Skip to main content

5 bài học lãnh đạo cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong 2022

29 Tháng Một, 2022

Một thế giới bất ổn và khó đoán đã buộc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi phần lớn những gì họ đã từng là trong quá khứ.

5 bài học lãnh đạo cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong 2022
Forbes

Những yêu cầu về kỹ năng và năng lực của các nhà lãnh đạo danh nghiệp đã không ngừng thay đổi trong những năm gần đây do sự biến đổi của nhiều yếu tố kinh tế khác nhau.

Sự xuất hiện của Gen Z trong lực lượng lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng khác buộc các nhà lãnh đạo phải trở nên linh hoạt và hiện đại hơn.

Thay vì chuyên quyền và ra lệnh, các nhà lãnh đạo giờ đây đã chọn cách hợp tác, sáng tạo và linh hoạt với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Advertisement

Và khi tương lai tiếp tục chứa đựng nhiều thứ mơ hồ và bất ổn, dưới đây là 5 bài học lãnh đạo mà các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Sự đa dạng (diversity) ngày càng trở nên có giá trị.

Vào năm 2020, một nghiên cứu của McKinsey đã một lần nữa xác nhận rằng: Các doanh nghiệp thể hiện sự đa dạng về mặt văn hóa và sắc tộc có mức lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp thuần nhất khác.

Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo nên tìm nhiều cách khác nhau để thể hiện sự ưu tiên về tính đa dạng trong doanh nghiệp, từ quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đến cả yếu tố khách hàng.

Họ cũng nên loại bỏ các thành kiến cá nhân, tránh việc đánh giá nhân viên thông qua những chỉ số hay cách thức không liên quan (qua vẻ bề ngoài hay lời nói) và hướng nhiều hơn đến các chỉ số hiệu suất kinh doanh cụ thể.

Advertisement

Khách hàng sẽ ngày coi trọng những doanh nghiệp hay thương hiệu thể hiện được sự đa dạng ở nhiều các cấp độ khác nhau.

2. Tầm quan trọng của khả năng cởi mở và học hỏi.

Các nhà lãnh đạo nên hiểu rằng, ngay cả khi họ liên tục học hỏi và phát triển thì họ cũng không thể có tất cả các câu trả lời cho mọi thứ. Luôn có ai đó – một đồng cấp, một khách hàng hay thậm chí là nhân viên cấp dưới sẽ biết những thứ mà họ không thể.

Các nhà lãnh đạo cũng dần nên cảm thấy thoải mái với việc thừa nhận các sai lầm của chính họ, những bài học thất bại mà họ có được để từ đó chủ động tiến xa và nhanh hơn lên phía trước, không sợ hãi.

Khi các nhà lãnh thể hiện được điều này, nhân viên sẽ có xu hướng dấn thân nhiều hơn, không sợ mắc sai lầm và chủ động nhiều hơn trong công việc của họ (thay vì chờ lệnh).

Advertisement

3. Tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần.

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, hầu hết những người lao động nói chung đang trở nên mệt mỏi hơn, dè chừng hơn và dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra, làn sóng từ chức vĩ đại đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu cũng đã một lần nữa chứng minh rằng cảm nhận của nhân viên về doanh nghiệp đã thay đổi, họ giờ đây cần tìm kiếm những doanh nghiệp phù hợp với các giá trị cá nhân của họ, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ thay vì chỉ là “lương và việc”.

Trong bối cảnh mới này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hơn bao giờ hết cần thể hiện sự đồng cảm, xây dựng một môi trường làm việc lành manh và quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên.

Tôn trọng yếu tố sức khỏe tinh thần nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo nếu họ muốn gắn kết ở cấp độ sâu hơn với nhân viên và khách hàng. Bạn nên nhớ rằng, không có khách hàng hạnh phúc ở một doanh nghiệp thiếu hạnh phúc.

Advertisement

4. Nhân viên cần nhiều hơn các cơ hội phát triển chuyên nghiệp.

phát triển cá nhân

Các nhà lãnh đạo nên hiểu rằng nhân viên của họ (đặc biệt là với các nhân viên cầu tiến) luôn cần các không gian và cơ hội để phát triển.

Thay vì lương là mối bận tâm duy nhất, giờ đây những thứ như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và học hỏi là những điều kiện ưu tiên hàng đầu mà một nhân viên tìm kiếm.

Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo nên thường xuyên hỏi về các mục tiêu và nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên. Sau đó, đưa ra một lộ trình phát triển phù hợp với các kế hoạch hành động cụ thể làm kim chỉ nam để nhân viên hướng tới.

Advertisement

Nếu bạn có thể để nhân viên làm những thứ họ muốn, làm vì chính họ, giá trị và niềm hạnh có được không chỉ dành cho chính họ mà còn cho cả doanh nghiệp nữa.

5. Tầm quan trọng của sự tinh gọn.

Đại dịch đã khiến nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau phải ngừng hoạt động kinh doanh vì thiếu chi phí.

Trong tương lai, các nhà lãnh đạo sẽ phải ghi nhớ rằng cho dù doanh nghiệp của họ có phát triển đến đâu thì mô hình cấu trúc nhân sự vẫn nên ở trạng thái tinh gọn nhất, nơi mà mỗi nhân viên đều có các sứ mệnh quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp.

Sự tinh gọn không những cho phép các nhà lãnh đạo dễ dàng sống sót qua những thời kỳ suy thoái mà còn tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng về lâu dài.

Advertisement

Khi thế giới ngày càng bất ổn, sự thành công của các nhà lãnh đạo cũng diễn biến theo cách tương tự, họ cần liên tục điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement