Skip to main content

Tác giả: Community

Mỹ yêu cầu Apple và Google sẵn sàng xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng

Các nhà lập pháp Mỹ đề nghị Apple và Google sẵn sàng xóa bỏ TikTok tại Mỹ sau ngày 19/1/2025 nếu ByteDance không bán nền tảng này trước thời hạn.

Theo CNBC, các thành viên Ủy ban Hạ viện Mỹ đã đề nghị Apple và Google sẵn sàng xóa bỏ TikTok tại Mỹ vào tháng 1/2025.

Hôm 13/12, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc John Moolenaar và Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi đã gửi thư nhắc nhở CEO Apple Tim Cook và CEO Alphabet Sundar Pichai về trách nhiệm thực thi lệnh cấm với vai trò đơn vị điều hành cửa hàng ứng dụng.

Các nhà lập pháp cũng đề cập đến quyết định của Tòa Phúc thẩm Mỹ tại Washington vào tuần trước. Theo đó, tòa ủng hộ đạo luật yêu cầu ByteDance của Trung Quốc phải thoái vốn khỏi mạng xã hội TikTok trước ngày 19/1/2025.

Nếu ByteDance không bán TikTok trước thời hạn này, Apple và Google sẽ phải ngừng hỗ trợ ứng dụng TikTok tại Mỹ.

Cũng trong ngày 13/12, tòa phúc thẩm đã bác bỏ yêu cầu của TikTok về việc tạm dừng áp dụng đạo luật này vào tháng 1.

Các nhà lập pháp cũng gửi một bức thư khác đến CEO TikTok Shou Zi Chew. Họ nhấn mạnh rằng kể từ khi Tổng thống Joe Biden thông qua đạo luật TikTok vào tháng 4, Quốc hội đã dành đủ thời gian để TikTok thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ.

“TikTok đã có 233 ngày và vẫn còn thời gian để tìm ra giải pháp cho vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ”, nội dung bức thư đề cập.

Mặc dù TikTok cho rằng đạo luật này vi hiến và vi phạm quyền Tu chính án Thứ nhất của 170 triệu người dùng tại Mỹ, một hội đồng 3 thẩm phán tại tòa phúc thẩm đã bác bỏ lập luận này. Hội đồng này cho rằng đạo luật “được thiết kế một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia”.

TikTok cảnh báo việc bị cấm tại Mỹ trong vòng 1 tháng sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ và người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội nước này mất 1,3 tỷ USD doanh thu và lợi nhuận.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa tuyên bố công khai ý định thực thi lệnh cấm TikTok khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2025.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã cố gắng thúc đẩy lệnh cấm này nhưng sau đó thay đổi quan điểm về TikTok sau khi gặp tỷ phú Jeff Yass vào tháng 2.

Yass là một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa và là nhà đầu tư lớn vào TikTok. Doanh nhân này đang sở hữu 15% cổ phần ByteDance thông qua công ty giao dịch Susquehanna International Group.

Chia sẻ với CNBC, người phát ngôn của TikTok tái khẳng định kế hoạch đưa vụ kiện lên Tòa án Tối cao nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương vụ mua lại công ty mẹ batdongsan.com.vn chính thức hoàn tất

EQT Private Capital Asia và PropertyGuru Group Limited (Mã chứng khoán New York: PGRU), (“PropertyGuru” hoặc “Tập đoàn”), Tập đoàn công nghệ bất động sản (“PropTech”) hàng đầu Đông Nam Á, thông báo việc hoàn tất thương vụ mua PropertyGuru bởi BPEA Private Equity Fund VIII Limited, với giá là 6.70 USD/cổ phiếu, tương đương với việc PropertyGuru được định giá khoảng 1,1 tỷ USD.

Cùng với việc hoàn tất thương vụ này, cổ phiếu phổ thông của PropertyGuru đã ngừng giao dịch trước giờ mở cửa thị trường vào ngày 13/12/2024 và Tập đoàn đã rút niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York.

PropertyGuru sẽ hoạt động như một công ty tư nhân. Sau khi sáp nhập, đến ngày 12/1/2025, mỗi chứng quyền chưa được thực hiện và còn hiệu lực sẽ được đổi thành 0,7526 USD khi được thực hiện hợp lệ.

Được thành lập vào năm 2007 và có trụ sở chính tại Singapore, PropertyGuru là nền tảng công nghệ bất động sản hàng đầu Đông Nam Á, kết nối hơn 31 triệu người tìm kiếm bất động sản với hơn 50.000 nhà môi giới hoạt động trên khắp Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam mỗi tháng.

Với dịch vụ toàn diện, bao gồm hệ thống tin đăng bất động sản nhiều ưu việt, thông tin thị trường dựa trên dữ liệu lớn, các giải pháp tài chính như PropertyGuru Finance và các giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp PropertyGuru for Business, Tập đoàn giúp người dùng trên toàn khu vực đưa ra những quyết định liên quan đến bất động sản sáng suốt và hiệu quả hơn.

Khoản đầu tư của EQT vào PropertyGuru nhằm hỗ trợ sự phát triển không ngừng của Tập đoàn thông qua việc cung cấp các nguồn lực và chuyên môn để tăng tốc việc phát triển công nghệ, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tận dụng kinh nghiệm từ các doanh nghiệp hàng đầu về nền tảng số và đăng tin bất động sản – như Idealista và Casa.it, EQT sẽ đẩy mạnh các hoạt động chiến lược của PropertyGuru, củng cố vị thế trong lĩnh vực công nghệ bất động sản tại Đông Nam Á và thúc đẩy tăng trưởng ở các thị trường năng động ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và xu hướng số hóa.

Ông Hari V. Krishnan, CEO của Tập đoàn PropertyGuru, cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo về việc hoàn tất thương vụ này và hoan nghênh EQT đến với PropertyGuru.

Trong suốt 17 năm qua, sự phát triển của chúng tôi đã được thúc đẩy nhờ vào những mối quan hệ hợp tác vững chắc với các cổ đông, dẫn đầu bởi TPG và KKR. Thay mặt toàn thể đội ngũ PropertyGuru, tôi xin gửi lời cảm ơn đến họ vì sự hỗ trợ này, và tôi tự hào rằng chúng tôi đã mang lại một kết quả tài chính tích cực cho các nhà đầu tư dài hạn.”

“Thay mặt Ban Lãnh đạo Tập đoàn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Guru – thành viên của PropertyGuru vì sự nỗ lực không ngừng và những thành tựu tuyệt vời mà chúng ta đã cùng xây dựng, cũng như cảm ơn khách hàng và đối tác vì sự tin tưởng và đồng hành liên tục.

EQT chia sẻ cam kết của chúng tôi đối với sự phát triển bền vững, và chúng tôi mong chờ được hợp tác cùng họ để hiện thực hóa tầm nhìn: Thúc đẩy cộng đồng an cư lạc nghiệp, phát triển và thành công tại các thành phố của tương lai”, ông Krishnan chia sẻ thêm.

Bà Janice Leow, thành viên trong nhóm cố vấn EQT Private Capital Asia kiêm Giám đốc EQT Private Capital Southeast Asia, cho biết: “PropertyGuru đã tái định hình ngành công nghệ bất động sản ở Đông Nam Á, nổi bật với sự đổi mới và vị thế dẫn đầu trong việc cung cấp các giải pháp hỗ trợ hàng triệu người trên khắp khu vực.

Với chuyên môn của EQT trong các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực nền tảng quảng cáo số và đăng tin bất động sản, chúng tôi tự hào đồng hành cùng PropertyGuru để mở ra các cơ hội mới, nâng tầm dịch vụ và thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Đông Nam Á”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Markettimes

Google Year In Search 2024: Người Việt tìm Gemini nhiều hơn ChatGPT

Trong danh sách công cụ AI được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, Gemini vượt các đối thủ như ChatGPT hay Copilot.

Google Year In Search 2024 dành cho thị trường Việt Nam được công bố ngày 13/12 với 7 xu hướng, gồm Xu hướng tìm kiếm chung, Công cụ AI, Phim, Du lịch, Concert, Kỹ năng và Cách làm. Danh sách phản ánh những thông tin người Việt quan tâm và gõ từ khóa nhiều nhất trong năm.

Trong xu hướng Công cụ AI, Gemini được người dùng Việt Nam tìm nhiều nhất, tiếp đến là Viggle, Bard và Character AI, trong khi ChatGPT đứng thứ 5. Bing và Copilot, hai công cụ của Microsoft, lần lượt xếp thứ 7 và thứ 8.

“Tính đa dạng trong nhu cầu tìm kiếm phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng đối với việc khám phá các công cụ AI mới, bên cạnh những cái tên đã phổ biến”, đại diện Google giải thích. “Trong 10 tên dẫn đầu, sự quan tâm ngày càng nhiều dành cho những công cụ AI tạo video hay nội dung video 3D như Viggle, Pixverse, Luma”.

Trước đó, Báo cáo 2024 về Kinh tế số Việt Nam do Google, Bain và Temasek thực hiện cho thấy người dùng Việt cũng tăng tải ứng dụng AI liên quan đến chỉnh sửa ảnh hay tạo nội dung video tại Việt Nam.

“Xu hướng tìm kiếm tăng cao cũng thể hiện người Việt đang cởi mở hơn trong việc thử nghiệm giải pháp và dịch vụ công nghệ mới. AI đang đóng vai trò chuyển đổi trong sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo, hỗ trợ người dùng tốt hơn công việc mang tính sáng tạo”, theo Google.

Xét tổng thể trong năm, người Việt quan tâm nhiều nhất đến nội dung thể thao do 2024 diễn ra một loạt sự kiện lớn như Euro, Asian Cup, Olympics, Paralympics và Copa America.

Từ khóa “tiến trình biến đổi khí hậu” và “bão Yagi” cũng nằm trong bảng xếp hạng xu hướng tìm kiếm chung, cho thấy sự quan tâm của người dân đến môi trường và khí hậu, đặc biệt sau những thiệt hại nặng do thiên tai gây ra trong nước gần đây.

Trong các lĩnh vực khác, du lịch nội địa “lên ngôi” khi chiếm 8/10 địa danh trong xu hướng tìm kiếm về điểm đến. Ở mảng giải trí, tìm kiếm về “Concert’” và phim quốc tế tăng mạnh.

Người Việt cũng sử dụng công cụ tra cứu để học hỏi và phát triển bản thân. Họ dành sự quan tâm và tìm kiếm tăng cao về kỹ năng mềm như “kỹ năng đàm phán trong kinh doanh” hay “kỹ năng lãnh đạo quản lý”.

Xét tổng thể trong năm, người Việt quan tâm nhiều nhất đến nội dung thể thao do 2024 diễn ra một loạt sự kiện lớn như Euro, Asian Cup, Olympics, Paralympics và Copa America.

Từ khóa “tiến trình biến đổi khí hậu” và “bão Yagi” cũng nằm trong bảng xếp hạng xu hướng tìm kiếm chung, cho thấy sự quan tâm của người dân đến môi trường và khí hậu, đặc biệt sau những thiệt hại nặng do thiên tai gây ra trong nước gần đây.

Trong các lĩnh vực khác, du lịch nội địa “lên ngôi” khi chiếm 8/10 địa danh trong xu hướng tìm kiếm về điểm đến. Ở mảng giải trí, tìm kiếm về “Concert’” và phim quốc tế tăng mạnh.

Người Việt cũng sử dụng công cụ tra cứu để học hỏi và phát triển bản thân. Họ dành sự quan tâm và tìm kiếm tăng cao về kỹ năng mềm như “kỹ năng đàm phán trong kinh doanh” hay “kỹ năng lãnh đạo quản lý”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Thaibev (Sabeco) tại Việt Nam thấp nhất hai năm

Thị trường Việt Nam mang về hơn 1,76 tỷ USD doanh thu cho Thaibev của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, thấp hơn mức của hai năm trước đó.

Trong báo cáo tài chính niên độ 2024 (IV/2023-III/2024 theo thực tế), Công ty TNHH Thai Beverage (Tập đoàn Thaibev) cho biết Việt Nam là thị trường (market) lớn thứ hai của họ sau quê nhà Thái Lan.

Tổng doanh thu hợp nhất niên độ này ghi nhận hơn 60 tỷ baht (khoảng 1,76 tỷ USD). Nếu tính theo VND, Thaibev có hơn 45.800 tỷ đồng, tức mỗi ngày ghi nhận bình quân 125,5 tỷ đồng doanh thu. Mức doanh thu trên được tính gộp từ công ty con tại Việt Nam và cả mảng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp của tập đoàn cho khách hàng Việt.

Tuy vẫn ở mức cao, con số trên đã giảm gần 2,1 tỷ baht so với niên độ 2023. Đây cũng là mức thấp nhất trong hai năm qua. Mức doanh thu kể trên còn chưa bằng con số niên độ 2019.

Doanh thu giảm nhưng Việt Nam cùng với quê nhà của họ là hai thị trường ghi nhận hoạt động kinh doanh bia có sự cải thiện về hiệu quả, mang lại mức tăng trưởng 3,9% về lợi nhuận ròng. Hợp nhất tất cả thị trường, doanh thu niên độ 2024 của Thaibev đạt hơn 340 tỷ baht, lợi nhuận ròng trên 35 tỷ baht. Cả hai chỉ tiêu nhích nhẹ lần lượt 2,2% và 0,6% so với cùng kỳ.

Cuối năm 2017, Tập đoàn Thai Beverage mua lại 53,6% cổ phần Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – SAB). Để trở thành cổ đông lớn, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD thời điểm đó).

Thai Beverage từng khẳng định Sabeco là viên ngọc quý, tài sản hiếm có trong số các nhà sản xuất bia tại khu vực. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của hãng bia Sài Gòn gần đây khá bất lợi. Ban lãnh đạo dự báo thị trường bia đối diện nhiều khó khăn khi người dân thắt chặt chi tiêu, chi phí đầu vào cao, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, Nghị định 100 và đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Sabeco có gần 22.940 tỷ đồng doanh thu và hơn 3.504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 5% và 7% so với cùng kỳ năm trước. Hai quý đầu năm, doanh thu tăng chủ yếu do họ tăng giá bán.

Sabeco là một trong những công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với tỷ lệ ổn định suốt nhiều năm qua. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả của SAB thường quanh 35%, có năm lên đến 50%. Năm 2024, tỷ lệ đưa ra là 35%.

Cuối tháng 1 năm sau, doanh nghiệp này sẽ tạm ứng đợt đầu tiên với tỷ lệ 20%. Thaibev sẽ nhận về hơn 1.375 tỷ đồng, nâng tổng tiền cổ tức nhận về tính đến kỳ này lên hơn 12.030 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Best YouTube Ads 2024: YouTube công bố các mẫu quảng cáo tốt nhất năm 2024

Theo báo cáo “Best YouTube Ads 2024” được công bố mới đây, các thương hiệu đang chuyển sang YouTube để khai thác một bức tranh sáng tạo vô hạn và mang lại kết quả cao.

Về tổng thể, dưới đây là một số ý chính mà Marketer hay thương hiệu có thể cần quan tâm:

  • Các mẫu quảng cáo 30s không còn là tiêu chuẩn: Các thương hiệu đang sử dụng mọi thứ từ các đoạn video ngắn đến phim tài liệu ngắn để kể các câu chuyện riêng của thương hiệu.
  • Người làm marketing đang ngày càng làm tốt chiến lược kể chuyện (storytelling) khi các câu chuyện được kể thực sự phản ánh được đối tượng mục tiêu của thương hiệu đồng thời tận dụng sức mạnh của những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để khiến các câu chuyện thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
  • Nhiều thương hiệu đang tập trung khai thác yếu tố cộng đồng bằng cách liên kết thương hiệu với các yếu tố văn hóa.

Các thương hiệu đang hướng đến một cách kể chuyện mới.

Storytelling hay nghệ thuật kể chuyện từ lâu không còn là thuật ngữ mới trong marketing.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Để có thể tìm hiểu chi tiết về các khái niệm xoay quanh thuật ngữ này, bạn có thể đọc bài viết storytelling là gì từ MarketingTrips.

Quay trở lại với báo cáo Best YouTube Ads 2024, theo chia sẻ từ Google, bằng cách phân tích và đánh giá hơn 13.000 câu chuyện thành công nhất trên YouTube trên toàn cầu năm 2024, xem điều gì thực sự đã gây được tiếng vang nhất với người xem trên nền tảng, dưới đây là một số phát hiện chính đáng chú ý.

Các mẫu quảng cáo tốt nhất YouTube năm 2024 vượt ra khỏi những hạn chế vốn có của cái gọi là sáng tạo truyền thống.

Trong nhiều thập kỷ, các thương hiệu đã tận dụng YouTube để kể những câu chuyện truyền cảm hứng và sáng tạo nhất vì tính linh hoạt của nền tảng này. Việc cung cấp quyền kiểm soát sáng tạo về định dạng và độ dài – những đòn bẩy vốn thường bị giới hạn trên các kênh như TV hay nền tảng xã hội – cho phép người làm marketing xây dựng các quảng cáo đa dạng và hấp dẫn nhất có thể.

Trên thực tế, Gemini tiết lộ rằng 44% quảng cáo trên YouTube mà YouTube phân tích trong năm 2024 nằm ngoài độ dài quảng cáo truyền thống (tức là 15, 30, 60 giây), với 52% là trên 15 giây.

Vì vậy, cho dù người làm marketing đang áp dụng các video dài, như đoạn quảng cáo dài gần 4 phút của Volvo giới thiệu những tính năng an toàn mới thông qua góc nhìn của các gia đình có mẹ đang mang thai, hay một phương pháp tiếp cận nhanh hơn, như đoạn quảng cáo ngắn 38 giây của Spanx, thì các thương hiệu đang chọn YouTube như một cách để kết nối sâu sắc hơn với khán giả mục tiêu của họ.

Tạo nội dung, không phải quảng cáo.

Với tư cách là các marketer, hẳn là bạn không còn xa lạ với câu nói “making content, not ads“, hàm ý là hãy tạo nội dung hấp dẫn thay vì là các mẫu quảng cáo sản phẩm nhàm chán.

Phân tích của YouTube cho thấy các thương hiệu đang thử nghiệm nhiều hơn bao giờ hết với cấu trúc quảng cáo, từ phong cách phỏng vấn đến video ca nhạc.

Việc áp dụng linh hoạt theo cách tiếp cận thoải mái và dễ liên tưởng hơn này đặc biệt được Gen Z hưởng ứng, đó là lý do tại sao các thương hiệu như Urban Decay đang khai thác sức mạnh của các mối quan hệ đối tác với người sáng tạo trên YouTube để đạt được nhiều thành công hơn.

Sau khi hợp tác với hai nhà sáng tạo về làm đẹp, Kelly Strack và Ashley LaMarca, với mục tiêu nâng cao nhận thức về sự trở lại của bảng phấn mắt Naked trên Ulta, Urban Decay đã ghi nhận chỉ số ​​ý định mua hàng tăng 3% và lượt tìm kiếm tăng 278%.

Khai thác yếu tố cộng đồng thông qua khía cạnh văn hoá.

Một cách khác mà nhiều nhà quảng cáo đang áp dụng để tiếp cận người tiêu dùng một cách chân thực nhất đó là khai thác cộng đồng người hâm mộ và niềm đam mê của đối tượng mục tiêu.

Theo Báo cáo Văn hóa & Xu hướng năm 2024, người xem video nói chung không còn muốn là tiêu dùng thụ động; họ muốn có trải nghiệm thực tế với thương hiệu, đó là lý do tại sao các thương hiệu đi đầu đang dịch chuyển sang yếu tố nội dung, cộng đồng và người sáng tạo trên YouTube.

Khi các thương hiệu xuất hiện trên YouTube và thể hiện tình yêu chân thành dành cho các cộng đồng người hâm mộ này, khả năng tương tác và tiếng vang của thương hiệu thực sự được thúc đẩy mạnh mẽ.

Hãy lấy McDonald’s làm ví dụ, thương hiệu này đã công bố WcDonald’s Sauce mới thông qua một loạt phim hoạt hình, dựa vào chiến lược lâu đời về cách thương hiệu này xuất hiện trong văn hóa anime.

Các thương hiệu khác cũng đang áp dụng chiến lược sáng tạo này cho yếu tố văn hóa đại chúng — như cách Nike truyền cảm hứng cho thế hệ vận động viên trong các kỳ thế vận hội.

Bạn có thể xem chi tiết các mẫu quảng cáo tốt nhất YouTube năm 2024 tại: Best YouTube Ads 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các Xu Hướng Tiếp Thị Cần Chú Ý Trong Năm 2025

Khi chúng ta tiến gần đến năm 2025, thế giới tiếp thị đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, các thương hiệu đang phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới trong cách họ kết nối với khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu những xu hướng sẽ định hình chiến lược tiếp thị trong năm tới.

Cá Nhân Hóa Dựa Trên Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí tuệ nhân tạo không còn chỉ là một từ khóa thu hút—nó đang trở thành nền tảng của các chiến lược tiếp thị. Với AI, các thương hiệu sẽ có khả năng tạo ra những trải nghiệm siêu cá nhân hóa, cảm giác như được thiết kế riêng cho từng khách hàng. Xu hướng này hiện đang thu hút sự chú ý trong ngành cá cược trực tuyến. Chẳng hạn, các nhà cái đến từ châu âu sử dụng thuật toán AI để cá nhân hóa các trò chơi, loại cược thể thao, và các chương trình khuyến mãi. Điều này giúp tùy chỉnh các trò chơi cho các sở thích khác nhau của người chơi, đảm bảo một trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển của xu hướng này từ việc đề xuất nội dung và sản phẩm đến hành trình khách hàng mượt mà hơn, AI sẽ giúp các nhà tiếp thị truyền tải thông điệp đúng lúc và chính xác.

Phân Tách Nội Dung

Nội dung dài sẽ không biến mất, nhưng sẽ được chuyển đổi. Khi sự chú ý của người tiêu dùng giảm, việc chia nhỏ nội dung dài thành các phần dễ tiếp thu và có thể chia sẻ sẽ trở thành chìa khóa. Hãy nghĩ đến các đoạn video ngắn, infographic và các mẩu nội dung trên mạng xã hội có thể dễ dàng tiêu thụ trên các nền tảng khác nhau. Cách tiếp cận này cho phép các thương hiệu tận dụng tối đa nội dung hiện có và tiếp cận khán giả mới một cách sáng tạo.

Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Giọng Nói

Với sự phổ biến của các thiết bị kích hoạt bằng giọng nói, việc tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở thành điều bắt buộc. Các nhà tiếp thị sẽ cần thay đổi trọng tâm sang ngôn ngữ đối thoại và những câu trả lời ngắn gọn, dễ dàng được các trợ lý giọng nói nhận diện. Xu hướng này sẽ thay đổi chiến lược SEO, với sự chú trọng vào các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên và các đoạn trích nổi bật để thu hút lưu lượng tìm kiếm bằng giọng nói.

Thực Tế Ảo: Biên Giới Mới Của Các Trải Nghiệm Nhập Vai

Thực tế ảo đang mở ra những khả năng mới về cách các thương hiệu có thể kết nối với khách hàng. Hãy tưởng tượng các phòng trưng bày ảo, những trải nghiệm sản phẩm nhập vai, hoặc các sự kiện toàn cầu cho phép khách hàng kết nối mà không có rào cản địa lý. Khi công nghệ VR trở nên dễ tiếp cận hơn, các nhà tiếp thị sẽ cần suy nghĩ vượt ra ngoài các định dạng nội dung truyền thống và tạo ra những trải nghiệm đa giác quan để khách hàng hòa mình vào câu chuyện thương hiệu.

Nội Dung Do Người Dùng Tạo (UGC)

Người tiêu dùng tin tưởng những người đồng trang lứa hơn bao giờ hết, khiến nội dung do người dùng tạo thành tài sản vô giá. Vào năm 2025, các thương hiệu sẽ ngày càng dựa vào UGC để xây dựng lòng tin và gắn kết với khán giả. Các công cụ AI sẽ giúp các thương hiệu xác định và chọn lọc nội dung do người dùng tạo ra chân thật và có sức ảnh hưởng, biến khách hàng thành những đại sứ thương hiệu mạnh mẽ..

Mạng Xã Hội Như Một Hệ Sinh Thái Số

Các nền tảng mạng xã hội sẽ phát triển thành những trung tâm toàn diện—tích hợp thương mại điện tử, giải trí, tin tức và dịch vụ nhắn tin tất cả trong một nơi. Đối với các nhà tiếp thị, điều này có nghĩa là phải làm chủ một loạt các định dạng nội dung để duy trì sự hiện diện trên tất cả các phần của những “siêu ứng dụng” này. Nó sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp hơn đối với tiếp thị trên mạng xã hội, kết hợp sáng tạo nội dung, quản lý cộng đồng, thương mại xã hội và phân tích dữ liệu.

10 gia tộc giàu có nhất thế giới đang kiếm tiền từ nguồn nào

Trong danh sách 25 gia đình giàu nhất thế giới năm nay của Bloomberg, nhà Walton đã trở lại vị trí dẫn đầu sau khi cổ phiếu Walmart tăng mạnh, giúp tài sản của gia tộc đạt 432,4 tỷ USD.

Một nguyên tắc bất di bất dịch của giới siêu giàu: “Tiền bạc sinh ra tiền bạc”. Với gia tộc Walton, điều đó thể hiện rõ ràng nhất qua giá trị cổ phiếu Walmart. Tính đến ngày 10/12, giá cổ phiếu Walmart đã tăng 80% trong năm nay, nâng tổng tài sản của gia tộc này thêm 172,7 tỷ USD chỉ trong 12 tháng – tương đương 473,2 triệu USD/ngày, hay 328.577 USD/phút.

Khối tài sản khổng lồ của gia tộc Walton đã không ngừng gia tăng qua nhiều thế hệ. Sau 62 năm kể từ khi cửa hàng Walmart đầu tiên ra đời, tài sản của gia tộc này đã đạt mức kỷ lục 432,4 tỷ USD, đưa gia tộc Walton trở lại vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng thường niên của Bloomberg về những gia đình giàu có nhất thế giới.

Năm nay, 25 gia đình trong danh sách của Bloomberg đã kiếm thêm 406,5 tỷ USD, phần lớn nhờ vào thị trường sôi động. Những cái tên quen thuộc như gia đình Johnson (quỹ đầu tư), Thomson (truyền thông), Mars và Ferrero (bánh kẹo) đều góp mặt.

1. Gia tộc Walton – Tổng tài sản: 432,4 tỷ USD

Walmart, nhà bán lẻ có doanh thu lớn nhất trên thế giới, đạt 648,1 tỷ USD trong năm tài chính gần nhất từ hơn 10.600 cửa hàng. Nhà Walton sở hữu khoảng 46% cổ phần tại Walmart và đây cũng chính là nguồn tài sản cốt lõi của gia đình giàu nhất thế giới này.

2. Gia tộc AI Nahyan – Tổng tài sản: 323,9 tỷ USD

Abu Dhabi, thủ đô UAE và là nơi chứa phần lớn trữ lượng dầu mỏ, đã được cai trị bởi gia tộc Al Nahyan trong nhiều thập kỷ. Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan là người đứng đầu Abu Dhabi và là Tổng thống UAE. Các thành viên khác trong gia tộc nắm giữ vai trò quan trọng trong chính phủ và khu vực tư nhân. Các công ty liên kết với Sheikh Tahnoon bin Zayed Al Nahyan chiếm ít nhất 2/3 trọng số chỉ số chứng khoán Abu Dhabi.

3. Gia tộc AI Thani – Tổng tài sản: 172,9 tỷ USD

Gia tộc Al Thani đã cai trị Qatar từ giữa thế kỷ 19. Dầu mỏ được phát hiện tại đây từ năm 1940, nhưng việc khai thác khí đốt ngoài khơi mới thực sự biến Qatar thành quốc gia giàu có. Các thành viên gia tộc nắm giữ nhiều vị trí chính trị, chiếm lĩnh nền kinh tế địa phương và sở hữu tài sản giá trị như nhà ở London, trang trại ngựa và thương hiệu Valentino. Quyền lực chủ yếu tập trung trong một số nhánh, với số lượng thành viên lên đến hàng nghìn người.

4. Gia tộc Hermès – Tổng tài sản: 170,6 tỷ USD

Gia đình 6 thế hệ này sở hữu thương hiệu thời trang cao cấp Pháp nổi tiếng với túi xách Birkin, có giá lên tới hàng trăm nghìn USD/chiếc. Các thành viên trong gia đình Hermès giữ những vị trí quan trọng tại công ty, bao gồm Giám đốc Nghệ thuật Pierre-Alexis Dumas và Giám đốc điều hành Axel Dumas.

5. Gia tộc Koch – Tổng tài sản: 148,5 tỷ USD

Anh em Frederick, Charles, David và William thừa kế công ty dầu Fred’s từ cha. Mâu thuẫn về quyền kiểm soát vào đầu những năm 1980 khiến Frederick và William rời công ty, còn Charles và David ở lại. Kể từ đó, họ phát triển công ty thành Koch Industries, với doanh thu hàng năm khoảng 125 tỷ USD, và quản lý tài sản qua văn phòng gia đình 1888 Management.

6. Gia tộc AI Saud – Tổng tài sản: 140 tỷ USD

Gia đình Al Saud đã lãnh đạo Saudi Arabia suốt 90 năm qua. Phần lớn tài sản của gia tộc này dựa trên trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của quốc gia. Nhiều gia đình hoàng gia đã làm giàu từ việc môi giới hợp đồng chính phủ, giao dịch đất đai và thành lập các doanh nghiệp phục vụ các công ty nhà nước, như Saudi Aramco. Quỹ đầu tư quốc gia PIF hiện nắm giữ tài sản trị giá 925 tỷ USD, trong khi Thái tử Mohammed bin Salman kiểm soát tài sản cá nhân trị giá hơn 1 tỷ USD.

7. Gia tộc Mars – Tổng tài sản: 133,8 tỷ USD

Frank Mars bắt đầu bán kẹo vào năm 1902, sau đó sáng lập doanh nghiệp nổi tiếng với các thương hiệu như M&M’s, Milky Way và Snickers. Dù các sản phẩm chăm sóc thú cưng chiếm một nửa doanh thu gần 45 tỷ USD, công ty vẫn được sở hữu và điều hành chặt chẽ bởi gia đình Mars. Thương vụ mua lại công ty thực phẩm Kellanova trị giá 35,9 tỷ USD của Mars dự kiến sẽ hoàn tất vào năm tới.

8. Gia tộc Ambani – Tổng tài sản: 99,6 tỷ USD

Dhirubhai Ambani bắt đầu xây dựng Reliance Industries vào những năm 1950. Sau khi ông qua đời vào năm 2002 mà không có di chúc, vợ ông đã dàn xếp cuộc tranh chấp tài sản giữa các con. Con trai cả Mukesh hiện điều hành tập đoàn Reliance, sở hữu nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới, đồng thời đưa Ấn Độ trở thành một trong những trung tâm lọc dầu hàng đầu toàn cầu.

9. Gia tộc Wertheimer – Tổng tài sản: 88 tỷ USD

Anh em Alain và Gerard Wertheimer hiện là chủ sở hữu nhà mốt Chanel với doanh thu đạt gần 20 tỷ USD trong năm 2023. Nhà Wertheimers cũng sở hữu những trường đua ngựa cùng trang trại nho rộng lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ, Charles Heilbronn, đang điều hành văn phòng gia đình Mousse Partners.

10. Gia tộc Thomson – Tổng tài sản: 87,1 tỷ USD

Tài sản của gia đình giàu nhất Canada bắt đầu từ những năm 1930 khi Roy Thomson mở đài phát thanh ở Ontario và sau đó mở rộng sang ngành báo chí. Gia đình sở hữu 70% cổ phần của Thomson Reuters thông qua công ty Woodbridge, với doanh thu 6,8 tỷ USD trong năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Startup đình đám Doctor Anywhere (DA) sa thải hàng loạt nhân viên

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Doctor Anywhere (DA) vừa thông báo sẽ sa thải khoảng 45 nhân viên, tương đương khoảng 10% tổng lực lượng lao động của doanh nghiệp trên khắp Đông Nam Á.

Doctor Anywhere
Doctor Anywhere

Theo chia sẻ từ chính Doctor Anywhere: “Việc tái cấu trúc này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thích ứng với những thách thức kinh tế hiện tại và đảm bảo tính bền vững lâu dài của công ty”.

“Quyết định khó khăn này được đưa ra để đảm bảo Doctor Anywhere vẫn tập trung vào các lĩnh vực mà chúng tôi có thể mang lại tác động lớn nhất cho những người bệnh và đối tác của mình, đồng thời phù hợp nhất với sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng mô hình ‘Bệnh viện mọi lúc mọi nơi’ giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn tại Châu Á”.

Khi được hỏi về cách hỗ trợ những người lao động bị ảnh hưởng, công ty cho biết sẽ cung cấp “các khoản trợ cấp thôi việc nâng cao vượt quá các yêu cầu theo luật định, bao gồm tiền trợ cấp thôi việc dựa trên thời gian công tác, tiền trợ cấp trong thời gian thông báo, tiền mặt nghỉ phép và phạm vi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mở rộng khi có thể”.

Doctor Anywhere nói thêm rằng công ty cũng sẽ hỗ trợ nhân viên bị ảnh hưởng bằng dịch vụ hỗ trợ nhập cư khi cần thiết.

Được thành lập vào năm 2017 với tư cách là một công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe từ xa của Singapore, Doctor Anywhere đã phát triển thành một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khu vực có mặt tại 6 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Theo trang web của công ty này, Doctor Anywhere hiện phục vụ hơn 2,8 triệu người dùng trên khắp khu vực thông qua các dịch vụ y tế từ xa, đồng thời cũng điều hành bảy phòng khám trên khắp Singapore và một trung tâm y tế tích hợp tại Orchard Road.

Trong năm tài chính 2023, Doctor Anywhere ghi nhận ​​khoản lỗ hoạt động là 31,1 triệu đô la Singapore (23,6 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Warren Buffett: Một nhà lãnh đạo tồi tệ là mối nguy lớn nhất đối với mọi doanh nghiệp

Theo huyền thoại đầu tư Warren Buffett, một nhà lãnh đạo tồi tệ là mối nguy lớn nhất đối với mọi doanh nghiệp.

Hai kiểu lãnh đạo tốt.

Huyền thoại Warren Buffett, CEO tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway, từ lâu đã chia sẻ về hai kiểu lãnh đạo tuyệt vời nhất mà mọi doanh nghiệp nên có. Kiểu thứ nhất là người cố gắng dìu dắt lớp kế cận, kiểu thứ hai là người có phương hướng rõ ràng.

Trao đổi với phóng viên của Fortune tại cuộc họp thường niên của Berkshire vào năm 2015, Buffett nói: “Bạn phải có tầm nhìn rõ ràng về nơi mình muốn hướng đến để có thể thu hút người khác đi theo mình”. Ông khoe Berkshire “có đầy” những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo.

Để thuyết phục những nhà lãnh đạo kế cận gắn bó với sứ mệnh của Berkshire, Buffett cho biết ông và Charlie Munger đã cố gắng “tạo ra một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh” thông qua những gì cả hai nói và viết. Ông nói tiếp: “Về bản chất, chúng tôi muốn họ mê mẩn văn hóa của Berkshire”.

Cũng tại sự kiện đó, phóng viên đã hỏi “nhà hiền triết xứ Omaha” rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, một người cần trải qua đào tạo hay chỉ dựa hoàn toàn vào thiên phú.

Buffett trả lời:“Tôi nghĩ nhà lãnh đạo tuyệt vời là sự kết hợp của cả hai. Một số người có sẵn nhiều phẩm chất lãnh đạo từ khi sinh ra, nhưng bất cứ ai cũng có thể học hỏi rất nhiều trên đường đời”.

3 phẩm chất nên có của một nhà lãnh đạo tốt.

Buffett và cánh tay phải đắc lực Munger nhấn mạnh lợi ích khi tuyển những nhà lãnh đạo giỏi trong dài hạn. Berkshire có quy tắc là không bao giờ mua doanh nghiệp được điều hành bởi các nhà quản lý tồi tệ.

Đó là điều khá bất thường. Bà Pattie Sellers, cựu biên tập viên của Fortune, chỉ ra: “Rất nhiều người mua những công ty tốt có ban quản lý tồi tệ và sau đó thay thế họ”.

Nhưng Munger và Buffett tránh xa cách làm này. Buffett tiết lộ: “Chúng tôi đã thử làm thế và những gì diễn ra sau đó tồi tệ y như dự đoán”. Theo ông, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn nhiều khi làm việc với những người có bản chất tốt, thay vì tiêu tốn năng lượng để cố gắng biến những nhà quản lý tồi thành tốt.

Ông nói tiếp: “Ý tôi là, ai lại muốn dành cả đời cố gắng thay đổi người nào đó khỏi cách sống vốn có của họ? Cưới một người để thay đổi anh ta hay cô ta là điều điên rồ. Và tôi dám chắc việc tuyển dụng một người với ý định thay đổi anh ta cũng điên khùng không kém. Việc hợp tác với họ cũng vậy”.

Munger cũng có chung suy nghĩ. Ông phát biểu tại một sự kiện ở Đại học Michigan vào năm 2017: “Lý do Berkshire thành công với tư cách là một tập đoàn lớn – thành công hơn bất kỳ tập đoàn lớn nào khác theo những gì tôi biết – là vì chúng tôi luôn cố gắng mua những công ty không cần nhân viên ở trụ sở chính can thiệp quá nhiều vào việc quản lý”.

Trong năm 1998, Buffett chia sẻ với sinh viên Đại học Florida rằng ông tìm kiếm ở mỗi cá nhân ba phẩm chất khi tuyển dụng nhân sự, đó là sự chính trực, trí thông minh và năng lượng. Cả ba phẩm chất đều quan trọng như nhau. Ông nói tiếp: “Nếu họ là người gian trá, bạn phải mong rằng họ ngu ngốc và lười biếng”.

Trong những năm tiếp theo, Buffett tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ quản lý đối với doanh nghiệp. Tại cuộc họp cổ đông năm 2021, Buffett tuyên bố ban quản lý tồi là mối nguy lớn nhất với các công ty.

Ông mô tả: “Bạn để một người đàn ông hoặc phụ nữ điều hành công ty – anh ta hoặc cô ta là người dễ mến, được các thành viên hội đồng quản trị yêu thích, nhưng thực tế lại không biết mình đang làm gì. Dẫu vậy, người đó lại biết cách ra vẻ giỏi giang. Đó là mối nguy hiểm lớn nhất với doanh nghiệp”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google ra mắt Gemini 2.0 với tính năng tạo nội dung đa phương thức

Google vừa ra mắt mô hình Gemini 2.0, cải thiện hiệu năng so với bản 1.5, hỗ trợ đầu ra đa phương thức, gồm hình ảnh, âm thanh gốc và đa ngôn ngữ.

Google ra mắt Gemini 2.0
Google ra mắt Gemini 2.0

“Nếu Gemini 1.0 là sắp xếp và hiểu thông tin, Gemini 2.0 sẽ làm thông tin trở nên hữu ích hơn nhiều”, CEO Google Sundar Pichai nói trong bài giới thiệu Gemini 2.0 ngày 11/12.

Phiên bản đầu tiên của mô hình mới là Gemini 2.0 Flash, bắt đầu cho người dùng và nhà phát triển trải nghiệm trước. Theo giới thiệu, AI có tốc độ phản hồi nhanh gấp đôi bản 1.5 Pro. Sản phẩm cũng vượt trội ở nhiều tình huống sử dụng, trong đó khả năng viết code Python, Java, C++ đạt 92,9%, tăng so với mức 79,8 của 1.5 Flash; khả năng giải toán đạt 89,7%, hơn mức 77,9% trước đây. Tuy nhiên, khả năng hiểu bối cảnh dài lại giảm từ mức 71,9% xuống 69,2%.

Điểm đặc biệt của Gemini 2.0 Flash, theo Google, là khả năng tạo đầu ra nội dung gốc đa phương thức. Sản phẩm đầu ra có thể là văn bản, giọng nói, hình ảnh, chuyển văn bản thành giọng nói, và cho phép người dùng có thể tùy chỉnh giọng nói theo mong muốn.

“Cùng với những cải tiến như khả năng lý luận, hiểu ngữ cảnh dài, lập kế hoạch, hoặc làm theo hướng dẫn phức tạp, gọi hàm tổng hợp, chúng sẽ tạo trải nghiệm AI agent mới”, Demis Hassabis, CEO của Google DeepMind, nhấn mạnh.

Trong buổi ra mắt, đại diện Google mô phỏng các tính năng, như đưa Gemini 2.0 vào Astra – một trợ lý AI của tương lai có thể hiểu bối cảnh thế giới thực, kết hợp Google Search, Lens và Maps và đưa ra phản hồi nhanh chóng. Một tác nhân AI khác sử dụng Gemini 2.0 có thể nhận biết thông tin trên màn hình của một trò chơi chiến thuật và gợi ý người dùng cách chơi để chiến thắng.

Gemini 2.0 Flash hiện có sẵn dưới dạng mô hình thử nghiệm cho nhà phát triển thông qua API Gemini trong Google AI Studio và Vertex AI. Ngoài ra, người dùng cũng có thể trải nghiệm qua chatbot Gemini, chọn bản 2.0 Flash. Google cho biết sẽ mở rộng ứng dụng cũng như mô hình khác của Gemini 2.0 vào tháng 1/2025.

“Chúng tôi đã đạt được một cột mốc thú vị trong kỷ nguyên Gemini. Chúng tôi mong muốn tiếp tục khám phá một cách an toàn tất cả khả năng mới trong quá trình hướng tới AGI”, Hassabis nói.

Google ra mắt Gemini 1.0 vào tháng 12/2023, chạy đua với GPT của OpenAI. Theo CEO Sundar Pichai, các ứng dụng của Gemini đã có hai tỷ người dùng. Tính năng AI Overviews tích hợp trên Google Search có một tỷ người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ Bosch của Đức sắp sa thải hơn 8.000 nhân viên

Bosch – hãng sản xuất hàng đầu tại Đức – phải cắt giảm nhân sự, khi mảng chuyên cung cấp linh kiện cho các hãng xe toàn cầu gặp khó.

Bosch của Đức sắp sa thải hơn 8.000 nhân viên
Bosch của Đức sắp sa thải hơn 8.000 nhân viên

Trên CNN, người phát ngôn của gã khổng lồ máy móc – đồ gia dụng Bosch (Đức) hôm 11/12 cho biết việc cắt giảm nhân sự diễn ra ở mảng chuyên cung cấp linh kiện cho các hãng xe toàn cầu. Mảng này đang gặp khó do nhu cầu yếu, chi phí cao và cạnh tranh tăng lên.

“Môi trường kinh tế khó khăn và những thay đổi liên tiếp trong ngành ôtô khiến chúng tôi, cũng như nhiều công ty khác, gặp thách thức lớn. Điều quan trọng là chúng tôi phải giữ được sự cạnh tranh trong điều kiện này”, Bosch cho biết trong thông báo. Họ khẳng định mảng linh kiện ôtô sẽ trải qua quá trình cải tổ lớn.

Theo kế hoạch, hãng sẽ giảm 8.250 việc làm trên toàn cầu trong vài năm tới.

Số việc làm bị cắt giảm tương đương 2% nhân sự toàn cầu của hãng. Tính đến cuối năm 2023, họ có hơn 429.000 lao động.

Công ty 138 tuổi hiện cũng sản xuất nhiều đồ tiêu dùng, từ tủ lạnh đến máy pha cà phê. Họ còn làm nhiều loại máy móc cho các doanh nghiệp khác.

Đây là tin tiêu cực mới nhất với nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nhiều hãng sản xuất danh tiếng của Đức gần đây đối mặt với khăn do cạnh tranh từ đối thủ Trung Quốc. Họ cũng phải giải quyết các bất lợi truyền thống như chi phí lao động, thuế cao, giá năng lượng tăng.

Volkswagen – hãng sản xuất ôtô lớn nhất của Đức – đang tiến hành cuộc cải tổ lớn để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Đầu tháng 11, hãng xe này cho biết giảm 10% lương nhân viên để bảo vệ việc làm và tương lai của công ty. Họ cũng có kế hoạch đóng cửa ít nhất ba nhà máy ở Đức và sa thải hàng chục nghìn nhân viên. Tuần trước, hàng chục nghìn công nhân hãng này đã đình công.

Tháng trước, Thyssenkrupp Steel – hãng thép lớn nhất Đức – công bố kế hoạch giảm 11.000 việc làm đến hết thập kỷ này, tương đương 40% lực lượng lao động. Họ cho biết nguyên nhân một phần là nguồn cung thép giá rẻ từ châu Á.

Năm ngoái, GDP Đức lần đầu co lại kể từ khi đại dịch xuất hiện. Theo dự báo của Ủy ban châu Âu (EC) hồi đầu tháng 11, nền kinh tế này tiếp tục suy giảm năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hành trình của Jensen Huang: Từ startup chip đồ họa chỉ với 3 người tới công ty công nghệ có giá trị nhất toàn cầu

Từ startup chip đồ họa với ba người vào những năm 1990, Nvidia của Jensen Huang dần lớn mạnh và dẫn đầu thế giới về bộ xử lý AI.

Trong cuốn The Nvidia Way xuất bản cuối tuần trước, nhà báo công nghệ kỳ cựu Tae Kim mô tả hành trình Nvidia phát triển trong 30 năm qua là “không tưởng”, khi phải đương đầu trong một lĩnh vực đông đúc và khốc liệt như công nghệ. “Nvidia thành công vì họ phát triển một văn hóa độc đáo về sự xuất sắc mà ông gọi là The Nvidia Way (Phong cách Nvidia)”, ông Kim mở đầu cuốn sách.

Theo mô tả của nhân viên Nvidia trong sách, CEO Jensen Huang là nhà lãnh đạo “rất thuyết phục và làm việc cực kỳ chăm chỉ”. Trong văn hóa The Nvidia Way, đầu tiên là tuyển dụng người giỏi nhất. Theo ông Huang, nếu phân vân, hãy chọn tài năng thô thay vì kinh nghiệm. Khi làm việc, nên thưởng cho hiệu suất và trả lương cao cho những người giỏi. Tuy nhiên, họ cũng được yêu cầu phải thực sự xuất sắc và trách nhiệm mọi lúc.

Sau khi nhen nhóm ý tưởng về một công ty sản xuất chip đồ họa, Huang đã tìm được một số người đồng hành với mình. Ông thuyết phục Curtis Priem, người đã học lập trình máy tính từ thời trung học, và Chris Malachowsky, người ban đầu muốn trở thành bác sĩ nhưng sau đó thích làm việc tại Thung lũng Silicon.

“Qua vô số lần uống cà phê, cả ba rủ nhau bỏ công việc đang có và bắt đầu với một công ty khởi nghiệp mới. Từ ngày đầu, Huang là CEO”, theo nội dung cuốn sách.

Năm 1993, Nvidia ra đời trong bối cảnh nhu cầu về chip đồ họa, cung cấp sức mạnh cho trò chơi điện tử, đang bùng nổ. Tuy nhiên, dù điều kiện thị trường thuận lợi, mẫu đầu tiên là NV1 thất bại.

“Không ai ra cửa hàng mua dao đa năng Thụy Sĩ dịp cuối năm, bởi đó là thứ bạn sẽ nhận được vào dịp Giáng sinh”, Huang nói về NV1 trong sách. “Khi còn trẻ, chúng tôi kém ở nhiều thứ. Nvidia có thể đã làm tốt hơn nếu bản thân tôi không có mặt trong năm năm đầu tiên”.

Đến 1997, mẫu RIVA 128 ra đời và đã cứu công ty. Nvidia thậm chí kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ, nhưng thành công này không kéo dài. Nửa thập kỷ tiếp theo được mô tả với cụm từ “những chiến thắng vang dội và những thất bại lớn”.

“Xây dựng một công ty là một kỹ năng mới”, Huang thừa nhận.

Theo ông, Nvidia thường xuyên bị đặt vào thế yếu. Thiết kế và ra mắt một card đồ họa mất hơn một năm, nhưng đối tác mua chip thường làm mới sản phẩm của họ theo chu kỳ 6 tháng. “Chúng tôi quyết định phải tái cấu trúc bộ phận kỹ thuật để phù hợp với lộ trình mới”, Huang cho hay.

Quyết định này sau đó thay đổi ngành công nghiệp chip, khi một công ty muốn tồn tại buộc phải theo kịp hoặc bị loại bỏ. CEO Nvidia gọi điều này là “di chuyển với tốc độ ánh sáng” để chiến thắng.

Vài năm sau, Nvidia bắt đầu đạt được bước tiến. Công ty IPO năm 1999 và giành được hợp đồng sản xuất chip cho Microsoft Xbox. Chip của Nvidia sau đó có mặt trên hầu hết sản phẩm khác, trong đó có các dòng máy của Apple.

Khi ngày càng thành công, Huang trở nên ám ảnh với The Innovator’s Dilemma (Thế lưỡng nan của Nhà cải tiến), một khái niệm do giáo sư Clayton Christensen đặt ra, mô tả các công ty lớn có thể thất bại khi đối mặt với những thay đổi của thị trường so với các công ty khởi nghiệp.

Nỗi sợ đó thúc đẩy Huang. “Thứ duy nhất tồn tại lâu hơn sản phẩm của chúng tôi là sushi”, ông đùa. Ông thích bảng trắng có thể xóa được, vì “đại diện cho niềm tin rằng một ý tưởng thành công, dù tuyệt vời đến đâu, cuối cùng cũng bị xóa đi và được một ý tưởng mới thay thế”.

Sản phẩm ghi dấu ấn đầu tiên của Nvidia là bộ xử lý mới với khái niệm chip đồ họa (GPU) năm 2003. GPU đã thay đổi nhận thức thị trường bằng cách đặt chip này ngang hàng với bộ xử lý trung tâm (CPU).

Ban đầu, Nvidia cũng không biết GPU linh hoạt đến mức nào. “Thực sự GPU hiện đại, và chúng tôi đã tình cờ phát hiện ra một số thứ”, nhà khoa học Nvidia David Kirk nói trong cuốn sách.

Khi đó, nhóm nghiên cứu phát hiện khả năng tính toán của GPU không chỉ giới hạn ở sức mạnh đồ họa cho máy tính, mà còn có thể xử lý những vấn đề phức tạp hơn, như phục vụ hệ thống trí tuệ nhân tạo. Nhận ra cơ hội AI sớm, Huang tuyên bố năm 2012: “Chúng ta cần coi việc này là ưu tiên cao nhất”.

Để làm cho GPU dễ tiếp cận hơn với người không am hiểu đồ họa lập trình, Nvidia tạo một giao diện phần mềm được gọi là Cuda (Compute Unified Device Architecture) vào năm 2007 – nền tảng sau này trở thành yếu tố sống còn của công ty. Quan trọng hơn, Cuda giúp nhà phát triển sử dụng GPU cho những tác vụ xử lý chung, vượt ra ngoài vai trò truyền thống trong việc kết xuất đồ họa.

Sự chuyển đổi này ở GPU cho phép cải thiện hiệu suất đáng kể trong nhiều tác vụ tính toán so với CPU truyền thống. Bởi, công cụ đơn giản hóa lập trình GPU bằng cách cung cấp nền tảng mở rộng các ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn, cho phép nhà phát triển sử dụng GPU cho nhiều tác vụ, bao gồm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, lập mô hình tài chính và quan trọng nhất là AI.

Nvidia cũng bắt đầu tích cực “chăm lo” cho giới nghiên cứu AI thông qua những khoản tài trợ, liên doanh và hợp tác với các trường đại học. Nỗ lực kéo dài hơn thập kỷ này giúp mang đến nhiều lợi ích.

Nhưng kể cả khi Nvidia phát triển, ông Jensen Huang vẫn cảnh giác với sự phình to và trì trệ – yếu tố có thể giết chết bất cứ công ty nào. Ông ghét cấu trúc thứ bậc: “Bạn cần một công ty đủ lớn để làm tốt công việc, nhưng cấu trúc phải nhỏ nhất có thể”. Với nhân viên, ông cho rằng mọi người cần có môi trường “có thể chia sẻ và dự đoán suy nghĩ của nhau”.

“Big Bang” của Nvidia diễn ra năm 2023, sau khi ChatGPT ra mắt. Với một số người, việc Nvidia trở thành công ty lớn nhất thế giới quá nhanh là một cú sốc. Tuy nhiên, với những gì đã tìm hiểu, tác giả Kim cho rằng đó là điều hiển nhiên.

“Ý chí cá nhân của Jensen đã định hình Nvidia”, Kim cho biết. “Điều gì sẽ xảy ra khi ông và công ty ‘chia tay’?. Câu hỏi vẫn chưa có lời giải. Hiện tại, Nvidia ngồi vững trên đỉnh núi, được bao quanh bởi rào chắn văn hóa ít ai có thể vượt qua”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Quy mô thị trường quảng cáo toàn cầu sẽ vượt mốc 1000 tỷ USD trong năm 2024

Báo cáo mới đây cho thấy quy mô thị trường quảng cáo toàn cầu sẽ vượt mốc 1000 tỷ USD trong năm 2024. Sự thống trị ngày càng tăng của các nền tảng kỹ thuật số là tín hiệu cho thấy các nhà quảng cáo cần thích ứng nhanh hơn với chiến lược mới và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường quảng cáo đang phát triển nhanh chóng.

Theo báo cáo mới đây của GroupM, một công ty truyền thông thuộc WPP, giá trị thị trường quảng cáo toàn cầu (Global Ad Revenue) dự kiến sẽ vượt mốc 1000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2024. Các gã khổng lồ công nghệ – Google, Meta, ByteDance, Amazon và Alibaba – dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa tổng số này, sự thống trị của các nền tảng kỹ thuật số sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Về tổng thể, dù quy mô thị trường quảng cáo toàn cầu là khá lớn, thị trường này chủ yếu được thống trị bởi các gã khổng lồ công nghệ như Google và Meta. Để duy trì khả năng cạnh tranh, các thương hiệu hay các nền tảng quảng cáo phải thích ứng nhanh hơn với môi trường kỹ thuật số, tận dụng AI để nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) thông minh hơn và phù hợp với hành vi tiêu dùng đang thay đổi (trong khi nền kinh tế cũng đang có nhiều chuyển biến quan trọng).

Dưới đây là một số thống kê chính từ GroupM:

  • Tăng trưởng năm 2024: Doanh thu quảng cáo toàn cầu dự kiến sẽ tăng 9,5%, với mức tăng trưởng tiếp theo là 7,7% vào năm 2025.
  • Tỷ lệ kỹ thuật số: Quảng cáo kỹ thuật số tức Digital Ads (bao gồm cả streaming, tin tức trực tuyến và tạp chí) có thể chiếm 82% tổng doanh thu vào năm 2025.
  • Thị trường Mỹ: Là thị trường quảng cáo lớn nhất toàn cầu, Mỹ dự kiến sẽ đạt doanh thu 379 tỷ USD vào năm 2025.
  • Sự bùng nổ của Trung Quốc: Thị trường quảng cáo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 13,5% vào năm 2024, đạt 204,5 tỷ USD.
  • Sự suy giảm của báo in: Doanh thu quảng cáo báo in sẽ giảm 4,5% vào năm sau và giảm thêm 3% vào năm 2025.

Trong năm 2024 và xa hơn nữa, những công nghệ được tận dụng bởi AI được dự đoán sẽ ngày càng nâng cao tính cá nhân hóa, tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo và đơn giản hóa việc triển khai chiến dịch quảng cáo.

Báo cáo cũng cho thấy rằng đòn bẩy tăng trưởng quảng cáo sẽ vẫn tập trung vào các nền tảng công nghệ, với thị phần sẽ tăng lên cùng với sự tiến bộ của AI.

Sự chuyển dịch sang các chiến lược kỹ thuật số báo hiệu một kỷ nguyên mang tính chuyển đổi đối với các nhà quảng cáo, nơi những “người chiến thắng” có cơ hội vượt lên từ khả năng tận dụng dữ liệu và thích ứng với hành vi tiêu dùng mới đang phát triển.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Coolmate tham vọng trở thành kỳ lân tiếp theo của Việt Nam

Coolmate, thương hiệu thời trang nam trực tuyến của Việt Nam, đang khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt tại Đông Nam Á. Thành lập năm 2019, Coolmate đã gọi vốn thành công 6 triệu USD từ Vertex Ventures Đông Nam Á và Ấn Độ – một thành tựu đáng nể giữa thời kỳ “mùa đông công nghệ.”

Tờ Tech in Asia đã phân tích mục tiêu trở thành kỳ lân vào năm 2030 của Coolmate. “Điều gì khiến startup này tự tin có thể trụ vững giữa những “gã khổng lồ” như Temu, Shein hay TikTok Shop?”, tờ báo đặt câu hỏi.

Chiến lược “không chạy theo thời trang nhanh”

CEO Phạm Chí Nhu chia sẻ, ban đầu Coolmate bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee nhưng nhanh chóng nhận ra tính thiếu bền vững. Phí nền tảng cao và sự khó khăn trong việc giữ chân khách hàng đã thúc đẩy Coolmate xây dựng nền tảng riêng, tập trung vào dòng sản phẩm thiết yếu dành cho nam giới, từ áo thun, đồ tập, đến đồ lót.

Coolmate nhắm đến khách hàng ưa chuộng chất lượng nhưng không sẵn lòng trả giá cao cho các thương hiệu lớn như Nike hay Adidas. Ví dụ, áo tập luyện của Coolmate có giá khoảng 200.000 đồng (8 USD), chỉ bằng 1/4 so với các thương hiệu nổi tiếng.

“Chúng tôi không chạy theo thời trang nhanh. Khách hàng của chúng tôi là những người từ 18-34 tuổi, coi quần áo là nhu cầu thiết yếu và ưa chuộng thiết kế tối giản,” ông Nhu nhấn mạnh.

Các sản phẩm của Coolmate được thiết kế nội bộ, ưu tiên tính tiện dụng hơn là chạy theo xu hướng. Công nghệ độc quyền của hãng giúp phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam, như khả năng khô nhanh.

Để tối ưu chi phí, Coolmate không mở cửa hàng vật lý mà làm việc trực tiếp với các nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, CEO Phạm Chí Nhu cũng thừa nhận chuỗi cung ứng trong nước còn nhiều mảnh ghép rời rạc, đặc biệt trong việc cung cấp nguyên liệu phụ như cúc áo hay dây kéo.

Coolmate triển khai chính sách hoàn trả miễn phí trong 60 ngày và tận dụng marketing qua influencer (người có sức ảnh hưởng) để nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Hiện tại, phần lớn doanh thu của Coolmate đến từ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và TikTok Shop.

“Các nền tảng này đầu tư mạnh vào việc giáo dục người tiêu dùng, nên việc xuất hiện ở đó là điều bắt buộc,” CEO Coolmate chia sẻ.

Với nguồn vốn mới, Coolmate dự kiến ra mắt dòng sản phẩm đồ tập nữ vào năm 2025, mở rộng sang thị trường Mỹ qua Amazon và thâm nhập thị trường Thái Lan thông qua các nhà phân phối địa phương.

Mặc dù có những bước tiến tích cực, Coolmate vẫn đối mặt với các thách thức lớn. Một số chuyên gia cho rằng sự đơn giản trong thiết kế khiến sản phẩm của Coolmate dễ bị sao chép và khách hàng có thể chuyển sang các lựa chọn thay thế.

Bên cạnh đó, việc mở rộng sang bán lẻ truyền thống – qua các đối tác như Aeon, WinMart, Big C và các cửa hàng pop-up, có thể làm tăng chi phí vận hành nếu không được quản lý chặt chẽ.

Thị trường thời trang và giày dép Việt Nam được Euromonitor International ước tính đạt 4,6 tỷ USD vào cuối năm 2023. Ông Phạm Chí Nhu tin rằng Coolmate có cơ hội lớn để phát triển bằng cách tập trung vào chất lượng thay vì đối đầu trực tiếp với các đối thủ Trung Quốc.

Năm 2023, doanh thu của Coolmate đạt 14 triệu USD, tăng trưởng 23% so với năm trước – chậm hơn so với tốc độ gấp đôi của năm 2022. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt lợi nhuận hoạt động 141.000 USD, cao hơn 5 lần so với năm 2022.

Coolmate đặt mục tiêu doanh thu 45 triệu USD vào năm 2024 và 500 triệu USD vào năm 2030, với mức định giá 1 tỷ USD.

Cuối năm 2023, Coolmate chỉ còn 52.000 USD tiền mặt, thấp hơn đáng kể so với 900.000 USD dùng cho hoạt động vận hành. Khoản vốn 6 triệu USD vừa huy động được giúp kéo dài thời gian hoạt động thêm 7 năm, cung cấp nguồn lực cần thiết để đối đầu với Temu và Shein trong ngắn hạn.

Với tầm nhìn rõ ràng và chiến lược khác biệt, Coolmate không chỉ đặt mục tiêu sống sót, mà còn vươn lên để ghi tên mình vào danh sách kỳ lân Việt Nam trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Startup B2B Kamereo vừa gọi vốn thành công 7.8 triệu USD

Hôm 9/12, Kamereo – startup cung cấp thực phẩm B2B (bán sỉ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp), có trụ sở tại TP HCM – công bố huy động thành công 7,8 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B từ Sumitomo Corporation, Inspire, SMBC Venture Capital, Mitsubishi UFJ Capital, Reazon Holdings cùng một số nhà đầu tư cá nhân.

Như vậy đến nay, công ty này đã huy động tổng cộng hơn 15 triệu USD. Họ định dùng nguồn vốn mới mở rộng hoạt động kinh doanh, danh mục sản phẩm, triển khai nhập khẩu  và ra mắt các dịch vụ mới như mô hình sàn giao dịch (marketplace), phát triển thêm tính năng sản phẩm.

Kamereo đồng sáng lập bởi Taku Tanaka, người rời công ty chứng khoán Credit Suisse Nhật Bản năm 2015 đến Việt Nam làm Giám đốc vận hành Pizza 4P’s, góp phần đưa thương hiệu từ cửa hàng nhỏ tại TP HCM thành chuỗi nhà hàng có tiếng.

Ông rời Pizza 4P’s vào tháng 1/2017 và đồng sáng lập Kamereo vào tháng 6/2018 cùng Hiroshi Tokaku, ban đầu là dịch vụ nền tảng tìm kiếm nguồn cung ứng và mua hàng. Họ huy động được 500.000 USD đầu tiên vào 2019 và nhận thêm 4,6 triệu USD ở vòng series A vào mùa dịch 2021.

Đó là thời điểm họ tập trung hơn vào cung cấp sỉ nguyên liệu thực phẩm cho phân khúc HORECA (khách sạn, nhà hàng, quán cà phê). Thị trường này ước tính quy mô đến 100 tỷ USD, tăng trưởng trên 5% trong vòng 5 năm tới và còn thiếu công ty bán buôn lớn như Nhật Bản hay Mỹ.

“Với dân số  vượt 100 triệu người vào 2023 và tăng trưởng kinh tế  liên tục, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực mạng lưới phân phối thực phẩm, còn nhiều dư địa cải thiện hiệu quả”, Taiki Goto, Phó tổng giám đốc Bộ phận đầu tư II, Mitsubishi UFJ Capital, nhận định.

Theo báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam của IPOS, ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B) đang tăng trưởng 11,47%, đạt tổng hơn 590.000 tỷ đồng. Đến hết 2023, số lượng cửa hàng tại Việt Nam đạt mốc 317.299, tăng 1,26% so với 2022. Trong gần 3.000 đơn vị được hỏi, 79,6% nói tình hình kinh doanh tốt lên và đủ nguồn lực để phát triển. Hơn một nửa muốn mở rộng quy mô.

Manabu Fujimoto, Giám đốc Inspire Investment, đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng chủ chốt ở Đông Nam Á, nơi giải pháp cung ứng tích hợp dọc của Kamereo cung cấp giá trị thiết thực, đáp ứng nhu cầu các bên.

Startup của Taku Tanaka phát triển nhãn hàng riêng từ năm ngoái và dự kiến dành một phần nguồn vốn vừa huy động để thúc đẩy mô hình này, cung cấp thêm rau củ cắt sẵn cho siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Họ mở rộng hoạt động ra Hà Nội tháng này và định đến miền Trung.

Ngoài ra, công ty triển khai thêm mô hình sàn giao dịch kết nối nhà cung cấp với bên mua. Họ đầu tư hệ thống kho bãi, đảm nhiệm bán hàng, vận chuyển và thu tiền. Dự án đầu tiên mảng này là hợp tác với Gyomu Japan, đơn vị vận hành Gyomu Super tại Việt Nam, đưa khoảng 450 sản phẩm lên nền tảng.

Motohiro Takeuchi, Phó tổng giám đốc Bộ phận đầu tư IV SMBC Venture Capital, đánh giá cao một startup tại Việt Nam được dẫn dắt bởi CEO người Nhật Bản với văn hóa “Kaizen” (cải tiến liên tục). “Điều này đã tạo ra chu kỳ tăng trưởng tốt và thu hút thêm khách hàng”, ông nhận định.

Tổng cục Thống kê cho hay doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 11 tháng đầu năm ước đạt 669.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2023. Các đô thị lớn hoặc có thế mạnh du lịch, công nghiệp tăng tốt như: Hà Nội (10,7%); TP HCM (9,4%), Khánh Hòa (17%), Hải Phòng (13,2%), Cần Thơ (12,6%) và Bình Dương (8,3%).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Hơn 80% Gen Z đi làm vì lương và phúc lợi (khác hoàn toàn với Gen X và Gen Y)

Khảo sát của CareerViet – nền tảng kết nối 20.000 doanh nghiệp với người tìm việc chỉ ra, 83% Gen Z cho rằng lương và phúc lợi là yếu tố ảnh hưởng chính đến chỗ làm việc của họ. Trong khi, Gen X và Gen Y lại dành sự ưu tiên cho những mục tiêu khác.

Mới đây, CareerViet công bố danh sách nhà tuyển dụng được yêu thích nhất dựa trên kết quả của 84.200 lượt tham gia với hơn 5.720 doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực. Khảo sát của đơn vị này còn chỉ ra những thay đổi và mong muốn của các ứng viên qua từng thế hệ.

Bà Trần Liên Phương – Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn Chiến lược tại Amco Việt Nam cho biết, thế hệ Gen X, được biết đến với sự quý trọng các giá trị truyền thống và coi trọng gia đình, đang dần rút lui về hậu trường để dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Họ đóng vai trò như những người dìu dắt các thế hệ sau.

“Đối với Gen Y, mục tiêu rõ ràng và cơ hội để chứng minh bản thân là những điều họ tìm kiếm trong công việc. Thế hệ này không ngại phá vỡ lối mòn, luôn muốn được trao quyền và khẳng định năng lực cá nhân”, bà Phương nói.

Trong khi Gen X vẫn ưu tiên sự ổn định và phúc lợi dài hạn, Gen Y coi trọng sự phát triển và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Gen Z lại tập trung vào sự linh hoạt, lương bổng và sự phát triển.

Số liệu khảo sát, 83% Gen Z cho rằng lương và phúc lợi là yếu tố ảnh hưởng chính đến chỗ làm việc của họ. Sau đó là phong cách và hình thức làm việc. Họ thích những nơi ưu tiên đảm bảo lương tháng 13 hay tiền thưởng các ngày lễ.

Thế hệ này cũng thích có giờ làm việc ngắn hơn, dưới 25-35 giờ mỗi tuần hoặc làm việc hybrid (được xen kẽ làm từ xa và lên văn phòng). Khảo sát cũng chỉ ra thực trạng dù hài lòng với công việc hiện tại, Gen Z vẫn sẵn sàng “nhảy việc” nếu tìm được cơ hội tốt hơn.

“Thế hệ Gen Z lớn lên cùng công nghệ, đồng thời quan tâm sâu sắc đến các vấn đề như môi trường và xã hội. Tuy từng có tỷ lệ thay đổi công việc cao vào năm 2023, nhưng xu hướng này đang giảm nhờ sự ổn định và cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn công việc” , bà Phương nói.

Đánh giá về nhóm nhân sự trẻ tuổi, bà Phạm Thị Quý Hiền, Giám đốc Nhân sự Masan nói hiện tại doanh nghiệp có sự hòa hợp giữa các thế hệ lao động, trong đó Gen Z chiếm 21%. Riêng mảng Marketing, Gen Z chiếm tới 47%.

“Các thế hệ tại công ty tôi rất thích làm việc với Gen Z. Khi hoàn thành một dự án, chúng tôi không chỉ đánh giá kết quả mà còn cân nhắc khả năng đề bạt các bạn vào những vị trí mới”, bà Hiền cho hay.

Còn lãnh đạo của một doanh nghiệp khác lại cho rằng, một trong những yếu tố then chốt để “tương tác thành công với gen Z là thấu hiểu, phải bắt nguồn từ những thế hệ trước”. Do đó, việc hài hòa các thế hệ trong doanh nghiệp cần được chú trọng.

Không chỉ đưa ra phân tích về sự thay đổi cũng như mong muốn của các ứng viên, khảo sát cũng chỉ ra danh sách các nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm qua. Ở nhóm doanh nghiệp lớn, top 5 doanh nghiệp được yêu thích nhất năm 2024 ở khối doanh nghiệp lớn lần lượt là Vinamilk, Vinpearl, Samsung Electronics, Masan Consumer và FPT IS.

Ở khối doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp tuyển dụng được yêu thích nhất năm thuộc về McDonald’s Việt Nam.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cựu Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam làm CEO Phúc Long

Sau hơn 11 năm gây dựng Starbucks Việt Nam kể từ ngày đầu tiên, bà Patricia Marques đã có bến đỗ mới là Phúc Long, một thương hiệu F&B đình đám khác trên thị trường.

Theo thông tin từ phía Tập đoàn Masan, hồi cuối tháng 11 vừa qua, Phúc Long đã tổ chức đại tiệc VIP dành riêng cho các hội viên thân thiết, để họ trải nghiệm không gian cửa hàng Phúc Long Saigon Centre trước thềm khai trương, thưởng thức những món trà – bánh sắp ra mắt.

Đáng chú ý, sự kiện có sự xuất hiện của bà Patricia Marques với vai trò là CEO của Phúc Long.

Bà Patricia Marques là tên tuổi “lão làng”, dày dạn kinh nghiệm trong ngành F&B. Nữ lãnh đạo này chính là Tổng Giám đốc đầu tiên của Starbucks Việt Nam, giúp gây dựng chỗ đứng của thương hiệu đồ uống Mỹ tại thị trường Việt Nam trong suốt hơn 11 năm. Bà cũng gắn bó hơn 30 năm với Starbucks toàn cầu.

Tôi rất vui được chia sẻ rằng tôi đang bắt đầu công việc mới ở vị trí CEO Phúc Long!”, bà Patricia thông báo trong một bài đăng trên LinkedIn tháng trước.

Cũng theo thông tin trên LinkedIn, sau khi rời vị trí Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam hồi tháng 12/2023, bà Patricia đã có 1 năm đảm nhiệm chức Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Maxim’s Group, trước khi “đầu quân” cho Phúc Long vào tháng 11 vừa qua.

Ngoài Starbucks, bà cũng góp phần mở rộng hoạt động quốc tế cho các thương hiệu danh tiếng như Saks Fifth Avenue, Panera Bread và Highlands Coffee.

Chia sẻ về chiến lược phát triển thương hiệu Phúc Long, bà Patricia cho biết việc nâng cấp thiết kế không gian cho các cửa hàng sẽ là một trong những bước đi chiến lược quan trọng tiếp theo. Cửa hàng Phúc Long Saigon Centre được giới thiệu với bảng màu hoàn toàn mới, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, sáng sủa và ấm cúng.

Bảng màu này kết hợp giữa màu xanh pastel “Reseda Green” đại diện cho sức sống tươi mới của lá trà, màu kem “Beauty and the Beach” tượng trưng cho thổ nhưỡng, và màu nâu trà sữa truyền thống gợi nhớ vị trà sữa chất lượng đậm vị của thương hiệu. Thiết kế mới được kỳ vọng mang lại không gian thoải mái cho các buổi gặp gỡ, thư giãn, thưởng trà cùng bạn bè và gia đình.

Phúc Long đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng hệ thống với mục tiêu gia tăng thị phần trong ngành F&B. Tính đến tháng 11/2024, thương hiệu đã đạt 176 cửa hàng, phủ rộng khắp 28 tỉnh thành.

Quý 3/2024, doanh thu thuần của Phúc Long Heritage tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 425 tỷ đồng, chủ yếu nhờ đóng góp từ 21 cửa hàng mới ngoài WinCommerce được mở trong cùng quý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhịp Sống Thị Trường

Chân dung của Tổng Giám đốc Google Việt Nam

Trước khi trở thành Tổng Giám đốc Google Việt Nam, bà Hoàng Thị Ngọc Diệp từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Nhãn hiệu Việt, đơn vị chuyên về truyền thông số hóa, đầu tư hệ thống kênh bán lẻ và đầu tư nhãn hiệu.

Cuối tuần trước, Google thông báo tới các nhà quảng cáo tại Việt Nam sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4/2025. Trong khi đó, các đối tác thực hiện mức thuế 10% theo quy định của Việt Nam từ 1/3/2025.

Trước đó, Google không có văn phòng tại Việt Nam. Cuối năm 2022, ông Marc Woo, Giám đốc điều hành Google Châu Á – Thái Bình Dương được giao phụ trách thị trường Việt Nam.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Google Việt Nam được thành lập vào ngày 31/5/2023. Công ty có vốn điều lệ 140 tỷ đồng, trong đó Google Apac Technology (trụ sở tại Singapore) nắm 100% vốn.

Google Việt Nam đăng ký trụ sở tại tòa nhà M-Building, quận 7, TP HCM. Ngành nghề chính kinh doanh chính là quảng cáo, bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, bán buôn tổng hợp…

Người đại diện theo pháp luật của Google Việt Nam là bà Hoàng Thị Ngọc Diệp – Tổng Giám đốc công ty, sinh năm 1982.

Trước khi gia nhập Google Việt Nam, bà từng là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nhãn hiệu Việt (Vietbrand – Mã: ABR), đơn vị chuyên về truyền thông số hóa, đầu tư hệ thống kênh bán lẻ và đầu tư nhãn hiệu.

Bà Diệp được bổ nhiệm làm Chủ tịch Vietbrand từ tháng 4/2021, khi đó bà còn là Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Quang Thái và đại diện Quang Thái sở hữu 39,07% vốn Vietbrand.

Trước khi Google Việt Nam vào Việt Nam, bà Diệp thôi giữ chức Chủ tịch Vietbrand từ tháng 4/2023 và không còn là Tổng Giám đốc Quang Thái từ tháng 3/2023. Công ty Quang Thái cũng thoái sạch vốn Vietbrand sau động thái rời đi của bà Điệp.

Ngoài là Tổng Giám đốc Google Việt Nam, bà Diệp hiện là Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty TNHH Google Cloud Việt Nam. Công ty này được thành lập vào tháng 10/2023, có vốn điều lệ gần 24 tỷ đồng.

Địa chỉ toà nhà Google Cloud Việt Nam trùng với Google Việt Nam và Google Apac Technology (trụ sở tại Singapore) cũng nắm 100% vốn tại đây.

Bên cạnh đó, bà Diệp còn là Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Luật TNHH DILINH. Công ty này được thành lập vào tháng 1/2009, có trụ sở tại quận 7, TP HCM, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý, trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật. Tính đến tháng 1/2021, công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, trong đó bà Diệp nắm 90% vốn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Thị phần tìm kiếm của Google tiếp tục suy giảm trong khi của ChatGPT lại tăng lên

Số liệu báo cáo mới đây cho thấy thị phần tìm kiếm của Google tiếp tục suy giảm trong khi của ChatGPT lại tăng lên. 

Dữ liệu khảo sát được công ty phân tích Evercore công bố tuần này cho thấy 5% số người được hỏi đã sử dụng ChatGPT để tìm thông tin trên mạng, trong khi hồi tháng 6 là 1%. Thế hệ “Millennials”, những người sinh trong giai đoạn 1981-1996, chiếm phần lớn vào sự gia tăng.

Google vẫn làm chủ thị trường tìm kiếm nhưng tỷ lệ đang giảm dần, hiện ở mức 78% thị phần so với 80% hồi tháng 6.

Thay đổi một vài điểm phần trăm không đánh dấu thay đổi lớn, nhưng kiểm soát cách người dùng tiếp cận thông tin trên mạng Internet toàn cầu được đánh giá là vấn đề rất quan trọng. Đây vốn là động lực thúc đẩy mảng kinh doanh quảng cáo của Google, mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho hãng.

Microsoft Bing chỉ chiếm 4% thị trường, theo khảo sát của Evercore, nhưng mỗi năm vẫn thu về hàng tỷ USD.

Mức tăng của ChatGPT, dù tương đối nhỏ, là dấu hiệu cho thấy vị thế thống trị của Google ngày càng bị đe dọa bởi AI tạo sinh. Công nghệ này đang thay đổi phương thức truy cập thông tin trên mạng của hàng triệu người, đặt ra dấu hỏi về khả năng duy trì thế kiểm soát thị trường tìm kiếm của Google.

OpenAI ra mắt tính năng tìm kiếm hoàn chỉnh cho ChatGPT từ cuối tháng 10, đồng thời đạt thỏa thuận với Apple nhằm triển khai ChatGPT trên nhiều mẫu iPhone. Bước đi này được coi là thách thức trực tiếp nhằm vào Google.

Theo khảo sát của Evercore ISI, ChatGPT vượt xa Google về mức độ hài lòng của người dùng trong nhiều trường hợp. Sản phẩm của OpenAI dẫn trước 4 điểm phần trăm trong lĩnh vực tìm kiếm sản phẩm và giá bán trên mạng.

Tuy nhiên, Google vẫn duy trì khoảng cách xa với các đối thủ và cũng có những dấu hiệu tích cực. Google đầu năm nay tung ra Gemini, sản phẩm hỗ trợ tương tự ChatGPT, đồng thời triển khai AI Overviews, tính năng dùng AI tạo sinh để tổng hợp nhiều kết quả tìm kiếm. Trong khảo sát của Evercore, 71% người dùng Google cho rằng những công cụ này có hiệu quả hơn nhiều so với trải nghiệm tìm kiếm trước đây.

Trong số những người dùng ChatGPT và Gemini, khoảng 53% cho biết họ tìm kiếm nhiều hơn, mang lại lợi ích cho cả OpenAI và Google. Các tìm kiếm liên quan đến thương mại cũng ghi nhận thế thống trị của Google.

Mức giảm của Google trong khảo sát nhiều khả năng liên quan đến tìm kiếm thông tin chung, không ảnh hưởng tới doanh thu từ quảng cáo của hãng.

Mark Mahaney, nhà phân tích của Evercore, nói 1% thị trường tìm kiếm cũng có giá trị doanh thu tương đương 2 tỷ USD mỗi năm, nhưng điều này chỉ có tác dụng nếu thu được tiền từ những câu hỏi tìm kiếm như cách Google đang làm.

“Điều này chỉ áp dụng cho các câu truy vấn thương mại và với điều kiện các nền tảng có thể kiếm tiền tốt như Google, điều khó xảy ra trong tương lai gần và trung hạn”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei lại đối mặt nhiều thách thức tại thị trường Mỹ

Theo Reuters, Hạ viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về dự luật quốc phòng thường niên vào tuần tới, bao gồm khoản ngân sách hơn 3 tỷ USD dành cho các công ty viễn thông Mỹ nhằm loại bỏ thiết bị của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE khỏi hạ tầng mạng không dây. Động thái này nhằm đối phó với những rủi ro an ninh quốc gia.

Dự thảo dài 1.800 trang công bố vào cuối tuần qua cũng chứa các điều khoản khác liên quan đến Trung Quốc, như yêu cầu báo cáo về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc né tránh các quy định an ninh của Mỹ và một đánh giá tình báo về năng lực công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Theo Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), việc thay thế các thiết bị không an toàn ước tính tốn 4,98 tỷ USD nhưng Quốc hội trước đó chỉ phê duyệt 1,9 tỷ USD cho chương trình “gỡ bỏ và thay thế”.

Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel vừa qua đã phải kêu gọi Quốc hội bổ sung kinh phí khẩn cấp, nhấn mạnh rằng chương trình này đang thiếu 3,08 tỷ USD, đe dọa cả an ninh quốc gia lẫn khả năng kết nối ở các vùng nông thôn.

Bà Rosenworcel cảnh báo sự thiếu hụt kinh phí có thể dẫn đến việc một số mạng viễn thông nông thôn phải đóng cửa, làm mất đi nhà cung cấp duy nhất tại một số khu vực và thậm chí đe dọa dịch vụ khẩn cấp 911.

Ông Tim Donovan, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Các nhà cung cấp Dịch vụ Viễn thông Cạnh tranh, hoan nghênh quyết định bổ sung kinh phí, nhấn mạnh rằng việc duy trì kết nối cho hàng chục triệu người dân Mỹ là điều cấp thiết.

Kể từ năm 2019, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu FCC buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhận trợ cấp liên bang loại bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc.

Năm 2023, Nhà Trắng đã đề xuất khoản ngân sách 3,1 tỷ USD cho chương trình này. Theo Thượng nghị sĩ Maria Cantwell, ngân sách này và 500 triệu USD dành cho các trung tâm công nghệ khu vực sẽ được lấy từ một cuộc đấu giá băng tần không dây AWS-3 do FCC tổ chức để đáp ứng nhu cầu băng thông ngày càng tăng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok rất có thể bị cấm tại Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ba thẩm phán tại Tòa Phúc thẩm liên bang quận Columbia (Mỹ) ngày 6/12 đã ra phán quyết từ chối kháng cáo mà TikTok đưa ra trước đó yêu cầu chặn luật có thể cấm ứng dụng này tại Mỹ. Phán quyết này là cú đánh mạnh vào TikTok tại thị trường lớn nhất là Mỹ với hơn 170 triệu người sử dụng.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 năm nay đã ký thông qua Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA), buộc ByteDance – công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Trung Quốc – phải hoàn thành việc thoái vốn tại TikTok theo thời hạn chót là ngày 19/1/2025.

Nếu ByteDance không thực hiện chuyển quyền sở hữu, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ. Đạo luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, khi các nhà lập pháp Mỹ lo ngại dữ liệu về người Mỹ có thể bị khai thác khi họ sử dụng ứng dụng TikTok.

Đến đầu tháng 5, TikTok và công ty mẹ ByteDance đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang quận Columbia – tòa có thẩm quyền xét xử khiếu nại liên quan đến PAFACA. Trong đơn, ByteDance và TikTok cáo buộc Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm một nền tảng mạng xã hội như TikTok là vi phạm Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Mỹ về quyền tự do ngôn luận. Họ cũng lập luận rằng việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok là không khả thi dưới góc độ thương mại, công nghệ và pháp lý.

Hiện chưa rõ bước đi kế tiếp. Theo giới chuyên gia, TikTok và ByteDance có thể khiếu kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ, nhưng không có gì bảo đảm các thẩm phán sẽ tiếp nhận, xử lý khiếu nại. Quyết định của Tòa phúc thẩm liên bang quận Columbia cũng đặt ra thách thức cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ giải cứu ứng dụng Tik Tok tại Mỹ, nhưng không tiết lộ thông tin, bước đi cụ thể.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

eMarketer: Thị phần quảng cáo tìm kiếm tại Mỹ của Google sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2025

Nếu Google là một con tàu, nó sẽ là tàu Titanic trong vài giờ trước khi va phải một tảng băng trôi. Tưởng chừng như Google không thể chìm, nhưng các thế lực đang đưa đế chế tiến gần đến một cơn khủng hoảng lịch sử.

Khi tìm kiếm không còn là độc quyền của Google

Khi nhắc đến các vấn đề hiện tại của Google, vụ kiện chống độc quyền từ Bộ Tư pháp Mỹ mới đây có thể chỉ là “một vết xước nhỏ” trong bức tranh tổng thể. Mối đe dọa đầu tiên đến từ chính thói quen của người dùng.

Thế hệ trẻ ngày nay ngày càng ít dựa vào Google để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, họ tìm đến các nền tảng khác như Amazon khi muốn mua sắm hay TikTok để tìm cảm hứng hoặc các câu trả lời nhanh.

Theo dự báo từ eMarketer, thị phần quảng cáo tìm kiếm tại Mỹ của Google sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2025. Đây là lần đầu tiên kể từ khi công ty bắt đầu thống kê dữ liệu này. Amazon đang dần trở thành điểm đến chính cho những ai muốn tìm kiếm sản phẩm, thu hút hàng tỷ USD ngân sách quảng cáo từ các thương hiệu.

Trong khi đó, TikTok chiếm chưa đến 4% doanh thu quảng cáo số tại Mỹ, nhưng cũng có khả năng tạo ra một khối lượng tìm kiếm khổng lồ. Một báo cáo từ TikTok cho thấy 23% người dùng thực hiện tìm kiếm trong vòng 30 giây sau khi mở ứng dụng. Tổng lưu lượng tìm kiếm toàn cầu đạt 3 tỷ lượt/ngày.

Khi trả lời các câu hỏi về chống độc quyền của chính phủ Mỹ, bản thân Google cũng thừa nhận tình trạng này. “Bằng chứng tại phiên tòa cho thấy chúng tôi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ cạnh tranh”, hãng nói.

Mối đe dọa thứ 2 của Google là sự phát triển của các công cụ “answer engine” (công cụ trả lời), theo Wall Street Journal. Những công cụ mới như ChatGPT của OpenAI hay Perplexity đang thay đổi cách chúng ta tương tác với thông tin.

Chúng không chỉ tìm kiếm trên Internet mà còn đưa ra các câu trả lời trực tiếp. Đôi khi chúng đủ chính xác để thay thế nhu cầu truy cập vào các trang web.

Chúng cũng ngày càng phổ biến hơn nhờ được tích hợp trực tiếp vào các hệ điều hành lớn như Windows của Microsoft hay macOS của Apple.

Google đã sớm nhận ra mối đe dọa này. Để duy trì vị thế, tập đoàn đã triển khai tính năng bản tóm tắt bằng AI trong kết quả tìm kiếm của mình. Gã khổng lồ cho biết sự thay đổi là để đáp trả trực tiếp trước sự cạnh tranh gay gắt từ AI ở cả các start-up và gã khổng lồ công nghệ.

Melissa Schilling, giáo sư quản trị tại Đại học New York, ví sự chuyển mình của AI với tìm kiếm như cách thương mại điện tử từng làm lung lay đế chế Walmart.

“Google đã có vị trí không thể vượt qua trong mảng tìm kiếm cho đến khi AI xuất hiện và bây giờ AI đang tìm kiếm thương mại điện tử như với Walmart”, giáo sư phân tích. Hay như cách iPhone của Apple từng làm Microsoft chao đảo trong kỷ nguyên smartphone.

Hệ sinh thái Internet đang xuống cấp

Mối đe dọa thứ 3 đến từ sự suy thoái của hệ sinh thái web – một lĩnh vực nằm ngoài tầm kiểm soát cũa gã khổng lồ. Sự gia tăng của nội dung do AI tạo ra đã khiến chất lượng kết quả tìm kiếm giảm sút. Người dùng ngày càng khó tìm thấy thông tin đáng tin cậy giữa biển nội dung máy tạo.

Các nội dung do AI tạo ra ngày càng tràn lan, đang làm giảm chất lượng tổng thể của kết quả tìm kiếm trên web. Trong bối cảnh đó, Google đã chọn cách tự động tạo ra các bản tóm tắt AI ngay trong kết quả tìm kiếm, nhằm giảm nhu cầu người dùng phải nhấp vào các liên kết.

Nhưng điều này lại tạo ra một vòng luẩn quẩn: Nếu người dùng không còn cần truy cập các trang web, nguồn thu từ quảng cáo và động lực để tạo ra nội dung chất lượng sẽ dần cạn kiệt.

Joerg Klueckmann, giám đốc marketing của Finastra, một công ty fintech hàng đầu châu Âu, bày tỏ lo ngại rằng nếu ngày càng nhiều người dùng dựa vào AI để tìm kiếm, lượng truy cập vào các website sẽ giảm mạnh. Ông đặt ra câu hỏi: “Nếu không còn lưu lượng truy cập, các đội ngũ SEO sẽ làm gì? Và số phận của những website phụ thuộc vào Google sẽ ra sao?”.

Dữ liệu từ nền tảng quảng cáo Skai cho thấy trong quý gần đây, tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo trong kết quả tìm kiếm của Google đã giảm 8% so với năm trước. Một nghiên cứu từ công ty phần mềm SEO Authoritas cũng chỉ ra rằng các câu trả lời AI của Google có thể làm xáo trộn thứ hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập hiện tại. Điều này có thể khiến các nhà xuất bản mất đi 2 tỷ USD doanh thu hàng năm, theo ước tính từ công ty bán quảng cáo Raptive.

Dù những thách thức trên có thể làm lung lay Google, quá trình chuyển đổi quyền lực này sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều. David Yoffie, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nhận định rằng thói quen người dùng là thứ rất khó thay đổi. “Nếu không có một sản phẩm thực sự vượt trội, phần lớn người dùng vẫn sẽ gắn bó với những gì họ quen thuộc”, ông nói.

Cùng lúc đó, vụ kiện chống độc quyền từ Bộ Tư pháp cũng đang đe dọa cấu trúc của Google. Chính phủ Mỹ đã đề xuất các biện pháp mạnh tay như nên bị cấm ưu tiên công cụ tìm kiếm của mình trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Thậm chí, cơ quan này còn gợi ý Google nên bán trình duyệt Chrome – một trong những sản phẩm chủ lực của hãng.

Kent Walker, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, cho rằng đề xuất này “vô lý và quá mức”, đồng thời khẳng định chúng sẽ gây hại cho người dùng và làm suy yếu vị thế lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng các vụ kiện chống độc quyền thường mất nhiều năm để giải quyết. Kết quả cuối cùng có thể không nghiêm trọng như các đề xuất ban đầu. Giáo sư David Yoffie tại Trường Kinh doanh Harvard nhận định rằng Google có thể đàm phán một số loại nghị định đồng ý với chính quyền Trump, giống như Microsoft đã làm với chính quyền của George W. Bush năm 2000.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Mạng xã hội được ví là ‘Facebook của Trung Quốc’ ngừng hoạt động

Đối với thế hệ Millennials Trung Quốc, Renren không chỉ là một nền tảng mạng xã hội. Đây như cuốn nhật ký kỹ thuật số, gợi nhớ đến người bạn cùng lớp hay tuổi trẻ sôi nổi.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, người dùng phát hiện ra rằng trang web từng được gọi là “Facebook của Trung Quốc” này không còn có thể truy cập. Tương lai về một nền tảng từng tạo nên kỷ nguyên giao lưu trực tuyến ở Trung Quốc đang được đặt dấu hỏi.

Truyền thông trong nước đưa tin đầu tuần này rằng người dùng Renren không thể đăng nhập, gặp lỗi tài khoản và mật khẩu. Vào ngày 2 tháng 12, nền tảng xác nhận tạm dừng dịch vụ, tuyên bố rằng đang trong quá trình “nâng cấp”.

“Renren đang trong quá trình nâng cấp, giống như việc đổi chiếc xe chạy bằng nhiên liệu đáng tin cậy của bạn lấy một chiếc xe năng lượng mới sau nhiều năm sử dụng”, nền tảng này tuyên bố trên trang web của mình và cam kết bảo mật thông tin người dùng. “Chúng tôi mong bạn kiên nhẫn cho đến khi chiếc xe mới của chúng tôi lăn bánh trên đường”.

Ra đời vào năm 2005 với tên gọi Xiaonei.net, Renren bắt đầu như một mạng xã hội tập trung vào khuôn viên trường học do Wang Xing, người sáng lập công ty công nghệ khổng lồ Meituan của Trung Quốc và một số sinh viên đại học tạo ra. Sau đó, nó được đổi tên thành Renren.net vào năm 2009, mở rộng phạm vi để nhắm mục tiêu đến các chuyên gia trẻ cùng với sinh viên.

Đến cuối năm 2010, nền tảng này thu hút được 170 triệu người dùng đăng ký. Một năm sau đó, Renren lên sàn giao dịch chứng khoán New York và đạt giá trị thị trường hơn 7 tỷ USD—thời bấy giờ chỉ đứng sau những gã khổng lồ trong nước là Tencent và Baidu.

Một trong số các tính năng nổi bật là Happy Farm – trò chơi nông trại ảo được giới thiệu vào năm 2008 cho phép người dùng trồng trọt, tưới nước, thu hoạch và trao đổi cây trồng để kiếm điểm. Trò chơi này sau đó đã trở thành hiện tượng trên toàn quốc, truyền cảm hứng cho các tính năng tương tự trên các nền tảng như Facebook và QZone của Tencent.

Tuy nhiên, bất chấp những thành công ban đầu, vận may của Renren đã nhanh chóng suy giảm vào những năm 2010, khi công ty vật lộn thích nghi với bối cảnh truyền thông xã hội đang phát triển nhanh chóng. Nỗ lực mở rộng sang mảng trò chơi, mua theo nhóm và dịch vụ video đều không đạt hiệu quả.

Trong khi đó, các nền tảng mới hơn như siêu ứng dụng xã hội WeChat và nền tảng blog nhỏ Weibo lại thu hút được sự chú ý của người dùng Trung Quốc với nhiều tính năng sáng tạo, thiết kế thân thiện với thiết bị di động.

Việc dừng đột ngột các dịch vụ của Renren trong tuần này đã khiến nhiều người dùng phải vật lộn để khôi phục lại nhiều năm “ký ức” vốn được lưu trữ trên nền tảng. Không có thông báo trước, người dùng không thể sao lưu hoặc di chuyển dữ liệu.

Rắc rối đã xảy ra từ nhiều tháng trước, khi Qu cố gắng đăng nhập vào tài khoản Renren để lấy lại một bức ảnh quý giá nhưng bị thông báo lỗi. Bức ảnh được chụp vào năm 2009, khi cô còn là sinh viên đại học ở Anh.

Quyết tâm khôi phục, Qu tìm đến dịch vụ lấy lại dữ liệu trên Taobao, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc và chi ra 200 nhân dân tệ (28 USD) để lấy lại quyền truy cập tài khoản. Sau khi khôi phục thành công bức ảnh, cô chia sẻ phương pháp này trên mạng xã hội và thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Đối với hầu hết người Trung Quốc sinh năm 80 và 90, sự gắn bó với Renren không chỉ đơn thuần dưới vai trò một trang mạng xã hội. Ngay cả khi nền tảng này dần trở nên không còn liên quan, mối liên hệ của nó với những năm tháng xưa cũ vẫn tạo ra được cảm giác hoài niệm.

Theo: Sixth Tone

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ Công Thương xóa bỏ Tổng cục Quản lý thị trường

Bộ Công Thương thống nhất kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường và nghiên cứu sắp xếp đơn vị này theo mô hình mới.

Nội dung nêu tại công văn hỏa tốc của Bộ Công Thương về Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Theo đó, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương thống nhất chủ trương sẽ kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc Bộ với Tổng cục Quản lý thị trường. Đơn vị này sẽ được nghiên cứu đề xuất sắp xếp theo mô hình mới.

Cùng đó, Bộ Công Thương cũng rà soát, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các đơn vị trực thuộc Bộ này được yêu cầu sớm rà soát hoạt động và đề xuất việc tiếp tục hoặc không tiếp tục duy trì đơn vị.

Trường hợp đề xuất tiếp tục duy trì đơn vị, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị có phương án sắp xếp mô hình tổ chức hiệu quả. Ngược lại, trường hợp đơn vị đánh giá không cần thiết duy trì, các đơn vị phải có phương án sắp xếp, tổ chức lại. Báo cáo phải gửi về Bộ trước ngày 8/12.

Tổng cục Quản lý thị trường được thành lập theo Quyết định 34/2018 của Thủ tướng, trên cơ sở nâng cấp từ Cục Quản lý thị trường. Đơn vị này thuộc Bộ Công Thương, được quản lý bởi một Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó tổng cục trưởng. Hiện Tổng cục trưởng do ông Trần Hữu Linh đảm nhiệm. Bốn Tổng cục phó còn lại gồm: ông Hoàng Ánh Dương, bà Chu Thị Thu Hương, ông Nguyễn Thanh Bình và ông Nguyễn Thành Nam.

Tại thời điểm thành lập, cơ cấu của quản lý thị trường được tổ chức lại theo ngành dọc. Cụ thể, các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố sẽ chịu quản lý trực tiếp của Tổng cục. Đội quản lý thị trường cấp huyện, quận… trực thuộc Cục cấp tỉnh, thành phố quản lý.

Về chức năng, Tổng cục được giao tham mưu, giúp Bộ trưởng Công Thương quản lý và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Theo VnExpress

Temu được yêu cầu bỏ chính sách hoa hồng cao nhằm lôi kéo người dùng mới

Bộ Công Thương yêu cầu Temu bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) mới đây cho biết đã làm việc với Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd, chủ sở hữu nền tảng Temu để yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam.

Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã triển khai thực hiện một số biện pháp theo yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Cụ thể, Temu tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động Temu).

Phiên bản quốc tế tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Temu không thuộc phạm vi điều chỉnh về thương mại điện tử của Việt Nam

Bên cạnh đó, công ty này đã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tửCục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang trong quá trình xem xét theo quy định.

Sàn Temu cũng có cảnh báo với người tiêu dùng về việc Temu đang trong quá trình đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Cảnh báo này để người tiêu dùng biết đây là website, ứng dụng chưa được Bộ Công Thương cấp phép và cần thận trọng khi thực hiện giao dịch.

Công ty đã gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó là bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam.

Trước đó, Temu triển khai chương trình tiếp thị liên kết (affiliate marketingvới chính sách rất cạnh tranh. Cụ thể, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng sẽ nhận được 50.000 đồng vào tài khoản khi mua hàng. Nếu chia sẻ đường dẫn (link) đăng ký tài khoản của mình cho người khác và họ sử dụng link đó để đăng ký sẽ nhận thêm 150.000 đồng. Số tiền thưởng có thể cao hơn nhiều nếu mời được người có lượng theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội.

Không dừng lại đó, khách hàng có thể giới thiệu những sản phẩm bán trên sàn và nhận về hoa hồng chia sẻ từ doanh thu của người bán, tối đa 30%. Nếu thành viên cấp dưới có thêm đối tác, người bậc trên hưởng tiếp 20% hoa hồng.

Nhìn chung, “miếng bánh” Temu đưa ra khá hấp dẫn nhưng để người dùng tiến tới bước thưởng thức vốn dĩ không hề dễ dàng. Vì người giới thiệu chỉ có thể nhận được hoa hồng khi khách hàng mua đơn hàng đầu tiên trong 60 ngày.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Sáng tạo nội dung bẩn tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội

Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội hiện nay đã trở thành một công việc chuyên nghiệp. Nhưng những lợi ích vật chất mà công việc này mang lại khiến nhiều chủ kênh câu view bất chấp đạo đức, pháp luật như vụ TikToker Nờ Ô Nô vừa qua là một điển hình.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa công việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội vào khuôn khổ, từ đó lập lại trật tự trên không gian mạng, hướng đến xóa bỏ môi trường Internet “độc hại” như hiện nay.

Phải quản lý cứng rắn hơn

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), với những kênh TikTok khi thu hút lượng xem lớn, thu nhập của người sáng tạo nội dung có thể sẽ rất “khủng”.

Vì những nguồn lợi đó, càng ngày sẽ có càng nhiều người bất chấp tạo ra những nội dung mang tính chất gây sốc, hay thậm chí là lệch lạc, miễn sao có thể thu hút được người xem.

Cho nên, với hình thức phạt tiền như trường hợp của Nờ Ô Nô có vẻ như chưa đủ “sức nặng” và không là gì so với thu nhập mà TikToker này có thể kiếm được. Việc phạt hành chính không phải là một chế tài đủ sức răn đe đối với các TikToker.

Đây là thực tế cần được nhìn nhận, để răn đe cần thiết trong quản lý không gian mạng xã hội hiện nay.

Trên thực tế, sau khi bị cấm, các TikToker, YouTuber có thể tạo ra vài tài khoản TikTok khác nhau để tiếp tục hoạt động. Những video clip được đăng trên kênh mới lại tiếp tục lên xu hướng và thu hút vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu lượt xem.

Điều đó khiến nhiều người tỏ ra quan ngại và đặt câu hỏi về trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như TikTok, YouTuber… khi quản lý các nội dung và nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của họ.

“Trở lại với vấn đề chính là việc kiểm soát, kiểm duyệt, ngăn chặn thông tin xấu độc, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, quy định pháp luật Việt Nam trên TikTok, dù nhà phát triển đã có những giải pháp nhất định, song thông tin xấu độc trên nền tảng này vẫn là một “đặc sản” xuất hiện dày đặc, thậm chí còn được đẩy lên xu hướng, tương tác với hàng triệu người cực kỳ nguy hiểm.

Thế nên, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải có biện pháp cứng rắn hơn với nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới này. Nếu TikTok không hợp tác, không ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, thì chẳng có lý do gì để chúng ta tiếp tục chào đón.

Bên cạnh đó, công việc sáng tạo nội dung trên Internet đã trở thành một nghề. Thế nên những người làm công việc này cần phải có kỹ năng, được phổ biến về mặt đạo đức, pháp luật cũng như các nguyên tắc khi sáng tạo nội dung.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần có các bước kiểm duyệt nhất định để những nội dung mà họ sáng tạo ra không gây hại cho cộng đồng”, ông Hùng đề xuất.

Luật sư còn cho rằng cũng cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh các quy phạm của Luật An ninh mạng nhằm thể hiện tính “thực định” đầy đủ hơn, nghĩa làm cho chúng trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Và sớm ban hành nghị định và văn bản quy phạm pháp luật liên quan hướng dẫn, làm rõ hơn biện pháp tổ chức thi hành Luật An ninh mạng. Về lâu dài, xuất phát từ những đặc thù đối với loại vi phạm/tội phạm online…

Nâng cao ý thức người tham gia mạng xã hội

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tâm (giảng viên Trường đại học Văn Lang) cho rằng những thông tin tích cực trên mạng xã hội hiện nay không được lan tỏa nhiều, nhanh như những thông tin tiêu cực.

Về mặt vĩ mô, cần tác động vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về việc buộc họ phải hỗ trợ kiểm soát nội dung, ngăn chặn những thông tin tiêu cực.

Về mặt thuật toán, TikTok, YouTube hay Facebook hoàn toàn có thể hỗ trợ, ví dụ những nội dung thông tin có giá trị tích cực với cộng đồng thì có thể ưu tiên hiển thị đối với những thông tin đó.

Đối với người làm sáng tạo nội dung, ông Tâm cho rằng đây là một công việc có thể mang lại thu nhập ổn định, nên người làm công việc này cần nghiêm túc đối với công việc của mình, cần có kế hoạch, định hướng khai thác nội dung thay vì chỉ chăm chăm “đu trend”, câu like, câu view…

Thực tế có rất nhiều người làm sáng tạo nội dung tích cực, nhân văn, đóng góp cho xã hội và được cộng đồng ghi nhận, vinh danh.

Ngoài ra, ông Tâm cho rằng nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay “có vấn đề”, người tham gia mạng xã hội còn “dễ dãi” với những nội dung bẩn.

Như trường hợp của Nờ Ô Nô, sau mỗi lần bị khóa kênh thì kênh được lập sau đó lại có lượt theo dõi còn cao hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người làm nội dung chỉ chăm chăm tạo drama (gây tranh cãi – phóng viên) để thu hút người xem.

“Có những người tham gia mạng xã hội thích hóng hớt, tranh cãi… dẫn đến việc thúc đẩy nội dung “bẩn” lên xu hướng và xuất hiện nhiều hơn nữa.

Việc định hướng, giáo dục ý thức của cộng động mạng là việc không dễ nhưng cực kỳ quan trọng. Nếu cộng đồng mạng có ý thức tốt hơn, không chia sẻ, không tương tác, báo cáo những nội dung độc hại thì những nội dung này không thể đạt được mục đích câu view, câu like”, ông Tâm chia sẻ.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Nvidia mua lại một công ty từ Vingroup

“Đây là một startup phi thường và tuyệt vời tại Việt Nam. Với VinBrain, giờ đây chúng tôi có điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế tương lai lớn”, ông Jensen Huang, CEO Nvidia nói.

Tại lễ ký kết thành lập hai trung tâm AI ở Hà Nội vào tối 5/12, ông Jensen Huang, CEO Nvidia đã đề cập đến thương vụ Nvidia mua lại VinBrain từ Vingroup.

“Đây là một startup phi thường và tuyệt vời tại Việt Nam. Với VinBrain, giờ đây chúng tôi có điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế tương lai lớn”, ông Jensen Huang – CEO Nvidia nói.

Dù chưa tiết lộ giá trị cụ thể, song theo báo cáo tài chính gần nhất, Vingroup đã đầu tư hơn 126 triệu USD vào VinBrain và nắm giữ 49,74% cổ phần, tương ứng tỷ lệ biểu quyết 49,7%.

Website của VinBrain cũng xác nhận rằng VinBrain đã được Nvidia mua lại vào tháng 12/2024 và không còn là một thực thể độc lập.

VinBrain được biết đến là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng AI vào y tế, với các giải pháp đã và đang được triển khai tại hơn 182 bệnh viện trên toàn cầu, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ và Australia, giúp các chuyên gia y tế nâng cao hiệu quả làm việc.

Trong chuyến thăm này, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng – đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri – Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI vào chiều tối 5/12.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc ký kết Thỏa thuận với NVIDIA – Tập đoàn công nghệ số một thế giới hiện nay trong lĩnh vực công nghệ AI và bán dẫn, thể hiện tầm nhìn của Việt Nam trong việc “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong lĩnh vực AI – một trong những ngành công nghệ có tiềm năng tạo đột phá, động lực mới thúc đẩy tăng năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới sáng tạo.

Trong chuyến thăm Hà Nội một năm trước, Jensen Huang cho biết nhà sản xuất NVIDIA muốn mở rộng quan hệ đối tác với các công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam và hỗ trợ đất nước đào tạo nhân tài để phát triển AI và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Google chính thức đặt văn phòng tại Việt Nam từ năm tới

Kể từ ngày 1-4-2025, Công ty TNHH Google Việt Nam sẽ xuất hóa đơn thanh toán cho các đối tác khách hàng bằng tiền Việt Nam đồng và đi kèm thuế VAT 10%.

Thông tin trên đã được “ông lớn” Google gửi tới đối tác khách hàng của mình tại Việt Nam qua email trong vài ngày vừa qua.

Google cho biết kể từ 1-4-2025, Công ty Google Asia Pacific Pte. Ltd. có trụ sở tại Singapore sẽ chuyển nhượng các quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồng các đối tác khách hàng quảng cáo của mình tại Việt Nam về Công ty TNHH Google Việt Nam, có trụ sở tại TP.HCM.

Công ty TNHH Google Việt Nam sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động liên quan đến quảng cáo Google Ads và các sản phẩm khác của Google tại Việt Nam, đồng thời sẽ chịu trách nhiệm xuất hóa đơn cho khách hàng khi thanh toán, hóa đơn tính bằng đơn vị tiền Việt Nam (VND) và đi kèm khoản thuế VAT 10% theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Google cũng yêu cầu các đối tác khách hàng của mình cung cấp mã số thuế, tên và địa chỉ cho Google Việt Nam, trùng với thông tin đã đăng ký với đơn vị thuế để nhận hóa đơn hợp lệ.

Kể từ 1-3-2025, Google Việt Nam sẽ chính thức chịu trách nhiệm đối với các đối tác khách hàng được liệt kê trong phần Việt Nam và việc này không gây ra bất kỳ gián đoạn dịch vụ nào.

Đánh giá về thị trường Việt Nam, Google cho biết: “Nền kinh tế số của Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng. Thật thú vị khi thấy cách mọi người dùng internet, các công cụ và dịch vụ của chúng tôi để phát triển và kiến tạo.

Chúng tôi hiện có một đội ngũ nhân viên tại chỗ để phục vụ khách hàng quảng cáo ở Việt Nam tốt hơn, và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia”.

Meta AI bắt đầu có sẵn cho người dùng Việt Nam

Công cụ Meta AI, hoạt động tương tự ChatGPT hay Gemini, cho phép người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí.

Để sử dụng, người dùng truy cập trang meta.ai, hoặc dấu “+” ở góc trái màn hình chat trong ứng dụng Messenger và tìm đến tính năng Meta AI. Trên Instagram, chọn bong bóng chat trên cùng góc phải, sau đó chọn một người để chat, bấm dấu “+” dưới cùng góc phải màn hình và làm các bước tương tự. Các ứng dụng cần được cập nhật phiên bản mới nhất, nhưng tính năng AI mới có thể chưa được triển khai cho tất cả người dùng.

Một số người khi truy cập có thể nhận được thông báo “Chưa thể dùng Meta AI tại quốc gia của bạn”, tuy nhiên có thể xử lý bằng cách bấm “Đăng nhập” để sử dụng.

Meta AI hiện sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn LLaMA 3 (bản mới của Llama 2) được giới thiệu hồi đầu năm, thay vì bản LLaMA 3.2 mới nhất. Mô hình được đào tạo trên 70 tỷ tham số. Trong khi đó, LLaMA 3.2 có phiên bản mạnh nhất được đào tạo trên 403 tỷ tham số.

Trải nghiệm cho thấy Meta AI cho tốc độ phản hồi nhanh, trả lời tự nhiên. Việc truy vấn tạo ảnh và hoạt ảnh diễn ra trong khoảng 5 giây, có bốn tùy chọn theo từng phong cách riêng để người dùng chọn kết quả ưng ý. Các truy vấn có nội dung nhạy cảm không được hiển thị. Trải nghiệm “viết game Rắn săn mồi bằng ngôn ngữ Python”, kết quả xuất hiện sau 10 giây.

Trên mạng xã hội, nhiều người tỏ ra hào hứng với công cụ AI mới của Meta.

“Tốc độ viết code nhanh hơn ChatGPT và Gemini AI. Hơn nữa, nó hoạt động miễn phí”, một lập trình viên, chia sẻ trên Facebook. “Nó sử dụng LLaMA 3 khá cũ. Tôi mong đợi Meta sẽ sớm tích hợp LLM với phiên bản LLaMA 3.2”.

“Việc AI phản hồi khá ‘mượt’ và tự nhiên có thể đến từ việc Meta lấy luôn dữ liệu người dùng trên toàn bộ nền tảng gồm Facebook, Instagram, Threads – những nơi có đầy đủ dữ liệu text, ảnh, video… để huấn luyện. Nhưng nếu có cũng không quá ngạc nhiên”, một lập trình viên nhận xét.

Meta AI thông báo hỗ trợ tiếng Việt từ 9/10. Trước đó, tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam ở Hà Nội sáng 1/10, Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại toàn cầu Meta, cho biết: “Chúng tôi tự hào là công ty công nghệ lớn duy nhất tại Thung lũng Silicon cung cấp công cụ AI miễn phí cho người dùng Việt”.

Meta AI, được triển khai đầu tiên ở Mỹ và hơn 20 thị trường hồi tháng 7, hoạt động dưới dạng chatbot tương tự ChatGPT nhưng sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn LLaMA. Người dùng có thể trò chuyện với chatbot về nhiều chủ đề, như yêu cầu gợi ý địa điểm tham quan, tạo hình ảnh qua lời nhắc văn bản. AI cũng cho phép người dùng tìm hiểu thông tin chi tiết về một bài đăng mà họ thấy trên Facebook hoặc Instagram.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

7-Eleven có đề xuất mua lại mới thay vì rơi vào tay của chủ Circle K

Dự kiến, thương vụ mua lại trị giá 60 tỷ USD sẽ bao gồm kế hoạch IPO các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và trạm xăng tại Bắc Mỹ để giải quyết áp lực tài chính của công ty.

Theo Bloomberg, gia đình Ito – nhà sáng lập Seven & i Holdings (công ty sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven) cùng Tập đoàn Itochu đang tìm cách thuyết phục HĐQT Seven & i xem xét một giao dịch “Management Buyout” (mua thôn tính HĐQT) trị giá 60 tỷ USD.

Đề xuất này được đưa ra để thay thế đề xuất mua lại trị giá 7.100 tỷ yen (47 tỷ USD) từ Alimentation Couche-Tard Inc. (chủ sở hữu Circle K).

Theo các nguồn tin, thương vụ mua lại 60 tỷ USD này sẽ bao gồm kế hoạch IPO các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và các trạm xăng Seven & i đang quản lý tại thị trường Bắc Mỹ nhằm giải quyết áp lực tài chính từ các khoản vay.

Trong bối cảnh gia đình Ito đang chạy đua để chống lại đề xuất mua lại Seven & i từ Couche-Tard, việc niêm yết các hoạt động kinh doanh được xem là cách tối ưu để công ty huy động vốn.

Các khoản tiền huy động được sẽ dùng để thanh toán nợ vay tại 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản dự kiến đáo hạn trong đợt này.

Việc IPO bộ phận kinh doanh cửa hàng tiện lợi và trạm xăng tại Bắc Mỹ dự kiến giúp Seven & i huy động hơn 1.000 tỷ yen (6,6 tỷ USD) tiền mặt để trả một phần trong khoản vay 6.000 tỷ yen (39,8 tỷ USD) từ Sumitomo Mitsui Financial Group, Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group…

Nguồn tin cho biết Seven & i vẫn muốn giữ lại cổ phần trong doanh nghiệp sau bất kỳ đợt IPO tiềm năng nào.

Kế hoạch này cũng cho thấy gia đình nhà sáng lập Ito và Tập đoàn Itochu (vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Familymart) đang tìm cách thuyết phục HĐQT Seven & i chấp thuận đề xuất của họ thay vì đề xuất của Couche-Tard.

Bất kỳ thỏa thuận nào được chấp thuận, đây cũng sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất ngành bán lẻ Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu HĐQT Seven & i chấp thuận với đề xuất của gia đình Ito và Tập đoàn Itochu, điều này sẽ đánh dấu sự hợp tác giữa các công ty nội địa nhằm giữ lại một trong những doanh nghiệp nổi tiếng nhất Nhật Bản khỏi sự thâu tóm của nước ngoài.

Đề xuất được thông qua cũng đánh dấu sự hợp tác giữa 2 chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản là 7-Eleven và Familymart.

Cùng với việc tách các siêu thị trong nước và hoạt động bán lẻ của Seven & i đã được công bố trước đó, công ty này sẽ được chia tách thành 3 pháp nhân mới.

Hai mảng kinh doanh còn lại sẽ bao gồm các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Nhật Bản và các cửa hàng 7-Eleven, các trạm xăng Speedway và Sunoco ở Bắc Mỹ. Trong năm tài chính gần nhất tính đến tháng 2 năm nay, doanh thu của 2 mảng kinh doanh này vào khoảng 70,3 tỷ USD.

Seven & i cho biết công ty cũng có thể hợp tác với các đối tác chiến lược và niêm yết mảng bán lẻ trong nước. Một số người chia sẻ các kế hoạch đang được tiến hành nhanh chóng, đồng thời vòng đấu thầu thứ 2 cũng sẽ bắt đầu vào tháng này.

Seven & i sẽ tìm cách giữ lại cổ phần thiểu số, tương tự như mức sở hữu dự kiến ​​sau đợt IPO mảng kinh doanh ở thị trường Bắc Mỹ.

Hiện tại, Seven & i chưa phản hồi Couche-Tard kể từ khi tập đoàn Canada tăng mức giá đề xuất mua lại Seven & i lên 18,19 USD/cổ phiếu vào tháng 10.

Trước đó, nhà bán lẻ Nhật Bản đã từ chối lời đề nghị mua lại của Couche-Tard bởi mức giá quá thấp. Tập đoàn này sau đó đã thực hiện tái cấu trúc nhằm nâng giá trị thương hiệu.

Stephen Dacus, người đứng đầu một ủy ban đặc biệt của Seven & i, cho biết nhóm đang xem xét các đề xuất từ ​​gia đình Ito và Couche-Tard, cũng như các biện pháp riêng của công ty nhằm tối đa hóa giá trị công ty.

“Đồng thời, chúng tôi cũng tiếp tục hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông và các bên liên quan khác của công ty”, Dacus cho biết trong một tuyên bố vào ngày 13/11.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Viettel Post sắp ra mắt VIPO: Sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới

Ngày 3/12, “ông lớn” trong lĩnh vực giao hàng và logistics – Viettel Post tiết lộ thông tin về việc sắp ra mắt một sàn thương mại điện tử chuyên bán sỉ hàng hoá.

Viettel Post sắp ra mắt VIPO
Viettel Post sắp ra mắt VIPO: Sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới

Trước làn sóng ồ ạt về Việt Nam của các sàn thương mại điện tử Trung Quốc như Temu hay Shein, mới đây “ông lớn” trong lĩnh vực giao hàng của Việt Nam là Viettel Post cho biết cũng sắp ra mắt một sản thương mại điện tử chuyên bán sỉ hàng hoá hai đầu cả Việt Nam và Trung Quốc có tên gói VIPO Mall.

Theo Viettel Post, VIPO Mall sẽ hoạt động như một nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại, mà không cần qua trung gian.

Trang thương mại điện tử này được thiết kế với giao diện tiếng Việt và cho phép thanh toán bằng VNĐ. Tương tự như một số sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay, VIPO Mall cũng sẽ tích hợp toàn bộ quy trình từ tìm kiếm, đặt hàng, thanh toán đến vận chuyển trong một nền tảng duy nhất.

Người dùng có thể theo dõi tình trạng đơn hàng, từ khi đặt mua cho đến lúc hàng được giao qua app/web của nền tảng. Đặc biệt, tận dụng thế mạnh về logistics từ công ty mẹ Viettel Post, thời gian giao hàng trên VIPO Mall được dự kiến sẽ rút ngắn từ 3-7 ngày so với các dịch vụ khác trên thị trường.

VIPO Mall cũng là sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam có kết nối hai chiều. Ngoài việc mua hàng từ Trung Quốc, các sản phẩm Việt Nam cũng được bán trên VIPO Mall để tiếp cận tới khách hàng toàn cầu, trong đó tập trung vào  những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam như: Sản phẩm nông lâm thủy sản và đồ thủ công mỹ nghệ…

Viettel Post cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, doanh nghiệp này đã tập trung tìm kiếm, hợp tác với các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,… nhằm mang lại nguồn hàng đa dạng và cập nhật xu hướng mới nhất tại các quốc gia này.

Trước đó, vào năm 2019 Viettel Post đã ra mắt sàn thương mại điện tử Voso.vn với mục tiêu kết nối nông sản các tỉnh thành. Sau một thời gian hoạt động, Voso từng kết nối với Sở Công Thương của nhiều tỉnh thành để hỗ trợ các địa phương bán nông sản.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sàn thương mại điện tử nước ngoài, Voso.vn vẫn chưa thực sự phổ biến với người tiêu dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Temu dừng hoạt động tại Việt Nam

Sàn thương mại điện tử Temu đã tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Công Thương. Các đơn hàng mua trên Temu không được thông quan về Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử (ecommerce) xuyên biên giới Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau khi làm việc với Bộ Công Thương và được Bộ yêu cầu.

Hiện các đơn hàng mua trên sàn Temu không được làm thủ tục pháp lý để thông quan vào Việt Nam. Chỉ khi nào được Bộ Công Thương cấp phép, cơ quan Hải quan mới thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn này.

Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh để yêu cầu các nền tảng TMĐT xuyên biên giới rà soát và thực hiện các trách nhiệm của nền tảng số trung gian đối người tiêu dùng tại Việt Nam.

Theo ghi nhận, Temu hiện đã chuyển hoàn toàn ngôn ngữ giao diện từ tiếng Việt sang tiếng Anh trên cả ứng dụng lẫn website. Hiện người dùng tại Việt Nam chỉ có 3 lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Pháp.

“Temu sẽ tiếp tục hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt khi quá trình đăng ký hoàn tất”, Temu thông báo, đồng thời cho biết vẫn đang hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Bộ Công Thương để đăng ký dịch vụ TMĐT tại Việt Nam.

Trước đó, Bộ Công Thương yêu cầu trong thời gian thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, các sàn TMĐT phải có thông báo chính thức trên ứng dụng, website để thông báo tới người tiêu dùng.

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu doanh nghiệp chủ sàn khẩn trương đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương theo đúng quy định của pháp luật trong tháng 11. Sau thời hạn này, sàn có thể bị chặn truy cập.

Trong quá trình đăng ký hoạt động theo quy định, Temu phải dừng tất cả hoạt động dịch vụ, thương mại, quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam. Đồng thời, phải khẩn trương nghiên cứu các quy định pháp luật khác có liên quan như thuế, hải quan.

Tổng cục Hải quan thậm chí đã có công văn yêu cầu không thông quan đối với tờ khai hàng hóa từ các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu từ cơ quan quản lý, Temu vẫn cho phép người dùng thực hiện các thao tác đặt hàng và thanh toán để giao về Việt Nam như bình thường. Khi xác nhận đặt hàng, người dùng vẫn bị trừ tiền qua thẻ tín dụng.

Hồi tháng 11, Temu cũng có động thái nâng giá trị đơn hàng tối thiểu lên 887.000 đồng và giới hạn tối đa ở mức 1 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa nếu muốn mua hàng trên Temu, người dùng sẽ phải chi tiêu trong khoảng 887.000 đồng đến 1 triệu đồng/đơn.

Nếu giá trị đơn hàng vượt quá 1 triệu đồng, sàn sẽ yêu cầu người dùng chia tách thành 2 đơn hàng khác nhau với cùng điều kiện trên.

Theo lý giải từ Temu, quy định này giúp sàn có thể tiếp tục cung cấp nhiều mặt hàng với giá thấp hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm mặt hàng để đáp ứng giá trị tối thiểu cũng giúp ngăn chặn tình trạng rác thải đóng gói quá mức.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Tranh cãi kiểu Lê Tuấn Khang là ‘thức ăn’ của mạng xã hội

Khi ngành sáng tạo nội dung đang bão hòa, nhiều nền tảng bắt đầu tập trung vào các tranh cãi, tận dụng thuật toán để thổi phồng xung đột, đẩy tương tác.

Sự kiện TikTok Awards 2024 diễn ra tối ngày 23/11 đã trở thành điểm khởi đầu cho một chuỗi tranh cãi không hồi kết. Trên sân khấu, giải thưởng Entertainment Creator Of The Year được công bố cho Lê Tuấn Khang, nhưng MC lại đọc thành tích của Khiết Đan.

Sự cố này nhanh chóng lan rộng trên TikTok, Facebook, biến mạng xã hội thành chiến trường của người theo dõi. Từ các đoạn video ghi lại khoảnh khắc “sai sót” đến loạt bình luận chỉ trích, thuật toán TikTok đã tận dụng triệt để sức hút từ sự kiện này để thúc đẩy nội dung liên quan.

Những tranh cãi này ban đầu chỉ là do nhầm lẫn trên sân khấu, nhưng hiện đã được “phóng đại” bởi thuật toán, biến thành những đoạn video triệu view, các bài đăng hàng trăm nghìn lượt tương tác và các video phản hồi liên tiếp từ các bên liên quan.

Đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ về cách mạng xã hội hiện đại vận hành: biến những bất đồng nhỏ lẻ thành những màn “drama” công khai, thu hút sự chú ý khổng lồ từ cộng đồng.

Thuật toán và “cơn khát” nội dung cảm xúc mạnh

Ban đầu, lý thuyết “chợ ý tưởng” (marketplace of ideas) từng là nền tảng cho sự phát triển của mạng xã hội, theo . Ý tưởng này khẳng định rằng mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến, và những ý tưởng tốt nhất sẽ tự nhiên nổi bật. Tuy nhiên, trên thực tế, các thuật toán đã thay đổi hoàn toàn quy tắc của cuộc chơi, theo Washington Post.

Thay vì để các bài viết cạnh tranh công bằng, thuật toán quyết định nội dung nào được tiếp cận đến ai và bao nhiêu người. Theo giáo sư Arvind Narayanan của Đại học Princeton, “giá trị của một ý tưởng trên mạng xã hội không phản ánh chất lượng của nó, mà phụ thuộc vào cách thuật toán đánh giá và lan tỏa”.

Thuật toán trên các nền tảng như TikTok, Facebook và Instagram không chỉ đơn thuần là công cụ sắp xếp nội dung. Chúng được thiết kế để tối ưu hóa thời gian người dùng ở lại trên nền tảng. Nội dung gây tranh cãi hoặc gợi lên cảm xúc mạnh mẽ thường được ưu tiên hiển thị vì khả năng thu hút nhiều tương tác hơn, từ đó mang lại lợi nhuận quảng cáo cao hơn.

Quả thật, theo một nghiên cứu nội bộ của Facebook được tiết lộ vào năm 2019, các bài đăng kích động cảm xúc giận dữ hoặc gây tranh cãi có tỷ lệ lan truyền cao hơn đáng kể so với nội dung trung lập. Đây chính là khởi đầu cho vòng lặp không hồi kết của các mạng xã hội.

Bởi khi người dùng tương tác với nội dung này, bằng cách bình luận, chia sẻ hoặc thậm chí chỉ xem lâu hơn, họ đang vô tình huấn luyện thuật toán để tiếp tục ưu tiên loại nội dung tương tự.

Do đó, từ năm 2017, Facebook đã thừa nhận rằng họ ưu tiên các nội dung nhận được phản ứng cảm xúc mạnh – đặc biệt là những biểu tượng như “phẫn nộ” – gấp 5 lần so với lượt “thích” thông thường.

TikTok cũng không ngoại lệ. Với thuật toán For You Page (FYP), nền tảng này dựa trên hành vi người dùng để gợi ý nội dung. Mạng xã hội video ngắn khét tiếng với mô hình ưu tiên những video có lượt tương tác cao, bất kể nội dung là gì.

Những video gây tranh cãi, mang tính tiêu cực hoặc gay gắt giữa các nhà sáng tạo nội dung thường nhanh chóng thu hút lượng lớn người xem nhờ khả năng kích hoạt phản ứng cảm xúc từ khán giả. Một đoạn video có thể được đẩy lên chỉ sau vài giờ nếu nhận được tương tác nhanh và nhiều, tạo ra hiệu ứng “quả cầu tuyết” lan tỏa khó kiểm soát.

Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong không gian thông tin. Các quan điểm cực đoan hoặc gây tranh cãi có thể được ưu ái hơn vì chúng dễ dàng kích thích cảm xúc người xem. Ngược lại, những ý tưởng sâu sắc nhưng ôn hòa lại thường bị bỏ qua.

“Sự khác biệt giữa quảng trường và mạng xã hội là có vài tỷ người trên mạng xã hội. Có quyền tự do ngôn luận trực tuyến nhưng không có quyền cho mọi người được lắng nghe một cách bình đẳng: sẽ phải mất hơn cả cuộc đời để xem mọi video TikTok hoặc đọc mọi dòng tweet”, giáo sư Arvind Narayanan nhận định.

Tại sao “drama” lại hấp dẫn đến vậy?

Brady, Joshua Conrad Jackson của Đại học Chicago, Björn Lindström của Viện Karolinska, và M.J. Crockett của Princeton cho rằng nguyên nhân nằm ở cách chúng ta phản ứng với cảm xúc trên mạng xã hội.

Khi đọc một bài đăng giận dữ hoặc tranh cãi, não bộ con người dễ dàng hiểu lầm mức độ nghiêm trọng hoặc ý định thực sự đằng sau bài viết. Điều này khiến chúng ta cảm thấy mạng xã hội tràn ngập sự chia rẽ, cực đoan hơn thực tế.

Sự hiểu lầm này càng làm tăng cảm giác bị kích thích và thúc đẩy người dùng tương tác nhiều hơn. Họ bình luận, chia sẻ hoặc thêm những quan điểm cá nhân. Mỗi hành động này lại làm cho nội dung đó lan truyền rộng rãi hơn.

Một nguyên nhân khác là cảm giác “có mặt tại hiện trường”. Khi theo dõi một màn drama công khai, người dùng mạng xã hội giống như những khán giả tại một sân khấu lớn, cũng là nơi mọi xung đột được phóng đại. Họ cảm thấy mình có quyền lên tiếng, đưa ra phán xét, hoặc thậm chí “thêm dầu vào lửa” thông qua các bình luận, tạo thành vòng lặp tương tác không hồi kết.

Hồi tháng 10, tờ BBC từng đề xuất khôi phục lại với dòng thời gian theo thứ tự thời gian thay vì thuật toán sắp xếp có thể là một cách để giảm thiểu xung đột. Frances Haugen, người từng làm rò rỉ tài liệu nội bộ của Facebook, cũng nhấn mạnh rằng thứ tự thời gian mang lại trải nghiệm “con người hơn” và ít bị thao túng bởi thuật toán.

“Tôi là người ủng hộ mạnh mẽ việc xếp hạng bài viết theo trình tự thời gian vì chúng tôi không muốn máy tính quyết định những gì mình xem. Chúng ta nên có phần mềm có khả năng giải quyết vấn đề đó ở quy mô con người hoặc con người trò chuyện với nhau chứ không phải máy tính tạo điều kiện cho chúng ta nghe được từ bất kỳ ai”, Frances Haugen nói.

Tuy nhiên, Arvind Narayanan, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Princeton, lại chỉ ra rằng ngay cả dòng tin theo thứ tự thời gian cũng không phải là giải pháp hoàn hảo. Những vấn đề như hiệu ứng “giàu càng giàu”, tính lan tỏa khó lường và thiên vị nhân khẩu học vẫn tồn tại. “Thật không may, không có cách nào trung lập để thiết kế mạng xã hội”, vị giáo sư khẳng định.

Một hướng đi khác là trao quyền kiểm soát thuật toán cho người dùng. Nền tảng microblogging mới như Bluesky đang thử nghiệm cách cho phép người dùng kiểm soát thuật toán hiển thị nội dung, hoặc quay lại mô hình dòng thời gian theo thứ tự thời gian như trước đây. Đây là hy vọng cho một môi trường mạng “đa dạng và cá nhân hóa hơn”, nền tảng khẳng định.

Vậy liệu chúng ta có thể thoát khỏi vòng lặp này? Trên thực tế, mạng xã hội cũng giống như một con dao hai lưỡi, có thể là công cụ để kết nối và xây dựng, hoặc là nơi để chia rẽ và phá hủy. Khi đứng trước những tranh cãi tiếp theo, hãy tự hỏi: liệu bạn có đang tiếp tay thổi phồng ngọn lửa xung đột?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Việt Nam được dự báo trở thành trung tâm về thương mại điện tử tại Đông Nam Á

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự báo đạt tốc tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 28% từ 2025 – 2033, nhờ sự gia tăng sử dụng internet, thiết bị di động và thanh toán kỹ thuật số. Chính sách số hóa của Chính phủ cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển này…

Theo báo cáo mới nhất từ Tập đoàn nghiên cứu thị trường IMARC, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt quy mô nền kinh tế số 220 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, ngành thương mại điện tử đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp quốc gia này khẳng định vị thế tại khu vực Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực. Thương mại điện tử đã chiếm hơn 60% trong tổng cơ cấu nền kinh tế số của Việt Nam, trong khi phần còn lại chủ yếu thuộc về các dịch vụ gọi xe và truyền thông trực tuyến.

BẢY YẾU TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Theo IMARC, dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 28% trong giai đoạn 2025 – 2033.

Sự phát triển này chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố như sự gia tăng sử dụng internet và thiết bị di động, sự mở rộng của các phương thức thanh toán điện tử, và đặc biệt là môi trường pháp lý thuận lợi. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những chính sách mạnh mẽ để khuyến khích chuyển đổi số, trong đó có mục tiêu giảm giao dịch tiền mặt xuống dưới 10% tổng giao dịch.

Báo cáo của IMARC cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi 7 yếu tố chủ chốt sau:

Sự gia tăng sử dụng internet và thiết bị di động: Sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng internet và các thiết bị di động tại Việt Nam tạo ra một nền tảng vững chắc cho các giao dịch kỹ thuật số.

Chính phủ cam kết số hóa và cải thiện hạ tầng: Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc số hóa nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng băng thông rộng. Những chính sách này, kết hợp với dân số trẻ, am hiểu công nghệ và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ trực tuyến.

Tiến bộ trong thanh toán điện tử: Tiến bộ trong hệ thống thanh toán điện tử đã giúp nâng cao tính bảo mật và sự thân thiện với người dùng. Thanh toán điện tử tại Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt qua từng năm.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và máy học: Việc áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) trong tiếp thị cá nhân hóa, phân tích dữ liệu dự đoán và tự động hóa dịch vụ khách hàng đã mở ra những cơ hội sinh lợi cho doanh nghiệp.

Cải tiến trong hậu cần và chuỗi cung ứng: Sự bùng nổ trong thương mại điện tử và dịch vụ hậu cần của bên thứ ba (3PL) trong những năm gần đây tại Việt Nam có thể được coi là thỏi nam châm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Thương mại điện tử xuyên biên giới và các hiệp định thương mại tự do: Sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khu kinh tế đặc biệt dành riêng cho ngành. Điều này giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng: Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với xu hướng mua sắm trực tuyến cả các mặt hàng thiết yếu lẫn xa xỉ phẩm. Sự chuyển dịch này góp phần mở rộng thị trường thương mại điện tử, tạo ra nguồn tiêu thụ lớn cho các nền tảng bán lẻ trực tuyến.

Mặt khác, theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh dịch COVID-19 vào năm 2020, số lượng giao dịch không tiền mặt qua các phương thức thanh toán tăng 72%, mặc dù giá trị giao dịch chỉ tăng 16%, chủ yếu do xu hướng thanh toán các giao dịch nhỏ lẻ. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán vào năm 2021 đã thúc đẩy thanh toán điện tử, nhưng số lượng giao dịch chỉ tăng 36%, với giá trị giao dịch giữ mức tăng trưởng 16%.

Tuy nhiên, đến năm 2022, khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, thanh toán điện tử đã tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị giao dịch, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen thanh toán của người dân.

ĐIỂM ĐẾN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 

Theo khảo sát từ công ty dịch vụ tư vấn toàn cầu Facebook và Bain & Company, Việt Nam được dự báo sẽ vượt qua các quốc gia Đông Nam Á và trở thành thị trường thương mại điện tử (ecommerce) phát triển nhanh nhất khu vực vào năm 2026.

Việt Nam không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong khu vực mà còn nhận được sự quan tâm lớn từ các quốc gia phát triển. Các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Sendo và Thegioididong, cùng với sự đầu tư từ các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Singapore, đã tạo nên một hệ sinh thái thương mại điện tử mạnh mẽ tại Việt Nam.

Singapore là trung tâm kinh tế khu vực, đã kết nối chặt chẽ với thị trường thương mại điện tử Việt Nam thông qua các nền tảng lớn như Shopee và Carousell. Đồng thời, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, như Coupang (được gọi là “Amazon Hàn Quốc”), cũng đang tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam để khai thác các tiềm năng về công nghệ và hậu cần. Các tập đoàn lớn như Samsung và LG cũng đang gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại điện tử tại Việt Nam để quảng bá các sản phẩm điện tử của mình.

Một dự báo khác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng Việt Nam sẽ đứng thứ ba trong khu vực ASEAN về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, với 571,12 tỷ USD, chỉ sau Indonesia (1.630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD). Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ vượt qua Thái Lan sau năm 2028.

Xu hướng tăng trưởng này dự báo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam. Khi sức mua của người tiêu dùng gia tăng, đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều hơn, Việt Nam sẽ củng cố vị thế của mình như một quốc gia dẫn đầu trong nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

World Data Lab: Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 17% dân số và dự kiến tăng lên 26% vào năm 2026

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngành hàng xa xỉ đối mặt với thách thức lớn: liệu sự hào nhoáng của các thương hiệu có đủ sức duy trì ánh hào quang trong thời kỳ khó khăn?

Trong không gian yên tĩnh của một boutique Hermès tại TP HCM, ánh sáng từ đèn chùm pha lê phản chiếu lên những chiếc túi Birkin bày biện gọn gàng trên kệ. Một khách hàng bước vào, lịch lãm trong bộ vest, thong thả ngồi xuống, nhấm nháp ly espresso được phục vụ tại quầy. Họ trao đổi với nhân viên về bộ sưu tập mới nhất, một chiếc túi màu xanh lục bảo có giá bằng một chiếc ô tô hạng sang.

Đó là một phần nhỏ của câu chuyện ngành hàng hiệu tại Việt Nam, nơi những cửa hàng xa xỉ vẫn là điểm đến của những người yêu thích sự tinh tế, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Thế nhưng, không phải mọi câu chuyện đều hoàn hảo như lớp da trên chiếc túi Hermès. Sau một năm bùng nổ hậu đại dịch, ngành hàng hiệu toàn cầu bước vào giai đoạn chững lại. Việt Nam, một thị trường đang lên, cũng không tránh khỏi làn sóng này.

Nhưng trong bức tranh nhiều gam màu xám ấy, vẫn có những điểm sáng đáng kể, dẫn dắt thị trường qua thử thách. Và câu chuyện bắt đầu với Tam Sơn – “ông vua” ngành phân phối hàng hiệu tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, CTCP Quốc Tế Tam Sơn không chỉ giữ vững vị thế đầu ngành mà còn tiếp tục mở rộng trong năm 2023. Được thành lập năm 2005, Tam Sơn thuộc tập đoàn Openasia và là nhà phân phối độc quyền cho 31 thương hiệu cao cấp, từ Hermès, Saint Laurent, Patek Philippe, đến Hugo Boss.

Năm 2023, doanh thu của Tam Sơn tăng 6,5% – một thành tích đáng nể khi ngành xa xỉ toàn cầu sụt giảm, theo báo cáo từ Vietdata. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty giảm 25%, một phần do chi phí vận hành tăng cao và thị trường hàng hiệu đối mặt với sức mua giảm.

Để ứng phó, Tam Sơn đã khai trương nền tảng thương mại điện tử FRONT ROW vào tháng 4/2024, định vị như một trung tâm mua sắm trực tuyến cao cấp, với gần 20 thương hiệu nổi tiếng và dự kiến mở rộng danh mục cuối năm 2024.

Ở phía bên kia phổ biến động, các công ty thuộc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn lại không tránh khỏi sự chững lại. Hai công ty con nổi bật của IPPG là DAFC và ACFC đều ghi nhận những con số ảm đạm.

Từng là nhà phân phối hơn 60 thương hiệu xa xỉ như Rolex, Versace, và Dolce & Gabbana, DAFC đã thu hẹp danh mục xuống còn 38 thương hiệu vào năm 2024. Hệ thống cửa hàng giảm 22%, từ 60 xuống còn 47. Doanh thu giảm 16,5%, chỉ đạt 1.800 tỷ đồng. Từ mức lợi nhuận 135 tỷ đồng năm 2022, DAFC ghi nhận khoản lỗ gần 100 tỷ đồng trong năm 2023.

Trong nỗ lực cải tổ, cuối năm 2023, DAFC bổ sung một loạt thương hiệu mới như Monblanc và Gianvito Rossi, hướng tới khách hàng Gen Z.

Trong khi đó, ACFC – nhà phân phối các thương hiệu như Mango, Tommy Hilfiger, và Calvin Klein, cũng chịu áp lực lớn khi doanh thu giảm 5,6%, còn 2.700 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 39%. Mặc dù ACFC đã đưa Sunnies Face – thương hiệu mỹ phẩm đình đám từ Philippines, vào thị trường Việt Nam, nhưng dấu hiệu phục hồi vẫn chưa rõ ràng.

Maison Retail Management International, đơn vị sở hữu 172 cửa hàng và phân phối 38 thương hiệu quốc tế như Coach và Puma, cũng không thoát khỏi áp lực. Doanh thu giảm 4,2%, giao động từ 2.600 đến 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm tới 47%, phản ánh sự thụt lùi chung của thị trường.

Những thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Chanel, Christian Dior, và Gucci có cửa hàng phân phối độc quyền tại Việt Nam đều đối mặt với sự sụt giảm. Louis Vuitton, với doanh thu khoảng 1.800 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm trước. Chanel dù vượt mặt Louis Vuitton về doanh thu, cũng chứng kiến lợi nhuận giảm 51%.

Christian Dior là điểm sáng hiếm hoi khi doanh thu chỉ giảm 9,5% và vẫn dẫn đầu phân khúc về lợi nhuận. Trong khi đó, Gucci ghi nhận cú sốc lớn nhất: doanh thu giảm 30%, lợi nhuận giảm 77%.

Theo World Data Lab, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 17% dân số  và dự kiến tăng lên 26% vào năm 2026. Knight Frank bổ sung rằng số người sở hữu tài sản ròng trên 30 triệu USD sẽ tăng 122% trong thập niên tới. Đây là động lực quan trọng cho sự phục hồi của ngành hàng hiệu tại Việt Nam.

Làn sóng gia nhập thị trường của các thương hiệu quốc tế cũng phản ánh sự kỳ vọng vào Việt Nam. Mont Blanc, Balmain Paris, Devialet đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam năm 2023. Cartier và Rene Caovilla tiếp tục mở rộng đầu năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy – Doanh nghiệp & Kinh doanh

Kantar Worldpanel Việt Nam: Người Việt có thể sắm Tết đơn giản

Người Việt sẽ ưu tiên những sản phẩm hướng tới tiện lợi, thiết thực và tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong dịp Tết sắp tới, theo chuyên gia.

Nhận định được bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao thuộc công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam, nêu trong hội thảo ngày 2/12. Chuyên gia này dự báo tổng chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mùa Tết 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 5% so với Tết 2024.

Dịp Tết Ất Tỵ sắp đến, người dân được nghỉ 9 ngày, từ 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng (25/1-2/2/2025). Hoạt động mua sắm thường bắt đầu 4-5 tuần trước Tết, tức thị trường sẽ sôi động từ cuối tháng này. Một số người tiêu dùng cũng cảm thấy Tết Nguyên đán 2025 sẽ tích cực hơn, nhưng dự kiến mua sắm đơn giản.

Theo Kantar, người Việt khả năng sắm Tết Ất Tỵ đơn giản hơn bởi nhiều lý do từ tâm lý tiêu dùng, tình hình tài chính hộ gia đình đến thay đổi trong cách đón Tết.

Vào quý IV/2019, 84% hộ gia đình được Kantar khảo sát tỏ ra lạc quan về kinh tế trong tương lai nhưng tỷ lệ này đã biến động liên tục kể từ sau dịch, còn 69% trong quý III vừa qua. “Tâm lý người tiêu dùng không lạc quan như xưa. Bất kỳ biến động nào xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng, dẫn đến xu hướng tìm giá hời”, bà Nga lý giải.

Khảo sát cho thấy tài chính hộ gia đình dần ổn dịnh sau Covid-19 nhưng chưa hoàn toàn mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý III, thu nhập bình quân lao động khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng và nông thôn là 6,6 triệu đồng, lần lượt tăng 4,49% và 6,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng khi Kantar hỏi thì 24% hộ nói cần giảm chi tiêu, so với 19% vào quý III/2019. Ngược lại, 20% nói không cần giảm, thấp hơn trước dịch 2 điểm phần trăm. “Xu hướng mua đồ rẻ đang bao phủ nhiều ngành hàng hơn”, bà Nga nói.

Ngoài ra, cách “ăn Tết” của người Việt dần thay đổi, hướng tới gọn nhẹ. Top 3 lý do họ chi tiêu cho Tết 2024 ít hơn là: muốn đơn giản hóa thủ tục ngày Tết, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và giảm tụ họp, dự báo là xu hướng dài hạn.

Thực tế, 3 năm qua, giá trị đóng góp của 2 tháng Tết vào kết quả cả năm trong ngành FMCG đã giảm dần, từ 21% xuống 19% ở thành thị và 24% xuống 21% ở nông thôn.

Tỷ lệ nhận được quà Tết của các gia đình cũng đi xuống, khiến họ phải tự mua sắm những sản phẩm theo đúng ưu tiên về độ cần thiết và túi tiền. “Với những xu hướng này, dự báo không thể có sự đột biến trong mua sắm nên mùa Tết 2025 sẽ tiết kiệm và thiết thực”, bà Nga nhận định.

Cũng là một tiểu thương kinh doanh bách hóa trực tuyến, chị Thanh Phương cho rằng tiêu chí thực phẩm Tết tới là “gọn – ngon”. “Tết tôi tranh thủ bán thêm cá khô và kem que vì ngày càng nhiều khách chuộng những thứ không ngán, có thể ăn liền hoặc ít chế biến”, chị cho hay.

Theo các chuyên gia, xu hướng sắm Tết đơn giản mở ra cơ hội cho một số ngành hàng thiết yếu và kênh mua sắm có lợi thế cạnh tranh về giá. Năm ngoái, giỏ quà Tết có xu hướng chuyển dần sang các sản phẩm có lợi cho sức khỏe hoặc thiết thực như dầu ăn, gia vị, mỳ gói, bột ngọt và giảm tiêu thụ bia, kẹo bánh, nước ngọt, nước tăng lực.

Theo bà Nga, xu hướng lựa chọn năm nay cũng tiếp tục là hàng hóa “lành mạnh và ý nghĩa”, giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất, cân bằng cuộc sống. Đối với kênh mua sắm, tạp hóa sẽ vẫn duy trì khả năng cạnh tranh trong lúc chợ truyền thống đang giảm sức hấp dẫn. Vào mùa Tết, kênh siêu thị và đại siêu thị cũng được ưa chuộng.

Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của các siêu thị mini (diện tích 300-500 m2 mỗi cửa hàng), siêu thị lớn sẽ khó trong việc mở rộng tập khách hàng, theo ông Phạm Trọng Chinh, Trưởng nhóm chuyên gia thị trường của Hội hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA).

Kênh này cũng đang giảm quy mô khuyến mãi. Trước dịch, bình quân 72-75% sản phẩm bán ra ở siêu thị có khuyến mãi nhưng hiện nay chỉ khoảng 65%, theo ông Chinh. “Siêu thị lớn giờ khuyến mãi xoay quanh các sản phẩm trọng điểm là chính. Trong lúc khó tìm khách hàng mới, họ nên tập trung chăm sóc thật tốt nhóm khách hàng hiện hữu thông qua tăng trải nghiệm mua sắm”, ông nói.

Trong khi đó, thương mại điện tử dự kiến tiếp tục bùng nổ và là kênh diễn ra hoạt động sắm Tết sớm nhất, có thể từ đầu tháng 12. Lợi thế của kênh này là giá trị trung bình đơn hàng FMCG thường cao hơn khi người tiêu dùng đi mua trực tiếp tại siêu thị do sức hấp dẫn của khuyến mãi, các điều kiện miễn phí vận chuyển hoặc quà tặng kèm nếu mua đủ giá trị tối thiểu quy định.

Theo ông Chinh, về dài hạn, thương mại điện tử vẫn còn khả năng tăng trưởng 15-20% mỗi năm nhưng tỷ trọng trong cả ngành bán lẻ vẫn nhỏ và các kênh truyền thống (trừ chợ) còn cạnh tranh tốt. Do đó, doanh nghiệp có thể đa dạng kênh bán nhưng không nên quá lo lắng sự lấn át của kênh online.

Thậm chí, hiện bán hàng qua livestream cũng chưa có nhiều trường hợp tìm ra được công thức có thể cân bằng được 3 yếu tố doanh số, tăng trưởng và lợi nhuận vì đa số vẫn đang lỗ để làm tiếp thị. “Doanh nghiệp nên xem livestream là một kênh bán nhưng đừng thần tượng và quá lo lắng”, ông Chinh khuyến nghị.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Starbucks nhọc nhằn với cuộc đua giành lại vương miện

Từng là biểu tượng của sự sang trọng và hiện đại tại Trung Quốc, Starbucks giờ đây đang đối mặt với những sóng gió lớn từ thị trường nội địa. Sự cạnh tranh khốc liệt, thói quen tiêu dùng thay đổi và áp lực từ chính nội bộ khiến “ông hoàng cà phê” phải cân nhắc những chiến lược sống còn. Liệu Starbucks có thể xoay chuyển tình thế và giữ vững ngôi vương?

Khi Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh năm 1999, nó được xem như biểu tượng của phương Tây – một cốc cappuccino mang đậm hương vị Mỹ, giá 19 tệ, tương đương 5% thu nhập trung bình hàng tháng của người dân thời đó.

Trong một đất nước chuộng trà, thương hiệu này dường như đang bơi ngược dòng, nhưng họ đã thành công. Hai thập kỷ sau, Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai toàn cầu của Starbucks, với hơn 7.500 cửa hàng và hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Thế nhưng, vinh quang dường như đang trở thành ký ức xa vời khi “ông hoàng cà phê” này đứng trước những sóng gió khổng lồ: từ sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, cho đến việc phải cân nhắc bán cổ phần để tìm đối tác địa phương.

Đây không chỉ là câu chuyện của Starbucks, mà còn là một bức tranh phản ánh đầy đủ thách thức mà các thương hiệu quốc tế đang đối mặt tại Trung Quốc.

“Vua cà phê” chao đảo trước những đối thủ nội địa

Starbucks từng tự hào là biểu tượng của cà phê cao cấp tại Trung Quốc, nhưng giờ đây, họ đang phải đối đầu với một “đội quân cà phê giá rẻ” do các thương hiệu nội địa dẫn đầu như Luckin Coffee và Cotti Coffee. Trong khi một cốc latte tại Starbucks có giá khoảng 30 tệ (hơn 4 USD), thì tại Luckin hay Cotti, mức giá chỉ bằng một phần ba, thậm chí thấp hơn khi các chương trình khuyến mãi được áp dụng.

Luckin Coffee, dù từng lao đao vì bê bối kế toán, đã trở lại mạnh mẽ với hơn 20.000 cửa hàng, vượt xa số lượng cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Trong quý III/2024, doanh số của Starbucks tại Trung Quốc giảm 14%, chủ yếu do lượng khách hàng và mức chi tiêu trung bình trên mỗi giao dịch đều suy giảm.

Hồi năm 2022, số cửa hàng của Luckin đã vượt qua Starbucks tại Trung Quốc. Năm 2023, Luckin báo cáo doanh thu hàng năm đạt 24,9 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,48 tỷ USD), vượt qua doanh thu của Starbucks tại Trung Quốc khoảng 3,16 tỷ USD.

Theo Financial Times, Luckin có thể đang lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Mỹ với mức giá đồ uống từ 2 đến 3 USD. Công ty dự kiến sẽ tập trung vào các thành phố có đông sinh viên và du khách Trung Quốc như New York. Dù chưa rõ Luckin có thực sự mở rộng sang Mỹ hay không, nhưng chuỗi cà phê này đã có những bước tiến đáng kể từ scandal kế toán. Các chiến dịch tiếp thị thông minh đã giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của Luckin.

Năm 2022, họ đã hợp tác với Eileen Gu, vận động viên trượt tuyết tự do nổi tiếng, để quảng bá thương hiệu. Năm ngoái, họ cũng hợp tác với Kweichow Moutai để phát triển một loại đồ uống mới và nhanh chóng trở nên phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. Luckin hiện có ít nhất 30 cửa hàng tại Singapore và đang xem xét mở rộng sang Đông Nam Á và Mỹ trong thời gian tới.

Trong khi đó, Cotti Coffee – một chuỗi cà phê giá rẻ khác do những người sáng lập Luckin thành lập sau bê bối huỷ niêm yết, cũng đang mở rộng toàn cầu với hơn 10.000 cửa hàng ở 28 quốc gia.

Ngược lại với sự phát triển của Luckin và Cotti, Starbucks đang gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc.

Các chuỗi nội địa không chỉ cạnh tranh về giá mà còn linh hoạt hơn trong việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Họ tung ra các sản phẩm mới liên tục, từ cà phê vị sữa chua đến các loại đồ uống kết hợp độc đáo, phù hợp với khẩu vị người Trung Quốc. Trong khi đó, Starbucks lại bị cho là chậm chạp trong việc đổi mới thực đơn và tiếp cận khách hàng trẻ.

Câu chuyện bán cổ phần và chiến lược xoay trục

Thông tin từ Bloomberg cho thấy Starbucks đang xem xét bán một phần cổ phần tại Trung Quốc và tìm kiếm đối tác chiến lược để vượt qua giai đoạn khó khăn. Động thái này gợi nhớ đến những gì McDonald’s và Yum! Brands đã làm trong quá khứ: bán cổ phần cho các công ty nội địa để giảm rủi ro và tận dụng sự am hiểu thị trường địa phương.

Việc này cũng không phải là không có lý do. Kể từ khi đảm nhận vị trí CEO vào tháng 9/2024, Brian Niccol – người từng dẫn dắt Chipotle thoát khỏi khủng hoảng, đã phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư, đặc biệt là quỹ Elliott Investment Management.

Họ yêu cầu Starbucks xem xét lại toàn bộ chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Niccol cam kết sẽ dành nhiều thời gian hơn tại Trung Quốc để hiểu rõ thị trường này. Ông tuyên bố rằng Starbucks cần phải thay đổi chiến lược “từ gốc rễ” để trở lại tăng trưởng, với một kế hoạch mang tên “Back to Starbucks.”

Khủng hoàng từ Mỹ đến Trung Quốc

Không chỉ tại Trung Quốc, Starbucks còn đang phải vật lộn trên sân nhà – Mỹ. Tại đây, chuỗi cà phê này đối mặt với các vấn đề nội bộ như bất mãn của nhân viên, hàng loạt cuộc đình công đòi cải thiện quyền lợi lao động, và tốc độ phục vụ chậm tại nhiều cửa hàng.

Thương hiệu này cũng phải giải quyết bài toán về chi phí vận hành tăng cao, trong khi người tiêu dùng Mỹ ngày càng tiết kiệm hơn do lo ngại suy thoái kinh tế. Để đối phó, Starbucks đã thử nghiệm nhiều giải pháp, từ tăng tốc độ phục vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng, đến đẩy mạnh các sản phẩm cà phê pha sẵn (RTD – ready-to-drink). Tuy nhiên, các giải pháp này mới chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.

Ngày 25/11, CNBC đưa tin một cuộc tấn công ransomware (mã độc – PV) vào một trong những nhà cung cấp phần mềm của Starbucks đã làm gián đoạn cách mà các nhân viên pha chế cà phê của chuỗi cửa hàng này xem và quản lý lịch làm việc của họ.

Starbucks cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để giải quyết vấn đề. Công ty không tiết lộ tên của bên thứ ba này. Sự cố này ảnh hưởng đến nền tảng nhân viên của Starbucks, nơi hiển thị lịch làm việc cho các nhân viên pha chế và cho phép công ty theo dõi số giờ làm việc của họ.

Các quản lý cửa hàng và nhân viên pha chế hiện đang phải làm việc thủ công để vượt qua sự cố, và công ty khẳng định sẽ đảm bảo rằng nhân viên sẽ nhận được tiền lương cho tất cả các giờ làm việc mặc dù có sự gián đoạn. Sự gián đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, và Starbucks cho biết vẫn tiếp tục phục vụ khách tại các quán cà phê của mình.

Thay đổi lãnh đạo liên tục cũng là một dấu hiệu không mấy tích cực của Starbucks. Trước khi Niccol đảm nhận vị trí CEO, Laxman Narasimhan – một người từng được kỳ vọng “đại tu” Starbucks, đã phải rời đi chỉ sau một năm vì không đạt được kỳ vọng.

Những biến động nhân sự ở cấp cao thường dẫn đến sự thiếu ổn định trong chiến lược kinh doanh. Đối với Starbucks, điều này càng nghiêm trọng khi họ phải đối mặt với một loạt vấn đề phức tạp ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Tương lai nào cho Starbucks?

Trong thời kỳ hoàng kim, Starbucks được ví như một con tàu Titanic khổng lồ – vững vàng, sang trọng và đầy kiêu hãnh. Nhưng cũng như Titanic, sự tự mãn đôi khi có thể trở thành yếu điểm chí mạng.

Việc tìm kiếm đối tác chiến lược tại Trung Quốc có thể giúp Starbucks chia sẻ rủi ro, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về sự độc lập trong vận hành. Liệu một thương hiệu toàn cầu có thể duy trì bản sắc khi phải thỏa hiệp với các đối tác địa phương?

Còn tại Mỹ, Starbucks cần một chiến lược dài hạn để giữ chân nhân viên và làm mới trải nghiệm khách hàng – điều vốn đã từng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của họ.

Trong bối cảnh ngành F&B toàn cầu đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu, Starbucks cần phải hành động nhanh chóng và quyết liệt nếu không muốn mất vị thế.

Starbucks, từ biểu tượng của toàn cầu hóa, đang đối mặt với câu hỏi lớn nhất trong lịch sử của mình: làm thế nào để thích nghi trong một thế giới mà sự linh hoạt, tốc độ và tính địa phương hóa lên ngôi?

Câu trả lời có lẽ không chỉ nằm ở những con số, mà còn ở khả năng nhìn nhận thực tế và sẵn sàng thay đổi. Và nếu Starbucks có thể vượt qua được thử thách lần này, họ không chỉ là “vua cà phê,” mà còn là một biểu tượng của sự phục hồi và đổi mới không ngừng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Shopee, Lazada, TikTok Shop phải nộp thuế thay người bán từ 2025

Từ ngày 1/1/2025, các sàn thương mại điện tử và nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số thuế đã khấu trừ cho người bán.

Chiều 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính.

Đáng chú ý, Luật sửa đổi một số điều của Luật Quản lý thuế quy định từ ngày 1/1/2025, sàn thương mại điện tử, nền tảng số (trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số thuế đã khấu trừ cho người bán trên các nền tảng này.

Trường hợp không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay, người bán phải trực tiếp đăng ký, khai và nộp thuế. Hồ sơ, thủ tục, cách thức và trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay của các sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ được Chính phủ quy định chi tiết.

Đây là điểm mới khi hiện nay, các nhà bán hàng trên Shopee, Lazada, TikTok Shop… đều phải tự kê khai, nộp thuế và chịu trách nhiệm. Các sàn thương mại điện tử chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý.

Ngoài ra, quy định mới yêu cầu các nhà cung cấp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số (Facebook, Apple, Tiktok, Goolge…) phải trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam.

Liên quan đến ý kiến cho rằng việc bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” của các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên cơ sở nền tảng số là chưa phù hợp, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách, cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát và khẳng định việc sửa đổi phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo việc quản lý thuế hiệu quả, công bằng giữa các quốc gia.

Đồng thời, quy định mới còn tạo cơ sở, hành lang pháp lý để cơ quan thuế đôn đốc các nhà cung cấp ở nước ngoài “có cơ sở thường trú” đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài, đảm bảo bao quát đầy đủ, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Thương hiệu thời trang của TikToker hơn 2 triệu người theo dõi thông báo đóng cửa vì “bán ế quá’

Meo – thương hiệu thời trang do TikToker Thu Nhi – Eat Clean Hồng với hơn 2 triệu người theo dõi trên mạng xã hội sáng lập vừa thông báo dừng hoạt động.

Trong thông báo mới nhất từ Meo, thương hiệu này cho biết sẽ dừng hoạt động trong thời gian sắp tới và gửi lời cảm ơn tới sự đồng hành của khách hàng.

“Hành trình nào cũng sẽ tạm khép lại. Thu Nhi và Meo rất vui khi đã đi được một hành trình dài cùng khách hàng”, thông báo viết.

Đồng thời, hãng thời trang này cũng thông báo sẽ giảm giá 30% tất cả các sản phẩm trong phiên live ngày 25/11 như lời tri ân với khách hàng.

Theo giới thiệu, thời trang Meo của Thu Nhi được vận hành theo hướng chuyên kinh doanh online. Thu Nhi chia sẻ dưới phần bình luận , dù nhận được nhiều sự quan tâm, Meo vẫn gặp khó khăn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Một trong những lý do được TikToker này đưa ra là do “bán ế”, không đủ kinh phí để duy trì cửa hàng.

Jack Ma quay lại trụ sở chính của Alibaba sau gần 2 năm

Jack Ma tới thăm trụ sở chính của Alibaba ở Hàng Châu ngày 29/11 nhằm thể hiện sự ủng hộ với công ty do ông thành lập.

Theo lời các nhân viên Alibaba nói với SCMP, chuyến thăm của Jack Ma là động thái thể hiện sự ủng hộ đối với đế chế thương mại điện tử mà ông xây dựng 25 năm trước. Đây là lần đầu ông trở lại kể từ tháng 3/2023.

Jack Ma từ chức chủ tịch điều hành của Alibaba vào năm 2019 và kín tiếng từ năm 2020. Tuy nhiên, ông vẫn được coi là lãnh đạo tinh thần và biểu tượng của công ty thương mại điện tử Trung Quốc.

Ông đến Alibaba trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy niềm tin trong khu vực doanh nghiệp tư nhân, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt nhiều thách thức. Những khó khăn gồm sự suy thoái dai dẳng của thị trường bất động sản và căng thẳng địa chính trị sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đe dọa áp thêm thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Alibaba cũng vừa có đợt điều chỉnh nội bộ lớn nhất khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp đầu năm 2023. Công ty sáp nhập bộ phận thương mại điện tử (ecommerce) trong và ngoài nước thành một đơn vị duy nhất nhằm tăng tính cạnh tranh trước các đối thủ ngày một lớn mạnh, trong đó đáng gờm nhất là Pinduoduo.

Hồi tháng 9, Jack Ma từng viết thư kêu gọi nhân viên Alibaba “tin vào tương lai và tin vào thị trường” khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên nhiều mặt trận. “Điều này là bình thường, vì không có công ty nào có thể luôn đứng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào mãi mãi. Chúng ta phải liên tục tự nhắc nhở không được đánh mất chính mình giữa áp lực”, ông viết trong thư.

Theo Business Insider, Alibaba từng là câu trả lời của Trung Quốc trước các tập đoàn công nghệ ở Thung lũng Silicon. Nhưng giờ đây, công ty đang mất dần vị thế dẫn đầu, loay hoay trong vòng tái cấu trúc. Cuối năm ngoái, khi giá trị thị trường của Pinduoduo vượt Alibaba, Jack Ma đã gây sốt trên mạng xã hội khi trả lời bình luận của nhân viên lúc nửa đêm. Ông vừa trấn an vừa kêu gọi mọi người quay lại với “sứ mệnh và tầm nhìn của Alibaba”.

Đầu năm nay, FT dẫn lời các nhà phân tích và nguồn tin nội bộ từ Alibaba cho biết, công ty đã thua trong cuộc chiến chống lại đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn cũng chậm chân trước sự bùng nổ của AI, trong khi mảng thương mại điện tử của họ không đạt kỳ vọng ở thị trường phương Tây. Một số nhân viên nói sau khi Jack Ma lui về ở ẩn, công ty rơi vào cuộc tranh giành quyền lực nội bộ giữa cựu CEO Daniel Zhang Yong và CEO hiện tại Eddie Yongming Wu.

Dù vẫn là “lãnh đạo tinh thần” của Alibaba, các quy định của cơ quan quản lý Trung Quốc hiện không cho phép ông can dự quá sâu vào hoạt động của tập đoàn. Trong cuộc họp với các giám đốc của Alibaba hồi tháng 5/2023, ông bày tỏ lo ngại họ có thể đi vào vết xe đổ của Nokia, kêu gọi công ty tập trung trở lại nền tảng thương mại điện tử Taobao để tồn tại trong bối cảnh suy thoái kinh tế và cạnh tranh khốc liệt.