Skip to main content

Thẻ: Baemin

Công ty mẹ Baemin: Không bán mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á nếu chưa được giá

Giám đốc điều hành Delivery Hero, Niklas Ostberg, bày tỏ không có ý định bán gấp mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á trừ khi được giá.

Công ty mẹ Baemin: Không bán mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á nếu chưa được giá
Công ty mẹ Baemin: Không bán mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á nếu chưa được giá

Trước thông tin về việc rút khỏi lĩnh vực giao đồ ăn tại Đông Nam Á, ông Niklas Ostberg – CEO Delivery Hero, bày tỏ tích cực với thị trường châu Á nói chung và cho biết không có ý định bán gấp mảng kinh doanh này tại Đông Nam Á.

Cổ phiếu của Delivery Hero đã tăng 11% vào chiều thứ 14/2 trong phiên giao dịch tại châu Âu, kéo dài mức tăng so với đầu ngày. Khởi sắc đến từ việc Delivery Hero công bố tổng doanh thu năm 2023 trong lĩnh vực giao đồ ăn tăng 9% lên 10,5 tỷ euro (11,2 tỷ USD) và EBITDA điều chỉnh đạt mức 253,3 triệu euro.

Công ty cũng đã đưa ra dự báo về EBITDA điều chỉnh cho năm nay trong khoảng từ 725 triệu euro đến 775 triệu euro, đánh dấu mức tăng gấp ba lần so với năm ngoái.

Đầu tháng này, tờ The New Straits Times cho biết các cuộc đàm phán của Delivery Hero để bán mảng giao hàng đang thua lỗ ở Đông Nam Á – Foodpanda, đã sụp đổ. Thông tin tạo ra làn sóng bán tháo cổ phiếu do ngại rằng công ty sẽ không thể thoái vốn thành công.

Đáp lại động thái trên, người phát ngôn của Delivery Hero cho biết việc bán Foodpanda đang được công ty xem xét và các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.

Tuy vậy, ông Ostberg nói rằng bản thân rất vui khi được giữ lại Foodpanda ở Đông Nam Á, cho thấy ông tự tin về việc tiếp tục cam kết với mảng giao đồ ăn và không cảm thấy cần phải bán gấp.

Ông Ostberg nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn hôm 14/2: “Tôi rất vui khi được giữ Foodpanda mãi mãi. Việc kinh doanh hiện đã đạt điểm hòa vốn, và thật tốt khi nó không còn là lực cản đối với lợi nhuận của chúng tôi, điều đó thật tuyệt”.

Ông nói thêm: “Foodpanda sẽ là một trong những mảng kinh doanh phát triển nhanh của chúng tôi. Vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng ở đó, và chúng tôi rất thích khoản đầu tư này”.

Tuy vậy, CEO Delivery Hero cho rằng công ty vẫn phải xem xét các đề xuất mua lại hợp lý.

“Điều này không có nghĩa là buộc phải bán, chúng tôi không xây dựng doanh nghiệp để bán nó, mà xây dựng doanh nghiệp vì yêu thích một dịch vụ tốt. Chúng tôi tin rằng công ty có thể tạo ra lợi nhuận tốt cho các cổ đông của mình. Chúng tôi vẫn phải hành động hợp lý nếu ai đó đưa ra mức giá phù hợp hơn”, ông Ostberg chia sẻ.

Ông Ostberg từ chối bình luận về mức giá mong muốn đạt được cho Foodpanda, nhưng nói rằng ông thấy nó có “giá trị lớn”.

Delivery Hero, một trong những ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất châu Âu. Ngoài Foodpanda, công ty từng lập liên doanh điều hành Baemin Việt Nam – doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường từ cuối năm ngoái sau nhiều năm gắn bó.

Bên cạnh đó, Delivery Hero công bố thỏa thuận thoái vốn toàn bộ cổ phần trong công ty giao đồ ăn Deliveroo của Anh.

Các cổ đông phản ứng tích cực với động thái này, nhưng cổ phiếu vẫn chưa phục hồi được hoàn toàn kể từ khi công ty bán bớt cổ phần tại Deliveroo.

Gần đây, Delivery Hero đã phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư về khả năng tạo ra lợi nhuận vững chắc cho các doanh nghiệp mà họ rót vốn. Delivery Hero đang cố gắng phục hồi sau đợt sụt giảm tàn khốc, khiến cổ phiếu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được.

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing
Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Ngày 31/12/2023, mọi hoạt động của Baemin tại Việt Nam bị chấm dứt hoàn toàn. Trong những ngày cuối cùng của năm 2023, nền tảng giao đồ ăn này liên tục thông báo huỷ liên kết dịch vụ với các bên, đồng thời gỡ ứng dụng khỏi cửa hàng Google Play hay App Store.

Ngoài những dòng thông báo, Fanpage chính thức của Baemin Việt Nam cũng gửi lời chào tạm biệt tới khách hàng. Lời tạm biệt này đã thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận từ người dùng mạng xã hội. Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự tiếc nuối với một nền tảng có cách quảng bá thương hiệu thú vị như Baemin.

Tuy nhiên, đó chỉ là mặt cảm xúc với thương hiệu. Để tạo thói quen mở app đặt đồ ăn của người dùng, có lẽ Baemin cần làm nhiều hơn từ trước đó.

Theo tổng hợp của công ty nghiên cứu dữ liệu trực tuyến Socialite, ba yếu tố chính liên quan đến Baemin được người dùng ghi nhớ nhiều gồm: Chiến lược truyền thông phủ sóng tốt, linh vật cùng bộ nhận diện thân thiện, các chiến dịch marketing đình đám và bắt trend (xu hướng).

Ngược lại, Baemin bị chê nhiều bởi quá ít mã giảm giá, thiếu deal chất lượng như đối thủ, cách tính phí vận chuyển chưa hợp lý.

Người dùng thường nhớ nhiều đến hình ảnh truyền thông của Baemin và ít ai nhắc tới mặt sản phẩm của nền tảng này, đó là dịch vụ giao đồ ăn. Và điều này đã phơi bày ra yếu điểm của họ tại thị trường Việt Nam.

PGS Hồ Đắc Nguyên Ngã tại Đại học San Francisco cho rằng sản phẩm dịch vụ và cách truyền thông của Baemin đang không trùng khớp với nhau, dẫn tới sự mâu thuẫn như hiện tượng đã nêu.

“Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được”, ông Ngã nhận định.

Ông cũng cho rằng cái Baemin làm tốt là hoạt động truyền thông, đặc biệt là đối với người trong ngành. Song, như vậy là chưa đủ vì mục đích của hoạt động này là truyền tải giá trị tới người dùng, từ đó thuyết phục họ thay đổi hành vi mua hàng. Điều này phải khớp cùng với sản phẩm dịch vụ cũng như giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng nền tảng và dường như Baemin đã sai từ khâu này.

“Nếu truyền thông mà tách ra khỏi sản phẩm dịch vụ thì chúng ta sẽ nói cái gì với khách hàng, làm sao thay đổi được tâm lý hành vi khách hàng? Không lẽ, chỉ vì quảng cáo này dễ thương quá nên tôi mua hàng của bạn à?”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

Thực tế, Baemin đã đối mặt với khó khăn từ trước đó. Tháng 8/2023, ông Niklas Östberg, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin từng nhận định Việt Nam là nơi hoạt động kinh doanh giao đồ ăn không bao giờ có lãi.

Baemin cạnh tranh với các nền tảng như Grab, Gojek, ShopeeFood và Be trong lĩnh vực giao đồ ăn ở Việt Nam. Khác với các ứng dụng còn lại, Baemin Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn. Theo Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Không chỉ Baemin, các chi nhánh khác củaDelivery Hero cũng đối diện với tương lai không mấy sáng sủa. Kể từ khi Delivery Hero niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 6/2017, cho đến nay công ty chưa từng có lãi.

Theo tờWirtschaftsWoche, tập đoàn đang có kế hoạch bán mảng giao đồ ăn ở châu Á nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận.

“Thị trường châu Á là nơi đốt cháy thanh khoản”, một người trong cuộc nói.

Nguồn tin cho biết công ty cân nhắc bán Foodpanda – ứng dụng giao đồ ăn hoạt động tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào. Tương tự Baemin, Foodpanda cũng chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ giao đồ ăn.

“Ưu tiên của công ty chúng tôi lúc này là trở nên gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và thậm chí linh hoạt hơn”, ông Jakob Sebastian Angele, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của Foodpanda viết trong email gửi tới nhân viên hồi tháng 9/2023 – thời điểm công ty tiến hành đợt sa thải thứ ba trong năm.

Chi tiêu cho giao đồ ăn trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng hơn gấp ba lần trong năm nay với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 24,4%. Tăng trưởng dự kiến diễn ra nhanh nhất ở các thị trường mới nổi như Myanmar, Việt Nam và Philippines.

Tuy nhiên thay vì chọn cách cạnh tranh đốt tiền khuyến mại và không thấy lợi nhuận, các nền tảng đang từng bước thực thi chiến lược khuyến mãi hợp lý nhằm giữ chân khách hàng, vừa cung cấp các dịch vụ phù hợp.

Ông Alejando Osorio –  CEO Gab Việt Nam cho rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng.

“Tôi cho rằng bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn. Chúng tôi đặt trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”, vị CEO nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Lý do đằng sau việc Baemin từ giã thị trường Việt Nam sau 4 năm chinh chiến

Trong khi toàn thị trường giao đồ ăn (Food Delivery) Việt Nam 2023 tăng trưởng 27% so với năm ngoái, đạt 1,4 tỷ USD, thị phần của Baemin chạy thụt lùi từ 12% xuống còn 5%, báo cáo của Momentum Works cho biết.

Trong khi đó, vốn đã xưng bá, thị phần của Grab tại Việt Nam vẫn tăng từ 45% lên 47%, Shopee cũng tăng 41% lên 45%. Gojek, vốn chiếm thị phần 2% ít ỏi, nay cũng tăng lên 3%.

Baemin chính thức giã từ cuộc chơi tại Việt Nam vào ngày 8/12/2023, chấm dứt 4 năm chinh chiến tại thị trường này.

Đây cũng là cái kết tất yếu khi công ty mẹ Delivery Hero tỏ ý muốn thoái vốn khỏi thị trường “ít sinh lời” từ đầu năm 2022.

Delivery Hero mua lại Woowa Brothers của Hàn Quốc – công ty sở hữu Baemin – vào cuối năm 2019 với giá 4 tỷ USD. Đây được xem là một trong những thương vụ lớn nhất toàn cầu trên thị trường ứng dụng giao đồ ăn.

Cuối năm 2022, ứng dụng giao đồ ăn Line Man Wongnai được cho là đang trong quá trình đàm phán mua lại Foodpanda – một thương hiệu Food Delivery khác của Delivery Hero – tại Thái Lan. Chưa rõ kết quả cuộc đàm phán ra sao, nhưng đến tháng 2/2023, Foodpanda thông báo sa thải 1.000 nhân sự.

Không chọn mua Foodpanda, Line Man sau đó đã mua startup máy POS FoodStory và mua lượng cổ phần lớn tại công ty thanh toán Rabbit Line Pay. Năm 2023, Line Man đã bám sau Grab trong mảng Food Delivery tại Thái Lan, với thị phần tăng từ 24% lên 36%, chủ yếu giành lại miếng bánh từ Foodpanda.

Tháng 8/2023, công ty mẹ Delivery Hero thông báo đã đạt EBITDA điều chỉnh dương. Đơn vị này tiếp tục chào bán với Grab một phần mảng kinh doanh tại khu vực Châu Á trong tháng 9/2023.

Trong khi cuộc đàm phán tiếp tục không có kết quả, các thương hiệu giao đồ ăn Foodpanda và Baemin tiếp tục thông báo sa thải nhân sự trong bối cảnh thị trường Food Delivery được đánh giá tiềm năng.

Tháng 11/2023, Meituan ngỏ ý muốn mua Foodpanda khu vực Đông Nam Á, theo thông tin từ Bloomberg. Tuy nhiên đến cuối tháng 11/2023, Meituan đã ngưng mong muốn này, lý do được đưa ra là bởi “khó có khả năng sinh lời”. Cùng thời gian đó, Baemin xác nhận chấm dứt hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số phận của Foodpanda hiện vẫn bỏ ngỏ.

Trong năm 2023, trong khi Baemin chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, Foodpanda – với 3 cuộc bán mình bất thành – bị giảm thị phần ở hầu hết các thị trường.

Tại Thái Lan, thị phần (Market Share) Foodpanda giảm từ 16% năm 2022 còn 8% trong năm 2023. Các thị trường khác như Malaysia giảm từ 38% xuống 30%, Singapore giảm từ 31% còn 28%, Philippines giảm từ 40% xuống 39%.

Trong khi nhiều tay chơi chủ chốt trên thị trường Food Delivery hướng tới mục tiêu lợi nhuận bền vững, Delivery Hero lại khát khao được thoái vốn, Momentum Works nhận định rất có thể sẽ có thêm cuộc hợp nhất trên thị trường này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Baemin lỗ hơn 4.000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam

Chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng và con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.

Baemin lỗ hơn 4000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam
Baemin lỗ hơn 4000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam

Ứng dụng giao đồ ăn Baemin đã chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam từ ngày 8/12/2023, khép lại gần 5 năm gia nhập thị trường. Trong thời gian ngắn, Baemin đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ giao đồ ăn từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, và nhiều nơi khác đến tận tay khách hàng.

Đây từng được xem là ứng dụng giao đồ ăn hoạt động rộng nhất ở Việt Nam khi có mặt tại 21 tỉnh, thành vào đầu năm 2022.

Theo số liệu được công bố bởi Vietdata, trước khi tuyên bố đóng cửa, Baemin đã có khoảng thời gian kinh doanh giành thị phần đầy khốc liệt khi duy trì được mức doanh thu tăng trưởng qua các năm.

Cụ thể, vào năm 2020, doanh thu của Baemin chỉ ở mức gần 441 tỷ đồng, thì đến năm 2022, doanh thu đã tăng lên 83,9% cán mốc hơn 810 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc Baemin liên tục mở rộng cũng đi kèm với những khoản lỗ tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2020 công ty lỗ sau thuế hơn 1.400 tỷ đồng, thì đến năm 2021 khoản lỗ này tăng đến 1.500 tỷ đồng và năm 2022 là khoảng 1.300 tỷ đồng, theo Vietdata.

Như vậy, chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.

Điều này phù hợp với những chia sẻ trước đây của đồng sáng lập và CEO Delivery Hero – ông Niklas Oestberg, khi cho rằng, việc kinh doanh giao đồ ăn tại Việt Nam sẽ “không bao giờ có lãi”.

Thực tế, dù có nhiều lợi thế phát triển, nhưng thị trường giao đồ ăn trực tuyến vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất hiện nay, đó là sự phát triển bền vững.

Trước đây thị trường này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự cạnh tranh mã khuyến mãi giữa các ứng dụng công nghệ. Việc đầu tư vào mã khuyến mãi giúp các ứng dụng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, có lượng người sử dụng đông đảo hơn và nâng cao số lượng đơn hàng.

Tuy nhiên, điểm bất cập của cuộc đua mã khuyến mãi là tạo nên một hướng đi chiếm lĩnh thị trường không bền vững và gây nên sự mất cân bằng cho thị trường mục tiêu.

“Ứng dụng nào có nhiều ưu đãi sẽ giữ chân được người dùng. Tuy nhiên nếu người dùng gắn với ứng dụng chỉ vì có khuyến mãi tốt, thì họ sẽ quay lưng khi khuyến mãi không còn”, một chuyên gia trong lĩnh vực giao đồ ăn chia sẻ.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, thị trường ứng dụng giao đồ ăn thực sự là một “sân chơi” màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.

Về thị phần, trước khi đóng cửa tại Việt Nam, Baemin nắm giữ 12% thị phần giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Việc Baemin rút khỏi thị trường giao đồ ăn Việt Nam đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể, và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần.

Bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn cốt lõi, Baemin còn cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm.

Xuất hiện khá muộn so với nhiều tên tuổi giao đồ ăn và giao nhận khác, nhưng Baemin đã tạo được ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý đáng kể với đông đảo người dùng thông qua các chiến dịch quảng bá, marketing ấn tượng.

Cuối tháng 9/2023, bà Cao Thị Ngọc Loan – Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin tiết lộ kế hoạch rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Bà Loan cho biết: “Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, cùng sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.

Trước động thái này, Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An, Bắc Ninh và tiến tới đóng cửa hoàn toàn vào đầu tháng 12/2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần (liệu sẽ thuộc về ai)

Từ ngày 8-12, ứng dụng giao đồ ăn Baemin sẽ chính thức chia tay thị trường Việt Nam sau 4 năm gắn bó. 

Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần
Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần

Trong thông báo mới nhất gửi tới các đối tác và người tiêu dùng, Woowa Brothers Việt Nam, đơn vị vận hành ứng dụng giao hàng, giao đồ ăn Baemin cho biết Baemin sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam kể từ 0h ngày 8-12.

Theo đó, người dùng vẫn có thể đặt món đến hết ngày 7-12. Đồng thời, Baemin khuyến cáo người dùng nên sử dụng hết các ưu đãi giảm giá trước khi ứng dụng này dừng hoạt động. Trong khi đó, các đối tác nhà hàng của hãng có thể truy cập vào ứng dụng đến ngày 12-12.

Ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.

Vào tháng 6-2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TPHCM. Ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến.

Trước khi ra thông báo chính thức chia tay thị trường, vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.

Theo thống kê của Momentum Works, trong năm 2022, Baemin chỉ nắm 12% thị phần giao đồ ăn tại Việt Nam, còn Grab chiếm 45%, ShopeeFood chiếm 41%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam sau 4 năm gắn bó

Kinh tế khó khăn, cộng với thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến ‘ông lớn’ giao đồ ăn Baemin – doanh nghiệp nổi bật đến từ Hàn Quốc, chính thức chia tay thị trường Việt Nam từ ngày 8-12-2023, khép lại 4 năm gắn bó.

Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam
Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam

“Baemin Việt Nam tạm biệt bạn nhé”, thông báo của ứng dụng giao đồ ăn gửi đến khách hàng.

Rời cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Baemin cho biết sẽ chính thức ngừng hoạt động từ 0h ngày 8-12-2023. Người tiêu dùng vẫn có thể đặt món trên ứng dụng này đến hết ngày 7-12.

Vì thời gian không còn nhiều nên phía ứng dụng cũng nhắn gửi khách hàng tranh thủ sử dụng hết xu, điểm thưởng và các khuyến mãi đang có của mình trên ứng dụng, để tận hưởng nhiều món ngon.

“Baemin sẽ mãi mãi biết ơn sự yêu thương, ưu ái và ủng hộ mà bạn đã dành cho Baemin trong hành trình giao món khắp Việt Nam suốt 4 năm qua. Baemin rất vui và tự hào khi được đồng hành cùng bạn trong mọi bữa ăn ngon.

Baemin chúc bạn niềm vui luôn đầy như chiếc bụng đói được ăn no. Baemin yêu bạn nhiều lắm, sẽ nhớ bạn lắm đó!”, đội ngũ thuộc ứng dụng giao hàng bày tỏ.

Trong thông báo gửi đến đối tác là các nhà hàng, ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.

Doanh nghiệp cam kế thanh toán đầy đủ các khoản công nợ trong thời gian hoạt động còn lại, đồng thời hoàn trả chi phí quảng cáoMarketing đã trả trước cho tháng 12-2023, sau khi hoàn thành đối soát.

Không có lãi.

Vào tháng 6-2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TP.HCM. Trong suốt 4 năm qua, Baemin luôn để lại ấn tượng với người tiêu dùng qua các chiến dịch quảng cáo đầy tính sáng tạo, dễ thương, năng động và gần gũi.

Khi vào ứng dụng, ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến…

Baemin là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam (thành viên của liên doanh giữa Woowa Brothers – công ty giao đồ ăn top đầu tại Hàn Quốc) và Delivery Hero (tập đoàn công nghệ giao đồ ăn hàng đầu thế giới đến từ Đức, cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia khác nhau).

Vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.

Trước đó ông Niklas Östberg – đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc Delivery Hero (công ty mẹ) – chia sẻ với Hãng tin Reuters về việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam “không bao giờ có lãi”, trong khi đánh giá triển vọng của công ty tại châu Á lại tích cực.

Tính đến năm vừa qua, Grab chiếm 45% thị phần giao đồ ăn tại Việt Nam, tiếp đến là ShopeeFood chiếm 41%, riêng Baemin chỉ giữ khoảng 12% thị phần (theo thống kê của Momentum Works).

Nhiều người tiêu dùng cho biết mặc dù rất có thiện cảm với Baemin, nhưng một trong những điều khiến họ cản trở dùng dịch vụ là vì ít có chương trình khuyến mãi so với các đối thủ lớn khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Việc Baemin thu hẹp hoạt động gần đây đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể, và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần, bao gồm những nền tảng năng nổ như Gojek và Xanh SM.

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022
Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Cuối tháng 9/2023, Baemin Việt Nam đã dừng hoạt động tại một số địa phương như Hội An, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Trong khi năm ngoái, hãng giao đồ ăn Hàn Quốc có mặt tại 21 tỉnh thành, thì nay đã thu hẹp đáng kể.

Dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức đóng cửa toàn bộ, hay bán mình, nhưng nguồn tin của TheLEADER cho biết, Baemin Việt Nam có thể cắt giảm tới hơn 50% nhân sự trong giai đoạn này.

Nguồn cơn của động thái trên đến từ việc từng xuất hiện thông tin phía Grab đã hỏi mua lại Baemin Việt Nam vào năm ngoái. Tuy nhiên, đến nay thương vụ vẫn chưa diễn ra. Khi được hỏi về thông tin trên, phía Baemin Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.

Trong một email gửi tới nhân viên Baemin Việt Nam, CEO tạm quyền là bà Cao Thị Ngọc Loan cho biết khả năng thu hẹp hoạt động tại Việt Nam, bởi thị trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam.

Việc Baemin thu hẹp hoạt động đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần.

Công ty mẹ của Baemin là Delivery Hero – “gã khổng lồ” ngành dịch vụ giao đồ ăn của Đức, đã thu hẹp quy mô hoạt động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm tinh gọn và linh hoạt bộ máy.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, thị trường ứng dụng giao đồ ăn thực sự là một “sân chơi” màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.

Về thị phần, Baemin nắm giữ 12% thị phần (Market Share) giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Baemin bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ giữa năm 2019 sau khi hoàn tất thâu tóm ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm. Đến nay, bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn, Baemin còn cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm.

Sau khi Baemin Việt Nam thu hẹp hoạt động, cả Grab và ứng dụng gọi xe Be đều đang “án binh bất động”. Trong khi đó, Gojek và tay chơi mới là Xanh SM tỏ ra năng nổ hơn.

Trung tuần tháng 11, Gojek đã mở rộng hoạt động tại tỉnh Bình Dương (thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một) và Đồng Nai (thành phố Biên Hòa), được đánh giá là các tỉnh lân cận TP. HCM và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

Các dịch vụ mà Gojek mang tới cho người tiêu dùng bao gồm: dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide và xe bốn bánh GoCar), giao đồ ăn (GoFood), và giao hàng (GoSend).

Ông Sumit Rathor – Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam cho biết: “Việc Gojek mở rộng hoạt động đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cũng như thể hiện cam kết phục vụ người dùng trên toàn quốc của chúng tôi tại Việt Nam”.

Theo ông Sumit Rathor, việc Gojek mở rộng chủ yếu đến từ những chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Gojek mở rộng hoạt động sau khi thực hiện thành công một số dự án vào năm nay, bao gồm thí điểm sử dụng xe máy điện phục vụ các nhu cầu đi lại, giao hàng, giao đồ ăn của người dùng tại TP. HCM thông qua hợp tác với các công ty xe máy điện, đưa tính năng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood lên nền tảng MoMo.

Gojek hiện đang kết nối người dùng tại Việt Nam với hệ sinh thái các đối tác cung cấp dịch vụ, bao gồm khoảng 200.000 đối tác tài xế.

Trong khi đó, CEO GSM – ông Nguyễn Văn Thanh tin rằng, xe máy điện sẽ thay đổi thị trường gọi xe với các dịch vụ từ xe ôm, giao hàng, cho thuê, taxi.

Chủ quản của nền tảng Xanh SM gần đây đã mở rộng tại thị trường TP. HCM, đồng thời hướng tới mục tiêu phủ sóng tại 6 tỉnh, thành phố và mở rộng quy mô lên đến 90.000 xe máy điện ngay trong năm 2023.

Theo ông Thanh, lợi thế của Xanh SM là phát triển hệ sinh thái dịch vụ xe điện từ đầu, thay vì dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện như các ứng dụng lớn trên thế giới như Grab, Uber, Gojek, Kakao Mobility, Didi hay Ola.

Theo ông Thanh, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về tỉ lệ sở hữu xe máy, với ước tính hơn 42 triệu chiếc. Và cứ mỗi năm thị trường Việt Nam lại tiêu thụ thêm 3 triệu xe, chủ yếu là xe máy xăng.

Do đó, nếu đưa vào vận hành xe máy điện, người dùng cũng như tài xế sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, đồng thời hạn chế được việc xả thải ra môi trường.

Thực tế, trong khoảng 4 năm trở lại đây, thị trường gọi xe Việt Nam không có nhiều biến động về mặt thị phần – nhất là khi nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu luôn là: Grab, Be, Gojek. Tân binh góp mặt gần nhất là Baemin.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, Grab là ứng dụng chiếm thị phần số một – lên tới 74,6%, với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe. Ứng dụng Be nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, còn Gojek là 12,3%.

Sau đó khoảng một năm, chênh lệch thị phần giữa Grab Việt Nam và các ứng dụng khác dần được thu hẹp. Khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 cho thấy, Grab chỉ còn chiếm khoảng 60% thị phần gọi xe, Gojek chiếm 19%, và ứng dụng Be là 18%.

Do đó, để thay đổi “cuộc chơi” – hay chiếm lĩnh thị phần gọi xe vốn đã được phân chia sẵn chắc chắn sẽ là thách thức với một tân binh như Xanh SM.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách “nghỉ chơi”

Với một đơn hàng, ứng dụng (app) của các hãng công nghệ lấy được cả tiền chia sẻ doanh thu từ các đơn vị F&B (những quán ăn và quán cafe) lẫn tiền chiết khấu từ vận đơn của shipper. Làn sóng rời bỏ hoặc bớt phụ thuộc vào app đang diễn ra.

Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách "nghỉ chơi"
Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách “nghỉ chơi”

Ông Ngô Văn Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM), kinh doanh hệ thống 10 cửa hàng, cho biết đã đề nghị giảm chiết khấu xuống 12 – 15%, bù lại sẽ tăng quảng cáo.

Tuy nhiên, nhiều app không chấp nhận, vẫn thu đủ 20 – 25%. “Đàm phán tốt, doanh nghiệp có thể được giảm mức chiết khấu. Tuy nhiên, những trường hợp được giảm không nhiều”, ông Hà than.

Cuộc vui ngắn ngủi vì app thu đậm.

Cho rằng app “ăn dày” và ít chia sẻ, nhiều cửa hàng, quán ăn chọn chia tay hoặc giảm làm ăn với app.

Vận hành hơn 20 chi nhánh quán đồ ăn xứ Quảng, anh Nguyễn Đỉnh (quận Tân Bình) từng kỳ vọng doanh số bùng nổ khi bán hàng online qua app và trực tiếp tại quán. Ban đầu, cứ một quán ăn ít nhất anh đăng ký 3-4 app giao đồ ăn như Baemin, GrabFood, GoFood, ShoppeFood…

Chiết khấu trên đơn hàng của các ứng dụng khác nhau tùy vị trí, quán ăn và thời gian hợp tác, trung bình là 25 – 27,5%. Phí này những năm trước chỉ ở mức khoảng 15 – 20%, sau đó tăng dần.

“Ban đầu có nhiều khách đặt khi app tăng khuyến mãi, sau đó từng bước đưa chủ quán vào thế phải khuyến mãi mạnh hơn mới có khách.

Mình phải chi tiền quảng cáo, ưu đãi 20 – 30% mới xuất hiện nổi bật trên gian hàng online của app. Càng phụ thuộc app, chi tiền khuyến mãi quá nhiều, doanh thu cao nhưng lợi nhuận giảm”, anh Đỉnh nói và cho biết đã gỡ bỏ gian hàng trên một số ứng dụng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-10, ông Trần Văn Trường, giám đốc Công ty hải sản Hoàng Gia, cho biết là đơn vị lâu năm và đơn hàng có giá trị lớn nên đã đàm phán để có được mức chiết khấu từ 5 – 10%. Tuy nhiên, gần đây nhiều app đòi tăng lên 15 – 20%, thậm chí 25%, nên đơn vị phải giảm giao hàng qua app.

“Kinh doanh khó khăn, lượng đơn hàng giảm 20 – 30% so với lúc tốt mọi năm, giờ lại “nuôi” thêm app với chiết khấu cao nữa thì thật sự khó sống”, ông Trường nói.

Ngoài việc lấy tiền chia sẻ doanh thu trên đơn hàng từ các quán ăn, dịch vụ giao hàng của hãng công nghệ còn “ăn” thêm chiết khấu trên đơn của shipper.

Theo đó, tương tự quán ăn, shipper cũng có mức chiết khấu với app từ 20 – 25%. Chẳng hạn, với một đơn hàng vận chuyển giá 16.000 đồng tài xế mất 1/4 số tiền cho hãng, chỉ giữ lại 12.000 đồng, chưa kể chi phí đổ xăng đang đắt đỏ.

Tự đầu tư để kéo khách về.

Dù khẳng định app là làn gió mới, việc “chơi” với ứng dụng giúp đơn vị dễ quảng bá thương hiệu, đỡ các chi phí tại chỗ như mặt bằng, phục vụ… nhưng ông Trường cho biết với xu hướng chiết khấu ngày càng tăng, đơn vị phải tự cứu mình.

Theo ông Trường, với 13 cửa hàng và đang dự tính mở thêm, mỗi ngày hệ thống có đến hàng trăm đơn hàng, việc chia 10 – 15% cho các app là số tiền lớn.

“Tôi đang chủ động xây dựng kênh bán hàng riêng, ưu đãi cho khách như miễn phí vận chuyển khi đặt hàng trực tiếp”, ông Trường nói.

Ông Hà Bình Kha, chủ nhà hàng Hai Châu (quận Gò Vấp), cũng cho hay đang tìm cách kéo khách về bằng cách tăng giá 10% nếu đặt qua app, giảm giá bán khi mua tại cửa hàng, miễn phí giao hàng…

Nhiều quán ăn, nhà hàng đang tìm cách “giải phóng” mình khỏi các app. Thay vì trả 25% chiết khấu, họ dùng số tiền này để quảng bá, khuyến mãi tại chỗ…

Đủ kiểu thu phí, app vẫn lỗ?

Với một đơn hàng, app công nghệ thu lời từ nhiều bên nhưng nhiều ứng dụng công nghệ vẫn kêu khó, gặp lỗ.

Mới nhất là ứng dụng đến từ Hàn Quốc Baemin, sau hơn ba năm hoạt động tại Việt Nam đến nay phải thu hẹp quy mô, thậm chí tính rời thị trường. Loship thì đối diện phản ứng của nhiều chủ quán ăn, cửa hàng vì giam tiền hàng, hoàn trả chậm…

Theo các app, áp lực to lớn cho thị trường giao thức ăn tới từ nhà đầu tư, trong khi khách hàng lại quen được khuyến mãi.

“Việc “vung tiền” chiếm thị trường, cạnh tranh với đối thủ khiến các ứng dụng giao hàng lâm vào thế khó.

Dân thắt lưng buộc bụng, các app cũng phải cắt giảm khuyến mãi do khó khăn, ngay bản thân doanh nghiệp vẫn lỗ” – đại diện một đơn vị giao hàng lý giải và cho biết tại các thị trường phát triển như Mỹ hay Hàn Quốc, hiện nhiều ứng dụng dẫn đầu cũng lỗ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một app giao thức ăn cho hay phải liên tục “bơm tiền” đầu tư công nghệ và vận hành hệ thống. Nhưng sau thời gian kỳ vọng bùng nổ, thực tế sức mua giảm mạnh, doanh thu sụt giảm rất mạnh từ đầu năm nay.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, tổng giám đốc Công ty Liên kết thương mại toàn cầu, nhận định khi chiếm được thị phần, doanh nghiệp công nghệ luôn tìm cách thu tiền, nhất là với các nhà hàng, quán ăn bị lệ thuộc vào app.

Theo các chuyên gia, hiện giá xăng dầu, vật giá tăng cao là áp lực cho cả app, tài xế và khách hàng. Tuy nhiên, các app cần san sẻ, cân đối lợi nhuận ở mức vừa phải để hỗ trợ tài xế và khách hàng, chuẩn bị cho hành trình lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Những lý do chính khiến Baemin đang bên bờ dừng hoạt động tại Việt Nam

Gia nhập thị trường cách đây 4 năm, Baemin đem tới một làn gió mới với đồng phục màu xanh ngọc và cách làm marketing thân thiện, nhưng giờ đây biến động thị trường và nhiều nguyên nhân khác nhau, đã khiến Baemin lâm dần vào khủng hoảng và bên bờ vực dừng hoạt động tại Việt Nam.

Những lý do chính khiến Baemin có thể phải dừng hoạt động tại Việt Nam
Những lý do chính khiến Baemin có thể phải dừng hoạt động tại Việt Nam

Là một ứng dụng được khá nhiều người dùng yêu thích bởi cách truyền thông nhẹ nhàng và đi vào lòng người, Baemin cũng gặt hái không ít kết quả trong các giải thưởng marketing và ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng.

Nhưng có vẻ những điều đó là chưa đủ trước hiện thực phũ phàng mà Baemin đang phải đối mặt: kinh doanh không hiệu quả, công ty mẹ tuyên bố “không bao giờ có lãi” tại Việt Nam, nhân sự bị cắt giảm và đang có nhiều dấu hỏi về khả năng tiếp tục hoạt động.

Cùng điểm lại những nguyên nhân đưa Baemin tới con đường này.

Kinh doanh – Vận hành: Thủy triều lên và rút.

Baemin bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ năm 2019, khi vốn đầu tư cho startup đang nở rộ và tình hình kinh tế đang tăng trưởng ổn định. Những điều đó cũng với việc công ty mẹ “chơi lớn” khi rót tiền lớn vào thị trường Việt Nam đã khiến Baemin nổi lên là một đối thủ khó chơi với Grab hay ShopeeFood.

Tuy nhiên, marketing hay branding chỉ là sự khởi đầu, những gì giữ người dùng lại với một ứng dụng là quá trình kinh doanh, vận hành của họ.

Về mặt kinh doanh, ban đầu với số lượng vốn lớn Baemin sẵn sàng giảm mức chiết khấu cho các nhà hàng để cạnh tranh với đối thủ, thời điểm 2019, 2020, không khó để gặp các bài đăng của chủ nhà hàng tìm cách được “lên Baemin”.

Về mặt vận hành, với số vốn đầu tư lớn, Baemin trong giai đoạn đầu cũng sẵn sàng mạnh tay chi thưởng để hút đội tài xế công nghệ và vận hành dịch vụ ở nhiều tỉnh, thành.

Nhưng ở giai đoạn sau, khi tình hình thị trường đi theo chiều hướng xấu, và tình hình đầu tư vào startup gặp nhiều vấn đề, sức mạnh ban đầu của Baemin dần suy yếu.

Sau Covid, các chủ nhà hàng nhận thấy họ đang lên quá nhiều app và app nào cũng cắt chiết khấu lên tới 15% – 20%, trong khi tình hình giá nguyên vật liệu và nhân công đầu vào tăng cao. Khi đó, lựa chọn của nhà hàng là sẽ phải cắt giảm các kênh ít hiệu quả và tập trung vào các kênh đem lại hiệu quả cho họ.

Baemin khi đó đã giảm khá nhiều nguồn lực marketing và không còn đủ hấp dẫn để người dùng giữ app trong máy và sử dụng thường xuyên.

Thậm chí, ở một số tỉnh thành ngoài Hà Nội và TPHCM, Baemin bắt đầu dùng thêm đội tài xế của các dịch vụ khác để đảm bảo quá trình giao nhận, thậm chí sau đó “cắt” hoàn toàn việc tự vận hành đội xế ở các tỉnh thành nhỏ để tập trung tại các thị trường lớn.

Việc vận hành một ứng dụng giao đồ ăn ở giai đoạn đầu giống như thuỷ triều lên, nước tràn đầy và mọi người bên trong đó đều vui: Chủ nhà hàng thấy bán hàng được, doanh số về nhiều; người dùng thấy khuyến mại nhiều, app dễ thương; tài xế thì “ấm” ví vì nhiều chương trình thưởng năng suất; các bên quảng cáo, đặc biệt là OOH thì vui khi có một “con cá bự” chi mạnh tay cho các tấm biển quảng cáo lớn ở nhiều vị trí trung tâm đắt đỏ.

Nhưng ở giai đoạn sau Covid, việc vận hành lúc này giống như khi thuỷ triều rút, sình lầy hiện ra và cả cát đá. Nhà hàng thấy không còn đơn Baemin nữa, màu áo xanh ngọc thưa dần; người dùng thấy app không còn nhiều khuyến mại, ít nhà hàng hơn, gọi giao hàng khó và chậm vì đã ít tài xế hơn; tài xế thì phàn nàn vì phải đi lấy đơn xa mà số lượng đơn hàng cũng không còn nhiều, không đủ tạo thu nhập cho họ sinh sống.

Sẽ còn rất nhiều điều cần phân tích trong vấn đề vận hành và kinh doanh của Baemin, mà khuôn khổ một bài viết khó lòng nói hết.

Tuy nhiên, có thể đúc kết đơn giản rằng, cũng như nhiều đối thủ lớn từng phải chấp nhận rời khỏi thị trường 100 triệu dân đã phải ngậm ngùi thừa nhận: họ có đủ sự hào nhoáng và hấp dẫn bên ngoài, nhưng độ thực dụng và hiểu người dùng Việt thì chưa.

Thị trường: Khi người dùng thắt chặt hầu bao.

Năm nay, đa phần các doanh nghiệp đều cho biết họ gặp khó khăn trong việc bán hàng, do người dùng thắt chặt hầu bao.

Điều đó tới từ việc nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, cắt giảm nhân sự và việc kỳ vọng kinh tế trong ngắn hạn không có nhiều tích cực, khiến người dùng thắt chặt chi tiêu, gia tăng đề phòng rủi ro.

Thực tế đó ảnh hưởng nhiều tới các ứng dụng, trong đó đương nhiên có Baemin. Tuy dịch vụ ăn uống là nhu cầu gần như căn bản nhất, nhưng giao đồ ăn thì lại là một nhu cầu ở mức cao hơn.

Khi tình hình kinh tế sáng sủa và app nhiều khuyến mại, việc giao đồ ăn trở nên đơn giản vì khoản phí giao hàng thường được giảm giá hoặc tiền khuyến mại khủng ở đồ ăn giúp người dùng dễ dàng ra quyết định đặt món.

Tuy nhiên, với tình hình hiện tại và khi app cắt giảm khuyến mại, người dùng sẽ nhận thấy, việc bỏ ra khoảng hơn 20.000đ phí ship và các loại phí dịch vụ, việc đặt món và giao đồ ăn từ quán gần đó cũng trở nên tốn kém hơn, trong khi có thể tự di chuyển tới quán.

Còn chưa kể đến tình trạng giá bán đồ ăn trên app thường cao hơn giá bán tại quán, do nhà hàng kê cao giá bù cho phần chiết khấu của app giao đồ.

Như vậy, trong bối cảnh người dùng thắt chặt chi tiêu và giảm các nhu cầu chưa thật cần thiết, nhu cầu đặt đồ ăn nói chung sụt giảm đáng kể.

Một yếu tố khác, sau Covid, rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa và không thể mở lại, những nhà hàng còn hoạt động cũng phải siết chặt chi tiêu trong bối cảnh giá cả leo thang, các khoản phí hoa hồng của các app giao đồ ăn trở thành một gánh nặng khiến nhiều chủ nhà hàng quyết định ngừng hợp tác với app.

Một bất lợi nữa của Baemin là việc chỉ có một nhánh kinh doanh là giao đồ ăn. Một số nhánh khác như giao thực phẩm hay mỹ phẩm đã ra mắt nhưng không có nhiều dấu ấn.

Điều đó sẽ tốt ở giai đoạn thị trường phát triển, vì người dùng và nhà hàng thấy được một đối tác giao đồ ăn chuyên tâm và chuyên nghiệp.

Nhưng ở giai đoạn khó khăn, so với các đối thủ đều là super-app (siêu ứng dụng) với rất nhiều nhánh kinh doanh có thể bù lỗ, Baemin gần như chỉ có thể dựa vào nguồn vốn từ công ty mẹ và lợi nhuận từ mảng giao đồ ăn để hoạt động.

Cạnh tranh tới từ các super-app trong mảng giao đồ ăn là cực kỳ lớn. Hầu hết các super-app đều coi giao đồ ăn là một mảng kinh doanh giúp kiếm lời từ nhiều bên: 15% – 20% phí chiết khấu cho nhà hàng, 20% – 30% chiết khấu từ tài xế, phí nền tảng/dịch vụ thu của người dùng 2.000đ – 5.000đ/đơn hàng, chưa kể giúp tối ưu năng suất của đội xế và gắn chặt người dùng với dịch vụ hơn.

Dù ở giai đoạn trước hay sau Covid, các superapp vẫn dành một sự quan tâm lớn cho thị trường giao đồ ăn, khiến trận địa này trở nên khốc liệt hơn hết đối với Beamin.

Bối cảnh kinh doanh và đầu tư của giới startup: Mùa đông gọi vốn.

Một cái “đen” nữa cho Baemin và các startup giai đoạn này, là họ đang chịu một cú đấm kép.

Cú đấm đầu tiên, cách đây vài năm khi các startup với mô hình tăng trưởng người dùng bất chấp, mở rộng kinh doanh quá nóng như WeWork, AirBnB gặp tình trạng khó khăn và đứng bên bờ vực phá sản.

Ở cả các doanh nghiệp hoạt động tốt và đều là các siêu kỳ lân khi lên sàn như SEA (công ty mẹ của Shopee) hay Grab thì giá trị vốn hoá công ty cũng có lúc giảm 1/3 so với cao điểm. Điều đó khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm đã không còn quá mặn mà với hình thức “đốt tiền”.

Giờ đây, các quỹ đều yêu cầu các startup phải đưa ra lộ trình có lợi nhuận sớm và không chấp nhận rót vốn cho các startup không có cốt lõi kinh doanh tốt mà chỉ chăm chăm đổi tiền lấy thị phần.

Cú đấm thứ hai, khi thị trường ảm đạm và việc lãi suất các ngân hàng đều lên cao theo lực kéo từ Mỹ, nguồn vốn cho đầu tư mạo hiểm không còn nhiều.

Điều đó dẫn tới các quỹ giờ đây chỉ chọn các sản phẩm thực sự xuất sắc và có lợi nhuận rõ ràng, chứ không còn dựa nhiều vào kỳ vọng thị trường hay tăng trưởng nóng nữa.

Những điều này và triển vọng kinh doanh không mấy sáng sủa đã khiến Baemin khó duy trì nhận tiếp vốn từ công ty mẹ, cũng như vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Nếu đặt ở bối cảnh 2019 – 2020, việc Baemin gọi vốn khoảng vài chục triệu USD cho hoạt động tại Việt Nam hoàn toàn khả quan. Nhưng với tình hình hiện tại, vài triệu USD cũng là bài toán khó.

Kết luận

Bàn về thất bại của một doanh nghiệp thì dễ, nhất là khi đã biết kết cục của họ. Tuy nhiên, ở hoàn cảnh thị trường hiện tại thì tình hình kinh doanh của đa phần doanh nghiệp đều không sáng sủa.

Vì thế, doanh nghiệp nào còn tồn tại được đều là kết tinh nhờ sự nỗ lực phi thường của tập thể, sự lanh lẹ trong kinh doanh của người lãnh đạo, hay cả may mắn từ thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hoàng Sửu |Markettimes

Baemin bắt đầu thu hẹp quy mô và sa thải nhân sự

Tờ Techinasia mới đây đã thông tin cho biết, Baemin Việt Nam, liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động và sa thải nhân viên.

Baemin bắt đầu thu hẹp quy mô và cắt giảm nhân sự
Baemin bắt đầu thu hẹp quy mô và cắt giảm nhân sự

Bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin Việt Nam viết trong một email gửi tới nhân viên mà Tech in Asia đã nhìn thấy: “Quyết định rút lui khỏi hoạt động tại Việt Nam không phải là một quyết định được xem nhẹ”.

Bà Cao Loan là người đảm nhận vị trí CEO sau khi ông Jinwoo Song từ chức vào tuần trước, cho biết: “Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.

Tech in Asia đã liên hệ với Baemin Việt Nam để bình luận về vấn đề này.

Không rõ có bao nhiêu nhân viên ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm việc làm. Công ty đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh.

Tin tức này xuất hiện chỉ một ngày sau khi Foodpanda, một thương hiệu khác thuộc Delivery Hero, công bố quyết định giảm số lượng nhân viên trên khắp các thị trường châu Á-Thái Bình Dương.

Delivery Hero đã xác nhận rằng họ đang đàm phán để bán Foodpanda tại một số thị trường Đông Nam Á. Theo Techinasia, thu hẹp quy mô Baemin Việt Nam được hiểu là một bước hướng tới việc rút lui hoàn toàn khỏi đây.

Niklas Östberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Delivery Hero, nói với Reuters vào tháng 8 rằng triển vọng của công ty ông đối với châu Á là tích cực, ngoại trừ ở Việt Nam, nơi họ cho rằng hoạt động kinh doanh này “không bao giờ có lãi”.

Thực tế, trên thị trường này, Baemin Việt Nam tạo được dấu ấn khác biệt so với các công ty giao đồ ăn khác khi vận hành nhà bếp riêng và có cách làm marketing rất thú vị. Họ thậm chí còn xây dựng một Baemin Studio và một thương hiệu mỹ phẩm khá được đón nhận.

Theo một báo cáo gần đây từ nhà xây dựng liên doanh Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Markettimes

CEO Baemin Việt Nam sắp rời ghế

Ứng dụng giao đồ ăn Baemin chiếm 12% thị phần (Market Share) thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.

CEO Baemin Việt Nam sắp rời ghế
CEO Baemin Việt Nam sắp rời ghế

Tờ Tech in Asia đưa tin, ông Jinwoo Song, Tổng giám đốc Baemin Việt Nam – liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers – được cho là đã thông báo tới nhân viên về việc rời công ty của của mình trong thời gian tới.

Bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc tài chính đã được bổ nhiệm trở thành Giám đốc điều hành tạm thời.

Trả lời yêu cầu bình luận của chúng tôi, phía Baemin Việt Nam đã xác nhận thông tin này.

Trong mail gửi nhân viên mà chúng tôi có được, ông Song viết: “Loan Cao sẽ đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tạm thời sau khi tôi từ chức. Cô ấy đã không ngừng đóng góp những thành quả tích cực cho công ty kể từ khi gia nhập đội ngũ Baemin, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng cô ấy sẽ dẫn dắt quá trình chuyển đổi suôn sẻ và hiệu quả.

Cho tới ngày cuối cùng của tôi tại Baemin, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là Giám đốc điều hành và sẽ hỗ trợ cô ấy đảm nhận vai trò mới một cách tốt nhất.

Khi trở về Hàn Quốc để bắt đầu một hành trình mới trong sự nghiệp cùng gia đình, tôi vẫn sẽ luôn yêu thương Việt Nam, nơi đã trở thành quê hương thứ hai của tôi. Tuy không còn được tiếp tục trên cương vị Giám đốc điều hành, tôi vẫn luôn yêu thương và trân trọng tình cảm mà chúng ta đã có.

Nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ hay cố vấn nào, hãy thoải mái liên lạc và chia sẻ với tôi. Đây là sự vinh dự của tôi khi được góp phần vào sự thành công của bạn”.

Ông Song được bổ nhiệm vị trí CEO Baemin Việt Nam vào tháng 1/2022, chèo lái công ty hoạt động trong một thị trường cạnh tranh mà cả GrabFood và ShopFood đều có sự hiện diện mạnh mẽ.

“Sự lãnh đạo của ông Jinwoo Song đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt Baemin Việt Nam vượt qua nhiều thử thách khác nhau. Mặc dù hoạt động ở một trong những thị trường cạnh tranh nhất, công ty vẫn cố gắng xây dựng dịch vụ vững chắc”, Pieter-Jan Vandepitte, COO Delivery Hero, cho biết trong một tuyên bố.

Baemin vào Việt Nam từ tháng 5/2019 và mua lại ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm – đơn vị sau đó đã đóng cửa. Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến và không cung cấp dịch vụ gọi xe như một số đối thủ cạnh tranh.

Mặt khác, Baemin cũng cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa và vận hành nhà bếp riêng. Ứng dụng này có một dòng sản phẩm thuộc Baemin Studio. Ngoài ra, Baemin cũng đã ra mắt thương hiệu mỹ phẩm riêng tại Việt Nam có tên Lazy Bee.

Ứng dụng giao đồ ăn Baemin chiếm 12% thị phần thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, ước tính trị giá 1,1 tỷ USD, theo báo cáo của Momentum Works công bố vào tháng 1.

Nửa đầu năm nay, công ty mẹ Delivery Hero công bố mức EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) đã điều chỉnh ở mức dương. Delivery Hero cũng sở hữu ứng dụng Foodpanda – đã bán hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho Vietnammm vào năm 2015.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ứng dụng giao đồ ăn và OTT phổ biến nhờ đại dịch

Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” của Appota phát hành, người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng nhiều ứng dụng di động hơn sau đại dịch. Trong đó, sôi động nhất là các ứng dụng giao đồ ăn và OTT với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Ứng dụng giao đồ ăn và OTT phổ biến nhờ đại dịch

Ứng dụng giao đồ ăn trở thành khái niệm quen thuộc.

Trước khi đại dịch bùng phát, dịch vụ giao đồ ăn qua ứng dụng thứ 3 là một khái niệm chưa phổ biến với người Việt.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi trong năm 2020 lượng người sử dụng dịch vụ này thường xuyên đã đạt đến 80% trong khi năm 2016 chỉ có 20% lượng người sử dụng theo như khảo sát.

Điều đặc biệt đó là sự xuất hiện dày đặc của các ứng dụng đặt đồ ăn trên smartphone đã khiến cách sử dụng dịch vụ này có sự thay đổi.

Cụ thể, trong khảo sát năm 2020 của QandMe, tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%.

Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã không còn phổ biến khi sụt giảm từ 71% xuống còn 23%.

Thị trường giao đồ ăn cũng trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn như: Now.vn, LoShip, BaeMin…đến cả 2 ông lớn mảng đặt xe trực tuyến như Grab, Go-jek năm 2020 cũng mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn với tiện ích GrabFood và Go-Food.

Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được xem là một thị trường “nóng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này.

OTT “xu hướng mới” không thể tránh khỏi.

OTT là viết tắt của Over The Top, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tận dụng không gian rộng lớn Internet nhằm cung cấp cho người dùng các nội dung như hình ảnh, âm thanh, tin nhắn, gọi điện.

Hiện nay, xem phim và các nội dung VOD đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong thời kì dịch bệnh.

Tại Việt Nam, OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 xu hướng mới trong giai đoạn giãn cách xã hội, theo đó tỷ lệ xem OTT trên smartphone chiếm tới 67%, 86% người dùng sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí, 35% tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các nền tảng OTT tại Việt Nam.

Nhờ sự phổ biến và nở rộ trong năm 2020, các ứng dụng OTT ngày càng thu hút thêm người dùng mới, với phần lớn tập người dùng đang ưa chuộng các nền tảng OTT miễn phí nhưng có chứa quảng cáo khiến đây dần trở thành một kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các nhà phát triển thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Chuyển động mới ở thị trường gọi xe Việt Nam

Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.

Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.

Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.

Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.

Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.

Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.

Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.

Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.

Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.

Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).

Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.

Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.

Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.

Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.

Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.

GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.

Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.

Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.

Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.

Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.

Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Woowa Brothers – Đơn vị sở hữu Baemin sẽ đóng cửa Vietnammm sau chưa đầy 2 năm ‘thâu tóm’

Baemin, ứng dụng dịch vụ giao đồ ăn do Woowa Brothers hậu thuẫn sẽ đóng cửa ứng dụng Vietnammm vào cuối tháng 1 năm 2021. Giám đốc điều hành Baemin Việt Nam, ông Nguyễn Trung Thành, đã xác nhận với Tech in Asia.

Trong một email trả lời cho Tech in Asia, ông Nguyễn Trung Thành nói rằng động thái này nhằm “hợp lý hóa các hoạt động của doanh nghiệp” và Baemin “sẽ có thể phục vụ tốt khách hàng của Vietnammm với đội ngũ lái xe và đơn vị kinh doanh lớn của mình.”

Ông nói thêm rằng các thành viên của nhóm Vietnammm sẽ đảm nhận các vai trò mới trong hoạt động của Baemin.

Được thành lập vào năm 2011, Vietnammm là một trong những ‘người chơi’ sớm nhất trong lĩnh vực giao đồ ăn của Việt Nam và là lựa chọn ưu tiên của cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào năm 2015, công ty này đã mua lại các hoạt động của Foodpanda’s Vietnam từ Rocket Internet với số tiền được báo cáo là 500.000 USD.

Baemin đã nhanh chóng bắt kịp Vietnammm khi mới vào thị trường từ tháng 5 năm 2019. Đơn vị giao đồ ăn của Hàn Quốc này hiện chỉ hoạt động trong phạm vi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào phục vụ các quận nội thành nhằm tối ưu hóa hơn, bao gồm cả việc giảm thời gian giao hàng.

Baemin là một phần của Woowa Brothers, một kỳ lân công nghệ Hàn Quốc đã được DeliveryHero mua lại trong một thương vụ trị giá 4 tỷ USD được công bố vào tháng 12 năm ngoái.

Thị trường giao đồ ăn của Việt Nam rất cạnh tranh, với các công ty chi tiêu mạnh tay để thu hút người bán và người tiêu dùng. Các đối thủ lớn nhất của ngành hiện là GrabFood, Now.vn (một phần của Sea Group) và Gojek’s GoFood.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đội quân hàng nghìn shipper của Baemin cạnh tranh trực diện với Grab

Ứng dụng giao đồ ăn mới xuất hiện tại Hà Nội với sự hậu thuẫn của công ty mẹ ở châu Âu tuyên chiến trực diện với Grab.

Baemin – ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers vừa tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh ra Hà Nội 1 năm sau khi họ có mặt tại TP Hồ Chí Minh.

Công ty này tuyên bố rằng đội quân hàng nghìn người giao đồ của mình sẽ nhăm tới việc cạnh tranh trực diện với siêu ứng dụng Grab. Baemin cũng công bố về việc hình thành Baemin Kitchen cũng như Baemin Di Cho – một dịch vụ giao rau củ.

Delivery Hero – công ty của Đức đã mua Woowa Brothers vào năm 2019 với giá 4 tỷ USD để đẩy mạnh sự hiện diện ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, Woowa cho biết việc bán mình của họ là chiến lược sinh tồn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và cũng là thương vụ lớn nhất liên quan đến một công ty internet của Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, Woowa Brothers đã mua Vietnammm vào năm 2019. Trước đó, Vietnammm đã mua lại Foodpanda Việt Nam – công ty từng thuộc sở hữu của Rocket Internet.

Được thành lập năm 2012 với tư cách là một công ty giao thực phẩm, Woowa Brothers (woowa có nghĩa là thanh lịch trong tiếng Hàn) đã phát triển nhanh chóng và trở thành công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu Hàn Quốc, tiếp nhận hơn 30 triệu đơn hàng mỗi tháng và mở rộng sang kinh doanh CloudKitchen (mô hình tập trung các quán ăn ngon được khách hàng đặt nhiều vào cùng một địa điểm).

Nhà sáng lập và CEO Kim Bong-jin (43 tuổi) của Woowa Brothers hiện đứng đầu liên doanh mới thành lập với Delivery Hero có trụ sở tại Singapore để tham gia vào thị trường giao đồ ăn đang bùng nổ ở châu Á – nơi những người chơi trong khu vực như Grab hay Gojek đã có nền tảng khá vững vàng.

Đối với Delivery Hero (hiện trị giá gần 18,2 tỷ USD theo giá trị thị trường), việc mua Woowa giúp họ tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á đang tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2018, công ty Đức đã bán một số mảng kinh doanh ở Đức cho Takeaway.com để đổi lấy tiền mặt và cổ phần.

Liệu cơn bão “xanh mint” có làm nên chuyện?

Để lôi kéo khách hàng và lái xe, Baemin liên tục tung ra những ưu đãi khác biệt như giảm 70.000 đồng cho đơn hàng từ 70.000 đồng trở lên; giảm 25%, 50% tùy theo số lần đặt hàng. Khách đặt đồ ăn qua ứng dụng Baemin tại Hà Nội đều hưởng ưu đãi lớn. Phí giao hàng hiện tại cố định 15.000 đồng, chỉ bằng 50% hầu hết các nền tảng khác.

Nếu muốn tăng trưởng thị phần, Baemin sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lâu năm như: GrabFood, Loship, Now hay Go-Food. Những nền tảng này đều được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, duy nhất Loship là startup nội địa.

Một số chuyên gia nhận định cách tiếp cận thị trường của Baemin khá truyền thống, khi đổ tiền vào khuyến mại và truyền thông quảng cáo. Những ứng dụng giao đồ ăn hoặc giao hàng vào Việt Nam theo cách này từng phải rút lui sau một thời gian ngắn.

Theo báo cáo của Euromonitor, trong năm nay thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 11% một năm. Tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung nhưng bù lại, Việt Nam thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao.

Khảo sát của GCOMM cũng cho thấy tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện khá cao, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần mỗi tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc