Skip to main content

Thẻ: lạm phát

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ hạ lãi suất là tín hiệu tích cực của nền kinh tế

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ quyết định hạ lãi suất chính sách 0,25 điểm % xuống còn 1,5%, trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên tiến hành cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất lần thứ 5 liên tiếp. Mức lãi suất được FED giữ nguyên hiện nay là 5,25%-5,5%. Quyết định này không nằm ngoài dự đoán của thị trường, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là kỳ vọng về việc FED sẽ thực hiện 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Theo Chủ tịch FED Jerome Powell, mặc dù các số liệu về giá cả nóng lên gần đây, không thể làm thay đổi xu hướng chung là lạm phát đang dần hạ nhiệt và do đó, việc hạ lãi suất dự báo sẽ diễn ra. Các quan chức dự kiến sẽ cắt giảm 0,25 điểm % mỗi đợt, qua đó đưa lãi suất về mức 4,6%.

“Chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách có thể đã đạt mức cao nhất trong chu kỳ thắt chặt hiện nay và nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển như mong đợi, việc bắt đầu cắt giảm lãi suất vào một thời điểm nào đó trong năm nay có thể là thích hợp. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế là chưa chắc chắn và chúng tôi vẫn sẽ hết sức chú ý đến rủi ro lạm phát”, ông Jerome Powell cho biết.

Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất 11 lần kể từ năm 2022 để kiềm chế lạm phát. Và hiện chính sách này đang có sự thay đổi. Nối bước Mỹ, nhiều ngân hàng trung ương cũng đang cân nhắc thực hiện các bước đi tương tự.

Cùng với FED, ngân hàng trung ương Anh BOE cũng đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc hôm nay. Trong khi đó, ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên tiến hành cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Theo CNBC, ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã gây ngạc nhiên cho thị trường với quyết định hạ lãi suất chính sách 0,25 điểm % xuống còn 1,5%. Động thái này được xem sẽ mở đường cho các hành động tương tự từ các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới.

Bước vào năm 2024, các nhà đầu tư, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp và người tiêu dùng thế giới đều có chung kỳ vọng rằng chính sách tiền tệ trên toàn cầu sẽ đảo chiều sau một thời gian dài theo đuổi chính sách thắt chặt.

Tại Anh, chỉ số lạm phát tháng hai mới được công bố cho thấy, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh hơn kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế và Ngân hàng trung ương. Dữ liệu mới này rất quan trọng trong việc mở đường cho BOE hạ lãi suất trong thời gian tới.

“Các gia đình hôm nay sẽ thở phào nhẹ nhõm vì chúng tôi đang đi đúng hướng để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong hai năm rưỡi qua.

Nhưng tín hiệu lạc quan nhất là lạm phát lương thực, ở mức gần 20% một năm trước, bây giờ chỉ còn 5%. Khi lạm phát tiến gần đến mục tiêu, điều đó mở ra cơ hội cho Ngân hàng Trung ương Anh xem xét việc giảm lãi suất, đặc biệt giảm lãi suất thế chấp”, ông Jeremy Hunt – Bộ trưởng Tài chính Anh nói.

Trong khi đó, ở Eurozone, lạm phát cơ sở đã hạ nhiệt từ 10,6% hồi tháng 10/2022 xuống còn 2,4% trong tháng 11 năm ngoái, rất gần với mục tiêu 2%. Tuy vậy, các quan chức tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn cảnh báo áp lực tiền lương và sự biến động của thị trường năng lượng có thể khiến lạm phát tăng trở lại.

Bà Christine Lagarde – Chủ tịch Ngân hàng ECB cho biết: “Các quyết sách của ECB phải dựa vào các dữ liệu kinh tế, cũng như cập nhật theo từng cuộc họp. Điều này có nghĩa là, kể cả sau khi cắt giảm lãi suất được lần đầu thì chúng tôi cũng không thể cam kết chắc chắn rằng sẽ tiếp tục theo con đường cắt giảm lãi suất. Dù tôi biết rằng đây là điều mà nhiều người đang mong mỏi”.

Nhưng nếu nhìn vào dữ liệu quan trọng nhất là lạm phát thì xu hướng hạ nhiệt của lạm phát được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong năm 2024. Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia kinh tế Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, đã đưa ra dự báo về lạm phát lõi ở Mỹ, châu Âu và một số thị trường mới nổi.

Các chuyên gia dự báo rằng lạm phát có thể sẽ giảm xuống gần mức mục tiêu của các Ngân hàng Trung ương trong năm tới. Việc cắt giảm lãi suất, giá năng lượng, thực phẩm giảm cùng chuỗi cung ứng trở lại trạng thái bình thường sẽ giúp nền kinh tế thế giới tránh được suy thoái.

Còn tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản đang bắt đầu nâng lãi suất, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm, thì nền kinh tế lớn tiếp theo là Hàn Quốc đang giữ vững mức lãi suất 3,5% trong tháng thứ 8 liên tiếp.

Các chuyên gia quan sát thị trường cho rằng, BOK tuy chưa phát đi tín hiệu sẽ có đợt cắt giảm lãi suất nào trong tương lai gần, nhưng cơ quan này đang chuẩn bị cho một thời điểm cân nhắc cắt giảm lãi suất có thể rơi vào quý 3 năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV

S&P Global Ratings: Tốc độ vỡ nợ của doanh nghiệp trên toàn cầu đang ở mức báo động

Theo báo cáo từ S&P Global Ratings, các công ty trên khắp thế giới đang vỡ nợ với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 do lãi suất cao và lạm phát cao kéo dài.

S&P Global Ratings: Tốc độ vỡ nợ của doanh nghiệp trên toàn cầu đang ở mức báo động

S&P Global Ratings cho biết số vụ vỡ nợ doanh nghiệp đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, con số cao nhất vào thời điểm này trong một năm kể từ năm 2009. Mặc dù phần lớn các vụ vỡ nợ xảy ra ở Mỹ, song sự gia tăng số vụ phá sản ở châu Âu lại là điều đáng báo động đối với giới phân tích.

Kể từ tháng 1/2024 tới nay, 8 công ty châu Âu đã vỡ nợ, nhiều hơn gấp đôi so với 3 vụ vỡ nợ được ghi nhận vào cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, 17 vụ vỡ nợ đã xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn này, ít hơn một chút so với con số 18 vụ được thấy vào cùng kỳ năm ngoái. Nếu Mỹ chứng kiến nhiều vụ vỡ nợ hơn thì châu Âu lại chứng kiến số công ty không thanh toán nghĩa vụ nợ tăng gấp đôi so với bất kỳ năm nào kể từ năm 2008.

Xét theo lĩnh vực, 40% số vụ vỡ nợ trong tháng 2/2024 có liên quan đến các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc truyền thông và giải trí. Với triển vọng yếu kém, S&P Global kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty truyền thông và chăm sóc sức khỏe, cũng như các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng, sẽ chứng kiến nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai.

Bên cạnh Mỹ và châu Âu, 4 công ty đã vỡ nợ kể từ đầu năm nay, bao gồm công ty dịch vụ và giải pháp bất động sản thương mại Avison Young của Canada và nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng CLISA có trụ sở tại Argentina – Compania Latinoamericana deInfraestructura & Servicios S.A. – cả hai đều vỡ nợ vào tháng Hai.

Trong số các công ty khác vỡ nợ vào tháng Hai có nhà điều hành X quang Radiology Partners Holdings có trụ sở tại Mỹ, nhà sản xuất công cụ Apex Tool Group có trụ sở tại Mỹ và nhà điều hành rạp chiếu phim Vue Entertainment International có trụ sở tại Vương quốc Anh.

AMC Entertainment Holdings Inc. cũng được đưa vào danh sách các công ty vỡ nợ của S&P sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm hạ mức nợ của họ xuống mức “vỡ nợ có chọn lọc”, tuyên bố rằng một loạt các giao dịch trao đổi nợ mà công ty tham gia đã tương đương với việc vỡ nợ.

Các nhà phân tích tại S&P Global dự báo hoạt động tiêu dùng yếu tại châu Âu sẽ góp phần làm tăng tốc độ vỡ nợ doanh nghiệp đến cuối năm nay. Các tác giả của báo cáo trên cho biết: “Với tổng số công ty được xếp hạng thấp hơn trong khu vực vẫn còn cao, chúng tôi dự đoán tỷ lệ vỡ nợ ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, khiến tỷ lệ vỡ nợ tăng nhẹ trong mùa Hè”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Tổng giám đốc Citi Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hồi phục trong 2024

Những cú sốc lớn nhất trong 2023 dường như đã qua, kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng phục hồi, theo Tổng giám đốc Citi Việt Nam.

Tổng giám đốc Citi Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hồi phục trong 2024
Tổng giám đốc Citi Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hồi phục trong 2024

Trong dự báo mới nhất của Citi, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5-6% năm nay, lạm phát trung bình là 3,5-4%. Như vậy, ở kịch bản tốt nhất, tăng trưởng GDP sẽ tương đương với mức Quốc hội giao.

“Chúng tôi cho rằng những cú sốc lớn nhất trong năm 2023 với nền kinh tế Việt Nam dường như đã ở phía sau. Nền kinh tế đã sẵn sàng cho sự phục hồi trong năm nay”, ông Ramachandran A.S. (RamC), Tổng giám đốc Citi Việt Nam nói.

Phân tích kỹ hơn, ông Helmi Arman, chuyên gia kinh tế của Citi Việt Nam, cho biết, quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng hiện nay có thể hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 2024. Theo đó, xuất khẩu được kỳ vọng có thể phục hồi sau khi giảm khoảng 5% năm ngoái.

“Nhu cầu từ bên ngoài có thể tiếp tục yếu vì GDP toàn cầu tăng trưởng chậm, tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng, từ đó mở rộng năng lực thâm nhập của các ngành xuất khẩu”, đại diện Citi cho biết.

Về sản xuất công nghiệp, Citi cho biết, cơ bản là ổn định với các ngành được ngân hàng này phân loại là “định hướng xuất khẩu” như dệt may, da giày, điện tử đóng vai trò dẫn dắt so với các ngành “định hướng nội địa” như vật liệu cơ bản, ôtô.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực sản xuất vẫn mạnh mẽ trong năm 2023 cho dù tăng trưởng có chậm lại. Điều này khiến Citi tin rằng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất tiếp tục dồi dào trong năm 2024 và câu chuyện Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới của thế giới vẫn nguyên vẹn.

Nhìn về phía trước, Citi kỳ vọng những áp lực chi phí trong công nghiệp hàng năm sẽ bình thường lại, đồng thời chuyển biến tích cực trong 2024. Về lương thực, nhu cầu gạo từ các nền kinh tế láng giềng tăng cao vẫn có thể tác động đến giá cả trong nước, nhưng sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ lâu đã chứng tỏ năng lực phục hồi tốt trước El-Nino.

Với bất động sản, Citibank nói, dù đã ổn định vào nửa cuối năm 2023, vẫn khó hồi phục theo đồ thị hình chữ V. Sau khi sụt giảm vào đầu năm ngoái, giao dịch bất động sản bắt đầu tăng lên nửa cuối năm nhờ các đợt cắt giảm lãi suất và thực hiện tái cơ cấu nợ theo những quy định mới.

Citi tin rằng mảng nhà ở xã hội có tiềm năng phục hồi do tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn thấp và dòng vốn FDI vẫn mạnh.

Citi cũng nhận thấy nhu cầu tín dụng đang dần hồi phục cùng với triển vọng tăng trưởng GDP và bình thường hóa chi phí sản xuất, điều này làm tăng tự nhiên nhu cầu tín dụng vốn lưu động.

Thặng dư thương mại của Việt Nam có thể sẽ thu hẹp vào năm 2024 khi nhu cầu trong nước phục hồi. Do đó, Citi dự báo thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm từ mức ước tính 6% GDP trong năm 2023 xuống mức khả dĩ 4%.

Tuy nhiên, ông RamC cũng lưu ý, để tạo điều kiện tăng trưởng cao hơn, nhu cầu cấp thiết của Việt Nam là phải có nguồn vốn quốc tế lớn hơn để tài trợ cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, cũng như tài chính cho phát triển xanh.

“Việt Nam cần hơn 135 tỷ USD trong 7 năm tới chỉ riêng cho sản xuất và truyền tải điện. Nguồn vốn quốc tế là cấp thiết để đạt được mục tiêu này”, ông nói thêm.

“Triển vọng trung, dài hạn của Việt Nam rất mạnh mẽ. Mỗi quốc gia có vận mệnh của mình và luôn có những cánh cửa cơ hội đặc biệt đôi khi mở ra. Việt Nam hiện đang trải qua điều này” ông RamC nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm mới 2024

Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 26/1 cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng hạ nhiệt trong tháng cuối cùng của năm 2023.

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024
Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024

Cụ thể, vào tháng 12/2023, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCEPI lõi) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – chỉ tăng 0,2% so với tháng 11 và 2,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng là 0,2% và 3%.

Báo cáo trước đó cho thấy PCEPI lõi tháng 11 tăng 0,1% so với tháng 10 và 3,2% so với một năm trước. Chỉ số PCEPI lõi không tính giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động.

Trong khi đó, nếu tính cả chi phí năng lượng và thực phẩm, PCEPI toàn phần tháng 12 tăng 0,2% so với tháng 11 và đi lên 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo bản báo cáo, giá hàng hoá tháng 12 giảm 0,2% so với tháng 11, trong khi chi phí dịch vụ tăng 0,3% – qua đó đảo ngược xu hướng từng thấy khi lạm phát bắt đầu đi lên vào năm 2022, CNBC lưu ý.

Giá thực phẩm nhích 0,1%, trong khi giá hàng hoá và dịch vụ năng lượng đi lên 0,3%. Chi phí cho các mặt hàng lâu bền hơn như thiết bị máy móc, máy tính và xe hơi sụt 0,4%.

Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại là bằng chứng khác cho thấy lạm phát – dù vẫn còn khá cao – đang tiếp tục hạ nhiệt và có thể giúp Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào khoảng cuối năm nay.

Trong khi lạm phát (Inflation) lùi gần về mức mục tiêu 2% của Fed, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng 0,7% trong tháng 12, cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là 0,5%. Tăng trưởng thu nhập cá nhân giảm tốc còn 0,3%, phù hợp với dự báo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ đang dùng tiền tiết kiệm để chi trả cho việc mua sắm. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm từ mức 4,1% vào tháng 11 xuống còn 3,7%.

Thị trường tài chính không biến động nhiều sau khi số liệu lạm phát mới được công bố. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ gần như đi ngang, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc hầu hết đều đi xuống.

Sau 11 đợt tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022, Fed đã kéo chi phí đi vay liên ngân hàng lên phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn 22 năm. 

Tại cuộc họp chính sách tháng 12/2023, các quan chức ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2024, theo sau đó là 4 lần vào năm 2025 và 3 lần khác vào năm 2026. Dự kiến mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản. 

Theo dữ liệu của CME Group, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 30 – 31/1. Dự đoán này không có gì mới, nhưng xác suất Fed hạ lãi suất lần đầu vào tháng 3 đã giảm mạnh từ mức 81% một tuần trước xuống còn 46,2%.

Cùng với đó, các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 5 lần trong năm nay. Trước đó, họ kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm 6 lần.

Tâm lý nhà đầu tư thay đổi sau khi dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cao hơn dự kiến, đạt 0,6% trong tháng 12 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022.

Một báo cáo khác do Bộ Thương mại công bố hôm 25/1 cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn hoạt động bền bỉ bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed. GDP tăng 3,3% trong quý IV/2023 (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm), cao hơn đáng kể dự báo của các nhà kinh tế là 2%.

Bên cạnh đó, nhiều quan chức Fed như Thống đốc Christopher Waller, Chủ tịch chi nhánh Chicago Austan Goolsbee, Chủ tịch chi nhánh New York John Williams và Chủ tịch chi nhánh Atlanta Raphael Bostic đều phát tín hiệu rằng họ không vội hạ lãi suất ngay cả khi chiến dịch tăng lãi suất đã xong.

“Tôi không thích bị trói tay và chúng tôi vẫn còn nhiều báo cáo kinh tế khác. Hãy nhìn xa hơn. Nếu chúng tôi tiếp tục đạt được những tiến bộ bất ngờ về lạm phát, chúng tôi sẽ tính đến những dữ kiện này khi xác định mức độ thắt chặt [của chính sách]”, ông Goolsbee chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi cuối tuần trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

HSBC: Tăng trưởng vững chắc tại châu Á sẽ giúp cải thiện rủi ro toàn cầu trong 2024

Trong báo cáo, HSBC GPB kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 6/2024, kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, thu nhập doanh nghiệp được phục hồi, và tăng trưởng vững chắc tại châu Á sẽ cải thiện khẩu vị rủi ro toàn cầu cũng như triển vọng đầu tư tại các thị trường chứng khoán và trái phiếu trong năm 2024.

Trong 6 tháng tiếp theo, HSBC GPB sẽ áp dụng chiến lược đầu tư chấp nhận rủi ro vừa phải với việc giảm tỷ trọng đầu tư tiền mặt, tăng nhẹ tỷ trọng đầu tư công cụ nợ của Chính phủ Mỹ và trái phiếu cấp đầu tư toàn cầu, và tăng tỷ trọng đầu tư chiến thuật đối với các quỹ phòng hộ.

Với chiến lược trung lập trên thị trường chứng khoán toàn cầu, các chuyên gia của HSBC đưa ra 4 ưu tiên đầu tư trong nửa đầu năm 2024.

Bà Fan Cheuk Wan, Giám đốc Đầu tư khu vực châu Á, HSBC GPB Bà Fan cho biết, Fed đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và thị trường có xu hướng phục hồi tốt trước đợt hạ lãi suất đầu tiên. Cắt giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tiền mặt, nhưng lại thúc đẩy triển vọng đầu tư cho thị trường trái phiếu.

“Chúng tôi vừa mới kéo dài kỳ hạn trái phiếu sang trung đến dài hạn (7-10 năm) đối với các công cụ nợ của Chính phủ Mỹ, đồng thời vẫn giữ ưu tiên trung hạn (5-7 năm) đối với trái phiếu doanh nghiệp cấp đầu tư toàn cầu”, bà Fan cho biết.

Theo HSBC, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tốt hơn so với quan điểm đồng thuận về đà giảm. Định giá cổ phiếu công nghệ cao được đảm bảo bởi sự tăng trưởng cấu trúc mạnh mẽ và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao trong các phân khúc tăng trưởng cao như AI tổng quát (generative AI), robot và vận tải năng lượng mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC GPB kỳ vọng sự phục hồi của chứng khoán Mỹ sẽ không chỉ ở lĩnh vực công nghệ với sự hỗ trợ của việc hạ cánh mềm.

“Chúng tôi tìm kiếm các cổ phiếu giá trị trong các lĩnh vực công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng không thiết yếu thông qua các nội dung chính về tái công nghiệp hóa ở Bắc Mỹ, đổi mới chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi của Mỹ.

Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về đồng USD nhờ có sự hỗ trợ của lợi suất thực cao, chênh lệch tăng trưởng và nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gây ra”, bà Fan nhận định.

HSBC cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục lo ngại về các rủi ro mang tính chu kỳ, lãi suất và địa chính trị. Việc phân bổ chính vào thị trường tư nhân và chiến lược đa tài sản có thể mang lại tác dụng đa dạng hóa, trong khi các quỹ phòng hộ linh hoạt có thể tận dụng sự biến động thị trường.

Các chiến lược đối phó với biến động có thể giúp đưa ra quan điểm định hướng về diễn biến thị trường hoặc có thể được sử dụng để tạo thu nhập nhằm ổn định tổng lợi nhuận của danh mục đầu tư.

Tăng trưởng tại Trung Quốc và trên toàn cầu chậm hơn, đồng USD mạnh sẽ vẫn là những trở ngại đối với các loại tài sản thị trường mới nổi, nhưng HSBC nhận thấy sự phân tán lợi nhuận ngày càng tăng do sự phân kỳ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Lạm phát hạ nhiệt giúp các ngân hàng trung ương và người tiêu dùng châu Á dễ thở hơn, cho phép các nhà hoạch định chính sách ở hầu hết các nền kinh tế châu Á chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

“Chúng tôi dự báo việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra ở Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines và Singapore trong năm 2024”, các chuyên gia của HSBC dự báo, đồng thời đánh giá, đối với thị trường chứng khoán châu Á không kể Nhật Bản, các mã cổ phiếu hàng đầu (leader) được ưa chuộng và có tỷ trọng đầu tư khá cao tại Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc, trong khi giữ quan điểm trung lập đối với cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, tập trung có chọn lọc hơn trong các lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ.

Đối với Việt Nam, ông James Cheo, Trưởng bộ phận đầu tư Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Khối Dịch vụ Ngân hàng tư nhân toàn cầu của HSBC, nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2024. Sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ đến từ sự kết hợp giữa chi tiêu tiêu dùng và đầu tư.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ có thể vẫn sẽ tiếp tục vào năm 2024, hỗ trợ ngành sản xuất của Việt Nam. Chu kỳ thương mại toàn cầu mới phục hồi sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng dần du lịch quốc tế. .

“Lạm phát (Inflation) khá ổn định nhưng có thể rủi ro tăng do giá năng lượng hoặc lương thực cao hơn dự kiến, chúng tôi cho rằng cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam sẽ thận trọng và giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay. Chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VNĐ sẽ tiến tới mức 24.400 vào cuối năm 2024”, ông Cheo dự báo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins: Kinh tế sẽ suy thoái và chứng khoán sẽ giảm vào cuối năm nay

Giáo sư kinh tế ứng dụng Steve Hanke tại Đại học Johns Hopkins chia sẻ với Business Insider: “Xét về triển vọng của cổ phiếu, chúng vẫn ở mức giá cao và hệ số giá sẽ giảm khi suy thoái kinh tế bắt đầu tác động”.

Chỉ số S&P 500 đã tăng 24% vào năm 2023 và vừa phá đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 19/1. Cổ phiếu thường được định giá gấp bội so với thu nhập của công ty, vì vậy chúng có xu hướng giảm khi hệ số giá hợp đồng hoặc doanh thu giảm. Cả hai điều này đều có thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tâm lý nhà đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Giáo sư Steve Hanke từng là cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng là chủ tịch của quỹ tương hỗ hoạt động tốt nhất thế giới vào năm 1995 Toronto Trust Argentina. Quan điểm của ông là lạm phát bất ổn trong những năm gần đây chủ yếu là do những thay đổi trong cung tiền ở Mỹ, chứ không phải các yếu tố như gián đoạn chuỗi cung ứng hay biến động giá năng lượng và kim loại.

Từ tháng 7/2021, nhà kinh tế kỳ cựu đã dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm sẽ tăng nhanh tới 9%. Quả thực chỉ số này đã đạt đỉnh 9,1% một năm sau đó. Tiếp theo, các nhà kinh tế học dự đoán thước đo lạm phát sau đó sẽ giảm xuống khoảng 2% đến 5% vào tháng 12/2024. Kết quả là tỷ lệ lạm phát kết thúc năm 2023 ở mức 3,4%.

Hiện tại, hai nhà kinh tế học Steve Hanke và John Greenwood dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hiện họ đề xuất Trữ Lượng Tiền M2 của Mỹ sẽ tăng 6%. Thước đo cung tiền này có thể sẽ giữ lạm phát quanh mức 2%.

Cuối năm ngoái, hai nhà kinh tế khẳng định rằng “tiền là nhiên liệu của nền kinh tế”. Những thay đổi trong nguồn cung tiền có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế, chi tiêu và tốc độ tăng giá. Các nhà kinh tế học cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang “bốc khói” và theo đúng lộ trình suy thoái, vì nguồn cung tiền của nước này sụt giảm kể từ tháng 3/2022.

Giáo sư Steve Hanke đã liên tục đưa ra những cảnh báo trong một thời gian. Vào tháng 2/2023, ông cảnh báo rằng chứng khoán có thể bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận và sản lượng doanh nghiệp sụt giảm. Tháng 8, ông phàn nàn rằng các nhà đầu tư tự mãn đang vô thức bước vào thị trường sụt giảm và một cuộc suy thoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Markettimes

Oxfam: 5 tỷ người trên toàn cầu đang nghèo đi trong khi 5 người giàu nhất đang giàu thêm

Theo báo cáo của Oxfam, 5 người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong những năm gần đây trong khi đó có 5 tỷ người đang nghèo đi.

Theo báo cáo Oxfam công bố cuối tuần trước, sau khi tính đến lạm phát, giá trị tài sản ròng của nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng vọt 114% lên tổng cộng 869 tỷ USD kể từ năm 2020.

Nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể xuất hiện tỷ phú sở hữu tài sản lên tới nghìn tỷ USD đầu tiên trong vòng một thập kỷ tới, theo CNN.

Cùng lúc đó, gần 5 tỷ người trên toàn cầu trở nên nghèo đi, do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu. Và phải mất gần 230 năm để xóa bỏ nghèo đói dựa trên tình hình hiện tại.

Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp, được tính toán để trùng với thời điểm khai mạc hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ – một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm những người giàu nhất cùng các nhà lãnh đạo thế giới.

Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và nhiều công ty khác là người chiến thắng trong những năm gần đây. Tài sản của Elon Musk đã tăng vọt lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tăng 737% so với tháng 3/2020.

Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ LVMH của Pháp, cùng gia đình có giá trị tài sản ròng là 191,3 tỷ USD, tăng 111%.

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có khối tài sản 167,4 tỷ USD, tăng 24%; trong khi tài sản nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison đạt tổng cộng 145,5 tỷ USD, tăng 107%.

Cái tên cuối cùng trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới là Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett, người có giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 119,2 tỷ USD.

Nhìn chung, từ năm 2020, tài sản của các tỷ phú đã tăng 34% lên 3.300 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh gấp ba lần so với tốc độ lạm phát .

Nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ lãnh đạo, đã gia tăng hơn 1.600 tỷ USD giá trị tài sản.

Trong báo cáo năm nay, Oxfam cho rằng các doanh nghiệp đang thu về lợi nhuận lớn, góp phần thúc đẩy sự giàu có của các ông chủ. 7 trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới có CEO là tỷ phú hoặc có tỷ phú là cổ đông chính.

Dựa trên dữ liệu từ Wealth X, 1% người giàu nhất nắm giữ 43% tài sản tài của thế giới. Ở Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, con số này là 50% tại châu Á. Ở Trung Đông, 1% người giàu nhất nắm giữ 48% tài sản tài chính, trong khi ở châu Âu là 47%.

Oxfam cho biết, khoảng 148 các công ty lớn nhất thế giới đã thu về gần 1.800 tỷ USD lợi nhuận trong 12 tháng tính đến tháng 6/2023. Con số này cao hơn 52,5% so với mức trung bình của họ trong giai đoạn 2018 đến 2021.

Oxfam chỉ ra rằng ngành dầu khí, các công ty dược phẩm và ngành tài chính thu về lợi nhuận cao hơn trong một hoặc hai năm qua so với mức trung bình của họ trong những năm trước.

“Chúng ta đang phớt lờ vai trò của sức mạnh độc quyền trong việc phân phối lại tài sản cho tầng lớp thượng lưu”, ông Nabil Ahmed, Giám đốc Kinh tế và Công bằng chủng tộc tại Oxfam America nói.

Oxfam đang kêu gọi các chính phủ can thiệp.

“Quyền lực công có thể kiềm chế sức mạnh doanh nghiệp và bất bình đẳng – định hình thị trường công bằng hơn và thoát khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú,”, Amitabh Behar, Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố.

“Các chính phủ phải can thiệp để phá vỡ các độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những lợi nhuận khổng lồ của các doanh nghiệp này và quan trọng nhất, đầu tư vào một kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, vị này nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Người Mỹ ngày càng nhạy cảm với giá cả và tận dụng tối đa dịp Black Friday mới đây để mua hàng giảm giá, đặc biệt là khi mua trực tuyến. Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday.

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday
Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Báo cáo mới nhất của Adobe Analytics cho biết chi tiêu trực tuyến tại Mỹ trong ngày Black Friday mới đây đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên kỷ lục 9,8 tỷ USD. Điều này càng cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến giá cả, muốn chi tiền cho các món giá hời nhất và thích săn hàng giảm giá trên mạng.

“Một năm qua, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng ngày càng chi tiêu có chiến lược. Họ muốn tận dụng các dịp lễ lớn để tối đa hóa số tiền được giảm”, Vivek Pandya – nhà phân tích hàng đầu tại Adobe Digital Insights cho biết.

Con số trên cũng cho thấy người Mỹ hiện sẵn sàng móc hầu bao hơn so với năm 2022 – thời điểm giá lương thực và khí đốt ở mức cao kỷ lục.

Pandya cho biết 5,3 tỷ USD chi tiêu đến từ mua sắm qua điện thoại. Ông nhận xét những người có ảnh hưởng lớn (influencer) và việc truyền thông trên mạng xã hội đã giúp người dùng thoải mái chi tiêu hơn trên thiết bị di động.

Dù vậy, người mua vẫn rất nhạy cảm với giá cả. Họ đang thắt chặt chi tiêu do lạm phát và lãi suất cao. Theo khảo sát của Adobe, 79 triệu USD doanh thu trực tuyến dịp Black Friday là đến từ dạng thanh toán “mua trước, trả sau” (BNPL). Con số này gấp đôi năm ngoái.

Cũng theo báo cáo, loại sản phẩm bán chạy nhất Black Friday là đồ điện tử, như TV, đồng hồ thông minh, máy chơi game. Trong khi đó, đồ sửa chữa nhà cửa bán khá chậm.

Adobe thu thập dữ liệu dựa trên phân tích 1.000 tỷ lượt truy cập các website bán lẻ tại Mỹ, 18 ngành hàng và hơn 100 triệu sản phẩm. “Tôi cho rằng mô hình bán hàng đã thay đổi, nhất là với trải nghiệm mua hàng truyền thống, như việc xếp hàng chẳng hạn”, Pandya cho biết. Người tiêu dùng “chủ động hơn” khi mua sắm online, vì rất dễ dàng so sánh giá để tìm ra nơi bán tốt hơn.

Adobe dự báo sức mua sẽ được duy trì suốt cuối tuần này và trong cả ngày Cyber Monday 27/11. Họ cho rằng người mua sẽ chi thêm 10 tỷ USD trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật và kỷ lục 12 tỷ USD trong ngày thứ Hai.

Dù vậy, người tiêu dùng có thể giảm chi trở lại về cuối năm, Pandya dự báo. Cyber Monday có thể là dịp cuối cùng người dân tăng chi cho các món đồ không thiết yếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Vào mùa lễ hội cuối năm, các hãng bán lẻ háo hức chờ đợi khách hàng mở hầu bao, thế nhưng lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người dân thế giới.

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu
Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Một thống kê được trang Axios đưa ra cho thấy, có tới 60% người tiêu dùng các nước Âu Mỹ tin rằng, lạm phát đang khiến việc mua sắm cuối năm của họ khó khăn hơn. Nhìn rộng ra, lạm phát và trước đó là ảnh hưởng của đại dịch, đã khiến một xu hướng mới đang dần trở nên phổ biến với nhiều người dân trên toàn cầu, đó là thay vì sẵn sàng “thả cửa” tiêu xài trong dịp lễ, thì bây giờ, họ sẽ cân nhắc cẩn thận hơn, chỉ mua đủ những gì mà mình đang cần.

Xu hướng “mua đủ” trong mùa lễ hội cuối năm.

Nếu nhìn vào tổng doanh thu hay lượng người mua, mùa mua sắm cuối năm nay nhìn chung vẫn khá nhộn nhịp, nhưng khi nhìn sâu hơn vào hoạt động của các cá nhân, nhiều chuyên gia có chung nhận định: Người mua hàng năm nay tính toán kỹ hơn so với những năm trước đây.

Một ví dụ điển hình là các món quà, số món quà hay phiếu quà tặng mỗi hộ gia đình Mỹ mua năm nay là 8, so với con số 9 của năm ngoái. Nước láng giềng Canada cũng chứng kiến mỗi người chi ít đi khoảng 1/5 cho các món quà trong ngân sách mùa lễ hội.

Bỏ ít tiền hơn cho quà tặng là một cách đơn giản để mỗi người dành thêm tiền cho các món đồ dùng gia đình, hay đơn giản hơn là mua sắm thực phẩm, chuẩn bị các bữa liên hoan như lễ Tạ ơn hay Giáng sinh.

Ông Joseph Balagtas – Giáo sư Đại học Purdue, Mỹ cho biết: “Năm nay, phần lớn mọi người lựa chọn mua đồ, tổ chức liên hoan dịp lễ Tạ ơn tại nhà với bạn bè để tiết kiệm. Một may mắn là thịt gà tây lại đang khá dồi dào, giúp cho bữa tiệc Tạ ơn rẻ hơn một chút so với năm ngoái”.

Ngay cả tại những nước như Trung Quốc, dù không có lạm phát cao và nổi tiếng nhờ những lễ hội mua sắm lớn, xu thế thận trọng chi tiêu mùa lễ cũng đang dần thay thế cho tư duy “mua sắm trả thù” trước đây.

Chị Gao Di – Người tiêu dùng Trung Quốc chia sẻ: “Trong dịp lễ độc thân 11/11, tôi chỉ mua các món đồ mà mình thật sự cần, chứ không mua vì xem livestream hay thấy đang giảm giá mạnh”.

Không chỉ chi tiêu cẩn trọng hơn, nhiều người cũng tỏ ra kiên nhẫn hơn với việc mua sắm của mình. Tại Mỹ, khoảng một nửa số người đi mua sắm cho biết, họ vẫn chưa mua hàng ngay, để đợi các đợt khuyến mại tốt nhất cho món đồ mình muốn mua. Điều này còn phổ biến hơn nữa với mua hàng trực tuyến – 4/5 người cho biết họ sẵn sàng từ bỏ món đồ trong giỏ hàng, nếu không tìm được các mã giảm giá hay miễn phí vận chuyển mà mình mong muốn.

AI và cuộc cách mạng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Các nhà bán lẻ tại Mỹ luôn có cách để người mua, dù đang e dè, vẫn phải rút hầu bao. Và một cách tốt nhất hiện nay là họ dùng các công cụ AI và mạng xã hội để nhanh chóng nắm bắt hành vi của người tiêu dùng và lôi kéo họ chi tiền.

AI được ví von là đang tạo ra cuộc cách mạng hóa trong mùa mua sắm năm nay, giúp các nhà bán lẻ mở rộng tệp khách hàng, tiếp cận chính xác hơn tới từng người mua, cải thiện hỗ trợ khách hàng và dễ dàng đưa ra các chương trình mua sắm nhanh, trực quan hơn.

Còn với người mua, sử dụng AI và mạng xã hội được coi là giải pháp tối ưu để họ tìm được các món đồ ưng ý và tất nhiên với giá hợp lý.

Theo nghiên cứu của Sapio Research, có tới 69% người dùng cho biết, AI giúp họ tìm các sản phẩm và thương hiệu dễ dàng hơn, trong khi có tới 74% nói rằng AI hỗ trợ họ tìm thấy các ưu đãi giảm giá, vốn cực kỳ quan trọng trong mùa mua sắm năm nay. Khảo sát cũng cho thấy, cứ 5 người mua hàng thì có 1 người tỏ rõ sự tin tưởng vào công cụ hỗ trợ của AI.

Nghiên cứu cũng cho thấy, năm nay người mua quan tâm đáng kể đến việc mua sắm hay “săn sale” trên các mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.

Chi tiêu hợp lý mùa lễ hội.

Các chuyên gia gợi ý, việc lên danh sách mua sắm từ sớm sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định những món đồ cần mua, lọc bớt những đồ không cần thiết và mua sắm có mục tiêu hơn.

Việc mua sắm chỉ thực sự hiệu quả khi phù hợp với khả năng tài chính của mỗi cá nhân, gia đình. Để tránh sa vào bẫy mua sắm quá đà, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng trong thời điểm mua sắm cuối năm, để tránh việc lễ hội chưa qua, chủ thẻ đã nợ nần chồng chất.

Và cuối cùng, hãy luôn giữ cho mình chiếc đầu lạnh vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Những chương trình giảm giá nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng người tiêu dùng được khuyên hãy chỉ mua nếu nó thực sự cần với mình thay vì mình muốn, bởi một món đồ dù có hời đến đâu thì bạn vẫn là người phải chi ra một khoản tiền nhất định. Và nếu mua chỉ để có cảm giác được lời to, thì người tiêu dùng chính là con mồi mà các hãng bán lẻ yêu thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo VTV.vn

Tổng vốn đầu tư vào các startup Việt Nam giảm 82% trong 6 tháng đầu 2023

Theo nền tảng báo cáo thị trường Tracxn, tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm từ 372 triệu USD xuống còn 66 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 (giảm 82%).

Tổng vốn đầu tư vào các startup Việt Nam giảm 82% trong 6 tháng đầu 2023
Tổng vốn đầu tư vào các startup Việt Nam giảm 82% trong 6 tháng đầu 2023

Mùa đông gọi vốn càng thêm ảm đạm.

Theo nền tảng báo cáo thị trường Tracxn, tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm từ 372 triệu USD xuống còn 66 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 (giảm 82%).

So với tổng số tiền đầu tư 113 triệu đô la trong nửa cuối năm 2022, tổng số tiền gọi vốn đầu tư của Việt Nam 6 tháng đầu năm cũng giảm 41%.

Theo báo cáo, điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ lạm phát gia tăng và sự không chắc chắn của các sự kiện toàn cầu là những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp được tài trợ nằm ở top 3 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, thị trường này đang chứng kiến ​​​​sự sụt giảm nhanh chóng về khả năng đầu tư, đặt ra những thách thức cho bối cảnh khởi nghiệp địa phương.

Trong số thu hút đầu tư, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu chiếm 88% tổng nguồn tài trợ trong nửa đầu năm 2023, lên tới 58,6 triệu USD. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư dành cho giai đoạn này vẫn giảm 33% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.

Nguồn vốn thu hút được cho giai đoạn hạt giống giảm mạnh nhất. Trong vòng 6 tháng qua, Việt Nam chỉ huy động được 7,3 triệu đô la, giảm 71% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, số tiền huy động được chủ yếu đến từ quý đầu tiên. Số tiền huy động trị giá 58,6 triệu đô la trong quý đầu tiên (bằng 89% tổng số tiền huy động) là một sự tương phản rõ rệt so với 8,5 triệu đô la huy động được trong quý 2 năm 2023 và giảm 97% so với 289 triệu đô la trong quý 2 năm 2022.

Đáng chú ý, nửa đầu năm 2023, Việt Nam không chứng kiến ​​sự xuất hiện của bất kỳ kỳ lân hay đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nào.

Về mặt các thương vụ mua bán sát nhập, thị trường cũng ghi nhận bốn vụ mua lại trong nửa đầu năm 2023, tăng 33% so với ba vụ mua lại vào nửa cuối năm, nhưng thấp hơn 20% so với năm vụ mua lại cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, M Class, VLeisure, CrewFire và Duelist King là bốn công ty đã được mua lại thành công. Về phân phối vốn theo địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thu hút được nhiều khoản đầu tư nhất.

Về phía các quỹ, trong 6 tháng qua, Touchstone Partners, TNB Aura và ThinkZone là những nhà đầu tư nhiều nhất vào không gian Công nghệ Việt Nam. Tương tự, ThinkZone, East Ventures và YCombinator dẫn đầu trong các khoản đầu tư giai đoạn hạt giống.

Trong khi đó, các quỹ Smile Gate Investments, UOB và Pavilion Capital Partners là những nhà đầu tư tích cực nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu.

Startup trong lĩnh vực y tế thu hút đến 89% tổng lượng vốn.

Theo Tracxn, trong nửa đầu năm 2023, các ngành hàng thu hút vốn đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực ứng dụng HealthTech, FinTech và doanh nghiệp.

Đáng chú ý, lĩnh vực công nghệ y tế đã đạt được mức tài trợ kỷ lục là 53,5 triệu đô la, cho thấy mức tăng đáng kể 259% so với nửa cuối năm 2022 và tăng 118% so với nửa đầu năm 2022.

Đặc biệt, BuyMed – startup sở hữu trang thương mại điện tử Thuocsi.vn ở Việt Nam và buymed.com.kh ở Campuchia, phân phối dược phẩm trực tiếp theo mô hình B2B – mới đây đã thành công gọi vốn 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do quỹ ngoại UOB Ventures Management dẫn đầu..

Trong khi đó, lĩnh vực FinTech và ứng dụng quản lý doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư tương đối thấp, trị giá lần lượt là 6,2 triệu USD và 5,1 triệu USD.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã chậm lại (giảm từ mức 8% năm 2022 xuống 4,7% trong năm 2023), Tracxn nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023 vẫn có những triển vọng lạc quan khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp như cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Bất chấp xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng đáng kể nhờ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như:

Thứ nhất, miễn thuế cho các công ty công nghệ thông tin (CNTT) và ưu đãi tiền thuê đất cho các công ty khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, giảm rào cản vào thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, từ đó sẽ góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái FinTech trong khu vực.

Thứ ba, thiết lập các chính sách hỗ trợ cho Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hay cung cấp vốn và tạo ra một cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia…

Thứ tư, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) đã và đang thực hiện nhiều chương trình hợp tác với các công ty công nghệ nổi tiếng như Google và Amazon để cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nhân trẻ.

Ngoài ra, NIC cũng đang không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nhân nữ và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của sinh viên.

Do đó, mặc dù vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang có xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader 

CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ CPI – Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) như: CPI là gì, khái niệm CPI nên được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, công thức tính CPI (Consumer Price Index), mối quan hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát, ví dụ về CPI, chỉ số CPI tại Việt Nam qua các thời kì, và hơn thế nữa.

CPI là gì
CPI (Consumer Price Index) là gì? Khái niệm và cách sử dụng

Là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và đặc biệt là liên quan trực tiếp đến chỉ số lạm phát, chỉ số CPI (Consumer Price Index) hay còn được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số có khả năng báo hiệu các tín hiệu về sức khoẻ của nền kinh tế trong một thời điểm hay khoảng thời gian nhất định. Dù chỉ số CPI cao hay thấp thì nó cũng đều có các tác động trực tiếp đến kinh tế và để lại những hậu quả nhất định.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • CPI là gì?
  • Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI.
  • Chỉ số CPI nên được hiểu như thế nào?
  • Các loại chỉ số CPI chính.
  • Công thức tính CPI.
  • Việt Nam tính toán chỉ số CPI như thế nào?
  • Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
  • Mối quan hệ giữa chỉ số CPI và Lạm phát là gì?
  • Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CPI (Consumer Price Index) là gì?

CPI là từ viết tắt của Consumer Price Index trong tiếng Việt có nghĩa là Chỉ số giá tiêu dùng.

Được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI đo lường sự thay đổi về giá tiêu dùng của các hàng hoá và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi của chỉ số CPI là một trong những thước đo để tính toán tình hình lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Vì là chỉ số đo lường mức giá tiêu dùng, CPI có mối liên hệ trực tiếp đến tình hình lạm phát hay giảm phát của nền kinh tế. Chỉ số CPI cao có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm cụ thể nào đó điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cũng cao, ngược lại, chỉ số CPI thấp có nghĩa là tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.

Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI (Consumer Price Index).

  • Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi tổng thể của giá tiêu dùng dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ mang tính đại diện theo thời gian.
  • Trong nền kinh tế vĩ mô, CPI là thước đo lạm phát gắn liền với các nhà hoạch định chính sách (chính phủ), thị trường tài chính, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
  • Chỉ số CPI dù cao hay thấp thì cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt hay mức giá của các loại sản phẩm và dịch vụ nhất định.
  • Như đã phân tích, CPI là chỉ số thống kê trung bình mang tính đại diện (không tính cụ thể cho từng sản phẩm) được thu thập và theo dõi thường xuyên.
  • CPI cao có nghĩa là tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) cao và ngược lại.
  • CPI cao theo đó tỷ lệ nghịch với năng lực mua hay sức mua (Purchasing Power), CPI cao có nghĩa là giá bán của các sản phẩm và dịch vụ tăng cao, điều này cũng có nghĩa là cùng với một số tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hoá hơn. CPI càng cao thì sức mua càng thấp và ngược lại.

Các loại chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) phổ biến?

Mặc dù CPI là chỉ số gắn liền với từng nền kinh tế (quốc gia) trong từng khoảng thời gian nhất định và liên hệ trực tiếp với chỉ số lạm phát (Inflation), chỉ số CPI của các quốc gia mạnh như Mỹ lại có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các thông báo hay quyết định của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), lại tác động trực tiếp đến phần lớn các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.

Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) tính toán 2 loại chỉ số CPI. Chỉ số CPI của tất cả người tiêu dùng sống tại thành thị (CPI-U) và chỉ số CPI của người làm công ăn lương và nhân viên văn phòng ở thành thị (CPI – W).

Trong khi CPI-U là cơ sở của chỉ số CPI được sử dụng cho các báo cáo và có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh xã hội cũng như các phúc lợi và chi phí sinh hoạt khác.

Công thức tính chỉ số CPI (Consumer Price Index).

Như đã đề cập ở trên, chỉ số CPI là chỉ số mang tính đại diện cho các rổ hàng (các sản phẩm và dịch vụ) được mua và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng như gạo, sữa hay chi phí nhà ở.

Về tổng thể, chỉ số CPI được tính toán theo công thức sau:

CPI (Consumer Price Index) = Giá trị của các rổ hàng của thời điểm hiện tại / Giá trị của các rổ hàng ở thời kỳ trước đó * 100.

Công thức tính CPI cũng có thể được tính toán theo:

CPI (Consumer Price Index) = Chi phí hiện tại / Chi phí của thời kỳ trước đó * 100 (Chi phí hiện tại tức là giá của một mặt hàng ở hiện tại, ví dụ: giá gạo hiện là 50 nghìn/kg so với giá gạo của năm trước đó là 40 nghìn/kg).

Sau khi tính toán được chỉ số CPI, các cơ quan liên quan (chính phủ) sẽ sử dụng nó để tính toán chỉ số lạm phát ​với mục tiêu là đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số CPI theo công thức sau:

Tỷ lệ lạm phát = (CPI mới – CPI cũ / CPI cũ) * 100.

Từ công thức bạn có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng CPI (hiện tại) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (sức mua giảm) và ngược lại. Để giảm bớt sức ép lạm phát, các cơ quan liên quan phải tìm cách giảm chỉ số CPI, hay nói cách khác, giảm giá tiêu dùng. CPI thấp hay giảm là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Việt Nam tính chỉ số giá tiêu dùng CPI như thế nào?

Theo phương pháp luận của thống kê quốc tế, Tổng cục Thống kê triển khai xác định:

(1) Danh mục hàng hóa đại diện gồm các loại hàng hóa là sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến cho sinh hoạt hàng ngày của người dân trong một giai đoạn nhất định.

Danh mục này được sử dụng để thu thập thông tin phản ánh biến động về giá của các hàng hóa đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Thời kỳ 2020-2025 danh mục CPI bao gồm 752 mặt hàng.

(2) Quyền số tính CPI của các nhóm hàng hóa trong Danh mục hàng hóa đại diện là tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hóa (vật chất và dịch vụ) trong tổng chi tiêu của dân cư.

Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hoá trong tổng chi tiêu của dân cư thường thay đổi theo thời gian. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao trong danh mục hàng hóa tính CPI.

Như vậy, chỉ tiêu CPI không chỉ phụ thuộc vào mức độ biến động về giá của các loại hàng hóa đại diện mà còn phụ thuộc vào Danh mục hàng hóa đại diện và Quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện.

Hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện theo 3 kỳ. Toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.

Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI được sử dụng rộng rãi bởi những người tham gia vào thị trường tài chính để đánh giá tình hình lạm phát, trong khi đó các cơ quan của chính phủ (ví dụ như FED) sử dụng CPI để điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sử dụng chỉ số CPI để đưa ra các quyết định liên quan như sản xuất, mua sắm hay tiết kiệm. Vì CPI đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng, nó thường là yếu tố chính liên quan mật thiết đến chính sách tiền lương.

Dưới đây là cách một số tổ chức khác nhau ứng dụng chỉ số CPI.

  • Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Fed sử dụng dữ liệu CPI để xác định các chính sách kinh tế. Ví dụ, với tỷ lệ lạm phát mục tiêu giảm xuống còn 2%, Fed có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế nếu thị trường tăng trưởng chậm lại, hoặc ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh.

Để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao (tức giá tiêu dùng tăng lên) có thể xảy ra trong tương lai, Fed thường sẽ tăng lãi suất cho vay.

  • Nhà ở.

Khi CPI tăng và chính phủ ban hành các thay đổi chính sách để giảm lạm phát, tỷ lệ lãi suất thế chấp (mortgage rate) thường tăng. Chủ nhà hay người cho thuê có thể sử dụng thông tin CPI để đánh giá đầy đủ mức tăng tiền thuê nhà hàng năm đối với người thuê nhà.

  • Thị trường tài chính.

Chỉ số giá của thị trường tài chính thường được thúc đẩy bởi vô số các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý. Một trong số đó là chỉ số CPI, vì các chính sách tiền tệ của chính phủ tương ứng với chỉ số CPI sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Chỉ số CPI cao thường có nghĩa là chính sách của chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn. Mặt khác, CPI thấp hơn hoặc giảm đi có thể cho thấy chính phủ sẽ nới lỏng chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế.

  • Thị trường lao động.

CPI và các thành phần của nó cũng được sử dụng làm công cụ để tính toán mức thu thập.

Khi CPI càng cao, tức giá tiêu dùng của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên, người lao động ở từng ngành nghề nhất định có thể được tăng lương hay mức thu thập để đảm bảo cuộc sống.

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

CPI là thuật ngữ đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.

Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua (Purchasing Power) có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.

Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.

Chỉ số CPI càng cao đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hoá cụ thể, điều này báo hiệu lạm phát cũng đang tăng cao và ngược lại.

Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Theo nghĩa rộng nhất, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tỷ lệ thất nghiệp thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, có nghĩa là CPI càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi nền kinh tế.

Ví dụ, để đối phó với đại dịch COVID-19, một số tổ chức đã thực hiện các hành động giám sát và điều tiết chưa từng có để kích thích nền kinh tế.

Cũng từ hành động này, trong khi thị trường lao động được củng cố trở lại, gói kích thích này đã dẫn đến kết quả là chỉ số CPI tăng cao.

Vì CPI tăng cao, các hành động tăng lãi suất đã được áp dụng với mục tiêu hạn chế việc chi tiêu. Một mặt, các biện pháp này nhằm mục đích làm chậm tăng trưởng kinh tế, khiến người tiêu dùng phải gánh một khoản nợ cao hơn.

Mặt khác, điều này cũng có thể tạo gánh nặng cho các hộ gia đình và khiến các doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp lại tăng ngoài ý muốn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.

  • Chỉ số giá tiêu dùng CPI cao là tốt hay xấu?

Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng CPI tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là về cơ bản, chỉ số CPI cao sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế khi sức mua giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

  • Chỉ số CPI hiện tại là gì?

Là chỉ số giá tiêu dùng được tính tại thời điểm hiện tại so với chỉ số giá tiêu dùng trước đó (trong các thời kì trước).

Theo công thức tính chỉ số CPI, so sánh dữ liệu CPI quá khứ và hiện tại là cách để dự báo lạm phát cũng như tính toán mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số CPI (Consumer Price Index). Việc hiểu rõ về khái niệm CPI là gì hay mối quan hệ tương quan giữa CPI với các chỉ số khác của nền kinh tế như lạm phát không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các chính sách bán hàng sao cho phù hợp.

Với khía cạnh người tiêu dùng, theo dõi chỉ số CPI cũng giúp họ có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ASEAN nói chung, theo đánh giá mới nhất từ HSBC. 

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023
HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Năm 2022, chất xúc tác cho màn tăng trưởng ấn tượng của ASEAN chính là sự bùng nổ tiêu dùng cá nhân.

Sau khi mở cửa trở lại trên diện rộng, nhu cầu bị dồn nén bấy lâu đã được giải phóng khi người tiêu dùng đổ xô quay trở lại các trung tâm mua sắm, ăn uống bên ngoài nhiều hơn, và đi du lịch vào dịp nghỉ lễ.

HSBC trong nghiên cứu mới nhất về khu vực ASEAN nhận định rằng tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

“Tiêu dùng sẽ đi đâu về đâu trong năm 2023 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chính sách tài khóa, tâm lý người tiêu dùng, sự phục hồi của thị trường lao động và tỷ lệ tiết kiệm”, HSBC phân tích.

Lạm phát.

Đầu tiên và quan trọng nhất, lạm phát vẫn là một mối quan tâm chính của người tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế ASEAN đã vượt qua giai đoạn đỉnh lạm phát, mặc dù Philippines và Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến áp lực tăng giá ngày càng gia tăng.

Mặc dù vậy, lạm phát nhiều khả năng sẽ giảm dần, nghĩa là áp lực giá tăng kéo tới ít nhất là nửa đầu năm 2023. Xét cho cùng, lạm phát cơ bản đã tăng lên ở hầu hết các nền kinh tế, phản ánh thị trường lao động sôi động.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách ở ASEAN ít khả năng sẽ triển khai các biện pháp tài khóa quy mô lớn hướng tới người tiêu dùng. Sau ba năm hỗ trợ mạnh mẽ ở một số nền kinh tế, cả khu vực đều đồng thuận rằng ASEAN cần theo đuổi định hướng củng cố tài khóa, mặc dù tốc độ mỗi nước một khác.

Đơn cử, Malaysia và Philippines có thể là hai ví dụ về tốc độ triển khai củng cố tài khóa chậm hơn so với những quốc gia khác.

Malaysia nhiều khả năng sẽ công bố kế hoạch ngân sách cho năm 2023 đa phần điều chỉnh tương tự so với kế hoạch của chính quyền trước đây. Trong khi đó, Philippines đã khởi đầu năm 2023 với việc giảm thuế thu nhập cá nhân.

Indonesia đang đặt mục tiêu lấy lại mức thâm hụt tài khóa 3% trước đại dịch, còn triển vọng tài chính của Thái Lan có thể không chắc chắn, xét bối cảnh bầu cử sắp diễn ra vào tháng 5.

Trong trường hợp của Singapore, ngân sách năm tài khóa 2023 đã bao gồm các biện pháp tài khóa bổ sung để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng, mặc dù về bản chất đối tượng của các biện pháp này không phải là tất cả người dân.

Ngay cả khi hầu hết các nền kinh tế ASEAN nhiều khả năng sẽ rút dần các cứu trợ tài chính thì tâm lý người tiêu dùng ở ASEAN vẫn ở mức cao.

Tâm lý người tiêu dùng Indonesia đã trở lại mức trước đại dịch, Malaysia cũng có xu hướng tương tự. Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng ở Thái Lan vẫn còn ảm đạm khi sự phục hồi của nước này tụt lại phía sau so với các quốc gia trong khu vực.

Sự phục hồi của việc làm và sức mua.

Động lực tiếp sức cho người tiêu dùng ngay từ đầu là việc làm của người lao động, và thu nhập từ công việc đó.

Theo dự báo của HSBC, tiêu dùng tại mỗi nước ASEAN sẽ dịch chuyển với tốc độ khác nhau, khi tiêu dùng tại Philippines có thể sẽ chậm lại nhiều nhất, trong khi Việt Nam, Malaysia và Singapore có thể cho thấy sự vững vàng nhất định.

Liên quan đến vấn đề việc làm, khi so sánh tỷ trọng số lượng người có việc làm so với xu hướng trước đại dịch, dữ liệu cho thấy lao động Philippines và Thái Lan lần lượt đã vượt trên mức xu hướng, góp phần hỗ trợ phục hồi tiêu dùng ở cả hai nền kinh tế trong năm ngoái.

Tuy nhiên, sang năm 2023, nếu chu kỳ lặp lại thì sẽ không có lợi cho họ. Phục hồi về việc làm có thể đã tới ngưỡng vào năm 2022, và sẽ khó có thể tạo thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình hơn nữa vào năm 2023.

Tuy nhiên, khác với Philippines, Thái Lan vẫn có thể dựa vào sự bùng nổ du lịch dự kiến diễn ra trong năm 2023, để tạo việc làm hoặc thay thế công việc cũ bằng những công việc được trả lương cao hơn.

Mặt khác, cơ hội phục hồi ở Việt Nam và Malaysia vẫn còn, khi đó sẽ hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình ở một mức độ nào đó.

“Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng có những rủi ro suy giảm khi các nền kinh tế này chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thương mại toàn cầu chậm lại”, HSBC nhấn mạnh.

Sự phục hồi thị trường lao động của Indonesia cũng hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng. Đặc biệt, mức tăng lương ở thành thị (chiếm 57% dân số) mạnh hơn mức tăng lương ở nông thôn, mặc dù vẫn ở dưới mức trước đại dịch do lạm phát cao hơn nên mức hưởng lợi cũng bị ảnh hưởng.

Liên quan đến thu nhập từ việc làm, Việt Nam và Indonesia là hai nước ghi nhận mức tăng giữa làn sóng lạm phát năm 2022, trong khi Malaysia và Philippines chứng kiến giá hàng hóa và dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương vào năm 2022, làm “xói mòn” sức mua và cắt giảm tiêu dùng trong tương lai gần.

Tác động do lạm phát thường không thấy ngay được và các hộ gia đình có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lại chi tiêu của họ trong suốt cả năm do chi phí sinh hoạt tăng mạnh.

Tuy nhiên, mức độ suy giảm của mỗi nước ASEAN một khác. Sức mua của tiền lương không giảm nhiều ở Malaysia, nơi thị trường lao động tiếp tục phục hồi gần mức trước đại dịch, trong khi sức mua ở Việt Nam thậm chí còn tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023.

Tuy nhiên, Philippines đã chứng kiến sức mua của tiền lương giảm đáng kể, trong đó chi phí sinh hoạt lại tăng gần gấp đôi so với mức tăng tiền lương.

Tình trạng suy giảm này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong năm 2023 khi các hộ gia đình tìm cách để duy trì cuộc sống trong bối cảnh ngân sách hộ gia đình eo hẹp.

Vấn đề tiết kiệm.

Tiêu dùng cũng là một vấn đề trong câu hỏi bao nhiêu thu nhập được dành để tiết kiệm, và câu trả lời thường phụ thuộc vào mức lãi suất mà người tiêu dùng được hưởng. Lãi suất hoạt động theo cả hai cách. Lãi suất cao sẽ hạn chế người tiêu dùng đi vay (nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn), đồng thời thúc đẩy tiết kiệm do thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm tăng lên.

Theo nghĩa đó, Philippines và Thái Lan có thể sẽ chứng kiến những thay đổi lớn nhất trong tiết kiệm toàn nền kinh tế, trong khi Malaysia sẽ chứng kiến ít thay đổi nhất.

Dựa trên dữ liệu và dự báo, HSBC cho rằng Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia – BNM) có thể sẽ bình thường hóa lãi suất về mức trước đại dịch, trong khi các ngân hàng trung ương còn lại có thể tăng lãi suất đủ cao để thực hiện chính sách tiền tệ tương đối hạn chế nhằm kiềm chế nhu cầu. Đứng đầu danh sách là Philippines.

HSBC dự báo Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) sẽ tăng lãi suất lên mức cao thêm 250 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vay và tiêu dùng nói chung.

Thật vậy, các nền kinh tế ASEAN có khả năng áp dụng chính sách tiền tệ theo hướng hạn chế là những nền kinh tế đã chứng kiến tỷ lệ tiết kiệm trên toàn nền kinh tế của họ giảm trong giai đoạn năm 2020 – 2022, ngoại trừ Singapore.

Việc giữ lãi suất cao sẽ là cần thiết để đưa tỷ lệ tiết kiệm trở lại mức trước đại dịch, nhằm thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng phải trả giá bằng hấp thu trong nước thấp đi, do khả năng chi tiêu tiêu dùng giảm, khi thanh khoản bị vắt kiệt trong nền kinh tế.

Ngay cả ở cấp hộ gia đình, tỷ lệ tiết kiệm ở một số nền kinh tế có thể đã giảm xuống. Các hộ gia đình có thể đã rút hết tiền tiết kiệm do nhu cầu bị dồn nén được giải phóng khi nền kinh tế mở cửa trở lại, hoặc để đối phó với tình hình chi phí sinh hoạt cao hơn (do sức mua của người lao động giảm sút).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thương mại điện tử

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững, thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử
2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử

Trong báo cáo công bố hồi tháng 12/2022, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán từ nay đến năm 2026, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng kép là 22%.

Cũng theo tổ chức này, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ hai (10 năm tiếp theo tính từ chu kỳ đầu tiên 2013-2023).

Dù 2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử, nhưng mọi thứ dường như không dễ dàng bởi các “cơn gió ngược”: Lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao.

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

McKinsey dự đoán những phát kiến công nghệ tiên tiến sẽ trở thành thách thức với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để các đơn vị hướng đến nấc thang mới, đặc biệt là nhóm ngành thương mại điện tử.

Nổi bật hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này góp phần tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, nhờ khả năng tối ưu hoạt động vận hành thông qua: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích – dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu lớn và tăng hiệu suất vận hành hạ tầng logistics.

Nói cách khác, AI là giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, linh động thích ứng trước mọi tác động từ bên ngoài.

Gần đây, sự xuất hiện của ChatGPT được xem là bước đột phá đáng chú ý của giới công nghệ. Dù nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng này đe dọa “soán ngôi” các ngành nghề, ông Matt Janaway – Giám đốc Điều hành Marketing Labs – vẫn nhận định ChatGPT sẽ sớm trở thành “cánh tay phải” của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bước sang chu kỳ phát triển mới, sự kỳ vọng của người tiêu dùng vào các trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển cao hơn.

Đồng nghĩa, họ sẽ ngày càng mua sắm thông minh và liên tục nâng cao kỳ vọng vào các trải nghiệm mới lạ, tinh tế hơn trong các sản phẩm hay nhu cầu dịch vụ cơ bản.

Báo cáo SYNC Đông Nam Á 2022 do Meta phối hợp Bain & Company thực hiện đã chỉ ra, 53% người tiêu dùng Đông Nam Á đã thay đổi thương hiệu mua sắm.

Còn theo báo cáo Year in Search 2022 của Google về hành vi tìm kiếm tại Việt Nam, trên cả yếu tố giá cả, người tiêu dùng quan tâm về mặt giá trị và có xu hướng lựa chọn dịch vụ, sản phẩm phù hợp hệ giá trị riêng.

Theo đó, để thành công trong chu kỳ mới, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nỗ lực gấp bội trong hành trình thấu hiểu người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo nhiều giá trị.

Trước đây, độ rộng của danh mục sản phẩm là chìa khóa giúp doanh nghiệp thương mại điện tử thu hút khách hàng. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhiều đơn vị chú trọng tăng chiều rộng bằng việc liên tục giới thiệu sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nền tảng và nhu cầu người dùng ngày càng tinh tế, mở rộng danh mục sản phẩm theo chiều ngang là chưa đủ.

Các doanh nghiệp cần đi vào chiều sâu, đồng nghĩa việc tập trung vào chất lượng sản phẩm được kinh doanh trên nền tảng.

Việc kiện toàn cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng ưu tiên tính bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng.

Nói về vấn đề này, ông Đặng Anh Dũng – Phó tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết, ở chu kỳ mới, các chương trình khuyến mại vẫn không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giữ chân khách hàng trên sàn thương mại điện tử (eCommerce).

Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp cần cân đối các yếu tố khác, tìm giải pháp tiếp cận người dùng tinh tế hơn thay vì tập trung giảm giá.

“Việc đầu tư vào công nghệ, thấu hiểu sâu sắc người dùng và cải tiến chất lượng dịch vụ, danh mục sản phẩm là những trọng tâm của chiến lược phát triển tương lai”, ông Đặng Anh Dũng khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Việt Hưng | The Leader

Lạm phát là gì? Lý thuyết về Lạm phát trong Kinh tế

Cùng tìm hiểu tất cả các khung lý thuyết về thuật ngữ Lạm phát (Inflation) như: Lạm phát là gì, một vài điểm chú ý cần hiểu về lạm phát, ví dụ về lạm phát, các loại lạm phát, nguyên nhân và tác hại của lạm phát trong kinh tế và hơn thế nữa.

lạm phát là gì
Lạm phát là gì? Lý thuyết về Lạm phát trong Kinh tế

Từ góc nhìn của nền kinh tế vĩ mô, Lạm phát (Inflation) là những sự kiện mang tính chu kỳ trong bất kỳ nền kinh tế hay quốc gia nào. Mặc dù mức độ ảnh hưởng và thời gian kéo dài của các đợt Lạm phát là khác nhau, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng khác nhau, hậu quả để lại nhìn chung đều rất tiêu cực.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Lạm phát là gì?
  • Tỷ lệ lạm phát là gì?
  • Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ Lạm phát.
  • Thấu hiểu khái niệm Lạm phát.
  • Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát trong Kinh tế là gì?
  • Lạm phát do cầu kéo là gì?
  • Lạm phát do chi phí đẩy là gì?
  • Lạm phát tích hợp (hợp nhất) là gì?
  • Một số chỉ số giá (Price Index) chính được đề cập trong bối cảnh Lạm phát.
  • Công thức đo lường hay cách tính Lạm phát (Inflation).
  • Một số thuận lợi và bất lợi khi Lạm phát xảy ra là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Lạm phát trong phạm vi nền Kinh tế Vĩ mô.

Bên dưới là tất cả những nội dung bạn cần biết về lạm phát.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Inflation.

Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.

Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.

Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.

Khái niệm đối lập với Lạm phát là Giảm phát (Deflation), sự kiện xảy ra khi giá cả của hàng hoá giảm và sức mua tăng lên.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Lạm phát, bạn cứ hình dung thế này, ví dụ, vào năm 2020, bạn uống một cốc cafe với giá 20.000 đồng, tuy nhiên, vì lạm phát tăng cao vào năm 2021 nên cũng cốc cafe đó nhưng bạn phải trả đến 25.000 đồng.

Bên dưới là video bạn có thể xem để hiểu thực sự về Lạm phát có nghĩa là gì.

2. Tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Inflation Rate, công thức tính sẽ được đề cập đến ở các phần nội dung bên dưới. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ lạm phát chính là những con số phần trăm, ví dụ tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam là khoảng 2%-3%.

3. Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ lạm phát.

  • Lạm phát (Inflation) là khái niệm đề cập đến tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
  • Lạm phát có thể được phân chia thành 3 kiểu chính: lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation), lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation) và lạm phát tích hợp (Built-in inflation).
  • Các chỉ số lạm phát (inflation indexes) thường được sử dụng nhiều nhất là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Chỉ số giá sỉ (WPI – Wholesale Price Index).
  • Lạm phát có thể được nhìn nhận theo góc nhìn tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm và tốc độ thay đổi của từng cá nhân hay tổ chức trong từng thời kì nhất định.
  • Những người sở hữu các tài sản hữu hình như bất động sản, vàng hoặc hàng hóa dự trữ, có thể muốn thấy lạm phát (ở một mức độ phù hợp nhất định) vì nó làm tăng giá trị tài sản của họ.

4. Thấu hiểu khái niệm lạm phát.

Mặc dù có thể dễ dàng đo lường sự thay đổi về giá bán của các sản phẩm riêng lẻ theo thời gian, nhưng nhu cầu của con người thường không chỉ dừng lại ở một hoặc hai sản phẩm.

Người tiêu dùng nói chung cần một bộ sản phẩm lớn và đa dạng hơn, cũng như một loạt các dịch vụ khác để cuộc sống của họ có thể thoải mái hơn.

Thuật ngữ Lạm phát hướng tới việc đo lường tác động tổng thể của sự thay đổi về giá đối với một bộ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.

Điều này làm cho quá trình phân tích sự tăng lên về giá của các sản phẩm và dịch vụ của một nền kinh tế trong một thời kỳ sẽ mang tính đại diện nhiều nhất.

Giá cả tăng, có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Chính sự mất giá này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của phần đông công chúng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, tình hình lạm phát kéo dài sẽ xảy ra khi lượng tiện được in ra (đẩy vào thị trường) của một quốc gia vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

Để chống lại điều này, các cơ quan hay tổ chức quản lý tiền tệ (chẳng hạn như ngân hàng nhà nước) sẽ thực hiện các bước cần thiết để quản lý lượng cung tiền và tín dụng với mục tiêu là giữ cho lạm phát (Inflation) được xảy ra trong một giới hạn cho phép.

Về mặt lý thuyết, khái niệm lạm dụng tiền tệ (Monetarism) là một lý thuyết phổ biến giải thích mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền trong một nền kinh tế.

Trong khi lạm phát được đo lường theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát mang ý nghĩa ngược lại với Giảm phát, sự kiện xảy ra khi giá bán của hàng hoá giảm xuống và tỷ lệ lạm phát rơi xuống dưới mức 0%.

5. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát là gì?

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát là gì?

Mặc dù, tuỳ từng nền kinh tế khác nhau, lạm phát có thể bắt đầu và kết thúc theo những cách khác nhau, sự gia tăng về nguồn cung tiền là căn nguyên của lạm phát.

Các tổ chức chính phủ hay cơ quan quản lý tiền tệ có thể tăng nguồn cung tiền (money supply) của một quốc gia bằng cách:

  • In và “bơm” nhiều tiền hơn vào thị trường.
  • Phá giá hợp pháp (làm giảm giá trị của đồng tiền một cách hợp pháp.)
  • Cho vay tiền dưới dạng tín dụng dự trữ thông qua hệ thống ngân hàng bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng trên thị trường thứ cấp.

Trong tất cả những trường hợp nói trên, tiền cuối cùng sẽ mất đi sức mua hay giá trị nội tại của nó. Các cơ chế thúc đẩy lạm phát có thể được phân thành 3 loại: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp (hợp nhất).

Lạm phát do cầu kéo.

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi lượng cung tiền và tín dụng tăng lên khiến cho tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất bình thường của nền kinh tế. Điều này làm tăng nhu cầu và dẫn đến tăng giá.

Về bản chất, khi mọi người có nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến tâm lý tiêu dùng tích cực hơn, mua sắm nhiều hơn hay nói một cách dễ hiểu là bạo chi hơn.

Tất cả những điều này tạo ra khoảng cách cung cầu với nhu cầu cao hơn và nguồn cung đáp ứng kém hơn, dẫn đến giá cả của các mặt hàng cao hơn.

Lạm phát do chi phí đẩy.

Lạm phát cho chi phí đẩy là kết quả của sự gia tăng giá của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Khi nguồn cung tiền và tín dụng chảy vào thị trường hàng hóa hoặc tài sản khác, chi phí cho tất cả các loại hàng hóa trung gian sẽ mặc định tăng lên. Điều này dẫn đến chi phí cho thành phẩm (giá thành) của hàng hoá tăng lên và làm tăng giá tiêu dùng.

Ví dụ thế này, để sản xuất ra một hộp sữa tươi, bạn cần “đầu vào” là những chú Bò sữa và thức ăn cho Bò (chẳng hạn như cỏ khô), khi các thức ăn cho Bò tăng lên, chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để có được 1 hộp sữa sẽ mặc nhiên tăng lên, từ đây, để đáp ứng được các khoản thu chi, doanh nghiệp cũng cần tăng giá bán của một hộp sữa lên.

Lạm phát tích hợp.

Built-in inflation hay Lạm phát tích hợp (lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?
Built-in inflation hay Lạm phát tích hợp (lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?

Lạm phát tích hợp (Built-in Inflation) là thuật ngữ có liên quan đến những kỳ vọng thích ứng hoặc ý tưởng rằng mọi người kỳ vọng tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, mọi người cũng có thể mong đợi sự gia tăng liên tục trong tương lai với tốc độ tương tự.

Từ góc nhìn này, người lao động có thể đòi hỏi nhiều khoản phụ cấp hoặc tiền lương cao hơn để duy trì mức sống của họ.

Tiền lương của họ tăng lên dẫn đến chi phí hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ cao hơn, và vòng xoáy giá bán – tiền lương này sẽ tiếp tục diễn ra theo cách một yếu tố này xảy ra có thể kích thích hay khiến yếu tố kia cũng phải xảy ra.

Kết quả cuối cùng là khiến cho tình hình lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài.

6. Công thức đo lường lạm phát – Cách tính lạm phát.

Thông qua các phân tích ở trên, đến đây chắc hẳn bạn đã có thể hiểu Lạm phát là gì rồi, vậy Lạm phát được tính toán như thế nào?

Mặc dù có rất nhiều công cụ tính toán lạm phát hiện có sẵn trên nhiều website và ứng dụng tài chính khác nhau, điều quan trọng là bạn nên hiểu về phương pháp luận cơ bản để tính toán lạm phát.

Về mặt toán học, Tỷ lệ lạm phát phần trăm = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100.

Giả sử bạn muốn biết sức mua của 10.000 USD đã thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 9 năm 2018.

Đối với tháng 9 năm 1975, CPI là 54,6 (giá trị CPI ban đầu) và vào tháng 9 năm 2018, nó là 252,439 (giá trị CPI cuối cùng).

Đưa các chỉ số này vào công thức nói trên bạn sẽ có số liệu như bên dưới:

Tỷ lệ phần trăm lạm phát = (252.439 / 54.6) x 100 = (4.6234) x 100 = 462.34%.

Vì bạn muốn biết 10.000 USD từ tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị bao nhiêu vào tháng 9 năm 2018, hãy nhân tỷ lệ lạm phát với số tiền để nhận được giá trị đã thay đổi:

Thay đổi giá trị (USD) = 4.6234 x 10.000 (USD) = 46.234,25 USD.

Điều này có nghĩa là 10.000 USD vào tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị là 46.234,25 USD.

Về bản chất, nếu bạn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trị giá 10.000 USD vào năm 1975, thì cũng cùng sản phẩm đó nhưng bạn phải bỏ ra đến 46.234,25 USD vào tháng 9 năm 2018 để sở hữu được nó.

7. Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ lạm phát.

  • Kiềm chế Lạm phát là gì?

Kiềm chế lạm phát (Inflation Curbing), thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hoạt động (thường là từ chính phủ của các quốc gia) được thực hiện với mục tiêu là kiểm soát và hạn tế tình trạng lạm phát.

Hành động bạn có thể thường thấy đó là các chính phủ sẽ tăng lãi suất để giảm lượng cung tiền ra thị trường.

  • Kiểm soát Lạm phát là gì?

Về bản chất, Kiểm soát Lạm phát (Inflation Control) cũng mang ý nghĩa tương tự như Kiềm chế Lạm phát, khái niệm đề cập đến các hoạt động của chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ các chỉ số lạm phát trong mức có thể quản lý.

Ví dụ, trong năm 2022, để kiểm soát tình hình lạm phát, chính phủ Mỹ đã ra một đạo luật có tên là Inflation Reduction Act (IRA), với mục tiêu giảm giá một số loại hàng hoá như thuốc kê đơn, giá xăng dầu, và đầu tư mạnh hơn vào năng lượng sạch nội địa.

  • Lạm phát nhẹ là gì?

Lạm phát nhẹ hoặc lạm phát vừa phải là khái niệm đề cập đến việc giá cả của hàng hoá sẽ tăng chậm, có thể dự đoán được và thường ở mức một con số một năm.

  • Lạm phát phi mã là gì?

Lạm phát phi mã (Galloping Inflation), dùng để chỉ giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm. Lạm phát phi mã nếu kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng làm triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.

  • Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát (Hyperinflation) dùng để chỉ giá cả tăng rất nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên (khoảng trên 13000% một năm). Siêu lạm phát có thể phá hủy một nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh và nhiều thứ khác.

  • Lạm phát bù đắp rủi ro là gì?

Lạm phát bù đắp rủi ro hay Inflation Premium là một thành phần của lợi tức bắt buộc thể hiện sự bù đắp cho rủi ro lạm phát. Đó chính là phần lãi suất mà các nhà đầu tư yêu cầu bên cạnh phần lãi suất phi rủi ro thực tế do rủi ro của việc giảm sức mua của đồng tiền.

  • Lạm phát cơ bản là gì?

Lạm phát cơ bản (Core Inflation) là chỉ số đo mức độ lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.

Hiện nay trên thế giới đã có một số nước dùng Lạm phát cơ bản để làm tỷ số lạm phát chính thức khi công bố với dân chúng. Ở Việt Nam thì hiện vẫn đang dùng chỉ số lạm phát thông thường.

  • Thuế lạm phát là gì?

Thuế lạm phát là một loại thuế ngầm đánh vào tài sản danh nghĩa, chẳng hạn như tiền mặt, trái phiếu và tài khoản tiết kiệm. Vì Lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền và do đó làm giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình.

  • Vòng xoáy lạm phát là gì?

Vòng xoáy lạm phát là khái niệm mô tả các tác động qua lại của cung và cầu lên giá cả. Những người kiếm được nhiều tiền hơn chi phí sinh hoạt sẽ chọn cách phân bổ kết hợp giữa tiết kiệm và chi tiêu tiêu dùng. Khi tiền lương tăng lên, xu hướng tiết kiệm và tiêu dùng của người tiêu dùng cũng tăng theo.

  • Lạm phát tiền lương là gì?

Lạm phát tiền lương (hay lạm phát do tiền lương đẩy) là sự gia tăng tổng thể của chi phí hàng hóa và dịch vụ do sự tăng lên của tiền lương.

Để duy trì lợi nhuận doanh nghiệp sau khi tăng lương, người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải tăng giá họ tính cho hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp.

  • Kỳ vọng lạm phát.

Kỳ vọng lạm phát là mức độ lạm phát hay tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng sẽ xảy ra tại một quốc gia trong một thời kỳ cụ thể. Ví dụ trong năm 2022, Việt Nam kỳ vọng mức lạm phát sẽ được giữ dưới mức 4%.

  • Lạm phát dựa trên mô hình là gì?

Lạm phát dựa trên mô hình (Model-based Inflation) là cách thức các quốc gia sử dụng để tính toán và đo lường lạm phát nhằm mục tiêu loại bỏ các thiếu sót của các phương pháp truyền thống.

  • Lạm phát giá tiêu dùng là gì?

Lạm phát giá tiêu dùng là lạm phát do sự gia tăng về giá cả của những hàng hoá trong một khoảng thời gian cụ thể. Các nhà kinh tế có thể sử dụng chỉ số lạm phát này để xác nhận các kỳ vọng của họ và giúp dự báo các xu hướng lạm phát do giá tiêu dùng.

  • Lạm phát nhập khẩu là gì?

Lạm phát nhập khẩu xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh.

Khi này, giá thành của các sản phẩm nhập khẩu tăng cao. Lạm phát nhập khẩu còn được gọi là lạm phát chi phí.

Bán nhiều tiền của quốc gia hơn để mua hàng có nghĩa là giá trị tiền tệ của quốc gia đó đang đi xuống. Đồng tiền có giá trị thấp hơn cũng làm cho hàng hóa của quốc gia này rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, điều này buộc một quốc gia cụ thể cần tăng xuất khẩu nhiều hơn và giảm tỷ trọng nhập khẩu.

  • Lạm phát âm là gì?

Là một cách gọi khác của khái niệm Giảm phát. Thuật ngữ được dùng để chỉ sự sụt giảm của giá cả (Price), tức đồng tiền có giá trị hơn và sức mua tăng cao hơn theo thời gian.

  • Lạm phát 1 con số là gì?

Lạm phát 1 (một) con số đơn giản là mức lạm phát dưới 10%.

Kết luận.

Thông qua các phân tích tương đối gần gũi ở trên của MarketingTrips, hy vọng bạn đã có được những kiến thức kinh tế cơ bản về lạm phát (inflation), hiểu lạm phát là gì, bản chất của nó ra sao, hay lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến bối cảnh kinh tế chung.

Với tư cách là những người làm marketing, khi các bối cảnh kinh tế thay đổi khiến hành vi và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng cũng thay đổi, nhiệm vụ của bạn là hiểu, đồng cảm và đưa ra những chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Inflation (Lạm phát) là gì? Tổng quan về Inflation trong Kinh tế

Cùng tìm hiểu các lý thuyết về thuật ngữ Inflation (trong tiếng Việt có nghĩa là Lạm phát) như: Inflation là gì, một vài điểm chú ý cần hiểu về Inflation, thấu hiểu khái niệm Inflation, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Inflation trong Kinh tế là gì và hơn thế nữa.

inflation là gì
Inflation là gì? Tìm hiểu về Inflation (Lạm phát) trong Kinh tế

Từ góc nhìn của nền kinh tế vĩ mô, Inflation (Lạm phát) và Deflation (Giảm phát) là những sự kiện mang tính chu kỳ trong bất kỳ nền kinh tế hay quốc gia nào. Mặc dù mức độ ảnh hưởng và thời gian kéo dài của các đợt Inflation là khác nhau, hậu quả để lại nhìn chung đều rất tiêu cực.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Inflation là gì?
  • Inflation Rate là gì?
  • Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ Inflation.
  • Thấu hiểu khái niệm Inflation.
  • Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Inflation là gì?
  • Demand-pull inflation là gì?
  • Cost-push inflation là gì?
  • Built-in inflation là gì?
  • Một số chỉ số giá (Price Index) chính được đề cập trong bối cảnh Inflation.
  • Công thức đo lường Inflation.
  • Một số thuận lợi và bất lợi khi Inflation xảy ra là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Inflation.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Inflation là gì?

Inflation trong tiếng Việt có nghĩa là Lạm phát, khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.

Tốc độ giảm sức mua có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.

Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.

Khái niệm đối lập với Inflation là Deflation, sự kiện xảy ra khi giá cả của hàng hoá giảm và sức mua tăng lên.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Inflation, bạn cứ hình dung thế này, ví dụ, vào năm 2020, bạn uống một cốc cafe với giá 20.000 đồng, tuy nhiên, vì lạm phát tăng cao vào năm 2021 nên cũng cốc cafe đó nhưng bạn phải trả đến 25.000 đồng.

Bên dưới là video bạn có thể xem để hiểu thực sự về Inflation có nghĩa là gì.

Inflation Rate là gì?

Inflation Rate có nghĩa là tỷ lệ lạm phát, công thức tính sẽ được đề cập đến ở các phần nội dung bên dưới. Hiểu một cách đơn giản, Inflation Rate chính là những con số phần trăm, ví dụ Inflation Rate trung bình của Việt Nam là khoảng 2%-3%.

Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ Inflation.

  • Inflation là khái niệm đề cập đến tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
  • Inflation có thể được phân chia thành 3 kiểu chính: Demand-pull inflation, Cost-push inflation và Built-in inflation.
  • Các chỉ số Inflation (inflation indexes) thường được sử dụng nhiều nhất là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Chỉ số giá sỉ (WPI – Wholesale Price Index).
  • Inflation có thể được nhìn nhận theo góc nhìn tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm và tốc độ thay đổi của từng cá nhân hay tổ chức trong từng thời kì nhất định.
  • Những người sở hữu các tài sản hữu hình như bất động sản, vàng hoặc hàng hóa dự trữ, có thể muốn thấy Inflation (ở một mức độ phù hợp nhất định) vì nó làm tăng giá trị tài sản của họ.

Thấu hiểu khái niệm Inflation.

Mặc dù có thể dễ dàng đo lường sự thay đổi về giá bán của các sản phẩm riêng lẻ theo thời gian, nhưng nhu cầu của con người thường không chỉ dừng lại ở một hoặc hai sản phẩm.

Người tiêu dùng nói chung cần một bộ sản phẩm lớn và đa dạng hơn, cũng như một loạt các dịch vụ khác để cuộc sống của họ có thể thoải mái hơn.

Thuật ngữ Inflation hướng tới việc đo lường tác động tổng thể của sự thay đổi về giá đối với một bộ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.

Điều này làm cho quá trình phân tích sự tăng lên về giá của các sản phẩm và dịch vụ của một nền kinh tế trong một thời kỳ sẽ mang tính đại diện nhiều nhất.

Giá cả tăng, có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Chính sự mất giá này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của phần đông công chúng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, tình hình Inflation kéo dài sẽ xảy ra khi lượng tiện được in ra (đẩy vào thị trường) của một quốc gia vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

Để chống lại điều này, các cơ quan hay tổ chức quản lý tiền tệ (chẳng hạn như ngân hàng nhà nước) sẽ thực hiện các bước cần thiết để quản lý lượng cung tiền và tín dụng với mục tiêu là giữ cho Inflation được xảy ra trong một giới hạn cho phép.

Về mặt lý thuyết, khái niệm lạm dụng tiền tệ (Monetarism) là một lý thuyết phổ biến giải thích mối quan hệ giữa Inflation và cung tiền trong một nền kinh tế.

Trong khi Inflation được đo lường theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ. Inflation mang ý nghĩa ngược lại với Deflation tức Giảm phát, sự kiện xảy ra khi giá bán của hàng hoá giảm xuống và Inflation Rate rơi xuống dưới mức 0%.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Inflation là gì?

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát hay Inflation là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Inflation là gì?

Mặc dù, tuỳ từng nền kinh tế khác nhau, Inflation có thể bắt đầu và kết thúc theo những cách khác nhau, sự gia tăng về nguồn cung tiền là căn nguyên của Inflation.

Các tổ chức chính phủ hay cơ quan quản lý tiền tệ có thể tăng nguồn cung tiền (money supply) của một quốc gia bằng cách:

  • In và “bơm” nhiều tiền hơn vào thị trường.
  • Phá giá hợp pháp (làm giảm giá trị của đồng tiền một cách hợp pháp.)
  • Cho vay tiền dưới dạng tín dụng dự trữ thông qua hệ thống ngân hàng bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng trên thị trường thứ cấp.

Trong tất cả những trường hợp nói trên, tiền cuối cùng sẽ mất đi sức mua hay giá trị nội tại của nó. Các cơ chế thúc đẩy Inflation có thể được phân thành 3 loại: Demand-pull Inflation, Cost-push Inflation và Built-in Inflation.

Demand-pull inflation là gì?

Demand-pull Inflation hay Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi lượng cung tiền và tín dụng tăng lên khiến cho tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất bình thường của nền kinh tế. Điều này làm tăng nhu cầu và dẫn đến tăng giá.

Về bản chất, khi mọi người có nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến tâm lý tiêu dùng tích cực hơn, mua sắm nhiều hơn hay nói một cách dễ hiểu là bạo chi hơn.

Tất cả những điều này tạo ra khoảng cách cung cầu với nhu cầu cao hơn và nguồn cung đáp ứng kém hơn, dẫn đến giá cả của các mặt hàng cao hơn.

Cost-push inflation là gì?

Cost-push Inflation hay Lạm phát cho chi phí đẩy là kết quả của sự gia tăng giá của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Khi nguồn cung tiền và tín dụng chảy vào thị trường hàng hóa hoặc tài sản khác, chi phí cho tất cả các loại hàng hóa trung gian sẽ mặc định tăng lên. Điều này dẫn đến chi phí cho thành phẩm (giá thành) của hàng hoá tăng lên và làm tăng giá tiêu dùng.

Ví dụ thế này, để sản xuất ra một hộp sữa tươi, bạn cần “đầu vào” là những chú Bò sữa và thức ăn cho Bò (chẳng hạn như cỏ khô), khi các thức ăn cho Bò tăng lên, chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để có được 1 hộp sữa sẽ mặc nhiên tăng lên, từ đây, để đáp ứng được các khoản thu chi, doanh nghiệp cũng cần tăng giá bán của một hộp sữa lên.

Built-in inflation (Lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?

Built-in inflation (lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?
Built-in inflation (lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?

Built-in Inflation hay Lạm phát tích hợp là thuật ngữ có liên quan đến những kỳ vọng thích ứng hoặc ý tưởng rằng mọi người kỳ vọng tỷ lệ lạm phát (Inflation Rate) hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, mọi người cũng có thể mong đợi sự gia tăng liên tục trong tương lai với tốc độ tương tự.

Từ góc nhìn này, người lao động có thể đòi hỏi nhiều khoản phụ cấp hoặc tiền lương cao hơn để duy trì mức sống của họ.

Tiền lương của họ tăng lên dẫn đến chi phí hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ cao hơn, và vòng xoáy giá bán – tiền lương này sẽ tiếp tục diễn ra theo cách một yếu tố này xảy ra có thể kích thích hay khiến yếu tố kia cũng phải xảy ra.

Kết quả cuối cùng là khiến cho tình hình Inflation sẽ tiếp tục kéo dài.

Công thức đo lường Inflation.

Thông qua các phân tích ở trên, đến đây chắc hẳn bạn đã có thể hiểu Inflation là gì rồi, vậy Inflation được tính toán như thế nào?

Mặc dù có rất nhiều công cụ tính toán Inflation hiện có sẵn trên nhiều website và ứng dụng tài chính khác nhau, điều quan trọng là bạn nên hiểu về phương pháp luận cơ bản để tính toán Inflation.

Về mặt toán học, Tỷ lệ lạm phát phần trăm (Inflation Rate) = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100.

Giả sử bạn muốn biết sức mua của 10.000 USD đã thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 9 năm 2018.

Đối với tháng 9 năm 1975, CPI là 54,6 (giá trị CPI ban đầu) và vào tháng 9 năm 2018, nó là 252,439 (giá trị CPI cuối cùng).

Đưa các chỉ số này vào công thức nói trên bạn sẽ có số liệu như bên dưới:

Inflation Rate = (252.439 / 54.6) x 100 = (4.6234) x 100 = 462.34%.

Vì bạn muốn biết 10.000 USD từ tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị bao nhiêu vào tháng 9 năm 2018, hãy nhân tỷ lệ Inflation với số tiền để nhận được giá trị đã thay đổi:

Thay đổi giá trị (USD) = 4.6234 x 10.000 (USD) = 46.234,25 USD.

Điều này có nghĩa là 10.000 USD vào tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị là 46.234,25 USD.

Về bản chất, nếu bạn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trị giá 10.000 USD vào năm 1975, thì cũng cùng sản phẩm đó nhưng bạn phải bỏ ra đến 46.234,25 USD vào tháng 9 năm 2018 để sở hữu được nó.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Inflation.

  • Curb Inflation hay Inflation Curbing là gì?

Inflation Curbing có nghĩa là kiềm chế lạm phát, thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hoạt động (thường là từ chính phủ của các quốc gia) được thực hiện với mục tiêu là kiểm soát và hạn tế tình trạng Inflation.

Hành động bạn có thể thường thấy đó là các chính phủ sẽ tăng lãi suất để giảm lượng cung tiền ra thị trường.

  • Inflation Control là gì?

Về bản chất, Inflation Control cũng mang ý nghĩa tương tự như Inflation Curbing, khái niệm đề cập đến các hoạt động của chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát Inflation, giữ các chỉ số Inflation trong mức có thể quản lý.

Ví dụ, trong năm 2022, để kiểm soát tình hình Inflation hay lạm phát, chính phủ Mỹ đã ra một đạo luật có tên là Inflation Reduction Act (IRA), với mục tiêu giảm giá một số loại hàng hoá như thuốc kê đơn, giá xăng dầu, và đầu tư mạnh hơn vào năng lượng sạch nội địa.

  • Moderate Inflation là gì?

Moderate Inflation còn được gọi là Creeping Inflation có nghĩa là lạm phát nhẹ hoặc lạm phát vừa phải. Khái niệm đề cập đến việc giá cả của hàng hoá sẽ tăng chậm, có thể dự đoán được và thường ở mức một con số một năm.

  • Galloping Inflation là gì?

Galloping Inflation có nghĩa là lạm phát phi mã, chỉ giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm. Galloping Inflation nếu kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng làm triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.

  • Hyper Inflation là gì?

Hyper Inflation có nghĩa là siêu lạm phát dùng để chỉ giá cả tăng rất nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên (khoảng trên 13000% một năm). Hyper Inflation có thể phá hủy một nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh và nhiều thứ khác.

  • Inflation Premium là gì?

Inflation Premium hay còn được gọi là Phần bù đắp rủi ro lạm phát là một thành phần của lợi tức bắt buộc thể hiện sự bù đắp cho rủi ro lạm phát. Đó chính là phần lãi suất mà các nhà đầu tư yêu cầu bên cạnh phần lãi suất phi rủi ro thực tế do rủi ro của việc giảm sức mua của đồng tiền.

  • Core Inflation là gì?

Core Inflation hay Lạm phát cơ bản là chỉ số đo mức độ Inflation loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.

Hiện nay trên thế giới đã có một số nước dùng Core Inflation để làm tỷ số lạm phát chính thức khi công bố với dân chúng. Ở Việt Nam thì hiện vẫn đang dùng chỉ số lạm phát thông thường.

  • Inflation Tax là gì?

Inflation Tax có nghĩa là Thuế lạm phát, là một loại thuế ngầm đánh vào tài sản danh nghĩa, chẳng hạn như tiền mặt, trái phiếu và tài khoản tiết kiệm. Vì Inflation làm giảm giá trị của đồng tiền và do đó làm giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình.

  • Spiral Inflation là gì?

Spiral Inflation hay Vòng xoáy lạm phát là khái niệm mô tả các tác động qua lại của cung và cầu lên giá cả. Những người kiếm được nhiều tiền hơn chi phí sinh hoạt sẽ chọn cách phân bổ kết hợp giữa tiết kiệm và chi tiêu tiêu dùng. Khi tiền lương tăng lên, xu hướng tiết kiệm và tiêu dùng của người tiêu dùng cũng tăng theo.

  • Wage Inflation là gì?

Wage Inflation hay Lạm phát tiền lương là sự gia tăng tổng thể của chi phí hàng hóa và dịch vụ do sự tăng lên của tiền lương.

Để duy trì lợi nhuận doanh nghiệp sau khi tăng lương, người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải tăng giá họ tính cho hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp.

  • Inflation Expectation là gì?

Inflation Expectation có nghĩa là kỳ vọng lạm phát, là mức độ hay tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng tại một quốc gia trong một thời điểm cụ thể nào đó.

  • Model-based Inflation là gì?

Model-based Inflation có nghĩa là Lạm phát dựa trên mô hình. Các quốc gia sử dụng công thức này để tính toán và đo lường lạm phát nhằm mục tiêu loại bỏ các thiếu sót của các phương pháp truyền thống.

  • Consumer Price Inflation là gì?

Consumer Price Inflation là lạm phát do sự gia tăng về giá cả của những hàng hoá trong một khoảng thời gian cụ thể. Các nhà kinh tế có thể sử dụng Consumer Price Inflation để xác nhận các kỳ vọng của họ và giúp dự báo các xu hướng lạm phát do giá tiêu dùng.

  • Imported Inflation là gì?

Imported Inflation xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh.

Khi này, giá thành của các sản phẩm nhập khẩu tăng cao. Imported Inflation còn được gọi là lạm phát chi phí (Cost Inflation).

Bán nhiều tiền của quốc gia hơn để mua hàng có nghĩa là giá trị tiền tệ của quốc gia đó đang đi xuống. Đồng tiền có giá trị thấp hơn cũng làm cho hàng hóa của quốc gia này rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, điều này buộc một quốc gia cụ thể cần tăng xuất khẩu nhiều hơn và giảm tỷ trọng nhập khẩu.

Kết luận.

Thông qua các phân tích tương đối gần gũi ở trên của MarketingTrips, hy vọng bạn đã có được những kiến thức kinh tế cơ bản về Inflation, hiểu inflation là gì, bản chất của nó ra sao, hay nó ảnh hưởng như thế nào đến bối cảnh chung.

Với tư cách là những người làm marketing, khi các bối cảnh kinh tế thay đổi khiến hành vi và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng cũng thay đổi, nhiệm vụ của bạn là hiểu, đồng cảm và đưa ra những chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Recession (Suy thoái) là gì? Các lý thuyết về Economic Recession

Cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Recession (Suy thoái) như: Recession là gì, thấu hiểu khái niệm Recession trong nền kinh tế vĩ mô, các nguyên nhân dẫn đến Economic Recession là gì và hơn thế nữa.

recession là gì
Recession (Suy thoái) là gì? Các lý thuyết về Economic Recession

Recession là gì? Recession vốn được xem là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Các chuyên gia coi một nền kinh tế là Recession khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.

Các nội dung chính sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Recession là gì?
  • Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?
  • Economic Recession là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Recession.
  • Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession là gì?
  • Phân biệt Recession và Depression.
  • Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?
  • Một số góc nhìn mới về khái niệm Economic Recession trong năm 2022.
  • Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
  • Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?
  • Một số Economic Recession lớn toàn cầu.
  • Những câu hỏi thường gặp về Recession.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Recession là gì?

Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái, khái niệm dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó trong một bối cảnh hay thời kỳ cụ thể.

Recession về cơ bản là mang ý nghĩa xấu, tiêu cực, và thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh hay kinh tế vĩ mô.

Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?

Theo định nghĩa từ từ điển Cambridge, Recess có nghĩa là Giải lao, một khoảng thời gian mà học sinh hay sinh viên có thể nghỉ ngơi giữa các tiết học.

Trong khi Recess mang ý nghĩa khá dễ chịu đó là nghỉ ngơi, Recession thì hoàn toàn ngược lại, mang đầy dấu hiệu tiêu cực, đó chính là các cuộc suy thoái kéo dài (thường được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô – Macro Economic).

Economic Recession là gì?

Economic Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái kinh tế, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.

Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.

Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Recession có thể được hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ, trong khi tại Mỹ, Recession được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”

Ở Vương quốc Anh và nhiều các quốc gia khác, một nền kinh tế được xem là Recession nếu tăng trưởng kinh tế là âm trong hai quý liên tiếp.

Thấu hiểu khái niệm Recession.

Mặc dù Recession là một đặc điểm chung của bối cảnh kinh tế, chúng ít diễn ra hơn và kéo dài ngắn hơn trong kỷ nguyên hiện đại.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 1960 đến năm 2007, toàn thế giới có đến 122 cuộc suy thoái làm ảnh hưởng đến 21 nền kinh tế tiên tiến.

Bởi vì Recession đại diện cho sự đảo ngược đột ngột của xu hướng tăng trưởng, sự suy giảm sản lượng kinh tế và cả nhu cầu việc làm, hệ quả mà chúng tạo ra thường sẽ ảnh hưởng kép hoặc làm đảo ngược hiệu ứng giàu có (Wealth Effect).

Ví dụ, tình trạng sa thải nhân viên do nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ tác động đến thu nhập và chi tiêu của những người mới thất nghiệp, điều này khiến cho nhu cầu chi tiêu lại càng trở nên eo hẹp hơn.

Tương tự, trong bối ảnh thị trường giá xuống (Bear Market) của cổ phiếu, đi kèm với suy thoái có thể khiến nhiều người (cả những người giàu) hạn chế tiêu dùng dựa trên giá trị tài sản gia tăng của họ (đang giảm).

Nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính siết chặt tài chính, các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp tục phát triển và trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải tuyên bố phá sản.

Kể từ khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) toàn cầu diễn ra vào năm 1929, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng các chính sách mới với mục tiêu đảm bảo rằng các cuộc suy thoái hàng loạt sẽ không gây tổn hại đến triển vọng kinh tế trong dài hạn.

Một số chính sách có thể là tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm hay thậm chí là miễn thuế để kích cầu, tăng chi tiêu cho bảo hiểm thất nghiệp và nhiều biện pháp khác.

Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession hay Economic Recession là gì?

  • Recession là một sự suy giảm đáng kể, phổ biến và kéo dài trong hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung.
  • Các nhà kinh tế thường đo lường độ dài của chu kỳ Recession từ đỉnh của sự bùng phát trước đó đến đáy của sự sụt giảm.
  • Mặc dù các cuộc Recession có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, khả năng  phục hồi kinh tế trở lại mức đỉnh cũ lại có thể mất khá nhiều năm.
  • Trung bình, cứ 10 năm thì Economic Recession sẽ diễn ra 1 lần.
  • Tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ vẫn ở mức cao sau khi nền kinh tế phục hồi, vì vậy giai đoạn đầu của sự phục hồi có thể giống như một cuộc suy thoái lặp lại đối với nhiều người.
  • Các quốc gia trên thế giới sử dụng các chính sách về tiền tệ để hạn chế rủi ro từ các cuộc Recession

Phân biệt Recession và Depression.

Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Recession mang những ý nghĩa khác so với Depression hay Khủng hoảng.

Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.

Theo IMF, Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Recession, tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.

Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Depression là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?

Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc Recession, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.

Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.

Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.

Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Recession chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.

Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.

Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến Recession từ góc nhìn tài chính.

Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.

Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng Recession.

Một số góc nhìn mới về khái niệm Recession trong năm 2022.

Trong khi Recession được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.

Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu Recession thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”

Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế (Economic Recession) dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.

Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?

Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?

Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.

Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.

Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?

Theo dữ liệu của NBER, từ năm 1945 đến năm 2009, các cuộc Economic Recession hay Suy thoái kinh tế trung bình kéo dài 11 tháng. Giảm tương đối nhiều so với các thời kỳ trước đó.

Từ năm 1854 đến năm 1919, một cuộc suy thoái trung bình sẽ kéo dài từ 21,6 tháng.

Một số Economic Recession lớn toàn cầu.

  • Cuộc suy thoái dotcom – Dotcom Recession.

Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.

Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.

  • Cuộc đại suy thoái – The Great Recession.

Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.

  • Cuộc suy thoái Covid-19 – Covid-19 Recession.

Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.

Những câu hỏi thường gặp về Recession.

  • Global Recession là gì?

Global Recession có nghĩa là suy thoái toàn cầu, khái niệm đề cập đến phạm vi diễn ra của tình trạng suy thoái. Thay vì chỉ diễn ra trên một hoặc một số quốc gia, suy thoái đang diễn ra trên nhiều quốc gia hơn.

  • Pandemic Recession là gì?

Là nền kinh tế bị suy thoái do các tác động không mong muốn từ đại dịch (chẳng hạn như Covid-19).

Kết luận.

Ở góc độ vi mô, các cuộc Recession dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của Recession lại hoạt động theo cách ngược lại.

Khi Recession là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu recession là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt Recession có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách các doanh nghiệp B2B có thể định giá một cách tự tin khi lạm phát tăng cao

Lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu, làm cắt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để đối phó với điều này, các doanh nghiệp sẽ cần phải tăng giá.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nên làm gì để có thể tự tin khi định giá trong những bối cảnh khủng hoảng đó. Đây là 05 chiến lược có thể giúp các doanh nghiệp B2B quản lý việc tăng giá một cách thông minh:

  • Đối xử với khách hàng một cách khác biệt, theo mức độ giá trị của họ đối với doanh nghiệp của bạn.
  • Đổi giá cả lấy các tính năng có giá trị khác.
  • Tăng cường những gì có trong hợp đồng của bạn.
  • Xem xét việc tăng giá gián tiếp.
  • Điều chỉnh hỗn hợp sản phẩm của bạn.

Một vấn đề đã bị lãng quên từ lâu, lạm phát cao hơn, đã làm xói mòn tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với chi phí cao cho nguyên liệu, nhân công, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác, cùng với sự tắc nghẽn về nguồn cung ứng.

Đồng thời, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang tăng lên khi các nền kinh tế đang mở cửa kinh doanh trở lại sau khi Covid-19 có diễn biến giảm dần.

Một số doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng chính sách tăng giá để cải thiện tình hình tài chính của mình, giá tiêu dùng tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Kimberly-Clark gần đây đã tăng giá niêm yết trên các sản phẩm tiêu dùng của họ ở Bắc Mỹ, với tỷ lệ phần trăm tăng ở các mức từ trung bình đến cao.

Hercules Industries cũng đã tăng giá thiết bị sưởi ấm và làm mát trung bình đến 15%, chủ yếu do chi phí thép tăng.

Tuy nhiên, ngay cả những doanh nghiệp tăng giá bán của họ lên thì họ vẫn sẽ cảm thấy gánh nặng của chi phí tăng nếu họ chỉ đơn giản là thực hiện các bước gia tăng.

Ví dụ, một nhà sản xuất thiết bị cảnh quan (landscaping equipment manufacturer) gần đây đã nhận thấy những thách thức đối với thu nhập của họ mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh và đã tăng giá 3 lần trong năm qua.

Lạm phát kéo dài vẫn chưa thể dừng lại kể từ những năm 1970. Mặc dù lạm phát có thể suy giảm ở một thời điểm nào đó, nhưng ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần phải phòng ngừa trước kịch bản lạm phát trung hoặc dài hạn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã không từng đối phó với lạm phát vĩ mô trong sự nghiệp của họ, khiến họ không biết phải nên tiến hành như thế nào.

Ví dụ, tại một nhà sản xuất, một giám đốc tài chính (CFO) đã nói rằng mặc dù doanh thu tăng trưởng ổn định, nhưng ông vẫn phải lo sợ, vì chi phí nguyên liệu, lao động và năng lượng tăng cao đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận từ 15% xuống 10%.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp B2B đã cho khách hàng của họ giảm giá do đại dịch, có nghĩa là họ đã chìm vào lỗ định giá ngay cả khi không có lạm phát.

Điểm khó khăn đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa có chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng không đầu tư vào các khả năng cần thiết để đảm bảo giá của họ vẫn theo kịp với những thay đổi của thị trường.

Trong cuộc khảo sát gần đây của Bain & Company đối với hơn 400 công ty công nghiệp trên toàn thế giới cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô vừa (doanh thu dưới 5 tỷ USD) tỏ ra kém tự tin hơn so với các công ty lớn về khả năng xử lý lạm phát thông qua việc tăng giá, phản ứng linh hoạt với các điều kiện thay đổi của thị trường hoặc trang bị các công cụ phù hợp để đưa ra quyết định định giá tốt hơn.

05 chiến lược giá cho doanh nghiệp.

1. Đối xử với khách hàng một cách khác biệt.

Thay vì các động thái định giá chung, hãy định giá dựa vào hiệu suất lịch sử và giá trị của các nhà cung cấp của một khách hàng hoặc một phân khúc riêng lẻ.

Khi năng lực của bạn bị hạn chế, đừng ngại việc từ bỏ một khách hàng có giá trị thấp để chuyển sang phân khúc hoặc tập khách hàng hấp dẫn hơn. Và đừng bao giờ trừng phạt nhóm bán hàng của bạn nếu điều đó xảy ra.

2. Trao đổi giá lấy các tính năng hay đặc điểm có giá trị khác.

Các hành động mà bạn có thể làm bao gồm từ việc đảm bảo hay cam kết về khối lượng đến các sản phẩm đi kèm hoặc các mức dịch vụ được điều chỉnh.

3. Tăng cường những gì đã có trong hợp đồng.

Nhiều doanh nghiệp đưa các khoản tăng giá dự phòng vào hợp đồng của họ nhưng không thực thi thường xuyên và thậm chí có thể không nhận thức được chúng lúc bây giờ.

Hãy kiểm tra các điều khoản hợp đồng cho từng khách hàng, ước tính giá trị của việc thực thi chúng, đồng thời trang bị cho nhân viên đủ dữ liệu có liên quan để có được một cuộc đàm phán tự tin hơn.

Đặc biệt đối với các điều khoản có thể đã được miễn trong thời kỳ đại dịch, hãy thông báo cho khách hàng ngay bây giờ để tránh những bất ngờ khó chịu có thể xảy ra.

4. Cân nhắc việc tăng giá gián tiếp.

Bên cạnh việc tăng giá trực tiếp gắn liền với các chỉ số lạm phát, các doanh nghiệp B2B có thể chuyển các khoản phụ phí sang cho nhiên liệu, vận chuyển nhanh, giữ hàng tồn kho và các điều khoản thanh toán dài hơn.

Theo một nghiên cứu mẫu toàn cầu do Bain và Pricefx phân tích, các công ty công nghiệp trung bình mất hơn 6% doanh thu do rò rỉ và giảm giá ngoài hóa đơn.

Xây dựng một chính sách chắc chắn về việc khi nào bạn sẽ cho phép được sai lệch so với các điều khoản ưu tiên và những gì bạn sẽ yêu cầu được đổi lại.

5. Điều chỉnh hỗn hợp sản phẩm.

Trong thời kỳ lạm phát và nhiều khó khăn về nguồn cung, những gì một doanh nghiệp tạo ra có thể còn quan trọng hơn việc nó bán cho ai.

Điều quan trọng là bạn phải xem xét về khả năng sinh lời đến cấp độ SKU (từng đơn vị hàng hoá) chứ không chỉ là ở cấp độ khách hàng. Cũng giống như việc từ bỏ những khách hàng ít giá trị, việc loại bỏ một số sản phẩm có lợi nhuận thấp cũng tương tự như vậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen