Một vài xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2024
Dù với tư cách là một cá nhân hay đại diện cho doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân (Personal Branding) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện các giá trị được đưa ra, hãy cùng tìm hiểu các xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong năm 2024 qua bài viết này.
Khi 2024 đang đến gần và cũng tương tự như việc xây dựng các chiến lược cho doanh nghiệp, nhiều cá nhân cũng đã bắt đầu các bước cơ bản để vạch ra những kế hoạch xây dựng thương hiệu cho cá nhân của họ, nếu bạn là một trong số họ thì bài viết phân tích các xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding Trends 2024) dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.
1. Xem khả năng tự nhận thức như là một bệ phóng là xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân đáng quan tâm đầu tiên trong năm 2024.
Với tốc độ phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, khi tính xác thực được xem là chìa khoá để có được niềm tin từ người đối diện, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng có nghĩa là xây dựng và củng cố tính xác thực.
Nếu bạn là nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần khai thác khả năng tự nhận thức để kết nối hiệu quả với đội nhóm của mình, hiểu và chia sẻ với họ. Trên thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy tự nhận thức là thuộc tính căn bản để một cá nhân có thể phát triển thêm các kỹ năng khác.
2.Ưu tiên xuất hiện trên các nền tảng số.
Kể từ khi đại dịch diễn ra và sau đó sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2023, nhiều cá nhân (người tiêu dùng) và cả thương hiệu đang dịch chuyển sang kỹ thuật số nhiều hơn.
Việc tạo ra những ấn tượng đầu tiên trên các nền tảng kỹ thuật số theo đó có tác động mạnh mẽ đến cách các đối tượng mục tiêu nhìn nhận về một cá nhân (hoặc tổ chức) nào đó. Đúng như cách mà nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói “thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt”, hãy để “khán giả” hay đối tượng mục tiêu của bạn nói về bạn và bạn xem đó là cơ sở để điều chỉnh cách tiếp cận.
Vào năm 2024, khi nói đến các nền tảng có thể giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả, LinkedIn và Google có thể được xem là các ưu tiên hàng đầu.
3. Thương hiệu cá nhân cần thuộc về một giá trị cốt lõi nào đó.
Sự thuộc về là khái niệm bắt nguồn từ yếu tố cảm xúc. Các cá nhân cần cảm thấy được thừa nhận, được đánh giá cao và được tôn vinh vì con người họ cũng như những gì họ mang lại cho công việc.
Các nghiên cứu về giá trị cốt lõi của con người cho thấy, giá trị quan trọng nhất đối với con người là sự thuộc về. Các nhà lãnh đạo phải có chủ đích nuôi dưỡng một nền văn hóa nơi các nhân gắn bó, nơi mọi người đều cảm thấy được kết nối và đánh giá cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới làm việc kết hợp (Hybrid), khi việc xây dựng sự kết nối và gắn kết trở nên khó khăn hơn.
4. Cuộc cách mạng thể hiện thương hiệu cá nhân trên không gian ảo.
Vào năm 2024, các mô hình việc làm kết hợp cùng với đó là các cuộc họp được tổ chức trực tuyến nhiều hơn, tất cả đều được thiết kế để các cá nhân có thể tăng cường kết nối và thể hiện thương hiệu cá nhân của họ trong không gian ảo.
Ngoài ra, các động lực khác từ sự phát triển của những công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng là yếu tố giúp cá nhân có nhiều cách hơn để thể hiện bản thân của họ, theo cách mà họ chưa từng làm với các môi trường vật lý.
5. Từ cá nhân hoá đến siêu cá nhân hoá.
Khái niệm cá nhân hoá trải nghiệm không chỉ được áp dụng trong ngành marketing, nó còn phổ biến cả với bối cảnh trải nghiệm của cá nhân nhân viên. Từ các sở thích làm việc (từ xa, kết hợp, tại văn phòng) cho đến các lợi ích riêng biệt, cùng với đó là động lực từ cách tiếp cận ‘lấy con người làm trung tâm’, các cá nhân sẽ có nhiều tiếng nói hơn về thời gian, cách thức và địa điểm họ mong muốn làm việc cũng như các yếu tố phúc lợi khác.
Điều này có nghĩa là để có thể dễ dàng hoà nhập với môi trường mới, bạn cần chuẩn bị các mong muốn từ khía cạnh cá nhân như quan điểm làm việc, giá trị cá nhân và hơn thế nữa, đây chính là các điểm kết nối bạn với các tổ chức phù hợp, nơi bạn có thể thoả sức sáng tạo và phát triển giá trị đóng góp của cá nhân.
Theo các nghiên cứu khác nhau, vào năm 2024, nhiều doanh nghiệp hơn sẽ cung cấp các gói phát triển cá nhân cho nhân viên của họ.
6. Tận dụng sức mạnh của AI cũng là dấu hiệu quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
Vào năm 2023 này, khi các công cụ AI như ChatGPT hay Google Bard đang được áp dụng rộng rãi, ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng thương hiệu cá nhân là không thể phủ nhận.
Chỉ trong một năm, ChatGPT đã tăng lên hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tuần. Chatbot AI này đang được sử dụng bởi hơn 92% các công ty có trong Fortune 500 (Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ). AI sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong đời sống việc làm vào năm 2024.
AI hỗ trợ trong tất cả các giai đoạn xây dựng thương hiệu cá nhân, từ khám phá bản thân đến sáng tạo nội dung và lãnh đạo tư tưởng, những cá nhân sử dụng thành thạo các công cụ AI theo đó được xem là dấu hiệu của sự phù hợp rộng lớn hơn trong bối cảnh mới. Việc coi trọng AI và trở thành chuyên gia AI tại tổ chức của bạn có thể là một điểm nhấn và là thuộc tính thương hiệu cá nhân quan trọng.
7. Video là công cụ giao tiếp tối ưu.
Khi nói đến các định dạng nội dung (Content), dù là trong phạm vi ngành marketing hay xây dựng thương hiệu cá nhân, video vẫn là một trong các định dạng hiệu quả nhất. Video hiệu quả bởi đơn giản nó có thể giúp người xem dễ dàng tiếp nhận thông điệp hơn, trực quan hơn và từ đó dễ tương tác qua lại hơn.
Trên thực tế, Forrester Research ước tính rằng một phút video có giá trị tương đương 1,8 triệu từ. Việc bình thường hóa giao tiếp qua video đồng nghĩa với việc gia tăng nội dung video dành cho hoạt động lãnh đạo tư tưởng và giao tiếp với đồng nghiệp.
Dù là việc xây dựng các tiểu sử bằng video, phỏng vấn video (trực tiếp và ghi âm), đây sẽ được xem là xu hướng chủ đạo để các cá nhân xây dựng thương hiệu của họ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.
8. Sự xuất hiện của xu hướng làm nhiều công việc đồng thời.
Trong bối cảnh việc làm hiện đại, có một thuật ngữ sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn đó là ‘làm nhiều công việc đồng thời’ (Polyworking).
Polyworking đại diện cho xu hướng ngày càng tăng của việc một cá nhân có thể quản lý nhiều công việc đồng thời thay vì dựa vào một công việc duy nhất (và có được một nguồn thu nhập duy nhất). Nó báo trước một giai đoạn mới trong cái được gọi là “danh mục các sự nghiệp” hay “con đường sự nghiệp theo hướng danh mục”.
Theo một nghiên cứu mới đây của Owl Labs, 46% nhân viên hiện đang làm nhiều công việc đồng thời bằng cách duy trì công việc phụ hoặc công việc bổ sung, và thêm 36% đang cân nhắc bắt đầu một công việc khác.
Mọi người tham gia làm nhiều công việc hơn vì nhiều lý do: một số tìm cách tăng thu nhập, trong khi những người khác tìm kiếm sự thỏa mãn nghề nghiệp cao hơn. Thời gian từng dành cho việc đi lại giờ đây được chuyển hướng sang các dự án mới đa dạng này.
Trái ngược với những gì một số doanh nghiệp có thể giả định, dự kiến số lượng các chuyên gia áp dụng phong cách làm việc này sẽ tăng lên vào năm 2024 và hơn thế nữa. Xu hướng làm việc này có thể được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi sự phát triển của AI và khi lực lượng lao động đang tìm kiếm những ý nghĩa sâu sắc hơn trong sự nghiệp của họ.
Việc sớm thích ứng với những xu hướng này sẽ không chỉ giúp nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn mà còn giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo có tư duy tiến bộ hơn trong bối cảnh công việc đang không ngừng phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer