Skip to main content

Thẻ: Tim Cook

Sự khác biệt lớn trong chiến lược đầu tư của Apple vào Việt Nam và Indonesia

Apple đẩy mạnh mảng phần mềm để đáp ứng yêu cầu của Indonesia, trong khi liên tục mở rộng chuỗi cung ứng phần cứng tại Việt Nam. Đây là sự khác biệt lớn nhất về chiến lược đầu tư của Apple vào 2 quốc gia.

Theo lịch trình trong chuyến đi châu Á, Tim Cook tới Việt Nam ngày 15-16/4 và Indonesia từ ngày 16/4. Ở cả hai nước, các hoạt động của CEO Apple đều thu hút sự quan tâm lớn vì phần nào cho thấy kế hoạch sắp tới của hãng tại đây.

Tại Indonesia, CEO Tim Cook nói công ty đang xem xét hoạt động sản xuất ở nước này. “Chúng tôi đã thảo luận về mong muốn của Tổng thống liên quan đến việc thúc đẩy sản xuất và Apple sẽ chú ý đến điều đó”, ông nói.

CEO Apple cũng đề xuất thúc đẩy hoạt động hợp tác, đầu tư chất lượng cao, trong đó cam kết mua nhiều hơn linh phụ kiện do các đối tác sản xuất tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ lĩnh vực đổi mới sáng tạo, tăng cường khoản chi cho nhà cung cấp tại Việt Nam.

Động thái của Apple diễn ra trong bối cảnh công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mở rộng ra khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ sản phẩm Apple.

Dan Ives, CEO công ty nghiên cứu thị trường Wedbush Securities, đánh giá chuỗi cung ứng là trọng tâm trong chuyến đi này của Tim Cook. “Việt Nam và Indonesia là những điểm hạ cánh mềm cho sản xuất iPhone”, Ives nhận định.

Tại Indonesia, Cook không chia sẻ cụ thể sẽ thúc đẩy sản xuất thế nào. Apple vốn không có nhà máy sản xuất trực tiếp, thay vào đó họ tạo ra sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng trên khắp thế giới.

Xét về số lượng cơ sở sản xuất, theo thống kê của Apple năm 2022, hãng chỉ có hai nhà cung ứng ở Indonesia là Panasonic và Yageo Corporation. Trong khi đó tại Việt Nam, số nhà cung ứng là 25, tăng từ mức 16 vào năm 2016 và xếp thứ 7 trong danh sách. Các đối tác phụ trách lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm như Foxconn, Luxshare, Goertek, BYD đều có nhà máy tại Việt Nam, lắp ráp sản phẩm như tai nghe, loa, đồng hồ.

Trong khi đó, tại Indonesia, Apple đẩy mạnh hơn vào việc mở học viện đào tạo phần mềm. Học viện thứ tư dành cho nhà phát triển vừa được Apple khai trương tại Bali.

Theo Nikkei, động thái này nhằm đáp ứng yêu cầu của Indonesia trong tỷ lệ nội địa hóa. Từ 2022, chính phủ nước này nâng tỷ lệ linh kiện địa phương mà một công ty phải sử dụng trong smartphone lên 35%, thay vì mức 20% vào năm 2016.

Tuy nhiên, thay vì mở rộng phần cứng, Apple đẩy mạnh phát triển phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu.

Về chiến lược đầu tư, Apple cho biết đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước và đang hỗ trợ hơn 200.000 việc làm qua chuỗi cung ứng và nền kinh tế ứng dụng iOS. Tổng đầu tư từ năm 2019 đến nay đạt 400 nghìn tỷ đồng (16 tỷ USD), thông qua chuỗi cung ứng.

Còn tại Indonesia, Nikkei dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết Apple đã đầu tư tổng cộng 1,6 nghìn tỷ rupiah (98 triệu USD) vào bốn tổ chức tại đây.

Nhiều năm qua, Indonesia nỗ lực thu hút sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ cố gắng tận dụng nguồn nickel và các khoáng sản khác để thúc đẩy sản xuất, bằng cách cấm xuất khẩu nguyên liệu như nickel và bauxite để buộc các công ty phải xây dựng nhà máy luyện kim trong nước.

Việc Apple hứa hẹn tăng hoạt động sản xuất tại Indonesia khiến nhiều người liên tưởng đến Nvidia. Đầu tháng 4, hãng chip này cũng công bố kế hoạch xây một trung tâm AI trị giá 200 triệu USD tại đây.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành, với cả Nvidia và Apple, “đầu tư vào Indonesia không có nghĩa không đầu tư vào Việt Nam”, bởi cả hai hiện đều là những điểm đến hấp dẫn tại Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam vốn đã là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất của Apple những năm qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu iPhone của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Số lượng iPhone của Apple xuất xưởng tại Trung Quốc trong tháng 2 giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái, là một trong những đợt lao dốc lớn nhất.

Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc
Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Theo số liệu của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, Apple tháng trước xuất xưởng 2,4 triệu iPhone tại đây, giảm so với mức 5,5 triệu chiếc hồi tháng 1 và 3,4 triệu chiếc vào tháng 2/2023. Riêng tháng 1, lượng smartphone công ty đưa ra thị trường cũng giảm 39% so với mức 8,9 triệu máy của cùng kỳ 2023.

Từ tháng 9 năm ngoái, Apple đã gặp nhiều khó khăn tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới do sự trỗi dậy của Huawei với các sản phẩm sử dụng chip tự sản xuất.

Theo Bloomberg, Nicole Peng, nhà phân tích tại Canalys, nhận định Apple dường như vẫn đang bán các lô hàng đã sản xuất từ năm ngoái, điều hiếm thấy trước đây. “Các kênh bán lẻ iPhone vẫn đang ‘tiêu hóa’ lô hàng của quý IV/2023 và đây là lý do cho sự sụt giảm doanh số của Apple”, Peng nhận định. “Đây cũng là dấu hiệu cho thấy Apple sẽ tiếp tục chậm lại thời gian tới, nhất là khi các đối thủ Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các thông điệp về điện thoại thông minh AI”.

Apple chưa đưa ra bình luận.

Theo CNN, tuần trước, CEO Tim Cook đã có chuyến thăm Trung Quốc, cùng thời gian hãng khai trương cửa hàng mới ở Thượng Hải. Đây là Apple Store lớn thứ hai thế giới, sau cửa hàng thứ nhất trên Đại lộ số 5 ở New York. Giới phân tích khi đó đánh giá chuyến đi là một phần trong nỗ lực nhằm vực dậy doanh số iPhone tại thị trường này.

Trước đó, thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy trong sáu tuần đầu năm, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 24%. Trong khi đó, doanh số điện thoại Huawei tăng 64%. Năm qua, Apple cũng nhiều lần phải hạ giá iPhone 15 Pro Max để cạnh tranh với Mate 60.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple đang đứng trước một tương lai đầy thách thức

Apple đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ những thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Tất cả đang đặt thương hiệu này trước một tương lai đầy thách thức.

Apple đang đứng trước một tương lai đầy thách thức
Apple đang đứng trước một tương lai đầy thách thức

Hiện nay, Apple được biết đến là một trong những công ty quyền lực nhất hành tinh. Gã khổng lồ công nghệ này được định giá tới hơn 3.000 tỷ USD. Con số trên tương đương với GDP của những quốc gia giàu nhất trên thế giới.

Các nhà phát triển và đối tác cung cấp dịch vụ luôn bị ràng buộc bởi hàng loạt quy tắc nghiêm ngặt của công ty. Đặc biệt, những quyết định của Apple có thể ảnh hưởng tới hơn 1 tỷ người dùng iPhone trên toàn cầu.

Đây là điều mà bất cứ công ty nào trên thế giới cũng mong muốn. Tuy nhiên, vị thế của Apple đang dần trở nên lung lay, nhất là khi phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ những thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã đệ đơn kiện Apple với cáo buộc rằng hệ sinh thái iPhone của công ty đã vi phạm luật chống độc quyền, gây bất lợi cho người tiêu dùng, nhà phát triển và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác.

Theo đơn kiện, DOJ cho rằng Apple đã gây tổn hại cho các nhà phát triển khi chiết khấu tới 30% doanh thu của ứng dụng trên App Store. Ngoài ra, Apple cũng bị cáo buộc đã cố ý khiến người dùng khó rời bỏ hệ sinh thái của mình.

Trong một tuyên bố mới nhất, Apple nói rằng họ không đồng ý với các cáo buộc trên và sẽ chống lại điều đó.

“Vụ kiện này đe dọa những nguyên tắc tạo nên sự khác biệt của các sản phẩm Apple trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Nếu vụ kiện thành công, nó sẽ cản trở chúng tôi tạo ra những công nghệ mà mọi người mong đợi từ Apple, khi phần cứng, phần mềm và dịch vụ được giao thoa”, phát ngôn viên của Apple chia sẻ.

Chính phủ Mỹ không phải là cơ quan duy nhất có lập trường này. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đấu tranh với Apple khi cho rằng công ty này đã hành động như “một người gác cổng” đối với kho ứng dụng App Store của mình.

Đầu tháng 3, Apple đã buộc phải thực hiện những thay đổi đối với App Store nhằm tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của EU. Những thay đổi này bao gồm việc cắt giảm ứng dụng được tải xuống từ App Store, cho phép người dùng iOS truy cập vào các cửa hàng kỹ thuật số của bên thứ ba.

Chưa dừng lại ở đó, nguồn tin từ Bloomberg cho biết EU đang chuẩn bị công bố một cuộc điều tra lớn tiếp theo đối với Apple cũng như Google, nhằm xác định xem những gã khổng lồ công nghệ này có thực sự tuân thủ đạo luật mới hay không.

Bên cạnh những rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý, Apple cũng đang phải đối mặt với áp lực lớn về doanh số tại thị trường Trung Quốc. Đây được xem là thị trường quốc tế quan trọng bậc nhất của công ty.

Báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy Apple đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm nhu cầu mua iPhone ở Trung Quốc. Theo đó, doanh số bán iPhone tại thị trường này đã giảm tới 24% kể từ đầu năm.

Các chuyên gia cho biết những người dùng iPhone trước đây đang dần chuyển sang các thương hiệu nội địa, đặc biệt là Huawei. Xu hướng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Apple.

Có thể thấy, Apple đang phải chịu sức ép từ mọi phía. Theo Business Insider, những giải pháp mà công ty thực hiện ở thời điểm hiện tại đặc biệt quan trọng và mang ý nghĩa quyết định đến tương lai của mình trong những thập kỷ tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Dân Trí

CEO Apple Tim Cook: Không có chuỗi cung ứng nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Quốc

Chuyến thăm Thượng Hải chớp nhoáng của CEO Apple Tim Cook đã đưa ba nhà cung cấp chính tại Trung Quốc đại lục trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông.

Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ "hậu iPhone"

Theo South China Morning Post, chuyến công tác của Tim Cook diễn ra trong bối cảnh nhà sản xuất iPhone muốn xoa dịu những lo ngại về việc chuỗi cung ứng sản xuất sẽ rời Trung Quốc.

Tại văn phòng Apple ở Thượng Hải, vị CEO đã gặp gỡ hai nhà sáng lập gồm tỷ phú Wang Chuanfu, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng xe điện BYD và Zhou Qunfei, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Lens Technology, nhà sản xuất màn hình cảm ứng.

Cũng có mặt trong cuộc họp là Chen Xiaoshuo, Giám đốc điều hành nhà sản xuất linh kiện điện tử Shenzhen Everwin Precision Technology.

BYD là nhà cung cấp cho Apple từ năm 2008. BYD bắt đầu với việc gia công vỏ kim loại được sử dụng cho các sản phẩm khác nhau của Apple. Kể từ đó, BYD đã mở rộng hoạt động gia công hợp đồng sang các bộ phận bằng kính và cấu trúc, cũng như công việc lắp ráp cụ thể cho các thiết bị bao gồm iPhone, iPad và Apple Watch.

Để đẩy nhanh hoạt động kinh doanh đó, BYD đã mua lại mảng sản xuất thiết bị điện tử di động của công ty Mỹ Jabil vào năm ngoái với giá 15,8 tỷ nhân dân tệ (2 tỷ USD).

Lens Technology là đối tác của Apple từ năm 2006. Sau khi cung cấp kính bảo vệ màn hình cho iPhone thế hệ đầu tiên, công ty Trung Quốc hiện sản xuất kính và các thành phần kim loại khác nhau cho các sản phẩm của Apple, trong đó kính thực tế hỗn hợp Vision Pro mới nhất.

Trong khi đó, Everwin Precision đã hợp tác với Apple về việc ứng dụng vật liệu tái chế vào các sản phẩm khác nhau của công ty. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này bắt đầu hợp tác với Apple vào năm 2012 với tư cách là nhà cung cấp các thành phần kim loại cho máy tính Mac. Giờ đây, họ cũng cung cấp các thành phần cho Apple Watch và Vision Pro.

Cuộc gặp gỡ của Cook với ba đối tác gia công diễn ra trước lễ khai trương cửa hàng Apple mới tại khu mua sắm Tĩnh An, Thượng Hải. Đây là cửa hàng Apple thứ 57 tại Trung Quốc của táo khuyết, bao gồm Hong Kong, Đài Loan và Macau.

Cuộc gặp gỡ phản ánh nỗ lực của Tim Cook trong việc trấn an các đối tác cung ứng tại Trung Quốc, ngay cả khi các nhà gia công hợp đồng đang đa dạng hóa hoạt động sang các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam.

Theo cuộc phỏng vấn với China Daily hôm 20/3, vị CEO cho biết Apple đã mở rộng chuỗi cung ứng ở Trung Quốc và tăng đầu tư trong 30 năm qua.

“Đối với Apple, không có chuỗi cung ứng nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Quốc”, Tim Cook nói.

Tuần trước Apple đã tuyên bố mở rộng trung tâm nghiên cứu ứng dụng tại Thượng Hải để hỗ trợ tất cả các dòng sản phẩm của hãng. Đồng thời, Apple cũng sẽ khai trương một phòng thí nghiệm mới tại trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến vào cuối năm nay.

Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 21/3 (giờ địa phương), hàng trăm người hâm mộ Apple đã kiên nhẫn xếp hàng bên ngoài cửa hàng bán lẻ mới của công ty để tham gia lễ khai trương hoành tráng, có người đã phải chờ từ đêm hôm trước.

Hàng dài người xếp hàng để nhận những món quà và đồ miễn phí, vốn đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong lễ khai trương của một cửa hàng Apple mới. Hộp quà cho cửa hàng Tĩnh An có một nhãn dán, một chiếc ghim và một túi vải canvas in logo Apple được trang trí bằng hoa mộc lan. Bộ quà tặng này đã được đăng trên nền tảng giao dịch hàng hóa cũ trực tuyến Xianyu, với giá lên tới 500 nhân dân tệ.

Doanh số bán iPhone tại Trung Quốc giảm 24% trong 6 tuần đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giới phân tích, sự sụt giảm doanh số một phần là do lượng hàng xuất xưởng của Apple cao bất thường trong đầu năm ngoái, đi kèm sự cạnh tranh gia tăng từ các thương hiệu địa phương như Huawei.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thu nhập của CEO Tim Cook năm 2023 giảm gần 40% so với 2022

Ngày 11/1, Apple đăng tải tài liệu cho các nhà đầu tư, trong đó tiết lộ một số chi tiết về mức lương của ban lãnh đạo, gồm cả Giám đốc điều hành Tim Cook.

Năm 2022, mức thu nhập của Tim Cook tại Apple 99,4 triệu USD. Năm nay, CEO Apple kiếm được hơn 63 triệu USD, giảm gần 40% so với năm trước đó.

Trong đó gồm: 3 triệu USD tiền lương, 47 triệu USD cổ phiếu thưởng, 11 triệu USD thưởng kế hoạch, và các khoản thưởng khác là 2,5 triệu USD.

Trong khi đó, thu nhập bình quân của nhân viên Apple trong năm 2023 là hơn 94.000 USD. So với thu nhập của Tim Cook là 672:1, theo Apple, tỷ lệ này là phù hợp với quy định của Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

Mức thu nhập của một số nhân sự khác trong ban lãnh đạo Apple gồm: CFO Luca Maestri, Cố vấn pháp lý Kate Adams, Phó Chủ tịch phụ trách bán lẻ Deirdre O’Brien và COO Jeff Williams, mỗi người nhận gần 27 triệu USD trong năm qua.

Hội đồng quản trị Apple đã thực hiện một chính sách vào năm 2017 yêu cầu Tim Cook phải sử dụng máy bay riêng cho tất cả các chuyến công tác và cá nhân của mình vì “lý do an ninh và hiệu quả”.

Kể từ khi chính sách được áp dụng, nhà đầu tư đều muốn biết Apple đã chi bao nhiêu cho việc đi lại và bảo vệ Tim Cook.

Theo hồ sơ, năm ngoái Apple đã chi 1,6 triệu USD cho các chi phí đi lại bằng máy bay riêng của Tim Cook, cao gấp đôi năm 2022. Chi phí an ninh cho cá nhân CEO là 820.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3

CEO Apple Tim Cook gần đây đã nói về những gì công ty tìm kiếm khi tuyển dụng nhân viên.

Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3
Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3

Apple là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, cũng là một trong những cái tên đứng đầu ngành công nghệ và có các sản phẩm mang tính định hình thay đổi thế giới.

Với tất cả những điều đó, được làm việc tại Apple là mơ ước của nhiều người, vậy để trở thành một nhân viên của Apple thì bạn sẽ cần những kỹ năng gì? Có lẽ không ai có thể đưa ra câu trả lời tốt hơn cho điều này ngoài Tim Cook, CEO của Apple.

Những kỹ năng cần có để làm việc tại Apple.

Trong một cuộc phỏng vấn cho kênh BBC Sounds, dẫn chương trình bởi ca sĩ Dua Lipa, Tim Cook đã nói về những kỹ năng mà Apple tìm kiếm khi “săn” nhân tài.

Tim Cook nói rằng mọi người mà ông làm việc cùng tại Apple đều tin rằng “1+1=3”. Tại sao một công ty công nghệ như Apple lại cần những nhân viên có khả năng tính toán thua cả một đứa bé? Tất nhiên ý nghĩa của câu nói đó không phải chỉ là con số, Cook đã giải thích rõ ý của ông khi nói như vậy.

“Đó là một cảm giác tuyệt vời khi làm việc với những người có thể thúc đẩy điều tốt nhất trong con người bạn và về cơ bản, tất cả chúng tôi đều tin rằng 1 cộng 1 bằng 3”, ông nói. “Ý tưởng của bạn cộng với ý tưởng của tôi sẽ tốt hơn là hai ý tưởng cá nhân riêng lẻ”.

Có cần bằng cấp để làm việc tại Apple không?

Tim Cook cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng Apple tuyển dụng không phân biệt bằng cấp, bao gồm cả những người có và không có bằng đại học. Ông cũng liệt kê những kỹ năng khác giúp một người có thể đạt được thành công tại công ty.

Cook nói: “Tôi nghĩ một trong những đặc điểm mà tôi tìm kiếm là sự hợp tác. Họ thực sự có thể hợp tác được không? Họ có tin tưởng sâu sắc rằng 1 cộng 1 bằng 3 không?”

Cook cho biết ông cũng tìm kiếm những nhân viên có trí tò mò, không ngại đặt câu hỏi, có khả năng sáng tạo và có tinh thần đồng đội.

Và dù ông tin rằng viết code là một kỹ năng sống quan trọng ngay cả ngoài công việc, nhưng Apple đã từng tuyển dụng những người không biết viết code hoặc những người không viết thường xuyên như một công việc hàng ngày.

Quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt tại Apple.

Theo những gì nhân viên Apple đã nói về công việc của họ trên các diễn đàn như Glassdoor và Quora vào năm 2016, quá trình tuyển dụng ở Apple rất nghiêm ngặt. Một số ứng viên xin việc phải trải qua tổng cộng 13 cuộc phỏng vấn. Apple cũng được mô tả là rất cẩn thận bảo vệ các sản phẩm sắp ra mắt của mình, kiểm tra ngay cả các thùng rác, sử dụng tên mã cho các sản phẩm mới và che cửa sổ bằng rèm đen.

Trong cuộc phỏng vấn có tiêu đề “60 Minutes” vào năm 2015, Tim Cook cũng từng chia sẻ về những gì cần có để làm việc tại Apple, lúc đó, ông nói muốn tuyển dụng những nhân viên đam mê, có lý tưởng và không từ chối. Ông cũng cho biết nhân viên Apple phải là những người muốn thay đổi thế giới và không hài lòng với mọi thứ hiện tại.​

Ông cũng đề cập rằng điều quan trọng là phải tuyển những người có nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Cook nói Apple muốn “những người thông minh, có quan điểm và muốn tranh luận về quan điểm đó…Những người muốn làm mọi thứ tốt hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày

Kể từ khi trở thành CEO của Apple, thói quen đọc phản hồi hay đánh giá của khách hàng mỗi ngày của Tim Cook vẫn luôn được duy trì, và với những người làm marketing, đây thực sự là một bài học.

Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày
Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày

Trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ với báo chí, CEO Apple Tim Cook cho biết ông thích đọc email và phản hồi của khách hàng về các sản phẩm của Apple mỗi ngày. Thói này của ông được bắt đầu từ lúc 5h sáng.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao là CEO của một đế chế như vậy nhưng ông lại có thói quen làm những công việc của những người đáng lẽ ra là bộ phận chăm sóc khách hàng hay marketing?

Câu trả lời của Tim Cook là các phản hồi của khách hàng là nguồn cảm hứng của ông ở Apple khi nói đến việc phát triển các sản phẩm công nghệ, và đó cũng là lý do giải thích tại sao các sản phẩm của Apple luôn có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng, thứ quyết định đến giá trị gần 3000 tỷ USD của Apple.

Ông giải thích thêm:

“Nếu bạn đang làm kinh doanh, giống như chúng tôi, là tạo ra các sản phẩm công nghệ, thứ thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của con người – bạn muốn phát triển nó. Bạn chắc chắn sẽ muốn biết mọi người đang cảm nhận về nó như thế nào.”

Vị CEO cũng thừa nhận rằng Apple cũng nhận được không ít các phản hồi tiêu cực, nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin của khách hàng với sản phẩm và Apple luôn trong trạng thái sẵn sàng ghi nhận và tối ưu nó.

“Tất nhiên, tôi cũng nhận được một số lời phàn nàn từ khách hàng. Tuy nhiên, những lời phàn nàn đó cũng rất tuyệt, bởi vì tôi muốn biết khách hàng của chúng tôi thực sự đang nghĩ gì. Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu công việc của tôi mỗi ngày.”

Một điểm đáng chú ý khác của Tim Cook là khác với các CEO khác, đặc biệt là CEO của các công ty lớn, ông công khai địa chỉ email làm việc của mình và bất cứ khách hàng nào cũng có thể gửi vào đó các ý kiến về sản phẩm và dịch vụ của Apple.

Cũng chính vì điều này mà khách hàng của Apple yên tâm hơn và cả với nhân viên của Apple cũng làm việc có trách nhiệm hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, khi chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của cái gọi là “thương hiệu“, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không phải là cố gắng nghĩ ra thật nhiều ý tưởng hay suy đoán cách khách hàng suy nghĩ, mà đó là không ngừng tiếp xúc và ghi nhận ý kiến từ họ, hiểu đúng cách họ thực sự đang cảm nhận về sản phẩm.

Đây chính là chìa khoá thành công của mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Apple sử dụng chiến lược này để “kéo” 365 tỷ USD doanh số

Một trong những cách đơn giản nhất để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu nhưng cũng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất.

Apple sử dụng chiến lược này để "kéo" 365 tỷ USD doanh số
Source: The Japan Times

Apple từ lâu đã là một trong những thương hiệu đình đám và có giá trị vốn hoá lớn toàn cầu với hơn 2000 tỷ USD.

Những người hâm mộ hay khách hàng trung thành của Apple sẵn sàng xếp hàng dài trên các con phố chỉ để trở thành những người đầu tiên sở hữu các phiên bản mới nhất và với tổng doanh thu hàng năm được báo cáo là 365,8 tỷ USD cho năm 2021, rõ ràng sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thương hiệu của Apple là không thể chối từ.

Tuy nhiên, thành công của Apple không chỉ đơn giản là nhờ vào những thiết kế bắt mắt, cách tiếp cận tối giản với các công nghệ tiên tiến hay thậm chí là khoản ngân sách quảng cáo hàng năm với gần 2 tỷ USD. Thay vào đó, nó nằm ở cách công ty này xây dựng yếu tố con người và đội ngũ (đội ngũ chăm sóc khách hàng và bán hàng).

Đối với nhiều doanh nghiệp khác, theo cách thông thường, họ sẽ tuyển dụng những người có xu hướng yêu thích hay là “fans hâm mộ” của doanh nghiệp, ngược lại với Apple, họ tuyển dụng chính khách hàng của họ.

Nếu bạn đang muốn tăng trưởng, đừng chỉ tuyển những người yêu thích doanh nghiệp của bạn.

Bí quyết để xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng thành công của Apple là tuyển dụng những người là khách hàng của họ bởi vì suy cho cùng, khách hàng hiểu khách hàng.

Với cách tiếp cận đó, Apple sẽ có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà khách hàng của họ (cũng chính là nhân viên của họ) yêu thích nhất. Chiến lược nhân sự đơn giản mà vô cùng hiệu quả này cùng với những lý thuyết đơn giản đằng sau nó ngược lại thường không được áp dụng chính xác cho các bộ phận hay phòng ban khác, chẳng hạn như kỹ thuật, phát triển và bán hàng.

Lấy ví dụ về bộ phận bán hàng, mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng một đại diện bán hàng tuyệt vời sẽ phải là người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Người đại diện bán hàng giỏi nhất không phải (hoặc không nhất thiết) là người hâm mộ lớn nhất – mà là những người xác định chính xác và có mối quan hệ chặt chẽ nhất với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Trên thực tế, những người cổ vũ lớn nhất (năng động nhất) của doanh nghiệp không phải là những nhân viên bán hàng giỏi nhất – họ cũng không phải là những người đổi mới tốt nhất của thương hiệu.

Tính khách quan giữa nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển.

Người hâm mộ thương hiệu không nhìn mọi thứ theo cách giống những người khác. Và do đó, những người này không thể bán hàng cho những người chưa từng mua hàng hoặc cải tiến cho một sản phẩm nào đó, vì trong mắt họ, các sản phẩm hiện có đã rất hoàn hảo.

Vì vậy, mặc dù những người hâm mộ có khả năng kết nối rất tốt với những người hâm mộ khác, nhưng họ lại thường đánh mất đi tính khách quan – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Về mặt tâm lý, khi ai đó là một người hâm mộ, đặc biệt là những người hâm mộ cuồng nhiệt (fans cuồng), chúng ta biết rằng lòng trung thành của họ có thể khiến họ trở nên mù quáng trước những lựa chọn thay thế khác.

Nói cách khác, vào một thời điểm nào đó, khi chúng ta hâm mộ một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta đặt một thứ lên mọi thứ (ngay cả khi nó là điều không đúng đắn).

Với sự quan tâm hay yêu thích cao độ này, chúng ta không chỉ đánh mất đi tính khách quan mà còn mất đi tính xác thực và tính hợp lý của các nhận định.

Trong bán hàng, điều này có thể khiến một thông điệp bán hàng của thương hiệu trở nên “dối trá”, quá trau chuốt và thiếu sự thật, và kết quả là, khách hàng tiềm năng của thương hiệu mất đi sự hứng thú hay lòng tin với thương hiệu.

Trong đổi mới, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp có ít sự cải tiến hơn và tỷ lệ thu hút khách hàng mới thấp hơn vì các sản phẩm do người hâm mộ tạo ra có xu hướng được xây dựng chỉ dành cho những người tương tự như họ.

Hãy tuyển dụng những người hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Làm thế nào để có tuyển dụng những người này vào đội ngũ của doanh nghiệp? Thông thường, những khách hàng lý tưởng hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người phù hợp nhất.

Điều này là do họ có thể hiểu lý do tại sao một người nào đó không phải là một người hâm mộ trung thành, sự do dự của họ hay cả nỗi đau của họ. Họ hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu bởi vì chính họ cũng là một trong số đó.

Những chiến lược tưởng chừng như đơn giản nhưng đó chính là cách Apple vươn lên dẫn đầu trong một thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm của Apple luôn được nhiều người tiêu dùng chào đón.

Đó là cách Apple bán trước được gần 1 triệu chiếc đồng hồ vào ngày đầu tiên ra mắt và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể sử dụng để xây dựng sự đổi mới và tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

Trẻ em học được bài học này sẽ phát triển và trở thành một là lãnh đạo tốt hơn

CEO của Land O ‘Lakes, Bà Beth Ford thuộc danh sách Fortune 500, với nổi tiếng với quan điểm của bà về mảng dịch vụ – cách nó ảnh hưởng đến khách hàng và mọi doanh nghiệp.

Trẻ em học được bài học này sẽ phát triển và trở thành một là lãnh đạo tốt hơn
Beth Ford Getty Images

CEO Beth Ford là một trong những người thành công trong nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là sự thăng tiến ấn tượng của bà lên vị trí Giám đốc điều hành tại Land O ‘Lakes, một công ty về thực phẩm của Mỹ có mức doanh số hàng năm khoảng 20 tỷ USD.

Trong khi nhiều CEO khác – như Elon Musk của Tesla hay Tim Cook của Apple – trên thực tế là những nhân vật nổi tiếng với những bài thuyết trình và diễn thuyết thu hút sự chú ý lớn của công chúng, Bà Ford thì có phần ngược lại.

Bà thực sự quan tâm nhiều hơn đến việc kết nối các điểm (connecting the dots) khác nhau giữa cuộc sống gia đình hàng ngày và công việc của mình tại Land O ‘Lakes.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Business Insider, Bà đã chia sẻ cụ thể hơn về điều này và chia sẻ của Bà cũng đã phần nào thể hiện rõ hơn nhu cầu của sự khiêm tốn và tập trung trong một thế giới quá ồn ào:

“Điều quan trọng là [những đứa trẻ của tôi] phải thấy được giá trị của những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ – đặc biệt là lúc bấy giờ. Họ là những người giúp chúng tôi ăn no, gắn bó và ấm áp. Tôi đã cố gắng truyền đạt những bài học đó cho các con của tôi: giá trị của mỗi công việc và giá trị của sự chăm chỉ của tất cả mọi người.”

Khi mở rộng điều này đến bối cảnh lãnh đạo, đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu mọi thứ với ý tưởng rằng chúng ta cần đánh giá cao nhân viên của mình – cụ thể là những người phục vụ, những người đang chăm chỉ hoàn thành công việc mỗi ngày.

Nền kinh tế của chúng ta dựa trên nền tảng chính là hàng hóa: nó đơn giản là đổi cái này lấy cái kia. Nhưng dịch vụ lại phát triển theo một chiều hướng khác.

Những dịch vụ tốt nhất không đơn giản là chuyện “đổi cái này lấy cái kia” – mà nó phụ thuộc vào sự nồng nhiệt, niềm đam mê, sự thấu hiểu, sự tận tâm và cả sự cam kết.

Nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, kỹ năng xây dựng mối quan hệ và rất nhiều thứ khác nhưng chúng ta thường biến nó trở thành một loại hàng hóa thông thường.

Đối với những nhà lãnh đạo đang quan tâm sâu sắc đến việc có những phần thưởng xứng đáng cho nhân viên của họ, làm thế nào họ có thể đo lường chính xác giá trị của dịch vụ?

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chủ yếu dựa vào những thứ như sự phản hồi của khách hàng để đánh giá mọi thứ.

Tuy nhiên, điều này lại làm phát sinh một vấn đề: Nếu chúng ta cung cấp các ưu đãi khi khách hàng gửi lại phản hồi, thì khi này động lực của khách hàng không còn là đánh giá dịch vụ mà chỉ đơn giản là để nhận một thứ miễn phí nào đó.

Những người gửi lại phản hồi hay đánh giá dịch vụ mà không kèm theo bất cứ một lời nhắc nhở hay ý kiến nào cụ thể thường làm điều đó vì họ đã có những trải nghiệm tiêu cực. Và đương nhiên khi này, kết quả phản hồi không còn mang lại nhiều ý nghĩa nữa.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo nếu bạn muốn hiểu chính xác hơn về tác động của các dịch vụ của doanh nghiệp.

Kết nối các phản hồi với một hành động mà khách hàng của bạn đang thực hiện.

Ví dụ: một quán cà phê có thể gắn một chiếc máy tính bảng gần quầy thanh toán với lời nhắc đơn giản “thích” hoặc “không thích” dịch vụ họ đang nhận được trên màn hình.

Bạn cũng có thể để họ làm điều tương tự trong khu vực khác như khu vực sử dụng sản phẩm. Điều này cung cấp cho bạn hai phần phản hồi quan trọng: Dịch vụ như thế nào trong khi đặt hàng, và cà phê hay dịch vụ như thế nào trong thực tế sau sử dụng.

Cân bằng phản hồi của khách hàng với phản hồi của nhân viên.

Nếu bạn đã từng triển khai quy trình đánh giá cho đội nhóm của mình, bạn có thể đã phải vật lộn với việc tìm ra cách tốt nhất để đảm bảo các đánh giá hiệu suất được thực hiện một cách chính xác và công bằng.

Cách khách quan nhất bạn nên làm đó là đánh giá 360 độ: Yêu cầu một số người, những người đã từng làm việc với từng nhân viên hoàn thành các bản đánh giá. Các đánh giá nên đến từ mọi tầng lớp, phòng ban trong công ty hoặc nhiều nhất có thể.

Bạn cũng có thể làm điều này với các nhân viên trong ngành dịch vụ – bạn chỉ cần đảm bảo rằng các đánh giá đến từ nhân viên được tính toán với một trọng số phù hợp, dựa trên mức độ họ làm với đồng nghiệp với mức thời gian mà họ đã dành để tương tác với khách hàng.

Nhận ra những khoảnh khắc “thắng lợi” nhưng lại không được ghi nhận.

Trong quá trình phục vụ, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy khách hàng chia sẻ những lời khen ngợi hoặc cảm ơn, những điều hiếm khi được ghi nhận và lưu lại cho sau này.

Là một nhà lãnh đạo, bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của đội nhóm để mọi người đều cùng cố gắng và chia sẻ nó với bạn. Cuối cùng, khi đội nhóm phát triển cũng là lúc từng nhân viên đạt được những thành công tương ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Chủ tịch JP Morgan xem Jeff Bezos và Tim Cook là hai CEO giỏi nhất

Theo ông, cả Jeff Bezos và Tim Cook đều có khả năng đổi mới và tập trung vào các dịch vụ khách hàng. 

CEO Jamie Dimon | Source: Fox Business

Khi điểm tên những CEO giỏi nhất, Jamie Dimon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase nghĩ ngay đến 2 vị CEO nổi tiếng của những tập đoàn hàng đầu thế giới.

″Jeff Bezos của Amazon và Tim Cook của Apple”, Dimon chia sẻ trên chương trình “Axios trên HBO”.

Giải thích lý do vì sao đưa ra hai tên tuổi này? Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase nhận định, cả Jeff Bezos và Tim Cook đều có khả năng đổi mới và tập trung vào các dịch vụ khách hàng.

Lấy ví dụ về dịch vụ khách hàng của Amazon, Dimon nói: “Nếu bạn nhìn vào Amazon, hãy nhìn vào những gì họ đã làm và đạt điều đó”.

Bezos từ lâu đã cho rằng thành công của mình là do bị “ám ảnh” bởi khách hàng (ý nói khách hàng phản hồi quá nhiều) thay vì bị đối thủ cạnh tranh ám ảnh: “Một dịch vụ khách hàng tốt nhất là khi khách hàng không cần gọi cho bạn, không cần lên tiếng, dịch vụ khách hàng tự chủ động hoạt động”, Bezos nói vào năm 2011.

Không có gì ngạc nhiên khi Bezos được Dimon đánh giá là vị CEO giỏi nhất. Hai người đã là bạn của nhau trong nhiều thập kỷ, gặp nhau vào năm 1997 khi Dimon phỏng vấn cho một vị trí tại Amazon sau khi ông bị sa thải khỏi Citigroup.

Dimon chia sẻ, ông nghĩ Bezos “có cơ hội thực sự để tạo nên một cái gì đó”, vào thời điểm đó. Nhưng để làm việc cho Amazon tại thời điểm Jeff mới chỉ là một người bán sách trực tuyến non trẻ thì “lại không phù hợp với truyền thống gia đình tôi.

Tôi đã dành cả đời cho các dịch vụ tài chính. Và vì vậy tôi quyết định có lẽ nên tìm thứ gì đó trong các dịch vụ tài chính”, Dimon nói với Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại David Rubenstein vào năm 2019.

Tuy nhiên, Dimon cho biết ông và Bezos “đã thành công và chúng tôi trở thành bạn của nhau kể từ đó”, Dimon nói với Poppy Harlow trong bộ phim tài liệu CNN  “The Age of Amazon” vào năm 2019.

Dimon cũng so sánh sự đổi mới đã thay đổi cuộc chơi của Amazon với những thứ như iPhone của Apple và Model T của Henry Ford.

Vào tháng 7, Bezos từ chức Giám đốc điều hành của Amazon sau 27 năm nắm quyền . Hiện ông giữ chức Chủ tịch điều hành của Amazon.

Vào năm 2018, Dimon và Bezos đã cố gắng hợp tác kinh doanh để tạo ra một liên doanh phi lợi nhuận cùng với Chủ tịch Berkshire Hathaway Warren Buffett có tên là Haven.

Mục tiêu của liên doanh là nhằm khắc phục các vấn đề trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, công ty đã đóng cửa vào tháng Giêng sau khi các thành viên sáng lập thực hiện các dự án của họ một cách riêng lẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Warren Buffett: Bạn có thể tăng mức độ thành công với 2 lựa chọn này

Warren Buffett, nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thế hệ của chúng ta, là người luôn ủng hộ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, người đã chia sẻ vô số các lời khuyên về sự thành công trong cuộc sống.

Trước tiên, Buffett đã từng nói, “Trong thế giới kinh doanh, những người thành công nhất là những người được làm những gì mà họ yêu thích nhất.”

Làm những gì bạn yêu thích với những người bạn yêu mến.

Tất cả chúng ta đang cố gắng hết sức để quản lý “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” nhưng chúng ta vẫn nhận ra rằng chúng ta vẫn đang kiệt sức từng ngày.

Chúng ta cảm thấy áp lực khi làm việc trong một môi trường mà chúng ta luôn cảm thấy sợ hãi, đối mặt với một ông chủ và những đồng nghiệp không thực sự coi trọng chúng ta như một con người.

Tất cả những điều đó có thể thay đổi nếu bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người mà bạn chọn để làm việc cùng.

Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có thể thừa nhận rằng chúng ta đang ước mình có thể làm một điều gì đó khác – điều mà chúng ta thực sự yêu thích?

Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, đã đưa ra lời khuyên này như một công thức thành công cho cá nhân ông: “Hãy làm những gì bạn yêu thích, và đặt toàn bộ trái tim của bạn vào nó, và sau đó chỉ cần bạn vui vẻ.”

Theo Tim Cook, lý do khiến rất nhiều người trong chúng ta không “say mê” với công việc của mình là do thiếu đam mê hay yêu thích với công việc.

Chúng ta không tìm thấy bất cứ ‘điểm ngọt ngào’ nào đó ở điểm giao nhau giữa làm những điều gì đó mà chúng ta đam mê và điều gì đó phục vụ người khác. Một cái gì đó đủ hấp dẫn để giúp chúng ta có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng với tràn đầy năng lượng.

Việ tìm ra giao điểm đó là điều sẽ mở đường cho một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Hạnh phúc là chìa khoá để thành công.

Nhà triết học nổi tiếng thế giới Albert Schweitzer từng nói: “Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang làm, bạn sẽ sớm thành công”.

Và khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ có thêm động lực để thành công bằng cách dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc – những công việc mà bạn thực sự thích làm.

Sự khác biệt ở đây là bạn làm điều đó vì bạn muốn, chứ không phải vì bạn đang làm theo lệnh của người khác hay làm việc vì tiền hoặc lợi nhuận.

Khi bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn có mong muốn nội tại là làm việc hiệu quả hơn bởi vì bạn tin vào những gì bạn làm và sự khác biệt mà công việc của bạn tạo ra trong cuộc sống của những người mà bạn đang hỗ trợ hoặc phục vụ.

Quay trở lại quan điểm ban đầu của Buffett, khi bạn yêu thích những gì bạn làm, công việc không còn là công việc đơn thuần, nó bao gồm cả yếu tố giải trí.

Khi bạn là một doanh nhân, việc vượt qua những thăng trầm của doanh nghiệp trở nên dễ tiếp nhận hơn nhiều. Vì bạn là ông chủ của chính mình, bạn có thể tự thúc đẩy bản thân phát huy hết khả năng của mình.

Khi này, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO Apple: ‘Chúng tôi không muốn đẩy người dùng vào nguy hiểm’

CEO Apple cho rằng nếu iPhone hỗ trợ kho ứng dụng của bên thứ 3, người dùng có thể thường xuyên đối mặt với các phần mềm độc hại và tội phạm mạng.

CEO Apple – Tim Cook

Trong buổi hầu tòa vào ngày 21/5, Tim Cook trình giải thích lý do App Store là cửa hàng ứng dụng duy nhất trên iPhone.

Theo vị lãnh đạo này, ông chưa bao giờ có ý định thử nghiệm mở kho ứng dụng của bên thứ 3 dành cho thiết bị của hãng, bởi vì điều đó sẽ đẩy người dùng gần hơn với nguy cơ tiếp xúc phần mềm độc hại.

Quan điểm của CEO Apple nhận được sự tán đồng từ Giáo sư Justin Cappos, làm việc tại Trường Kỹ thuật Tandon, thuộc Đại học New York.

“Rõ ràng không thể để người dùng tự ý cài đặt phần mềm từ kho ứng dụng của riêng họ”, Giáo sư Justin Cappos nêu quan điểm trên chuyên trang Yahoo Finance.

“Ngay cả khi đó là ứng dụng quen thuộc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng mã độc và lừa đảo trên iPhone”.

Tất nhiên, Apple chặn cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone không chỉ đơn giản là bảo vệ người tiêu dùng. Hãng còn thu về khoản phí 30% đối với các giao dịch được thực hiện thông qua App Store.

Nói cách khác, cho dù Apple đúng khi bảo vệ người tiêu dùng, sự thống trị của App Store vẫn khiến họ gặp rắc rối với quy định chống độc quyền.

Lập trường của Tim Cook.

Trong vụ kiện chống độc quyền đang được tòa án xem xét, Epic tuyên bố Apple lạm dụng vị thế của App Store, buộc các nhà phát triển dùng hệ thống thanh toán do họ quản lý và trả khoản phí 30%.

Từ hè 2020, Epic khơi mào sự việc bằng bản cập nhật Fortnite, bổ sung thêm tùy chọn thanh toán tiền tệ trong trò chơi qua kênh riêng của mình với giá rẻ hơn App Store. Apple đã đáp lại bằng cách gỡ Fortnite khỏi gian hàng ứng dụng và khóa tài khoản nhà phát triển của Epic.

Hãng game nhanh chóng đệ đơn kiện Apple về hành vi độc quyền, yêu cầu giảm mức phí giao dịch thông qua App Store hoặc cho phép cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 hoạt động trên iPhone.

Phiên tòa đã diễn ra trong tháng 5 với nhiều cuộc tranh luận gay gắt, dự kiến Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers sẽ công bố phán quyết vào tuần sau.

Tại đây, Epic lập luận rằng nếu cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 xuất hiện trên iPhone, các nhà phát triển có thể giảm giá ứng dụng vì sẽ không mất 30% phí cho Apple.

Có mặt tại tòa, Tim Cook bảo vệ quan điểm của hãng về việc không cho phép kho ứng dụng bên ngoài xuất hiện trên iPhone.

Bằng cách so sánh số lượng phần mềm độc hại trên iOS với những nền tảng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ 3 – Cook khẳng định iPhone chỉ chiếm 1-2% trường hợp bị nhiễm mã độc, trong khi tỷ lệ này trên Android, Windows lên đến 30-40%.

“Nếu nhìn vào phần mềm độc hại trên iOS so với Android và Windows, nó thực sự không đáng kể”.

Số liệu đứng về phía Apple.

Quan điểm của Cook được củng cố bởi Báo cáo về các mối đe dọa trên thiết bị thông minh năm 2020 do Nokia phát hành.

Theo đó, có 26,64% trường hợp lây nhiễm phần mềm độc hại đến từ các thiết bị Android.

Con số này giảm so với mức 47,15% vào năm 2019. Nokia cho rằng bảo mật trên Android được cải thiện so với trước, ngoài ra, tin tặc dần chuyển hướng tấn công sang các thiết bị IoT.

Trong khi đó, 38,92% tổng số vụ lây nhiễm phần mềm độc hại xuất phát từ PC chạy Windows. Tỷ lệ tương ứng trên iPhone của Apple chỉ ở mức 1,72%. Phần còn lại thuộc về các thiết bị IoT khác.

Tại sao sự khác biệt giữa 3 hệ điều hành? Giáo sư Cappos cho rằng có vài yếu tố tác động, bao gồm việc iOS được cập nhật thường xuyên hơn so với Android và Windows.

Các bản cập nhật hệ điều hành sẽ vá lỗi mà tin tặc có thể khai thác bằng phần mềm độc hại, khiến thiết bị khó bị bẻ khóa hơn.

Ngoài ra, Android và Windows là 2 trong số các nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng.

Cả App Store và Play Store đều có quy trình tự động phát hiện phần mềm độc hại, nhưng Google gặp rắc rối khi cho phép người dùng truy cập cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3.

Hầu hết chuyên gia bảo mật khuyến cáo không tải xuống ứng dụng từ những nơi này do nguy cơ bị chèn mã độc.

Trong khi đó, Windows cho phép người dùng cài đặt ứng dụng thông qua Windows Store hoặc tải xuống từ bất kỳ nơi nào trên web.

“Ngọn cờ Bảo mật” không thể bảo vệ Apple?

Apple không công bố chi tiết doanh thu từ App Store, thay vào đó, họ gộp với mảng Dịch vụ.

Lĩnh vực kinh doanh này, bao gồm cả Apple TV +, Apple Music + và iCloud, thu về 53,7 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 20% ​​trong tổng doanh thu 274 tỷ USD của Apple. Điều đó chứng tỏ App Store đang tạo ra lượng tiền lớn cho công ty.

Món lợi nhuận khổng lồ cùng chính sách kiểm soát chặt chẽ trên kho ứng dụng, Apple có thể đối mặt với cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng.

Theo Giáo sư Shubha Ghosh của Đại học Luật Syracuse, Apple cần phải chứng minh rằng hoạt động kinh doanh này tương xứng với mức độ bảo mật mà họ mang lại.

Đôi khi trong mắt của Thẩm phán Gonzalez Rogers, 30% phí hoa hồng trên mỗi giao dịch và bảo mật của nền tảng không đi chung với nhau.

Thậm chí, bảo mật có thể không phải là mối quan tâm của thẩm phán. “Các tòa án chống độc quyền không quan tâm quá nhiều đến sự an toàn – họ quan tâm đến sự cạnh tranh”, Giáo sư Sam Weinstein của Trường Luật Cardozo giải thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Apple ghi nhận mức biên lợi nhuận gộp đạt 42.5% – cao nhất trong 9 năm trở lại

Bằng cách xây dựng bộ sản phẩm phần mềm mới và tính phí nhiều hơn cho iPhone, Apple đang thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng của mình.

Trong báo cáo thu nhập hàng quý, Apple cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp của họ (tỷ lệ phần trăm doanh thu còn lại sau khi tính giá vốn hàng đã bán) đã tăng lên mức 42,5%. So với mức là 40% cùng kỳ.

Đây là mức lợi nhuận cao nhất của Apple kể từ năm 2012, trong khi quy mô công ty ở hiện tại đã gấp đôi lúc bấy giờ.

Từ năm 2013 đến năm 2020, con số này luôn dao động trong khoảng 37% đến 39%, theo FactSet.

Ở thời điểm hiện tại, với giá trị vốn hoá lên đến 2000 tỷ USD, Apple là công ty có giá trị lớn nhất ở Mỹ và cả thế giới.

Apple cho biết mảng kinh doanh dịch vụ đã tăng 27% so với một năm trước đó, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của họ tăng lên 70% từ mức 65% ở cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà phân tích của Canaccord Genuity cho biết trong một báo cáo rằng Apple sẽ tạo ra biên lợi nhuận cao hơn khi người dùng trong 1,65 tỷ thiết bị đang hoạt động của họ sử dụng các sản phẩm phần mềm bổ trợ.

Các nhà phân tích viết: “Các mảng dịch vụ của Apple đang thúc đẩy tăng trưởng và biên lợi nhuận cao hơn so với mảng kinh doanh phần cứng nói chung.”

Ít nhất một phần trong số đó đến từ việc tăng giá bán sản phẩm. iPhone 12, được công bố vào tháng 10, bán đắt hơn 100 USD so với mẫu cơ bản của năm trước.

Các nhà phân tích tại Wedbush cho biết giá bán trung bình của iPhone cũng tăng cao hơn đối với các phiên bản iPhone Pro và Pro Max.

Trong khi doanh số bán iPhone đang di chuyển đều theo chu kỳ thì mảng phần mềm và dịch vụ đã cho phép Apple tìm ra một con đường tăng trưởng nhanh hơn bất kể mọi người có đang nâng cấp thiết bị của họ trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào hay không.

Tháng này, Apple cho biết họ đang thiết kế lại ứng dụng podcast của mình và sẽ có những cập nhật mới trong thời gian tới.

Về Spotify, đối thủ hàng đầu của Apple trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh cũng vừa tung ra dịch vụ đăng ký podcast của riêng mình.

Spotify cũng sẽ không cắt giảm doanh thu của dịch vụ đăng ký trong hai năm tới vì họ đang cố gắng thu hút các nhà phát triển nội dung mới đồng thời cho biết những nhà sáng tạo sẽ nhận được 100% doanh thu của họ mà không cần phải chia sẻ với Spotify, doanh thu này không bao gồm các phí giao dịch thanh toán.

Bắt đầu từ năm 2023, Spotify sẽ tính phí 5% cho dịch vụ này. Còn với Apple, họ cắt giảm 30% trong năm đầu tiên và sau đó sẽ giảm phí xuống còn 15% từ năm thứ hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Apple trả cho Tim Cook 14,8 triệu USD trong năm 2020

Tiền thưởng năm 2020 của CEO Apple Tim Cook tăng 40% so với năm ngoái.

Trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ hôm 5/1, Apple tiết lộ đã vượt chỉ tiêu tài chính nội bộ trong năm tài chính vừa qua. Điều đó khiến công ty quyết định trả 179% tiền thưởng mục tiêu cho ban lãnh đạo.

Theo Wall Street Journal, riêng tiền thưởng của CEO Tim Cook tăng 40% so với năm ngoái lên 10,7 triệu USD.

Bất chấp cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19, lợi nhuận của Apple tăng 3,9% nhờ doanh số bán máy tính xách tay và iPad tăng vọt. Nguyên nhân là nhân viên văn phòng và sinh viên bị mắc kẹt ở nhà do yêu cầu giãn cách xã hội.

Giá cổ phiếu của Apple tăng hơn 80% trong năm 2020, nâng giá trị vốn hóa công ty lên hơn 2.000 tỷ USD.

Theo hồ sơ của Apple, tổng thu nhập của ông Cook là 14,8 triệu USD, bao gồm 3 triệu USD lương cố định, 420.246 USD phí an ninh, 432.563 USD phí di chuyển bằng đường hàng không và tiền thưởng. Apple yêu cầu ông sử dụng máy bay cá nhân cho tất cả chuyến đi công tác và cá nhân.

Ngoài lương thưởng, ông Cook còn được nhận 281,9 triệu USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng. Số cổ phiếu này nằm trong gói quyền lợi dài hạn mà ông nhận được khi trở thành CEO Apple năm 2011.

Hồi tháng 9 năm ngoái, hội đồng quản trị Apple công bố thêm kế hoạch thưởng bằng cổ phiếu mới giai đoạn năm 2023-2025 cho vị CEO. Điều này giúp tăng động lực để ông tiếp tục đảm đương vị trí CEO.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Màn đáp trả Facebook ‘cao tay’ của Tim Cook

Facebook sử dụng hơn 1.000 từ và bỏ ra một đống tiền để chỉ trích Apple. Tuy nhiên, CEO của “táo khuyết” chỉ dành trọn vẹn 47 từ đáp trả mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Jason Aten, Inc.

Tháng 6/2020, Apple công bố chính sách quyền riêng tư mới. Theo đó, các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành iOS 14 sẽ phải xin phép ý kiến người dùng trước khi sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.

Giờ đây, nếu muốn kiếm tiền thông qua dữ liệu cá nhân, những ứng dụng này sẽ phải minh bạch thông tin. Động thái của công ty đến từ Cupertino ngay sau đó đã nhận được không ít sự hưởng ứng từ cộng đồng người dùng.

Tính năng mới trên hệ điều hành iOS 14 sẽ là bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Theo Inc, những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Facebook sẽ khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng hơn.

Thật khó có thể tranh luận rằng sự minh bạch là một điều xấu. Tuy nhiên, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, vẫn muốn thử sức mình.

Công ty này đã đăng 2 quảng cáo in toàn trang trên 3 tờ báo giấy lớn nhất nước Mỹ, cáo buộc Apple chống lại doanh nghiệp nhỏ và là mối đe dọa đối với không gian “Internet miễn phí”.

Trong cuộc chiến về quyền riêng tư giữa Facebook và Apple, phản ứng của CEO “táo khuyết”, Tim Cook, là khía cạnh khiến tôi thấy thú vị nhất.

Cook chính là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo. Trên thực tế, tôi tin rằng phản ứng của Cook là ví dụ tốt nhất tượng trưng cho trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn đối với một sự việc, đánh giá những suy nghĩ dẫn đến cảm xúc đó và đưa ra những lựa chọn phản ứng khác nhau.

Những người có trí thông minh cảm xúc thấp thường bỏ qua các bước này, thay vào đó, họ sẽ phản ứng ngay khi cảm xúc chợt đến. Đây phần nào là nguyên nhân khiến bản thân và những người phụ thuộc vào họ bị tổn thương.

Giống như bất kỳ ai khác, điều này cũng thường xuyên xảy đến với các CEO. Trên thực tế, việc thể hiện trí tuệ cảm xúc thậm chí còn khó hơn khi công ty bạn bị chỉ trích một cách công khai.

Cho dù bạn là người điều hành một đế chế khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người, bạn vẫn có nguy cơ rơi vào trạng thái cáu kỉnh hay thất vọng khi đối thủ cạnh tranh cố gắng xuyên tạc hành động của bạn.

Phản hồi của Apple không đến từ phòng PR, cũng không đến từ một tài khoản mạng xã hội chung của công ty. Chính Tim Cook, Giám đốc Điều hành công ty giá trị nhất thế giới, trực tiếp đáp trả những lời biện hộ của công ty đối thủ, Facebook.

“Chúng tôi tin rằng người dùng có quyền biết cách dữ liệu cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng. Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, Tim Cook đăng trên Twitter cá nhân.

Tôi đã từng có cơ hội chứng kiến các CEO trả lời nhau trên Twitter trước đây. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi chúng còn diễn ra tồi tệ hơn.

Mặt khác, Cook được biết đến là một người giao tiếp cực kỳ thận trọng và biết lắng nghe. Ông không có xu hướng tham gia vào các cuộc tranh cãi công khai.

Theo tôi, những tuyên bố công khai của Cook thường khá bình thường. Đặc biệt, tài khoản Twitter của ông là một loạt bài đăng có nội dung về sản phẩm Apple, cam kết của hãng cũng như các thông báo của công ty.

“Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, CEO Apple viết.

Việc Tim Cook đáp trả Facebook đã chứng tỏ sự quan tâm của Apple đến quyền riêng tư. Đặc biệt, đó là một cách phản ứng hoàn hảo sau mỗi lần bạn bị chỉ trích.

Facebook đã sử dụng gần 1.000 từ và bỏ ra rất nhiều tiền, tất cả nhằm truyền tải thông điệp chỉ trích “táo khuyết” đến mọi người.

Mạng xã hội này thậm chí còn vẽ nên một kịch bản ngày tận thế, nơi các doanh nghiệp nhỏ và Internet sụp đổ chỉ vì những thay đổi mới xuất hiện trên iOS 14. Facebook cố gắng khiến người dùng tin rằng đang có một công ty lớn chuẩn bị trói buộc người dùng.

Với Cook, ông chỉ sử dụng 47 từ để trả lời. Thậm chí, ông đã làm điều đó trên một nền tảng mạng xã hội miễn phí – Twitter. Bài viết của Cook đến nay đã nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.

Trong câu trả lời ngắn gọn đó, Cook không hề tỏ ra tức giận hay mất bình tĩnh. Ông không hề xúc phạm ai, không kịch tính hóa bất cứ điều gì.

Thay vào đó, Cook trả lời theo quan điểm cá nhân, nêu lên những giá trị Apple tin tưởng, giải thích lý do nó quan trọng với người dùng và làm rõ những gì sẽ thực sự thay đổi. Đây chính xác là cách mọi nhà lãnh đạo nên làm khi công ty của họ rơi vào trường hợp tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing