Skip to main content

Vốn hoá thị trường của Nvidia tăng từ 1000 tỷ USD lên 2000 tỷ USD chỉ trong 9 tháng

Màn tăng giá không ngừng của cổ phiếu Nvidia – hãng kiểm soát 80% thị trường chip AI cao cấp – đã thúc đẩy Phố Wall lên mức kỷ lục năm nay. Từ đầu năm 2024, cổ phiếu Nvidia đã tăng 95% và Meta tăng 46,6%, cho thấy sự “thèm muốn vô độ” của các nhà đầu tư đối với mọi thứ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, theo Reuters.

Chỉ trong 9 tháng, ‘cơn sốt’ AI nâng mức giá trị thị trường của Nvidia từ 1.000 tỷ USD lên hơn 2.000 tỷ USD, vượt Amazon, Alphabet và Saudi Aramco để đứng sau Microsoft, Apple.

Nvidia hoàn toàn có khả năng soán ngôi Apple để trở thành công ty giá trị thứ hai thế giới nhờ pha bứt tốc mạnh mẽ trên sàn chứng khoán. Vốn hóa Nvidia hiện vào khoảng 2,38 nghìn tỷ USD, chỉ kém Apple khoảng 230 tỷ USD và Microsoft khoảng 645 tỷ USD.

Trong khi đó, Apple, vốn đang vật lộn với doanh số iPhone tăng chậm, đã nhường lại vị trí số 1 thế giới cho Microsoft vào tháng 1, lần đầu tiên kể từ năm 2021.

Những tuần gần đây, Nvidia cũng thế chân Tesla trở thành cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất phố Wall theo giá trị. Theo nhà quản lý danh mục đầu tư David Wagner, Nvidia trên thực tế vẫn rẻ nhất trong số các cổ phiếu AI hiện có. Ông dự đoán trong 5 – 10 năm nữa, ngành công nghiệp này còn lớn hơn nhiều so với những con số được bàn tán ngày nay.

Các nhà phân tích dự báo lợi nhuận ròng của Nvidia sẽ tăng lên 64,3 tỷ USD trong năm tài khóa 2025, gấp đôi Toyota Motor, công ty có lợi nhuận cao nhất Nhật Bản. Nó đại diện cho mức tăng 60 tỷ USD trong ba năm, vượt xa những đồng nghiệp khác cùng lĩnh vực công nghệ.

Lợi nhuận ròng của Apple đã tăng từ 3,5 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2007, năm iPhone ra đời, lên 53,3 tỷ USD tám năm sau đó. Lợi nhuận ròng hàng năm của Microsoft đã tăng 56 tỷ USD trong 4 năm kể từ năm tài chính kết thúc vào tháng 6 năm 2018 nhờ tăng trưởng trong điện toán đám mây.

Nvidia gần như độc quyền về chip AI. Một số nhà phân tích dự đoán tỷ suất lợi nhuận ròng của hãng sẽ vượt quá 50%, cao hơn nhiều so với lần lượt 25% và 24% của Apple và Alphabet.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy cổ phiếu Nvidia đang gần đạt đỉnh. Trong 12 tháng tới, giá mục tiêu trung bình của Nvidia có thể ở mức 850 USD/cổ phiếu, thấp hơn mức đỉnh 972 USD lập ngày 8/3.

Nhà phân tích Meckler cho biết, rất khó để bất kỳ cổ phiếu vốn hóa lớn nào tiếp tục tăng với tốc độ này. Dù vậy, giá cổ phiếu có thể duy trì đà tăng nếu công ty tiếp tục đáp ứng hoặc vượt kỳ vọng cao của nhà đầu tư.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty đa cấp Herbalife Việt Nam đạt 279 triệu USD doanh thu năm 2023

Theo báo cáo tài chính năm 2023, Herbalife ghi nhận doanh thu thuần đạt 5,1 tỷ USD, giảm gần 3% so với năm 2022. Tuy nhiên, sau khi khấu trừ các loại chi phí, tập đoàn này báo lãi ròng giảm đến 56%, chỉ còn 142 triệu USD.

Trong năm vừa qua, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến doanh thu thuần đạt 1,7 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2022 nếu tính toán các tác động của ngoại hối. Đây cũng là thị trường chủ lực mang nguồn thu chính về cho Herbalife, cao hơn thị trường đứng sau là Bắc Mỹ khoảng 54%.

Tập đoàn cho biết khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng trong năm 2023. Trong khi thị trường lớn nhất khu vực là Ấn Độ tăng trưởng âm, doanh số tại một số thị trường khác, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc, cũng suy giảm so với năm 2022.

Theo lý giải của tập đoàn, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng chủ yếu đến từ môi trường kinh tế suy thoái và áp lực lạm phát.

Với riêng Việt Nam, doanh thu thuần trong năm 2023 thu hẹp gần 7% xuống còn 279 triệu USD, tương đương 6.700 tỷ đồng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng có tác động bất lợi tới 5,2 triệu USD lên doanh thu thuần.

Herbalife cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô tại thị trường Việt Nam tiếp tục tạo ra nhiều thách thức, điển hình như giá thành các sản phẩm phải tăng 3% vào tháng 3/2023. Thị trường Việt Nam cũng ghi nhận một số xáo trộn đến từ những thay đổi về quy định bán hàng đa cấp đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 4/2023.

Herbalife cho biết đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và theo dõi các quy định này cũng như mọi tác động mà chúng có thể có tác động lên hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam được thành lập từ tháng 11/2009 theo mô hình đa cấp. Việt Nam là thị trường thứ 71 của Herbalife trên toàn cầu. Herbalife Việt Nam có trụ sở chính tại TP.HCM và các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng cùng hàng loạt văn phòng đại diện/trung tâm giao nhận hàng hóa tại Bình Dương, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng và Cần Thơ.

Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, kiểm soát cân nặng, dinh dưỡng thể thao. Tính theo doanh thu, đây là công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam, vượt trội so với doanh thu của New Image, Amway, Oriflame…

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết cả nước hiện còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp đang hoạt động, giảm 38% trong 5 năm trở lại đây. Tuy số lượng doanh nghiệp giảm, doanh thu của ngành bán hàng đa cấp vẫn liên tục tăng trưởng, trong đó Herbalife đóng góp tới 1/3 số doanh thu của toàn ngành.

Trong năm 2021, doanh thu ngành đa cấp đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2020; đến năm 2022 đạt 21.110 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021.

“Doanh thu toàn ngành bán hàng đa cấp trong 5 năm qua có xu hướng tăng liên tục với tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Đóng góp của ngành vào nguồn thuế nộp ngân sách Nhà nước là 2.434 tỷ đồng“, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết.

Đại diện cơ quan này cũng lưu ý hoạt động kinh doanh đa cấp thời gian qua vẫn còn một số tồn tại. Một số doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và bị xử phạt qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, trong đó 2 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ZNews

Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023

Ngoài việc thu hút hàng triệu khách hàng Mỹ bằng vô số những món đồ giá rẻ, nền tảng thương mại điện tử Temu còn trở thành thương hiệu chi nhiều tiền quảng cáo nhất trên các nền tảng của Meta.

Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023
Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023

Theo dữ liệu từ WSJ, vào năm 2023, Temu đã chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên FacebookInstagram. Chưa hết, họ cũng chính là nhà quảng cáo số 1 tính theo doanh thu trên Meta. Thậm chí, số tiền quảng cáo mà Temu chi nhiều đến mức một số nhân viên Meta còn cho rằng Meta nên cảm ơn Temu bằng cách… tặng thẻ quà tặng.

Đáng nói, không chỉ riêng Meta mà các Big Tech khác cũng được hưởng lợi từ ngân sách quảng cáo ngày càng tăng của Temu. Theo báo cáo của WSJ, Temu cũng đã lọt vào Top 5 nhà quảng cáo hàng đầu của Google.

Và Giám đốc điều hành của Pinterest đã chỉ ra hiệu ứng Temu trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây rằng “Temu là một người đóng góp… tuyệt vời”. (Temu cũng đã chi hàng chục triệu USD cho 3 quảng cáo trong giải Super Bowl).

Temu trực thuộc PDD Holdings có trụ sở tại Trung Quốc, công ty cũng điều hành nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo trong nước. Temu nổi tiếng mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút khách hàng và tải xuống ứng dụng. Dĩ nhiên, Temu mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo như vậy là có lý do, bởi họ tin rằng sẽ được đền đáp sau này.

Và có vẻ như Temu đã thành công: Temu là trang web phát triển nhanh thứ hai vào năm 2023, chỉ sau OpenAI. Một báo cáo cho thấy cứ 3 người mua sắm ở Mỹ thì có gần 1 người đã sử dụng Temu.

Trong khi đó, trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Meta vừa công bố lợi nhuận kỷ lục trong quý trước, giúp giá cổ phiếu tăng vọt, với đề cập ngắn gọn rằng 10% doanh thu quảng cáo toàn cầu của họ đến từ quảng cáo (Advertising) trò chơi và thương mại điện tử Trung Quốc.

Nhưng có một vài vấn đề nảy sinh. Một vài người Mỹ thừa nhận Temu vô cùng hấp dẫn nhưng họ cũng bày tỏ mối lo ngại về tính chất gây nghiện của ứng dụng này. Trong khi đó, các công ty như Google và Meta thì đang hoàn toàn tận hưởng vận may quảng cáo mà Temu mang lại và không hề tỏ ra bất kỳ sự lo lắng nào.

Tờ Financial Times đã công bố một cuộc điều tra lớn về công ty mẹ của Temu là PDD và kết luận rằng Temu chứa nhiều bí ẩn theo những cách mà các công ty giao dịch đại chúng thường không làm được.

Bí ẩn bao quanh những điều cơ bản như ai sở hữu công ty, văn phòng đặt ở đâu và các khía cạnh đơn giản của mô hình kinh doanh và tài chính của công ty, chẳng hạn như tổng giá trị hàng hóa của công ty là bao nhiêu: Tại sao PDD trông giống như các công ty cùng ngành nhỏ hơn nhiều khi so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu?

Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động của sự trỗi dậy của PDD? Tại sao các số liệu của bảng cân đối kế toán lại thay đổi theo tốc độ khác với doanh thu? Làm thế nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu “tài sản cứng” (hard asset) trị giá dưới 150 triệu USD?

Cuộc điều tra của Financial Times đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng công ty mẹ của Temu thực sự bí ẩn và rất không giống các đối thủ thương mại điện tử khác của Trung Quốc như Alibaba. Nhưng hiện vẫn chưa rõ chúng ta nên rút ra kết luận gì.

Rõ ràng, đối với Meta và Google, sẽ là không hay nếu như một trong những nhà quảng cáo hàng đầu của họ lại có một mô hình kinh doanh không rõ ràng và bí ẩn.

Nhưng dù sao thì tất cả những lo ngại kể trên cũng có thể không còn quá quan trọng. Theo báo cáo của Business Insider, chiến lược chi tiêu cho quảng cáo rầm rộ gần đây của Temu và Shein dự kiến sẽ sớm hạ nhiệt.

Những người trong ngành quảng cáo kỳ vọng mức chi tiêu cho quảng cáo của nhà bán lẻ sẽ tiếp tục kéo dài đến hết năm 2024, trước khi giảm dần vào năm tới. Khác xa với việc trở thành một nhóm người mới chi nhiều tiền cho quảng cáo, các chuyên gia kỳ vọng sự tăng đột biến từ các thị trường bán lẻ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, giống như sự gia tăng tạm thời do tiền số hay dịch vụ mua trước trả sau vài năm trước.

Ngay cả ở mức 2 tỷ USD, chi tiêu quảng cáo của Temu có thể cũng không khiến công ty trở nên nổi bật. Giám đốc tài chính của Meta, Susan Li, nói với WSJ rằng doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc, Temu và 10 công ty chi tiêu quảng cáo hàng đầu khác chỉ chiếm 1/3 tổng thu nhập tại quốc gia đó của công ty.

Cuối cùng, Meta và Google hoàn toàn có năng lực để xử lý việc mất doanh thu quảng cáo từ Temu, nếu và ngay khi có thể xảy ra. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phải thừa nhận rằng Temu đã nhanh chóng trở thành một công ty có tiếng vang khắp Big Tech.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Chiến lược cạnh tranh của TikTok Shop với các sàn thương mại điện tử

Đã qua cái thời những quảng cáo hào nhoáng, có sự xuất hiện của diễn viên, ca sĩ… nổi tiếng để thu hút người dùng. Đi cùng với sự phát triển của mạng xã hội, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đã khác.

Và, đây cũng là điều kiện cho nhóm influencer (người có sức ảnh hưởng) hay KOC/KOL (key opinion consumer/key opinion leader) đang mang lại một hình thức quảng bá mới, thuyết phục người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng, nhãn hàng sẽ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu có mức độ tương tác và tin tưởng cao. Điều này được ví như việc một nhà tạo mẫu cá nhân biết chính xác những gì khách hàng của thương hiệu đang cần.

Với TikTok, những người có ảnh hưởng trên nền tảng đều được gọi chung là nhà sáng tạo và cùng với những nội dung giải trí được đăng tải, họ chính là những nhân tố quan trọng cho xu hướng Shoppertainment đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Mua sắm giờ đây không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn cần đáp ứng nhu cầu về cảm xúc của người tiêu dùng. Mua sắm trên các trang thương mại điện tử đã dần trở thành thói quen giải trí của đa số người tiêu dùng và đang có xu hướng phát triển thành một văn hóa tiêu dùng của thế hệ trẻ.

Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng đưa dịch vụ thương mại điện tử của TikTok tăng trưởng. Các chương trình giảm giá và ưu đãi đơn thuần không còn đủ thu hút để giữ chân nhóm khách hàng ưa thích và tìm kiếm sự mới lạ.

Thay vào đó, các doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp các yếu tố giải trí vào chiến lược kinh doanh của mình. Vừa là nơi cung cấp hàng hóa cũng như mang tới các trải nghiệm mua sắm thư giãn, vui vẻ cho khách hàng.

Trong đó, nhà sáng tạo nội dung là nhân tố chính cho Shoppertainment, họ có thể trình bày chủ đề theo hướng mới lạ như các tiểu phẩm hài hay những điệu nhảy cuốn hút….

TikTok Shop theo đuổi mô hình Shoppertainment, nhưng đây cũng không phải là mô hình quá mới mẻ, đã được Shopee và Lazada tích cực đẩy mạnh vài năm qua. Tuy nhiên, mỗi nền tảng lại có các lợi thế khác nhau và TikTok có lợi thế về các nhà sáng tạo nội dung.

Hiện nay, TikTok có thể được xem là lựa chọn hàng đầu cho người dùng smartphone nếu họ cần xem một vài video giải trí trong thời gian rảnh. Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về số lượng người dùng TikTok với gần 50 triệu.

Theo khảo sát của Decision Lab, mức độ phổ biến và ưa thích của TikTok tăng vọt trong quý II/2023 so với các nền tảng khác, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ở mảng video ngắn. Tỷ lệ thâm nhập người dùng của TikTok duy trì ở mức 63%, cao hơn Facebook, YouTube, Instagram.

Decision Lab nhận định xu mô hình Giải trí mua sắm là xu hướng mới trong mua sắm trực tuyến và đang được TikTok Shop định hình. Trong quá trình sử dụng TikTok người dùng sẽ vô tình bắt gặp nhiều phiên lại livestream bán hàng bất ngờ xuất hiện xen lẫn các video ngắn.

Livestream bán hàng tuy không còn mới nhưng hình thức này đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ bởi các nền tảng video ngắn. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả giữa đêm khuya hay sáng sớm, người dùng đều có thể xem các video livestream bán hàng trên nền tảng TikTok.

Theo nghiên cứu Understanding TikTok’s Impact on Culture Custom Research thực hiện bởi Flamingo, 61% người dùng yêu thích các thương hiệu hơn khi họ tham gia hoặc sáng tạo video theo các xu hướng trên TikTok. Ngoài ra, 4/10 người dùng đã chi tiền ngay lập tức cho những sản phẩm họ khám phá được trên TikTok, với tốc độ đưa ra quyết định nhanh hơn 1,5 lần so với bất cứ nền tảng nào khác.

Báo cáo do Metric công bố mới đây cho biết, tổng doanh thu (NMV) trên các sàn thương mại điện tử (e-Commerce) trong quý III/2023 đạt 63.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 22,66% so với quý liền trước.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 163.000 tỷ đồng, với 1.576 triệu đơn vị sản phẩm được giao thành công. Doanh thu này hiện đã cao hơn 7% so với thành tích của cả năm 2022. Theo Metric, doanh thu thương mại điện tử 9 tháng vừa qua có sự đóng góp đáng kể từ TikTok Shop với 25.000 tỷ đồng.

Trong quý III/2023, dù vẫn tăng trưởng doanh thu và đạt mức 43.713 tỷ đồng nhưng thị phần của Shopee đã giảm còn 69%, so với 72% của cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thị phần doanh thu của Lazada cũng giảm từ 21% xuống còn 14%, đạt khoảng 8.768 tỷ đồng. Tiki giảm từ 3% xuống còn chỉ 1% thị phần.

Trong khi đó, TikTok Shop dù mới chỉ ra mắt từ tháng 4/2022 nhưng đã nhanh chóng nâng thị phần doanh thu từ 3% vào quý III/2022 lên 16% sau một năm, ghi nhận doanh thu 10.122 tỷ đồng. Tổng doanh thu của TikTok Shop còn cách khá xa so với Shopee nhưng chỉ đứng nền tảng thương mại của Sea ở thị trường Việt Nam, tức top 2 thị trường.

Có thể thấy, cách làm của TikTok là tạo ra cơ hội cho cả người mua, người bán và nhà sản xuất một nơi để vừa làm việc, vừa sáng tạo, vừa giải trí.

“TikTok cung cấp nền tảng, chính sách cho tất cả mọi người có cơ hội tham gia làm nhà bán hàng, sáng tạo nội dung. Song, thành công tuỳ thuộc vào nội tại của từng cá nhân, tổ chức. Đây vẫn là một nơi mang đầy tính cạnh tranh”, đại diện TikTok Việt Nam nói về hoạt động bán hàng, sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok hiện có có hơn 325 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Đông Nam Á, chiếm gần một nửa dân số khu vực. Trong đó, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng.

Trong nửa đầu năm 2023, GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hoá) của TikTok Shop tại khu vực đạt gần 9 tỷ USD. Những năm gần đây. Theo dữ liệu nội từ tờ The Information thu được, TikTok Shop được cho là đạt mục tiêu GMV là 12 tỷ USD vào năm 2023.

Sự xuất hiện của TikTok Shop với những tính năng mới cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo và bán sản phẩm của họ trực tiếp trên nền tảng đang thực sự tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tay chơi thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á.

Khi thương mại điện tử ở Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ, thương mại trên mạng xã hội sẽ ngày càng phổ biến và TikTok đang nắm bắt thời cơ này. Nền tảng chia sẻ video ngắn này có đủ tài nguyên để thử nghiệm, nghiên cứu khả năng mở rộng mối quan tâm của mình trong lĩnh vực này.

Dự báo, trong tương lai khi thương mại điện tử truyền thống bắt đầu có xu hướng chậm lại và chứng kiến sự bùng nổ của social commerce (bán hàng qua mạng xã hội).

Việc kết hợp giữa các phương tiện truyền thông xã hội, video và thương mại điện tử sẽ làm cho việc mua sắm trở nên thú vị và được tương tác nhiều hơn. Đây là sự tương tác 2 chiều qua lại giữa người mua và người bán, thay vì một chiều từ người bán như các nền tảng thương mại điện tủ hiện tại.

Trước khi có TikTok Shop, TikTok đã rất thành công trong mảng Influencer Marketing (tiếp thị bằng những người có ảnh hưởng trong xã hội) với sự bùng nổ của video ngắn, mạng lưới KOC/KOL hoạt động sôi nổi trên nền tảng đã giúp nhiều thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn, từ đó lấy được niềm tin từ người tiêu dùng và tăng trưởng doanh thu.

Shein là một minh chứng quan trọng khi chiến lược sử dụng KOC/KOL trên TikTok quảng bá cho thời trang giá rẻ đã giúp thương hiệu thời trang nhanh Trung Quốc vươn mình trở thành gã khổng lồ thực sự, vượt qua cả những tên tuổi sừng sỏ trong ngành như Zara và H&M.

TikTok Shop là mối đe dọa ngày càng tăng đối với những công ty thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada ở Đông Nam Á. Hồi tháng 8, nhà sáng lập Forrest Li cho biết công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vào Shopee và tính năng livestream để chống lại những nền tảng mới đang hấp dẫn đối tượng người mua sắm trẻ tuổi.

Trong thời gian qua, các thị trường mạnh nhất của Sea như Indonesia, Việt Nam đang bị “tấn công” bởi TikTok cùng loại hình mua sắm giải trí, dùng những người có ảnh hưởng để bán hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Khái niệm Viral đang dần trở nên vô nghĩa trên mạng xã hội bởi các thuật toán

Từ điển Cambridge định nghĩa “viral” là từ gắn liền với Internet để chỉ một thứ gì đó nhanh chóng trở lên phổ biến hoặc nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trên mạng.

viral marketing là gì

Tuy nhiên theo Medium, thuật toán của TikTok đang khiến nội dung bất kỳ có thể “viral” chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, sự lan tỏa này khác 10 năm trước. Một video trên TikTok có thể đạt 100 triệu lượt xem nhưng tài khoản của chủ sở hữu chỉ có hơn 10 nghìn lượt theo dõi.

Về cơ bản, bản chất của khái niệm “viral” đã thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ qua, khi Internet bị phân chia bởi vô số thuật toán, nền tảng và cộng đồng khác nhau. Số lượng video tăng vọt, vòng đời của mỗi sự kiện ngày càng ngắn. Chỉ sau 1-2 ngày, hàng loạt trend mới đã xuất hiện lấn át trend cũ.

Bên cạnh đó, để thể hiện sự lan tỏa, nhiều nền tảng liên tục thổi phồng các con số hiển thị công khai, dẫn đến “lạm phát  lượt xem”. Từ đó, các thống kê trực tuyến như lượt xem mất dần giá trị so với trước. Thuật ngữ “viral” trên mạng xã hội cũng dần trở nên vô nghĩa.

Marcus Stringer, Giám đốc đối tác tại nền tảng phân tích mạng xã hội SocialBlade, chia sẻ: “Trước đây, một triệu lượt xem rất quan trọng. Điều đó có nghĩa nội dung của bạn lan truyền rộng rãi. Bạn thậm chí sẽ được cơ quan thông tấn trên khắp thế giới săn đón. Giờ đây, hàng chục triệu lượt xem nhan nhản trên YouTube. Chẳng bao lâu nữa, 20 triệu lượt mới được gọi là đặc biệt”.

Các chuyên gia cho rằng thuật toán của mạng xã hội là nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát lượt xem trên Internet. Facebook là nền tảng đầu tiên và có tác động lớn đến quá trình này khi được cho là đã cố gắng tăng lượt xem trên các video để khiến chúng trông có vẻ “viral”.

Theo đơn kiện chống lại Facebook tại tòa án liên bang ở California năm 2016, mạng xã hội này đã làm giả lượt xem lên đến 900%. Năm 2019, Facebook đã phải hòa giải và bồi thường 40 triệu USD vì làm giả con số.

Đến 2020, TikTok trở thành hiện tượng toàn cầu, các thuật toán (Algorithm) đặc biệt càng khiến khái niệm lượt xem bị hạ tiêu chuẩn. Theo Medium, các video trên nền tảng có thể thu hút hàng triệu view trong thời gian ngắn. Trong khi một view trên Facebook được tính sau 3 giây, TikTok chỉ đơn giản là một lượt hiển thị khi người dùng vuốt màn hình.

Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter, ông đã cải tiến hệ thống đếm lượt xem, khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Một số tweet từ các tài khoản không có người theo dõi đã thu hút hàng trăm lượt xem công khai, khiến nhiều chuyên gia công nghệ đặt dấu hỏi về hệ thống đo đếm của Musk.

Theo phân tích, có một cuộc chạy đua giữa các nền tảng trên Internet để xem bên nào có thể tăng lượt xem nhiều nhất. Điều này cũng giúp những báo cáo của họ đẹp hơn trong mắt các nhà quảng cáo.

Coco Mocoe, nhà dự báo xu hướng ở Los Angeles, cho biết người trẻ đang xem video trên Internet nhiều hơn trên TV. Phần lớn nội dung là video ngắn dưới 60 giây.

“Ngay cả khi một video có 10 triệu view, thời lượng trung bình của video rất ngắn. Một người trẻ tuổi đang xem hàng trăm video một ngày, trong khi đó vào năm 2015, tôi có thể xem không quá 10 video mỗi ngày vì mỗi video dài từ 5 đến 10 phút”, Mocoe nói.

Bà cho rằng lạm phát lượt xem còn do mọi người đang theo dõi nhiều nội dung hơn cùng lúc. Điều này càng khiến khái niệm viral trở nên phù phiếm. Mocoe nói: “Nếu bạn đang xem 50 video có một triệu lượt xem mỗi ngày, bạn sẽ nhớ ít hơn khi xem 5 video có lượt xem tương đương”.

Lạm phát không đơn thuần là những con số. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Nhiều người cho biết họ thấy áp lực khi phải nâng cao tiêu chuẩn về lượt xem. Các thương hiệu cũng ngày càng bị cuốn vào những con số ảo.

Trong khi đó, người dùng phổ thông không còn phân biệt được đâu là nội dung đang thực sự “viral” khi video nào họ lướt qua cũng có hàng trăm nghìn, hàng triệu view. Điều này khiến việc lan truyền thông tin giả mạo ngày càng phức tạp.

Sami Sage, nhà đồng sáng lập Betches – công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho phụ nữ, nói: “Khái niệm lan truyền trên mạng xã hội đã mất ý nghĩa. Khả năng hiểu biết về các xu hướng truyền thông của người dùng đã bị phá hủy hoàn toàn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Startup EdTech Byju’s: Từ mức định giá 20 tỷ USD xuống còn 1 tỷ USD

Paytm và Byju’s là hai startup “ngôi sao” ở Ấn Độ trong lĩnh vực fintech và edtech hiện đang rơi vào khủng hoảng, định giá lao dốc, nguy cơ ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái công nghệ và khởi nghiệp của Ấn Độ.

Startup EdTech Byju's: Từ mức định giá 20 tỷ USD xuống còn 1 tỷ USD
Startup EdTech Byju’s: Từ mức định giá 20 tỷ USD xuống còn 1 tỷ USD

Lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Ấn Độ đang đối mặt thách thức lớn khi các công ty khởi nghiệp lớn là Byju’s và Paytm rơi vào khủng hoảng, bị giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý và bị cáo buộc quản lý yếu kém.

HAI STARTUP LỚN VƯỚNG SCANDAL

Paytm, từng là một ngôi sao fintech ở Ấn Độ, bắt đầu vướng vào scandal kể từ tháng 3/2022, sau khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ yêu cầu đơn vị ngân hàng của gã khổng lồ fintech ngừng tiếp nhận khách hàng mới.

Ngân hàng trung ương cho biết một cuộc kiểm toán tiếp theo “đã tiết lộ những hành vi không tuân thủ diễn ra liên tục và những mối lo ngại về giám sát nghiêm trọng trong ngân hàng”.

Bắt đầu từ tháng 3 năm nay, Paytm không được phép tiếp tục nhận tiền gửi mới vào tài khoản hoặc ví kỹ thuật số của mình.

Tuy nhiên, để có lãi, Paytm cũng được cho là đang bị cơ quan chống lừa đảo liên bang điều tra về khả năng vi phạm luật ngoại hối.

Vào ngày 26/2, One97 Communications, công ty mẹ của Paytm, cho biết trong một hồ sơ trao đổi rằng người sáng lập và Giám đốc điều hành Vijay Shekhar Sharma đã từ chức khỏi hội đồng quản trị của Paytm Payments Bank.

Trong thời kỳ đại dịch, Paytm đã tận dụng sự bùng nổ thanh toán kỹ thuật số ở Ấn Độ, báo cáo số lượng giao dịch tăng gấp 3,5 lần. Các nhà đầu tư như SoftBank, Tập đoàn Alibaba và Ant Financial đặt cược lớn vào Paytm, nhưng giá cổ phiếu công ty đã giảm hơn 70% kể từ khi IPO vào tháng 11/2021.

Truyền thông địa phương đưa tin SoftBank và Ant Group hiện đang cắt giảm cổ phần của họ trong công ty thanh toán này.

Ashish Wadhwani, đồng sáng lập và đối tác quản lý của IvyCap Ventures cho biết: “Các nhà đầu tư và người sáng lập vốn mạo hiểm có trách nhiệm lớn hơn trong việc đảm bảo hoạt động quản trị trong công ty hoạt động tốt”.

Trong khi đó, Byju’s, công ty khởi nghiệp có giá trị nhất Ấn Độ một thời, cũng đang phải vật lộn để tồn tại. Công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Ấn Độ đã chứng kiến mức định giá (giá trị thị trường) của mình giảm mạnh từ 22 tỷ USD xuống còn 1 tỷ USD và phải đối mặt với một loạt vấn đề bao gồm cáo buộc sai phạm về kế toán và quản lý yếu kém có mục đích.

Công ty hoạt động không sinh lời, cung cấp các dịch vụ từ hướng dẫn trực tuyến đến huấn luyện ngoại tuyến, đã thu hút hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư trong thời kỳ đại dịch khi các lớp học truyền thống bị đóng cửa.

Công ty đang bị giám sát chặt chẽ sau khi chính phủ Ấn Độ thông báo lệnh kiểm tra tài chính và hoạt động kế toán của Byju.

Bhavish Sood, đối tác chung của công ty đầu tư mạo hiểm Modulor Capital có trụ sở tại Ấn Độ và là cựu giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Gartner, cho rằng vấn đề của Byju’s sẽ tác động đến toàn bộ ngành edtech của Ấn Độ.

ĐỊNH GIÁ STARTUP LAO DỐC 

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở Ấn Độ. Từ giáo dục trực tuyến và giao đồ ăn đến mua sắm trực tuyến, các công ty công nghệ nhận thấy nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của họ tăng vọt.

Chính phủ đã công nhận hơn 14.000 công ty khởi nghiệp mới vào năm 2021 – so với chỉ 733 công ty trong giai đoạn 2016-2017, theo Khảo sát Kinh tế Ấn Độ giai đoạn 2021-2022. Kết quả là Ấn Độ đã trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Vào năm 2021, kỷ lục 44 công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã đạt được trạng thái kỳ lân – trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, nâng tổng số kỳ lân ở Ấn Độ lên 83.

Theo dữ liệu từ nền tảng dữ liệu khởi nghiệp toàn cầu Tracxn, nguồn tài trợ mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đạt kỷ lục 41,6 tỷ USD vào năm 2021.

Nhưng hướng gió đã thay đổi kể từ đó. Nguồn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã giảm 83% vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục 7 tỷ USD vào năm 2021, do nguồn vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu cạn kiệt trong bối cảnh những bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng, chẳng hạn như lãi suất tăng.

Định giá của Byju giảm mạnh 95% sau khi các nhà đầu tư cắt cổ phần trong nhiều đợt. Gần đây nhất, định giá đã giảm xuống còn 1 tỷ USD, sau khi BlackRock giảm tỷ lệ sở hữu tại Byju’s vào tháng trước.

Những rắc rối pháp lý cũng ảnh hưởng nặng nề đến Paytm, khiến giá trị của startup giảm xuống còn 3 tỷ USD, sụt giảm mạnh so với mức định giá gần 20 tỷ USD khi được niêm yết vào tháng 11/2021.

Byju’s đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tiền mặt, tuyên bố sẽ phát hành quyền phát hành cổ phiếu trị giá 200 triệu USD để thanh toán “các khoản nợ trước mắt” và các chi phí hoạt động khác. Công ty được cho là đang phải vật lộn với việc trả nợ và trả lương cho nhân viên.

“Các công ty không có mô hình bền vững rõ ràng sẽ phá sản vì không ai tài trợ cho họ với mức định giá điên rồ. Nhưng một lần nữa, các doanh nghiệp hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản sẽ tiếp tục nhận được tài trợ”, Chuyên gia của quỹ đầu tư IvyCap Ventures cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Uber Eats Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng

Giữa tuần này, Uber Eats Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng robot tự lái để giao hàng ở một số khu vực nhất định Tokyo, một dự án liên doanh mới nhằm mục đích làm cho dịch vụ này hiệu quả hơn trong bối cảnh đất nước này đang thiếu lao động.

Các robot hiện đang chỉ được sử dụng cho hai cửa hàng – Tonkatsu Aoki và Benihana Annex – ở khu vực Nihonbashi của Tokyo. Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ triển khai chúng ở nhiều khu vực hơn. Chúng đang được sử dụng để giao hàng từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào các ngày trong tuần.

Nhật Bản hiện là quốc gia thứ hai trên thế giới có Uber Eats, dịch vụ giao đồ ăn của công ty gọi xe Uber Technologies, vận hành robot giao hàng. Công ty bắt đầu sử dụng chúng ở Mỹ vào năm 2022.

Sau khi đơn hàng được đặt trên ứng dụng Uber Eats, robot sẽ đến cửa hàng để nhận hàng trước khi gia đến địa chỉ do khách hàng chỉ định, sau đó khách hàng sẽ sử dụng chìa khóa trong ứng dụng để nhận đơn hàng. Shintaro Nakagawa, người đứng đầu Uber Eats Japan, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng:

“Do Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, chúng tôi tin rằng robot tự lái sẽ trở nên quan trọng hơn như một cách để tăng các lựa chọn giao hàng”.

Uber Eats sử dụng robot do Cartken, một công ty chuyên về công nghệ như vậy cung cấp, sau đó được Mitsubishi Electric điều chỉnh để sử dụng tại Nhật Bản. Các robot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo cho phép chúng tự lái cũng như vận hành từ xa.

Robot sẽ chạy với tốc độ tối đa 5,4 km/h, thấp hơn 1 chút so với tốc độ giới hạn 6 km/h đối với các phương tiện cỡ nhỏ điều khiển từ xa theo quy định của luật giao thông Nhật Bản.

Robot màu xanh lá cây hình hộp, sáu bánh có chiều dài 71 cm, rộng 46 cm và cao 60 cm. Thùng chứa hàng của robot có dung tích tối đa 27 lít và 20 kg, có khả năng cách nhiệt để giữ thực phẩm cho tới khi được giao đến khách hàng ở nhiệt độ thích hợp.

Các robot sử dụng camera để di chuyển trên lối đi dành cho người đi bộ, được thiết kế để tránh chướng ngại vật, nhường đường cho người đi bộ và dừng ở đèn giao thông. Các camera sẽ tự động che đi khuôn mặt của những người trong cảnh quay mà chúng ghi lại để bảo vệ quyền riêng tư của những người lỡ lọt vào khung hình.

Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty đang tìm cách đổi mới hơn nữa để cho phép robot tự động có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.

Anjali Jindal Naik, đồng sáng lập và COO của Cartken, cho biết trong một tuyên bố: “Sự hợp tác này đánh dấu một bước nhảy vọt trong việc xác định lại tương lai của dịch vụ giao đồ ăn, giúp trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn đối với người tiêu dùng ở Nhật Bản”.

Giám đốc điều hành Uber Eats Nhật Bản Shintaro Nakagawa cho biết Uber tin rằng hệ thống giao hàng bằng robot sẽ tiếp tục “phát triển tầm quan trọng” khi họ mong muốn mang đến cho khách hàng và cửa hàng đối tác của mình “những bất ngờ thú vị và độ tin cậy cao”.

Trong khi đó, Shoji Tanaka, người đứng đầu trung tâm đổi mới của Mitsubishi Electrics cho biết công ty điện tử này sẽ tiếp tục phát triển các robot tự hành để cuối cùng chúng có thể giao hàng bên trong các tòa nhà.

Nhật Bản, quốc gia gần đây bị Đức soán ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phải đối mặt với tình trạng dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp trong nhiều năm nay, gây áp lực quá lớn lên cơ sở hạ tầng hậu cần của nước này.

Shoji Tanaka, tổng giám đốc cấp cao của Trung tâm phát triển ứng dụng nâng cao, Bộ phận phát triển tại Mitsubishi Electric cho biết trong một tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng bằng robot “được coi là biện pháp đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng hậu cần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai”.

Tanaka cho biết Mitsubishi đã hợp tác với Cartken để “ứng phó với những vấn đề xã hội như vậy”.

Tanaka nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến mới được công bố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự lan rộng của dịch vụ giao hàng bằng robot tại Nhật Bản. Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng nhà máy, vốn là một trong những thế mạnh của chúng tôi, để robot tự động sẽ có thể làm việc bên trong nhiều cơ sở khác nhau”.

Theo: CNN

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ

Vào quý I năm 2009, thị phần của RIM (BlackBerry) vẫn chiếm 20,1% toàn cầu, củng cố vững chắc vị thế tiên phong của hãng trong lĩnh vực điện thoại di động, với thiết bị mang tính biểu tượng – BlackBerry. Mặc dù cuối cùng cũng thất bại, Blackberry để lại nhiều bài học Marketing đáng học hỏi.

Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ
Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ

Công ty Canada thể hiện rõ triết lý bán hàng và Marketing nhằm vào phân khúc doanh nhân và giới tài chính – một thiết bị tinh vi nhưng thực dụng và dễ dùng mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

Năm 1999, RIM ra mắt mẫu điện thoại đầu tiên với mã hiệu 850. Sản phẩm này có những tính năng chưa từng xuất hiện trên thị trường lúc bấy giờ: bàn phím vật lý QWERTY và điều hướng bằng con lăn (thumb-wheel). Một thị trường mới đã mở ra với vô vàn những điều mới mẻ để khám phá.

Đến giai đoạn 2002 và 2004, công ty đã phát triển một cộng đồng người dùng rộng lớn và thống lĩnh thị trường toàn cầu. Một thiết bị hiện đại, thực sự thông minh, tích hợp tính năng thư điện tử (email) và hệ thống thông tin không dây thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp, khi họ có thể trao đổi tức thời ở mọi nơi.

Tại thời điểm đó, người dùng kiểm tra email bằng cách gửi lệnh lên máy chủ và email mới được kéo về định kỳ theo thời gian cài đặt (15 phút/lần hoặc 1 tiếng/lần). BlackBerry đem đến giải pháp mang tính đột phá, đó là đẩy email về thiết bị kết nối liên tục với máy chủ (BlackBerry Services) – cũng là tiền đề cho các giải pháp push mail sau này trên các ứng dụng nhắn tin khác.

Các mẩu quảng cáo trên tivi vào giai đoạn đó có cùng một hình ảnh: mọi nhà quản lý đều cầm trên tay một chiếc “Dâu Đen”. Trong năm 2008, công ty này đã đạt 6 tỷ USD doanh thu, trong khi Apple và Android mới chỉ là những “tay mơ” chập chững vào thị trường di động và không có sức cạnh tranh tương xứng.

Chiến lược Marketing đơn giản và tiết kiệm của Blackberry.

Blackberry cũng áp dụng một chiến lược marketing hiệu quả với chi phí thấp và độc đáo. Những điều này nhằm mục đích tạo ra sự quan tâm đến các thiết bị BlackBerry của đối tượng mục tiêu, đặc biệt là các chuyên gia kinh doanh và người tiêu dùng am hiểu công nghệ.

Một trong những hoạt động Marketing là chiến dịch “Blackberry Thumb”. Chiến dịch này quảng bá tính năng bàn phím QWERTY, nhấn mạnh về sự bền bỉ và tin cậy của những bàn phím cứng vật lý.

Chưa dừng lại, công ty cũng hiệu quả với cách marketing du kích. Nhân viên của Blackberry xuất hiện tại các hội nghị, hội thảo để tìm kiếm những doanh nhân sử dụng laptop to nặng cồng kênh.

Các khách hàng này được tặng một thiết bị BlackBerry dùng thử miễn phí trong vòng một tháng. Điều này đã tạo ra hoạt động Marketing truyền miệng (WOM Marketing) rộng rãi trong giới doanh nhân.

Sức hút của BlackBerry lan toả đến nhóm người dùng không phải doanh nghiệp. Công ty tích hợp nhiều tính năng hơn nhóm đối tượng người dùng phổ thông. Blackberry Pearl bước vào thị trường dành cho phân khúc khách hàng này. Thiết bị có nhiều tính năng đa phương tiện khác nhau, tích hợp cả BBM.

Vào giữa những năm 2000, các nhà cung cấp dịch vụ tính phí trên mỗi tin nhắn văn bản. Trong khi đó, BBM sử dụng dữ liệu Internet để truyền tin nhắn giữa các thiết bị – rẻ và nhanh chóng, tương tự như iMessages và các dịch vụ nhắn tin khác hiện nay. Không bất ngờ khi vào thời kỳ đỉnh cao, công ty Canada chiếm 20% thị trường smartphone toàn cầu và hơn 50% thị phần tại Mỹ.

Câu chuyện ngụ ngôn “chú ếch trong nồi nước”

Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi.

Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước. Câu chuyện này phù hợp hoàn hảo cho trường hợp của BlackBerry. Đến tận quý III/2010, doanh số Apple vẫn chưa thể vượt qua Blackberry.

Kể từ năm 2013, những người từng sử dụng BlackBerry “không còn muốn mua những chiếc điện thoại mới của thương hiệu này nữa”, do họ có những lựa chọn khác hiện đại hơn.

Apple liên tục ra mắt iPhone mới mỗi năm, trong khi tốc độ ra sản phẩm mới của Android còn kinh khủng hơn – hầu hết 3 tháng lại có một thiết bị mới. Chưa kể, những chiếc điện thoại đã “tiến hoá” với công nghệ cảm ứng mới, màn hình chạm đa điểm và kích cỡ to dần theo thời gian.

Trong khi đó, BlackBerry chỉ bổ sung một số cập nhật cho các mẫu máy hiện có mà không thay đổi lớn đối với hệ điều hành – thứ làm nên linh hồn của smartphone hiện đại. Thảm kịch đã xảy ra khi RIM tự mắc kẹt trong thị trường lâu đời của chính họ.

Năm 2011, “Dâu Đen” tung ra một chiếc máy tính bảng thú vị – BlackBerry Playbook. Đây có thể là bước chuyển mình đáng kể đầu tiên của họ sau khi thế giới di động đã thay đổi từ 5 năm trước.

So với iPad 2 cùng thời, PlayBook có màn hình sáng và đẹp hơn (170ppi vs 132 ppi), hai loa ngoài stereo, camera trước sau đều nhỉnh hơn iPad. Thao tác cảm ứng điều hướng hiện đại, đa nhiệm nhưng thế vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt về hệ sinh thái ứng dụng, cũng như RIM dừng hỗ trợ sản phẩm này chỉ sau 2 năm ra mắt.

Việc loay hoay thay đổi dẫn đến tình trạng người dùng trung thành quay lưng còn người dùng mới thì không thu hút được. Khách hàng dễ dàng chọn một chiếc iPhone hoặc Android để biết chắc sẽ được hỗ trợ phần mềm ít nhất từ 3-4 năm. Đến năm 2016, công ty ngừng sản xuất điện thoại thông minh và bán mình cho TCL.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Asahi Group Foods của Nhật Bản muốn giành thị phần tại Việt Nam

Theo Nikkei Asia, tập đoàn thực phẩm Nhật Bản – Asahi Group Foods đang có một chiến lược tiếp cận mới với thị trường thực phẩm trẻ em Việt Nam, kể từ sau khi rời đi vào năm 2017.

Asahi Group Foods của Nhật Bản muốn giành thị phần tại Việt Nam
Asahi Group Foods của Nhật Bản muốn giành thị phần tại Việt Nam

Cụ thể, thay vì tập trung quảng bá rằng sản phẩm đến từ Nhật Bản – vốn có uy tín cao về chất lượng, hãng chọn đưa sản phẩm tới khách hàng thông qua các hoạt động giáo dục thói quen dinh dưỡng tốt, truyền tải kiến thức cho các bậc phụ huynh.

Từ tháng 9/2023, doanh nghiệp Nhật Bản đã triển khai hội thảo về sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Hà Nội. Sự kiện cũng có sự tham gia của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Trong tháng 4 đến tháng 8, Asahi Group Foods sẽ bán thử nghiệm thực phẩm trẻ em trên các kênh online và tại các cửa hàng tạp hóa do người Nhật sở hữu tại Hà Nội, TP HCM và nhiều tỉnh thành khác.

Dự án marketing thử nghiệm này sẽ xoay quanh các sản phẩm thực phẩm trẻ em được nhập khẩu  từ Nhật Bản. Dòng sản phẩm sẽ trải dài 20 mặt hàng, với khoảng 5 sản phẩm cho mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Mục tiêu của công ty là bán hàng nghìn khẩu phần cho mỗi mặt hàng.

Dự án này đặt mục tiêu tìm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam và sản xuất nội địa trong vài năm tới. Một mặt hàng sẽ cần phải bán được 40.000 đến 50.000 khẩu phần ăn mỗi năm để được đưa vào sản xuất tại Việt Nam.

Được biết đến với thương hiệu Wakodo tại Nhật Bản, Asahi Group Foods đã rút khỏi thị trường Việt Nam vào năm 2017.  Với lần trở lại này, công ty kỳ vọng nếu thử nghiệm ở Việt Nam diễn ra thành công, thì đó sẽ là điểm tựa để Asahi địa phương hóa việc bán thực phẩm trẻ em ở các thị trường toàn cầu khác.

Theo Euromonitor, thị trường thực phẩm trẻ em của Việt Nam, không bao gồm sữa bột trẻ em, đạt 293 triệu USD vào năm 2023 và dự kiến ​​đạt 446 triệu USD vào năm 2028, tăng 52%.

Việt Nam nổi bật ở khu vực Đông Nam Á về quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường, khi lượng dân số  trẻ bùng nổ. Nếu so sánh cùng với các nước láng giềng như Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines, Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng quy mô thị trường của 6 quốc gia này.

Nếu không tính Việt Nam, 5 quốc gia còn lại dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 37% trong giai đoạn đến năm 2028.

Hơn 90% thị trường thực phẩm trẻ em của Việt Nam được tạo thành từ loại khô được pha với nước ấm. Phần còn lại là thực phẩm trẻ em ăn liền.

“Chúng tôi không thể truyền đạt đủ giá trị của mình chỉ bằng cách đưa sản phẩm vào các cửa hàng”, ông Katsuaki Ishii, hiện là phó giám đốc phụ trách kế hoạch mở rộng thị trường nước ngoài, nói về việc rút khỏi thị trường trước đây của Asahi.

Asahi Group Foods đã phạm sai lầm khi cố gắng dựa vào danh tiếng “sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản”. Công ty đã rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng một chiến lược quay trở bài bản hơn.

Asahi Group Foods dự kiến sẽ tận dụng kiến thức sâu rộng của công ty về thị trường Nhật Bản, nơi các sản phẩm tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho từng giai đoạn phát triển cho đến hết thời kỳ cai sữa.

Trong những năm gần đây, vấn đề trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng núi và trẻ em thừa cân ở khu vực thành thị, được nhắc tới nhiều ở Việt nam.

Điều này tạo ra một cơ hội kinh doanh cho các công ty Nhật Bản. Asahi Group Foods đang hợp tác với ngành Y tế Việt Nam để xây dựng một phiên bản hướng dẫn thực phẩm trẻ em địa phương, dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Ngoài Asahi, các thương hiệu Nhật Bản khác đang thâm nhập thị trường Việt Nam khi thị trường nội địa của họ thu hẹp.

Việt Nam được xem một thị trường then chốt cho mục tiêu của Morinaga Milk Industry là đạt được ít nhất 15% doanh số bán hàng ở nước ngoài vào cuối năm tài chính 2029. Morinaga Milk Industry có một liên doanh tại Việt Nam với một nhà phân phối địa phương.

Kể từ năm 2011, Ajinomoto đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy chương trình ăn trưa học đường và đào tạo các chuyên gia dinh dưỡng. Thông qua những sáng kiến đó, công ty đã quảng bá các sản phẩm gia vị của mình. Tính đến tháng 3/2023, đã có 4.262 trường tiểu học được hỗ trợ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp Kinh Doanh

TikTok có thể bị cấm trên toàn nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận sự ủng hộ của ông đối với một dự luật có thể dẫn đến lệnh cấm trên toàn quốc đối với nền tảng video ngắn TikTok.

“Nếu họ (quốc hội) thông qua, tôi sẽ ký” ông nói với phóng viên tại quận Prince George, Maryland ngày 8/3.

Theo Washington Post, lời nói của ông Biden có thể thúc đẩy dự luật được ủy ban Hạ viện đưa ra trên cơ sở bỏ phiếu lưỡng đảng ngày 7/3. Khi đó, người dùng mạng xã hội TikTok đã “khủng bố” các văn phòng quốc hội bằng những cuộc gọi phản đối.

Dự luật được đánh giá là mối đe dọa mới nhất đối với ứng dụng mạng xã hội đã được tải hơn 170 triệu lần ở Mỹ. Nội dung dự luật không trực tiếp cấm TikTok nhưng sẽ buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, phải bán ứng dụng, nếu không sẽ đối mặt với các hạn chế dẫn đến việc nó bị cấm xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.

Dự luật hiện nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, nhưng Thượng viện chưa đưa ra luật đồng hành. Nó sẽ phải vượt qua cả hai bên trước khi đến bàn làm việc của ông Biden.

Trong khi Biden lên tiếng ủng hộ dự luật, Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông và từng thúc đẩy lệnh cấm TikTok khi còn là tổng thống, không còn nghĩ đây là một ý tưởng hay.

“Nếu bạn loại bỏ TikTok, khi đó Facebook và Zuckerschmuck sẽ tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh của họ”, ông nói trong bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình. Zuckerschmuck là từ ông sử dụng để gọi CEO Meta Mark Zuckerberg. Donald Trump cũng coi Facebook là “kẻ thù thực sự của nhân dân” nhưng không giải thích lý do.

Những người phản đối dự luật cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người dùng TikTok ở Mỹ và sẽ vi phạm Hiến pháp. Năm ngoái, một thẩm phán liên bang cũng chặn nỗ lực cấm ứng dụng này trên toàn bang của Montana, cho rằng nó vi hiến.

TikTok chưa đưa ra bình luận. Còn sau cuộc bỏ phiếu của ủy ban ngày 7/3, người phát ngôn của TikTok Alex Haurek cho biết: “Dự luật này có một kết quả được xác định trước: lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok ở Mỹ.

Chính phủ đang cố tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ. Điều này sẽ gây thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp, từ chối khán giả của nghệ sĩ và phá hủy sinh kế của vô số người sáng tạo trên khắp đất nước này”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Telegram sẽ chia sẻ 50% doanh thu quảng cáo với người dùng

Với chính sách mới, giờ đây Telegram đã đứng ngang hàng với các nền tảng như YouTube, X trong việc chia sẻ doanh thu quảng cáo với người dùng.

Telegram sẽ chia sẻ 50% doanh thu quảng cáo với người dùng
Telegram sẽ chia sẻ 50% doanh thu quảng cáo với người dùng

Theo thông báo từ Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, mạng lưới quảng cáo của Telegram sẽ mở cửa cho các nhà quảng cáo vào tháng 3. Đồng thời công ty này cũng đưa ra một thông tin đáng chú ý: chia sẻ đến 50% doanh thu quảng cáo với chủ sở hữu kênh từ tháng này. Điều này được Durov đã chia sẻ thông tin này trên kênh chính thức của mình một tuần trước đây.

Trước đó vào tháng 7 năm 2023, Telegram đã báo cáo có 800 triệu người dùng hàng tháng.

Telegram đã nói rằng có kế hoạch chia sẻ doanh thu với một số chủ sở hữu kênh, theo thông tin trên trang web của họ. Các kênh trên Telegram là những nguồn cấp dữ liệu một chiều, nơi người tạo kênh có thể đăng nội dung tới một số lượng không giới hạn người dùng đăng ký.

Ông Durov cho biết trên kênh của mình rằng, “Các kênh nổi tiếng trên Telegram tạo ra 1.000 tỷ lượt xem hàng tháng. Hiện tại, chỉ 10% trong số đó được kích hoạt kiếm tiền với Telegram Ads — một công cụ quảng cáo được thiết kế với trọng tâm hướng về sự riêng tư.

Vào tháng 3, nền tảng Telegram Ad Platform sẽ chính thức mở cửa cho tất cả các nhà quảng cáo tại gần một trăm quốc gia mới. Các chủ sở hữu kênh tại các quốc gia này sẽ bắt đầu nhận được 50% doanh thu mà Telegram kiếm được từ việc hiển thị quảng cáo trong kênh của họ.

Với thông báo mới nhất này, Telegram sẽ gia nhập hàng ngũ với YouTube và X (trước đây là Twitter), các nền tảng mạng xã hội chia sẻ doanh thu quảng cáo với người dùng.

YouTube chia sẻ 55% doanh thu quảng cáo cho các nhà sáng tạo nội dung trong Chương trình Đối tác YouTube, trong khi X bắt đầu chia sẻ doanh thu với người dùng vào tháng 7 năm 2023. Meta cũng đã thử nghiệm một mô hình thanh toán mới cho chương trình kiếm tiền từ Quảng cáo trên Reels của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mixue trở thành chuỗi F&B lớn thứ 4 thế giới (sau McDonald’s và Starbucks)

Mixue được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất thế giới – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Momentum Works, Mixue đã trở thành chuỗi F&B lớn thứ tư thế giới. Với khoảng 36.000 cửa hàng trên toàn thế giới, quy mô của Mixue đã vượt qua KFC (29.000 cửa hàng), chỉ xếp sau McDonald’s (42.175 cửa hàng), Starbucks (38.038 cửa hàng) và Subway (36.592 cửa hàng). Mixue cũng được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt từ 2017 đến nay, nếu như Subway chứng kiến sự suy giảm về quy mô, còn Starbucks, McDonald’s, Domino’s hay Burger King duy trì mức tăng quy mô cửa hàng khá ổn định thì đồ thị của Mixue dốc hơn cả. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ như vậy, Mixue có thể vượt qua McDonald’s chỉ sau 1-2 năm nữa.

Hiện nay, hơn 32.000 cửa hàng của Mixue đặt tại quê nhà Trung Quốc, số còn lại chủ yếu tập trung ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Mixue vươn tới vào năm 2018. Với khoảng 1.000 cửa hàng phủ sóng khắp các tỉnh, Việt Nam là thị trường nước ngoài có số cửa hàng lớn thứ hai của Mixue tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia (khoảng 2.800 điểm).

Tại Trung Quốc, Mixue cũng chiếm thị phần vượt trội về cả GMV và số lượng ly nước bán ra. Theo Momentum Works, trong thị trường rất phân mảnh và cạnh tranh như Trung Quốc, Mixue đã sở hữu 11,2% thị phần GMV, trong khi Luckin Coffee là 7,4%, Starbucks là 6,2%. Về số lượng ly bán ra, Mixue cũng chiếm tới 32,7% thị phần, còn các chuỗi lớn khác không có ai chiếm được tới 10%.

Tuy nhiên, Momentum Works nhận định: “Mixue là một công ty về chuỗi cung ứng hơn là một doanh nghiệp F&B. Mixue định vị mình là thương hiệu đồ uống mới chất lượng cao, đáng giá tiền, với các sản phẩm thường có giá khoảng hoặc dưới 1 USD.

Không giống như hầu hết các thương hiệu nhượng quyền F&B chủ yếu kiếm tiền từ tiền bản quyền và chia sẻ lợi nhuận, Mixue chủ yếu hoạt động như một công ty chuỗi cung ứng, coi việc bán nguyên liệu và thiết bị cho các bên nhận quyền là nguồn doanh thu chính”. 

Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được lấy ý kiến, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung quy định về hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng (Influencer).

Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng
Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng

Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể theo quy định của Chính phủ; hoặc sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000.

Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và quy định về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ.

Người quảng cáo phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện. Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, người quảng cáo phải “có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.

Tại dự thảo tờ trình, cơ quan soạn thảo cho rằng hoạt động quảng cáo đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều người lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của phương tiện quảng cáo, đặc biệt là mạng xã hội để truyền tải nội dung sai sự thật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Hình thức quảng cáo thông qua những người có ảnh hưởng gây tác động lớn đến xã hội. “Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây bức xúc cho đông đảo người tiêu dùng”, cơ quan soạn thảo nêu.

Tuy nhiên, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Do đó, người nổi tiếng chưa chịu chế tài hoặc ràng buộc khi chuyển tải quảng cáo không đúng sự thật. Vì vậy, dự thảo hướng đến yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về nội dung mình cung cấp.

Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa 13 thông qua tháng 6/2012, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; trách nhiệm quản lý nhà nước; các hành vi cấm; yêu cầu, điều kiện đối với nội dung, phương tiện cho đến các loại hình quảng cáo có yếu tố nước ngoài.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Người dùng Facebook Việt Nam đang là mục tiêu của chiến dịch độc hại “Snake”

Người dùng Facebook ở Việt Nam đang là mục tiêu của tin tặc chuyên đánh cắp thông tin cá nhân.

Theo TechRadar, một nghiên cứu mới đã cảnh báo về việc kẻ xấu đang lợi dụng tin nhắn Facebook để triển khai công cụ đánh cắp thông tin (infostealer) đầy tinh vi dựa trên công nghệ Python, được gọi là Snake.

Theo đó, các nhà nghiên cứu tại công ty giải pháp an ninh Cybereason đã chia sẻ chi tiết về chiến dịch tấn công nguy hiểm này, cho biết mục tiêu chính của Snake là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm và thông tin đăng nhập từ những người dùng ngây thơ. Đây dường như là một chiến dịch tương đối mới, được phát hiện lần đầu vào tháng 8.2023 và có dấu hiệu nhắm mục tiêu vào người dùng Việt Nam.

Về phương pháp tấn công, kẻ gian sẽ gửi những tin nhắn có nội dung gợi tả sự tò mò, thường đề cập đến việc nạn nhân bị lộ video nhạy cảm, đi kèm đường dẫn để tải về những tệp tin nén RAR hoặc ZIP.

Mặc dù trông có vẻ vô hại, nhưng khi được mở chúng sẽ kích hoạt chuỗi lây nhiễm liên quan đến hai trình tải xuống phần mềm độc hại, gồm một tập lệnh batch và một tập lệnh cmd. Trong đó, tập lệnh cmd chịu trách nhiệm thực thi công cụ đánh cắp thông tin Snake từ kho lưu trữ GitLab do kẻ tấn công kiểm soát.

Cybereason đã xác định được 3 biến thể của Snake, với biến thể thứ ba là tệp thực thi được PyInstaller tạo ra và nhắm mục tiêu vào người dùng của trình duyệt Cốc Cốc, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Sau khi thu thập, thông tin đăng nhập và cookie được chia sẻ thông qua nhiều nền tảng, bao gồm Discord, GitHub và Telegram. Phần mềm độc hại cũng nhắm mục tiêu vào các tài khoản Facebook bằng cách trích xuất thông tin cookie, điều này có thể cho thấy mục tiêu chiếm đoạt tài khoản sẽ được dùng cho các mục đích lây lan phần mềm độc hại.

Chiến dịch này cho thấy mối liên hệ đến các tin tặc đến từ Việt Nam bởi quy ước đặt tên của các kho lưu trữ do kẻ tấn công kiểm soát, được cho là có tham chiếu đến tiếng Việt trong mã nguồn. Chẳng hạn như ‘hoang.exe’ hoặc ‘hoangtuan.exe’, hoặc đường dẫn GitLab cho thấy có liên quan đến cái tên ‘Khôi Nguyễn’.

Cybereason cũng lưu ý phần mềm độc hại còn nhắm mục tiêu vào các trình duyệt khác như Brave, Chromium, Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox và Opera.

Phát hiện này diễn ra trong bối cảnh Facebook bị giám sát chặt chẽ hơn vì được cho là không hỗ trợ nạn nhân của việc chiếm đoạt tài khoản. Để bảo vệ bản thân, người dùng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bảo mật, đặc biệt là sử dụng mật khẩu phức tạp và xác thực hai yếu tố (2FA).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Mới đây Đức vừa vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội, tức GDP, năm 2023 của Nhật Bản là 4.200 tỉ USD, trong khi con số này của Đức là 4.500 tỉ USD.

Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
Đức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Đồng yên giảm hơn 18% trong năm 2022 và 2023 so với USD. Trong đó năm 2023 giảm khoảng 7% do Ngân hàng Nhật Bản duy trì lãi suất âm, đi ngược lại với xu hướng chung của các ngân hàng trung ương khác là liên tiếp tăng lãi suất.

Theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, dù trong năm 2023 nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,9%, nhưng trong quý 4/2023 đã giảm 0,1%. Đây là quý thứ hai liên tiếp sản lượng giảm sau mức giảm 0,8% trong quý 3/2023.

Tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn nửa chỉ số GDP giảm 0,2% trong quý 4 so với quý trước đó. Chi tiêu vốn – động lực quan trọng của lĩnh vực tư nhân – giảm 0,1%.

Cả hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đối mặt nhiều vấn đề lớn, nhưng Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn Đức do tình trạng thiếu lao động trầm trọng khi dân số giảm và tỉ lệ sinh rất thấp.

Trong khi đó, Ấn Độ, với dân số trẻ đang phát triển và tốc độ tăng trưởng cao hơn, được dự đoán sẽ vượt qua cả Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sai lầm số 1 của lãnh đạo doanh nghiệp về văn phòng làm việc

Sai lầm số 1 của lãnh đạo doanh nghiệp về văn phòng làm việc

Trong bối cảnh kinh tế mới, khi làm việc tự do hoặc kết hợp (hybrid-work) trở thành xu hướng làm việc tại nhiều doanh nghiệp, có không ít doanh nghiệp vẫn khuyến khích nhân viên ngồi làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại mắc phải 1 sai lầm về cái gọi là nơi làm việc.

Sai lầm số 1 của lãnh đạo doanh nghiệp về văn phòng làm việc
Sai lầm số 1 của lãnh đạo doanh nghiệp về văn phòng làm việc

Về tổng thể, tỷ lệ nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc có xu hướng giảm mạnh vào 2023 khi nhiều nhân viên văn phòng bắt đầu hình thành thói quen đến văn phòng không quá 3 ngày một tuần (ở nhiều doanh nghiệp và quốc gia).

Theo dữ liệu từ Kastle Systems (công bố trên CNBC), số lần chấm công bằng thẻ tại văn phòng ở 10 thành phố lớn nhất của Mỹ chỉ đạt khoảng 52% so với trước đại dịch tính đến tháng 2 năm 2024.

Trong khi nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau vẫn đang tích cực thúc đẩy nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc, họ mắc phải một sai lầm khi thiết kế hay nói về nơi làm việc.

Một lãnh đạo của một đơn vị thiết kế toàn cầu cho biết: “Sai lầm lớn nhất mà các công ty mắc phải khi nghĩ về văn phòng làm việc và vai trò của nó trong việc “lôi kéo” mọi người quay trở lại là không hiểu nhân viên của họ thực sự muốn gì từ văn phòng”.

Ông giải thích: “Nếu bạn muốn mọi người đến làm việc, văn phòng phải là nơi mọi người muốn đến chứ không phải là nơi họ cảm thấy bắt buộc phải đến.”

“Nhân viên muốn những thứ khác nhau từ không gian làm việc và đại dịch đã thay đổi điều kiện làm việc cũng như thái độ của nhiều người đối với vai trò của cái gọi là văn phòng.

Một số người có thể đánh giá cao văn phòng có không gian hợp tác hơn để giao lưu với đồng nghiệp nhiều hơn, trong khi những người khác có thể coi văn phòng là một nơi yên tĩnh để họ có thể tập trung để làm việc.”

“Điều mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không nhận ra là văn phòng cần cung cấp cho nhân viên không gian và nguồn lực cho cả công việc hợp tác lẫn sự tập trung sâu sắc, chứ không phải cái này hay cái kia”.

Một số nhà tuyển dụng đã nhầm tưởng rằng việc thêm một tiện nghi duy nhất – chẳng hạn như quầy phục vụ cafe hoặc phòng chơi game – sẽ đủ để thu hút nhân viên quay lại văn phòng mà không thu hút phản hồi trực tiếp của họ về những gì họ muốn hoặc cần trong một môi trường làm việc.

Để làm cho việc trở lại văn phòng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhân viên, các lãnh đạo doanh nghiệp nên khảo sát nhân viên để hiểu rõ hơn những gì họ muốn từ văn phòng và điều chỉnh không gian sao cho phù hợp – cho dù điều đó có nghĩa là sáng tạo với các vách ngăn văn phòng, tái sử dụng phòng hội nghị hay sử dụng đồ nội thất có thể di chuyển được để tạo ra nhiều không gian hợp tác hơn.

Những doanh nghiệp không thích ứng với sở thích và nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên có thể thấy văn phòng của họ trở nên lỗi thời và trống vắng hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Không có mối liên hệ nào giữa lượng tương tác trên mạng xã hội với lượt đọc bài viết

Các nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng, không có mối liên hệ nào giữa lượng tương tác trên mạng xã hội (Engagement) với lượt đọc bài viết. Nghiên cứu cho thấy nhiều nội dung tin tức không thực sự hưởng lợi từ các tương tác trên mạng xã hội.

Theo một nghiên cứu mới đây, không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa mức độ tương tác trên mạng xã hội và lượt xem trang đối với các bài viết của các nhà xuất bản tin tức (trên website).

Nghiên cứu do Memo thực hiện cho thấy chưa đến 1% độc giả nói chung nhấp xem các bài viết đến từ mạng xã hội (Social Network).

Số liệu cho thấy rằng, việc sử dụng mạng xã hội để tăng lượng truy cập cho website dường như không mang lại nhiều lợi ích như trước cho các nhà xuất bản tin tức. Điều quan trọng cần biết là chỉ vì mọi người tham gia vào mạng xã hội không nhất thiết có nghĩa là họ thực sự tương tác với nội dung tin tức.

Vào năm 2022, Memo đã tiến hành nghiên cứu so sánh mức độ tương tác trên mạng xã hội và lượng độc giả của các bài báo.

Trước những thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh xã hội mới, Memo quyết định xem lại nghiên cứu này vào năm 2024. Công ty đã phân tích 26.000 bài báo được xuất bản từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2, bao gồm nhiều chủ đề nội dung và ngành nghề khác nhau.

Qua phân tích hệ số tương quan giữa mức độ tương tác trên mạng xã hội (tổng số lượt phản hồi, nhận xét và lượt chia sẻ) và lượng độc giả (số lượng khách truy cập vào website để đọc bài viết).

Kết quả có được là:

“Trên tất cả các bài báo và chủ đề mà chúng tôi đã phân tích, chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa mức độ tương tác trên mạng xã hội và những người đọc tin tức thực tế.”

Trong số các danh mục được nghiên cứu, chỉ có 3 danh mục có xu hướng tương quan ở mức độ vừa phải ở mức độ thấp: Chính trị, Thể thao & Điền kinh và Khủng hoảng (ví dụ một scandal nào đó của một thương hiệu lớn).

Về tổng thể:

  • “Bối cảnh truyền thông xã hội đang thay đổi. Các nền tảng đang điều chỉnh các thuật toán để giảm mức độ ưu tiên của tin tức trong nỗ lực chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch.”
  • “Trong khi mạng xã hội từng được coi là động lực thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, thì các nhóm truyền thông và marketing ngày nay biết rằng đó không phải là mục đích cuối cùng.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk: Sẽ ngừng kiện OpenAI nếu đổi tên OpenAI thành ClosedAI

Elon Musk cho biết sẽ rút đơn kiện OpenAI nếu công ty của Sam Altman đồng ý đổi tên từ OpenAI thành ClosedAI.

OpenAI (ChatGPT) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

“Đổi tên OpenAI thành ClosedAI và tôi sẽ hủy vụ kiện”, Elon Musk phản hồi một nội dung do OpenAI đăng trên X ngày 6/3.

Trong bài đăng tiếp theo, Elon Musk tiếp tục lặp lại thông điệp, yêu cầu “OpenAI cần ngừng sống dối trá”.

Elon Musk thậm chí chế lại bức ảnh CEO Sam Altman cầm thẻ khách khi đến trụ sở công ty năm ngoái để đàm phán sau khi ông bị sa thải. Nội dung trên thẻ này được chỉnh sửa từ OpenAI (AI mở) thành ClosedAI (AI đóng).

Loạt thông điệp được Elon Musk đăng trên X sau khi OpenAI công khai nội dung các email trao đổi nội bộ từ năm 2015 đến 2018 giữa các nhà đồng sáng lập. Động thái này nhắm bác bỏ các cáo buộc trong đơn kiện của Elon Musk và nói lên sự thật về mối quan hệ của họ.

Theo nội dung email, Elon Musk muốn hợp nhất OpenAI với Tesla, trong bối cảnh công ty đang cần tiền xây dựng siêu trí tuệ tổng quát AGI. Elon Musk muốn nắm phần lớn cổ phần và đảm nhiệm vai trò CEO để kiểm soát hội đồng quản trị. Nhưng cuối cùng hai bên không thể thống nhất các điều khoản vì OpenAI cảm thấy việc bất kỳ cá nhân nào có quyền kiểm soát tuyệt đối là đi ngược lợi ích ban đầu.

Theo NDTV, vụ kiện của Elon Musk là đỉnh điểm của sự phản đối kéo dài của ông đối với OpenAI. Elon Musk rời công ty năm 2018. Ông thường chỉ trích công ty xa rời tiêu chí “vì lợi ích nhân loại” đã đưa ra để chạy theo lợi nhuận, nhất là sau khi OpenAI huy động được một tỷ USD từ Microsoft.

Trong khi đó, dưới sự dẫn dắt của Sam Altman, OpenAI đang trở thành một trong những startup giá trị và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo New York Times, OpenAI hiện được định giá 80 tỷ USD. Tuy nhiên công ty cũng đang gặp hàng loạt rắc rối liên quan đến vấn đề bản quyền dữ liệu đào tạo các mô hình AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

FE Credit (VPBank) lỗ hơn 3.500 tỷ năm 2023

Theo MBS, lũy kế cả năm 2023, FE Credit ghi nhận thu nhập hoạt động đạt 17.756 tỷ đồng, giảm 13,8% so với năm 2022 và lỗ trước thuế 3.529 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty tài chính này đã ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế dương trong 2 quý liên tiếp và chất lượng tài sản có dấu hiệu tạo đáy.

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán MB (MBS) cho biết trong quý 4/2023, FE Credit ghi nhận 4.234 tỷ đồng thu nhập hoạt động, giảm 6,9% so với cùng kỳ 2023 và tăng 0,6% so với quý liền trước. Mức giảm này đã cải thiện rất đáng kể so với mức giảm 15,4% và 27,1% so với cùng kỳ 2022 trong quý 2 và quý 3/2023.

Chi phí hoạt động trong quý 4/2023 giảm 32,8% so với cùng kỳ 2022 và giảm 10,2% so với quý trước. Chi phí trích lập dự phòng trong quý 4/2023 đạt 2.162 tỷ đồng giảm 53,4% so với cùng kỳ 2022 và tăng 1,7% so với quý trước.

Đáng chú ý, đây là quý thứ 2 liên tiếp FE Credit ghi nhận chi phí trích lập giảm so với cùng kỳ 2022. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý 4 đạt mức 208 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận khoản lỗ 1.774 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2023, FE Credit ghi nhận thu nhập hoạt động đạt 17.756 tỷ đồng, giảm 13,8% so với năm 2022 và lỗ trước thuế 3.529 tỷ đồng, cao hơn 408 tỷ đồng so với mức lỗ của năm 2022.

Chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng giảm lần lượt 10,1% và 10,4% so với năm 2022. Nợ xấu và nợ nhóm 2 tại cuối năm 2023 của FE Credit đạt lần lượt 11,9% và 17,8%, tăng nhẹ lần lượt 0,9 và 0,1 điểm % so với quý 3/2023.

Theo MBS, chất lượng tài sản của FE Credit đã cải thiện đáng kể và có dấu hiệu tạo đáy kể từ quý 2/2023 (NPL và nợ nhóm 2 đạt lần lượt 28,4% và 10,3%).

Nhóm phân tích cho rằng việc FE Credit ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế dương trong 2 quý liên tiếp và chất lượng tài sản có dấu hiệu tạo đáy cho thấy áp lực trích lập trong những quý tiếp theo sẽ giảm dần.

Ngoài ra, đà giảm của tăng trưởng dư nợ cũng bắt đầu chậm lại và tạo đáy trong qúy 3/2023 cũng gia tăng thêm kỳ vọng FE Credit có thể lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm 2024 và đóng góp đáng kể vào khả năng sinh lợi của VPBank. MBS dự báo dư nợ của FECredit có thể đạt 16,1% trong năm 2024.

FE Credit là công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam xét về tổng tài sản và thị phần cho vay. Với tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc VPBank, FE Credit đã thiết lập một nền tảng vững chắc và liên tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị phần tài chính tiêu dùng với mạng lưới trải dài trên toàn quốc tại hơn 21.000 điểm bán hàng cùng hơn 16.000 nhân viên.

Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, FE Credit đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và tăng trưởng kinh tế chậm lại gây ra gánh nặng tài chính cho các cá nhân có thu nhập thấp, những người vốn là khách hàng chính của FE Credit.

Giới phân tích dự báo, hoạt động của FE Credit sẽ dần ổn định từ nửa cuối năm 2023 và bắt đầu hồi phục từ năm 2024. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cho vay nhìn chung sẽ chậm lại so với giai đoạn trước nhưng được tập trung vào khách hàng sẽ ít rủi ro hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Masan nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư của J.P Morgan

Báo cáo chiến lược thị trường vốn mới đây của J.P Morgan đã nêu ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của tổ chức này với sự xuất hiện của cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan trong nhóm các đại diện hàng đầu, bên cạnh các cổ phiếu TCB, ACB hay FPT.

CEO JPMorgan Chase
CEO JPMorgan Chase

Báo cáo tài chính năm 2023 vừa công bố cho thấy, Masan Group tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực của các mảng kinh doanh tiêu dùng, gồm Masan Consumer và WinCommerce. Tuy nhiên, kết quả này bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tăng mạnh của chi phí tài chính trong môi trường lãi suất và tỷ giá biến động.

Cụ thể, doanh thu thuần của Masan trong năm 2023 đạt 78.250 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.870 tỷ đồng, mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tuy vậy, trong báo cáo phân tích mới công bố, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng áp lực cơ cấu nguồn vốn của Masan đã qua thời điểm tồi tệ nhất.

Theo đó, BVSC tỏ ra lạc quan đối với khả năng thanh toán của Masan trong năm 2024 nhờ tổng tiền mặt tích lũy gần 17.000 tỷ đồng, hệ số EBITDA trên phần nợ tới hạn cải thiện (lên 1,6 lần) và việc tập đoàn sắp nhận được 250 triệu USD từ Bain Capital.

Kỳ vọng lợi nhuận 2024 phục hồi mạnh mẽ, BVSC dự báo doanh thu thuần của Masan sẽ tăng 15,5%, vượt mức 90.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trừ lợi ích cổ đông thiểu số đạt hơn 1.650 tỷ, tăng gần 4 lần so với nền thấp năm 2023.

Bộ phận phân tích của BVSC đánh giá cổ phiếu MSN có thể tăng trưởng 32% trong vòng 12 tháng tới với giá kỳ vọng 93.200 đồng.

Động lực tăng trưởng chính của Masan sẽ đến từ sự vững vàng của trụ cột The CrownX với tăng trưởng ổn định từ Masan Consumer, trong khi WinCommerce tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động, hướng đến năm đầu tiên có lợi nhuận hoạt động dương.

Năm ngoái Masan Consumer (MCH) ghi nhận doanh thu 29.066 tỷ đồng và lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6.521 tỷ đồng. Nếu loại trừ tác động của việc chuyển MSN Jinju cho Masan Meat Life, doanh thu của công ty tăng trưởng đến 9%, là con số cực kỳ ấn tượng trong bối cảnh chi tiêu thắt chặt khi niềm tin tiêu dùng ở mức thấp do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi.

Masan Consumer tiếp tục là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dẫn đầu trong cải tiến và đổi mới với doanh thu từ các sản phẩm mới tăng 39%, đóng góp 4,4% tổng doanh thu năm 2023.

Chiến lược “Go Global” của công ty cũng ghi nhận mốc thành tích đáng khích lệ với doanh thu vượt ngưỡng 1.000 tỷ trong năm 2023. Các sản phẩm thương hiệu Chin-su hiện đang được xuất khẩu đi các thị trường phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, tương ớt Chin-su đang là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng Amazon.

Trong năm nay, các mảng kinh doanh khác bao gồm Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials được dự báo sẽ thu hẹp khoản lỗ, giảm bớt gánh nặng lợi nhuận chung cho cả tập đoàn.

Đặc biệt, áp lực từ chi phí lãi vay của Masan giảm nhờ mặt bằng lãi suất thấp, rủi ro tỷ giá của các khoản vay USD cũng đã được phòng hộ 100% thông qua các hợp đồng tương lai và công cụ phái sinh.

Trong một báo cáo gần đây về chiến lược thị trường vốn tại Việt Nam, J.P Morgan cho biết VN Index đã tăng 9,5% so với đầu năm và là thị trường hoạt động tốt thứ hai ở châu Á (sau Nhật Bản).

Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh vĩ mô được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp kỷ lục và cam kết của Chính phủ về kế hoạch phát triển thị trường vốn của Việt Nam, giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trong nước.

J.P Morgan cũng tin rằng VN Index có thể tiến gần hơn đến kịch bản tích cực, tăng lên mức 1.450 điểm (so với kịch bản cơ bản 1.300 điểm) nhờ việc thực hiện cải cách pháp lý, hướng tới nâng hạng thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, đà phục hồi sản xuất/GDP được duy trì và xu hướng tăng cường đầu tư, bao gồm giải ngân cơ sở hạ tầng và FDI tại Việt Nam sẽ giúp thị trường tiếp đà tăng giá trong thời gian tới.

Báo cáo cũng nêu ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của J.P Morgan tại thị trường Việt Nam là ngân hàng, công nghệ thông tin và hàng tiêu dùng, với các cổ phiếu MSN, TCB, ACB, FPT.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Tìm hiểu về quy tắc 7C trong Social Media Marketing

Là một thương hiệu trực tuyến trong kỷ nguyên mới, bạn đã từng nghe nói về quy tắc hay công thức 7C trong Social Media Marketing? Trong thế giới Digital Marketing, có rất nhiều từ C đã được Marketer sử dụng để thành công. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về công thức này.

Tìm hiểu về quy tắc 7Cs trong Social Media Marketing
Tìm hiểu về quy tắc 7Cs trong Social Media Marketing

Quy tắc hay công thức làm Marketing 7C là gì trong Social Media Marketing?

Khái niệm 7C được bắt nguồn từ 7 chữ cái đầu tiên có trong công thức đó là cộng đồng (Community), nội dung (Content), sáng tạo lại nội dung (Curation), sáng tạo nội dung (Creation), kết nối (Connection), trò chuyện (Conversation) và chuyển đổi (Conversion).

Hiểu được rõ những chữ C này và ý nghĩa của từng chữ sẽ giúp các Marketer có nhiều cơ hội hơn để thành công trên mạng xã hội và hơn thế nữa.

  • Cộng đồng
  • Nội dung
  • Sáng tạo lại nội dung
  • Sáng tạo nội dung
  • Kết nối
  • Trò chuyện
  • Chuyển đổi

1) Cộng đồng.

Cộng đồng, ở mức độ hẹp có thể hiểu là những người có thể trở thành khách hàng của thương hiệu, tuy nhiên ở mức độ rộng hơn, cộng đồng có thể được hiểu là bao gồm tất cả những người ủng hộ và quan tâm đến thương hiệu.

Ở khía cạnh bán hàng và thúc đẩy doanh số, bạn sẽ cần xác định các nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu trước khi bắt đầu chiến lược Social Media Marketing của mình. Biết đối tượng người xem là ai và và những gì họ quan tâm sẽ giúp bạn tạo ra nhiều nội dung có liên quan và chất lượng cao hơn.

2) Nội dung.

Để các hoạt động Marketing có kết quả tốt nhất, tiếp thị nội dung và truyền thông xã hội phải đi đôi với nhau. Các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số được sử dụng cho các công cụ tìm kiếm có thể được sử dụng theo cách tương tự trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook hay Instagram. Việc quảng bá các nội dung bao gồm các từ khóa phù hợp với xu hướng và khách hàng là chìa khoá của thành công.

3) Sáng tạo lại nội dung có sẵn.

Trong thế giới kỹ thuật số, bạn có thể đã nghe nói về thuật ngữ “Curation”. Thuật ngữ này có nghĩa là bạn thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như trang Facebook, nhóm hoặc từ các thẻ hashtag trên Instagram. Sau đó, bạn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình trên mạng xã hội bằng cách chia sẻ lại các nội dung có liên quan (xu hướng) với đối tượng mục tiêu của mình.

4) Sáng tạo nội dung.

Tất nhiên, đến một lúc nào đó, bạn cũng sẽ muốn tạo nội dung (mới). Những nội dung độc đáo và riêng biệt của bạn có thể xuất hiện dưới dạng đồ họa, video hoặc bài đăng trên blog. Tập trung vào việc tạo ra những nội dung phù hợp với thị trường và khách hàng có thể làm nổi bật đáng kể thương hiệu của bạn.

5) Kết nối.

Một phần quan trọng không thể thiếu của các chiến dịch Social Media Marketing là sự kết nối giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể xây dựng một cộng đồng mạnh xoay quanh thương hiệu của mình bằng các chương trình khuyến mãi, những lời kêu gọi hành động và tương tác với những người theo dõi bạn.

6) Trò chuyện.

Để có thể xây dựng các kết nối có nhiều ý nghĩa hơn, bạn cũng cần những cuộc trò chuyện sâu và liên tục với khách hàng của mình. Đặt câu hỏi, tạo cuộc thăm dò ý kiến và chia sẻ những gì đang diễn ra xoay quanh sản phẩm và dịch vụ của bạn là cách để bạn có được những cuộc trò chuyện với khách hàng.

7) Chuyển đổi.

Chữ C cuối cùng trong quy tắc 7C là chuyển đổi hay nói đúng hơn là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi là khái niệm đề cập đến phần trăm người dùng tiềm năng biến thành khách hàng (người mua hàng) của thương hiệu.

Không chỉ đối với các hoạt động Social Media Marketing, chuyển đổi khách hàng là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động Marketing, nó cũng là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả Marketing.

Trong khi tuỳ vào từng bối cảnh doanh nghiệp khác nhau, người làm marketing có thể lựa chọn các công thức hay quy tắc làm việc khác nhau, mục tiêu cuối cùng vẫn là khách hàng và doanh số bán hàng. Bằng cách liên tục học hỏi, thử nghiệm các công thức mới, bạn có nhiều cách hơn để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh nghiệp của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội LinkedIn sập trên toàn cầu

Cũng vào gần thời điểm Facebook và Instagram bị sập trên toàn cầu, vào ngày 6 tháng 3 mạng xã hội việc làm và chuyên nghiệp LinkedIn cũng bị tình cảnh tương tự.

Mạng xã hội LinkedIn sập trên toàn cầu
Mạng xã hội LinkedIn sập trên toàn cầu

Theo số liệu từ Down detector, sự cố đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu với hơn 48.000 báo cáo về sự cố từ phía người dùng.

Nếu bạn đang chạy các chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn, dự kiến phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và chuyển đổi sẽ giảm đáng kể kể từ khi lỗi bắt đầu cho đến khi lỗi được giải quyết.

Theo báo cáo, khi người dùng cố gắng truy cập trang web, nhiều người nhận thấy họ không thể truy cập được. Thay vào đó, họ được chào đón bằng một thông báo lỗi có nội dung:

“Có vẻ như chúng tôi đã gặp phải lỗi. Hãy thử quay lại trang trước hoặc xem Trung tâm trợ giúp của chúng tôi để biết thêm thông tin.”

Sự cố sập hệ thống của LinkedIn bắt đầu diễn ra vào lúc 4h25 chiều ngày 6 tháng 3 và sau đó không lâu LinkedIn đã nhanh chóng khắc phục lỗi.

LinkedIn cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi hiện đang gặp sự cố trên nền tảng nhà phát triển API của Linkedin, sự cố đã khiến các yêu cầu API không thực hiện thành công. Chúng tôi đang điều tra vấn đề và tìm cách giải quyết.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Pepsi công bố logo và nhận diện thương hiệu mới sau 14 năm

Gã khổng lồ đồ uống có ga Pepsi vừa công bố logo và nhận diện thương hiệu mới. Sự thay đổi được cho là táo bạo sau 14 năm.

Pepsi công bố logo và nhận diện thương hiệu mới
Pepsi công bố logo và nhận diện thương hiệu mới

Logo mang tính biểu tượng của Pepsi vẫn không thay đổi trong 14 năm, nhưng mới đây, gã khổng lồ đồ uống có ga này đã ra mắt một logo mới và bộ nhận diện thương hiệu được tân trang lại, bộ nhận diện chính thức được ra mắt trên toàn thế giới vào ngày 1 tháng 3 năm 2024.

Nhận diện được làm mới dựa trên giá trị lịch sử 125 năm của thương hiệu đồng thời cũng lấy cảm hứng từ các logo của thập niên 60, 80 và 90.

Trước khi ra quyết định thay đổi, Pepsi đã thử nghiệm yêu cầu người hâm mộ vẽ logo của Pepsi khi họ nhớ về nó. Mặc dù dòng chữ ‘Pepsi’ không xuất hiện trong vòng xoáy âm dương trên toàn cầu trong hơn 30 năm, phần lớn người hâm mộ đều mô tả logo Pepsi có dòng chữ bên trong, chính điều này đã truyền cảm hứng cho Pepsi “quay trở lại với cội nguồn thương hiệu của mình”.

Logo mới cũng có bảng màu đậm, sóng trắng và kiểu chữ in hoa. Dòng chữ “Pepsi” màu đen gợi nhớ đến logo của thương hiệu trong những năm 1960.

Theo chia sẻ của Pepsi, màu sắc và nhận diện mới cũng ngầm thông báo rằng thương hiệu đang thực sự dịch chuyển tới những lựa chọn lành mạnh hơn và lối sống có ý thức hơn về sức khỏe. Động thái hướng trực tiếp đến Gen Z, vốn được xem là thế hệ quan tâm đến sức khoẻ.

Eric Melis, Phó Giám đốc tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) toàn cầu về nước giải khát có ga tại PepsiCo, nhấn mạnh rằng sự thay đổi nhận diện hình ảnh này đã mô tả sự chuyển đổi của thương hiệu theo cách sống động hơn.

Bên dưới là một số hình ảnh về logo của Pepsi qua các thời kỳ khác nhau.

Logo Pepsi bản gốc (1898-1905)

‘Dấu chấm kép’ (1940-1950)

‘Quả cầu Pepsi’ (1973-1991)

“Thế hệ mới” (1991-2003)

“Sự đơn giản” (2003-2008)

Tối giản và đơn giản, logo năm 2003 nổi bật với bảng màu xanh lam và bạc cùng phông chữ đẹp mắt, hiện đại. Sự rõ ràng và đơn giản của logo nhằm làm nổi bật sự tinh khiết và hương vị thuần khiết của soda.

Logo Pepsi được làm mới (2008-nay)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những nữ tướng quyền lực trong làng công nghệ toàn cầu

Thế giới công nghệ khô khan ngày càng xuất hiện nhiều ‘nữ tướng’ nổi bật như tân CEO X Linda Yaccarino, CEO AMD Lisa Su hay Reshma Saujani, CEO Girls Who Code.

Theo tạp chí Forbes, chỉ có khoảng 8% CEO các hãng công nghệ đám mây trong danh sách Cloud 100 là nữ giới. Một báo cáo khác của Fortune Global 500 – xếp hạng 500 công ty theo doanh thu – cho thấy chỉ có 5% CEO các hãng lớn trong tất cả các ngành là phái đẹp.

Bất chấp sự chênh lệch giới tính trong vị trí lãnh đạo công nghệ, thực tế ngày càng có nhiều phụ nữ nổi bật và có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong mọi lĩnh vực: truyền thông, mạng xã hội, bán dẫn hay lập trình.

CEO Twitter Linda Yaccarino

Gần một năm trước, tỷ phú Elon Musk bổ nhiệm Linda Yaccarino làm CEO Twitter (nay là X), phụ trách điều hành kinh doanh tại “chim xanh” để ông có thời gian tập trung vào thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Ông kỳ vọng sẽ cùng với tân CEO chuyển đổi Twitter thành X, “ứng dụng cho mọi thứ”.

Trước đó, Yaccarino là Giám đốc tiếp thị tại NBC Universal. Bà bắt đầu sự nghiệp truyền thông với tư cách thực tập sinh ở đây và dành hai thập kỷ ở Turner Broadcasting trước khi quay lại NBC Universal năm 2011. Bà là sếp của mảng kinh doanh quảng cáo 13 tỷ USD của nhà đài và nổi tiếng với phong cách đàm phán “lạt mềm buộc chặt”.

Bà nhậm chức trong bối cảnh hàng loạt nhà quảng cáo quay lưng với mạng xã hội này. Từ 1/4 đến tuần đầu tháng 5/2023, doanh thu quảng cáo tại Mỹ của Twitter giảm 59% so với cùng kỳ năm 2022, theo NYT. X cũng gặp vô số rắc rối từ khi về tay ông chủ Musk. Do đó, nhiều người đánh giá Yaccarino đã lãnh “công việc khó nhất giới công nghệ”.

Tuy nhiên, nhà phân tích Dan Ives nhận xét ít người được trang bị đầy đủ như bà để đảm nhận chức vụ này. “Bà ấy không phải người dễ lùi bước trước thách thức”, Ives nói.

CEO Canva Melanie Perkins

Melanie Perkins là nhà sáng lập kiêm CEO nhà sản xuất phần mềm thiết kế Canva, được định giá 40 tỷ USD hồi tháng 9/2021. Canva ra đời năm 2013 dưới bàn tay của Perkins, Cliff Obrecht và Cameron Adams tại Sydney, Australia. Cô nắm khoảng 18% cổ phần công ty nhưng đã cùng chồng (Obrecht) cam kết chuyển hơn 80% cổ phần cho quỹ Canva làm thiện nguyện.

Bất chấp những hoài nghi ban đầu, Canva thu hút hơn 60 triệu người dùng hằng tháng. 500.000 nhóm từ các hãng như Intel, Zoom cũng trả tiền để sử dụng công cụ này. Phần mềm của Canva cho phép người dùng tạo ra những hình ảnh hấp dẫn một cách đơn giản, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Theo Fortune, Perkins từng bị 100 nhà đầu tư mạo hiểm “lắc đầu” và Canva thành lập khi bà không hề có mối quan hệ nào với Silicon Valley. Dù vậy, hiện tại Canva chính là startup giá trị nhất thế giới do một phụ nữ sáng lập và dẫn dắt.

Perkins cho biết tham vọng của Canva là “trao quyền cho mỗi một con người trên thế giới khả năng thiết kế bất kỳ thứ gì mà họ có thể tưởng tượng ra bằng mọi ngôn ngữ trên mọi thiết bị”.

CEO AMD Lisa Su

Lisa Su là Chủ tịch kiêm CEO hãng bán dẫn Advanced Micro Devices (AMD), công ty có tên trong danh sách Fortune 500. Từ năm 1994 đến 1995, bà là nhân viên kỹ thuật tại hãng chip Texas Instruments. Sau đó, bà cống hiến 13 năm tại IBM trong nhiều vị trí khác nhau liên quan đến kinh doanh và kỹ thuật, bao gồm Phó Chủ tịch Trung tâm R&D bán dẫn.

Năm 2007, bà gia nhập Freescale Semiconductor với tư cách Giám đốc công nghệ rồi tiếp tục trở thành Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc bộ phận Mạng và Đa phương tiện. Tháng 1/2012, bà đầu quân cho AMD, lần lượt đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, phụ trách kinh doanh các sản phẩm và giải pháp; Giám đốc điều hành phụ trách sáp nhập các mảng kinh doanh, bán hàng, hạ tầng vào một tổ chức duy nhất.

Từ đó đến nay, bà đã dẫn dắt công cuộc chuyển đổi của AMD sang điện toán thích ứng và hiệu suất cao. AMD cũng là một trong những hãng bán dẫn phát triển nhanh nhất thế giới.

Một điều khá thú vị được Lisa Su tiết lộ năm 2020 là họ hàng xa của CEO Nvidia Jensen Huang.

CEO Girls Who Code Reshma Saujani

Là nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Girls Who Code (tạm dịch: Những cô gái lập trình), Reshma Saujani dành hơn một thập kỷ để đấu tranh cho tiếng nói của nữ giới trong nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ. Gần đây nhất, bà vận động các chính sách hỗ trợ các bà mẹ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Reshma là tác giả của cuốn sách ăn khách “Dũng cảm, không hoàn hảo” và bài nói chuyện truyền cảm hứng với chủ đề tương tự, đạt hơn 5 triệu lượt xem trên toàn cầu. Trước đó, bà từng là luật sư và hoạt động tại Đảng Dân chủ (Mỹ). Năm 2010, bà bước vào chính trường với tư cách là người phụ nữ gốc Ấn đầu tiên tranh cử vào Quốc hội Mỹ.

Trong thời gian này, bà đến thăm các trường học địa phương và chứng kiến khoảng cách giới trong các lớp học máy tính. Đây là lý do thôi thúc bà bắt đầu Girls Who Code. Từ đó tới nay, tổ chức đã hướng dẫn 300.000 cô gái thông qua chương trình giảng dạy khoa học máy tính trực tiếp. Năm 2019, Girls Who Code được tạp chí Fast Company trao giải thưởng Tổ chức Phi lợi nhuận sáng tạo nhất.

CEO Oracle Safra Catz

Một “nữ tướng” công nghệ khác không thể không nhắc tới là CEO Oracle Safra Catz. Bà bắt đầu điều hành Oracle từ tháng 9/2014, khi nhà sáng lập Larry Ellison từ chức. Bà gia nhập hãng phần mềm năm 1999 và là người dẫn đầu chiến lược M&A quyết liệt của công ty, giúp hoàn tất hơn 130 thương vụ thâu tóm.

Sinh ra tại Israel, bà học Luật tại Đại học Pennsylvania và làm việc tại Phố Wall trong 14 năm, phụ trách ngành công nghiệp phần mềm.

Safra Catz là hiện thân của sự bền bỉ, kiên trì và đam mê để đạt được mục tiêu dài hạn bất chấp trở ngại. Mục đích của bà rất rõ ràng: đưa Oracle theo hướng tăng trưởng và đổi mới trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển. Bà không chỉ muốn Oracle duy trì vị trí dẫn đầu mà còn muốn thúc đẩy công ty hướng đến những tầm cao mới và phù hợp với thời đại số.

Dưới sự lãnh đạo của bà, Oracle đã mở rộng các dịch vụ của mình vượt ra ngoài các giải pháp phần mềm truyền thống để nắm bắt điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác. Thông qua ưu tiên nhu cầu khách hàng và đầu tư vào R&D, bà đảm bảo rằng Oracle vẫn đi đầu về đổi mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Tại sao nhà sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing Mix năm 2024

Thông qua Google, Jack Koch, phó chủ tịch phụ trách về nghiên cứu và insights tại Cục Quảng cáo Tương tác (IAB), mới đây đã chia sẻ những phát hiện mới về vai trò của các nhà sáng tạo đối với chiến lược Marketing Mix, cách những nội dung từ nhà sáng tạo ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và hơn thế nữa. Trong năm 2024, khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) lại bước sang một trang mới, người làm Marketing nói chung cũng cần phải trang bị cho mình những nền tảng kiến thức cần thiết.

Tại sao nhà sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing Mix 2024
Tại sao nhà sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing Mix 2024

Về tổng thể, trong thời đại mà mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang tăng với tốc độ chóng mặt, những nội dung do những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sản xuất và chia sẻ đang tạo ra nhiều sức ảnh hưởng nhất định đến những cộng đồng đang theo dõi họ.

Qua sự phát triển này, có một yêu cầu đặt ra với những người làm Marketing là cần hiểu rõ hơn về tác động của người sáng tạo đối với thương hiệu và khách hàng của thương hiệu.

Các nhà sáng tạo đang đóng vai trò gì trong cuộc sống và thói quen truyền thông của người tiêu dùng ngày nay? Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành marketing? Và làm cách nào các nhà quảng cáo có thể tận dụng tối đa cơ hội của nền kinh tế sáng tạo trong bối cảnh mới?

Để làm rõ những vấn đề này, IAB cùng với Talk Shoppe trong một nghiên cứu đã có thể chỉ ra được cách mà nhà sáng tạo đang ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.

Nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động marketing của người sáng tạo có mức độ tin cậy rất cao: 89% nhà quảng cáo cảm thấy tích cực về quảng cáo bên cạnh nội dung của người sáng tạo và 92% đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo sản xuất có thể được coi là “chất lượng”.

Trong khi đó, nghiên cứu về người tiêu dùng của IAB cũng tiết lộ rằng nội dung do người sáng tạo định hướng đóng một vai trò đặc biệt trong quyết định mua hàng và mối quan hệ với thương hiệu của người xem.

Dưới đây là một số điểm nổi bật nhất từ nghiên cứu mà marketer có thể tham khảo.

Mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang ở mức cao nhất mọi thời đại, và một phần được thúc đẩy bởi người sáng tạo.

Những nội dung do người sáng tạo định hướng (Creator-driven content) không chỉ là một phần của sự phát triển nội dung số; nó đang dẫn đầu xu hướng nội dung số trên phạm vi toàn cầu.

Nghiên cứu người tiêu dùng của IAB cho thấy rằng trong khi mức tiêu thụ video kỹ thuật số nói chung đang gia tăng thì lượng khán giả xem nội dung do người sáng tạo tạo ra (sản xuất và định hướng) đang tăng nhanh hơn.

Trên thực tế, 39% người tiêu dùng đang xem nhiều nội dung do người sáng tạo sản xuất hơn so với một năm trước, so với 22% xem nhiều nội dung do các đơn vị khác sản xuất hơn trên các thiết bị và dịch vụ khác nhau.

Đối với các nhà quảng cáo, nội dung được định hướng bởi nhà sáng tạo hiện là yêu cầu cấp thiết cần có.

Thay vì các thương hiệu hay nhà quảng cáo tự sản xuất và truyền tải trực tiếp đến người xem, xu hướng đang diễn ra là tiền của nhà quảng cáo đang được “rót” vào lượng người xem (và xu hướng xem) của nhà sáng tạo.

Khi hành vi xem tiếp tục chuyển từ tuyến tính (onfline) sang kỹ thuật số (Online), chi tiêu của nhà quảng cáo đang tiếp tục tăng lên với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng.

Gần 1/2 số nhà quảng cáo cho biết họ liên tục phân bổ ngân sách cho hoạt động Content Marketing của nhà sáng tạo và 44% nhà quảng cáo có kế hoạch tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024, với mức tăng trung bình là 25%.

Cái gọi là nội dung chất lượng tất cả là về sự phù hợp cá nhân.

Trong thế giới của việc khai thác các phương tiện truyền thông (media buying), cái gọi là nội dung chất lượng thường gắn liền với những hình ảnh bắt mắt hay quá trình sản xuất công phu. Tuy nhiên, khi xem xét những gì người tiêu dùng thực sự đánh giá cao về nội dung video, khái niệm về chất lượng đang khác xa với những giả định truyền thống.

Trên thực tế, mọi người thấy nội dung video có giá trị nhất khi nó mang tính cá nhân và phù hợp. Như một người tiêu dùng đã chia sẻ: “Tôi coi trọng tính chân thực và tính liên quan như những đặc điểm chất lượng cao trong nội dung. Đối với tôi những điều này cũng quan trọng như chất lượng âm thanh và video vậy.”

Nội dung chất lượng không chỉ là sản xuất chất lượng cao. Người tiêu dùng coi trọng sự liên quan và sự gắn kết cá nhân.

Nghiên cứu cũng cho thấy người xem có nhiều khả năng đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo tạo ra sẽ thu hút sở thích cá nhân của họ nhiều hơn, đưa ra chủ đề mà cá nhân họ quan tâm và có tính hấp dẫn cao so với nội dung do các thương hiệu hay đơn vị khác sản xuất.

Người sáng tạo có thể thúc đẩy tác động ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của hoạt động Marketing cùng với nội dung do người sáng tạo và thương hiệu (studio) sản xuất ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Mặc dù cả hai loại nội dung đều có ảnh hưởng mạnh mẽ xuyên suốt, nhưng các quảng cáo được chạy xen kẽ và trong nội dung của người sáng tạo có tác động lớn hơn trong các giai đoạn quan trọng.

Sở dĩ có điều này là bởi vì người tiêu dùng cho biết rằng họ xem người sáng tạo để tìm hiểu về các sản phẩm và xu hướng mới, hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn và những đánh giá trung thực của họ (hơn là từ các thương hiệu).

So với nội dung do studio sản xuất, người sáng tạo mang đến mức độ xác thực và tin cậy không thể tìm thấy ở nơi nào khác, đồng thời nội dung của họ cho phép người tiêu dùng hình dung sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của họ theo cách gần gũi và dễ dàng hơn. Điều này giúp họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn và tự tin hơn.

Như bạn có thể thấy, sức ảnh hưởng của các nội dung do nhà sáng tạo sản xuất và điều hướng là không thể phủ nhận.

Nội dung của người sáng tạo hiện đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi các chiến lược Marketing. Vốn dựa trên các kết nối sâu sắc và cách tiếp cận sáng tạo, người sáng tạo tạo ra những câu chuyện hấp dẫn có khả năng thu hút và chuyển đổi, thúc đẩy tác động sâu sắc đến người tiêu dùng.

Khi bối cảnh truyền thông kỹ thuật số tiếp tục phát triển vào năm 2024, và khi nền kinh tế nhà sáng tạo đã trưởng thành thì các thương hiệu cũng có cơ hội phát triển tương ứng. Khi hợp tác với các nền tảng do người sáng tạo định hướng và khai thác các giải pháp quảng cáo của họ, thương hiệu có thể thúc đẩy hiệu suất và tác động ở cấp độ lớn hơn nhiều.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán đề xuất video của YouTube 2024: Một vài hiểu nhầm Marketer cần biết

Thông qua một chia sẻ mới đây, YouTube muốn làm rõ hiểu nhầm phổ biến về thuật toán đề xuất (recommendation algorithm) video của YouTube năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Thuật toán YouTube 2024
Thuật toán đề xuất của YouTube 2024: Một vài hiểu nhầm Marketer cần biết

Theo đó, thông qua chia sẻ mới, YouTube muốn xoá bỏ những lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến của nhà sáng tạo nội dung hay người dùng về cách hoạt động của thuật toán đề xuất của YouTube.

Hiểu rõ trọng tâm của thuật toán đề xuất nội dung video của YouTube năm 2024.

Khi nói đến mức độ ảnh hưởng của các loại video khác nhau đến hiệu suất của kênh, thuật toán đề xuất của YouTube tập trung vào việc đánh giá từng video riêng lẻ thay vì tính trung bình hiệu suất trên các video của kênh.

Cách tiếp cận này cho phép thuật toán cung cấp cho người dùng nhiều trải nghiệm xem được cá nhân hóa hơn.

Điều này cũng mang lại cho nhà sáng tạo sự linh hoạt cần thiết để thử nghiệm các định dạng video khác nhau mà không cần lo lắng rằng điều đó sẽ tác động tiêu cực đến thứ hạng kênh của họ trong các đề xuất của thuật toán.

Điều này có nghĩa là, hiệu suất kém của một video nào đó sẽ không ảnh hưởng vĩnh viễn đến thành công chung của kênh.

Thuật toán của YouTube phục vụ người xem chứ không phải video.

Nói về một hiểu nhầm phổ biến khác của những người sáng tạo nội dung về thuật toán đề xuất của YouTube.

Rất nhiều người sáng tạo nghĩ rằng YouTube đang cung cấp video cho nhiều người, nhưng thực tế thì ngược lại.

Thuật toán của YouTube tạo ra các đề xuất video khi người dùng truy cập YouTube, nhằm mục đích hiển thị các video phù hợp với lịch sử và sở thích xem của người dùng cụ thể đó. Nói cách khác, YouTube không hướng tới video mà là hướng người xem video nhiều hơn.

Không có một ‘Hộp hình phạt’ cụ thể dành cho người sáng tạo.

Trong khi nhiều người dùng hay nhà sáng tạo lo ngại rằng các kênh có thể bị thuật toán phạt vì đăng ít video hơn hoặc các video bị sụt giảm lượt xem.

Sự thật là, thuật toán của YouTube được thiết kế để khớp từng video với người xem tiềm năng quan tâm nhất mà không dựa quá nhiều vào các biện pháp trừng phạt hoặc đặt quá nhiều trọng số vào dữ liệu lượt xem trước đây của kênh.

Tuổi thọ và khả năng thích ứng của nội dung.

YouTube khuyên người sáng tạo không nên chỉ tập trung vào phân tích các video mới tải lên vì các đề xuất không chỉ giới hạn ở nội dung gần đây.

Các video có thể thu hút được sự quan tâm nếu mối quan tâm đã thay đổi hoặc có các xu hướng mới đang diễn ra, vì vậy người sáng tạo nên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mới ngoài các chỉ số trước mắt.

Thuật toán của YouTube năm 2024 hướng đến nhu cầu của người dùng.

Khi thảo luận về sự cân bằng giữa nội dung do người sáng tạo đăng tải và sở thích của người xem, YouTube đã đề cập đến sự nổi lên của YouTube Shorts như một ví dụ về phản ứng của nền tảng này đối với hành vi của người dùng.

Nhu cầu của người dùng chính là định hướng của YouTube và các thuật toán liên quan.

Nhà sáng tạo hay chủ kênh cần phân tích hiệu suất của kênh để hiểu rõ về sở thích xem của người dùng.

YouTube đề xuất các nhà sáng tạo hay chủ kênh nên xem xét cách người xem đã đăng ký phản ứng với video trong nguồn cấp dữ liệu đăng ký của họ để hiểu rõ hơn về hiệu suất của video.

Dữ liệu này có thể cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu các vấn đề về nội dung hoặc hiệu ứng có ảnh hưởng đến hiệu suất của kênh hay không.

Vì sở thích của người xem không ngừng thay đổi và khó đoán, việc phân tích liên tục là vô cùng cần thiết.

Về bản chất, thuật toán của YouTube 2024 điều chỉnh theo nội dung người xem muốn xem chứ không phải theo kênh hay video. Vì vậy, hãy nghiên cứu rõ đối tượng mục tiêu của kênh, xem xu hướng nào trong lĩnh vực liên quan đang được quan tâm và cung cấp cho mọi người nhiều hơn những gì họ muốn (và tốt hơn đối thủ).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Kỹ sư Google bị cáo buộc đánh cắp bí mật AI gửi cho Trung Quốc

Linwei Ding, kỹ sư Google, bị bắt và truy tố vì đánh cắp bí mật thương mại và tuồn về Trung Quốc.

Linwei Ding, còn được gọi là Leon Ding, 38 tuổi, đã bị bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ ở San Francisco cáo buộc với bốn tội danh liên quan đến trộm cắp bí mật thương mại. Người này bị bắt sáng 5/3 tại nhà riêng ở Newark, California.

Theo cáo trạng, Ding đã đánh cắp thông tin chi tiết về cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm cho phép các trung tâm dữ liệu về siêu máy tính của Google đào tạo mô hình AI thông qua máy học (machine learning).

Những thứ bị đánh cắp gồm các chi tiết về chip, hệ thống và phần mềm giúp siêu máy tính “có khả năng thực thi ở mức đỉnh cao của công nghệ máy học và AI”.

Ding được Alphabet, công ty mẹ của Google, thuê năm 2019. Người này được cho là thực hiện hành vi trộm cắp lần đầu năm 2022 sau khi một công ty công nghệ Trung Quốc bí mật “mời” làm giám đốc công nghệ. Ding cũng đến Trung Quốc trong vài tháng, tham gia các cuộc họp với nhà đầu tư để quyên tiền cho công ty và nắm 20% cổ phần công ty.

Tính đến tháng 5/2023, Ding được cho là đã tải hơn 500 tệp từ máy chủ Google về máy tính cá nhân. Cũng trong tháng đó, người này thành lập công ty công nghệ của riêng mình và nộp đơn vào một chương trình khởi nghiệp tại Trung Quốc.

Trong một nhóm chat nội bộ, Ding đăng số dữ liệu đánh cắp được và nói: “Chúng ta có kinh nghiệm với nền tảng sức mạnh tính toán của Google. Chúng ta chỉ cần sao chép và nâng cấp, sau đó phát triển thêm nền tảng sức mạnh tính toán phù hợp với điều kiện tại Trung Quốc”.

Google bắt đầu nghi ngờ Ding vào tháng 12/2023. Công ty đã tịch thu máy tính xách tay của người này ngày 4/1 trước khi Ding dự định từ chức.

“Chúng tôi có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt trong việc ngăn chặn hành vi trộm cắp thông tin, bí mật thương mại. Sau khi điều tra, chúng tôi phát hiện nhân viên này đã đánh cắp nhiều tài liệu. Công ty đã nhanh chóng chuyển sự việc cho cơ quan thực thi pháp luật”, Jose Castaneda, người phát ngôn của Google, nói.

Ding sẽ đối mặt với án tù lên đến 10 năm và mức phạt 250.000 USD cho mỗi tội danh.

“Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không tha thứ cho hành vi trộm cắp bí mật thương mại và thông tin tình báo”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cũng cho biết tại một hội nghị ở San Francisco ngày 6/3.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO

Nền tảng Reddit đang nhắm tới mức định giá lên tới 6,5 tỷ USD trong đợt IPO, con số này thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu trước đó.

Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO
Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO

Các nguồn tin cho biết Reddit đang tìm cách ấn định mức giá chào bán trong khoảng 31-34 USD/cổ phiếu với mức định giá (giá trị thị trường) ban đầu là khoảng 6.5 tỷ USD.

Một trong những nguồn tin cho biết, một số cổ phiếu được bán trong đợt IPO sẽ là cổ phiếu mới do Reddit phát hành và một số sẽ là cổ phiếu hiện có do các nhà đầu tư và nhân viên của Reddit nắm giữ.

Reddit được định giá 10 tỷ USD trong vòng cấp vốn vào năm 2021. Công ty đang tìm cách bán khoảng 10% cổ phần của mình trong đợt IPO.

Reddit là nền tảng theo hướng diễn đàn, nổi tiếng với các nhóm thảo luận riêng biệt và người dùng có thể bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không đồng ý” đối với những nội dung do các thành viên khác đăng tải.

Mới đây, Reddit đã tiết lộ rằng khoản lỗ ròng của nền tảng đã giảm xuống còn 90,8 triệu USD và tăng trưởng doanh thu khoảng 21% vào năm 2023.

Hồ sơ IPO của Reddit đã được công bố vào tuần trước, gần hai thập kỷ sau khi Reddit ra mắt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cục An toàn thông tin: Facebook bị sập là tín hiệu tích cực với người dùng mạng Việt Nam

Ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, Facebook gặp lỗi kỹ thuật khiến nhiều người dùng bị đăng xuất khỏi tài khoản, nhìn từ góc độ an toàn thông tin, đây là tín hiệu tích cực.

Facebook, Messenger, InstagramThreads – tất cả dịch vụ của Meta – đều gặp sự cố khiến nhiều người dùng đăng xuất khỏi tài khoản. Theo Andy Stone, Giám đốc truyền thông Meta, công ty ghi nhận sự cố kỹ thuật khiến gặp khó khăn khi truy cập dịch vụ, đồng thời gửi lời xin lỗi.

Theo số liệu được Sở TT&TT Thành phố Hồ Chí Minh công bố, Việt Nam có hơn 70 triệu người dùng Facebook. Do đó, sự cố sập mạng Facebook tối 5/3 gây bất tiện cho không ít cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội này.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ an toàn thông tin, vụ việc lại là một tín hiệu tích cực. Chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT tổ chức vào chiều ngày 6/3, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, hầu hết mọi người đều chưa dùng biện pháp xác thực hai bước để bảo vệ tài khoản. Đó là lý do chúng ta thường mất tài khoản trực tuyến nếu bị lộ mật khẩu trong các cuộc tấn công mạng hay rò rỉ dữ liệu.

Nếu tất cả người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều có kỹ năng cơ bản, áp dụng biện pháp bảo mật cơ bản, họ có thể bảo vệ tài khoản trước nguy cơ bị xâm nhập và đánh cắp.

Trở lại sự cố Facebook, ông Trần Quang Hưng đánh giá sẽ có không ít người giật mình vì tưởng rằng bản thân là nạn nhân của một vụ tấn công mạng. “Đây là biện pháp tuyên truyền tốt nhất vì chỉ sau một đêm, hàng chục triệu người dùng Facebook Việt Nam cảm giác mình bị hack và tự có ý thức đổi mật khẩu, tạo xác thực hai bước”, đại diện Cục An toàn thông tin nói.

Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng cũng cần hết sức cảnh giác trước các dịch vụ “ăn theo” lấy lại tài khoản Facebook. Tin tặc rất nhạy cảm với những sự kiện như vậy. Nếu không đề phòng, người dùng sẽ sập bẫy kẻ xấu và làm theo hướng dẫn không có căn cứ trên mạng, truy cập vào website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin đăng nhập, mật khẩu.

Khi không thể đăng nhập Facebook hay một mạng xã hội bất kỳ, người dùng nên bình tĩnh và hỏi thêm bạn bè, chờ đợi nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo, giải quyết sự cố.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VietnamNet

Bộ TT&TT: Mức phạt hiện tại với các KOL, nghệ sĩ hay người nổi tiếng là chưa đủ mức răn đe

Chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT được tổ chức vào chiều ngày 6/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, mức phạt vi phạm hành chính hiện nay đối với các trường hợp như trên là từ 5 đến 10 triệu đồng và các sở thường chọn mức ở giữa 7,5 triệu đồng.

Với một bộ phận lớn người dân, đây là mức xử phạt hành chính có tác động lớn. Tuy nhiên, mức phạt này chưa đủ sức răn đe với một số đối tượng khác như người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL, người bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Ông Lê Quang Tự Do chia sẻ, có trường hợp nghệ sĩ nhận hợp đồng quảng cáo hàng tỷ đồng, do đó, ngay cả khi bị xử phạt số tiền trăm triệu đồng, họ cũng không lo lắng. Ông đánh giá “nhận thức của người bị xử phạt hành chính lúc này đã lệch qua một chiều hướng khác”.

Để xử lý tình trạng nói trên, Bộ TT&TT đang đồng thời làm hai việc: thứ nhất, Bộ TT&TT vừa trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 72, bổ sung một loạt quy định với hoạt động trên mạng xã hội, không gian mạng.

Khi Nghị định thay thế được ban hành, dự kiến giữa năm 2024, Bộ TT&TT sẽ tham mưu quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với hành vi vi phạm trên không gian mạng để tăng sức răn đe.

Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh: “Trong một số trường hợp, tăng mức phạt như thế nào cũng không đủ. Khi họ có nhận thức khác về pháp luật, phải có hình thức xử lý cao hơn hành chính, chẳng hạn xử lý hình sự”.

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc hạn chế phạm vi tiếp cận đông đảo khán giả của người nổi tiếng, nghệ sĩ, người bán hàng… cũng là một hình thức xử phạt đảm bảo tính răn đe cao hơn.

Dù vậy, trong quá trình xử lý vi phạm, Bộ TT&TT còn gặp một số khó khăn, nhưng nằm ở bản chất của không gian mạng. Đó là nhiều trường hợp không thể xác định được danh tính thật, địa chỉ, hoặc đang sinh sống ở nước ngoài. Bộ đang khắc phục tình trạng danh tính ảo bằng cách bổ sung quy định xác thực người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại di động trong Nghị định thay thế Nghị định 72.

Đặt hàng công cụ giám sát livestream

Cũng tại buổi họp báo, trước câu hỏi về hiện tượng một số diễn viên, ca sĩ, KOLs, người nổi tiếng quảng cáo game cờ bạc đổi thưởng, ông Lê Quang Tự Do cho biết, Bộ TT&TT đã ghi nhận thông qua phản ánh trên báo chí. Dựa trên cơ sở đó, Bộ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng mới. Trước đây, có những hình thức quảng cáo trá hình như nghệ sĩ mặc áo in dòng chữ liên tưởng đến website cờ bạc, cá độ… Có những vi phạm rõ ràng có thể xử lý được, nhưng với những trường hợp cố tình “lách”, chưa chứng minh được sẽ có biện pháp xử lý khác bên cạnh nhắc nhở.

Trên Facebook, TikTok, nhiều người lợi dụng tính năng livestream để quảng cáo cờ bạc công khai hay giới thiệu dịch vụ nhạy cảm như khiêu dâm, mại dâm. Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử thừa nhận đang gặp khó khăn khi phát triển công cụ giám sát hình ảnh, video theo thời gian thực.

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã làm việc với một số công ty công nghệ lớn để ra công cụ giám sát video, dù vậy, các công cụ này mới dừng ở hình thức thụ động, đó là tải về rồi rà quét thay vì giám sát thời gian thực.

Ngoài ra, Bộ cũng làm việc với các nền tảng, chủ yếu là nền tảng xuyên biên giới, yêu cầu họ phát triển công cụ giám sát livestream, có trách nhiệm chủ động rà và chặn nội dung độc hại. Cục còn đặt hàng các công ty công nghệ như Viettel, FPT để phát triển công cụ tương tự.

Gọi đây là “cuộc rượt đuổi giữa chính và tà”, Cục trưởng Lê Quang Tự Do mong muốn, trong khi chưa có đầy đủ công cụ giám sát, người dân và báo chí phát hiện nội dung độc hại có thể chụp màn hình, quay video gửi cơ quan quản lý. Từ đó, nhà chức trách có sở cứ quản lý, nhất là người nổi tiếng, có thể định danh được.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Nhóm hacker tự nhận là đã đánh sập máy chủ của Facebook và Instagram

Tối 5.3, máy chủ của Meta gặp sự cố ngừng hoạt động nghiêm trọng trên toàn cầu khiến nhiều sản phẩm như Facebook, Instagram và Threads của hãng tạm thời không thể truy cập.

Không lâu sau đó, nhóm tình báo mạng Cyberint đã đưa ra một bài báo cho biết 3 nhóm hacker đã nhận trách nhiệm đằng sau sự cố. Cụ thể, nhóm hacker Anonymous Sudan đã khoe thành tích thông qua nhóm Telegram sau vụ việc với nội dung cho biết: “Cuộc tấn công mạng do công ty chúng tôi và hai nhóm hacker khác là Skynet và Godzilla phát động đã khiến Facebook ngừng hoạt động”.

Vào giữa tuần trước, nhóm hacker Skynet cũng đã công bố tấn công Facebook khiến dịch vụ này gặp tình trạng trễ khi truy cập ở nhiều dịch vụ khác nhau và điều này dường như là một sự khởi động cho hành động tiếp theo của họ.’

Tuy nhiên, Cyberint cho biết đến nay vẫn chưa thể xác định liệu sự cố ngừng hoạt động mới có liên quan đến 3 nhóm này hay không. Nếu đây là sự thật, cuộc tấn công này không phải là lần đầu tiên 3 nhóm hacker này hợp tác với nhau.

Vào tháng 12.2023, 3 nhóm hacker này nhận trách nhiệm tấn công trang đăng nhập của Discord. Trước đó, họ cũng hợp tác để lên kế hoạch tấn công ChatGPT của OpenAI.

Trong thông báo mới đây đến từ phát ngôn viên Andy Stone của Meta cho biết vấn đề đã được công ty giải quyết theo cách nhanh nhất có thể, đồng thời xin lỗi người dùng về những rắc rối đã gây ra. Mặc dù vậy, dòng tweet của ông không tiết lộ lý do đằng sau sự cố ngừng hoạt động.

Trong khi đó, CEO Elon Musk của X cho biết đã chứng kiến một làn sóng người dùng truy cập X trong thời gian các dịch vụ của Meta gặp sự cố, đồng thời không quên đăng meme chế giễu cũng như đoạn tweet với nội dung “Nếu bạn đang đọc bài đăng này thì đó là vì máy chủ của chúng tôi đang hoạt động”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft Advertising ra mắt Performance Max trên toàn cầu

Nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising vừa thông báo ra mắt loại chiến dịch quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max) trên toàn cầu.

Microsoft Advertising ra mắt Performance Max trên toàn cầu
Microsoft Advertising ra mắt Performance Max trên toàn cầu

Theo đó, kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất (Performance Max) đã có sẵn trên Microsoft Ads trên toàn cầu từ ngày 5 tháng 3 tới đây.

Microsoft Performance Max là gì?

Performace Max (PMax) là loại chiến dịch tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa và quản lý quảng cáo của nhà quảng cáo trên các định dạng và kênh khác nhau trong hệ thống Microsoft Ads.

Nhà quảng cáo trên Microsoft có thể sử dụng kiểu chiến dịch này để xây dựng nội dung chiến dịch (tài sản quảng cáo) và đảm bảo rằng các quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu nhằm tối đa hóa lượt chuyển đổi cho chiến dịch.

Chiến dịch PMax cũng có thể giúp nhà tiếp cận những đối tượng tiềm năng rộng hơn và tự động tối ưu hóa quảng cáo, đây chính là điều khiến loại chiến dịch này trở nên lý tưởng cho những nhà quảng cáo thiếu thời gian hoặc nguồn lực để tối ưu hóa theo cách thủ công (tương tự như dynamic search ads

Nhà quảng cáo trên toàn cầu hiện có thể bắt đầu chiến dịch này với các bước đơn giản bên dưới:

  • Xác định mục tiêu: PMax sẽ tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách tập trung vào các loại chuyển đổi cụ thể mà nhà quảng cáo xác định là có giá trị nhất cho doanh nghiệp của mình.
  • Thêm nội dung quảng cáo: AI của Microsoft Ads, được hướng dẫn bởi những thông tin đầu vào ban đầu và URL cuối cùng của nhà quảng cáo.
  • Tạo tín hiệu về đối tượng: Chỉ định những loại khách hàng có giá trị nhất đối với mục tiêu của doanh nghiệp và có khả năng chuyển đổi, sau đó chiến dịch tối đa hóa hiệu suất sẽ tự điều chỉnh để tiếp cận những người dùng có tiềm năng cao nhất trên mạng lưới hiển thị quảng cáo của Microsoft.

Microsoft đã nói trong một tuyên bố:

  • “Nếu bạn đã sử dụng chiến dịch PMax từ Google Ads, được coi là chiến dịch mua sắm thông minh hoặc chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động (DSA), thì chúng tôi sẽ nâng cấp chiến dịch đó lên chiến dịch tối đa hoá hiệu suất theo từng giai đoạn trong vài tuần tới”.
  • “Nếu bạn hiện đang sử dụng nền tảng của bên thứ ba chưa hỗ trợ loại chiến dịch tối đa hóa hiệu suất, thì những nền tảng đó sẽ tiếp tục được sử dụng dưới dạng chiến dịch mua sắm thông minh hoặc DSA (dynamic search ads).
  • “Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ bổ sung nhiều tính năng mới cho chiến dịch tối đa hóa hiệu suất, chẳng hạn như loại trừ thương hiệu, báo cáo thông tin chi tiết về tìm kiếm, chủ đề tìm kiếm và nội dung video.

Nhà quảng cáo có thể tạo mới hoặc tải lên loại chiến dịch Performance Max từ Google Ads. Xem thêm hướng dẫn của Microsoft tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT tự do sử dụng các nội dung có bản quyền

Các nghiên cứu thử nghiệm mới đây cho thấy các mô hình AI hàng đầu hiện nay như GPT-4 có trong ChatGPT của OpenAI không thể phân biệt và loại trừ các nội dung có bản quyền (copyright).

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền
Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền

Patronus AI, một công ty chuyên đánh giá các mô hình AI được thành lập bởi các cựu nhà nghiên cứu của Meta, mới đây đã công bố nghiên cứu cho thấy rằng các mô hình AI hàng đầu hiện nay vẫn liên tục tạo ra các nội dung có bản quyền, các chatbot AI như ChatGPT “không thể phân biệt và loại trừ các nội dung đã được đăng ký bản quyền trước đó.”

Công ty này đã thử nghiệm công nghệ GPT-4 có trong ChatGPT của OpenAI, Claude 2 của Anthropic, Llama 2 của Meta và Mixtral của Mistral AI, yêu cầu các chatbot AI tạo ra những nội dung từ những cuốn sách đã được bảo vệ bởi luật bản quyền ở Mỹ.

Sau thử nghiệm, GPT-4 của OpenAI là chatbot tạo ra lượng nội dung có bản quyền cao nhất.

Rebecca Qian, đồng sáng lập và CTO của Patronus AI, người trước đây từng làm việc về nghiên cứu AI có trách nhiệm tại Meta, cho biết (với CNBC) trong một báo cáo: “Chúng tôi đã tìm thấy khá nhiều nội dung có bản quyền trên mọi mô hình mà chúng tôi đã đánh giá, cho dù đó là nguồn mở hay nguồn đóng”.

Chuyên gia này nói thêm: “Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là chúng tôi phát hiện ra rằng GPT-4 của OpenAI, mô hình được cho là tốt nhất hiện nay, đã tạo ra lượng nội dung có bản quyền trên 44% lời nhắc (prompts) mà chúng tôi đã yêu cầu. ”

Về tổng thể, nghiên cứu cho thấy GPT-4 được sử dụng bởi ChatGPT của OpenAI hoạt động kém nhất trong việc sản xuất lại những nội dung có bản quyền, dường như “ít có trách nhiệm” hơn so với các mô hình AI khác được thử nghiệm.

Claude 2 của Anthropic có vẻ khó bị lừa hơn vì nó chỉ phản hồi bằng cách sử dụng các nội dung có bản quyền trong 16% số lần được yêu cầu.

Patronus AI viết trong kết quả kiểm tra: “Đối với tất cả các lời nhắc của chúng tôi, Claude từ chối trả lời bằng cách nói rằng nó là trợ lý AI và không có quyền truy cập vào những nội dung có bản quyền”.

Mô hình Mixtral của Mistral hoàn thành đoạn đầu tiên của cuốn sách có bản quyền với tỷ lệ 38% thời gian. Mặt khác, Llama 2 của Meta đã phản hồi bằng nội dung có bản quyền trên 10% lời nhắc.

Anand Kannappan, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Patronus AI, chia sẻ: “Nói chung, thực tế là tất cả các mô hình ngôn ngữ lớn đều đang tạo ra nguyên văn những nội dung có bản quyền, điều này thực sự làm chúng tôi bất ngờ”.

Nghiên cứu này được đưa ra trong bối cảnh OpenAI và các nhà xuất bản không ngừng đấu tranh về việc các chatbot AI “tự do” sử dụng các nội dung có bản quyền để đào tạo các mô hình AI.

Trước đây, OpenAI cũng từng nói rằng “không thể” đào tạo nên các mô hình AI hàng đầu nếu không có các nội dung có bản quyền.

OpenAI viết trong một báo cáo rằng: “Bởi vì các nội dung có bản quyền ngày nay bao trùm hầu như mọi loại biểu hiện của con người – bao gồm các bài đăng trên blog, ảnh, bài đăng trên diễn đàn, đoạn mã phần mềm và tài liệu của chính phủ – nên sẽ không thể đào tạo các mô hình AI nếu không sử dụng các tài liệu có bản quyền”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Động lực tăng trưởng của Temu: Thuật toán sử dụng AI để dự đoán ý tưởng và mong muốn của người mua hàng

Chiến dịch quảng cáo “mua sắm như tỷ phú” của công ty thương mại điện tử Temu diễn ra khắp nơi. Tất cả các sản phẩm đều được chuyển đến từ Trung Quốc, dưới danh nghĩa công ty mẹ PDD Holdings – tập đoàn tham vọng đang mở rộng hoạt động bán lẻ nhanh nhất lịch sử.

Với Temu, PDD muốn thay đổi cách mua sắm trên toàn thế giới: một phiên bản ‘Amazon thứ hai’ nhanh hơn, gọn hơn, rẻ hơn lan rộng từ Trung Quốc tới 49 quốc gia sau chưa đầy 2 năm hoạt động.

Động lực của Temu phần lớn đến từ chính sách quảng cáo, nơi thuật toán và AI dự đoán được ý tưởng và mong muốn của người mua hàng. Sản phẩm được vận chuyển miễn phí trực tiếp từ cổng nhà máy Trung Quốc, giúp loại bỏ khâu trung gian và đảm bảo giá cực cạnh tranh.

PDD đã ghi nhận hơn 870 triệu người dùng đang hoạt động trong nước. Hơn 13 triệu thương nhân tạo ra 1/3 tổng lưu lượng bưu kiện trên toàn đại lục. Hàng chục tỷ gói hàng được gửi đi mỗi năm.

Chỉ sau 9 năm hoạt động, PDD hiện đang cạnh tranh với tập đoàn thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới Alibaba cả về quy mô bán lẻ lẫn vốn hóa thị trường chứng khoán. Vị thế khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi thay vì câu trả lời.

Chẳng hạn, tại sao PDD trông giống các công ty nhỏ cùng ngành nếu so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu? Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động từ sự trỗi dậy của PDD? Bằng cách nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu tài sản cứng trị giá dưới 150 triệu USD? Do đâu các nhà đầu tư Mỹ lại tin tưởng PDD nhiều đến vậy?

Đáp lại, người phát ngôn của PDD khuyến khích Financial Times “xem xét các báo cáo tài chính và các cuộc họp thu nhập để có được cái nhìn toàn diện”.

Ít công ty nào hứa hẹn nhiều với các nhà đầu tư như PDD. Tập đoàn hoạt động giống như thị trường bên thứ ba của eBay và Amazon, kết nối người mua với người bán để thu lợi nhuận từ mỗi giao dịch và tính phí quảng cáo (ads) trên nền tảng.

Trong quý gần đây nhất, doanh thu tăng gần gấp đôi so với một năm trước đó lên 9,4 tỷ USD. Dòng tiền trị giá 2,5 tỷ USD được ghi nhận, ngay cả sau khi PDD ‘ném’ một khoản tiền rất lớn vào việc mở rộng Temu.

Được biết, dịch vụ logistics, máy chủ và trung tâm cuộc gọi dịch vụ khách hàng của PDD hầu hết đều thuê ngoài, phù du và không được thống kê. Sự mờ ám kéo dài bên trong doanh nghiệp.

Nhân viên sử dụng bút danh và biết rất ít về các đội khác. Điều này là đặc trưng của Colin Huang, một cựu kỹ sư Google, người đã thành lập Pinduoduo vào năm 2015 và giấu quyền sở hữu của mình trong suốt một khoảng thời gian dài.

Ban đầu, PDD thu hút người dùng bằng các trò chơi thương mại, bắt chước những tựa game gây nghiện như Farmville và Candy Crush. Kết hợp với các phần thưởng, phiếu giảm giá, hướng đi này được cho là sẽ thu hút người tiêu dùng quay lại ứng dụng và mua sắm.

Đến năm 2018, ứng dụng thu hút được 300 triệu khách hàng và chỉ sau 3 năm hoạt động đã niêm yết thành công trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, huy động được 1,7 tỷ USD.

Trong năm 2020 và 2021, PDD bán được lượng hàng hóa trị giá 2 tỷ USD, song không tiết lộ nhiều thông tin liên quan. Người sáng lập Huang, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bất ngờ từ chức vào năm 2021 với tuyên bố mong muốn nghiên cứu khoa học thực phẩm và khoa học đời sống. Vị trí bỏ ngỏ sớm được thay thế bởi đồng giám đốc điều hành, Chen và Jiazhen Zhao.

Có lẽ bí ẩn lớn nhất về PDD là tập đoàn này thực sự lớn đến mức nào. Các nhà phân tích ước tính tổng GMV năm ngoái rơi vào khoảng 500 tỷ USD đến 700 tỷ USD. Trả lời trong một báo cáo thu nhập hồi năm 2022, Chen cho biết mức độ tương tác của người dùng đã góp phần vào tăng trưởng thu nhập.

Temu hiện đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Đây cũng là ứng dụng mua sắm miễn phí được tải xuống nhiều nhất tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt hồi tháng 7.

“Chúng tôi đã đổi mới trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cách tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt, đồng thời củng cố vị thế, danh tiếng của chúng tôi”, đại diện PDD nói.

Sự trỗi dậy của PDD trong một thị trường thương mại điện tử vốn vô cùng đông đúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều các nhà đầu tư cũng như đối thủ nội địa lâu đời, trong đó có Alibaba và JD.com. Jack Ma thừa nhận tập đoàn phải chuyển đổi, trong khi người sáng lập JD Richard Liu khẳng định “nếu JD không tiến lên, chúng ta sẽ không còn đường”.

Với Pinduoduo, người tiêu dùng là trên hết. Khách hàng có thể được hoàn tiền ngay lập tức mà không cần trả lại sản phẩm nếu không hài lòng với chất lượng – chiến lược giúp hãng ‘thu phục’ một lượng lớn fan trung thành. Nó cũng giúp phân biệt mô hình của PDD với Alibaba – tập đoàn vốn đặt nhiều gánh nặng lên người mua trong các tranh chấp với người bán.

Tuy nhiên, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập kiêm CEO của WPIC Marketing and Technologies, một số người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua các sản phẩm đắt tiền trên Pinduoduo do “hàng giả vẫn tràn lan trên nền tảng”.

“Một số thương hiệu đã sử dụng Pinduoduo như một phương tiện để tiếp cận khách hàng mới và loại bỏ hàng tồn kho, giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số. Tuy nhiên, số lượng vẫn ở mức thấp”, Cooke nói.

Đáp lại, PDD khẳng định công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cũng như quy trình chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng. “Chúng tôi nhanh chóng loại bỏ và điều tra mọi mặt hàng vi phạm ngay khi tiếp nhận thông tin”, đại diện Pinduoduo nói.

Theo: FT, Bloomberg

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh

An ninh tiền tệ

Doanh nghiệp đại diện cho Soya Garden đã chính thức ngừng hoạt động

Từng đặt mục tiêu đến năm 2021, giới trẻ sẽ rủ nhau “Đi Soya” sẽ giống như “Đi cà phê đi” hay “Đi trà sữa đi”, Founder Hoàng Anh Tuấn đã rời công ty vào năm 2020. Soya Garden cứ co gọn dần cho đến khi những điểm bán cuối cùng cũng không còn trụ được…

Gọi vốn 100 tỷ đồng từ Shark Thủy hậu Shark Tank Việt Nam, giành cứ điểm Ngã sáu Phù Đổng từ Phúc Long để đối mặt với Starbucks, Soya Garden từng là biểu tượng trên thị trường F&B, với tham vọng giới trẻ sẽ rủ nhau “Đi Soya” sẽ giống như “Đi cà phê đi” hay “Đi trà sữa đi”.

Tốc độ mở chuỗi thách thức cả Highlands Coffee lẫn The Coffee House lại thành trở ngại khi Covid-19 ập tới. Sau khi đóng cửa nhiều cơ sở, năm 2020, Founder Soya Garden Hoàng Anh Tuấn chính thức rời công ty.

Cuối năm 2022, Soya Garden duy trì cứ điểm cuối cùng là cơ sở 117 Ô Chợ Dừa. Trong những nỗ lực cuối cùng, đơn vị này khai trương thêm cơ sở Hàng Thùng vào cuối tháng 5/2023. Nhưng chỉ 5 tháng sau, cơ sở ấy đã biến thành cửa hàng Healthy Food mang tên Kalla House.

Fanpage chính thức của Soya Garden có hơn 75.000 lượt thích, đã ngưng cập nhật từ tháng 7/2023. Website Soyagarden.com cũng không thể truy cập được.

Trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, CTCP Soya Garden được báo là không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Soya Garden thành lập công ty từ năm 2015. Hai nhà sáng lập là hai chị em Anh Tuấn và Thu Thủy lên gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa đầu, năm 2017, khi sở hữu 2 cửa hàng.

Lần gọi vốn ấy, Soya Garden gọi vốn thành công 15 tỷ đồng từ Shark Thủy, trong đó 4 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, số còn lại trái phiếu doanh nghiệp kèm điều kiện hoàn vốn trong 3 năm.

Thực tế, Shark Thủy sau đó đã rót 20 tỷ đồng, và tăng lên 100 tỷ đồng 1 năm sau đó. Với số tiền thực rót lên tới 100 tỷ đồng, Soya Garden là startup được thực rót nhiều nhất tại Shark Tank Việt Nam cả 6 mùa.

Sau khi Shark Thủy rót 20 tỷ đồng, số cổ phần Founder Hoàng Anh Tuấn nắm giữ còn 9,54%. Sau khi công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng do cá mập mạnh tay đầu tư, số cổ phần của Hoàng Anh Tuấn không được tiết lộ.

Năm 2020, Hoàng Anh Tuấn rời Soya Garden. Năm 2021, Soya Garden đóng cửa hàng flagship tại TPHCM, rút lui khỏi thị trường miền Nam. Hiện tại, đơn vị này không còn cửa hàng nào hoạt động.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Bảo

An Ninh Tiền Tệ

Ngành Marketing và thương hiệu có mặt bằng lương bị sụt giảm lần lượt là 12,5% và 8,8% năm 2023

Giảm lương và tăng ứng dụng AI là hai đặc điểm nổi bật của những doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á trong năm 2023.

Ngành Marketing và thương hiệu có mặt bằng lương bị sụt giảm lần lượt là 12,5% và 8,8% năm 2023
Ngành Marketing và thương hiệu có mặt bằng lương bị sụt giảm lần lượt là 12,5% và 8,8% năm 2023

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đông Nam Á đang tiến hành tái cơ cấu bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả hơn nhằm thích nghi với những thách thức từ sự khó khăn chung của thị trường.

Báo cáo “Nhân tài khởi nghiệp Đông Nam Á năm 2024” của nền tảng Glints và quỹ đầu tư Monk’s Hill Ventures (MHV) cho thấy xu hướng giảm lương và tăng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở những công ty khởi nghiệp.

Cụ thể, vị trí kỹ sư cấp thấp bị sụt giảm nhiều nhất với 6%. Riêng thị trường Việt Nam, vị trí có mức lương sụt giảm nhiều nhất là lập trình viên với mức giảm 8,2%. Mảng marketingthương hiệu có mặt bằng lương bị sụt giảm lần lượt là 12,5% và 8,8%.

Nguyên nhân của việc giảm lương là do dư thừa nhân sự trên thị trường, ảnh hưởng của làn sóng cắt giảm và tái cơ cấu bộ máy trong giai đoạn kinh tế khó khăn chung. Dù vậy, các vị trí trung và cao cấp như phó giám đốc công nghệ vẫn được các doanh nghiệp săn đón.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ưu tiên ứng dụng AI để tăng tính hiệu quả trong công việc, tinh gọn quy trình vận hành thông qua việc tự động hóa những tác vụ văn phòng, sáng tạo nội dung và chăm sóc khách hàng…

Khả năng thành thạo các công cụ AI đang trở thành yêu cầu cơ bản cho cả các vai trò công nghệ và phi công nghệ, tương tự như kỹ năng soạn gmail hoặc sử dụng excel.

Bà Jessica Le, Giám đốc điều hành của Glints Việt Nam nhận định, bước vào thời đại AI, nhu cầu này càng thể hiện rõ ràng hơn khi các công ty phải tìm kiếm những chuyên gia với kỹ năng đặc thù.

Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp cũng coi trọng kỹ năng mềm như lãnh đạo, khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề,… Điều này cho thấy được sự cần thiết trong việc cân bằng các bộ kỹ năng nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng của công ty.

Dưới góc nhìn của ông Peng T. Ong, đồng sáng lập MHV thì AI có sức mạnh biến đổi các doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng AI để xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để mang lại những giá trị lớn hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Nghịch lý về thị trường ví điện tử tại Việt Nam

Có một nghịch lý tại thị trường ví điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp có doanh thu dẫn đầu đều đang lỗ, trong khi các ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn thì lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ. Trong vòng 4 năm từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022, số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng từ 12,3 triệu lên 41,3 triệu người, tăng lên 235%, theo dữ liệu của Vietdata.

Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.

Xét về thị phần, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam là MoMo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, VNPay và Moca, theo báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” công bố bởi Decision Lab trong quý 1/2023.

Theo Vietdata, VNPay là đơn vị dẫn đầu về doanh thu. Năm 2020, doanh thu của VNPay đạt hơn 17.600 tỷ đồng. Con số này tăng 25,9% vào năm 2021 và tăng thêm 34,8% vào năm 2022, đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Theo sau là MoMo, với doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của MoMo đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Con số này tăng 19,5% vào năm 2021, sau đó tăng thêm 15,9% vào năm 2022, đạt hơn 8.500 tỷ đồng.

ShopeePay có doanh thu đạt hơn 4.500 tỷ đồng năm 2020. Con số này tăng 19,2% vào năm 2021 và tăng thêm 32,8% vào năm 2022, đạt gần 7.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào yếu tố lợi nhuận, các ví điện tử có doanh thu dẫn đầu tại Việt Nam hầu hết đều đang lỗ, hoặc lợi nhuận rất mỏng, theo Vietdata.

Với VNPay, lợi nhuận sau thuế ví điện tử này đạt hơn 170 tỷ đồng năm 2020. Đến năm 2021, lợi nhuận VNPay tăng 86,5% và sau đó giảm về hơn 20 tỷ đồng vào năm 2022.

Trong khi đó, năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế MoMo ghi nhận âm khoảng 880 tỷ đồng. Con số này tăng 30% vào năm 2022, âm gần 1.150 tỷ đồng.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế của ZaloPay ghi nhận âm gần 680 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng 82,5% vào năm 2021 và tăng thêm 6,5% vào năm 2022, âm hơn 1.300 tỷ đồng.

Còn ShopeePay trong năm 2020 ghi nhận lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng. Con số này tăng lên âm hơn 380 tỷ đồng vào năm 2021, sau đó giảm 45,2% vào năm 2022, và đạt lợi nhuận âm hơn 200 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, những ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn như Payoo, NextPay hay Vimo lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn, theo Vietdata.

Điển hình là Payoo, lợi nhuận sau thuế của ví điện tử này có xu hướng tăng trong 3 năm liên tiếp. Với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ đồng năm 2020, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng năm 2022.

NextPay của tập đoàn NextTech ghi nhận lợi nhuận năm 2020 đạt gần 66 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên hơn 90 tỷ đồng vào năm 2021, và tăng mạnh 150% vào năm 2022, đạt hơn 165 tỷ đồng.

Đáng kể nhất là ví điện tử Vimo của Mobifone, ghi nhận mức lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng vào năm 2020. Con số này giảm nhẹ 12,9% vào năm 2021, sau đó bất ngờ tăng mạnh và đạt hơn 150 tỷ đồng vào năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Sau một khoảng thời gian tưởng chừng như là mọi thứ đã dừng lại, mới đây một số nhà lập pháp Mỹ lại đưa ra vấn đề mới, coi đó là động lực để cấm TikTok khỏi Mỹ.

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok
Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Theo nguồn tin từ Reuters:

“Một nhóm các nhà lập pháp của Mỹ đang đưa ra luật mới cho phép ByteDance của Trung Quốc có khoảng 6 tháng để thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ.”

Hành động mới, do Hạ nghị sĩ Mike Gallagher và Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi dẫn đầu, nhằm mục đích “giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia do quyền sở hữu của các ứng dụng của Trung Quốc đặt ra”.

Trong khi phía TikTok nhiều lần khẳng định ByteDance là công ty đa quốc gia và không có mối liên hệ nào với Chính phủ Trung Quốc, nhiều mối lo ngại vẫn được các nhà lập pháp Mỹ đưa ra, cho rằng các dữ liệu từ ứng dụng video ngắn có liên quan đến Chính phủ Trung Quốc.

Ngoài việc đứng trước lệnh cấm, một dự án có tên là “Project Texas ” vẫn đang được thực thi, trong đó dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ hoàn toàn biệt lập đặt tại Mỹ, dưới sự giám sát chính thức của Mỹ.

TikTok cũng đang xây dựng một dự án tương tự ở châu Âu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược tập trung vào nông thôn của WinMart+

Mỗi tháng, trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, hơn 61% dân số  Việt Nam sống ở nông thôn – đưa nơi đây trở thành thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ. Đầu năm ngoái, trong một động thái mở rộng thị phần kênh bán lẻ hiện đại, Masan Group – đơn vị sở hữu và vận hành hệ thống WinMart/WinMart+ đưa ra mô hình cửa hàng tạp hoá cho vùng nông thôn và ngoại thị.

Theo bà Nguyễn Thị Phương – CEO WinCommerce (thuộc Masan Group), thị trường bán lẻ nông thôn ước tính có quy mô 50 tỷ USD nhưng rất ít nhà bán lẻ chuyên nghiệp tham gia do người dân có mức thu nhập và chi tiêu thấp hơn thành thị. Khu vực này cần một mô hình hiệu quả mới có thể chiến thắng.

WinMart+ Rural được Masan Group lựa chọn để xây dựng dành riêng cho khu vực nông thôn. Các cửa hàng này có độ nhận diện đơn giản, màu sắc bắt mắt. Hàng hóa bên trong được chọn lọc phù hợp lối sống và khả năng kinh tế, tập trung mạnh vào các chương trình khuyến mãi.

Diện tích các siêu thị này khoảng 80 – 100m2, danh mục gồm hàng hóa nội địa giá rẻ, hoa quả nhập khẩu  phân khúc trung bình.

Sau một năm triển khai mô hình mới, trao đổi với chúng tôi mới đây, phía Masan Group thông tin đã chuyển đổi 1.100 cửa hàng WinMart+ khu vực nông thôn sang chi phí thấp trong nửa cuối năm, vượt kế hoạch ban đầu là 676 điểm.

Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn tăng từ 12,9 triệu đồng/ngày lên 15 triệu đồng/ngày. Tức mỗi tháng trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu – con số đáng kể nếu so với các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ.

Để cạnh tranh với chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, WinMart+ khu vực nông thôn được áp dụng chiến lược giá rẻ.

Trong đó, tại WinMart+ ở vùng nông thôn, ngoại thành các địa phương, Masan Group triển khai ụ đảo hero items – trưng bày 100 sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra, khách hàng Hội viên WIN còn được mua với giá rẻ hơn 20% các mặt hàng như rau, thịt.

Để bán được giá rẻ tại những khu vực này, theo WinCommerce khâu logistics đóng vai trò quan trọng. Trong đó trợ lực từ đơn vị logistics nội bộ – Supra được thành lập năm 2022.

Hiện hệ thống trung tâm phân phối Supra đang có 10 cụm kho (bao gồm 6 cụm kho khô và 4 cụm kho lạnh). 50% hàng hóa của WinCommerce được vận chuyển thông qua Supra.

Kết quả Supra giúp WinCommerce giảm chi phí vận chuyển 11% đối với cả sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường và sản phẩm tươi sống nhờ tối ưu hoá lưu lượng hàng hoá.

Ngoài ra, để có giá rẻ WinCommerce cũng tăng thu mua nguồn nguyên liệu địa phương. Trung bình mỗi năm, đơn vị bán lẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thu mua và tiêu thụ 83.000 tấn nông sản địa phương.

Cuối cùng, giá rẻ cho người tiêu dùng nông thôn đến từ các nhãn hàng riêng dựa vào sản phẩm do Masan Consumer sản xuất. Theo WinCommerce, họ phát triển các nhãn hàng riêng đặc trưng có giá thành rẻ hơn từ 10 tới 20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.

Không chỉ Masan Group, thời gian qua, một ông lớn bán lẻ khác là Saigon Co.op cũng đẩy mạnh chiến lược tiến về khu vực nông thôn của mình. Tại các địa phương, Saigon Co.op bám vào thị trường các huyện, thị bằng thương hiệu Co.op Food.

Mô hình kinh doanh mới tập trung vào tuyến huyện được lãnh đạo Saigon Co.op nhắc đến trong Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023 mới đây. Trong đó đáng kể nhất là hệ thống Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Trung tâm thương mại SenseMarket – Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang).

Saigon Co.op đặt mục tiêu cán mốc 900 điểm bán vào cuối năm nay, tập trung thúc đẩy mô hình cửa hàng mới, áp dụng điện toán hoá, số hoá vào hoạt động bán lẻ.

Trong khi đó, ban lãnh đạo Masan Group xác định nông thôn là một thị trường nhiều cơ hội khi nhận định “chợ truyền thống là kênh bán lẻ đang thoái trào”.

CEO WinCommerce phân tích rằng với mô hình đại siêu thị, dù chính quyền đã rất nỗ lực, hạ tầng thương mại và giao thông vẫn đi chậm hơn sự phát triển của xã hội. Quỹ đất để phát triển mô hình đại siêu thị không còn nhiều, giá đất lại cao. Trong khi chợ truyền thống gặp vấn đề cố hữu như vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng.

“Hiện nay những kênh này đang thoái trào ở Việt Nam, còn trên thế giới đã thoái trào từ lâu”, bà Phương khẳng định.

Vì thế, trong thời gian tới, WinCommerce sẽ  theo đuổi mô hình siêu thị và minimart (siêu thị cỡ nhỏ) với chuỗi WinMart và WinMart+ dựa trên lợi thế như sự thuận tiện, giải quyết được cơ bản nỗi trăn trở của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng cũng hoàn toàn khác biệt.

“Sau một năm triển khai, chúng tôi đã tìm ra mô hình thành công. Với 400 triệu đồng doanh thu một tháng, chúng tôi đã có lời giải cho mô hình nông thôn”, bà Nguyễn Thị Phương kết luận hồi năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Louis Vuitton (LV) mở nhà hàng đầu tiên ở Đông Nam Á

Louis Vuitton vừa khai trương cửa hàng concept có trải nghiệm mua sắm kết hợp ẩm thực và triển lãm đầu tiên ở Đông Nam Á tại Bangkok, Thái Lan.

Thương hiệu thời trang cao cấp – Louis Vuitton vừa khai trương cửa hàng concept có trải nghiệm mua sắm, triển lãm, nhà hàng và quán cà phê đầu tiên tại Đông Nam Á ở Bangkok, Thái Lan. Nhà hàng mới của nhà mốt Louis Vuitton có tên LV The Place Bangkok thuộc 2 tầng trung tâm thương mại Gaysorn Amarin.

Đây là cửa hàng concept của Louis Vuitton có trải nghiệm mua sắm kết hợp ẩm thực và triển lãm như cửa hàng ở Pháp, Nhật. Tại đây, khách hàng không chỉ được mua sắm mà còn được ăn uống tại nhà hàng đầu tiên của Louis Vuitton ở Đông Nam Á – Gaggan at Louis Vuitton.

Nhà hàng này phục vụ thực đơn theo mùa kết hợp ẩm thực Thái Lan do bếp trưởng nổi tiếng người Ấn Độ Gaggan Anand thực hiện.

Nhà hàng này bao gồm các menu có sẵn như bữa trưa 8 món với giá 4.000 baht (hơn 110 USD), bữa tối gồm 17 món với mức giá là 8.000 baht (hơn 220 USD). Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đặt phòng riêng với mức giá tối thiểu khoảng 100.000 bath (hơn 2.790 USD).

Bên cạnh nhà hàng, Louis Vuitton cũng đã khai trương quán cà phê đầu tiên tại Bangkok, Le Cafè Louis Vuitton. Tại quán cà phê này có thực đơn bánh ngọt gồm các loại bánh kem, bánh tart, sandwich, parfaits, bánh quy mang nhiều hương vị khác nhau đều được trang trí bằng hoa văn đặc trưng của Louis Vuitton.

Ngoài ra ở tầng 1 của LV The Place Bangkok là Visionary Journeys – một triển lãm về lịch sử thương hiệu Louis Vuitton. Triển lãm này tái hiện những dấu ấn di sản của Louis Vuitton qua trải nghiệm tương tác đa giác quan…

Hồi tháng 2/2020, Louis Vuitton đã khai trương nhà hàng và quán cà phê đầu tiên cùng với cửa hàng flagship mới tại Osaka, Nhật Bản. Sau đó, các nhà hàng mang tên Louis Vuitton tiếp tục xuất hiện ở các thành phố khác như Tokyo (Nhật Bản); Thành Đô (Trung Quốc) và Paris (Pháp).

Trước Louis Vuitton, đã có nhiều nhà mốt khác bước chân vào lĩnh vực F&B như Ralph Lauren đã mở nhà hàng đầu tiên tại Chigaco vào năm 1999 và sau đó là hàng loạt nhà hàng tại New York. Burberry cũng sở hữu thương hiệu Thomas’s Cafe ở London…