Skip to main content

Thẻ: goto

Grab và GoTo (công ty mẹ của Gojek) đang đàm phán để sáp nhập

Hai siêu ứng dụng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á, Grab Holdings và GoTo Group – công ty mẹ của Gojek, đã tái khởi động đàm phán về thoả thuận sáp nhập, theo Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận. Động thái này được cho là một thương vụ tiềm năng nhằm ngăn chặn những khoản lỗ kéo dài của cả hai công ty do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường.

Cả hai công ty đều là những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao đồ ăn tại khu vực Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân. Grab và GoTo đang trong giai đoạn thảo luận sơ bộ về nhiều kịch bản khác nhau.

Một lựa chọn tiềm năng là Grab sẽ mua lại GoTo bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai, theo một trong những nguồn tin cho biết. GoTo được cho là khá cởi mở với thương vụ này sau khi ông Patrick Walujo đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành công ty vào năm ngoái.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra và cổ đông lớn của cả hai công ty đều ủng hộ thỏa thuận. Họ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán. Tuy vậy, hai công ty sẽ không sáp nhập hoàn toàn và các thoả thuận có thể dẫn đến việc chia tách thị trường. Theo đó, Grab kiểm soát Singapore và một số thị trường khác, trong khi GoTo vẫn duy trì quyền kiểm soát tại Indonesia.

Giá trị thương vụ vẫn là một trở ngại chính vì cổ phiếu của GoTo đã giảm khoảng 30% trong 12 tháng qua. Ngoài ra, các rào cản khác cũng liên quan đến cấu trúc sở hữu và quản trị.

Một đại diện của GoTo cho biết “không có cuộc thảo luận như vậy đang diễn ra”, trong khi đại diện của Grab từ chối bình luận.

Mỗi công ty có hàng chục triệu người dùng gọi xe và việc sáp nhập có thể giúp họ tăng giá và tìm thấy sự tương đồng ở các thị trường lớn như Indonesia, nơi sự cạnh tranh khiến giá cả ở mức thấp. Cái bắt tay giữa hai bên cũng có thể giúp thực thể sau thoả thuận trở nên mạnh mẽ hơn trong các dịch vụ có lợi nhuận cao như thanh toán kỹ thuật số và ngân hàng.

Theo Bloomberg, nếu diễn ra thỏa thuận giữa hai công ty internet có giá trị nhất Đông Nam Á với tổng trị giá gần 20 tỷ USD, thì họ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Rõ ràng, đây là hai công ty này nắm giữa vị trí số 1 và 2 ở các quốc gia như Indonesia và Singapore, và việc sáp nhập có thể mang lại cho họ vị thế thống lĩnh tại một số thị trường.

Uber đã rời khỏi Đông Nam Á vào năm 2018 để đổi lấy cổ phần trong Grab. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn vẫn chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể đến vị thế độc quyền của Grab và GoTo ở các thị trường hàng đầu của họ.

Theo các nguồn tin, hai công ty đang cân nhắc các giải pháp cho những lo ngại đó. Cả Grab lẫn GoTo coi sự kết hợp này là một bước tiến lớn hướng tới lợi nhuận, khi cổ phiếu của họ đang giảm mạnh trong bối cảnh thua lỗ gia tăng. Giá cổ phiếu của mỗi công ty đã giảm khoảng 70% kể từ khi niêm yết lần đầu vài năm trước.

Sự cạnh tranh giữa Grab và GoTo đã khiến giá cả ở các quốc gia như Indonesia ở mức rất thấp. Ở thị trường lớn nhất Đông Nam Á, nơi cơ quan quản lý cũng tích cực đảm bảo giá cả phải chăng, một chuyến xe máy có thể có giá dưới 1 USD và một chuyến xe hơi không cao hơn nhiều. Điều đó khiến các công ty gọi xe phải tìm cách mở rộng sang các dịch vụ như giao hàng và thanh toán kỹ thuật số.

Grab và GoTo đã từng xem xét một vụ sáp nhập tiềm năng trước đó trong những năm gần đây. Lần này, các cuộc thảo luận được khởi động lại sau khi GoTo từ bỏ quyền kiểm soát đơn vị thương mại điện tử Tokopedia cho TikTok của ByteDance hồi tháng 12 năm ngoái. Động thái này được cho là khiến Grab và GoTo trở thành một cặp đôi tiềm năng mạnh hơn.

Một thách thức trong các cuộc đàm phán trước đây là vấn đề kiểm soát. Giám đốc điều hành Grab, Anthony Tan, người nắm giữ khoảng 60% quyền biểu quyết tại công ty của mình, đã ủng hộ việc lãnh đạo bất kỳ thực thể sáp nhập nào.

Trong khi đó, ông Patrick Walujo, người lên nắm quyền vào tháng 6, đã đưa GoTo đạt được lợi nhuận trên cơ sở điều chỉnh trong quý IV – điều được xem là một bước tiến trong việc chứng minh cho các nhà đầu tư rằng công ty có tiềm năng lợi nhuận dài hạn.

Grab và GoTo đã tổ chức các cuộc đàm phán không thành công trong quá khứ, sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính. Cách đây vài năm, bộ đôi này đã đạt được tiến triển đáng kể về một thỏa thuận, nhưng các cuộc đàm phán đã suy giảm khi họ mâu thuẫn về cách quản lý thị trường Indonesia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của TikTok với TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

TikTok có thể sẽ đạt thỏa thuận hợp tác cũng sàn thương mại điện tử Tokopedia của GoTo nhằm cứu lấy dịch vụ mua sắm trực tuyến TikTok tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (tính theo GDP).

Chiến lược mới của TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
Chiến lược mới của TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Theo Bloomberg, TikTok đã đạt được thỏa thuận đầu tư vào một đơn vị thuộc Tập đoàn GoTo của Indonesia, cùng hợp tác phát triển dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Theo nguồn tin, nền tảng chia sẻ video ngắn đã đồng ý hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Tokopedia của GoTo trên một số lĩnh vực thay vì cạnh tranh trực tiếp. Dự kiến hai bên sẽ công bố thông tin chi tiết về cái bắt tay này trong tuần tới.

Hai công ty đã đạt được thỏa thuận không chính thức nhưng các chi tiết cuối cùng của liên minh nói trên đang được hoàn thiện và có thể thay đổi trước khi công bố. Tuy vậy, chưa có dấu hiệu chắn chắn rằng sự hợp tác đôi bên này sẽ diễn ra.

Như đã đưa tin, TikTok Shop bị cấm hoạt động tại Indonesia sau khi chính quyền ban hành lệnh cấm kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Trong thời gian gần đây, nền tảng đang lên của ByteDance đã tìm cách xin giấy phép cho hoạt động thương mại điện tử.

Có thể việc hợp tác với một công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ giúp TikTok trong quá trình mở rộng sang các thị trường khác như Malaysia, nơi chính phủ đã ra tín hiệu sẵn sàng xem xét ảnh hưởng của những công ty nước ngoài như ByteDance.

Đại diện của TikTok và GoTo từ chối bình luận trước thông tin trên.

Mục tiêu cuối cùng của ByteDance là hồi sinh dịch vụ mua sắm trực tuyến tại thị trường bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á. TikTok, nền tảng duy nhất bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi các quy định mới của Jakarta và đã phải tạm dừng dịch vụ thương mại điện tử.

Indonesia là thị trường đầu tiên và lớn nhất của TikTok Shop. Công ty bắt đầu cung cấp dịch vụ ở Indonesia vào năm 2021 và nhanh chóng thu hút đối tượng người mua sắm trẻ tuổi.

Đối với GoTo, công ty internet lớn nhất Indonesia, thỏa thuận với TikTok có thể gặp rủi ro vì họ sẽ giúp đối thủ bán lẻ trực tuyến lớn hoạt động tại quốc gia này. Tuy nhiên, động thái này cũng sẽ mang lại cho GoTo một đối tác truyền thông xã hội toàn cầu mạnh mẽ, có thể thúc đẩy khối lượng mua sắm, hậu cần và thanh toán cho cả hai công ty.

TikTok đã cố gắng vận động hành lang với quan chức chính phủ và các công ty truyền thông xã hội khác để tìm ra cách khởi động lại hoạt động thương mại điện tử của mình tại Indonesia. Bộ trưởng Indonesia, Teten Masduki cho biết TikTok đã nói chuyện với 5 công ty bao gồm Tokopedia, PT Bukalapak.com và Blibli về khả năng hợp tác.

Indonesia là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á phản đối TikTok, dù nền tảng này đã công bố kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới.

Sau các hạn chế của Indonesia, Malaysia gần đó cho biết họ đang nghiên cứu khả năng quản lý TikTok và các hoạt động thương mại điện tử của ứng dụng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tham vọng “Siêu ứng dụng” đối mặt với nhiều thách thức

Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.

Thu hẹp tham vọng.

Grab, có trụ sở tại Singapore và GoTo của Indonesia đã dành phần lớn thời gian trong thập niên qua để tích hợp các dịch vụ tiêu dùng từ gọi xe đến giao đồ ăn vào một ứng dụng duy nhất hay còn gọi là siêu ứng dụng. Giới đầu tư toàn cầu đã hào hứng bơm tiền hai công ty này khi đặt cược vào triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của siêu ứng dụng.

Hai công ty này kỳ vọng, nhờ lực lượng người dùng trẻ và am hiểu công nghệ ở Đông Nam Á cũng như nhu cầu giao dịch trên không gian trực tuyến trỗi dậy từ đại dịch Covid-19, Grab và GoTo có thể tái tạo thành công của các siêu ứng dụng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, Grab, có cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq ở Mỹ và GoTo, niêm yết tại Jakarta buộc phải giảm tham vọng siêu ứng dụng thông qua động thái sa thải hàng ngàn việc làm và giảm hoạt động của các đơn vị kinh doanh không cốt lõi. Giá cổ phiếu của hai công ty này đang ở mức thấp hơn 60% so với giá lúc mới niêm yết.

Các nhà phân tích cho biết, kỷ nguyên huy động vốn giá rẻ đã chấm dứt khi lãi suất liên tục tăng trên toàn cầu, buộc các công ty công nghệ dựa vào tốc độ “đốt tiền” để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng phải dừng lại và kiểm tra xem liệu mô hình kinh doanh của họ có mang lại lợi nhuận và bền vững hay không.

“Covid-19 đã mang lại cho GoTo và Grab sự tăng trưởng phi thường. Các công ty này vẫn duy trì mô hình siêu ứng dụng nhưng đã phải cắt giảm quy mô đáng kể. Họ không thể vung tiền chi tiêu quá tay như trước đây mà cần kiếm được lợi nhuận”, Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research nói.

Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.

Với WeChat, người dùng có thể nhắn tin, thanh toán trực tuyến, mua sắm thương mại điện tử, hội họp video, chơi game điện tử, chia sẻ ảnh và thực hiện một loạt chức năng khác.

Thành công của WeChat đã tạo ra một cuộc cách mạng siêu ứng dụng trong khu vực từ Hàn Quốc đến Indonesia, nơi người tiêu dùng trực tuyến đột nhiên có thể tiếp cận các dịch vụ mà trước đây không thể có, bao gồm cả dịch vụ tín dụng vi mô.

SoftBank, KKR, Temasek, Warburg Pincus, Microsoft, Google và Tencent nằm trong số những nhà đầu tư lớn đã rót tiền hỗ trợ GoTo và Grab.

Các kỳ vọng lên đến đỉnh điểm trong thương vụ niêm yết cổ phiếu bom tấn của Grab thông qua vụ sáp nhập kỷ có giá trị kỷ lục giá 40 tỉ đô la với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt ở New York hồi năm 2021.

Hãng gọi xe Gojek và tập đoàn thương mại điện tử Tokopedia ở Indonesia cũng sáp nhập để về chung một mái nhà với tên gọi GoTo. Năm, 2022, GoTo niêm yết ở Jakarta với mức định giá 32 tỉ đô la.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Giờ đây, mô hình siêu ứng dụng, vốn dựa vào nỗ lực thu hút khách hàng bằng các ưu đãi tốn kém như giao hàng miễn phí, giảm giá và quà tặng để chiếm lĩnh thị trường từ Thái Lan đến Philippines, đang phải đối mặt với sự điều chỉnh khắc nghiệt.

Ngoài việc sa thải 11% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.000 người, vào tháng trước, Grab cũng cắt giảm hoạt động kinh doanh của dịch vụ nhà bếp đám mây (GrabKitchen), giảm trợ cấp trong các lĩnh vực như giao đồ ăn và dành ít thời gian hơn cho tham vọng mở rộng sang các mảng kinh doanh khác như sự giải trí.

Người sáng lập Grab, Anthony Tan, cho biết quyết định cắt giảm việc làm không phải là “con đường tắt” để tìm kiếm lợi nhuận. Công ty đang trên đà hòa vốn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều và số lượng giao dịch của khách hàng cũng đi xuống.

Grab báo cáo khoản lỗ 244 triệu đô la trong ba tháng đầu năm 2023, giảm 43% so với mức lỗ của cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) trên ứng dụng Grab chỉ tăng trưởng 3%, so với mức 24% cho cả năm 2022.

GoTo cũng báo cáo khoản lỗ thu hẹp trong quí đầu tiên của năm nay, với mức lỗ ròng 3,9 nghìn tỷ rupiah (260 triệu đô la). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tập đoàn công nghệ này cũng chậm lại, với GMV (Gross Merchandise Volume) trong quí đầu tiên chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, lên 149 nghìn tỉ rupiah.

Con số đó giảm mạnh với mức tăng trưởng 33% cho cả năm 2022 và mức tăng trưởng 18% hàng năm trong quí cuối cùng của năm ngoái.

GoTo cũng đã thực hiện một số đợt cắt giảm việc làm và loại bỏ một số mảng kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu như GoClean (dọn dẹp nhà cửa) và GoMassage (gọi nhân viên mát xa đến tận nhà).

Tháng trước, GoTo bổ nhiệm Patrick Walujo, một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng ở Indonesia vào chức vụ CEO. Một số nhà đầu tư cho rằng đây là động thái báo hiệu GoTo có thể đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc.

Shane Chesson, đối tác sáng lập của Openspace, một nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư sớm vào Gojek, cho biết mô hình siêu ứng dụng vẫn “có ý nghĩa” trong việc nắm bắt hoạt động hàng ngày của khách hàng.

“Grab và GoTo đã tập trung vào những thứ thiết yếu và loại bỏ những dịch vụ phù phiếm”, Chesson nói.

Đối mặt sự cạnh tranh của TikTok và Shopee.

Một lãnh đạo giấu tên của Grab, cho biết dù các hoạt động kinh doanh đã được sắp xếp hợp lý hơn nhưng công ty vẫn tin rằng, có thể cung cấp nhiều dịch vụ và có lợi nhuận tương tự như Uber, ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn và di chuyển. Uber, công ty có trụ sở tại San Francisco, là cũng là nhà đầu tư của Grab, báo cáo thu nhập cao kỷ lục trong quí 1.

Những chuyên gia khác vẫn hoài nghi về việc liệu các siêu ứng dụng ở Đông Nam Á có thể mang lại lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư hay không. Trong khi GoTo và Grab tuyên bố có cơ hội rất lớn vì mức độ thâm nhập thị trường vẫn còn thấp ở Đông Nam Á, nhiều đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện.

Các đối thủ Trung Quốc giàu tiềm lực tài chính như TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance đã lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử trong 12 tháng qua.

Tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee và được Tencent của Trung Quốc hậu thuẫn, cũng là một đối thủ cạnh tranh đang phát triển nhanh khác với nhiều hoạt động kinh doanh.

Shopee đã lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn và cũng đang cạnh tranh gay gắt trong các dịch vụ tài chính, một lĩnh vực mà Grab và GoTo đặt kỳ vọng lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Một số nhà đầu tư cho rằng GoTo và Grab có thể bị dàn trải nguồn lực do tham qua quá nhiều lĩnh vực kinh doanh.

“Các công ty này vẫn cung cấp nhiều dịch vụ hơn trên một ứng dụng so với Uber và đối mặt rất nhiều sự cạnh tranh. Tôi không nghĩ rằng mô hình siêu ứng dụng đã đủ trưởng thành để tạo ra một tương lai bền vững.

Rốt cục, bạn phải lựa chọn giữa tăng trưởng hoặc lợi nhuận. Bạn không thể có được cả hai”, một nhà đầu tư toàn cầu, người đã quyết định không đầu tư vào Gojek vào năm 2019 nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu kinh doanh có lãi.

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi
Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Gojek là một trong những siêu ứng dụng nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Startup Indonesia này từng được định giá trên 10 tỷ USD trước khi sáp nhập với sàn thương mại điện tử Tokopedia thành GoTo Group hồi tháng 5/2021.

Sau 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Gojek cùng với Grab và be là 3 hãng gọi xe chiếm thị phần lớn nhất. Dù vậy, cho đến nay Gojek Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành công như nhiều người mong đợi.

Nếu như ở Indonesia, Gojek cung cấp khoảng 20 dịch vụ khác nhau thì tại Việt Nam hiện mới có một số dịch vụ cơ bản là GoRide; GoFood; GoSend và GoCar.

Ông Patrick Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và là đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu có lãi.

Cựu CEO Andre Soelistyo – người đã đồng hành cùng công ty trong 8 năm qua, sẽ từ chức và được thay thế bởi ông Patrick Walujo – đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Northstar là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Gojek – công ty tiên phong trong lĩnh vực gọi xe, sau này đã sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử địa phương Tokopedia để tạo thành GoTo.

Ông Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ. Không rõ lý do dẫn đến xáo trộn nhân sự cấp cao tại GoTo, dù vậy, dường như việc rút lui khỏi vị trí CEO là quyết định của cá nhân Soelistyo.

Sau khi từ chức CEO, ông Soelistyo vẫn giữ vai trò thành viên ban quản trị, phụ trách giám sát và cố vấn chiến lược cho công ty.

Tân CEO Walujo cho biết, sẽ chủ động hơn để đưa GoTo đến mục tiêu lợi nhuận thông qua đẩy nhanh tiến độ của các đơn vị kinh doanh, tối ưu hóa chiến lược lợi nhuận và củng cố nền móng của tăng trưởng lâu dài.

GoTo dưới thời của Soelistyo thu hẹp nhiều khoản lỗ nhờ cắt giảm lao động, chi phí quảng cáo, thắt chặt dòng tiền. Lần cắt giảm nhân sự gần nhất là vào tháng 3 với 600 người, nâng tổng số lên 1.600 lao động bị cắt giảm việc làm, tính từ năm 2022.

Theo báo cáo của GoTo, quy trình cắt giảm nhân sự giúp tiết kiệm 20% chi phí trong hai tháng đầu năm. Công ty đặt ra mục tiêu sinh lợi trong năm.

Ngay cả trong bối cảnh kinh tế bấp bênh và người tiêu dùng giảm chi tiêu cho mua sắm, giải trí, giao thức ăn và gọi xe, GoTo và các công ty trong lĩnh vực Internet vẫn đặt cược vào khả năng tăng trưởng của các dịch vụ trực tuyến.

Tập đoàn Sea (công ty mẹ của Shopee) của Singapore vừa ghi nhận quý lãi đầu tiên trong quý 4/2022 và đánh dấu bước ngoặt lớn cho tập đoàn này.

Đầu năm nay, Gojek cũng bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng giám đốc của Gojek tại Việt Nam thay ông Phùng Tuấn Đức, đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Gojek Việt Nam từ năm 2020. Sau gần 5 năm làm việc tại công ty, ông Đức đã quyết định rời Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader 

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Việc thiệt hại gần 70% giá trị trong thời gian ngắn biến GoTo trở thành công ty tệ nhất trong 11 công ty công nghệ và Internet có mức định giá IPO trên 500 triệu USD trong năm nay.

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)
Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Theo CNBC, vốn hóa của GoTo – tập đoàn Indonesia vận hành thương hiệu gọi xe công nghệ Gojek và nền tảng thương mại điện tử Tokopedia – đã bốc hơi 68,5% kể từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng hồi tháng 4.

Cổ phiếu của GoTo bị điều chỉnh phần lớn thời gian trong năm. Tuy nhiên, đợt bán tháo nặng nề nhất diễn ra sau khi các cổ đông trước IPO không tham gia đợt chào bán thứ cấp sau khi kết thúc điều khoản hạn chế chuyển nhượng vào ngày 30/11.

Trước đó, các cổ đông lớn như SoftBank và Alibaba đã nhất trí không bán tháo để hỗ trợ giá cổ phiếu GoTo 8 tháng hậu IPO.

Vào tháng 10, GoTo tuyên bố đang làm việc với các cổ đông để tránh tình trạng bán tháo cổ phiếu sau khi điều khoản hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chấm dứt. Tuy nhiên, kế hoạch này nhanh chóng đổ vỡ.

Hiện vốn hóa của GoTo dao động ở mức 126.000 tỷ rupiah. Thời điểm lên sàn chứng khoán, vốn hóa của công ty từng giữ mức 400.000 tỷ rupiah, tương đương 28 tỷ USD.

Tháng 11 vừa rồi, GoTo công bố khoản lỗ lũy kế 9 tháng tính từ đầu năm tăng từ 11.580 tỷ rupiah năm ngoái lên 20.320 tỷ rupiah bất chấp các động thái cắt giảm chi phí. GoTo cũng tuyên bố sa thải 12% nhân sự, tương đương 3.000 việc làm.

Ngoài GoTo, một số công ty công nghệ khu vực Đông Nam Á khác cũng thiệt hại nặng trên thị trường chứng khoán.

Vốn hóa của Grab, một ứng dụng mảng gọi xe, cũng giảm 69% từ mức định giá ban đầu khoảng 40 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ thông qua một thương vụ SPAC. Hay công ty thương mại điện tử Bukalapak giảm 70% so với mức định giá 6 tỷ USD hồi tháng 8/2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips