Skip to main content

Thẻ: facebook

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok 2023

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok trong năm 2023 dưới đây sẽ rất hữu ích cho những nhà Marketer.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Vốn được coi là nền tảng của Gen Z, nếu thương hiệu của bạn tập trung vào nhóm đối tượng này trong các chiến lược marketing vào năm 2023, đừng bỏ qua các số liệu được nhắc đến trong bài viết này.

Các số liệu thống kê tổng quan mà các Digital Marketer cần nắm.

1. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021, với 656 triệu lượt tải xuống.

Xếp thứ hai là Instagram với hơn 100 triệu lượt tải xuống (năm trước đó tức 2020, con số này là 545 triệu).

2021 cũng là năm thứ ba liên tiếp TikTok giữ vị trí số một về lượt tải. Ứng dụng này đã được tải xuống 693 triệu lần vào năm 2019 và 850 triệu lần vào năm 2020.

Theo Apptopia, TikTok được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ với 94 triệu lượt tải xuống vào năm 2021 – tăng 6% so với năm 2020.

Doanh số của TikTok đã vượt qua mức 2,5 tỷ USD vào năm 2021.

2. TikTok đã được tải xuống hơn 3 tỷ lần.

TikTok đạt 3 tỷ lượt tải xuống vào tháng 7 năm 2021. Đây cũng là ứng dụng ngoài sở hữu của Facebook (Meta) đầu tiên đạt 3 tỷ lượt tải xuống.

Kể từ tháng 1 năm 2014, các ứng dụng duy nhất khác đã đạt được con số này là Facebook, Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.

3. TikTok là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 trên thế giới.

Đứng sau các nền tảng khác như Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram và WeChat, kể từ năm 2021, TikTok đã vượt qua Facebook Messenger để tiến lên vị trí thứ 6, cao hơn cả mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.

Ở một khía cạnh khác, ‘phiên bản anh em’ của TikTok là Douyin hiện có khoảng 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).

4. Người lớn ở Mỹ có nhiều ý kiến ​​trái chiều với TikTok.

Ở Mỹ, khoảng 34% người lớn có quan điểm không tốt về TikTok, so với mức 37% có quan điểm thuận lợi.

So với Facebook và TikTok, Instagram hiện là ứng dụng được là “tốt đẹp” nhất.

Số liệu thống kê về người dùng TikTok.

5. TikTok hiện có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Theo số liệu từ Hootsuite, cứ mỗi giây trôi qua TikTok lại có thêm 8 người dùng mới với trung bình 650.000 người dùng mới tham gia hàng ngày.

So với Facebook và YouTube, cả hai ứng dụng này đều mất khoảng 8 năm để đạt được 1 tỷ người dùng, TikTok đã đạt được con số đó chỉ trong 5 năm.

6. Người dùng TikTok cũng đang hoạt động trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Theo số liệu thống kê, những người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 34 đang sử dụng khoảng 8 nền tảng mỗi tháng. Người dùng TikTok cũng không là ngoại lệ với 99,9% báo cáo rằng họ đang sử dụng các nền tảng khác.

Cụ thể, những người dùng TikTok cũng ở trên Facebook (84,6% trùng lặp), Instagram (83,9% trùng lặp) và YouTube (80,5% trùng lặp).

7. TikTok hiện phổ biến hơn Instagram đối với những người dùng Gen Z ở thị trường Mỹ.

TikTok hiện đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến của người dùng Thế hệ Z (sinh từ 1997 đến 2012) ở Mỹ, với 37,3 triệu người dùng so với 33,3 triệu của Instagram.

Mặc dù Snapchat vẫn phổ biến hơn Instagram và TikTok với Gen Z, nhưng đến năm 2025, cả ba ứng dụng này dự kiến sẽ có số lượng người dùng xấp xỉ bằng nhau.

8. So với nam giới, lượng người dùng là nữ giới trên TikTok cao hơn.

Trên toàn thế giới, lượng người dùng nữ của TikTok là 57%. Con số này tăng lên 61% đối với người dùng TikTok tại Mỹ.

9. Có rất ít người coi TikTok là ứng dụng yêu thích.

Chỉ có 4,3% người dùng internet coi TikTok là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ. Con số này của Instagram là 14,8% hoặc Facebook là 14,5%.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2022
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 xếp Instagram là lựa chọn hàng đầu của họ: 22,8% nam và 25,6% nữ. Chỉ 8,9% người dùng nữ trong độ tuổi này chọn TikTok là lựa chọn hàng đầu của họ (và chỉ 5,4% trong số này là nam giới).

Số liệu thống kê mức độ sử dụng TikTok.

10. Người dùng Android dành 19,6 giờ mỗi tháng trên TikTok.

Về thời gian sử dụng trên ứng dụng, TikTok đứng ở vị trí thứ hai với Facebook. YouTube vẫn ở vị trí hàng đầu với trung bình 23,7 giờ mỗi tháng.

11. Đa số mọi người sử dụng TikTok để tìm các nội dung hài hước và mang tính giải trí.

Khi được hỏi trong cuộc khảo sát của GlobalWebIndex năm 2023 về cách người dùng chủ yếu sử dụng TikTok, đa số người được hỏi trả lời: “để tìm nội dung hài hước và giải trí.”

12. Người dùng đang xem các video dài hơn (và thích nó).

Trước đây người dùng TikTok bị giới hạn 60 giây cho video của họ. Nhưng vào tháng 7 năm 2021, TikTok bắt đầu cung cấp cho người dùng tùy chọn tải lên video có độ dài tối đa 3 phút – và gần đây là 10 phút vào năm 2023.

13. Các chủ đề về tài chính trên TikTok tăng 255% vào năm 2021.

Theo Báo cáo của TikTok’s What’s Next 2023, các chủ đề liên quan đến đầu tư, tiền điện tử và tất cả mọi thứ liên quan đến tài chính đã có một năm thành công rực rỡ.

So với năm 2020, lượt xem các video được gắn thẻ hashtag #NFT đã tăng 93.000%. Hashtag #crypto cũng bùng nổ, thu về 1,9 tỷ video.

Xem thêm:

Các số liệu thống kê khác.

14. TikTok là ứng dụng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo AppAnnie, TikTok là ứng dụng số một trong việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, vượt qua Tinder để giành vị trí đầu bảng.

Chi tiêu của người tiêu dùng trên TikTok đã tăng lên tới 77% vào năm 2021. Nhìn chung, người dùng đã chi 2,3 tỷ USD cho ứng dụng, so với 1,3 tỷ USD của năm trước.

15. Quảng cáo trên TikTok tiếp cận 17,9% tổng số người dùng Internet trên 18 tuổi.

Phạm vi tiếp cận của quảng cáo TikTok cao nhất đối với nhóm người dùng Gen Z, tiếp cận 25% người dùng nữ trong độ tuổi 18-24 và 17,9% nam giới.

Phạm vi tiếp cận cũng khác nhau tùy theo quốc gia: Các quốc gia có nhóm người dùng mục tiêu của quảng cáo có tiềm năng lớn nhất bao gồm Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico.

16. Các Marketer ngày càng đánh giá TikTok cao hơn.

Khảo sát về xu hướng xã hội năm 2023 của Hootsuite cho thấy 24% người làm marketing cho rằng TikTok có thể giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh, so với con số chỉ 3% trong năm trước— tăng 700%.

17. Hợp tác với nhà sáng tạo giúp tăng tỷ lệ xem qua lên 193%.

Các thương hiệu có thể hợp tác với hơn 100.000 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thông qua nền tảng dành riêng cho nhà sáng tạo TikTok để phát triển các chiến dịch của họ.

35% người dùng có xu hướng khám phá sản phẩm và thương hiệu từ nhà sáng tạo và 65% cảm thấy thích thú khi nhà sáng tạo đăng về sản phẩm và thương hiệu.

18. 67% người dùng nói rằng TikTok truyền cảm hứng cho họ mua sắm.

Người dùng TikTok thích kết nối với các thương hiệu, với 73% báo cáo rằng họ cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc hơn với các thương hiệu mà họ tương tác trên nền tảng.

Nghiên cứu riêng của mạng xã hội TikTok về hành vi của người dùng cũng cho thấy sức ảnh hưởng của họ đối với thói quen mua sắm của người dùng.

37% người dùng có xu hướng khám phá một sản phẩm trên ứng dụng và ngay lập tức muốn mua sản phẩm đó sau đó.

19. Các video có hiệu suất cao nhất dài từ 21 đến 34 giây.

20. Thêm chú thích (captions) có thể làm tăng số lần hiển thị tới 55,7%.

21. TikTok Shop là ứng dụng mua sắm thương mại điện tử phổ biến hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ DataReportal, TikTok Shop là ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến thứ 3 chỉ sau Shopee và Lazada. Cùng với đó, cổng thông tin hỗ trợ người bán TikTok Seller cũng là nền tảng có lượng người dùng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, YouTube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports… Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 như một đòn bẩy khiến “làn sóng” livestream ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Game streaming – “món ăn tinh thần” của giới trẻ.

Nếu như livestream nói chung là 1 đế chế triệu USD thì Game streaming lại là món ăn tinh thần của đa số giới trẻ toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo báo cáo “Tổng quan Creator Việt Nam” do Appota phát hành: Trải qua đại dịch, eSports đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát.

Trung bình khán giả dành 3 giờ/ngày chơi và xem các trò chơi eSports, đứng thứ hai chỉ sau thể thao truyền thống (3,4 giờ). 45% khán giả eSports là những fan hâm mộ cuồng nhiệt, tương đương khoảng 9,1 triệu người.

Họ tiếp xúc và coi eSports là một hình thức giải trí hàng ngày. Nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm 18-22 tuổi (40,8%), theo sau đó là nhóm 13-17 tuổi (35%).

Cũng theo khảo sát của Appota, có tới 43% Content Creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi.

Bằng chứng cho thấy trong số họ, chỉ có 6,3% Creators chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội và ngược lại, cũng có 18,8% trả lời kênh của họ giảm mạnh về mặt tương tác.

Với việc cộng đồng dành nhiều thời gian hơn để xem các phiên stream, nhưng ngược lại vẫn có nhiều Creators sụt giảm tương tác cho thấy rằng đây đang là một ngành có mức độ cạnh tranh rất cao. Khán giả có thể xem một Creators lần đầu nhưng để trở thành “fan trung thành” thì không đơn giản.

Thị trường Game Streaming tại Việt Nam có thể được xét trên 3 yếu tố cốt lõi chủ đạo bao gồm: Gaming Creators đóng vai trò là những người sáng tạo nội dung gaming, các KOL dẫn dắt thị trường. Nền tảng livestream đóng vai trò là đơn vị phân phối, truyền tải nội dung từ các Creators đến với khán giả.

Cộng đồng Gamers bao gồm cả những khán giả và người chơi các trò chơi game nói chung và eSports, đóng vai trò người xem stream, đối tượng mục tiêu của Creators và nền tảng livestream.

Nền tảng livestream và sự xuất hiện của những ông lớn.

Nền tảng livestream là những nền tảng cho người dùng khả năng phát sóng trực tiếp luồng stream và cho phép khán giả có khả năng tương tác (bình luận, thích, chia sẻ).

Những người phát sóng còn được gọi là Creators sẽ phát các nội dung phù hợp với chiến lược của từng nền tảng nhằm mục tiêu thu hút nhiều người xem và lượng tương tác nhất có thể.

Nếu năm 2014 tại thị trường Việt Nam chỉ có sự xuất hiện của TalkTV thì từ năm 2017 đến nay, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng livestream, mạng xã hội ngày một sôi động.

Những cái tên quốc tế như Facebook, YouTube, Garena (SEA Group) hay những thương hiệu khu vực NimoTV, Booyah đều đã có cho mình một hệ sinh thái livestream game và cạnh tranh khốc liệt trong cả số lượng Creators lẫn người dùng, minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của ngành công nghiệm Game Streaming tại Việt Nam.

Các nền tảng được ưa chuộng nhất hiện nay được chia làm 2 mảng, stream gaming với các ứng dụng nổi bật như: Facebook Gaming; YouTube Gaming; Nimo TV; Booyah…, non-gaming với các ứng dụng như: Facebook; Instagram; TikTok

Tại Việt Nam, hầu hết các nền tảng đều không thu phí người dùng mà thay vào đó nguồn doanh thu chủ yếu đến từ việc chèn quảng cáo.

Tỉ lệ chứa quảng cáo của các ứng dụng tại Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu là 59% so với 38%.

Do thói quen của người dùng Việt thích sử dụng miễn phí và chấp nhận quảng cáo khiến đây tiếp tục trở thành phương thức thương mại hóa phổ biến tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo The Leader)

Hàng loạt các nền tảng quảng cáo dừng hoạt động tại Nga

Ngoài các lệnh trừng phạt về chính trị và kinh tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhiều nhà quảng cáo phải tạm dừng các hoạt động của họ tại Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Các hành động xâm lược của Nga ở Ukraine đã khiến hầu hết các nền tảng quảng cáo lớn trên toàn cầu phải tạm dừng hoạt động, điều đã làm cho không ít người làm marketing cũng phải tạm gác lại các hoạt động tiếp cận khách hàng của họ tại Nga.

Cụ thể, từ thời điểm ban đầu, các nền tảng quảng cáo như Google, Microsoft và Facebook đã bắt đầu hạn chế quảng cáo từ các phương tiện truyền thông được quản lý hoặc liên quan đến nhà nước Nga, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các nền tảng này tiếp tục hạn chế các quảng cáo từ các nơi khác muốn phân phối đến người dùng đang sinh sống tại Nga.

Dưới đây là danh sách các nền tảng và chính sách quảng cáo của họ:

Các công cụ tìm kiếm.

dừng quảng cáo tại Nga

Google và Microsoft Bing, hai công cụ tìm kiếm hàng đầu trên toàn cầu đã tạm dừng tất cả các hoạt động bán quảng cáo tại Nga.

  • Google: Vào ngày 27 tháng 2, Google đã tạm dừng quảng cáo trên các hãng truyền thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Vào ngày 3 tháng 3, nền tảng này tiếp tục tạm dừng tất cả các quảng cáo phân phối cho người dùng Nga.
  • Microsoft: Vào ngày 28 tháng 2, Microsoft đã cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga. Vào ngày 4 tháng 3, lệnh cấm đã được mở rộng sang tất cả các sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft (không chỉ quảng cáo) tại Nga.

Mặc dù Apple không vận hành công cụ tìm kiếm, nhưng Apple cũng đã tạm dừng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trên App Store ở Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Riêng Yandex, nền tảng có trụ sở chính tại Moscow và là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai tại Nga thì vẫn đang hoạt động bình thường.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Không chỉ các công cụ tìm kiếm, hầu hết các nền tảng mạng xã hội cũng đã áp dụng biện pháp tạm dừng quảng cáo tại Nga.

  • Meta: Công ty mẹ của Facebook đã tạm dừng các quảng cáo nhắm mục tiêu đến người dùng ở Nga vào ngày 4 tháng 3.
  • LinkedIn: LinkedIn thuộc sở hữu của Microsoft và do đó nằm trong lệnh cấm bán các sản phẩm và dịch vụ của mình tại Nga.
  • Twitter: Vào ngày 25 tháng 2, Twitter đã tạm dừng việc phân phối quảng cáo cho người dùng ở Ukraine và Nga với lý do “cần giữ cho thông tin đúng với ý nghĩa thực của nó và không để bị ảnh hưởng bởi quảng cáo”.
  • Reddit: Vào ngày 2 tháng 3, Reddit thông báo rằng họ không chấp nhận các quảng cáo “nhắm mục tiêu đến Nga hoặc có nguồn gốc từ bất kỳ tổ chức, chính phủ hoặc doanh nghiệp nào có trụ sở tại Nga.”
  • Snap Inc.: Theo thông báo từ ngày 1/3, Công ty mẹ của ứng dụng Snapchat cũng đã dừng tất cả quảng cáo đang chạy ở Nga, Belarus và Ukraine.
  • TikTok: TikTok đã hạn chế quyền truy cập vào các tài khoản truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát, tuy nhiên một phần quảng cáo vẫn đang được chạy tại đây.

Tại sao các nền tảng quảng cáo và thương hiệu lại dừng các hoạt động quảng cáo.

Để ứng phó với cuộc xung đột ở Ukraine, hành động tạm dừng quảng cáo như là một phương án để giảm thiểu tối đa những thông tin sai lệch cũng như các hoạt động nhằm trục lợi từ xung đột.

Với các thương hiệu, để giữ cho thương hiệu của mình được an toàn (Brand Safety), họ cũng chọn cách ít xuất hiện hơn tới người dùng ở những khu vực đang có những diễn biến phức tạp nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn không mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài lý do khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại

Trong khi có rất nhiều lý do khiến một chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại, dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo.

quảng cáo facebook thất bại

Khi nói đến các kênh quảng cáo có trả phí (Paid Media), quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) là một trong những nền tảng được ưu tiên hàng đầu.

Với gần 3 tỷ người dùng trên toàn cầu (khoảng hơn 60 triệu người dùng tại thị trường Việt Nam), khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác cùng vô số các mục tiêu chuyển đổi khác nhau đáp ứng nhiều nhu cầu từ phía doanh nghiệp, Facebook đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đầu vào của người làm marketing.

Tuy nhiên, trong khi là nền tảng tiềm năng, quảng cáo trên Facebook không chỉ đơn giản là “chạy quảng cáo” và tiếp cận người dùng mục tiêu, ngược lại, những thất bại trong quá trình triển khai là điều hết sức bình thường.

Dưới đây là một số lý do cơ bản phổ biến khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại.

1. Không có kế hoạch thử nghiệm chiến dịch (Testing) rõ ràng.

Với những bạn trong ngành, ngay cả những bạn mới, việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác là việc không quá khó khăn.

Kể từ khi được ra mắt, giao diện và cách tương tác với trình quản lý quảng cáo của Facebook đã được cập nhật tương đối nhiều. Thay vì để người dùng phải khó khăn tìm cách cài đặt, giao diện quảng cáo ngày càng trở nên trực quan và thân thiện hơn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, trong khi người dùng hay nhà quảng cáo khá dễ dàng để tạo các chiến dịch, hiệu quả có được từ các chiến dịch đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Với số lượng người dùng khổng lồ đi kèm với các hành vi và sở thích liên tục thay đổi, song song với đó là có vô số các sản phẩm tương tự cũng đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng, việc phân phối các sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu cũng không thể đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể bán được hàng.

Nếu bạn nghĩ rằng, bạn chỉ cần khởi chạy một vài chiến dịch và phân phối quảng cáo đến những đối tượng phù hợp là bạn nắm chắc cơ hội thì thất bại là điều khó tránh khỏi.

Bởi vì không một nhà quảng cáo nào có thể chắc chắn biết được thứ mà khách hàng của họ thực sự cần, các chiến thuật thử nghiệm phân tách (A/B Testing) hoặc thử nghiệm đa biến là điều kiện tiên quyết.

Thông thường, khi nói đến việc thử nghiệm quảng cáo, một sai lầm thường thấy là nhiều nhà quảng cáo thử nghiệm theo những góc nhìn chủ quan của chính họ và cho rằng quảng cáo nào có hiệu suất tốt hơn thì quảng cáo đó là hiệu quả (cuối cùng), trong khi sự thật là quảng cáo hiệu quả đến từ những thử nghiệm có chủ đích theo các góc nhìn khác nhau từ phía khách hàng.

Để có thể đảm bảo các chiến dịch quảng cáo của bạn là hiệu quả và thành công, thất bại vài lần hay thậm chí nhiều hơn là điều khó tránh khỏi.

2. Thể hiện sai giá trị cũng là nguyên nhân khiến các chiến dịch quảng cáo thất bại.

Như đã phân tích ở trên, đừng bao giờ cho rằng mình hiểu được khách hàng trừ khi khách hàng phản hồi với bạn thông qua các số liệu cụ thể.

Để có thể hiểu được thứ mà khách hàng thực sự muốn và thích được tương tác, tất cả các nội dung quảng cáo từ hình ảnh, màu sắc, video, văn bản hay thậm chí là các lời kêu gọi hành động (CTA) đều cần được thử và tối ưu liên tục.

Có một thực tế là, không ít nhà quảng cáo hay người làm marketing tự đưa ra những giá trị và cho rằng đó là thứ mà khách hàng muốn có được, họ tập trung vào những gì họ nghĩ và muốn hơn là khách hàng của chính họ.

Bằng cách thử nghiệm và làm nổi bật nhiều giá trị khác nhau từ phía thương hiệu và đo lường phản ứng của người dùng hoặc thậm chí là thực hiện phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại (hoặc tiềm năng), bạn có thể đảm bảo mình đang cung cấp những gì khách hàng cần.

3. Nhắm mục tiêu đến những nhóm đối tượng nhỏ.

Một nguyên nhân thường gặp khác khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại đó là nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quá chi tiết đến một nhóm đối tượng nhỏ.

Trong khi “nhắm mục tiêu chính xác” (Targeting) đến “đúng đối tượng khách hàng tiềm năng” là chiến thuật được nhiều nhà quảng cáo ưu tiên, đó lại chính là một trong những nguyên nhân khiến họ thất bại.

Bạn cần hiểu rằng, để một khách hàng nào đó ra quyết định mua hàng, họ thường phải trải qua một quá trình cân nhắc tương đối dài, từ giai đoạn nhận biết, quan tâm, cân nhắc rồi mới đến mua hàng dựa trên nhiều sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Bởi lý do này mà bạn không thể chỉ nhắm đến họ ở giai đoạn cuối cùng (một tệp khách hàng khá nhỏ) và hy vọng họ có thể được chuyển đổi, thay vào đó bạn cần tiếp cận họ từ những giai đoạn bắt đầu, tức những nhóm đối tượng rộng lớn hơn.

Điều này cũng đặc biệt đúng khi bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook, vì bạn cần tiếp cận một nhóm người dùng lớn hơn và bạn cũng cần hiểu sâu hơn về họ, nhắm mục tiêu hẹp hay chọn đối tượng quá nhỏ sẽ làm cho chiến dịch của bạn kém hiệu quả hơn.

4. Chỉ tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn.

Đối với nhiều người mới, họ nghĩ rằng họ có thể bán được hàng ngay thông qua những chiến dịch phản hồi trực tiếp (chuyển đổi, nhắn tin…), hoặc họ phải bán được hàng sau một vài chiến dịch hoặc một khoảng thời gian ngắn.

Trong khi điều này có thể xảy ra đối với một số doanh nghiệp nhất định (đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử), đối với hầu hết các doanh nghiệp hay sản phẩm khác, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Quay trở lại với hành vi của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội, họ đến với Facebook không phải là để mua hàng cũng càng không phải thấy quảng cáo là nhấp vào tìm hiểu và mua hàng, có đến 42% người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin và hơn 60% sử dụng để lấy cảm hứng mua sắm.

Thay vì tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn, các thương hiệu nên ưu tiên tiếp cận khách hàng và truyền cảm hứng “tìm hiểu thêm” đến họ, song song với đó là kết hợp các chiến dịch chuyển đổi bán hàng trong một khoảng thời gian dài hơn.

Cuối cùng, dù cho đó là quảng cáo trên Facebook hay các nền tảng quảng cáo khác, để có thể tránh được tối đa các thất bại, đừng bao giờ chỉ tập trung vào các số liệu có được, hãy tìm nhiều cách hơn để tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok đang ‘giành’ người dùng của Facebook

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

TikTok đang 'giành' người dùng của Facebook

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế Internet năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ dân số sử dụng mạng Internet ở mức cao.

Theo một con số thống kê, tỷ lệ người Việt sử dụng Internet chiếm tới hơn 70% dân số. Cũng theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó có hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn với mức độ thâm nhập cao của các ứng dụng, mạng xã hội.

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

Theo đó, 84% người dùng cho biết dùng mạng xã hội để kết nối với bạn bè; 79% người sử dụng để giải trí; 72% người dùng đọc các tin tức mới.

Tỷ lệ người dùng mạng xã hội để mua sắm là 44% và 41% sử dụng cho mục đích học tập, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn.

Thời gian sử dụng mạng xã hội trải ra các giờ trong ngày, nhưng cao điểm nhất là thời gian từ 18h – 22 giờ hàng ngày.

Theo kết quả khảo sát đối với những người dùng trong độ tuổi từ 18 – 44 tuổi cho thấy, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đang được sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, tỷ lệ người dùng đang sử dụng Facebook đạt 97%, trong đó 94% là người dùng hàng ngày, tăng 1% so với năm ngoái.

Sau Facebook, 86% người dùng sử dụng YouTube, trong đó 81% người dùng hàng ngày, tương đương so với năm ngoái. Ứng dụng này có mức độ phổ biến cao hơn trong giới trẻ.

Có 87% người sử dụng mạng xã hội dùng Zalo, với mức độ phổ biến cao hơn ở nữ và độ tuổi từ 26 – 44. Trong đó, tỷ lệ người dùng hàng ngày lên tới 88%, tăng 4% so với năm ngoái.

TikTok là ứng dụng có mức tăng trưởng tốt nhất khi tỷ lệ người dùng đang sử dụng tăng từ 49% lên 62%. Lượng người dùng ứng dụng này hàng ngày là 74%, tăng lên 8% so với trước đó.

Cùng với mức độ phổ biến, Facebook vẫn là mạng xã hội được yêu thích nhất nhưng tỷ lệ này đã sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. Số liệu cho thấy, tỷ lệ yêu thích mạng xã hội này sụt giảm từ 56% xuống 46%.

Trong khi đó, mức độ yêu thích của TikTok tăng lên mạnh, từ 5% lên 14%, tương đương với mức độ phổ biến tăng lên thời gian qua. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi.

Nền tảng mạng xã hội với định dạng video ngắn, nhiều bộ lọc hình ảnh, âm thanh độc đáo này ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ khi tạo được các “trend” (xu hướng).

Trước đó, hãng nghiên cứu thị trường này cũng đã công bố nghiên cứu cho thấy các ứng dụng được sử dụng trên điện thoại di động hàng ngày của người Việt tăng cao, trong đó có cả các mạng xã hội.

Theo đó, số lượng ứng dụng trên điện thoại năm 2021 tăng lên với con số 25,7 so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.

Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.

Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, YouTube, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.

TikTok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7% lên 8%.

Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).

Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua.

Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Điều bí mật để các quảng cáo trên Facebook mang lại lợi nhuận

Nội dung này dành cho những ai đang gặp khó khăn trong việc tạo ra một quảng cáo trên Facebook để hướng tới các khách hàng tiềm năng và bán được hàng.

quảng cáo trên facebook mang lại lợi nhuận

Đây là những kinh nghiệm của nhà đồng sáng lập, CEO WebmetrixGroup – tổ chức đi đầu trong việc phân tích và hỗ trợ tiếp thị kỹ thuật số Imran Tariq.

Bạn có biết rằng cá vàng chỉ có thể tập trung chú ý trong vòng 9 giây? Với chúng ta, khoảng thời gian này thậm chí còn ngắn hơn, chúng ta chỉ có thể tập trung sự chú ý vào một điều gì đó trong tối đa 8 giây!

Vậy nên, khi đề cập đến việc tạo sự chú ý tới một khách hàng tiềm năng, bạn cần phải thật nhanh, hấp dẫn và tập trung vào vấn đề chính.

Và đó là khi Facebook Ads xuất hiện. Đây là kênh liên kết lý tưởng để các công ty nhanh chóng tạo được sức ảnh hưởng cho việc kinh doanh.

Để trở thành tác giả của tác phẩm bán chạy nhất Amazon với tên How To Turn Your Digital Footprint Into Leads, tôi đã làm việc với hàng trăm doanh nhân.

Điều bất ngờ nhất tôi nhận ra là tất cả họ đều gặp chung một vấn đề: sự thiếu nhất quán trong việc tập trung vào các khách hàng tiềm năng.

Và cho những ai đang gặp phải vấn đề tương tự, dưới đây là các bước để nhanh chóng khiến quảng cáo trên Facebook tạo lợi nhuận cho công ty của bạn:

Làm khảo sát.

Bạn cần phải tìm ra những điểm khó khăn, đau khổ của khách hàng tiềm năng. Họ cần gì? Điều họ muốn là gì? Rất nhiều doanh nhân chỉ giả định các khó khăn đó mà không thực sự khảo sát các dữ liệu thực tế để chứng minh cho các giả định đó.

Đừng làm vậy! Thay vào đó, bằng việc khảo sát các nhu cầu của khách hàng, cùng với việc tìm hiểu những nỗi sợ hãi và lo lắng của họ, bạn có thể hình dung gần đúng các phản hồi từ mỗi quảng cáo mà bạn chạy.

Để tìm được những điểm khó khăn, hãy xem các bài đánh giá của các đối thủ trên internet, hãy học tập điều hay từ các diễn đàn và dĩ nhiên, đơn giản nữa là hãy hỏi mọi người.

Đây là bước quan trọng nhất để bạn “vẽ” chân dung khách hàng.

Hãy sáng tạo.

Mọi người sẽ bỏ lỡ quảng cáo của bạn nếu nó nhàm chán. Nó cần phải nổi bật và khiến người dùng Facebook dừng lại và thực hiện các hành động tương ứng với quảng cáo.

Khi bắt đầu tạo một quảng cáo và khi chọn phong cách cho nó, tôi đã nhận ra rằng những bức ảnh riêng lẻ sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn là một loạt nhiều bức ảnh.

Tôi thích việc tô thêm chút màu sắc vào viền của chúng, như màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng, để tạo sự chú ý tới người dùng. Còn với các video quảng cáo, điều quan trọng là phải có hành động (vì chẳng ai thích một người nào đó chỉ nói chuyện trên màn hình của họ).

Hãy luôn nhớ rằng dù loại quảng cáo mà bạn đang tạo ra là gì, thì phong cách sáng tạo cần được đồng nhất – từ các bản sao để tiếp thị tới các thư quảng cáo từ website của bạn.

Tất cả là ở dòng tiêu đề.

Nên nhớ, bạn chỉ có ít hơn 3 giây để lôi kéo ai đó và khiến họ quyết định đọc phần còn lại của tờ quảng cáo. Để làm vậy, bạn cần một dòng tiêu đề mạnh mẽ.

Nó cần nhận diện được khách hàng lý tưởng và thể hiện được điều đau khổ lớn nhất của họ.

Hãy dùng luật phân cực để đẩy lùi những ai không nằm trong thị trường mục tiêu của bạn và tập trung vào việc lôi cuốn những ai sẽ cộng hưởng với thông điệp của bạn, muốn biết nhiều hơn về những điều mà bạn đang đưa ra.

Một trong những cách yêu thích của tôi để tạo một ấn tượng ở dòng tiêu đề là đặt một câu hỏi mà đa số khách hàng mục tiêu của bạn sẽ trả lời theo cùng một cách.

Thiết kế lôi cuốn.

Có rất nhiều cuốn sách hay về quảng cáo – như Hypnotic Writing, Tested Advertising Methods, Breakthrough Copywriting, nhưng cuốn mà tôi yêu thích nhất là PSO System, được viết bởi Gallant Dill.

Ông đã chia nhỏ một quảng cáo thành 3 điểm: đau khổ, giải pháp, và chào hàng. Và giúp người đọc hiểu được điều đau khổ của khách hàng là gì, lôi kéo họ với một giải pháp và đính kèm việc chào hàng.

Ngoài ra, điều quan trọng luôn phải nhớ là trong thời đại ngày nay, lưu lượng truy cập bằng điện thoại đã vượt lên và làm lu mờ lưu lượng truy cập bằng máy tính.

Vì vậy, bạn cần chú ý giữ cho quảng cáo của bạn nhỏ gọn (và hình ảnh cũng nên như vậy).

Để chắc rằng quảng cáo của bạn hiển thị tốt trên điện thoại giống như khi nó được hiển thị trên màn hình máy tính, hãy dùng các công cụ preview của Facebook.

Lời mời không thể cưỡng lại.

Như đã đề cập ở trên, quảng cáo của bạn cần có một sự chào hàng, điều mà các khách hàng đã bị lôi cuốn thì sẽ khó mà bỏ đi được. Dưới đây là một số ví dụ:

Đề nghị giảm giá

Đưa ra một khoản thưởng thêm hoặc một số tiền thưởng

Kết hợp các mặt hàng với nhau

Đảm bảo loại trừ rủi ro (ví dụ: đảm bảo hoàn tiền 100% )

Thêm cảm giác khẩn cấp

Luôn giữ tính đơn giản

Đừng dùng các từ ngữ khó hiểu, phức tạp hoặc các giải thích dài dòng. Những quảng cáo tốt nhất đều được viết cho một người học lớp 4 không cần nghĩ nhiều để đọc chúng.

Bằng các bước này, bạn có thể tạo một quảng cáo tuyệt vời để chuyển đổi, tạo lập các khách hàng tiềm năng và tạo doanh thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nga chặn Facebook và Twitter

Nga chặn hoàn toàn quyền truy cập Facebook và một phần Twitter sau khi các nền tảng này hạn chế nội dung từ các kênh truyền thông nhà nước Nga.

Nga chặn Facebook và Twitter

Cơ quan quản lý truyền thông nhà nước Nga Roskomnadzor ngày 4/3 cho biết Facebook bị chặn vì “phân biệt đối xử” với các kênh truyền thông nhà nước.

Cụ thể, Roskomnadzor cáo buộc Facebook 26 lần hạn chế các kênh này kể từ tháng 10/2020, gồm đài Russia Today (RT), Sputnik và hãng thông tấn RIA Novosti gần đây.

Tuần trước, Nga cũng giới hạn hoạt động của Facebook vì cho rằng mạng xã hội này vi phạm “quyền và tự do của công dân Nga”.

Trong khi đó, theo Interfax của Nga, Twitter không thể truy cập tại nước này từ 4/3. Tuy nhiên, hãng thông tấn Tass ghi nhận mạng xã hội chỉ bị hạn chế một phần và vẫn hoạt động dù tốc độ chậm.

Nick Clegg, người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, cho biết công ty sẽ làm mọi cách để khôi phục dịch vụ tại Nga.

“Chẳng bao lâu nữa, hàng triệu người Nga sẽ thấy mình bị cắt đứt các nguồn thông tin đáng tin cậy, bị tước đi các kết nối hàng ngày với gia đình và bạn bè và im lặng không nói ra”, Clegg viết trên Twitter sáng nay.

Theo Statista, Facebook có 66 triệu người dùng ở Nga. Trung bình, mỗi người dùng châu Âu mang lại cho mạng xã hội này 19,68 USD năm ngoái.

Do đó, Forbes ước tính, công ty của Mark Zuckerberg có thể thiệt hại 3,6 triệu USD mỗi ngày, hay 1,3 tỷ USD trong năm, nếu không thể tiếp tục hoạt động tại Nga.

Big Tech dừng bán sản phẩm tại Nga.

Hôm 1/3, Apple thông báo: “Chúng tôi quyết định ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác đã bị hạn chế. Ứng dụng RT News và Sputnik News không còn có sẵn để tải xuống từ App Store bên ngoài nước Nga”.

Đến 4/3, Microsoft cũng tuyên bố dừng bán sản phẩm và dịch vụ tại đây. Theo Chủ tịch Microsoft Brad Smith, hành động này nhằm tuân theo lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ.

Trước đó, hãng cũng gỡ các ứng dụng di động của RT khỏi Windows App Store và cấm quảng cáo đối với các kênh thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Cùng ngày, Google cho biết đã đình chỉ tất cả các nền tảng quảng cáo, gồm loạt dịch vụ quảng cáo trên trang Google Search, Goole Image và YouTube tại nước này.

Đến 5/3, Samsung trở thành hãng công nghệ mới nhất ngừng bán sản phẩm tại Nga, trong đó có smartphone, chip xử lý và các thiết bị điện tử tiêu dùng.

“Do diễn biến địa chính trị hiện tại, các lô hàng tới Nga đã bị tạm dừng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để xác định các bước tiếp theo”, đại diện Samsung cho biết.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Apple ngừng bán hàng tại Nga

Apple thông báo dừng bán mọi sản phẩm, cũng như giới hạn quyền truy cập đến các dịch vụ kỹ thuật số của hãng tại Nga.

Apple ngừng bán hàng tại Nga

“Chúng tôi quyết định ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác đã bị hạn chế. Ứng dụng RT News và Sputnik News không còn có sẵn để tải xuống từ App Store bên ngoài nước Nga”, Apple cho biết ngày 1/3.

“Chúng tôi cũng vô hiệu hóa tính năng về giao thông theo thời gian thực trên Apple Maps ở Ukraine như một biện pháp phòng ngừa và an toàn cho công dân Ukraine”.

Ngày 26/2, trên tài khoản Twitter, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine, cho biết đã liên hệ Tim Cook, CEO Apple, kêu gọi hãng ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tại Nga, đồng thời chặn quyền truy cập từ Nga vào kho ứng dụng App Store.

Ông Fedorov hoan nghênh quyết định mới nhất của Apple, nhưng tiếp tục thúc giục công ty chặn quyền truy cập App Store ở Nga.

Trước đó, từ cuối tháng 2, Google Maps cũng đã vô hiệu hóa tính năng cập nhật tình hình giao thông theo thời gian thực tại Ukraine. Google không giải thích nguyên nhân, nhưng trả lời Reuters hôm 27/2, hãng cho biết sẽ “hành động vì sự an toàn của cộng đồng tại Ukraine” sau khi tham vấn các nguồn, gồm cả chính quyền địa phương.

Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế nội dung từ Nga. Các kênh truyền thông của nhà nước Nga bị hạ cấp trong nguồn dữ liệu của Facebook và không được thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng.

Ngược lại, Nga cũng đã giới hạn truy cập vào Facebook và Instagram ở nước này sau khi mạng xã hội lớn nhất thế giới từ chối việc ngừng dán nhãn cảnh báo và kiểm duyệt nội dung của các kênh truyền thông thuộc chính phủ.

Như Phúc (theo CNN)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cơ quan quản lý truyền thông của Nga sẽ “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook

Theo cáo buộc từ cơ quan này, họ “đã ghi nhận được 23 trường hợp bị Facebook kiểm duyệt các tài nguyên Internet và truyền thông Nga” kể từ tháng 10 năm 2020.

Getty Images

Vào ngày 25/2 vừa qua, Cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông của Nga cho biết họ sẽ bắt đầu “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook sau khi nền tảng này đã nhiều lần hạn chế các tài khoản của các hãng truyền thông Nga (thuộc quản lý của nhà nước) từ năm 2020.

Theo đó, Facebook đã hạn chế các tài khoản của 4 hãng truyền thông Nga bao gồm kênh Zvezda TV, hãng thông tấn RIA Novosti, Lenta.ru và Gazeta.ru.

Mặc dù Roskomnadzor (cơ quan hành pháp liên bang Nga chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng của Nga) cho biết hành động của Facebook đã vi phạm luật liên bang của Nga, tuy nhiên, phía công ty mẹ Meta đã phớt lờ yêu cầu này.

Roskomnadzor cho biết các hành động của họ tuân theo thỏa thuận của Văn phòng công tố và Bộ Ngoại giao trong việc “xem mạng xã hội Facebook có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người, cũng như các quyền và tự do của công dân Nga.”

Đáp lại những yêu cầu của phía cơ quan Nga, Ông Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta cho biết: “Meta hy vọng người dân Nga có thể thể hiện được tiếng nói của mình thông qua các nền tảng của chúng tôi, họ có quyền chia sẻ những gì đang xảy ra thông qua Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo CNBC)

Meta công bố giá trị doanh nghiệp mới

CEO Meta Mark Zuckerberg vừa công bố giá trị doanh nghiệp mới nhằm theo đuổi những chiến lược và tham vọng mới trong tương lai.

Meta công bố giá trị doanh nghiệp mới

Nhằm mục tiêu định vị lại giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp, CEO Mark Zuckerberg vừa công bố các giá trị thương hiệu mới nhấn mạnh tầm nhìn của Meta đến tương lai.

Khi nhắc đến Facebook, một trong những phương châm phát triển hàng đầu của nền tảng này là “Move fast and break things” (Tạm dịch: Di chuyển nhanh và làm gián đoạn mọi thứ), và giờ đây khi đổi tên thành Meta, sứ mệnh này vẫn không hề thay đổi.

Theo công bố từ CEO Mark Zuckerberg, dưới đây sẽ là những giá trị doanh nghiệp mới của Meta trong bối cảnh mới.

  • Di chuyển nhanh (và ‘phá vỡ’ mọi thứ).
  • Tập trung vào những tác động lâu dài.
  • Xây dựng nên những điều tuyệt vời.
  • Sống trong tương lai.
  • Tôn trọng đồng nghiệp của bạn.
  • Meta, Metamates, Me.

Để có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về những giá trị doanh nghiệp mới của mình, dưới đây là lời giải thích từ CEO Meta.

Giá trị doanh nghiệp mới của Meta.

Di chuyển nhanh (Move Fast).

Giá trị này nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp sẽ nỗ lực loại bỏ mọi rào cản hay trở ngại có thể cản trở các sáng kiến với mức độ ưu tiên cao.

Zuckerberg cũng đề cao tinh thần đội nhóm khi ‘di chuyển nhanh’ và không phải ai cũng có thể tự hành đông theo một cách riêng.

Ông nói:

“Move Fast giúp chúng tôi xây dựng và học hỏi nhanh hơn bất kỳ đối thủ nào khác. Điều này có nghĩa là sẽ ưu tiên hành động khẩn cấp thay vì chờ đợi.

Ở quy mô của chúng tôi, điều này cũng có nghĩa là liên tục làm việc để tăng tốc độ ứng dụng của các sáng kiến mới bằng cách loại bỏ mọi rào cản có thể có. Đó là việc cùng nhau đi nhanh theo một hướng duy nhất theo tinh thần đội nhóm chứ không phải cá nhân.”

Tập trung vào những tác động lâu dài.

Giá trị này giúp Meta luôn tập trung vào các mục tiêu cần có thời gian để đạt được và không bị phân tâm bởi những lợi nhuận hay lợi ích ngắn hạn.

“Tập trung vào những tác động lâu dài nhấn mạnh đến tư duy dài hạn và khuyến khích chúng tôi kéo dài những ảnh hưởng hay giá trị mà chúng tôi có thay vì tối ưu hóa để đạt được những chiến thắng trong ngắn hạn.

Chúng ta nên đương đầu với những thách thức có tác động lớn nhất, ngay cả khi để đạt được nó chúng ta phải mất rất nhiều năm.”

Xây dựng nên những điều tuyệt vời.

Mark Zuckerberg muốn xây dựng những sản phẩm tuyệt vời và ‘tốt hơn” hơn là ‘tốt’ đơn thuần. Giá trị này phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp là cung cấp các sản phẩm có thể truyền cảm hứng đến cho mọi người dùng.

“Mục tiêu xây dựng nên những điều tuyệt vời thúc đẩy chúng tôi tạo ra những thứ không chỉ tốt mà còn rất tuyệt vời. Chúng tôi đã tạo ra các sản phẩm hữu ích cho hàng tỷ người, tuy nhiên, trong những năm tiếp tới đây, chúng tôi cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc truyền cảm hứng cho mọi người.”

Sống trong tương lai.

Theo quan điểm của Zuckerberg, tương lai nơi các cơ hội không bị giới hạn bởi những vị trí vật lý (physical location) của một người. Giá trị này nhấn mạnh tầm nhìn của Meta đến vũ trụ ảo Metaverse, nơi dường như ‘không có’ rào cản giữa thế giới thực và thế giới ảo.

“Sống trong tương lai là kim chỉ nam chỉ đường cho chúng tôi xây dựng tương lai theo những cách mà chúng tôi mong muốn, nơi những cơ hội sẽ không còn bị giới hạn bởi địa lý.

Chúng tôi mong muốn, dù cho bạn và người thân của mình đang ở đâu, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự hiện diện của nhau ở bất cứ lúc nào.”

Tôn trọng đồng nghiệp của bạn.

“Tôn trọng đồng nghiệp của bạn là điều kiện cần thiết để tạo ra một nền văn hóa nơi chúng ta có thể thẳng thắn và sẵn sàng trò chuyện với nhau trước bất cứ khó khăn nào.”

Meta, Metamates, Me.

Zuckerberg muốn tất cả các nhân viên của Meta được gọi chung với cái tên là “Metamates”. Giá trị này hướng tới mục tiêu các nhân viên cần cảm thấy thuộc về và gần gũi với nhau trong cùng một tổ chức.

“Meta, Metamates, Me giúp chúng tôi hướng tới một sứ mệnh chung. Đó là về tinh thần trách nhiệm mà chúng tôi có đối với thành công của tập thể và đối với nhau như những người đồng đội thực sự. Đó là về việc chúng tôi cần quan tâm đến nhau nhiều hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo Mark Zuckerberg)

Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Những báo cáo mới cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa một số nền tảng mạng xã hội về điểm hiệu suất tiêu chuẩn (benchmark).

Benchmarks của một số mạng xã hội
Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích mạng xã hội Rival IQ, bằng cách phân tích hơn 150 doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau với hơn 200,000 thương hiệu, nền tảng này đã tìm ra được tỷ lệ tương tác trung bình giữa các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram hay Twitter.

Theo giải thích của Rival IQ:

“Các doanh nghiệp được chọn là những cái tên có sự hiện diện tích cực trên Facebook, Instagram và Twitter kể từ tháng 1 năm 2021, những Trang này có số lượng người hâm mộ Facebook (followers/fans) từ 25.000 đến 1.000.000 và 5000 với Instagram và Twitter.

Điều này có nghĩa là các số liệu bên dưới chủ yếu được rút ra dựa trên các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn (SMEs) có thể có lượng tương tác lớn hơn vì cộng đồng tương đối nhỏ và hạn chế của họ.”

Rival IQ cũng lưu ý thêm rằng dữ liệu của họ ở đây dựa trên các tương tác tích lũy của cả những bài đăng tự nhiên lẫn bài đăng có trả phí bao gồm lượt thích, nhận xét, lượt yêu thích, lượt retweet, lượt chia sẻ, phản ứng (react) và những cách thức tương tác khác.

Tổng số lượng tương tác sẽ là số tổng của tất cả các lần tương tác trên bài đăng, ví dụ nếu bài đăng của bạn có 3 nhận xét, 5 lượt thích và 1 lượt chia sẻ, thì số lượng tương tác của bạn sẽ là 9, và khi này tỷ lệ tương tác (engagement rate) sẽ được tính bằng cách lấy tổng số lượt tương tác chia cho tổng số lượng người theo dõi của Trang.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Benchmark, bạn có thể xem tại: benchmark là gì

Trước hết, trên Facebook – theo phát hiện của Rival IQ, tỷ lệ tương tác trung bình trên tất cả các ngành dọc là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,064%.

Benchmarks của một số mạng xã hội facebook

Để so sánh với con số này, vào năm 2019 và 2020, mức độ tương tác tương tự của Facebook theo cùng một báo cáo là 0,09%, trước khi giảm xuống 0,08% vào năm ngoái.

Về cơ bản, tỷ lệ tương tác trên tất cả các bài đăng ở hầu hết các ngành hàng và thương hiệu trên Facebook đều giảm dần qua các năm.

Về tần suất đăng bài, trung bình hiện tại mỗi thương hiệu đăng 5,87 bài mỗi tuần.

Tiếp theo là Instagram, cũng theo chân Facebook theo một cách còn tệ hơn, tỷ lệ tương tác giảm từ 0,98% vào năm 2021 xuống còn 0,67% trong báo cáo mới này. Nhìn lại năm 2020, con số này là 1,22%.

Benchmarks của một số mạng xã hội instagram

Theo dữ liệu của Rival IQ, các thương hiệu đăng lên Instagram 4,55 lần mỗi tuần.

Cuối cùng là mạng xã hội Twitter, cũng đã giảm từ 0,045% vào năm 2020, xuống còn 0,037% hiện nay và các thương hiệu đăng 5 bài mỗi tuần trên Twitter.

Benchmarks của một số mạng xã hội twitter

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo tại: Social Platforms Benchmarks 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Bộ luật được ban hành vào năm 2021 của Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản để được chia sẻ tin tức. Nhiều quốc gia đang học tập bước đi của nước này.

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Theo CNET, bộ luật Thương lượng Bắt buộc Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông Tin tức được chính phủ Australia thông qua vào tháng 2/2021.

Theo quy định mới, Google và Facebook phải đàm phán với các nhà xuất bản để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook.

Cách tiếp cận này của Australia đang sắp được áp dụng cho Anh, Canada và Mỹ.

Nhiều nước học theo Australia.

Trang Insider cho rằng nhiều quốc gia bị ấn tượng bởi áp lực Australia gây ra với những gã khổng lồ công nghệ, khiến họ “khiếp sợ”.

Trong bài phỏng vấn gần đây với Sunday Times, Bộ trưởng Văn Hóa Vương quốc Anh, Nadine Dorries bày tỏ sự hào hứng với triển vọng xây dựng một hệ thống thương lượng tương tự ở Australia. Theo Press Gazette, các nhà xuất bản Anh cũng ủng hộ ý tưởng này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã cam kết giới thiệu một hệ thống tương tự ở đất nước này.

Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức, đại diện của hơn 2.000 tổ chức báo chí trên đất nước đã kêu gọi các nhà lập pháp thông qua Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA). Quy định của đạo luật cũng sẽ buộc Google, Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí tại địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters tại Đại học Oxford, việc sao chép bước đi của Australia không hẳn là điều tốt.

“Nếu người ta cố gắng dùng chính sách công để làm cho báo chí hoạt động bền vững thì vốn đã có những công cụ khác như giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, đầu tư có mục tiêu…”, ông Nielsen nói.

Theo chuyên gia thuộc đại học Oxford, vấn đề của những phương cách này là tốn kém tiền bạc. Do đó, báo chí gây áp lực lên chính trị gia, yêu cầu họ đưa ra quyết định.

Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho báo chí.

Theo một báo cáo từ AlphaBeta, doanh thu ngành báo chí Australia đã giảm từ 4,4 tỷ USD năm 2002 xuống còn 3 tỷ USD vào 2018.

Trong khi đó, báo cáo điều tra cạnh tranh cho thấy Facebook và Google chiếm hơn 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở nước này.

“Những nền tảng này đã xây dựng tệp người dùng dùng bằng cách sử dụng nội dung từ các nhà xuất bản”, Nick Shelton, Giám đốc Điều hành Tạp chí văn hóa trực tuyến Bradsheet nói với Insider.

“Facebook và Google đã phổ cập tin tức bằng thuật toán mang lại lợi nhuận cho nền tảng”, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nói vào năm 2018.

Đến tháng 7/2020, chính phủ Australia đưa ra dự thảo đầu tiên, buộc Google và Facebook phải trả tiền trực tiếp cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức trên trang tìm kiếm và nguồn cung bảng tin.

Nhà chức trách đưa ra thời hạn 3 tháng để những gã khổng lồ công nghệ thương lượng cùng các nhà xuất bản.

Google mô tả đề xuất này là “không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Facebook phản ứng bằng cách tắt nguồn cấp dữ liệu tin tức tại Australia trong 6 ngày.

Cuối cùng, Australia từ chối các đề xuất sửa đổi bộ luật. Facebook và Google buộc phải thỏa hiệp bằng cách đàm phán những thỏa thuận hàng triệu USD với các nhà xuất bản lớn như ABC, News Corp.

Không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận được tiền.

Sau khi áp dụng quy định mới, các nhà xuất bản lớn nhận được tiền của Google, Facebook, nhưng những doanh nghiệp nhỏ thì không. “Họ thực hiện giao dịch với hầu hết nhà xuất bản lớn. Nhưng họ không đàm phán với công ty của tôi”, Nick Shelton nói.

Broadsheet vẫn được hưởng lợi từ lượng truy cập Facebook và Google. Nhưng không giống như những công ty báo chí lớn, họ không nhận được tiền từ nền tảng.

Nick Shelton cho rằng kết quả thể hiện sức mạnh của Google và Facebook với truyền thông. “Thực tế, chính họ chọn ra người thắng, kẻ thua trong cuộc chiến này. Người nhận được tiền thì hài lòng, những kẻ bị bỏ lơ thì tức giận”, ông nói thêm.

Theo Insider, các quan chức Australia sẽ xem xét lại bộ quy tắc vào tháng 3 để cải thiện điều luật.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Vào ngày 22.2 vừa qua, theo công bố từ nhà sáng lập Mark Zuckerberg, Facebook Reels chính thức được ra mắt trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Facebook Reels được ra mắt trên toàn cầu.

Theo thông báo chính thức, Facebook Reels đã có mặt tại hơn 150 quốc gia nhằm mục tiêu giúp những nhà sáng tạo trên khắp thế giới phát triển cộng đồng của riêng họ.

Ngoài việc mở rộng sự hiện diện của nền tảng, Facebook cho biết họ đồng thời cũng ra mắt một loạt các công cụ kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, nhiều công cụ sáng tạo và quảng cáo mới.

Định dạng nội dung đang phát triển nhanh nhất.

Hơn 1/2 thời gian người dùng ở lại trên Facebook và Instagram là để xem video và Reels là định dạng nội dung hiện đang phát triển nhanh nhất của Meta.

Theo Facebook: “Chúng tôi sẽ khiến Reels trở thành nơi tốt nhất để nhà sáng tạo khám phá, kết nối với khán giả và kiếm tiền. Chúng tôi cũng muốn làm cho mọi người có thể dễ dàng tìm thấy và chia sẻ những nội dung giải trí và có liên quan nhất”.

Thêm nhiều cách hơn để kiếm tiền từ Facebook Reels.

“Chúng tôi đang tạo ra nhiều cơ hội hơn để các nhà sáng tạo kiếm tiền từ những nội dung của họ trên nền tảng.

Thông qua chương trình Reels Play với khoản đầu tư đến 1 tỷ USD, chúng tôi sẽ chi trả cho những nhà sáng tạo đủ điều kiện lên tới 35.000 USD một tháng dựa trên lượt xem các câu chuyện đủ điều kiện của họ.

Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đến nhiều quốc gia hơn để nhiều nhà sáng tạo hơn có thể nhận được các phần thưởng từ những câu chuyện mà cộng đồng của họ ưa thích.”

Facebook cho biết ngoài những công cụ kiếm tiền thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads) và ‘Ngôi sao’ (Stars), nền tảng này cũng đang xây dựng các tùy chọn kiếm tiền trực tiếp khác Reels thông qua việc chia sẻ doanh thu quảng cáo và các hoạt động ‘hỗ trợ’ từ phía người hâm mộ.

Hiện Facebook đang chạy các chương trình thử nghiệm với định dạng quảng cáo Overlay Ads (quảng cáo bao phủ video) trên Facebook cho tất cả các nhà sáng tạo tại Mỹ, Canada và Mexico trước khi áp dụng rộng rãi tới các quốc gia khác trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Theo Facebook: “Bất kỳ nhà sáng tạo nào ở Mỹ, Canada và Mexico tham gia chương trình quảng cáo trong luồng của chúng tôi đều đủ điều kiện để kiếm tiền từ video được chia sẻ công khai của họ.”

Vào khoảng giữa tháng 3 sắp tới, những thử nghiệm này sẽ được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo ở gần như tất cả các quốc gia có sẵn quảng cáo trong luồng. Vê chương trình này, nhà sáng tạo có thể tham khảo thêm tại: Meta for Creators.

Ngoài ra Facebook cũng sẽ sớm thử nghiệm tính năng Stars (phần thưởng mà người hâm mộ có thể sử dụng để ‘ủng hộ’ nhà sáng tạo của họ) trên Reels.

Các tính năng chỉnh sửa và sáng tạo khác.

Ngoài các tính năng mà Facebook đã công bố cho Reels vào năm ngoái, những nhà sáng tạo trên khắp thế giới còn có thể sử dụng các tính năng mới như:

  • Phối lại: Tạo ra các reel mới từ các reel hiện có và được chia sẻ công khai trên Facebook.
  • Reels dài 60 giây: Người dùng có thể tạo các video dài tới 60 giây.
  • Bản nháp: Người dùng sẽ sớm có thể tạo một reel và chọn “Lưu dưới dạng bản nháp”.
  • Cắt video: Trong những tháng tới, Facebook dự định tung ra các công cụ cắt video để giúp những nhà sáng tạo có thể xuất bản video trực tiếp hoặc video dài.

Tạo và khám phá Reels ở nhiều nơi hơn.

Trong những tuần tới, Facebook sẽ tung ra các bản cập nhật sau để giúp việc tạo và khám phá Reels trở nên dễ dàng hơn:

  • Reels trong Stories: Người dùng có thể chia sẻ các Reels công khai lên Stories trên Facebook. Và cũng có thể tạo các reel mới từ các stories công khai hiện có.
  • Reels trong Facebook Watch: Người dùng sẽ có thể xem các reel trực tiếp trong tab Watch.
  • Đầu ‘Bảng tin’: Facebook sẽ thêm nhãn dán Reels mới ở đầu ‘Bảng tin’ để người dùng có thể dễ dàng tạo và xem các reel chỉ trong một vài cú nhấp chuột.
  • Các Reels được đề xuất trong ‘Bảng tin’: Ở một số quốc gia được chọn, Facebook bắt đầu đề xuất các Reels mà người dùng có thể thích trong ‘Bảng tin” từ cả những người mà họ chưa chọn theo dõi.
Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Trải nghiệm Reels trực tiếp từ ‘Bảng tin’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Bằng cách căn cứ vào tổng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), dưới đây là các nền tảng mạng xã hội (social network) lớn nhất toàn cầu tính đến hết năm 2021.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Đâu là nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới?

Facebook hiện vẫn là ‘market leader’ của không gian mạng xã hội hơn 2,89 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Ngoài Facebook, công ty mẹ Meta hiện cũng sở hữu 4 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu khác, tất cả đều có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng: Facebook (nền tảng cốt lõi), WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram.

Trong quý 3 năm 2021, Facebook cho biết họ có hơn 3,58 tỷ người dùng đang sử dụng các sản phẩm trong “gia đình ứng dụng” của mình.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Số liệu từ Statista 2021

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia hiện sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Hầu hết các mạng xã hội đều có nguồn gốc từ Mỹ, tuy nhiên các nền tảng khác đến từ Trung Quốc như WeChat, TikTok, QQ hay ứng dụng chia sẻ video Douyin cũng thu hút được sự hấp dẫn không kém.

Hiện có bao nhiêu người đang sử dụng mạng xã hội?

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội đó là chúng thường có sẵn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và do đó cho phép người dùng có thể kết nối với bạn bè hoặc mọi người ở khắp các khu vực trên toàn cầu.

Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội được ước tính sẽ đạt mức 3,96 tỷ và con số này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên khi việc sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội di động ngày càng có được sức hút ở các thị trường mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Giữa thời điểm môi trường kinh doanh có nhiều dấu hiệu tiêu cực, các ông lớn công nghệ vẫn đạt mức tăng trưởng đáng ganh tỵ, hứa hẹn một sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai gần.

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Thời gian gần đây, nhiều công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ gặp khó khăn trên thị trường chứng khoán. Một số chỉ có biến động nhẹ, giá cổ phiếu của Apple và Google sụt giảm hơn 6%, trong khi Netflix và Meta – tập đoàn mẹ của Facebook, đã mất khoảng 1/3 giá trị.

Theo New York Times, cổ phiếu nhóm doanh nghiệp công nghệ là động lực tăng trưởng quan trọng của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2021.

Vì vậy, sự suy giảm này kéo theo sắc đỏ ở nhiều sàn giao dịch lớn. Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 7% kể từ đầu năm.

Trỗi dậy từ hỗn loạn.

Các nhà đầu tư có lý do để lo lắng. Sự bùng phát của chủng Omicron, tình trạng lạm phát, khả năng lãi suất, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Ukraine, biểu tình kéo dài của người Canada… có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Các ông lớn công nghệ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

Tuy nhiên, trong vài tuần qua, khi một số tập đoàn lần lượt công bố kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2021, có thể nhận thấy dấu hiệu của cuộc trỗi dậy vừa bắt đầu xuất hiện.

Amazon, Apple, Google và Microsoft – 4 công ty Mỹ thuộc nhóm có giá trị hơn 1.000 tỷ USD, trong đó Microsoft trên 2.000 tỷ USD và Apple gần 3.000 tỷ USD – đã công bố mức tăng trưởng đáng ghen tị trong năm 2021.

Ngay cả với cái tên “gây thất vọng” là Facebook, lợi nhuận của họ trong năm 2021 cũng tăng 35%.

Sau tất cả những gì xảy ra khi đại dịch Covid-19 bùng phát, có vẻ như các ông lớn công nghệ đã sẵn sàng mở rộng phạm vi tiếp cận và tầm ảnh hưởng của mình đối với phần còn lại của nền kinh tế.

Nhiều người không bất ngờ về việc các công ty công nghệ hoạt động tốt trong đại dịch. Covid-19 khiến chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị, sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Tuy nhiên, quy mô tăng trưởng của họ vẫn đáng kinh ngạc.

Theo The Verge, doanh thu của Apple trong năm 2021 đạt 350 tỷ USD, tăng hơn 90 tỷ USD (tương đương 33%) so với cùng kỳ, bất chấp tình trạng thiếu chip bán dẫn tác động xấu đến ngành công nghệ toàn cầu.

Doanh số bán hàng của Amazon trong năm 2021 tăng 67% so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tương tự, doanh thu của Google cũng tăng hơn 60% sau 2 năm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những tập đoàn có quy mô khổng lồ như Apple, Amazon, không thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng quá cao trong thời gian dài, theo “quy luật số lớn”. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy họ tiếp tục “phạm luật”.

Sau khi chạm mốc vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD vào năm 2018, Apple tiếp tục tăng trưởng phi mã, hướng đến con số 3.000 tỷ USD trong năm nay. Các ông lớn công nghệ khác trong nhóm nghìn tỷ cũng chưa có dấu hiệu chững lại.

Dư địa phát triển còn lớn.

Điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng kinh ngạc của những gã khổng lồ công nghệ? Theo New York Times, nguyên nhân không chỉ dừng lại ở chỗ đại dịch làm gia tăng việc sử dụng công nghệ, một vấn đề lớn hơn là nó đã minh chứng cho chúng ta thấy còn nhiều tiềm năng bổ sung công nghệ vào cuộc sống hàng ngày.

Mảng kinh doanh Dịch vụ của Apple là một ví dụ. Bộ phận này bao gồm App Store, Apple Pay, iCloud, Music và Apple TV.

Mô hình hoạt động cốt lõi của Táo khuyết từ trước đến nay là bán phần cứng. Họ đã thu lợi nhuận khổng lồ từ việc này. Tuy nhiên, doanh số iPhone sẽ giảm sau một thời gian nhất định.

Chu kỳ nâng cấp đối với người dùng đang kéo dài ra, trong khi mỗi thế hệ ra mắt sau chỉ có một số cải tiến nhỏ. Trong quý cuối năm 2021, Apple bán được số iPhone nhiều hơn cùng kỳ 9%, không còn cao ở mức 2 con số như những năm trước.

Do đó, Apple ngày càng chú trọng phát triển các dịch vụ trực tuyến khác để duy trì tăng trưởng. Theo báo cáo năm 2020, doanh thu trên App Store tăng 24%.

Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri tiết lộ công ty có 785 triệu người dùng trả phí cho các gói dịch vụ khác nhau, tăng 165 triệu trong năm 2021. Để so sánh, dịch vụ xem phim Netflix hiện có 222 triệu thuê bao.

Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với các gã khổng lồ công nghệ khác. Họ tìm cách thu hút thêm khách hàng ở mảng kinh doanh truyền thống, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực khác.

Giờ đây, Amazon không chỉ là sàn thương mại điện tử khổng lồ, mà còn là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây lớn nhất thế giới.

Bộ phận Amazon Web Services mang lại 71 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ cũng tạo ra 31 tỷ USD trong năm 2021.

Con số 31 tỷ USD chỉ là một phần nhỏ, chưa đến 10% doanh thu hàng năm của Amazon, nhưng nếu so với các công ty công nghệ có mô hình kinh doanh dựa phần lớn vào quảng cáo như Snap hay Pinterest, nó gấp hàng chục lần.

Dan Ives và John Katsingris, chuyên gia phân tích tại công ty đầu tư Wedbush Securities, cho rằng những gì chúng ta đang thấy chỉ là khởi đầu cho sự tăng trưởng bùng nổ trong thời gian dài của các ông lớn công nghệ.

Họ ước tính, các công ty trên toàn cầu sẽ chi 1.000 tỷ USD cho các dịch vụ đám mây trong những năm tới. Điều đó có nghĩa là còn dư địa rất lớn để các tập đoàn công nghệ tiếp tục phát triển và lớn mạnh.

Theo đánh giá của Ives, chỉ riêng mảng Dịch vụ của Apple có thể trị giá đến 1.500 tỷ USD trong tương lai. Ông và các chuyên gia khác gọi sự bùng nổ đầu tư sắp tới vào lĩnh vực công nghệ chính là biểu hiện rõ ràng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Nguyễn Hiếu – Theo New York Times

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Học được gì từ những thất bại gần đây của Facebook

Doanh số và lượng người dùng sụt giảm chưa từng có, hàng loạt vụ tẩy chay và rơi khỏi top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất toàn cầu, thất bại của Facebook là bài học cho tất cả các nhà lãnh đạo khác.

thất bại của facebook

Từ đầu tháng 2, giá cổ phiếu của Meta Platforms Inc (sở hữu Facebook) đã giảm mạnh 26% chỉ trong một ngày, sự kiện đã cuốn trôi 230 tỷ USD vốn hóa thị trường của nền tảng.

Bản thân nhà sáng lập Mark Zuckerberg cũng đã mất gần 29 tỷ USD tài sản cá nhân của mình đồng thời chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay của đế chế mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này.

Thất bại của Facebook thì đã quá rõ, tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là, liệu sau thất bại đó, các doanh nhân hay nhà lãnh đạo khác có thể học hỏi được gì cho riêng mình.

Dưới đây là một số bài học được rút ra bạn có thể tham khảo.

1. Đừng “ngủ quên trên chiến thắng”.

Với gần 3 tỷ người dùng đang hoạt động hàng tháng (MAU), Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu và bỏ xa các đối thủ còn lại như TikTok hay Twitter.

Vậy điều gì đang khiến Facebook phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng trong thời gian gần đây?

Trong khi là nền tảng số 1 toàn cầu, các vấn đề như thuật toán, tính bảo mật hay quyền riêng tư của người dùng và cả nhiều vấn nạn khác liên quan đến quảng cáo lại là những rào cản lớn có thể kéo ngược Facebook bất cứ khi nào.

Ngoài ra trong bối cảnh hành vi và cách tiêu thụ nội dung của người dùng đang thay đổi nhanh chóng, những áp lực từ Apple hay sự vươn lên của các đối thủ cạnh tranh cũng là những lý do khiến Facebook phải lung lay vị thế.

Thất bại của Facebook dạy tất cả các nhà lãnh đạo khác là “đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng” vì tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi (và thậm chí là bị thay thế).

2. Đừng “bỏ trứng vào một giỏ”.

Ngày Facebook đổi tên công ty mẹ thành Meta, mọi thứ tưởng chừng như là lý tưởng, Facebook không chỉ thoát khỏi các bê bối hiện có mà còn chạm gần hơn với Metaverse, một thế giới ảo được cho là tương lai của thế giới Internet.

Tuy nhiên với những gì đang diễn ra, việc Facebook đặt cược mọi thứ vào thế giới ảo này lại khiến Facebook gặp nhiều khó khăn hơn.

Facebook có thể không chỉ không giữ được vị thế số 1 trong không gian mạng xã hội mà còn thất bại trong cả Metaverse khi đứng trước Microsoft, Apple và nhiều tên tuổi khác.

3. Đừng bao giờ coi thường những đối thủ “nhẹ cân” hơn.

Xem thường đối thủ, ngay cả những đối thủ được cho là “không xứng tầm” chưa bao giờ tâm thế có lợi cho các nhà lãnh đạo. Steve Balmer, một cựu CEO của Microsoft đã từng chế nhạo iPhone khi nó mới được phát hành, ông nói rằng Apple không thể sản xuất điện thoại và sẽ không ai sẵn sàng mua từ nó.

Cũng tương tự như câu chuyện của Google, ngày nó ra mắt năm 1998 cũng ít ai có thể ngờ được có một ngày nó sẽ là công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu thay thế cho đế chế Yahoo (ra mắt 1995) hay Bing (của Microsoft).

Quay lại câu chuyện của Facebook, ngày TikTok ra đời và chỉ có một lượng rất nhỏ người dùng, nếu Facebook “quan tâm” đến nó nhiều hơn đồng thời hoàn thiện sản phẩm của mình tốt lên thì câu chuyện cạnh tranh có thể đã khác.

4. Sức mạnh của niềm tin.

Cho dù đó là cuộc khủng hoảng với Cambridge Analytica (CA) hay hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư của người dùng, mọi người chắc chắn không tin tưởng Facebook như cách họ từng có, họ thậm chí còn nghi ngờ tương lai của chính đế chế này.

Về bản chất, khi người dùng tin tưởng về bạn hay thương hiệu của bạn, họ hết mình ủng hộ tương lai của bạn, và câu chuyện này hiện không đúng với Facebook.

5. Đổi mới là chìa khoá để giữ vững vị thế.

Nếu bạn xem xét đến chiến lược của Facebook trong những năm qua, nó khá đơn giản. Mỗi khi một đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, Facebook mua lại nó.

Facebook đã làm điều này với WhatsApp, với Instagram và họ thực sự cũng muốn làm điều đó với TikTok. Tuy nhiên, khi Facebook nhận ra rằng họ không thể mua được TikTok, Reels là “sản phẩm cứu thế” của Facebook trong không gian video dạng ngắn.

Trong khi sao chép hay bắt chước tính năng khộng phải là chuyện quá xa lạ với các nền tảng hay ứng dụng công nghệ (cả Snapchat, Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok…đều “học hỏi” và bắt chước lẫn nhau), đổi mới và sáng tạo là câu chuyện khác.

Một khi các ứng dụng nhỏ đã được hiểu được “luật chơi” và chọn cách vươn lên thay vì bán lại, các nền tảng lớn như Facebook hay thậm chí là Google cũng cần học cách sáng tạo nhiều hơn với các sản phẩm hay hệ sinh thái của mình.

Rõ ràng là nếu Facebook vẫn di chuyển theo cách cũ, bỏ qua người dùng, ung dung với vị thế thống trị hay chỉ tập trung toàn lực vào metaverse, thất bại là con đường khộng thể tránh khỏi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook rơi khỏi top 10 công ty lớn nhất thế giới

Việc công bố báo cáo kinh doanh ảm đạm đã kéo giá cổ phiếu Meta xuống mức báo động. Vốn hóa của công ty đã bốc hơi hơn 500 tỷ USD so với mức đỉnh.

Theo Bloomberg, Meta Platforms (Facebook) đã bị đánh bật khỏi danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới dựa trên giá trị thị trường.

Meta từng là công ty xếp ở vị trí thứ 6 thế giới với giá trị vượt trên 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu liên tục lao dốc đã khiến giá trị của Meta thu hẹp còn 565 tỷ USD, xếp thứ 11, sau Tencent Holdings.

Source: Bloomberg

So với mức đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái, giá trị thị trường của công ty đã bốc hơi hơn 500 tỷ USD. Cổ phiếu Meta tiếp tục giảm vào hôm 17/2 sau khi công ty công bố báo cáo kinh doanh ảm đạm. Tốc độ tăng trưởng người dùng của Meta ở mức tệ hại, giảm 46% so với kỷ lục năm ngoái.

Giá trị sụt giảm của Meta thậm chí vượt quá vốn hóa thị trường của hầu hết công ty trong Chỉ số S&P 500.

Thay cho Meta ở vị trí thứ 6 là Tesla với giá trị thị trường khoảng 906 tỷ USD, đứng sau Amazon. Tesla hiện xếp trên nhiều công ty khác như Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffet với 700 tỷ USD, nhà sản xuất chip Nvidia với 613 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Mark Zuckerberg công bố nhiều slogan mới cho Facebook

“Đi nhanh”, “tạo ra điều tuyệt vời”, “sống trong tương lai”… nằm trong số loạt khẩu hiệu mới mà CEO Meta Mark Zuckerberg công bố ngày 15/2.

Mark Zuckerberg công bố nhiều slogan mới cho Facebook

Phát biểu tại cuộc họp nhân viên ngày 15/2, Zuckerberg công bố một loạt khẩu hiệu và thay đổi nội bộ tại Meta.

Trong bài đăng trên trang cá nhân, ông viết Meta nay là “một công ty vũ trụ ảo, xây dựng tương lai của kết nối xã hội” hơn là một công ty mạng xã hội. Meta cũng gọi nhân viên là “metamate” (những người cùng trong vũ trụ ảo).

Sau khi đổi tên từ Facebook thành Meta, Zuckerberg muốn thay đổi giá trị và chính sách công ty, điều chưa được cập nhật từ năm 2007.

Ông khuyến khích nhân viên tập trung vào “tác động lâu dài”. Đây có lẽ cũng là lời nhắn nhủ đến các nhà đầu tư đang lo lắng công ty đi sai hướng.

“Tập trung vào tác động lâu dài” nhấn mạnh tư duy dài hạn và động viên chúng ta kéo dài khung thời gian cho những tác động mà chúng ta sở hữu, thay vì tối ưu hóa cho những thắng lợi trong ngắn hạn”, bài đăng của Zuckerberg có đoạn.

“Chúng ta nên tập trung vào các thách thức mang lại tác động nhiều nhất, ngay cả khi vài năm nữa mới nhìn thấy kết quả trọn vẹn”.

Cuộc họp diễn ra do nhân viên Meta muốn chất vấn về sự chuyển dịch khỏi mảng kinh doanh mạng xã hội mà họ mất hàng thập kỷ phát triển.

Các kỹ sư Instagram và Facebook được khuyến khích chuyển sang các bộ phận thực tế tăng cường, vũ trụ ảo, trong khi Meta cũng tăng cường tuyển dụng hàng ngàn nhân sự mới.

Nhân viên không phải đối tượng duy nhất bức xúc trước các thay đổi. Các nhà đầu tư cũng vậy. Cổ phiếu Facebook trải qua đợt rung lắc tồi tệ nhất từ trước tới nay, khiến giá trị vốn hóa giảm hơn 230 tỷ USD. Dù vậy, Zuckerberg vẫn vững tin rằng metaverse đáng để mạo hiểm và đã đầu tư 10 tỷ USD vào dự án.

Meta không chỉ thay đổi quy định nội bộ mà còn cả nhãn hiệu bên ngoài. Bảng tin News Feed – một trong các sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng – nay đổi thành “Feed”. Ngoài ra, công ty thông báo mua lại Kustomer, một nền tảng quản lý dịch vụ khách hàng.

Tuần này, Meta dàn xếp một trong nhiều tranh cãi của mình, đó là vụ kiện vì việc sử dụng cookies trong năm 2010 và 2011, theo dõi mọi người ngay cả khi họ đã thoát khỏi tài khoản.

Như một phần trong thỏa thuận, Meta đồng ý xóa bỏ tất cả dữ liệu thu thập sai trái trong thời kỳ ấy. Họ cũng trả 90 triệu USD cho những người tham gia trong đơn kiện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Google tiếp tục tạo sức ép lên các hoạt động quảng cáo của Facebook

Google lên kế hoạch thực hiện các thay đổi về quyền riêng tư trên Android, tương tự cách Apple đã áp dụng với iOS.

Google tiếp tục tạo sức ép lên các hoạt động quảng cáo của Facebook

Hôm 16/2, Google thông báo sẽ áp dụng biện pháp bảo mật nhằm hạn chế việc chia sẻ dữ liệu người dùng trên smartphone Android.

Gã khổng lồ trên lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo số hứa hẹn dành thời gian để các công ty khác thích ứng, không gây xáo trộn cho hoạt động kinh doanh.

Theo New York Times, Google chưa công bố lộ trình cụ thể đối với những thay đổi về quyền riêng tư, nhưng cam kết tiếp tục hỗ trợ các tính năng, công nghệ hiện tại ít nhất 2 năm tiếp theo.

Tăng quyền riêng tư của người dùng trên Android.

Cụ thể, Google đang xem xét một số phương pháp tiếp cận, chú trọng đến quyền riêng tư trong Android.

Họ cho phép nhà phát triển đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên hành vi hoặc sở thích, cũng như cung cấp các công cụ mới để hạn chế theo dõi thông qua ứng dụng. Google không tiết lộ thêm về cách thức hoạt động của các giải pháp này.

Là một phần của những thay đổi, Google có kế hoạch loại bỏ ID quảng cáo, một tính năng theo dõi trong Android giúp các nhà quảng cáo biết người dùng đã nhấp vào quảng cáo hay mua sản phẩm, cũng như theo dõi sở thích và hoạt động của họ.

Công ty cũng cho phép người dùng chọn không tham gia quảng cáo được cá nhân hóa bằng cách xóa số nhận dạng theo dõi.

Ông Anthony Chavez, Phó chủ tịch bộ phận Android của Google, cho biết các ứng dụng của riêng Google sẽ không có đặc quyền truy cập vào dữ liệu hoặc tính năng của Android mà không nêu rõ cách thức hoạt động.

Điều này khẳng định lại cam kết của họ với các cơ quan quản lý ở Anh về việc không dành ưu đãi cho các sản phẩm của chính mình.

Công ty không đưa ra thời hạn chính thức để loại bỏ ID quảng cáo, nhưng cam kết giữ nguyên hệ thống hiện có trong 2 năm.

Google sẽ cung cấp các phiên bản thử nghiệm của đề xuất mới đến các nhà quảng cáo, trước khi phát hành phiên bản hoàn thiện hơn trong năm nay.

Trước thông báo này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Chavez cho rằng còn quá sớm để đánh giá những tác động xảy ra khi Google hạn chế chia sẻ dữ liệu của ứng dụng cho bên thứ 3. Ông nhấn mạnh mục tiêu của công ty là tìm ra lựa chọn riêng tư hơn cho người dùng, đồng thời vẫn cho phép các nhà phát triển kiếm tiền từ quảng cáo.

Tác động mạnh đến thị trường Internet.

Đầu tháng 2, trong buổi công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết lợi nhuận giảm 8% và dự đoán sẽ thiệt hại 10 tỷ USD trong năm 2022 do những thay đổi về quyền riêng tư của iOS.

Theo tính toán của Business Insider, so với thời điểm Apple bắt đầu thực hiện quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của các ông lớn công nghệ có mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo, gồm Meta, Snapchat, Twitter và Pinterest sụt giảm tổng cộng 315 tỷ USD.

Vào tháng 4/2021, Apple đã cập nhật iOS, đưa vào tính năng cho phép người dùng chọn chấp nhận cho bên thứ 3 – trong đó có các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter – thu thập và chia sẻ dữ liệu hay không.

Về cơ bản, họ loại bỏ tùy chọn này ở bên trong menu cài đặt, đưa vào thông báo dạng bật lên khi người dùng mở ứng dụng có kèm quảng cáo nhắm mục tiêu.

Là 2 nhà cung cấp nền tảng dành cho smartphone lớn nhất thế giới, Google và Apple tác động lớn đến những gì ứng dụng di động có thể làm trên hàng tỷ thiết bị.

Những thay đổi để tăng quyền riêng tư hoặc cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát tốt hơn đối với dữ liệu của họ khiến các công ty thu thập dữ liệu phải tăng chi phí bán quảng cáo cá nhân hóa theo sở thích và nhân khẩu học.

Quảng cáo kỹ thuật số dựa trên việc tích lũy dữ liệu về người dùng đã tồn tại trên Internet trong 20 năm qua.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Người dùng ngày càng nghi ngờ hơn về việc thu thập dữ liệu sâu rộng, trong bối cảnh các gã khổng lồ công nghệ không còn được tin tưởng.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa Apple và Google xuất phát từ mô hình kinh doanh cơ bản của họ. Apple tạo ra phần lớn doanh thu từ việc bán thiết bị, trong khi Google chủ yếu kiếm tiền từ việc bán quảng cáo kỹ thuật số và có thể cởi mở hơn trong việc xem xét nhu cầu của các nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Mark Zuckerberg gọi nhân viên là Metamate

CEO Meta Mark Zuckerberg tiếp tục thể hiện tầm nhìn và tham vọng của mình ở lĩnh vực metaverse khi muốn gọi các nhân viên là Metamate.

Mark Zuckerberg gọi nhân viên là Metamate
Source: Fossbytes

Trong chia sẻ mới nhất trên tài khoản Facebook cá nhân hôm 15/2, Zuckerberg nhấn mạnh, đội ngũ công ty đang “xây dựng những điều tuyệt vời, sống trong tương lai” và được điều hành bởi những nhân viên mà ông gọi là Metamate (những người bạn trong vũ trụ ảo).

“Meta, Metamates, Me đang hướng tới việc trở thành những người quản lý tốt đối với công ty và sứ mệnh của chúng tôi”, Zuckerberg nêu. “Đó là tinh thần trách nhiệm với thành công của tập thể và đối với nhau như những người đồng đội”.

Ông không nói rõ vì sao lại gọi nhân viên là Metamate. Theo Andrew Bosworth, người chuẩn bị nhậm chức CTO Meta, câu “Meta, Metamates, Me” có thể được Zuckerberg “biến hoá” từ câu khẩu lệnh hải quân “Ship, Shipmate, Self”, vốn đã được sử dụng nhiều năm trong văn hóa nội bộ Instagram.

Theo Business Insider, với việc gọi nhân viên là Metamate, Zuckerberg muốn tiếp tục khẳng định công ty đang theo đuổi con đường metaverse. Tham vọng này được thể hiện rõ nét từ tháng 10 năm ngoái khi công ty Facebook được đổi tên thành Meta.

Zuckerberg cho biết Meta sẽ duy trì các giá trị cốt lõi mà Facebook xây dựng từ năm 2007, nhưng “điều chỉnh phù hợp với tương lai”. Đồng thời, việc chuyển từ mạng xã hội trực tuyến sang vũ trụ ảo sẽ là chìa khóa để thu hút người dùng trẻ tuổi.

“Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ 2007. Chúng tôi đã là một công ty lớn, có cộng đồng toàn cầu và tác động sâu rộng”, ông nói. “Meta sẽ điều chỉnh văn hóa công ty từ ‘di chuyển nhanh’ sang cùng nhau tiến nhanh”. Facebook vốn nổi tiếng với khẩu hiệu “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”.

Thời gian qua, Meta cũng đối mặt với một loại khó khăn. Trong báo cáo tài chính quý IV/2021, công ty thừa nhận nhiều thách thức đang bủa vây. Lần đầu tiên lượng người dùng Facebook hàng ngày trong một quý bị giảm kể từ 2004.

Thế giới đang chuyển dịch từ công nghệ thế hệ hai sang thế hệ ba với những xu hướng như metaverse, blockchain, NFT… Giới phân tích nhận định đây là giai đoạn các công ty công nghệ kiểu cũ thoái trào và nhường “sân chơi” cho những gương mặt mới nổi.

Meta, Apple, Microsoft và Google đều nỗ lực thúc đẩy quá trình tung ra sản phẩm phần cứng và dịch vụ liên quan tới vũ trụ ảo metaverse.

Tuy nhiên, các tập đoàn Big Tech được cho là quá lớn và chậm chuyển mình hơn so với các công ty mới và quy mô nhỏ trong việc tận dụng cơ hội và đón nhận xu hướng.

Bảo Lâm (theo WSJ)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Facebook bị kiện, có thể phải bồi thường hàng trăm tỷ USD

Công nghệ nhận khuôn mặt của Facebook bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của người dân bang Texas (Mỹ).

Facebook bị kiện
Cre: Fortune

Tổng chưởng lý bang Texas (Mỹ), ông Ken Paxton vừa đâm đơn kiện Meta, công ty mẹ của Facebook với cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Theo Wall Street Journal, Meta bị tố lạm dụng thông tin sinh trắc học của người dùng thông qua công nghệ nhận khuôn mặt tại bang Texas. Nếu bị phán quyết vi phạm, mức phạt cho Meta có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.

Facebook đã vi phạm hàng chục triệu lần.

Trong đơn kiện, ông Ken Paxton khẳng định Meta công nghệ sử dụng hình ảnh để ghi lại khuôn mặt người dùng từ năm 2010 đến cuối năm 2021. Ông Paxton cho rằng công ty này đã phạm luật “hàng chục triệu lần”.

“Facebook đã bí mật khai thác những thông tin mật của người dùng bao gồm hình ảnh và video để trục lợi cho mình. Luật bang Texas cấm hành vi sử dụng thông tin cá nhân trái phép trong suốt 20 năm qua.

Những người dân tại đây đã chia sẻ những hình ảnh của mình và gia đình, bạn bè mà không hề hay biết gì”, Tổng chưởng lý Paxton cho biết.

Luật Texas quy định mức phạt 25.000 USD cho mỗi lần vi phạm. Theo đơn kiện được trình lên tòa án, ước tính có đến 20 triệu người dân Texas sử dụng mạng xã hội Facebook trong năm 2021. Do đó, số tiền Meta phải bồi thường có thể lên đến hàng trăm tỷ USD.

Đáp trả lại, Meta cho rằng cáo buộc là vô căn cứ. Theo công ty này, trước khi tính năng nhận khuôn mặt bị loại bỏ, người dùng đều nhận được thông báo và hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi của tính năng.

Động thái của Texas đã cho thấy sức ép về vấn đề bảo mật thông tin đang ngày càng gia tăng đối với các hãng công nghệ lớn, Wall Street Journal nhận định.

“Tiểu bang và toàn bộ công dân phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân”, John Davisson, Cố vấn pháp lý cấp cao tại Trung tâm bảo mật thông tin điện tử (EPIC) khẳng định.

Theo ông Davisson, người dùng không nên phụ thuộc vào Quốc hội hay Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) trước những vấn đề lạm dụng thông tin.

Facebook từng thua vụ kiện tương tự.

Trước đó, Facebook cũng vừa phải bồi thường 650 triệu USD trong vụ kiện về tính bảo mật thông tin cá nhân liên quan đến tính năng nhận khuôn mặt tại bang Illinois.

Vụ kiện tập thể được đệ trình tại Illinois vào năm 2015 có nhiều điểm tương đồng với đơn kiện mới đây tại Texas. Luật của 2 bang đều quy định các cá nhân phải được thông báo khi hình ảnh về dữ liệu sinh trắc học của họ bị ghi lại.

Trong vụ kiện năm 2015, luật sư của Facebook cho rằng bang Illinois không đề cập đến việc áp dụng đạo luật này trong việc sử dụng thông tin nhận dạng người dùng qua ảnh. Công ty này cũng cho biết người dùng có quyền lựa chọn tắt tính năng.

Tuy nhiên, những nỗ lực trước tòa của Facebook đã không thành công. Hãng phải chi 650 triệu USD cho bên đệ đơn sau phán quyết của tòa về hành vi thu thập dữ liệu khuôn mặt vào năm 2020.

Wall Street Journal cho biết sau phán quyết tại vụ kiện tập thể của Illinois, bang Texas đã gửi trát yêu cầu hầu tòa cho Meta về việc hệ thống nhận dạng khuôn mặt đang lạm dụng thông tin người dùng.

Ngay sau đó, vào tháng 11/2021, Meta ra thông báo đóng cửa hoàn toàn hệ thống nhận diện trên Facebook sau khi các quốc gia và khu vực gây áp lực.

“Chúng tôi sẽ xóa hơn một tỷ mẫu nhận dạng khuôn mặt đã thu thập được”, hãng khẳng định trong thông báo.

Tuy nhiên, nền tảng mạng xã hội tin rằng công nghệ nhận khuôn mặt vẫn có ích trong một số trường hợp, trái ngược những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng.

Trong đơn kiện, chính quyền bang Texas yêu cầu bồi thường dân sự cho các vi phạm trước đó, đồng thời ngăn chặn hành vi sử dụng dữ liệu trái phép của Meta trong tương lai.

Điều này có nghĩa là bang Texas cho rằng hãng vẫn đang thu thập thông tin sinh trắc học của người dùng, trái với thông báo vào năm 2021.

“Facebook thông báo ngừng sử dụng tính năng nhận khuôn mặt trên nền tảng này vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, tập đoàn đã không thực hiện đúng với cam kết với các ứng dụng con như Instagram, WhatsApp, Facebook Reality Labs và thậm chí là metaverse sắp tới”, đơn kiện nêu rõ.

Theo Wall Street Journal, trong bài viết của Facebook, ứng dụng mạng xã hội cho biết sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ này, đồng thời tìm đến các chuyên gia bên ngoài.

“Giữa những lo ngại đang gia tăng, chúng tôi vẫn tin rằng thay vì tắt hoàn toàn nhận khuôn mặt, hạn chế việc sử dụng tính năng này sẽ thích hợp hơn”, hãng chia sẻ.

Đại diện bang Texas cũng cho biết Facebook sở hữu một hệ thống giúp quét khuôn mặt người dùng tại các cửa hàng hay quầy thanh toán để ghép nối với hồ sơ cá nhân của họ trên mạng xã hội.

Chính quyền bang Texas cũng yêu cầu hãng công nghệ giữ nguyên các dữ liệu liên quan đến vụ kiện để tiếp tục điều tra, bao gồm “các mã nguồn và siêu dữ liệu của hệ thống nhận khuôn mặt”.

Phản hồi lại, Facebook cho biết những mẫu nhận dạng khuôn mặt không phải dữ liệu và hoàn toàn có thể bị xóa. Tổng chưởng lý bang Texas sau đó yêu cầu Meta không xóa bất kỳ mẫu thông tin từ trước đến nay của người dân Texas.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Các hãng công nghệ lớn trước nguy cơ thoái trào

Một số chuyên gia nhận định các công ty Big Tech như Facebook, Google, Alibaba… đang bước vào giai đoạn xuống dốc.

Các hãng công nghệ lớn trước nguy cơ thoái trào

“Cần thận trọng khi tiếp cận những công ty như Meta và Alphabet, bởi họ đang ở giai đoạn ‘xế chiều’. Tất cả đều đáng hứng chịu nhiều vấn đề”, Viktor Shvets, Giám đốc chiến lược toàn cầu và châu Á của tập đoàn tài chính Macquarie Capital, khuyến cáo. Ông cũng đề cập tình trạng tương tự với Apple và Alibaba.

Theo Shvets, các vấn đề cản trở những tập đoàn này tiếp tục tiến xa bao gồm áp lực chính trị, kinh tế và công nghệ mới nổi. “Hãy cẩn thận với các nền tảng kỹ thuật số lớn, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội làm giàu trong phần còn lại của thế giới công nghệ”, ông nói.

Canh bạc công nghệ.

Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và Trung Quốc đã phải đối mặt với sự kiểm soát gắt gao từ giới chức những năm gần đây.

Chính phủ Trung Quốc năm ngoái trấn áp nhiều công ty công nghệ, áp dụng đạo luật mới trong các lĩnh vực như chống độc quyền và bảo vệ dữ liệu. Cổ phiếu của Tencent, Alibaba và Didi đã bị bán tháo hồi năm ngoái khi những tập đoàn này lọt vào tầm ngắm.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden năm ngoái cũng ký sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế những hành vi phản cạnh tranh của Big Tech.

Ngoài áp lực từ cơ quan quản lý, Shvets cho rằng một lý do quan trọng hơn là thế giới đang dần chuyển dịch từ công nghệ thế hệ hai sang thế hệ ba. Câu hỏi là ai sẽ sống sót qua đợt chuyển dịch quy mô lớn này.

“Bài học cho thấy chỉ một vài công ty đủ sức tồn tại sau quá trình này. Microsoft là tập đoàn công nghệ duy nhất thành công khi chuyển từ thế hệ một sang thế hệ hai.

Gần như không ai khác làm được điều đó. Hiện chưa rõ nền tảng kỹ thuật số nào có cơ hội và đủ năng lực, dù là Meta, Google hay Alibaba“, ông nói.

Shvets không nêu chi tiết đợt chuyển dịch thế hệ ba sẽ đi kèm những công nghệ gì. Tuy nhiên, sức hút liên quan tới các xu hướng như metaverse, blockchain, Web 3.0… đã bắt đầu nóng lên từ cuối năm ngoái.

Meta, Apple, Microsoft và Google đều đang nỗ lực thúc đẩy quá trình tung ra sản phẩm phần cứng và dịch vụ liên quan tới vũ trụ ảo metaverse.

Tuy nhiên, các tập đoàn Big Tech được cho là quá lớn và chậm chuyển mình hơn so với các công ty mới nổi trong việc tận dụng cơ hội và đón nhận xu hướng mới.

Một sự thực đang diễn ra ở Thung lũng Sillicon là các công ty công nghệ lớn gặp khó khăn trong việc giữ chân hoặc thu hút nhân tài.

Theo New York Times, gày càng nhiều các giám đốc điều hành và nhà phát triển cấp cao rời công ty có tên tuổi để chuyển sang các doanh nghiệp nhỏ hơn về tiền điện tử và dự án công nghệ phi tập trung khác.

Sự cạnh tranh dữ dội ở Trung Quốc.

Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc chịu áp lực quản lý rất lớn, đi kèm là sức cạnh tranh từ hàng loạt đối thủ hùng mạnh, theo Roderick Snell, Giám đốc đầu tư ở công ty quản lý Baillie Gifford.

“Vấn đề lớn nhất với các tập đoàn công nghệ như Alibaba hay Tencent luôn là thị trường cạnh tranh dữ dội trong những lĩnh vực mới nổi.

Tencent đã mất 40% thị phần quảng cáo trên mạng xã hội vào tay đối thủ trong 3-4 năm qua. Đó là lo ngại lớn nhất, khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh”, ông nói.

Điệp Anh (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Facebook khó có thể bỏ châu Âu

Giới chuyên gia cho rằng Meta và mạng xã hội Facebook sẽ rất khó rời thị trường châu Âu do đang có hàng trăm triệu người dùng tại đây.

Facebook khó có thể bỏ châu Âu

“Lợi thế duy nhất của Meta khi rút khỏi châu Âu là sẽ không phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền như ở Mỹ, cũng như các án phạt về quyền riêng tư”, trang The Nex Web bình luận. “Tuy nhiên, công ty sẽ thiệt hại rất nhiều về tài chính và đây không phải là thứ mà Mark Zuckerberg muốn đánh đổi”.

Hôm 7/2, Meta cảnh báo có thể đóng cửa Facebook và Instagram tại châu Âu do lo ngại luật mới yêu cầu dữ liệu người dùng phải được lưu giữ, xử lý trên máy chủ đặt tại đây.

Theo công ty này, việc không thể chuyển dữ liệu giữa Mỹ và các nước ở châu Âu có thể gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cũng như khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Châu Âu đang là một trong những thị trường quan trọng với Meta. Thống kê của hãng trong quý IV/2021 cho thấy, Facebook có hơn 309 triệu người dùng hoạt động hàng ngày tại đây, chiếm 16% lượng người dùng toàn cầu.

Bên cạnh đó, công ty của Mark Zuckerberg cũng thu về số tiền lớn từ khu vực này với 8,3 tỷ USD trong quý IV/2021, chiếm 24% tổng doanh thu 33,67 tỷ USD.

Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) của Facebook đạt 19,68 USD – cao nhất từ trước đến nay ở khu vực này.

“Các số liệu cho thấy một điều rõ ràng: châu Âu vô cùng quan trọng với Meta. Không có lý do gì để họ rút khỏi đây. Đó là chưa kể rất nhiều trung tâm dữ liệu và doanh nghiệp thành viên đang nằm trong biên giới khu vực”, The Nex Web nhận xét.

Phó giáo sư Rob Nicholls, chuyên gia về chính sách cạnh tranh của Đại học New South Wales, cho biết các công ty nền tảng kỹ thuật số như Meta phụ thuộc nhiều hiệu ứng mạng khi nói về thị trường châu Âu.

“Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft, tất cả đều dựa vào hiệu ứng mạng. Việc tự bỏ một nút mạng không mang lại lợi ích.

Bản chất hoạt động kinh doanh của Meta lại không phải doanh nghiệp sản xuất, do đó hành động đe doạ đối với một chính phủ không mang nhiều ý nghĩa, thậm chí là có hại cho chính họ”, Nicholls nói với Zdnet.

Ông lấy ví dụ, khi các nền tảng của Meta không còn có mặt tại châu Âu, người dùng Facebook, Instagram hoặc WhatsApp có thể chuyển sang ứng dụng khác.

Nhưng khi Meta cắt bỏ một phần đáng kể mạng lưới của mình, doanh thu và sự ổn định của mạng lưới công ty đều bị ảnh hưởng.

“Các chính phủ ngày càng tự tin hơn trong việc giảm sự phụ thuộc vào các công ty công nghệ lớn. Điều này khiến những doanh nghiệp như Meta gặp khó, nhất là khi họ có tới 98% doanh thu từ quảng cáo”, Nicholls nói.

Chuyên gia công nghệ độc lập Ben Thompson đánh giá, trong bối cảnh bị các công ty như TikTok cạnh tranh gay gắt, rời bỏ một thị trường rộng lớn như châu Âu là sai lầm.

Theo Zdnet, nếu không có giải pháp hữu hiệu tại châu Âu, Meta cần chọn hai con đường: rút một số dịch vụ hoặc thay đổi cách kinh doanh.

Cách đầu tiên có thể không phải là lựa chọn hấp dẫn, vì châu Âu có dân số tương đương Mỹ. Việc rời bỏ khiến công ty sớm đánh mất 24% doanh thu quảng cáo.

Với cách tuân thủ luật mới của châu Âu, Meta phải chi thêm rất nhiều tiền để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn và riêng biệt. Chưa kể, người dùng tại đây có thể phản ứng vì cách xử lý dữ liệu của công ty.

Trong khi đó, châu Âu có thể không bị tác động nhiều khi công ty của Zuckerberg rời đi, như lời Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói tuần trước: “Tôi có thể khẳng định cuộc sống rất tốt đẹp nếu không có Facebook“.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh bị giám sát chống độc quyền

Vốn hóa thị trường vừa bị thu hẹp của Facebook có thể sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho gã khổng lồ công nghệ, đó là khả năng tránh bị giám sát chống độc quyền.

Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh bị giám sát chống độc quyền
Source: Your Hop

Theo CNBC, cổ phiếu giảm 2,1% hôm 8.2 đã đưa mức vốn hóa thị trường của Facebook xuống còn 599,32 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên hãng công nghệ Mỹ có mức vốn hóa thị trường dưới 600 tỉ USD kể từ tháng 5.2020.

Tuy nhiên, 600 tỉ USD vốn hóa thị trường cũng là con số mà các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ chọn làm ngưỡng cho một “nền tảng được bảo hiểm”, trong một gói các dự luật cạnh tranh được thiết kế đặc biệt nhắm mục tiêu đến Big Tech.

Nếu duy trì ở dưới ngưỡng đó, Facebook có thể tránh được rào cản bổ sung từ các dự luật, trong khi những hãng công nghệ có vốn hóa lớn hơn như Amazon, Alphabet, Apple và thậm chí là Microsoft phải tuân theo quy tắc mới.

Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để bất kỳ dự luật nào trở thành luật. Ngay cả khi được thiết lập từ ban đầu, mọi thứ vẫn có thể được sửa đổi.

Các nền tảng công nghệ có khả năng tiếp tục đi theo luật cũ trong một khoảng thời gian, sau khi có quy định mới về ngưỡng vốn hóa thị trường.

Một dự luật của Thượng viện, gần đây đã được Ủy ban Tư pháp thông qua, thực sự có ngưỡng vốn hóa thị trường thấp hơn so với dự luật của Hạ viện, ở mức 550 tỉ USD.

Phiên bản của Hạ viện về dự luật nói rằng khi các nhà quản lý liên bang chỉ định một nền tảng theo quy định của pháp luật, công ty đó phải có doanh thu ròng hằng năm hoặc vốn hóa thị trường là 600 tỉ USD, được điều chỉnh theo lạm phát, tại thời điểm đó hoặc trong 2 năm trước khi chỉ định hoặc tố tụng được đưa ra.

Trong khi đó, phiên bản của Thượng viện cho biết vốn hóa thị trường đối với một nền tảng được bảo hiểm phải dựa trên “mức trung bình đơn giản của giá đóng cửa giao dịch trên mỗi cổ phiếu phổ thông, do người đó phát hành cho những ngày giao dịch trong khoảng thời gian 180 ngày kết thúc vào ngày ban hành dự luật”.

Hiện có một dự luật có thể tác động đáng kể đến Facebook, nếu công ty được coi là nền tảng được bảo hiểm vào thời điểm dự luật thông qua, đó là Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng (Platform Competition and Opportunity Act). Dự luật này sẽ khiến những nền tảng được bảo hiểm khó thâu tóm đối thủ tiềm năng trẻ hơn.

Facebook đang đấu tranh với một vụ kiện chống độc quyền theo luật hiện hành của Ủy ban Thương mại Liên bang, cáo buộc công ty đã sử dụng việc mua lại Instagram và WhatsApp để duy trì quyền lực độc quyền.

Nếu Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng trở thành luật, thì Facebook thậm chí khó thực hiện các thương vụ mua lại tương tự trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok là ứng dụng thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất

Theo các nghiên cứu thì TikTok và YouTube là hai ứng dụng đang thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất.

TikTok là ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng nhiều nhất

Theo một nghiên cứu gần đây, được công bố bởi công ty tiếp thị di động (mobile marketing) URL Genius, YouTube và TikTok theo dõi dữ liệu cá nhân của người dùng nhiều hơn bất kỳ ứng dụng truyền thông mạng xã hội nào khác hiện có trên thị trường.

Nghiên cứu cho thấy rằng YouTube, thuộc sở hữu của Google, thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng cho các mục đích riêng – bằng cách theo dõi lịch sử tìm kiếm trực tuyến hoặc vị trí sinh sống hiện tại, YouTube hay Google có thể phân phối các quảng cáo có liên quan nhất đến từng người dùng khác nhau.

Với TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, lại sử dụng (hoặc cho phép) các trình theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) để thu thập dữ liệu và câu chuyện đằng sau các dữ liệu đó vẫn là những ẩn số lớn.

Với các trình theo dõi của bên thứ ba, về cơ bản người dùng không thể biết ai đang theo dõi dữ liệu của họ hoặc họ đang thu thập những thông tin gì.

Tuy nhiên tất cả các thông tin như bạn đã tương tác với bài đăng nào, thời gian bạn dành cho mỗi bài đăng ra sao hoặc vị trí thực của bạn đều được ghi nhận lại.

Như nghiên cứu đã lưu ý, các trình theo dõi của bên thứ ba có thể theo dõi hoạt động của người dùng trên các trang web khác ngay cả sau khi người dùng rời khỏi ứng dụng.

Để tiến hành nghiên cứu, URL Genius đã sử dụng tính năng ghi lại các hoạt động trong ứng dụng (Record App Activity) từ iOS của Apple để đếm xem hiện có bao nhiêu tên miền khác nhau đang theo dõi hoạt động của người dùng trên 10 ứng dụng truyền thông mạng xã hội như YouTube, TikTok, Twitter, Telegram, LinkedIn, Instagram, Facebook, Snapchat, Messenger và Whatsapp.

Kết quả sau nghiên cứu cho thấy rằng, YouTube và TikTok đứng là hai ứng dụng hiện sử dụng nhiều phương tiện theo dõi người dùng nhất so với các ứng dụng khác.

10 trong số các trình theo dõi của YouTube là mạng lưới của bên thứ nhất, có nghĩa là nền tảng này đang theo dõi hoạt động của người dùng cho các mục đích riêng.

4 trong số các trình theo dõi khác đến từ các tên miền của bên thứ ba, có nghĩa là nền tảng này đã cho phép một số ít các bên khác bên ngoài ứng dụng thu thập thông tin và theo dõi hoạt động của người dùng.

Đối với TikTok, một con số kỷ lục đã được thể hiện: 13 trong số 14 các trình theo dõi đến từ các mạng lưới hay nền tảng của bên thứ 3, tức TikTok để cho rất nhiều các bên khác theo dõi dữ liệu hay hành vi của người dùng thay vì chỉ là theo dõi cho mục đích riêng.

Theo tờ Wired, TikTok theo dõi dữ liệu người dùng, bao gồm vị trí, lịch sử tìm kiếm, địa chỉ IP, các video họ xem, thời lượng họ xem chúng và nhiều thông tin khác.

Từ những thông tin này, TikTok có thể dự báo hoặc suy ra hầu hết các đặc điểm cá nhân của người dùng từ độ tuổi đến giới tính. Google và các ứng dụng khác cũng đang làm điều tương tự, phương pháp này được gọi là “phỏng đoán nhân khẩu học”.

Như tờ CNBC đã lưu ý vào năm ngoái, chính sách quyền riêng tư của TikTok tuyên bố rằng ứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng với công ty mẹ của nó ở Trung Quốc mặc dù ứng dụng vẫn tuyên bố rằng họ đang áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo mật “các dữ liệu nhạy cảm của người dùng”.

Vào năm 2020, Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cấm TikTok ở thị trường Mỹ vì lo ngại về chính sách bảo mật liên quan đến dữ liệu, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi kể từ khi tổng thống mới Joe Biden lên nắm quyền.

Hiện cả YouTube và TikTok vẫn chưa bình luận gì thêm về vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Meta cập nhật tính năng mới cho Facebook Messenger và Instagram

Meta đã cập nhật ứng dụng Facebook Messenger với các tính năng Vanish Mode và Split Payments, đồng thời cung cấp các bản cập nhật cho Instagram nhân dịp Safer Internet Day.

Meta cập nhật tính năng mới cho Facebook Messenger và Instagram

Theo AppleInsider, bản cập nhật Facebook Messenger tập trung vào các tính năng mới giúp nâng cao khả năng kiểm soát của người dùng đối với nội dung tin nhắn.

Ví dụ: tin nhắn thoại hiện có thể dài 30 phút và Vanish Mode mang đến tính năng nhắn tin kiểu Snapchat. Vanish Mode sẽ làm cho các tin nhắn biến mất ngay khi chúng được nhìn thấy, bao gồm văn bản đã gửi, GIF, nhãn dán hoặc phản ứng.

Trong khi đó, tính năng Split Payments cho phép một nhóm bạn bè trên Facebook Messenger có thể chia đều hóa đơn hoặc tùy chỉnh số tiền nợ của mỗi người.

Trong một cuộc trò chuyện nhóm, yêu cầu Split Payment được gửi bằng một tin nhắn được cá nhân hóa và các thành viên chưa nhập chi tiết thanh toán có thể dễ dàng thực hiện việc này ngay từ lời nhắc.

Còn đối với Instagram, mạng xã hội này cũng được báo cáo bổ sung các tính năng mới tập trung vào việc quảng bá ngày Safe Internet Day.

Tính năng Security Checkup sẽ hướng dẫn người dùng các bước cần thiết để bảo mật tài khoản của họ, còn Your Activity cung cấp cho người dùng khả năng quản lý hàng loạt nội dung, tương tác…

Instagram cũng đã công bố một tính năng sắp ra mắt cho phép bạn bè xác nhận danh tính của một người khi bị khóa tài khoản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Làn sóng tẩy chay Facebook tại châu Âu

Đáp lại lời doạ đóng Facebook, Instagram tại châu Âu của Mark Zuckerberg, người dùng ở khu vực này đang phát động chiến dịch tẩy chay Facebook.

tẩy chay Facebook
Ảnh: AFP

Trên Twitter, hashtag DeleteFacebook (xoá Facebook) nhanh chóng nằm trong số những chủ đề thịnh hành.

“Nếu bạn đang nói về #DeleteFacebook, chắc chắn bạn cũng nên xoá cả Instagram và WhatsApp”, tài khoản Amyan Broomhall viết trên Twitter cá nhân và nhận được gần 4.000 lượt thích và hơn 500 lượt retweet.

“Tôi đã thông báo với bạn bè trên Facebook rằng tôi đang dần từ bỏ mạng xã hội này. Tôi đã xoá ứng dụng trên điện thoại, sau đó sẽ xoá tài khoản và xoá luôn Facebook khỏi tâm trí”,‪ người dùng Turning OverTables viết.

Nhiều người khác cho rằng Facebook ngày càng trở nên “xấu xí” với loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng. Không chỉ tại châu Âu, hashtag #DeleteFacebook đã lan sang một số khu vực như Mỹ Latin và Ấn Độ.

Việc tẩy chay Facebook diễn ra sau khi CEO Meta Mark Zuckerberg dọa đóng cửa mạng xã hội này ở châu Âu. Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu, dữ liệu của người dùng chỉ được lưu trữ và xử lý trên máy chủ đặt tại đây.

Meta, công ty mẹ của Facebook, tỏ ra lo lắng khi không thể chuyển dữ liệu giữa Mỹ và các nước ở châu Âu. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cũng như khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo của Facebook.

Đáp lại lời của Zuckerberg, các quan chức châu Âu cho rằng “cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu không có Facebook”, đồng thời nhấn mạnh Meta vẫn phải tuân thủ các quy định mới của EU, nếu không các nền tảng mạng xã hội của họ sẽ bị cấm trên toàn châu Âu.

Đây không phải lần đầu Facebook bị kêu gọi tẩy chay quy mô lớn. Năm 2018, chiến dịch #DeleteFacebook cũng diễn ra trên diện rộng sau bê bối Cambridge Analytica.

Đến tháng 6/2020, chiến dịch #StopHateForProfit kêu gọi các doanh nghiệp dừng quảng cáo trên Facebook thu hút gần 100 nhãn hàng lớn tham gia.

Tháng 2/2021, làn sóng tẩy chay Facebook tiếp tục diễn ra ở Australia sau khi Facebook thông báo “huỷ kết bạn” với Australia. Người dùng nước này không thể cập nhật tin tức trên mạng xã hội, trong khi người dùng nước ngoài không thể chia sẻ tin tức từ Australia.

Sóng gió tiếp tục ập đến với Facebook từ đầu tháng 2 khi hãng công bố báo cáo tài chính quý IV/2021. Zuckerberg khiến cả người dùng lẫn các nhà đầu tư nổi giận khi đổ lỗi cho tốc độ tăng trưởng kém của mạng xã hội là do sự lớn mạnh của TikTok và sự điều chỉnh chính sách của Apple.

Công ty cũng thừa nhận lần đầu tiên lượng người dùng Facebook hàng ngày trung bình trong một quý bị giảm kể từ 2004.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Khương Nha | VnExpress

Ngày càng nhiều người dùng rời bỏ Facebook

Cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook giảm mạnh tuần qua. Đây là tín hiệu phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào Facebook đã cạn kiệt.

Ngày càng nhiều người dùng rời bỏ Facebook

Meta, công ty sở hữu Facebook, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Facebook đã mất khoảng 500.000 người dùng hàng ngày trong 3 tháng cuối năm 2021, lần đầu tiên mạng xã hội này mất đi nhiều khách hàng như vậy.

Ngay sau khi công bố những thông tin bất lợi, giá trị vốn hoá của công ty đã giảm 232 tỷ USD, mức giảm 24 giờ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.

Đầu tư sai lầm.

Theo bình luận của Guardian, việc Meta tập trung quá nhiều nguồn lực cho metaverse là lý do chính dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại. Công ty đang ở trong thế bí khi họ vừa không gặt hái được thành công với metaverse, vừa không còn một chỗ dựa vững chắc là Facebook.

“Zuckerberg đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào metaverse, tuy nhiên phải mất nhiều năm nữa để thực tế ảo có thể trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người”, Dan Milmo, biên tập viên công nghệ toàn cầu của Guardian phân tích.

Meta cho biết vào năm 2021 họ đã chi tới 10 tỷ USD cho các dự án liên quan đến metaverse, tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa gặt hái được thành công đáng kể nào.

Công ty đã dự đoán rằng khách hàng sẽ hứng thú metaverse trong tương lai và việc chi tiêu lớn ngay từ bây giờ sẽ mang lại cho Meta một khởi đầu vượt trội so với các đối thủ.

Mark Zuckerberg đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào metaverse Dan Milmo, biên tập viên công nghệ toàn cầu của Guardian.

Tuy nhiên, người dùng không hề hứng thú với khái niệm metaverse khi mà Reality Labs – bộ phận phụ trách nghiên cứu metaverse của Meta kiêm sản xuất kính thực tế ảo Oculus đã phải chịu khoản lỗ hơn 10 tỷ USD trong năm 2021.

Ngoài ra, việc khai tử tính năng Nhận dạng dành cho nhà quảng cáo (IDFA) của Apple đã giáng một đòn mạnh xuống khả năng thu thập dữ liệu khách hàng của Facebook.

Tính năng “minh bạch theo dõi ứng dụng” (ATT) của Apple, được giới thiệu vào năm ngoái trên iOS 14.5 yêu cầu sự đồng ý từ người dùng iPhone để ứng dụng có thể giám sát hoạt động nhằm đưa ra quảng cáo phù hợp.

Không có gì ngạc nhiên khi lượng người dùng sụt giảm mạnh, kéo theo việc Facebook mất 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tương đương với 8,5% doanh thu năm 2021 của công ty.

Rác nội dung khiến người dùng bỏ đi.

Một trong những lí do chính khiến Facebook mất đi lượng lớn người dùng là nội dung rác. Người dùng không còn cảm thấy an toàn trên mạng xã hội này.

Thay vào đó, Facebook đang tràn ngập những thông tin sai lệch, nội dung rác và trở thành một nền tảng dễ bị lợi dụng để kiếm lời.

Hệ thống video của Facebook tràn ngập những người tạo nội dung “rác”. Những người dùng này đã tìm cách lợi dụng thuật toán của Facebook nhằm kiếm lời từ những nội dung rẻ tiền.

Trong thử nghiệm của 2 phóng viên Fabio Giglietto và Kevin Roose của New York Times và phó giáo sư về Nghiên cứu Internet tại Đại học Di Urbino ở Italy, khi một tài khoản tự động được tạo ra, trong vòng 24 giờ một nửa số tin hiển thị trên bảng tin là từ Ben Shapiro, một nhà bình luận chính trị thường gây tranh cãi.

Những nhà bình luận chính trị như Dan Bongino và Ben Shapiro thực chất cũng giống như những người tạo video rác.

Người dùng của Facebook vốn không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng những nhà bình luận này sẽ liên tục tung ra những thông tin gây tranh cãi nhằm lợi dụng thuật toán của Facebook và kiếm lời.

Facebook đang vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm quyền riêng tư của người dùng, vi phạm nhân quyền và đe dọa sự an toàn của cộng đồng.

Ngoài ra, tính năng Reels trên Instagram cũng tràn ngập những nội dung rác: từ các video không lành mạnh, các chiêu trò lừa đảo đến các video ăn cắp từ TikTok.

Giáo sư John Naughton, Chủ tịch ban cố vấn của Trung tâm Công nghệ Đại học Cambridge nhận định rằng sự xuống cấp của các nội dung Facebook là do những quan niệm sai lầm của Meta.

Ngay từ đầu, Mark Zuckerberg đã ám ảnh về việc thúc đẩy tăng trưởng số lượng người dùng mà không hề quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

Facebook từ trước đến nay luôn cố gắng để thu hút người dùng một cách nhanh chóng nhằm chiếm thế độc quyền thị trường và họ đã đạt được mục đích này từ lâu.

“Lý do khiến công ty đưa ra quyết định như vậy cũng không khó hiểu, lượng người dùng ngày càng tăng, động lực cho người dùng mới đăng ký càng lớn. Đó là lý do tại sao anh ta luôn đề cao cảnh giác khi công ty vướng vào các vụ bê bối và cáo buộc gây thiệt hại cho cộng đồng”, Ông Naughton giải thích.

Sự yếu kém trong đầu tư chất lượng và việc thiếu đi sự đổi mới đã khiến Facebook dần trở nên lỗi thời và lạc hậu. Khi chất lượng đi xuống, Facebook mất thêm người dùng cho những nền tảng cạnh tranh.

Những đối thủ mới.

Bên cạnh đó, việc những người dùng mang lại doanh thu cao đang chuyển dần sang các mạng xã hội khác và sự cạnh tranh đến từ TikTok cũng là hai lý do dẫn đến khó khăn hiện tại. Những khách hàng trẻ không còn hứng thú với Facebook hay Instagram nữa.

Thay vào đó, họ đang dần chuyển sang TikTok và Meta không thể theo kịp những xu hướng mới. Theo khảo sát của Forrester năm 2021, TikTok đã tiếp cận được 63% người Mỹ ở độ tuổi từ 12-17, trong khi Instagram giảm từ 61% xuống còn 57% cùng kỳ.

TikTok làm tốt hơn nhiều trong việc phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi, khi mà Facebook đang trở nên lỗi thời. Giáo sư John Naughton tại Đại học Cambridge

“Hoạt động kinh doanh của Meta không dựa trên nội dung hiển thị từ bạn bè của bạn mà dựa trên mức độ tương tác của người dùng với các loại hình quảng cáo, có nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào chiếm thời gian và sự chú ý của bạn như TikTok sẽ là một mối đe dọa lớn đối với Facebook”, ông Ben Thompson, chuyên gia phân tích công nghệ nhận định.

Giám đốc Điều hành Meta, Mark Zuckerberg thậm chí còn bày tỏ sự rõ ràng sự lo ngại về TikTok và xem sản phẩm của ByteDance là “một mối đe doạ đáng gờm”.

“Mọi người đang có rất nhiều lựa chọn về cách sử dụng quỹ thời gian của họ, và các ứng dụng như TikTok phát triển rất nhanh cũng bởi nguyên nhân này”, ông thừa nhận trong cuộc họp với nhà đầu tư hôm 3/2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Facebook sẽ giống TikTok

Trước tình trạng số lượng người dùng sụt giảm, Facebook được cho là sẽ phát triển mạng xã hội theo mô hình giống TikTok.

Facebook sẽ giống TikTok

Meta, Snapchat lo ngại về TikTok.

Video ngắn là tính năng được nhiều mạng xã hội theo đuổi, nổi bật là Snapchat và Facebook. Snapchat đã bổ sung mục Spotlight năm ngoái và nhận được chú ý lớn.

Instagram của Meta cũng có Reels với chức năng tương tự. Riêng Facebook ưu tiên video với tính năng Watch.

“Người sử dụng Snapchat ngày càng xem nhiều video trên Spotlight”, Evan Spiegel, CEO Snap – công ty đứng sau Snapchat, nói với các nhà đầu tư tuần trước. “Đây là sự tiếp nối xu hướng chúng tôi đã quan sát được trong đại dịch”.

Spiegel cũng nhấn mạnh Snapchat đang định hướng Spotlight thành nơi khán giả có thể khám phá nội dung, chủ đề và cộng đồng mới của nhà sáng tạo, từ đó tương tác với họ sâu hơn. Hiện Spotlight có thiết kế toàn màn hình cùng các nút tương tác khá giống TikTok.

CEO Meta Mark Zuckerberg thậm chí lo ngại về TikTok và xem sản phẩm của ByteDance là “mối đe doạ đáng gờm”.

“Mọi người đang có rất nhiều lựa chọn về cách sử dụng quỹ thời gian của họ, và các ứng dụng như TikTok phát triển rất nhanh cũng bởi nguyên nhân này”, ông nói trong cuộc họp với nhà đầu tư hôm 3/2.

Reels – sản phẩm đối đầu TikTok.

Meta vừa có quý kinh doanh ảm đạm khi hầu hết số liệu đều giảm, trừ điểm sáng Reels – tính năng video ngắn tích hợp trong Instagram.

Trong cuộc họp với các nhà đầu tư, Zuckerberg khẳng định Reels đang là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất của công ty.

Meta giới thiệu Reels trên Instagram từ tháng 8/2020. Bản Facebook Reels cũng được hé lộ từ tháng 9 năm ngoái nhưng chỉ được phát hành giới hạn.

Tính năng này về cơ bản tương tự TikTok khi cho phép người dùng tạo các video ngắn với một số hiệu ứng, âm nhạc… đi kèm.

Dù có cơ sở dữ liệu hàng trăm triệu người dùng thường xuyên trên Instagram, Meta thừa nhận Reels chưa đủ sức hút nếu so với TikTok.

“Vấn đề đáng nói là TikTok đã trở thành một đối thủ cạnh tranh quá lớn, lại đang phát triển với tốc độ rất nhanh”, Zuckerberg nói. “Dù chúng tôi đang có lãi kép với Reels, đối thủ của chúng tôi cũng đạt thành công tương tự”.

Cũng theo người đứng đầu Meta, Reels đã bắt đầu liên kết và sử dụng các tính năng cũng như dữ liệu từ News Feed và Stories – hai nguồn mang lại nhiều tiền nhất trên Facebook.

Ông tự tin quảng cáo sẽ phát triển mạnh trên Reels, từ đó công ty có thể chuyển đổi doanh thu giống như chiến lược chuyển từ PC sang di động đã thành công trước đây.

Dù vậy, việc chuyển đổi sẽ gặp không ít khó khăn. Chính Zuckerberg cũng thừa nhận với các nhà đầu tư rằng “còn rất nhiều việc phải làm ở đây”.

TikTok đang lôi kéo người dùng trẻ.

Thực tế, Reels đang bị TikTok bỏ lại khá xa. Theo khảo sát của Forrester năm 2021, TikTok đã tiếp cận được 63% người Mỹ ở độ tuổi từ 12 đến 17, trong khi Instagram giảm từ 61% xuống còn 57% cùng kỳ.

“Nhận thức tiêu cực tổng thể về Facebook và Instagram đang cản trở khả năng thu hút người dùng mới, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Instagram cũng không còn là ứng dụng tuyệt vời nữa. Nó mất đi vẻ bóng bẩy, già đi và thiếu sức hút”, chuyên gia Brendan Gahan của công ty quảng cáo Mekanism nói với WSJ.

Andre Brown, nhà sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến, cho biết thường xuyên đăng video hàng ngày với nội dung tương tự trên cả TikTok và Instagram.

Trong khi mỗi video trên Reels có trung bình 15.000 lượt xem, các bài trên TikTok đạt trung bình hơn 100.000 lượt, thậm chí có thể lên tới hàng triệu.

Brown thừa nhận Meta đã trả tiền để nội dung xuất hiện trên Reels. Thế nhưng, người này tiết lộ 85% doanh thu hàng tháng đến từ những thương hiệu trả cho video của anh trên TikTok.

“Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều người, muốn nội dung của mình phổ biến rộng rãi, TikTok vẫn là con đường số một để sự tăng trưởng đạt cấp số nhân”, Brown nói với WSJ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Meta có thể đóng cửa Facebook và Instagram tại châu Âu

Meta đưa ra cảnh báo do lo ngại luật châu Âu có thể yêu cầu dữ liệu người dùng chỉ được lưu giữ, xử lý trên máy chủ đặt tại đây.

Meta có thể đóng cửa Facebook và Instagram tại châu Âu

Trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Meta tuyên bố việc truyền dữ liệu giữa các quốc gia hoặc khu vực là “quan trọng đối với hoạt động” của mạng xã hội.

Công ty chia sẻ nỗi lo khi không thể chuyển dữ liệu giữa Mỹ và các nước ở châu Âu, có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cũng như khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tháng 8/2020, Meta nhận được dự thảo từ Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (IDPC), trong đó tuyên bố việc chuyển dữ liệu của Meta giữa Mỹ và châu Âu là vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) và phải cấm.

Dù mới là dự thảo, công ty sở hữu Facebook, Instagram vẫn lo ngại quyết định cuối cùng có thể được ban hành vào nửa đầu năm 2022.

Ủy ban châu Âu có danh sách Các điều khoản tiêu chuẩn trong hợp đồng (SCC) liên quan đến truyền tải dữ liệu quốc tế.

Trong trường hợp khung quy định mới được ban hành, Meta không thể tiếp tục cung cấp các sản phẩm mạng xã hội của mình tại đây, bao gồm cả Facebook và Instagram.

“Chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây bất lợi đến tình hình kinh doanh và tài chính của công ty”, báo cáo của Meta có đoạn.

Sở hữu lượng người dùng, dữ liệu và lượt truy xuất dữ liệu khổng lồ nhưng Facebook không đặt trung tâm dữ liệu ở quá nhiều nơi. Phần lớn chúng đều đang ở tại Mỹ.

Ngoài rắc rối liên quan đến máy chủ dữ liệu, Facebook cũng như nhóm Big Tech gần đây liên tục phải đối mặt với các động thái cứng rắn từ giới chức châu Âu.

Nhiều nhà hoạch định chính sách và lập pháp của EU cho rằng phải có hành động mạnh mẽ với mục tiêu siết các dịch vụ truyền thông xã hội.

Theo dự luật, EU sẽ yêu cầu các nền tảng công nghệ lớn phải tìm kiếm các giải pháp và giảm thiểu rủi ro từ nội dung bất hợp pháp. Nếu không, những công ty đứng sau phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng nề.

Tại Anh, các nhà lập pháp đang xem xét dự luật về an toàn trực tuyến, trong đó cơ quan quản lý có thể đưa ra mức phạt 10% doanh thu toàn cầu hàng năm của công ty vi phạm. Chính phủ các quốc gia thành viên EU cũng đang thảo luận bộ quy tắc chung cho Big Tech.

Theo một số nhà lập pháp, sau khi tham khảo tài liệu nội bộ của Facebook, dự luật truyền thông xã hội mới của EU sẽ được mở rộng hơn so với hiện tại.

Ví dụ, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) đề xuất nên xử lý nội dung có hại tiềm ẩn, nhưng sẽ được điều chỉnh để tập trung nhiều hơn vào cách các công ty đề xuất và truyền bá nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook và Google đang tìm cách cắt ‘cơn nghiện quảng cáo’

Facebook và Google hiện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào quảng cáo số, nhưng đang phải tìm cách mở rộng nguồn thu trước mối đe dọa từ Web3, TikTok.

Facebook và Google tìm cách cắt 'cơn nghiện quảng cáo'

Theo eMarketer, Google và Facebook chiếm hơn một nửa thị trường quảng cáo kỹ thuật số.

Trong báo cáo tài chính mới nhất, quảng cáo chiếm 98% doanh thu của Meta và 81% với Alphabet (công ty mẹ của Google). Cả hai cũng là những cái tên tiên phong trong việc biến quảng cáo trực tuyến thành thứ kiếm ra tiền tỷ, từ những năm 2000.

Nhưng sau 20 năm, thế giới xung quanh Google và Facebook thay đổi rất khác, khiến việc phụ thuộc quá nhiều vào kinh doanh quảng cáo trở thành nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu cho điều đó được thể hiện qua việc Facebook lần đầu giảm số người dùng hàng ngày trong quý kể từ khi thành lập năm 2004.

Theo các chuyên gia, bước tiến mới về công nghệ như Web3 – nơi các nền tảng trực tuyến lớn sẽ được thay thế bằng các hệ thống xây dựng trên blockchain – sẽ buộc các ông lớn phụ thuộc quảng cáo như Facebook, Google phải xem lại cách kinh doanh của mình.

Nhưng trước mắt, khó khăn của họ sẽ đến từ các nhà quản lý chống độc quyền, từ xu hướng giới trẻ thích nội dung mới mẻ và không bị quá nhiều quảng cáo xâm chiếm như TikTok.

“Nhưng khi nào Facebook, Google bị tác động mạnh mẽ? Có lẽ không phải 2-3 năm tới. Nhưng trong 5 năm nữa, nhiều thứ có thể thay đổi”, Bloomberg bình luận.

Giới quan sát dự đoán, sự đi xuống của Facebook và Google sau gần 20 năm đi theo mô hình quảng cáo trực tuyến là khó tránh khỏi, buộc họ phải tìm cách cắt “cơn nghiện quảng cáo”. Thay thế họ trong nửa thập kỷ tới có thể là Amazon và Microsoft – những công ty đã chuyển hướng sang dịch vụ những năm qua.

Sự chuyển đổi của Microsoft, Amazon.

Microsoft được đánh giá đã trở thành hình mẫu cho một tập đoàn Big Tech đa dạng. Năm 2014, dưới thời Satya Nadella, công ty chuyển hướng tập trung vào công nghệ điện toán đám mây sau khi chứng kiến doanh số PC ngày một giảm.

Kết quả, hãng phần mềm hiện chiếm 20% thị trường cloud toàn cầu, đứng thứ hai sau Amazon, đồng thời giá cổ phiếu liên tục tăng trong 5 năm qua.

Ngoài mảng phần mềm, Microsoft còn đầu tư vào lĩnh vực trò chơi và truyền thông xã hội. Theo báo cáo doanh thu trong quý đầu của năm tài chính 2022, hai lĩnh vực này hiện chiếm lần lượt 8% và 7% doanh thu của tập đoàn.

Amazon cũng xoay trục sang điện toán đám mây và thành công với vị trí dẫn đầu. Công ty có ưu thế lớn do có sẵn hệ thống trung tâm dữ liệu rộng lớn dùng cho các hoạt động thương mại điện tử, nên việc chuyển đổi dễ dàng. Kinh doanh điện toán đám mây của Amazon hiện mang về lợi nhuận hơn 60%.

Google và Facebook làm gì?

Alphabet cũng cố gắng trong hơn một thập kỷ qua để điều hành doanh nghiệp điện toán đám mây Google Cloud, nhưng thành tựu chưa như kỳ vọng. Mảng này hiện đóng góp 7,5% doanh thu cho của Alphabet, đứng thứ ba toàn cầu quý IV/2021 với thị phần 9%.

“Về mặt văn hóa, Alphabet khó có thể thực hiện chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới trước chỉ số cao ngất ngưởng của quảng cáo”, Sridhar Ramaswamy, người từng điều hành mảng quảng cáo của Google giai đoạn 2013-2018, nhận xét.

Trong khi đó, Meta chưa có động thái nào để làm mới mình. Công ty hướng đến dự án tiền điện tử Diem nhưng sớm thất bại. Việc phát triển đồng hồ Facebook Watch hay trợ lý ảo phục vụ thương mại điện tử trên Messenger vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Giờ đây, Meta theo đuổi một tham vọng khác, với kỳ vọng mọi người sẽ tương tác với nhau thông qua thế giới ảo metaverse. Công ty đổi tên từ Facebook sang Meta, đẩy mạnh mảng thiết bị thực tế ảo Oculus.

Dù vậy, chiến lược của CEO Mark Zuckerberg về cách kiếm tiền trong metaverse vẫn chưa rõ ràng, trong khi vấn đề tốc độ tăng trưởng người dùng đã bắt đầu giảm.

Facebook và Google áp đảo thị trường quảng cáo kỹ thuật số, nhưng các đối thủ nặng ký như Amazon, Alibaba, JD… cũng đang tăng mạnh thị phần.

Ramaswamy dự đoán, thị trường này sẽ sớm lắng xuống trong vài năm tới, với mức tăng trưởng đạt 1-2%. “Những ngày tháng tăng 20% sẽ càng khó đạt hơn”, Ramaswamy bình luận.

Một số chuyên gia khác cho rằng, Google và Facebook có thể đã nhận ra “cơn nghiện quảng cáo” của mình sẽ không thể kéo dài mãi đà tăng trưởng và đang phải tìm cách giảm sự phụ thuộc. Dù vậy, giống như các “cơn nghiện” khác, việc dứt bỏ luôn rất khó khăn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Kể từ khi Apple áp dụng quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của 4 tập đoàn công nghệ lớn đã mất hàng trăm tỷ USD.

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Theo Business Insider, so với tháng 4/2021, thời điểm Apple bắt đầu thực hiện quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của Meta (công ty mẹ của Facebook), Snapchat, Twitter và Pinterest sụt giảm tổng cộng 315 tỷ USD.

Meta – tập đoàn đứng sau Facebook, Instagram và WhatsApp – được xem là “nạn nhân” chịu ảnh hưởng nặng nhất. Vốn hoá thị trường của doanh nghiệp này giảm từ 861 tỷ USD xuống còn 656 tỷ USD, tức mất đi 205 tỷ USD.

3 ông lớn còn lại trong lĩnh vực mạng xã hội cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh. Snapchat, Twitter và Pinterest mất đi lần lượt 51 tỷ USD26 tỷ USD và 33 tỷ USD.

Trong buổi báo cáo tài chính hôm 3/2, Meta công bố lợi nhuận quý IV/2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%. Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall.

Bên cạnh một số nguyên nhân khác nhau, việc Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư trên iOS có tác động trực tiếp đến kết quả này. Thậm chí, nó còn tiếp tục kéo dài trong tương lai.

Trong buổi họp với cổ đông, CEO Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Theo Giám đốc Tài chính Meta, David Wehner, trong năm 2022 tập đoàn có thể mất 10 tỷ USD vì chính sách của Apple khiến họ khó phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu hơn.

“Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành, chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn do thay đổi iOS. Apple đã tạo ra 2 thách thức cho các nhà quảng cáo: một là giảm độ chính xác của quảng cáo nhắm mục tiêu, đội thêm chi phí để gia tăng hiệu quả quảng cáo; hai là việc đo lường kết quả trở nên khó khăn hơn”, Sheryl Sandberg, Giám đốc vận hành Meta, giải thích thêm.

Vào tháng 4/2021, Apple đã cập nhật iOS, đưa vào tính năng cho phép người dùng chọn chấp nhận cho bên thứ 3 – trong đó có các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter – thu thập và chia sẻ dữ liệu hay không.

Về cơ bản, họ loại bỏ tùy chọn này ở bên trong menu cài đặt, đưa vào thông báo dạng bật lên khi người dùng mở ứng dụng có kèm quảng cáo nhắm mục tiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sóng gió đang ập đến với Facebook

Sự lớn mạnh của TikTok, thay đổi từ Apple và ngày càng ít người dùng đăng nhập Facebook là những đòn giáng mạnh vào công ty của Mark Zuckerberg.

Sóng gió đang ập đến với Facebook

Trong báo cáo tài chính quý IV/2021, Mark Zuckerberg, CEO Meta, thừa nhận nhiều thách thức đang bủa vây Facebook. Lần đầu tiên lượng người dùng Facebook hàng ngày trung bình trong một quý bị giảm kể từ 2004.

Theo Financial Times, tin xấu khiến cổ phiếu Meta sụt giảm nặng nề. Hôm 3/2, giá cổ phiếu của công ty này giảm 27%, khiến vốn hoá bốc hơi 230 tỷ USD – mức chưa từng có tại phố Wall hay Thung lũng Silicon.

“Facebook đang phải đối mặt một cơn bão dữ dội với tất cả những thách thức đến cùng lúc”, Karen North, giáo sư về truyền thông xã hội và kỹ thuật số tại Đại học Nam California, nói với NBC News.

Financial Times dẫn lời Dave Wehner, Giám đốc tài chính (CFO) của Meta, rằng: “Công ty đang đi trong những cơn gió ngược. Đó là dấu hiệu cho thấy một cơn bão lớn đang ập đến”.

Hình ảnh Zuckerberg mắt đỏ hoe xuất hiện trong buổi báo cáo tài chính ngày 3/2 cũng khiến nhiều người cho rằng ông đã “khóc rất nhiều” trước tình hình bi đát của Meta.

Ngay sau đó, ông phải giải thích với giới truyền thông rằng mắt ông đỏ là do bị rách giác mạc chứ không liên quan đến những tin tức xấu.

Lượng người dùng trung bình hàng tháng của Facebook giảm dần qua các năm. Nguồn: Financial Times

Mối đe doạ từ TikTok.

“TikTok đã quá lớn và vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhanh”, CEO Meta nói trong bản phân tích tài chính. Ông cho biết dù Facebook vẫn ghi nhận doanh thu tốt, đối thủ mới nổi từ Trung Quốc cũng đang có lãi kép với tốc độ tăng trưởng cao.

Theo Financial Times, những bê bối về quyền riêng tư của Facebook đã khiến người dùng bất mãn. Nhiều người trẻ đang “di cư” sang những mạng xã hội mới như TikTok của ByteDance.

Đầu tháng 1, Cloudflare, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo mật Internet tại Mỹ, đã công bố danh sách 10 trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2021.

Trong đó, TikTok đã vượt qua Google, Facebook để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất. Năm 2020, Facebook vẫn đứng đầu danh sách này.

Rich Greenfield , đối tác của công ty tư vấn LightShed, nói với Financial Times: “Không ai mong đợi điều này. Đó là báo cáo gây sốc nhất trong sự nghiệp 27 năm của tôi. Không có cách nào chống lại sự thật này. Facebook đang đối mặt mối đe doạ hiện hữu từ TikTok”.

Những thay đổi của Apple.

Một thách thức khác được Zuckerberg đề cập là những thay đổi trong hệ điều hành iOS của Apple. Tính năng App Tracking Transparency (ATT) được Apple đưa lên iPhone từ phiên bản iOS 14.5 khiến các nền tảng như Facebook có ít dữ liệu hơn để phân phối quảng cáo cá nhân.

Theo CNBC, các ứng dụng của Facebook hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hệ điều hành của Apple và Google. Khi Apple thay đổi chính sách về quyền riêng tư, Facebook bị tước đi một trong những tài sản quan trọng nhất của họ.

Dave Wehner, CFO Meta, cho biết thay đổi của iOS có thể khiến Facebook bị thiệt hại khoảng 10 tỷ USD doanh thu năm 2022. “Mọi người vẫn muốn xem những quảng cáo có liên quan và các doanh nghiệp muốn tiếp cận đúng khách hàng.

Vì vậy chúng tôi đang xây dựng lại cơ sở hạ tầng quảng cáo để tiếp tục cung cấp các quảng cáo chất lượng cao”, Zuckerberg cho biết.

Theo Financial Times, trong khi thay đổi của Apple khiến Facebook lao đao, Google lại đang hưởng lợi. Một số nhà phân tích cho rằng quảng cáo tìm kiếm – nguồn thu nhập chính của Google ít phụ thuộc hơn vào dữ liệu cá nhân được thu thập trên các thiết bị Apple.

Điều này khiến một số người kết luận rằng các nhà quảng cáo đã chuyển nhiều ngân sách hơn cho Google và tránh xa các công ty như Meta.

Tương lai bất định trong thế giới ảo Metaverse.

CNBC cho biết, để tránh phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác ở thế giới thực, Facebook đang tìm câu trả lời trong thế giới ảo.

Việc đổi tên công ty thành Meta và đầu tư cho nhóm Reality Labs phát triển công nghệ thực tế ảo là minh chứng cụ thể nhất cho thấy quyết tâm của Mark Zuckerberg.

“Năm 2021, doanh số bán kính thực tế ảo Oculus của Meta tăng vọt, mang về 2,3 tỷ USD doanh thu, nhưng so với số tiền 10,2 tỷ USD bỏ ra, còn lâu công ty mới có lãi”, Financial Times nhận định.

Đầu tháng 2, một giấc mơ khác của Facebook cũng tan vỡ là dự án tiền điện tử Diem, trước đây mang tên Libra.

Bên cạnh những trải nghiệm về thị giác, nền kinh tế số cũng là một phần quan trọng trong vũ trụ ảo. Tuy nhiên Diem Association – tổ chức quản lý dự án tiền số do Facebook khởi xướng năm 2019 – sẽ ngừng hoạt động trong vài tuần tới.

Quyền sở hữu trí tuệ và những tài sản liên quan sẽ được bán cho Silvergate Capital với giá 182 triệu USD.

Theo Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter và CEO Block, cách tiếp cận của Facebook đối với tiền điện tử kết thúc không suôn sẻ vì không đủ mở.

“Họ cố tạo ra một loại tiền thuộc sở hữu của Facebook – có thể vì những lý do chính đáng, có thể vì những lý do cao cả, nhưng lại cố gắng thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào hệ sinh thái Facebook, thay vì sử dụng một giao thức mở và tiêu chuẩn như Bitcoin”, Dorsey nhận xét tại hội nghị MicroStrategy World ngày 2/2.

CNN cho biết, dự án tiền điện tử của Facebook cũng hứng chịu nhiều lo ngại từ các nhà lập pháp và giới quan sát từ khi được công bố.

Lo ngại lớn nhất là đồng tiền điện tử này được vận hành bởi Facebook, mạng xã hội vốn không thể ngăn chặn nhiều vấn đề như tội phạm và lạm dụng dữ liệu người dùng trên các nền tảng sẵn có.

Một quyết định khác của Meta trong cuộc đua vũ trụ ảo là tìm cách đưa NFT vào trang cá nhân của người dùng Facebook, Instagram. Theo Wired, việc ủng hộ một thị trường vẫn còn đầy rẫy những kẻ lừa đảo như NFT là một bước đi nguy hiểm.

Alan Woodward, giáo sư về an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), nói thị trường NFT đang thiếu người dẫn dắt. Do đó, khi đặt chân vào mảnh đất này, mạng xã hội sẽ trở thành bên chịu trách nhiệm chính.

“Nếu xảy ra tranh chấp về NFT, những người đó sẽ tìm đến ai? Đương nhiên là Facebook hoặc Twitter. Không hiểu sao họ lại muốn nhận ‘cục nợ’ này?”, ông đánh giá.

Các chuyên gia cho rằng “cơn bão lớn” đang ập đến với Facebook. Những người lãnh đạo công ty cho biết họ vẫn sẽ tập trung vào những sáng kiến dài hạn như xây dựng hoạt động kinh doanh đa dạng với những sản phẩm đi kèm.

Nhưng câu hỏi lớn hơn được đặt ra là liệu Mark Zuckerberg có thể giữ cho Facebook vẫn còn sức hấp dẫn với người dùng trong tương lai gần?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Lượng người dùng Facebook hằng ngày đang tụt giảm

Theo báo cáo tài chính quý 4/2021, số lượng người dùng Facebook hoạt động hằng ngày đã có sự sụt giảm đáng kể lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2004.

Lượng người dùng Facebook hằng ngày đang tụt giảm

Cụ thể, số lượng người dùng hằng ngày của Facebook đạt 1,929 tỉ, giảm nhẹ so với con số 1,93 tỉ người dùng trong quý trước đó (quý 3/2021).

Trong 18 năm thành lập và phát triển, Facebook luôn tăng trưởng lượng người dùng hằng ngày ở mức ổn định và chưa từng ghi nhận sự suy giảm theo từng quý.

Chia sẻ về kết quả báo cáo tài chính quý 4/2021, Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, cho biết doanh số của công ty đã bị ảnh hưởng khi người dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã rời bỏ Facebook để đến với các nền tảng đối thủ như TikTok.

Theo góc nhìn của các chuyên gia độc lập, việc người dùng trẻ không chọn Facebook đã chỉ rõ nền tảng mạng xã hội này đang dần thiếu sự phù hợp với giới trẻ.

Sau tin tức về sự sụt giảm nói trên, kết hợp với những yếu tố như sự cạnh tranh gay gắt của các nền tảng đối thủ (YouTube, TikTok), khách hàng cắt giảm chi tiêu quảng cáo và Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư, cổ phiếu của Meta trượt giá 20%.

Hệ quả, Meta đã “bay màu” khoảng 200 tỉ USD. Giám đốc tài chính Meta, Dave Wehner, nhận định những thay đổi này ảnh hưởng tiêu cực đến quảng cáo trên Facebook và Instagram, có thể ‘’lên đến 10 tỉ USD’’ trong năm nay.

Báo cáo tài chính của Meta cho biết tổng doanh thu, phần lớn đến từ việc quảng cáo, đã tăng lên 33,67 tỉ USD trong giai đoạn vừa qua, cao hơn đôi chút so với những dự đoán trước đó. Thế nhưng, dự báo doanh thu trong kỳ tiếp theo chỉ trong khoảng 27 – 29 tỉ USD, thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích rất nhiều.

Mặc dù Meta đã đầu tư riêng vào video để cạnh tranh với TikTok do gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance sở hữu, nhưng trên thực tế, khoản lợi nhuận thu về lại thấp hơn nhiều so với nguồn cấp dữ liệu Facebook và Instagram.

Kỳ vọng vào Metaverse, giới đầu tư nghi ngờ.

Zuckerberg thừa nhận sự phát triển nhanh chóng, bền vững của TikTok và cho rằng cạnh tranh trực tiếp với nền tảng này không phải là hướng đi đúng. T

hay vào đó, vị CEO quả quyết đầu tư vào video và thực tế ảo sẽ thành công, như những lần trước đây công ty đã đặt cược vào quảng cáo trên điện thoại di động và trên tính năng story của Instagram.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư hoàn toàn có lý do để lo lắng về Meta trong thời điểm hiện tại. Meta đổi tên vì muốn tập trung vào vũ trụ ảo metaverse.

Thế nhưng, trên thực tế thì Meta vẫn chưa xây được một metaverse riêng và vẫn phải tiếp tục “gồng lỗ” cho Reality Labs. Chỉ tính riêng quý 4/2021, Reality Labs lỗ 3,3 tỉ USD.

Reality Labs có nhiệm vụ xây dựng tầm nhìn của Mark Zuckerberg về siêu vũ trụ ảo metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook mất 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì iOS mới

Lợi nhuận quý IV của Meta sụt giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cổ phiếu Facebook “bốc hơi” 23% trong một giờ vì phản ứng của thị trường.

Facebook thất thu vì iOS mới

Rạng sáng 3/2, Meta, công ty mẹ Facebook công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, trong đó ghi nhận khoản sụt giảm 8% lợi nhuận. Ngay lập tức, giá cổ phiếu Meta trên sàn giao dịch Nasdaq bị bán tháo mạnh, giảm 23% về mức 249 USD/cổ phiếu.

Facebook thất thu vì iOS mới.

Cuối tháng 10/2021, Facebook thông báo đổi tên thương hiệu của mình thành Meta và công bố chiến lược xây dựng vũ trụ ảo (metaverse).

Trong buổi họp công bố tình hình kinh doanh, CEO Mark Zuckerberg cho biết ban lãnh đạo quyết định đầu tư 10 tỷ USD vào bộ phận thực tế ảo Reality Labs. Khoản đầu tư này gấp 5 lần số tiền họ bỏ ra để sáp nhập hãng kính thực tế ảo Oculus vào năm 2014.

Khoản tiền khổng lồ này nhằm phục vụ cho tầm nhìn metaverse của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg đã nhận trái đắng khi lựa chọn trở thành người tiên phong.

Đây là năm đầu tiên mà Meta công bố kết kết quả hoạt động của các bộ phận phát triển thiết bị và phần cứng. Trước đây, do các mảng cơ sở hạ tầng chỉ chiếm phần thiểu số trong kết quả kinh doanh nên Facebook không công bố con số chính thức.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021, Meta sụt giảm 8% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%. Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall.

Trong buổi họp với cổ đông nhằm công bố kết quả kinh doanh quý IV, Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Meta dự đoán mức thiệt hại từ các lý do trên lên đến 10 tỷ USD.

Facebook chia sẻ họ gặp khó trong việc theo dõi hành vi người dùng iPhone sau khi phiên bản iOS 14.5 với tính năng cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của mình được phát hành. “Chúng tôi đang xây dựng lại thuật toán đặt quảng cáo nhằm thích nghi với những thay đổi”, ông Zuckerberg chia sẻ.

Cú đánh úp từ các đối thủ tại thung lũng Silicon và khoản đầu tư vào vũ trụ ảo chưa đem lại nhiều tín hiệu khả quan khiến Meta gặp nhiều gian nan. “Đến lúc Facebook nên xem xét lại chiến lược metaverse của họ”, Raj Shah, nhà phân tích mảng công nghệ tại công ty tư vấn Publicis Sapient nhận định.

Mark Zuckerberg, CEO Meta thừa nhận với các nhà đầu tư rằng giai đoạn sắp tới còn nhiều khó khăn. “Dù kế hoạch đã được thiết lập kỹ lưỡng, con đường đi đến mục tiêu không hề bằng phẳng”, ông Zuckerberg bình luận.

Đối thủ của Facebook không đứng yên.

Trong nhiều năm qua, Facebook cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Apple và kiểm duyệt nội dung chặt chẽ hơn.

Theo New York Times, kể từ khi thay đổi thương hiệu, Meta đã tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn và đưa ra chính sách thúc đẩy nhân viên tập trung vào các dự án thực tế ảo.

Vũ trụ ảo vẫn sẽ chiếm dụng ngân sách của Meta do ngày càng nhiều đối thủ trong lĩnh vực công nghệ tuyên bố tham gia cuộc đua.

Thương vụ sáp nhập Activision Blizzard trị giá 70 tỷ USD là phát súng đáp trả của Microsoft. Ban lãnh đạo công ty này cho biết đây là viên gạch đầu tiên cho vũ trụ ảo phiên bản Microsoft.

Google cũng tham gia đường đua bằng việc chính thức thành lập bộ phận blockchain nhằm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phục vụ cho thế hệ Internet thứ 3. Apple được cho là sẽ ra mắt dòng kính thực tế ảo của họ vào cuối năm 2022.

Cũng trong buổi họp, ông Zuckerberg chia sẻ Tiktok là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Meta bên cạnh các đại gia công nghệ tại Mỹ.

Ông David Wehner, Giám đốc tài chính của Meta bổ sung rằng bản cập nhật iOS mới giúp cho Google dễ dàng quảng cáo hơn. Quý IV/2021, Alphabet, công ty mẹ của Google tăng 36% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Facebook lần đầu tiên ghi nhận lượng người dùng hàng ngày giảm. Theo báo cáo quý IV/2021, ứng dụng mạng xã hội sụt giảm 1 triệu người dùng trong 3 tháng qua.

Tuy nhiên, lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng thuộc nhà Meta đã tăng 9%, đạt mốc 3,59 tỷ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Meta thêm avatar 3D vào Instagram Stories

Với mục tiêu hướng tới Metaverse, Facebook vừa thông báo cập nhật tính năng sử dụng ảnh đại diện 3D vào mục ‘Câu chuyện’ trên Instagram.

Theo đó, phía công ty mẹ của Facebook, Meta đang ra mắt tính năng sử dụng hình ảnh đại diện với không gian 3 chiều (3D) mới cho Instagram Stories, nhắn tin trực tiếp cũng như cập nhật hình đại diện (avatars) trong Facebook và Messenger.

Ở thời điểm hiện tại, những người dùng ở Mỹ, Canada và Mexico có thể chọn cách xuất hiện bản thân họ bằng những nhân vật ảo thông qua các nhãn dán (stickers), bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu, ảnh hồ sơ Facebook, trên các nền tảng của Meta và bao gồm trên cả nền tảng Quest VR.

Bà Aigerim Shorman, người quản lý phụ trách về hình ảnh đại diện và danh tính của Meta cho biết trên một bài đăng:

“Kể từ khi tiết lộ tầm nhìn dài hạn của chúng tôi về Metaverse tại Connect 2021, chúng tôi đã không ngừng xây dựng và phát triển các công nghệ xã hội (social technology) nhằm hướng tới một tương lai mới nơi bạn có thể ngồi cạnh những người thân yêu của mình cho dù có cách xa vạn dặm đến như thế nào. Sẽ không có bất cứ rào cản nào về địa lý trong Metaverse cả.”

Bà nói tiếp “Metaverse là một thế giới kỹ thuật số đa kết nối (interconnected digital world), một thế giới kết nối mới giữa VR và AR nhưng cũng xuất phát là từ các nền tảng quen thuộc như điện thoại và máy tính của bạn.”

Song song với tính năng ảnh đại diện 3D, Meta cũng đã giới thiệu những chiếc áo thun theo chủ đề Super Bowl LVI cho hình đại diện trên các nền tảng của mình.

Meta công bố báo cáo thu nhập quý 4 của mình vào ngày 2 tháng 2 vừa qua và công ty này cũng cho biết họ đã lần đầu tiên công bố kết quả kinh doanh của mảng AR và VR khi đây được coi là các công nghệ lõi của Metavese.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds của Facebook được đánh giá là ứng dụng nhàm chán, rỗng tuếch. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn ưa chuộng game miễn phí và không gian thoải mái của nền tảng này.

Horizon Worlds của Facebook
Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds là tựa game thực tế ảo do Facebook phát triển nhiều năm qua, nhưng mới phát hành cuối năm 2020 dưới tên mới Meta Platforms. Vào cuối tháng 1, đoạn phim quảng cáo ứng dụng này từ năm 2019 được lan truyền rộng rãi trên Twitter.

Những thước phim cho thấy Horizon Worlds là một không gian mở và tự do, nơi mọi người có thể làm việc, giải trí cùng bạn bè trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, đoạn quảng cáo cũng mang lại cảm giác khó chịu cho cư dân mạng vì sự nhàm chán, giả tạo của các diễn viên và những nhân vật hoạt họa chỉ có mỗi thân trên.

Zack Zwiezen – biên tập viên trang Kotaku – quyết định tự mình trải nghiệm ứng dụng. Ông muốn biết Horizon Worlds có thật sự khô khan hệt như đoạn phim quảng cáo đã mô tả.

Trải nghiệm Horizon Worlds – Sáng kiến Metaverse đầu tiên của Facebook.

Sau khi tạo avatar – hình đại diện và đọc bảng hướng dẫn, người dùng được đưa vào trung tâm chính của Horizon Worlds. Zwiezen truy cập ứng dụng vào 1h sáng và ngạc nhiên vì vẫn còn nhiều người dùng đang trực tuyến.

Khi tiến lại gần nhóm người nhất định, người dùng mới có thể nghe được nội dung trò chuyện của họ. Vì vậy, Zwiezen chạy đến nhóm gần nhất và gặp nhân viên hướng dẫn về cộng đồng Facebook. Họ là những người dùng điều phối các sự kiện trong ứng dụng, giới thiệu người chơi mới về Horizon và giải quyết các vấn đề kĩ thuật.

Sau đó, Zack Zwiezen chạy xung quanh khu vực để tiếp cận nhiều nhóm người chơi khác nhau. Ông thấy một nhóm người đang kể chuyện ma, một cậu bé sử dụng bảng điều khiển để chạy và leo cây.

Tại nơi khác, một người dùng đã hỏi ông về cách sử dụng công cụ sáng tạo của Horizon Worlds. Sau khi giải thích bản thân là người chơi mới, Zwiezen có thể thấy được avatar của đối phương thể hiện sự buồn bã thông qua VR – kính thực tế ảo. Ông cho biết dường như không ai hướng dẫn người chơi cách xây dựng nơi ở trên ứng dụng này.

Sau hơn một tiếng trải nghiệm, Zwiezen được vài người dùng mời tham gia một trò chơi zombie. Đó là một game bắn súng sử dụng thao tác tay đơn giản.

Theo Zwiezen, đồ họa của trò chơi không hề đẹp mắt và khẩu súng ảo đã không phản ứng khi ông thực hiện động tác bắn.

Trò bắn súng này là một sáng tạo phổ biến của cộng đồng Horizon Worlds. Dù trò chơi “dở tệ”, khá nhiều người đã lựa chọn game này vì nó hoàn toàn miễn phí, dễ chơi và không quá bạo lực.

Bên cạnh đó, theo Zack Zwiezen, Facebook đã phân phối nhóm hướng dẫn viên để quan sát cộng đồng người chơi Horizon Worlds.

Suốt quá trình trải nghiệm, ông chỉ nghe thấy một vài người chơi chửi thề hoặc pha trò và không ai buông lời gièm pha, lăng mạ người dùng khác.

Zwiezen cho rằng Horizon Worlds là môi trường thoải mái, ít độc hại, vượt ngoài dự đoán của ông.

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook
Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds.

Trước khi rời khỏi ứng dụng, Zwiezen đã phỏng vấn nhiều người chơi về lý do họ sử dụng Horizon Worlds. Một số người dùng cho biết game của ứng dụng này hoàn toàn miễn phí nên họ muốn trải nghiệm.

Nhiều người khác yêu thích Horizon Worlds vì ứng dụng cho phép họ giải trí, trò chuyện cùng người thân, bạn bè trong đại dịch.

Bên cạnh đó, một số người thích sử dụng Facebook, Instagram và Messenger nên họ đương nhiên cũng muốn tham gia vào Horizon Worlds – sản phẩm thuộc sở hữu của Meta.

Zack Zwiezen cho biết Horizon Worlds không tệ hại, gây khó chịu như trong đoạn phim quảng cáo năm 2019.

Tuy nhiên, ứng dụng này rỗng tuếch, khô khan như một văn phòng làm việc hơn là một sân chơi hay không gian giải trí. Ông cho rằng Horizon Worlds không thú vị bằng VRchat hay Rec Room, hai tựa game thực tế ảo đình đám.

Tuy nhiên, Zwiezen nhận thấy một số người dùng khác vẫn yêu thích và hào hứng khi tham gia trò chơi trên Horizon Worlds.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng

Theo thông tin từ công ty mẹ Microsoft, lượng người dùng của LinkedIn vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch, hiện nền tảng có hơn 800 triệu người dùng và riêng mảng giải pháp bán hàng đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu.

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng
Getty Images

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý mới nhất, doanh thu tổng thể của LinkedIn tăng 36% khi nhu cầu quảng cáo trên LinkedIn tăng lên đồng thời thị trường việc làm cũng đang phục hồi mạnh mẽ sau đai dịch.

Theo giải thích của Microsoft:

“Chúng ta đang trải qua một Great Resignation trên toàn thị trường lao động khi nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới đang suy nghĩ lại về cách thức, vị trí và lý do họ làm việc.

Trong nền kinh tế mới này, LinkedIn đảm nhận một sứ mệnh quan trọng trong việc kết nối nhà sáng tạo với cộng đồng của họ, người tìm việc với nhà tuyển dụng, người cần học các kỹ năng với những người cung cấp các dịch vụ liên quan”.

Trong khi một số người có thể dễ dàng thay đổi nghề nghiệp của họ, những người khác vẫn còn đang xoay sở với các cơ hội mới và điều đó sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội mới cho LinkedIn.

Bên cạnh mảng tuyển dụng và học tập, mảng giải pháp bán hàng (Sales Solutions) của LinkedIn cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Bằng cách giới thiệu công cụ điều hướng bán hàng Sales Navigator, hiện công cụ này có hơn một triệu người dùng có trả phí với mức doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2021.

Trở lại năm 2016, khi Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD, mạng xã hội chuyên nghiệp này khi đó chỉ có khoảng 430 triệu thành viên, và con số này ở thời điểm hiện tại là 810 triệu thành viên.

Nếu bạn đang là người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, LinkedIn là nền tảng rất đáng để bạn tham khảo và đưa vào chiến lược tổng thể của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook và Instagram sắp có những thay đổi lớn

Meta có thể tích hợp tính năng hiển thị, mua bán NFT vào Facebook và Instagram.

Facebook và Instagram sắp có thay đổi lớn

Theo FT, các đội ngũ tại Facebook và Instagram đang phát triển tính năng cho phép người dùng hiển thị các tác phẩm NFT (tài sản ảo gắn với token không thể thay thế) trên trang cá nhân và tạo ra NFT của riêng họ.

Nguồn tin cho biết Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng xem xét phát hành gian hàng mua bán NFT – tác phẩm kỹ thuật số gắn với blockchain để chứng thực quyền sở hữu.

Tháng 12/2021, Adam Mosseri, người đứng đầu Instagram đã tiết lộ kế hoạch “khám phá NFT” nhưng không chia sẻ cụ thể.

Dự án NFT của Instagram ban đầu được dẫn dắt bởi Kristin George, Giám đốc Sản phẩm và Nhà sáng tạo cùng David Marcus, Giám đốc Thanh toán và Tiền mã hóa của Facebook.

Sau khi Marcus rời công ty, vị trí trên được thay bởi Stephane Kasriel, cựu CEO nền tảng tìm việc tự do Upwork.

Ví điện tử Novi được Facebook thử nghiệm từ năm ngoái sẽ đóng vai trò quan trọng với kế hoạch. “Nhiều tính năng liên quan đến Novi sẽ dành cho NFT”, nguồn tin tiết lộ. Đại diện Meta từ chối bình luận.

Kế hoạch tích hợp NFT vào Facebook đang trong giai đoạn đầu và có thể thay đổi. Đây được xem là động thái đầu tiên của công ty liên quan đến NFT, thị trường trị giá đến 40 tỷ USD sau khi phổ biến từ năm ngoái.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đây chỉ là bong bóng đầu cơ, tạo ra bởi những trò lừa đảo và thao túng thị trường.

Trong tháng 1, OpenSea, “chợ” NFT lớn nhất hiện nay đã huy động thành công 300 triệu USD, nâng mức định giá lên 13 tỷ USD. Trước đó 6 tháng, công ty này đã huy động 100 triệu USD để nâng định giá lên 1,5 tỷ USD.

Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa của Mỹ đã ra mắt website mua bán NFT vào tháng 10/2021. Twitter đang thử nghiệm tính năng trình diễn NFT trên trang cá nhân, trong khi Reddit đã tung ra bộ sưu tập avatar NFT riêng.

Khi công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, CEO Mark Zuckerberg cho biết NFT sẽ hỗ trợ thị trường mua bán hàng hóa trong metaverse, vũ trụ ảo được Facebook đặt nhiều kỳ vọng.

Kế hoạch của Meta sẽ giúp các nghệ sĩ, nhà sáng tạo kiếm tiền từ tác phẩm NFT. Người mua NFT thường dùng chúng làm ảnh đại diện trên mạng xã hội.

Đây được xem là cách kiếm doanh thu mới của Facebook và Instagram trong bối cảnh 2 nền tảng này đối diện loạt bê bối về quyền riêng tư, có nguy cơ ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Social Media Content: Một vài mẹo nhỏ khi phát triển nội dung

Nếu bạn xem việc phát triển nội dung trên các nền tảng mạng xã hội (social media) là một phần chiến lược marketing của thương hiệu, những mẹo nhỏ dưới đây rất hữu ích với bạn.

Social Media Content: Một vài mẹo nhỏ khi phát triển nội dung

Nội dung ngắn được tổng hợp từ Quuu nhằm mục tiêu chia sẻ cách xây dựng các phương pháp tiếp cận nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội một cách hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, tập trung vào xây dựng thương hiệu và đối tượng mục tiêu nhiều hơn.

Dưới đây là những mẹo mà bạn có thể tham khảo cho chiến lược của mình trong 2022.

  • Hãy đảm bảo rằng tất cả các nội dung bạn chia sẻ là hữu ích với các nhóm đối tượng mục tiêu: Bạn cần nghiên cứu và thấu hiểu đối tượng mục tiêu, sau đó cung cấp những thứ mà họ có khả năng thích và tương tác nhiều nhất.
  • Với các bài viết có cả văn bản (text) lẫn hình ảnh (Photo), độ dài văn bản từ khoảng 70-100 từ có khả năng được chia sẻ gấp hai lần so với các bài viết có lượng văn bản ít hơn.
  • Thêm các nút chia sẻ (ở những nơi dễ tương tác) trên website của bạn để giúp cho quá trình lan truyền nội dung được diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thêm các động lực để người dùng chia sẻ nội dung: Người dùng sẽ có nhiều khả năng chia sẻ hơn với những nội dung có giá trị riêng biệt (unique value) và mang tính chuyên môn (thẩm quyền) cao.
  • Kết hợp các nội dung mang tính xu hướng (trend) với các nội dung cố hữu ít thay đổi theo thời gian (ever-green content) .
  • Coi “nội dung gốc” là ưu tiên hàng đầu: Người dùng hay đối tượng mục tiêu muốn tương tác hay chia sẻ với những nội dung họ chưa từng thấy trước đó hay ở các nơi khác.
  • Các nội dung đồ hoạ (infographics) có thể giúp tăng đến 3 lần lượng tương tác so với các kiểu nội dung khác (content format).
  • Hãy đánh thức cảm xúc của đối tượng mục tiêu bằng các câu chuyện (storytelling).
  • Tập trung vào thị trường ngách của thương hiệu: Đừng chia sẻ những nội dung ngoài tầm với của thị trường hay thương hiệu: Nội dung càng liên quan đến thị trường hay đối tượng mục tiêu thì càng hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh