Skip to main content

Thẻ: Kỳ lân

Chân dung COO của Xendit, kỳ lân thanh toán mới của Indonesia

Tessa Wijaya vừa là đồng sáng lập và vừa là COO (giám đốc vận hành) của kỳ lân công nghệ tài chính (fintech) Xendit của Indonesia, doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD.

Năm 2016, Tessa Wijaya quyết định thay đổi công việc, từ ngân hàng đầu tư sang một công ty khởi nghiệp thanh toán điện tử của Indonesia, không phải là vì tiền lương.

Lương của Wijaya đã giảm 80% so với công việc cũ. Tuy nhiên cô cho biết mình vẫn ổn. “Tôi nghĩ tôi cần tìm hiểu về một loại hình kinh doanh mới”, cô nói. “Tôi đã có một bước nhảy vọt”.

Đó là một bước nhảy vọt rất thành công cho Wijaya và Xendit – kỳ lân thanh toán mà cô là đồng sáng lập và giám đốc vận hành (COO). Bên cạnh vai trò giúp cho sự phát triển của công ty, nữ doanh nhân 40 tuổi còn là người ủng hộ nhiệt tình để có nhiều phụ nữ hơn tham gia lĩnh vực công nghệ.

Cô đã khởi xướng chương trình Women in Tech Indonesia của Xendit, nơi các doanh nhân và chuyên gia công nghệ chia sẻ kinh nghiệm trong các hội thảo và diễn đàn kỹ thuật số.

Kỳ lân Đông Nam Á.

Tessa Wijaya, đồng sáng lập và COO của công ty thanh toán Indonesia Xendit. Ảnh: Xendit

Xendit, chưa niêm yết, không công bố lợi nhuận nhưng rõ ràng đã nhận được sự tin tưởng của nhiều công ty đầu tư mạo hiểm. Tháng 9/2021, startup này trở thành kỳ lân sau khi huy động được 150 triệu USD trong vòng gọi vốn series C, nâng mức định giá lên 1 tỷ USD.

8 tháng sau, nền tảng này thu về thêm 300 triệu USD trong vòng seres D do Coatue và Insight Partners dẫn đầu. Khoản huy động mới nhất đã nâng tổng số vốn đầu tư lên 538 triệu USD – số tiền huy động nhiều nhất trong lĩnh vực cổng thanh toán của một công ty Đông Nam Á.

Xendit giúp các doanh nghiệp tham gia các kênh thanh toán như thẻ tín dụng, ví trực tuyến, mã QR và các công cụ khác để mua hàng điện tử.

Theo website của Xendit, trong vòng chưa đầy 5 phút, nền tảng có thể thiết lập một tài khoản cho một doanh nghiệp để bắt đầu nhận các khoản thanh toán kỹ thuật số. Tại Indonesia, công ty cạnh tranh với Midtrans của Doku và Goto.

Từ chưa đầy 10 nhân viên ban đầu, công ty hiện có hơn 900 nhân sự. Xendit, ban đầu tập trung vào Indonesia, đã mở rộng sang Philippines và đang hướng đến các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Không giống như một số công ty công nghệ đang cắt giảm nhân sự khi thị trường khó khăn, Xendit cho biết họ không cắt giảm nhân viên.

Cơ duyên với fintech và Xendit.

Xendit ra đời khi Moses Lo đang học MBA tại Đại học California-Berkeley. Ước mơ ban đầu của Lo, một công dân Australia và là thành viên của Forbes 30 Under 30 Asia năm 2016, là trở thành phiên bản Đông Nam Á của ứng dụng thanh toán kỹ thuật số Venmo. Lo, có mẹ là người Indonesia và cha là người Malaysia, đã chuyển sang Indonesia – khi đó đang có một môi trường khởi nghiệp khá phát triển – và điều hành một cổng thanh toán.

Lo biết các công ty khởi nghiệp nhưng không biết nhiều về Indonesia. Ngay khi ông khởi nghiệp ở đây, một người bạn chung đã giới thiệu ông với Wijaya, vốn quan tâm đến fintech như lĩnh vực để kinh doanh.

Sau khi lấy một bằng tại Đại học Syracuse và bằng thứ hai tại Đại học Sydney, cô đã làm việc 6 năm tại các công ty đầu tư bao gồm Mizuho Asia Partners và Principia Management Group, do cựu bộ trưởng thương mại Indonesia Thomas Lembong thành lập.

Họ gặp nhau tại một cửa hàng Starbucks ở Jakarta và thảo luận. Một tuần sau buổi gặp này, Wijaya đồng ý hợp tác. “Ngay từ đầu Tessa đã là một lãnh đạo vô giá”, Lo viết trong một email: “Cô ấy hiểu sâu sắc về hệ sinh thái địa phương, đam mê giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á và mong muốn đưa công nghệ của khu vực lên tầm đẳng cấp thế giới”.

Đối với Wijaya, chuyển sang một công ty khởi nghiệp là cả một thay đổi. Văn phòng của Xendit khi đó là một ngôi nhà nhỏ với một căn phòng cho một công ty khởi nghiệp khác thuê để cắt giảm chi phí, cô nhớ lại.

“Tôi biết không dễ để tạo dựng một doanh nghiệp ở Indonesia. Nhưng tôi thấy Lo và đội ngũ rất tận tâm. Họ thậm chí đã chuyển đến và ngủ tại văn phòng”.

Đó là một thời điểm thích hợp. Bên cạnh kinh nghiệm về các mô hình tài chính và thuyết trình, Wijaya đã giúp Xendit mở rộng quan hệ đối tác với mạng lưới của cô. Đồng thời, cô đảm nhận nhiều trách nhiệm liên quan đến hoạt động và tài chính hơn. Vào năm 2018, Lo đã bổ nhiệm Wijaya vào vị trí COO của công ty.

Thiên thời… và cách thích nghi hoàn cảnh.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số đã tăng mạnh ở Đông Nam Á, phần lớn nhờ vào ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tuy nhiên hiện tại tiền mặt vẫn là vua.

Nhưng vị thế “ngai vàng” của tiền mặt có thể sẽ sớm không còn. Báo cáo dự báo, các giao dịch tiền mặt sẽ mất vị thế thống trị, từ 60% trong năm 2019 xuống còn 47% tổng giá trị giao dịch trong khu vực vào năm 2025 – mở cánh cửa rộng hơn cho các công ty cổng thanh toán như Xendit.

Reet Chaudhuri, một đối tác tại McKinsey, rất quan tâm đến lĩnh vực thanh toán ở châu Á – Thái Bình Dương cho biết, chi tiêu trực tuyến trong khu vực sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi suy thoái kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, ông lưu ý, mức độ cạnh tranh đã lớn hơn và tỷ suất lợi nhuận trong ngành khá khiêm tốn đối với các sản phẩm cốt lõi.

Do đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực đang chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng. Các công ty cổng thanh toán “giờ đây nhận ra họ đang “nắm giữ” vô số dữ liệu vì họ biết ai đang thanh toán, số tiền là bao nhiêu, và thanh toán cho ai”, Chaudhuri nói.

Xendit đã thích nghi với sự thay đổi môi trường. Các công ty công nghệ du lịch như Traveloka của Indonesia, từng là công ty đóng góp doanh thu lớn nhất cho Xendit, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Xendit vì vậy đã tìm kiếm các khách hàng khác như thương mại điện tử và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn coi việc sử dụng kỹ thuật số là một cách để tồn tại. Wijaya cho biết, hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đã đăng ký dịch vụ của Xendit trong hai năm qua.

Theo nữ COO, việc phát triển nhiều sản phẩm hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong ba mục tiêu để huy động vốn. Hai kế hoạch còn lại là bổ sung thêm nhiều sản phẩm giá trị gia tăng và đưa tất cả các sản phẩm ra thị trường ở khu vực.

Từ năm 2021, công ty đã bắt đầu cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vào tháng 4, Xendit đã mua cổ phần thiểu số của Bank Sahabat Sampoerna, một công ty cho vay tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ sở hữu chính là các tỷ phú Indonesia Putera Sampoerna và Djoko Susanto. Với công ty cho vay, Xendit hy vọng sẽ phát triển dịch vụ ngân hàng tại Indonesia.

Mục tiêu tương lai.

Ở Indonesia, kết nối di động đang nhiều hơn dân số nhưng 66% người dân nước này không sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Wijaya nhận thấy đây là một cơ hội lớn.

Ngân hàng như một dịch vụ “là mục tiêu quan trọng tiếp theo”, cô nói và bổ sung, Xendit đang xem xét mức độ khả thi của kế hoạch và cách thức phối hợp với ngân hàng như thế nào.

Đối với kết hoạch mở rộng tại khu vực, Xendit đã vào thị trường Philippines hồi tháng 11/2020. Tám tháng sau đó, công ty đầu tư vào nền thảng cổng thanh toán địa phương Dragonpay.

Đây là doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng địa phương trong hơn một thập kỷ. Xendit đang hướng mục tiêu mở rộng sang Malaysia, Singapore và Việt Nam trong hai năm tới.

Wijaya đang nỗ lực thu hút nhiều nữ giới làm việc về công nghệ hơn tại Xendit. Khoảng 40% nhân viên của Xendit ở Indonesia là phụ nữ. Wijaya đã khởi xướng các chính sách để đưa nữ giới vào các vị trí quản lý.

Về mặt cá nhân, Wijaya đã từng là một nhà đầu tư thiên thần trong một số công ty khởi nghiệp. Cô nói: “Không phải vì tiền vì tôi chỉ đầu tư một số tiền rất nhỏ, mà đó là lời khuyên và kinh nghiệm tôi có thể chia sẻ để giúp họ phát triển”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Hà Anh  | Theo NDH

Forbes gọi tên những Startup Việt có thể trở thành các kỳ lân mới

Việt Nam đã có 4 kỳ lân, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thiết lập kỷ lục vốn đầu tư 1,4 tỷ USD trong năm 2021.

Thuật ngữ unicorn – kỳ lân công nghệ xuất hiện từ năm 2013 dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp công nghệ được định giá trên 1 tỷ đô la Mỹ.

Mới đây, Forbes Vietnam vừa điểm lại các kỳ lân của Việt Nam, các công ty “cận” kỳ lân và các startup triển vọng tạo ra mô hình kinh doanh độc đáo hoặc lợi thế cạnh tranh có thể tiến xa.

Theo đó, nếu như các thế hệ công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam (2000-2006) tập trung trong lĩnh vực phân phối game, thương mại điện tử, thanh toán, truyền thông số thì giai đoạn thứ hai (2007-2014) với sự xuất hiện của Tiki, Foody, Batdongsan.com.vn, Amanotes có xu hướng tập trung vào việc củng cố hoạt động kinh doanh theo chiều dọc để tạo thành hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm chính ban đầu.

Thế hệ kế tiếp, từ năm 2015 tới nay bùng nổ cả về số lượng lẫn loại hình với điểm chung tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.

4 kỳ lân là ai?

Cuối năm 2021, Việt Nam bổ sung thêm hai kỳ lân vào danh sách là MoMo và Sky Mavis, bên cạnh hai cái tên xuất hiện trước đó là VNG (2014) và VNLIFE (2019).

Với 4 kỳ lân công nghệ, trên bản đồ khu vực, Việt Nam đứng thứ ba, xếp sau Singapore và Indonesia về số lượng.

VNG: VNG là một trong những startup đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu với việc phát hành trò chơi trực tuyến. VNG dần chuyển mình thành công ty công nghệ trên nền Internet và trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam vào năm 2014.

VNG được đánh giá là doanh nghiệp nội dung số có sức ảnh hưởng hàng đầu với sự phát triển của Internet Việt Nam và ông Lê Hồng Minh là một trong 10 nhân vật ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này ở giai đoạn 2007-2017, theo hiệp hội Internet Việt Nam.

Giai đoạn 2016-2020, VNG nằm trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam với định giá 69,3 triệu đô la Mỹ trong lần xếp hạng gần nhất năm 2020.

VNLIFE/VNPAY: Năm 2019, VNPAY trở thành kỳ lân sau khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ từ GIC và Softbank, mức đầu tư kỷ lục rót vào một công ty công nghệ Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Theo báo cáo e-Conomy SEA năm 2020 do Google, Temasek, Bain & Company thực hiện, VNPAY trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, xếp thứ 12 trong khu vực Đông Nam Á.

Momo: Momo trở thành kỳ lân sau vòng series E cuối năm 2021, khi Mizuho Bank dẫn đầu nhóm các nhà đầu tư quốc tế với số tiền đầu tư 200 triệu đô la Mỹ.

Từ năm 2020, MoMo công bố mục tiêu phát triển thành siêu ứng dụng, mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME) và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các công ty Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái.

Sky Mavis: Sky Mavis thành lập năm 2018, là công ty phát triển trò chơi đình đám Axie Infinity, tựa game NFT chạy trên nền tảng blockchain.

Thu hút 2,6 triệu người chơi, Axie Infinity không phải là game blockchain đầu tiên trên thế giới nhưng là game thành công nhất tính đến thời điểm hiện nay khi mở ra trào lưu game blockchain gây sốt tại Việt Nam và trên thế giới.

Tháng 10/2021, công ty nhận vốn vòng series B với 152 triệu đô la Mỹ với định giá lên 3 tỷ đô la Mỹ, chính thức trở thành 1 trong 4 kỳ lân công nghệ của người Việt.

“Cận” kỳ lân và các startup triển vọng.

Tiki: Là sàn thương mại điện tử lớn thứ ba tại Việt Nam tính theo số lượng truy cập, xếp sau Shopee (thuộc SEA Ltd) và Lazada (thuộc Alibaba), sự kiện IPO vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 có thể định giá Tiki trên 1 tỷ đô la Mỹ và trở thành kỳ lân của Việt Nam.

Giao hàng tiết kiệm: GHTK có hai cổ đông lớn là SEA là công ty đang sở hữu chi phối tại Shopee, Shopee Food, Shopee Pay và Kerry Logistics là tập đoàn chuyển phát Hong Kong. Công ty đã cấu trúc lại danh mục tài chính, chuẩn bị IPO và kỳ vọng mục tiêu kỳ lân.

Trusting Social: Trusting Social là công ty khai thác ưu thế từ dữ liệu lớn và học máy, nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho những người chưa có lịch sử tín dụng, hay hiểu đơn giản là dùng công nghệ để giúp nhiều người dưới chuẩn của ngân hàng có thể vay được tiền.

Tháng 4.2022, tập đoàn Masan công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu đô la Mỹ để sở hữu 25% của Trusting Social Việt Nam.

Kyber Network: Kyber Network được phát triển trên nền tảng Blockchain Ethereum, cung cấp sàn giao dịch phi tập trung, có thể được tích hợp vào dApp, giúp cho người dùng có thể giao dịch và chuyển đổi giữa các loại tiền kỹ thuật số ngay lập tức trên Kyber Network.

Các sản phẩm chính gồm sàn giao dịch phi tập trung KyberSwap và nền tảng quản lý tài sản số Krystal. Trong đó, KyberSwap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất hiện nay.

Năm 2017, Kyber Network gọi vốn thành công, thu về 52 triệu đô la Mỹ, trở thành một trong những thương vụ gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup Việt Nam và nằm trong top 10 startup huy động vốn theo hình thức ICO lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.

Amanotes: Amanotes được biết đến trên thị trường là nhà phát hành trò chơi điện tử dẫn đầu thế giới trong phân khúc trò chơi âm nhạc với 2,6 tỉ lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và iOS.

Với mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền, Amanotes chưa trải qua vòng gọi vốn nào nhưng vẫn tự lớn mạnh và phát triển.

Mục tiêu kinh doanh của Amanotes là xây dựng hệ sinh thái âm nhạc hoàn chỉnh, tạo ra những ứng dụng cho cộng đồng yêu nhạc cũng như hỗ trợ các nhà lập trình độc lập đưa sản phẩm đến người dùng.

KiotViet: Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet thuộc công ty cổ phần Phần mềm Citigo do Trần Nguyên Hạo và Tony Nguyễn thành lập năm 2010.

Citigo đang chuyển mình từ một công ty phần mềm thành hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam và Đông Nam Á trong việc cung cấp công cụ quản lý cho các chủ cửa hàng, nguồn hàng và nguồn vốn cho các chủ cửa hàng nhỏ lẻ.

Năm 2019, đạt 50.000 khách hàng và huy động 6 triệu đô la Mỹ từ Jungle Ventures và Traveloka. Năm 2021, số lượng khách hàng tăng lên gấp 3 lần, KiotViet huy động thành công 45 triệu đô la Mỹ.

Giao Hàng Nhanh: Giao Hàng Nhanh (GHN) do Lương Duy Hoài sáng lập năm 2012, tiên phong trong lĩnh vực e-logistics, thuộc hệ sinh thái Scommerce với 6 dịch vụ khác biệt trên cùng một nền tảng. Năm 2018, công ty này nhận vốn đầu tư từ Olympus Capital Asia và đến cuối năm 2019, Temasek đầu tư hơn 100 triệu đô la Mỹ vào Scommerce.

Nhìn chung, các startup triển vọng nhất đều liên quan đến hệ sinh thái thương mại điện tử (eCommerce), fintech, logistics, blockchain, game… những lĩnh vực có dư địa tăng trưởng lớn trong 2-3 năm tới, dù có thể không phải tất cả nhưng một số công ty triển vọng đó có thể lớn mạnh vươn mình trở thành các kỳ lân tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

Danh sách Startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000

Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân thứ 1.000.

thế giới startup có 1000 kỳ lân

“Kỳ lân” là từ thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp (startup) được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…

Năm 2015, thế giới có khoảng 80 Kỳ lân, thì tới cuối năm 2020 số lượng startup Kỳ lân là 569. Một năm sau đó, con số này tăng gần gấp đôi. Đáng chú ý, trong năm 2021, 621 tỷ USD vốn đầu tư đã được đổ vào các startup, cao gấp đôi so với năm 2020.

Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…

Những ngày đầu năm 2022, thế giới đón nhận tin vui, khi danh sách startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000, với tổng giá trị của các công ty này lên đến gần 3.300 tỷ USD, theo số liệu của CB Insights.

Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân.

Còn theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun, số lượng startup Kỳ lân trên thế giới thực ra đã vượt 1.000 từ cuối năm 2021. Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 Kỳ lân, chiếm 46%. Riêng trong năm 2021, nước này có thêm 254 Kỳ lân.

Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. Năm 2021, nước này có thêm được 74 “kỳ lân” mới. Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.

“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị, với ba phần tư số ‘kỳ lân’ được biết đến trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm một phần tư dân số thế giới”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo, cho biết.

Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với thị phần “kỳ lân” nâng từ 17% hai năm trước lên 26% trong năm nay.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin, là Kỳ lân giá trị nhất hành tinh, với mức định giá 350 tỷ USD. Với việc TikTok đạt được 3 tỷ người dùng hàng ngày, ByteDance hiện đã phát triển để trở thành một đối thủ nặng ký với Facebook.

Được định giá 150 tỷ USD, nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến Ant Group giữ vị trí thứ hai sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chặn niêm yết của họ vào năm ngoái và ra lệnh cải tổ các hoạt động thanh toán và cho vay của công ty.

Trong khi đó, SpaceX, được thành lập bởi Elon Musk của Tesla, dẫn đầu các “kỳ lân” của Mỹ với mức định giá 100 tỷ USD, đứng vị trí lên thứ ba thế giới. Công ty hàng không vũ trụ tư nhân này đã huy động được 6,6 tỷ USD trong 51 vòng tài trợ kể từ năm 2002.

Ba công ty công nghệ tài chính là Stripe (Mỹ), Klarna (Thụy Điển) và Revolut (Anh) cũng vào top 10 các “kỳ lân” giá trị nhất.

Hurun gọi năm 2021 là năm thành công nhất với các công ty khởi nghiệp. Họ được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những doanh nhân giàu có, các trường đại học đẳng cấp thế giới và quan trọng hơn là các nhà đầu tư mạo hiểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

MoMo được định giá 2 tỷ USD và trở thành kỳ lân tiếp theo của Việt Nam

Sáng 21/12, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E). Công ty đã nhận số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu bao gồm Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management. 

MoMo được định giá 2 tỷ USD và trở thành kỳ lân tiếp theo của Việt Nam

Vòng gọi vốn lần này được dẫn dắt bởi Mizuho – Ngân hàng toàn cầu Nhật Bản. Trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg, Founder Nguyễn Mạnh Tường cho biết khoản đầu tư mới nhất mang lại cho công ty mức định giá hơn 2 tỷ USD.

Như vậy, MoMo đã trở thành kỳ lân tiếp theo của Việt Nam bên cạnh VNG (hơn 2.2 tỷ USD) và VNPAY (khoảng hơn 1 tỷ USD).

Công ty cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để củng cố vị trí siêu ứng dụng (superapp) dẫn đầu thị trường thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính đến 31 triệu khách hàng hiện hữu.

Đồng thời mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME), siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào các công ty Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái.

Công ty cũng sẽ mở rộng và tăng cường các dịch vụ của mình tại các thành phố cấp 2, cấp 3 cũng như các vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm CEO MoMo chia sẻ “. Nguồn vốn đầu tư này thể hiện sự tin tưởng vào sứ mệnh của MoMo, đó là sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính và những dịch vụ thiết yếu khác của cuộc sống một cách đơn giản, thuận tiện, với chi phí thấp.”

Ông Daisuke Horiuchi, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh bán lẻ của Mizuho (Mizuho’s Retail Business) cho biết bản thân tập đoàn này đang tìm kiếm và mở rộng các mảng kinh doanh bán lẻ tại Đông Nam Á, cũng như trong lĩnh vực chuyển đổi số và phát triển tài chính.

Và MoMo là một trong những doanh nghiệp thoả mãn trong cả ba lĩnh vực mà Mizuho đang tìm kiếm. “Hợp tác với MoMo, chúng tôi mong muốn hỗ trợ công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai và thúc đẩy tài chính toàn diện ngày càng phổ biến tại Việt Nam”, ông Daisuke Horiuchi nói.

Nguồn: Bloomberg

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo

Tờ Nikkei cho biết, Ngân hàng Mizuho sẽ chi 20 tỷ yen (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần M-Service, đơn vị sở hữu ví điện tử Momo.

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo
Source: Newbium

Thương vụ dự kiến diễn ra ngay cuối năm nay, nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của Mizuho tại Việt Nam.

MoMo cho biết hiện không đưa ra bình luận gì về thông tin này.

Tờ Nikkei bình luận, Mizuho đã bị tụt hậu so với các đối thủ trong đầu tư ra nước ngoài, nhưng muốn bắt đầu tích cực khai thác các khu vực tăng trưởng ở châu Á.

Ngân hàng Nhật Bản giờ đặt mục tiêu có vị thế lớn hơn trong lĩnh vực tài chính Đông Nam Á khi dân số và nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng.

Khoản đầu tư vào M-Service diễn ra sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung bậc 1 của Mizuho – một chỉ số về sức khỏe tài chính của công ty – đạt mục tiêu 9% và gần đây đã tăng lên 9,6%. Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank vào năm 2011. Việc đầu tư vào M-Service được cho là sẽ giúp các bên tăng cường hợp tác trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

M-Service được thành lập vào năm 2007, có hơn 1.400 nhân viên và đặt trụ sở chính tại TP HCM, cùng các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng.

Họ sở hữu ví điện tử MoMo, với hơn 20 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Công ty này đang cố gắng biến MoMo thành một siêu ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ, tận dụng hơn 50% thị phần của mình.

Tháng 1/2021, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital , cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.

Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.

Vào tháng 10/2021, Decision Lab – đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín tại châu Á cũng đánh giá MoMo là ví điện tử được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam với tỷ suất sử dụng lên đến 86% (cách xa vị trí thứ hai là 64%) trong báo cáo “Sự trỗi dậy ví điện tử tại Việt Nam” (The rise of E-wallet in Vietnam).

Nếu thương vụ này thành công, MoMo sẽ là kỳ lân thứ 3 của Việt Nam sau VNG năm 2014 và VNPAY (thuộc VNLIFE) năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn: Nikkei

Carsome – Startup có thể trở thành ‘kỳ lân’ đầu tiên của Malaysia

Nền tảng kinh doanh ôtô đã qua sử dụng Carsome đang cân nhắc IPO tại Mỹ với mục tiêu định giá 2 tỷ USD, trở thành ‘kỳ lân‘ đầu tiên của Malaysia.

Carsome - Startup có thể trở thành 'kỳ lân' đầu tiên của Malaysia

Carsome đang làm việc với các cố vấn và đặt mục tiêu đạt định giá khoảng 2 tỷ USD khi niêm yết.

Việc IPO sẽ diễn ra theo hình thức thông thường hoặc thông qua một SPAC (công ty thành lập với mục đích đặc biệt). Họ cho biết thỏa thuận đưa công ty lên sàn có thể diễn ra vào cuối năm nay.

Carsome có trụ sở tại Kuala Lumpur, đang tiến hành một vòng gọi vốn trước IPO, nhằm mục đích huy động khoảng 150 triệu USD. Các cuộc thảo luận về vấn đề niêm yết vẫn đang diễn ra nên chi tiết kế hoạch này có thể thay đổi.

Bloomberg cho biết, với mức định giá 2 tỷ USD, Carsome sẽ trở thành “kỳ lân” (công ty khởi nghiệp có định giá từ một tỷ USD trở lên) đầu tiên của Malaysia.

Cùng với Carsome, một số startup công nghệ ở Đông Nam Á đang có kế hoạch niêm yết tại Mỹ như Ticket (Indonesia), PropertyGuru Pte và Grab (Singapore) thông qua SPAC.

Carsome thành lập năm 2015 và đã mở rộng sự hiện diện sang Indonesia, Thái Lan và Singapore trong những năm gần đây.

Nền tảng ghi nhận doanh số bán hàng hơn 40.000 xe ôtô mỗi năm, với giá trị giao dịch hơn 600 triệu USD. Họ liên kết với hơn 8.000 đại lý ôtô đã qua sử dụng, thực hiện chung hơn 2,3 triệu lượt đặt giá.

Đối thủ trong khu vực của startup này là Carro (Singapore). Công ty đã huy động được 360 triệu USD vào tháng 6 để mở rộng hoạt động ở Thái Lan và Indonesia trước khi niêm yết tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

CEO Canva: Nhà sáng lập Nữ trẻ tuổi nhất sở hữu ‘kì lân công nghệ’

Canva là một website thiết kế đồ hoạ, được thành lập năm 2012. Canva sử dụng định dạng kéo thả và cung cấp quyền truy cập vào hơn một triệu bức ảnh, đồ họa và phông chữ. Nếu bạn là marketer thì hẳn là bạn cũng không xa lạ gì với ứng dụng này.

Canva co-founder and CEO, Melanie Perkins.Canva

Ở tuổi 32, Melanie Perkins là một trong những nữ sáng lập kỳ lân công nghệ (Unicorn) trẻ nhất trên thế giới.

Công ty khởi nghiệp thiết kế trực tuyến Canva của cô gần đây đã được đẩy lên một tầm cao mới sau khi kết thúc vòng tài trợ vốn với mức 85 triệu USD, thu về mức định giá 3,2 tỷ USD. Cô và đồng sáng lập Cliff Obrecht thuộc top người giàu trẻ tuổi nhất của Úc.

Tuy nhiên, mấy ai biết đó là một chặng đường dài và đầy thử thách đối với doanh nhân nữ người Úc này, người đã đặt ra tầm nhìn của mình là trở thành những gã khổng lồ công nghệ và tái tạo lại ngành thiết kế khi chỉ mới 19 tuổi.

“Tôi từng nghĩ điều này sẽ được thực hiện trong vòng hai năm … rằng chúng tôi sẽ thực hiện được toàn bộ tầm nhìn. Nhưng tôi đã không được dễ dàng như vậy! ” Perkins nói.

Perkins cho biết, cuộc hành trình đầy khó khăn đó – với những khởi đầu sai lầm, sự từ chối và trở ngại về nguồn vốn – là bài học phù hợp với hầu hết các nhà sáng lập, những người luôn muốn xóa tan quan niệm sai lầm phổ biến về các doanh nhân là thành công chỉ sau một đêm.

“Đó là công việc khó khăn,” cô nói. “Nhưng thật khó cho tất cả mọi người. Mọi người đều sẽ có những thử thách, khó khăn và bị từ chối. ”

Perkins tiếp tục: “Tôi chưa bao giờ gặp một người sáng lập nào dễ dàng và giao quyền mọi thứ. “Thành công cần rất nhiều thời gian và tâm sức”.

Perkins, với hơn 13 năm kinh nghiệm khởi nghiệp khẳng định: “tất cả những nỗ lực và sự kiên nhẫn có thể được đền đáp nếu bạn thực sự quyết tâm”.

“Điều thực sự quan trọng khác cần biết là điều đó, tức thành công có thể xảy ra,” Vị CEO nói thêm. “Tôi nghĩ nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều đó.”

Perkins cho biết vòng tài trợ mới nhất sẽ giúp công ty ngày càng tiến gần hơn đến việc cạnh tranh với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp khác của Microsoft và Adobe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

CEO VNG Lê Hồng Minh ‘tiết lộ’ những lý do để VNG trở thành “kỳ lân”

Bên cạnh việc thu hút, nuôi dưỡng nhân tài, những nhà quản lý còn phải không ngừng học hỏi những điều mới. CEO VNG cho biết.

Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002.

Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.

Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009.

Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.

Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết đi đến thành công của ông Lê Hồng Minh.

Công việc đầu tiên và bài học rút ra.

Công việc đầu tiên của Lê Hồng Minh là làm ca đêm tại cửa hàng 7-Eleven tại Melboure, Úc khi còn đang là sinh viên tại đây. Ông đã làm việc tại đây gần 2 năm rưỡi, với mức lương ban đầu là 8 AUD/giờ sau tăng lên 10 AUD/giờ. Ông Minh chia sẻ 2 bài học lớn rút ra đó là:

1: Lao động thực sự rất vất vả và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm. Cụ thể, nhân viên phải có mặt từ 10h tối và làm tới tận 7h sáng với các công việc như thu ngân, lau dọn cửa hàng, đặt hàng mới và nhận hàng vào buổi sáng.

2: Cần học cách thực sự yêu công việc chứ không chỉ thể hiện mong muốn kiếm tiền.

Ông thừa nhận ban đầu đi làm là để có thêm thu nhập nhưng dần yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò bằng tiếng Anh với khách hàng. Đây cũng là một phần lí do tại sao ông lại gắn bó với công việc vất vả này suốt hơn 2 năm.

Khởi nghiệp

Mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Lê Hồng Minh từng làm trong ngành đầu tư trước khi sáng lập VNG, có nhiều cơ hội thẩm định và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nên ông không quá choáng ngợp trước những gian nan khi khởi nghiệp.

Ông cho rằng điều thực sự làm mình bất ngờ chính là thành công ngoài dự kiến của VNG từ rất sớm. Một bất ngờ khác thú vị không kém được ông chia sẻ chính là cá tính, phẩm chất của những người cộng sự của mình khi khởi nghiệp, và cho rằng đây là yêu tố mà không nhiều người làm lãnh đạo nhận ra hay nhận thức đầy đủ.

Không ngừng học hỏi

Lê Hồng Minh ham đọc và rút ra nhiều bài học từ các sách kinh doanh, lịch sử, tự truyện. Tác giả ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Jack Welch với cách tiếp cận hết sức thực tế. Và VNG đã áp dụng nhiều điều từ mô hình GE của Jack Welch.

Mặt khác, ông Minh còn học hỏi qua những người ông gặp. Những lời khuyên của đồng sáng lập VNG – Bryan Pelz đã có ảnh hưởng nhiều tới ông trong những quyết sách thời gian đầu của VNG, bên cạnh đó còn là những lời khuyên, những tranh luận bổ ích tại ban lãnh đạo của VNG cũng giúp ông rất nhiều.

Bí quyết cho nhà quản lý

Theo ông Lê Hồng Minh, tư tưởng và giá trị quan trọng hơn kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt là đối với người quản lý.

Nhiều người không chú ý tới phát triển tư tưởng hay giá trị của mình, mà chỉ chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.

Quyết định khó khăn nhất khi làm quản lý của ông đó là quyết định nói “không”. Bao gồm cả quyết định về nhân sự, quyết định chiến lược và quyết định về giá trị.

Theo ông, quyết định làm ông hài lòng nhất chính là chọn lựa được người phù hợp với công việc, được chứng kiến người đó phát triển, mang lại nhiều kết quả.

Giá trị và văn hóa doanh nghiệp tại VNG

Đứng trước vấn đề giá trị và văn hóa doanh nghiệp khi VNG ngày càng phát triển mở rộng, CEO của VNG cho rằng người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này.

Cần phải xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới, luôn trung thành với những giá trị này trên mọi phương diện, từ suy nghĩ, lời nói cho tới việc làm.

Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên cũng nên dựa trên giá trị và văn hóa chứ không chỉ dựa trên kết quả công việc.

Nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản khi quy mô doanh nghiệp tăng lên trong khi quỹ thời gian lại có hạn, có rất nhiều điều phải làm, nhiều công việc không quan trọng nhưng cần xử lý ngay.

Khi doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, người quản lý không thể quán triệt quan điểm này tới tất cả mọi người, do đó cần phải đặt công tác truyền thông về các giá trị và văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Theo ông Lê Hồng Minh, mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Mặc dù đã từng đọc rất nhiều về vấn để này trước khi thành lập VNG, ông chỉ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề về sau này khi phải đứng trước nhiều vấn đề quan trọng như cách phân phối thời gian, quản lý nguồn lực công ty, và xây dựng chiến lược công ty – tất cả đều chỉ xoay quanh vấn đề con người, đặc biệt là người tài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TechDaily