Skip to main content

Thẻ: Kantar

Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới

Mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được các doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng bứt tốc. Vậy xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới?

Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới
Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới

Trong một năm kinh tế còn nhiều khó khăn, tiêu dùng nội địa trở thành động lực tăng trưởng quan trọng thì mùa mua sắm cuối năm càng được doanh nghiệp quan tâm và chuẩn bị sớm hơn các năm trước nhằm đem lại sự hài lòng trong phục vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Đặc biệt, năm nay, ghi nhận trên thị trường Tết, xu hướng và thói quen tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và thích ứng.

Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và xu hướng mua sắm Tết 2024.

Từ cuối quý 3, nền kinh tế có tín hiệu tăng trưởng tích cực hơn, tạo đà cho sự khởi sắc của thị trường Tết với sức mua được cải thiện. Những tín hiệu khả quan được ghi nhận nhưng các chuyên gia kinh tế khá thận trọng đưa ra nhận định về sự bứt tốc hay sôi động của thị trường bán lẻ nội địa như những năm trước bởi chưa có tín hiệu rõ rệt cho thấy, người tiêu dùng đã nới lỏng chi tiêu.

Trong kết quả khảo sát vừa được công bố trong đầu quý 4, công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam dự báo, trong dịp Tết 2024 người tiêu dùng sẽ không chi tiêu nhiều mà có xu hướng mua sắm cầm chừng, kể cả trong thời gian cao điểm.

Nguyên nhân của tình trạng này là do một bộ phận người dân gặp khó khăn về tài chính (khoảng 28% hộ gia đình, tăng 7% so với giai đoạn bình thường mới sau dịch COVID-19).

Về xu hướng tiêu dùng hàng Tết, theo báo cáo của Kantar Việt Nam, người tiêu dùng có thể không cắt giảm những mặt hàng thiết yếu và quà tặng dịp Tết trong giỏ chi tiêu mà có xu hướng chuyển dịch thứ tự ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm.

Trong đó, ưu tiên hàng hóa sản phẩm tốt cho sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu và tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…

Thực tế này khiến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối có kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, trong thời điểm phân hóa ngày càng nhiều, đồng thời duy trì hiệu quả các chương trình kích cầu mua sắm.

Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với bối cảnh tiêu dùng mới.

Từ đầu tháng 12 năm 2023 khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn còn gần 2 tháng nữa, nhiều hệ thống phân phối lớn đã giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, giỏ quà Tết.

Không chỉ khởi động mùa mua sắm Tết sớm hơn, các doanh nghiệp chủ động nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, những thay đổi trong xu hướng mua sắm như tính ứng dụng cao của sản phẩm và sự đa dạng trong món quà thay cho việc lựa chọn theo thương hiệu, hình thức như trước đây.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp phân phối đã tăng cường dự trữ nguồn hàng đảm bảo bình ổn thị trường, triển khai các giải pháp, chương trình khuyến mãi hấp dẫn kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ – Giám đốc Nhân sự truyền thông và đối ngoại AEON Việt Nam cho biết, AEON chuẩn bị hàng Tết từ giữa năm 2023.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, khách hàng có thể cân nhắc trong việc mua sắm, AEON nhận thấy năm nay giá trị và chất lượng sản phẩm hàng hoá quyết định việc lựa chọn của người tiêu dùng chứ không phải là giá cả như trước đây.

Do vậy, AEON đặc biệt chú tâm đến giá trị trong giỏ hàng. AEON đã lên ý tưởng từ giữa năm và cuối năm là thời điểm siêu thị này đem đến những trải nghiệm mới cho khách hàng.

Khách hàng chuyển đổi ý thức tiêu dùng và thứ tự ưu tiên trong chi tiêu, hướng đến sử dụng sản phẩm organic, ưu tiên sản phẩm sức khoẻ và sắc đẹp mang giá trị bền vững nên giá trị giỏ hàng AEON cung cấp khác biệt hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, thay đổi hành vi tiêu dùng.

Về cơ cấu sản phẩm, số lượng hàng Việt Nam trên quầy kệ chiếm 90%, trong đó hàng nông sản chiếm hơn 95%. Tết năm nay, dự kiến sức mua năm nay sẽ tăng khoảng 10%, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa, đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả ổn định kèm nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Mang lại những trải nghiệm mới, đề cao sự tiện ích và chú trọng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm cũng được một số doanh nghiệp phân phối triển khai.

Ngoài khách hàng mua sắm trực tiếp, Saigon Co.opmart dành nhiều ưu tiên cho nhóm khách hàng Gen Y và Gen Z bằng cách tổ chức livestream, phát các video ngắn trên các nền tảng số hay ưu đãi mua sắm cho người lao động có thu nhập thấp. Ở hệ thống phân phối này, khách hàng đặt giỏ quà Tết ở một nơi nhưng được giao miễn phí trong 43 tỉnh, thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo DĐDN

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024

Dựa trên phân tích chi tiết về hành vi của người tiêu dùng trong 6 danh mục công nghệ khác nhau trên 20 thị trường toàn cầu, Kantar mới đây đã công bố các xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) sẽ phát triển trong năm 2024, việc hiểu và nắm bắt sớm các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp sớm trang bị và sẵn sàng nhiều hơn khi bước sang năm mới.

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024
Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024

Dưới đây là chi tiết các xu hướng có trong Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024 từ Kantar.

1. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 1 năm 2024: Nỗi lo lạm phát của người tiêu dùng sẽ giảm khi các khoản chi phí cao hơn dần được bình thường hóa.

Trong bối cảnh suy thoái, nhiều người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hạn chế các khoản chi tiêu của họ khi chi phí sinh hoạt tăng cao.

Những người mua sắm bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi tỷ giá tăng, lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ chững lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không mấy chấp nhận mức lãi suất cao, khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình giảm và tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng gia tăng.

Ngược lại, những người tiêu dùng ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực lạm phát sẽ ít thực hiện các hành động nghiên cứu hơn trước khi mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, một phần là do tài chính cá nhân của họ mạnh hơn, giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn.

Trong khi các nhóm người tiêu dùng này có các hành vi nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau trước khi ra quyết định mua sắm, khi áp lực lạm phát được bình thường hóa, cách họ chi tiêu cũng sẽ thay đổi, về cơ bản, họ dễ chấp nhận hơn.

2. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 2 năm 2024: Nhiều sự đổi mới về phần mềm sẽ được tăng tốc bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Những đột phá về công nghệ AI sẽ thúc đẩy sự phát triển của một loạt các tính năng mới của thiết bị và các nhà sản xuất công nghệ tiêu dùng sẽ nói nhiều hơn về các khả năng của các phần mềm của họ.

Khi sự đổi mới phần cứng gặp khó khăn, các tính năng phần mềm sẽ như là “ánh hào quang” có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong nhiều năm, Apple đã tiếp thị thành công các tính năng độc đáo của hệ điều hành (phần mềm) của mình – như FaceTime, ApplePay và iMessage – và từ đó thu hút hàng triệu người tiêu dùng sử dụng phần cứng của hãng.

Các đối thủ cạnh tranh của Apple theo đó cũng đã làm theo và đạt được nhiều thành công nhất định.

3. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 3 năm 2024: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều điện thoại cũ được tân trang hơn.

Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng và được tân trang lại sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024 khi người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu và thể hiện những hành vi bền vững hơn. Khối lượng sở hữu các thiết bị này đã tăng +70% trong hai năm qua.

Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua đi bán lại (Trade-in), trong đó các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ cạnh tranh để mang lại cho người tiêu dùng nhiều giá trị lớn hơn cho các thiết bị cũ của họ.

Apple và Samsung sẽ tăng cường cung cấp trực tiếp các sản phẩm kiểu này nhằm giành lấy thị phần từ các nhà bán lẻ của bên thứ ba như thị trường “Chợ đen” (Back Market), eBay và Amazon, hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần.

Tính bền vững (Sustainability) cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp thiết bị công nghệ trong năm 2024.

Dưới áp lực của chính phủ, việc sửa chữa điện thoại sẽ được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù người tiêu dùng hiện không ưu tiên điều này – nhưng nó sẽ sớm trở thành xu hướng trong 2024 và các năm tới.

4. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 4 năm 2024: Samsung và Apple sẽ đối đầu khốc liệt.

Samsung và Apple từ lâu vẫn được xem là “đối thủ truyền kiếp” trong “miếng bánh” điện thoại thông minh.

Mặc dù vào năm 2024, điều này vẫn sẽ tiếp diễn, cả 2 thương hiệu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu khác như Huawei, Xiaomi, Google và Transsion.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc, hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng thương hiệu nội địa Huawei nhờ dòng sản phẩm P60. Tỷ trọng trong tổng doanh số của Huawei trong quý 3 năm 2023 đã tăng +6% điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán hàng của Apple cho đến nay dù không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này (mặc dù Android có bị mất thị phần), tuy nhiên mọi thứ đều có thể được thay đổi trong năm 2024 khi việc ứng dụng các công nghệ mới trở nên sâu và rộng hơn.

5. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 5 năm 2024: Tỷ lệ sử dụng điện thoại màn hình gập sẽ tiếp tục tăng lên.

Vào năm 2023, điện thoại thông minh màn hình gập ( Foldable phone) vẫn chỉ chiếm 1% tổng số điện thoại thông minh được sở hữu, tuy nhiên, xu hướng này sẽ dần được tăng lên.

Mặc dù trong số những người sở hữu điện thoại màn hình gập đã nâng cấp điện thoại của họ trong 12 tháng qua, có đến 55% đã chọn quay trở lại điện thoại thông minh thông thường, tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị tốt hơn.

Apple vẫn là một thiếu sót đáng chú ý đối với thị trường điện thoại màn hình gập và khó có khả năng ra mắt vào năm tới khi Apple còn đang ưu tiên cho các công nghệ thực tế ảo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips về các xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024 từ Kantar, hy vọng với các thông tin có được, các thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy doanh nghiệp bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.
TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Bạn có coi những khoảng thời gian bạn dành cho TikTok là “những khoảng thời gian được sử dụng một cách có ý nghĩa” không?

Đó cụ thể là điều cốt lõi về những gì TikTok muốn tìm hiểu thông qua một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây với sự hợp tác của Kantar trong số hơn 7.000 người dùng TikTok toàn cầu.

Kết quả cho thấy rằng người dùng TikTok đang ngày càng nhận được nhiều sự hứng khởi và kết nối từ ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Người dùng đến với TikTok vì cộng đồng, họ ở lại để sáng tạo và chia sẻ những cảm giác hạnh phúc và tràn đầy cảm hứng. Mọi người yêu thích những trải nghiệm tích cực mà nền tảng của chúng tôi cung cấp, vì vậy họ luôn muốn lướt lâu hơn và tìm hiểu sâu hơn.”

Dưới đây là một số Insight báo cáo:

  • Người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên TikTok và ít thời gian hơn cho các tùy chọn giải trí khác, như xem TV, nghe podcast, phát video trực tuyến hoặc đọc.
  • Các thuật toán của TikTok luôn giúp các đối tượng mục tiêu tương tác với nhau nhiều hơn và tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, với tỷ lệ quan tâm luôn cao hơn so với các nền tảng video khác.
  • TikTok thúc giục mọi người hành động. Người dùng có thể tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận vốn được điều chỉnh chỉ dành riêng cho họ. Đó là một trải nghiệm tích cực mà mọi người rất muốn tham gia và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo thêm.

Mọi người đang sử dụng TikTok như thế nào.

  • 35% người dùng TikTok cho biết họ đã xem TV và các nội dung video khác ít hơn kể từ khi họ bắt đầu sử dụng TikTok.
  • 45% người dùng TikTok nói rằng họ sử dụng ít thời gian hơn trên các ứng dụng hẹn hò kể từ khi sử dụng TikTok.
  • 46% người dùng mạng xã hội TikTok tương tác với các nội dung của TikTok mà không có bất cứ một sự mất tập trung nào.

Người dùng thường làm gì trên TikTok.

  • 59% người dùng sử dụng TikTok để tìm hiểu về những sự kiện và xu hướng mới nổi.
  • 60% dùng TikTok để học các công thức nấu ăn mới hoặc những dự án cá nhân khác.
  • 69% người dùng dùng TikTok để theo dõi những nhà sáng tạo nội dung.
  • Và 71% dùng TikTok để xem video.

Nghiên cứu của Kantar cũng phát hiện ra rằng khi mọi người xem TikTok cùng với bạn bè và gia đình của họ, họ sẽ:

  • 67% chia sẻ video.
  • 66% tham dự các thử thách hashtag.
  • 61% gửi tin nhắn đến bạn bè.
  • 57% học những vũ điệu mới.
  • 55% xây dựng những video gốc.

TikTok ảnh hưởng đến hành vi của mọi người như thế nào.

Sử dụng thời gian một cách hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu?

Nghiên cứu của Kantar cũng xem xét mối liên hệ giữa thời gian dành cho TikTok với cảm xúc của người tiêu dùng và thậm chí điều quan trọng hơn là hành động.

TikTok là một công cụ giúp thúc đẩy tâm trạng.

Mọi người chuyển sang sử dụng TikTok để cảm thấy hạnh phúc hơn và thoát khỏi thế giới thực tại với các video giải trí và đầy sức cảm hứng.

Ba cảm giác tích cực hàng đầu gắn liền với TikTok là hạnh phúc, vui vẻ và sáng tạo. Và bởi vì mọi người đang tận hưởng thời gian của họ trên nền tảng, họ muốn dành nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok trong tương lai.

TikTok thúc giục mọi người hành động.

Người dùng đang tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận dành riêng cho họ từ TikTok.

Đó là một trải nghiệm tích cực hàng đầu mà mọi người ưu tiên tương tác và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người dùng chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

  • 81% người dùng TikTok nói rằng họ có kế hoạch sử dụng cùng hoặc nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok.
  • 92% người dùng nói rằng sau khi xem một video trên TikTok, họ sẽ có các hành động như “thích”, “bình luận”, “chia sẻ”. “theo dõi thương hiệu” hoặc “mua hàng”.
  • 25% người dùng nói rằng họ sẽ mua hoặc nghiên cứu một sản phẩm sau khi xem video liên quan trên TikTok.

Gen Z là thế hệ năng động nhất trên nền tảng.

Không có thế hệ nào tương tác với TikTok nhiều hơn Thế hệ Z. Và ở một số thị trường, như Mỹ, Canada và Châu Âu — Gen Z đang thúc đẩy lượt mua hàng ngoài ứng dụng nhiều nhất trên TikTok. TikTok là một sự kết nối hoàn hảo giữa thế hệ đầy sự năng động và sáng tạo này với các thương hiệu đang muốn phục vụ họ.

  • 41% Gen Z nói rằng họ nghe ít podcast hơn sau khi giam gia TịkTok.
  • 33% Gen Z cho biết họ xem TV ít hơn so với TikTok.
  • 25% Gen Z sẽ mua một sản phẩm sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok chia sẻ mẹo chiến lược quảng cáo mới

Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.

quảng cáo tiktok

Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.

Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:

1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.

“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.

Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.

TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.

Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.

2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.

Theo báo cáo:

“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.

Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”

Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.

Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.

3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.

TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.

“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”

Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.

4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.

TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.

5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.

“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.

Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”

Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Kantar thêm dữ liệu từ YouTube để đo lường hiệu quả quảng cáo

Kantar vừa thông báo về việc mở rộng dịch vụ Đo lường hành vi của người tiêu dùng trên kênh truyền thông (Consumer Media Measurement – CMM) bằng cách tận dụng dữ liệu về lượt xem trên YouTube.

Dịch vụ CMM kết hợp dữ liệu trên các kênh truyền thông với thói quen mua sắm của người tiêu dùng – đo lường bởi Kantar’s Worldpanel FMCG Consumer Panel. Từ những kết quả này, thương hiệu sẽ dễ dàng đánh giá được hiệu quả thật sự của quảng cáo.

Hiện nay, CMM đã bao gồm quảng cáo từ kênh truyền thống (TV) và các platform media từ Facebook. Bổ sung thêm kênh YouTube đồng nghĩa với việc dịch vụ này đang theo dõi gần 90% quảng cáo nói chung và khoảng 80% quảng cáo kỹ thuật số mà người tiêu dùng thấy mỗi ngày.

Điều này giúp Kantar có thể đánh giá toàn diện hiệu quả quảng cáo của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

CMM còn có thể đánh giá khả năng mua hàng của một người thay đổi như thế nào sau khi tiếp xúc với nhiều tác động khác nhau, trong đó có quảng cáo. Tất cả thông tin được thu thập một cách bảo mật và được sự đồng ý của các thành viên tham gia khảo sát.

Bà Kerry Corke, Global Media Director tại Worldpanel Division, Kantar nói rằng: “Việc đánh giá hiệu quả truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi như YouTube rất quan trọng đối với các nhà quảng cáo, những người đang sử dụng kết quả của CMM để cải thiện tính tương quan và tác động của hoạt động truyền thông.

Quảng cáo kỹ thuật số đã có sự phát triển rõ rệt trong những năm gần đây, thậm chí chi tiêu quảng cáo của kênh này đã vượt qua kênh truyền thống.

Chúng tôi liên tục thay đổi các dịch vụ để phù hợp với xu hướng hiện thời, trong đó việc thêm kênh YouTube là động thái mới nhất trong chuỗi kế hoạch phát triển”.

Dữ liệu về lượt xem trên kênh YouTube được ghi lại thông qua sự kết hợp giữa đo lường tiếp xúc thụ động của những người tham gia khảo sát và phương pháp thống kê để ngoại suy ra nhóm nhân khẩu học thích hợp.

Tất cả các điểm tiếp xúc truyền thông được báo cáo liên kết trực tiếp với hành vi mua hàng tương ứng để hiểu tác động của quảng cáo đến doanh số và người mua.

Dịch vụ CMM mở rộng đã được áp dụng tại Argentina, Brazil, Pháp, Indonesia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan, Mexico và Việt Nam.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Kantar, BrandsVietnam