Skip to main content

Thẻ: Trực tuyến

Thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào 2023

Thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp. 

Thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023

Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.

Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 44,3%, theo báo cáo công nghệ giáo dục Việt Nam 2021.

Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”.

Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu.

Trong năm 2020 và 2021, một loạt chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ phát triển thị trường công nghệ giáo dục lần đầu tiên được đẩy mạnh.

Theo đó, kết quả học tập và thi cử từ xa được công nhận hay các thí nghiệm ảo cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có rất nhiều sản phẩm công nghệ giáo dục đạt được giải thưởng trong và ngoài nước và thu hút được lượng người dùng lớn.

Edtech – các startup trong lĩnh vực giáo dục – đang được đánh giá là vô cùng tiềm năng khi đại dịch Covid-19 và bối cảnh “bình thường mới” khiến nhu cầu học online trở thành tất yếu. Một số sản phẩm EdTech Việt Nam trong thời gian sắp tới có thể có những bước đi ấn tượng về mặt số lượng, nâng cao chất lượng và giữ được vị thế của mình.

Các chuyên gia khẳng định, Việt Nam cần phải đẩy mạnh “đổi mới sáng tạo mở” nhằm thu hút thêm các nguồn lực và hoạt động bên ngoài để thúc đẩy hạt nhân biên trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nói chung và lĩnh vực Edtech nói riêng.

Các trường đại học sẽ trở nên “mở” hơn nữa. Theo đó, nhiều hợp tác và ký kết với các trường nước ngoài sẽ được triển khai, từ đó giúp giải quyết nhu cầu nguồn lực các doanh nghiệp trong tương lai.

Mỗi trường nên dành thêm không gian cho nhiều trường đại học nước ngoài đến phát triển để đa dạng hệ sinh thái Việt Nam.

Tham khảo các khoá học trực tuyến của MarketingTrips tại: Course

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Trải nghiệm du lịch trực tuyến giúp ngành du lịch phục hồi

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông liên quan đến các hoạt động như  đặt phòng, bán vé và bán tour du lịch trực tuyến đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực du lịch. Chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội cho nhà cung cấp các sản phẩm du lịch tiếp cận người dùng trực tuyến một cách hiệu quả nhất.

Trải nghiệm du lịch trực tuyến giúp ngành du lịch phục hồi

Để đẩy mạnh doanh thu bằng cách duy trì lượng khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới, các ứng dụng OTA (Online Travel Agents) luôn tìm cách nâng cao trải nghiệm trực tuyến cho người dùng mạng, từ đó giúp người dùng tương tác dễ dàng hơn trên trang web trực tuyến và tìm được sản phẩm du lịch phù hợp, từ đó duy trì và gia tăng số lần quay trở lại của khách hàng, cuối cùng tạo ra sự gắn kết và lòng trung thành.

Xu hướng số hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và cũng trở thành cơ hội lẫn thách thức cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thị trường du lịch đầy biến động.

Thêm vào đó, những thiệt hại nặng nề mà ngành du lịch đang trải qua do dịch bệnh lại càng khẳng định rằng các doanh nghiệp và các bên liên quan cần nghiêm túc nhìn lại mô hình kinh doanh hiện tại và việc áp dụng phương thức kinh doanh mới là điều tất yếu.

Những phân tích thực trạng về chuyển đổi số đang diễn ra, bài nghiên cứu đã phần nào mô tả được một bức tranh về ngành du lịch trong thời đại mới.

Từ đó, mô hình giải pháp được xây dựng kết hợp chặt chẽ 5 yếu tố: khả năng kết nối, phổ cập công nghệ, tần suất sử dụng Internet, tích hợp công nghệ và số hóa các dịch vụ công.

Để gia tăng khả năng kết nối, việc triển khai cơ sở hạ tầng băng thông rộng và chất lượng tại những địa điểm có lượng du khách lớn là yêu cầu hàng đầu để tạo ra một lộ trình trải nghiệm liên tục và tối ưu.

Sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp mạng trong và ngoài nước sẽ tạo nên một sức mạnh cộng hưởng tạo ra các gói dịch vụ đa dạng và đồng nhất.

Khả năng phổ cập công nghệ là yếu tố thứ hai trong mô hình giải pháp này. Yếu tố này tập trung khai thác nguồn nhân lực bằng cách chú trọng, bồi dưỡng và có kế hoạch phát triển dài hạn về lĩnh vực công nghệ.

Chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội cho nhà cung cấp các sản phẩm du lịch tiếp cận người dùng trực tuyến một cách hiệu quả nhất.

Giải pháp này nhằm xóa mù công nghệ cho dân địa phương và nâng cao năng lực chuyên môn của nguồn lực phục vụ trong ngành du lịch. Thứ ba là tần suất sử dụng Internet.

Tần suất sử dụng gia tăng cho thấy du khách đang hoàn toàn tham gia vào lộ trình trải nghiệm và điều này được kích thích bởi các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (AR) hay hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Yếu tố thứ tư là việc bổ sung, tích hợp công nghệ mới và những công nghệ có sẵn nhằm tạo ra những hành trình mới lạ và thay đổi liên tục, kích thích sự trở lại của du khách.

Cuối cùng, Chính phủ cần xúc tiến nhanh quá trình số hóa các dịch vụ công, tạo hệ thống dữ liệu mở, thân thiện và an toàn đối với du khách nội địa cũng như quốc tế.

Những giải pháp được đề xuất trên cũng phần nào cho thấy vai trò của doanh nghiệp trong ngành, doanh nghiệp liên ngành, các cơ quan chính phủ cùng với sự hợp tác của khách du lịch (người dùng trực tuyến).

Mạng lưới liên kết này sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp cho bức tranh của toàn ngành du lịch thêm khởi sắc trong những năm sắp tới.

(*) Khoa Du lịch – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nhu cầu mua sắm trực tuyến mặt hàng cho trẻ sơ sinh tăng mạnh

Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.

Đại dịch đã và đang tạo ra những áp lực tài chính khác nhau cho người dân như mất việc, lạm phát, phá sản,…Chính vì vậy, những người đang có kế hoạch sinh con trong giai đoạn này cần phải cân nhắc kế hoạch gia đình và lập ngân sách cẩn trọng.

Nên tảng so sánh giá iPrice đã thực hiện một nghiên cứu phân tích về chi phí mua vật dụng cơ bản cho trẻ sơ sinh, đồng thời cho thấy những thay đổi trong mối quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dành cho trẻ em trực tuyến.

Mặc dù tỷ lệ sinh đang có xu hướng giảm ở một số quốc gia Đông Nam Á, tuy vậy mối quan tâm trực tuyến đối với các mặt hàng dành cho trẻ em đang có sự gia tăng.

iPrice đã ghi nhận mức tăng 127% lượt hiển thị trên Google Analytics đối với các danh mục trẻ em trên tất cả sáu nền tảng vào năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Việt Nam, lượt hiển thị trung bình danh mục liên quan đến đồ dùng cho bé là 169%, theo sau đó là Philippines (146%), Indonesia (73%) và Malaysia (8%).

Các danh mục đồ dùng cho bé, đồ cho phòng cho bé sơ sinh, sản phẩm chăm sóc cho mẹ, tã, đồ chơi, sản phẩm cho bé ăn tăng cao nhất tại Singapore với 184% và Thái Lan là 180%.

Quốc gia duy nhất không có nhiều sự khác biệt về mức độ quan tâm đến đồ dùng cho bé là Malaysia, mức tăng chỉ có 8% trong số lần hiển thị trên Google trên tất cả các danh mục sản phẩm được nghiên cứu. Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với đồ dùng cho bé, sản phẩm chăm sóc cho mẹ và sản phẩm cho bé ăn giảm trung bình 13%.

Nhìn chung, đồ chơi vẫn là danh mục được quan tâm nhiều nhất tại tất cả các quốc gia với số lần hiển thị trên Google tăng 222%, tiếp theo là tã (160%) và đồ cho phòng cho bé sơ sinh (127%).

Người dân Việt Nam cũng có cùng xu hướng quan tâm như các nước trong khu vực, theo đó các mặt hàng đồ chơi trên kênh trực tuyến tăng 377% trong năm 2021 so với năm trước, theo sau là tã (275%) và cuối cùng là sản phẩm chăm sóc bà mẹ sau sinh (127%).

Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.

Dữ liệu giá từ người bán của iPrice, đơn vị đồng hành mua sắm trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, đã ghi lại giá trung bình các mặt hàng thiết yếu để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh.

Số liệu chỉ báo rằng cần phải cân nhắc kế hoạch hóa gia đình và lập ngân sách cẩn thận trước khi sinh con trong giai đoạn này.

Cụ thể, khoản chi phí cho các vật dụng mua một lần cho bé như cũi, xe đẩy, địu em bé, giường, ti giả, chăn, nôi và các vật dụng liên quan sẽ tiêu tốn khoảng 26,1 triệu đồng (1.148 USD). Ngoài ra, giá các mặt hàng cần mua thường xuyên như tã, khăn lau, sữa công thức sẽ nằm ở mức 730 nghìn đồng (32 USD).

Kết quả cho thấy, người dân Đông Nam Á có thể tiêu tốn khoảng 26,9 triệu đồng (1.179 USD) để trang trải các đồ dùng và vật dụng cơ bản cho con khi chúng chào đời.

Chi phí này vẫn còn chưa bao gồm các sản phẩm khác như tắm gội, phụ kiện vệ sinh, quần áo theo mùa, sản phẩm ăn dặm hoặc thậm chí là các chi phí chăm sóc sức khỏe cho bé.

May mắn thay, đây là chỉ mức giá trung bình trên nền tảng iPrice, điều này có nghĩa là vẫn còn các lựa chọn thay thế khác rẻ hơn cho các bậc phụ huynh.

Kế hoạch hóa gia đình là một nhu cầu thực sự quan trọng ở Đông Nam Á. Điều này rõ ràng nên bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, đặc biệt là người có thu nhập thấp và cần tiết kiệm trong thời gian dài trước khi sinh con. Nếu không có sự cẩn trọng, chất lượng cuộc sống của em bé sẽ bị ảnh hưởng.

Với tất cả những khó khăn mà người dân Đông Nam Á đang phải đối mặt trong đại dịch, cùng với những bất ổn tiềm ẩn về tài chính, việc sinh con ngay bây giờ có thể là một thách thức lớn hơn trước đây. Nhưng vì đại dịch dường như sẽ không sớm biến mất, nên cuộc sống của nhiều người vẫn phải tiếp diễn.

Điều đó nói lên rằng, kế hoạch hóa gia đình cẩn thận có thể là chìa khóa để có một cuộc sống chất lượng tốt.

Các bậc cha mẹ có thể lập ngân sách tài chính bằng các theo dõi chi tiêu chặt chẽ hoặc có thể sử dụng công cụ so sánh giá như iPrice để tiết kiệm tiền khi mua sắm cho con.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Tranh cãi về tương lai của thế giới Internet

Trong khi nhiều người tin Web 3.0 sẽ là tương lai của Internet, Elon Musk và Jack Dorsey cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị.

Web3, hay Web 3.0, là một trong những từ khóa thu hút sự chú ý trên Internet và trở thành chủ đề gây tranh cãi của các tỷ phú công nghệ. Đây là thuật ngữ chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain.

Nó được coi là bước tiến tiếp theo của Internet, nơi sẽ không còn các máy chủ, và người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ. Dù mới ở giai đoạn sơ khai, Web3 nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng.

Đa số những người ủng hộ Web3 đánh giá các nền tảng trực tuyến hiện tại mang tính tập trung quá cao và bị chi phối bởi các công ty công nghệ lớn như Apple, Amazon, Google hay Meta – công ty mẹ của Facebook.

Những hãng này lưu trữ vô số dữ liệu và thông tin cá nhân trên khắp thế giới, khiến người dùng khó có thể tin tưởng.

Tuy nhiên, những tỷ phú công nghệ thế hệ mới như Elon Musk, CEO Tesla hay Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter, có cái nhìn kém tích cực về tương lai Web3.

Ngày 20/12, Musk chia sẻ lên Twitter cuộc phỏng vấn giữa Bill Gates và người dẫn chương trình David Letterman năm 1995. Nội dung cuộc trò chuyện xoay quanh việc Gates dự đoán tương lai của Internet, trong khi Letterman thắc mắc về sự khác biệt giữa công nghệ đài phát thanh với Internet.

Theo ông, mọi người vẫn có thể sử dụng công nghệ băng đĩa để lưu trữ và xem lại bất cứ lúc nào thay vì cần tới Internet như Gates nói.

Musk cho rằng nhận thức của đa số người dùng về Web3 hiện nay cũng giống với nhận thức về Internet hàng chục năm trước.

Musk thừa nhận có thể ông đã “quá già” để hiểu xu hướng công nghệ mới. “Tôi lúc này giống như một trong số những người coi Internet 95 là một thứ mốt nhất thời, hay thứ gì đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”, ông nói, nhưng cũng nhấn mạnh rằng hồi năm 1995, ông đã hiểu rõ tiềm năng của Internet.

Một tỷ phú công nghệ khác là Jack Dorsey cũng không tin Web3 sẽ là tương lai của Internet. Theo ông, Web3 thực ra đang nằm dưới sự kiểm soát của các nhà đầu tư lớn.

“Nó đang nằm đâu đó giữa chữ a và z”, Dorsey bình luận, ám chỉ xu hướng này có thể bị chi phối bởi a16z – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới vào Web3.

Trong khi đó, TechCrunch dẫn lời Hilary Carter, Phó chủ tịch Quỹ Linux, rằng Web3 tồn tại và phát triển nhờ sự đổi mới từ blockchain.

“Con đường này không bằng phẳng, nhiều công nghệ đã bị loại bỏ vì những thất bại khởi đầu, nhưng chính những thất bại đó đã thúc đẩy sự đổi mới và giải quyết các vấn đề lớn của nhân loại.

Sự lo ngại về tính bền vững của blockchain vài năm trước đã được giải quyết. Ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngày nay, nhiều quốc gia đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống tiền tệ kỹ thuật số riêng. Đó là cơ sở để nhiều người đặt niềm tin vào Web3 – công nghệ được xây dựng trên nền tảng blockchain”, Carter nói.

Các giai đoạn của Web.

Web1 được coi là sự trỗi dậy của mạng lưới liên kết toàn cầu bằng Internet. Nó khởi đầu với cuộc cách mạng World Wide Web (1991-2004). Trên Web1, người dùng tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không nhiều nhà sáng tạo nội dung hoạt động trên nền tảng này.

Các nội dung xuất hiện dưới dạng đơn giản, thường chỉ có chữ, số và ảnh tĩnh. Web1 bị giới hạn bởi tốc độ đường truyền Internet, trong khi các thiết bị di động chưa thịnh hành và máy tính vẫn là cỗ máy cồng kềnh.

Đến 2004, tại hội nghị do O’Reilly Media và MediaLive tổ chức, John Battelle và Tim O’Reilly định nghĩa Internet như một nền tảng, nơi ai cũng có thể tham gia sáng tạo nội dung và xây dựng cộng đồng. Khái niệm này được gọi là Web2 và khi mới ra đời, nó cũng vấp phải không ít sự hoài nghi và bị cho là chứa nhiều lỗ hổng bảo mật.

Ví dụ tiêu biểu nhất về Web2 là các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay từ điển Wikipedia. Xu hướng này bùng nổ nhờ sự phổ biến của thiết bị di động, mạng xã hội và lưu trữ đám mây.

Đến nay, Web2 vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, nhưng không ít người lo ngại các tập đoàn công nghệ lớn nắm trong tay quá nhiều thông tin của người dùng. Vì vậy nhiều người tin bước tiến tiếp theo của Internet sẽ là Web3, nơi dữ liệu chỉ thuộc về chính người dùng.

Web3 được thúc đẩy nhờ sự phát triển của blockchain, AI và sức mạnh xử lý phần cứng từ các thiết bị di động có hiệu năng mạnh, máy tính cá nhân và cả xe điện thông minh. Tất cả được cho là sẽ kết nối, chia sẻ tài nguyên, xử lý thông tin để tạo ra một hệ thống xử lý dữ liệu phi tập trung khổng lồ.

Có ba yếu tố định hình tương lai Web3: Độ mở từ mã nguồn của tất cả lập trình viên; Tính ẩn danh cho phép người dùng tương tác với nhau một cách công khai hoặc bí ẩn; và Tính phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ trong Web3 thay vì phải thông qua một tổ chức, công ty bất kỳ.

Web1 và Web2 tạo nên các cuộc cách mạng Intetnet, cho phép người dùng giảm thiểu chi phí liên lạc, dễ dàng kết nối. Còn Web3 được kỳ vọng có thể mở ra kỷ nguyên kết nối mới để người dùng có thể trao đổi, cộng tác với nhau mà không cần qua một trung gian, yếu tố tín nhiệm cũng không còn quá quan trọng.

Khương Nha

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến

Grab Holdings đã đồng ý mua lại chuỗi siêu thị Jaya Grocer của Malaysia khi nhu cầu giao hàng trực tuyến của các mặt hàng tạp hoá tăng cao tại Đông Nam Á.

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến
Source: ORE HUIYING/BLOOMBERG

Theo thông tin được gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ, công ty gọi xe và giao hàng có trụ sở tại Singapore này sẽ mua tất cả cổ phiếu phổ thông và 75% cổ phiếu ưu đãi của Jaya Grocer với số tiền không được tiết lộ. Theo báo cáo của tờ Edge, thương vụ này có thể có trị giá tới 1,8 tỷ ringgit (tương đương khoảng 425 triệu USD).

Tính đến thời điểm hiện tại, Grab đang được định giá với mức 40 tỷ USD, trong khi giá cổ phiếu đã giảm đến 48% kể từ khi ra mắt thị trường vào ngày 2 tháng 12 vừa qua. Hiện cổ phiếu của Grab đang giao dịch ở mức 6,79 USD trên sàn Nasdaq (giá thời điểm ra mắt khoảng 13 USD).

Với Jaya Grocer, sau khi mua lại thương hiệu này, nó sẽ giúp GrabMart – dịch vụ giao hàng tạp hóa của Grab – phát triển mạnh hơn nữa trên khắp Malaysia, hiện Grab đang vận hành khoảng 40 cửa hàng tại khu vực Thung lũng Klang (Klang Valley) bao gồm thủ phủ Kuala Lumpur và Selangor.

Để tuân thủ các quy định của chính phủ Malaysia, Grab cho biết một nửa số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Jaya Grocer sẽ thuộc về một nhà đầu tư địa phương. Thương vụ được dự kiến sẽ hoàn tất vào quý đầu tiên của năm 2022.

Liên quan đến dịch vụ giao hàng tạp hoá (grocery deliveries), Grab bắt đầu từ năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế của khu vực khiến doanh thu mảng gọi xe trên toàn Đông Nam Á sụt giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, bất chấp sự sa sút trong mảng gọi xe, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của tập đoàn đã tăng 32% lên mức kỷ lục 4 tỷ USD trong quý 3 nhờ sự tăng vọt tới 63% trong mảng giao thực phẩm (đạt 2.3 tỷ USD).

Theo Euromonitor International, giao hàng tạp hóa trực tuyến (Online grocery deliveries) là một trong những phân khúc thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 24% trong vài năm tới, đạt mức gần 12 tỷ USD vào năm 2025.

Vào tháng 11 vừa qua, GrabMart đã ký kết hợp tác với một loạt các chuỗi siêu thị và tạp hóa trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và cả Việt Nam.

Được thành lập vào năm 2012 bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling với tư cách là một ứng dụng đặt taxi, Grab kể từ đó đã nhanh chóng phát triển và trở thành một siêu ứng dụng với nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác nhau.

Hiện Grab phục vụ khách hàng tại hơn 400 thành phố trên khắp Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến

80% trong số 440 triệu người dùng Internet tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã mua sắm trực tuyến năm 2021, theo Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến
Source: Pexels

Khoảng 40 triệu người dùng Internet tại 6 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã tham gia mua sắm trực tuyến lần đầu trong năm nay. Điều này thúc đẩy tỷ lệ thâm nhập của Internet tại khu vực Đông Nam Á đạt con số đáng kể là 75%.

Nền kinh tế số Đông Nam Á tăng trưởng hai con số.

Báo cáo của Google, Temasek Holding và Bain & Company công bố hồi đầu tháng 11, cũng dự đoán rằng, nền kinh tế số của sáu quốc gia trên có thể đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) ở mức 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, tăng 49% so với 2020. Tương lai của nền kinh tế số khu vực này trong 4 năm tới tiếp tục duy trì sự khả quan.

Theo đó, GMV nền kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và cán mốc 363 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử là động lực thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng, chiếm hơn phân nửa tổng giá trị GMV.

Theo ông Stephanie Davis, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google, thương mại điện tử sẽ vẫn là phân khúc lớn nhất của nền kinh tế Internet cho đến năm 2025 và hơn thế nữa.

Tiềm năng thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Với quy mô 13 tỷ USD trong năm 2021, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Google, Temasek và Bain & Co dự báo rằng, chỉ cần 4 năm nữa, tức vào năm 2025, Việt Nam sẽ giữ ngôi vị “á vương” tại Đông Nam Á, với quy mô thị trường đạt 39 tỷ USD.

Báo cáo này cũng xác nhận “vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh” vào Việt Nam, đặc biệt ở các dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng mạnh trong đại dịch, như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Trong tính toán của mình, Google và Temasek cho rằng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là nhanh nhất khu vực, với 35%.

Có thể thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng.

Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy hình thức này diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Lazada tăng trưởng bền vững với những dự đoán về xu hướng mua sắm.

Không nằm ngoài vòng tăng tưởng này, báo cáo quý III năm 2021 của Lazada Việt Nam, cho thấy, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn giãn cách xã hội của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4.

Cụ thể, lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách mua hàng trên Lazada đều tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này cũng tăng hơn gấp 1,5 so với cùng kỳ. “Thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới”, báo cáo này nhận định.

Là đơn vị trực thuộc, Lazada Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng của Lazada Đông Nam Á thời gian qua.

Đơn đặt hàng tại Lazada Đông Nam Á trong quý II đã tăng hơn 82% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp vào tăng trưởng doanh thu của Lazada Group là 34%, người tiêu dùng tích cực hàng năm là 285 triệu người.

Bên cạnh đó, nền tảng thương mại điện tử này cũng ghi nhận và đưa ra những dự đoán về xu hướng mua sắm mới của người dân Việt Nam sau làn sóng Covid-19 lần thứ tư.

Theo đó, sau khoảng thời gian trở nên quen thuộc với mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng ngày càng trở nên thuần thục và hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn.

Các ngành hàng bách hóa, điện tử, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt và người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ.

Sự phát triển về số lượng người dùng thương mại điện tử cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ở Việt Nam nói riêng và các nước khu vực nói chung ngày càng gia tăng.

Nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đô đến với nhiều thương hiệu quốc tế.

Đây chính là cơ hội, lợi thế để nhà bán hàng, doanh nghiệp bán lẻ tập trung vào thị trường đầy tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Xu hướng mua sắm online trong giai đoạn bình thường mới

Thay vì mua sắm các mặt hàng thời trang xa xỉ, nhiều người chuyển sang chú trọng sức khỏe khiến ngành hàng này tăng trưởng mạnh trên thương mại điện tử trong bình thường mới.

Mua sắm trên thương mại điện tử nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng và duy trì ngay cả trong bình thường mới.

Tuy nhiên cũng từ ảnh hưởng dịch bệnh, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi, dịch chuyển từ các mặt hàng thời trang, phụ kiện xa xỉ sang ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và đồ điện tử.

Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu.

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, làm việc, học tập tại nhà, nhiều người có xu hướng chăm chút cho không gian sống nhiều hơn. Loạt sản phẩm nội thất tiêu dùng, trang trí, thiết bị điện tử, gia dụng tiện ích… được ưa chuộng và ghi nhận tăng trưởng doanh số trong quý III/2021.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích. Cụ thể, trong thời điểm giãn cách xã hội toàn TP HCM, doanh số mặt hàng bánh mì ăn liền và sữa hộp tăng lần lượt là 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu ghi nhận từ báo cáo quý III/2021 về hành vi tiêu dùng của Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện tại, cho thấy ngành hàng bách hóa dẫn đầu doanh số với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng khi gấp đến 17 lần.

Mặt khác, các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử, nhất là laptop, máy tính để bàn và các phụ kiện liên quan, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà, cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo ghi nhận của Lazada, doanh thu ngành này đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng doanh số này được Lazada đánh giá khá ấn tượng bởi đây là ngành hàng vốn kén người mua trực tuyến vì giá trị cao và cần kiểm tra chất lượng trong thời gian dài.

Tuy nhiên nhiều người dùng Việt đã dần chấp nhận và tin tưởng khi chọn mua các mặt hàng giá trị cao bằng hình thức online.

Đơn cử có Hồng Trang (28 tuổi, Quận 4), cô cho biết từ ngày ở nhà toàn thời gian, để tiện việc dọn dẹp nhà cửa, cô sắm sửa thêm nhiều đồ dùng điện tử và gia dụng như robot hút bụi, nồi chiên không dầu, lò nướng điện, máy khử trùng quần áo, chăn nệm… Tất cả sản phẩm đều đặt mua trên gian hàng chính hãng của một số sàn thương mại điện tử lớn vì dịch bệnh không tiện ra ngoài.

Ngoài ra, Trang còn sắm thêm các vật dụng giải trí, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và làm đẹp. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những thứ trước đây cô hiếm khi mua online nhưng giờ cũng toàn đặt từ các gian hàng chính hãng.

“Trước dịch tôi hiếm khi ở nhà. Nhưng dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi. Ở một mình trong nhà với bốn bức tường khiến mọi thứ ngột ngạt nên tôi sắm thêm nhiều đồ điện tử, vừa tiết kiệm sức lực dọn dẹp, lại thấy cuộc sống ở nhà bớt nhàm chán”, Hồng Trang chia sẻ.

Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp.

Ngoài lợi thế “ngồi nhà nhận hàng”, mua sắm online trên thương mại điện tử còn hút người dùng nhờ nhiều chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu, quà tặng giá trị… Đặc biệt, vào những dịp lễ hội và chiến dịch mua sắm lớn, lượng mã giảm giá, ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử tràn ngập, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chi tiêu.

Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng… cũng là yếu tố thu hút thêm nhiều người đến với sàn thương mại điện tử. Vừa xem ca nhạc, tương tác với người dẫn chương trình, thư giãn đầu óc với các minigame, vừa nhận về nhiều ưu đãi giảm giá là điểm độc đáo so với cách mua hàng truyền thống.

Sự tăng trưởng của hình thức “săn sale” qua livestream giải trí thể hiện rõ rệt qua tổng doanh thu thông qua LazLive mà nền tảng Lazada ghi nhận được trong Lễ hội mua sắm 9/9. Chỉ trong 2h livestream, sàn thành công xác lập kỷ lục mới với mức doanh thu chạm đỉnh 700 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiềm năng bùng nổ dịp lễ hội cuối năm.

Dịp lễ hội cuối năm là thời điểm “vàng” cho các hoạt động mua sắm. Từ các năm trước khi chưa chịu ảnh hưởng dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng lẫn thương hiệu nói chung đều dồn lực, tập trung tung ra hàng loạt ưu đãi trong thời gian này, đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần của người tiêu dùng.

Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn mọi năm vào đúng dịp cuối tháng 1, đầu tháng 2 cũng được xem là lợi thế giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Theo thường lệ, doanh thu các sàn thương mại điện tử hầu hết đều ghi nhận tăng trưởng mạnh từ tháng 11, 12 và kéo dài đến hết tháng 1 năm sau.

Mặt khác, việc nhiều người có xu hương chi tiêu “thả ga” sau thời gian ở nhà phòng dịch, thắt chặt hầu bao cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phục hồi hậu suy thoái cho các doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử.

Kết hợp với các số liệu thị trường về thói quen tiêu dùng thay đổi rõ rệt trong quý III/2021, thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì và tăng tưởng ngay cả trong thời bình thường mới, không có các lệnh giãn cách xã hội hay hạn chế đi lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bách hóa trực tuyến tăng trưởng bất chấp đại dịch

Quý I/2021 đánh dấu hơn một năm thị trường thương mại điện tử bị tác động mạnh mẽ từ đại dịch toàn cầu, các ngành hàng liên tục bị thay đổi thứ tự ưu tiên bởi người tiêu dùng trực tuyến.

iPrice Group và SimilarWeb thống kê lượng truy cập của các website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam trong ba tháng đầu năm nay, số liệu cho thấy rằng nhu cầu mua sắm các mặt hàng bách hoá tiếp tục tăng trong khi đó ngành hàng thời trang, điện máy, di động, sức khoẻ và làm đẹp đều có xu hướng giảm nhẹ.

Bách hóa trực tuyến tiếp tục đà tăng trưởng.

Mặc dù hầu hết các ngành hàng trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam đều bị ảnh hưởng về lưu lượng truy cập, bách hoá vẫn duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch.

Theo báo cáo thương mại điện tử đầu năm 2020, khi người dân bắt đầu ở nhà phòng dịch, các website chuyên kinh doanh bách hóa tăng trưởng nhanh 45% lưu lượng truy cập so với quý trước đó.

Khi giãn cách xã hội được nới lỏng, xu hướng này duy trì mức ổn định khi tăng 10% ở giai đoạn cuối năm. Báo cáo Quý I/2021, chỉ có bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất tiếp tục đà tăng trưởng dương với 13%.

Như vậy, có thể nói rằng COVID-19 là chất xúc tác mạnh mẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu, cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng trên kênh trực tuyến.

Ở chiều ngược lại, hầu hết các ngành hàng không thiết yếu khác có trong báo cáo bị ảnh hưởng tiêu cực. Báo cáo từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy ngành thời trang giảm nhẹ 2% ở quý đầu tiên năm 2021.

Trước đó, đây là ngành hàng cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng về lượng truy cập lên đến 33% ở giai đoạn cuối năm 2020.

Vốn là một trong những ngành hàng trọng tâm ở giai đoạn đầu đại dịch năm ngoái, bước sang Quý I/2021 các website mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe lại có sự sụt giảm nhẹ 3%.

Theo đó, các ngành hàng không thiết yếu khác như điện máy, ngành hàng di động cũng giảm lần lượt 6% và 9% so với Quý IV/2020.

Như vậy, cú hích từ COVID-19 không chỉ tạo ra các “cơn sốt” ngành hàng khác nhau mà còn mang đến dư địa tăng trưởng tốt cho ngành hàng bách hoá.

Điều này chỉ báo rằng việc tập trung vào danh mục trọng yếu sẽ có thể mang đến lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, nhất là khi dịch bệnh vẫn còn chuyển biến liên tục.

Lưu lượng truy cập website các sàn thương mại điện tử: Tăng trưởng âm.

Báo cáo của iPrice Group và SimilarWeb cho thấy lượng truy cập website trung bình của các sàn thương mại điện tử có trong báo cáo giảm nhẹ 9% so với Quý IV/2020. Cùng thời điểm năm ngoái, lượt truy cập vẫn có sự giảm nhẹ, nằm ở mức 4%.

Đây là xu hướng thường xảy ra khi hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn, nhỏ đều đồng loạt đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá ở dịp cuối năm.

Theo đó, sàn thương mại điện tử đa ngành Shopee Việt Nam vẫn giữ “ngôi vương” về lượng truy cập website trong quý 1 khi đạt 63,7 triệu lượt truy cập, thấp hơn gần 4,9 triệu lượt truy cập so với quý trước. Shopee Việt Nam của hiện tại đã đứng đầu về lượng truy cập trong suốt 11 quý liên tiếp.

Lượng truy cập website của Tiki và Lazada không chênh lệch nhau quá lớn, lần lượt đạt 19 triệu lượt và 18 triệu lượt trong Quý I/2021.

Sendo đạt 8,1 triệu lượt truy cập. Cả ba sàn này đều có lượng truy cập giảm so với quý trước đó. Như vậy, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử tốp đầu ở Quý I/2021 vẫn được duy trì.

Trong bối cảnh COVID-19 đang diễn ra, những điều bất bình thường đang dần trở thành “bình thường mới”, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên cân nhắc đến việc cho ra đời những chiến lược bán lẻ tập trung phù hợp.

Tập trung vào khách hàng, thị trường và theo dõi sát sao đối thủ cạnh tranh chưa bao giờ là dư thừa để có những bước đi phù hợp trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Cách mở khoá tiềm năng trực tuyến của thương hiệu thông qua đối tác chiến lược

Khi ngân sách marketing đang bị cắt giảm, làm thế nào một nhà bán lẻ có thể mở ra nhiều cơ hội trực tuyến hơn khi đối mặt với những biến đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng?

Một trong những cách hiệu quả về chi phí để có được khách hàng mới đó là khám phá các mối quan hệ đối tác thương hiệu tiềm năng (brand partnerships).

Một nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy 49% người được hỏi báo cáo rằng doanh thu của họ đã tăng lên sau khi thực hiện các chương trình hợp tác với đối tác, trong khi 45% trong số họ cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức về thương hiệu.

Tóm lại, các chương trình hợp tác với các đối tác chiến lược (strategic partnerships) có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn.

Những chiến lược hợp tác này có lẽ có tác động mạnh hơn bao giờ hết, vì chúng cho phép bạn tiếp cận một phân khúc người dùng hoàn toàn mới mà bạn có thể không tiếp cận được – hoặc ít nhất là sẽ phải mất một ngân sách marketing đáng kể mới có được.

Mở ra cơ hội mới thông qua sự cộng tác.

Khi nói đến những hợp tác chiến lược thành công, sức mạnh tổng hợp của thương hiệu là chìa khóa chính.

Bằng cách hợp tác với một công ty có danh tiếng trong ngành của bạn, thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ những hiệu ứng hào quang của thương hiệu đó.

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhiều thương hiệu thậm chí còn cởi mở hơn trong việc hợp tác, vì chúng cung cấp một cách mới để tập hợp các nguồn lực với một công ty ngang hàng trong những thời gian đầy thách thức này.

Cách tiếp cận mới này mở ra cơ hội, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho phép bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn có thể thu hút đối tượng đã có của mình theo một cách mới, đồng thời tiếp cận khách hàng mới thông qua các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể mở rộng sang các khu vực và thị trường mới.

Quan hệ đối tác thương hiệu cũng là một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng cho sự đổi mới của thương hiệu.

Điều này có thể đặc biệt thú vị khi các thương hiệu từ hai ngành dọc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một ưu đãi, sản phẩm hoặc chiết khấu mà nếu không có sự kết hợp đó thì sẽ không có sẵn những trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.

Cách đánh giá xem mối quan hệ đối tác thương hiệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Trước khi bạn tiếp cận bất kỳ công ty nào, có 04 điều chính sau đây bạn cần xem xét khi tìm hiểu xem liệu mối quan hệ đối tác đó có phù hợp với thương hiệu hay KPIs kinh doanh của bạn hay không.

1. Tìm ra sự phù hợp tốt cho nhận diện thương hiệu của bạn.

Thương hiệu này có phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu của bạn không?

Tiến hành nhiều nghiên cứu xem về cách các đối tác tiềm năng của bạn được đối tượng mục tiêu của chính họ nhìn nhận như thế nào.

Đọc blog công ty hay sản phẩm của họ để kiểm tra về những gì quan trọng đối với họ và khách hàng của họ, cũng như các kênh truyền thông mạng xã hội của họ.

Quan hệ đối tác sẽ giúp nâng cao thương hiệu của bạn chứ không phải làm tổn hại nó.

  • Có bất kỳ hoạt động hay tương tác nào mà bạn không muốn thương hiệu của mình được kết hợp với đối tác không?
  • Việc hợp tác với họ có thể làm tổn hại thương hiệu của bạn theo bất kỳ cách nào không?

Duy trì hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu là điều rất quan trọng, nhưng an toàn thương hiệu là bước quan trọng đầu tiên thường bị bỏ qua.

Hành động bạn nên làm: Nghiên cứu thương hiệu để xem liệu nó có phù hợp với các giá trị kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của bạn hay không.

2. Sự hợp tác này có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn không?

Khai thác nhóm đối tượng mới của đối tác chiến lược được cho là lợi ích trọng tâm đối với các chương trình quan hệ đối tác, do đó, việc đảm bảo rằng đối tượng của bạn phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Xét cho cùng, sẽ chẳng có ích gì khi hợp tác cùng nhau nếu nhân khẩu học của bạn khác xa nhau. Những sự cộng tác có đối tượng trùng lặp tự nhiên có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất, vì vậy đừng ép buộc mọi thứ chỉ để làm cho nó trở nên hiệu quả hơn.

  • Nỗi đau hay mối quan tâm của khách hàng của bạn là gì?
  • Có bất kì sự giao thoa nào với khách hàng của đối tác không? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ cung cấp giá trị gia tăng nào cho khách hàng của bạn?

Hành động bạn nên làm: Cân nhắc xem mối quan hệ hợp tác này có được khách hàng của bạn hoan nghênh hay không và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.

3. Mở khóa các kênh truyền thông mới.

Xây dựng một kênh truyền thông mới có thể rất tốn kém. Bạn cần có thời gian, nỗ lực và đầu ra nội dung thường xuyên để thiết lập và phát triển bất kỳ kênh nào.

Việc khai thác vào những kênh đối tác hiện có cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu với mức chi tiêu tiết kiệm nhất cho thương hiệu của mình.

Hãy nghiên cứu xem đối tác của bạn đang sử dụng những kênh marketing nào để thu hút khách hàng của họ. Phạm vi tiếp cận của mỗi kênh là gì và các chỉ số về mức độ tương tác của họ là như thế nào?

Hành động bạn nên làm: Khám phá những kênh marketing mới mà sự hợp tác này có thể mở ra cho thương hiệu của bạn.

4. Đo lường thành công của bạn.

Có nhiều cách để xác định một mối quan hệ đối tác thành công, nhưng dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình phù hợp với nhau về hình thức thành công.

Hãy nhớ rằng ROI không phải lúc nào cũng cần chuyển trực tiếp thành doanh số bán hàng, mà chúng có thể được đo lường bằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mức độ tương tác của khách hàng, các phương tiện truyền thông tự nhiên mà khách hàng nói về bạn (earned media), mạng xã hội hoặc thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.

Bạn cũng nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận được kết quả và tác động tương tự hay không nếu nó được thực hiện độc lập thay vì sự cộng tác với đối tác.

Hành động bạn nên làm: Đặt KPIs rõ ràng, xem xét thành công như thế nào về ROI và cách bạn xác định xem đây có phải là quan hệ đối tác một lần hay cộng tác lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

SoundCloud – Ứng dụng nghe nhạc trực tuyến đầu tiên trả phí bản quyền cho nghệ sĩ

SoundCloud thông báo sẽ trở thành ứng dụng nghe nhạc trực tuyến đầu tiên thu phí của người nghe và chuyển trực tiếp đến nghệ sĩ.

Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của các nhạc sĩ đấu tranh để được hưởng mức phí bản quyền công bằng hơn.

SoundCloud thông báo từ ngày 1/4 sẽ bắt đầu trực tiếp chuyển phí bản quyền đến những nghệ sĩ sở hữu các ca khúc mà người dùng đăng ký nghe.

Giám đốc điều hành SoundCloud Michael Weissman chia sẻ: “Rất nhiều người trong ngành âm nhạc đã muốn có được điều này trong suốt nhiều năm. Chúng tôi rất vui mừng được trở thành những người đưa phương thức trả phí này ra thị trường để hỗ trợ tốt hơn cho các nghệ sĩ độc lập”.

SoundCloud cho biết hệ thống thanh toán mới – được gọi là “tiền bản quyền do người hâm mộ cung cấp” hoặc “mô hình lấy người dùng làm trung tâm” – sẽ trao quyền cho người nghe và khuyến khích sự đa dạng trong phong cách âm nhạc.

Tuyên bố của SoundCloud nhấn mạnh các nghệ sĩ giờ đây được trang bị tốt hơn để phát triển sự nghiệp thông qua việc kết nối chặt chẽ hơn với những người hâm mộ tận tâm nhất. Người hâm mộ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả phí cho các nghệ sĩ họ yêu thích.

Các hãng thu âm lớn được cho đã phản đối cách thức trả phí bản quyền như trên, một phần vì hệ thống hiện tại cho phép họ tạo ra lợi nhuận lớn chỉ nhờ vào một số lượng tương đối nhỏ các ngôi sao lớn.

Một nghiên cứu do Trung tâm National de la Musique của Pháp công bố vào đầu năm nay cho thấy 10% tổng doanh thu từ các nền tảng nghe nhạc trực tuyến là Spotify và Deezer chỉ thuộc về 10 nghệ sĩ đứng đầu.

Điều này cho phép các hãng thu âm lớn tích lũy doanh thu kỷ lục trong năm qua, trong khi hầu hết các nhạc sĩ bị rơi vào khủng hoảng do phải hủy bỏ các chuyến lưu diễn trực tiếp vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

SoundCloud là một nền tảng trực tuyến chuyên về nhạc và âm thanh. Ứng dụng này cho phép người dùng tải lên, lưu trữ các nội dung audio, khám phá nhiều bài hát và podcast mới, hay kết nối với người hâm mộ (nếu bạn là ca sĩ, chuyên nghiệp hay nghiệp dư) và các nhạc sĩ khác…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Zing

Unilever tập trung vào D2C khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh

Gã khổng lồ FMCG Unilever tiết lộ doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng vọt trong năm ngoái, chiếm 9% tổng doanh số bán hàng do người tiêu dùng bị ‘mắc kẹt’ ở nhà.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Unilever đã phát triển nhanh chóng vào năm 2020 khi tập trung vào nhu cầu trực tuyến, vốn tăng lên do Covid-19.

Unilever hiện có kế hoạch tiếp tục nâng cấp hoạt động D2C (direct to consumer) – một trong năm trụ cột chiến lược để tăng trưởng của công ty – hiểu biết sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng để tối ưu hoá các kênh bán hàng.

Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng 61% vào năm ngoái và hiện chiếm 9% hoạt động kinh doanh của Unilever.

Phát biểu trong cuộc gọi nhà đầu tư vào sáng 4 tháng 2 để đánh dấu kết quả tài chính năm 2020 của công ty, Giám đốc tài chính của Unilever, Ông Graeme Pitkethly cho biết thương mại điện tử “tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, vượt trội hơn đáng kể so với thị trường”.

Chẳng hạn, doanh số thương mại điện tử cho danh mục thương hiệu cao cấp của hãng Prestige, chẳng hạn như Dermalogica, Murad và Kate Somerville, đã tăng hơn 50%.

Ông Pitkethly cho biết công ty đã “xoay vòng nhanh chóng” các nguồn lực để phù hợp với việc tiêu thụ thực phẩm tại nhà.

Họ đã đưa ra các ý tưởng mới để hỗ trợ dịch vụ giao hàng tận nhà ‘Ice cream now’, giúp việc kinh doanh kem trực tuyến của họ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Nhìn chung, doanh số bán kem tại nhà đã tăng 17% trong năm ngoái, giúp bù đắp cho sự sụt giảm 20% của doanh số bán bên ngoài (out-of-home).

Mặc dù Unilever đã rút bớt chi tiêu marketing khi đại dịch tấn công, ngừng tất cả các quảng cáo lớn trong nửa đầu năm 2020, nhưng nó đã đầu tư mạnh vào nửa cuối năm, với khoản đầu tư lên tới 160 triệu euro (140 triệu bảng Anh) trong cả năm 2020.

Chúng tôi tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào BMI (đầu tư thương hiệu và tiếp thị) trong nửa cuối năm bằng các chiến dịch thương hiệu và đổi mới sản phẩm được điều chỉnh để phù hợp với môi trường mới.” Phía Unilever cho biết.

5 trụ cột chiến lược của Unilever.

Unilever đã đề ra năm trụ cột chiến lược cho sự phát triển trong tương lai, bao gồm định vị thương hiệu trong các danh mục có lợi cho sự phát triển trong tương lai. Điều này cũng sẽ được sử dụng như một hướng dẫn cho đầu tư tự thân, mua lại, cũng như thanh lý.

Gã khổng lồ FMCG coi thương mại điện tử là một động lực tăng trưởng chính khác và cho biết họ sẽ tìm cách phát triển trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của người tiêu dùng bằng cách sử dụng “thông tin chi tiết về người mua hàng nâng cao” để bắt kịp với hành vi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Là một phần của trọng tâm liên tục vào tính bền vững, Unilever cũng sẽ tiếp tục định vị các thương hiệu của mình với slogan: “force for good, powered by purpose and innovation”, tạm dịch là “Nỗ lực vì những thứ tốt nhất, hướng tới mục tiêu và sự đổi mới”.

Cuối cùng, công ty đặt mục tiêu “xây dựng một tổ chức có mục đích, phù hợp với tương lai và văn hóa tăng trưởng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Lời khuyên cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong năm 2021

Thương mại điện tử chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng online tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Năm 2020 đã đưa đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung theo nhiều cách khác nhau.

Nhiều nhà bán hàng online đã phải đối mặt với sự đình trệ của chuỗi cung ứng, sự leo thang của chi phí vận chuyển, và sự dịch chuyển trong nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh doanh trực tuyến, bởi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dịch sang hình thức mua sắm trên các trang thương mại điện tử.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, Amazon đã đầu tư hơn 10 tỷ USD để giải quyết những vấn đề vận hành phát sinh liên quan tới đại dịch.

Amazon đã mở rộng diện tích cơ sở vật chất của mạng lưới logistics và hoàn thiện đơn hàng lên tới 50%, cũng như mở thêm hàng trăm trạm vận chuyển và trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới.

Dù có thể tính những chi phí này thành các khoản tăng phí dịch vụ trong năm 2020, Amazon đã quyết định hỗ trợ 5 tỷ USD để san sẻ các khoản chi phí tăng thêm này với nhà bán hàng. Bước sang năm 2021, đại diện Amazon cho rằng có 3 điều các nhà bán hàng online cần chuẩn bị cho những thách thức sắp tới.

Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số

Đại dịch đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh.

Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế.

Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.

Xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu

Các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.

Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng.

Những năng lực này có thể kể đến như: phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hoá, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu đáng tin cậy

Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh TMĐT. Người bán hàng cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu.

Lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là mô hình kinh doanh với chi phí và mức độ rủi ro thấp, cùng với đó là cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn khách hàng trên toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế.

Vì thế, Amazon kỳ vọng người bán hàng sẽ tận dụng được những lợi thế này để tập trung xây dựng và vận hành thương hiệu, từ đó chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên toàn cầu bằng thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo TheLeader