Skip to main content

Thẻ: nokia

Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới

Nokia Bell Labs vừa công bố kết quả nghiên cứu đột phá đầu tiên trong ngành được gọi là Mạng ngôn ngữ tự nhiên, với khả năng cho phép vận hành các môi trường mạng thông qua câu lệnh bằng giọng nói hoặc văn bản đơn giản (tương tự như cách tương tác với các chatbot như ChatGPTGoogle Bard).

Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới
Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới

Mạng ngôn ngữ tự nhiên sẽ loại bỏ sự phức tạp của hoạt động quản lý mạng, đồng thời cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng cuối. Bằng cách sử dụng công nghệ AI, các mạng này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ triển khai và duy trì cấu hình mạng lý tưởng cho bất kỳ khách hàng nào ngay khi được yêu cầu.

Ngoài ra, Mạng ngôn ngữ tự nhiên còn liên tục đúc rút kinh nghiệm, học hỏi từ các hành động của mình, tối ưu hóa mạng hơn nữa sau mỗi yêu cầu. Khi kiến thức của nó tăng lên, Mạng ngôn ngữ tự nhiên có thể dự đoán nhu cầu dịch vụ và ứng dụng đồng thời tự thích ứng với các yêu cầu đó mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của con người.

Ông Csaba Vulkan, trưởng nhóm nghiên cứu tự động hóa hệ thống mạng của Nokia Bell Labs, cho biết: “Các nhà khai thác sẽ không cần phải nghiên cứu catalogue kỹ thuật hoặc đặc tả API phức tạp trong khi thực hiện cấu hình mạng.

Thay vào đó, một câu lệnh đơn giản như ‘Tối ưu hóa mạng tại vị trí X cho dịch vụ Y’ sẽ đáp ứng đúng yêu cầu đó. Những yêu cầu như vậy có thể được sử dụng để cấu hình mạng không dây trong nhà máy để tự động hóa rô-bốt hoặc tối ưu hóa mạng tại một buổi hòa nhạc khi người xem đăng tải trên nhiều mạng xã hội.

Mạng ngôn ngữ tự nhiên là một phần của sáng kiến nghiên cứu mới của Nokia Bell Labs có tên UNEXT. Được đặt tên theo UNIX, hệ điều hành huyền thoại do Nokia Bell Labs phát minh, UNEXT sẽ định nghĩa lại phần mềm và hệ thống mạng giống như cách mà UNIX đã định hình lại lĩnh vực điện toán. UNEXT sẽ làm cho quá trình tích hợp một cách an toàn mọi thiết bị với môi trường mạng trở thành một công việc đơn giản bằng cách biến môi trường mạng trở thành một hệ điều hành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thất bại của Nokia và bài học về sự chuyển mình của thương hiệu

Symbian từng là hệ điều hành thống trị thế giới smartphone, nhưng sự ra đời của iPhone và sự xuất hiện của Android đã đặt dấu chấm hết cho nền tảng này. Tuy nhiên, từng đứng trên đỉnh vinh quang, Symbian sẽ không chịu thua trong lặng lẽ mà không có sự phản kháng.

Thất bại của Nokia và bài học về sự chuyển mình của thương hiệu
Thất bại của Nokia và bài học về sự chuyển mình của thương hiệu

Symbian là nền tảng cốt lõi của hệ điều hành và có các giao diện người dùng được phát triển dựa trên đó. Series 60 có lẽ là nổi tiếng nhất trong số đó. Xuất hiện lần đầu với Nokia 7650, đây không chỉ là điện thoại có khả năng chụp ảnh đầu tiên của Nokia mà còn là điện thoại Symbian đầu tiên dành cho thị trường đại chúng, trước đó chỉ có một số sản phẩm dành cho thị trường ngách, không được phổ biến rộng rãi.

Phần lớn, Series 60 chạy trên điện thoại có màn hình từ 2 đến 3 inch. Giao diện người dùng được xây dựng dựa trên nút D-pad, được sử dụng để điều hướng giữa các thành phần trên màn hình và một số nút tính năng, kích hoạt các hành động tùy theo ngữ cảnh.

Ngoài ra còn có Series 80, được sử dụng trong điện thoại Communicator có bàn phím QWERTY của Nokia, nhưng công ty Phần Lan chủ yếu sử dụng S60. Nokia 9210 Communicator cũng là chiếc điện thoại đầu tiên chạy Symbian, nhưng như đã nói ở trên, đây không phải sản phẩm dành cho đại chúng. Không có chiếc Communicator nào có màn hình cảm ứng.

Ngoài ra còn có Symbian UIQ, được xây dựng cho các thiết bị kiểu PDA. UIQ được thiết kế cho màn hình cảm ứng. Màn hình cảm ứng điện trở lúc bấy giờ được thiết kế để sử dụng bằng bút cảm ứng nhọn thay vì ngón tay. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng ngón tay, đặc biệt là móng tay, kèm theo một chút lực để sử dụng.

Đến năm 2008, chúng ta có phiên bản thứ 5 của Symbian Series 60 hay sau này được gọi là Symbian^1 (thật may mắn vì hệ điều hành ngày nay đã có cách đặt tên phiên bản nhất quán hơn). Đây là giao diện người dùng Symbian được xây dựng hỗ trợ cảm ứng, nhưng thay vì lấy cảm hứng từ những chiếc PDA như UIQ đã làm, nó lại lấy cảm hứng từ iPhone và thực hiện theo một cách tồi tệ.

Cho đến thời điểm đó, Symbian Series 60 được thiết kế để điều khiển bằng D-pad và bàn phím. Phiên bản thứ 5 chỉ là làm cho giao diện phản ứng với thao tác chạm, dẫn đến trải nghiệm sử dụng rất kém.

Lần này, chúng ta sẽ tập trung vào sản phẩm tiếp theo, Symbian Anna, ra mắt một năm sau Symbian^3 (Symbian^2 chỉ ra mắt ở Nhật Bản). Anna được ra mắt vào đầu năm 2011 cùng với Nokia X7 và Nokia E6. E6 là một chiếc điện thoại dạng thanh có bàn phím QWERTY và màn hình cảm ứng 2.45 inch, nhưng X7 hoàn toàn là cảm ứng (màn hình 4.0 inch).

Điều tuyệt vời hơn nữa là chủ sở hữu của một số máy Nokia cũ hơn sẽ nhận được bản cập nhật Anna, ví dụ như Nokia N8 và E7. Nokia C7 và C6-01 cũng được cập nhật.

Có lẽ hai nâng cấp lớn nhất trên Anna so với ^3 là bàn phím mới và trình duyệt mới. Nghe có vẻ quá nhỏ, nhưng thật sự điều này mang lại khác biệt rất lớn. Bạn có thể thấy bàn phím dọc của Symbian^3 ở bên trái, bàn phím của Anna bên phải.

Thứ bạn đang thấy ở bên trái không phải là ứng dụng đang chia sẻ màn hình với bàn phím. Không, đây là giao diện nhập văn bản, nó bao phủ toàn bộ màn hình và hiển thị một khung dành cho văn bản và bàn phím nằm bên dưới.

Ngược lại, bàn phím của Anna giống như bất kỳ hệ điều hành nào hiện nay, chỉ xuất hiện ở nửa dưới màn hình, che khuất một phần ứng dụng nhưng cũng chừa không gian khá thoải mái cho phần nội dung.

Và nếu bạn muốn dùng bàn phím ảo QWERTY trên ^3, bạn phải xoay ngang điện thoại, chỉ có bàn phím T9 khi dùng điện thoại chiều dọc.

Tệ hơn nữa, vì cảm ứng đa điểm không được hỗ trợ, bạn không thể nhấn nhiều phím ngay cả trên bàn phím QWERTY đầy đủ chế độ nằm ngang, do đó không thể tăng tốc độ nhập dữ liệu của mình. Anna cũng không có cảm ứng đa điểm.

Như đã đề cập trước đó, nâng cấp lớn khác là trình duyệt. Trong những ngày đầu của Internet di động có một thứ gọi là WAP, hoạt động rất hạn chế. Cuối cùng, khi màn hình trở nên tốt hơn, CPU nhanh hơn, RAM tăng lên và dữ liệu di động nhanh hơn, điện thoại đã tham gia vào World Wide Web thực sự, nơi mà các máy tính tiếp xúc với thế giới mạng. Nhưng điều này đòi hỏi một thế hệ trình duyệt mới để có được trải nghiệm đầy đủ.

Giao diện trình duyệt được thiết kế lại để dành phần lớn màn hình hiển thị trang web, thanh trạng thái/URL ở trên cùng, có nút quay lại ở góc dưới bên trái và nút menu ở dưới bên phải.

Các tab cũng được hỗ trợ các công nghệ web mới như HTML5. Flash vẫn chưa hoàn thiện – trình duyệt Symbian chỉ hỗ trợ Flash Lite 4. Điều này gần như loại trừ việc chơi game Flash và xem video YouTube trong trình duyệt (bạn phải sử dụng ứng dụng).

Anna còn mang đến một số cải tiến khác nữa. Ví dụ: Symbian đã hỗ trợ các widget màn hình chính một thời gian, thậm chí có thể tạo nhiều màn hình chính. Tuy nhiên, việc điều hướng giữa chúng không trôi chảy như trên Android – bạn sẽ vuốt sang một bên, sau đó hoạt ảnh trượt sẽ diễn ra. Với Anna, giống như trên Android, màn hình chính sẽ ngay lập tức di chuyển theo ngón tay của bạn.

Nokia cũng cải tiến ứng dụng email, ứng dụng lịch và ứng dụng Ovi Maps. Công ty cũng thay đổi các biểu tượng thành hình tròn, mà vẫn phổ biến đến tận ngày nay.

Nhưng dù sao, Anna vẫn kém xa Android. Những công ty dùng Symbian trước đây như Sony Ericsson và Motorola đã chuyển sang Android, chỉ có Nokia là giữ cho hệ điều hành cũ tiếp tục hoạt động, như một động thái vùng vẫy trước thời đại mới. Nokia sau này cũng đã từ bỏ Symbian và đi theo Windows Mobile, nhưng cuối cùng cả hai đều có kết cuộc tồi tệ. Windows Mobile bị khai tử, còn Nokia phải bán bộ phận điện thoại cho công ty khác, sản xuất điện thoại Android tầm trung.

Có thể nói Nokia đã quá tự tin vào Symbian mà không kịp thay đổi để phù hợp thời đại cảm ứng mà iPhone và Android mang đến. Có lẽ nếu hãng chịu bỏ “cái tôi” của mình đi mà tiếp nhận Android sớm hơn, có khả năng lúc này Nokia vẫn còn là một tên tuổi lớn trong thị trường smartphone.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

Nokia kiện Amazon vi phạm bằng sáng chế phát trực tuyến

Các vụ kiện Amazon đã được Nokia nộp tại tòa án Mỹ, Đức, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Theo Bloomberg, Nokia đã kiện Amazon tại các tòa án trên khắp ba châu lục, cáo buộc gã khổng lồ thương mại điện tử này sử dụng công nghệ của mình trong các dịch vụ và thiết bị phát trực tuyến mà không được cấp phép.

Arvin Patel, Giám đốc cấp phép của Nokia cho biết trên website của công ty rằng các vụ kiện đã được nộp ở Mỹ, Đức, Ấn Độ, Anh và Tòa án sáng chế thống nhất châu Âu. Ngoài ra, một vụ kiện cũng đã được đệ trình chống lại HP ở Mỹ về các công nghệ liên quan đến video.

Patel cho biết Nokia đã cố gắng thảo luận với Amazon và HP trong nhiều năm, nhưng đôi khi kiện tụng là cách duy nhất để đáp trả những công ty chọn không tuân theo các quy tắc được người khác tuân theo và tôn trọng.

Patel nói các công ty này cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến hoặc thiết bị phát trực tuyến được hưởng lợi ích to lớn từ nghiên cứu của Nokia, do đó cần phải được đền bù tương ứng. Cả Amazon và HP đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Nokia nói kiện tụng không bao giờ là lựa chọn đầu tiên của hãng, phần lớn các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế đều được thống nhất một cách thân thiện.

Nhưng những năm gần đây, các cơ quan quản lý như Ủy ban châu Âu đã nỗ lực giảm việc đưa ra tòa các tranh chấp về công nghệ như điện thoại di động, cho rằng việc này kéo dài có thể cản trở sự đổi mới. Vào tháng 6 qua, Nokia công bố thỏa thuận cấp phép với Apple Inc. nhưng không tiết lộ các điều khoản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên trong bối cảnh kinh doanh bết bát

Hãng tin CNBC cho hay Nokia mới đây đã tuyên bố sẽ cắt giảm 14.000 lao động để tiết kiệm chi phí trong bối cảnh kết quả kinh doanh tệ hại quý III/2023.

Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên
Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên

Cụ thể, doanh số của thương hiệu nổi tiếng này đã giảm 20% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 4,98 tỷ Euro. Lợi nhuận của hãng cũng giảm 69% so với cùng kỳ năm 2022 xuống chỉ còn 133 triệu Euro.

Chính thương hiệu Phần Lan này cũng đã phải ngậm ngùi thừa nhận sau khi hồi sinh rằng đang phải đối mặt với một thị trường đầy thách thức.

Mặc dù đã bán đứt mảng kinh doanh điện thoại để cố hồi sinh thông qua mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng viễn thông nhưng có vẻ Nokia vẫn chẳng thoát được khó khăn.

Hiện Nokia đang đặt mục tiêu cắt giảm chi phí trong khoảng 800 triệu Euro đến 1,2 tỷ Euro từ nay đến cuối năm 2026, qua đó sa thải bớt từ 86.000 lao động xuống chỉ còn 71.000-77.000 người.

Theo CNBC, Nokie đang phải đối mặt với sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu trong khi các nhà mạng ngày càng hạn chế đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng.

Câu chuyện của Nokia đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi thương hiệu này có cú hồi sinh ngoạn mục vào năm 2013, chuyển mình từ một hãng thuần kinh doanh điện thoại sang công ty chuyên kinh doanh hạ tầng viễn thông.

Dẫu vậy, dù đã hồi sinh nhưng cho đến hiện tại thì Nokia cũng đang phải “hấp hối”.

Hiện điện thoại Nokia vẫn được sản xuất và phân phối nhưng bởi hãng HMD Global Oyj. Công ty này lấy được bản quyền từ tay Microsoft sau khi tập đoàn mua lại mảng sản xuất điện thoại từ tay Nokia vào năm 2014.

Tuy nhiên ngay cả HMD cũng gặp khó sau khi Microsoft không cứu được dòng điện thoại Nokia huyền thoại năm nào.

Không phải lần đầu

Trên thực tế, đây không phải lần đầu Nokia bị nhận định là mất công hồi sinh để rồi chỉ đốt tiền của nhà đầu tư.

Vào năm 2017, việc 2 công ty là HMD Global Oyj, doanh nghiệp Phần Lan sở hữu các nhân viên kỳ cựu trước đây của Nokia, và FIH Mobile, một phân nhánh của Foxconn sở hữu mảng sản xuất điện thoại cơ bản của Nokia, chịu khoản lỗ kỷ lục đã chứng minh việc hồi sinh một thương hiệu huyền thoại không hề dễ.

Cả 2 doanh nghiệp trên đã rót một lượng vốn khủng để hồi sinh Nokia và đạt được doanh thu khủng, nhưng lợi nhuận thì lại xuống mức thấp kỷ lục.

Tại thị trường Châu Âu nơi mọi hoạt động của FIH đều liên quan đến Nokia, doanh thu năm 2016 của hãng tăng gấp 10 lần đạt 1,7 tỷ USD nhưng lợi nhuận lại giảm xuống chỉ còn 160 triệu USD.

Trước đó vào năm 2013, Microsoft cũng đã từng cố thử hồi sinh Nokia khi chi 7,2 tỷ USD để phát triển dòng sản phẩm Windows Phone nhưng theo nhiều ước tính, tập đoàn này đã lỗ đến 8 tỷ USD từ dự án và buộc phải chấp nhận từ bỏ.

Cũng chính vụ việc này đã góp phần khiến CEO Steve Ballmer lúc đó của Microsoft bị mất chức để nhường chỗ cho CEO Satya Nadella hiện tại.

Hàng loạt những sự kiện này khiến nhà đầu tư liên tục đặt câu hỏi liệu Nokia có đang thực sự hồi sinh thành công hay vẫn chỉ đang hấp hối kéo dài suốt nhiều năm?

Chuyển mình hay kéo dài hơi tàn?

Nokia là thương hiệu điện thoại nổi tiếng của Phần Lan có lịch sử 155 năm, bắt đầu từ một xưởng sản xuất giấy vào năm 1865. Vào năm 2007, thị phần mảng điện thoại di động của hãng chiếm đến 40% thế giới cho đến khi iPhone của Apple ra đời.

Chỉ 5 năm sau đó, thị phần của Nokia đã giảm tới 96%. Riêng trong nửa đầu năm 2012, hãng đã lỗ đến hơn 2 tỷ USD.

Đây chính là lúc Nokia quyết định chơi canh bạc tất tay khi bán lại toàn bộ mảng kinh doanh di động cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD để rồi khiến CEO Ballmer mất chức sau đó như đã nói ở trên.

Sau khi bán đi mảng kinh doanh chính làm nên thành công của mình, Nokia bắt đầu chuyển hướng kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông bằng việc mua lại Siemen vào năm 2013 nhờ nguồn tiền thanh toán từ Microsoft.

Canh bạc này đã giúp Nokia thu được lợi nhuận và có vẻ dần hồi sinh. Đến năm 2015, hãng thậm chí đã thực hiện phi vụ thâu tóm Alcatel-Lucent với tổng giá trị 16,6 tỷ USD, qua đó vươn lên từ một nhà cung cấp mạng di động thành tập đoàn cung ứng đầy đủ hạ tầng mạng viễn thông, từ mạng quang cho đến IP định tuyến.

Nhận thức được đường đi mới, Nokia đã quyết định bán nốt mảng kinh doanh bản đồ công nghệ cho các doanh nghiệp ô tô Đức với giá 3 tỷ USD.

Vậy là từ lúc tái cơ cấu cho đến năm 2017, Nokia đã thay đổi 99% nhân sự và 80% ban quản trị. Tổng giá trị thị trường đã tăng hơn 500% trong 5 năm.

Thế nhưng trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Nokia bắt đầu gặp thách thức trở lại khi nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ đại dịch, lạm phát cũng như sự suy giảm đầu tư của các nhà mạng.

Cổ phiếu của Nokia (NOK) đã giảm đến gần 40% trong 5 năm qua do tình hình khó khăn của ngành cơ sở hạ tầng viễn thông.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Nokia có sống sót tiếp qua giai đoạn này hay không hay thương hiệu nổi tiếng này lại một lần nữa cần được hồi sinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ

Từ bỏ “hào quang” một thời ở mảng điện thoại, Nokia chuyển hướng làm công nghệ cho doanh nghiệp, cam kết hỗ trợ cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ
Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ

Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam Ruben Flores cho biết mỗi khi ông nói rằng đang làm việc tại Nokia, mọi người đều hỏi về mảng điện thoại – thứ đã làm nên tên tuổi của Tập đoàn đến từ Phần Lan này.

Khi tôi nói với một số người rằng tôi đang làm việc tại Nokia, họ thường hỏi rằng điều gì đã xảy ra với mảng điện thoại.

Chúng tôi luôn tự hào về lịch sử, nhưng đó đã là quá khứ. Giờ đây, Nokia đã bước sang chương mới, không chỉ tiếp tục phương châm kết nối thế giới, mà chúng tôi còn giúp thế giới cùng nhau hành động”, ông Ruben Flores – Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam cho biết.

Chia sẻ trên được ông Flores phát biểu trong khuôn khổ sự kiện “Amplify Vietnam” diễn ra tại Hà Nội hôm 6/6. Tại đây, phía Nokia đã nêu định hướng mới về công nghệ, cũng như chiến lược mới của Tập đoàn nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Cái tên Nokia trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam nhờ những chiếc điện thoại di động đời đầu nổi tiếng vì độ bền. Tuy nhiên, tròn 30 năm trước, Nokia cũng là đơn vị hỗ trợ dự án mạng 2G cho Mobifone, sau đó là cho VNPT vào năm 1996.

Về giải pháp liên quan đến mạng 2G, 3G rồi 4G, Nokia đã đồng hành cùng tất cả các nhà mạng lớn ở Việt Nam như VNPT, Viettel và Mobifone.

Khi Việt Nam công bố vùng phủ sóng 5G ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành hồi năm 2020, Nokia cũng đồng hành với họ để xây dựng các trạm phát sóng, đặc biệt là ở Hà Nội như khu vực hồ Hoàn Kiếm”, ông Hoàng Ngọc Thức – Giám đốc Công nghệ Nokia Việt Nam cho hay.

Sau khi từ bỏ mảng sản xuất điện thoại gần 10 năm trước, chiến lược mới của Nokia chính là trở thành tập đoàn hàng đầu về đổi mới công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp (B2B), tiên phong phát triển các giải pháp mạng tiên tiến và tạo ra những tiến bộ về công nghệ B2B.

Để khẳng định sự chuyển mình và thay đổi định vị thương hiệu Nokia với khách hàng về việc Nokia vẫn sản xuất điện thoại, Tập đoàn đã công bố logo mới hồi cuối tháng 2. Giờ đây, Nokia là một thương hiệu mới tập trung vào hệ thống mạng lưới thông tin và ngành công nghiệp số hóa.

Phía Nokia cho biết họ mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (CSP) Việt Nam để mở ra những tiềm năng số của họ, cũng như nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà tiến trình chuyển đổi số mang lại.

Ông Hoàng Ngọc Thức chỉ ra rằng 5G sẽ là hạ tầng quan trọng với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, có thể đóng góp tới 7,34% vào tăng trưởng GDP của đất nước đến năm 2025.

Ngoài ra, Nokia cũng hoạt động rất tích cực cùng các đối tác ở Việt Nam để sản xuất các thiết bị 5G, tạo ra những sản phẩm “Made in Vietnam” xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài. Hiện nay, Nokia sản xuất cả các thiết bị băng rộng cố định và băng rộng di động.

Khi thời điểm thương mại hóa dịch vụ 5G đến gần, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên chuyển đổi.

Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của tiến trình số hóa đối với đất nước. Do đó, chúng tôi cam kết hỗ trợ hệ sinh thái Việt Nam trong việc nắm bắt và thúc đẩy cơ hội này trong tất cả các ngành.

Với chiến lược thương hiệu mới, chúng tôi có vị thế sẵn sàng hơn bao giờ hết để hợp tác với khách hàng và đối tác nhằm khai phóng tiềm năng to lớn của hạ tầng mạng của họ, tạo ra tác động lâu dài”, ông Ruben Flores nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

Nokia báo cáo lợi nhuận sụt giảm vì người tiêu dùng giảm chi tiêu

Nhà sản xuất thiết bị mạng không dây và cố định Nokia báo cáo lợi nhuận quý I thấp hơn dự kiến, do tình hình kinh tế đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của khách hàng.

Nokia báo cáo lợi nhuận sụt giảm
Nokia báo cáo lợi nhuận sụt giảm

Công ty có trụ sở tại Espoo, Phần Lan báo cáo lợi nhuận ròng là 375 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, giảm 18% so với hơn 450 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận có thể chia cho cổ đông là hơn 360 triệu USD, giảm so với gần 450 triệu USD cùng kỳ. Dù vậy, doanh thu của Nokia tăng 10% lên hơn 6,3 tỷ USD.

Nokia là một trong những nhà cung cấp thiết bị hạ tầng 5G chính trên thế giới. Cạnh tranh với công ty Phần Lan trong ngành công nghệ băng thông rộng mới nhất là Ericsson của Thụy Điển, Huawei của Trung Quốc và Samsung của Hàn Quốc.

Đề cập đến việc tăng doanh số bán hàng, Pekka Lundmark, Giám đốc điều hành Nokia, cho biết quý đầu năm 2023 là “một khởi đầu vững chắc” cho Nokia.

Tuy nhiên Lundmark lưu ý hãng bắt đầu thấy một số dấu hiệu về môi trường kinh tế ảnh hưởng đến chi tiêu của khách hàng.

“Do nhu cầu liên tục đầu tư vào 5G và cáp quang, chúng tôi coi đây chủ yếu là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, công ty sẽ duy trì kỷ luật về chi phí để đảm bảo vượt qua giai đoạn này”, CEO của Nokia cho biết trong một tuyên bố.

Sau quý đầu năm không đạt kỳ vọng, Nokia cho biết vẫn đang trên đà đạt được một năm tăng trưởng nữa vào năm 2023, với lợi nhuận trong nửa cuối năm sẽ cao hơn nửa đầu năm.

Cuối năm ngoái, khi công bố doanh thu năm tăng 12%, hãng này cũng đưa ra kỳ vọng tương tự nhờ tăng trưởng hạ tầng 5G ở Bắc Mỹ và Ấn Độ.

Kỳ vọng của Nokia là 5G, giống như 4G, sẽ có một đỉnh điểm nhất định khi các doanh nghiệp viễn thông tăng đầu tư để phủ sóng nhanh nhất có thể. “Sau đó sẽ là giai đoạn chững lại, trở thành một công việc kinh doanh ổn định và dần dần cải thiện tỷ suất lợi nhuận”, Lundmark dự đoán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Huawei dẫn đầu thị trường viễn thông toàn cầu

Huawei thua Nokia và Ericsson về thị phần thiết bị viễn thông bên ngoài Trung Quốc nhưng vẫn dẫn đầu thị trường về tổng doanh thu năm 2021.

Huawei dẫn đầu thị trường viễn thông toàn

SCMP dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu Dell’Oro cho biết trong năm 2021, Ericsson và Nokia đều có 20% thị phần doanh thu trên thị trường thiết bị viễn thông ngoài Trung Quốc, trong khi Huawei là 18%.

Nhà phân tích Stefan Pongratz của Dell’Oro cho biết: “Những áp lực chính phủ Mỹ nhắm vào việc hạn chế triển khai thiết bị mạng viễn thông của Huawei bên ngoài Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến công ty”.

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu, doanh số bán thiết bị viễn thông toàn cầu năm ngoái đạt gần 100 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2020. Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư tổng thị trường.

Mặc dù đánh mất một số vị trí trên thị trường viễn thông, tổng doanh thu trong lĩnh vực này của Huawei vẫn đứng đầu với khoảng 28% thị phần do bám sát thị trường Trung Quốc. Năm ngoái Huawei chiếm 31%, Nokia và Ericsson cùng chiếm 15%.

Theo SCMP, Huawei và ZTE Corp là những nhà cung cấp chính thiết bị 5G, bao gồm cả các trạm gốc cho ba nhà khai thác mạng không dây lớn nhất thế giới là China Mobile, China Unicom và China Telecom.

Ba nhà khai thác này cùng dẫn đầu sự phát triển của mạng di động 5G lớn nhất thế giới ở Trung Quốc. Dự kiến có hai triệu trạm gốc 5G được lắp đặt trong năm nay.

Các nhà phân tích tại Dell’Oro cho biết Huawei vẫn đang phải đấu tranh để tồn tại và duy trì vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

Báo cáo hồi cuối tháng 12 năm ngoái, Huawei cho biết doanh thu trong năm 2021 của họ dự kiến giảm 28,9%, xuống còn 634 tỷ nhân dân tệ (99,68 tỷ USD). Hai năm cấm vận của Mỹ trong mảng smartphone từng sinh lời một thời của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kể từ cuối 2020, Huawei đã phải điều chỉnh lại danh mục kinh doanh bao gồm phát triển xe điện thể thao hạng sang, bán smartphone tân trang, mở rộng dịch vụ đám mây ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cung cấp thêm cơ sở 5G trạm và gốc cho các nhà mạng lớn của Trung Quốc và thoái vốn trong mảng kinh doanh thương hiệu smartphone Honor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VnExpress)

Nokia và Ericsson gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc

Hãng thiết bị viễn thông Phần Lan đã chịu chung số phận với Ericsson khi muốn tham gia xây dựng mạng 5G cho China Mobile.

China Mobile, tập đoàn viễn thông thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc với lượng thuê bao lớn nhất thế giới, vừa công bố danh sách các nhà thầu trong gói triển khai 5G.

Nokia và Ericsson là 2 công ty nước ngoài duy nhất góp mặt trong số những nhà cung cấp. Theo Wall Street Journal, nhiều nhà phân tích thất vọng vì Nokia đã không thể giành toàn bộ thị phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, China Mobile đã dành 5,4% giá trị gói thầu 5G cho các nhà cung cấp nước ngoài. Con số này giảm hơn một nửa so với vòng đấu thầu năm 2020.

Nokia ban đầu hi vọng sẽ hưởng lợi từ mối quan hệ rạn nứt giữa Trung Quốc và Thụy Điển, nhưng cuối cùng họ chịu chung số phận với Ericsson.

Ericsson, công ty mạng và viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển, gần như đánh mất hoàn toàn thị phần khi chỉ trúng 1,9% gói thầu 5G của China Mobile. Chỉ một năm trước, Ericsson nhận được toàn bộ 11% gói thầu cho các công ty nước ngoài.

3,5% giá trị trong hợp đồng 5G của Nokia được coi là một sự cải thiện đáng kể sau khi hãng bị loại khỏi danh sách đấu thầu năm 2020. Sai lầm trong việc mua sắm chip thời điểm đó khiến thiết bị của Nokia đắt đỏ và kém hấp dẫn.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thất vọng khi tập đoàn viễn thông của Phần Lan không giành hết thị phần của Ericsson như dự đoán. Thị phần nhỏ hơn có nghĩa cả Ericsson và Nokia không hưởng lợi nhiều từ đợt triển khai 5G lớn nhất thế giới trong năm 2021.

Theo Wall Street Journal, việc Ericsson mất thị phần là sự trả đũa cho quyết định cấm 2 tập đoàn Trung Quốc, Huawei và ZTE, khỏi các mạng 5G của Thụy Điển vào năm 2020.

Thị trường thiết bị di động toàn cầu trị giá 35 tỷ USD có thể được chia thành ba phân khúc cùng quy mô: Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị nội địa, còn Mỹ liên tiếp đưa ra các lệnh cấm cửa tập đoàn Huawei vì lo ngại gián điệp. Phần lớn các nước đều theo sát sự dẫn dắt của Mỹ.

Theo công ty nghiên cứu Dell’Oro Group, các quốc gia đã ban hành hoặc đang xem xét các hạn chế đối với Huawei chiếm hơn 60% thị phần thiết bị di động trên thế giới.

Bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, hai tập đoàn Ericsson và Nokia đang giành được nhiều hợp đồng hơn nhờ bất lợi của Huawei.

“Theo quỹ đạo hiện tại, ngành công nghiệp viễn thông sẽ ngày càng trở nên phân cực hơn giữa Đông và Tây”, Simon Leopold, nhà phân tích viễn thông tại Raymond James, cho biết.

Trong cuộc đấu thầu mạng 5G trị giá 6 tỷ USD của China Mobile, Huawei chiếm khoảng 60,5% trị giá hợp đồng, ZTE chiếm 31,2% và tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Datang Telecom chiếm 2,8%. Với 3,5% giá trị hợp đồng, Nokia giành được thị phần lớn nhất cho một công ty nước ngoài.

Năm 2020, Thụy Điển đã cấm Huawei và ZTE cung cấp mạng 5G tại nước này. Ngay lập tức, các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng họ sẽ trả đũa tập đoàn Ericsson.

Börje Ekholm, Giám đốc điều hành Ericsson phải vận động các quan chức quốc gia Bắc Âu này xem xét lại lệnh cấm.

Vài ngày trước khi China Mobile công bố danh sách các công ty thắng thầu hợp đồng thiết bị 5G, Ericsson báo cáo doanh thu quý II tại Trung Quốc đã mất 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xiaomi là hãng smartphone duy nhất tăng trưởng tại Việt Nam

Samsung, Oppo, Vivo và VinSmart đều giảm thị phần “sell-in” tại Việt Nam trong quý II vừa qua, chỉ Xiaomi tăng trưởng.

Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu 2021 đã ảnh hưởng lớn tới nhiều hãng smartphone trong nước.

Vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị phần “sell-in” (lượng máy được bán từ nhà sản xuất đến các đơn vị phân phối) nhưng Samsung giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số tương tự với Oppo là 17%, Vivo là 21%. Tuy giảm sâu, Vivo vẫn chiếm được vị trí thứ 4 của VinSmart do hãng điện thoại Việt đã thông báo dừng mảng kinh doanh này và hiện chỉ còn bán nốt một vài dòng sản phẩm.

Xiaomi là cái tên duy nhất có tình hình kinh doanh khởi sắc, trái ngược với 4 nhà sản xuất còn lại trong top 5, khi có mức tăng trưởng 68%.

Ở thị trường Đông Nam Á, con số của Xiaomi còn ấn tượng hơn, 107%. Cùng Xiaomi, một thương hiệu Trung Quốc khác, Realme, có mức tăng trường 7%. Samsung, Oppo, Vivo chiếm lần lượt vị trí 2, 3 và 4 với mức giảm 4%, 7% và 18% tương ứng.

Số liệu “sell-in” không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.

Trong quý II, Samsung bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng thiếu chip toàn cầu. Theo một số đại lý, nhiều model tầm trung giá rẻ được người dùng quan tâm của hãng này không còn hàng để bán.

Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là việc hàng loạt cửa hàng phải tạm đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc nhập máy từ các nhà sản xuất, vì vậy, cũng được các hãng thận trọng.

Về doanh số bán ra tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu thị trường của một công ty khác cho thấy trong tháng 6, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 35% thị phần, Oppo đứng thứ hai – hơn 17% thị phần, trong khi Xiaomi bám sát phía sau với gần 17%.

Trong bảng số liệu của công ty này, Apple là hãng đứng thứ 4 với khoảng 10% thị phần. Tại Việt Nam, số liệu của Apple chưa phản ánh chính xác lượng máy bán ra thị trường bởi số lượng máy dạng “xách tay” khá nhiều.

Theo công bố mới của Counterpoint Research, Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với 17,1% thị phần, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%).

Hãng điện thoại Trung Quốc cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II, doanh số của Xiaomi đứng thứ 2 toàn cầu với 16,1% thị phần, đứng sau Samsung (17,6%).

Kể từ khi thành lập đến hết tháng 6 năm nay, Xiaomi đã bán được tổng cộng 800 triệu smartphone trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nokia đang dần hồi sinh

Cổ phiếu của tập đoàn viễn thông Phần Lan đã tăng vọt trong ngày 13/7 sau khi hãng thông báo có kế hoạch nâng triển vọng tài chính trong năm 2021.

Cổ phiếu Nokia niêm yết trên sàn chứng khoán New York đã tăng 7,8% lên mốc 5,87 USD trong phiên giao dịch ngày 13/7.

Theo Market Insider, lý do chính khiến cổ phiếu này có sức tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ hiện tượng giao dịch các cổ phiếu meme, được dẫn đầu bởi khối các nhà đầu tư cá nhân.

Tương tự như trường hợp của GameStop và AMC, cổ phiếu Nokia được các nhà đầu tư Reddit yêu thích.

Họ hoạt động rất tích cực trên diễn đàn WallStreetBets và một số trang web truyền thông khác nhằm chung sức thổi giá những mã cổ phiếu của các công ty họ cho là bị đối xử tệ.

Các cổ phiếu này có điểm chung là được nhiều quỹ cho vào danh mục bán khống, tức là kỳ vọng tương lai u ám.

Cần lưu ý, “Nokia” trong bài viết này là Nokia Corporation hay Nokia Oyj, phần còn lại của công ty Phần Lan sau khi bán mảng di động vào năm 2014. Công ty này không còn liên quan đến thương hiệu điện thoại Nokia đang do HMD Global sở hữu.

Theo Engadget, sức mạnh của cộng đồng đầu tư trên Reddit đã được kiểm chứng thông qua làn sóng tăng giá cổ phiếu GameStop và AMC. Ngoài ra, chính diễn đàn này đã góp phần tạo nên sự trỗi dậy “điên rồ” của đồng tiền mã hóa Dogecoin.

Về phần mình, Nokia cho biết họ đang đạt được những bước tiến quan trọng trong kế hoạch ba giai đoạn được vạch ra từ tháng 3, nhằm đưa công ty lấy lại sự tăng trưởng bền vững và tạo ra lợi nhuận.

“Sự tăng trưởng của Nokia trong nửa đầu năm 2021 đã khẳng định cho việc kiểm soát chi phí tốt cũng như được hưởng lợi từ nguồn lực ở một số thị trường.

Chúng tôi kỳ vọng các thuận lợi này sẽ tiếp tục thúc đẩy hiệu suất của Nokia trong nửa cuối năm nay như những gì đã được nêu trong kế hoạch”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Nokia, Pekka Lundmark cho biết.

Theo Market Insider, việc nâng cao triển vọng tài chính sẽ là một phần trong bản báo cáo kết quả quý II và nửa đầu năm của Nokia, dự kiến được công bố vào ngày 29/7.

Trong tháng 4, công ty đã nhấn mạnh dự báo rằng doanh thu thuần của Nokia sẽ tăng từ 24,4 tỷ USD lên 25,74 USD và tỷ suất lợi nhuận hoạt động tương đương là 7% -10%.

Tập đoàn viễn thông đến từ Phần Lan cũng rất tự tin công ty sẽ đạt được dòng tiền dương và tỷ suất lợi nhuận từ 10-15% trên vốn đầu tư.

Nokia cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động kinh doanh, làm sáng tỏ triển vọng cho phần còn lại của năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Trước khi thất bại, Nokia từng được coi là thương hiệu dẫn đầu của cuộc cách mạng điện thoại di động. Nokia là một trong những thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Vị thế của Nokia đối với thị trường điện thoại di động được minh chứng bằng thực tế là nó có thị phần toàn cầu hơn 40%.

Trong khi hành trình lên đỉnh cao của Nokia diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm của nó cũng tương tự như vậy.

Vậy tại sao từ một đế chế gần như không thể thay thế với nguồn lực rất mạnh, Nokia đã bị bỏ lại đằng sau cuộc chơi. Dưới đây là tóm gọn 05 lý do chính khiến Nokia thất bại.

1. Chỉ tập trung vào phần cứng.

Sẽ không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói Nokia vốn rất nổi tiếng về chất lượng phần cứng, tuy nhiên, khi nói đến phần mềm, có rất ít người phủ nhận tình yêu của họ dành cho Android của Google hoặc iOS của Apple.

Nokia lẽ ra nên kết hợp với hệ điều hành Android sớm hơn nếu hãng này thực sự muốn quay trở lại đường đua. Thay vào đó, công ty lại tiếp tục hợp tác với Microsoft, điều đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cả hai gã khổng lồ công nghệ.

2. Nokia thất bại vì thiếu sự đổi mới.

Nokia đã cố gắng trở lại cuộc đua bằng những chiếc điện thoại mới của mình với công nghệ mới nhất, nhưng đó vốn là những tính năng đã có hay có phần cũ kỹ, chưa phải là những thứ công nghệ dành cho tương lai.

Không chỉ thất bại với dòng điện thoại cao cấp (flagship phone) mà Nokia cũng bị tổn hại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Sự thâm nhập của quá nhiều thương hiệu khác như Motorola, Xiaomi, HTC, Huawei đã khiến Nokia gặp thất bại ê chề.

3. Không có một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Nếu bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, những gì mà Google và Apple đã làm đó là tạo ra một cộng đồng bao gồm các nhà sản xuất điện thoại (phone makers), nhà phát triển (developers) và cả khách hàng.

Các thương hiệu mới đã tham gia hệ sinh thái này khi khách hàng rất hài lòng khi dùng thử chúng vì họ đã vốn quen với giao diện người dùng của Android.

Ngược lại, Nokia luôn cố gắng để đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và sự cô lập đó đã khiến công chúng mất dần sự quan tâm đến thương hiệu.

4. Sự trỗi dậy của thị trường di động Trung Quốc.

Không lâu, kể từ khi thị trường điện thoại di động phát triển, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu sản xuất điện thoại di động với tốc độ không thể đánh bại.

Có lần người phát ngôn của Nokia nói rằng người Trung Quốc sản xuất điện thoại còn nhanh hơn cách chúng tôi thực hiện một ý tưởng mới của mình bằng PowerPoint.

5. Chọn nhầm CEO cũng là một nguyên nhân chính khác khiến Nokia thất bại.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO của Nokia vào quý 4/2010, Nokia khi đó vẫn có 28,2% thị phần (Market Share) điện thoại di động, bán ra 117 triệu máy, còn Samsung chỉ mới bán được 71 triệu máy và Apple chỉ là 13,4 triệu máy.

Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, là Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh là cũng là nền tảng lớn nhất khi iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.

Không ai có thể phủ nhận tài năng của Stephen Elop nhưng đôi khi, có một người nổi tiếng với đầy đủ các kỹ năng là không đủ để chuyển đổi một doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trong một thị trường rất năng động với sự cạnh tranh rất gay gắt.

Elop đã nhận ra những khó khăn mà Nokia đang gặp phải và ông đã cố gắng để đưa ra một số quyết định lớn nhưng tất cả đều vô vọng.

Nokia vẫn tiếp tục ‘té ngã’ và gánh thất bại trên đường đua mãi những ngày về sau đó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Sau khi rút khỏi thị trường di động, LG Electronics đang tìm kiếm nguồn thu mới từ kho bằng sáng chế liên quan tới viễn thông khổng lồ. 

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Korea Times dẫn lời một quan chức LG Electronics cho biết, họ đang nghiên cứu những cách tận dụng bằng sáng chế không dây.

Đây sẽ là tài sản đóng góp cả về doanh thu và sáng tạo tương lai cho công ty. Tháng 7 năm nay, hãng điện tử Hàn Quốc sẽ chính thức ngừng kinh doanh smartphone.

Điều này không đồng nghĩa LG Electronics có ý định chuyển đổi thành một “patent troll” (trục lợi từ sáng chế). Tuy nhiên, công ty dự định áp dụng các biện pháp như nộp đơn lên tòa án để bảo vệ bằng sáng chế viễn thông.

Cụ thể hơn, hãng xem xét danh sách những cái tên mà họ tin là sử dụng bản quyền của mình không có giấy phép. LG đã nhận được bồi thường thiệt hại từ người vi phạm hoặc ký hợp đồng cấp phép bổ sung, từ đó gia tăng doanh thu.

Đầu tháng này, một tòa án khu vực tại Đức ra phán quyết rằng nhà sản xuất điện tử tiêu dùng TCL của Trung Quốc đã vi phạm một trong các bằng sáng chế LTE của LG.

Năm 2018, LG cũng đệ ba đơn kiện khác nhau lên tòa án Đức, chống lại nhà sản xuất smartphone Wiko của Pháp do vi phạm tiêu chuẩn bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) LTE.

Một năm sau, tòa án ra phán quyết nghiêng về phía LG song Wiko đã kháng cáo.

Năm 2017, LG có hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất smartphone BLU của Mỹ khi đệ đơn lên tòa án Delaware và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ do vi phạm 5 trong số các SEP LTE. Vụ kiện khép lại vài tháng sau đó do BLU ký thỏa thuận trả phí bản quyền cho LG.

Xét tới các trường hợp kể trên, LG dường như sẽ tiếp tục các vụ kiện bản quyền chống lại các nhà sản xuất smartphone toàn cầu chưa ký hợp đồng cấp phép với mình. LG có khả năng hưởng lợi từ điều này vì số lượng bằng sáng chế đang nắm giữ.

Theo hãng nghiên cứu và tư vấn tài sản sở hữu trí tuệ TechIPm, từ năm 2012 tới 2016, LG đứng đầu thế giới về danh mục SEP 4G (LTE/LTE-A).

Trong khi đó, hãng nghiên cứu IPlytics gần đây xếp hạng LG đứng thứ ba toàn cầu trong danh mục SEP 5G với hơn 3.700 bằng sáng chế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra

Các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ ngành của mình hiện đang ở đâu và tưởng tượng nó sẽ ở đâu trong tương lai để ứng phó khi sự gián đoạn (disruption) xảy ra.

Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra
Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra

Một khi các công ty mang tính biểu tượng một thời như Nokia, Kodak, Blockbuster và Xerox, biến mất khỏi thị trường vì không tồn tại được trong thời kỳ gián đoạn.

Một bài học lớn được rút ra là các nhà lãnh đạo không được coi bất kỳ thành tựu nào của tổ chức là điều hiển nhiên và sẽ tồn tại bền vững. Thay vào đó, họ nên chuẩn bị tinh thần để tận dụng sự gián đoạn của thị trường một cách hiệu quả.

Sự gián đoạn không phải là một hiện tượng mới.

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều có thể bị gián đoạn và thay thế – ở cả các ngành công nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số (Digital cameras) đã làm gián đoạn hay phá vỡ ngành máy ảnh truyền thống (analog cameras), và điều tương tự cũng đã xảy ra khi iPhone đã thay thế Blackberry và cả Nokia.

Chúng ta cũng có thể thấy những biến động thị trường này từ việc sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay đến điện thoại thông minh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã phá vỡ các phương thức kiếm tiền và lối sống truyền thống bằng năng lượng hơi nước và sản xuất cơ giới hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã phá vỡ cái thứ nhất bằng cách thay đổi lối sống thông qua năng lượng điện và sản xuất hàng loạt mang tính quốc tế.

Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã phá vỡ cái thứ hai bằng phương thức tự động hóa sản xuất.

Ở thời điểm hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chẳng hạn như sự đổi mới và kỹ thuật số đang đưa ra vô số những thách thức và cơ hội mới cho nhân loại, chúng đang phát triển với tốc độ theo cấp số.

Con người tiến hóa từ thời kỳ đồ đá sang thời đại không gian, chủ yếu là do sự gián đoạn, và chúng ta phải tiếp tục chấp nhận sự thay đổi để tồn tại cả về vật chất lẫn kinh tế.

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp phải đón nhận những thay đổi nhanh chóng này bằng cách liên tục đổi mới, liên tục dự đoán và chuẩn bị.

Một số ngành công nghiệp đáng chú ý bị thách thức gần đây nhất là giáo dục, máy tính, ngân hàng, xuất bản và truyền thông in ấn, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng và cả chăm sóc sức khỏe.

Một báo cáo năm 2017 của McKinsey Global Institute ước tính rằng có khoảng 400 triệu đến 800 triệu công việc ngày nay sẽ được tự động hóa vào năm 2030.

Vai trò của CEO trong những thời kì gián đoạn.

Trong thời đại kỹ thuật số này, những đổi mới công nghệ nhỏ cũng có thể thay đổi một ngành công nghiệp hoặc tổ chức lớn.

Với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc dự đoán sự gián đoạn trong tương lai cũng trở nên đặc biệt khó khăn hơn.

Do đó, các CEO phải chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi trong ngành và tổ chức mình.

Bạn phải chuẩn bị để vượt qua sự biến động, sự bất ổn, phức tạp và cả mơ hồ.

Bạn phải thay đổi các mô hình kinh doanh cốt lõi của mình và truyền đạt chúng một cách hiệu quả cho tất cả các bên liên quan.

Bạn phải xây dựng năng lực và khả năng của mình. Bạn phải trở thành ‘nhà vô địc’h của sự thay đổi và đổi mới.

Có một thức tế là các CEO thường nhấn mạnh đến các mục tiêu ngắn hạn như cải thiện lợi nhuận hơn là các mục tiêu dài hạn là sự dự đoán và chuẩn bị.

Tuy nhiên, bạn cũng phải có chiến lược dài hạn để đón nhận sự thay đổi: lựa chọn công nghệ phù hợp; nhấn mạnh yếu tố văn hóa; sự phối hợp giữa các phòng ban khác nhau; thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi; và thúc đẩy sự nhanh nhẹn để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Sự gián đoạn hay đổi mới đột phá (Disruptive Innovation) thường được tạo ra bởi những đối thủ mới tham gia ngành, công nghệ và tốc độ là hai yếu tố quyết định của sự gián đoạn. Hãy nhìn vào Grab, để xem cách nó đã phá vỡ ngành taxi truyền thống vốn đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm.

Vai trò của CEO trong việc dẫn dắt sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các giám đốc điều hành doanh nghiệp có vô số thách thức về mặt tổ chức.

Một trong số đó là đón nhận sự thay đổi và gián đoạn một cách hiệu quả. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì rất khó vì có rất nhiều nhiệm vụ liên quan đến quá trình này.

Một là cải tiến quy trình, thủ tục và đổi mới thương hiệu nhưng không ảnh hưởng đến thương hiệu cốt lõi.

Bạn có thể mắc sai lầm khi tập trung vào quá nhiều thứ cùng một lúc. Thay vào đó, mục tiêu chính là sự chọn lọc, chọn lọc để thay đổi một cách khôn ngoan.

Các lý do khác khiến CEO có thể thất bại trong việc tiếp nhận sự thay đổi bao gồm: không sẵn sàng đối phó với các yếu tố công nghệ, mục tiêu không rõ ràng, giao tiếp không hiệu quả và kỹ năng quản lý dự án kém.

Không có bất cứ một công thức thành công nào để quản lý sự thay đổi; thay vào đó, bạn cần nhấn mạnh vào một mô hình linh hoạt và khả năng tùy chỉnh một cách nhanh nhẹn.

Các công ty như Apple, Google, Facebook và YouTube đã sửa đổi mô hình kinh doanh của mình theo thời gian và công nghệ cũng liên tục thay đổi. Amazon, Walt Disney, Netflix và Spotify cũng không phải là ngoại lệ.

Sự thay đổi thường bao gồm cả sự không chắc chắn, thách thức trong giao tiếp và cả sự hỗn loạn mà doanh nghiệp có thể không lường trước được.

Với tư cách là CEO hay các nhà lãnh đoạ, bạn phải ‘lôi kéo’ tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình thay đổi – bạn phải minh bạch, xây dựng lòng tin – và loại bỏ các rào cản về thể chế, nếu có.

Coi sự gián đoạn như là một cơ hội, thay vì là một mối đe dọa.

The International Data Corporation báo cáo rằng 60% GDP toàn cầu sẽ đến từ các tổ chức kỹ thuật số vào năm 2022.

Thống kê đáng ngạc nhiên này cũng là một cơ hội tiềm tàng nếu được nhìn nhận một cách lạc quan và tận dụng một cách hiệu quả.

Do đó, thay vì coi các cuộc cách mạng công nghệ là mối đe dọa hay thách thức, các CEO phải coi chúng là cơ hội và xây dựng chiến lược mới để tận dụng chúng.

Các công ty từ Apple, IBM đến Nestle và Hyundai đều đã tận dụng sự gián đoạn đó và phát triển mạnh mẽ.

Alibaba, Airbnb và cả Uber cũng đã làm điều tương tự với những gã khổng lồ truyền thống.

Các giải pháp nhằm phá vỡ những mô hình cũ nằm ở tư duy vượt trội, đổi mới theo thời gian và tận dụng công nghệ. Bạn nên nắm lấy chúng !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tranh chấp bằng sáng chế giữa Nokia và Lenovo sắp đến hồi kết

Nokia và Lenovo đã đi đến thỏa thuận chung sau nhiều vụ kiện dai dẳng liên quan đến bằng sáng chế. 

Theo Reuters, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan không tiết lộ các điều khoản của thỏa thuận cấp phép chéo, chỉ cho biết Lenovo sẽ bồi thường một khoản tiền cho Nokia, nhưng chi tiết số tiền sẽ được giữ kín.

John Mulgrew – giám đốc sở hữu trí tuệ của Lenovo tuyên bố: “Việc ký kết thỏa thuận toàn cầu sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác tương lai giữa hai công ty chúng tôi, vì lợi ích của khách hàng trên toàn thế giới.

Từ năm 2019, Nokia đã khởi động cuộc chiến chống lại Lenovo với cáo buộc vi phạm 20 bằng sáng chế công nghệ nén video. Bên cạnh 6 vụ kiện ở Đức, Nokia còn có các vụ kiện chống lại Lenovo ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ.

Công nghệ nén video H.264 là một định dạng nén video được dùng rộng rãi trong smartphone và máy tính. Nokia từng kiện Apple vì vi phạm bằng sáng chế và nhận được khoản bồi thường 2 tỉ USD vào năm 2017.

Tháng 9/2020, tòa án Munich ra phán quyết Lenovo vi phạm một trong những bằng sáng chế của Nokia, ra lệnh cấm và thu hồi sản phẩm của Lenovo tại các nhà bán lẻ. Tòa phúc thẩm Đức yêu cầu duy trì lệnh này đến tháng 11 năm ngoái.

Tháng trước, Nokia đã ký thỏa thuận với Samsung để cấp phép bằng sáng chế cho những cách tân về tiêu chuẩn video.

Đối thủ của Nokia là Ericsson cũng đang có tranh chấp bằng sáng chế với Samsung và KPN NV – công ty viễn thông lớn nhất Hà Lan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn gốc tên thương hiệu của một số ‘ông lớn’: Nokia, Apple, Intel, Adobe

Các công ty thường được đặt tên theo nhà sáng lập hoặc viết tắt, nhưng cũng có trường hợp đó là món ăn ưa thích.

Được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple đang là một trong những công ty công nghệ giá trị nhất thế giới.

Trong cuốn sách về tiểu sử Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson ghi: “Về việc đặt tên cho Apple, ông ấy (Jobs) nói rằng ‘táo là một trong những trái cây giảm cân của tôi’.

Lúc ấy, Jobs vừa trở về từ một nông trại táo, quyết định chọn tên Apple bởi nó ‘vui vẻ, khí thế và không đáng sợ’”

Thành lập tại Mỹ vào năm 1982, Adobe là hãng phần mềm nổi tiếng với các công cụ sáng tạo. Tên gọi này xuất phát từ con suối Adobe Creek chảy sau nhà đồng sáng lập John Warnock. Adobe cũng là tên loại gạch bùn dùng trong xây dựng, ám chỉ cảm hứng sáng tạo trong các phần mềm của công ty. Ảnh: Time.

Atari là công ty về game, được Nolan Bushnell và Ted Dabney thành lập năm 1972. Năm 2017, Bushnell chia sẻ tên gọi Atari được đặt dựa trên trò chơi cờ vây (Go) của châu Á. Trong trò chơi này, atari nghĩa là nước đi có thể khiến đối thủ bị ăn quân.

Trong tiếng Đức, hãng xe BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Công ty Động cơ Bavaria), bắt nguồn từ trụ sở BMW đặt tại Munich, bang Bavaria (Đức).

Cisco là nhà sản xuất thiết bị mạng được thành lập tại Mỹ năm 1984. Tên gọi này được rút gọn từ San Francisco, thành phố mà công ty được thành lập. Logo của Cisco cũng được lấy ý tưởng từ cầu Cổng Vàng, biểu tượng của thành phố.

Website mua sắm trực tuyến eBay được phát triển bởi lập trình viên Pierre Omidyar. Ban đầu có tên AuctionWeb, trang web được đổi thành eBay vào năm 1997 theo tên của Echo Bay, hãng tư vấn thuộc sở hữu của Omidyar.

Do tên miền Echo Bay đã được một công ty khai thác vàng sử dụng, Omidyar quyết định rút ngắn thành eBay.

Hãng công nghệ Garmin được thành lập năm 1989, chuyên sản xuất máy định vị GPS và thiết bị đeo thông minh. Chữ Garmin được đặt theo tên 2 nhà sáng lập, Gary Burrell và Min Kao.

Năm 1939, hãng công nghệ Hewlett-Packard (gọi tắt là HP) thành lập tại Palo Alto, California, được đặt theo tên 2 nhà sáng lập là Bill Hewlett và Dave Packard.

Đến năm 2015, Hewlett-Packard tách thành 2 mảng gồm Hewlett Packard Enterprise cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp, còn mảng máy tính và máy in đổi thành HP Inc.

IBM là tập đoàn công nghệ máy tính lâu đời, được thành lập tại Mỹ vào năm 1911 với tên Computing Tabulating Recording. Năm 1924, công ty được đổi tên thành International Business Machines, viết tắt là IBM.

Intel được thành lập năm 1968 tại New York (Mỹ) bởi 2 nhà tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn là Robert Noyce và Gordon Moore. Ban đầu, công ty có tên NM Electronics (viết tắt của Noyce và Moore), nhưng sau này đổi tên thành Intel (Integrated Electronics).

LG là công ty điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 1958, LG được thành lập dưới tên Goldstar (ngôi sao vàng) cùng “người anh em” là tập đoàn dược Lak-Hui (phát âm là lucky – may mắn).

Năm 1995, Goldstar hợp nhất với Lucky Chemical và LG Cable, đổi tên thành Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó đổi thành LG.

Microsoft được thành lập năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen. Tên gọi này được ghép từ microcomputer (vi máy tính) và software (phần mềm), lúc đầu được ghi là Micro-Soft nhưng sau này đổi thành Microsoft.

Hãng máy ảnh Nikon được thành lập năm 1917 tại Tokyo (Nhật Bản) bởi Koyata Iwasaki. Thời gian đầu, Nikon có tên Nippon Kogaku (Japan Optical trong tiếng Anh). Đến năm 1988, công ty đổi tên thành Nikon Corporation.

Nokia là tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị viễn thông, điện thoại di động. Tên gọi công ty được lấy từ thành phố Nokia, nơi nó được thành lập vào năm 1865.

Qualcomm được thành lập năm 1985 với mục đích hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hợp đồng cho các dự án của chính phủ Mỹ. Tên gọi công ty được rút ngắn từ Quality Communication.

Sau khi hợp nhất với Omninet vào năm 1988, Qualcomm chuyển hướng sang nghiên cứu công nghệ mạng, sau đó tái cơ cấu để tập trung kinh doanh chip bán dẫn và bằng sáng chế.

Samsung là công ty công nghệ Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, Samsung có nghĩa đen là “3 ngôi sao”, tượng trưng cho sức mạnh của đoàn kết, thanh cao và trường tồn như sao trên bầu trời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Nokia 6300 và Nokia 8000 sắp ‘hồi sinh’

Tin đồn gợi ý HMD Global chuẩn bị hồi sinh hai mẫu điện thoại Nokia cổ điển là 6300 và 8000 nhưng trang bị tính năng hiện đại hơn bản gốc. 

HMD Global hy vọng khơi lại hoài niệm của những người yêu thích các sản phẩm di động đời cũ của Nokia. Nokia 6300 là một trong hai mẫu máy có khả năng “hồi sinh”.

Với kiểu dáng cổ điển và thân máy làm từ thép không rỉ chắc chắn, Nokia 6300 khá phổ biến với giới doanh nhân tại thời điểm ra mắt và thuộc phân khúc tầm trung.

Mẫu còn lại dường như chỉ lấy cảm hứng từ Nokia 8000 series. Máy nổi tiếng với bàn phím trượt và vỏ bảo vệ bàn phím cũng như chất lượng hoàn thiện.

Chẳng hạn, Nokia 8910i dùng thân máy titan, 8000 Gold Arte lại được dát vàng 18 karat, còn Sapphire Arte được khảm đá quý… Đây đều là những máy xa xỉ trước khi Vertu ra đời.

Không rõ Nokia 6300 và Nokia 8000 khi xuất hiện trở lại sẽ dùng hệ điều hành KaiOS như các dòng máy hiện nay của HMD Global hay không. Dù vậy, một điều chắc chắn là chúng thông minh hơn bản gốc. Cả 2 đều trang bị kết nối 4G LTE và có thể chính thức xuất hiện trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Nokia trên đường trở lại top 3 hãng smartphone hàng đầu thế giới

Google chính là mắt xích quan trọng để Nokia có thể trở lại top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.

Một tài liệu từ HMD Global – công ty được cấp phép độc quyền sản xuất và bán điện thoại Nokia – đã tiết lộ kế hoạch tương lai của công ty đối với thương hiệu này.

Theo GSMArena, thông tin cho thấy kế hoạch của HMD là đưa Nokia lọt vào top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì Nokia cần có mối quan hệ chặt chẽ với Google.

Google và Qualcomm đã đầu tư một khoản tiền vào thương hiệu Nokia cách đây 2 tháng, vì vậy sẽ không ngạc nhiên nếu những smartphone sắp ra mắt của Nokia được tích hợp nhiều công nghệ, tính năng mới của Google.

Điểm mấu chốt trong chiến lược bán hàng của HMD chính là mang các thiết bị Nokia trở thành “dòng Pixel cho mọi phân khúc” với hệ điều hành Android gốc mượt mà, ít ứng dụng cài sẵn.

Tài liệu còn đề cập đến nguyên tắc cần tuân thủ trong các sự kiện tiếp theo của Nokia, chính là không được so sánh điện thoại của hãng này với các thương hiệu khác.

Cuối cùng, tài liệu đã tiết lộ các thị trường trọng điểm mà Nokia cần tập trung là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Nam Phi, Mexico và Mỹ.

Theo Counterpoint, có tổng cộng 12,2 triệu điện thoại Nokia được bán ra trong quý II. Doanh số smartphone của hãng giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 50% so với quý trước. Nokia tiếp tục nắm giữ 0,5% thị phần, xếp thứ 15 trên thị trường smartphone toàn cầu. 5 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện nay lần lượt là Samsung, Huawei, Xiaomi, Apple và Oppo.

Các mẫu điện thoại phổ thông của Nokia có doanh số tăng 41% so với quý trước, chiếm 16% thị phần và xếp thứ 2 sau iTel (23%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nếu nghĩ Nokia hết thời – Bạn đã lầm

Không còn là ông vua di động, Nokia giờ đây lại có sức ảnh hưởng theo một cách khác. Mạnh mẽ không kém.

* “Nokia” trong bài viết này là Nokia Oyj, phần còn lại của công ty Phần Lan sau khi bán mảng di động, không bao gồm thương hiệu điện thoại Nokia đang do HMD Global sở hữu.

Nokia đã giữ lại danh mục hàng nghìn các loại bằng sáng chế khác nhau. Trong nỗ lực thay đổi phương thức kinh doanh của mình, chính những bằng sáng chế đó đã khiến Nokia phải ra tòa với Daimler AG, chủ sở hữu thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz.

Giờ đây, trên mỗi chiếc xe hơi luôn xuất hiện hàng loạt các thiết bị điện tử. Công nghệ không dây cho phép người lái xe có thể phát nhạc hoặc quay số các dịch vụ khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Miếng mồi thơm và quyền lực mới

Thông thường, các nhà sản xuất xe hơi yêu cầu những nhà sản xuất linh kiện của họ, có thể là Continental AG hoặc Robert Bosch AG, xử lý mọi vấn đề về tiền bản quyền và sẽ thanh toán tiền cho các nhà cung cấp linh kiện này.

Trong nỗ lực đơn giản hóa các quy trình và tối ưu lợi nhuận, một số công ty công nghệ như Qualcomm, Sharp và Nokia đã kết hợp để tạo ra nhóm Avanci LLC, đại diện cho họ thu tiền bản quyền từ ngành công nghiệp xe hơi bằng cách đưa ra mức giá cố định cho mỗi chiếc xe. Mức giá đó hiện nay là 15 USD/xe cho công nghệ 4G.

“Phải có một giải pháp và chúng tôi cảm thấy mình chính là giải pháp đó. Các mức giá mà chúng đưa ra hợp lý cho giá trị của công nghệ trên xe hơi”, Kasim Alfalahi, người sáng lập và giám đốc điều hành của Avanci nhận xét.

Rắc rối xảy ra khi Daimler không đồng ý và không muốn trả tiền cho Avanci. Thay vào đó, công ty này muốn duy trì thông lệ của các nhà cung cấp thông qua hình thức trao đổi và thương lượng nhằm tiết kiệm chi phí bản quyền.

Nokia đã bảo vệ phương án của mình tại các phiên tòa ở Munich, Dusseldorf và Mannheim. Tại đây, công ty Phần Lan đã đạt được một chiến thắng quan trọng, có thể cấm Daimler bán xe hơi ở Đức, sân nhà của nhà sản xuất xe.

Tuy nhiên, lệnh cấm bán xe hơi sẽ chỉ được xảy ra khi Nokia đăng ký tài sản thế chấp trị giá 7 tỷ euro (8,3 tỷ USD). Đây là một sự rủi ro lớn đối với hãng công nghệ lâu đời này.

Vào ngày 10/9, Sharp tiếp tục giành chiến thắng trong một phiên tòa ở Munich, có thể dẫn tới phán quyết cấm các phương tiện của Daimler, qua đó gây thêm áp lực lên nhà sản xuất xe hơi của Đức.

Daimler cho biết họ muốn tiếp cận một cách công bằng với tất cả các bằng sáng chế về công nghệ. Mặt khác, Nokia cho biết họ đã đưa ra những đề nghị công bằng và hợp lý cho Daimler cũng như cả những đối tác của mình.

Những ảnh hưởng vượt ra khỏi ngành xe hơi

Phán quyết đối với Daimler có thể gây ảnh hưởng đối với nhiều ngành khác. Không chỉ trên xe hơi, các công nghệ không dây còn được sử dụng ở hầu hết sản phẩm điện tử khác như tủ lạnh, máy giặt hoặc các thiết bị y tế.

Đối với Nokia và các công ty cùng ngành, xe hơi chỉ là bề nổi. Còn rất nhiều ngành nghề khác cũng vướng phải những tranh cãi xung quanh vấn đề bằng sáng chế.

“Hôm nay là ngành công nghiệp xe hơi, còn ngày mai có thể là những ngành công nghiệp khác. Tại một số thời điểm, hầu hết ngành nghề sẽ phụ thuộc vào kết nối không dây và họ phải giải quyết những vấn đề này”, Atif Bhatti, một luật sư về bằng sáng chế tại Frankfurt nhận xét.

Đối với Nokia, đây có thể là một “trận chiến” đáng để tranh đấu, nhất là khi họ đã đánh mất vị thế của mình trên thị trường sau rất nhiều năm.

Doanh thu từ các bằng sáng chế và giấy phép thương hiệu của Nokia đạt 1,5 tỷ euro vào năm ngoái, qua đó biến các hoạt động kinh doanh này trở thành một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chính của hãng. Nokia cho biết hầu hết hãng smartphone trên thế giới đều là khách hàng mua bản quyền của họ.

Vụ việc giữa Nokia và Daimler chỉ là một phần của cuộc chiến được tiến hành bởi các công ty hợp nhất dưới sự bảo trợ của Avanci. Sharp và Nokia đã cùng đệ đơn kiện Daimler. Ngược lại, một số nhà cung cấp bao gồm TomTom và Bosch đang hỗ trợ Daimler trong vụ kiện này.

Trong khi đó, Continental cũng đã khởi kiện Avanci ở Mỹ và kêu gọi Ủy ban châu Âu vào cuộc nhằm ngăn chặn hành động mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh.

Giống như Daimler, Continental cho rằng công nghệ cần được chia sẻ theo các điều kiện công bằng. Họ cho rằng khoản phí 15 USD sẽ khiến họ không còn chút lợi nhuận nào. Đó là chưa kể các công ty khác, không thuộc Avanci, cũng muốn được trả tiền bản quyền.

Daimler vẫn còn hy vọng ở phiên tòa ở Dusseldorf, khi các thẩm phán cho biết họ muốn tòa án cấp cao nhất của Liên minh Châu Âu xem xét về các vấn đề tranh chấp. Đây là một cột mốc pháp lý quan trọng đối với Daimler.

Nhưng các phán quyết gần đây ở California và London, cũng như chiến thắng ở Mannheim của Nokia đã mang lại nhiều lợi thế cho những công ty sở hữu bản quyền công nghệ.

“Đến cuối cùng mọi thứ đơn giản là vì tiền. Thực sự không có bất kỳ vấn đề nào khác ngoài tiền bạc”, Giáo sư Jorge Contreras của Đại học Utah, chuyên gia về bản quyền, nói với Bloomberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Hãng điện thoại Nokia quốc dân tròn 20 tuổi

Ra mắt ngày 1/9/2000, Nokia 3310 là một phần ký ức của nhiều người. Model này gắn với trò chơi “rắn săn mồi” huyền thoại và sự bền bỉ vượt trội.

Nokia 3310 là bản kế nhiệm của 3210, mẫu điện thoại thành công với kích thước nhỏ gọn, nhiều tính năng thú vị. Máy có giá bán phù hợp cho mọi người và tích hợp anten ẩn bên trong, tính năng lần đầu xuất hiện trên điện thoại giá rẻ.

Nokia 3310 được xem là một trong những biểu tượng của Nokia, góp phần đưa công ty trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới. Ảnh: Getty Images.

Tuy là biểu tượng của công ty Phần Lan, Nokia 3310 được thiết kế tại Đan Mạch trong văn phòng của Nokia tại thủ đô Copenhagen. Sản phẩm được sản xuất tại Phần Lan và Hungary.

Kích thước của Nokia 3310 là 113 x 48 x 22 mm cho cảm giác cầm chắc chắn, màn hình đơn sắc 84 x 48 pixel đủ để chơi một số game đơn giản. Cạnh trên của máy là nút nguồn, hệ thống điều hướng mặt trước chỉ có phím 2 chiều, nút chọn và nút quay lại/xóa ký tự bên cạnh bàn phím số T9. Máy trang bị viên pin 900 mAh đủ sức hoạt động trong một tuần sau mỗi lần sạc

Thiết kế bền bỉ giúp Nokia 3310 có biệt danh tại Việt Nam là “cục gạch”. Trên Internet, rất nhiều video cho thấy độ bền của máy khi làm rơi, ném vào gạch hay làm búa đóng đinh. Những bức ảnh liên tục so sánh Nokia 3310 với những smartphone “mỏng manh” ngày nay.

Nokia 3310 lưu được 250 danh bạ, cài sẵn 35 nhạc chuông. Một số tính năng nổi bật trên máy như đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đếm ngược, máy tính và chuyển đổi tiền tệ. Đáng nhớ nhất là Snake II, trò chơi “rắn săn mồi” đơn giản nhưng được ưa thích trong thời đại game di động chưa phổ biến.

Khả năng thay vỏ chính là điểm thu hút người dùng trẻ của Nokia 3310. Hàng nghìn bộ vỏ với thiết kế độc đáo, sặc sỡ cho phép người dùng thể hiện phong cách của riêng mình. Khả năng tải nhạc chuông và thiết lập hình ảnh bảo vệ màn hình (screensaver) cũng khá mới lạ vào lúc ấy.

Phục vụ những người thường xuyên nhắn tin, Nokia 3310 cho phép soạn văn bản tối đa 459 ký tự, gấp 3 lần ký tự quy định của tin nhắn SMS tiêu chuẩn. Tin nhắn được gửi đi làm 3 tin riêng biệt, tuy nhiên chúng sẽ được gộp thành một nếu người nhận cũng đang sử dụng Nokia 3310. Thiết bị cũng tích hợp FriendsTalk, phần mềm chat nhóm dựa trên chuẩn tin nhắn SMS.

Giá bán của Nokia 3310 lúc ấy là 160 USD, khá đắt so với những smartphone giá rẻ hiện nay. Tuy nhiên, chừng đó cũng đủ khiến Nokia 3310 tạo nên tiếng vang. Công ty bán được 126 triệu chiếc Nokia 3310 trên toàn thế giới, gấp 20 lần so với iPhone thế hệ đầu tiên.

Sau thành công rực rỡ của Nokia 3310, nhiều biến thể được ra mắt như Nokia 3315 được bán chủ yếu tại châu Á. Trong khi đó, Nokia 3390 và 3395 được bán tại Bắc Mỹ, Nokia 3315 bán tại Australia. Năm 2001, Nokia trình làng 3330 và 3350 bổ sung tính năng truy cập Internet, tải ứng dụng Java, khả năng lưu 350 số danh bạ.

Độ bền của Nokia 3310 còn giúp sản phẩm trở thành một phần trong bộ biểu tượng cảm xúc. Tại Phần Lan, biểu tượng cảm xúc này có tên Unbreakable (không thể phá vỡ), mang thông điệp về tinh thần bền bỉ, dẻo dai tương tự chiếc điện thoại.

Đến năm 2017, Nokia tung ra phiên bản mới của Nokia 3310 với màn hình màu, camera, tính năng truy cập Internet nhưng vẫn giữ thiết kế quen thuộc trên phiên bản gốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt trước khi CEO mới lên nắm quyền

Nokia vừa chứng kiến ​​lợi nhuận của hãng này tăng 22% lên mức 316 triệu euro (tương đương 376 triệu USD) trong quý 2 mặc dù doanh thu hàng quý giảm 11% xuống còn 5 tỷ euro.

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt sau khi CEO mới lên nắm quyền

Nhà sản xuất thiết bị mạng di động hàng đầu thế giới này đã công bố kết quả tài chính cho giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vào ngày 31/7, cho biết cuộc khủng hoảng của Covid-19 đã làm giảm doanh thu ròng khoảng 500 triệu euro trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, Nokia hy vọng phần lớn doanh số bị mất này sẽ được ‘lấy lại’ ở các giai đoạn tiếp theo trong tương lai.

Nokia là một Công ty Phần Lan, có trụ sở tại Espoo, cho biết họ có thể tăng lợi nhuận trong quý hai và tăng thêm triển vọng thu nhập cho năm 2020 bằng cách thu hẹp hoạt động kinh doanh dịch vụ và hạn chế việc ký kết giao dịch 5G tại thị trường Trung Quốc vốn đang cạnh tranh rất cao.

Ông Rajeev Suri, chủ tịch và giám đốc điều hành của Nokia, cho biết phần lớn sự sụt giảm doanh thu của công ty là do kết quả của Covid-19 cũng như sự sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng đã thấy một sự sụt giảm đáng kể được thúc đẩy bởi các bước chủ động của chúng tôi trong việc giảm khối lượng kinh doanh dịch vụ có lợi nhuận thấp”.

Giám đốc điều hành sắp tới, Ông Pekka Lundmark sẽ chuẩn bị tiếp quản Nokia vào đầu tháng 8 và công ty đang ở một vị thế tốt hơn nhiều so với các nhà phân tích từng dự đoán.

Thu nhập cơ bản trong quý hai của Nokia đã tăng lên 0,06 euro mỗi cổ phiếu, tăng từ 0,05 euro một năm trước.

Công ty cũng đã tăng dự báo cho năm 2020 thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu từ 0,18 đến 0,28 euro lên đến từ 0,20 đến 0,30 euro.

Cùng với đó, Công ty đối thủ Ericsson, có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đã báo cáo sự gia tăng doanh số từ mảng phần mềm và mạng 5G vào đầu tháng này.

Cả Nokia và Ericsson đều sẵn sàng tận dụng một tương lai đầy bất ổn của Huawei ở phương Tây khi chính phủ đang trong bối cảnh lo ngại rằng công ty này có thể làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc mặc dù Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

‘Cánh cửa’ nào cho Huawei

Quyết định của Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G được xem là một đòn giáng mạnh vào tham vọng toàn cầu cũng như mục tiêu dẫn đầu mạng không dây thế hệ thứ 5 của tập đoàn này. 

Bất chấp lệnh cấm và nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ trong suốt 2 năm qua, Huawei vẫn đang tìm cách phát triển kinh doanh mạng 5G với nhiều đối tác châu Âu.

Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, chính phủ Anh đã chính thức cấm các nhà mạng tại nước này mua mới thiết bị công nghệ 5G của tập đoàn Huawei Trung Quốc kể từ ngày 31/12 tới, đồng thời dần loại bỏ các thiết bị mạng 5G có liên quan tới Huawei trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.

Quyết định này của Chính phủ Anh trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt ngày một gia tăng từ Mỹ khiến tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến gặp tổn thất lớn.

Sự kiện này cũng có thể sẽ mở đầu cho những rắc rối lớn hơn mà Huawei phải đối mặt ở phía trước. Chuỗi cung ứng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cấm của Mỹ và giờ đây, mối lo ngại về bảo mật khi sử dụng các sản phẩm và dịch của tập đoàn này lại lớn hơn bao giờ hết.

“Quyết định của Anh đã nhắc nhở và có thể các nước châu Âu đánh giá lại về những rủi ro khi sửa dụng các thiết bị công nghệ 5G của Huawei”, Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, một cơ quan cố vấn của Washington, cho hay.

Đức có thể là cái tên tiếp theo

Tại Đức, nơi Deutsche Telekom (DTEGF) có tỷ lệ phụ thuộc vào thiết bị của Huawei lên tới 90%, cuộc tranh cãi liên quan tới vai trò của công ty công nghệ Trung Quốc, ngày một nóng trong những ngày gần đây. Đây là nhận định của ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng địa lý – công nghệ của Eurasia Group.

Washington có thể cố gắng tận dụng những động lực nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Huawei. Cố vấn an ninh Mỹ Robert O’Brien đã tới Paris vào thứ 2 tuần này và sẽ có 3 ngày hội đàm với các đối tác đến từ Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Italy. An ninh cho mạng 5G là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự.

Phản hồi lại, Huawei cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh là “đáng thất vọng”, đồng thời nhấn mạnh, London đưa ra quyết định này do sức ép từ Washington chứ không phải xuất phát từ những quan ngại về an ninh.

“Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp”, Evita Cao, phát ngôn viên của Huawei nói với CNN Business. Evita Cao cũng cho hay, Huawei sẽ tồn tại “bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.

Trước khi vấp lại lệnh cấm của Mỹ, Huawei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào năm 2020, và trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G tiên phong.

Tâp đoàn này cho hay, đầu năm nay, công ty đã đạt được 91 hợp đồng 5G trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở những khu vực khác. Huawei từ chối cập nhật số liệu mới nhất vào tuần qua.

“Huawei sẽ tồn tại bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.  Evita Cao – Phát ngôn viên của Huawei

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ dập tắt hy vọng về sự thống trị toàn cầu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Năm ngoái, Washington đã đưa Huawei vào “danh sách đen”, cấm giao dịch với các hãng công nghệ tại Mỹ, bao gồm cả việc không được phép sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các mẫu smartphone chạy Android của hãng. Điều này khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm lẫn công nghệ của mình.

Tiếp đó, Mỹ cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán các chất bán dẫn cho Huawei. Theo quy định mới, Huawei phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.

Quy định này đánh mạnh vào nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC, vốn là bên sản xuất chip chủ yếu cho Huawei. Không có những con chip còn, Huawei không thể xây dựng các trạm gốc 5G.

Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng thúc đẩy cái gọi là sáng kiến “Con đường sạch (Clean Path Initiative) trong đó yêu cầu các quốc gia và các nhà vận chuyển phải đảm bảo liên lạc giữa Mỹ và các căn cứ ngoại giao, quân sự của Mỹ ở nước ngoài không có các thiết bị của Trung Quốc.

Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ “liên tục cảnh báo rằng mối quan hệ tình báo Mỹ – Anh có thể bị nguy hiểm nếu Vương quốc Anh không có hành động nghiêm khắc hơn với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc”, ông Paul Triolo nói.

“Lệnh cấm của Anh sẽ thu hẹp mạng lưới 5G và giảm hẳn lợi nhuận đối với Huawei”, nhà phân tích Jefferies – Edison Lee cho biết. “Tuy nhiên không phải mọi quốc gia châu Âu đều nhất thiết phải đi theo quyết định của Vương quốc Anh”, ông Edison Lee nói thêm.

Cái giá phải trả

Một người lo lắng về sự trả đũa khi mà Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu cho thấy sẽ có hành động để bảo vệ lợi ích của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm thứ 4 đã nói rằng: “Anh đã có một quyết định sai lầm, làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của những công ty Trung Quốc”.

“Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện”, bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng nước này sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của mình.

Theo ông Paul Triolo, một số các quan chức Đức lo lắng việc cấm Huawei có thể khiến những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh với các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê, Đức xuất khẩu gần 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019. Đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau Mỹ.

Có một cái giá rất đắt khác phải trả. Mặc dù quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh là một thắng lợi ngoại giao của ông Trump nhưng lại giáng một đòn nặng vào việc triển khai mạng 5G của chính xứ sở sương mù.

Các quan chức cảnh báo, quá trình này ở Anh có thể bị trì hoãn khoảng 3 năm và tốn hàng tỷ USD khi các tập đoàn nước này thay các thiết bị của Huawei.

Theo nhận định của ông Edison Lee từ công ty tài chính Jefferies, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác nếu đi theo quyết định của Anh. Bên cạnh đó, lệnh cấm cũng khiến các nhà mạng chưa muốn nâng cấp ngay bây giờ.

“Quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh khiến các công ty viễn thông ít có động lực để nhanh chóng chuyển sang 5G”, ông Lee nói.

“Chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia (NOK), Ericsson (ERIC) hay các hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn.

Khi buộc phải thay đổi nhà cung cấp đã chọn, cũng như loại bỏ các thiết bị vốn đang sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua là một sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của bất cứ nhà mạng nào”, ông Lee nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via VTV

HMD (Nokia) bổ nhiệm cựu “tướng” của Samsung và Paypal làm Giám Đốc Marketing

HMD Global vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Stephen Taylor làm Giám đốc Marketing, chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến lược tiếp thị và triển khai cho toàn bộ danh mục đầu tư của điện thoại Nokia và sẽ báo cáo trực tiếp cho Florian Seiche – Giám đốc điều hành của HMD Global.

Theo HMD, Stephen sở hữu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị gần 30 năm tại một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như PayPal và Samsung. Trước khi về với HMD Global, Stephen từng là CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing), khối thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại PayPal – nơi ông đã có bước cải tiến hoàn chỉnh về khả năng tiếp thị kỹ thuật số cho công ty.

Trong vai trò trước đây là CMO tại Samsung Electronics Châu Âu, Stephen đã cam kết thu hút khách hàng chất lượng và chuyên môn về CRM, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử trực tiếp cho người dùng nhằm dẫn dắt cho sự chuyển đổi thương hiệu của công ty. Stephen đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc hợp tác với các thương hiệu gia dụng bao gồm Công ty The Gillette và Procter & Gamble.

Stephen chính thức gia nhập HMD Global sau sự kiện ra mắt 3 sản phẩm smartphone mới vừa qua bao gồm: Nokia 8.3 5G – smartphone Nokia 5G đầu tiên, Nokia 5310 – thành viên mới nhất trong dải sản phẩm điện thoại phổ thông của Nokia, “hồi sinh” từ mẫu Xpress Music, và HMD connect – dịch vụ chuyển vùng dữ liệu toàn cầu hoàn toàn mới của HMD nhằm giúp người dùng luôn kết nối với những việc quan trọng.

Việc bổ nhiệm cựu “tướng” của PayPal và Samsung làm giám đốc Marketing hứa hẹn mang tới những chiến lược mới cho Nokia khi thời gian gần đây, hãng tỏ ra “hụt hơi” trước các đối thủ, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Kể từ chiếc Nokia 7.2 ra đời vào tháng 9 năm ngoái, Nokia hiện chưa có bất kỳ sản phẩm smartphone mới nào tại thị trường Việt ở phân khúc từ 3 đến 7 triệu đồng. Trong khi đây là phân khúc cực kỳ sôi động khi các hãng liên tục tung ra sản phẩm mới, cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phần.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview