Skip to main content

Thẻ: tên thương hiệu

Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng

Trong một thế giới ồn ào với đầy rẫy các thông tin được cập nhật liên tục như ngày nay, kể một câu chuyện thương hiệu (Storytelling) hấp dẫn và có sức ảnh hưởng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng trong bài viết này.

Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng
Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, việc gia nhập ngành là một hành trình đầy thử thách với nhiều thăng trầm khác nhau.

Để vượt qua những thử thách này, vấn đề của doanh nghiệp không chỉ là làm sao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hay bằng cách nào có thể duy trì lòng trung thành của họ với thương hiệu, một vấn đề lớn khác là doanh nghiệp nên xuất hiện trong vai trò như thế nào và làm sao để trở nên khác biệt so với các đối thủ hiện có trong ngành.

Trong khi tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau, kể một câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) hấp dẫn và có sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và cộng đồng là giải pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Dưới đây là chi tiết cách bạn có thể làm điều này.

Hãy bắt đầu với một mô típ (Motif).

Mô típ (motif) là bất kỳ đặc điểm hoặc ý tưởng đặc biệt nào được lặp đi lặp lại trong một câu chuyện. Thông thường, Mô típ giúp phát triển các yếu tố mang tính tường thuật khác chẳng hạn như các chủ đề hoặc cảm xúc của câu chuyện (Story Mood).

Mô típ cũng đóng vai trò là yếu tố thống nhất giúp kết hợp các khía cạnh khác nhau trong câu chuyện của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là tạo ra những trải nghiệm gắn kết và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu.

Để có thể tìm ra các mô típ phù hợp, trước tiên bạn nên tìm hiểu về thị trường mục tiêu của mình, vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết là gì, và đâu là các đề xuất giá trị của doanh nghiệp hay thương hiệu (Unique Selling Proposition).

Bạn cũng cần hiểu về các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời cân nhắc cách chuyển những giá trị này thành các yếu tố có thể nhìn thấy được (trực quan) hoặc thành các chủ đề có thể tạo ra sức ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu.

Một Mô típ tốt không chỉ giúp tạo ra một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ mà còn hỗ trợ truyền tải các thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả trên các nền tảng khác nhau.

Bằng cách kết hợp nhất quán mô típ này trong toàn bộ câu chuyện, hình ảnh và các vật liệu marketing của thương hiệu, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm thương hiệu thống nhất và đáng nhớ, thứ giúp bạn khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.

Tận dụng tư duy lấy con người làm trọng tâm.

Nếu bạn đã tìm hiểu về khái niệm thương hiệu trong marketing, nó hoàn toàn là yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Thương hiệu tồn tại một cách độc lập khỏi các suy nghĩ chủ quan của doanh nghiệp và nó cũng chính là một cách để người tiêu dùng “thể hiện chính họ”.

Từ góc nhìn này, yếu tố con người mà cụ thể là cảm xúc của con người nên được xem là nền tảng của mọi câu chuyện thương hiệu, đó chính là động lực thúc đẩy những kết nối lâu dài và nhiều ý nghĩa với người tiêu dùng.

Bằng cách thu hút yếu tố cảm xúc, các marketer có thể khai thác những khao khát và động cơ đã làm thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng, xây dựng nên các mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng và hơn thế nữa.

Việc áp dụng cách tiếp cận lấy con người hay người tiêu dùng làm trọng tâm cũng sẽ củng cố thêm các mối liên kết này, giúp đảm bảo rằng câu chuyện của thương hiệu sẽ luôn được tối ưu để giải quyết các nhu cầu, thách thức và nguyện vọng riêng biệt của các nhóm đối tượng mục tiêu.

Là người làm marketing, bạn cần hiểu rằng cảm xúc là một khía cạnh quan trọng trong việc thiết lập nên cái gọi là sắc thái của thương hiệu hay các Unique Selling Point (USP) bởi vì nó cho phép thương hiệu tự phân biệt mình khỏi các đối thủ còn lại.

Các mối liên hệ cảm xúc không chỉ giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mà còn củng cố các USP của thương hiệu.

Nhất quán vẫn là từ khoá chính.

Cũng tương tự như trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tính nhất quán cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến thuật kể chuyện thương hiệu, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp, khi họ còn quá mới trên thị trường và khi khách hàng cần nhiều hơn các lý do để họ tin tưởng doanh nghiệp.

Hơn ai hết với các thương hiệu mới, mục tiêu trọng tâm hàng đầu nên là xây dựng một bản sắc thương hiệu (brand identity) mạnh giúp phân biệt họ với các đối thủ cạnh tranh.

Bằng cách duy trì tính nhất quán từ các thông điệp thương hiệu, hình ảnh, giọng điệu đến những trải nghiệm tổng thể trên tất cả các kênh truyền thông (website, fanpage, quảng cáo, email…), bạn có thể tạo ra một câu chuyện thương hiệu có khả năng gắn kết và đáng nhớ, hay có sức ảnh hưởng đến các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.

Tính nhất quán cũng nên được áp dụng khi nói đến các đội nhóm hay các phòng ban trong doanh nghiệp. Nó không chỉ được áp dụng trong nội bộ nhóm marketing, mà còn với các phòng ban khác như chăm sóc khách hàng, công nghệ hay bán hàng.

Khi có sự nhất quán trong nội bộ, quá trình đưa các câu chuyện của thương hiệu ra bên ngoài cũng trở nên bền vững và hiệu quả hơn.

Tóm lại, dù là bạn đang làm việc trong các công ty khởi nghiệp, các thương hiệu mới hay thậm chí là các thương hiệu đã lâu năm nhưng chưa có được sự chú ý nhất định từ cộng đồng người tiêu dùng, kể một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng là những gì bạn có thể làm để thúc đẩy thương hiệu, xây dựng nhận thức về thương hiệu, và bán hàng.

Khách hàng của bạn không phải đơn giản là “người mua hàng” mà là “con người với nhiều cảm xúc khác nhau và không ngừng thay đổi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

Trong khi tên thương hiệu và doanh nghiệp vừa có giá trị về mặt nhận diện lẫn cộng hưởng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận đúng về cách thức chọn tên cho thương hiệu của mình.

chọn tên thương hiệu
Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

Nếu bạn đang xây dựng một công ty khởi nghiệp, bạn có thể hiểu rằng bản chất của các công ty khởi nghiệp là bạn sẽ phải bắt đầu xây dựng từ những thứ căn bản nhất.

Từ việc xác định đúng khách hàng mục tiêu (chính), phát triển một chiến lược marketing bền vững để thu hút sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng, tới các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn tên thương hiệu và xây dựng thương hiệu.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và ít thời gian hơn để tìm hiểu từng sản phẩm hay thương hiệu, ngay cả khi doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt vẫn khó thâm nhập được thị trường và giành thị phần nếu họ không thể xây dựng một thương hiệu đủ mạnh.

Xây dựng thương hiệu là chiến lược cốt lõi của bất cứ một nhà sáng lập hay người làm marketing chuyên nghiệp nào.

Xây dựng thương hiệu thường bắt đầu bằng việc chọn một cái tên, nó chính là thứ mà sau này khi nhắc đến, khách hàng phân biệt được nó với các sản phẩm hay thương hiệu còn lại trên thị trường.

Thật không may, nhiều doanh nghiệp đã khá coi thường giai đoạn này và sau đó chính cái tên họ chọn không những không giúp ích gì trong việc xây dựng thương hiệu mà còn tác dụng ngược lại, khiến họ khó khăn hơn trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu.

Nếu bạn cũng đang gặp các tình huống này hay đang cần xây dựng cho doanh nghiệp một cái tên có sức cộng hưởng, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bắt đầu việc chọn tên thương hiệu.

Trong khi bạn có nhiều cách để bắt đầu chọn tên cho thương hiệu hay doanh nghiệp của mình, đó có thể là việc các thành viên trong đội nhóm (sáng lập) cùng nhau đóng góp ý kiến rồi thảo luận, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp ý tưởng có sẵn, hay bất kỳ cách thức nào khác.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để xây dựng tên thương hiệu của mình.

Giải phóng sức mạnh của thuật kể chuyện (Storytelling).

Kể chuyện là một trong những phương thức hiệu quả nhất để truyền tải một nội dung hay thông điệp nào đó.

Từ các câu chuyện mô tả các trải nghiệm mà mọi người có thể liên quan đến, đến các câu chuyện cá nhân có liên quan mật thiết đến công việc kinh doanh hay doanh nghiệp.

Hãy suy nghĩ về hành trình bắt đầu kinh doanh của bạn, từ lúc có ý tưởng, thử nghiệm, xây dựng, đến cả những thuận lợi và khó khăn sau đó.

Một số doanh nghiệp khác lại chọn cách xây dựng tên thương hiệu gắn liền với các câu chuyện mang tính lịch sử, những câu chuyện mà khi nhắc đến hầu như ai ai cũng đều có những ấn tượng hay kỷ niệm nhất định.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến trong số này đó chính là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.

Thứ nhất, nhà sáng lập Jeff Bezos muốn một cái tên bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (Chữ A).

Thứ hai, ông cũng biết rằng sông Amazon là con sông dài nhất và rộng lớn nhất trên thế giới. Và vì ông đang cố gắng xây dựng nên một nền tảng bán sách lớn nhất thế giới, cuối cùng ông đã chọn cái tên Amazon.

Với một câu chuyện hấp dẫn như vậy, rõ ràng là cả những nhà sáng lập lẫn những người làm thương hiệu có vô số các cách thức để truyền tải thông điệp hay sứ mệnh thương hiệu của mình đến với công chúng mục tiêu sau này.

Nếu bạn cũng muốn chọn tên thương hiệu theo cách tương tự, bạn có thể cần tìm ngay cho mình những câu chuyện, những hình ảnh liên tưởng có thể truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ và khách hàng.

Suy nghĩ về các từ khóa có thể truyền tải được các giá trị của doanh nghiệp.

Giá trị của thương hiệu (Brand Value) hiểu một cách đơn giản đó chính là những lời hứa của bạn với khách hàng, thứ bạn sẽ dành toàn bộ nguồn lực để xây dựng và bảo vệ.

Để các giá trị thương hiệu này có sức ảnh hưởng đến tâm trí của người tiêu dùng, bạn nên lựa chọn các giá trị có thể chạm được yếu tố cảm xúc của họ.

Sau khi xác định được câu chuyện thương hiệu, bạn có thể lựa chọn các từ khoá để truyền tải giá trị thương hiệu của mình.

Một số từ khoá bạn có thể tham khảo là:

  • Đáng tin cậy.
  • Tính toàn diện.
  • Lạc quan
  • Linh hoạt.
  • Sự khích lệ.
  • Tình yêu.
  • Sự trung thành.

Hãy tiếp tục điền mới danh sách này cho đến khi bạn tìm thấy được từ khoá có thể lột tả được giá trị của thương hiệu.

Xác minh tính khả dụng của tên doanh nghiệp hay thương hiệu khi bắt đầu lựa chọn.

Một trong những bước quan trọng khi chọn tên thương hiệu đó là kiểm tra xem liệu cái tên đó có đang được sử dụng ở đâu đó hay chưa, hay nó đã được đăng ký rồi.

Trong bối cảnh kinh doanh đa kênh (Omni Channel), một lời khuyên cho bạn là nên đồng bộ hoá tên gọi trên các nền tảng khác nhau, dù cho đó là tên miền (domain) của website, tên fanpage trên Facebook hay tên tài khoản trên Twitter.

Bằng cách đồng bộ hoá tên thương hiệu, khách hàng vừa có thể dễ dàng tìm kiếm bạn, vừa giúp mang lại một trải nghiệm liền mạch hơn trong suốt quá trình tương tác, khả năng ghi nhớ tên thương hiệu cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, sau khi chọn tên doanh nghiệp hay thương hiệu của mình, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng, nó đã được đăng ký sử dụng trước đó hoặc thậm chí nó chính là một thương hiệu của đối thủ cùng ngành.

Hiển nhiên, nếu bạn không muốn xảy ra các tranh chấp như Facebook từng tranh chấp với tên gọi Meta, bạn sẽ cần đảm bào rằng tên gọi của mình là duy nhất.

Chọn tên thương hiệu với các nền tảng cung cấp tên có sẵn (Brandname Marketplace).

Khi các doanh nghiệp tìm cách hạn chế thấp nhất các rủi ro về tranh chấp, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp khi họ muốn bắt đầu nhanh công việc kinh doanh của mình, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp tên có sẵn là một gợi ý hay.

Thay vì mất quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc chọn tên, nhiệm vụ của bạn giờ đây chỉ là truy cập các nền tảng này (chẳng hạn như BrandBucket), và lựa chọn cho mình những cái tên phù hợp (và duy nhất).

Với BrandBucket, bạn có thể lựa chọn các tên thương hiệu cụ thể theo ngành, theo phong cách và tương ứng là một tên miền phù hợp (.com).

Hiện BrandBucket đã cung cấp tên thương hiệu cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp từ hơn 180 quốc gia trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P2)

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

6. Nó phải truyền tải được giá trị thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thương hiệu của bạn phải truyền tải được lợi ích cốt lõi của sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và nguyên bản.

Thương hiệu Ciel truyền tải sự trong trẻo và nhẹ nhàng, trong khi Suavitel thực hiện lời hứa với tên thương hiệu của mình rằng quần áo sẽ mềm mại.

Tuy nhiên việc truyền tải các giá trị này không nhất thiết phải theo nghĩa đen. Nhiều khi bạn có thể ngụ ý sản phẩm của bạn nói về điều gì đó một cách gián tiếp, bằng cách phát âm của nó chẳng hạn.

7. Bạn phải đăng ký bảo hộ.

Thương hiệu của bạn phải là duy nhất và không thể bị bắt chước.

Để bảo vệ nó, điều quan trọng là bạn phải đăng ký nó với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc các đơn vị có thẩm quyền, tất cả những thứ như kí hiệu, logo, màu sắc, tên gọi, slogan…đều cần được bảo hộ.

Trước khi lựa chọn tên thương hiệu, bạn nên kiểm tra xem liệu tên gọi đó đã được đăng ký bởi người khác chưa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế, văn phòng phẩm và những thứ có liên quan khác.

8. Bạn phải thích nó.

Cuối cùng, trước khi quyết định đặt tên cho thương hiệu hoặc cho sản phẩm mới của bạn, hãy thảo luận các phương án lựa chọn với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những khách hàng đáng tin cậy nếu được.

Bằng cách này, bạn sẽ biết cái nào được chấp nhận và yêu thích nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trong khu vực của mình hoặc các công cụ trực tuyến.

Bởi vì hầu hết việc mua hàng phụ thuộc vào những yếu tố cảm tính, nên các thương hiệu cũng phải có “thứ gì đó” khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.

Có những cái tên “nghe hay” nhưng những cái khác thì không. Vì vậy, hãy tính đến ý kiến ​​của thị trường. Thương hiệu là một công cụ truyền thông, và đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo rằng thông điệp của nó cần đến được với người nhận !

DNA của thương hiệu của bạn.

Một trong những thử nghiệm mà các chuyên gia thường thực hiện để thẩm định tính đủ điều kiện cho các tên gọi thương mại (trade names) đó là tìm “mã di truyền” của chúng.

Bạn cũng có thể làm điều đó với thương hiệu của mình. Nó phân tích các liên kết văn hóa, cảm xúc, ngôn ngữ, lịch sử và logo, cũng như ngữ nghĩa và cấu trúc của chúng.

Nếu bạn đã có một thương hiệu tiềm năng (tên gọi và logo), hãy sử dụng các câu hỏi sau để thẩm định nó.

A. Các tham chiếu văn hóa của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Google gợi ý số googol (từ 10 đến hàng trăm), minh họa một con số lớn không thể tưởng tượng được, tương tự như vô cực, nó đại diện một giá trị trung tâm của dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet.

Thực tế là các chữ cái “o” được nhân theo số lượng của kết quả tìm kiếm.

B. Trọng lượng cảm xúc của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Tía Rosa, về mặt cảm xúc, văn bản và cả hình ảnh, là một thương hiệu mang cảm xúc ấm áp, giản dị và đậm chất Mexico.

C. Các tham chiếu ngôn ngữ của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Thương hiệu nước trái cây Snapple nghe giống như quả táo. Nó cũng giống như snap (hành động búng ngón tay), để gợi ra ý tưởng về tốc độ.

Kết quả tham chiếu của ngôn ngữ khi này sẽ là việc bạn có được hương vị và chất dinh dưỡng của quả táo một cách nhanh chóng và không tốn quá nhiều công sức.

D. Thương hiệu sử dụng những biểu tượng nào?

Ví dụ: Logo Televisa được xây dựng từ ba biểu tượng – mặt trời, con mắt và các sọc ngang. Mặt trời tượng trưng cho điều hiển nhiên, nó mọc vào mỗi buổi sáng, ngoài ra còn cho phép chúng ta nhìn thấy nhau.

Con mắt là đại diện cho hành động nhìn. Và các đường ngang đại diện cho truyền hình tĩnh.

Ba yếu tố này là một phần giá trị của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips