Skip to main content

Thẻ: Louis Vuitton

Người Việt chi tiêu khoảng 25.000 tỷ mỗi năm cho các mặt hàng xa xỉ

Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermes và các doanh nghiệp hàng xa xỉ khác lãi tổng cộng hơn 3.800 tỷ đồng năm 2022, tăng mạnh so với giai đoạn trước.

Theo số liệu từ Vietdata – nền tảng cung cấp dữ liệu vĩ mô, doanh nghiệp và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực – các doanh nghiệp đang phân phối và trực tiếp kinh doanh hàng xa xỉ tại Việt Nam có tổng doanh thu gần 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.825 tỷ đồng năm 2022. Hai con số này lần lượt tăng 67% và 2,7 lần so với năm 2021.

Kết quả kinh doanh của nhóm này trong năm ngoái đã tăng rất mạnh so với giai đoạn trước, các doanh nghiệp đều ghi nhận doanh thu nghìn tỷ đồng.

Các con số trên được thống kê từ 12 doanh nghiệp đang phân phối và trực tiếp kinh doanh khoảng 34 thương hiệu hàng xa xỉ như Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermes, Rolex, Calvin Klein, Charles & Keith, Zara…

Trong nhóm các doanh nghiệp phân phối nhiều thương hiệu gồm Mitra Adiperkasa, DAFC và ACFC (thuộc IPPG), Tam Sơn, Maison, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao nhất là Tam Sơn với doanh thu hơn 4.745 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 849 tỷ đồng năm 2022. Đây cũng là đơn vị phân phối nhiều thương hiệu nhất gồm Hermes, Kenzo, Boss, Patek Philippe, Vacheron Constantin, Chopard, Bang & Olufsen, Lalique, Diptyque…

Còn lại các thương hiệu H&M, Gucci, Louis Vuitton, Chanel, Dior và Adidas đều có pháp nhân kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam. Trong số này, Louis Vuitton là đơn vị có doanh thu cao nhất, đạt hơn 2.360 tỷ đồng. Nhưng quán quân về lợi nhuận là Dior với hơn 558 tỷ đồng.

Theo Vietdata, giai đoạn 2017-2022 số lượng người siêu giàu tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng, số lượng người sở hữu khối tài sản ròng trên 30 triệu USD đã lên đến 1.059 người (số liệu mới nhất từ Knight Frank – tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh).

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có dân số tương đối trẻ với độ tuổi trung bình là 32, được xem là độ tuổi tiềm năng trong phân khúc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ. Ngoài nguồn cầu mạnh mẽ, khó khăn trong việc di chuyển ra nước ngoài cũng phần nào tác động đến nhu cầu mua sắm trong nước của người tiêu dùng Việt hiện nay.

“Mặc dù thời trang xa xỉ không nhắm vào số đông, chỉ một phân khúc khách hàng (Segment) nhỏ sẵn sàng chi trả, doanh thu của các mặt hàng này luôn ở mức cực kỳ cao”, Vietdata phân tích.

Số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường của Đức Statista, cũng cho thấy doanh thu thị trường xa xỉ của Việt Nam ước tính đạt hơn 957 triệu USD năm 2023. Cho đến năm 2028, tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự đoán ở mức 3,23%.

Trong báo cáo thị trường thương hiệu xa xỉ tại Đông Nam Á, ông Nick Bradstreet – Giám đốc Bán lẻ châu Á Thái Bình Dương của Savills, cho rằng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc khiến các thương hiệu nhận ra rằng họ không thể chỉ dựa vào một quốc gia mà cần đa dạng hóa. “Đông Nam Á là lựa chọn đương nhiên với các thị trường nổi bật gồm Singapore, Thái Lan và Việt Nam”, ông nhận định.

Trên thế giới, hai năm 2021 và 2022, các thương hiệu bán hàng xa xỉ hàng đầu thế giới như LVMH, Hermes… công bố doanh thu tăng vọt bất chấp rủi ro suy thoái, nhờ trào lưu mua sắm bù và hành vi của người giàu không tuân quy luật theo kinh tế học.

Tuy nhiên, sức cầu về tiêu dùng nhóm hàng xa xỉ bắt đầu chững lại khi sang năm 2023. Trong quý III, doanh số của Louis Vuitton, Dior chậm lại trong khi Gucci, Yves Saint-Laurent thậm chí còn giảm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam là Louis Vuitton. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước.

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam
Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Theo Báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank (Anh), số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng từ 583 người trong năm 2017 lên 1.059 người vào cuối năm 2022, tức tăng gần gấp đôi trong 5 năm.

Để được tổ chức này xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân phải sở hữu khối tài sản ròng (đã trừ các khoản vay) từ 30 triệu USD trở lên, bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi, đây được xem là độ tuổi tiềm năng trong phân khúc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ.

Thực tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh đến phân khúc bán lẻ xa xỉ và cao cấp. Các thương hiệu lớn như Dior, Louis Vuitton, Chanel… đã mở các cửa hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

Báo cáo của Statista cho thấy thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2022 tăng 34% theo năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4% mỗi năm tới năm 2025. Bên cạnh việc mở cửa hàng tại Việt Nam, nhiều thương hiệu lớn ở châu Âu đã hợp tác với các doanh nghiệp phân phối chính cho nhiều thương hiệu cao cấp trong nước.

Và mặc dù chỉ bán cho một phân khúc khách hàng nhỏ, nhưng doanh thu của các mặt hàng xa xỉ này rất lớn. Thậm chí, giai đoạn 2019-2022, loạt thương hiệu xa xỉ như Gucci, Channel, Dior… tăng trưởng bằng lần mỗi năm.

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc (Segment) ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam phải kể đến Louis Vuitton. Louis Vuitton chính thức đặt chân đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trong khách sạn Metropole Hanoi từ năm 1997 và vẫn luôn là điểm đến quen thuộc của các tín đồ thời trang.

Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Louis Vuitton giai đoạn 2020-2022 khá ổn với mức doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng qua từng năm. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu này cũng tăng trưởng cao và đạt 330 tỷ đồng.

Kế đến là Chanel, cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Pháp với các dòng sản phẩm thời trang, nước hoa, mỹ phẩm cao cấp bậc nhất. Gia nhập thị trường Việt Nam năm 2011, Chanel đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương hiệu cao cấp uy tín và được lòng người tiêu dùng Việt Nam.

2 năm đầu trong giai đoạn 2020-2022 tình hình kinh doanh của Chanel không có quá nhiều thay đổi. Đến năm 2022, khi thị trường các sản phẩm xa xỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ doanh thu của Chanel tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Cụ thể, doanh thu của thương hiệu này đạt 2.186 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 57% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Chanel cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng nằm phân khúc xa xỉ, Christian Dior được biết đến là thương hiệu thời trang và làm đẹp sang trọng, xa xỉ, uy tín, cao cấp nhất thế giới được thành lập năm 1946. Dior được ưa chuộng bởi rất nhiều người yêu thời trang bởi sự tinh tế, độc đáo trong từng mẫu thiết kế sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh của Dior tại Việt Nam đang phát triển rất tốt. Doanh thu của thương hiệu có xu hướng tăng dần qua từng năm. Đến năm 2022, doanh thu của thương hiệu này đã đạt mức 1.718 tỷ, tăng 833 tỷ so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của Dior trong năm 2022 cũng tăng mạnh, cao gấp đôi so với năm 2021.

Hay Gucci, thương hiệu thời trang được thành lập tại Ý vào năm 1921 chuyên về các mặt hàng quần áo, phụ kiện và các sản phẩm bằng da cao cấp. Tham gia vào thị trường Việt Nam năm 2007, Gucci đã tạo tiếng vang lớn trong thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam.

Dù doanh số thấp hơn so với các thương hiệu khác, song Gucci lại dẫn đầu về tăng trưởng. Năm 2022, doanh thu của Gucci tại Việt Nam đã đạt mức hơn 1.000 tỷ, trong khi con số này ở những năm trước chỉ trong khoảng vài trăm tỷ. Lợi nhuận sau thuế của Gucci cũng tăng trưởng cực kỳ tốt, đạt 282 tỷ đồng trong năm 2022, tăng hơn 239% so với năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Markettimes

Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ

Một trong số những lý do thị trường (Market) thu hút các thương hiệu nổi tiếng phải kể tới số người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận tăng gấp đôi và số người giàu tăng thêm 70% trong 5 năm qua, dự báo tiếp tục tăng vọt trong 5 năm tới. 

Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ
Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ

Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn quốc tăng 9,6% so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ hàng hoá trong 11 tháng ước đạt 4.420 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% và tăng 8,6% s với cùng kỳ.

Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh đến phân khúc bán lẻ xa xỉ và cao cấp, chuyên gia Savills nhận định.

“Tính từ giai đoạn sau COVID-19, Việt Nam nổi lên như một thị trường tiềm năng với sức hút mạnh mẽ. Sự gia tăng trong sức tiêu dùng nội địa được xem là một trong các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của các thương hiệu quốc tế đối với thị trường này”, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao tại Savills, nói.

Thị trường ghi nhận sự sôi động hơn của phân khúc bán lẻ cao cấp với các hoạt động mở rộng và khai trương của hàng mới.

Các thương hiệu cao cấp sử dụng chiến lược một cửa hàng tại các địa điểm đắc địa. Tại Hà Nội, khu vực Hoàn Kiếm, đặc biệt tại trục phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ và Tràng Tiền đã liên tục chào đón sự xuất hiện các thương hiệu cao cấp từ năm 2021 tới nay.

Có thể kể đến như: Louis Vuitton, Dior, Berluti, Tiffany & Co., Maje, Longchamp hay gần đây nhất là Piaget, Watches of Switzerland…

Theo báo cáo của Knight Frank, tính đến cuối năm ngoái, giới siêu giàu Việt với tài sản đạt trên 30 triệu USD có 1.059 người, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN-6.

Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Cùng với giới siêu giàu, số người giàu với tài sản từ 1 triệu USD trở lên ở Việt Nam cũng đã tăng 70% trong 5 năm qua.

Theo Savills, triển vọng doanh số của các nhãn hàng xa xỉ tại Việt Nam đồng thời góp phần tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng và kéo các hãng mới mở về thị trường Việt Nam.

Yếu tố quan trọng tạo nên sức hút của thị trường bán lẻ tại Việt Nam là so với các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia, số lượng các thương hiệu quốc tế có mặt tại đây hiện vẫn còn hạn chế.

Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt khi họ tìm kiếm những bước tiến đầu tiên tại Việt Nam.

Dữ liệu từ Statista cho thấy ngành công nghiệp xa xỉ của Việt Nam được thiết lập để tăng trưởng đáng kể, với doanh thu dự kiến là hơn 957 triệu USD năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 3,23% cho đến năm 2028.

Với nhiều lợi điểm kể trên nhưng năm nay, các nhãn hàng xa xỉ trên toàn cầu đều gặp khó, trong đó việc kinh doanh tại Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này.

Chẳng hạn mới đây CTCP Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) – phân phối hơn 60 nhãn hàng xa xỉ lớn trên thế giới, với 50 cửa hàng tại Việt Nam, ghi nhận kết quả kém tích cực.

Nửa đầu năm, công ty này lỗ 7,4 tỷ đồng so với khoản lãi 130,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Điều này khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 22,87% cùng kỳ xuống âm 1,3%.

Theo Financial Times, các nhà mốt trên thế giới, từ LVMH của Pháp, đến Prada của Italia và Richemont của Thụy Sỹ, đều ghi nhận tăng trưởng doanh số giảm tốc.

Người mua sắm ở châu Âu và Mỹ đang cắt giảm các khoản chi tiêu xa xỉ, trong khi thị trường này ở Trung Quốc cũng diễn biến phức tạp vì tỷ lệ thấp nghiệp cao ở người trẻ và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.

Theo công ty tư vấn Bain, khi thị trường lao động  đã hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương chậm lại và “bóng ma” suy thoái ngày càng rõ nét, nhiều người mua sắm đã bắt đầu “chùn tay”. Chi tiêu cho các du thuyền, phi cơ, trang sức và các mặt hàng xa xỉ khác đã giảm xuống.

Đánh giá triển vọng năm 2024, theo phân tích của McKinsey, thị trường xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng từ 2% đến 4%, với sự khác biệt giữa các khu vực và quốc gia.

Bán lẻ (Retail) hàng xa xỉ dự kiến sẽ đạt ít nhất 305 tỷ euro do nhu cầu mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ, trong khi tiêu dùng nội địa vẫn quan trọng ở Trung Quốc.

Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia Savills dự báo bán lẻ sẽ ngày càng sôi động hơn, khi Việt Nam đang được đánh giá là thị trường trọng điểm trong Đông Nam Á để các đơn vị bán lẻ quốc tế mở rộng hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Đức Huy | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm

Bán hàng ở châu Âu và Mỹ chậm lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Louis Vuitton tăng tốc Marketing và chăm sóc khách hàng Trung Quốc.

Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm
Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm

Tuần qua, Louis Vuitton tổ chức một buổi trình diễn thời trang hào nhoáng ở Hong Kong, với hàng ghế đầu chật kín những người nổi tiếng Trung Quốc. Các người mẫu trình diễn trên Đại lộ Ngôi sao. Ở hậu cảnh, chiếc thuyền buồm Louis Vuitton di chuyển trên sông trong âm nhạc của dàn 50 nhạc công.

Khách mời cũng là lời tuyên bố rõ ràng về sự chăm chút của Louis Vuitton đến khách hàng mục tiêu. Những nghệ sĩ danh tiếng như Cung Tuấn, Bạch Kính Đình, ban nhạc TNT ngồi ở hàng ghế đầu. Họ hỗ trợ trong nỗ lực làm Marketing cho buổi trình diễn với tổng cộng 150 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo.

Kết màn, một đội drone thắp sáng bầu trời đêm, chiếu biểu tượng LV lên các tòa nhà chọc trời của Hong Kong. Hàng trăm khách mời đã ghi lại cảnh tượng để chia sẻ trên mạng xã hội. “Tôi chưa bao giờ thấy ít người Mỹ đến vậy tại một buổi trình diễn thời trang”, Samuel Hine, phóng viên thời trang của GQ bình luận.

Việc Louis Vuitton nói riêng và tập đoàn mẹ LVMH tìm cách lấy lòng khách hàng Trung Quốc để tìm kiếm tăng trưởng đang trái ngược với các công ty phương Tây trong nhiều ngành công nghiệp khác, khi một số giảm quy mô đầu tư vào Trung Quốc trước quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo WSJ, có nhiều lý do để LVMH nỗ lực. So với các ngành như công nghệ, hàng xa xỉ được coi là an toàn ở cấp độ an ninh quốc gia và có tiềm năng để các thương hiệu tiếp cận những người siêu giàu Trung Quốc hơn là rủi ro. Cũng mới tuần này, Dior, thương hiệu có doanh thu lớn thứ hai của LVMH sau Louis Vuitton, cho biết sẽ tổ chức buổi trình diễn trang phục nam tại Hong Kong vào năm tới.

Và cốt lõi là Trung Quốc đang ngày càng quan trọng khi tình hình kinh doanh của LVMH ở những thị trường trọng điểm khác kém khả quan. LVMH có 75 thương hiệu bao gồm các nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton, Dior, hãng trang sức Tiffany, đạt doanh thu 21,2 tỷ euro (23,4 tỷ USD) trong quý II, tăng 17% so với cùng kỳ 2022.

Kết quả tích cực nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc giúp bù đắp sự sụt giảm ở thị trường Mỹ. Khi ấy, Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony tuyên bố “rất hài lòng” với sự phục hồi ở Trung Quốc.

Thành công của LVMH sẽ phụ thuộc vào việc làm sao khiến người tiêu dùng Trung Quốc hài lòng. Trong chín tháng đầu năm nay, 32% doanh số bán hàng của hãng đến từ châu Á (trừ Nhật Bản).

Phần lớn trong số đó đến từ Trung Quốc. Những lo ngại liên tục về nền kinh tế Trung Quốc đã đè nặng lên giá cổ phiếu của các công ty hàng xa xỉ như LVMH. Đồng thời, người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đang thắt chặt chi tiêu, khiến họ càng phải quay sang Trung Quốc cấp bách hơn.

Đến quý III, doanh thu của LVMH thu hẹp còn 19,96 tỷ euro (21,16 tỷ USD), chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. “Sau ba năm bùng nổ và kết quả xuất sắc, tốc độ tăng trưởng của LVMH đang trở về phù hợp mức trung bình lịch sử”, Guiony nhận định.

Doanh thu của tập đoàn tiếp tục chậm lại ở châu Âu trong quý rồi, trong khi nhu cầu với hàng thời trang và đồ da từ Trung Quốc tương đương 2 năm trước. Nhưng điểm sáng là doanh số bán cho người Trung Quốc bên ngoài đại lục tăng khi họ tiếp tục sang Hong Kong hoặc du lịch nhiều hơn.

Hong Kong từ lâu là thánh địa mua sắm của khách từ Trung Quốc đại lục. Đối mặt với thuế nhập khẩu cao, người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong năm 2003 khi giới hạn thị thực được nới lỏng, để mua sắm các mặt hàng xa xỉ toàn cầu.

Trong khoảng một thập kỷ, doanh số bán hàng xa xỉ tại đây tăng vọt, nhưng từ 2014, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã làm hạ nhiệt dòng khách giàu có. Sau đó, các cuộc biểu tình hồi 2019 làm trầm trọng thêm tình hình.

Đầu năm nay, việc dỡ bỏ hạn chế Covid của Trung Quốc tạo nên làn sóng tiêu dùng mới. LVMH ghi nhận doanh số bán hàng trung bình tại Hong Kong tăng chưa từng có. Nhưng cơn sốt nhanh chóng tan biến khi các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc nổi lên, bao gồm bất động sản gặp khó, nợ hộ gia đình và địa phương tăng, thất nghiệp của thanh niên lên mức kỷ lục.

Những vấn đề đó đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Số lượng du khách từ đại lục vẫn tăng, nhưng họ không còn chi tiêu nhiều như hồi 2018, theo giám đốc điều hành các khu bán hàng xa xỉ và trung tâm thương mại.

Sau buổi biểu diễn ở Hong Kong, Giám đốc sáng tạo thời trang nam Louis Vuitton Pharrell Williams sẽ đến thăm Trung Quốc đại lục. Vào tháng 6, Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO LVMH, đã đến Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia này kể từ khi chấm dứt các hạn chế Covid. Đầu tháng này, một phái đoàn LVMH do cháu trai của Arnault dẫn đầu đã tham dự Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải.

“Trái ngược với những gì đang nghe đây đó, những gì chúng tôi đang thấy là sự gia tăng mạnh mẽ trong tiêu dùng của người Trung Quốc”, Ludovic Watine-Arnault, Tổng giám đốc khu vực Bắc Âu và Giám đốc thương mại điện tử Christian Dior thị trường EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) nhận xét.

Giám đốc sáng tạo thời trang nam Williams gần đây đã mở tài khoản trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu và Douyin. Trong kế hoạch chuyến công tác tới, ông sẽ ghé thăm một số trong 62 cửa hàng của Louis Vuitton ở đại lục. “Khi bạn nghĩ về văn hóa Trung Quốc, còn gì mà không yêu thích? Đó là âm nhạc, nghệ thuật, kinh doanh, thời trang”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo VnExpress

Giá trị thị trường của LVMH vượt mức 500 tỷ USD

Giá trị thị trường của LVMH đã vượt mức 500 tỷ USD. LVMH là doanh nghiệp đứng sau hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton hay Dior. LVMH cũng là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.

Giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành thời trang xa xỉ LVMH vượt mức 500 tỷ USD
Giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành thời trang xa xỉ LVMH vượt mức 500 tỷ USD

Theo đó, LVMH, Công ty mẹ của Louis Vuitton, Dior, Moët & Chandon, Hennessy cũng như các thương hiệu khác bao gồm các cửa hàng Givenchy, Bulgari và Sephora, đã báo cáo doanh thu bán hàng quý đầu tiên tăng 17%, cao hơn gấp đôi so với kỳ vọng của các nhà phân tích trước đó.

Giá cổ phiếu của LVMH đạt mức cao kỷ lục và chạm đỉnh vào ngày 24/4. Tính từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu của LVMH đã tăng 32,8%.

Photo: CNBC

Theo số liệu từ báo cáo, doanh thu của LVMH là 79,2 tỷ euro (87,1 tỷ USD) vào năm 2022, với mức lợi nhuận từ các hoạt động định kỳ là 21,1 tỷ euro (23 tỷ USD), con số cao kỷ lục 2 năm liên tiếp tính từ 2021.

Công ty có trụ sở tại Paris, Pháp này cho biết doanh nghiệp này được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại sau Covid-19 của Trung Quốc, khi người tiêu dùng bắt đầu du lịch và chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp.

Hy vọng về sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các tập đoàn chuyên bán các mặt hàng xa xỉ khác như Richemont, Kering và Burberry.

Giám đốc điều hành của LVMH, ông Bernard Arnault hiện cũng là người giàu nhất thế giới, theo chỉ số tỷ phú theo thời gian thực của Forbes, với khối tài sản hơn 200 tỷ USD.

Vào năm 2021, LVMH đã hoàn tất việc mua lại công ty trang sức Tiffany & Co của Mỹ với giá 15,8 tỷ USD.

LVMH là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD

Bernard Arnault, Chủ tịch của LVMH, công ty sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám như Louis Vuitton (LV) hay Dior, cùng với Elon Musk và Jeff Bezos là ba tỷ phú giàu nhất thế giới 2023.

Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD
Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất từ Forbes, trong năm 2022, trong khi toàn cầu đối mặt với suy thoáilạm phát thì tài sản của Bernard Arnault tăng lên đến hơn 53 tỷ USD và trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản 211 tỷ USD.

Theo Bloomberg, tài sản của ông Bernard Arnault đã lần đầu tiên vượt qua mức 200 tỷ USD. Điều này khiến ông trở thành người thứ ba trên thế giới đạt được dấu mốc này, sau Elon Musk và Jeff Bezos.

Dựa trên số liệu từ Bloomberg Billionaires Index, tài sản của vị doanh nhân đứng sau Tập đoàn LVMH đã tăng thêm 2,4 tỷ USD vào ngày 4/4, lên mức 211 tỷ USD. Ông cũng là người không mang quốc tịch Mỹ đầu tiên đạt được thành tích này.

Ông Arnault, 74 tuổi, đã vượt qua Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 12 năm ngoái nhờ “đế chế” hàng xa xỉ LVMH.

Tập đoàn này đang nắm giữ hơn 75 thương hiệu lớn nhỏ với xấp xỉ 5.500 cửa hàng trên toàn cầu. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Tiffany & Co, Fendi…

Giá trị tài sản ròng của ông Arnault đã tăng lên 39 tỷ USD trong năm nay khi nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp vẫn ổn định. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của LVMH cũng đang ở mức cao kỷ lục khi doanh nghiệp công bố sẽ mua lại số cổ phiếu lên tới 1,6 tỷ USD.

LVMH cũng ghi nhận mức doanh thu 79,2 tỷ euro (86,8 tỷ USD) vào năm ngoái. Con số này đạt được một phần nhờ việc Louis Vuitton có doanh thu vượt 20 tỷ euro (21,9 tỷ USD) trong năm 2022.

Từ trước đến nay, ngành thời trang và đồ da vẫn chiếm tỷ lệ đóng góp lớn nhất cùng mức tăng ổn định cho tập đoàn. Trong đó, Louis Vuitton và Dior luôn là những thương hiệu có sức tăng trưởng và thị phần tốt nhất và đóng góp lớn vào doanh thu.

Các báo cáo doanh số bán hàng trong quý I của Dior và Tiffany cũng sẽ được lần lượt công bố vào cuối tháng này.

Thành công là vậy, tuy nhiên, ông Arnault vẫn không tránh khỏi các thất bại trong cuộc đời. Vị doanh nhân này từng bị coi là “con sói trong bộ đồ cashmere” sau khi ông thất bại trong phi vụ thâu tóm Hermès.

Theo Reuters, ông Arnault lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes vào năm 1997, khi ông sở hữu tài sản trị giá 3,6 tỷ USD.

Đến năm 2005, ông lọt vào danh sách 20 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản tăng lên mức 17 tỷ USD. Năm 2011, ông đứng ở vị trí thứ tư với 41 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tập đoàn sở hữu thương hiệu LV và Dior đạt doanh thu kỷ lục trong 2021

Doanh thu của của LVMH năm 2021 đạt 71,6 tỷ USD trong đó dẫn đầu là các thương hiệu Dior, Tiffany.

LVMH đã công bố doanh số bán hàng năm 2021 với con số kỷ lục 71,6 tỷ USD. Thành tích này vượt qua mức 69,2 tỷ USD vào năm 2019 trước khi Covid-19 trở thành đại dịch thế giới khiến người mua sắm bị mắc kẹt ở nhà.

Màn trình diễn của gã khổng lồ kinh doanh đồ xa xỉ, được điều hành bởi tỷ phú Bernard Arnault đã minh chứng cho sự phục hồi hình chữ V khi các khách hàng giàu có đổ xô trở lại cửa hàng mua sắm. Tốc độ phục hồi được củng cố bởi các nền kinh tế khác cũng đang dần đi lên và giá trị tài sản tăng vọt.

Với tư cách là nhà cung cấp hàng xa xỉ mang tính thống trị, LVMH được hưởng lợi từ nhiều dòng sản phẩm, từ đôi giày sneaker in hình Louis Vuitton trị giá 1.000 USD đến nhẫn đính hôn Tiffany & Co.

Doanh thu thuần của mảng thời trang và hàng da, bao gồm Celine and Loewe, vượt cả Louis Vuitton tăng vọt hơn 42% so với mức năm 2019.

Doanh số của các chuỗi bán lẻ của LVMH, bao gồm Sephora và các cửa hàng miễn thuế miễn thuế DFS, ngành hàng nước hoa và mỹ phẩm là hai mảng duy nhất chưa quay lại mức của 2019 trong bối cảnh lượng khách du lịch châu Á đến châu Âu giảm rõ rệt.

Trong buổi thuyết trình trực tuyến trước các nhà phân tích và báo giới, tỷ phú Arnault cảnh báo rằng du lịch quốc tế có thể không trở lại trước năm sau hoặc năm 2024.

Tiffany vừa mới gia nhập tập đoàn một năm trước đã có kết quả đáng chú ý mặc dù cửa hàng lớn nhất của thương hiệu nằm trên Đại lộ số 5 ở New York đang đóng cửa để tân trang. Ông chủ LVMH cho biết, cửa hàng sẽ mở cửa trở lại vào cuối năm nay.

Cedric Ozazman, Giám đốc đầu tư của Reyl & Cie ở Geneva, cho biết kết quả kinh doanh của Tiffany là một bất ngờ rất thú vị, khẳng định xu hướng tích cực trong ngành trang sức như Richemont.

Cedric Ozazman cho biết thêm dù lạm phát tăng, LVMH vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ khả năng tăng giá ấn tượng cho các sản phẩm của mình.

Tỷ phú Arnault tiếp tục chia sẻ LVMH có lý do và luôn tôn trọng khách hàng dù tăng giá sản phẩm. Trước đó, Chanel đã tăng giá các sản phẩm mang tính biểu tượng của hãng với tỷ lệ cao hơn cả lạm phát khiến nhiều khách hàng phàn nàn.

Tuy nhiên ông thừa nhận một số sản phẩm của LVMH mang giá trị vượt trội, như là chiếc đồng hồ đặc biệt Nautilus do Tiffany kết hợp với Patek Philippe với số lượng có hạn chỉ 170 chiếc. Giá bán lẻ của nó là 52.635 USD và thậm chí còn đạt giá trị 6,5 triệu USD trong cuộc đấu giá.

LVMH vẫn đang rất đau buồn sau sự ra đi của giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam Virgil Abloh. Tỷ phú Arnault từ chối tiết lộ danh tính người kế nhiệm.

Trước đó, Abloh được ca ngợi rộng rãi vì sự sáng tạo cả ở lĩnh vực thời trang đường phố lẫn cao cấp, kiến trúc và thiết kế nói riêng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Lý do adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD cho NFT

Nhiều doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut, Pringles, adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD để gia nhập thị trường tài sản ảo.

Lý do Adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD cho NFT

Đầu tư vào thị trường NFT tiếp tục là xu hướng. Vào tháng 8, CNBC cho biết có một nhà đầu tư đã trả 1,3 triệu USD cho một tác phẩm kỹ thuật số.

Bên cạnh người dùng cá nhân, những doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut hay Pringles cũng ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng họ.

Visa tham gia cuộc đua với việc mua một NFT trị giá 150.000 USD. Công ty thời trang thể thao Adidas cũng chi 156.000 USD để gia nhập thị trường này.

Các chuyên gia cho rằng tham vọng bắt kịp xu hướng và kiếm thêm doanh thu là lý do khiến những công ty lớn tham gia vào thị trường tài sản ảo.

Đầu tư lướt sóng, mở rộng nguồn thu.

Theo Luật sư Tal Lifshitz, đồng chủ tịch của nhóm đầu tư tiền số và blockchain Kozyak Tropin & Throckmorton (KTT) có trụ sở tại Miami, Mỹ, việc các thương hiệu lớn đầu tư vào NFT là điều dễ hiểu.

“Đó là xu hướng đầy thú vị. Đồng thời, NFT cũng là công nghệ tiên tiến, có tiềm năng giúp những công ty này làm kinh doanh và tương tác với người dùng của họ”, Luật sư Tal Lifshitz nói với Forbes.

“Việc NFT trở nên phổ biến sẽ khiến giá trị và công dụng của nó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn là người duy nhất sở hữu điện thoại, điều đó thật vô nghĩa.

Nếu 2 người có điện thoại, nó dần có ích. Nếu hàng tỷ người có smartphone, bạn buộc phải có điện thoại. Đó là tương lai của NFT khi trở nên phổ biến”, ông Lifshitz cho biết.

Trong khi đó, bà Lydia Hylton, nhà đầu tư tại Redpoint Ventures cho rằng mục đích sau cùng khi các công ty mua NFT là vì lợi nhuận. Họ nhận thấy tiềm năng của những tài sản ảo này để gia tăng doanh thu, mở rộng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.

“Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton phát triển nhờ sự khan hiếm của sản phẩm. Họ đang phát hành NFT gắn mác LV cho metaverse. Những công ty này luôn tìm cách để tăng sự gắn kết với khách hàng”, bà Hylton cho biết.

Theo nhà đầu tư này, NFT còn có thể được áp dụng như một phần thưởng để khuyến khích người dùng mua sắm. Đồng thời, đây là một dạng quà tặng sáng tạo, cung cấp quyền truy cập giới hạn cùng các ưu đãi khác.

Tham gia vào xu hướng tương lai.

Tiến sĩ Dustin York, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Marryille nói rằng các công ty tham gia vào cuộc đua dựa trên thực tế người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong thế giới ảo.

“Khi người dùng tập trung tại trung tâm thương mại, các thương hiệu sẽ theo sau. Khi người dùng mua sắm online, những doanh nghiệp sẽ ở đó. Và khi khách hàng đang tập trung vào Web 3.0, các công ty sẽ bán NFT”, giáo sư Dustin York nói với Forbes.

Giáo sư York cho rằng NFT đang trong giai đoạn bị “hype”, phát triển quá mức. Ông dự báo sẽ đến lúc nào đó giá trị của NFT giảm đi đáng kể.

“Hiện tại NFT là xu thế, giống như các trang thương mại điện tử thời bong bóng dot-com. Tài sản ảo sẽ dần bình ổn và trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, giáo sư York chia sẻ.

Trong khi đó, nhà đầu tư NFT Andrew Lokenauth cho rằng các doanh nghiệp lớn chi tiền cho NFT vì metaverse là xu hướng của tương lai.

Theo ông Lokenauth, ngày càng có nhiều người dành thời gian trong thế giới ảo. Các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích từ việc tiếp thị trong metaverse nên sớm tham gia.

Lokenauth chỉ ra rằng có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber, Travis Scott, the Weeknd hay Ariana Grande tổ chức hòa nhạc trong metaverse. “Trong tương lai, các công ty thời trang xa xỉ sẽ tổ chức trình diễn trong thế giới ảo. Đó là lý do tại sao họ đang chi số tiền lớn”, nhà đầu tư này nói.

Người dùng phải cẩn trọng với NFT.

Bất chấp việc các thương hiệu lớn đầu tư hàng triệu USD vào tài sản kỹ thuật số, Forbes cho rằng nhà đầu tư mới cần thận trọng với lĩnh vực này.

Khía cạnh “ảo” của NFT là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo. Ví dụ như có những NFT giả được bán lại cho người dùng ít kinh nghiệm.

“Cần đảm bảo rằng người bán NFT thật sự nắm giữ tác phẩm. Các vấn đề về tác quyền tác phẩm số chưa được giải quyết”, luật sư Lifshitz nói.

Theo ông Justin Giudici, Trưởng bộ phận sản phẩm tại Telos Foundation, vấn đề này chưa đáng báo động vì thị trường nào cũng sẽ có thành phần lừa đảo. “Trước khi mua bất kỳ NFT nào, hãy tìm hiểu tài sản đó và đảm bảo rằng người bán không lừa đảo.

Khi có sự tham gia của những thương hiệu lớn, nhiều kẻ tận dụng thị trường đi lên để trục lợi”, ông Giudici nói.

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng nhiều nền tảng chưa hoàn thiện các bước xác minh tác phẩm, để lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Ông Akbar Hamid, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành tại 5CRYPTO cho rằng người dùng cần hiểu rõ về cách hoạt động của NFT, thị trường tiền số vào blockchain. Đồng thời, việc nắm vững cách bảo mật, sử dụng ví tiền số cũng rất quan trọng.

Xuân Sang – Theo Forbes

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci

Gucci – thương hiệu thời trang cao cấp của Ý với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng mốt thời trang thế giới. Để có được thành công đó, Gucci đã thực hiện những chiến lược marketing hiệu quả trên nhiều kênh khác nhau.

chiến lược marketing của gucci
Phân tích chiến lược Marketing của Gucci – Hành trình trở thành “Luxury Brand”. Source: Pexels

Trước khi tìm hiểu chiến lược Marketing và phân tích ma trận SWOT của Gucci, bạn có thể xem SWOT là gì để có những góc nhìn toàn diện nhất về mô hình ma trận này.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tổng quan về thương hiệu thời trang Gucci.

The House of Gucci hay còn gọi ngắn gọn Gucci – thương hiệu thời trang được thành lập bởi Guccio Gucci tại Florence vào năm 1906 tại Florence.

Gucci là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Sau hơn 100 năm phát triển, Gucci hiện có hơn 425 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới và nhiều cửa hàng nhượng quyền khác.

Thương hiệu Gucci mang logo hình 2 chữ G lồng ngược vào nhau tạo nên hình móng ngựa đặc trưng. Bằng sự khéo léo của mình, các nhà thiết kế của Gucci đã đưa biểu tượng này vào các sản phẩm túi xách, giày, mắt kính, quần áo… và trở thành điểm đặc trưng của thương hiệu này.

Một vài dấu mốc đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của Gucci:

  • Năm 1920: Guccio Gucci – nhà sáng lập Gucci mở một công ty nhỏ chuyên bán túi xách và yên ngựa tại Florence.
  • Năm 1930: Gucci thu hút đông đảo khách hàng thượng lưu sành điệu với các sản phẩm túi xách, giày, găng tay và dây lưng cho những người cưỡi ngựa.
  • Năm 1950: Gucci khai trương cửa hàng tại New York, London, Milan, Palm Beach, Beverl Hills để tạo dựng thương hiệu hàng đầu. Đây cũng là năm ra đời chiếc dây thắt lưng bằng vải sọc và chiếc giày da có đính kim loại nổi tiếng của Gucci.
  • Năm 1970: Gucci mở rộng kinh doanh sang châu Á bằng việc xây dựng các cửa hàng mới tại Hồng Kông và Tokyo.
  • Năm 1990: Tom Ford trở thành giám đốc thiết kế của Gucci.
  • Năm 1999: Thực hiện liên minh với Pinault – Printemps – Redoute và chuyển toàn bộ công ty từ những nhãn hiệu đơn lẻ thành một tập đoàn đa nhãn hiệu mang tên Kering.
  • Năm 2000: Mở thêm nhiều cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, đánh dấu sự có mặt của Gucci trên toàn cầu.

Mang một chất riêng khác biệt, Gucci trở thành thương hiệu thời trang thu hút mạnh mẽ người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, năm 2007, Gucci mở cửa hàng đầu tiên tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, đường Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh và ba năm sau Gucci mở cửa hàng thứ hai tại 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Với các cửa hàng tại những thành phố lớn của Việt Nam, Gucci đã đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hiệu cao cấp của giới mộ điệu thời trang trong nước.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Gucci.

Phân tích S (Strengths) – Điểm mạnh của Gucci.

Nhắc đến Gucci, người tiêu dùng sẽ nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp với sự hiện diện trên toàn thế giới.

Với hệ thống cửa hàng rộng lớn, Gucci thực hiện chặt chẽ công tác kiểm soát kênh phân phối. Đây cũng được xem là một phần trong chiến lược phòng thủ của Gucci để nắm bắt những giá trị gia tăng thay vì bán sản phẩm qua những đơn vị trung gian khác như nhà cung cấp hay nhà bán lẻ.

Ngoài ra, Gucci cũng thực hiện tăng số lượng cửa hàng mà họ trực tiếp quản lý, điều hành. Năm 2003, doanh thu từ các cửa hàng điều hành trực tiếp chiếm 63,1%, so với năm 1999 chỉ đạt 32,5%.

Phân tích W (Weaknesses) – Điểm yếu của Gucci.

Điểm yếu của Gucci phải kể đến sự bất ổn trong quản lý cũng như cơ sở tài chính, và xung đột lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp.

Sự bất ổn trong quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của công ty, khiến Gucci có thời gian lâm vào tình trạng khó khăn.

Cơ sở tài chính yếu kém suy giảm tỷ suất lợi nhuận cao trong nợ nần. Năm 1998 mức tăng nợ dài hạn 17 triệu $ và đến năm 1999 tăng lên 143 triệu $ và đến năm 2003 thì tăng lên 1,3 tỷ $.

Bên cạnh đó, việc phải đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu cũng khiến Gucci tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ.

Phân tích O (Opportunities) – Cơ hội của Gucci.

Các thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ là tiềm năng lớn cho các thương hiệu thời trang cao cấp, trong đó có Gucci.

Việc phát triển các mảng kinh doanh khác nhau của Gucci và tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực thời trang là cơ hội lớn của thương hiệu thời trang nổi tiếng này.

Phân tích T (Threats) – Thách thức của Gucci.

Là thương hiệu thời trang cao cấp và xa xỉ, Gucci không nằm ngoài luồng khi phải chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác.

Chưa kể có những thời điểm các nhãn hàng đồ thể thao như Adidas, Nike còn vượt mặt nhiều tên tuổi như Chanel, Louis Vuitton, Gucci về lượt tìm kiếm và yêu thích trên mạng xã hội.

Điều đó có thể thấy có những thời điểm các quý cô đã quá mệt mỏi với những món hàng hiệu nhanh chóng lỗi thời mà thay vào đó là các set đồ năng động, khỏe khoắn.

Ngoài ra, một thách thức lớn đối với Gucci đó là các mặt hàng, sản phẩm thường xuyên bị đạo nhái trên thị trường. Do đó, các khách hàng đích thực có thể quay lưng với họ nhằm tránh bị đụng hàng và thể hiện được đẳng cấp mà không phải ai cũng có được.

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci.

Chiến lược quảng cáo gây sốc (Shockvertising) của Gucci.

Dưới sự dẫn dẫn của Tom Ford – Giám đốc sáng tạo, Gucci đã đưa “sex sells” (Quảng cáo có yếu tố tình dục mạnh) lên một tầm cao mới.

Không chỉ tái tạo các dòng sản phẩm Gucci để ra mắt những trang phục quyến rũ, hiện đại mà còn làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm nên những TVC truyền thông gợi tình của Gucci.

Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng.

Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.

Mới đây, trong bộ ảnh quảng cáo Bộ sưu tập mùa xuân 2020, Gucci mang đến một không khí cổ điển nhưng cũng cực kì nổi loạn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu.

Chiến lược Influencer Marketing – hợp tác với những “Showbiz Icons”.

Với sự linh hoạt của mình, Gucci nhanh chóng hợp tác cùng những ngôi sao, “Showbiz Icons” nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu xa xỉ này.

Những biểu tượng phong cách thời trang nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng như Harry Styles, Kate Moss, Rihanna, Victoria Beckham… chính là những cái tên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Gucci trong nhiều chiến dịch quảng cáo.

Dưới thời của vị Giám đốc sáng tạo mới – Alessandro Michele thương hiệu này vẫn tiếp tục duy trì hợp tác cùng với các ngôi sao hàng đầu thế giới. Những “thần tượng giới trẻ” toàn cầu như Harry Styles, Lana Del Rey, EXO Kai, Jared Leto… đều được  Gucci “chiêu mộ” và trở thành đại sứ thương hiệu của họ.

Ngay sau khi EXO Kai xuất hiện với tư cách khách mời để chiêm ngưỡng BST Cruise 2019 của Gucci tại Pháp, lượng thảo luận về Gucci nhanh chóng đạt đỉnh và trở thành xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội Twitter.

Tại Việt Nam, Gucci cũng tích cực tổ chức các sự kiện dành cho ngôi sao, Fashionista với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đình đám như Quỳnh Anh Shyn, Khánh Linh Cô Em Trendy, AMEE, Châu Bùi… góp phần đưa thương hiệu Gucci đến gần hơn với giới trẻ.

Meme Marketing – dùng meme chẳng ngại “kém sang”.

Chẳng ngại “bắt trend” và “đùa vui” bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y).

Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).

Với chiến dịch quảng bá đồng hồ mới của mình, chiến dịch “That Feeling When Gucci”, thương hiệu này đã sáng tạo một chuỗi các hình ảnh hài hước, thú vị, phù hợp với tâm lý khách hàng và không hề “kém sang”.

Chiến lược marketing của Gucci này được đánh giá gần gũi và tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tuổi của Gucci.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Misa

Điều bí ẩn của chiếc túi mua sắm thương hiệu Ikea trị giá 2.000 USD

Tại sao thương hiệu hàng xa xỉ Balenciaga lại bán một chiếc túi trị giá 2.000 USD được mô phỏng theo chiếc túi mua sắm Ikea trị giá chỉ 1 USD.

Điều bí ẩn của chiếc túi mua sắm thương hiệu Ikea trị giá 2.000 USD

Điều gì đằng sau cơn sốt đối với những đôi giày thể thao mang thương hiệu Gucci trông có vẻ như tơi tả và hao mòn?

Nữ diễn viên người Mỹ, Sarah Jessica Parker đang làm gì khi lục tung đống quần áo bụi bặm ở chợ trời Rome’s Via Sannio?

Tại sao Cracco, một đầu bếp người Ý từng đoạt sao Michelin, lại sử dụng khoai tây chiên bán sẵn trong các món ăn của mình?

Chúng ta có xu hướng nghĩ về các biểu tượng mang tính địa vị bắt đầu từ các tầng lớp cao nhất của xã hội và sau đó xuống phần còn lại của xã hội.

Nhưng một xu hướng mới dường như đang trái ngược với mô hình này.

Thay vì sử dụng một sản phẩm xa xỉ mới hoặc nắm bắt các thị hiếu cao cấp mới mẻ, ngày càng nhiều thương hiệu uy tín và người nổi tiếng đang sử dụng các mặt hàng và thời trang cấp thấp hơn (ví dụ: túi mua sắm bằng nhựa, thức ăn đường phố).

Bị mê hoặc bởi những ví dụ khó hiểu này, các giáo sư của trường kinh doanh Columbia quyết định áp dụng góc nhìn tín hiệu (signaling perspective), nghĩa là hiểu cách người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để báo hiệu họ là ai, từ đó cố gắng hiểu hiện tượng này thực chất là gì.

Thay vì diễn ra từ trên xuống dưới, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những tín hiệu đặc biệt này đi theo một hướng khác, diễn ra nhỏ giọt từ dưới lên thẳng lên trên, bỏ qua những đoạn ở giữa.

Giày thể thao được nối băng keo hoặc khoai tây chiên bán sẵn là những thứ hạ cấp, nhưng không phải vì thế mà chúng có mặt ở khắp nơi trong các cửa hàng bình dân hoặc trong các nhà hàng hạng trung trước khi các thương hiệu hạng sang hay đầu bếp Cracco sử dụng chúng.

Do đó, thay vì xuyên suốt ở giữa, một số tín hiệu dường như đi tắt đón đầu trực tiếp từ thấp đến cao. Điều gì có thể giải thích quỹ đạo khác nhau này?

Khi các mặt hàng xa xỉ truyền thống, chẳng hạn như túi monogram mang tính biểu tượng của Louis Vuitton hay Chanel number 5 đã trở nên quá phổ biến và dễ bán hơn so với trước đây, những người giàu có cần những cách thay thế khác để thể hiện sự uy tín và quyền lực của họ.

Trong bối cảnh này, giới tinh hoa có thể thử nghiệm các văn hóa thấp kém và thị hiếu hạ cấp hơn mà không sợ bị mất địa vị, trong khi các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, những người có địa vị cao hơn thì đang làm điều ngược lại.

Khi áp dụng các xu hướng thấp cấp, giới tinh hoa kết hợp chúng với các mặt hàng cao cấp để đảm bảo tín hiệu của sự giàu có hay quyền lực vẫn rõ ràng. Sarah Jessica Parker có thể mặc áo khoác mua từ chợ trời, nhưng cô ấy lại mặc như vậy khi đi với giày cao gót mang thương hiệu hạng sang Louboutin.

Năm nay, chiếc áo khoác của ngôi sao Timothée Chalamet đã khiến nhiều đấng mày râu chú ý trên thảm đỏ, nhưng chính chiếc trâm cài Cartier bằng bạch kim, hồng ngọc và kim cương được ghim vào chiếc túi trước của anh đã nâng toàn bộ bộ trang phục lên một tầm cao mới mà không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Cracco có thể sử dụng khoai tây chiên bán sẵn trong các món ăn của mình, nhưng đồ ăn vặt này đi kèm với các món ‘sơn hào hải vị’ trong một bầu không khí đặc biệt.

Nói cách khác, những cá nhân có địa vị cao và những thương hiệu xa xỉ đã trộn lẫn và kết hợp thị các hiếu cao cấp với bình dân để phân biệt mình với những người tiêu dùng bình dân hơn.

Để kiểm tra các đề xuất của mình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm và quần áo, chứng minh rằng những người có địa vị cao thường trộn lẫn và kết hợp giữa các mặt hàng thấp cấp truyền thống với các loại tín hiệu khác để phân biệt chính họ.

Ví dụ: chúng tôi đã kiểm tra thực đơn của hơn 1.000 nhà hàng ở Thành phố New York và nhận thấy rằng, khi cung cấp các món ăn bình dân (ví dụ: bánh mì nướng, thịt nướng, gà rán), các nhà hàng cao cấp có xu hướng trộn chúng với nhiều nguyên liệu cao cấp hơn (ví dụ: nấm cục, tôm hùm, hoặc vịt).

Tương tự, những người được hỏi có địa vị cao có nhiều khả năng hơn các nhóm khác chọn thực đơn phục vụ có sự kết hợp giữa các thành phần cao cấp và thấp cấp trong các món ăn của họ chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt với gan ngỗng và tôm hùm kẹp với phô mai.

Trong một thử nghiệm khác, nơi những người trả lời được yêu cầu chọn phụ kiện cho một bộ trang phục, những người am hiểu thời trang có nhiều khả năng chọn những sản phẩm cao cấp vẽ các biểu tượng văn hóa thấp cấp, như túi đựng rác của Helmut Lang hoặc một đôi giày bệt thiết kế được lấy cảm hứng từ Crocs.

Nếu các mặt hàng thấp cấp chảy nhỏ giọt và trở nên cao hơn, thì điều này có tác động gì đối với các thương hiệu?

Các thương hiệu cao cấp có thể duy trì sự phù hợp bằng cách kết hợp các phong cách và xu hướng thấp cấp có chọn lọc vào bộ sưu tập của họ.

Thật vậy, một số thương hiệu cao cấp đã sử dụng chiến lược này. Các thương hiệu như Prada và Gucci đã sản xuất các phiên bản xa xỉ của các mặt hàng truyền thống ít quan trọng hoặc không có gì nổi bật, chẳng hạn như cầu trượt hồ bơi và dụng cụ làm ấm chân.

Trong một cuộc phỏng vấn, Miuccia Prada, nhà thiết kế chính của thương hiệu xa xỉ cùng tên Prada, tuyên bố rằng cô không ngừng chống lại những khuôn mẫu về sắc đẹp vốn có và đang cố gắng giới thiệu thêm về ‘sự xấu xí’ trong các thiết kế của mình.

Tương tự, chiến dịch và bộ sưu tập gần đây của Gucci mang tên “Gucci in the Streets” (#GucciDansLesRues) cũng được lấy cảm hứng từ văn hóa của sinh viên và cuộc biểu tình từ tận tháng 5 năm 1968 ở Paris.

Louis Vuitton đã chọn một chiến lược hơi khác. Thay vì xem xét các mặt hàng thấp cấp, các sáng kiến ​​và sự hợp tác gần đây của Louis Vuitton dường như cho thấy mối quan tâm tương tự đối với các nền văn hóa phụ nhưng đầy sắc sảo.

Trong những năm qua, thương hiệu đã tung ra một loạt các bộ sưu tập đồng thương hiệu cùng với Supreme, một thương hiệu ván trượt của Mỹ, và sự hợp tác với nghệ sĩ Jeff Koons, người nổi tiếng với các chủ đề về văn hóa đại chúng và các bản nghệ thuật mô phỏng về các đồ vật tầm thường.

Thông qua những lần hợp tác này, Louis Vuitton đã pha trộn và kết hợp một cách hiệu quả các hình in trần tục trên các sản phẩm da cao cấp và tinh tế của mình.

Những lựa chọn này chắc chắn sẽ khiến một số người mua hàng xa lánh, nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy những người tiêu dùng sành sỏi nhất có thể đánh giá rất cao những động thái này của các thương hiệu cao cấp mà họ yêu thích.

Kết luận, nghiên cứu này làm sáng tỏ cách các thương hiệu mang tính biểu tượng đang phát triển trong một thế giới mà hàng hóa xa xỉ đang trở nên phổ biến hơn.

Khi các dấu hiệu ưu việt truyền thống mất đi giá trị tín hiệu, người tiêu dùng và các thương hiệu cao cấp có thể cố tình chọn pha trộn và kết hợp giữa các loại tín hiệu khác nhau như một chiến lược phát tín hiệu thay thế mới để phân biệt chính họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nếu không chinh phục được Gen Z – Các nhãn hàng xa xỉ có thể bị xoá sổ vào năm 2030

Gen Z không còn hứng thú với những món hàng xa xỉ, các thương hiệu nội tiếng như Gucci, Louis Vuitton và Chanel đứng trước nguy cơ mất khách.

Singapore – Dec 14 2019: Gucci Store in The Shoppes at Marina Bay Sands; Shutterstock ID 1626424540; Notes: RR digital

Theo South China Morning Post, hiện nay, Gen Z chiếm hơn 25% lượng khách hàng tại thị trường Trung Quốc. Đến năm 2030, Gen Z sẽ trở thành nhóm khách hàng lớn của các thương hiệu xa xỉ ở hầu hết các thị trường.

Style’s Inside Luxury Column đánh giá Gen Z (những người đang ở độ tuổi dưới 25) là nhóm khách hàng khó chiều nhất cho đến thời điểm hiện tại vì sự rắc rối trong thói quen tiêu dùng của họ.

Thế hệ này dường như không hề trung thành với bất kỳ thương hiệu nào. Theo ý kiến của một số chuyên gia, điều họ quan tâm nhất là sản phẩm.

Họ có thể mua sắm ở khắp nơi và đối với họ, thương hiệu không quan trọng. Trong một cuộc thảo luận gần đây, một nhà phê bình thậm chí còn tuyên bố rằng, GenZ sẽ hoàn toàn chấm dứt việc hoang phí tiền của vào những mặt hàng xa xỉ.

Có hay không việc Gen Z sẽ đặt dấu chấm hết cho những thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis VuittonChanel… ? Có lẽ, trong tương lai gần, những thương hiệu thời trang tầm trung sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của Gen Z.

Gen Z – Những ‘nhà thông thái’ lớn lên cùng với mạng xã hội.

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng mạng xã hội. Khác với những thế hệ trước, từ khi biết đọc và viết, đối với Gen Z, thiết bị di động, màn hình cảm ứng và internet tốc độ cao chính là những vật bất ly thân.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, họ dành trung bình 7 – 8 h/ngày cho các hoạt động trực tuyến.

Gen Z là thế hệ đầu tiên thiếu tương tác với các hoạt động ngoài trời và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách họ tiếp cận thế giới và phần nào định hình trải nghiệm của họ đối với các thương hiệu. Gen Z xử lý thông tin nhanh hơn và dễ cảm thấy nhàm chán với những thông tin thiếu thú vị.

Tóm lại, đối với mạng xã hội, họ chỉ tập trung ngắn hạn trong khi các thế hệ trước vẫn kiên nhẫn với những nội dung kém hấp dẫn.

Nếu một tin tức không thú vị xuất hiện, Gen Z sẽ nhanh chóng “lượn” đi. Bởi lẽ, ngày nay, Gen Zers có vô số lựa chọn và họ là những người tiêu dùng khôn ngoan. Họ chỉ để mắt đến những thứ độc đáo và thú vị chứ không phải một sản phẩm bình thường.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ không xem trọng thương hiệu. Nói cách khác, nếu một thương hiệu muốn lọt vào mắt xanh của Gen Z phải tạo ra những giá trị thú vị.

Và Gen Z sẽ sử dụng thời gian rảnh (thoát ly khỏi những thiết bị kỹ thuật số) vào những trải nghiệm cao cấp.

Các thương hiệu vẫn còn cơ hội để khai thát nhóm khách hàng tiềm năng này. Và tất nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ đối với những nhãn hàng xa xỉ.

Chìa khóa tạo nên sự sang trọng chính là sự sáng tạo. Và điều kiện tiên quyết để tạo nên sự sang trọng của một thương hiệu nằm ở giá trị họ mang đến cho khách hàng. Những sản phẩm được tung ra thị trường phải có giá trị và hấp dẫn đến mức người tiêu dùng thèm khát được sở hữu nó.

Các thế hệ trước luôn sẵn sàng chờ đợi nguồn cảm hứng đến từ các thương hiệu nổi tiếng mà mình yêu thích và dễ dàng chấp nhận sự đổi mới chậm chạp của họ.

Một phần nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu hụt sự lựa chọn vì vậy họ không thể tìm được một phương án thay thế tốt hơn.

Và trên thực tế, tại thời điểm đó, rất ít doanh nghiệp có thể gia nhập phân khúc cao cấp, dẫn đến lượng đối thủ cạnh tranh trong môi trường này được giảm đi đáng kể.

Quay trở lại năm 2021 và kỷ nguyên tăng tốc, giai đoạn này đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt những thương hiệu mới nổi được thành lập bởi Gen Zers. Và sản phẩm của họ nhanh chóng được sử dụng bởi những người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo.

Nhờ vào sự nhạy cảm đối với thị trường, Gen Z dễ dàng tạo ra những sản phẩm phù hợp với lối sống kỹ thuật số và mang đến những giá trị bền vững, đa dạng nhưng không kém phần hội nhập.

Các thương hiệu nổi tiếng cần phải tập trung cao độ vào việc tạo ra giá trị. Họ phải trở thành những người kể chuyện lôi cuốn và hợp thời. Họ phải trở thành một phần của cuộc sống và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời.

Để thu hút Gen Z, việc nắm bắt nhu cầu và dự đoán xu hướng là vô cùng quan trọng. Các thương hiệu nổi tiếng cần được xây dựng để trở thành một phần thiết yếu, không thể thiếu trong đối với những khách hàng thông thái.

Vào năm 2030, doanh nghiệp của bạn sẽ chết nếu không tạo ra giá trị.

Vào năm 2030, nếu bạn không thu hút được Gen Z, bạn sẽ bị xoá sổ. Chỉ đơn giản vậy thôi. Gen Zers đã chiếm hơn 25% khách hàng của một số thương hiệu ở Trung Quốc, thị trường thời trang cao cấp lớn nhất thế giới.

Trong khi con số này thấp hơn đáng kể ở châu Âu và Bắc Mỹ (do độ tuổi dân số trung bình). Nhưng trong chưa đầy 10 năm nữa, Gen Z sẽ trở thành nhóm khách hàng lớn nhất đối với phân khúc hạng sang ở những quốc gia có dân số già như châu Âu và Bắc Mỹ.

Song, nếu Gen Z không đột nhiên trở nên trung thành với bất kỳ thương hiệu nào thì năm 2030 sẽ là thời điểm mà Gen Z muốn khám phá lại các thương hiệu đã từng khiến họ cảm thấy nhàm chán từ nhiều năm trước.

Vì vậy, để chiến thắng đối tượng khách hàng này, các thương hiệu cao cấp phải hành động ngay bây giờ.

Gen Z sẽ không đặt dấu chấm hết cho những đế chế xa xỉ. Đúng hơn là ngược lại. Không thế hệ nào sành điệu và có ý thức về thương hiệu như Gen Z.

Nhưng họ sẽ là người tạo nên sự diệt vong cho những thương hiệu chỉ đang giả vờ sang trọng. Nếu định vị thương hiệu của bạn hao hao với những doanh nghiệp khác và không mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng trong mắt Gen Zers thì cơ hội tồn tại đến năm 2030 là không tồn tại.

Việc tạo ra giá trị tối ưu chưa bao giờ quan trọng như lúc này.

Các thương hiệu như Hermès, Chanel, Gucci, Louis Vuitton và Dior đang hoàn toàn hướng sự tập trung vào Gen Z.

Họ thu hút Gen Z thông qua các bộ sưu tập mang tính đột phá cao, những kế hoạch hợp tác đầy cảm hứng với các nghệ sĩ K-pop cùng những thương hiệu nổi bật trong nhiều lĩnh vực. Không những thế, họ còn kết nối với các nhà thiết kế thời trang đường phố và những nhân vật có tầm ảnh hưởng.

Thị hiếu địa phương cũng quan trọng như xu hướng toàn cầu. Và điều này đã mang đến sự tự do trong hoạt động sáng tạo của những đội ngũ nổi tiếng ở các khu vực như Trung Quốc và Mỹ.

Các thương hiệu nên sẵn sàng đổi mới, triển khai những chương trình mang tính giải trí và bắt đầu thử nghiệm với các nền tảng truyền thông xã hội cũng như tiếp cận những trò chơi trực tuyến đang thịnh hành.

Gen Z chính là chìa khóa thành công của những thương hiệu cao cấp dù ở hiện tại hay tương lai. Ngày thất bại của các doanh nghiệp sẽ được định đoạt nếu họ chỉ biết chờ đợi mà không mải mai đến việc truyền cảm hứng và tạo ra giá trị cho giới trẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Louis Vuitton, Prada và Cartier thử nghiệm blockchain để chống hàng giả

LVMH, Prada và Cartier đang cùng hợp tác để cung cấp giải pháp blockchain cho khách hàng muốn tìm kiếm thêm tính xác thực cho sản phẩm. 

Theo Bloomberg, liên minh các thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới mới đây cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ đang tiến hành dự án Aura Blockchain để cung cấp giải pháp hỗ trợ công nghệ chuỗi khối cho tất cả các thương hiệu cao cấp, đảm bảo với khách hàng về tính xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch.

Các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuiton, Prada và Cartier thường phải đối mặt với rủi ro mất hàng tỷ USD doanh thu vào tay thị trường hàng giả.

Theo công ty nghiên cứu Frontier Economics, hoạt động buôn bán hàng giả trên toàn cầu sẽ đạt 991 tỷ USD vào năm 2022, gần gấp đôi con số của năm 2013. Ước tính này bao gồm hàng xa xỉ, sản phẩm tiêu dùng và các danh mục khác như dược phẩm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành LVMH Antonio Belloni nói rằng công nghệ chuỗi khối blockchain là phương thức kỹ thuật số để xác nhận giao dịch bằng cách cung cấp các chứng chỉ bảo đảm hàng thật được mã hóa cho sản phẩm.

Ngoài ra, các đối thủ sẽ không truy cập được dữ liệu khách hàng được mã hóa trên blockchain. “Niềm tin là chìa khóa duy nhất mà ngành công nghiệp chúng tôi hình thành và cũng là điều chúng tôi thực sự muốn gìn giữ”, ông Belloni nói.

Theo ông Belloni, liên minh mới là cách để thiết lập một tiêu chuẩn ngành thay vì để mỗi thương hiệu thời trang phát triển giải pháp đảm bảo của riêng họ.

Aura Blockchain đang liên hệ thêm các nhóm thương hiệu xa xỉ khác, nhưng ông Belloni từ chối tiết lộ chi tiết.

Giám đốc điều hành Cartier Cyrille Vigneron nói:

Cartier đã thử nghiệm tính năng trả lại các sản phẩm trực tuyến, cho phép người mua hàng chụp và tải ảnh sản phẩm lên blockchain để chứng minh rằng tình trạng của sản phẩm họ trả lại không bị thay đổi giữa thời điểm họ nhận được hàng và thời điểm họ chuyển nó trở lại thương hiệu.

“Đó là việc dường như rất đơn giản nhưng nó có nghĩa là sự tin tưởng giữa hai bên được nâng cao hơn.”

Mặc dù công nghệ mới được kích hoạt bởi blockchain, nhưng không chấp nhận thanh toán hàng hóa bằng tiền điện tử.

Microsoft và ConsenSys là đơn vị giúp các tập đoàn thời trang xa xỉ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho giải pháp này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH