Skip to main content

Thẻ: Adobe

Adobe chính thức ra mắt Acrobat AI Assistant: Giúp người dùng chat để hiểu nội dung file PDF mà không cần đọc toàn bộ

Acrobat AI Assistant, công cụ mới của Adobe, giúp người dùng chat để hiểu nội dung file PDF mà không cần đọc toàn bộ.

“Hãy tưởng tượng bạn mở tệp PDF dài 100 trang. Thay vì đọc hết, bạn muốn có một bản tóm tắt nội dung, muốn đặt câu hỏi hoặc tương tác. Acrobat AI Assistant sinh ra để làm điều đó”, CEO Adobe Shantanu Narayen nói với CNBC.

Theo Narayen, công cụ AI mới có thể phân tích trang tài liệu PDF phức tạp chạy trên phần mềm Acrobat chỉ bằng các truy vấn và nhận phản hồi, đặc biệt hữu ích trong việc học tập, xem tài liệu thuế… Tính năng mới hỗ trợ đa nền tảng, gồm bản cho máy tính, tiện ích mở rộng trên trình duyệt. Riêng bản di động có thêm tính năng truy vấn bằng giọng nói, nhưng hiện mới ở giai đoạn thử nghiệm.

Tuy nhiên, Acrobat AI Assistant không được trang bị cho bản miễn phí Adobe Reader, mà chỉ có trên Acrobat Pro. Người dùng cần trả 4,99 USD để được “truy cập sớm”. Theo Fortune, điều này có nghĩa giá phần mềm có thể tăng trong tương lai.

Acrobat phát hành lần đầu năm 1993, chuyên dùng đọc file PDF và là một phần trong dịch vụ đám mây mang lại doanh thu tỷ USD cho Adobe. Theo hồ sơ công ty gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đầu năm, mảng này mang về doanh thu 2,6 tỷ USD cho Adobe năm 2023.

Năm ngoái, trên phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng Photoshop, Adobe cũng bổ sung AI Firefly và tính năng Generative Fill, hỗ trợ người dùng thêm, mở rộng hoặc xóa các chi tiết khỏi ảnh chỉ bằng cách gõ văn bản, tương tự Dall-E, Midjourney và các AI vẽ tranh khác.

Theo các chuyên gia, từ sau cơn sốt ChatGPT năm ngoái, xu hướng kết hợp trợ lý AI vào sản phẩm đang diễn ra ngày một nhiều. “Chúng ta đang dần chuyển từ cách tiếp cận dựa trên tìm kiếm sang cách tiếp cận dựa trên trò chuyện”, Yusuf Khan, người đứng đầu bộ phận khoa học dữ liệu và AI của Constellation, nói với Fortune.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing

Adobe và Microsoft vừa công bố mối quan hệ đối tác mới với mục tiêu tối đa hoá năng lực sử dụng AI tổng quát (Generative AI) cho người làm Marketing. Sự kết hợp giữa Adobe Experience Cloud và Microsoft Copilot sẽ cho phép Marketer tăng cường khả năng cộng tác, hiệu quả, thúc đẩy sáng tạo và hơn thế nữa.

Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing
Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing

Theo đó, Adobe và Microsoft vừa công bố mối quan hệ đối tác chiến lược mới, sự kết hợp giữa Adobe Experience Cloud và Microsoft Copilot sẽ giúp người làm Marketing khắc phục những lỗ hổng trong việc tích hợp ứng dụng và dữ liệu, đồng thời quản lý quy trình làm việc hàng ngày theo cách hiệu quả hơn.

Tích hợp mới sẽ mang những hiểu biết sâu sắc về Marketing và quy trình làm việc có liên quan từ các ứng dụng của Adobe Experience Cloud và Microsoft Dynamics 365 đến Microsoft Copilot, hỗ trợ Marketer trong quá trình làm việc với các công cụ như Outlook, Microsoft Teams và Word. Marketer có thể xây dựng nhanh hơn các bản tóm tắt sáng tạo (Creative Brief), xây dựng nội dung, quản lý phê duyệt nội dung, và hơn thế nữa.

Ông Amit Ahuja, phó chủ tịch cấp cao về mảng Kinh doanh Trải nghiệm Kỹ thuật số của Adobe, cho biết: “Nhu cầu về nội dung được cá nhân hóa trên mạng xã hội, thiết bị di động và các nền tảng khác đang phát triển bùng nổ, điều này thúc đẩy những người làm Marketing cần nâng cao hiệu quả và năng suất trong công việc hàng ngày của họ”.

“Khi các Marketer dành phần lớn thời gian trong ngày của họ để làm việc trên các ứng dụng của Adobe và Microsoft, mối quan hệ đối tác mới sẽ giúp hợp lý hóa các công việc hàng ngày trong quá trình lập kế hoạch, cộng tác, xây dựng, thực hiện chiến dịch quảng cáo và hơn thế nữa.”

Jared Spataro, phó chủ tịch về AI của Microsoft cho biết: “Microsoft và Adobe có chung mục tiêu là trao quyền cho người làm Marketing tập trung vào những công việc quan trọng nhất – xây dựng các chiến dịch có sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng của họ”.

Khi các nguyên tắc làm Marketing trở nên phức tạp hơn và bao gồm các vai trò chuyên biệt khác, điều này đòi hỏi Marketer cần có các công cụ chuyên dụng – từ thiết kế nội dung thương hiệu và quản lý chiến dịch đến theo dõi thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu trên các kênh.

Điều này cũng có nghĩa là người làm Marketing phải đối mặt với những thách thức mới khi làm việc riêng lẻ và trong các ứng dụng khác nhau. Theo một cuộc khảo sát gần đây do Microsoft thực hiện, có đến 43% chuyên gia về Marketing và truyền thông báo cáo rằng việc phải chuyển đổi giữa các ứng dụng và chương trình kỹ thuật số khác nhau đã cản trở đáng kể khả năng sáng tạo của họ.

Với tích hợp mới, dưới đây là một số điểm quan trọng mà Adobe và Microsoft có thể mang lại:

  • Những hiểu biết (Insights) mang tính chiến lược trong quy trình công việc: Nhờ dữ liệu và thông tin chuyên sâu có được về chiến dịch từ các ứng dụng của Adobe Experience Cloud như Adobe Customer Journey Analytics và Adobe Workfront, kết hợp với Dynamics 365, Copilot for Microsoft 365 sẽ giúp người làm Marketing có được nhiều thông tin chi tiết một cách nhanh nhất. Marketer có thể đặt câu hỏi để biết trạng thái của một dự án Marketing, hiểu tính hiệu quả của chiến dịch, các phê duyệt còn tồn đọng và hành động cần thực hiện, cũng như các chỉ số KPI liên quan.
  • Xây dựng các bản tóm tắt chiến dịch, bản trình bày, cập nhật website và email với ngữ cảnh phù hợp: Marketer thậm chí có thể làm việc dựa trên dữ liệu nhiều hơn mà không cần phải sử dụng nhiều công cụ hoặc nhiều người để tìm hiểu về insights. Các insights về Marketing từ Adobe và Dynamics 365 sẽ có sẵn trong Copilot dành cho Microsoft 365 để xây dựng các bản tóm tắt và bản trình bày (PP). Marketer cũng có thể tạo hình ảnh bằng AI tổng hợp với Adobe Firefly hoặc nội dung quảng cáo thông qua Adobe Experience Manager Sites; Marketer cũng có thể tạo nội dung trong bản Word để đăng trực tiếp lên các kênh như website hay mạng xã hội.
  • Hỗ trợ báo cáo tiến độ dự án bằng những thông báo và tóm tắt theo ngữ cảnh: Thông thường, Marketer sẽ cần truy cập vào nhiều ứng dụng, email và cuộc trò chuyện để tổng hợp trạng thái của dự án – từ những phản hồi và phê duyệt đến các thay đổi về công việc hoặc ngày đến hạn (deadline). Các khả năng tích hợp mới có thể hoạt động xuyên các ứng dụng để từ đó có thể tạo ra những thông báo dựa trên dữ liệu Marketing có liên quan, điều này cuối cùng sẽ thúc đẩy đáng kể tiến độ của các dự án hay nhiệm vụ cần thực hiện.

Bạn có thể xem thêm và đăng ký tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Adobe ra mắt trợ lý AI mới có thể tìm kiếm và tóm tắt file PDF

Gã khổng lồ phần mềm Adobe vừa thông báo ra mắt một trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) mới trong các ứng dụng Reader và Acrobat của nền tảng, có thể tạo ra các bản tóm tắt và trả lời các câu hỏi về tệp PDF cùng các loại tài liệu khác.

Adobe ra mắt trợ lý AI mới có thể tìm kiếm và tóm tắt file PDF
Adobe ra mắt trợ lý AI mới có thể tìm kiếm và tóm tắt file PDF

Theo một thông cáo báo chí, trợ lý AI, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, hiện đã có trên Acrobat, “với các tính năng sẽ có trên Reader trong những ngày và tuần tới”. Adobe có kế hoạch phát hành gói đăng ký có trả phí cho công cụ này sau khi hết phiên bản beta.

Công ty cho biết trợ lý AI sẽ giúp người dùng xử lý thông tin từ các tài liệu dạng PDF dài bằng cách tạo ra những cái nhìn tổng quan ngắn gọn về nội dung có chứa trong tệp. Trợ lý cũng có thể trả lời các câu hỏi về thông tin có trong tài liệu thông qua “giao diện kiểu hội thoại” (tương tự như ChatGPT) và đề xuất các câu hỏi về tệp mà người dùng có thể hỏi.

Adobe cho biết trợ lý AI cũng có thể tạo ra các đoạn trích dẫn cho phép người dùng xác minh nguồn của các câu trả lời và có thể tạo văn bản cho nhiều định dạng khác nhau như email, bản trình bày (PP) và báo cáo.

Các mô hình AI khác như ChatGPT cung cấp trình đọc PDF có khả năng phân tích tài liệu dài tương tự, nhưng những dịch vụ đó yêu cầu người dùng tải tệp PDF lên. Trợ lý AI của Adobe là một tính năng được tích hợp sẵn.

Trong một cuộc phỏng vấn trên “Squawk on the Street” của CNBC, Giám đốc điều hành Adobe Shantanu Narayen cho biết công cụ mới này thể hiện mục tiêu của công ty là “dân chủ hóa quyền truy cập” vào hàng nghìn tỷ tệp PDF đang được sử dụng.

“Hãy tưởng tượng bạn vừa mở một tệp tài liệu dài 100 trang. Bạn muốn hiểu bản tóm tắt, bạn muốn trò chuyện với nó, bạn muốn đặt câu hỏi. Bạn muốn đối chiếu điều đó với các tài liệu khác mà bạn có thể có cũng như toàn bộ thông tin mà bạn có trong doanh nghiệp của mình.”

Về bản chất, trình trợ lý AI mới của Adobe hướng thẳng tới các chatbot AI như ChatGPT, vốn có thể tạo văn bản, video, tương tác kiểu hội thoại và hơn thế nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Figma mất hơn 50% định giá sau thương vụ bất thành với Adobe

Vào ngày 18/12, thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD của gã khổng lồ phần mềm Adobe nhằm thâu tóm startup Figma, chính thức thất bại sau hơn 1 năm bị cơ quan quản lý giám sát. Trong một bài đăng ngày hôm đó, Dylan Field, CEO kiêm co-founder của Figma, vẫn vẽ ra viễn cảnh lạc quan về những ngày tiếp theo.

Figma mất hơn 50% định giá sau thương vụ bất thành với Adobe
Figma mất hơn 50% định giá sau thương vụ bất thành với Adobe

“Những gì tốt đẹp nhất của Figma vẫn còn ở phía trước”, anh viết.

Trong những tuần gần đây, Figma thiết lập mức định giá lên 10 tỷ USD – tức bằng 50% so với khoản tiền mà Adobe dự định chi trả trước đó. Công ty cũng đưa ra một số đề nghị thôi việc với vài nhân sự và chỉ hơn 4% trong số đó chấp nhận.

Bản thân Figma đang vật lộn phát triển trong cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI). Theo 15 nhân viên và một số nhà đầu tư hiện tại, tất cả đang cố gắng mở rộng với tốc độ chóng mặt để tranh giành khách hàng, tuyển dụng nhân sự mới và xoa dịu các nhà đầu tư.

Figma là ví dụ điển hình cho những startup trên đà bị thâu tóm nhưng không thành. Tại Washington, Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ Tư pháp đã đặt ra vô số câu hỏi, đồng thời thắt chặt các quy định sáp nhập. Tại Liên minh Châu Âu, cơ quan quản lý cũng yêu cầu các công ty cam kết thay đổi nếu họ muốn việc sáp nhập.

Hệ quả đã lan rộng. Tháng trước, Amazon phải hủy bỏ thương vụ mua lại iRobot, nhà sản xuất máy hút bụi Roomba trị giá 1,4 tỷ USD, sau khi phía cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu đưa ra lời cảnh báo. Giám đốc điều hành của iRobot từ chức còn công ty sa thải 31% nhân viên.

Vào tháng 12, Illumina, một công ty giải trình tự gen, đã đồng ý bán lại nhà phát triển các xét nghiệm ung thư Grail với giá 7,1 tỷ USD sau khi đấu tranh tư tưởng với các cơ quan quản lý Mỹ. Các khoản đầu tư thiểu số, được sự hỗ trợ của Google, Amazon và Microsoft, đang được xem xét rất kỹ lưỡng.

“Sự vĩ đại của Adobe bắt nguồn từ khả năng của chúng tôi trong việc tạo ra các danh mục mới và công nghệ tiên tiến”, Giám đốc điều hành Adobe Shantanu Narayen cho biết: “Sự kết hợp giữa Adobe và Figma mang tính chất chuyển đổi và sẽ thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về sự hợp tác sáng tạo”.

Thế nhưng, thật không may, Figma và Adobe phải hủy bỏ thỏa thuận sau khi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh nhận định rằng việc sáp nhập sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh phần mềm thiết kế. Cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu cũng đã ‘xắn tay’ nghiên cứu thương vụ.

Dylan Field và Evan Wallace, một kỹ sư phần mềm, thành lập Figma vào năm 2012. Ý tưởng đơn giản là những tiến bộ công nghệ trong trình duyệt sẽ giúp mọi người thiết kế web và ứng dụng trực tuyến dễ dàng hơn thay vì sử dụng phần mềm cồng kềnh, đắt tiền. Các sản phẩm của Figma, miễn phí hoặc trả phí, sẽ cho phép các nhà thiết kế tạo, chỉnh sửa và chia sẻ sản phẩm.

Adobe, hãng sản xuất phần mềm thiết kế bao gồm Photoshop và Illustrator, sớm chú ý đến Figma. Có thời điểm, Adobe đã cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ của Figma với sản phẩm có tên XD song không quá thành công.

Vào mùa xuân năm 2020, Scott Belsky, giám đốc sản phẩm của Adobe, ngỏ lời mua Figma, theo hồ sơ pháp lý. Dylan Field từ chối và một năm sau, ngay cả khi Shantanu Narayen, giám đốc điều hành của Adobe, thử lại, câu trả lời vẫn là ‘không’.

Đến năm 2022, Figma mở rộng quy mô hoạt động và biết mình đang đi đúng hướng để đạt được “doanh thu định kỳ hàng năm” 400 triệu USD. Các nhà đầu tư khi đó, bao gồm cả Kleiner Perkins và Index Ventures, đều ca ngợi Figma là startup độc nhất.

Vào tháng 6/2022, Adobe đề nghị mua lại Figma, lần này với giá 20 tỷ USD. Theo hồ sơ, Figma đã đề xuất một người mua khác và nhắm đến mức định giá cao hơn, song cuối cùng vẫn chấp nhận con số 20 tỷ USD.

Ngay khi Adobe và Figma công bố thỏa thuận vào ngày 15 tháng 9 năm 2022, Field vui mừng tuyên bố sự kết hợp này sẽ là “cơ hội cho các công cụ sáng tạo”, đồng thời giúp Figma tiến lên nhanh hơn nữa.

Hai cựu nhân viên cho biết trong khoảng thời gian đó, Figma đã cố gắng phát triển nhanh hơn, phần để chứng tỏ mình thực sự trị giá 20 tỷ USD. Công ty đã thuê 500 người, tung ra nhiều tính năng và tổ chức một hội nghị với 8.500 người ở San Francisco trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, phía Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh đã cân nhắc. Họ lập luận rằng Adobe và Figma có thể là đối thủ của nhau mà một thỏa thuận đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ giảm.

Để khắc phục, cơ quan quản lý đề xuất vào tháng 11 rằng Adobe phải loại bỏ một ‘viên ngọc quý’ trong hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như Photoshop và Illustrator, hoặc Figma chấp nhận loại bỏ sản phẩm thiết kế chính của mình.

Để xử lý ổn thoả các vấn đề liên quan đến quy định, Adobe quyết định rút khỏi thương vụ và trả cho Figma khoản phí huỷ bỏ trị giá 1 tỷ USD. Đây là một bước lùi đáng kể cho Adobe, vốn đang hy vọng gia tăng thị phần trong thị trường phần mềm thiết kế dựa trên đám mây đang phát triển mạnh mẽ.

“Adobe và Figma hoàn toàn không đồng ý với những phát hiện pháp lý gần đây, nhưng chúng tôi tin rằng việc tiến lên một cách độc lập sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho cả hai”, ông Narayen của Adobe nói vào ngày 2 bên từ bỏ thoả thuận.

Hugo Raymond, một nhân viên Figma, viết trên X. “Đối với bất kỳ ai từng trải qua giai đoạn thâu tóm, bạn sẽ hiểu quãng thời gian lấp lửng đó khó khăn như thế nào”.

Figma hiện vẫn tiến lên. Công ty gần đây tung ra một công cụ dành riêng cho các nhà phát triển có tên DevMode, đồng thời quảng bá A.I. cải tiến cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia, các thương vụ thâu tóm hiện vẫn đang mắc kẹt. Adam Nash, một nhà đầu tư của Figma, dự đoán thời hoàng kim sẽ quay trở lại sau vài năm nữa.

“Chúng sẽ không xảy ra bây giờ đâu”, anh nói.

“Chúng tôi đã dành 4 tháng để tìm kiếm những cơ hội khả thi nhưng thị trường thâu tóm sáp nhập M&A đã suy giảm đáng kể”, đại diện startup vận chuyển hàng hoá Convoy nói.

Theo: The New York Times

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ 

Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai

Adobe mới đây đã thông báo mua lại Rephrase.ai, một công ty khởi nghiệp (startup) về Generative AI, công nghệ được tích hợp trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard.

Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai
Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai

Theo đó, việc Adobe mua lại Rephrase.ai đánh dấu thương vụ đầu tiên mà Adobe từng thực hiện trong cuộc chạy đua với công nghệ AI mà chính xác là Generative AI (AI tổng quát được sử dụng rộng rãi trong các chatbot AI hiện nay), và cũng đánh dấu là thương vụ đầu tiên một công ty khởi nghiệp của Ấn Độ được Adobe mua lại.

Rephrase.ai là nền tảng cho phép xây dựng video dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), trong khi Adobe là hãng phần mềm với các ứng dụng phổ biến như Photoshop, AI (Adobe Illustrator) hay inDesign. Việc mua lại có thể giúp Adobe tiến sâu hơn nữa trên con đường ứng dụng AI để thiết kế và sản xuất nội dung.

Theo nguồn tin, các nhân viên hiện làm việc cho Rephrase.ai sẽ chuyển sang làm việc cho Adobe.

Trong một thông báo, phó chủ tịch cấp cao của Adobe Creative Cloud cho biết:

“Công cụ, năng lực và kinh nghiệm của Rephrase.ai sẽ cho phép chúng tôi mở rộng hơn nữa năng lực sản xuất video dựa trên công nghệ AI. Khách hàng của chúng tôi cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa.”

Đối với những người có ảnh hưởng, nhà sáng tạo nội dung, hay người làm marketing, giờ đây có thể sử dụng các công cụ của Adobe một cách dễ dàng hơn để xây dựng ảnh đại diện kỹ thuật số (Digital Avatar), các hình ảnh đại diện cho thương hiệu và hơn thế nữa.

Trước khi được Adobe mua lại, Rephrase.ai cũng đã gọi được nhiều triệu USD từ các quỹ đầu tư khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Adobe ra mắt gói Photoshop cho Website hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ

Adobe đã chính thức ra mắt phiên bản Photoshop trên website, hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ với mức phí sử dụng khoảng hơn 500.000 đồng/tháng.

Adobe ra mắt gói Photoshop cho Website hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ
Adobe ra mắt gói Photoshop cho Website hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ

Photoshop phiên bản trên website vừa được tập đoàn Adobe chính thức ra mắt và giới thiệu là phiên bản thân thiện, tinh gọn hơn bản ứng dụng.

Một số thay đổi của bản website so với bản ứng dụng bao gồm: thêm tên công cụ vào thanh công cụ; các công cụ được nhóm lại theo quy trình làm việc, giúp việc chỉnh sửa chân dung, chọn đối tượng trong ảnh,… trở nên dễ dàng hơn; chuyển đổi mượt mà giữa phiên bản website và phiên bản ứng dụng trên máy tính.

Điểm nhấn của Photoshop bản website chính là khả năng tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo của Adobe Firefly, đặc biệt là Generative Fill và Generative Expand giúp thêm, mở rộng hoặc xóa nội dung khỏi hình ảnh. Prompt bằng văn bản sẽ được hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ.

Photoshop bản website cũng giúp người dùng dễ dàng cộng tác với người khác, những người không trả phí vẫn có thể xem và bình luận lên các tác phẩm.

Vào năm 2021, Adobe đã phát hành bản beta của Photoshop phiên bản web. Đến tháng 6/2022, công ty bắt đầu thử nghiệm mô hình dùng thử miễn phí đối với một số quốc gia.

Từ đầu năm 2023, Adobe liên tục tích hợp AI vào sản phẩm để hỗ trợ người dùng trong việc sáng tạo, chỉnh sửa hình ảnh.

Điều này làm nhiều nhà sáng tạo nội dung lo ngại liệu AI có được đào tạo dựa trên những tác phẩm nghệ thuật có bản quyền hay không.

Adobe khẳng định mục đích của việc tích hợp AI vào Photoshop là hỗ trợ người dùng, không phải để thay thế vai trò của con người.

Hiện tại, Photoshop bản website cho người dùng sử dụng bản dùng thử miễn phí trong 7 ngày. Sau đó nếu muốn dùng toàn bộ tính năng, người dùng phải trả mức phí 20,99 đô/tháng (hơn 500 nghìn đồng/tháng).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước

Hoà chung với xu hướng sụt giảm ngân sách chi tiêu dành cho quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), doanh thu quảng cáo của Adobe giảm gần 20% so với quý trước.

Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước
Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước

Được cho là một trong các dấu hiệu đáng lo ngại đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, doanh thu quảng cáo kỹ thuật số trong quý 3 năm 2023 của Adobe đã giảm 19,2% so với quý trước và giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái 2022.

Cụ thể, Adobe đã thu về 67 triệu USD trong quý 3 so với 83 triệu USD trong quý 2 và 81 triệu USD trong quý 3 năm 2022. Tổng doanh thu quảng cáo của Adobe trong năm 2023 cho đến nay là 234 triệu USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngược lại với sự sụt giảm về doanh thu quảng cáo, doanh số của mảng Đám mây trải nghiệm khách hàng của Adobe (Adobe Customer Experience Cloud) lại tỏ ra khá tích cực.

Mặc dù doanh thu quý 3 không tăng so với quý 2 tuy nhiên lại tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong quý 3, Adobe mang về 1.2 tỷ USD.

Tổng doanh thu từ Đám mây trải nghiệm khách hàng của Adobe trong cả 3 quý là 3,62 tỷ USD, cao hơn 350 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, mức chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số đang chững lại trên nhiều nền tảng khác nhau, tuy nhiên, các nền tảng vẫn đang kỳ vọng rằng doanh thu sẽ sớm tăng trở lại khi thương hiệu vẫn đang ưu tiên cho các kênh mà họ có thể kiểm soát được như Digital Marketing hay Retail Media.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ

Lợi dụng lỗi chậm cập nhật tỷ giá, nhiều người dùng tại Việt Nam giả mạo thông tin để mua bộ phần mềm thiết kế và sáng tạo Adobe giá rẻ. Tuy nhiên, hãng cũng nhanh chóng khắc phục.

Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ
Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ

Vài ngày gần đây, người dùng trong các hội nhóm thiết kế, mẹo dùng máy tính, hay cả những người làm marketing tại Việt Nam, chia sẻ thủ thuật để mua được bộ phần mềm thiết kế của Adobe với giá rẻ bất thường. Cụ thể, trọn gói hơn 20 công cụ của công ty Mỹ, có thể được thanh toán với mức phí khoảng 100.000 đồng, hạn dùng trong một năm.

Trong khi đó, Adobe bán toàn bộ dịch vụ này với giá 600 USD/năm, tương đương 14 triệu đồng tại Việt Nam. Như vậy, chi phí người dùng cần bỏ ra chỉ bằng 1/140 mức thông thường. Nếu so với gói cho giáo viên, học sinh, sinh viên, thủ thuật này cũng giúp mua được phần mềm với giá chỉ bằng 1/60.The

Cách thức thực hiện thủ thuật này là người dùng chuyển vùng sang Lebanon, để được mua gói dịch vụ với giá ưu đãi. Mức Adobe hiện tính tại quốc gia Trung Đông là 356.400 LL (100.000 đồng) cho trọn gói ứng dụng trong một năm. Giá bộ công cụ rẻ như vậy là bởi mức được đặt tại Lebanon thuộc nhóm rẻ nhất thế giới.

Mặt khác, đồng tiền của quốc gia này hiện mất giá nghiêm trọng. Thông thường, các công ty sẽ thay đổi giá bán khi tỷ giá biến động.

Tuy nhiên, có thể Adobe đã không kiểm soát vấn đề này tại Lebanon, tạo ra lỗ hổng dẫn đến bị khai thác. Để có giá tốt, người dùng tại Việt Nam cũng chọn gói dịch vụ dành cho Giáo dục, rẻ hơn bản thông thường.

Tuy nhiên đến chiều ngày 24/6, thủ thuật này không còn thực hiện được nữa. Có thể Adobe đã nhận thấy bất thường, ngăn chặn khai thác lỗ hổng tỷ giá. Trước đó, tỷ lệ thanh toán thành công cũng không cao. Nhiều người phải đổi qua các tài khoản, thẻ ghi nợ khác để được chấp nhận.

Tuy nhiên, việc lợi dụng chính sách giá, mua hàng sai khu vực như trên có thể bị xử lý nếu Adobe phát hiện. Cách giả mạo thông tin giáo viên, trường học tại Lebanon sẽ bị lộ nếu công ty yêu cầu giấy tờ chứng minh.

Thông thường, tài khoản email đuôi .edu của đúng trường sẽ được bỏ qua bước này. Nếu bị phát hiện cung cấp thông tin sai, dịch vụ có thể bị đơn phương chấm dứt mà không được hoàn tiền.

Bộ công cụ thiết kế của Adobe rất phổ biến tại Việt Nam với các phần mềm như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, Lightroom… Người dùng Việt mới chỉ được mua ứng dụng trực tiếp từ công ty trong vài năm gần đây. Trước đó, việc thanh toán phải được thực hiện bằng các thẻ khuyến mãi hoặc chuyển vùng sang quốc gia khác.

Giá bán cao, thanh toán phức tạp, nhiều người làm công việc thiết kế dùng cách bẻ khóa để sử dụng bộ công cụ nói trên. Tuy nhiên, đây là việc làm sai, vi phạm tác quyền của công ty sản xuất phần mềm.

Đồng thời, các công cụ trôi nổi trên Internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa mã độc, malware gây hại cho thiết bị. Phần mềm bẻ khóa cũng kém ổn định, không khai thác được hết phần cứng máy tính và chậm cập nhật tính năng.

Adobe là bộ công cụ phổ biến với hầu hết những người làm thiết kế, đồ hoạ hay sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công cụ thiết kế Adobe cập nhật tính năng AI mới cho nhà sáng tạo

Nền tảng thiết kế Adobe vừa công bố các tính năng dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) mới, công cụ có thể giúp các nhà sáng tạo giảm bớt thời gian thiết kế và tập trung nhiều hơn vào sáng tạo.

Công cụ thiết kế Adobe cập nhật tính năng AI mới cho nhà sáng tạo
Công cụ thiết kế Adobe cập nhật tính năng AI mới cho nhà sáng tạo

Sau khi ra mắt bộ công cụ chỉnh sửa AI thế hệ mới (Generative AI) Firefly cách đây không lâu, Adobe vừa thông báo rằng nền tảng thiết kế này sắp ra mắt một loạt các bản nâng cấp mới, tiếp tục trao quyền cho nhà sáng tạo thông qua các ứng dụng âm thanh và video của Creative Cloud.

Firefly là một bộ giải pháp theo mô hình AI tổng quát có thể tạo và chuyển đổi âm thanh, video, đồ họa và cả mô hình 3D bằng cách sử dụng các câu lệnh (Prompts) văn bản giống như cách mà người dùng tương tác với Dall-E hay ChatGPT.

Các tính năng AI mới của Firefly hiện đã có sẵn trên hệ sinh thái của Adobe bao gồm Premiere Pro, Illustrator, After Effects và Photoshop (trong giai đoạn thử nghiệm, các tính năng chỉ giới hạn cho một số người dùng nhất định).

Theo thông báo từ chính Adobe, với Firefly, người dùng chỉ cần nhập câu lệnh hay yêu cầu của họ, mọi việc còn lại sẽ được thuật toán xử lý, từ việc thêm hiệu ứng đến chèn hình.

Điều này sẽ bao gồm “nâng cao văn bản thành màu sắc”, một khả năng trên phạm vi rộng có thể điều chỉnh độ sáng và mức độ bão hòa, thay đổi thời gian trong ngày — thậm chí cả thời gian trong năm — bằng lời nhắc ngôn ngữ tự nhiên.

Ngoài ra, Adobe cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc ứng dụng AI với âm thanh, nhà sáng tạo có thể chèn nhạc nền và hiệu ứng âm thanh bằng cách mô tả cho trình chỉnh sửa những gì họ muốn thông qua các yêu cầu cụ thể (nhập câu lệnh bằng văn bản).

Bộ công cụ Firefly thậm chí sẽ còn đưa ra các hướng dẫn được cá nhân hóa để giúp những người dùng mới trong quá trình sử dụng các tính năng nói trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Adobe mua lại Figma với giá 20 tỷ USD nhằm thúc đẩy mảng thiết kế kỹ thuật số

Nhà xuất bản phần mềm thiết kế đa phương tiện, hỗ trợ giải pháp sáng tạo và marketing, Adobe vừa thông báo đã ký thoả thuận mua lại Figma, đối thủ trực tiếp của Adobe.

Adobe mua lại Figma
Adobe mua lại Figma với giá 20 tỷ USD nhằm thúc đẩy mảng thiết kế kỹ thuật số

Trong một thông báo được đưa ra trên website của mình, Adobe cho biết sẽ mua lại công ty phần mềm thiết kế cộng tác trực tuyến Figma.

Khoản hợp đồng mua lại trị giá 20 tỷ USD bao gồm tiền mặt và cổ phiếu sẽ giúp Adobe mở rộng thị phần và tiến xa hơn trong mảng thiết kế cộng tác trực tuyến.

Adobe cho biết trong một thông cáo báo chí (PR).

“Cùng nhau, Adobe và Figma sẽ định hình lại tương lai của yếu tố sáng tạo và năng suất làm việc, thúc đẩy tư duy sáng tạo trên nền tảng web, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và truyền cảm hứng cho cộng đồng toàn cầu bao gồm các nhà sáng tạo (Creator), nhà thiết kế (Designer) và nhà phát triển (Dev).”

Thương vụ Adobe mua lại Figma sẽ giúp cải thiện năng lực web của Adobe.

Figma, được thành lập vào năm 2012, là nền tảng cung cấp phần mềm thiết kế dựa trên công nghệ điện toán đám mây (cloud-based design software) nhằm cho phép các đội nhóm cộng tác trong thời gian thực. Figma cạnh tranh trực tiếp với Adobe XD của Adobe.

Việc Adobe mua lại Figma sẽ giúp nâng cấp năng lực web của chính Adobe, một trong những khó khăn của Adobe hiện tại. Adobe cho biết họ dự định tích hợp các khả năng chụp ảnh, nhiếp ảnh, minh họa, video, 3D và phông chữ vào nền tảng Figma.

“Sự kết hợp giữa Adobe và Figma sẽ mang tính chuyển đổi và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về sự sáng tạo dựa trên việc cộng tác.”

Có vẻ như Adobe sẽ đưa Figma vào Creative Suite của mình vào một thời điểm nào đó trong tương lai, mặc dù chưa có thông tin nào được công bố.

Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Figma, Dylan Field cho biết:

“Đây là một cơ hội lớn để chúng tôi đẩy nhanh sự phát triển và đổi mới của nền tảng Figma với quyền truy cập vào nền tảng công nghệ, chuyên môn và tài nguyên của Adobe trong không gian sáng tạo.”

Figma sẽ tiếp tục hoạt động độc lập dưới Adobe ít nhất là trong tương lai gần.

figma vẫn sẽ hoạt động bình thường sau khi bị Adobe mua lại
Figma vẫn sẽ hoạt động bình thường sau khi Adobe mua lại.

Trong ngắn hạn, người dùng Figma có thể mong đợi rằng nền tảng vẫn sẽ hoạt động như bình thường. Friends of Figma sẽ tiếp tục hoạt động và sẽ tiếp tục miễn phí cho mục đích giáo dục.

Adobe cam kết giữ cho Figma hoạt động một cách tự chủ.

“Chúng tôi dự định tiếp tục điều hành Figma theo cách mà chúng tôi đã luôn điều hành Figma – tiếp tục làm những gì chúng tôi tin là tốt nhất cho cộng đồng, văn hóa và doanh nghiệp của chúng tôi.”

CEO Figma bày tỏ sự lạc quan sau khi được Adobe mua lại, và tin rằng Figma sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng

Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video Picsart của Hovhannes Avoyan đang phát triển nhanh chóng.

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng
CEO Picsart | Hovhannes Avoyan

Sau khi huy động thêm được 130 triệu USD với mức định giá gần 1,5 tỉ USD, ứng dụng chỉnh sửa miễn phí của Hovhannes Avoyan đang nhanh chóng trở thành phiên bản Photoshop cho thế hệ TikTok và Instagram.

Lớn lên ở Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mong ước được theo học trường nghệ thuật công. Để trúng tuyển, các ứng viên phải nộp một bức vẽ tĩnh vật của chiếc bình. Bản vẽ của Avoyan không gây được ấn tượng.

Bị từ chối, ông chọn con đường sáng tạo khác – khoa học máy tính, tập trung vào thế hệ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo và máy học.

Bước chuyển hướng này được đền đáp một cách ngoạn mục. 30 năm tiếp theo, Avoyan đã xây dựng và bán đi ba công ty khởi nghiệp phần mềm. Ông trở nên giàu có và là một trong những nhân vật nổi bật của giai đoạn công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở Armenia.

Ông vẫn yêu nghệ thuật và thúc đẩy các con mình theo đuổi nghệ thuật. Một ngày năm 2011, con gái 11 tuổi của ông, Zara, đến tìm ông với vẻ chán nản.

Cô bé đã đăng một bức vẽ lên mạng xã hội và có nhiều bình luận gay gắt. Cô bé muốn bỏ cuộc. “Những lời chỉ trích khiến con bé mất tự tin. Bé sắp bỏ cuộc,” Avoyan, 56 tuổi, kể lại.

“Việc đó khiến tôi nhớ lại hoàn cảnh của mình khi từ bỏ nghệ thuật để lựa chọn sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ thích hợp.”

Do đó, Avoyan tạo ra một ứng dụng di động cung cấp những công cụ công nghệ giúp con gái ông cải thiện các bức vẽ của mình. “Tôi muốn mang đến cho con bé một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để bé thỏa sức phát huy tài năng sáng tạo.”

Mười năm sau, hành động khích lệ con cái của Avoyan phát triển bùng nổ thành Picsart, một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới (công ty đặt trụ sở tại San Francisco). Ứng dụng thiết kế và chỉnh sửa này được tải xuống hơn một tỉ lần tại 180 quốc gia.

Ban đầu chỉ có tiếng Anh, hiện giờ ứng dụng khai sinh ở Armenia của Avoyan có sẵn bằng 28 ngôn ngữ.

Mỗi tháng, hơn 150 triệu khách hàng – chủ yếu dưới 35 tuổi – sử dụng Picsart để thực hiện hơn một tỉ hoạt động chỉnh sửa ảnh và video trên mạng xã hội, trang web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

“Picsart có rất nhiều điểm tương đồng với WhatsApp. Đó là tài sản toàn cầu và là nền tảng chung được mọi người ở khắp mọi nơi sử dụng,” Mike Vernal, đối tác quản lý tại Sequoia, cựu phó giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật của Facebook cho biết. “Cả hai đều là hiện tượng toàn cầu trước khi nổi tiếng ở Hoa Kỳ.”

Picsart nhắm đến hai xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ – mạng xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến nhà nhà người người trở thành nhà xuất bản, hàng trăm triệu người hiện đang sử dụng Picsart để thực hiện các thiết kế của mình.

Ưu tiên cho thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart phát triển các công cụ dựa trên AI và Java, cho phép mọi người chỉnh sửa ảnh và video dễ dàng giống như dùng trình chỉnh sửa của Instagram.

Larry Aschebrook (công ty G Squared) cho biết: “Picsart được sử dụng trong một số ngành nghề, tất cả tập hợp lại tạo thành hiện tượng toàn cầu, đây là điều hiếm thấy. Những người trẻ tuổi đã dùng ứng dụng này trong một khoảng thời gian và hiện nay ứng dụng đang thịnh hành trong các ngành kinh doanh và nền kinh tế sáng tạo”.

Các nghệ sĩ và dân nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và biến đổi phong cách cho các bài đăng trên TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook.

Với một vài thao tác, bạn có thể thay đổi ánh sáng và thêm các mảng màu, hình dán và hoạt ảnh kiểu meme. Bạn cũng có thể xóa các nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và thu nhỏ vòng eo của mình.

Nhưng Picsart không chỉ là công cụ dành cho những bức ảnh selfie đầy cuốn hút. Khi hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô vào web trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, họ sử dụng Picsart để giúp các sản phẩm có vẻ ngoài bóng bẩy, chuyên nghiệp trên các thị trường mua bán quan trọng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Tương tự, người dùng cũng sử dụng Picsart để chỉnh sửa nội dung trên các trang web, blog, tiếp thị qua thư điện tử và quảng cáo trên mạng xã hội.

“Ngày nay, công cụ ưa thích của mọi người là điện thoại,” Vernal thuộc công ty Sequoia cho biết. “Khách hàng chụp ảnh sản phẩm và có thể nhanh chóng xóa phông nền, chỉnh sửa hình ảnh và đăng lên trang web của mình.”

Trải nghiệm mượt mà của Picsart là mục tiêu mà Avoyan đặt ra từ khi ông chế tạo công cụ đầu tiên cho con gái mình vào năm 2011. “Rất nhiều người đánh đồng kỹ thuật tốt với sáng tạo,” Avoyan nói. “Công nghệ của chúng tôi nâng cao kỹ thuật của mọi người và có thể là động cơ để sáng tạo hình ảnh.”

Khi Picsart đã phát triển hơn, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình với học viện để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. “Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Sinh viên được học những kỹ năng mới. Cách làm này tốt cho tất cả mọi người,” Avoyan chia sẻ. Hiện nay ông vẫn tiếp tục tuyển dụng như thế.

Avoyan sinh năm 1965 tại Yerevan, Armenia. Ông lớn lên bên mẹ, giáo sư y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh hàng đầu.

Tác phẩm Sunshine and Rainbows: Các công cụ chỉnh sửa AI của Picsart giúp những người nghiệp dư thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn để đăng trên mạng xã hội, trang thương mại kỹ thuật số và tiếp thị trên mạng xã hội. – Nguồn: Picsart.

Nước Cộng hòa Armenia ổn định, đơn điệu và buồn tẻ. Con đường sự nghiệp tốt nhất là vào học viện. Sau khi bị trường nghệ thuật từ chối, dưới sự hướng dẫn của mẹ, Avoyan bắt đầu lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học American ở Armenia.

Cách mạng nổ ra năm 1992. Sự ổn định của Liên Xô biến mất. Thay vào đó là chiến tranh và sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản non trẻ. Học giả trở thành doanh nhân.

Năm 1996, Avoyan, khi đó 30 tuổi, bỏ dở chương trình học tiến sĩ để ra mắt Cedit, công ty dịch vụ phần mềm mà bốn năm sau ông bán cho Lycos, công cụ tìm kiếm trực tuyến thời kỳ đầu, với giá vài triệu.

Năm 2005, ông thành lập công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm kiêm vườn ươm khởi nghiệp mang tên Sourcio. Tiếp theo là Monitis, dịch vụ giám sát trang web, mà TeamViewer (GFI Software) mua lại với giá bốn triệu USD vào năm 2011. Cùng năm đó, ông ra mắt Picsart.

Avoyan và đội ngũ của ông sử dụng các thủ thuật tăng trưởng như cập nhật ứng dụng vào nửa đêm thứ sáu hằng tuần, vì vậy Picsart vẫn nằm trong danh sách ứng dụng nổi bật của Android. Họ cũng đưa ra các công cụ và tính năng mới mỗi tuần để tạo tâm lý mong đợi cho khách hàng và khiến họ có lý do để thường xuyên kiểm tra ứng dụng.

Avoyan sẽ dùng khoản tiền đầu tư mạo hiểm trị giá 130 triệu USD vào việc tuyển dụng thêm nhân tài kỹ thuật có nhiệm vụ phát triển nhiều tính năng AI hơn.

Đó là điều cần thiết để bắt kịp thị trường đông đúc với hàng trăm ứng dụng thiết kế nhỏ hơn, cùng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ USD như Canva và Adobe, công ty có doanh số 12,85 tỉ USD trong năm 2020. Avoyan nói rằng ông muốn duy trì sự độc lập và đang nhắm đến IPO trong vòng 12-18 tháng tới.

Hiện tại, ông có kế hoạch tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng vốn được mở rộng chủ yếu thông qua truyền miệng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở khách hàng của Picsart từ các doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp của Dropbox và Airtable, những công ty khởi nghiệp phần mềm bắt đầu bằng cách hướng đến người dùng và sau đó mở rộng để phục vụ các công ty lớn.

Avoyan đã chuyển trụ sở chính của Picsart đến San Francisco sau khi Sequoia đầu tư lần đầu vào năm 2015, nhưng phần lớn nhóm kỹ sư của ông vẫn ở Armenia.

Đúng là ở đó nhân tài rẻ hơn, nhưng Avoyan coi nền văn hóa hối hả của đất nước mình là một kiểu tài sản đầy quyền năng. “Họ có trí thông minh đường phố và luôn thách thức thực tế.” Avoyan nói: “Khởi nghiệp nghĩa là thực sự thay đổi tất cả các quy tắc. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một cuộc cách mạng.”

Biên dịch: Quỳnh Anh

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top 10 doanh nghiệp có nhân viên hạnh phúc nhất

Adobe được vinh danh là công ty số 1 có nhân viên hạnh phúc nhất vào năm 2021, theo một báo cáo mới từ đơn vị đánh giá doanh nghiệp Comparably.

Top 10 doanh nghiệp có nhân viên hạnh phúc nhất
IBM

Bảng xếp hạng hàng năm từ Comparably xem xét 70.000 doanh nghiệp tại Mỹ và được xác định dựa trên nơi làm việc mà người lao động hài lòng nhất với các khía cạnh liên quan như môi trường làm việc, mức lương, phúc lợi và mục tiêu của công ty.

Dưới đây là 10 doanh nghiệp hàng đầu, có từ 500 nhân trở lên, nơi có nhân viên hạnh phúc nhất trong năm 2021.

1. Adobe.

CEO: Shantanu Narayen.

Trụ sở chính: San Jose, California.

2. RingCentral.

CEO: Vladimir Shmunis.

Trụ sở chính: Belmont, California.

3. HubSpot.

CEO: Brian Halligan.

Trụ sở chính: Cambridge, Massachusetts.

4. Peloton.

CEO: John Foley.

Trụ sở chính: New York.

5. Microsoft.

CEO: Satya Nadella.

Trụ sở chính: Redmond, Washington.

6. Farmers Insurance.

CEO: Jeff Dailey.

Trụ sở chính: Woodland Hills, California.

7. IBM.

CEO: Arvind Krishna.

Trụ sở chính: Armonk, New York.

8. Medallia.

CEO: Leslie Stretch.

Trụ sở chính: San Francisco.

9. Zoom Video Communications.

CEO: Eric Yuan.

Trụ sở chính: San Jose, California.

10. Experian North America.

CEO: Craig Boundy

Trụ sở chính: Costa Mesa, California.

Bảng xếp hạng dựa trên việc đánh giá của nhân viên (được ẩn danh) về các chủ đề đóng góp vào sự hạnh phúc chung tại nơi làm việc. Một số câu hỏi trong bảng phân tích dữ liệu bao gồm:

  • Môi trường làm việc của bạn tích cực hay tiêu cực?
  • Bạn có tin rằng mình được trả lương công công bằng không?
  • Bạn có hài lòng với quyền lợi của chính mình không?
  • Bạn có cảm thấy kiệt sức trong công việc?
  • Các mục tiêu của doanh nghiệp của bạn có rõ ràng không và bạn có được đóng góp vào điều đó không?
  • Bạn có thường hào hứng với việc đi làm mỗi ngày không?
  • Bạn có mong muốn được giao lưu với đồng nghiệp của mình không?
  • Bạn có tự hào khi mình là một phần của doanh nghiệp không?
  • Trên thang điểm từ 1-10, khả năng bạn sẽ giới thiệu doanh nghiệp của mình cho bạn bè là bao nhiêu?

Xếp hạng số 1 của Adobe đã thay thế cho ngôi vị của nền tảng giao tiếp qua video Zoom trong hai năm liên tiếp là 2019 và 2020 và Zoom đã tụt xuống vị trí thứ 9.

Ông Jason Nazar, CEO của Comparably cho biết: “Điều nổi bật trong các bài đánh giá của Adobe là những phản hồi tích cực từ nhiều bộ phận, bao gồm các nhân viên sản phẩm, marketing, thiết kế, bán hàng và kỹ thuật.

Source: Fortune

Bà Gloria Chen, giám đốc nhân sự (CPO) của Adobe cho biết công ty đã đo lường chỉ số tình cảm của nhân viên trong suốt đại dịch thông qua các cuộc khảo sát, các cuộc họp trực tiếp của công ty để hiểu rõ hơn về những thách thức khi phải làm việc dưới sức ép của Covid-19 và tìm ra các giải pháp để đáp ứng các nhu cầu đang thay đổi.

Bà nói tiếp: “Chúng tôi thật may mắn khi có những nhân viên thành thật, những người đã góp phần đầu tư vào văn hóa và cộng đồng của chúng tôi, nhiều sáng kiến ​​tốt nhất của chúng tôi là những sáng kiến ​​được thúc đẩy bởi chính các nhân viên.”

Hiện Adobe vẫn đang theo đuổi mô hình làm việc kết hợp (hybrid Working) và cho rằng đó là mô hình làm việc kiểu mới trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

CEO Canva: Nhà sáng lập Nữ trẻ tuổi nhất sở hữu ‘kì lân công nghệ’

Canva là một website thiết kế đồ hoạ, được thành lập năm 2012. Canva sử dụng định dạng kéo thả và cung cấp quyền truy cập vào hơn một triệu bức ảnh, đồ họa và phông chữ. Nếu bạn là marketer thì hẳn là bạn cũng không xa lạ gì với ứng dụng này.

Canva co-founder and CEO, Melanie Perkins.Canva

Ở tuổi 32, Melanie Perkins là một trong những nữ sáng lập kỳ lân công nghệ (Unicorn) trẻ nhất trên thế giới.

Công ty khởi nghiệp thiết kế trực tuyến Canva của cô gần đây đã được đẩy lên một tầm cao mới sau khi kết thúc vòng tài trợ vốn với mức 85 triệu USD, thu về mức định giá 3,2 tỷ USD. Cô và đồng sáng lập Cliff Obrecht thuộc top người giàu trẻ tuổi nhất của Úc.

Tuy nhiên, mấy ai biết đó là một chặng đường dài và đầy thử thách đối với doanh nhân nữ người Úc này, người đã đặt ra tầm nhìn của mình là trở thành những gã khổng lồ công nghệ và tái tạo lại ngành thiết kế khi chỉ mới 19 tuổi.

“Tôi từng nghĩ điều này sẽ được thực hiện trong vòng hai năm … rằng chúng tôi sẽ thực hiện được toàn bộ tầm nhìn. Nhưng tôi đã không được dễ dàng như vậy! ” Perkins nói.

Perkins cho biết, cuộc hành trình đầy khó khăn đó – với những khởi đầu sai lầm, sự từ chối và trở ngại về nguồn vốn – là bài học phù hợp với hầu hết các nhà sáng lập, những người luôn muốn xóa tan quan niệm sai lầm phổ biến về các doanh nhân là thành công chỉ sau một đêm.

“Đó là công việc khó khăn,” cô nói. “Nhưng thật khó cho tất cả mọi người. Mọi người đều sẽ có những thử thách, khó khăn và bị từ chối. ”

Perkins tiếp tục: “Tôi chưa bao giờ gặp một người sáng lập nào dễ dàng và giao quyền mọi thứ. “Thành công cần rất nhiều thời gian và tâm sức”.

Perkins, với hơn 13 năm kinh nghiệm khởi nghiệp khẳng định: “tất cả những nỗ lực và sự kiên nhẫn có thể được đền đáp nếu bạn thực sự quyết tâm”.

“Điều thực sự quan trọng khác cần biết là điều đó, tức thành công có thể xảy ra,” Vị CEO nói thêm. “Tôi nghĩ nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều đó.”

Perkins cho biết vòng tài trợ mới nhất sẽ giúp công ty ngày càng tiến gần hơn đến việc cạnh tranh với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp khác của Microsoft và Adobe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Nguồn gốc tên thương hiệu của một số ‘ông lớn’: Nokia, Apple, Intel, Adobe

Các công ty thường được đặt tên theo nhà sáng lập hoặc viết tắt, nhưng cũng có trường hợp đó là món ăn ưa thích.

Được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple đang là một trong những công ty công nghệ giá trị nhất thế giới.

Trong cuốn sách về tiểu sử Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson ghi: “Về việc đặt tên cho Apple, ông ấy (Jobs) nói rằng ‘táo là một trong những trái cây giảm cân của tôi’.

Lúc ấy, Jobs vừa trở về từ một nông trại táo, quyết định chọn tên Apple bởi nó ‘vui vẻ, khí thế và không đáng sợ’”

Thành lập tại Mỹ vào năm 1982, Adobe là hãng phần mềm nổi tiếng với các công cụ sáng tạo. Tên gọi này xuất phát từ con suối Adobe Creek chảy sau nhà đồng sáng lập John Warnock. Adobe cũng là tên loại gạch bùn dùng trong xây dựng, ám chỉ cảm hứng sáng tạo trong các phần mềm của công ty. Ảnh: Time.

Atari là công ty về game, được Nolan Bushnell và Ted Dabney thành lập năm 1972. Năm 2017, Bushnell chia sẻ tên gọi Atari được đặt dựa trên trò chơi cờ vây (Go) của châu Á. Trong trò chơi này, atari nghĩa là nước đi có thể khiến đối thủ bị ăn quân.

Trong tiếng Đức, hãng xe BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Công ty Động cơ Bavaria), bắt nguồn từ trụ sở BMW đặt tại Munich, bang Bavaria (Đức).

Cisco là nhà sản xuất thiết bị mạng được thành lập tại Mỹ năm 1984. Tên gọi này được rút gọn từ San Francisco, thành phố mà công ty được thành lập. Logo của Cisco cũng được lấy ý tưởng từ cầu Cổng Vàng, biểu tượng của thành phố.

Website mua sắm trực tuyến eBay được phát triển bởi lập trình viên Pierre Omidyar. Ban đầu có tên AuctionWeb, trang web được đổi thành eBay vào năm 1997 theo tên của Echo Bay, hãng tư vấn thuộc sở hữu của Omidyar.

Do tên miền Echo Bay đã được một công ty khai thác vàng sử dụng, Omidyar quyết định rút ngắn thành eBay.

Hãng công nghệ Garmin được thành lập năm 1989, chuyên sản xuất máy định vị GPS và thiết bị đeo thông minh. Chữ Garmin được đặt theo tên 2 nhà sáng lập, Gary Burrell và Min Kao.

Năm 1939, hãng công nghệ Hewlett-Packard (gọi tắt là HP) thành lập tại Palo Alto, California, được đặt theo tên 2 nhà sáng lập là Bill Hewlett và Dave Packard.

Đến năm 2015, Hewlett-Packard tách thành 2 mảng gồm Hewlett Packard Enterprise cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp, còn mảng máy tính và máy in đổi thành HP Inc.

IBM là tập đoàn công nghệ máy tính lâu đời, được thành lập tại Mỹ vào năm 1911 với tên Computing Tabulating Recording. Năm 1924, công ty được đổi tên thành International Business Machines, viết tắt là IBM.

Intel được thành lập năm 1968 tại New York (Mỹ) bởi 2 nhà tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn là Robert Noyce và Gordon Moore. Ban đầu, công ty có tên NM Electronics (viết tắt của Noyce và Moore), nhưng sau này đổi tên thành Intel (Integrated Electronics).

LG là công ty điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 1958, LG được thành lập dưới tên Goldstar (ngôi sao vàng) cùng “người anh em” là tập đoàn dược Lak-Hui (phát âm là lucky – may mắn).

Năm 1995, Goldstar hợp nhất với Lucky Chemical và LG Cable, đổi tên thành Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó đổi thành LG.

Microsoft được thành lập năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen. Tên gọi này được ghép từ microcomputer (vi máy tính) và software (phần mềm), lúc đầu được ghi là Micro-Soft nhưng sau này đổi thành Microsoft.

Hãng máy ảnh Nikon được thành lập năm 1917 tại Tokyo (Nhật Bản) bởi Koyata Iwasaki. Thời gian đầu, Nikon có tên Nippon Kogaku (Japan Optical trong tiếng Anh). Đến năm 1988, công ty đổi tên thành Nikon Corporation.

Nokia là tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị viễn thông, điện thoại di động. Tên gọi công ty được lấy từ thành phố Nokia, nơi nó được thành lập vào năm 1865.

Qualcomm được thành lập năm 1985 với mục đích hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hợp đồng cho các dự án của chính phủ Mỹ. Tên gọi công ty được rút ngắn từ Quality Communication.

Sau khi hợp nhất với Omninet vào năm 1988, Qualcomm chuyển hướng sang nghiên cứu công nghệ mạng, sau đó tái cơ cấu để tập trung kinh doanh chip bán dẫn và bằng sáng chế.

Samsung là công ty công nghệ Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, Samsung có nghĩa đen là “3 ngôi sao”, tượng trưng cho sức mạnh của đoàn kết, thanh cao và trường tồn như sao trên bầu trời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing