Skip to main content

Thẻ: web3

AI đang dần xoá bỏ thế hệ web cũ và thay thế bằng thế hệ web mới

Các mô hình AI tổng quát (Generative AI) đã góp phần xoá bỏ thế hệ web cũ và đang đấu tranh để thay thế bằng thế hệ web mới.

AI đang dần xoá bỏ thế hệ web cũ và thay thế bằng thế hệ web mới
AI đang dần xoá bỏ thế hệ web cũ và thay thế bằng thế hệ web mới

Có thể nói 2023 là một năm với đầy những biến động lớn, từ cuộc khủng hoảng toàn cầu do lạm phát gia tăng đến sự ra mắt và trỗi dậy của các nền tảng AI như ChatGPT.

AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang tạo ra vô số những sự thay đổi với các nền tảng công nghệ. Google đang tìm cách thay đổi trải nghiệm tìm kiếm, Amazon tìm cách tích hợp công cụ tìm kiếm bằng AI vào nền tảng, TikTok thì muốn lấn sân sâu hơn vào thương mại điện tử để cạnh tranh trực tiếp với Lazada và Shopee, các nền tảng tưởng chừng như không hề liên quan hay không phải là đối thủ của nhau.

ChatGPT, trước khi Instagram Threads của Meta ra đời thì nó là ứng dụng có lượng tăng trưởng người dùng nhanh nhất mọi thời đại, đạt hơn 100 triệu người dùng chỉ sau hơn 2 tháng ra mắt, người dùng cũng đang sử dụng chính nó để tạo ra vô số các nội dung rác, tin tức giả mạo và hơn thế nữa.

Trong khi vấn đề “truy xuất nguồn gốc” hay đánh giá bản quyền vẫn còn là một chặng đường dài với các công cụ hay nền tảng AI, các nền tảng web hay thậm chí là bách khoa toàn thư Wikipedia cũng không thể tránh khỏi việc bị đánh cắp nội dung.

Trải nghiệm tìm kiếm và thu thập thông tin đang thay đổi, thế hệ web cũ cũng dần được thay thế bằng thế hệ web mới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang lấn át khả năng mở rộng của Internet.

Khi nói đến khái niệm web, thậm chí là tính đến thời điểm hiện tại, nó là nơi các cá nhân hay tổ chức tạo ra nội dung, trong khi tuỳ thuộc vào từng mục đích khác nhau, nội dung được sử dụng theo những cách khác nhau, từ để bán hàng, cung cấp tin tức (báo chí) hay đơn giản là nơi để mọi người có thể trò chuyện với nhau (diễn đàn), bản thân người tạo ra nội dung phải tiêu tốn rất nhiều thời gian dù đó là văn bản, hình ảnh hay video.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh và mạnh của AI, khi các nền tảng như ChatGPT đang cho phép người dùng tạo ra nội dung (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh…) với một tốc độ chưa từng có với một chi phí cực thấp, các mô hình web đang dần thay đổi.

Trong khi chất lượng nội dung do các ứng dụng AI tạo ra vẫn đang còn là một chủ để gây tranh cãi, bản chất là các nội dung đó được xây dựng và đào tạo dựa trên các nội dung trước đó của hệ thống web mở.

Không ít các web mới hay doanh nghiệp thông qua AI để thu thập thông tin từ web mở, tinh chỉnh nó với chi phí thấp hơn. Thậm chí, các nội dung mới còn được sử dụng để cạnh tranh với chính các nội dung gốc tạo ra nó.

Để hạn chế việc bị lạm dụng thu thập dữ liệu, các nền tảng như Reddit hay mạng xã hội Twitter đang bắt đầu thu phí với những người dùng sử dụng API của nền tảng để đấu nối dữ liệu (và sử dụng để đào tạo mô hình AI riêng của họ).

Như một hệ quả tất yếu, việc thu thập thông tin từ các nền tảng web mở sẵn có vừa là cơ hội vừa là mối đe doạ với các thế hệ web cũ, các web hay ứng dụng phải suy nghĩ lại về tính mở của nền tảng của họ.

Trước khi được Google trả phí, bách khoa toàn thư Wikipedia cũng bị chính Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng miễn phí nội dung.

Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người dùng sử dụng AI để viết và chỉnh sửa nội dung thay vì tự viết.

Trong khi lợi thế của AI là tốc độ và chi phí, việc bịa đặt nội dung từ các nội dung sẵn có hay do chính AI tự “nghĩ” ra vẫn là một thách thức lớn với nhiều rủi ro.

Rủi ro đối với Wikipedia là mọi người có thể hạ thấp chất lượng của nó bằng cách đưa vào nó những thứ mà chính họ (hoặc AI) cũng không thể kiểm chứng được.

Trong khi ChatGPT tạo ra nhiều nội dung sai lệch và chưa được kiểm chứng, nó vẫn luôn đưa ra câu trả lời và nghe có vẻ rất phù hợp.

Như đã phân tích ở trên, trong khi chất lượng và vấn đề bản quyền của các nội dung do AI tạo ra vẫn là chủ đề gây tranh cãi, và các nền tảng web mở như Reddit hay Twitter đang tìm cách hạn chế việc ứng dụng bị thu thập dữ liệu miễn phí.

Tuy nhiên, tất cả những thay đổi đó về bản chất là không có mấy ý nghĩa với những gì diễn ra ở Google, vốn là công cụ tìm kiếm đang chi phối phần lớn nền kinh tế của web hiện đại, phân phối hầu hết lượng truy cập và doanh thu (tạo ra và chia sẻ lại doanh thu) cho phần lớn thế giới internet.

Dưới những áp lực do ChatGPT và Bing của Microsoft tạo ra, thách thức về một trải nghiệm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI, thách thức khi người dùng thay đổi hành vi tìm kiếm trực tuyến của họ, Google cũng đang cập nhật và thay đổi trải nghiệm tìm kiếm của mình.

Thay vì người dùng nhập các từ khoá bất kỳ vào thanh tìm kiếm và nhận được hàng loạt liên kết đến các web mở có chứa các thông tin liên quan, Google sẽ sử dụng AI để cung cấp các câu trả lời ngắn gọn ở đầu trang kết quả tìm kiếm, sau đó người dùng có thể ra quyết định là liệu có nên tiếp tục nhấp chuột vào các web liên quan hay không.

Nhiều nhà biên tập cho rằng thực chất Google đang đạo văn, tức sử dụng các thông tin có sẵn từ hệ thống web mở để đưa ra câu trả lời.

Nếu mô hình tìm kiếm mới này trở thành tiêu chuẩn mới của công cụ tìm kiếm, nó có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống web mở hiện có. Các trang web bị hạn chế về doanh thu có thể sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường và bản thân Google hiển nhiên cũng không thể tồn tại nếu thiếu các hệ thống web này.

Trong khi các trang web có thể tự bảo vệ mình bằng cách khóa quyền truy cập (sẽ không còn là web mở nữa) và tính phí truy cập, tuy nhiên điều này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạnh mới về nền kinh tế web. Cuối cùng, Google có thể giết chết hệ sinh thái vốn đã giúp tạo ra giá trị của nó.

Nội dung do AI tạo ra thường sai một cách tinh vi.

Để kiểm tra tính chính xác và có giá trị của các nội dung do AI tạo ra, nhiều nghiên cứu đã được thử nghiệm và kết quả là các ứng dụng AI không thể hiểu cái được gọi là sự thật, chúng xếp hạng các thương hiệu có sự hiện diện lớn hơn trên các nền tảng web (nhiều view) hơn là các thương hiệu chất lượng và có giá trị.

Nhìn chung, AI đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng ngoài chữ viết ra thì chúng lại ít có cái gọi là kiến thức, nó nghe có vẻ rất trôi chảy và cũng thuyết phục, nhưng không dựa trên những kinh nghiệm trong thế giới thực.

Ở khía cạnh ngược lại, ngay cả khi các hệ thống web mở tràn ngập những nội dung rác được tạo ra bởi AI, nó vẫn có thể mang lại những lợi ích đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ web mới.

Ví dụ: nếu Google liên tục cung cấp cho người tìm kiếm các kết quả rác trong tìm kiếm (được lấy từ những website rác do AI viết nội dung), thì bạn với tư cách là người sở hữu các trang web chất lượng lại có thể có xu hướng được trả tiền nhiều hơn cho các nguồn nội dung chất lượng mà bạn tạo ra.

Về cơ bản, đây là một cuộc chiến giành thông tin — về việc ai tạo ra thông tin đó, cách bạn (người dùng) truy cập thông tin và ai sẽ được trả tiền (hay được chia sẻ ra sao).

Tương lai của thế giới trải nghiệm tìm kiếm trực tuyến vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp thích nghi và tham vọng với tầm nhìn về Metaverse và Web3.

Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3
Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal với tầm nhìn về Metaverse và Web3

Trong khi Metaverse hay Web3 thường chỉ gắn liền với các công ty công nghệ lớn, các doanh nghiệp bán lẻ cũng không nằm ngoài tầm nhìn và tham vọng này, gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp là một trong số đó.

Bài viết này là toàn bộ cuộc phỏng vấn giữa McKinsey với Smita Dubey, hiện là Giám đốc Marketing và kỹ thuật số (CDMO), và Camille Kroely, Giám đốc Metaverse và Web3 tại Tập đoàn L’Oréal, nói về những tầm nhìn mà L’Oréal đang có với Metaverse và Web3, cũng như các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp này đang triển khai.

Dưới đây là chi tiết cuộc trò chuyện.

Yếu cố công nghệ kỹ thuật số quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy sự đổi mới của ngành làm đẹp?

Asmita Dubey: Chúng tôi tin rằng tương lai của cái đẹp là sự kết hợp giữa yếu tố vật lý, kỹ thuật số và ảo (Virtual), và chúng tôi đang định hình nó bằng khoa học, công nghệ và sự sáng tạo.

Chúng tôi đã và đang khám phá các mô hình kinh doanh mới như thương mại xã hội (Social Commerce), làm Marketing trong thời đại kỹ thuật số (Digital) và ngành kinh doanh làm đẹp với các ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), đó cũng là lý do chúng tôi đã mua lại ModiFace vào năm 2018.

Thông qua công nghệ này, chúng tôi đã có hơn 1 tỷ lượt dùng thử sử dụng tính năng trang điểm và tạo màu tóc trên môi trường ảo.

Các công nghệ làm đẹp đang làm chuyển đổi mạnh mẽ ngành làm đẹp.

Metaverse là trọng tâm lớn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của L’Oréal. Và bạn đã học được điều gì và tiếp theo sẽ là gì?

Asmita Dubey: Một trong những câu thần chú được xem là triết lý kinh doanh của chúng tôi là hãy nắm lấy thứ gì đó ngay khi nó bắt đầu. Theo nghĩa này, chúng tôi đang thâm nhập vào Web3 và Metaverse, bởi vì quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và hành vi của người tiêu dùng đang phát triển rất nhanh chóng.

Chúng tôi đang chuyển từ việc tập trung bán sản phẩm sang dịch vụ, từ số hóa (digitalization) sang ảo hóa (virtualization), từ làm đẹp 2D sang 3D, cũng như từ điện thoại thông minh sang các thiết bị tương tác trực tiếp.

Chúng tôi cũng đang thay đổi góc nhìn chiến lược từ việc theo dõi các hành vi xã hội sang xây dựng các cộng đồng mới nơi người dùng được trao quyền, và từ chuyển đổi kỹ thuật số sang chuyển đổi dữ liệu, với sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo), những định hướng này của chúng tôi đang được hỗ trợ tích cực.

Camille Kroely: Thật vậy, đó thực sự là việc giải mã các quy tắc làm đẹp mới. Cách chúng tôi tiếp cận vấn đề này là hiểu được ý nghĩa thực sự của Metaverse đối với cái đẹp và những điểm chung giữa chúng.

Làm đẹp là về việc thể hiện bản thân và cũng giống như cách các công nghệ kỹ thuật số mới hiện đang mở ra khả năng để mọi người thể hiện bản thân, môi trường ảo là một cách phù hợp để mọi người làm điều đó.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều các nghiên cứu để hiểu cách Gen Z tiếp cận Metaverse. Gen Z không chỉ là những “người bản địa kỹ thuật số”, họ còn là “người bản địa trong lĩnh vực game và metaverse”.

Theo số liệu chúng tôi có được, 57% Zers cảm thấy rằng họ có thể thể hiện bản thân một cách cởi mở hơn khi sử dụng các danh tính kỹ thuật số (digital identities) ví dụ như những hình đại diện mà họ có thể tùy chỉnh.

Chúng tôi cũng đã thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ để hiểu những gì người tiêu dùng làm đẹp đang quan tâm và những trải nghiệm mà họ mong đợi với Metaverse. Nghiên cứu đã xác nhận những gì mà chúng tôi đang nhìn thấy.

Chúng tôi nhận thấy rằng có đến 2/3 số người quan tâm đến cái đẹp, những người đã rất hào hứng với Metaverse. Họ háo hức được khám phá những cơ hội mới, trải nghiệm ảo mới, và nhiều thứ khác.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền hàng tháng để đầu tư vào các thương hiệu và cơ hội làm đẹp, đặc biệt là các trải nghiệm mới.

Metaverse và Web3, đặc biệt là khía cạnh trải nghiệm nhập vai, có tác động như thế nào đến L’Oréal?

Asmita Dubey: Metaverse là một cách tiếp cận kể chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) và nhập vai, cho phép các thương hiệu khám phá cách truyền thông và thể hiện thương hiệu.

Metaverse cũng nói về sự thay đổi trong trọng tâm của sự ảnh hưởng — cách nền kinh tế người có ảnh hưởng (Influener Economy) và nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cả thương hiệu.

Hơn nữa, nếu chúng ta nhìn vào các giá trị mà Web3 có thể mang lại, tham vọng của chúng tôi là trở nên đa dạng và toàn diện hơn, đó cũng là những gì thương hiệu của chúng tôi hướng tới.

Metaverse là về việc xây dựng một hệ sinh thái mới và cung cấp cho các thương hiệu của chúng tôi những khả năng mới để thể hiện giá trị.

Chúng tôi hiện đang hợp tác với OpenSea, đơn vị hàng đầu về NFT và các bộ sưu tập kỹ thuật số, để khám phá lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Chúng tôi cũng hợp tác với Meta và với Station F, một trong những vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất thế giới, để đẩy nhanh quá trình.

Bạn nghĩ rằng Metaverse có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong thế giới thực ra sao?

Camille Kroely: Tôi tin rằng chúng ta sẽ chuyển từ hành trình của khách hàng (Customer Journey) vốn đã ngoại tuyến (offline) và trực tuyến (online) sang Metaverse.

Chúng ta có thể thấy rằng Metaverse và Web3 đã tác động mạnh mẽ đến các yếu tố sáng tạo trong thế giới thực. Ví dụ: nếu bạn hỏi về cách mọi người trang điểm — họ có thể đã lấy cảm hứng từ những nhà sáng tạo nội dung số.

Hay nói về các doanh nghiệp bán lẻ — các mô hình bán lẻ hiện cũng đang bị ảnh hưởng theo quy tắc này. Ví dụ, chúng tôi đang sử dụng mã QR để cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm của mình.

Người tiêu dùng có thể quét mã và truy cập các dịch vụ và trải nghiệm ảo.

Metaverse và Web3 không chỉ là những thay đổi về mặt công nghệ. Chúng là một phần của cái gọi là xu hướng văn hóa và những nhà sáng tạo, và tại L’Oréal, chúng tôi đã tương tác với vô số các nhà sáng tạo.

Đó là một mô hình hoàn toàn mới mà chúng tôi đang thử nghiệm, mô hình tận dụng mạnh mẽ sức mạnh của nhà sáng tạo và cộng đồng.

L’Oréal đang làm việc với các nhóm nhà sáng tạo và nghệ sĩ mới trên khắp thế giới ảo và thực như thế nào?

Asmita Dubey: Tại L’Oréal, chúng tôi đã có một nền tảng vững chắc về việc phối hợp với các nhà sáng tạo, chúng tôi hiện có gần 65.000 nhà sáng tạo, những người đã liên tục nâng cao kỹ năng làm marketing trong thời đại kỹ thuật số.

Nâng cao kỹ năng là một cái gì đó không bao giờ dừng lại ở L’Oréal.

Vì vậy, việc chúng tôi trở thành thương hiệu đầu tiên thử nghiệm việc trang điểm bằng AR và VR là điều khá tự nhiên.

Đó cũng là lý do tại sao Maybelline đã hợp tác với Ready Player Me để mang đến những diện mạo đại diện mới cho người tiêu dùng trong thế giới ảo.

Lời khuyên của bạn dành cho các giám đốc điều hành hiện đang suy nghĩ về con đường phía trước trong ngành của họ là gì?

Camille Kroely: Với tư cách là giám đốc điều hành tại L’Oréal, chúng tôi tin rằng mình có trách nhiệm đảm bảo rằng Metaverse và Web3 có thể mang lại những tác động tích cực.

Đứng trước những công nghệ mới hay xu hướng mới, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần làm đó là dám thử và tìm ra những cơ hội mới.

Sau đó, hãy xem xét đến cách sử dụng chúng để tăng trưởng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cả khách hàng.

Doanh nghiệp cũng cần xác định xem các công nghệ mới sẽ tác động như thế nào đến cách họ kinh doanh và làm việc, các quy trình, tổ chức của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Accenture: Top 5 xu hướng thương hiệu và công nghệ 2023

Accenture vừa công bố báo cáo mới, phân tích các xu hướng công nghệ, tiêu dùng, và thương hiệu hàng đầu trong năm 2023 và xa hơn nữa.

xu hướng công nghệ và thương hiệu 2023
Accenture: Top 5 xu hướng công nghệ và thương hiệu trong 2023

Với những gì đang diễn ra, cho dù bạn không phải là người làm công nghệ, bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng các công nghệ mới nổi đang trao quyền cho mọi người nhiều hơn, với những kết quả tạo ra chưa từng thấy như trước đây, dù là với các doanh nghiệp hay cá nhân người dùng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho phép mọi người thể hiện khả năng sáng tạo tự nhiên của mình, Web3 mang đến những cơ hội mới giúp định hình các thương hiệu mà họ yêu thích và các mã thông báo (mã hoá) có thể sớm trao cho người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.

Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tự hỏi: khách hàng sẽ tương tác như thế nào với thương hiệu? hay thương hiệu sẽ sử dụng các công nghệ mới để xây dựng niềm tin và phát triển doanh nghiệp của họ ra sao?

Vốn lấy con người làm trung tâm và nguồn cảm hứng, dựa trên cách thức mà mọi người đang thích nghi với cuộc sống mới, hay cách mọi người sử dụng công nghệ để đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi, báo cáo phân tích từ Fjord của Accenture ra đời.

Dưới đây là 5 xu hướng được phân tích trong báo cáo.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 1 NĂM 2023: Thế giới đang trong tình trạng “khủng hoảng vĩnh viễn”, nhưng chúng ta sẽ sớm thích nghi.

Thế giới đang phải chịu đựng liên tiếp các làn sóng khó khăn. Từ đại dịch, lạm phát, biến đổi khí hiệu đến các cuộc khủng hoảng kinh tế, thách thức đang đến từ mọi hướng.

Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra trong hàng thiên niên kỷ, con người sẽ sớm thích nghi.

Cách mọi người thích nghi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những gì họ mua sắm, cách họ nhìn nhận và đánh giá các thương hiệu và hơn thế nữa.

Đứng trước cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, mọi người đang hủy bỏ các gói tập trong các phòng gym, tạm dừng đóng góp lương hưu hay từ bỏ các ưu tiên khác về việc bảo vệ sức khoẻ chẳng hạn như bảo hiểm.

Khi phải trải qua và chịu đựng quá nhiều sự bất ổn, như một cách tự nhiên, mọi người sẽ sớm trở thành một phiên bản mới của chính họ. Các sản phẩm và dịch vụ theo đó sẽ được định nghĩa lại bởi sự lựa chọn của họ.

Mọi người đang phản ứng như thế nào:

  • Đấu tranh: Mọi người ngày càng chủ động lên tiếng để chống lại sự bất công và kêu gọi sự bình đẳng xã hội.
  • Mọi người sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
  • Mọi người sẽ đối phó với bối cảnh mới bằng cách tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát.
  • Mọi người sẽ dừng mọi tương tác.

XU HƯỚNG 2: Xây dựng cộng đồng sẽ là nền tảng cho các thương hiệu.

Trong một thế giới bất ổn, mọi người sẽ tìm kiếm những nơi mà họ cảm thấy mình thuộc về. Do đó, các thương hiệu thế hệ mới sẽ được xây dựng dưới hình thức cộng đồng, người làm marketing cần định hình lại cái gọi là lòng trung thành khách hàng cũng như cách thương hiệu sẽ tương tác với khách hàng của mình.

Mô hình này sẽ được kích hoạt bởi một số yếu tố chính như: cộng đồng (nơi người dùng cảm thấy thuộc về), trải nghiệm nội dung và bộ sưu tập kỹ thuật số.

Tuy nhiên, với tư cách là một người tiêu dùng hay khách hàng, điều quan trọng mà các thương hiệu cần tập trung vào cuối cùng không là công nghệ mà đó là những lợi ích mà yếu tố công nghệ có thể mang lại.

Hãy nhìn vào trường hợp của gã khổng lồ ngành F&B, Starbucks, thương hiệu này đã tận dụng công nghệ Web3 và mã thông báo để xây dựng Starbucks Odyssey, một chương trình tặng thưởng và gắn kết với thương hiệu.

CMO của Starbucks, Brady Brewer đã nhận xét: “Mặc dù chương trình được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Web3, khách hàng thậm chí còn không biết rằng những gì họ đang làm đó là tương tác với công nghệ chuỗi khối, một trong những công nghệ đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại.”

Web3 và những công nghệ mới sẽ mang lại cho các thương hiệu khả năng tiếp xúc trực tiếp và ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng của họ, thương hiệu cần coi mỗi cá nhân trong cộng đồng là một phần của thương hiệu, đó là cách thương hiệu được xây dựng và tồn tại.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 3 NĂM 2023: Trong khi việc trở lại văn phòng vẫn là một rào cản, nó sẽ cần được thích nghi.

Khi đại dịch buộc nhiều doanh nghiệp phải để nhân viên của họ làm việc tại nhà, nhiều người đang cảm thấy mất đi những lợi ích vô hình vốn gắn liền với văn phòng như cơ hội gặp gỡ, niềm vui trực tiếp hay sự thăng tiến.

Giờ đây, những hậu quả đang trở nên rõ ràng hơn, bao gồm cả những thỏa hiệp không mong muốn về sự đổi mới, văn hóa và cả sự hòa nhập.

Thay vì tiếp tục cố gắng cải thiện những gì đang tồn tại, các doanh nghiệp nên mô phỏng lại hoàn toàn về công việc và cách nhân viên của họ có thể hoàn thành công việc.

Trong khi mọi người cần làm việc với mục đích rõ ràng, doanh nghiệp cần ưu tiên các yếu tố như niềm vui, sự công nhận, động lực làm việc và kết quả của đội nhóm.

Đây là về việc định hình lại một sự trao đổi giá trị mới giữa người sử dụng lao động và người lao động ngoài tiền lương và kết quả tạo ra.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần tạo ra các kế hoạch mới, cùng có lợi, với cách tiếp cận chính là lấy con người làm trọng tâm.

Để quá trình quay trở lại văn phòng đạt được nhiều kết quả tích cực hơn, các doanh nghiệp cần:

  • Xác định rõ mục đích, sau đó cụ thể hoá bằng các chính sách.
  • Có được tình cảm của mọi người bằng cách quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng.
  • Suy nghĩ lại về không gian và môi trường làm việc trong đó tập trung vào các yếu tố vô hình.

XU HƯỚNG 4: AI đang trở thành trợ lý sáng tạo.

Cho đến hiện tại, các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng để tự động hóa các quy trình làm việc hoặc làm thay một số công việc đơn giản nào đó cho con người.

Tuy nhiên, mọi thứ đang ngày càng thay đổi, vì các công nghệ mới có thể giúp con người tạo ra nội dung, hình ảnh, video hay cả âm nhạc, AI hay các công nghệ mới khác đang đóng vai trò như là một trợ thủ đắc lực cho việc sáng tạo.

Như với tất cả các công nghệ mới nổi khác, các câu hỏi vẫn xoay quanh vấn đề về đạo đức.

Nếu một tác phẩm gốc của một nghệ sĩ nào đó được nhúng vào nội dung do AI tạo ra (AI-generated content), vấn đề bản quyền sẽ được giải quyết như thế nào?

Các nhà sáng tạo nội dung sẽ cần nâng cao kỹ năng sử dụng các công cụ đồng thời phải chú ý đến kỹ năng nhận xét và đánh giá của họ để đảm bảo chất lượng nội dung đầu ra.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 5 NĂM 2023: Ví kỹ thuật số (Digital Wallets) có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng nhận diện kỹ thuật số (digital identity).

Trong khi các dữ liệu cá nhân hiện đang bị lạm dụng quá mức, quyền kiểm soát có thể sớm được chuyển giao.

Ví kỹ thuật số chứa mã thông báo (đại diện cho các phương thức thanh toán, ID, thẻ khách hàng thân thiết, v.v.) sẽ cho phép mọi người lưu trữ dữ liệu của chính họ. Họ sẽ là người có quyền đưa ra các quyết định chính xác về những gì họ muốn chia sẻ với thương hiệu.

Khi cookies sẽ sớm bị loại bỏ dần, những dữ liệu mà mọi người chủ động chia sẻ thậm chí còn mang lại nhiều giá trị hơn. Nó sẽ chính xác và được chia sẻ một cách tự nguyện, đây chính là nền tảng để các thương hiệu hay nhà quảng cáo nâng cao tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (nhờ việc nhắm đúng mục tiêu – targeting).

Trong bối cảnh này, nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu là:

  • Nhanh chóng thích nghi với các công nghệ kỹ thuật số (bao gồm cả ví kỹ thuật số).
  • Hãy cho mọi người thấy rằng việc kiểm soát dữ liệu thực sự đáng giá.
  • Giúp mọi người hiểu được chức năng của các ví điện tử, ngoài việc thanh toán.
  • Hiểu các cấp độ về quyền mà mọi người có thể cấp cho doanh nghiệp.

Bức tranh mới trong 2023.

Những công nghệ mới sẽ sớm tạo ra nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc trong 2023.

Để có được lòng trung thành của khách hàng và sự ủng hộ từ họ, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với mọi thứ, ngoài ra, khả năng sáng tạo sẽ ở ngưỡng không giới hạn.

Mọi thứ giờ đây thuộc về bạn!

Bạn có thể xem bản đầy đủ của báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

2022 Platform Report: Dữ liệu, Web3 và Metaverse sẽ là tương lai của các nền tảng

MIT vừa công bố báo cáo nền tảng 2022, trong đó nêu bật vai trò của các công nghệ mới như Web3 và Metaverse, tầm quan trọng của dữ liệu và hơn thế nữa.

metaverse sẽ thay thế social media

Trong 10 năm qua, các nền tảng (platforms) đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) nói riêng.

Vào những thời điểm bắt đầu, trong khi một số ngành đi tiên phong và nhanh chóng áp dụng chiến lược nền tảng, một số ngành khác, như chăm sóc sức khỏe lại chỉ mới bắt đầu tham gia.

Trong một hội nghị mới đây liên quan đến chủ đề Nền kinh tế kỹ thuật số được tổ chức bởi Trường quản trị MIT, các chuyên ga đã đưa ra những dự báo về tương lai của các nền tảng trong ít nhất 10 năm tới.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Sức mạnh của việc chia sẻ dữ liệu.

Trong bối cảnh hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp thường tỏ ra rất miễn cưỡng khi chia sẻ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi, khi các tổ chức bắt đầu sử dụng API mở và các ứng dụng khác để chia sẻ dữ liệu cả trong hệ sinh thái nội bộ lẫn với các hệ sinh thái bên ngoài.

Chia sẻ dữ liệu cho phép các tổ chức hưởng lợi từ hiệu ứng mạng lưới (networks effects) – nơi một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên có giá trị hơn khi được nhiều người sử dụng hơn.

Đây thực sự là một cuộc cách mạng hóa các thị trường bao gồm các nền tảng mạng xã hội, xe điện (EV) và chăm sóc sức khỏe.

Bà Svenja Falk, CEO của Accenture Research cho biết: “Trong một môi trường đang thay đổi ở mức độ chưa từng có này (VUCA), sự nhanh nhạy và sử dụng dữ liệu hiệu quả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.”

Về mặt tổng thể, các ngành nghề khác nhau đang thu thập và sử dụng dữ liệu theo những cách khác nhau.

Trong khi Schneider Electric đang thử nghiệm một số dự án mới cho phép họ chia sẻ dữ liệu, nghĩa là nhiều các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo IT khác cũng có thể truy cập và hưởng lợi từ dữ liệu được chia sẻ.

Các doanh nghiệp thuộc ngành hàng bán lẻ đang “ôm chặt” nền kinh tế trải nghiệm và các nền tảng trải nghiệm (Experience Economy), cho phép họ không chỉ tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành mà còn có thêm nhiều dữ liệu hơn về khách hàng.

Một số doanh nghiệp khác lại sử dụng dữ liệu để cá nhân hoá thông điệp hay các chiến dịch Marketing tới khách hàng.

Sự gia tăng của các nền tảng chăm sóc sức khỏe (health care platforms).

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe là một trong số nhiều ngành đã khá “tụt hậu” trong việc áp dụng các chiến lược nền tảng.

Nhưng các xu hướng mới đang bắt đầu thay đổi.

Ông Randall Williams, CEO của công ty tư vấn Digital Care Advisors cho biết: “Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang bắt đầu hiểu được sức mạnh kinh tế và giá trị to lớn của việc trao đổi dữ liệu.”

Một số quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã bắt đầu yêu cầu các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cung cấp API dữ liệu của họ.

Tương lai của các nền tảng với Web3 và Metaverse.

Web3Metaverse vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện cũng chưa có một tổ chức nào có thể xác định chính xác việc nó sẽ diễn ra theo cách nào.

Web3 được dự báo là sẽ thay đổi cách người dùng trải nghiệm thế giới internet, cách họ quản lý dữ liệu cá nhân của mình, thay đổi thế giới quảng cáo và hơn thế nữa, nó là một phần không thể thiếu trong thế giới Metaverse.

Nó cũng có thể định hình lại cách các thương hiệu kết nối với khách hàng. Cửa hàng Nikeland của Nike trong Roblox đã có hơn 6,7 triệu lượt khách trong 4 tháng đầu tiên ra mắt và các công nghệ thực tế tăng cường (AR) cũng đã giúp truyền cảm hứng cho khách hàng của họ tại các cửa hàng của Nike ở New York.

Giám đốc chiến lược tại Monitor Deloitte cho biết: “Hơn 120 tỷ USD đã được đầu tư vào Web3 và Metaverse trong năm nay, con số này cao hơn gấp đôi so với những gì chúng tôi đã thấy vào năm ngoái.”

Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo
Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.

Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.

Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.

Web3 là gì?

Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.

Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”

Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.

Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.

Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.

Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.

Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).

Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.

Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.

YouTube là một ví dụ.

Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.

Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.

Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.

Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.

Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.

Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.

Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.

Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.

Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.

Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.

Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.

Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Metaverse là gì? Tất cả những gì cần biết về Metaverse

Cùng tìm hiểu các thông tin về vũ trụ ảo Metaverse như: Metaverse là gì? Metaverse sẽ làm thay đổi thế giới tương tác kỹ thuật số như thế nào? Các công ty công nghệ (Big Tech) đang chuẩn bị các dự án Metaverse của họ ra sao? Sự khác biệt giữa Web3 và Metaverse là gì? và hơn thế nữa.

metaverse là gì
Metaverse là gì? Những gì bạn cần biết về vũ trụ ảo Metaverse

Metaverse là vũ trụ ảo được hình thành dựa trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau như VR hay AR. Khi thế giới internet nói chung và công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) nói riêng không ngừng thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, những xu hướng công nghệ hay nền tảng tương tác (Interactive Platforms) mới được xem là động lực và là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Thuật ngữ Metaverse hay Vũ trụ ảo cũng là một trong những xu hướng này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Metaverse là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Metaverse.
  • Một số khái niệm đáng tham khảo khác về Metaverse.
  • Truy cập Metaverse như thế nào?
  • Metaverse Jobs là gì?
  • Những cột mốc đáng chú ý nhất về vũ trụ ảo Metaverse trong năm 2022.
  • Lợi ích của Metaverse là gì?
  • Tại sao các công ty công nghệ lẫn các thương hiệu lại đang tập trung vào vũ trụ ảo Metaverse.
  • Các dự án Metaverse phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Metaverse sẽ làm thay đổi thế giới quảng cáo và marketing như thế nào.
  • Sự khác biệt giữa Metaverse và VR (thực tế ảo) là gì?
  • Sự khác biệt giữa Internet và Metaverse là gì?
  • Sự khác biệt giữa Web3 và Metaverse là gì?
  • Metaverse và Social Media.
  • NFT là gì trong Metaverse?
  • Một số câu hỏi xoay quanh thuật ngữ Metaverse.

Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về Vũ trụ ảo Metaverse.

Metaverse là gì?

Metaverse trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Vũ trụ ảo, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.

Vũ trụ ảo Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm phân biệt chính giữa Metaverse với các không gian ảo khác đó là tính kết nối xuyên suốt giữa nhiều không gian khác nhau trên môi trường internet.

Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ.

Thấu hiểu khái niệm Metaverse.

Về mặt tổng thể, Metaverse chưa thực sự tồn tại ở giai đoạn hiện tại khi bài viết này của MarketingTrips.com đang được phân tích và đăng tải, trừ một số nền tảng có chứa các phần tử gần giống với Metaverse đó chính là ở các nền tảng video Game.

Các nền tảng video game trực tuyến hiện đang cung cấp những trải nghiệm Metaverse (Metaverse Experience) gần giống nhất với các trải nghiệm trong tương lai của Metaverse thực sự.

Các nhà phát triển (Developer) đã tìm cách thúc đẩy ranh giới vốn có của một trò chơi thông qua việc tổ chức các sự kiện trong trò chơi (in-game events) và tạo ra một nền kinh tế ảo thực sự (virtual economy).

Mặc dù không phải là bắt buộc, nhưng tiền điện tử (cryptocurrencies) là phương thức thanh toán phù hợp nhất cho một Metaverse. Chúng cho phép tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) với các loại mã thông báo tiện ích (Utility tokens) và đồ sưu tầm ảo (NFT) khác nhau.

(Thường được liên kết với các đợt chào bán tiền kỹ thuật số ban đầu (ICO, tương tự như thuật ngữ IPO trong thị trường chứng khoán), Utility Tokens hay mã thông báo tiện ích là một loại tài sản đặc biệt nhằm mục đích chủ yếu là kiếm được các khoản quỹ (Fund) cần thiết để phát triển dự án kỹ thuật số, Theo Cointelegraph.)

Metaverse cũng sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng ví tiền điện tử (Digital Wallet), chẳng hạn như Trust Wallet và MetaMask. Ngoài ra, blockchain là công nghệ nền tảng của Metaverse, có thể cung cấp các hệ thống quản trị minh bạch và đáng tin cậy.

Khi chúng ta nhìn về tương lai, mặc dù dường như những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech, Big Corp) đang dẫn đầu cuộc chơi với nhiều lợi thế, các khía cạnh phi tập trung khác của ngành công nghiệp blockchain (Blockchain Industry) cũng đang cho phép những người chơi nhỏ hơn tham gia vào xây dựng Metaverse.

Một số khái niệm đáng tham khảo khác về Metaverse.

Hẹn hò trong Metaverse
Metaverse là gì? Các khái niệm về Metaverse.

Như đã đề cập ở trên, khi vũ trụ ảo Metaverse vẫn còn là một thứ gì đó khá mới mẻ ở thời điểm viết bài (Tháng 8 năm 2022), thuật ngữ này vẫn đang được nhìn nhận và định nghĩa dưới nhiều khía cạnh khác nhau, hay nói cách khác, Metaverse là gì thực ra vẫn là một ẩn số.

Tuy nhiên, bằng cách tham khảo nhiều nhận định khác nhau, bạn có thể hiểu sâu hơn và dần dần định hình rõ hơn về thuật ngữ mang tính xu hướng này.

Theo Forbes, “Thuật ngữ Metaverse được sử dụng để mô tả sự kết hợp giữa thế giới thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế hỗn hợp (Mixed Reality), nơi được truy cập thông qua trình duyệt (Browser) hoặc tai nghe (Headset), cho phép mọi người có những tương tác và trải nghiệm thời gian thực (Real time) xuyên khoảng cách.

Theo TechTarget, Khái niệm Metaverse không phải là mới. Nó được mô tả lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash năm 1992.

Một số công ty sau đó đã phát triển cộng đồng trực tuyến dựa trên khái niệm này, đáng chú ý nhất là Second Life, được phát hành vào năm 2003.

Trong Metaverse, mọi người sử dụng hình đại diện (Avatar) để đại diện cho bản thân, giao tiếp với nhau, mua sắm và xây dựng các cộng đồng như ở thế giới thực.

Cũng trong vũ trụ ảo Metaverse, tiền kỹ thuật số (digital currency) được sử dụng để mua sắm. Người dùng cũng có thể đi du lịch, sinh sống hay kết hôn trong Metaverse bằng cách sử dụng các bộ điều khiển và tai nghe thực tế ảo (virtual reality headset).

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Metaverse giống như một thế giới mới “không có khoảng cách” như thế giới thực (thế giới vật lý), thay vì con người bị giới hạn (trong việc giao tiếp, mua sắm, giải trí…) trong thế giới thực, tất cả các rào cản này sẽ bị xoá bỏ “gần như hoàn toàn” trong Metaverse.

Trong khi Metaverse chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức (về pháp lý, công nghệ, an toàn dữ liệu, tính riêng tư…) trong quá trình xây dựng, nó hứa hẹn sẽ mang lại một thế giới mới khác với thế giới internet hiện có.

Người dùng có thể truy cập vào vũ trụ ảo Metaverse như thế nào?

Như đã đề cập qua các phần ở trên, trong khi Metaverse vẫn tiếp tục phát triển, người dùng hiện có thể truy cập vào vũ trụ ảo thông qua các thiết bị thực tế ảo như tai nghe hoặc truy cập trực tiếp từ trình duyệt web.

Metaverse Jobs là gì?

Như đã phân tích ở trên, Vũ trụ ảo Metaverse sẽ là nơi kết hợp tất cả các khía cạnh của đời sống thực vào một nơi duy nhất và dường như không có ranh giới.

Trong khi đại dịch đã thúc đẩy việc nhiều người hơn làm việc tại nhà hoặc làm việc trong môi tường kết hợp (Hybrid Workplace), với Metaverse, thông qua không gian thực tế ảo đa chiều (3D và hơn thế nữa) cùng với đó là nhiều trải nghiệm nhập vai (Immersive Experience) khác, bạn thực sự có thể phát triển sự nghiệp của mình tại đây.

Với các công việc liên quan đến Metaverse (Metaverse Jobs), người dùng có thể làm việc và kiếm tiền hoặc thậm chí là tiêu xài ngay trực tiếp trong Metaverse. GameFi và các mô hình chơi để kiếm tiền (Play – to – Earn) là những ví dụ cụ thể cho điều này.

Trong tương lai (dự kiến từ năm 2030), khi Metaverse trở nên phổ biến hơn, khi mọi người bắt đầu sinh sống và trải nghiệm nhiều hơn trong Metaverse, các công việc liên quan đến việc xây dựng, mua bán hay sáng tạo nội dung sẽ ngày càng đắt giá hơn.

Những cột mốc đáng chú ý nhất về vũ trụ ảo Metaverse trong năm 2021 & 2022.

Trong khi khái niệm vũ trụ ảo vốn đã xuất hiện từ sớm, khoảng vào năm 1992 (Theo Wikipedia), có thể nói 2022 là năm đánh dấu mạnh mẽ nhất đối với sự gia nhập và phát triển của Metaverse.

Theo ghi nhận của MarketingTrips, dưới đây là một số sự kiện đáng chú ý nhất về Metaverse trong năm 2022.

  • Facebook đổi tên thành Meta với mục tiêu hướng tới Metaverse.

Mặc dù việc đổi tên được diễn ra vào cuối năm 2021, tuy nhiên 2022 mới thực sự là thời điểm nhiều người nhất quan tâm đến sự kiện này.

Việc đổi tên đã được công bố tại hội nghị thực tế ảo và tăng cường Facebook Connect. Với tên gọi mới, công ty đã thể hiện rõ ràng tham vọng của mình tới vũ trụ ảo (Metaverse) thay vì là nền tảng mạng xã hội đơn thuần.

Vào thời điểm này, Meta cũng thành lập nhóm chiến lược Metaverse mới với tham vọng sẽ sớm gia nhập Metaverse.

  • Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox.

Lý do chủ yếu khiến Nike hợp tác với Roblox là thương hiệu muốn loại bỏ rào cản quan trọng nhất trong thể thao đó là khả năng truy cập hay tiếp cận. Vùng đất ảo miễn phí cho bất kỳ ai tham quan và trải nghiệm này là cửa ngõ của Nike trên Metaverse.

  • Các thương hiệu thời trang như Adidas và Nike đổ tiền vào Metaverse.

Các khoản đầu tư vào đất ảo và dự án trong Metaverse đang bùng nổ, nhiều lô đất kỹ thuật số được bán với giá cả triệu USD.

  • Gã khổng lồ bán lẻ Walmart gia nhập Metaverse.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Verge, người phát ngôn của Walmart, Carrie McKnight, chia sẻ rằng Walmart đang liên tục nghiên cứu các công nghệ mới nổi bởi chúng có thể hình thành trải nghiệm mua sắm trong tương lai.

Ngoài ra, Walmart cũng thông báo rằng họ sẽ cung cấp cho người dùng một loại tiền mã hóa mới để mua sắm, giống như NFT.

Một số nhà bán lẻ khác cũng có kế hoạch tham gia Metaverse.

  • Metaverse được dự báo là xu hướng công nghệ phát triển mạnh nhất trong 2022.

Metaverse, NFT, robot, mạng 6G và xe điện được cho là những sản phẩm, dịch vụ công nghệ sẽ trở thành xu hướng nổi bật của năm 2022.

  • Microsoft gia nhập Metaverse.

Sản phẩm metaverse đầu tiên của Microsoft sẽ là phiên bản chương trình hội nghị và trò chuyện Teams, hiện được thử nghiệm và sẽ có sẵn vào nửa đầu năm 2022. Khách hàng sẽ có thể chia sẻ các tệp và tính năng Office trong thế giới ảo.

  • SoftBank đầu tư 150 triệu USD cho nền tảng vũ trụ ảo Metaverse của Hàn Quốc.

Quỹ Vision Fund 2 do nhà sáng lập Soft Bank dẫn dắt đã đầu tư vào Zepeto, nền tảng Metaverse do Naver Z, bộ phận thuộc doanh nghiệp khổng lồ công nghệ Naver của tỷ phú Hàn Quốc Lee Hae-jin vận hành.

  • Big Tech hào hứng với vũ trụ ảo Metaverse.

Các hãng công nghệ như Facebook, Microsoft, Epic Games dự định đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và hiện thực hóa ý tưởng vũ trụ ảo Metaverse.

  • Các thương hiệu thời trang đang chạy đua với Metaverse.

Tiền và khả năng sáng tạo không giới hạn là những gì khiến các thương hiệu thời trang hàng đầu bị “ám ảnh” bởi Metaverse.

  • Người dùng có thể quảng cáo, sinh sống và kết hôn trong Metaverse.

Theo các chuyên gia, Metaverse sẽ đưa các lễ kỷ niệm ảo này tiến xa hơn nhờ khả năng gần như vô hạn về ý tưởng cho các cặp vợ chồng – điều mà đám cưới thực không làm được. “Không có giới hạn nào cả.

  • Apple gia nhập Metaverse.

Khi các trò chơi Metaverse như Fortnite trở nên thông dụng trên App Store, Apple sẽ cung cấp một tiêu chuẩn để các công ty Metaverse tập trung phát triển theo.

  • McDonald’s gia nhập Metaverse.

Theo thông tin từ Forbes, Josh Gerben, một luật sư chuyên về việc theo dõi các đăng ký nhãn hiệu (trademark) mới cho biết trên Twitter rằng McDonald’s vừa nộp 10 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khác nhau.

  • Sharp và cuộc đua gia nhập Metaverse.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng các thiết bị thực tế ảo đã có sự tăng trưởng đột biến. Ngoài ra, sự xuất hiện của Metaverse và xu hướng bùng nổ của nó cũng góp phần không nhỏ trong thúc đẩy nhu cầu thiết bị VR.

  • Qualcomm hợp tác với ByteDance (công ty mẹ TikTok) để phát triển Metaverse.

Theo South China Morning Post, hãng bán dẫn Mỹ Qualcomm đã hợp tác với kỳ lân công nghệ Trung Quốc ByteDance để theo đuổi tiến bộ trong công nghệ thực tế mở rộng (XR) sẵn sàng cho siêu vũ trụ ảo – Metaverse.

  • 70% những người có ảnh hưởng tin rằng Metaverse sẽ thay thế Social Media.

Đối với nhà sáng tạo, Metaverse cung cấp nhiều cơ hội mới để kết nối với người hâm mộ và kiếm tiền. Và đối với nhiều người có ảnh hưởng (Influencer), Metaverse sẽ thay thế Social Media.

Trên đây là một số sự kiện đáng chú ý nhất xoay quanh xu hướng công nghệ Metaverse, trong khi mọi thứ dường như cũng chỉ đang bắt đầu, những gì mà Metaverse hứa hẹn mang lại sẽ vô cùng hấp dẫn.

Lợi ích hay tiềm năng của Metaverse là gì?

Lợi ích hay tiềm năng của Metaverse là gì?
Lợi ích hay tiềm năng của Metaverse là gì?

Theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh trong Metaverse toàn cầu ước tính sẽ đạt 800 tỷ USD vào năm 2024 và chạm mức 5000 tỷ USD vào năm 2030.

Rõ ràng với tiềm năng cực lớn này, Metaverse được xem là miền đất hứa với hầu hết các thương hiệu chứ không phải chỉ là với các công ty công nghệ.

Như đã phân tích ở trên, khi nói đến lợi ích của Metaverse hay thứ khiến cả người dùng lẫn doanh nghiệp muốn gia nhập nó, có 2 thứ quan trọng nhất đó là lợi ích về mặt trải nghiệm và lợi ích về mặt kinh tế.

Về góc độ trải nghiệm, vì Metaverse dường như không có giới hạn hay rào cản về mặt địa lý, mọi người dùng tại đây đều có thể giải trí, du lịch, làm việc hay giao tiếp với nhau trong thời gian thực. Rõ ràng, các công nghệ hay internet hiện tại chưa làm được điều này.

Về mặt kinh tế, nếu bạn đã đọc hết các phần nội dung được MarketingTrips đề cập ở trên hẳn là bạn đã có thể hiểu tiềm năng kinh tế của nó lớn đến mức nào.

Theo số liệu thống kê từ Statista, dưới đây là những lợi ích chính hay những gì mà Metaverse có thể mang lại:

  • Vượt qua các trở ngại mà con người thường gặp trong thế giới thực.
  • Thúc đẩy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.
  • Du lịch và khám phá thế giới mà không cần phải di chuyển.
  • Thay đổi cách con người kết nối và giao tiếp với nhau.
  • Thúc đẩy các cơ hội giáo dục mới.

Các dự án Metaverse phổ biến nhất hiện nay là gì?

Chủ yếu là các thương hiệu hay doanh nghiệp phương Tây, dưới đây là các dự án Metaverse phổ biến nhất toàn cầu tính đến năm 2022.

Dự án vũ trụ ảo Metaverse đáng được nhắc đến đầu tiên đó là dự án của Meta (Facebook) với tiền thân hiện tại là Horizon Worlds.

Để có thể hiểu sâu hơn về tầm nhìn cũng như định hướng Metaverse của Meta, bạn có thể xem chi tiết ở video bên dưới (có thể chọn sub tiếng Việt).

Ngoài các dự án Metaverse chưa được công bố cụ thể của các công ty lớn như Microsoft, Apple, Walmart hay Meta, các dự án đã và đang xây dựng có thể kể đến như:

  • Decentraland (MANA)
  • Sandbox (SAND)
  • ENJIN COIN (ENJ)
  • METAHERO (HERO)
  • WAX (WAXP)

Metaverse sẽ làm thay đổi thế giới quảng cáo và marketing như thế nào.

“Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse”, CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.

Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.

“Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự.

Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse”, Velliquettle nói.

Sự khác biệt giữa Metaverse và VR (thực tế ảo) là gì?

Sự khác biệt giữa Metaverse và VR (thực tế ảo) là gì?
Sự khác biệt giữa Metaverse và VR (thực tế ảo) là gì?

Trong khi đều là những thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Metaverse và VR rất khác nhau theo một số cách sau đây.

  • VR là khái niệm hiện hữu và quá rõ ràng còn Metaverse thì chưa.

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa thực tế ảo VR và Metaverse là trong VR hiện đã được hiểu rõ, Metaverse vẫn còn là một thứ gì đó mới mẻ.

Theo CEO Facebook (Meta) Mark Zuckerberg, Metaverse là “một internet hiện thân nơi thay vì chỉ xem nội dung – bạn đang ở trong đó”.

Microsoft gần đây đã mô tả nó là “một thế giới kỹ thuật số liên tục, nơi con người, địa điểm và vạn vật kết nối không giới hạn với nhau”.

  • VR và Metaverse khác nhau về phạm vi không gian và khả năng truy cập.

Trong khi người dùng có thể truy cập vào các không gian ảo trên Metaverse lẫn từ các chương trình thực tế ảoảo (virtual reality programs), điểm khác biệt lớn nhất ở đây là phạm vi hay khả năng truy cập.

Nếu như thực tế ảo chỉ cung cấp các không gian ảo eo hẹp, Metaverse như đã phân tích ở trên chính là thế giới “dường như không có biên giới”, người dùng có thể truy cập và tương tác với toàn bộ thế giới internet trên Metaverse.

  • Metaverse bao gồm một thế giới ảo được chia sẻ (và không giới hạn).

Vũ trụ ảo Metaverse về bản chất là một không gian ảo được chia sẻ mà người dùng sẽ có thể truy cập thông qua internet. Một lần nữa, đây là điều mà những thiết bị tai nghe thực tế ảo VR đã cho phép người dùng thực hiện.

Không gian ảo trong Metaverse cũng sẽ tương tự như không gian ảo đã tồn tại trong các chương trình thực tế ảo.

Những gì phân biệt giữa Metaverse và VR ở đây là mặc dù các thế giới ảo hiện tại có kích thước hạn chế, Metaverse có khả năng cung cấp quyền truy cập vào toàn bộ thế giới internet (gần như không có biên giới).

  • Metaverse sẽ khả dụng khi truy cập thông qua VR.

Mặc dù Metaverse sẽ không yêu cầu người dùng đeo tai nghe VR khi truy cập, nhiều ý kiến cho rằng phần lớn các dịch vụ trong Metaverse sẽ có thể được truy cập bởi những người dùng tai nghe.

Nếu Metaverse trở nên phổ biến như Facebook (Meta) mong đợi, VR cũng sẽ phát triển theo cách tương tự, và hiển nhiên, các sản phẩm này không còn “hẹp” như nó hiện có.

Sự khác biệt giữa Internet và Metaverse là gì?

Vốn dĩ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, có không ít người vẫn nhầm lẫn giữa Metaverse và Internet.

Internet đề cập đến một mạng lưới truyền thông (Communication Network) có thể được truy cập từ máy tính, điện thoại hay bất cứ thiết bị kỹ thuật số nào khác có kết nối đến World Wide Web (WWW), cùng với đó là những thiết bị hỗ trợ như máy chủ (server) hay cáp (hoặc thiết bị không dây) có nhiệm vụ chuyển tải thông tin giữa các nơi với nhau.

Internet theo đó đóng vai trò như là một “môi trường lan truyền” thông tin.

Ngược lại với Internet, Metaverse như đã phân tích ở trên, bao gồm nhiều các không gian ảo khác nhau được kết nối với nhau thông qua những hình ảnh, đồ hoạ, vật dụng, đối tượng hữu hình cụ thể.

Nếu Internet là “môi trường” thì Metaverse lại hoạt động dựa trên môi trường đó. Metaverse sẽ không hoạt động nếu thiếu đi môi trường internet (trực tuyến).

Sự khác biệt giữa Web3 và Metaverse là gì?

Khác với Internet là môi trường mà cả Web3 và Metaverse đều cần để hoạt động, Web3 và Metaverse đều là những phiên bản tương lai của cách sử dụng Internet.

Khi nói đến khái niệm Web, từ Web 1.0 đến Web 2.0 và hiện tại là Web 3.0, chúng ta đang nói đến cách người dùng nhận và phân phối thông tin. Ví dụ với Web 1.0, bạn có thể đến và nhận (lấy) thông tin, bạn được để lại, phân phối và tương tác với thông tin ở Web 2.0 (Chẳng hạn như trên Facebook hay YouTube).

Với Web 3 hay Web 3.0, mặc dù chưa được xác định một cách đầy đủ (tương tự Metaverse), nó có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo (VR), Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa, những thứ không thể được sử dụng trong Web1 và Web2.

Trong khi Web 3.0 chủ yếu nói về việc ai sẽ sở hữu và kiểm soát dữ liệu hay cách lưu trữ dữ liệu, Metaverse tập trung vào cách người dùng sẽ trải nghiệm, kết nối và tương tác trên thế giới internet.

Một số câu hỏi xoay quanh thuật ngữ Metaverse.

  • Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo, Siêu vũ trụ ảo hoặc Vũ trụ trên môi trường Internet. Cụm từ Metaverse được lấy ý tưởng từ thuật ngữ Meta (Siêu, Đa, Lớn) và Universe (Vũ trụ, Thế giới, Vạn vật).

  • Metaverse Tokens là gì?

Metaverse Tokens là một phương thức thanh toán được xây dựng dựa trên công nghệ lõi là blockchain (công nghệ chuỗi khối).

Như đã đề cập ở trên, Tokens cũng có thể là một phương thức thanh toán trong Metaverse nhưng không bắt buộc.

  • Metaverse Coin là gì?

Cũng tương tự như Metaverse NFTs, các đồng Coin hay tiền kỹ thuật số cũng có thể được sử dụng để thanh toán trên Metaverse và các nền tảng kỹ thuật số khác.

Metaverse Coin là khái niệm đề cập đến các đồng tiền Coin (digital currency) gắn liền với các dự án Metaverse tạo nên nó chẳng hạn như SAND của SandBox Metaverse hay Mana của Decentraland Metaverse.

  • Metaverse NFTs là gì?

NFT là từ viết tắt của Non-fungible token, là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau.

Nói một cách dễ hiểu, NFTs chính là các tài sản kỹ thuật số (và cũng có thể được sử dụng để trao đổi hoặc thanh toán trên Metaverse).

  • Metaverse Game là gì?

Cũng là khái niệm đề cập đến game tức là các trò chơi, game trong Metaverse không giống với các game truyền thống, tức đơn thuần là chơi game, mà người chơi game còn có thể tích hợp với các hoạt động khác như tham dự sự kiện, họp mặt, mua bán dụng cụ (đồ vật trong game) với những người chơi game khác và hơn thế nữa.

Những tựa game như Roblox hay Fortnite cũng đang được phát triển theo hướng này tuy nhiên những nền tảng này hiện vẫn chưa được coi là Metaverse.

  • Metaverse Marketing hay Metaverse Advertising là gì?

Kể từ khi Metaverse xuất hiện, những từ khoá như Metaverse Marketing hay Metaverse Advertising cũng là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai đang làm trong ngành marketing.

Như đã phân tích ở trên, về bản chất, vì Metaverse là một thế giới nơi có vô số những người dùng là khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu của các thương hiệu, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các thương hiệu làm marketing (Metaverse Marketing) hay quảng cáo (Metaverse Advertising).

  • Metaverse của Facebook hiện tại là gì?

Sau khi đổi tên thành Meta với tham vọng phát triển Metaverse, Horizon Worlds hiện là những sáng kiến Metaverse đầu tiên của Facebook (Meta).

  • Metaverse Ecosystem là gì?

Metaverse Ecosystem hay Hệ sinh thái Metaverse là khái niệm đề cập đến tất cả các công nghệ (thành phần, phần mềm…) được tích hợp để giúp xây dựng nên Metaverse chẳng hạn như gateway (cổng truy cập), Web3, Cloud, AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain…

  • Metaverse Economy là gì?

Metaverse Economy có nghĩa là nền kinh tế metaverse hay tất cả các hoạt động kinh doanh diễn ra trong vũ trụ ảo metaverse.

Cũng tương tự như Creator Economy hay Digital Economy, Metaverse Economy giúp người dùng và thương hiệu kết nối và mua bán với nhau. Theo dữ liệu từ McKinsey, nền kinh tế metaverse có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030.

  • Virtual Influencer là gì trong Metaverse?

Trong vũ trụ ảo Metaverse, Virtual Influencer là những người có ảnh hưởng ảo được xây dựng từ công nghệ trí tuệ nhân tạo và một số công nghệ hỗ trợ khác.

  • Metaverse Land hay Metaverse Real Estate là gì?

Là những bất đông sản (đất) ảo trong thế giới ảo Metaverse. Người dùng trong Metaverse có thể mua bán và cất trữ nó.

  • Proto (Prototype) Metaverse là gì?

Proto Metaverse hay còn được gọi là Protoverse là thuật ngữ dùng để chỉ các phiên bản tiền Metaverse, khái niệm mô tả sự pha trộn giữa các yếu tố công nghệ chẳng hạn như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

  • Metaverse của Roblox là gì?

Roblox là nền tảng game trực tuyến với hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và nền tảng này đang xây dựng trải nghiệm trong game theo hướng Metaverse. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn mới bắt đầu và chưa thực sự rõ ràng.

  • Metaverse Concept là gì?

Là “khái niệm” hay “ý tưởng lớn” của Metaverse. Nói một cách dễ hiểu thì người đặt câu hỏi này muốn biết bản chất thực sự của Metaverse là gì? đằng sau nó là gì? hay họ nên hình dung về Metaverse theo cách nào.

  • Metaverse Avatars là gì?

Chính là hình ảnh đại diện hay nói đúng hơn là “bản thân bạn” trong vũ trụ ảo Metaverse. Nếu bạn là một người dùng (users) trên các nền tảng mạng xã hội, nó đại diện cho bản thân bạn thì Avatar trong Metaverse cũng hoạt động theo cách tương tự.

  • Công nghệ Metaverse là gì?

Công nghệ Metaverse là khái niệm đề cập đến các công nghệ được sử dụng hay giúp xây dựng nên các nền tảng Metaverse. VR, AR, AI và 3D hiện là những công nghệ nền tảng của Metaverse.

  • Trend Metaverse là gì?

Trend Metaverse mà từ đúng là Metaverse Trend có nghĩa là xu hướng Metaverse, khái niệm đề cập đến việc Metaverse và các công nghệ liên quan đến Metaverse sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của kinh doanh và cuộc sống.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần biết khi tìm hiểu về vũ trụ ảo Metaverse.

Bằng cách hiểu vũ trụ ảo metaverse là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến thế giới kinh doanh, và cách các thương hiệu đang tiếp cận và khai thác nó, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình (hoặc ít nhất là thích nghi tốt hơn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong 2022

Metaverse, 5G, điện toán lượng tử và công nghệ sạch được cho là sẽ trở nên phổ biến trong năm 2022.

Những công nghệ được dự đoán bùng nổ năm nay
Source: AFP

AR và VR được ứng dụng rộng rãi.

Hiện đa số thiết bị và ứng dụng VR chỉ dùng trong chơi game với trải nghiệm hạn chế, còn AR cũng chưa có nhiều “đất diễn”.

Tuy nhiên, thời gian tới, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường này có thể được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động mua sắm, thời trang, mua bán bất động sản… nhờ sự phát triển của 5G cũng như sự đa dạng của các thiết bị hỗ trợ.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu, sinh viên và chuyên gia y tế có thể sử dụng VR để tìm hiểu nhiều chủ đề phức tạp và đòi hỏi sự trực quan, hay những người làm việc từ xa có thể sử dụng VR để tham gia vào cuộc họp ảo.

Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tạo mô hình 3D thực tế của sản phẩm, cho phép người dùng xem mặt hàng qua công nghệ AR như thể họ đang cầm trên tay sản phẩm.

“Với sự phát triển của Internet, đặc biệt là công nghệ Wi-Fi 6e tốc độ cao năm 2022, các thiết bị như VR, AR sẽ phát huy được sức mạnh, cho phép người tiêu dùng và doanh nghiệp nhận lại nhiều lợi ích nếu khai thác được tiềm năng của chúng”, chuyên gia Kevin Robinson của tổ chức Wi-Fi Alliance, dự đoán.

5G trở nên thông dụng.

Với ưu điểm tốc độ cao, ổn định, 5G được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống trong năm 2021. Tuy vậy, dự đoán này không thành hiện thực.

Mạng di động thế hệ thứ năm chỉ được áp dụng hạn chế tại hầu hết quốc gia, trong khi các ứng dụng thực tiễn được mong đợi như thành phố thông minh, ôtô tự lái… cũng chưa thực sự phổ biến.

Source: China Daily

Tuy nhiên, 5G dự kiến phát triển mạnh mẽ trong 2022. Theo Make Use of, với việc ngày càng nhiều quốc gia đầu tư vào hạ tầng 5G, nhà sản xuất có thể tạo ra nhiều thiết bị 5G mới với giá rẻ.

Cùng với sự phát triển của các nội dung độ nét cao, các hệ thống tự động cần kết nối mọi lúc mọi nơi, mạng di động thế hệ thứ năm hứa hẹn sẽ thành chuẩn kết nối thông dụng thay cho 4G hiện nay.

Web3 có thể thành hiện thực.

Web3, hay Web 3.0, chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain, nơi không còn các máy chủ tập trung và dữ liệu không bị kiểm soát bởi các “ông lớn” công nghệ như Facebook, Google… Người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.

Tuy nhiên, Web3 hiện gây nhiều tranh cãi. Phía ủng hộ cho rằng nền tảng mới giúp họ tự do hơn, tránh việc bị xâm phạm dữ liệu và quyền riêng tư.

Trong khi đó, những người phản đối, như Elon Musk và Jack Dorsey, cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị, thậm chí xem là khái niệm viễn vông và không thể thành hiện thực.

Dù vậy, Benedict Evans, chuyên gia phân tích nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, cho rằng với sự phát triển của blockchain thời gian qua các nền tảng phi tập trung như Web3 sẽ có cơ hội hình thành và xây dựng cộng đồng ở một mức độ nào đó trong năm nay.

Còn theo Sri Viswanath, CTO Atlassian, Web3 sẽ khắc phục được hầu hết nhược điểm của các hệ thống web hiện tại trong 5 năm tới.

Metaverse.

Vũ trụ metaverse – thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số – được chú ý từ nửa sau 2021 và nhận được sự quan tâm lớn của nhiều tập đoàn công nghệ, trong đó có Microsoft, Google và Facebook.

Các công ty lớn tại Trung Quốc cũng nhanh chóng lên kế hoạch gia nhập vũ trụ ảo, hứa hẹn tạo nên không khí sôi động trong 2022.

Theo Sanjay Mehta, chuyên gia tại công ty nghiên cứu thương mại điện tử Lucidworks, metaverse sẽ phát triển mạnh do các môi trường ảo có thể là nơi để hiện thực hóa những gì không thể làm trong thế giới thực.

Về mặt doanh nghiệp, ông tin metaverse giúp xây dựng cộng đồng khách hàng, hiểu hành vi của người mua sắm và tạo ra nhiều cách thức chăm sóc khách hàng hơn dựa trên AI.

Dù vậy, một số khác lại cho rằng metaverse chỉ là sự cường điệu. Donnie Teng, chuyên gia tại Nomura Securities, cảnh báo loại hình này chỉ là cách để các công ty phổ biến công nghệ VR và AR. Ông cũng lo ngại vấn đề quyền riêng tư và quấy rối sẽ sớm xuất hiện trên các nền tảng ảo.

Công nghệ tự động hóa.

Vài năm qua, công nghệ tự động hóa ứng dụng AI đã dần hiện diện trong đời sống. Hiện nay, xe tự lái, robot phân loại và đóng gói hàng hoá, hệ thống xử lý dữ liệu độc lập dùng AI trên thiết bị thông minh… đã xuất hiện ngày một nhiều.

Giới phân tích tin rằng công nghệ tự động hóa sẽ thực sự bùng nổ trong năm nay ở nhiều lĩnh vực, nhờ tốc độ phát triển của mạng 5G và tiến bộ khoa học.

Đến 2025, thế giới sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị kết nối IoT. Khoảng một thập kỷ tới, một nửa số công việc hiện nay có thể được tự động hóa ở cấp độ cao.

Điện toán lượng tử.

2021 chứng kiến cuộc cạnh tranh mới về điện toán lượng tử giữa Trung Quốc và Mỹ. Các chuyên gia nhận định 2022 sẽ là năm cuộc đua này trở nên gay cấn hơn do có sự tham gia của các quốc gia khác như Nhật Bản, Israel…

“Sẽ có sự đầu tư mạnh mẽ vào điện toán lượng tử năm nay”, Jonathan Medved, người sáng lập tổ chức đầu tư OurCrowd, nhận xét. “Tôi kỳ vọng, số tiền dành cho công nghệ này sẽ gấp đôi mức một tỷ USD của năm 2021. Trong một thập kỷ nữa, loại hình này sẽ cực kỳ phổ biến”.

Công nghệ sạch.

Vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm và nhiều doanh nghiệp cũng dần chuyển sang nguồn tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng và công nghệ sạch hơn. Ở mỗi lĩnh vực, nhiều chính sách lớn nhằm ngăn biến đổi khí hậu cũng bắt đầu được áp dụng.

Theo công ty tư vấn McKinsey, các doanh nghiệp sẽ chạy đua dùng công nghệ sạch thời gian tới. “Việc sử dụng công nghệ sạch là nhằm đảm bảo tuân thủ quy định môi trường ở các quốc gia, cũng như giảm chi phí sản xuất”, McKinsey nhận xét.

“Công nghệ sạch hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng xanh dồi dào để duy trì sự phát triển công nghệ theo cấp số nhân, chẳng hạn trong lĩnh vực điện toán công suất cao”.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tranh cãi về tương lai của thế giới Internet

Trong khi nhiều người tin Web 3.0 sẽ là tương lai của Internet, Elon Musk và Jack Dorsey cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị.

Web3, hay Web 3.0, là một trong những từ khóa thu hút sự chú ý trên Internet và trở thành chủ đề gây tranh cãi của các tỷ phú công nghệ. Đây là thuật ngữ chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain.

Nó được coi là bước tiến tiếp theo của Internet, nơi sẽ không còn các máy chủ, và người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ. Dù mới ở giai đoạn sơ khai, Web3 nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng.

Đa số những người ủng hộ Web3 đánh giá các nền tảng trực tuyến hiện tại mang tính tập trung quá cao và bị chi phối bởi các công ty công nghệ lớn như Apple, Amazon, Google hay Meta – công ty mẹ của Facebook.

Những hãng này lưu trữ vô số dữ liệu và thông tin cá nhân trên khắp thế giới, khiến người dùng khó có thể tin tưởng.

Tuy nhiên, những tỷ phú công nghệ thế hệ mới như Elon Musk, CEO Tesla hay Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter, có cái nhìn kém tích cực về tương lai Web3.

Ngày 20/12, Musk chia sẻ lên Twitter cuộc phỏng vấn giữa Bill Gates và người dẫn chương trình David Letterman năm 1995. Nội dung cuộc trò chuyện xoay quanh việc Gates dự đoán tương lai của Internet, trong khi Letterman thắc mắc về sự khác biệt giữa công nghệ đài phát thanh với Internet.

Theo ông, mọi người vẫn có thể sử dụng công nghệ băng đĩa để lưu trữ và xem lại bất cứ lúc nào thay vì cần tới Internet như Gates nói.

Musk cho rằng nhận thức của đa số người dùng về Web3 hiện nay cũng giống với nhận thức về Internet hàng chục năm trước.

Musk thừa nhận có thể ông đã “quá già” để hiểu xu hướng công nghệ mới. “Tôi lúc này giống như một trong số những người coi Internet 95 là một thứ mốt nhất thời, hay thứ gì đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”, ông nói, nhưng cũng nhấn mạnh rằng hồi năm 1995, ông đã hiểu rõ tiềm năng của Internet.

Một tỷ phú công nghệ khác là Jack Dorsey cũng không tin Web3 sẽ là tương lai của Internet. Theo ông, Web3 thực ra đang nằm dưới sự kiểm soát của các nhà đầu tư lớn.

“Nó đang nằm đâu đó giữa chữ a và z”, Dorsey bình luận, ám chỉ xu hướng này có thể bị chi phối bởi a16z – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới vào Web3.

Trong khi đó, TechCrunch dẫn lời Hilary Carter, Phó chủ tịch Quỹ Linux, rằng Web3 tồn tại và phát triển nhờ sự đổi mới từ blockchain.

“Con đường này không bằng phẳng, nhiều công nghệ đã bị loại bỏ vì những thất bại khởi đầu, nhưng chính những thất bại đó đã thúc đẩy sự đổi mới và giải quyết các vấn đề lớn của nhân loại.

Sự lo ngại về tính bền vững của blockchain vài năm trước đã được giải quyết. Ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngày nay, nhiều quốc gia đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống tiền tệ kỹ thuật số riêng. Đó là cơ sở để nhiều người đặt niềm tin vào Web3 – công nghệ được xây dựng trên nền tảng blockchain”, Carter nói.

Các giai đoạn của Web.

Web1 được coi là sự trỗi dậy của mạng lưới liên kết toàn cầu bằng Internet. Nó khởi đầu với cuộc cách mạng World Wide Web (1991-2004). Trên Web1, người dùng tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không nhiều nhà sáng tạo nội dung hoạt động trên nền tảng này.

Các nội dung xuất hiện dưới dạng đơn giản, thường chỉ có chữ, số và ảnh tĩnh. Web1 bị giới hạn bởi tốc độ đường truyền Internet, trong khi các thiết bị di động chưa thịnh hành và máy tính vẫn là cỗ máy cồng kềnh.

Đến 2004, tại hội nghị do O’Reilly Media và MediaLive tổ chức, John Battelle và Tim O’Reilly định nghĩa Internet như một nền tảng, nơi ai cũng có thể tham gia sáng tạo nội dung và xây dựng cộng đồng. Khái niệm này được gọi là Web2 và khi mới ra đời, nó cũng vấp phải không ít sự hoài nghi và bị cho là chứa nhiều lỗ hổng bảo mật.

Ví dụ tiêu biểu nhất về Web2 là các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay từ điển Wikipedia. Xu hướng này bùng nổ nhờ sự phổ biến của thiết bị di động, mạng xã hội và lưu trữ đám mây.

Đến nay, Web2 vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, nhưng không ít người lo ngại các tập đoàn công nghệ lớn nắm trong tay quá nhiều thông tin của người dùng. Vì vậy nhiều người tin bước tiến tiếp theo của Internet sẽ là Web3, nơi dữ liệu chỉ thuộc về chính người dùng.

Web3 được thúc đẩy nhờ sự phát triển của blockchain, AI và sức mạnh xử lý phần cứng từ các thiết bị di động có hiệu năng mạnh, máy tính cá nhân và cả xe điện thông minh. Tất cả được cho là sẽ kết nối, chia sẻ tài nguyên, xử lý thông tin để tạo ra một hệ thống xử lý dữ liệu phi tập trung khổng lồ.

Có ba yếu tố định hình tương lai Web3: Độ mở từ mã nguồn của tất cả lập trình viên; Tính ẩn danh cho phép người dùng tương tác với nhau một cách công khai hoặc bí ẩn; và Tính phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ trong Web3 thay vì phải thông qua một tổ chức, công ty bất kỳ.

Web1 và Web2 tạo nên các cuộc cách mạng Intetnet, cho phép người dùng giảm thiểu chi phí liên lạc, dễ dàng kết nối. Còn Web3 được kỳ vọng có thể mở ra kỷ nguyên kết nối mới để người dùng có thể trao đổi, cộng tác với nhau mà không cần qua một trung gian, yếu tố tín nhiệm cũng không còn quá quan trọng.

Khương Nha

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

CEO Twitter Jack Dorsey bị cấm dùng Web3

Quan điểm của cựu CEO Twitter Jack Dorsey về Web3 khiến nhiều người tranh cãi, thậm chí chặn ông trên mạng.

Jack Dorsey, đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, gần đây đã bày tỏ những nghi ngờ về tính phi tập trung của Web3. Quan điểm này nhận nhiều sự phản đối của lãnh đạo các công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm.

Trong số đó, Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) là người mạnh miệng phản đối Jack Dorsey nhất. Sau khi tranh cãi qua lại trên Twitter, tỷ phú với số tài sản 1,5 tỷ USD quyết định chặn Jack Dorsey trên nền tảng này.

“Tôi đã chính thức bị cấm dùng web3”, cựu CEO Twitter dẫn lại bức hình bị chặn cùng lời mỉa mai đối phương.

Web3 được nhiều người kỳ vọng là thế hệ tiếp theo, thay đổi cơ bản cách người dùng sử dụng Internet.

Một trong những yếu tố hứa hẹn nhất của Web3 là cho phép người dùng thực sự sở hữu nội dung thay vì cho các gã khổng lồ Internet khai thác, kiếm tiền từ thông tin cá nhân của họ như thế hệ trước.

Tuy nhiên Jack Dorsey, người sáng lập một trong những nền tảng mạng xã hội thành công nhất, lại cho rằng Web3 không thể đạt được những gì nó hứa hẹn.

“Bạn không hề sở hữu ‘Web3’. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi”, người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.

Trong khi đó, Marc Andreessen lại là người lên tiếng ủng hộ Web3. Người đồng sáng lập quỹ a16z và trình duyệt Netscape hiện là nhà đầu tư lớn của các công ty khởi nghiệp Web3. Andreessen đầu tư cho các dự án tài chính phi tập trung, giày thể thao và tiền điện tử metaverse.

Tài liệu “Danh sách bài viết đáng đọc về Web3” của a16z thừa nhận công ty là “nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này”.

Khi chỉ trích Web3, Dorsey từng thẳng thừng phản đối Chris Dixon, một trong những lãnh đạo của a16z. Ông cũng nhận định Web3 hiện “nằm đâu đó giữa a và z” để phản hồi câu hỏi “Có ai thấy Web3 không” của Elon Musk – người cũng có quan điểm hoài nghi về dự án này.

Vào giữa năm nay, việc Twitter giới thiệu tính năng Spaces đã làm lu mờ ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse do a16z đầu tư. Có thể mâu thuẫn từ 2 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện từ lúc đó, tiếp tục lớn dần và khiến họ “từ mặt” nhau sau tranh cãi về Web3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần