Skip to main content

Thẻ: WeWork

Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty (đã từng nộp đơn phá sản)

Adam Neumann muốn mua lại WeWork – công ty cung cấp văn phòng chia sẻ đã nộp đơn phá sản tháng 11/2023, nguồn tin của Reuters cho biết.

Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty đã từng nộp phá sản
Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty đã từng nộp phá sản

Flow Global – công ty bất động sản của Neumann đang tìm cách mua lại WeWork hoặc tài sản của doanh nghiệp này, cũng như cung cấp tài chính hỗ trợ họ hoạt động trong quá trình phá sản.

Neumann là nhà sáng lập WeWork. Dưới thời ông, công ty này từng là startup giá trị nhất Mỹ năm 2019, với 47 tỷ USD. Tuy nhiên, chiến lược theo đuổi tăng trưởng, hy sinh lợi nhuận, cùng bê bối về phong cách quản lý đã khiến Neumann bị sa thải.

Hôm 5/2, DealBook đưa tin luật sư của Neumann đã gửi thư đến WeWork, khẳng định quỹ đầu tư mạo hiểm Third Point (Mỹ) sẽ hỗ trợ tài chính cho thương vụ.

Third Point cho biết họ chỉ mới “nói chuyện sơ qua” với Neumann và Flow, chưa đưa ra cam kết nào về tài chính.

WeWork cũng trả lời rằng họ thường xuyên nhận được các lời đề nghị như của Neumann và đang cân nhắc tất cả để phù hợp với lợi ích của công ty. “Chúng tôi tin những việc mình đang làm – giải quyết vấn đề chi phí thuê địa điểm và tái cấu trúc doanh nghiệp – sẽ đảm bảo công ty đạt vị thế tốt nhất. Mục tiêu là giúp công ty hoạt động độc lập, tài chính mạnh và bền vững trong dài hạn”, hãng cho biết trong thông báo.

Hôm 5/2, luật sư của WeWork cho biết công ty có thể bị buộc vay một khoản, do quá trình đàm phán về tiền thuê mặt bằng tiến triển chậm hơn dự kiến.

Trước đó, năm 2019, starup giá trị nhất nước Mỹ trong lĩnh vực văn phòng chia sẻ từng rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi kế hoạch IPO thất bại. Hai năm sau, công ty lên sàn thông qua việc sáp nhập với một doanh nghiệp mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, một năm qua, mã này đã mất giá tới 99%, còn 0,3 USD một cổ phiếu.

WeWork ngày càng thua lỗ do thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người làm việc từ xa khi đại dịch dùng phát. Đến nay, nhu cầu văn phòng vẫn chưa hồi phục.

Tháng 11/2023, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Ngay trước khi thông tin này phát ra, Neumann bày tỏ tin tưởng, rằng với chiến lược và đội ngũ đúng đắn, việc tái cấu trúc sẽ giúp WeWork “lật ngược thế cờ thành công”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

“Tượng đài của giới Start-up” WeWork chính thức nộp đơn phá sản

Hãng dịch vụ văn phòng chia sẻ (co-working) WeWork hôm 6/11 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại một tòa án ở New Jersey (Mỹ).

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản
Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

WeWork cho biết đã đạt thỏa thuận với phần lớn chủ nợ và sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh. Thông cáo của startup này cho biết việc phá sản chỉ giới hạn với các địa điểm của WeWork ở Mỹ và Canada. Công ty này hiện có khối nợ khoảng 10-50 tỷ USD.

“Tôi thực sự biết ơn sự hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình chúng tôi củng cố cấu trúc vốn, và thực hiện quá trình này thông qua Thỏa thuận Hỗ trợ Tái cấu trúc. Chúng tôi vẫn cam kết đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên chất lượng cao để hỗ trợ cộng đồng”, CEO WeWork David Tolley cho biết trong thông cáo. Hôm 6/11, cổ phiếu WeWork bị ngừng giao dịch.

Được đại gia viễn thông Nhật Bản SoftBank hậu thuẫn, WeWork từng được định giá đến 47 tỷ USD vào năm 2019. Họ là con cưng của giới đầu tư mạo hiểm, nhưng hiệu quả hoạt động không đạt kỳ vọng.

Công ty rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi kế hoạch IPO năm 2019 thất bại, do nhà đầu tư hoài nghi mô hình văn phòng chia sẻ. Cùng năm đó, nhà đồng sáng lập công ty Adam Neumann cũng bị sa thải sau các bê bối về phong cách quản lý.

Đại dịch càng khiến hoạt động của WeWork gặp khó khi nhiều công ty đột ngột chấm dứt thuê văn phòng. Tình hình kinh tế đi xuống sau đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hơn nữa.

Đến 2021, WeWork chính thức lên sàn thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, kể từ đó, họ đã mất 98% giá trị. Hồi tháng 8/2023, WeWork đã đề cập đến rủi ro phá sản.

Cựu CEO kiêm đồng sáng lập WeWork Adam Neumann cho rằng việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là điều “đáng thất vọng”. “Tôi đã chứng kiến công ty trượt dốc từ năm 2019, khi không thể thúc đẩy được loại sản phẩm đang phù hợp hơn bao giờ hết. Nhưng tôi tin rằng với chiến lược và nhân sự đúng đắn, việc tái cấu trúc sẽ giúp WeWork hồi sinh mạnh mẽ”, ông nói.

Mô hình kinh doanh của WeWork là thuê dài hạn các tòa nhà văn phòng (hoặc các tầng riêng lẻ) sau đó trang hoàng lại để cho thuê. Không đơn giản là cung cấp chỗ ngồi linh hoạt và ngắn hạn, họ lên phương án thu hút khách hàng bằng không gian sang trọng, hiện đại, các dịch vụ tiện ích về giao lưu cộng đồng, giải trí, ăn uống.

Theo báo cáo, WeWork đang cho thuê khoảng 777 địa điểm trên 39 quốc gia, trong đó 30% ở Mỹ. Công ty sẽ phải trả khoản tiền thuê nhà ước tính 10 tỷ USD bắt đầu từ nửa cuối năm nay đến cuối năm 2027 và thêm 15 tỷ USD bắt đầu từ 2028.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản
Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

WeWork dự kiến nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngay vào tuần tới – tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho hay – trong bối cảnh startup “kỳ lân” đình đám một thời chật vật xoay sở với khối nợ khổng lồ và thua lỗ chồng chất.

Tin đồn về việc WeWork phá sản đã xuất hiện một thời gian, sau khi công ty cung cấp không gian làm việc linh hoạt này báo cáo với nhà chức trách về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng duy trì hoạt động trong vòng 1 năm tới.

Sau khi thông tin về việc WeWork có thể sắp chính thức đệ đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ lên toà án ở New Jersey được Wall Street Journal đăng tải ngày 31/10, giá cổ phiếu công ty này có thời điểm giảm 32% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu WeWork đã “bốc hơi” 96%.

Trước đó cùng ngày, WeWork cho biết đã đạt thoả thuận với các chủ nợ về giãn một số khoản nợ với tổng trị trị giá 6,4 triệu USD, đúng vào lúc sắp hết thời gian ân hạn của các khoản phải trả này.

Ở thời điểm cuối tháng 6, WeWork có 2,9 tỷ USD nợ ròng dài hạn và nợ hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng cao gây áp lực lớn lên lĩnh vực bất động sản thương mại.

Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.

WeWork cũng chính là một “hố đen” đã nhấn chìm nhiều tỷ USD của SoftBank – công ty đầu tư công nghệ của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son.

Rắc rối đã bủa vây WeWork sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019 thất bại.

Vụ phát hành đổ bể do nhà đầu tư hoài nghi về mô hình kinh doanh đi thuê văn phòng dài hạn để cho thuê ngắn hạn của WeWork, cũng như những khoản thua lỗ khổng lồ của công ty dưới sự điều hành của nhà sáng lập kiêm CEO khi đó là Adam Neumann.

Tháng 8/2019, WeWork tiết lộ thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng. Một tháng sau đó, Neumann bị cách chức sau hàng loạt cáo buộc về môi trường làm việc độc hại tại công ty.

SoftBank – cổ đông chính của WeWork – đã rót khoảng 10 tỷ USD để vực dậy startup này, nhưng WeWork vẫn tiếp tục trong tình trạng lỗ chồng lỗ. Năm 2020, SoftBank mạnh tay hạ định giá WeWork còn 2,9 tỷ USD.

Sau nhiều nỗ lực, WeWork cuối cùng cũng trở thành một công ty đại chúng vào năm 2021, với mức định giá khoảng 9 tỷ USD. Cuộc chào sàn của WeWork được tiến hành thông qua sáp nhập với một công ty séc trắng (SPAC) thay vì theo con đường IPO truyền thống.

Tháng 8 vừa qua, WeWork thông báo về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng tiếp tục hoạt động. Một loạt nhà điều hành cấp cao của công ty, gồm CEO Sandeep Mathrani, đã rời đi trong năm nay.

Ngoài sự thất bại của mô hình kinh doanh và văn hoá điều hành doanh nghiệp thời CEO Neumann, WeWork còn là một “nạn nhân” của đại dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội dẫn tới xu hướng làm việc từ xa. Tuy nhiên, kể từ khi các biện pháp hạn chế chống Covid được gỡ bỏ tại các quốc gia đến nay, WeWork vẫn chưa khi nào báo lãi.

WeWork bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 ở New York, cung cấp không gian làm việc chung cho khách hàng chủ yếu là những người làm việc tự do, các start-up, và doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, công ty nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng ra các công ty lớn hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Siêu kỳ lân WeWork từng được định giá 40 tỷ USD sắp phá sản

WeWork từng thu hút sự chú ý khi lên kế hoạch IPO vào năm 2019 nhưng chưa thể thành công và từ đó đến nay, doanh nghiệp này gặp không ít chỉ trích bởi các khoản chi tiêu quá mức.

Siêu kỳ lân WeWork từng được định giá 40 tỷ USD sắp phá sản
Siêu kỳ lân WeWork từng được định giá 40 tỷ USD sắp phá sản

Cách đây 4 năm, startup WeWork đang chuẩn bị cho một vụ IPO bom tấn nhưng ở hiện tại, thời thế đã thay đổi khi công ty đang có nguy cơ phá sản.

“Các khoản lỗ và dòng tiền âm từ các hoạt động kinh doanh làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động”, WeWork cho biết trong một hồ sơ gửi lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) mới đây. Trong những năm qua, người ta đã nhìn thấy mầm mống sụp đổ của công ty từng được SoftBank định giá 40 tỷ USD.

Đại dịch Covid 19 khiến nhiều công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng, chuyển sang mô hình làm việc từ xa kết hợp với tình trạng kinh tế suy thoái được cho là nguyên nhân khiến cho WeWork rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và gặp khó khăn để tạo ra doanh thu.

“Nếu không thể cải thiện được trạng thái thanh khoản và khả năng sinh lời, công ty có thể phải cân nhắc tất cả các phương án chiến lược, bao gồm tái cấu trúc, tìm nguồn vốn mới từ vay nợ hoặc vốn cổ phần, giảm thiểu hoặc trì hoãn hoạt động kinh doanh và các sáng kiến chiến lược, hoặc thậm chí bán tài sản, thực hiện các giao dịch chiến lược và/hoặc các biện pháp khác, bao gồm xin được giảm nợ theo Đạo luật Phá sản Mỹ”, WeWork cho hay.

Cổ phiếu của WeWork đã giao dịch dưới 1 USD kể từ giữa tháng 3/2023. Trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm 8/8, giá cổ phiếu WeWork lao dốc 26% xuống chỉ còn 15 xu/cổ phiếu. Hiện vốn hoá thị trường của công ty chỉ còn ở mức dưới 500 triệu USD.

WeWork cũng đã lỗ ròng 2,3 tỷ USD trong năm 2022, và 700 triệu USD trong nửa đầu năm 2023. Tính đến ngày 30/6, công ty sở hữu 205 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương là 680 triệu USD. Đồng thời, nợ dài hạn của công ty đã lên tới 2,91 tỷ USD.

WeWork từng thu hút sự chú ý khi lên kế hoạch IPO vào năm 2019 nhưng chưa thể thành công và từ đó đến nay, doanh nghiệp này gặp không ít chỉ trích bởi các khoản chi tiêu quá mức cùng với những lùm xùm của nhà sáng lập Adam Neumann.

Tỷ phú Masayoshi Son thừa nhận khoản đầu tư của mình vào WeWork là “ngu ngốc”. Softbank cũng đã nắm quyền kiểm soát phần lớn hoạt động kinh doanh, đồng thời buộc CEO Adam Neumann phải từ chức.

Theo báo cáo tài chính, SoftBank chỉ đóng góp 6 triệu USD doanh thu cho WeWork so với 10 triệu USD cùng kỳ năm 2022.

Ba thành viên Hội đồng quản trị đã từ chức vào tuần trước vì bất đồng chiến lược doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Daniel Hurwitz – người vừa nhậm chức vào tháng 5. Cũng trong hồi tháng 5, Giám đốc điều hành Sandeep Mathrani đã thông báo từ chức. David Tolley, người từng là Giám đốc tài chính trước đây tại Intelsat, sẽ trở thành CEO tạm quyền.

Năm 2021, WeWork sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt, hay còn gọi là SPAC để tiến hành lên sàn. Song, mọi bất ổn chưa dừng lại. WeWork cho biết, doanh thu của họ chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II và giảm 4% ở Mỹ – nơi chiếm 41% doanh thu.

Tờ CNBC nhận định, việc WeWork có thể tiếp tục hoạt động hay không sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: hạn chế các khoản chi phí vốn, tăng doanh thu và tìm kiếm vốn thông qua việc phát hành nợ hoặc cổ phiếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Kỳ lân WeWork “dứt áo” khỏi thị trường Trung Quốc

Startup dịch vụ văn phòng chia sẻ WeWork (Mỹ) sẽ bán quyền kiểm soát chi nhánh tại Trung Quốc cho một trong những nhà đầu tư “ruột”.

WeWork hôm 24/9 cho biết, sẽ bán quyền kiểm soát chi nhánh WeWork Trung Quốc cho Công ty đầu tư tư nhân Trustbridge Partners, trong một động thái thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc đầy cạnh tranh trong khi tỷ lệ lấp đầy ở mức thấp.

Thỏa thuận này giúp WeWork Trung Quốc “dứt áo” với công ty mẹ ở New York một cách hiệu quả, bởi công ty này đang gặp thách thức lớn trong huy động vốn kể từ khi kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2019 thất bại.

Theo thỏa thuận, WeWork sẽ là cổ đông thiểu số và hưởng lợi tức từ WeWork Trung Quốc, đồng thời thu về khoản phí sử dụng thương hiệu hàng năm.

Với thỏa thuận này, WeWork Trung Quốc được bơm vốn 200 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại của WeWork, startup này cho biết. Ông Michael Jiang của nhà đầu tư Trustbridge Partners sẽ nắm quyền giám đốc điều hành WeWork Trung Quốc.

Trước đó, Reuters đưa tin hồi tháng 1/2020 rằng Trustbridge và nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Temasek Holdings (Singapore) đã tiến hành đàm phán với WeWork Trung Quốc về việc tăng vốn góp để nắm quyền sở hữu đa số tại chi nhánh này.

WeWork lỡ kế hoạch IPO vào năm 2019 do nhà đầu tư lo ngại về những thua lỗ “khủng” cũng như mô hình kinh doanh và cách thức điều hành startup này. Giám đốc điều hành, đồng sáng lập WeWork, ông Adam Neumann, sau đó đã từ chức.

Sau sự ra đi của Adam Neumann, WeWork có những thay đổi căn bản trong quản lý nội bộ, nhưng startup tai tiếng này vẫn dính vào các vụ kiện, điển hình là việc cựu CEO Adam Neumann kiện SoftBank sau khi tập đoàn này hủy thỏa thuận mua lại cổ phần của ông và các cổ đông khác tại WeWork trị giá 3 tỷ USD.

Tháng trước, kỳ lân “chết hụt” này cho biết nó đã cắt giảm một nửa mức độ đốt tiền so với cuối năm ngoái và giành được cam kết tài trợ 1,1 tỷ USD từ SoftBank của Nhật Bản.

Trong khi đó, SoftBank phải liên tục bán bớt tài sản để huy động vốn sau khi vung tay chi tiêu vào cuối thập niên trước. Trong tháng này, SoftBank sẽ bán lại công ty con Arm Holdings (Anh) cho “gã khổng lồ” công nghiệp bán dẫn Nvidia của Mỹ với giá 40 tỷ USD.

Hãng thiết kế chip xử lý Arm Holdings bị SoftBank thâu tóm vào năm 2016 với giá 23,4 tỷ bảng (31,4 tỷ USD); đây là thương vụ M&A doanh nghiệp lớn nhất của một công ty công nghệ châu Âu tính đến thời điểm đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo enternews

Grab, Gojek và các startup tỷ đô chật vật ‘sống sót’ sau cuộc đua ‘đốt tiền’

Với Gojek, Grab và hàng loạt startup kỳ lân ở Đông Nam Á, việc tìm kiếm lợi nhuận giờ trở thành cuộc chiến sinh tồn trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19.

Theo Nikkei Asian Review, startup cho thuê xe Smove rất phổ biến ngay cả ở một đất nước đắt đỏ và nhiều luật lệ như Singapore. Chỉ cần quẹt thẻ, bất cứ ai cũng có thể lên một chiếc xe ngoài đường, khởi động và sử dụng với giá chỉ 4 USD/tiếng.

Khi những gã khổng lồ gọi xe như Uber Technologies và Grab mở rộng thần tốc ở Đông Nam Á, nhà sáng lập Tom Lokenvitz cố tìm cách ăn theo. Năm 2015, ông đạt được thỏa thuận cung cấp ôtô cho tài xế Uber. Thời điểm đó, Grab và Uber liên tục tung ra các chương trình giảm giá sâu và trợ cấp để giành thị phần trong khu vực.

Canh bạc của Lokenvitz đã thành công. Smove phát triển mạnh trong 6 tháng sau khi đạt được thỏa thuận với Uber. Số lượng xe tăng gấp 10 lần, nhân sự mở rộng 300%. Có lúc công ty trở thành doanh nghiệp lớn nhất ở loại hình kinh doanh này tại châu Á.

Nhưng sau đó, hoạt động kinh doanh của startup Singapore trật bánh. Uber tháo chạy khỏi thị trường Đông Nam Á, mối quan hệ đối tác sụp đổ. Smove buộc phải tái cấu trúc, đàm phán lại với các nhà cung cấp, đóng cửa văn phòng tại Australia và sa thải nhân viên ở Singapore.

Trọng thương vì dịch bệnh

Đến đầu năm 2020, Lokenvitz cho rằng đây là thời điểm có thể xoay chuyển tình thế. Họ bắt đầu tập trung mở rộng và chuyển sang các thị trường mới. “Vào 2 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã trở lại đúng hướng”, ông nói với Nikkei.

Nhưng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến ở Singapore hồi tháng 5, việc di chuyển bị giới hạn, doanh thu của công ty lao dốc 85%. Smove buộc phải thanh lý tài sản, trong đó có tài sản trí tuệ của công ty mẹ.

“Chúng tôi bị thương từ trước dịch Covid-19, nhưng chúng tôi đã hồi phục. Nhưng với túi tiền ít ỏi, chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản dù được chính phủ hỗ trợ. Nhưng số tiền đó không đủ để vượt qua quãng thời gian phong tỏa”, Lokenvitz tuyệt vọng.

Smove chỉ là một trong số các công ty khởi nghiệp non trẻ bị “chảy máu tiền mặt” vì dịch bệnh ở Đông Nam Á. Nhiều năm qua, những startup này đã được hỗ trợ hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư, trong đó có quỹ Vision Fund của Tập đoàn SoftBank.

Giờ, các khe nứt trong mô hình kinh doanh bị phơi bày. Định giá lao dốc, vốn huy động giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, các startup kỳ lân (giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu và đưa ra những quyết định khó khăn.

“Đây là một thời khắc rung chuyển. Nhiều nhà đầu tư đã không để tâm đến các chỉ số. Họ nhận định một ngành công nghiệp ‘nóng, có thể phát triển’ chỉ vì dễ kiếm tiền từ đó”, Nikkei Asia Review dẫn lời chuyên gia Chandra Firmanto tại Indogen Capital (Jakarta, Indonesia) nhận định.

Trong khi đó, các startup kỳ lân ở Indonesia bắt đầu đổ máu sau những thành công vang dội. Năm 2010, công ty nhỏ có tên Gojek bắt đầu hoạt động với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia.

Năm 2019, công ty vượt mức định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng, cung cấp mọi thứ từ dịch vụ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến dọn dẹp nhà cửa.

Vung tiền thâu tóm các công ty nhỏ

Gojek và các nhà sáng lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ngành thương mại năng động của Indonesia đến với ngành kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Năm 2019, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia ước tính đạt 40 tỷ USD, tăng 500% so với hồi năm 2015. “Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Công ty đã xem xét chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến massage. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Không chỉ Gojek, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi. Họ bị mắc kẹt vào trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Nikkei Asian Review nhận định Gojek vẫn còn đất để phát triển. Các dịch vụ cốt lõi của Gojek đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia. Và họ vẫn muốn nhiều hơn nữa. Nhưng hồi cuối tháng 6, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, công ty tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và massage tại nhà, và GoFood Fesstival.

Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1. Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Đây cũng là tình hình chung của hàng loạt startup Đông Nam Á trong thời kỳ dịch bệnh. Các quốc gia vẫn đang đắn đo giữa việc mở cửa lại nền kinh tế hay tiếp tục giãn cách xã hội. Trong khi đó, người tiêu dùng Đông Nam Á đã cắt giảm chi tiêu.

Traveloka buộc phải sa thải khoảng 100 người, 10% nhân viên, hồi đầu tháng 4 khi ngành du lịch toàn cầu trọng thương vì dịch Covid-19. Grab của Singapore cũng đề nghị nhân viên tự giác nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm việc hồi tháng 4. Trong tháng 6, công ty sa thải khoảng 360 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động.

Không còn sự lựa chọn

“Tôi hiểu họ. Họ rất khổ sở vì điều đó. Nếu không cần thiết, họ sẽ không làm vậy. Tôi cho rằng họ không còn lựa chọn nào khác”, Chua Kee Lock, CEO Vertex Holdings, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, chia sẻ.

Thiếu tiền, nhiều startup nhỏ hơn buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Stoqo Teknologi Indonesia, một nền tảng trực tuyến chuyên cung cấp nguyên liệu tươi cho các cửa hàng thực phẩm, đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 4.

Một startup khách sạn giá rẻ khác cũng dừng hoạt động hồi cuối tháng 5 “sau sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và số lượng lớn yêu cầu hoàn tiền từ phía người dùng”. Startup giao hoa BloomThis chứng kiến doanh thu sụt giảm 90%. Công ty buộc phải cắt giảm chi phí tiếp thị, xem xét giảm lương và tìm kiếm hỗ trợ từ các ngân hàng.

Sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á giờ mất đi nhiệt lượng. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực này chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

“Cuộc khủng hoảng vì Covid-19 cho thấy sự tăng trưởng là rất mong manh. Định giá công ty cần phải song hành với giá trị được tạo ra. Không sai nếu các công ty và nhà đầu tư muốn tìm kiếm tăng trưởng và định giá cao hơn, nhưng họ cũng cần phải tạo ra giá trị tương xứng”, ông Amit Anand, nhà sáng lập Jungle Ventures (Singapore), bình luận.

“Dịch Covid-19 đến vào một thời điểm cực kỳ tồi tệ đối với chúng tôi”, nhà sáng lập của một startup thương mại điện tử ở Indonesia than thở. Giờ, thay vì chạy đua tăng định giá, các công ty đang được điều chỉnh để duy trì tiền mặt càng lâu càng tốt. Họ cũng tranh giành để được đảm bảo cam kết từ nhà đầu tư đối với vốn mới.

Dịch Covid-19 khiến ngay cả những người chơi lớn nhất cũng phải thích nghi với “thực tại mới”. “Giống hầu hết công ty khác, các startup, đặc biệt ở Đông Nam Á, cần tập trung vào việc đề phòng trong ngắn hạn, nhất là khi họ không có nhiều tiền”, giáo sư Amit Joshi tại IMD Business School (Lausanne, Switzerland) nhận xét.

“Mục tiêu là vượt qua cơn bão này. Tuy nhiên, đối với những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, đây là một cơ hội tuyệt vời để thâu tóm các công ty nhỏ hơn và củng cố vị thế”, ông nói thêm. Theo ông, các quỹ đầu tư cũng nên xem giai đoạn này là một giai đoạn để đầu tư vào những startup triển vọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Airbnb, Uber và loạt công ty nổi tiếng vẫn liên tục lỗ nặng

“Thành công” của một công ty không đồng nghĩa với lợi nhuận. Nhiều startup nổi tiếng như Uber hay Airbnb chưa có lãi, thậm chí lỗ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD mỗi quý.

Airbnb

Startup này được thành lập vào năm 2008 và đến nay huy động được tổng cộng 4,4 tỷ USD vốn đầu tư, theo Crunchbase. Hiện, Airbnb đang kinh doanh lỗ. Trong quý đầu năm 2019, startup này báo lỗ 306 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Dù vậy, Airbnb có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2020.

Dropbox

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Dropbox được thành lập vào năm 2007 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 3/2018 với định giá 9,2 tỷ USD, theo Crunchbase. Tuy nhiên, quý 3/2019, Dropbox báo lỗ 17 triệu USD.

Theo nhận định của các nhà phân tích, dù chưa có lãi (chủ yếu do cần đầu tư nhiều cho marketing để thúc đẩy tăng trưởng), công ty này sẽ sớm đạt lợi nhuận. 2020 được dự báo là năm lỗ cuối cùng của Dropbox và công ty sẽ lãi khoảng 35 triệu USD trong năm 2021.

Lyft

Ứng dụng chia sẻ xe Lyft ra đời vào năm 2012 và IPO vào tháng 3/2019. Công ty này được định giá 24 tỷ USD khi IPO với giá cổ phiếu chào sàn là 72 USD. Tuy nhiên, đến nay, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 45 USD. Năm 2018, chi phí vận hành của Lyft cao hơn gần gấp đôi lợi nhuận gộp, khiến công ty này lỗ ròng 911,3 triệu USD. Dù vậy, CEO Logan Green của Lyft vẫn dự báo công ty sẽ có lãi vào cuối năm 2021.

Pinterest

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ hình Pinterest IPO vào tháng 4/2019, sau một thập kỷ hoạt động. Công ty này được định giá 12,7 tỷ USD ở thời điểm IPO. Dù nổi tiếng toàn cầu với hơn 250 triệu người dùng, Pinterest báo lỗ ròng 124,7 triệu USD trong quý 3/2019, tăng 561% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là Pinterest không kiếm đủ doanh thu để trang trải chi phí, gồm nghiên cứu, phát triển, bán hàng và marketing. Dù vậy, một số nhà phân tích dự báo Pinterest sau này sẽ lãi lớn hơn mạng xã hội Twitter khi đẩy mạnh doanh thu quảng cáo.

Snap

Khi lên sàn vào năm 2017, Snap Inc. được định giá 24 tỷ USD và là IPO lớn nhất thế giới trong nhiều năm, theo Financial Times. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công ty này vẫn chưa có lãi. Số lượng người dùng của Snap liên tục giảm và chi phí trung bình hàng tháng kể từ khi IPO là 68 triệu USD.

Theo phân tích tờ Financial Times vào tháng 4/2019, Snap có thể cạn tiền trong 3 năm tới nếu không có lợi nhuận. Theo Crunchbase, nguyên nhân Snap liên tục thua lỗ là công ty tập trung vào tăng trưởng thay vì lợi nhuận. Với chiến lược này, khối nợ của công ty không ngừng tăng lên, bên cạnh chi phí khổng lồ.

Uber

Ra đời năm 2009, ứng dụng chia sẻ xe Uber đã tạo ra một cuộc cách mạng giao thông. Công ty này được định giá 8,1 tỷ USD khi IPO vào năm ngoái. Tuy nhiên, Uber chưa bao giờ có lãi dù có tới 91 triệu người dùng, theo Reuters.

Vài năm gần đây, hàng loạt bê bối cùng cạnh tranh gay gắt khiến Uber gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người dùng. Trong hồ sơ IPO, Uber cũng dự báo chi phí hoạt động của công ty “sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần”. Năm 2018, công ty này báo lỗ hơn 3 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, tăng trưởng suy giảm của Uber có thể khiến công ty này khó đạt lợi nhuận.

WeWork

Startup chia sẻ văn phòng gây chấn động giới khởi nghiệp khi IPO “hụt” vào tháng 8/2019. Ban đầu được định giá tới 47 tỷ USD, nhưng sau IPO bất thành, định giá của WeWork tụt xuống chỉ còn 5 tỷ USD và kế hoạch IPO bị hoãn vô thời hạn. Theo Financial Times, tính tới tháng 7/2019, WeWork lỗ 219.000 USD mỗi giờ.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo: Zing