào những yếu tố hiện có, Horizon Worlds chưa phải metaverse. Đó chỉ là không gian ảo thuộc thế giới Internet rộng lớn hơn. Đại diện Meta cũng nói với Washington Post rằng Horizon Worlds chỉ là bước khởi đầu.

“Chúng tôi xem Horizon Worlds là một trong những bước đầu để biến metaverse thành hiện thực trong 5-10 năm tới. Cũng giống Internet, metaverse không được tạo ra bởi một công ty, Horizon Worlds là ví dụ về cách mọi người sẽ cùng xây dựng không gian xã hội thế hệ tiếp theo”, Eliza Kern, phát ngôn viên Meta cho biết.

Metaverse thực sự là gì?

Hiện tại, ví dụ tốt nhất về các yếu tố có thể xuất hiện trong metaverse là Roblox, nền tảng trực tuyến cho phép trải nghiệm và lập trình trò chơi.

Người dùng có thể tham gia game của người khác, hoặc mời bạn bè tham gia trò chơi do chính họ thiết kế, mỗi người đại diện bằng một hình nhân ảo.

Các môi trường trong Roblox sử dụng tiền ảo có tên Robux, mỗi giao dịch được trích một phần cho công ty phát triển. Tuy Roblox hỗ trợ kính VR, nền tảng này phổ biến nhất trên smartphone và máy tính.

Một metaverse thực thụ sẽ liên kết Roblox, Horizon Worlds, Virbela và mọi thế giới ảo khác, với giao thức chuyển đổi thông tin và tiền tệ.

Ví dụ, cần một sàn giao dịch để chuyển Robux sang V-Bucks, tiền ảo trong Fortnite, tựa game có các yếu tố tương tự metaverse do Epic Games phát triển.

Tim Sweeney, CEO Epic Games tích cực ủng hộ metaverse khi chia sẻ tầm nhìn về thuật ngữ này trong cuộc chiến pháp lý giữa Epic và Apple, cho rằng đây là tương lai công nghệ nằm ngoài tầm kiểm soát của Táo khuyết.

Satya Nadella, CEO Microsoft cũng đặt niềm tin vào “metaverse doanh nghiệp”, hệ thống thế giới ảo dành cho công việc.

Tuy nhiên, để các công ty đối thủ kết hợp thế giới của họ vào một metaverse cần sự cởi mở và hợp tác nhất định.

Trước đây, sự phát triển của các công nghệ tương tác như Web hay email được thúc đẩy bởi chính phủ, học viện và các tổ chức phi lợi nhuận, không phải công ty công nghệ như Meta hay Microsoft.

Thế giới ảo đã tạo ra nhiều vụ đầu cơ bất động sản ảo dựa trên blockchain, gọi là Decentraland. Với những người ủng hộ blockchain, họ sẽ muốn metaverse tồn tại độc lập khỏi các hãng công nghệ lớn, dùng blockchain nhằm phá vỡ thế độc quyền của Meta hay Google.

Tuy nhiên, trở ngại của các giao dịch blockchain hiện nay là tốc độ chậm, chưa an toàn và ảnh hưởng đến môi trường tùy nền tảng. Do đó, blockchain trong metaverse có thể gặp khó khăn khi cần mức độ xử lý chuyên sâu, nhanh chóng trên quy mô rất lớn.

Với những kế hoạch dành cho metaverse, rõ ràng Meta, Microsoft, Roblox, Epic Games và nhiều công ty khác đang quảng bá sản phẩm của họ như là một phần của metaverse. Định nghĩa về metaverse có thể phụ thuộc vào công ty nắm quyền lớn nhất.

Trong định nghĩa về metaverse, Ball nhấn mạnh mọi thứ có thể thay đổi trong tương lai. “Chúng ta không nên đợi một định nghĩa duy nhất, toàn diện về metaverse, đặc biệt khi metaverse chỉ mới xuất hiện”, ông cho biết. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên áp dụng thuật ngữ này một cách bừa bãi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Washington Post

Những số liệu về Social Media Video Marketing bạn nên biết trong 2022

Khi 2022 và nhiều năm tới, social media video marketing, đặc biệt là các định dạng video ngắn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của nhiều thương hiệu và người dùng, những số liệu sau đây sẽ giúp marketer hiểu rõ hơn về điều này.

Những số liệu về Social Media Video Marketing bạn nên biết trong 2022

Dữ liệu sẽ được chia thành 5 phần nhỏ bao gồm:

1. Tổng quan về video marketing.

  • Trong một cuộc khảo sát (*) từ eMarketer, 69% người được hỏi tỏ ra yêu thích nhiều hơn với các video ngắn.
  • 87% người làm marketing cho rằng video mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) khả quan hơn.
  • Trung bình mỗi tuần, người dùng “tiêu” 18 giờ để xem các video trực tuyến.
  • 83% nhà phân tích cho rằng video giúp người dùng ở lại lâu hơn trên trang.
  • Trong 2021, 85% người dùng cho biết họ muốn xem nhiều hơn các nội dung video từ các thương hiệu.
  • 80% người được hỏi cho rằng video giúp cải thiện doanh số bán hàng.
  • Tính từ năm 2017, 63% doanh nghiệp sử dụng video cho mục đích marketing, con số này ở năm 2021 là 86%.

2. YouTube video.

  • Trung bình mỗi tháng, có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động.
  • Hàng ngày có hơn 1 tỷ giờ video được xem.
  • Tỷ lệ người dùng live streams trên nền tảng tăng 45% hàng ngày kể từ khi ra mắt năm 2020.
  • 70% các video được xem từ thiết bị di động.
  • 70% người dùng mua hàng từ thương hiệu sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

3. Facebook video.

  • 62% người dùng cảm thấy yêu thích hơn về thương hiệu sau khi xem các Câu chuyện (Stories) của thương hiệu trên Facebook.
  • Tỷ lệ người xem Facebook Live vẫn liên tục tăng trưởng mạnh (tại Mỹ là 50% kể từ khi ra mắt vào 2020).
  • 2.8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên nền tảng.
  • Trung bĩnh mỗi ngày, người dùng sử dụng 34 phút để ở trên Facebook.
  • Mỗi tháng có hơn 1.2 tỷ người dùng truy cập Facebook Watch.

4. TikTok video.

  • Hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
  • 60% người dùng TikTok là Gen Z.
  • Các video tràn màn hình đứng nhận được nhiều hơn 25% tỷ lệ xem qua.
  • Trung bình mỗi ngày người dùng chi 46 phút để ở trên TikTok.
  • 55% người dùng TikTok đã tải lên ít nhất là 1 video.

5. Instagram video.

  • 80% người dùng cho rằng các video hướng dẫn (how-to) luôn làm họ thích thú.
  • Các câu chuyện (stories) được dựng đơn giản bằng thiết bị di động có hiệu suất cao hơn các câu chuyện được dựng trau chuốt qua studio.
  • Hiện Instagram có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Trung bình mỗi ngày người dùng ở trên Instagram 1-2 giờ.
  • 90% người dùng theo dõi ít nhất là 1 thương hiệu trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Internet 2021: Điều gì xảy ra với mỗi 1 phút trôi qua trên internet

Với mỗi một phút trôi qua trên môi trường internet, có vô số lượt tìm kiếm, bài đăng, tin nhắn, lượt xem video, gửi email, mua sắm và nhiều thứ khác đã diễn ra.

Internet 2021: Điều gì xảy ra với mỗi 1 phút trôi qua trên internet

Trong năm 2021, cứ sau mỗi 60 giây, hơn 500 giờ nội dung được tải lên YouTube và 695.000 câu chuyện (Stories) được chia sẻ trên Instagram. Gần 70 triệu tin nhắn đã được gửi qua WhatsApp và Facebook Messenger.

Cùng với đó, có khoảng 2 triệu lượt “quẹt” trên Tinder, 1,6 triệu USD đã được chi tiêu trực tuyến, 5000 lượt tải ứng dụng TikTok, hơn 9000 lượt kết nối được tạo ra trên nền tảng chuyên nghiệp LinkedIn và nhiều thứ khác đã diễn ra.

Dữ liệu do Lori Lewis tổng hợp và công bố trên trang AllAccess.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook sẽ tăng cường hình phạt nhằm xử lý những kẻ gian lận trên nền tảng

Sau vụ kiện mới đây liên quan đến việc các kẻ lừa đảo (Scammers) đã sử dụng hơn 30.000 website giả mạo để đánh lừa người dùng nhằm chiếm đoạt tài khoản và thông tin cá nhân, Facebook vừa thông báo các nỗ lực pháp lý mới.

Facebook giới thiệu nỗ lực pháp lý mới nhằm trừng phạt những kẻ gian lận trên nền tảng
Source: The Press Stories

Vụ kiện xảy ra tại bang California, Mỹ, các kẻ lừa đảo đã sử dụng hơn 30.000 website giả mạo các nền tảng Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp để buộc người dùng nhập thông tin đăng nhập và sau đó chiếm đoạt tài khoản.

Theo giải thích của Meta:

“Kế hoạch của các kẻ lừa đảo liên quan đến việc tạo ra hơn 30.000 website mạo danh các trang đăng nhập của các nền tảng của chúng tôi như Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp. Trên các website này, mọi người được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu, thứ sẽ bị đánh cắp ngay sau đó.”

Meta cho biết nhóm lừa đảo đã sử dụng một dịch vụ chuyển tiếp để chuyển hướng lưu lượng truy cập đến các website lừa đảo nhằm mục tiêu che giấu vị trí thực của các website lừa đảo và danh tính của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến của họ.

Trong khi các vụ tấn công nhằm chiếm đoạt tài khoản, lừa tiền người dùng đang ngày càng gia tăng trên nền tảng, phía Meta cũng đã có nhiều động thái mới nhằm mục tiêu “đóng băng” các website lừa đảo này.

Meta cho biết để hạn chế các rủi ro đáng tiếc trên nền tảng, họ sẽ tăng thêm mức hình phạt cho các kẻ lừa đảo và nhiều biện pháp phòng vệ khác cho người dùng.

Tuy nhiên, vì những kẻ lừa đảo hay những người có các hành vi gian lận trên nền tảng vẫn luôn phát triển song song với các chiến thuật mới, cả các nền tảng như Facebook lẫn các nhà cung cấp web khác cần phải hợp lực để nhanh chóng có các biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra khi internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đa số mọi người, đồng thời khi các nhà làm luật ngày càng nhận thức rõ hơn về hậu quả từ các vụ lừa đảo, những vụ kiện cuối cùng sẽ là các đòn chừng phạt giáng mạnh tới các kẻ lừa đảo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook được coi là công ty tệ nhất của năm

Theo khảo sát của Yahoo Finance, Facebook được đánh giá là công ty tệ nhất năm với số phiếu nhiều hơn 50% so với vị trí thứ hai.

Source: Reuters

Tháng 12 hàng năm, Yahoo Finance tiến hành khảo sát để tìm ra công ty được đánh giá tốt nhất. Năm nay, danh hiệu này thuộc về Microsoft.

Khác với các năm trước, lần này họ thực hiện thêm một khảo sát khác về công ty tệ nhất với hơn 1.400 người tham gia. Công ty Facebook nhanh chóng nhận vị trí số một với lượt bình chọn cao gấp rưỡi so với công ty ở vị trí thứ hai là Alibaba.

Những người tham gia cho biết họ không hài lòng với Facebook về các vấn đề như quyền riêng tư, không giới hạn kiểm duyệt hay tác động của Instargram đối với sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, cũng có 30% tin Facebook sẽ khắc phục được các sai lầm trong tương lai.

Cuối tháng 10, giữa lúc đang đối mặt với hàng loạt bê bối, Facebook đổi tên công ty thành Meta. Khi đó, CEO Mark Zuckerberg cho biết động thái này đánh dấu sự khởi đầu cho hướng đi mới của công ty.

Meta phù hợp với mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo metaverse, một thế giới số hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhận định đây chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chỉ trích và giám sát hiện nay.

Bắt đầu từ tháng 9, mạng xã hội lớn nhất thế giới quay cuồng với các cáo buộc liên quan đến Hồ sơ Facebook – kho tài liệu nội bộ được thu thập bởi một nhân viên cũ.

Đây đồng thời là cơ sở cho hàng chục báo cáo về những thất bại của công ty trong việc ngăn chặn làn sóng thông tin sai lệch, phân biệt chủng tộc, kích động thù hận và nhiều tác hại khác do nền tảng này gây ra.

Hiện người phát ngôn của Facebook từ chối bình luận về khảo sát của Yahoo Finance.

Huy Đức (theo Macrumors)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Facebook đứng trước khoản phí bản quyền cho tên gọi Meta lên đến 60 triệu USD

Theo thông tin từ Reuters, Meta Platforms Inc, đơn vị sở hữu nền tảng Facebook đang phải đối mặt với khoản phí lên đến 60 triệu USD để mua lại các tài sản nhãn hiệu hiện đang thuộc Meta Financial Group.

Facebook đang đối mặt với khoản phí bản quyền cho tên gọi Meta lên đến 60 triệu USD

Giá trị của thoả thuận cho thấy tên gọi Meta hiện đang có giá trị như thế nào với gã khổng lồ mạng xã hội Facebook, vốn đang đặt cược vào Metaverse – một không gian kỹ thuật số được truy cập qua internet bằng các thiết bị công nghệ.

Meta Financial cho biết rằng một công ty có tên là Beige Key LLC đã đồng ý mua lại các bản quyền trên phạm vi toàn cầu đối với tên công ty của mình tức là Meta với giá 60 triệu USD tiền mặt. Meta Financial hiện không tiết lộ ai là người đứng sau Beige Key LLC.

Một người phát ngôn của Meta Platforms cho biết: “Beige Key đã được liên kết với chúng tôi và chúng tôi đã mua được các tài sản nhãn hiệu này.”

Về phần Meta Financial, ngoài việc cung cấp các sản phẩm thông qua công ty con mang tên MetaBank như các khoản tiết kiệm tiêu dùng, cho vay và thẻ tín dụng, công ty này còn hợp tác với các tổ chức lớn bao gồm các cơ quan của chính phủ và các công ty công nghệ tài chính (Fintech) để cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Facebook chính thức đổi tên thành Meta Platforms Inc từ tháng 10 nhằm mục tiêu hướng đến metaverse, một thế giới ảo nơi mà Meta gọi là “kế thừa của internet di động”.

Vào tuần trước, Meta Platforms cũng đã thông báo mở rộng ứng dụng Horizon Worlds cho những người trên 18 tuổi ở cả Mỹ và Canada, người dùng có thể truy cập vào thế giới ảo này qua kính thực tế ảo Oculus VR do Meta cung cấp.

Người phát ngôn của Meta Platforms cho biết công ty này đã tham gia các cuộc thảo luận với Meta Financial trước khi việc đổi tên của Facebook được công bố. Tuy nhiên, phía Meta Financial cũng chưa chia sẻ thông tin gì thêm.

Ở khía cạnh vốn hoá, hiện Meta Financial có mức vốn hóa thị trường khoảng 1,74 tỷ USD, còn Meta Platforms (Facebook cũ) thì được định giá ở mức 933 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Data Performance: Xu hướng hiệu suất của định dạng Stories trên Instagram

Bằng cách phân tích dữ liệu từ hơn 962,402 Stories trên Instagram, dưới đây là những xu hướng dữ liệu mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy.

Xu hướng hiệu suất của định dạng Stories trên Instagram

Nếu Instagram Stories là một phần trong chiến lược marketing của bạn thì những nội dung dưới đây từ SocialInsider rất đáng để bạn tham khảo.

Trong khi TikTok hay những ứng dụng video dạng ngắn khác hiện đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều thương hiệu, những Stories hay Câu chuyện trên Instagram vẫn mang lại nhiều tiềm năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được sử dụng đúng cách.

Vậy làm thế nào để có thể khám phá được tiềm năng của định dạng này?

Để làm rõ hơn về câu hỏi trên, Socialinsider gần đây đã tiến hành phân tích hơn 962.000 Stories khác nhau của các thương hiệu để từ đó tìm ra đâu là những yếu tố chính có thể thúc đẩy hiệu suất.

Một số phát hiện nổi bật là:

  • Các thương hiệu có lượng người theo dõi lớn đã tăng gấp đôi mức sử dụng các Stories của họ vào năm 2021.
  • Những Stories bằng hình ảnh có tỷ lệ nhấp chuyển tiếp cao hơn 0,80% so với các Stories bằng video.
  • Các Stories trên Instagram tiếp cận được khoảng một nửa số người so với các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu (In-Feed).

Bạn có thể xem báo cáo đầy đủ của SocialInsider tại đây hoặc xem qua bản tóm tắt như bên dưới:

  • Các thương hiệu lớn có xu hướng sử dụng định dạng Stories nhiều hơn. Vào năm 2020, các thương hiệu này đã tăng gấp đôi mức độ sử dụng.
  • Khi đăng từ 5 bài đăng trở lên trên một ngày, các thương hiệu chứng kiến tỷ lệ giữ chân (retention rate) lên đến 70%.
  • Các Stories bằng hình ảnh có xu hướng được người dùng nhấp chuyển tiếp nhanh hơn.
  • Các Stories bằng hình ảnh có mức độ tiếp cận tốt hơn các Stories bằng video.
  • Người dùng có xu hướng thoát nhanh hơn với các Stories bằng video. Và hầu hết các Stories này thuộc 3 Stories đầu tiên trên màn hình.
  • Các Stories có mức độ tiếp cận thấp hơn so với các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Infographic – Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Kể từ khi internet ra đời vào năm 1983, nó đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen hàng ngày của chúng ta, và ngày nay, thiết bị di động đang là “vật bất ly thân” đối với đa số mọi người.

Infographic - Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Vào đầu những năm 2000, tin nhắn dạng văn bản là tất cả những gì người dùng có để tương tác với nhau trước khi vô số các định dạng nội dung mới ra đời và đã làm thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác và trải nghiệm.

Với những sự tác động đó. Ngày càng có ít người đọc sách hơn khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, báo in, báo giấy thì hao mòn dần, toàn bộ các mô hình quảng cáo cũ theo đó cũng đã lỗi thời khi người dùng có nhiều lựa chọn tiện và nhanh hơn.

Các thiết bị di động giúp mọi người kết nối nhiều hơn với những tin tức mới nhất, liên lạc nhiều hơn với người thân của mình và cung cấp nhiều khả năng hơn để thanh toán hóa đơn, mua sắm, và làm mọi thứ v.v., tất cả đều xảy ra từ vài thao tác đơn giản.

Đồ hoạ dưới đây từ Visual Capitalist cung cấp thêm một số góc nhìn (cho người làm marketing và kinh doanh) dựa trên cách mọi người đã dành thời gian cho các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là với các nền tảng video thông qua thiết bị di động của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SocialMediaToday

Bill Gates: “Hầu hết các cuộc họp sẽ diễn ra trên Metaverse”

Tỷ phú sáng lập Microsoft dự đoán chỉ trong vòng 2-3 năm tới, hầu hết các cuộc họp sẽ được thực hiện trên các nền tảng vũ trụ ảo Metaverse.

Tính năng Mesh trên Microsoft Teams. Ảnh: Microsoft

“Thay vì trao đổi và gặp gỡ qua những hình ảnh dạng 2D, người dùng văn phòng sẽ chuyển sang metaverse – không gian 3D với hình đại diện (avatar) kỹ thuật số”.

Bill Gates đưa ra dự đoán trên trang cá nhân. “Lý tưởng nhất là sử dụng công nghệ ghi lại cả chuyển động và âm thanh trong không gian để làm cho bối cảnh giống như đời thực”.

Tháng trước, Microsoft ra mắt Mesh – nền tảng cho họp nhóm sử dụng các hình đại diện 3D. Tính năng mới hoạt động trên Teams cho phép người dùng trao đổi công việc qua không gian 3D bao gồm cả mô phỏng trạng thái khuôn mặt, cử chỉ.

Giải pháp của Microsoft giúp người dùng không phải lo lắng về bối cảnh, trạng thái của bản thân trước camera với đồng nghiệp, đối tác mỗi khi có cuộc họp.

Meta, công ty sở hữu mạng xã hội Facebook cũng chính thức ra mắt nền tảng vũ trụ ảo Horizon Worlds từ tuần trước. Tuy nhiên, giải pháp của Meta rộng hơn khi hãng tham vọng biến đây trở thành “Facebook phiên bản thực tế ảo”.

“Công nghệ kỹ thuật số đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc gần đây, tất cả được thúc đẩy bởi đại dịch”, Bill Gates viết. Theo ông, một trong những thay đổi thú vị nhất là âm thanh bổ sung cho giao tiếp ảo 3D.

“Giọng nói sẽ được thu lại và xử lý giống như đang thực sự phát ra từ hướng của người nói. Bạn sẽ thấy sự khác biệt dù âm thanh chỉ phát ra từ loa máy tính của bạn”.

Dự đoán của Gates được đưa ra sau khi Google và Meta phải lùi ngày cho nhân viên đi làm trở lại do biến thể Omicron.

Spotify công bố chương trình cho nhân viên “làm việc từ mọi nơi” vĩnh viễn từ tháng 2/2020. Các công ty như Upwork và Pinterest cũng đang đóng cửa văn phòng.

Metaverse được xem là bước ngoặt công nghệ quan trọng tiếp theo của loài người, sau kỷ nguyên Internet. Việc nhiều công ty trong các lĩnh vực cùng tham gia khiến vũ trụ ảo có thể đến sớm hơn dự kiến.

Những người ủng hộ cho rằng metaverse sẽ mang đến tiềm năng kinh doanh khổng lồ như bán hàng và dịch vụ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, cũng không ít người lo ngại mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của metaverse sẽ tạo ra tình trạng bất bình đẳng, khi chỉ những người có khả năng chi trả mới không bị quảng cáo làm phiền trong quá trình trải nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng “săn và xoá” những nội dung có hại tốt hơn

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) mới được Facebook triển khai có khả năng nhận diện và xoá các nội dung có hại nhanh hơn và chính xác hơn.

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng "săn và xoá" những nội dung có hại tốt hơn
CEO Meta Platforms Inc | Mark Zuckerberg

Facebook vừa công bố một công nghệ AI mới có thể nhanh chóng xác định những nội dung có hại để từ đó giúp cả người dùng lẫn nền tảng Facebook được an toàn hơn.

Mô hình AI mới sử dụng phương pháp “học vài lần” (few-shot learning) để làm giảm thời gian phát hiện các loại nội dung có hại mới từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần.

Công nghệ học vài lần (Few-Shot Learning).

Công nghệ học vài lần có những điểm tương đồng với công nghệ “không cần học” (Zero-shot learning). Cả hai phương pháp đều là những kỹ thuật máy học có mục tiêu là dạy cho các bộ máy (machine) cách giải quyết một nhiệm vụ chưa từng thấy trước đó bằng việc học cách khái quát hóa các chỉ dẫn để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Các mô hình học vài lần được đào tạo dựa trên một số ví dụ và từ đó nó có thể tự mở rộng quy mô và giải quyết các nhiệm vụ mới, và trong trường hợp này, nhiệm vụ của nó là xác định các loại nội dung có hại mới.

Lợi thế của mô hình AI mới này của Facebook là đẩy nhanh quá trình chống lại các loại nội dung có hại mới trên nền tảng:

Theo công bố từ Facebook:

“Những nội dung có hại liên tục phát triển trên nền tảng – cho dù chúng được thúc đẩy bởi các sự kiện mới nổi hay bởi những người đang tìm cách để né tránh hệ thống của chúng tôi – điều quan trọng là các hệ thống AI của chúng tôi cũng chưa bao giờ dừng lại.

Thay vì thông thường, chúng tôi phải mất vài tháng để thu thập và gắn nhãn cho những nội dung có hại mới, với hệ thống AI mới thông qua công nghệ ‘học vài lần’ và thậm chí là ‘không cần học’ – chúng tôi chỉ cần vài tuần để làm điều đó.”

Được biết, công nghệ AI mới này có khả năng phát hiện và xử lý hiệu quả trên 100 loại ngôn ngữ khác nhau và có thể hiểu được cả hình ảnh lẫn văn bản.

Công nghệ AI mới.

Facebook tiết lộ rằng hệ thống mới hiện đang được triển khai và đã hoạt động trên Facebook. Hệ thống AI đã được thử nghiệm để phát hiện những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin ngừa Covid-19.

Ngoài ra nó cũng được sử dụng để xác định các nội dung có mục đích kích động bạo lực hoặc chỉ đơn giản là cổ vũ cho những thứ có hại. Theo Facebook thì hệ thống AI mới đã giúp giảm đáng kể lượng ngôn từ kích động gây thù địch trên nền tảng.

Dưới đây là biểu đồ cho thấy điều đó.

Công nghệ Entailment Few-Shot Learning.

Facebook gọi công nghệ mới của họ là Entailment Few-Shot Learning.

Với công nghệ mới, hệ thống có thể gắn nhãn chính xác các văn bản là những lời nói gây thù địch. Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố (Entailment as Less-Shot Learner PDF), công nghệ này vượt trội hơn các kỹ thuật học vài lần khác tới 55%.

Facebook đang phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo giống với con người nhất (Humanlike AI).

Công nghệ mới của Facebook thể hiện rõ “tính hiệu quả và linh hoạt trong học tập” giống như con người, thứ sẽ cho phép họ phát triển và thực thi các chính sách nội dung mới trên nền tảng trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Công nghệ hiện chỉ mới đang ở giai đoạn đầu và theo Facebook nó sẽ còn được phát triển thêm theo thời gian.

“Một hệ thống AI có thể dạy được như công nghệ học vài lần có thể cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và thích ứng với các tình huống mới nổi của con người.

Bằng cách xác định nhanh những nội dung có hại và đang phát triển nhanh trên nền tảng, công nghệ mới hứa hẹn sẽ trở thành một phần công nghệ quan trọng giúp chúng tôi tiếp tục xử lý và bảo vệ nền tảng của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng

Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video Picsart của Hovhannes Avoyan đang phát triển nhanh chóng.

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng
CEO Picsart | Hovhannes Avoyan

Sau khi huy động thêm được 130 triệu USD với mức định giá gần 1,5 tỉ USD, ứng dụng chỉnh sửa miễn phí của Hovhannes Avoyan đang nhanh chóng trở thành phiên bản Photoshop cho thế hệ TikTok và Instagram.

Lớn lên ở Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mong ước được theo học trường nghệ thuật công. Để trúng tuyển, các ứng viên phải nộp một bức vẽ tĩnh vật của chiếc bình. Bản vẽ của Avoyan không gây được ấn tượng.

Bị từ chối, ông chọn con đường sáng tạo khác – khoa học máy tính, tập trung vào thế hệ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo và máy học.

Bước chuyển hướng này được đền đáp một cách ngoạn mục. 30 năm tiếp theo, Avoyan đã xây dựng và bán đi ba công ty khởi nghiệp phần mềm. Ông trở nên giàu có và là một trong những nhân vật nổi bật của giai đoạn công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở Armenia.

Ông vẫn yêu nghệ thuật và thúc đẩy các con mình theo đuổi nghệ thuật. Một ngày năm 2011, con gái 11 tuổi của ông, Zara, đến tìm ông với vẻ chán nản.

Cô bé đã đăng một bức vẽ lên mạng xã hội và có nhiều bình luận gay gắt. Cô bé muốn bỏ cuộc. “Những lời chỉ trích khiến con bé mất tự tin. Bé sắp bỏ cuộc,” Avoyan, 56 tuổi, kể lại.

“Việc đó khiến tôi nhớ lại hoàn cảnh của mình khi từ bỏ nghệ thuật để lựa chọn sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ thích hợp.”

Do đó, Avoyan tạo ra một ứng dụng di động cung cấp những công cụ công nghệ giúp con gái ông cải thiện các bức vẽ của mình. “Tôi muốn mang đến cho con bé một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để bé thỏa sức phát huy tài năng sáng tạo.”

Mười năm sau, hành động khích lệ con cái của Avoyan phát triển bùng nổ thành Picsart, một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới (công ty đặt trụ sở tại San Francisco). Ứng dụng thiết kế và chỉnh sửa này được tải xuống hơn một tỉ lần tại 180 quốc gia.

Ban đầu chỉ có tiếng Anh, hiện giờ ứng dụng khai sinh ở Armenia của Avoyan có sẵn bằng 28 ngôn ngữ.

Mỗi tháng, hơn 150 triệu khách hàng – chủ yếu dưới 35 tuổi – sử dụng Picsart để thực hiện hơn một tỉ hoạt động chỉnh sửa ảnh và video trên mạng xã hội, trang web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

“Picsart có rất nhiều điểm tương đồng với WhatsApp. Đó là tài sản toàn cầu và là nền tảng chung được mọi người ở khắp mọi nơi sử dụng,” Mike Vernal, đối tác quản lý tại Sequoia, cựu phó giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật của Facebook cho biết. “Cả hai đều là hiện tượng toàn cầu trước khi nổi tiếng ở Hoa Kỳ.”

Picsart nhắm đến hai xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ – mạng xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến nhà nhà người người trở thành nhà xuất bản, hàng trăm triệu người hiện đang sử dụng Picsart để thực hiện các thiết kế của mình.

Ưu tiên cho thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart phát triển các công cụ dựa trên AI và Java, cho phép mọi người chỉnh sửa ảnh và video dễ dàng giống như dùng trình chỉnh sửa của Instagram.

Larry Aschebrook (công ty G Squared) cho biết: “Picsart được sử dụng trong một số ngành nghề, tất cả tập hợp lại tạo thành hiện tượng toàn cầu, đây là điều hiếm thấy. Những người trẻ tuổi đã dùng ứng dụng này trong một khoảng thời gian và hiện nay ứng dụng đang thịnh hành trong các ngành kinh doanh và nền kinh tế sáng tạo”.

Các nghệ sĩ và dân nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và biến đổi phong cách cho các bài đăng trên TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook.

Với một vài thao tác, bạn có thể thay đổi ánh sáng và thêm các mảng màu, hình dán và hoạt ảnh kiểu meme. Bạn cũng có thể xóa các nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và thu nhỏ vòng eo của mình.

Nhưng Picsart không chỉ là công cụ dành cho những bức ảnh selfie đầy cuốn hút. Khi hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô vào web trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, họ sử dụng Picsart để giúp các sản phẩm có vẻ ngoài bóng bẩy, chuyên nghiệp trên các thị trường mua bán quan trọng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Tương tự, người dùng cũng sử dụng Picsart để chỉnh sửa nội dung trên các trang web, blog, tiếp thị qua thư điện tử và quảng cáo trên mạng xã hội.

“Ngày nay, công cụ ưa thích của mọi người là điện thoại,” Vernal thuộc công ty Sequoia cho biết. “Khách hàng chụp ảnh sản phẩm và có thể nhanh chóng xóa phông nền, chỉnh sửa hình ảnh và đăng lên trang web của mình.”

Trải nghiệm mượt mà của Picsart là mục tiêu mà Avoyan đặt ra từ khi ông chế tạo công cụ đầu tiên cho con gái mình vào năm 2011. “Rất nhiều người đánh đồng kỹ thuật tốt với sáng tạo,” Avoyan nói. “Công nghệ của chúng tôi nâng cao kỹ thuật của mọi người và có thể là động cơ để sáng tạo hình ảnh.”

Khi Picsart đã phát triển hơn, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình với học viện để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. “Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Sinh viên được học những kỹ năng mới. Cách làm này tốt cho tất cả mọi người,” Avoyan chia sẻ. Hiện nay ông vẫn tiếp tục tuyển dụng như thế.

Avoyan sinh năm 1965 tại Yerevan, Armenia. Ông lớn lên bên mẹ, giáo sư y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh hàng đầu.

Tác phẩm Sunshine and Rainbows: Các công cụ chỉnh sửa AI của Picsart giúp những người nghiệp dư thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn để đăng trên mạng xã hội, trang thương mại kỹ thuật số và tiếp thị trên mạng xã hội. – Nguồn: Picsart.

Nước Cộng hòa Armenia ổn định, đơn điệu và buồn tẻ. Con đường sự nghiệp tốt nhất là vào học viện. Sau khi bị trường nghệ thuật từ chối, dưới sự hướng dẫn của mẹ, Avoyan bắt đầu lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học American ở Armenia.

Cách mạng nổ ra năm 1992. Sự ổn định của Liên Xô biến mất. Thay vào đó là chiến tranh và sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản non trẻ. Học giả trở thành doanh nhân.

Năm 1996, Avoyan, khi đó 30 tuổi, bỏ dở chương trình học tiến sĩ để ra mắt Cedit, công ty dịch vụ phần mềm mà bốn năm sau ông bán cho Lycos, công cụ tìm kiếm trực tuyến thời kỳ đầu, với giá vài triệu.

Năm 2005, ông thành lập công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm kiêm vườn ươm khởi nghiệp mang tên Sourcio. Tiếp theo là Monitis, dịch vụ giám sát trang web, mà TeamViewer (GFI Software) mua lại với giá bốn triệu USD vào năm 2011. Cùng năm đó, ông ra mắt Picsart.

Avoyan và đội ngũ của ông sử dụng các thủ thuật tăng trưởng như cập nhật ứng dụng vào nửa đêm thứ sáu hằng tuần, vì vậy Picsart vẫn nằm trong danh sách ứng dụng nổi bật của Android. Họ cũng đưa ra các công cụ và tính năng mới mỗi tuần để tạo tâm lý mong đợi cho khách hàng và khiến họ có lý do để thường xuyên kiểm tra ứng dụng.

Avoyan sẽ dùng khoản tiền đầu tư mạo hiểm trị giá 130 triệu USD vào việc tuyển dụng thêm nhân tài kỹ thuật có nhiệm vụ phát triển nhiều tính năng AI hơn.

Đó là điều cần thiết để bắt kịp thị trường đông đúc với hàng trăm ứng dụng thiết kế nhỏ hơn, cùng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ USD như Canva và Adobe, công ty có doanh số 12,85 tỉ USD trong năm 2020. Avoyan nói rằng ông muốn duy trì sự độc lập và đang nhắm đến IPO trong vòng 12-18 tháng tới.

Hiện tại, ông có kế hoạch tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng vốn được mở rộng chủ yếu thông qua truyền miệng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở khách hàng của Picsart từ các doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp của Dropbox và Airtable, những công ty khởi nghiệp phần mềm bắt đầu bằng cách hướng đến người dùng và sau đó mở rộng để phục vụ các công ty lớn.

Avoyan đã chuyển trụ sở chính của Picsart đến San Francisco sau khi Sequoia đầu tư lần đầu vào năm 2015, nhưng phần lớn nhóm kỹ sư của ông vẫn ở Armenia.

Đúng là ở đó nhân tài rẻ hơn, nhưng Avoyan coi nền văn hóa hối hả của đất nước mình là một kiểu tài sản đầy quyền năng. “Họ có trí thông minh đường phố và luôn thách thức thực tế.” Avoyan nói: “Khởi nghiệp nghĩa là thực sự thay đổi tất cả các quy tắc. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một cuộc cách mạng.”

Biên dịch: Quỳnh Anh

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse – Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Facebook vừa thông báo rằng nền tảng này đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của mình cho tất cả người dùng từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ và Canada.

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse - Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Vào ngày 9/12 vừa qua, Facebook đã thông báo rằng họ đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của những nhân vật đại diện (avatars) cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ và Canada.

Horizon Worlds đã ra mắt bản thử nghiệm từ năm ngoái, được áp dụng tới những người dùng kính thực tế ảo Oculus VR và họ cũng cần đồng ý tham gia vào thế giới ảo từ lời mời của Facebook, tuy nhiên với cập nhật hiện tại thì điều này giờ đây không còn cần thiết nữa.

Việc ra mắt rộng rãi Horizon Worlds là một bước quan trọng khác của Facebook (đã chính thức đổi tên thành Meta vào tháng 10) nhằm mục tiêu tiến gần hơn đến với Metaverse, một khái niệm dựa trên thuật ngữ khoa học viễn tưởng được sử dụng để mô tả về cách làm việc và giải trí trong thế giới ảo.

Trong Horizon Worlds, người dùng tai nghe thực tế ảo Oculus của Facebook có thể tạo avatar (hình ảnh đại diện) để thoải mái dạo chơi trong thế giới ảo. Từ đây, họ cũng có thể chơi trò chơi và tương tác với những hình ảnh đại diện khác.

Facebook đã mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD vào năm 2014 và kể từ đó nền tảng này đã phải không ngừng cải tiến để mở rộng thị trường ra khỏi những tệp khách hàng tương đối eo hẹp hiện có. Và giờ đây với Metaverse, Oculus lại trở nên có giá trị hơn.

Quay trở lại vào thời điểm tháng 7 năm nay, CEO Mark Zuckerberg đã thông báo về việc thiết lập nhóm dự án Metaverse mới. Tiếp đó vào tháng 10, Facebook cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD trong năm tới để phát triển các công nghệ trong Metaverse.

CEO Facebook chia sẻ:

“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, Metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, chiếm giữ hàng trăm tỷ đô la thương mại kỹ thuật số (digital commerce), hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook thử nghiệm ví điện tử Novi với người dùng WhatsApp

Một số người dùng WhatsApp tại Mỹ hiện có thể sử dụng ví kỹ thuật số Novi để gửi và nhận tiền.

Facebook thử nghiệm ví điện tử Novi với người dùng WhatsApp

Theo thông tin từ Business Insider, một số người dùng ứng dụng nhắn tin WhatsApp tại Mỹ hiện có thể gửi và nhận tiền bằng ví Novi, một dịch vụ thanh toán tiền điện tử được phát triển bởi Meta Platforms Inc, (tên gọi cũ Facebook).

Ông Stephane Kasriel, Giám đốc điều hành của Novi, cho biết trong một bài đăng trên Twitter: “Hiện các bạn có thể dùng thử ví kỹ thuật số Novi, bắt đầu từ hôm nay, một số người dùng tại Mỹ có thể gửi và nhận tiền thông qua Novi trên WhatsApp, việc chuyển tiền tới bạn bè hay gia đình giờ đây cũng dễ dàng như cách bạn gửi tin nhắn vậy.”

Novi hiện cũng đang làm việc với sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase để cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo việc lưu trữ tiền của khách hàng một cách an toàn.

Trước đó vào tháng 10, một nhóm Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ đã kêu gọi nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ngừng ra mắt Novi vì cho rằng công ty này không thể được tin tưởng khi quản lý hệ thống thanh toán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook xoá bỏ 1.3 tỷ “fake accounts” trên nền tảng chỉ trong 3 tháng

Chỉ trong 3 tháng cuối năm, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020, Facebook đã xoá bỏ hơn 1.3 tỷ tài khoản ảo, tài khoản giả mạo. Theo Reuters.

Facebook xoá bỏ 1.3 tỷ "fake accounts" trên nền tảng
Getty Images

Theo tờ Reuters đưa tin, Facebook Inc cho biết họ đã gỡ xuống 1,3 tỷ tài khoản giả mạo, tài khoản ảo (fake accounts) trong vòng 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 và hiện họ cũng đang có hơn 35.000 nhân viên đang nỗ lực để xử lý các thông tin sai lệch trên nền tảng.

Nền tảng này cũng đã xóa hơn 12 triệu mẩu nội dung về COVID-19 và vắc xin, những nội dung mà các chuyên gia y tế toàn cầu gắn cờ là thông tin sai lệch.

Những tuyên bố, âm mưu hay thông tin sai lệch về vắc-xin và Covid-19 đã trở nên phổ biến trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội bao gồm Facebook và Twitter và YouTube trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.

Trước những áp lực từ các cơ quan chức năng của Mỹ, các nền tảng này đã không ngừng nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ nền tảng của họ trước các nguy cơ bị “trừng phạt”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Metaverse có cứu được Facebook?

Kế hoạch tập trung vào vũ trụ ảo metaverse được xem là bước đi thông minh của Mark Zuckerberg để chuyển hướng sự chú ý của công chúng.

Metaverse có cứu được Facebook?
Source: CNET

Theo The Verge, Facebook sẽ đổi tên trong tuần này với mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo thay vì chỉ hoạt động như một công ty mạng xã hội đơn thuần. “Về cơ bản, những chuyện xoay quanh metaverse có thể giúp Facebook tránh khỏi phản ứng dữ dội từ công chúng”, Ashley Cooksley, Giám đốc điều hành tại công ty The Social Element, nói.

Theo Anne Olderog, cổ đông của công ty tư vấn Vivaldi với 20 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược thương hiệu, Facebook đang chuyển mối quan tâm của người dùng sang metaverse, một khái niệm nghe có vẻ viễn tưởng và thú vị. “Thực tế, vẫn chưa ai hiểu metaverse là gì, nên đây là nước đi rất hợp lý”, Olderog phân tích.

Eric Schiffer, Giám đốc điều hành The Chief Organization, cho biết Facebook vẫn phải giải quyết các vụ bê bối, nhưng công ty không thể sụp đổ do vẫn còn nguồn lực kinh tế lẫn chính trị lớn mạnh. “Đây chưa phải dấu chấm hết cho Zuckerberg.

Hành động chuyển hướng là nước đi thông minh, vừa tái định hướng thương hiệu vừa phần nào giải quyết được khủng hoảng. Việc tập trung cho metaverse có thể giúp công ty chiếm lợi thế trong cuộc đua công nghệ tương lai”, Schiffer nói.

Tuy nhiên, Olderog cho rằng việc tập trung vào metaverse không đủ để xóa bỏ vết nhơ của công ty trong nhận thức của công chúng. “Rốt cuộc, điều cốt yếu vẫn là giải quyết những vấn đề cơ bản, nếu không họ vẫn phải đối mặt với những vấn đề tương tự dù đã chuyển hướng”, bà đánh giá.

Thiệt hại về danh tiếng không phải là điều duy nhất khiến Facebook lo lắng. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Facebook xem trọng độ phổ biến đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Công ty cho rằng đây là yếu tố để cạnh tranh với những đối thủ như TikTok. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Giáo sư Andrew Pryzbylski, nhà tâm lý học tại Đại học Oxford đã nghiên cứu cách trẻ em tương tác với mạng xã hội và trò chơi điện tử, nói rằng các tài liệu cho thấy những đứa trẻ dùng Facebook chỉ cần được “cười đùa và vui vẻ”. Metaverse trong tương lai sẽ là dự án đầy tiềm năng nếu Facebook muốn thu hút sự chú ý của trẻ em.

Tuy nhiên, giáo sư cũng lưu ý rằng metaverse còn nguy hiểm hơn các mạng xã hội hiện tại. Facebook có thể trực tiếp tác động đến cuộc sống của trẻ vì không gian metaverse trực quan hơn nhiều. “Đây là thứ vừa đáng sợ, vừa khơi dậy nhiều cảm hứng”, Pryzbylski nói.

Khủng hoảng truyền thông mới nhất của Facebook bắt nguồn từ các tài liệu nội bộ do cựu quản lý Frances Haugen tiết lộ. Nội dung thể hiện mạng xã hội cố tình che giấu những tác động xấu của nền tảng đến xã hội, đặc biệt đối với thanh thiếu niên trong nhiều năm qua.

Thông tin này có thể khiến cơ quan quản lý siết chặt các quy định đối với những ông lớn công nghệ tại Mỹ. Sau khi bê bố xảy ra, Facebook liên tục thông báo những tin liên quan tới metaverse như biện pháp đánh lạc hướng công chúng.

Metaverse là thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi mọi người có thể truy cập bằng VR và AR, thay vì máy tính xách tay, điện thoại. Hồi tháng 7, Mark Zuckerberg lần đầu công bố dự định biến Facebook thành “công ty metaverse”.

Tương tự việc Google chọn tên Alphabet cho công ty mẹ để thể hiện sự đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, cái tên mới sẽ cho công chúng biết Zuckerberg dự tính xây dựng vũ trụ ảo theo hướng nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Business Insider

Facebook thêm ‘Inspiration Hub’ mới vào Creator Studio

Với ‘Inspiration Hub’ người làm marketing có thêm nhiều insights mới thông qua các xu hướng nội dung và hashtags có liên quan đến Trang của họ.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, từ chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, khi tính năng này được áp dụng với tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể thấy nó từ Trang chủ (Home) trong Facebook Creator Studio.

Ở bên phải của giao diện màn hình, bạn có thể xem những insights hàng đầu như các video và hashtags thịnh hành (trending) trong 24 giờ qua, được đăng bởi các Trang (Page) tương tự như Trang của bạn.

Cũng từ đây, bạn sẽ có một loạt các bộ lọc bổ sung để xem thêm các nội dung đang thịnh hành trên Facebook, bao gồm danh mục Trang, kiểu nội dung, khu vực, v.v.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Inspiration Hub cũng bao gồm nhiều thông tin chi tiết về các thẻ hashtags đang thịnh hành trong khung thời gian bạn đã chọn như bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Liên quan đến tính năng mới này, hầu hết các dữ liệu mới bổ sung hiện đều đã có sẵn trong nền tảng CrowdTangle, một nền tảng phân tích của Facebook dành riêng cho các nhà báo, và tất nhiên rất ít người có thể truy cập được tính năng này.

Hiện tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm có sẵn trong tài khoản của các chủ sở hữu Trang trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chân dung tân CEO của Twitter – CEO trẻ nhất trong S&P 500

Parag Agrawal, một người Mỹ gốc Ấn Độ vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Twitter thay cho đồng sáng lập Jack Dorsey.

CEO của Twitter
CEO Twitter Parag Agrawal | Source: BBC

Agrawal hiện 37 tuổi – bằng tuổi với CEO Mark Zuckerberg của Meta Platform. Dù không tiết lộ cụ thể ngày sinh của tân CEO nhưng Twitter xác nhận Agrawal sinh sau ngày 14/5/1984 – ngày Mark Zuckerberg chào đời.

Như vậy Agrawal đang là CEO trẻ nhất trong số các công ty thuộc S&P 500 (500 công ty lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ).

Trước đó, ở tuổi 45, Jack Dorsey cũng là một trong những CEO trẻ nhất trong danh sách các công ty lớn nhất nước Mỹ.

“Tôi không nghĩ tuổi tác là vấn đề lớn, đặc biệt là đối với những công ty như thế này. Đó có thể là một lợi thế”, David Larcker, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Stanford, người nghiên cứu về hiệu suất của các CEO đã bình luận.

Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway, Warren Buffett, là CEO lớn tuổi nhất trong S&P 500, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Nhà đầu tư huyền thoại hiện nay đã 91 tuổi.

Dữ liệu cũng cho thấy độ tuổi trung bình của một CEO trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ là 58. Tuy nhiên, xu hướng về độ tuổi của các CEO không nghiêng về giới trẻ.

Đánh giá trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây của công ty Spencer Stuart về dữ liệu của các doanh nghiệp trong S&P 500 cho thấy độ tuổi của các CEO tăng nhẹ nhưng đều đặn.

Agrawal có bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ Ấn Độ và bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Ông từng làm việc cho Microsoft, Yahoo và AT&T trong vai trò nghiên cứu.

Gia nhập Twitter vào tháng 10/2011 và chỉ sau thời gian ngắn, Agrawal được chọn là kỹ sư xuất sắc của công ty.

Tháng 10/2017, ông trở thành Giám đốc công nghệ (CTO) của Twitter, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chiến lược cho mạng xã hội, như khả năng bảo mật, quy định mật khẩu mới, phân quyền người dùng…

“Tôi muốn cảm ơn hội đồng quản trị vì tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của tôi. Tôi cũng cảm ơn Jack vì đã tiếp tục tư vấn, hỗ trợ và hợp tác”, Agrawal chia sẻ.

Đồng sáng lập Jack Dorsey sẽ ở lại hội đồng quản trị của công ty có trụ sở tại San Francisco cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2022, Twitter cho biết trong một tuyên bố.

Agrawal cũng sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty này. Theo Spencer Stuart, độ tuổi trung bình của một thành viên hội đồng quản trị trong S&P 500 là 63 tuổi.

“Tôi quyết định rời khỏi Twitter vì tin rằng công ty đã sẵn sàng phát triển mà không cần bóng dáng của người sáng lập.

Tôi tin tưởng Parag với tư cách là Giám đốc điều hành Twitter. Công việc của anh ấy trong 10 năm qua đã có nhiều chuyển biến. Tôi quý trọng kỹ năng, trái tim và tâm hồn của anh ấy. Đã đến lúc anh ấy phải lãnh đạo”, Dorsey nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Trước những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu sau chính sách ATT của Apple, Facebook gần đây đã tiếp tục công bố những nghiên cứu dữ liệu mới.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng
Source: Pexels

Meta (Facebook cũ) vừa xuất bản một báo cáo mới xem xét về tác động của việc nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học và rộng, so với việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích và đối tượng mục tiêu đến hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trong ngành hàng CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng).

Theo Meta, việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích của người dùng có thể cản trở đáng kể hiệu suất của các chiến dịch.

Điều này là do, khi các nhà quảng cáo chọn cách tiếp cận này, họ có ít tùy chọn dữ liệu hơn, và từ đó họ tiếp cận ít người dùng tiềm năng hơn.

Để có thể rút ra được kết luận về sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận nhắm mục tiêu quảng cáo này trên Facebook Ads, Meta đã phân tích 50 chiến dịch của các nhãn hàng CPGs tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).

* Lưu ý: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực ngoài Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nên dữ liệu chỉ mang tính chất học hỏi, thử nghiệm và suy luận.

Theo giải thích của Meta:

“Phân tích cho thấy rằng trong khoảng một nửa số chiến dịch, đối tượng được chọn theo sở thích quá hẹp và do đó, phạm vi tiếp cận bị hạn chế đáng kể so với các chiến dịch tiếp cận rộng theo nhân khẩu học (demographic-based).

Trong trường hợp này (khi đối tượng được chọn quá hẹp), các chiến dịch nhắm mục tiêu đối tượng theo nhân khẩu học đã phân phối gần như gấp đôi phạm vi tiếp cận (Reach + 99%) so với cùng một lượng ngân sách khi chọn nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích.”

Do đó, về cơ bản, việc nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (demographic targeting) dường như không bị ảnh hưởng bởi chính sách ATT của Apple. Điều ngược lại xảy ra với cách tiếp cận theo đối tượng hẹp.

Theo số liệu nghiên cứu: các chiến dịch phân phối theo nhân khẩu học có chi phí rẻ hơn đến 1.6 lần so với các chiến dịch phân phối theo sở thích về tổng thể.

Trong khi việc tập trung vào các đối tượng cụ thể hơn và hẹp hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn vào những thời điểm cụ thể, phạm vi tiếp cận rộng hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài, điều này đơn giản là bởi vì khi tiếp cận nhiều người hơn, thông qua nhắm mục tiêu chung và rộng hơn, thông điệp của thương hiệu được mở rộng và giúp tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng hơn.

Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ người làm marketing có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng của họ cũng như các sở thích cụ thể mà người tiêu dùng có.

Đối với các thương hiệu hiểu biết sâu sắc về các sở thích của người dùng của họ, họ thực sự có thể thúc những đẩy kết quả tốt hơn thông qua các trọng tâm cụ thể hơn.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Như hình ảnh bạn có thể xem ở bên trên, khi so sánh hiệu suất là kết quả đầu ra của thương hiệu, các chiến dịch nhắm mục tiêu dựa theo sở thích có hiệu suất tốt hơn so với các chiến dịch nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học.

Các chiến dịch nhắm mục tiêp hẹp tỏ ra hiệu quả hơn với người dùng ở các phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel) trong khi các chiến dịch nhắm mục tiêu rộng hiệu quả hơn ở các phần trên của phễu (ToFu).

Nếu thương hiệu có các mục tiêu cụ thể và có nhiều insights về người dùng, tập trung vào các chiến dịch theo sở thích có thể thúc đẩy nhiều phản hồi hơn.

Điều này có nghĩa là gì? Trong giai đoạn đầu, các thương hiệu nên tiếp cận càng nhiều người càng tốt để tối đa hóa nhận thức và hiểu hơn về người dùng, thông qua các chiến dịch phân phối rộng theo nhân khẩu học.

Sau đó, họ có thể sử dụng các chiến dịch nhắm mục tiêu hẹp hơn hoặc sử dụng kết hợp song song cả hai kiểu tiếp cận để tối đa hoá hiệu suất về lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Metaverse của Facebook không phải là phép màu công nghệ mới

Metaverse là thuật ngữ còn xa lạ, tuy nhiên những yếu tố tạo nên môi trường này không phải điều gì quá mới mẻ.

metaverse
Source: CyberNews

Trước khi Mark Zuckerberg công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, thuật ngữ metaverse đã xuất hiện nhiều từ đầu năm nay. Các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ, giải trí và thời trang thường xuyên nhắc đến metaverse, dù không phải ai cũng có thể mô tả chính xác.

Đồng sáng lập Facebook cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới. Theo New York Times, việc liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không thể bỏ lỡ thuật ngữ này.

Nhiều người có thể muốn biết metaverse gồm những gì, tuy nhiên một số yếu tố tạo nên không gian này thực chất đã quen thuộc với chúng ta trong thời gian qua.

Metaverse gồm những gì?

Metaverse được nhà văn Neal Stephenson nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết Snow Crash phát hành năm 1992.

Thế giới ảo đề cập đến môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực. Gần đây, metaverse được nhắc đến rộng rãi với nhiều dự đoán như “nền tảng của tương lai” hay “môi trường tương tác mới”.

Với tâm lý không thể bỏ lỡ (FOMO), nhiều người không muốn đứng ngoài cuộc thảo luận về metaverse. Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”.

Nói cách khác, metaverse mô tả cách một số công nghệ mới nổi – tiền mã hóa, NFT (token không thể thay thế), các game mô phỏng như Roblox, thiết bị thực tế ảo và thực tế hỗn hợp như kính Oculus – có thể phát triển và kết hợp lẫn nhau.

“Tôi tin rằng metaverse là thời đại tiếp theo của Internet, cũng là chương tiếp theo của công ty”, Zuckerberg chia sẻ trong sự kiện Connect 2021, tuyên bố công ty mạng xã hội sẽ chuyển hướng tập trung sang metaverse.

Những yếu tố quen thuộc trong metaverse.

Để so sánh, Ball lấy ví dụ về smartphone, thiết bị đã thay đổi cách giao tiếp, tương tác của con người. Cách đây 10 năm khi smartphone và ứng dụng còn mới mẻ, nhiều người tin rằng kỷ nguyên “máy tính bỏ túi” sẽ thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống. Điều đó đang lặp lại với metaverse khi không ít người tin rằng nó sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn.

Tuy có thể mất hàng chục năm để metaverse trở thành thuật ngữ quen thuộc, chúng ta hầu như đã tham gia vào một (hoặc nhiều) yếu tố làm nên metaverse.

Tựa game Fortnite có hơn 300 triệu người chơi trên thế giới, nhiều người xem đây là cách giải trí cùng bạn bè, tương tác với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bạn có thể quen 1-2 người đang đầu tư tiền mã hóa hay NFT. Kính thực tế ảo cũng không phải điều gì mới mẻ khi nhiều người dùng nó để chơi game.

Ngay cả khi không tham gia những hoạt động trên, việc Internet ngày càng len lỏi vào cuộc sống cũng đủ đưa chúng ta vào metaverse.

Liên lạc bằng Instagram, LinkedIn hay Slack, chơi game trên điện thoại, tham gia những cuộc họp ảo mùa dịch hay làm việc thông qua nhóm chat đều sẽ hiện diện trong metaverse theo cách mới mẻ hơn.

Các thuật ngữ như tiền mã hóa hay NFT đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm qua. Một số người đang thực sự đổ tiền bạc, dành thời gian cho không gian tương tác ảo.

Các doanh nhân xây dựng hệ thống tài chính bằng blockchain, mua bán đất ảo và phát triển hệ thống quản lý độc lập, không thuộc sở hữu của bất cứ ai.

Hành động liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không hề muốn bỏ lỡ thuật ngữ này. Với người tạo ra một công ty thay đổi cách giao tiếp và liên lạc trên Internet, bỏ lỡ một kỷ nguyên Internet mới như metaverse thật khó chấp nhận.

Các hãng công nghệ hiện nay có đủ nguồn lực, tầm nhìn và “FOMO cấp độ công nghiệp”, do đó sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp ảnh hưởng của họ đối với metaverse.

Không một lãnh đạo công ty công nghệ nào muốn bỏ lỡ thứ có thể thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên với người dùng, metaverse hiện tại chỉ làm tăng cảm giác FOMO về những thứ không quá mới mẻ.

Nhà phân tích Benedict Evans so sánh những yếu tố tạo nên metaverse giống như cách đây 30 năm, người ta “đứng trước một tấm bảng trắng rồi viết những thuật ngữ như TV tương tác, hyperlink (siêu liên kết), boardband (băng thông rộng), đa phương tiện, video và trò chơi, sau đó vẽ chiếc hộp bao quanh chúng rồi đặt tên ‘information superhighway’ (siêu xa lộ thông tin)”.

Dựa trên quan điểm của Evans, metaverse hiện tại giống như thuật ngữ chung cho việc kết hợp các yếu tố đã có sẵn như thực tế ảo, tiền mã hóa, NFT, môi trường nhập vai ảo…

“Tôi đưa ra 2 dự đoán cho metaverse. Thứ nhất, nó sẽ không được nhiều người biết đến bởi họ không xác định môi trường đang tham gia là yếu tố tạo nên metaverse. Nếu thực sự làm việc trong một căn phòng ảo, chúng ta sẽ chỉ gọi đó là công việc.

Thứ hai, việc bỏ lỡ không gian nơi danh tính, công việc và quan hệ xã hội được pha trộn giữa yếu tố thực và ảo không phải vấn đề lớn với đa số chúng ta”, cây viết John Herrman của New York Times chia sẻ về metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h

Câu chuyện của Bà Joanna Stern, phóng viên tờ WSJ, sau 24 tiếng trải nghiệm thế giới ảo metaverse.

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h
Source: WSJ

Trong sự kiện Connect 2021 diễn ra cuối tháng 10, Facebook đổi tên công ty thành Meta, công bố hướng đi tập trung vào metaverse (vũ trụ ảo).

CEO Mark Zuckerberg đã trình diễn không gian ảo để mọi người gặp gỡ, làm việc, thảo luận và giải trí cùng nhau. Mỗi người được đại diện bằng những hình nhân ảo.

Sau Facebook, đến lượt Microsoft cũng tuyên bố tham gia cuộc đua metaverse bằng cách tích hợp Mesh, nền tảng làm việc trong không gian ảo vào ứng dụng họp trực tuyến Microsoft Teams vào năm 2022.

Zuckerberg cho biết sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, một số app đang xuất hiện trong kính thực tế ảo (VR) đã có thể giúp chúng ta hình dung về không gian ảo.

Do đó, tôi quyết định sử dụng kính Oculus Quest 2, thuê một phòng khách sạn để thử sống trong metaverse. Đây là những trải nghiệm của tôi sau 24 tiếng trải nghiệm metaverse.

Những cuộc họp trở nên thú vị hơn.

Thật khó để giữ nghiêm túc trước biên tập viên của tôi khi giọng anh ấy phát ra từ một hình nhân ảo không có chân, khuôn mặt giống nhân vật Milhouse trong The Simpsons.

Tuy nhiên sau vài phút ngồi quanh bàn họp ảo, 2 chúng tôi nhận ra nó thú vị hơn những cuộc họp nhàm chán qua Zoom. Tôi có cảm giác anh ấy đang ngồi đối diện, giao tiếp bằng mắt hệt như ngoài đời.

Chúng tôi gặp nhau trong phòng làm việc ảo có tên Horizon Workrooms. Bạn có thể mời người khác tham gia phòng thông qua đường dẫn web.

Nếu sở hữu kính Oculus Quest 2, người được mời sẽ tham gia phòng họp với hình nhân ảo của riêng họ. Nếu không có kính VR, họ sẽ tham gia cuộc gọi video để thấy không gian và hình nhân ảo của bạn.

Source: WSJ

Tôi đã tham gia những cuộc họp ảo cả ngày, trong một ứng dụng họp có tên Spatial. Với Spatial, bạn cần tải ảnh chân dung lên trang web để tạo ra hình nhân có phần rùng rợn và khá máy móc.

Bạn cũng có thể thay đổi không gian ảo trong app thành phòng họp hay đêm lửa trại, xung quanh treo những tấm ảnh dưới dạng token không thể thay thế (NFT).

Tuy hình nhân ảo trong Horizon và Spatial rất khác nhau, chúng đều không có chân. Meaghan Fitzgerald, Giám đốc tiếp thị sản phẩm thực tế ảo tại Meta cho biết tạo ra đôi chân trong môi trường VR đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.

“Chúng tôi có những thiết bị tuyệt vời để theo dõi phần trên của cơ thể bạn… Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác chân thực khi tham gia môi trường VR, nhưng đừng nhìn xuống để thấy đôi chân không di chuyển như ý muốn”, Fitzgerald chia sẻ.

“Người kiểm duyệt” trong thế giới ảo.

Những cuộc họp trong metaverse của Horizon cho trải nghiệm khá tốt, một phần bởi bạn có thể kiểm soát người tham gia. Tôi từng chứng kiến những không gian công khai bị nhiều người lạ quấy rối khi sử dụng AltspaceVR của Microsoft.

AltspaceVR là nền tảng được dùng cho các chương trình hài kịch ảo, hòa nhạc, phòng thảo luận chung và nhiều mục đích khác.

Một lần khi bước vào công viên ảo trong AltspaceVR, tôi nghe thấy nhiều hình nhân ảo trò chuyện xung quanh, tôi tình cờ nghe một phụ nữ kể chuyện cô ấy là y tá và vừa chứng kiến bệnh nhân qua đời. Tôi cũng gặp một số người nói rằng đã tìm được nhiều bạn tốt trong không gian này.

“Trong bối cảnh đại dịch, tôi từng tham gia nhiều buổi diễn trên Zoom và chúng thật thảm họa. Trong Altspace, bạn có thể cảm nhận tiếng cười của người khác”, Kris Tinkle, diễn viên hài kịch tại Las Vegas (Mỹ) cho biết tương tác với các hình nhân ảo trong metaverse cũng dễ dàng hơn.

Vẫn có một số công cụ bảo mật trong các không gian ảo này. Bạn có thể nhấp vào một hình nhân để tắt tiếng, hoặc chặn để chúng biến mất hoàn toàn.

Ứng dụng cũng có người kiểm duyệt, thường xuất hiện trong một số không gian để người dùng liên hệ, thậm chí trà trộn vào các không gian nhằm phát hiện nhân vật có hành vi xấu.

Vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Có rất nhiều hoạt động khác trong không gian ảo, bao gồm trò chơi và tập thể dục – sở thích mới của tôi. Ứng dụng Supernatural sẽ đưa bạn đến những khu vực khác nhau, một “huấn luyện viên” hướng dẫn dùng thiết bị điều khiển kính VR để vuốt, đấm và né chướng ngại vật. Tôi hoàn toàn bị cuốn vào trò chơi nhưng giá của nó khá đắt, 19 USD/tháng hoặc 180 USD/năm. Công ty phát triển ứng dụng này đã ký thỏa thuận để về tay Meta.

Tôi cũng dành nhiều thời gian chơi Beat Sabre, một tựa game VR khá cơ bản, nhiệm vụ của bạn là đập nát những thứ trước mặt bằng cử chỉ đấm tay.

Một sự trùng hợp khi Meta cũng đã mua lại công ty phát triển trò chơi này. Ngoài ra, ứng dụng có tên Guided Meditation đã đưa tôi đến hồ Azure (British Columbia), lắng nghe một số bài tập nhẹ nhàng để thiền.

Tôi đã tạo 4 hình nhân ảo khác nhau cho các ứng dụng trong suốt 24 tiếng, bên cạnh việc đăng ký tài khoản bằng bàn phím ảo. Đó là những gì sẽ diễn ra khi metaverse trở nên phổ biến.

Meta và Microsoft muốn cung cấp những nền tảng cơ bản, yêu cầu đăng nhập tài khoản và tạo hình nhân ảo để xuất hiện xuyên suốt thời gian tham gia metaverse.

Không ngạc nhiên khi Meta và Microsoft, 2 công ty đứng ngoài cuộc đua di động, muốn xây dựng một iOS và Android trong metaverse.

Không chỉ phần mềm, Meta và Microsoft còn chủ động về phần cứng. Cách đây vài năm, kính VR cần kết nối với máy tính bằng các dây cáp cồng kềnh. Oculus Quest 2 được xem là bước tiến lớn khi có thể hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, sử dụng trong một tiếng liên tục cũng đủ để kính gặp vấn đề hiệu năng, ứng dụng bị lỗi và hao pin. Tôi cũng phải dùng thuốc giảm đau đầu sau khi dùng kính trong thời gian dài.

Source: WSJ

Không gian ảo mà tôi sống thử trong 24 tiếng chính là lối thoát khỏi thế giới thực. Trong khi thực tế tăng cường đưa hình ảnh ảo vào thế giới thực, kính VR là cách đưa chúng ta vào một thế giới ảo hoàn toàn, có thể nhìn những hình ảnh 3D một cách tự nhiên hơn.

Trong Horizon Workrooms, bạn có thể kết nối máy tính Windows hoặc macOS để màn hình của chúng xuất hiện trong thế giới ảo.

Khá thú vị khi vừa họp với biên tập viên của tôi trong thế giới ảo, vừa ghi chú trên laptop thật. Tất nhiên, sẽ cần thêm thời gian để xây dựng hoàn chỉnh metaverse, và rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi thế giới này có thể phổ biến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo WSJ

Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Theo các chuyên gia, Metaverse có thể thay đổi cơ bản ngành quảng cáo, mảng kinh doanh quan trọng của nhiều hãng công nghệ như Facebook hay Google. Vậy thực chất quảng cáo trên Metaverse có gì mới và các thương hiệu có thể tiếp cận như thế nào.

metaverse quảng cáo
Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Metaverse gần đây trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là sau sự kiện Facebook đổi tên thành Meta.

Khái niệm metaverse mà các hãng công nghệ vận dụng hứa hẹn người dùng từ mạng xã hội sang một thế giới ảo rộng lớn hơn, trong đó quảng cáo vẫn là hình thức chủ đạo giúp các công ty thu hút khách hàng mới và kiếm lời.

“Metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng ta bắt đầu. Nó có tiềm năng được đầu tư và sẽ trở nên rất rộng lớn”, tỷ phú Orlando Bravo, đồng sáng lập và quản lý của Thomas Bravo nói với CNBC.

Những bước đầu thận trọng với quảng cáo trên Metaverse.

Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho biết các thương hiệu sẽ tiếp cận bằng các bảng quảng cáo trên metaverse.

Mẫu quảng cáo tương tự có thể gặp trong các trò chơi như Tiki-Taka Soccer và FIFA Mobile, vừa tăng độ nhận diện đồng thời cũng dẫn khách hàng đến sản phẩm nếu có nhu cầu.

“Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse”, CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.

Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.

“Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự.

Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse”, Velliquettle nói.

Sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên.

Đại dịch buộc nhiều thương hiệu phải thử nghiệm những công nghệ mới nhất, đơn cử như các ứng dụng thử đồ quần áo và mỹ phẩm ảo. Phát triển nhanh trong thế giới thực, “thời trang ảo” là mục tiêu rõ ràng để thử nghiệm sớm trong metaverse.

“Sẽ dễ hình dung một avatar riêng thay mỗi người khám phá metaverse, khoác lên mình những bộ đồ từ các thương hiệu như Nike, Adidas, Balenciaga hay Gucci hay Levi’s, không quan trọng đó là nhãn nào”, Max Pinas, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Dept cho biết.

Vào tháng 5 vừa qua, Gucci đã giới thiệu một chiếc ví trong Roblox có giá đắt hơn một món đồ ở ngoài đời thực.

Source: Nike

Với Nike, hãng có thế giới ảo Nikeland riêng trong Roblox, được mô phỏng theo trụ sở chính. Không chỉ có các minigame khác nhau để người dùng trải nghiệm như bóng né hay đuổi bắt, Nike cũng lên kế hoạch về một showroom kỹ thuật số, tích hợp cả vận động viên và sản phẩm.

Vũ trụ Metaverse mới cho người tiêu dùng khám phá thương hiệu thông qua quảng cáo.

Dù metaverse chưa tồn tại, nó sẽ mang đến một vũ trụ khách hàng và không gian mới để khai thác tài sản trí tuệ hiện có cho các công ty.

“Năm đại dịch vừa qua, cách tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số đã khiến chúng tôi thực sự mở rộng tầm mắt về những gì có thể làm được.

Các trải nghiệm từ nay sẽ ở một không gian rộng lớn, nơi thương hiệu sẽ tạo ra sự kiện để thu hút mọi người đến và mở rộng quy mô ở đó”, Tiffany Rolfe, giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty quảng cáo R/GA cho biết.

Một số lãnh đạo ở các công ty quảng cáo nhận xét những nỗ lực thành công cần để tâm đến định nghĩa ban đầu của metaverse, nơi một cá nhân lựa chọn để thoát ra khỏi thế giới thực.

Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu không nên tái sử dụng những quảng cáo mà con người đã biết, thay vào đó là làm mới cách tiếp tiếp cận khách hàng.

“Trong không gian metaverse, các thương hiệu cần tìm thấy sự cân bằng giữa hiện thực và tính nguyên bản bằng cách cung cấp tiện ích và ý nghĩa cho mọi người qua sức sáng tạo và đổi mới từ công nghệ.

Tóm gọn lại, họ phải tạo ra những trải nghiệm mà mọi người dùng thực sự muốn”, Lewis Smithingham, giám đốc giải pháp sáng tạo của Media.Monks nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook nới lỏng chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội

Chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội sẽ được nới lỏng, nhà quảng cáo có thể chạy các quảng cáo tập trung nhiều vào sản phẩm mà không cần đính kèm tuyên bố từ chối trách nhiệm.

Facebook nới lỏng chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội

Facebook theo đó đã công bố bản cập nhật mới đối với chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội.

Về cơ bản, chính sách mới sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn quảng cáo về vấn đề xã hội, đảm bảo nhiều quảng cáo hơn có thể chạy được mà không cần thông báo từ chối trách nhiệm với nhãn dán ‘paid for by’ (được trả tiền bởi). Bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Liên quan đến vấn đề này, kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, Facebook đã thực hiện một loạt các hạn chế và thông số kiểm soát mới liên quan đến các quảng cáo dựa trên vấn đề xã hội và chính trị, nhằm cung cấp sự minh bạch về việc ai là người tài trợ và thúc đẩy các chiến dịch đó.

Tất cả các nhà quảng cáo theo đó khi muốn chạy các quảng cáo về chính trị hoặc quảng cáo liên quan đến vấn đề xã hội phải cần phải được xác minh.

Theo giải thích của Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg:

“Để được xác minh, các nhà quảng cáo sẽ cần xác nhận danh tính và vị trí của họ. Bất kỳ nhà quảng cáo nào không vượt qua quy trình này đều sẽ bị cấm chạy quảng cáo liên quan. Chúng tôi cũng sẽ gắn nhãn cho chúng và các nhà quảng cáo sẽ phải cho người dùng biết ai đã trả tiền cho các chiến dịch đó.”

Tuy nhiên giờ đây, Facebook đang tìm cách nới lỏng chính sách này:

“Bởi vì mục đích chính của một số quảng cáo này không phải là để vận động chính sách, chúng tôi đang thay đổi cách tiếp cận với chúng.

Các nhà quảng cáo sẽ không còn bắt buộc phải hoàn thành quy trình ủy quyền hoặc được gắn nhãn “Paid for by” để chạy nếu chúng tôi xác định một quảng cáo nào đó bao gồm đủ ba tiêu chí dưới đây:

  • Một sản phẩm hoặc dịch vụ được hiển thị đang được sử dụng hoặc có tên gọi rõ ràng hoặc được giới thiệu trong quảng cáo;
  • Mục đích chính của quảng cáo là bán sản phẩm hoặc quảng bá dịch vụ, ngay cả khi nội dung quảng cáo bao gồm việc biện hộ hay vận động cho một vấn đề xã hội; và
  • Nội dung quảng cáo chứa lời kêu gọi hành động (CTA) để mua hoặc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Vì vậy, hiện tại, nếu một quảng cáo liên quan đến một vấn đề xã hội, nhưng nhà quảng cáo đang bán sản phẩm hay dịch vụ một cách rõ ràng, thì quảng cáo đó sẽ không vi phạm chính sách của Facebook Ads.

Theo giải thích của Facebook:

“Khi quảng cáo quảng bá một sản phẩm và không ủng hộ cụ thể cho một vấn đề xã hội, quảng cáo này sẽ không còn bị yêu cầu ủy quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm hay được gắn nhãn ‘paid for by’.

Ngược lại, nếu nhà quảng cáo đang quảng cáo một sản phẩm, đồng thời kèm với nó là một thông điệp ủng hộ (mạnh mẽ) cho một vấn đề xã hội nào đó, nó vẫn sẽ yêu cầu tuyên bố từ chối trách nhiệm.”

Mặc dù chính sách mới này cũng chưa thực sự rõ ràng vì vấn đề còn nằm ở cách hệ thống kiểm duyệt nội dung của Facebook, tuy nhiên rõ ràng là Facebook đang muốn giúp nhiều thương hiệu chạy nhiều quảng cáo hơn và dễ dàng hơn bằng cách giảm bớt những hạn chế.

Bạn có thể xem thêm các chính sách quảng cáo này tại: Facebook Ads Policy

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram bị điều tra vì ảnh hưởng tiêu cực với trẻ em

Cách Instagram thu hút người dùng trẻ tuổi nhằm tăng tần suất sử dụng và tương tác của họ có thể để lại hệ quả lâu dài.

CEO Instagram Adam Mosseri

Ngày 18/11, liên minh lưỡng đảng bao gồm tổng chưởng lý 8 bang của Mỹ cho biết họ đang điều tra cách Instagram thu hút và ảnh hưởng đến giới trẻ. Cuộc điều tra này không chỉ xem xét những tác hại tiềm ẩn mà còn cả cách thức marketing được Instagram sử dụng.

Sức ép từ những nhà lập pháp.

Tổng chưởng lý bang Nebraska, ông Doug Peterson cho biết liên minh này sẽ tập trung vào “các kỹ thuật được Meta sử dụng để tăng tần suất và thời gian tương tác của người dùng trẻ tuổi cũng như hệ quả của nó”.

“Khi các nền tảng mạng xã hội coi con cái chúng ta như một món hàng đơn thuần để thao túng nhằm tăng thời gian sử dụng thiết bị và trích xuất dữ liệu, thì việc các tổng chưởng lý tham gia điều tra theo luật bảo vệ người tiêu dùng là điều bắt buộc”, ông Doug Peterson cho biết.

Đây không phải là lần đầu Meta, trước đây là Facebook, bị đưa vào tầm ngắm với những cáo buộc vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng và khiến công chúng gặp rủi ro.

Sau khi kế hoạch xây dựng một nền tảng Instagram cho trẻ em được công bố, tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey và 43 tiểu bang, vùng lãnh thổ khác của Mỹ đã viết một lá thư nhằm kêu gọi loại bỏ ý tưởng.

Trong thư, họ cáo buộc Instagram đã không giải quyết được vấn đề về sức khỏe tinh thần và lo ngại sự tham gia của những kẻ có ý đồ xấu với trẻ em.

Vào cuối tháng 9, Instagram đã phải tạm dừng kế hoạch ra mắt này lại.

Tại Quốc hội Mỹ, các nhà lập pháp cũng đang theo đuổi dự án luật bổ sung. “Tôi đang làm việc về các chính sách nhằm tăng cường quyền riêng tư và an toàn cho trẻ em trên mạng.

Các đồng nghiệp và tôi đang tiếp tục thảo luận và đang đạt được những tiến bộ đáng kể của lưỡng đảng”, thượng nghị sĩ Marsha Blackburn nói.

Tại Đặc khu Columbia, tổng chưởng lý Karl Racine cũng đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những tác hại tiềm ẩn của Instagram với trẻ em.

Phản ứng của Instagram.

Trong tuyên bố hôm 19/11, công ty cho biết họ đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc điều tra của liên minh.

“Chúng tôi dẫn đầu ngành trong việc chống bắt nạt và hỗ trợ những người đấu tranh với ý định tự tử, tự gây thương tích và rối loạn ăn uống.

Chúng tôi cũng xây dựng các tính năng mới để giúp người dùng có thể đối mặt với so sánh tiêu cực hoặc các vấn đề về hình ảnh cơ thể trên mạng xã hội, bao gồm tính năng mới ‘Hãy nghỉ ngơi’, hướng họ tới các nội dung khác trong trường hợp bị mắc kẹt trong một chủ đề”, trích tuyên bố của công ty.

Dù Instagram lên tiếng bảo vệ thanh danh, những hệ quả mà ứng dụng mang lại là khó có thể bỏ qua. Đặc biệt, chính nội bộ công ty cũng thừa nhận những tác động tiêu cực mà mình ảnh hưởng đến người sử dụng.

Vào tháng 9, WSJ đã tiết lộ một nghiên cứu nội bộ của Instagram, trong đó xác nhận sản phẩm của họ có thể gây nên “so sánh tiêu cực trên mạng xã hội” ở nhiều người dùng, đặc biệt là phụ nữ trẻ. “Chúng ta khiến vấn đề hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn ở một trong 3 cô gái tuổi teen” một trang tài liệu nội bộ từ năm 2019 của nghiên cứu ghi nhận.

Trong một cuộc phỏng vấn, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri thừa nhận những phát hiện và nói rằng việc khắc phục vấn đề là rất khó khăn.

Tuy nhiên, ông cũng bảo vệ các sản phẩm của công ty, gọi mạng xã hội là một phần của cuộc sống hiện đại, mang lại lợi ích vượt xa tác hại của chúng.

Không lâu sau, công ty đã tố cáo WSJ là “lấp liếm bằng chứng”, cho biết nghiên cứu cũng chỉ ra cách Instagram giúp một số cô gái tuổi teen giải quyết những vấn đề nghiêm trọng khác.

Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Snapchat và TikTok, những ứng dụng được người dùng trẻ tuổi yêu thích, Meta đã xây dựng sản phẩm với định hướng giữ chân họ ở lại Instagram và sau cùng là Facebook.

Trong một tài liệu được WSJ công bố, các nhà nghiên cứu marketing cho biết thanh niên ở tầm tuổi lớn hơn “không khuyến khích em của mình chia sẻ” trên nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Giữa nhiều tranh cãi trong những khoảng thời gian trở lại đây liên quan đến thuật toán phân phối nội dung và quảng cáo, Facebook vừa có những động thái mới.

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Các thử nghiệm mới sẽ áp dụng cho cả cá nhân lẫn nhà quảng cáo trên nền tảng. Với người dùng, họ có thể có nhiều quyền và sức ảnh hưởng hơn tới những gì mà họ nhìn thấy và với thương hiệu, họ có thể tránh hiển thị thương hiệu tại những vị trí không mong muốn.

Trước hết, đối với những người dùng là cá nhân, Facebook đang tìm cách làm cho các tùy chọn nhằm kiểm soát nội dung hiển thị trên Nguồn cấp dữ liệu (News Feed) dễ tìm hơn, đồng thời người dùng có nhiều khả năng hơn trong việc giảm bớt một số loại nội dung nhất định trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Giờ đây, mọi người có thể tăng hoặc giảm lượng nội dung mà họ muốn xem từ bạn bè, gia đình, Nhóm và Trang mà họ được kết nối đồng thời các chủ đề mà họ quan tâm trong phần ‘sở thích nguồn cấp dữ liệu’ của họ.”

Tùy chọn nguồn cấp dữ liệu (News Feed Preferences) của Facebook cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những gì người dùng được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của họ bằng cách cho phép họ chọn các tài khoản yêu thích.

Các tài khoản yêu thích (Trang và mọi người) này sau đó sẽ được ưu tiên hiển thị nhiều hơn với người dùng khi họ đăng bài.

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Về cơ bản, cập nhật này của Facebook hướng tới mục tiêu cung cấp cho mọi người nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nguồn cấp dữ liệu của họ, tuy nhiên, với những dữ liệu đã có trước đó, có rất ít người dùng chủ động cài đặt những phần nội dung tương tự trừ khi đó là cài đặt mặc định.

Đây cũng là một trong những lý do chính giải thích tại sao những cập nhật tương tự như này chủ yếu phục vụ cho các nền tảng hơn là người dùng, họ sử dụng đây là một cách để “qua mặt” các cơ quan quản lý liên quan từ chính phủ.

Liên quan đến thuật toán phân phối nội dung của Facebook và các nền tảng mạng xã hội nói chung, Cựu nhân viên Facebook và cũng là nhà khoa học dữ liệu, Bà Frances Haugen đã đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động tiêu cực của nền tảng này.

Bà nói với cơ quan Thượng viện của Mỹ rằng các mạng xã hội nên buộc phải ngừng sử dụng hoàn toàn các thuật toán dựa trên sự tương tác (engagement-based algorithms).

Theo giải thích của Bà Haugen:

“Facebook đã thừa nhận trước công chúng rằng xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác là rất nguy hiểm và sai lệch, nhưng sau đó họ lại không triển khai các hệ thống bảo mật và thay đổi trên nền tảng.”

Theo dẫn chứng và quan điểm của Bà Haugen, thuật toán này khuyến khích các hành vi tiêu cực nhằm thúc đẩy nhiều người tương tác hơn và chính điều này đang gây ra nhiều tác hại đáng kể đến con người nói chung.

Cập nhật tiếp theo của Facebook là mở rộng các biện pháp kiểm soát Loại trừ Chủ đề (Topic Exclusion) trong Nguồn cấp dữ liệu cho một số nhà quảng cáo đang chạy quảng cáo bằng tiếng Anh.

Theo giải thích của Facebook:

“Trình kiểm soát loại trừ các chủ đề quảng cáo cho phép nhà quảng cáo chọn một chủ đề nhất định, sau đó chúng tôi sẽ xác định cách chúng tôi hiển thị quảng cáo trên Facebook, bao gồm cả ở Bảng tin.

Hiện nhà quảng cáo có thể chọn tới 3 chủ đề – ‘Tin tức và chính trị’, ‘Các vấn đề xã hội’ và ‘Tội phạm & Bi kịch’.

Khi nhà quảng cáo chọn một hoặc nhiều chủ đề, quảng cáo của họ sẽ không được phân phối cho những người gần đây tương tác với các chủ đề đó trong Bảng tin của họ.”

Facebook cho biết, trong quá trình thử nghiệm ban đầu, các loại trừ đã tỏ ra rất thành công trong việc đảm bảo các quảng cáo không được hiển thị cùng với các cuộc thảo luận về các chủ đề đã chọn trong ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse

Khi định hướng phát triển metaverse, Meta (Facebook cũ) sẽ phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm đã xây dựng sẵn thế giới ảo, cùng hàng loạt doanh nghiệp tưởng như không liên quan.

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse
Roblox – Source: Newstalk

Facebook đổi tên công ty thành Meta vào cuối tháng 10 như một cách gây chú ý cho định hướng phát triển metaverse (thế giới ảo). Đây vẫn là khái niệm rất mới, và Meta có thể sẽ gặp nhiều đối thủ tưởng như chưa từng liên quan trước đây.

Roblox, nền tảng cho phép người dùng tạo hình đại diện riêng và chơi game do những người chơi khác tạo nên, được đánh giá là công ty metaverse có giá trị cổ phiếu cao nhất hiện nay.

Cổ phiếu của công ty đã tăng gần 160% kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào đầu năm nay. Với giá trị vốn hóa thị trường gần 65 tỷ USD, Roblox hiện lớn hơn cả gã khổng lồ trò chơi điện tử Electronic Arts và Activision Blizzard.

Một ông lớn khác cũng tham gia vào lĩnh vực metaverse là công ty sản xuất phần mềm chơi game Unity Software.

Doanh nghiệp mới đây vừa báo cáo thu nhập và giá trị cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng nhờ kế hoạch mua lại Weta Digital, studio hiệu ứng hình ảnh do đạo diễn Peter Jackson thành lập. Với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, thương vụ nhắm tới việc nâng cao hơn nữa trải nghiệm trên metaverse.

Metaverse cũng là miếng bánh béo bở mà nhiều ông lớn muốn chia phần, từ PLBY Group (chủ sở hữu Playboy), nhà sản xuất máy ảnh gắn ngực Axon đến hãng thu âm Warner Music Group, hãng truyền thông Disney. Tất cả đều đã thảo luận về xu hướng không thể bỏ lỡ này trong vài tuần qua.

Metaverse đang thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp game và cả những lĩnh vực khác”, các nhà phân tích tại Manhattan Venture Research cho biết trong một báo cáo gần đây.

Những gã khổng lồ sản xuất chip như Nvidia và Qualcomm cũng đang sẵn sàng kiếm lời từ metaverse. Chip 5G và bộ xử lý đồ họa của họ sẽ là một phần không thể thiếu để đưa con người vào thế giới ảo.

CEO của Qualcomm, Cristiano Amon cho biết công ty muốn trở thành “tấm vé vào metaverse” trong buổi thuyết trình với nhà đầu tư hôm 16/11.

Mặc dù Meta không phải ông lớn duy nhất trong lĩnh vực metaverse, việc công ty này công bố tập trung vào metaverse là một lý do khiến thị trường trở nên nhộn nhịp hơn.

“Việc đổi tên thương hiệu Facebook đã đưa khái niệm metaverse đến với nhiều người hơn. Với các công ty khác đang đầu tư, rõ ràng ý tưởng về một thế giới mới, có nhiều dịch vụ và trải nghiệm hứa hẹn sẽ là một phương cách để mở rộng doanh thu”, Chis Beauchamp, trưởng nhóm phân tích thị trường tại IG phát biểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao các Big Tech đang hướng tới Metaverse?

Metaverse là gì, vì sao công nghệ này được quan tâm, hay các thách thức kỹ thuật… là vấn đề được nhiều người thắc mắc về vũ trụ ảo.

metaverse là gì
Source: Financial Times

Metaverse là gì?

Thuật ngữ metaverse được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số.

Các bộ phim như The Matrix và Ready Player One là ví dụ rõ nhất cho ý tưởng này. Thuật ngữ bắt đầu thu hút sự chú ý khi được Mark Zuckerberg, CEO Meta, nhắc đến trong một sự kiện hồi tháng 6.

Hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất về metaverse, nhưng các công ty công nghệ tin vũ trụ ảo không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.

Ông Trí Phạm, CEO Whydah – startup Việt Nam về blockchain, nói: “Metaverse là khái niệm khá khó hiểu với nhiều người, trong khi có vô số luồng quan điểm còn gây tranh cãi.

Tuy nhiên, có bốn tính chất cơ bản của một metaverse là: Sự hội tụ của trải nghiệm online và offline; Tính liên tục; Quyền sở hữu số và Tự chủ danh tính.

Vũ trụ ảo Meta hình dung là một kịch bản trong đó hai người có thể cùng tham dự một buổi hòa nhạc dù đang ở hai lục địa khác nhau. Trong khi đó, các công ty game hướng đến xây dựng một nền kinh tế trong metaverse với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain.

Các công nghệ chính sẽ bao gồm các thiết bị giao diện người – máy như kính VR và AR, đồ họa đa chiều, AI, sức mạnh tính toán, phần mềm và phần cứng để tạo hình đại diện cho người dùng.

Tại sao các công ty công nghệ lớn (Big Tech) quan tâm đến metaverse?

Các công ty công nghệ đang tìm kiếm tương lai tiếp theo của Internet khi mạng xã hội và smartphone đã bão hòa. Theo ông Lê Mạnh Cương, CEO Mytheria, ngoài giá trị giải trí, metaverse còn đem lại lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển.

Tại đây, người tham gia không bị giới hạn về biên giới, khoảng cách và những người tiên phong sẽ có nhiều lợi thế trong thị trường còn sơ khai.

Facebook cho thấy tham vọng của mình khi đổi tên công ty thành Meta. Họ cũng đang sản xuất Oculus, kính VR phổ biến nhất thế giới. Họ coi metaverse là “phiên bản tiếp theo của Internet”. Tương tự, Microsoft, Apple và Google cũng đang đổ nhiều nguồn lực vào công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường.

Nhà phát triển chip Nvidia cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Để quảng bá nền tảng Omniverse, hồi tháng 4, công ty đã tổ chức một sự kiện kỹ thuật số hoàn toàn.

“Omniverse là công cụ tạo và mô phỏng thế giới ảo, cho phép các tác nhân khác nhau, những người khác nhau kết nối với thế giới ảo”, CEO Jensen Huang nói

Những “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc cũng đang rục rịch chuẩn bị cho xu hướng mới. Tencent, Alibaba và Baidu đã nộp gần một trăm đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse.

Về phần cứng, Foxconn, đối tác gia công điện tử lớn nhất thế giới, cũng tuyên bố dự định trở thành một phần trong chuỗi cung ứng metaverse.

Chủ tịch Young Liu nói trong lễ ra mắt xe điện của công ty tháng trước: “Hai sự kiện lớn tiếp theo trong ngành công nghệ là xe điện và vũ trụ ảo. Foxconn chắc chắn sẽ có các sản phẩm liên quan”.

Thách thức kỹ thuật là gì?

Theo Nikkei, metaverse mang đến cho người dùng trải nghiệm phong phú đồng nghĩa sẽ yêu cầu truyền tải một lượng lớn dữ liệu với độ trễ thấp. Có nghĩa, kết nối 5G sẽ là điều bắt buộc.

Các yêu cầu khác gồm chất bán dẫn công suất cao để chạy các thuật toán phức tạp và các thiết bị như kính VR để cho phép người dùng hòa mình vào thế giới kỹ thuật số. Các rào cản kỹ thuật vẫn còn, như kính VR còn cồng kềnh, nhiều lỗi về độ phân giải hình ảnh.

Nhiều người vẫn có cảm giác chóng mặt, buồn nôn sau khi sử dụng kính một thời gian dài. Thời lượng pin cũng là một thách thức khi các khả năng tính toán tiên tiến như điều hướng bằng cử chỉ sẽ ngốn năng lượng.

Nội dung cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của metaverse, nhưng phần mềm tạo mô hình 3D vẫn đắt đỏ khiến các nhà phát triển chưa thể tiếp cận trên diện rộng.

Người hoài nghi nói gì về metaverse?

Trong khi các công ty chạy đua để bắt kịp trào lưu, một số nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng. Donnie Teng, chuyên gia công nghệ của Nomura Securities, cảnh báo sự cường điệu xung quanh metaverse chỉ là cách để các công ty đưa công nghệ VR và AR vào đời sống một cách phổ biến hơn.

“Khái niệm này đã xuất hiện khá lâu nhưng nó vẫn đang tiếp tục trở thành chủ đề hấp dẫn. Mọi người vẫn đang khám phá các khả năng mà chưa có câu trả lời rõ ràng”, Teng nói với Nikkei.

Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng chưa có một cơ sở hạ tầng công nghệ và ứng dụng đủ tốt để thực sự hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một metaverse hoàn toàn ảo.

Quyền riêng tư và an ninh mạng trong vũ trụ ảo?

“Người thổi còi Facebook” Frances Haugen nói metaverse “yêu cầu chúng ta đặt nhiều cảm biến hơn nữa trong nhà và nơi làm việc”. Cô cho rằng các công ty nên có một kế hoạch minh bạch cho vũ trụ ảo trước khi bắt đầu xây dựng “thế giới mới”.

Haugen không phải là người duy nhất đề cao quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. David Reid, giáo sư về AI và máy tính không gian tại Đại học Liverpool Hope, cũng đang kêu gọi điều chỉnh metaverse trước khi “công nghệ trở thành hiện thực trong 5-10 năm tới.

“Metaverse có những tác động to lớn với xã hội. Bên cạnh lợi thế tuyệt vời sẽ là những mối nguy hiểm đáng sợ”, Nikkei dẫn lời Reid.

Ông cho rằng, thế giới đang ở giai đoạn đầu của metaverse, nhưng mọi người cần thảo luận các rủi ro liên quan ngay từ bây giờ trước khi đi vào con đường không thể quay về. Quyền riêng tư, dữ liệu, an ninh trong vũ trụ ảo sẽ là vấn đề quan trọng của tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple và Meta đối đầu trong Metaverse

Apple và Meta được cho là sẽ cạnh tranh gay gắt ở các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse trong thập kỷ tới.

Apple và Meta đối đầu trong Metaverse

“Cuộc chiến thực sự giữa Apple và Meta là kính thực tế ảo và thực tế tăng cường, đồng hồ thông minh, smarthome, các dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các thiết bị và nền tảng được định nghĩa riêng trong vũ trụ gọi là metaverse”, nhà báo công nghệ Mark Gurman của Bloomberg bình luận.

Trong 10 năm qua, các chuyên gia nhận định đối trọng lớn nhất của Apple là Google khi cả hai cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực như smartphone, hệ điều hành di động, dịch vụ web và thiết bị gia đình. Tuy nhiên, 10 năm tiếp theo, đối thủ của Apple sẽ là cái tên quen thuộc khác tại Thung lũng Silicon: Meta – thương hiệu mới của công ty Facebook.

Mối quan hệ Apple – Facebook hay giữa CEO Tim Cook và Mark Zuckerberg không hề êm đẹp thời gian qua. Cả hai luôn chĩa mũi giáo về nhau mỗi khi có thể, đặc biệt là liên quan đến quyền riêng tư.

Cook chỉ trích Facebook về cách mạng xã hội này khai thác thông tin người dùng. Apple thậm chí phát triển tính năng cho phép chủ sở hữu iPhone tuỳ chọn chấp nhận hay từ chối ứng dụng thu thập dữ liệu, đánh mạnh vào mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của các công ty như Facebook.

Về phần mình, Zuckerberg và Meta chỉ trích chính sách của App Store, như tỷ lệ thu phí 30% doanh thu từ ứng dụng với nhà phát triển, hay về vận hành trò chơi di động và sự kiện ảo.

Tuy vậy, Gurman cho rằng các vấn đề này sẽ chỉ là “chuyện nhỏ” trong khoảng 10 năm tới, bởi cả hai đang nhắm tới VR, AR và các thiết bị đeo hỗ. Đây đều là những sản phẩm không thể thiếu trong vũ trụ ảo metaverse.

Meta không giấu sự thất vọng khi lỡ xu hướng smartphone trong thập kỷ qua, đồng thời thừa nhận sự cố gắng của họ trong lĩnh vực này chưa đủ.

Cũng giống như Amazon thất bại với dòng điện thoại Fire, công ty của Zuckerberg cố gắng tìm kiếm các lĩnh vực mới để bành trướng. Thị trường đầy hứa hẹn của họ là kính VR, AR, một phần nhờ thương vụ Oculus trị giá 2 tỷ USD từ năm 2014.

Meta đã bán kính VR vài năm và hầu như không vấp phải sự cạnh tranh đáng kể nào. Tuy nhiên, từ 2022 trở về sau có thể là giai đoạn thị trường nóng lên cả về số lượng sản phẩm lẫn đối thủ, bởi nhiều công ty đã sẵn sàng công bố loại kính này.

Tháng trước, Meta giới thiệu bản xem trước của kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của hãng là Project Cambria. Nếu kính AR tập trung vào thực tế ảo, đưa người dùng hoàn toàn vào trong thế giới số, còn kính VR phủ thông tin kỹ thuật số lên trên thế giới thực, thì Project Cambria kết hợp hai yếu tố này bằng cách tạo một “lớp phủ AR đầy đủ màu sắc cho VR”.

Bên cạnh đó, kính Meta cũng được trang bị vi xử lý, cảm biến và ống kính riêng tiên tiến hơn nhiều so với các sản phẩm của công ty trước đây. Theo một số tin nguồn tin, Apple cũng đang lên kế hoạch cho một thiết bị tương tự.

“Kính của Apple dự kiến khoảng 2.000 USD. Tôi hy vọng sản phẩm của Meta có giá thấp hơn một chút. Tuy nhiên, cả hai đều sẽ là những thiết bị mang tính bản lề cho người dùng muốn tham gia trải nghiệm metaverse“, Gurman nói.

Nhưng Meta cũng không dừng lại ở kính thực tế hỗn hợp. Công ty của Mark Zuckerberg dự kiến tham gia vào lĩnh vực đồng hồ thông minh khi đã hé lộ mẫu smartwatch mới, thậm chí đang chuẩn bị cho ba thế hệ sản phẩm. Đây được xem là kế hoạch mang tính thách thức với Apple.

Về tính năng, smartwatch của Meta có thể gọi video, khi hình ảnh hé lộ cho thấy thiết bị có camera trước. Nếu phát huy tác dụng và được đón nhận, Apple nhiều khả năng buộc phải bổ sung chức năng tương tự cho Watch.

Hiện Apple Watch là thiết bị đa năng, nhưng theo dõi hoạt động thể chất vẫn là chức năng chính. Meta cũng thể hiện mối quan tâm đến lĩnh vực này.

Thiết bị nhà thông minh cũng là lĩnh vực đối trọng giữa Apple và Meta trong tương lai, dù cả hai chưa thực sự có sản phẩm gây chú ý. Smarthome cũng là thành phần quan trọng trong metaverse.

Thiết bị gọi video Portal Go. Ảnh: Meta
Thiết bị gọi video Portal Go. Ảnh: Meta

Meta bắt đầu cung cấp sản phẩm cho smarthome từ cách đây 3 năm với Portal, cho phép người dùng trò chuyện video. Màn hình thông minh này sau đó được cải tiến và có nhiều bản hơn, trong đó có mẫu Portal Go hoạt động bằng pin.

“Meta còn chặng đường dài để cạnh tranh với Amazon hay Google về thiết bị thông minh cho gia đình, cả về thị phần lẫn trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, tôi đã thử dùng Portal trong bếp vài tuần qua và tin vào triển vọng của Meta”, Gurman nói.

Trong khi đó, Apple hiện có rất ít sản phẩm phục vụ nhà thông minh ngoài mẫu loa HomePod ra năm 2018 và HomePod mini năm 2020. Nền tảng và ứng dụng HomeKit cũng chưa thực sự đặc sắc, dù đã xuất hiện vài năm.

Tuy nhiên, Apple được cho là đang phát triển ít nhất hai thiết bị, gồm set-top-box TV kết hợp loa, và loa thông minh tương tự Portal hoặc Amazon Echo Show.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram

Instagram dường như là ứng dụng phổ biến hơn, trong khi Facebook có nhiều người dùng hơn – vậy nền tảng mạng xã hội nào của Meta mang lại cho thương hiệu nhiều lợi nhuận nhất thông qua quảng cáo.

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram
Source: HubSpot

Theo một nghiên cứu mới nhất từ Socialinsider đã phân tích hơn 137.000 chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram để tìm hiểu xem đâu là những chỉ số tiêu chuẩn (benchmark) đối với hiệu suất quảng cáo và xu hướng chính trên nền tảng.

Mặc dù kết quả của các chiến dịch thường sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều biến số khác nhau, tuy nhiên dựa trên những dữ liệu cụ thể ở đây, bạn cũng có thể có những cái nhìn thực tế hơn (hoặc cũng có thể sử dụng để so sánh) về các chiến dịch của mình.

Một số phát hiện chính bao gồm:

  • Vị trí nguồn cấp dữ liệu (feed placement) trên Facebook là vị trí tốt nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập quảng cáo.
  • Quảng cáo trên mục ‘Stories’ của Instagram có tỷ lệ CTR (nhấp chuột) cao nhất.
  • Các thương hiệu đã đầu tư vào quảng cáo trên Instagram vào năm 2021 nhiều hơn 8,69% so với năm 2020.

Một số chỉ số bechmarks quan trọng khác bao gồm:

  • Chi phí quảng cáo trên Instagram đắt đỏ hơn nhiều so với quảng cáo Facebook, giá CPC trên Instagram cao gấp đôi so với Facebook.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) trên Instagram có giá CPC cao nhất là 1.86 USD và CPM là 7.27 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác trên Stories là cao nhất với CTR là 0.76%.
  • Với các quảng cáo hướng tới mục tiêu chuyển đổi, Facebook Ads vẫn là “thiên đường” với CTR trung bình là 3.05% trong khi Instagram chỉ là 0.67%.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) là nơi được đầu tư hiển thị quảng cáo nhiều nhất trên Facebook với CPM cao nhất là 5.18 USD và CTR cao nhất là 4.7%.
  • Các quảng cáo trên Stories của Facebook có giá CPC cao nhất với 0.55 USD, nhưng lại có CTR thấp nhất chỉ với 0.09%.

Bạn có thể xem chi tiết nhiều hơn các số liệu tại: Facebook and Instagram Benchmarks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook mang về 29 tỷ USD doanh thu trong quý 3

Kết thúc quý 3, Facebook có được 29 tỷ USD doanh số với chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 3.22 USD.

Facebook mang về 29 tỷ USD trong quý 3
Source: 9News

Theo dữ liệu của Yahoo Finance, các nhà đầu tư trước đó đã kỳ vọng mức doanh thu là 29,58 tỷ USD, và chỉ số EPS là 3.19 USD. Do đó, với kết quả đạt được, về cơ bản Facebook vẫn đang trên đà tăng trưởng và đạt được mục tiêu.

Trong thư gửi các nhà đầu tư, Facebook đã cung cấp thông tin cho kỳ vọng trong quý 4 năm 2021 là doanh thu sẽ đạt mức từ 31,5 tỷ USD đến 34 tỷ USD, trong khi theo số liệu từ thị trường, con số này có thể là 34.89 tỷ USD.

Phía Facebook cho biết:

“Số liệu kỳ vọng của chúng tôi phản ánh sự không chắc chắn mà chúng tôi phải đối mặt trong quý 4 do những thay đổi liên tục từ hệ điều hành iOS 14 của Apple cũng như các yếu tố liên quan đến nền kinh tế vĩ mô và COVID-19.

Ngoài ra, chúng tôi cũng dự báo mức doanh thu không phải quảng cáo sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước trong quý 4 vì khi đó chúng tôi ra mắt Quest 2 đúng vào mùa mua sắm.”

Những thay đổi đối từ phía Apple, các yếu tố về quyền riêng tư và các ảnh hưởng liên quan khác từ COVID cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến Facebook.

Facebook cũng đã báo cáo với các nhà đầu tư của mình rằng họ sẽ thôi việc tách biệt Facebook Reality Labs (FRL) như một phân khúc báo cáo riêng.

Điều này có nghĩa là, bắt đầu từ quý tới, Facebook sẽ có hai phân khúc báo cáo liên quan đến doanh số. Đầu tiên, là nhóm ứng dụng (Family of Apps), sẽ báo cáo kết quả từ Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và các dịch vụ ứng dụng khác.

Và phân khúc thứ hai là FRL, sẽ bao gồm “phần mềm, nội dung, các phần cứng dành cho người tiêu dùng liên quan đến công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook sẽ không còn cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu theo niềm tin chính trị và tôn giáo

Facebook vừa thông báo rằng họ sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các chủ đề “nhạy cảm” như sức khỏe, khuynh hướng tình dục, niềm tin chính trị và cả tôn giáo.

Facebook sẽ không còn cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu theo niềm tin chính trị và tôn giáo
Source: Wired

“Nhận thức về ung thư phổi”, “Văn hóa LGBT” và “Ngày lễ của người Do Thái” là một số trong vô số các danh mục sở thích sẽ không còn được nhắm mục tiêu kể từ đầu năm tới.

Phía Facebook cho biết:

“Quyết định loại bỏ các tùy chọn nhắm mục tiêu luôn là điều không hề dễ dàng đối với chúng tôi, chúng tôi biết thay đổi này có thể tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp và tổ chức nói chung.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lấy ý kiến ​​đóng góp từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác để đưa vào quyết định của mình”.

Doanh thu từ quảng cáo là nguồn thu nhập lớn nhất của Facebook đến thời điểm hiện tại, vì vậy về cơ bản, bất kỳ sự thay đổi lớn nào đối với chính sách quảng cáo đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến họ.

Facebook có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các thông tin được cung cấp trong hồ sơ tài khoản của họ như tuổi, vị trí, giới tính và nhiều thứ khác.

Tuy nhiên nền này tảng không bao giờ có thể nhắm mục tiêu dựa trên khuynh hướng tình dục được thể hiện trong hồ sơ của người dùng, người phát ngôn Facebook trao đổi với TechCrunch. Thay vào đó, quảng cáo sẽ bị xóa nếu hệ thống phát hiện nó được phân phối dựa trên danh mục sở thích trong hồ sơ tài khoản.

Facebook sẽ chỉ định các danh mục sở thích này dựa trên hoạt động của bạn trên tài khoản, dựa trên cách bạn tương tác với nội dung trên Facebook.

Bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 năm tới, các nhà quảng cáo sẽ không thể nhắm mục tiêu quảng cáo của họ dựa trên những sở thích tương tự như thế này nữa. Các nhóm sở thích “không nhạy cảm” khác vẫn khả dụng như bình thường.

Người dùng hiện có thể xem các nhóm sở thích trong hồ sơ của họ bằng cách điều hướng đến phần ‘Cài đặt và quyền riêng tư’ > ‘Cài đặt’ > ‘Quảng cáo’> ‘Cài đặt quảng cáo’ > Danh mục > Danh mục sở thích. Nếu bạn không muốn nhận quảng cáo dựa trên những sở thích nhất định, bạn có thể chọn tắt chúng.

Facebook cho biết trên bài đăng của họ:

“Chúng tôi muốn đáp ứng tốt hơn kỳ vọng ngày càng tăng của mọi người về cách các nhà quảng cáo có thể tiếp cận họ trên nền tảng của chúng tôi.

Chúng tôi tìm cách giải quyết bằng cách nhận phản hồi từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác với mục tiêu ngăn chặn các nhà quảng cáo lạm dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu mà chúng tôi hiện đang cung cấp.”

Mặc dù Facebook cho biết họ đưa ra những quyết định này dựa trên những lo ngại về việc dữ liệu có thể bị lạm dụng bởi những kẻ xấu, tuy nhiên trên thực tế là có không ít những trường hợp dữ liệu này có thể được sử dụng theo những cách tích cực khác, do đó điều này có thể khiến một số bên liên quan phải lo lắng.

Facebook chia sẻ:

“Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng đối tượng tùy chỉnh tương tác, đối tượng tương tự và các kỹ thuật khác để tiếp cận người dùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube cố tránh kết cục như Facebook

Thay vì tiếp cận nhanh chóng và gây ồn ào như Facebook, việc công bố chính sách kiểm duyệt nội dung một cách thận trọng giúp YouTube tạm tránh gây chú ý từ giới truyền thông.

YouTube cố tránh kết cục như Facebook
Source: Bloomberg

Trước những áp lực và bê bối liên quan đến xử lý nội dung bẩn, các nhân viên YouTube đã xây dựng Roomba. Đây là bộ chính sách đặc biệt do CEO Susan Wojcicki đứng đầu nhằm kiểm soát những nội dung được và không được xuất hiện trên nền tảng video của Google.

Từ các video tư vấn sức khỏe gây tranh cãi đến quảng bá tổ chức tội phạm, chính sách về nội dung trên YouTube được tranh luận và bổ sung thường xuyên vào Roomba.

Các nhân viên sẽ cân nhắc bổ sung quy định nếu video có khả năng tạo ra những bài báo tiêu cực, sự chú ý không mong muốn từ cơ quan quản lý dành cho YouTube.

YouTube xây dựng Roomba từ năm 2017 sau khi bị nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay do để tràn lan video có nội dung tiêu cực.

Trái ngược với Facebook, cách tiếp cận chậm rãi, không ồn ào góp phần giúp YouTube loại bỏ phần nào nội dung bẩn, tránh sự dòm ngó của giới truyền thông và cơ quan lập pháp.

Cách tiếp cận thận trọng.

Trong 8 năm giữ vị trí CEO, Wojcicki giúp YouTube né tránh một số bê bối mà các công ty công nghệ lớn thường đối mặt.

Trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol hồi tháng 1, Mark Zuckerberg của Facebook, Jeff Bezos của Amazon và Sundar Pichai của Google đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, trong khi Wojcicki vẫn trong vùng an toàn.

Trong thời gian đó, YouTube đã âm thầm kiếm hàng tỷ USD. Nhà phân tích Laura Martin từ Needham Analysis cho rằng nếu là công ty độc lập, giá trị của YouTube có thể đạt 1.000 tỷ USD.

“Mặc dù Facebook thu hút nhiều sự chú ý hơn, tôi cho rằng YouTube cũng đang mắc nhiều vấn đề tương tự… Chúng ta cần những can thiệp mạnh mẽ và sự thay đổi trong mô hình kinh doanh từ các công ty này”, Thượng nghị sĩ Mark Warner từ bang Virginia (Mỹ) chia sẻ.

Năm 2020 gây ra nhiều khó khăn cho YouTube khi đại dịch bùng phát, tin giả xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trái ngược với “Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”, câu nói quen thuộc của CEO Facebook Mark Zuckerberg, YouTube của Wojcicki đi chậm rãi để tránh tạo ra sóng gió.

Hơn một tháng sau bầu cử, YouTube mới xử lý thông tin sai lệch về kết quả. Đây cũng là nền tảng cuối cùng trong nhóm Big Tech cấm tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tháng 9 năm nay, YouTube tuyên bố cấm tất cả video chứa thông tin sai lệch về vaccine, 7 tháng sau khi Facebook đưa ra chính sách tương tự.

Theo Business Insider, YouTube đã tham khảo ý kiến từ Đại học Stanford nhằm xây dựng quy định cấm nội dung sai lệch về vaccine từ nhiều năm trước. Tuy nhiên phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nền tảng này mới chính thức áp dụng quy tắc.

Những bước đi thận trọng liên quan đến các chủ đề tranh cãi trong xã hội đôi khi giúp YouTube thoát khỏi cơn bão. Tháng 10/2020, Facebook và Twitter đã cấm một bài viết nhắc đến con trai của Joe Biden, trong khi YouTube không làm gì cả.

Một tháng sau, Zuckerberg và Jack Dorsey, CEO Twitter được Ủy ban Thượng viện Mỹ triệu tập liên quan đến lệnh cấm.

Phải đến khi có những sự việc nghiêm trọng xảy ra, YouTube mới thay đổi. Sau khi bị phát hiện chèn quảng cáo vào video chứa nội dung bẩn vào năm 2017 khiến nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay nền tảng, YouTube đã khởi động chương trình nội bộ có tên Asiago để giảm thiểu tác động.

“Lá chắn” đến từ Google.

Dưới sự dẫn dắt của Wojcicki và Giám đốc Sản phẩm Neal Mohan, YouTube tổ chức họp mỗi tuần, với sự góp mặt của khoảng 20 nhân viên pháp lý, kỹ thuật để bàn về các chính sách liên quan đến Roomba.

“Khi thế giới và chính phủ các nước chú ý đến chính sách của nền tảng, đó là lúc Roomba xuất hiện”, một cựu nhân viên YouTube chia sẻ.

Megan Brown, nhà khoa học dữ liệu tại Trung tâm Truyền thông Xã hội và Chính trị Mỹ, nhận định chưa đủ dữ liệu để nghiên cứu xem cách tiếp cận nhanh hay chậm mang đến hiệu quả hơn trong việc hạn chế thông tin sai lệch.

Trong trường hợp liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ, Brown cho biết lượng chia sẻ tin giả giảm rõ rệt sau khi YouTube ban hành chính sách kiểm duyệt nội dung.

“Điều đó cho thấy YouTube nên tiến nhanh hơn trong các trường hợp này, đặc biệt khi YouTube là một phần quan trọng của hệ sinh thái thông tin”, Brown nhận định.

Về phía Wojcicki, bà sẵn sàng đến nhà những người có tầm ảnh hưởng để bàn về nội dung trên YouTube. Tháng 4/2019, Wojcicki đã đến nhà YouTuber Shane Dawson để thảo luận về bê bối của anh trên YouTube, bao gồm vấn đề đến từ cơ chế thuật toán của nền tảng.

“Chúng tôi không đồng ý với mọi động thái của YouTube. Nhưng nhìn chung, họ lắng nghe một cách cẩn thận”, Dave Sifry, Phó chủ tịch Liên đoàn Chống phỉ báng cho biết. Theo các nhân viên YouTube, Wojcicki thường nói về việc giành chiến thắng trước “người đưa ra quan điểm” (nhà lập pháp, nhà báo…) trong các cuộc họp nội bộ.

“Bà ấy có rất nhiều quyền hành mà các lãnh đạo sản phẩm khác tại Google không có. Chức danh chính của bà là giám đốc điều hành, dù YouTube không phải một công ty”, cựu nhân viên YouTube cho biết. Nói cách khác, YouTube là một bộ phận của Google nhưng lại duy trì bản sắc, văn hóa và thậm chí có trụ sở riêng.

“Mối liên kết với Google như lá chắn bảo vệ YouTube khỏi một số áp lực mà các dịch vụ Internet lớn thường đối mặt”, Kara Frederick, thành viên nghiên cứu của tổ chức chính sách Heritage Foundation cho biết, lấy ví dụ Wojcicki chưa bao giờ điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Không thể làm hài lòng tất cả.

Đầu năm nay, Internet lan truyền “thử thách thùng sữa”, buộc TikTok ra lệnh cấm vì sợ người “bắt chước” tham gia bị thương nặng.

Trong khi đó, YouTube lại đắn đo một thời gian trước khi bổ sung chính sách cấm video có trẻ vị thành niên tham gia thử thách. Điều đó cho thấy cách tiếp cận thận trọng của YouTube, tất nhiên không phải ai cũng hài lòng.

Năm 2020, một số nhân viên YouTube phẫn nộ khi nền tảng không gỡ bỏ video rap từ năm 2014 chứa lời lẽ tục tĩu nhắm vào người châu Á. Theo Bloomberg, các lãnh đạo YouTube thừa nhận lời bài hát có tính xúc phạm, nhưng việc gỡ bỏ sẽ tác động lớn đến những ca khúc khác.

Cuộc điều tra của Mozilla Foundation hồi tháng 7 cho thấy thuật toán trên YouTube thường xuyên gợi ý người dùng xem các video vi phạm chính sách. Một số nhà nghiên cứu cho biết nhiều video thuộc “nội dung ranh giới”, nằm trong vùng xám giữa nội dung vi phạm và không vi phạm chính sách.

Với những video này, YouTube triển khai công cụ có tên XLQ (Extra Low Quality, chất lượng cực thấp) để giảm lượng người dùng tiếp cận chúng. Đôi khi XLQ được sử dụng để làm chậm mức độ lan truyền của video, trong khi dựa trên chính sách của Roomba để phân tích trước khi xóa hoàn toàn video.

Đây là công cụ hữu ích trong những ngày đầu bùng phát dịch, khi nền tảng xuất hiện nhiều video sai sự thật.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khiến Google vướng vào tranh cãi. Khi đó, quyết định xóa bỏ video không thuộc về Wojcicki hay Roomba.

Đó là khi cựu Tổng thống Trump đăng video hạ thấp quan điểm về virus, một số nhân viên YouTube tin rằng video của ông Trump đã vi phạm chính sách. Tuy nhiên, sau khi vấn đề được đưa lên CEO Google Sundar Pichai, ông đã quyết định không xóa video đó.

Một số nhà phân tích cho rằng việc được xem là nền tảng chia sẻ video giúp YouTube tránh nhiều bê bối. Luật sư Ángel Díaz cho rằng YouTube “không được coi là nền tảng truyền thông xã hội như những website khác”.

“Nếu đến trước Quốc hội và đăng bài, người khác sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ phức tạp hơn khi có video dài 30 phút với một số đoạn nội dung vi phạm chính sách, phần còn lại thì không”, Díaz nhận định.

“Một số quyết định của chúng tôi gây tranh cãi, tuy nhiên những chính sách đều được áp dụng bình đẳng… Chúng tôi chấp nhận sự phức tạp và lộn xộn vốn có của Internet.

Việc tước bỏ mọi thứ gây tranh cãi có thể làm im lặng nhiều quan điểm, ý tưởng quan trọng”, Wojcicki chia sẻ.

YouTube đã có những động thái chủ động hơn về chính sách. Vào tháng 10, nền tảng này cho biết sẽ tắt kiếm tiền với những kênh có nội dung sai lệch về khí hậu, quan điểm cứng rắn nhất của một nền tảng Internet liên quan đến chủ đề này.

Những hành động trong khâu kiểm duyệt của YouTube cũng có thể sớm được công khai khi các nhà lập pháp tại California cân nhắc buộc các nền tảng công bố quy trình kiểm duyệt nội bộ. Loạt bài báo của WSJ về cách kiểm duyệt nội dung của Facebook đã đặt ra câu hỏi về những nghiên cứu của các website lớn.

Tuy nhiên, một số người cho rằng khác biệt lớn nhất giữa YouTube và Facebook là sức hút của chúng sau những khủng hoảng. “Với Facebook, bạn có thể vào app và cảm thấy không thích thú… Còn khi truy cập YouTube, nhiều người vẫn có trải nghiệm vui vẻ”, một cựu nhân viên của Facebook lẫn YouTube nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | Theo BusinessInsider

Thương hiệu Meta đã được đăng ký và công ty này sẵn sàng nhường lại cho Facebook nếu được trả phí

Facebook có thể phải đối mặt với một cuộc chiến nhãn hiệu mới để giành lấy tên gọi “Meta” cho doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu Meta đã được đăng ký và công ty này sẵn sàng nhường lại cho Facebook nếu được trả phí
Source: Business Insider

Vào tuần trước, Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Tuy nhiên, hiện quá trình chuyển đổi này đang vướng phải một số trở ngại bất ngờ.

Cụ thể, có một công ty khởi nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu (trademark) “Meta” trước khi Facebook quyết định chọn nó làm tên gọi mới.

Công ty này có tên là Meta PC có trụ sở tại Arizona, Mỹ. Trong một trao đổi với tờ BusinessInsider, nhà sáng lập Zach Shutt của công ty này nói rằng họ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Meta” từ tháng 8 năm 2020.

Trên website của văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ cũng đã thể hiện rõ thông tin đăng ký này, Meta PC lần đầu tiên bắt đầu sử dụng nhãn hiệu Meta cho các dòng sản phẩm của mình từ tháng 11 năm 2020.

Meta PC bán máy tính, ổ đĩa, bàn phím và các thiết bị khác.

Về phía Facebook, theo hồ sơ của công ty này nộp lên văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, họ đăng ký nhãn hiệu Meta vào ngày 28 tháng 10.

Theo văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, một nhãn hiệu liên bang mang lại cho doanh nghiệp sự bảo hộ hợp pháp trên toàn quốc đối với thương hiệu của họ và giúp xác định hàng hóa và dịch vụ của công ty.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một công ty sẽ sở hữu hợp pháp một từ cụ thể và ngăn cản việc doanh nghiệp khác sử dụng từ đó.

Ví dụ: nếu Facebook được cấp nhãn hiệu Meta, điều đó không có nghĩa là công ty này sẽ sở hữu từ này – và nó không thể ngăn cản việc một công ty bên ngoài ngành sử dụng nó.

Hiện tại, phía tòa án vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc Meta PC và Facebook sẽ xử lý với nhau như thế nào.

Mặc dù phía Meta PC chưa được cấp chính thức cho tên gọi “Meta”, tuy nhiên họ đã nộp đơn trước đó 2 tháng khi Facebook công bố tên thương hiệu mới. Meta PC cũng cho biết họ sẵn sàng nhường lại cái tên đó nếu CEO Mark Zuckerberg trả cho họ 20 triệu USD.

Hiện Facebook chưa trả lời bình luận về vấn đề này.

Ông Jim Prior, Giám đốc điều hành của công ty quản lý thương hiệu Superunion, nói với BusinessInsider rằng Facebook có thể sẽ tìm đủ mọi cách để đảm bảo quyền sở hữu trực tuyến cho “Meta” và việc đổi thương hiệu của Facebook có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp cũng có thương hiệu của riêng họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo BI

Publicis vượt qua WPP để trở thành đối tác truyền thông của Meta – công ty mẹ Facebook

Meta vừa thông báo rằng họ đã chính thức chọn SPARK FOUNDRY của Publicis Groupe làm đối tác truyền thông toàn cầu.

Vượt qua một số đơn vị tên tuổi khác như Mindshare của WPPDentsu, Spark Foundry sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động truyền thông của toàn bộ các thương hiệu con thuộc công ty mẹ Meta, bao gồm cả Facebook và Instagram và WhatsApp.

Liên quan đến việc thay đổi này, người phát ngôn của Facebook cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Spark Foundry sẽ là đối tác truyền thông toàn cầu mới cho tất cả danh mục thương hiệu của Meta.

Chúng tôi biết ơn sâu sắc về mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã có với GroupM (thuộc WPP) và Dentsu kể từ năm 2014 và tự hào về mọi thứ mà chúng tôi có được cùng nhau.”

Source: AdAge

Việc đánh giá và lựa chọn các agency đã được khởi động từ tháng 3 dưới sự chỉ đạo của ID Comms, một đơn vị chuyên về tư vấn truyền thông và quảng cáo.

Mindshare thuộc sở hữu của WPP đã hợp tác với Facebook từ năm 2014, nhưng WPP đã rút khỏi danh sách sau khi xem xét và đánh giá proposal (phương án đề xuất) từ phía Facebook đưa ra.

Facebook đang đứng trước một trong những thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử của nó khi muốn vươn ra khỏi khái niệm mạng xã hội đơn thuần và hướng tới vũ trụ ảo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook “đóng cửa” hệ thống nhận diện khuôn mặt và xoá dữ liệu

Facebook vừa cho biết họ sẽ đóng cửa hệ thống nhận dạng khuôn mặt (face-recognition) và xóa dữ liệu của hơn 1 tỷ người dùng hiện có.

Facebook "đóng cửa" hệ thống nhận diện khuôn mặt và xoá dữ liệu
Source: iStock

Theo tờ CNBC, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty mẹ mới của Facebook, Meta, cho biết sự thay đổi này sẽ mang yếu tố đại diện cho một trong những thay đổi lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trong lịch sử ngành công nghệ.

Được biết đến hiện tại, hơn 1/3 người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook đã chọn tham gia vào việc cài đặt tính năng nhận diện khuôn mặt và có thể được nhận diện, và điều này từ đó đồng nghĩa với việc Facebook sẽ xóa dữ liệu từ hơn một tỷ mẫu nhận diện khuôn mặt cá nhân.

Quyết định của Facebook được ra trong bối cảnh ứng dụng này vướng phải vào nhiều ý kiến trái chiều khác nhau như: Cựu nhân viên Facebook điều trần, tố cáo Mark Zuckerberg hay những nội dung không phù hợp lại được ưu tiên hiển thị trên nền tảng.

Trước đó vào năm 2019, Facebook đã chấm dứt hoạt động sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để xác định bạn bè của người dùng trong các bức ảnh được tải lên và tự động đề xuất việc gắn thẻ họ. Facebook đã bị kiện về tính năng gợi ý thẻ (tag suggestion).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook ra mắt khoá học mới về Marketing Analytics và AR Creation

Nếu bạn đang muốn đón đầu xu hướng trong lĩnh vực marketing và xây dựng các sản phẩm liên quan đến công nghệ thực tế tăng cường AR, thì các khoá học mới của Facebook trên Coursera sẽ rất hữu ích với bạn.

Facebook ra mắt khoá học mới về Marketing Analytics và AR Creation
Source: Facebook

Theo đó, Facebook đã công bố hai khóa học được cấp chứng chỉ mới, khóa học đầu tiên tập trung vào việc phân tích marketing nâng cao và khóa học thứ hai chuyên về xây dựng và phát triển AR (tương tác thực tế ảo/thực tế tăng cường), giúp nâng cao kỹ năng của bạn khi nhu cầu của hai lĩnh vực này đang ngày càng gia tăng.

Theo giải thích của Facebook:

“Được phát triển với sự hợp tác của Coursera, Chứng chỉ nghề nghiệp phân tích Marketing của Facebook (Facebook Marketing Analytics) cung cấp cho bạn đủ các kỹ năng theo yêu cầu nhằm giúp bạn thay đổi sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà phân tích marketing mà không cần kinh nghiệm ngay từ đầu.”

Khóa học Marketing Analytics bao gồm nhiều nội dung khác nhau của quá trình phân tích và đo lường nâng cao, bạn được học cách để xác định các nguồn dữ liệu, sử dụng Python để sắp xếp dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các quảng cáo.

Trong khi đó, chứng nhận nhà sáng tạo mang tên Spark AR mới sẽ cho phép nhà sáng tạo AR học các kỹ năng nâng cao về AR, thứ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của họ so với những ứng viên khác trên thị trường. Khi Meta đang hướng tới Metaverse, cả công nghệ AR lẫn VR đều sẽ chiếm giữ những vai trò quan trọng.

Cả hai khóa học hiện đều cung cấp chứng chỉ chính thức sau khi hoàn thành, bạn có thể hiển thị chứng chỉ này trên hồ sơ LinkedIn của bạn hoặc bất kỳ nơi nào bạn muốn.

Facebook ra mắt khoá học mới về Marketing Analytics và AR Creation

Những sinh viên tốt nghiệp cũng có quyền truy cập vào ‘Mạng lưới nghề nghiệp có chứng nhận của Facebook‘, một nền tảng tìm kiếm việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp và hiện được kết nối với hơn 130 nhà tuyển dụng hàng đầu trên thế giới.

Một số công ty trong mạng lưới bao gồm BBDO, dentsu, Havas Media, Vayner Media, v.v.

Ngoài ra, Facebook hiện cũng cung cấp chương trình Social Media Marketing Professional Certificate, bao gồm tất cả những nội dung liên quan đến việc phát triển thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học này tại: Facebook Marketing Courses.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen