Skip to main content

Tác giả: testmtrips

Chủ của Uniqlo muốn vượt qua chủ sở hữu Zara và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới

Thương hiệu thời trang nổi tiếng Uniqlo của Nhật Bản đang cố gắng để vượt qua Inditex, chủ sở hữu Zara, và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới.

Các tập đoàn bán lẻ Fast Retailing Co. và Seven & i Holdings Co. của Nhật Bản đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận ở nước ngoài để bù đắp cho tiêu dùng trong nước yếu.

Lợi nhuận hoạt động của Seven & i, công ty vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, có thể gây thất vọng do lòng tin tiêu dùng yếu kém.

Báo cáo lợi nhuận của Seven & i sẽ ít được chú ý hơn so với thương vụ Alimentation Couche-Tard Inc. thâu tóm hệ thống 7-Eleven với giá 38,7 tỷ USD, điều có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của Seven & i, bao gồm cả việc niêm yết cổ phiếu của các công ty con hoặc bán tài sản. Công ty đang cân nhắc việc bán một phần cổ phần của mình tại Seven Bank Ltd.

Lợi nhuận hoạt động quý II/2024 (kết thúc tháng 8/2024) của Seven & i có thể giảm quý thứ hai liên tiếp. Hoạt động của cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài tiếp tục là yếu tố thúc đẩy doanh thu, trong khi lợi nhuận hoạt động giảm ở tất cả các phân khúc, trừ các siêu thị.

Trong khi đó, Fast Retailing, chủ sở hữu Uniqlo Fast Retailing, có thể công bố lợi nhuận hoạt động tăng trưởng ổn định, chủ yếu nhờ hoạt động ở nước ngoài.

Các nhà phân tích Catherine Lim và Trini Tan của Bloomberg Intelligence cho rằng các sản phẩm quần áo chống nắng hàng đầu của hãng có thể nắm bắt được nhu cầu mạnh mẽ trong mùa Hè.

Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động tài khóa 2024 của Fast Retailing (kết thúc cuối tháng 8/2024) có thể duy trì như năm trước, với mức tăng 25%, nhờ sự đóng góp từ các chuỗi Uniqlo ở nước ngoài.

Kế hoạch mở khoảng 80 cửa hàng mỗi năm tại Trung Quốc đại lục có thể giúp doanh số bán của Uniqlo trong khu vực tăng 13% hàng năm trong giai đoạn 2023-2026, vượt mức tăng trưởng 3% tại thị trường nội địa.

Đáng chú ý, Uniqlo đang cố gắng để vượt qua Inditex, chủ sở hữu Zara, và H&M để trở thành nhà bán lẻ quần áo phổ thông lớn nhất thế giới. Vấn đề đặt ra là liệu những mặt hàng giá rẻ của Uniqlo có thể chinh phục được tầng lớp trung lưu tiết kiệm hơn, có khả năng trở thành chỉ báo cho các công ty nước ngoài hướng đến người tiêu dùng khác.

Uniqlo ra đời vào thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng tài sản Nhật Bản, mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1984, chỉ vài năm trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài. Các nhà phân tích nhận thấy những điểm tương đồng với Trung Quốc và cuộc khủng hoảng bất động sản của họ, vốn đã kích hoạt làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển và làm hạ nhiệt nền kinh tế.

Khi Uniqlo lần đầu tiên ra mắt thị trường Trung Quốc năm 2002, nhiều người lo ngại liệu doanh nghiệp này có thể thành công hay không. Một số nhà đầu tư và nhà phân tích dự đoán thương hiệu Nhật Bản này sẽ gặp khó khăn trong môi trường khắc nghiệt này.

Tuy nhiên, nhà bán lẻ này không chỉ vượt qua được những căng thẳng địa chính trị khiến các đối thủ của họ gặp khó khăn, mà các sản phẩm chức năng của họ cũng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhà phân tích cấp cao Takahiro Kazahaya tại UBS Securities Japan cho biết Fast Retailing đã tận hưởng sự gia tăng thu nhập ở Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát, và họ có thể tính giá cao hơn cho một chiếc quần jean so với ở Nhật Bản.

Theo Giám đốc tài chính Takeshi Okazaki của Fast Retailing, tình hình kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc “một nửa do yếu tố bên trong, một nửa do yếu tố bên ngoài”. Ông thừa nhận tác động của môi trường vĩ mô nhưng cũng nhấn mạnh một số cửa hàng đang hoạt động kém hiệu quả.

Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.

Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên kiểm duyệt nội dung trên nền tảng

Theo thông tin, mạng xã hội TikTok sắp sa thải nhân viên hàng loạt như một phần của quá trình cải tổ hoạt động kiểm duyệt nội dung của mình.

“Chúng tôi đang thực hiện những thay đổi này như một phần trong nỗ lực liên tục nhằm củng cố thêm mô hình hoạt động toàn cầu để kiểm duyệt nội dung”, một phát ngôn viên của TikTok cho biết vào thứ sáu.

Công ty này có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD trên toàn cầu vào các sáng kiến về lòng tin và an toàn vào năm 2024, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả. Hiện 80% nội dung vi phạm quy định đã được xóa thông qua các công nghệ tự động.

Tin tức này xuất hiện sau các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương tại Malaysia cho biết TikTok đã sa thải hàng trăm nhân viên, hầu hết trong số này làm việc trong bộ phận kiểm duyệt nội dung cho nền tảng này. Nguồn tin cho biết, việc cắt giảm ảnh hưởng đến cả nhân viên ở Đông Nam Á và các khu vực khác.

Hiện TikTok không tiết lộ số lượng nhân viên chính xác bị sa thải. Theo công ty, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến nhân viên ở nhiều địa điểm trên toàn thế giới.

Công ty cho biết: “Chúng tôi không thể đưa ra con số chính xác vào thời điểm này do các quy trình quản lý việc làm tại địa phương khác nhau”.

TikTok sa thải hơn 700 nhân viên tại Malaysia.

Cụ thể, một nguồn tin thân cận với chi nhánh Malaysia của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, nói với The Malaysian Reserve rằng hơn 700 cá nhân đã bị sa thải sau khi nhận được email từ công ty.

ByteDance có ý định đầu hơn 2 tỷ USD vào Malaysia

Cũng liên quan đến ByteDance tại Malaysia, hồi tháng 6, công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ ringgit (2,13 tỷ USD) để thành lập một trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Malaysia, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết.

Là một phần của thỏa thuận, ByteDance sẽ mở rộng các cơ sở trung tâm dữ liệu của công ty tại tiểu bang Johor của Malaysia thông qua khoản đầu tư bổ sung 1,5 tỷ ringgit, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Tengku Zafrul Aziz cho biết.

“Khoản đầu tư bổ sung này của ByteDance chắc chắn sẽ giúp Malaysia đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế kỹ thuật số lên 22,6% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia vào năm 2025”, ông Tengku Zafrul cho biết trong một bài đăng trên X.

Năm 2023, doanh thu hàng tháng của ứng dụng TikTok tại Malaysia đạt mức cao nhất vào tháng 5, ở mức hơn 2,68 triệu USD. Trong khi đó, tháng 2 năm 2023 chứng kiến doanh thu hàng tháng thấp nhất của ứng dụng tại thị trường này với khoảng 2,21 triệu USD.

TikTok có hơn 325 triệu người dùng tại Đông Nam Á

Theo website của ByteDance, hiện họ có hơn 110.000 nhân viên tại hơn 200 thành phố trên toàn cầu. ByteDance có 15 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Các ứng dụng hoạt động tại 150 thị trường và 35 ngôn ngữ.

Công ty có các văn phòng Đông Nam Á tại TP Hồ Chí Minh, Bangkok (Thái Lan), Singapore, Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia) và Kuala Lumpur (Malaysia).

Lợi nhuận của ByteDance tăng vọt khoảng 60% vào năm 2023, vượt xa tốc độ tăng trưởng của các công ty trực tuyến Tencent và Alibaba Group, cho thấy khả năng phục hồi của chủ sở hữu TikTok.

Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao tài sản cố định tăng vọt lên hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào năm 2022, tờ Straits Times (Singapore) cho biết. Công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới cũng tăng doanh số lên gần 120 tỷ USD từ 80 tỷ USD.

TikTok có hơn 325 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Đông Nam Á, bao phủ gần một nửa dân số của khu vực. Trong số đó, 125 triệu người đến từ Indonesia, nền kinh tế lớn nhất của khu vực, CEO TikTok Chew Shou Zi chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 6 năm ngoái, theo Caixin Global .

TikTok Shop, nhánh thương mại điện tử của ứng dụng, tự hào có Tổng lượng hàng hóa (GMV) gần 9 tỷ USD tại Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2023. Chỉ riêng tại Indonesia, TikTok đã hợp tác với hơn 2 triệu nhà bán nhỏ và tạo ra GMV gần 4 tỷ USD.

Đặt cược vào 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, trong những năm gần đây TikTok đã thúc đẩy thương mại hóa các dịch vụ video ngắn phổ biến của mình để tạo ra một nguồn doanh thu mới với hy vọng tiếp nối thành công thương mại điện tử của người anh em Douyin tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

7-Eleven đóng cửa hàng loạt trong bối cảnh đang được công ty mẹ Circle K muốn mua lại

Hãng tin CNN cho hay công ty mẹ Seven & I Holdings của chuỗi siêu thị 7-Eleven trong báo cáo tài chính mới nhất đã tuyên bố đóng cửa 444 chi nhánh vì doanh số giảm, lượng khách đi xuống, áp lực lạm phát và đặc biệt là lượng người mua thuốc lá giảm.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, mô hình kinh doanh dần lỗi thời của 7-Eleven mới là nguyên nhân chính khi nhiều người đến đây không phải vì hết thứ gì hay cần mua gấp thực phẩm gì mà chỉ để giải trí, thư giãn trong lúc bơm xăng hoặc đơn giản là để mua thứ gì đó không quan trọng.

Điều này khiến chiến lược phủ sóng dọc các trạm xăng ở Bắc Mỹ hay len lỏi vào từng ngóc ngách ở các thị trường Châu Á trở nên bất hợp lý. Chi phí mặt bằng tăng cao cùng sự sụt giảm tiêu dùng khiến 7-Eleven hụt hơi trong cuộc đua cùng các siêu thị khác.

Hiện 7-Eleven có hơn 13.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, Canada và Mexico, qua đó giữ ngôi vị chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới. Bởi vậy việc đóng cửa này chỉ chiếm 3% tổng số chi nhánh.

Tuy nhiên thông tin này cũng gây lo lắng cho thị trường bởi trong báo cáo tài chính, Seven & I Holdings thừa nhận nền kinh tế Mỹ dù đang phục hồi mạnh mẽ nhưng người tiêu dùng lại vẫn hạn chế chi tiêu do lạm phát dai dẳng, lãi suất cao còn cơ hội việc làm thì xấu đi.

Những yếu tố trên đã khiến lượng khách đến 7-Eleven giảm 7,3% vào tháng 8/2024, đánh dấu 6 tháng giảm lưu lượng khách liên tiếp.

Ngoài ra, doanh số thuốc lá vốn là mặt hàng bán chạy nhất của mảng siêu thị tiện lợi cũng đã giảm 26% kể từ năm 2019.

Đặc biệt việc Couche-Tard nâng giá đấu thầu thu mua lại 7-Eleven lên 47,2 tỷ USD càng khiến nhiều chuyên gia lo lắng hơn cho tình hình của chuỗi siêu thị này.

Xin được nhắc 7-Eleven không chỉ là chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới mà còn là một biểu tượng của Nhật Bản, tương tự như tượng đài Toshiba trong mảng điện tử. Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Tokyo sẽ phải xem xét rất kỹ lưỡng tác động của việc bán 7-Eleven cho người nước ngoài.

Trước tình hình trên, phía 7-Eleven cho biết sẽ chuyển hướng kinh doanh, chuyển từ hợp tác với các trạm xăng để bán thuốc lá sang đầu tư cho thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi.

Thế nhưng, chiến lược này cũng vấp phải nhiều nghi vấn.

Định vị thương hiệu

Nói về định vị thương hiệu, “Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần thay đổi mô hình kinh doanh của mình từ dựa vào các trạm xăng và bán thuốc lá sang mô hình siêu thị mà khách hàng lựa chọn chúng tôi dựa trên sản phẩm khác. Chìa khóa cho sự thay đổi này là thực phẩm tươi”, giám đốc điều hành Ryuichi Isaka của Seven & I Holdings cho biết.

Ít ai ngờ rằng chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới với 72 tỷ USD doanh số năm 2023 lại đang phải tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh sau nhiều năm thành công với chiến lược dựa vào các trạm xăng ở Mỹ.

Trên thực tế, doanh số bán thuốc lá đã giảm trong nhiều thập kỷ. Suốt 20 năm qua, doanh số mặt hàng này đã giảm hơn một nửa trong khi doanh số bán xăng chỉ giảm nhẹ. Dẫu vậy, quá trình chuyển đổi sang xe Hybrid và xe điện vẫn đang diễn ra nên mô hình dựa vào trạm xăng bán thuốc lá của 7-Eleven đã không còn hiệu quả.

Điều này cũng tương tự như ở các thị trường Châu Á khác. Thương hiệu 7-Eleven từng dùng chiến lược phủ sóng rộng khắp để tạo sự “tiện lợi” hết mức cho khách hàng ở bất kỳ đâu trong thành phố. Thế nhưng khi kinh tế dần khó khăn, mô hình kinh doanh này bắt đầu gặp vấn đề với chi phí mặt bằng tăng cao, giá sản phẩm không đủ thấp để cạnh tranh và dần mất khách.

Tại quê hương Nhật Bản, 7-Eleven thậm chí chỉ còn là biểu tượng và là điểm đến giải trí thay vì hoạt động như một siêu thị đúng nghĩa. Chuỗi bán lẻ này chỉ là lựa chọn cuối cùng trong danh sách cung ứng thực phẩm, đồ uống với giá cả phải chăng, đa dạng hàng hóa với dịch vụ giao hàng.

Tờ Inc nhận định người Nhật Bản giờ đây đến 7-Eleven không phải vì hết thứ đồ gì đó hay đang cần gấp loại thực phẩm nào mà chỉ đơn giản là đến giải trí, mua sắm những thứ không thực sự quan trọng.

Quay trở lại với chiến lược chuyển đổi tập trung đầu tư sang thực phẩm tươi tại Mỹ, nhiều chuyên gia lo ngại kế hoạch của 7-Eleven khó thành công bởi trên thực tế khó lòng khiến khách hàng mua nhiều thực phẩm hơn tại đây.

Định vị thương hiệu của 7-Eleven tại Mỹ không phải là một siêu thị để khách hàng mua thực phẩm với mức giá cạnh tranh hay tìm kiếm các món đồ nhu yếu phẩm như Walmart hay Costco. Do đó để tạo lý do cho người tiêu dùng mua thêm thực phẩm ở đây là điều khó làm.

7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới?- Ảnh 4.

7-Eleven đóng góp doanh thu chính cho công ty mẹ Seven & I Holdings

Năm 2023, tổng doanh số của 7-Eleven tại Mỹ là 17 tỷ USD, trong đó gần ¼ đến từ 315 triệu tách cà phê, 153 triệu ly si rô đá bào, 99 triệu chiếc pizza, 100 triệu chiếc xúc xích. Bởi vậy chuỗi siêu thị này kỳ vọng sẽ bán được nhiều thực phẩm hơn nữa do nhu cầu của chúng không dễ giảm như xăng hay thuốc lá.

Đây là lý do 7-Eleven đang hợp tác với nhà cung cấp thực phẩm Warabeya nhằm tạo nên chuỗi cung ứng đồ tươi sống nhiều lần trong ngày.

Thế nhưng theo tờ Inc, nhận thức về định vị thương hiệu của khách hàng không dễ thay đổi. Mọi người sẽ dừng ở 7-Eleven để uống cà phê, mua đồ ăn vặt nhưng khi nói đến thực phẩm tươi, họ sẽ nghĩ đến những cái tên khác.

Cái giá của phủ sóng nhiều

Chiến lược phủ sóng nhiều của 7-Eleven từng đem lại thành công cho chuỗi siêu thị tiện lợi này, nhưng chính điều đó đang trở thành bất lợi khi hãng muốn chuyển đổi tập trung đầu tư.

Đầu tiên, thay đổi chuỗi cung ứng hậu cần là một khó khăn lớn khi 7-Eleven muốn tập trung nhiều hơn vào thực phẩm tươi. Dù hãng có bộ dữ liệu khổng lồ thông qua các chi nhánh và hơn 95 triệu khách hàng thành viên thì việc đảm bảo cân bằng được chuỗi cung ứng cho số lượng khổng lồ các siêu thị cũng là vấn đề không đơn giản.

Tiếp đó, vấn đề giao hàng là thách thức thứ 2. Mảng giao hàng đang phát triển nhanh nhờ có lợi nhuận cao hơn nhưng người tiêu dùng không định vị thương hiệu 7-Eleven như một nơi bán hàng trực tuyến. Thay vào đó, mọi người chỉ đơn giản đến thẳng siêu thị được phủ sóng rộng khắp của 7-Eleven hoặc trong lúc bơm xăng để mua đồ.

Một vấn đề nữa là khả năng bảo trì khi rất nhiều chi nhánh 7-Eleven xuống cấp hoặc không kham nổi tiền thuê mặt bằng trong bối cảnh hiện nay.

Rất rõ ràng khi số trạm xăng và doanh số bán thuốc lá giảm thì 7-Eleven cần một phương án thay thế, đó là thực phẩm. Thế nhưng liệu kế hoạch này có thành công hay không thì cần thời gian mới trả lời được.

*Nguồn: CNN, Inc

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công cụ tạo video Movie Gen của Meta AI sắp có mặt tại thị trường Việt Nam

Mới đây, Meta ra mắt công cụ AI mới hỗ trợ tạo video đơn giản với tên gọi Movie Gen.

Trí tuệ nhân tạo AI đang là cuộc đua được nhiều tập đoàn công nghệ quan tâm trong đó có Meta. Thời gian qua, Meta đã nỗ lực phát triển các công cụ AI của mình và gần đây họ đã giới thiệu công cụ tạo video Movie Gen.

Được biết, Movie Gen có thể cho phép người dùng tạo ra những video chất lượng cao với âm thanh tự nhiên bằng cách nhấp vào một vài từ đơn giản. Người dùng có thể biến ý tưởng của mình thành những nội dung dạng video chỉ sau một vài giây sau đó chia sẻ lên các trang mạng xã hội hoặc phục vụ công việc khi cần.

Ngoài ra, Movie Gen còn cho phép người dùng chỉnh sửa các video hiện có. Tận dụng sự hỗ trợ của AI để thêm vào các hiệu ứng âm thanh, nhạc nền cũng như hiệu ứng hình ảnh một cách dễ dàng, giúp người dùng cải thiện chất lượng nội dung theo ý muốn.

Ưu điểm nổi bật của Movie Gen là người dùng có thể dễ dàng tạo ra video ở nhiều kích thước và định dạng khác nhau, phù hợp với nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, YouTube và Tik Tok.

Người dùng không cần sở hữu phần mềm riêng hay cần kiến thức chuyên môn để sử dụng Movie Gen. Công cụ này đã đơn giản hóa các quy trình để cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra video với chất lượng chuyên nghiệp một cách dễ dàng.

Việc Meta AI ra mắt Movie Gen đánh dấu bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu các công cụ AI của công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các sàn thương mại điện tử Việt mất hút trong cuộc đua giành thị phần

Từng chiếm thị phần lớn nhưng Tiki, Sendo đã bị các “ông lớn” ngoại bỏ lại phía sau trong cuộc đua thương mại điện tử.

Kể từ khi Shopee xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016, thị trường thương mại điện tử trong nước đã liên tục chứng kiến cuộc “thanh lọc” khắc nghiệt, giữa một bên là những tên tuổi ngoại và bên còn lại là những tay chơi trong nước.

Sendo không còn vận đỏ

Gia nhập thị trường từ rất sớm, thành lập năm 2012 và nằm trong hệ sinh thái của FPT, Sendo là một trong những trang thương mại điện tử nội địa đời đầu của Việt Nam. Sàn này được vận hành theo cả mô hình B2C lẫn C2C.

Điểm khác biệt của Sendo nằm ở chỗ thay vì chỉ tập trung vào các thành phố lớn như các nền tảng khác, 2/3 lượng đơn hàng mà sàn này bán ra nằm ở bên ngoài các vùng đô thị chẳng hạn Hà Nội hay TP HCM. Khác biệt rõ rệt này giúp Sendo nhanh chóng lọt top 4 các sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất Việt Nam năm 2018, theo iPrice và cán mốc 10 triệu khách hàng cùng thời điểm.

Điều này cũng giúp Sendo lọt vào “mắt xanh” các nhà đầu tư. Thời gian này, Sendo liên tục được rót vốn khủng. Chẳng hạn tháng 8/2018, Sendo công bố nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Tới tháng 11/2019, Sendo tiếp tục gọi vốn thành công 61 triệu USD trong vòng Series C, theo Deal Street Asia. Số tiền được đầu tư bởi các cổ đông hiện hữu cũng như hai nhà đầu tư mới EV Growth của Indonesia và Kasikornbank của Thái Lan.

Quý III cùng năm cũng là thời điểm tăng trưởng huy hoàng của Sendo trước khi “vụt tắt”. Bản đồ thương mại điện tử do iPrice Group thực hiện cho thấy Sendo tăng trưởng thần tốc trong kỳ, leo lên vị trí thứ hai toàn quốc về lượng truy cập, cán mốc gần 31 triệu lượt/tháng. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng chiếm giữ vị trí thứ hai toàn quốc về lượt ứng dụng tải xuống.

Tháng 6/2019, tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp Việt Nam 2019, khi đó ông Trần Hải Linh là Giám đốc điều hành Sendo, tiết lộ nếu tính vận hành thuần túy, sàn đã có lãi.

Tuy nhiên, vận đỏ của Sendo đã bị chặn đứng khi đại dịch COVID-19 ập tới. Tháng 7/2022, báo cáo từ Reputa cho thấy Sendo tuột khỏi top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội tại Việt Nam.

Theo cập nhật mới nhất từ Momentum Works trong báo cáo ra năm 2023 cho thấy Sendo đang đánh mất thị phần (Market Share) khi chỉ nắm vỏn vẹn 4%. Trong khi đó, với các báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường như Metric hay YouNet ECI, Sendo thậm chí còn không xuất hiện trong danh sách thị phần thương mại điện tử (ecommerce) tại Việt Nam.

Tiki xanh mãi không chín

Thời điểm trước năm 2016, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam chủ yếu là cuộc chiến giành thị phần giữa Lazada và Tiki. Khác với Sendo là tìm thị trường ngách, chiến lược cạnh tranh của Tiki tỏ ra rất sòng phẳng khi liên tục “đốt tiền” để đua với Lazada – nền tảng được hậu thuẫn tài chính bởi Alibaba (Trung Quốc) và sau này là Shopee thuộc SEA (Singapore).

Được thành lập từ năm 2010 chủ yếu bán sách tương tự Amazon, những năm sau đó Tiki đã mở rộng ra thành một sàn thương mại điện tử. Tới năm 2016, VNG của ông Lê Hồng Minh quyết định mua gần 4 triệu cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của Tiki. Thương vụ này hoàn tất vào tháng 2/2016 và Tiki bắt đầu được ghi nhận là một công ty liên kết của VNG.

Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, tới quý II/2019, khoản đầu tư hơn 506 tỷ đồng của VNG vào Tiki đã “bốc hơi” hết. Báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2019 của VNG cho biết công ty này đã lỗ lũy kế hết phần vốn đầu tư vào Tiki.

VNG cũng không tiếp tục tham gia vào các đợt tăng vốn của Tik diễn ra trước đó. Điều này khiến tỷ lệ sở hữu của VNG tại Tiki giảm xuống còn 24,6% năm 2019. Tới tháng 3/2021, VNG giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tiki xuống 20,18%. Trong báo cáo của VNG, giá trị đầu tư của họ vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.

Để tiếp tục đua đường dài với các “ông lớn” ngoại, Tiki liên tục huy động vốn từ bên ngoài. Năm 2020, Tiki tăng vốn điều lệ từ 190,9 tỷ đồng lên hơn 208,31 tỷ đồng qua đó cũng hé lộ cơ cấu cổ đông ngoại của sàn này. Theo đó, nguồn vốn tăng thêm chủ yếu đến từ dòng vốn nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông ngoại tại Tiki tăng từ 49,7% lên 54,5%.

Theo thống kê từ Tech in Asia, tính đến tháng 5/2022, Tiki tổng cộng đã gọi vốn thành công 468,7 triệu USD (chỉ tính đến các khoản đầu tư được công bố chính thức). Lần gọi vốn thành công gần nhất của Tiki là vào tháng 11/2021 với quy mô 258 triệu USD thuộc vòng Series E.

Trường vốn, Tiki liên tục đuổi kịp Lazada trong nhiều thời điểm về thị phần. Báo cáo do Q&Me công bố cho thấy năm 2018, thị phần Tiki gần như tương đương với Lazada (17% và 20%).

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Tiki không ghi nhận thêm khoản đầu tư chính thức nào, trong khi đó Lazada tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Alibaba. Lần gần đây nhất Lazada được Alibaba “bơm” 230 triệu USD vào tháng 5/2024, theo dữ liệu từ Alternatives.pe, một nền tảng theo dõi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Singapore.

Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,7 tỷ USD vào Lazada. Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.

Tháng 7 vừa qua, nguồn tin cho biết Lazada đã lần đầu có lãi. Trong khi đó, đối thủ từng cạnh tranh ngang hàng là Tiki vẫn chưa thấy đường tới lợi nhuận. Và kể từ khi Shopee rồi TikTok Shop vào Việt Nam, thị phần Tiki càng ngày càng bị thu hẹp.

Theo Metric, nửa đầu năm nay, doanh thu Shopee dẫn đầu với 53.740 tỷ đồng, đạt 67,9% thị phần; TikTok Shop có 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần; Lazada và Tiki lần lượt đạt 6.030 tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997,06 tỷ đồng (chiếm 1,3%).

Còn theo thống kê của YouNet ECI, trong quý II, Shopee có 261.000 nhà bán, gấp hơn 2 lần TikTok Shop (113.000 nhà bán), Lazada (104.000 nhà bán), trong khi Tiki có 8.800 nhà bán, giảm đến 19,1%.

Đau đầu bài toán vốn

Thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của hai sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.

Năm 2020, Sendo đã kêu gọi 56,7 triệu USD vốn đầu tư thông qua hình thức khoản vay chuyển đổi, theo DealStreetAsia. Năm 2021, nền tảng này phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư có thể kể đến Econtext Asia Limited, SBI E-Vietnam Pte Ltd và nhiều công ty con của FPT.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Bloomberg năm 2021, CEO kiêm đồng sáng lập Tiki – ông Trần Ngọc Thái Sơn, nói công ty muốn IPO tại Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, sàn này muốn đẩy sớm kế hoạch niêm yết thêm một năm.

CEO Tiki tin rằng việc niêm yết trên sàn Mỹ thành công của Tiki sẽ mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đợt IPO của Tiki có thể được thực hiện thông qua sáp nhập với một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC), dù vậy, kế hoạch cuối cùng vẫn chưa được “chốt”, theo ông Sơn.

Hồi năm 2020, dẫn nguồn tin thân cận DealStreetAsia cho biết Tiki và Sendo đã nộp hồ sơ đề nghị sáp nhập tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Việc hai công ty sáp nhập sẽ tạo thành sự kết hợp “hai tài sản có khả năng bổ sung lần nhau”, ông Akshay Jayaprakasan từ công ty nghiên cứu Redseer Consulting chia sẻ.

Dù vậy, đến tháng 7 cùng năm, DealStreetAsia cho biết thoả thuận sáp nhập giữa Tiki và Sendo đã bị hoãn lại vô thời hạn do hàng loạt cổ đông không tìm được tiếng nói chung với những điều khoản sáp nhập, một trong số đó là JD.com – cổ đông lớn tại Tiki.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Chủ sở hữu Circle K chưa từ bỏ ý định mua lại công ty mẹ 7-Eleven

Alimentation Couche-Tard đã tăng giá chào mua Seven & I Holdings thêm 22% so với đề xuất hồi tháng 8, nguồn tin của Reuters cho biết.

Seven & I Holdings (Nhật Bản) hôm 9/10 xác nhận Alimentation Couche-Tard (Canada), chủ sở hữu Circle K, đã điều chỉnh đề xuất mua lại. Nguồn tin của Reuters tiết lộ giá chào mua được nâng lên 47 tỷ USD, tăng 22% so với hồi tháng 8.

Nếu được thực hiện, đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất của một doanh nghiệp nước ngoài với công ty Nhật Bản. Đây cũng sẽ là thương vụ thâu tóm xuyên biên giới lớn nhất toàn cầu năm nay. Trong thông báo hôm qua, Seven & I cho biết theo yêu cầu của Couche-Tard, họ sẽ giữ bí mật về đề xuất mới.

“Mức giá mới hấp dẫn hơn nhiều mức cũ. Dù còn nhiều rào cản pháp lý, tôi cho rằng hội đồng quản trị Seven & I nên tham gia đàm phán xem liệu thương vụ có khả thi hay không”, Manoj Jain – đồng sáng lập quỹ đầu tư Maso Capital – cho biết.

Cổ phiếu Seven & I hôm qua tăng tới 12% sau thông tin trên, nhưng mức tăng chốt phiên chỉ còn 4%. Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn ngờ vực khả năng thương vụ diễn ra.

Hồi tháng 8, Alimentation Couche-Tard – công ty mẹ chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K đề xuất mua Seven & I Holdings với giá khoảng 38 tỷ USD. Một tháng sau đó, Seven & I từ chối với lý do “định giá thấp” công ty. “Chúng tôi sẽ từ chối những đề xuất không đánh giá đúng giá trị thực của công ty, hoặc không giải quyết được các lo ngại pháp lý”, thông báo khi đó viết.

Một số cổ đông của Seven & I, như quỹ đầu tư ValueAct Capital và Artisan Partners cho rằng công ty này nên tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là cửa hàng tiện lợi. Họ hiện có hơn 80.000 cửa hàng 7-Eleven trên toàn cầu. Seven & I còn sở hữu các siêu thị, một ngân hàng và chuỗi nhà hàng.

Alimentation Couche-Tard hiện có khoảng 17.000 cửa hàng tại 30 quốc gia, với các thương hiệu Couche-Tard và Circle K. Công ty này hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto với vốn hóa 70 tỷ đôla Canada (51 tỷ USD). Họ từng tiếp cận Seven & I và đặt vấn đề mua lại năm 2020.

Trong tài khóa kết thúc vào tháng 4/2024, Alimentation Couche-Tard đạt doanh thu 69,2 tỷ USD. Doanh thu của Seven & I trong tài khóa kết thúc vào tháng 2/2024 là 11.000 tỷ yen (75 tỷ USD).

Nhà đầu tư đang chờ báo cáo tài chính quý trước của Seven & I, sẽ công bố ngày 10/10. Nikkei dự báo lợi nhuận hoạt động của công ty này giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, do lạm phát khiến tiêu dùng tại Mỹ chậm lại.

Quiddity Advisors cho rằng trong báo cáo này, công ty có thể thông báo bán cổ phần trong ngân hàng Seven Bank. Nguồn tin của Reuters cho biết Seven & I cũng đang cân nhắc bán cổ phần mảng siêu thị, mở đường cho mảng này làm IPO. TV Tokyo hôm 9/10 đưa tin Seven & I đang tính toán đổi tên công ty để phản ánh mục tiêu tập trung cho mảng cửa hàng tiện lợi.

Tháng trước, giới chức Nhật Bản xếp Seven & I vào nhóm “quan trọng với an ninh quốc gia”. Giới phân tích cho rằng động thái này sẽ nâng rào cản pháp lý với thương vụ mua lại. Dù vậy, quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản khẳng định việc phân loại không khiến thương vụ bị kiểm soát chặt hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán của Threads là lý do chính khiến người dùng tìm đến

Thuật toán của nền tảng Threads đề xuất các câu hỏi ngớ ngẩn, nội dung gây tranh cãi để đạt được mức độ tương tác lớn hơn và giữ chân người dùng.

Theo báo cáo cáo của công ty nghiên cứu Decision Lab, Threads ngày càng được sử dụng phổ biến, dành nhiều thời gian hơn từ người dùng trẻ Việt Nam. Các xu hướng, nội dung được quan tâm gần đây đều xuất phát từ sản phẩm mới của Meta.

Tuy nhiên, chính những người đứng sau mạng xã hội này xác nhận Threads đang có vấn đề thuật toán, khiến những bài đăng “mồi nhử” ngớ ngẩn, gây tranh cãi được xuất hiện nhiều hơn.

Thuật toán của Threads khiến nội dung dễ “viral” hơn.

Gần đây tại Việt Nam, Threads lan truyền nhiều nội dung dạng khoe lương cao bất thường, thành tích học tập, đáng ngưỡng mộ hay bóc mẽ hành vi giả mạo lịch sử công tác… Các bài đăng này thu về nhiều tương tác, bình luận khiến nó tiếp tục được lan truyền rộng rãi, bất chấp việc thông tin chưa được kiểm chứng.

Không chỉ ở phía tiêu thụ, những người tạo nội dung cũng đánh giá thuật toán của Threads có khả năng phân phối mạnh, giúp bất kỳ bài đăng nào tiếp cận đến hàng trăm nghìn tài khoản khác.

Bẫy câu tương tác

Theo The Verge, những nội dung câu tương tác đang trở thành vấn đề trên Threads, bất chấp nó giúp mạng xã hội này tăng trưởng. Chính lãnh đạo nền tảng xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

“Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của những bài đăng ‘mồi nhử’ trên Threads và đang nỗ lực kiểm soát nó”, Adam Mosseri, Giám đốc Instagram cho biết. Kiểu nội dung mà vị này nhắc đến là kiểu câu hỏi ngớ ngẩn hoặc lời mời thảo luận để khuyến khích người khác vào tương tác. Cách này sẽ giúp một bài đăng đơn giản được lan truyền không ngừng.

Phóng viên Katie Notopoulos của Business Insider gần đây đã thử đăng những nội dung được định hướng để khiến người khác phải trả lời. Việc này nhằm xác định thuật toán của Threads có khả năng bị lạm dụng hay không.

Kết quả cho thấy mọi người vẫn tiếp tục trả lời các bình luận 4 ngày sau khi bài đăng xuất hiện. Nó chứng tỏ giả thuyết Threads đang ưu tiên bài đăng có nhiều bình luận thay vì số lượt thích hoặc đăng lại. Điều này sẽ khiến người sáng tạo nội dung cố đi theo lối mòn, tạo nội dung câu dẫn các tài khoản khác vào trả lời, tranh luận để “viral”.

The Verge cho rằng nó khiến các nội dung vô nghĩa hoặc thông tin bịa đặt xuất hiện nhiều hơn.

Nguồn cấp tin của Threads được tập hợp tại mục Home (Trang chủ), không có tùy chọn khác. Nội dung người dùng nhìn thấy được tổng hợp từ tài khoản đã theo dõi và phân phối tự động của AI. Tương tự TikTok, thuật toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp bài đăng.

Để tìm hiểu sâu hơn về thuật toán của mạng xã hội Threads, bạn có thể đọc bài viết “thuật toán của Threads” trên MarketingTrips.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hàng triệu người truy cập 2 website Zalo giả mạo

Theo báo cáo của Bkav, hàng triệu người dùng Zalo đang đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến nghiêm trọng bởi hai trang web giả mạo tinh tinh vi, đang thu hút lượng truy cập khổng lồ, đe dọa an toàn thông tin cá nhân và an ninh mạng quốc gia.

Công ty an ninh mạng Bkav vừa phát hiện hai trang web giả mạo Zalo đang thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Hai địa chỉ zaloweb.me và zaloweb.vn luôn xuất hiện đầu danh sách kết quả tìm kiếm Google khi người dùng tìm “zalo web”.

Các trang giả mạo này được thiết kế tinh vi, gần như không thể phân biệt với trang chính thức của Zalo. Khi người dùng nhấp vào nút đăng nhập, họ có thể bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cá độ bóng đá, nội dung người lớn hoặc trang chứa virus.

Ông Võ Duy Khánh, chuyên gia của Bkav, cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi một thời gian. Có lúc kẻ xấu cài cắm virus hoặc hiển thị nội dung không lành mạnh, có lúc lại chuyển về trang chủ Zalo thật.”

Theo ông Khánh, nhiều người dùng trong các cơ quan, công sở vẫn có nhu cầu sử dụng Zalo trên máy tính, dẫn đến việc vô tình truy cập nhầm trang giả mạo.

“Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia,” ông nhấn mạnh. Bkav đã báo cáo vấn đề này cho Bộ Thông tin và Truyền thông để chặn các website độc hại.

Công ty cũng khuyến cáo những người đã truy cập nhầm vào các trang giả mạo nên quét virus ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Người dùng cần cẩn trọng khi tìm kiếm và truy cập Zalo Web, chỉ sử dụng địa chỉ chính thức zalo.me để tránh rủi ro bị lừa đảo và đánh cắp thông tin.

Temu sắp vào Việt Nam và có thể thâu tóm một sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam

Temu – ứng dụng thương mại điện tử giá rẻ đình đám của Trung Quốc đang có động thái chuẩn bị cho sự ra mắt tại Việt Nam.

Temu sắp ra mắt tại Việt Nam và Brunei, nâng tổng số thị trường của nền tảng thương mại điện tử này tại Đông Nam Á lên 5 nước. Thông tin này vừa được The Momentum Works – công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore tiết lộ.

Ngoài ra, có những tin đồn chưa được xác nhận rằng Temu đang đàm phán với một trong các nền tảng thương mại điện tử địa phương tại Việt Nam để có thể mua lại.

Nền tảng thương mại điện tử Temu đã bắt đầu hoạt động tại hai thị trường đầu tiên ở Đông Nam Á là Philippines và Malaysia cách đây hơn một năm. Vào tháng 7 năm nay, Temu bắt đầu giao hàng tại Thái Lan.

Dự kiến, với 5 thị trường ở Đông Nam Á, Temu hiện đang hoạt động tại tổng cộng 82 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến ngày 7/10/2024). Nhiều người trong ngành đã nghe về khả năng Temu sẽ gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 7. Khi đó, dự kiến việc ra mắt sẽ diễn ra vào tháng 10 – và có vẻ như Temu đã kịp thời thực hiện đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, phiên bản ra mắt của trang web Temu Việt Nam còn khá sơ khai: hiện tại chỉ có tiếng Anh (không có tiếng Việt); chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng (không có ví điện tử địa phương); và chỉ có hai đơn vị logistics (Ninja Van và Best Express) được kết nối.

Theo Momentum Works đánh giá, Temu có thể các tùy chọn ngôn ngữ, thanh toán và logistics bổ sung sẽ được thêm vào, nếu họ dành nhiều sự đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Trong khi nhiều người có thể quen thuộc với Ninja Van, nhưng không nhiều người biết đến đối tác logistics khác của Temu là Best Express.

Best, một công ty niêm yết trên NYSE, từng là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Trung Quốc. Năm 2021, công ty đã bán mảng kinh doanh chuyển phát nhanh trong nước cho J&T Express, và chuyển trọng tâm sang các giải pháp logistics khác cũng như mở rộng ra nước ngoài.

Công ty con của họ tại Việt Nam là một trong những đơn vị hoạt động tốt nhất, và xếp hạng trong số các công ty logistics thương mại điện tử hàng đầu. Best cũng mở một công ty con tại Indonesia cách đây khoảng sáu tuần.

Trong báo cáo “Thương mại điện tử tại Đông Nam Á 2024” của Momentum Works, đơn vị này đã nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GMV so với cùng kỳ năm trước gần 53%.

“Dữ liệu chúng tôi đã thu thập trong năm nay cho thấy đà tăng trưởng vẫn tiếp tục trong năm 2024. Mặc dù thương mại điện tử ở Indonesia không còn tăng trưởng nhanh như ở Việt Nam, nhưng quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á vẫn chiếm gần một nửa thị trường thương mại điện tử của khu vực. Đây là một miếng bánh mà Temu sẽ tiếp tục cố gắng giành lấy”, Momentum Works nhận định.

Chỉ mới tuần trước, chính quyền Indonesia đã nhắc lại rằng họ sẽ cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước. Tuy nhiên, khoảng một năm trước, Indonesia cũng đã cấm TikTok Shop, chỉ để nền tảng thương mại điện tử dựa trên mạng xã hội này quay trở lại thông qua việc mua lại công ty địa phương Tokopedia sau chỉ hai tháng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người trẻ khắp thế giới chật vật giữa thị trường việc làm ảm đạm và định kiến chốn công sở

Người trẻ trên khắp thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức để tìm kiếm cơ hội việc làm. Đây là vấn đề nan giải đối với cả những nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Từ đông…

Hàn Quốc từng là hình mẫu phát triển kinh tế đáng chú ý của châu Á nhưng nay lại đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp dai dẳng trong giới trẻ.

Dữ liệu do chính phủ Hàn Quốc mới công bố cho thấy gần 240.000 người trong độ tuổi 15 – 29 đã thất nghiệp trong ít nhất ba năm. Hơn 82.000 người cho biết họ không tìm kiếm việc làm hay tham gia các khóa đào tạo nghề nghiệp trong khoảng thời gian này. Thay vào đó, họ “chỉ dành thời gian ở nhà”.

Số liệu trên báo hiệu rằng có vẻ ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc đang nản chí vì quá trình tìm việc không thành công. Đối với những người thất nghiệp dưới 6 tháng, chỉ 26,4% cho biết họ không tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng vọt lên 34,2% đối với những người thất nghiệp từ ba năm trở lên.

Theo tờ Korea Times, các chuyên gia nhận xét một trong những nguyên nhân khiến người trẻ thoái chí là sự thiếu thốn các công việc chất lượng.

Ông Kim Gwang-suk, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Viện Công nghiệp và Kinh tế Hàn Quốc, bình luận: “Tác động của lãi suất cao và sự sa sút của hoạt động đầu tư sau đại dịch khiến số công việc chất lượng mà người trẻ mong muốn sụt giảm. Tình huống này ảnh hưởng tiêu cực đến số việc làm toàn thời gian và động lực kiếm việc của người trẻ”.

Nhiều người trẻ mong muốn và có khả năng làm việc nhưng nản lòng vì nghĩ họ không thể tìm được các vị trí đáp ứng kỳ vọng, ví dụ như mức lương.

Nhưng xét trên tổng thể, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc vẫn ở mức tương đối thấp là 4,1% vào tháng 8/2024, theo Trading Economics. Còn ở Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ đã duy trì ở mức hai chữ số kể từ tháng 5/2019.

Tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc đã leo lên mức cao nhất là 18,8% kể từ khi phương pháp tính toán mới được áp dụng vào tháng 12/2023.

Một số nguyên nhân khiến người trẻ Trung Quốc khó tìm việc cũng tương tự như nhiều nước khác trên thế giới, bao gồm khu vực kinh tế tư nhân không tạo ra đủ việc làm mới và kỹ năng của cử nhân không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, theo Hội đồng Đại Tây Dương.

Nhưng thị trường lao động cho giới trẻ Trung Quốc cũng có một số đặc điểm riêng biệt. Giới doanh nghiệp thường yêu cầu người trẻ làm việc theo văn hóa “9-9-6”, tức từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần. Sự kiệt sức là một trong những lý do chính dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.

Ngoài ra, các khó khăn của nền kinh tế và khủng hoảng bất động sản cũng khiến doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng. Những công việc phù hợp nhất với sinh viên mới ra trường thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Người trẻ thuộc nhóm 16 đến 24 tuổi.

… sang tây

Không chỉ ở châu Á, người trẻ ở những nền kinh tế phát triển phương Tây như Mỹ, Anh cũng đang chật vật với sự nghiệp. Tờ Fortune cho biết ngày càng nhiều người trẻ từ chối kiếm bằng cấp hoặc tham gia vào thế giới việc làm.

Tính riêng ở Tây Ban Nha, nước này có đến 500.000 người trong nhóm tuổi 15 – 24 không theo học trường lớp hay làm việc. Trong khi đó ở Anh, gần ba triệu người thuộc thế hệ Gen Z (12 – 27 tuổi) được xếp vào nhóm “không hoạt động kinh tế”, tức là không có việc và cũng không đi xin việc.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ liên tục gia tăng trong năm 2024 và cao hơn nhiều tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc. Ví dụ trong tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 là 9,7%, còn của mọi nhóm tuổi là 4,2%.

Bà Michele Evermore, thành viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Century Foundation, chỉ ra rằng thị trường lao động Mỹ hiện nay “đặc biệt thách thức” với người trẻ.

Một mặt, các doanh nghiệp ngại sa thải nhân viên vì họ từng gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động sau COVID-19. Mặt khác, doanh nghiệp cũng ngại thuê người mới bởi nỗi lo suy thoái vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Điều đó khiến những người mới có ít kinh nghiệm gặp không ít khó khăn.

Người trẻ thuộc nhóm 16 đến 24 tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rắc rối của người trẻ không chấm dứt ngay cả khi họ tìm được việc làm. Báo cáo gần đây của tạp chí giáo dục Intelligent cho thấy nhiều doanh nghiệp ở Mỹ đang nhanh chóng sa thải các nhân viên thuộc thế hệ Gen Z chỉ vài tháng sau khi tuyển dụng.

Intelligent khảo sát gần 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp và phát hiện khoảng 60% đã đuổi việc sinh viên tốt nghiệp đại học được tuyển dụng vào năm 2024. Và khoảng 14% sẽ cân nhắc không thuê sinh viên mới ra trường trong năm 2025.

Các Gen Z thường bị gắn mác là lười biếng hoặc không hợp tác trong chốn công sở, do đó các chủ lao động có thể có định kiến và cho rằng người trẻ có vấn đề mà không nhận thấy họ đang rất nỗ lực để thích nghi với công việc toàn thời gian đầu tiên.

Ông Huy Nguyen, cố vấn trưởng về giáo dục và phát triển nghề nghiệp của Intelligence, bình luận: “Các nhà quản lý có thể dễ có định kiến với Gen Z và xem thường họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm phải giúp các sinh viên mới tốt nghiệp hòa nhập với nơi làm việc và trao cho họ cơ hội thành công”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Thuật toán của Facebook sẽ tiếp tục ưu tiên nội dung từ người lạ

Facebook công bố hàng loạt cập nhật mới cho thuật toán đề xuất nội dung của nền tảng, trong đó có những thay đổi sẽ đưa người dùng ra khỏi vòng tròn người thân và bạn bè.

Một trong các cập nhật mới trên Facebook, được Meta công bố ngày 4/10, là bổ sung các mục (tab) để hiển thị nhiều nội dung đến người dùng hơn, trong đó có đề xuất dựa trên vị trí của họ.

Mục Local (Địa phương) sẽ tập hợp nội dung từ các phần khác như Marketplace, nhóm và sự kiện xung quanh người dùng. Tính năng này đang được thử nghiệm tại 10 thành phố của Mỹ.

Facebook cũng bắt đầu thử nghiệm mục Explorer (Khám phá) với tính năng tương đồng Instagram, trong đó cá nhân hóa hình ảnh, video và nội dung riêng biệt cho người dùng. Công ty cho biết phần này dựa trên sở thích của người dùng và sẽ hiển thị nội dung từ “người thật và cộng đồng chuyên gia”.

Facebook cũng bổ sung bảng feed video toàn màn hình, tập trung các định dạng video và livestream vào một chỗ, tương tự trang For You của TikTok. Meta cho biết người dùng trẻ đang dành 60% thời lượng truy cập Facebook để xem video, đồng thời cam kết thay đổi đáng kể thuật toán đề xuất nội dung trong mục này.

Ứng dụng nhắn tin Messenger cũng được nâng cấp thông qua Messenger Communities – tính năng có nhiều nét giống Discord và Slack. Nó cho phép người dùng tạo nhiều phòng chat dựa trên những đề tài khác nhau trong một nhóm lớn, ví dụ lớp đại học có thể tạo nhiều phòng chat để phát thông báo và đưa tin.

Sự trỗi dậy của TikTok đã thúc đẩy nhiều nền tảng mạng xã hội giảm hiển thị nội dung đăng bởi người thân, bạn bè và các mối quan hệ có sẵn của người dùng, chuyển sang những nội dung từ các tài khoản lạ mà thuật toán cho rằng người dùng có thể ưa thích.

Meta thời gian qua cũng thông báo sẽ thực hiện biện pháp này cho cả Facebook và Instagram, trong đó lượng nội dung được đề xuất đang ngày càng tăng lên.

CEO Apple Tim Cook lại bỏ túi hơn 50 triệu USD từ việc bán cổ phiếu

CEO Apple Tim Cook đã bán 223.986 cổ phiếu và thu về tổng số tiền lên đến hơn 50 triệu USD. Đây là lần thứ hai trong năm 2024 mà Tim Cook bán cổ phiếu Apple.

Theo AppleInsider, CEO Apple Tim Cook đã thu về hơn 50 triệu USD từ việc bán bớt số cổ phiếu công ty đang nắm giữ.

Cụ thể, theo hồ sơ nộp lên SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ), Giám đốc điều hành của Apple đã bán 223.986 cổ phiếu với tổng số tiền là 50,2 triệu USD.

Đây không phải là động thái bất thường vì Tim Cook thường bán cổ phiếu Apple vào tháng 10. Năm 2023, CEO Apple đã kiếm được khoảng 41,5 triệu USD bằng cách bán cổ phiếu Apple.

Đây cũng là lần thứ hai mà Tim Cook bán cổ phiếu Apple trong năm nay. Trước đó vào tháng 4, ông đã bán một lượng cổ phiếu trị giá khoảng 16 triệu USD.

Theo MacRumors, CEO của Apple mới nhận thêm 219.502 cổ phiếu Apple vào đầu tuần này như một phần của khoản thưởng dựa trên hiệu suất làm việc.

Số cổ phiếu này sẽ được chia thành nhiều đợt, với 54.876 cổ phiếu vào tháng 4 các năm 2027, 2028 và 2029.

Trong khi đó, Tim Cook sẽ nhận được 164.626 cổ phiếu liên quan đến hiệu suất làm việc vào ngày 1/10/2027, tùy thuộc vào kết quả tài chính của Apple trong giai đoạn từ năm 2025-2027.

Theo dữ liệu cuối năm 2023 của Forbes, Tim Cook có tài sản trị giá 1,9 tỷ USD. Giá trị tài sản ròng của Tim Cook bao gồm khoảng 3,3 triệu cổ phiếu Apple. Ông là người giàu thứ 1.647 trên thế giới vào thời điểm đó.

Ông Cook gia nhập Apple với tư cách là phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động toàn cầu. Là thiên tài trong việc hợp lý hóa và quản lý hoạt động, ông đã giúp giảm lượng sản phẩm tồn kho của công ty từ phần cứng chưa bán trị giá 400 triệu USD xuống chỉ còn 78 triệu USD trong hơn nửa năm.

Ông và nhóm của mình cũng đã có những khoản đầu tư chiến lược vào công nghệ như bộ nhớ flash, thành phần lưu trữ máy tính cho iPhone và iPad.

Năm 2007, ông Cook được thăng chức lãnh đạo hoạt động của toàn bộ công ty. Năm 2009, khi Steve Jobs vắng mặt vì vấn đề sức khỏe, ông Cook đã đảm nhận vị trí CEO tạm thời và hai năm sau trở thành giám đốc điều hành chính thức của Apple.

Nhà sáng lập bán công ty khởi nghiệp biến hàng chục nhân viên thành triệu phú đô la

Bán công ty khởi nghiệp phần mềm AppDynamics với giá hàng tỷ USD là quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp của Jyoti Bansal. Nhưng ông đã làm điều đó khi nghĩ đến nhân viên của mình.

Vào năm 2017, AppDynamics chỉ còn vài ngày nữa lên sàn thì gã khổng lồ công nghệ truyền thông Cisco đã đưa ra đề nghị mua lại công ty AppDynamics với giá 3,7 tỷ USD.

Với tư cách là founder (người sáng lập) và chủ tịch công ty, trước sau ông cũng có thể trở nên giàu có. Nhưng ông cho biết chỉ có một trong hai lựa chọn có thể giúp nhân viên cũng giàu tương tự.

Phát ngôn viên của Bansal cho biết sau khi ông chấp nhận lời đề nghị, khoảng 400 nhân viên của AppDynamics đã chứng kiến giá trị số cổ phiếu công ty mà họ nắm giữ tăng lên ít nhất 1 triệu USD.

Bansal nói với CNBC Make It: “Chúng tôi có hàng chục nhân viên có số cổ phiếu trị giá tới 5 triệu USD”.

Ông cho biết quyết định bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như Cisco cảm thấy phù hợp với các sản phẩm phần mềm của AppDynamic. Ông cũng cân nhắc việc bán sẽ ảnh hưởng đến gần 1.200 nhân viên công ty như thế nào.

Nhà sáng lập Bansal cũng so sánh các dự báo sau khi IPO với định giá từ Cisco để cân nhắc lựa chọn nào mang tính kinh tế hơn. Ông ước tính rằng để đạt được vốn hóa thị trường 3,7 tỷ USD cần 3-4 năm tăng trưởng xuất sắc. Ông thiết nghĩ nên giảm thiểu rủi ro của 3-4 năm đó cho nhân viên của mình.

Tuy nhiên, sau khi bán, Bansal thực sự hối hận về lựa chọn của mình. Ông tin rằng mình có thể tiếp tục phát triển AppDynamics và cảm thấy vô định nếu không có một công ty khởi nghiệp để điều hành.

Hiện tại, ông là CEO và đồng sáng lập hai công ty khởi nghiệp phần mềm khác là Traceable và Harness. Trong đó, Harness được định giá 3,7 tỷ USD vào năm 2022.

Dù hối tiếc, Bansal cho biết việc bán là quyết định đúng đắn dựa trên thông tin ông có vào thời điểm đó. Ông nói thêm rằng thương vụ này cũng có ý nghĩa về mặt tài chính với ông. Vì theo hồ sơ nộp lên SEC, Bansal sở hữu hơn 14% cổ phần công ty.

Những người sáng lập công ty khởi nghiệp không phải lúc nào cũng cân nhắc nghiêm túc đến nhân viên của mình khi tranh luận về việc có nên bán công ty của họ hay không.

Khi công ty an ninh mạng đám mây Zscaler được VeriSign mua lại với giá 70 triệu USD vào năm 1998, nhà sáng lập kiêm CEO Jay Chaudhry không nhận ra tác động của đợt bán này đối với nhân viên của mình.

Ít nhất 70 trong số 80 nhân viên của công ty đã trở thành triệu phú trên giấy tờ khi cổ phiếu của VeriSign tăng vọt hai năm sau đó.

“Rất nhiều người trong số họ đã mua nhà mới. Họ đã mua ô tô mới. Tôi biết một anh chàng đã nghỉ 6 tháng để thuê một căn nhà di động đi khắp đất nước”, Chaudhry cho biết.

Theo CNBC

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ngân sách quảng cáo tăng mạnh, các nền tảng như TikTok, Facebook, Google… nộp thuế tăng mạnh

Trong 9 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài như mạng xã hội Facebook, TikTok, Netflix… đã khai, nộp thuế hơn 6.234 tỉ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) ngày 5.10, đến nay đã có 111 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Trong 9 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp thuế hơn 6.234 tỉ đồng, bằng 124% so với cùng kỳ 2023.

Hiện 6 nhà cung cấp nước ngoài, gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Từ ngày 21.3.2022, Bộ Tài chính đã chính thức đưa vào hoạt động cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo xu hướng quản lý thuế quốc tế.

Cả 6 nhà cung cấp nước ngoài kể trên đều nhanh chóng đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin này.

Tổng cục Thuế thông tin thêm, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 9 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 79.100 tỉ đồng, bằng 5,3% so với dự toán, bằng 101,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 4.800 tỉ đồng; thu nội địa ước đạt 74.300 tỉ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 10 công ty vốn hóa lớn nhất ở Mỹ qua các thập kỷ

Đồ thị thông tin dưới đây gồm top 10 công ty lớn nhất trong S&P 500 qua các thập kỷ…

Được thành lập vào năm 1957, S&P 500 là chỉ số theo dõi diễn biến của 500 công ty niêm yết lớn nhất tại Mỹ. Đây là một chỉ báo quan trọng về nền kinh tế Mỹ và có tác động tới các chiến lược đầu tư trên toàn cầu.

Đồ thị thông tin dưới đây gồm top 10 công ty lớn nhất trong S&P 500 qua các thập kỷ. Dữ liệu được tính tới ngày 31/12 của các năm phân tích, riêng năm 2024 tính tới tháng 9, lấy từ báo cáo Global Strategy Paper tháng 9/2024 của ngân hàng Goldman Sachs.

Theo đó, IBM thống trị thế giới công nghệ vào năm 1990 với vị thế tiên phong về máy tính và hệ sinh thái doanh nghiệp. Vào năm 2000, công ty này tuột khỏi top 10 và bị thay thế bởi các công ty công nghệ đang lên khác như Cisco Systems, Microsoft và Intel. Hiện tại, IBM có sự thay đổi lớn khi chuyển sang tập trung vào an ninh mạng, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo.

Vào những năm 1990, cổ phiếu Cisco chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức đỉnh 79,37 USD/cổ phiếu vào năm 2000 và từ đó đến nay chưa bao từng đạt lại mức giá này.

Vào năm 2010, Exxon Mobil trở thành công ty lớn nhất trong S&P 500 nhờ nhu cầu năng lượng mạnh và giá dầu tăng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong năm này, một đại gia dầu khí khác là Chevron cũng nằm trong top 10.

Tới năm 2024, S&P 500 nằm dưới sự thống trị bởi các công ty công nghệ khi có tới 7 công ty trong top 10 thuộc lĩnh vực công nghệ. Riêng công ty dẫn đầu, Apple, chiếm tới 7% chỉ số này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Sunday Scaries: Hội chứng nỗi sợ Chủ Nhật của Gen Z

Thuật ngữ “Sunday scaries” mô tả cảm giác lo âu và sợ hãi trong ngày chủ nhật xảy ra phổ biến nhất ở Gen Z.

Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Talker Research (Mỹ) cho thấy 74% Gen Z có cảm giác này ít nhất mỗi tháng một lần trong khi các thế hệ khác, tỷ lệ chỉ khoảng 25%. Mọi người thường có cảm giác sợ vào 15h54 nhưng Gen Z bắt đầu sợ từ 6h ngày chủ nhật.

Sự lo âu trong ngày chủ nhật của Gen Z có nhiều lý do. Khảo sát cho thấy 33% Gen Z căng thẳng về các công việc cần hoàn thành trong tuần, 28% cảm thấy không chắc chắn về tuần mới sắp diễn ra. Đặc biệt 42% Gen Z áp lực hoàn thành công việc tồn đọng trước khi tuần mới bắt đầu, đây được xem là nguyên do chính.

Có 20% Gen Z thừa nhận bị kiệt sức hoặc thiếu nghỉ ngơi, 18% nói họ không sẵn sàng cho tuần mới.

Nhà tâm lý Brooke Sprowl, người sáng lập dịch vụ tư vấn trị liệu My LA Therapy, giải thích sunday scaries thường liên quan đến sự chuyển giao đột ngột của tự do của cuối tuần và việc khởi động tuần làm việc mới.

Bà cho rằng giải pháp hiệu quả nhất để chống lại cảm giác này là định hình chủ nhật như thời gian để tái tạo năng lượng chứ không phải căng thẳng.

“Đặt ra những mục tiêu nhẹ nhàng và tạo không gian cho việc suy ngẫm”, bà Sprowl nói. “Chấp nhận chủ nhật như cơ hội làm mới bản thân thay vì xem đây là thời gian đáng sợ”. Chuyên gia cho rằng sự chuẩn bị có thể chuyển cảm giác lo âu sang tự tin, sẵn sàng.

Khi đối mặt với sunday scaries, Gen Z đã có những cách ứng phó khác nhau như nghe nhạc, xem phim và chơi video game thư giãn. 55% Gen Z cho biết họ vẫn tận hưởng chủ nhật nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với thế hệ Gen Y, Gen X và Baby Boomers.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO Meta đã vượt qua CEO Amazon để trở thành người giàu thứ 2 thế giới

Với việc cổ phiếu Meta giao dịch tích cực, Mark Zuckerberg đang đứng trước cơ hội chiếm lấy vị trí giàu nhất thế giới của tỷ phú Elon Musk.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, CEO Meta – Mark Zuckerberg đã vượt qua tỷ phú Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới. Vào hôm 3/10, giá trị tài sản ròng của Zuckerberg đạt 206,2 tỷ USD, vượt qua mức 205,1 tỷ USD của cựu CEO và chủ tịch Amazon. Thành tích này khiến nhà đồng sáng lập Facebook hiện kém giám đốc Tesla Elon Musk khoảng 50 tỷ USD.

Với cổ phần 13% trong Meta, giá trị tài sản ròng của Zuckerberg đã tăng 78 tỷ USD kể từ đầu năm, nhiều hơn bất kỳ thành viên nào trong số 500 người giàu nhất mà Bloomberg theo dõi. Cổ phiếu Meta đóng cửa ở mức cao kỷ lục 582,77 USD vào hôm 3/10, tăng khoảng 68% so với đầu tháng 1 khi cổ phiếu giao dịch ở mức 346,29 USD.

Việc Zuckerberg vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cho thấy tài sản cá nhân của ông đã tăng lên cùng với sự hào hứng của nhà đầu tư về lợi nhuận tăng của gã khổng lồ mạng xã hội trong năm nay. Wall Street đã liên tục cổ vũ Meta trong suốt năm 2024 khi công ty liên tiếp báo cáo lợi nhuận hàng quý vượt ước tính của các nhà phân tích.

Vào tháng 7, Meta cho biết doanh số quý hai của họ tăng 22% lên 39,07 tỷ USD, đánh dấu quý thứ 4 liên tiếp tăng trưởng doanh thu trên 20%.

Meta đã chỉ ra rằng các khoản đầu tư lớn vào trí tuệ nhân tạo đã giúp cải thiện hiệu suất của nền tảng quảng cáo trực tuyến của họ như một lý do cho sự tăng trưởng doanh số. Hệ thống quảng cáo trực tuyến của công ty đã gặp trở ngại lớn vào năm 2021 khi Apple giới thiệu bản cập nhật quyền riêng tư iOS làm suy yếu khả năng theo dõi người dùng trên web của họ.

Hồi tháng 2/2022, Meta cho biết những thay đổi về quyền riêng tư sẽ khiến họ mất 10 tỷ USD doanh thu. Cuối năm 2022, Zuckerberg đã thực hiện kế hoạch cắt giảm chi phí lớn kéo dài sang năm tiếp theo và cuối cùng dẫn đến việc 21.000 nhân viên Meta mất việc, tương đương khoảng một phần tư lực lượng lao động  của công ty.

Các nhà đầu tư phản ứng tích cực với việc Meta cắt giảm chi phí trong khi hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của công ty bắt đầu phục hồi và được thúc đẩy bởi các chiến dịch chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) lớn từ các nhà bán lẻ có liên kết với Trung Quốc như Temu và Shein.

Mặc dù Meta tiếp tục chi hàng tỷ đô la cho các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường cần thiết để hỗ trợ khái niệm tương lai về metaverse, các nhà đầu tư đã trở nên khoan dung hơn với các khoản đầu tư này miễn là hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của công ty vẫn lành mạnh.

Tuần trước, Meta đã ra mắt kính AR Orion, nhận được đánh giá tích cực từ số ít người đã thử nghiệm bản mẫu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường ví điện tử Việt Nam đến năm 2032 sẽ đạt 123 tỷ USD

Từ đầu tháng 7/2024, Moca ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab.

Sau ngày này, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam.

Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.

Theo báo cáo của IMARC Group về thị trường Ví điện tử Việt Nam, cùng với dự báo cho giai đoạn 2024-2032, dự báo thị trường ví điện tử Việt Nam đến năm 2032 sẽ đạt 123 tỷ USD. Thị trường tăng trưởng 14,28% cho giai đoạn 2024-2032.

“Tại Việt Nam, kết nối internet ngày càng tăng cùng với việc áp dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường”, báo cáo này chỉ ra ưu điểm cho sự tăng trưởng của ví điện tử tại Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng “sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại điện tử cùng với sự chuyển dịch ngày càng tăng từ tiền mặt và thanh toán bằng thẻ thông thường sang các giải pháp thay thế kỹ thuật số đang thúc đẩy thị trường ví điện tử”.

Hơn nữa, số lượng người tiêu dùng am hiểu công nghệ ngày càng tăng trong nước cũng đang thúc đẩy nhu cầu về ví điện tử để thực hiện thanh toán trên thiết bị di động.

Ngoài ra, một số cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đang áp dụng mã QR và thiết bị dựa trên NFC để loại bỏ việc quẹt thẻ và nhập thủ công, từ đó giúp giảm thiểu lỗi của con người và tạo điều kiện cho trải nghiệm thanh toán mượt mà hơn.

Đặc biệt, các vụ trộm thẻ ngày càng tăng đang thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp thay thế an toàn và bảo mật hơn, bao gồm ví điện tử.

Trong những năm tới, sự tích hợp ngày càng tăng của ví điện tử với nhiều công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như AI, phân tích dự đoán, điện toán đám mây… sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường ví điện tử tại Việt Nam – báo cáo của  IMARC Group cho biết.

Tính đến hết quý 2/2024, báo cáo của Decision Lab cho biết ví điện tử MoMo đang dẫn đầu cách biệt với các thương hiệu khác tại Việt Nam, chiếm 62% người được hỏi trả lời có sử dụng ứng dụng. Theo sau là ZaloPay 43%, Viettel Pay 25%, ứng dụng các ngân hàng 25%, ShopeePay 22% và VNPay 15%.

Tại buổi Gala trao giải Better Choice Awards 2024 mới đây, MoMo đã nhận hai giải thưởng “Thương hiệu Tiên phong trong Lĩnh vực Tài Chính Số” (hạng mục Innovative Choice Awards) và “Ứng dụng Tiêu dùng Năng động Sáng tạo” (hạng mục Smart Choice Awards).

Kết quả của giải thưởng dựa trên số lượt bình chọn của người dùng và đánh giá, chấm điểm khắt khe từ gần 30 chuyên gia của hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực như truyền thông, công nghệ, tài chính…

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo cho biết: “MoMo sẽ tiếp tục chiến lược phát triển công nghệ AI nhằm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính một cách an toàn và hiệu quả hơn”.

Hiện tại, MoMo cung cấp nhiều sản phẩm tài chính như Ví Trả Sau, Chứng Chỉ Quỹ, Tiết Kiệm Online, Tài chính siêu tốc, Mở thẻ tín dụng, Thanh toán khoản vay, phí bảo hiểm…

Các sản phẩm này được phát triển với sự hợp tác giữa MoMo và các tổ chức tài chính, ngân hàng. Hiện người dùng có thể thao tác chuyển/nhận tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, mua sắm, giải trí, du lịch – đi lại, đến ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, dịch vụ công, làm thiện nguyện… trên ứng dụng MoMo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Markettimes

Amazon sẽ cắt giảm gần 14.000 nhân sự ở vị trí quản lý

Morgan Stanley ước tính Amazon sẽ tiết kiệm được 2,1-3,6 tỷ USD vào năm tới nếu cắt giảm gần 14.000 nhân sự ở vị trí quản lý. 

Amazon đang có kế hoạch cắt giảm số lượng lớn nhân sự cấp quản lý, động thái này có thể dẫn đến việc cắt giảm việc làm và tiết kiệm đáng kể chi phí, theo Business Insider.

Tháng trước, CEO Andy Jassy cho biết việc cắt giảm số lượng nhân sự quản lý sẽ loại bỏ các lớp tổ chức không cần thiết và giúp Amazon di chuyển nhanh hơn mà không gặp phải rào cản quan liêu.

Nỗ lực này có thể dẫn đến việc loại bỏ khoảng 13.834 vị trí quản lý vào đầu năm tới, giúp tập đoàn tiết kiệm chi phí khoảng 2,1-3,6 tỷ USD theo ước tính của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley. Ước tính này giả định rằng 7% lực lượng lao động của Amazon đang ở các vị trí quản lý.

Tính đến cuối quý II, Amazon có khoảng 105.770 nhân sự quản lý trên toàn cầu và con số này sẽ giảm xuống còn 91.936 người vào quý đầu tiên của năm tới, dựa trên ước tính của Morgan Stanley.

Amazon nói với Business Insider rằng tập đoàn đã “bổ sung thêm nhiều quản lý” trong những năm gần đây và “bây giờ là thời điểm thích hợp” để thực hiện thay đổi này. Công ty cho biết mọi nhóm trong Amazon sẽ xem xét lại cấu trúc và có khả năng loại bỏ các vai trò không còn cần thiết để “củng cố văn hóa và tổ chức”.

Morgan Stanley cho rằng chi phí cho mỗi nhân sự quản lý tại Amazon hiện vào khoảng 200.000-350.000 USD/năm. Dựa trên những con số đó, Amazon sẽ tiết kiệm được 2,1-3,6 tỷ USD vào năm tới nếu cắt giảm 13.834 nhân sự quản lý.

Khoản tiết kiệm nói trên sẽ chiếm 3-5% lợi nhuận hoạt động dự kiến ​​của Amazon vào năm 2025.

Amazon hiện có hơn 1,5 triệu nhân viên trên toàn thế giới và rất nhiều người trong số này làm việc trong các kho hàng và hoạt động hậu cần. Công ty có thể thay đổi tỷ lệ nhân sự quản lý so với từng cá nhân đóng góp thông qua các phương pháp khác ngoài việc cắt giảm việc làm. Ví dụ, công ty có thể để các nhân sự quản lý đảm nhiệm các vai trò mới.

Các chuyên gia phân tích tại Morgan Stanley cho biết đang có một cơ hội lớn để Amazon hoàn thiện bộ máy nhân sự. Tuy nhiên, phía Amazon đã từ chối bình luận về các dự báo cụ thể của ngân hàng đầu tư này.

Gã khổng lồ Oracle đầu tư 6.5 tỷ USD xây Data Center tại Malaysia

Khoản đầu tư 6,5 tỉ USD của Oracle vào Malaysia nhằm thiết lập trung tâm đám mây công cộng, phản ánh sự bùng nổ nhu cầu về trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây tại Đông Nam Á.

Theo thông báo mới nhất, Oracle sẽ chi 6,5 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây công cộng tại Malaysia, dự kiến là một trong những khoản đầu tư công nghệ lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Đây là một phần của làn sóng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Malaysia, sau các công ty lớn như Microsoft, Nvidia, Google và ByteDance, vốn đã công bố hàng tỉ USD cho các dự án tương tự trong năm qua.

Trung tâm đám mây của Oracle sẽ hỗ trợ các tổ chức tại Malaysia hiện đại hóa ứng dụng, chuyển đổi công việc lên đám mây và phát triển các giải pháp dựa trên dữ liệu, phân tích và AI.

Dự án này sẽ vượt qua khoản đầu tư 6,2 tỉ USD mà Amazon Web Services (AWS) đã công bố năm ngoái. Ngoài ra, trung tâm sẽ giúp các khách hàng trong nước, bao gồm chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ đám mây nội địa, giảm phụ thuộc vào các trung tâm nước ngoài.

Ông Garrett Ilg, Phó chủ tịch điều hành của Oracle tại Nhật Bản và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Những khách hàng này mong đợi Oracle hỗ trợ quá trình đổi mới, giúp họ nhanh chóng tiêu chuẩn hóa quy trình và kiểm soát chi phí tốt hơn”.

Trung tâm này sẽ là cơ sở thứ ba của Oracle tại Đông Nam Á, sau hai trung tâm hiện có ở Singapore. Oracle hiện có 50 trung tâm đám mây công cộng tại 24 quốc gia, cho thấy công ty đang đẩy mạnh mở rộng quy mô trong lĩnh vực dịch vụ đám mây.

Tháng trước, Oracle đã nâng dự báo doanh thu cho năm tài chính 2026 và dự kiến sẽ đạt mức doanh thu hơn 100 tỉ USD vào năm 2029, nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ đám mây. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng thêm nhiều trung tâm đám mây khác tại khu vực châu Á, từ Nhật Bản đến New Zealand và Ấn Độ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vòng xoay ngành F&B: Trà sữa ‘made in Việt Nam’ đang lên ngôi

Thị trường trà sữa trong nước từng bị các thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc, Singapore thống trị. Tuy nhiên, gió đã đổi chiều với sự lên ngôi của các thương hiệu thuần Việt.

Trà sữa bùng nổ tại Việt Nam từ năm 2014 với sự thống trị của các thương hiệu ngoại, đặc biệt là các thương hiệu trà sữa Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, thị trường sau đó ghi nhận đà chững lại trong năm 2020 kéo dài đến thời điểm sau đại dịch Covid-19. Đến nay, thị trường đồ uống này lại bắt đầu ghi nhận sôi động trở lại với sự ra đời và mở rộng của hàng loạt thương hiệu thuần Việt như Phê La, La Si Mi, La Boong, Ô long đây…

“Chúng tôi bán trà ô long đặc sản Đà Lạt”, Phê La là chuỗi trà sữa, cà phê bắt đầy xây dựng thương hiệu với slogan khẳng giá trị cốt lõi của thương hiệu là trà đặc sản từ các vùng nguyên liệu của Việt Nam đến khách hàng.

Đến thời trà đặc sản “made in Việt Nam”

Năm 2023, bà Nguyễn Hạnh Hoa, Founder chuỗi Phê La cho biết thị trường Việt Nam quen với xu hướng trà sữa Đài Loan với ấn tượng về hương thơm thoảng của trà và đọng lại hậu vị sữa ngậy béo. Để tạo sự khác biệt, Phê La đã chọn cách lan tỏa một định nghĩa và trải nghiệm khác về trà sữa, đặc biệt là trà sữa ô long cũng như đề cao tính đậm vị nguyên bản.

Theo bà Hoa, Phê La sử dụng trà ô long từ trà đặc sản chất lượng cao tại các vùng nguyên liệu Bảo Lộc, Lâm Đồng. Kết hợp với các loại trân châu được làm thủ công có hương vị mới lạ như trân châu trầu không, phong lan, gạo rang…

Nhờ sự đón nhận của khách hàng, từ cửa hàng đầu tiên khai trương vào tháng 3/2021, đến nay, chuỗi Phê La đã có 24 cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, hầu hết đều nằm ở vị trí đắc địa.

Theo số liệu của Vietdata, năm 2023, chuỗi đồ uống này đạt doanh thu gần 300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vài chục tỷ đồng. Chuỗi sau đó được D1 Concept của nữ đại gia Trương nguyễn Thiên Kim rót vốn. Hiện bà Kim đang nắm 51% cổ phần tại thương hiệu này.

Tương tự, La Si Mi – thương hiệu có 32 cửa hàng trên toàn quốc cũng nhấn mạnh truyền thông sản phẩm với slogan “trà ngon đậm vị”.

4 món bán chạy nhất của thương hiệu này đều là các sản phẩm trà ô long từ Bảo Lộc, Lâm Đồng bao gồm trà ô long sữa trân châu, trà ô long sen vàng kem phô mai, trà ô long đào cam sả và trà ô long cam vàng.

Ông Việt Anh cho hay trước kia, hầu hết vùng trà tại Việt Nam vẫn chỉ thu hoạch và xuất khẩu thô, chưa sản xuất được thành phẩm để sử dụng pha trà sữa, nên doanh nghiệp phải nhập khẩu ngược lại nguyên liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện một số vùng trà như tại Đà Lạt đã cập nhật công nghệ sản xuất, cho ra thành phẩm là nguyên liệu chuyên dùng cho pha chế trà sữa, trà hoa quả.

Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn, ít bị phụ thuộc hơn vào các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài.

Đánh vào phân khúc bình dân với sản phẩm giá trong khoảng 20.000-40.000 đồng/ly, La Boong nhanh chóng mở rộng nhờ mô hình tinh gọn, chủ yếu bán mang đi.

Tham gia thị trường từ tháng 7/2023, tới nay chuỗi trà sữa này đã có hơn 100 cửa hàng tại Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc.

Chiếm lại ưu thế trên sân nhà

Ông Trần Xuân Trung, Giám đốc kinh doanh miền Bắc của iPOS.vn cho biết sự phát triển của các thương hiệu trà sữa “made in Việt Nam” thời gian gần đây mang nhiều giá trị và ý nghĩa to lớn cho thị trường trà – cà phê nói riêng và thị trường F&B nói chung.

Cụ thể, sự phát triển này góp phần đa dạng hóa thị trường, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng với các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với khẩu vị và túi tiền. Nhờ vậy, người tiêu dùng Việt Nam không còn phụ thuộc vào các thương hiệu quốc tế mà có thể tự hào sử dụng những sản phẩm từ thương hiệu Việt với chất lượng không thua kém.

Đây đồng thời là minh chứng cho năng lực và tiềm năng của các thương hiệu Việt. Nhờ nỗ lực đổi mới sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu phát triển, các thương hiệu trong nước đã khẳng định khả năng sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ hội thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế cũng từ đó được mở ra, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành F&B Việt Nam.

Ngoài ra, theo ông Trung, sự phát triển của các thương hiệu trà sữa nội đã thúc đẩy thị trường F&B tại Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới sáng tạo, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nhờ nỗ lực đổi mới sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu phát triển, các thương hiệu trong nước đã khẳng định khả năng sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Ông Trần Xuân Trung, Giám đốc kinh doanh miền Bắc iPOS.vn

“Một giá trị nữa mà các thương hiệu trà sữa Việt mang lại, là góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt Nam, hỗ trợ người nông dân. Sử dụng nguyên liệu địa phương, các thương hiệu trà – cà phê made in Việt Nam đã tăng cường tiêu thụ nông sản trong nước, giúp người nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống”, ông Trần Xuân Trung nhấn mạnh.

Nói về tương lai của thị trường trà sữa tại Việt Nam, lãnh đạo iPOS.vn nhận định thị trường sẽ tiếp tục diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt. Điều này dẫn đến việc một số thương hiệu không trụ vững và phải “rời cuộc chơi”. Những thương hiệu thiếu đi sự khác biệt và sáng tạo trong sản phẩm sẽ khó lòng duy trì vị thế.

“Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi trà sữa Việt Nam cần nỗ lực trên nhiều phương diện trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này”, ông Trung khẳng định.

Theo ông, việc nâng cao chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố then chốt. Các thương hiệu trà sữa, đặc biệt là những thương hiệu đã tạo dựng được uy tín, cần tập trung vào việc duy trì chất lượng sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Việc mở rộng hệ thống cửa hàng quá nhanh mà không đảm bảo chất lượng đồ uống có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo cũng đóng vai trò quan trọng. Doanh nghiệp cần tạo dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng, thể hiện bản sắc riêng, chú trọng các yếu tố nhận diện thương hiệu và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Chân dung con gái nhà sáng lập Huawei đang quay lại với tư cách chủ tịch luân phiên của Huawei

Truyền thông địa phương đưa tin bà Mạnh Vãn Châu đã trở lại ghế chủ tịch luân phiên của tập đoàn Huawei. Theo SCMP, đây là lần thứ hai mà con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đảm nhận vai trò quan trọng này.

Bà Mạnh, khi còn là Giám đốc Tài chính Huawei, bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ vào tháng 12/2018. Bà bị quản thúc tại gia gần 3 năm ở Canada, trong thời gian tranh tụng kéo dài nhằm chống lại việc dẫn độ sang Mỹ. Sau đó bà Mạnh đạt thỏa thuận với Mỹ và trở về Trung Quốc vào năm 2021. Vụ án và các cáo buộc khác bị bác bỏ vào tháng 12/2022.

Trong nhiệm kỳ mới nhất với tư cách là chủ tịch luân phiên, bà Mạnh dự kiến ​​sẽ trực tiếp giám sát việc ra mắt dòng flagship đầu tiên chủ lực tiếp theo của Huawei, Mate 70 vào quý 4 năm nay.

Mate 70 được đánh giá là sản phẩm quan trọng của Huawei trong năm nay. Đây cũng là dòng flagship đầu tiên của Huawei được cài đặt sẵn HarmonyOS Next.

Được nhiều người gọi là tuyên bố để chứng tỏ sự độc lập với Android của Google, hệ điều hành này là khởi đầu để Huawei xây dựng hệ sinh thái tự chủ cho các thiết bị thông minh.

Trong thời gian giữ chức chủ tịch luân phiên của tập đoàn Huawei vào tháng 4/2023, bà Mạnh đã giúp Huawei trở lại thị trường smartphone 5G với sản phẩm Mate 60 Pro.

Với vi xử lý cao cấp Kirin 9000S, Mate 60 Pro được người Trung Quốc coi như bước nhảy vọt trong lĩnh vực chế tạo chip bán dẫn nội địa, đã góp phần quan trọng trong đà trở lại của Huawei.

Chiếc điện thoại nhanh chóng trở thành cơn sốt ở đất nước tỷ dân, trở thành cột mốc công nghệ đã lâu mới có sau nhiều lệnh cấm từ phía Mỹ vài năm qua. Giới công nghệ quốc tế cũng bất ngờ, bởi công ty Trung Quốc chịu sự cấm vận của Mỹ, không thể tiếp cận với các kiến trúc xử lý mới và thiết bị quang khắc tinh vi.

Theo số liệu của Counterpoint Research, các lô hàng smartphone của Huawei đã tăng 70% trong quý đầu tiên của năm 2024 nhờ con chip Kirin 9010 được chế tạo trên tiến trình 7 nm N+2 của SMIC, một phiên bản nâng cao hơn của quy trình thông thường.

Tại Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới, thị phần của Huawei (16,1%) cũng đã vượt qua Apple (15,7%) để vươn lên vị trí thứ hai trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Dẫn đầu về thị phần bán điện thoại tại đất nước tỷ dân là Vivo với 17,4%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Doanh thu và lợi nhuận của Heineken Việt Nam vẫn tiếp tục giảm mạnh trong năm 2023

Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của Satra giảm mạnh phần nào cho thấy khó khăn của liên doanh Heineken Việt Nam trong nửa đầu năm nay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2024, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.651 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Dù lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 583 tỷ đồng, Satra vẫn báo lãi ròng 792 tỷ đồng, chủ yếu nhờ nguồn thu từ hoạt động đầu tư. Theo đó, ngoài 362 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết nửa năm nay đã mang về cho Satra khoảng 1.470 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, phần lợi nhuận được chia này đã giảm 28%.

Đà suy giảm khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh, liên kết của Satra phần nào phản ánh hoạt động kinh doanh khó khăn của một số công ty liên doanh, liên kết, đặc biệt là 2 liên doanh Heineken Việt Nam.

Tại báo cáo bán niên 2024, Satra không thuyết minh cụ thể phần lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, trong những năm trước đó, phần lớn nguồn thu này đến từ 2 liên doanh với Tập đoàn Heineken.

Hiện Satra đang có 6 công ty con và 34 công ty liên kết. Trong đó, tổng công ty sở hữu 40% vốn của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam (tên cũ là Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam) và 40% vốn tại Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading). Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Heineken tại Singapore và Australia.

Mỗi năm, Satra đều đặn nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận từ 2 liên doanh này.

Như năm 2023, liên doanh Heineken Việt Nam đã chi tổng cộng 4.000 tỷ đồng cổ tức cho Satra. Tương tự, trong năm 2022, Nhà máy bia Heineken Việt Nam và Heineken Trading cũng chia về cho Satra khoảng 3.600 tỷ đồng.

Thực tế, khoản lợi nhuận được chia này của Satra đã bắt đầu đi lùi từ năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.

Đến năm 2022, việc cả nước gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phong tỏa vì dịch bệnh đã giúp lợi nhuận được chia tăng vọt lên 5.140 tỷ đồng. Song vào năm 2023, tình trạng người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong bối cảnh kinh tế khó khăn một lần nữa khiến phần lợi nhuận được chia này của Satra quay đầu giảm còn 2.733 tỷ đồng.

Thực tế, báo cáo tài chính của Heineken cũng cho thấy lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam đã suy giảm trong giai đoạn gần đây.

Báo cáo tài chính năm 2023 của Heineken cho biết lợi nhuận hoạt động tập đoàn đạt 3,2 tỷ euro (gần 3,5 tỷ USD), giảm gần 25%. Tổng sản lượng bia cả năm 2023 giảm 4,7% xuống 24,2 tỷ lít. Đáng chú ý, thị trường Việt Nam và Nigeria được thống kê chiếm 60% tổng sản lượng suy giảm, tức gần 860.000 triệu lít bia.

Bên cạnh việc rời khỏi thị trường Nga, Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến sản lượng bia cao cấp của Heineken giảm tự nhiên 5,9%. Nếu không tính 2 quốc gia này, sản lượng bia cao cấp của hãng trên toàn thế giới vẫn tăng trưởng 1,1%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ZNews

Lý do đế chế bán lẻ thời trang Nike đang bước vào thời kỳ đen tối nhất

Nike, biểu tượng toàn cầu trong ngành bán lẻ đồ thể thao, đang phải đối diện với một giai đoạn khó khăn chưa từng có khi thực hiện cuộc thay đổi lãnh đạo cấp cao.

Tháng 10 này, Elliott Hill, một cựu nhân viên kỳ cựu của Nike, sẽ tiếp quản vị trí CEO từ John Donahoe, người đã điều hành Nike từ năm 2020. Tuy nhiên, con đường phía trước của Hill không trải đầy hoa hồng.

Với doanh thu sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ, cùng sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, Nike phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.

Đối thủ lên như diều gặp gió

Không lâu sau khi thông báo về việc thay đổi CEO, Nike đã quyết định rút lại dự báo tài chính cho năm 2024 và thông báo hoãn cuộc gặp gỡ nhà đầu tư dự kiến diễn ra vào tháng 11, theo The Guardian.

Đây là một động thái khiến giới đầu tư không khỏi hoang mang, đặc biệt khi tình hình tài chính của Nike trong quý gần đây không mấy khả quan. Doanh thu của hãng trong ba tháng tính đến 31/8/2024 giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 11,59 tỷ USD. Lợi nhuận ròng cũng giảm mạnh 28%, xuống còn 1,05 tỷ USD.

Giới phân tích và các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi những động thái cụ thể từ tân CEO Elliott Hill để phục hồi hoạt động kinh doanh của Nike, đặc biệt khi mối quan hệ của hãng với các nhà bán lẻ lớn tại Mỹ như Foot Locker hay Dick’s Sporting Goods đã bị tổn hại dưới thời Donahoe.

Việc tập trung vào chiến lược bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng (DTC) của Donahoe không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí còn khiến Nike mất đi một phần thị phần vào tay những đối thủ nhanh nhẹn hơn như On, Hoka hay New Balance.

Trong khi Nike đang loay hoay tìm cách tái thiết lập chiến lược kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh lại nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Các thương hiệu như Deckers (sở hữu Hoka), Lululemon, và đặc biệt là On – thương hiệu giày được hậu thuẫn bởi huyền thoại quần vợt Roger Federer, đã tăng cường sự hiện diện trên thị trường, chiếm lĩnh những kệ hàng mà Nike từng chi phối.

Điều này không chỉ là vấn đề về thị phần, mà còn là câu chuyện về hình ảnh thương hiệu. Nike từ lâu đã gắn liền với những sản phẩm thể thao mang tính biểu tượng như Air Force One hay dòng giày bóng rổ Jordan. Tuy nhiên, thị trường hiện đang thay đổi, với sự gia tăng của xu hướng “athleisure” – sự kết hợp giữa thời trang và thể thao, đáp ứng nhu cầu không chỉ về tính năng mà còn cả phong cách.

Sự trỗi dậy của các thương hiệu mới với những thiết kế hiện đại, phù hợp với xu thế thời trang đã khiến Nike gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sức hút.

Theo Japan Times, Nike đang gặp khó khăn trong việc quản lý ba dòng sản phẩm giày dép chủ lực từng giúp công ty đạt doanh thu 50 tỷ USD, nhưng nay đột ngột chững lại.

Doanh số của Nike Dunks, Air Force 1 và Jordan 1 – các dòng sản phẩm thời trang đường phố hàng đầu của Nike, không phải giày chuyên dụng cho thể thao, đã giảm ở mức hai con số trong quý vừa qua, và dự kiến sẽ tiếp tục suy giảm trong suốt năm nay.

Matthew Friend, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Nike, cho biết công ty đang chủ động giảm tỷ trọng doanh thu từ các dòng sản phẩm này để “tạo sự cân bằng tốt hơn”, đồng thời tập trung lại vào các sản phẩm giày thể thao chuyên dụng và trang phục. Ông nhấn mạnh rằng bóng đá, thể hình và chạy bộ là những lĩnh vực tiềm năng tăng trưởng.

Nike đặc biệt bị chỉ trích vì không ưu tiên đủ cho phân khúc giày chạy bộ, một trong những thị trường quan trọng của hãng.

“Chúng tôi thừa nhận rằng đã mất thị phần trong kênh giày chạy bộ chuyên dụng,” Friend nói. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của phân khúc này, ông khẳng định: “Nike là một công ty chạy bộ, Nike là một thương hiệu chạy bộ, và việc giành lại vị thế với những người chạy bộ là vô cùng quan trọng đối với Nike.”

Tác động từ thị trường Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Nike, đang gặp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Hậu quả của đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ và sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản đã khiến chi tiêu tiêu dùng suy yếu đáng kể. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nội địa, khiến Nike mất đi sức mạnh truyền thống tại đây.

Trong khi doanh thu của Nike tại Trung Quốc đã giảm 4% trong quý gần đây, đây vẫn là một trong những khu vực mà hãng đạt được những “thắng lợi ban đầu”, với một số sản phẩm mới như Pegasus 41 và dòng sản phẩm Jordan tiếp tục được ưa chuộng.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang dần trở thành con dao hai lưỡi cho Nike khi sự cạnh tranh với các thương hiệu nội địa gia tăng.

Elliott Hill, một nhân viên kỳ cựu của Nike với hơn 32 năm gắn bó trước khi nghỉ hưu vào năm 2020, được mời trở lại trong thời kỳ khó khăn này. Tuy nhiên, việc đảm nhiệm vị trí CEO của Hill không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ông sẽ phải đối mặt với áp lực từ cả nội bộ lẫn bên ngoài để đưa Nike trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Hill sẽ là tái xây dựng mối quan hệ với các đối tác bán lẻ, điều mà người tiền nhiệm Donahoe đã bỏ qua khi tập trung vào chiến lược DTC. Ngoài ra, ông còn phải thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm mới, điều mà Nike đã chậm trễ trong thời gian qua.

Các giám đốc điều hành của Nike đã tổ chức các buổi gặp gỡ đối tác bán lẻ và giới thiệu với họ những sản phẩm dự kiến ra mắt trong nửa cuối năm 2025, với mục tiêu khôi phục niềm tin. Nike cũng đang đầu tư vào các cửa hàng của đối tác, phát triển các khu vực mới tại Foot Locker và Dick’s Sporting Goods.

Khi còn hai tuần nữa trước khi Elliott Hill chính thức nhận chức CEO và Donahoe không tham gia cuộc họp, Matthew Friend,Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Nike, phát biểu trước các nhà đầu tư và giới phân tích, với một bài diễn văn đầy khí thế như một huấn luyện viên tạm thời trong giờ nghỉ giữa hiệp.

Xen kẽ giữa những lời nhắc nhở nghiêm túc về các thách thức mà Nike đang phải đối mặt từ mọi phía, ông cũng nhấn mạnh về các hoạt động mới như khai trương cửa hàng tại Mexico City, tổ chức tiệc All-Star WNBA và một giải đấu bóng rổ 1 chọi 1 tại Paris.

“Mỗi trở ngại, mỗi thất bại đều là cơ hội để học hỏi, điều chỉnh và cải thiện,” Friend nói. “Đây là tư duy nền tảng của Nike, lấy cảm hứng từ các vận động viên và sự cạnh tranh. Và hôm nay cũng không khác gì”, ông nói thêm.

Sự khủng hoảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với những tác động từ các cuộc đình công ở các cảng lớn của Mỹ, cũng sẽ là một thách thức lớn mà Hill phải đối mặt. Nike đã chi mạnh tay cho chiến dịch quảng cáo xoay quanh Thế vận hội Olympic Paris 2024, với kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích doanh thu toàn cầu. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi khi nhiều sản phẩm của hãng không tạo được sức hút mạnh mẽ như trước đây.

Dù đang đối mặt với hàng loạt thách thức, Nike vẫn là một thương hiệu mạnh với nền tảng vững chắc. Điều mà hãng cần lúc này là một chiến lược mới để thích nghi với bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Hill, với kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về Nike, sẽ là người dẫn dắt hãng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Matthew Friend thừa nhận: “Một sự trở lại ở quy mô này cần có thời gian.” Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, hãng đang nhìn thấy những “thắng lợi ban đầu” từ các môn thể thao chiến lược và quá trình đổi mới sản phẩm đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu lạc quan, dù chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thành Vũ | Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Sàn thương mại điện tử chuyên hàng sỉ 1688 của Trung Quốc hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Việt

Ở màn hình chính, sàn thương mại điện tử (ecommerce) 1688 đề xuất các sản phẩm bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều người dùng cho biết họ gặp khó khi mua hàng do nền tảng này chỉ mới hỗ trợ 1 phần tiếng Việt.

Mới đây, sàn thương mại điện tử 1688 (chuyên buôn hàng sỉ hàng đầu của Trung Quốc và do tập đoàn Alibaba quản lý) – phiên bản trên iOS – đã hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Việt.

Cụ thể, khi truy cập vào ứng dụng 1688, ở phần màn hình đăng nhập thể hiện ngôn ngữ tiếng Việt, bao gồm phần đăng ký tài khoản, điều khoản, xác minh thông tin….Do đó, người dùng dễ dàng truy cập hoặc đăng ký tài khoản cá nhân/bán hàng của mình.

Ở màn hình chính, 1688 đề xuất các sản phẩm bằng tiếng Việt, chẳng hạn: Dép cross, thời trang nữ, mỹ phẩm, dép da, máy tính….

Các danh mục khác như thanh toán, khuyến mãi, sắc đẹp…cũng thể hiện tiếng Việt, giúp người dùng tìm kiếm ngành hàng muốn mua dễ hơn, tương tự như tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều người dùng cho biết gặp khó khi mua hàng do nền tảng này chỉ mới hỗ trợ 1 phần tiếng Việt, còn đến công đoạn chọn sản phẩm, chốt đơn đang hoàn toàn bằng tiếng Trung nên chưa biết cách chốt đơn thế nào và hiện thanh toán chưa hỗ trợ loại tiền VNĐ.

Nếu nền tảng 1688 hỗ trợ toàn bộ bằng tiếng Việt và thanh toán dễ dàng hơn nữa, thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ tiếp tục có sự biến động lớn và cuộc chiến giữa các sàn sẽ càng khốc liệt hơn khi ngày càng có thêm nền tảng tham gia cuộc chơi này.

Trước đó, người dùng Indonesia sắp tới có thể mua hàng trên YouTube thông qua các đường link Shopee gắn kèm. YouTube Shopping đã hoạt động tại Hàn Quốc, Mỹ và có kế hoạch mở rộng sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tính năng này hoạt động tương tự hình thức gắn giỏ hàng của TikTok Shop nhưng chỉ chấp nhận sản phẩm từ sàn Shopee.

Tính đến nay, tại Việt Nam đang có 4 sàn thương mại điện tử lớn, gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki.

Báo cáo của Công ty Phân tích tư vấn và phát triển kênh TMĐT YouNet ECI cho thấy trong quý II/2024, Shopee giữ ngôi vương khi chiếm tới 71,4% thị phần, xếp sau là TikTok Shop chiếm 22% thị phần. Phần ít ỏi còn lại thuộc về Lazada và Tiki.

Tính chung, Shopee và TikTok Shop nắm 93,4% thị phần trong quý II/2024, tăng so với mức 91,25% hồi quý I. Hiện tại, cuộc đua song mã trên thị trường chỉ dành cho TikTok Shop và Shopee.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo NLD

Katinat bán gần 900.000 ly nước chỉ trong hơn 2 tuần

Trong giai đoạn miền Bắc đang trải qua siêu bão Yagi và lũ lụt, sạt lở sau bão, Katinat từng tuyên bố trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống từ 12/9 đến hết 30/9 để đồng hành cùng miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.

Đến chiều 1/10, Katinat công bố trong thời gian nói trên, 83 cửa hàng của thương hiệu đã bán được 888.696 ly nước, theo số liệu đã được kiểm toán bởi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ernst & Young Việt Nam (Big Four ngành kiểm toán).

“Theo cam kết ban đầu, số tiền trích hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ tương ứng là 888,696 triệu đồng, gần bằng 1 tỷ đồng Katinat đã đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương ngày 12/9″, thương hiệu cho biết.

Ngoài ra, Katinat cho biết đã tiếp tục trích thêm 515 triệu đồng từ quỹ thiện nguyện nội bộ để phối hợp cùng Hội đồng Đội Trung ương thực hiện 2 dự án khắc phục hậu quả sau thiên tai ở Lạng Sơn và Lào Cai.

Các hoạt động cộng đồng mà Katinat đã, đang và sẽ thực hiện đều với mong muốn lan toả thông điệp nhiều hành động nhỏ góp thành ý nghĩa to, ai cũng có thể chung tay làm việc tốt. Việc thông báo về các hoạt động này nhằm thể hiện sự mong muốn góp một phần nhỏ chung tay thực hiện các trách nhiệm xã hội của Katinat, hoàn toàn không có hàm ý nào khác“, thương hiệu nêu rõ.

Thực tế, khi bài viết đầu tiên về chương trình này được đăng tải trên mạng xã hội vào ngày 11/9, Katinat đã nhận về nhiều phản ứng trái chiều, cho rằng thương hiệu đang lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân miền Bắc đề kích cầu hoạt động kinh doanh. Thời điểm “chốt sổ” là ngày 30/9 cũng không phù hợp vì việc cứu trợ người dân vùng bão, lũ là khẩn cấp.

20 tiếng sau bài đăng đầu tiên, đến khoảng 16h ngày 12/9, Katinat thông báo đã chuyển 1 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương. Đơn vị đồng thời gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi thông qua cách truyền thông có những hiểu lầm dẫn đến những ý kiến trái chiều.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

5 bài học của các triệu phú tự thân về con đường thành công

Kênh truyền hình tài chính CNBC (Mỹ) vừa giới thiệu câu chuyện của 5 triệu phú tự thân và những bài học họ đã rút ra trong hành trình xây dựng sự giàu có.

Đặt bản thân lên hàng đầu

Bài học của triệu phú Jasmine McCall là hãy đặt bản thân lên hàng đầu và trở thành bà chủ của chính mình.

Jasmine là người sáng lập công ty tài chính PayBump ở bang Nam Carolina. Cô kiếm được 143.000 USD thu nhập thụ động mỗi tháng qua việc bán sản phẩm kỹ thuật số và doanh thu quảng cáo trên YouTube.

Trước khi tập trung kinh doanh, Jasmine là nhà tuyển dụng cho Amazon. Dù mức lương cao nhưng cô không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đặc biệt khi có con nhỏ.

Giờ đây, thu nhập thụ động hàng tháng của Jasmine không chỉ cao hơn mức lương hàng năm ở Amazon mà cô chỉ làm việc 10 tiếng mỗi tuần. “Hiện tôi dành thời gian rảnh tập luyện thể thao, chăm sóc chồng con”, Jasmine nói.

Đừng cố gắng làm nhiều việc cùng lúc

Chuyên gia tư vấn tài chính Bernadette Joy đã trả hết khoản nợ 300.000 USD trong ba năm. Chìa khóa thành công của cô là tập trung hoàn toàn vào trả nợ. Nữ triệu phú này khuyến khích người khác cũng làm như vậy – trả hết nợ trước khi bắt đầu đầu tư.

“Con người rất tệ trong việc đa nhiệm. Cố gắng làm nhiều việc cùng lúc không tốt cho chúng ta”, Bernadette Joy nói.

Việc đa nhiệm dù có ưu khuyết điểm nhưng theo Bernadette, thành công sẽ đến dễ dàng hơn nếu làm từng việc một lúc. “Tôi muốn khuyên bạn là hãy tập trung vào một việc và làm nó thật tốt”, chuyên gia tiền tệ nói.

Tin tưởng vào bản thân

Rachel Rodgers sở hữu công ty Hello Seven từng thu về 10 triệu USD một năm. Dù vậy trước kia nữ triệu phú cho rằng bản thân không giỏi việc sắp xếp tiền bạc.

Rachel cho biết chìa khóa dẫn đến thành công bắt đầu từ việc thay đổi suy nghĩ cũng như tin tưởng vào khả năng học hỏi và phát triển bản thân.

“Việc đánh giá bản thân kém cỏi không giúp thoát khỏi nợ nần, tăng khối sản ròng hoặc bất kỳ mục tiêu tài chính nào khác mà còn khiến bạn chùn bước”, Rachel nói.

Tập trung tăng trưởng

Từng là nhà giao dịch Phố Wall và trở thành triệu phú ở tuổi 27, Vivan Tu hiểu rõ giá trị của việc đầu tư. Rất nhiều người muốn trở thành triệu phú hoặc trở nên giàu có hơn trước khi nghỉ hưu, nhưng Tu cho rằng ý tưởng tiết kiệm để nghỉ hưu là sai lầm.

“Đừng tiết kiệm để nghỉ hưu, thay vào đó đầu tư để nghỉ hưu”. Vivan Tu nói.

Nữ triệu phú tự thân cũng chỉ ra thói quen tiền bạc mà người giàu tuân thủ. “Thay vì mua Lamborghini đắt tiền, người giàu dùng số tiền đó mua một căn hộ thông tầng rồi cho thuê”, Vivan nói. Cô cho rằng người giàu không quan tâm những gì người khác nghĩ về mình mà chỉ quan tâm kiếm được bao tiền từ đối phương.

Chấp nhận những thay đổi

Matt Higgins là triệu phú tự thân, đồng sáng lập và CEO công ty đầu tư tư nhân RSE Ventures. Matt từng bỏ học và sống trong cảnh nghèo khó.

Người đàn ông này không tin vào khái niệm “kiên trì mù quáng”, rằng nếu làm việc chăm chỉ và chơi đúng luật, bạn sẽ thành công. Theo Matt, mỗi người cần chấp nhận thực tế “Kế hoạch đầu tiên có thể không phải là kế hoạch tốt nhất”.

Một khi sai lầm xảy ra, bạn phải tìm phương án tốt hơn hoàn thành mục tiêu. Vị triệu phú nhấn mạnh, mặc dù không phải mọi thay đổi đều tích cực nhưng tìm được sự thoải mái với sự thay đổi là điều nên làm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Lý do iPhone 16 không bán chạy bằng iPhone 15

Doanh số iPhone 16 ba ngày đầu được ước tính không bằng iPhone 15 cùng kỳ năm ngoái, do thiếu đột phá về thiết kế, trong khi Apple Intelligence chưa có mặt.

Trên blog cá nhân, Ming-Chi Kuo, nhà phân tích của TF International Securities và từng đưa ra nhiều dự đoán chính xác về sản phẩm Apple, cho biết khoảng 37 triệu iPhone 16 được tiêu thụ trong ba ngày đầu mở bán, giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, nhu cầu đối với dòng Pro – phân khúc chủ chốt và mang lại doanh thu lớn nhất trong mỗi đợt ra iPhone mới – giảm mạnh. Ông Kuo ước tính Apple bán được 9,8 triệu iPhone 16 Pro và 17,1 triệu 16 Pro Max, giảm lần lượt 27% và 16% so với thế hệ trước. Ngược lại, doanh số iPhone 16 và 16 Plus tăng nhẹ.

Một số nhà phân tích nổi tiếng khác cũng đưa ra nhận định tương tự. Dan Ives của Wedbush tính toán doanh số iPhone 16 khoảng 40 triệu chiếc, chỉ hơn một chút so với Kuo. Angelo Zino, nhà phân tích công nghệ của CFRA Research, không cung cấp con số cụ thể nhưng cho biết “có sự sụt giảm so với năm trước”, dù số lượng iPhone 16 bản tiêu chuẩn tăng.

Theo CNN, những năm gần đây, iPhone chưa có cải tiến đủ lớn để thuyết phục người tiêu dùng nâng cấp, từ sau khi thêm kết nối 5G trên iPhone 12. Trong khi đó, yếu tố thúc đẩy doanh số năm nay nằm ở bộ tính năng Apple Intelligence, nhưng phải đến tháng 10 mới được triển khai.

Giới phân tích đánh giá nhu cầu với iPhone 16 và 16 Plus tăng do có nhiều cải tiến về chip, camera và nút chụp ảnh mới. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm giá bán trung bình và tổng doanh thu của iPhone. “Vấn đề là các mẫu iPhone cơ bản giờ đã quá tốt. Doanh số đang nghiêng về phiên bản iPhone 16 giá thấp, khi chúng có nhiều nâng cấp lớn về camera và bộ xử lý”, ông Zino viết trên blog

Theo ông Kuo, việc iPhone 16 Pro và 16 Pro Max sớm hết hàng kéo doanh số thiết bị chững lại. Quan trọng hơn, Apple Intelligence chưa có sẵn trên các thiết bị khiến người dùng chưa mặn mà nâng cấp.

Trong khi đó, ông Ives dự đoán doanh số iPhone 16 sẽ tăng mạnh cuối năm nay, khi nguồn cung ổn định hơn, Apple Intelligence có mặt trên sản phẩm, cũng như nhu cầu người dùng tăng cao trong đợt nghỉ lễ. “Siêu chu kỳ mua iPhone 16 sẽ bắt đầu vào dịp cuối năm”, Ives cho biết trên CNN.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Elon Musk mua Twitter (X) với giá 44 tỷ nay chỉ còn gần 10 tỷ

Trong năm 2023, X thu về 2,5 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo – chỉ bằng một nửa so với năm 2022. Trụ sở chính của X tại San Francisco cũng đã đóng cửa và chuyển đến Texas.

Hiện tại, giá trị của nền tảng mạng xã hội X đã giảm hơn 78% – còn khoảng 9,4 tỷ USD. Đáng chú ý, hồi tháng 10/2022, Elon Musk đã phải chi tới 44 tỷ USD để mua mạng xã hội này.

Theo số liệu từ quỹ quản lý tài sản có cổ phần trong công ty của Elon Musk – Fidelity, X đang tiếp tục sụt giảm giá trị sau gần 2 năm. Quỹ đánh giá giá trị mạng xã hội này dựa trên cổ phần đã đầu tư.

Cụ thể, khi Elon Musk mua Twitter, Fidelity đã đầu tư khoảng 19,66 triệu USD. Đến cuối tháng 7, giá trị cổ phần này còn 5,5 triệu USD. Dựa trên tỷ lệ đó, số tiền 44 tỷ USD mà Musk đã bỏ ra hiện còn 9,4 tỷ USD. X không phải là công ty giao dịch công khai, vì vậy, số liệu từ Fidelity giúp ước tính giá trị của mạng xã hội này.

Trong năm 2023, X thu về 2,5 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo – chỉ bằng một nửa so với năm 2022. Trụ sở chính của X tại San Francisco cũng đã đóng cửa và chuyển đến Texas. Những nhân viên còn lại phải chuyển đến văn phòng bé hơn.

Hơn nữa, các nhà quảng cáo cũng đang tiếp tục rời bỏ X. Kantar – một công ty nghiên cứu thị trường đã khảo sát 1.000 lãnh đạo và 18.000 người tiêu dùng tại hơn 20 quốc gia. Theo đó, 26% doanh nghiệp có kế hoạch giảm chi phí quảng cáo trên X năm tới. Nguyên là do lo ngại nội dung cực đoan ảnh hưởng danh tiếng thương hiệu. Kantar cho biết đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nền tảng quảng cáo lớn toàn cầu.

Trước đó, Fidelity cũng thường xuyên định giá X với chiều hướng giảm giá trị. Tháng 5/2023, hơn nửa năm sau khi Elon Musk tiếp quản X, quỹ này định giá mạng xã hội khoảng 15 tỷ USD. Đầu năm 2024, con số này chỉ còn 12 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google xây trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD ở Thái Lan

Google sẽ xây trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Thái Lan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ đám mây, AI trong khu vực.

Ngày 30/9, Google thông báo sẽ đầu tư 36 tỷ baht, tương đương một tỷ USD, vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu, dự kiến đặt tại một khu công nghiệp ở tỉnh Chonburi.

Trong bài đăng trên blog, Jackie Wang, Giám đốc quốc gia của Google Thái Lan, cho biết cơ sở hạ tầng này nhằm “hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng đối với các cải tiến của Google Cloud và AI, cũng như các dịch vụ phổ biến như Google Search, Maps và Workspace” tại nước này.

Ngoài ra, với số tiền đầu tư lớn, trung tâm dữ liệu được cho là sẽ “mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, nhà giáo dục và tất cả người dân Thái Lan”. Dẫn nghiên cứu của Deloitte, Google cho biết dự án có thể tạo ra trung bình 14.000 việc làm mỗi năm tại đây cho đến 2029.

Thái Lan có nền kinh tế số đứng thứ hai tại Đông Nam Á, sau Indonesia và trên Việt Nam, theo báo cáo năm 2023 của Google and Temasek. Reuters dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết khoản đầu tư này “hoàn toàn phù hợp” với chính sách về Đám mây của của quốc gia này. Trước đó, tháng 11/2023, Thái Lan và Google ký thỏa thuận tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và thúc đẩy việc áp dụng AI có trách nhiệm. Vào tháng 5, nước này cũng được Microsoft đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên.

Theo CNBC, Google đang đẩy mạnh sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á, nơi có nền kinh tế số trị giá 218 tỷ USD. Việc này diễn ra trong bối cảnh hãng dịch vụ tìm kiếm đang chịu áp lực cạnh tranh trong cả lĩnh vực AI và điện toán đám mây. Vào tháng 5, hãng cũng đầu tư trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD tại Malaysia.

Hồi tháng 8, Reuters dẫn lời một số nguồn tin cho biết Google cũng đang trong quá trình thảo luận về việc xây trung tâm dữ liệu hyperscale tại Việt Nam, nhưng chưa rõ kết quả của quá trình này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Việt chi hơn 1.1 nghìn tỷ đồng mua iPhone 16 ngày đầu tiên

Số iPhone 16 chính hãng bán tại Việt Nam riêng ngày 27/9 đạt 37.000 chiếc, phần lớn là dòng Pro giúp doanh thu vượt nghìn tỷ.

Nhận nhiều ý kiến trái chiều về các nâng cấp nhưng iPhone 16 vẫn đem đến doanh thu khổng lồ cho các hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt Nam.

Dựa theo số lượng máy kích hoạt (active), đại diện một đơn vị nhập khẩu ước tính có ít nhất 37.000 chiếc iPhone 16 đã tới tay người dùng chỉ trong ngày đầu mở bán, đa số là iPhone 16 Pro Max và iPhone 16 Pro, với tổng doanh thu trên 1,1 nghìn tỷ đồng.

Đại diện FPT Shop cho biết đã giao 10.000 máy trong ngày đầu, doanh thu 300 tỷ đồng. Mục tiêu của hệ thống là trả 20.000 máy đến khách hàng ngay trong tháng 9.

Đơn vị được đánh giá bán tốt nhất thị trường là Top Zone (Thế Giới Di Động) kích hoạt 3.000 máy ngay trong đêm mở bán và dự kiến trong tháng 9 giao 30.000 máy. Hệ thống chưa cung cấp số liệu của riêng ngày 27/9 nhưng ước tính trên 10.000 chiếc.

Các đại lý bán lẻ lớn khác như CellphoneS, Viettel Store, ShopDunk, Hoàng Hà Mobile xác nhận mức doanh số khả quan, từ 2.000 đến 7.000 máy trong ngày đầu.

Năm nay, tất cả hệ thống lớn đều mở bán iPhone 16 từ nửa đêm. Những người đặt trước sẽ được cửa hàng gọi điện thông báo và đăng ký nhận máy từ 0h ngày 27/9 nếu có nhu cầu. Ngay trong đêm, các hệ thống giao tổng cộng 10.000 máy tới tay người dùng.

Đại diện một đơn vị phân phối cho biết lượng hàng iPhone 16 được phân bổ cho thị trường Việt Nam đợt đầu tiên gần tương tự năm ngoái, tức khoảng 55.000-60.000 máy. Tính tới cuối tháng 10, tổng lượng máy có thể đạt 120.000 chiếc.

Trong đợt đầu, iPhone 16 Pro và 16 Pro Max chiếm tỷ trọng đặt hàng lớn nhất, đặc biệt là phiên bản titan sa mạc. Tỷ lệ mia dòng Pro tại các hệ thống thực tế tùy thuộc vào lượng máy được Apple phân bổ, nhưng đều ở mức cao, từ 60% đến 85%. Người dùng hiện có thể phải chi thêm 3-4 triệu đồng để sở hữu sớm bản màu vàng sa mạc trong khi các lựa chọn khác như đen, titan tự nhiên vẫn còn.

Năm nay, việc thay đổi kích cỡ màn hình, cũng như nâng cấp về cấu hình của iPhone 16 Pro được cho là đã tác động đáng kể đến lựa chọn của người dùng. Thay vì mua 16 Pro Max, nhiều người chuyển sang 16 Pro vì kích thước 6,3 inch không quá lớn, trong khi chip, camera tương tự bản Pro Max.

CellphoneS xác nhận lượng đặt bản 16 Pro Max tại hệ thống giảm từ 70% xuống 60%, nhường chỗ cho 16 Pro, trong khi bản tiêu chuẩn iPhone 16 và 16 Plus chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong đợt đầu.

Các hệ thống chung nhận định thị hiếu người Việt với iPhone không thay đổi khi luôn ưa chuộng model đắt tiền hơn. Hai mẫu iPhone 16 và 16 Plus cơ bản được giới chuyên gia đánh giá cao với nhiều nâng cấp hấp dẫn nhưng chưa tăng trưởng như kỳ vọng.

Tại Việt Nam, iPhone 16 có giá khởi điểm 23 triệu cho dung lượng 128 GB, còn 16 Pro Max từ 35 triệu cho bộ nhớ 256 GB, cao nhất 47 triệu đồng cho bản 1 TB.

Bộ bốn iPhone 16 được Apple công bố ngày 9/9. Trong đó, iPhone 16 và 16 Plus thay đổi thiết kế camera, trang bị nút Action thay cho phím gạt chế độ âm lượng, camera chính nâng lên 48 megapixel. Hai mẫu Pro có màn hình lớn hơn trước 0,2 inch, camera góc siêu rộng nâng độ phân giải lên 48 megapixel. Cả bốn đều có nút chụp mới. Apple trang bị chip A18 cho iPhone 16 tiêu chuẩn và A18 Pro cho iPhone 16 dòng Pro.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO Vua Nệm: Chúng tôi đã tìm được công thức ‘cứ mở là có lãi’

Lỗ gần 13 tỷ trong 6 tháng đầu năm nhưng chuỗi bán nệm lớn nhất cả nước lên kế hoạch lãi năm nay vì tin rằng đã tìm được công thức ‘cứ mở cửa hàng là có lời’.

Công ty cổ phần Vua Nệm – đơn vị đứng sau chuỗi bán lẻ cùng tên với 130 cửa hàng – tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 12,9 tỷ đồng nửa đầu năm. Từ khi công bố thông tin năm 2017, doanh nghiệp này nhiều lần báo lỗ hàng chục tỷ đồng.

Cuộc trao đổi với CEO Nguyễn Thị Thanh Huyền về nguyên nhân thua lỗ và những biến chuyển mới của chuỗi bán nệm lớn nhất cả nước.

 Vì sao Vua Nệm thua lỗ thời gian dài?

– Đầu tiên, tôi muốn làm rõ rằng công ty có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn hình thành và phát triển doanh nghiệp. Khi Mekong Capital bắt đầu rót vốn vào Vua Nệm năm 2017, công ty bước vào giai đoạn đầu tiên là dồn lực đầu tư hệ thống để tận dụng vị thế dẫn đầu trên thị trường. Chúng tôi mở mới cửa hàng liên tục để trở thành chuỗi đứng đầu ngành nệm, có thời điểm lên tới 160 điểm bán.

Đến khi có vị thế nhất định, công ty chuyển sang giai đoạn tối ưu trong vòng hơn một năm trở lại đây, tập trung tiết giảm chi phí nhằm đem lại lợi nhuận. Việc Vua Nệm lỗ thời gian qua nằm trong kế hoạch và tầm kiểm soát của ban lãnh đạo. Công ty dự kiến có lãi trong cả năm 2024.

 Mẫu số chung của nhiều chuỗi bán lẻ là dễ rơi vào tình trạng “càng mở rộng càng thua lỗ”. Vậy với Vua Nệm thì sao?

– Tập trung mở mới nhiều cửa hàng ban đầu rồi tối ưu sau đó là chiến lược chung của các doanh nghiệp bán lẻ trên cả thế giới, không chỉ mỗi Vua Nệm. Do đó, thua lỗ thời gian đầu là việc khó tránh, quan trọng làm sao tìm ra hướng đi hiệu quả.

Quá trình mở mới ồ ạt thời gian qua của chúng tôi cũng gây thua lỗ nhưng giúp công ty giữ được vị thế lớn nhất trên thị trường. Qua đó, công ty đã rút ra nhiều kinh nghiệm về xây dựng chiến lược trên con đường tiếp theo như mở mới nhưng phải hiệu quả, tối ưu quy trình và chi phí vận hành.

Hiện Vua Nệm đã có được bộ tiêu chí mở mới cửa hàng đạt hiệu quả cao. 7 tháng đầu năm, chúng tôi mở 6 cửa hàng và toàn bộ đều có lãi ở cấp cửa hàng, cao hơn hẳn tỷ lệ 57% điểm bán có lãi của năm ngoái. Trong khi đó, mức độ đầu tư của 6 cửa hàng này thấp hơn 70% so với năm 2022.

Công ty cũng theo đuổi chiến lược địa phương hóa khi mở mới cửa hàng. Trước đây, chúng tôi chỉ có một mô hình chung để nhân rộng nhưng từ năm nay chia thành ba loại cửa hàng khác nhau với cơ cấu danh mục hàng hóa phù hợp quy mô dân số, thị hiếu và thu nhập ở từng khu vực. Bên cạnh đó, tối ưu kho vận cũng là chiến lược quan trọng. Công ty kiểm soát chi phí này ở mức 3,3% doanh thu, tính đến hết tháng 7 năm nay.

Chúng tôi cũng tập trung phát triển chất lượng nhân sự. Thành quả là sau khi giảm quy mô nhân viên từ 883 người về khoảng 552 người, doanh số một cửa hàng mỗi ngày tăng 6% so với cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) của công ty đạt 7,8% so với mức 1,4% của cả năm ngoái. Khoảng 91,5% trong số 130 cửa hàng đạt EBITDA dương, cao hơn 20% so với tỷ lệ cùng kỳ 2023. Dự kiến đến hết năm, 100% cửa hàng đạt EBITDA dương.

Các chuỗi bán lẻ thường rơi vào “bẫy” lãi nhỏ giọt sau khi hòa vốn. Bà nghĩ gì về điều này?

– Đúng là nhiều doanh nghiệp bán lẻ khi hòa vốn rồi, sẽ dễ vướng “bẫy” lãi nhỏ giọt và Vua Nệm không hề muốn như thế. Công ty sẽ kiên định với việc duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận liên tục đến năm 2027.

Trước mắt trong năm nay, mục tiêu số một của chúng tôi là có lãi nhưng con số có thể vẫn chưa cao với tăng trưởng biên lợi nhuận ròng ở mức khiêm tốn dự kiến 0,3% vào năm 2024. Sang năm 2025, con số này sẽ là 2,5% và tiếp tục tăng lên hơn 5% vào năm 2027

Ngoài việc mở rộng quy mô một cách có kiểm soát, công ty sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bằng việc đảm bảo trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm. Đây là những điều mà chúng tôi sẽ theo đuổi xuyên suốt và tự cho là “xương sống” của doanh nghiệp để giữ vị thế trên thị trường.

– Những kế hoạch lớn như mở 500 cửa hàng, tiến ra thị trường các nước lân cận vẫn tiếp tục được Vua Nệm theo đuổi hay có sự điều chỉnh?

– Trước đây, chúng tôi muốn mở rộng nhiều và tiến ra cả khu vực. Tuy nhiên sau quá trình hoạt động, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, công ty đã nắm bắt được “luật chơi” của ngành hàng và thị trường này, từ đó điều chỉnh chiến lược.

Vua Nệm khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và giữ vị thế đứng đầu thị trường trong nước nhưng các cửa hàng mở mới sẽ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi tiếp tục huy động vốn để thực hiện kế hoạch này nhưng chắc chắn sẽ không mở mới nhanh chóng và thiếu kiểm soát như trước đây.

Công ty chọn cách tìm ra các định tuyến để mở mới một cách thận trọng. Hai năm tới, mạng lưới điểm bán sẽ tập trung ở các thành phố lớn. Ưu tiên của chúng tôi là các tuyến phố lớn, tìm mặt bằng xung quanh các khu vực có các đối thủ vì đó là những nơi có nhu cầu tìm kiếm nội thất hay nệm lớn.

Về phân khúc khách hàng, trước đây công ty thường tập trung vào nhóm trung và cao cấp, tức những người có thu nhập cao. Tuy nhiên điều này khiến công ty khó mở rộng tệp khách hàng. Do đó, Vua Nệm đã tiến hành đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phân khúc giá, giúp tiếp cận tới tệp khách hàng trung thấp và thấp dễ dàng hơn.

Việc mở rộng phân khúc không chỉ để thích nghi với điều kiện kinh tế và thu nhập người dân giảm đi, đó còn là chiến lược quan trọng của công ty. Vua Nệm không co gọn mình vào bất kỳ phân khúc nào mà luôn muốn tiếp cận nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng điều này dù diễn ra trong giai đoạn kinh tế khó khăn hay ổn định, cũng tốt cho doanh nghiệp.

Số liệu của Vua Nệm chỉ ra, khách hàng trẻ mua sắm trên sàn thương mại điện tử có xu hướng mua các sản phẩm giá thấp nhưng ở những lần mua sắm sau, họ sẽ mua với giá trị đơn hàng rất cao. Điều đó cho thấy việc mở rộng phân khúc khách hàng thấp hơn là để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, biến họ thành nhóm khách hàng trung thành.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Xu hướng tuyển dụng CEO, CMO, CFO… part-time

Nhiều công ty vừa và nhỏ đang ưu tiên tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao bán thời gian để giảm áp lực chi phí.

Thị trường lao động đang chứng kiến sự phát triển của xu hướng tuyển dụng chuyên gia cấp cao làm việc cho nhiều công ty cùng lúc. Nhóm này có thể ký hợp đồng bán thời gian hoặc làm việc theo dự án.

Không chỉ dừng lại ở vị trí giám đốc marketing (CMO), xu hướng này mở rộng ra nhiều vị trí cấp cao khác như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc công nghệ thông tin (CIO), giám đốc tài chính (CFO) và trưởng bộ phận.

Cách thức làm việc này đang mở ra cơ hội cho các chuyên gia cấp cao. Phía các công ty cũng có thể tiếp cận người có chuyên môn cao mà không cần ràng buộc lâu dài.

Thị trường giám đốc bán thời gian đang phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn. Các công ty tư vấn, đại lý tuyển dụng đã xuất hiện để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn ứng viên phù hợp.

Kaveh Vahdat, nhà sáng lập RiseOpp, đơn vị cung cấp các Giám đốc Marketing bán thời gian có trụ sở tại Mỹ, cho biết nhiều công ty, đặc biệt là doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 triệu USD, có xu hướng tuyển dụng lãnh đạo bán thời gian.

Chris Ross, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Gartner cũng cho rằng nhiều công ty rất cần nhân lực có chuyên môn cao nhưng vì nhiều lý do chưa thể chiêu mộ nhân viên toàn thời gian.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường việc làm biến động và sự phát triển của AI, người lao động ngày càng khó tìm kiếm sự ổn định. Nền kinh tế theo yêu cầu cũng thay đổi tư duy về công việc và xu hướng tuyển dụng giám đốc bán thời gian là một hệ quả tất yếu.

Christina Garnett, từng lãnh đạo bộ phận chăm sóc khách hàng tại công ty tiếp thị phần mềm HubSpot (Mỹ), đã trở thành giám đốc chăm sóc khách hàng bán thời gian cho một nền tảng video đầu năm 2024.

“Công việc bán thời gian giúp tôi có thể vừa làm mẹ và vừa có cơ hội xây dựng sự nghiệp”, cô nói.

Tim Peters, chuyên gia 25 năm kinh nghiệm ở cả vị trí toàn thời gian và bán thời gian tại Mỹ, nói làm part-time tại các công ty cho bản thân nhiều trải nghiệm thú vị. Một trong số đó là cơ hội được tham gia nhiều dự án mới.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy sự bùng nổ đối với các vai trò quản lý kinh doanh bán thời gian, tăng 18% từ năm 2021 đến 2022, còn so với năm 2020 là tăng 57%. Xu hướng này ngày càng rõ nét hơn trong báo cáo của Catalant, chỉ ra các vị trí tài chính, đặc biệt là CFO, đang chiếm hơn 30% tổng số vị trí bán thời gian.

Mức lương hấp dẫn là một trong những yếu tố thu hút các chuyên gia. Các giám đốc bán thời gian có thể nhận mức lương gấp 1,5-2 lần so với công việc toàn thời gian. Tuy nhiên những lao động này phải đánh đổi về phúc lợi và sự ổn định.

Mặc dù thị trường giám đốc bán thời gian đang phát triển mạnh nhưng việc tìm kiếm ứng viên phù hợp vẫn là thách thức lớn. Một trong số đó là sự thiếu tiêu chuẩn hóa về vai trò và chức năng của các vị trí này.

Adam Brotman, CEO của phòng thí nghiệm Al Forum3, đã có những trải nghiệm về những khó khăn khi giúp các doanh nghiệp tìm kiếm giám đốc bán thời gian. Ông nhận thấy các công ty không chỉ cần chuyên gia tư vấn giỏi mà còn đòi hỏi đối phương phải đủ thông minh để cá nhân hóa lời khuyên cho từng doanh nghiệp cụ thể.

“Họ không chỉ đơn thuần áp đặt chiến lược mà còn tạo điều kiện thuận lợi cải thiện hiệu suất làm việc”, Brotman chia sẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Hàng loạt nền tảng thương mại điện tử như Shopee hay Lazada tăng phí người bán

Sau quá trình ưu đãi để thu hút người dùng, các nền tảng Shopee, Lazada, TikTok Shop bắt đầu tăng phí để bù lỗ.

Phí hoa hồng tăng, thương nhân than vãn

Các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á như Shopee, Lazada, TikTok Shop đang yêu cầu người bán hàng phải trả phí cao hơn do đối mặt với áp lực tăng lợi nhuận trong môi trường ngày càng cạnh tranh.

Tăng phí hoa hồng đối với các thương nhân là trọng tâm chính để tăng doanh thu tại các nền tảng khu vực như Shopee và Lazada, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng doanh số chậm lại sau dịch bệnh, khi người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Vào ngày 16/9, Tokopedia của Indonesia đã tăng phí hoa hồng cho đơn vị bán hàng lên tới 10% giá bán, tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và loại người bán, tăng so với mức tối đa trước đó là 6,5%.

Cũng trong tháng này, Shopee thuộc Sea của Singapore đã tăng phí hoa hồng cho một số người bán tại Indonesia lên mức từ 4,25% đến 8%, tăng so với mức trước đó là 3,5% đến 6,5%, theo HSBC Global Research.

Tokopedia và Sea không giải thích chi tiết về quyết định của mình.

“Các thương nhân sẽ không vui khi thấy biên lợi nhuận của họ giảm bớt, nhưng có thể không có lựa chọn nào khác”, Kai Wang, nhà phân tích cấp cao tại Morningstar, cho biết.

Trong những tháng gần đây, các nền tảng đã liên tục điều chỉnh cấu trúc phí. Khi Shopee tăng phí hoa hồng tại Malaysia vào tháng 7, Lazada cùng dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop cũng nhanh chóng làm theo.

Nhưng động thái trên đã thúc đẩy một số người bán tìm kiếm các giải pháp thay thế. Một thương nhân người Malaysia bán hạt rang trên Shopee và Lazada trong hai năm và một năm trên TikTok Shop cho biết anh đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng trực tuyến của mình ba tháng trước, với lý do phí cao hơn và khung thời gian giao hàng nghiêm ngặt hơn.

Người này cảm thấy “kiệt sức” do biên lợi nhuận giảm và chi phí vốn cao hơn. Anh hiện đang có kế hoạch mở cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Tại Singapore, một người bán quần áo 35 tuổi trên TikTok Shop cho biết anh sẽ tiếp tục ở lại nền tảng này vì “có thể tốn kém ” và “mất nhiều thời gian” hơn để thiết lập kênh riêng, xử lý tiếp thị và giao sản phẩm. “Đó là cái giá chúng tôi phải trả nếu muốn được biết đến”, anh nói.

Có ảnh hưởng nhiều?

Bất chấp một số người bán bất mãn, các nhà phân tích hy vọng mức phí tăng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chung.

Jianggan Li, CEO của công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Chúng ta có thể thấy các nền tảng thay đổi chiến thuật trong bối cảnh cạnh tranh thay đổi, nhưng trong ngắn hạn, việc tăng hoa hồng sẽ không ảnh hưởng đến các giao dịch hoặc sự sống còn của các thương nhân trên nền tảng”.

Kể từ những năm 2010, các công ty như Tokopedia, Lazada và Shopee đã cạnh tranh bằng các mức chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn và phí hoa hồng thấp để giành được sức hút trên thị trường đông đúc, nhanh chóng trở thành những công ty thống trị trong khu vực.

Sự thay đổi do dịch bệnh hai năm trước cùng với môi trường lãi suất cao hơn buộc các nhà điều hành phải nhanh chóng cắt giảm chi tiêu cũng như số lượng nhân viên. Điều này là để cải thiện lợi nhuận ròng trong thời điểm các nhà đầu tư bắt đầu tránh xa các công ty công nghệ đốt tiền sau nhiều năm mà vẫn thua lỗ.

Sự cạnh tranh cũng gia tăng khi vào năm 2021, TikTok ra mắt dịch vụ thương mại điện tử riêng tại Đông Nam Á, tận dụng chức năng phát trực tiếp phổ biến và lượng khách hàng lớn trong khi cung cấp mức hoa hồng thấp hơn, tiến tới phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong ngành sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Sự xuất hiện mới buộc Shopee, công ty lớn nhất trong khu vực, phải phản công, đầu tư vào các chức năng phát trực tiếp tương tự để giữ thị phần. Tokopedia, công ty theo sau Shopee và Lazada của Alibaba, ở trong tình thế khó khăn hơn khi cố gắng theo kịp đã phải tuyên bố bán 75% cổ phần cho TikTok vào tháng 12 năm ngoái. Việc mua lại đã hoàn tất trong năm nay.

Theo Momentum Works, năm 2023, Shopee vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 48% thị phần xét về tổng khối lượng hàng hóa trong khu vực, tiếp theo là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%.

Trong một động thái gần đây, Shopee đã hợp tác với YouTube để ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia, nơi người dùng có thể mua hàng hóa được xem trên trang web phát trực tuyến thông qua các liên kết của Shopee.

Hai công ty có kế hoạch mở rộng mối quan hệ hợp tác này sang các thị trường khác như Thái Lan và Việt Nam.

“Vì nhiều sản phẩm giống nhau nên không có nhiều sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh”, Wang của Morningstar nói với Nikkei Asia.

“Cạnh tranh có thể dễ dàng bùng nổ trở lại khi nền tảng có mức phí cao, khi đó các đối thủ sẽ mang đến những ưu đãi giá thấp, áp lực cứ thế liên tục”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Mạnh Kiên

Coca-Cola Spiced: Sản phẩm mới nhắm vào Gen Z của Coca-Cola bị khai tử

Sau hơn nửa năm ra mắt, Coca-Cola đã chính thức thông báo rút sản phẩm Coca-Cola Spiced khỏi thị trường. Đây là động thái không quá bất ngờ, bởi doanh số yếu kém của sản phẩm này, nhưng lại là một minh chứng rõ nét cho chiến lược thử nghiệm mạnh mẽ và nhanh chóng của thương hiệu đình đám này, theo CNN.

Ra mắt vào tháng 2/2024, Coca-Cola Spiced đã được quảng bá rầm rộ như một sản phẩm mang tính lâu dài, nhắm tới đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi, đặc biệt là Gen Z. Với hương vị pha trộn giữa vị truyền thống của Coca-Cola và hương dâu rừng, sản phẩm này được kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá trong xu hướng lựa chọn hương vị táo bạo, phù hợp với thị hiếu người trẻ ngày nay.

Tuy nhiên, sự nhầm lẫn về hương vị, khi Spiced không thực sự “cay” như tên gọi, đã gây ra sự lúng túng và thiếu nhận diện từ người tiêu dùng. Phát biểu về việc rút sản phẩm, đại diện Coca-Cola cho biết công ty luôn lắng nghe khách hàng và sẵn sàng điều chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi từ thị trường.

Coca-Cola dự định thay thế Spiced bằng một hương vị mới đầy thú vị, dự kiến ra mắt vào năm 2025. Đây là một phần của chiến lược liên tục thử nghiệm các sản phẩm mới và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Việc Coca-Cola ngừng sản xuất Spiced chỉ là một bước đi trong chiến lược cắt giảm và tái cấu trúc danh mục sản phẩm của công ty, vốn đã bắt đầu từ 4 năm trước. Hàng loạt sản phẩm khác cũng đã bị loại bỏ, bao gồm Cherry Vanilla và Diet Coke với Splenda, cho thấy Coca-Cola không ngại thử nghiệm và sẵn sàng từ bỏ các sản phẩm không mang lại hiệu quả kinh doanh.

Trong vài năm gần đây, hãng đã liên tục giới thiệu các sản phẩm phiên bản giới hạn như Coca-Cola hương Oreo, Dreamworld, Starlight, hay Byte. Đặc biệt, Coca-Cola cũng không ngần ngại hợp tác với các nghệ sĩ như DJ Marshmello để ra mắt các hương vị độc đáo nhằm thu hút người tiêu dùng trẻ.

Duane Sanford, biên tập viên của Beverage Digest, nhận định rằng Spiced có thể đã bị “lạc lối” giữa hàng loạt các sản phẩm giới hạn thời gian khác. Dù nghiên cứu của Coca-Cola trước đó cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn đối với các hương vị đậm đà hơn, nhưng có vẻ như Spiced đã không đủ nổi bật để chinh phục thị trường.

Sự kết thúc của Coca-Cola Spiced là minh chứng cho một tầm nhìn dài hạn và linh hoạt của Coca-Cola trong việc liên tục thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm theo xu hướng thị trường.

Không chỉ Coca-Cola, mà toàn bộ thị trường nước giải khát cũng đang chuyển dịch khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm ít đường hoặc không đường. Các dòng sản phẩm như nước có ga, nước khoáng, và đồ uống thể thao như Topo Chico và BodyArmor đang ngày càng được ưa chuộng, trong khi nhu cầu đối với nước ngọt truyền thống dần suy giảm.

Ở Mỹ, doanh số bán nước ngọt truyền thống như Coca-Cola và Pepsi đang chịu sức ép khi các loại nước uống có lợi cho sức khỏe và nước có ga trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính quý II, Coca-Cola ghi nhận doanh thu tăng 2,9%, nhưng lượng tiêu thụ tại Bắc Mỹ – thị trường chính của Spiced, lại giảm 1%. Điều này càng chứng tỏ rằng việc cập nhật và làm mới danh mục sản phẩm là cần thiết để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường đầy biến động.

Coca-Cola không chỉ dừng lại ở nước ngọt, mà còn đang mở rộng danh mục sản phẩm sang các lĩnh vực khác, như đồ uống có cồn đóng sẵn (canned cocktails). Mới đây, công ty đã thông báo kế hoạch hợp tác với Bacardi để ra mắt sản phẩm rum và Coke đóng sẵn, dự kiến sẽ có mặt tại Mexico và một số thị trường châu Âu vào năm 2025.

Theo CNBC, đây là bước tiến chiến lược trong bối cảnh thị trường đồ uống có cồn đóng sẵn đang tăng trưởng mạnh mẽ. Coca-Cola không phải là “tay chơi mới” trong lĩnh vực này. Năm 2021, công ty đã hợp tác với Molson Coors để ra mắt dòng sản phẩm Topo Chico Hard Seltzer và sau đó kết hợp với Jack Daniels để tạo nên phiên bản đóng sẵn của đồ uống nổi tiếng Jack and Coke vào năm 2023.

Cocktail pha sẵn là loại đồ uống tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ vào năm 2023, tăng 26,7% lên 2,8 tỷ USD doanh thu, theo báo cáo kinh tế thường niên của Hội đồng rượu chưng cất Mỹ.

Theo báo cáo của Hội đồng rượu mạnh, doanh số bán rượu mạnh tại Mỹ vẫn đứng đầu thị trường đồ uống có cồn, đánh bại rượu vang và bia trong năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023. Vodka mang lại doanh thu lớn nhất trong số tất cả các loại rượu mạnh với khoảng 7,2 tỷ USD.

James Quincey, Tổng giám đốc điều hành của Coca-Cola, cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục phát triển danh mục đầu tư của mình với tư cách là một công ty đồ uống tổng hợp, bao gồm cả thị trường đồ uống có cồn pha sẵn đang phát triển”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh doanh

CEO OpenAI Sam Altman sẽ nhận được hơn 10 tỷ USD sau khi cấu trúc công ty

OpenAI đang nỗ lực cải tổ để trở thành một doanh nghiệp vì lợi nhuận thay vì là một tổ chức phi lợi nhuận như trước đây và CEO Sam Altman có thể nhận được số cổ phần lên tới 10,5 tỷ USD…

Theo các nguồn tin từ truyền thông, OpenAI đang nỗ lực tái cấu trúc của mình từ một doanh nghiệp phi lợi nhuận thành một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Việc tái cấu trúc này là một phần trong động thái giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng có nghĩa rằng CEO Sam Altman có thể nhận về một khoản tiền lương lớn khi OpenAI gần đây đã được định giá lên tới 150 tỷ USD.

Cụ thể, OpenAI đang thảo luận về việc trao cho Altman 7% cổ phần trong công ty. Với mức định giá 150 tỷ USD, con số đó sẽ lên tới 10,5 tỷ USD và cũng sẽ là cổ phần sở hữu đầu tiên của Altman.

Một số nhà đầu tư mạo hiểm nhận định rằng cấu trúc mới có thể mở đường cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Trước đó công ty đã được kiểm soát bởi hội đồng phi lợi nhuận kể từ khi ra mắt vào năm 2015. Altman không có cổ phần trong OpenAI và được cho là chỉ nhận mức lương 65.000 USD.

“Tôi làm việc này vì tôi yêu thích nó,” Sam Altman đã từng chia sẻ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông không nhận lại bất cứ thứ gì. Altman vẫn tích lũy được khối tài sản ròng khá lớn nhờ đầu tư vào các công ty khác. Báo cáo từ đầu năm nay của Forbes ước tính số cổ phần mà ông nắm giữ bao gồm cổ phần tại Stripe, Airbnb và Reddit, trị giá 2,8 tỷ USD.

OpenAI đang thảo luận về việc trao cho Altman 7% cổ phần trong công ty. Với mức định giá 150 tỷ USD, con số đó sẽ lên tới 10,5 tỷ USD và cũng sẽ là cổ phần sở hữu đầu tiên của Altman.

Một phát ngôn viên của OpenAI cho biết: “Chúng tôi vẫn tập trung vào việc xây dựng AI mang lại lợi ích cho mọi người và chúng tôi đang làm việc với hội đồng quản trị của mình để đảm bảo rằng chúng tôi ở vị trí tốt nhất để thành công. Tổ chức phi lợi nhuận là cốt lõi của sứ mệnh của chúng tôi và sẽ tiếp tục tồn tại”.

Những thay đổi tiềm tàng diễn ra sau một năm đầy biến động của ban lãnh đạo công ty. Tháng 11 năm ngoái, Altman đã bị hội đồng quản trị sa thải một thời gian ngắn vì không “thường xuyên thẳng thắn trong giao tiếp của mình”. Một số thành viên hội đồng quản trị vào thời điểm đó đã đặt câu hỏi về cách tiếp cận của Altman trong việc phát triển AI và muốn Altman bước đi thận trọng hơn.

Kể từ đó, một số nhà nghiên cứu nổi tiếng đã rời công ty với lý do lo ngại tương tự về cách tiếp cận mạnh mẽ của họ trong việc phát triển AI. Nhà khoa học Ilya Sutskever và người đứng đầu bộ phận liên kết Jan Leike đã rời đi vào tháng 5/2024.

Tháng trước, Chủ tịch OpenAI Greg Brockman thông báo ông sẽ nghỉ phép đến cuối năm. và gần đây nhất là vào ngày 25/9, Giám đốc Công nghệ Mira Murati cũng tuyên bố từ chức và cho rằng cần thời gian để suy nghĩ về định hướng.

“OpenAI vừa là công ty hấp dẫn nhất vừa đáng sợ nhất trong thời đại chúng ta”, Matt Turck, đối tác của công ty liên doanh FirstMark, người đã đầu tư vào các công ty AI bao gồm Dataiku, Synthesia và Ada chia sẻ, đồng thời cho rằng “Họ đang thực hiện công việc cực kỳ quan trọng, tạo ra một số sản phẩm ấn tượng nhất từ ​​trước đến nay nhưng dường như vẫn liên tục đứng trên bờ vực sụp đổ”.

Tuy nhiên, ông cho rằng cổ phần dành cho Altman là tốt cho công ty. Đó là một quá trình cần thiết để OpenAI thành một công ty thông thường, mở đường cho cột mốc IPO.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chuỗi Anh ngữ thuộc IDP rời Việt Nam sau 20 năm

Mới đây, ACET – trung tâm tiếng Anh quốc tế có hơn hai thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, thông báo ngừng hoạt động kể từ ngày 31/12/2024. ACET cho biết tất cả các học viên hiện tại sẽ được hỗ trợ để hoàn thành khóa học của mình trước khi trung tâm đóng cửa.

ACET thuộc công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam có trụ sở chính tại Australia, hoạt động tại 57 quốc gia và thu hút hàng triệu học viên mỗi năm.

Trung tâm này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của IDP tại thị trường Việt Nam. ACET được xác định là trung tâm tiếng Anh học thuật, chuyên giảng dạy chương trình Anh ngữ và luyện thi IELTS, chuẩn bị nền tảng cho các học viên có nhu cầu du học và học tập tại các môi trường quốc tế.

Chương trình Anh ngữ học thuật của ACET được xây dựng và cập nhật bởi UTS College.

Trước thời điểm đóng cửa, ACET có 4 cơ sở hoạt động tại Hà Nội và TP HCM. Mặc dù trung tâm đóng cửa vào cuối năm, các hoạt động tư vấn du học và tổ chức thi IELTS của IDP tại văn phòng Ngọc Khánh (Hà Nội) và Lê Văn Sỹ (TP HCM) sẽ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

Theo một báo cáo hồi năm 2021 của Q&Me, Tiếng Anh là ngôn ngữ được học nhiều nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 86%, tiếng Nhật và tiếng Trung xếp sau lần lượt với 16% và 15%.

Báo cáo chỉ ra rằng người Việt Nam có thói quen tự học lên đến 44%, bên cạnh đó các khóa học trực tuyến miễn phí cũng được 35% người tham gia tận dụng, và hình thức học tại trung tâm ngoại ngữ là không thể thiếu với 29%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Lazada lần đầu có lợi nhuận và có thể hướng tới IPO

Tín hiệu tích cực từ Lazada khi trong tháng 7, lần đầu tiên sàn thương mại điện tử này ghi nhận lợi nhuận.

”Không có công ty nào có thể mãi mãi đứng trên đỉnh cao,” Jack Ma đã chia sẻ như thế trong một bức thư nội bộ gửi tới nhân viên Alibaba nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập công ty vào tuần trước, theo Tech in Asia.

Mặc dù vậy, Jack Ma vẫn tin tưởng mạnh mẽ rằng Alibaba là một trong số ít những công ty có thể tồn tại đến trăm năm. Thông điệp đầy cảm hứng này được đưa ra trong bối cảnh gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hai đối thủ lớn: PDD Holdings và ByteDance.

Tại Đông Nam Á, Lazada – nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của Alibaba, đã không còn giữ vị trí dẫn đầu về tổng giá trị hàng hóa (GMV) tại bất kỳ quốc gia nào, theo báo cáo năm 2023 của Momentum Works.

Lazada đang bị bỏ lại phía sau bởi Shopee trên toàn khu vực, và thậm chí cả TikTok Shop tại Việt Nam và Indonesia. Do đó, khi Lazada thông báo rằng họ đã lần đầu tiên đạt được cột mốc lợi nhuận vào tháng 7, tin tức này đã gây bất ngờ cho nhiều người trong ngành.

Đối với Lazada, cột mốc này đến sau một loạt các quyết định quan trọng, bao gồm việc cắt giảm 30% nhân sự vào tháng 1 và ra mắt Choice – giải pháp cạnh tranh với Temu và Shein, trên toàn Đông Nam Á.

Thu hẹp để đạt được lợi nhuận

Công ty nghiên cứu thị trường Cube Asia ước tính rằng tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Lazada đã giảm trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Simon Torring, đồng sáng lập Cube Asia, mức giảm này thậm chí còn vượt quá 10% ở một số thị trường.

”Có vẻ như Shopee đang tăng trưởng để hướng tới lợi nhuận, trong khi Lazada lại đang thu hẹp để đạt được lợi nhuận,” ông nhận xét.

Một phát ngôn viên của Lazada đã từ chối bình luận về GMV và các mục tiêu của công ty, chỉ cho biết rằng họ đã “không còn tập trung vào các chỉ số ngắn hạn” và hiện đang chú trọng vào các biện pháp dài hạn như nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi.

Ông Sameer Mehta, Giám đốc điều hành và là người đứng đầu khu vực Đông Nam Á tại công ty đầu tư mạo hiểm DSG Consumer Partners, chia sẻ rằng trong ba năm qua, danh mục đầu tư của công ty đã chuyển hướng tập trung và đầu tư nhiều hơn vào Shopee so với Lazada, cả về mặt tài chính lẫn sự quan tâm.

Khi TikTok Shop bắt đầu tạo nên làn sóng tại Đông Nam Á, Lazada tỏ ra kém chủ động hơn Shopee trong việc phát triển tính năng livestream, một tính năng mà họ đã giới thiệu từ năm 2018.

Trong khi đó, Shopee đã tăng cường chi tiêu cho Marketing vào năm ngoái, mở rộng chương trình liên kết và tiếp tục sử dụng các chương trình giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người dùng. Không giống như Shopee, Lazada không cung cấp voucher giảm giá trên kênh video ngắn của mình tại Indonesia.

Ông Raman Arora, Giám đốc điều hành công ty hỗ trợ thương mại điện tử Leap Commerce, nhấn mạnh rằng tỷ lệ hoa hồng trên các sàn đã tăng đáng kể, và sự gia tăng này cần được xem xét kỹ lưỡng khi các thương hiệu quyết định nền tảng nào sẽ ưu tiên để bán hàng.

Trong những tháng gần đây, Lazada cũng đã tăng hoa hồng của người bán. Mặc dù không phải là nền tảng duy nhất làm điều này, ông Torring tại Cube Asia chỉ ra rằng Shopee dường như đang tái đầu tư thêm doanh thu vào tiếp thị và trợ giá. “Điều này có khả năng tạo ra một vòng xoáy tăng trưởng tích cực,” ông nhận định.

Không chạy theo trend

Thay vì “đu trend,” Lazada đang tập trung vào những điểm mạnh cốt lõi của mình như logistics đầu-cuối, công nghệ và nền tảng thương hiệu LazMall, theo một phát ngôn viên của công ty.

Chẳng hạn, LazzieChat, một chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đã ra mắt vào tháng 5 vừa qua, hỗ trợ người mua hàng trong suốt quá trình mua sắm.

Ngoài ra, các công cụ như đề xuất tìm kiếm cá nhân hóa và tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh đã nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy “tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao hơn,” người phát ngôn cho biết.

Lazada cũng có kế hoạch giới thiệu thêm nhiều tính năng GenAI vào cuối năm nay. Tuy nhiên, liệu những nỗ lực này có đủ để cạnh tranh với các đối thủ hay không? Ông Arora tại Leap Commerce lưu ý rằng trong năm qua, các thương hiệu cao cấp đã chuyển trọng tâm nhiều hơn sang ShopeeMall.

Giống như LazMall, ShopeeMall cũng đảm bảo tính xác thực của sản phẩm, nhưng chính sách hoàn trả 15 ngày của nó ngắn hơn so với 30 ngày của LazMall.

Trong số các thương hiệu mà Leap Commerce làm việc cùng, “đã có một số lượng sản phẩm chuyển sang Shopee trong khoảng một năm trở lại đây,” ông Arora cho biết.

Xu hướng này có thể đáng lo ngại đối với Lazada, nơi mà danh mục thương hiệu chính hãng từ trước đến nay vẫn là một thị trường ngách. TikTok Shop cũng đã ra mắt TikTok Shop Mall vào tháng 3 năm nay.

Theo người phát ngôn của Lazada, LazMall, hiện có hơn 32.000 thương hiệu, sẽ tiếp tục tạo sự khác biệt thông qua “khả năng mua sắm cập độc quyền và sự đa dạng sản phẩm.”

Nhưng để giữ chân những người bán và thương hiệu lớn, Lazada sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa, ông Torring tại Cube Asia nhận định.

Ông tin rằng công ty nên truyền đạt rõ ràng hơn cho người bán về tầm nhìn tương lai của mình và “vẽ nên một bức tranh thú vị.” Nếu Lazada “không còn là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất, nó cần phải trở thành một cái gì đó khác,” ông Torring nói thêm.

Một trong những nỗ lực như vậy đã được thể hiện qua tính năng Choice – được ra mắt gần đây trên Lazada ở Đông Nam Á một cách lặng lẽ. Choice là nỗ lực của Alibaba để mô phỏng các nền tảng giá rẻ Temu và Shein bằng cách hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất và trợ giá cho họ để giảm giá.

Alibaba dường như đang đặt cược vào Choice để khôi phục lại vị thế của Lazada trong lĩnh vực thương mại điện tử khi cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Ông Jiang Fan, Giám đốc điều hành Alibaba International Digital Commerce, đã gọi Đông Nam Á là một “thị trường cực kỳ quan trọng” trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính quý IV/2023. Alibaba đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào Lazada chỉ riêng trong năm 2023.

Ông Fan cũng nhấn mạnh rằng Alibaba sẽ thực hiện một “khoản đầu tư lớn” vào Choice, vì họ tin rằng mô hình mới này đang mang lại “sự duy trì người dùng tốt hơn nhiều.”

Ông Jacob Cooke, đồng sáng lập công ty đại lý kỹ thuật số WPIC Marketing + Technologies, cho rằng Lazada có một “cơ hội tốt” để thành công trong phân khúc giá rẻ, nhưng họ cần liên tục đổi mới và cung cấp các đề xuất giá trị hấp dẫn để vượt qua các đối thủ như Temu.

Thời cơ để IPO?

“Chắc chắn rồi, với tư cách là một doanh nghiệp có lợi nhuận – ngay cả khi chỉ là lợi nhuận EBITDA – Lazada có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khi xem xét việc niêm yết,” ông Angus Mackintosh, nhà sáng lập công ty nghiên cứu thị trường CrossASEAN, chia sẻ.

“Thông thường, các công ty sẽ bắt đầu cung cấp nhiều thông tin hơn cho thị trường khi có ý định niêm yết … và việc cho nhà đầu tư thấy tiềm năng của doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian,” ông nói thêm.

Mặc dù khó để tìm ra những công ty tương đồng hoàn toàn với Lazada, nhà phân tích tại Tech in Asia ước tính rằng thị trường có thể định giá sàn thương mại điện tử này ở mức khoảng 2,8 lần doanh thu 12 tháng gần nhất, dựa trên hệ số giá trên doanh thu trung bình của các công ty công nghệ châu Á khác có hoạt động thương mại điện tử.

Do chưa phải là một công ty đại chúng, Lazada không công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Alibaba đã báo cáo rằng bộ phận bán lẻ thương mại quốc tế của họ – bao gồm cả Lazada – đã tạo ra 88 tỷ nhân dân tệ (12,4 tỷ USD) doanh thu trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm nay.

Cube Asia ước tính Lazada chiếm một phần tư hoạt động bán lẻ quốc tế của Alibaba trong năm 2023.

Nếu lấy đây làm ước tính về tỷ trọng doanh thu, doanh thu của Lazada có thể vào khoảng 3,1 tỷ USD. Nếu áp dụng hệ số giá trên doanh thu là 2,8 lần cho con số này, công ty có thể được định giá khoảng 8 đến 9 tỷ USD.

Con số này tương quan với tổng số vốn đầu tư được công bố trên nền tảng là 8 tỷ USD.

Lazada từ chối bình luận về các câu hỏi liên quan đến kế hoạch IPO, nhấn mạnh rằng công ty không đưa ra các tuyên bố dự báo tương lai. Họ cũng từ chối tiết lộ tỷ lệ đóng góp GMV của công ty vào hoạt động thương mại điện tử quốc tế của Alibaba.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh doanh

CEO Meta Mark Zuckerberg: Kính AR sẽ thay thế smartphone

Sau khi công bố mẫu kính Orion, CEO Meta Mark Zuckerberg nhận định kính AR sẽ thay thế smartphone trong tương lai.

“Đã có khoảng từ một đến hai tỷ người đeo kính hàng ngày. Giống như cách mọi người đổi từ điện thoại cơ bản lên smartphone, tôi nghĩ những ai đang đeo kính và dùng smartphone sẽ nhanh chóng đổi sang kính thông minh trong thập kỷ tới. Khi phổ biến hơn, những người không đeo kính cuối cùng cũng sẽ sử dụng kính thông minh”, Mark Zuckerberg nói với The Verge tại sự kiện Meta Connect ngày 25/9.

Tại sự kiện, Meta công bố Orion – kính thực tế ảo tăng cường AR với hàng loạt tính năng mới, được Zuckerberg gọi là “thiết bị phủ 3D lên thế giới vật lý”.

Kính được làm bằng hợp kim magie, trang bị chip do Meta phát triển và có ngoại hình tương tự kính mát thông thường. Nguyên mẫu được giới thiệu trên sân khấu có trọng lượng dưới 100 gram, nhẹ hơn nhiều so với 600 gram của Apple Vision Pro. Kính có trường nhìn rộng, màn hình hiển thị nội dung 3D và máy chiếu nhỏ ở gọng kính. Sản phẩm đầy đủ có thêm phần mở rộng được đeo ở cổ tay tương tự smartband.

Trên sân khấu, Zuckerberg không trình diễn các tính năng của sản phẩm, chỉ chiếu video mô tả một số người ngạc nhiên khi trải nghiệm kính, gồm CEO Nvidia Jensen Huang. Ông chủ Meta cho biết sản phẩm được phát triển từ 10 năm trước, khi iPhone và điện thoại Android đang ở giai đoạn đầu bùng nổ. Tuy nhiên, phải đến 2027 Orion mới được thương mại hóa với kích thước nhỏ và nhẹ hơn.

Theo Zuckerberg, giá của Orion sẽ dễ tiếp cận, dự kiến 300 USD, thấp hơn nhiều so với mẫu kính Vision Pro đang được Apple bán với giá 3.500 USD. “Chúng tôi sẽ không cố gắng nhét mọi thứ vào kính, chúng tôi sẽ hướng tới các tính năng cho một thiết bị đeo ở mắt nhiều hơn”, CEO Meta nói.

Zuckerberg cũng nhắc đến khoản đầu tư hàng chục tỷ USD vào Reality Labs – bộ phận hiện đảm nhận vai trò phát triển thiết bị và nền tảng thực tế ảo, thực tế tăng cường. Về tương lai AI, ông nói rằng con người đang ngày càng có ít bạn, do đó họ sẽ tìm đến những người bạn ảo nhiều hơn.

Chuỗi trà sữa Yu Tang của Golden Gate ra mắt mì trà sữa trân châu bắp bò

Yu Tang – chuỗi cửa hàng bán trà sữa và mì Đài Loan của “ông trùm” F&B Golden Gate vừa ra mắt món mới kết hợp cả hai loại sản phẩm mà họ đang bán. Bên cạnh một số người tỏ ý muốn thử, đông đảo người dùng mạng cho rằng đây là “thảm họa” tiếp theo sau trà sữa hột vịt lộn, pizza bún đậu mắm tôm…

Lấy cảm hứng từ món lẩu sữa trứ danh từ Đài Loan, với thành phần từ nước xương hầm và sữa tươi, Yu Tang đã sáng tạo và kết hợp với trà đen thêm hương thơm độc đáo, đi kèm cùng với bắp bò và trân châu đen nổi danh tại Yu Tang. Tất cả tạo nên một bát Mì Trà Sữa Trân Châu Bắp Bò – giá chỉ 98.000 đồng, độc đáo không ở đâu có được”, chuỗi cửa hàng Yu Tang giới thiệu món mới trên fanpage Facebook.

Theo phản hồi khách hàng trên fanpage của Yu Tang, món mì trà sữa trân châu bắp bò sẽ được phục vụ tại các cơ sở ở Hà Nội của chuỗi này từ ngày 27/9. Thương hiệu này hứa hẹn sẽ đem lại “cú twist vị giác” cho thực khách.

Sau 6 tiếng đăng tải, bài viết giới thiệu món mới của Yu Tang đã nhận được hơn 2.800 tương tác, 3.200 bình luận và 1.400 lượt chia sẻ. Bên cạnh những cư dân mạng tò mò rủ bạn bè đi ăn thử, đông đảo người dùng mạng xã hội “không tin món này có thật”, cho rằng sự kết hợp giữa mì Đài Loan và trà sữa trân châu là vô lý và “gây đau bụng”.

Tôi sợ mấy người nghĩ ra món này rồi đó”, một người bình luận dưới bài viết của Yu Tang.

Tôi tưởng trà sữa hột vịt lộn với pizza bún đậu mắm tôm là đã quá lắm rồi chứ”, một người khác nêu ý kiến.

Yu Tang là thương hiệu ra mắt hồi tháng 8/2017 của “ông trùm” F&B Golden Gate, cùng nhà với hàng loạt thương hiệu đình đám trong ngành như Manwah, Kichi-Kichi, Gogi House, Hutong, Isushi, Vuvuzela…

Sự ra đời của Yu Tang đánh dấu lần đầu tiên Golden Gate bước chân vào thị trường trà sữa. Ngoài trà sữa, Yu Tang còn bán các món ăn đường phố Đài Loan, bao gồm mì, sủi cảo, bánh bao… Sau Yu Tang, tới tháng 8/2023 Golden Gate mới cho ra đời chuỗi trà sữa tiếp theo là Universal Tea.

Trước mì trà sữa trân châu bắp bò, thị trường F&B Việt Nam từng xuất hiện nhiều món bị đánh giá là “kỳ lạ”, nặng nề hơn là “thảm họa ẩm thực”, gây xôn xao cộng đồng mạng như trà sữa hột vịt lộn hồi tháng 9/2023, hay gần đây là trà sữa hành lá. Một “ông lớn” F&B khác là Pizza 4P’s cũng từng gây tranh cãi khi cho ra mắt món pizza bún đậu mắm tôm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer