Skip to main content

Thẻ: Philip Kotler

10 lời khuyên từ Philip Kotler để thương hiệu có thể bán được nhiều hàng hơn

Trong thời kỳ bùng nổ của thương mại điện tử (eCommerce), “cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler khuyên thương hiệu nên làm những điều này để có thể bán được nhiều hàng hơn.

10 lời khuyên từ Philip Kotler để thương hiệu có thể bán được nhiều hàng hơn
10 lời khuyên từ Philip Kotler để thương hiệu có thể bán được nhiều hàng hơn

Philip Kotler được toàn thế giới công nhận là cha đẻ của marketing hiện đại (modern marketing) nhờ vào mô hình 4Ps bao gồm Sản phẩm, Giá, Phân phối và Xúc tiến.

Gần đây nhất, ông đã chia sẻ một số lời khuyên mà những người làm marketing cần thêm vào mô hình này để có thể phát triển mạnh hơn trong thời kỳ thương mại điện tử.

1. Tập trung nhiều hơn vào việc cá nhân hoá thông điệp. Các hoạt động marketing sẽ là lý tưởng khi bạn gửi thông điệp cho đúng người vào đúng thời điểm và đúng nơi.

2. Đừng tin tưởng vào các phương pháp truyền thống. Với các phương tiện thông tin đại chúng (mass media), quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận hàng triệu người, nhưng bạn sẽ không thể biết được có ai trong số họ có thực sự mua hàng của bạn hay không.

3. Hãy sử dụng lắng nghe mạng xã hội (social listening). Facebook sẽ không cho bạn biết một người nào đó thực sự là ai, nhưng nó cho bạn biết họ có những sở thích hay hành vi như thế nào. Hãy sử dụng những dữ liệu đó để tạo ra các thông điệp phù hợp.

4. Tối ưu chiến lược truyền thông của bạn. Các nền tảng kỹ thuật số có khả năng giúp bạn phân khúc các nội dung của mình để từ đó nội dung có thể tiếp cận đúng những người muốn nghe nó và không làm phiền người khác (những người không quan tâm đến các nội dung đó).

5. Xác định và nói chuyện với khách hàng lý tưởng của bạn. Họ chính là những người tiêu dùng muốn quảng cáo của bạn trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.

6. Hãy khiến người tiêu dùng của bạn trở thành đại sứ của thương hiệu. Bạn cần đáp ứng trải nghiệm mua sắm của khách hàng hài lòng đến mức họ chủ động hoặc muốn kể về bạn với những người khác.

7. Nhân viên của bạn chính là những người có ảnh hưởng của bạn. Những nhân viên hay người lao động không hài lòng sẽ có xu hướng nói xấu về thương hiệu của bạn và đối xử rất tệ với khách hàng của bạn.

8. Hãy cung cấp sản phẩm của bạn theo cách khác biệt nhất. Nên đảm bảo trải nghiệm mua sắm của bạn là khác biệt và mang đến cho người dùng những trải nghiệm mà họ sẽ không thể quên được.

9. Chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất. Có những điều đơn giản như việc cung cấp một vài điểm trang trí lạ trong cửa hàng của bạn cũng khiến người mua cảm thấy đặc biệt.

10. Suy nghĩ về các cách khác nhau mà bạn có thể cung cấp những đề xuất (bán hàng) của thương hiệu. Hãy nhớ rằng bạn không chỉ cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm, đó phải là một trải nghiệm đáng nhớ.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay cũng như hiểu rõ được các định nghĩa về PR và Quảng cáo dưới góc nhìn của Philip Kotler. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ.

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo
Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình Marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management.

Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra cuốn sách này còn đề cập tới những khái niệm mới trong ngành marketing như, “demarketing” (không marketing), “reverse marketing” (phản marketing), quảng cáo bằng cơ thể và một số khái niệm khác.

Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách. Đây là một số trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho ông trong nhiều năm bởi nhiều giới như doanh nghiệp, sinh viên, phóng viên và giới quan sát.

Hỏi: Ông có ý kiến gì khi trên thị trường hiện nay cho rằng “cần phải có một mô hình marketing mới” ?

Kotler: Cần phải chú ý rằng, mô hình Marketing cổ điển không chỉ có 4P (Marketing Mix). Cách đây nhiều năm, Neil Borden đã phân tích mô hình 4P này thành bảng danh sách dài các công cụ marketing và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thêm vào bản danh sách này một vài cộng cụ mới.

Do đó chúng ta không thể hỏi rằng “những công cụ nào tạo thành mô hình marketing?”. Đúng hơn chúng ta phải hỏi rằng “công cụ nào có vai trò quan trọng trong mô hình marketing?”.

Ví dụ, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang quá lạm dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi đó chúng ta lại thờ ơ với một công cụ khá hiệu qủa khác, đó là PR. Markeing trực tiếp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong mô hình marketing.

Hỏi: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dường như đang ngày càng giảm đi. Phương pháp nào tốt hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng?

Kotler: Trung bình, 1 người Mỹ phải tiếp nhận hàng trăm thông điệp truyền thông khác nhau và họ cố gắng loại nó ra khỏi cuộc sống.

Quảng cáo truyền hình đang ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chúng ngày càng lộn xộn, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang ngày càng giảm. Từ đó, bắt buộc những người làm marketing tìm ra những phương pháp khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Có nhiều giải pháp để lựa chọn:

  • Tài trợ (Sponsorships): Doanh nghiệp đặt thương hiệu của mình trên sân vận động, trên trang phục của toàn đội hoặc trên trang phục của những vận viên xuất sắc để quảng cáo.
  • Quảng bá thương hiệu trên phim (Product placement): trong phim Die Another Day, James Bond đi chiếc Aston Martin, liên lạc bằng điện thoại Sony, nổi bật với đồng hồ Omega. Tương tự như vậy, chúng ta còn thể quảng bá thương hiệu bằng sách.
  • Hoạt động ngoài trời (Street-level promotions): Khi NOKIA tung ra dòng điện thoại có chức năng chụp hình đầu tiêu, NOKIA cho nhân viên của mình đóng vai du khách, Họ đến những nơi đông người qua lại và nhờ những người xung quang chụp 1 vài kiểu ảnh bằng điện thoại di động có chức năng chụp ảnh vừa có mặt trên thị trường. NOKIA hy vọng rằng những người được nhờ chụp hình này sẽ kể cho những người khác nghe về chức năng mới của chiếc điện thoại và thông tin này sẽ lan truyền nhanh chóng trên thị trường.
  • Tranh thủ sự nổi tiếng (Celebrity endorsements): cuộc triễn lãm của Nike đã sử dụng danh tiếng của Michael Jordon làm thông điệp truyền thông. Ngoài ra, hình ảnh của Micheal Jordon còn được dùng để truyền thông cho thương hiệu Mc Donald’s, đồ lót hanes và pin Rayovac.
  • Quảng cáo bằng cơ thể (Body advertising): trẻ em vùng College đồng ý dán logo của Dunkin’ Donuts lên trán trong suốt khoảng thời gian giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ diễn ra.

Hỏi: Thử thách lớn nhất của hoạt động truyền thông ngày nay là gì?

Kotler: Đó là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ làm nhiều cách để loại những thông điệp quảng cáo lúc nào cũng vây lấy mình.

Thử thách chính là phải tìm ra phương pháp mới để thu hút sự chú ý hay định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. PR và quảng cáo truyền miệng đang ngày càng đóng góp nhiều hiệu quả trong hoạt dộng xây dựng và củng cố thương hiệu.

Hỏi: Có nhiều sự đồn thổi về truyền thông marketing tích hợp. Ngày nay, khái niệm này đã được ứng dụng như thế nào?

Kotler: Trong quá khứ, chúng ta học các môn học khác nhau, môn quảng cáo, khuyến mãi, PR, và một số công cụ truyền thông khác. Mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia của 1 trong những lĩnh vực đó.

Họ có rất ít kiến thức về những công cụ khác và có khuynh hướng lạm dụng công cụ mà họ biết trong mô hình marketing của mình.

Trong 1 công ty, người phụ trách mảng quảng cáo thường là người nhận được nhiều ngân sách nhất trong hoạt động marketing và dĩ nhiên những phòng ban khác sẽ phải đấu tranh để có được phần ngân sách cao hơn.

Rõ ràng, tình huống này gây bất lợi cho công ty. Đặc biệt, trong tình trạng hiện nay, khi mà Quảng cáo không còn là công cụ mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phải chia ngân sách như thế nào cho từng công cụ để tránh xảy ra cuộc nội chiến?

Đó là lý do cần phải có người chuyên trách trong việc này. Chúng ta có thể gọi là Giám đốc Truyền thông (CCO-Chief Communication Office).

Người này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động truyền thông của thương hiệu, không chỉ là các hoạt động truyền thông chính thống mà còn là hoạt động khác như, trang phục nhân viên, thiết kế văn phòng và thậm chí là hình ảnh trên các phương tiện vận tải.

Ngày càng nhiều trường tổ chức các lớp học truyền thông marketing dựa trên khái niệm truyền thông marketing tích hợp – IMC. Đầu tiên, họ giải thích cho hoc viên về sự khác biệt giữa các công cụ truyền thông.

Tiếp theo, phải tạo ra được sự nhất quán giữa tầm nhìn thương hiệu và thông điệp truyền thông. Sự nhất quán này phải luôn được đảm bảo trên tất cả các phương tiện và trong suốt quá trình truyền thông.

Do đó, nếu thương hiệu muốn xây dựng cho mình một hình ảnh cao cấp thì nó phải tạo ra được những thông điệp cao cấp và truyền thông trên những phương tiện cao cấp.

Hỏi: Hiện nay, nhiều công ty tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình. Họ có bị chậm trễ trong việc nhận ra hiệu quả của quảng cáo truyền hình đang ngày càng giảm?

Kotler: Nhiều công ty dường như không nhận ra sự thay đổi như vũ bão của thị trường truyền thông. Thời kỳ của truyền thông đại chúng – lãng phí và áp đặt – đang nhanh chóng qua đi. Ngân sách dành cho truyền thông đại chúng nên được cắt giảm, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Ngày càng ít người xem truyền hình, thời gian xuất hiện quá gắn để có được hiệu quả.

Nếu 1 quốc gia chỉ có 1 vài đài truyền hình, đài phát thanh và 1 vài đầu báo, thì markeing đại chúng sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Với 1 đầt nước, Hoa Kì là 1 ví dụ, có hàng ngàn đài truyền hình và phát thanh, thu hút sự chú ý của công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng là rất xa xỉ

Trong đó có một số ít kênh có hiệu quả tương đối như giải bowling Super Bowl hay thế vận hội Olympics thế giới.

Hỏi: Các công ty quảng cáo phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động truyền thông đại chúng?

Kotler: Đã từ lâu, các công ty quảng cáo không còn chỉ làm 1 việc duy nhất là thực hiện các mẫu quảng cáo và chọn phương tiện truyền thông. Ngày nay, họ buộc phải động não để tạo ra nhiều phương pháp truyền thông khác nhau.

Một công ty quảng cáo thông minh là một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Họ phải làm việc với khách hàng để chọn ra thông điệp phương tiện truyền thông tốt nhất, các phương tiện này có thể là quảng cáo, thông cáo báo chí, sự kiện, khuyến mãi, tài trợ, gửi thư trực tiếp, gửi thư điện tử hoặc bán hàng qua điện thoại.

Một vài công ty quảng cáo đã liên kết lại với nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình. Mỗi công ty sẽ chuyên về một lĩnh vực và tạo thành một tập đoàn truyền thông hùng mạnh.

Ogilvy, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, gọi hệ thống của nó là “dàn nhạc Ogilvy” và hứa hẹn sẽ cung cấp giải pháp truyền thông tích hợp cho thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của tập đoàn này cũng được tạo ra từ những dịch vụ quảng cáo. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “những tập đoàn truyền thông này có đủ khách quan khi đưa ra bản kế hoạch truyền thông tích hợp cho khách hàng?”

Tuy nhiên, Những công ty đi quảng cáo cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài quảng cáo ra, họ cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing trực tiếp, PR, và các công cụ chiêu thị mới hơn. Do đó, các công ty quảng cáo phải nhanh chóng thay đổi định vị, từ công ty quảng cáo thành công ty truyền thông.

Hỏi: Như vậy, hạn chế lớn nhất của truyền thống là gì?

Kotler: Quảng cáo truyền thống gần như chỉ là một hoạt động truyền thông đơn chiều. Ngày nay, công ty phải thông minh hơn khi thiết lập một kênh truyền thông, nó phải chứa đựng một kênh giao tiếp đa chiều giữa thương hiệu với khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của nó.

Hỏi: Internet sẽ trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả?

Kotler: Cách đây vài năm, Giám đốc điều hành của P&G cho biết rằng, họ sẽ chuyển 1 phần lớn ngân sách quảng cáo sang đầu tư vào lĩnh vực Internet nếu như họ tìm thấy được phương pháp quảng cáo trên Internet hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kênh truyền thông này vẫn chưa thật sự mang lại nhiều hiệu quả.

Trên Internet, phương pháp được cho là hiệu quả nhất là các banner liên kết, nhưng xác suất được nhấp chuột chỉ vào khoảng 1%.

Các công ty đi quảng cáo cũng chú ý vào những trang web phổ biến với lượng truy cập nhiều và công cụ của họ là pup-up, tuy nhiên cách này được đánh giá là khá rủi ro về mặt luật pháp và người truy cập cũng có thể sủ dụng phần mềm khoá pop-up.

Google cũng đã phát triển phương pháp quảng cáo mới trên công cụ tìm kiếm của mình. Ví dụ, sau khi gơ “BMW” vào thanh tìm kiếm của Google, bên góc phải của cửa sổ kết quả sẽ trình bày link quảng cáo của BMW.

Dĩ nhiên, BMW cũng có thể biết được nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không. Tuy nhiên, đa số cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định về hiệu quả cũng như tính phổ biến của nó.

Hỏi: Để thu hút sự chú ý của công chúng, chúng ta cẩn phải làm gì?

Kotler: Lịch sử huy hoàng của các chương trình tuyền hình sẽ không còn lặp lại, sẽ không còn cảnh hàng triệu khán giả dán mắt vào truyền hình mỗi tối. Các công ty quảng cáo cần phải suy nghĩ.

Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả:

Cách 1: Quảng cáo đổ bộ: Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.

Cách 2: Tài trợ Sự kiện: World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.

Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hỏi: Một số chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp nên tăng ngân sách cho hoạt động PR, ý kiến của ông như thế nào?

Kotler: Tôi đồng ý. Quảng cáo đã bị lạm dụng quá mức trong thời gian qua, đặc biệt là quảng cáo đại chúng và PR vẫn chưa được chú ý nhiều.

Nó bao gồm nhiều công cụ viết tắt là PENCILS: PR, sự kiện (Events), tin tức (News), hoạt động cộng đồng (Community involvement), công cụ nhận dạng (Identity tools), vận động hành lang (Lobbying) và đầu tư xã hội (Social investments).

Khi khách hàng thấy một mẫu quảng cáo, họ biết đó là quảng cáo và tìm cách dẹp nó đi. PR sẽ cung cấp giải pháp hoàn hảo để mang thông điệp quảng cáo vào tâm trí của khách hàng.

Hơn nữa, khách hàng sẽ cảm thấy thông điệp đó đáng tin hơn. PR còn là một công cụ tốt để lan truyền thông tin về một sản phẩm mới hay một dịch mới nào đó.

Nếu bạn thực sự quan tâm về PR, bạn có thể tim đọc quyển sách của Al Rise: “ The Fall of Advertising and the Rise of PR“.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo DNSG

Philip Kotler – Nhìn lại hành trình Marketing từ 1.0 đến 5.0

Trong một bài đăng mới nhất tại trang cá nhân của mình trên LinkedIn, Ông Philip Kotler có chia sẻ lại cuộc hành trình của Marketing từ 1.0 đến 5.0 sắp được phát hành.

Theo đó, sau đây là 5 hành trình Marketing đã và sẽ trải qua. Bạn cũng có thể xem Marketing là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Marketing 1.0

Marketing hay Tiếp thị 1.0 là tiếp thị lấy sản phẩm làm trung tâm, bạn làm bất cứ điều gì để bán được hàng.

Marketing 2.0

Tiếp thị 2.0 ghi nhận cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là dựa theo các hành vi cảm tính.

Marketing 3.0

Tiếp thị 3.0 khẳng định rằng các nhà tiếp thị hay marketers muốn tạo ra, giao tiếp và cung cấp các giá trị nhằm cải thiện cuộc sống, hạnh phúc và phúc lợi của khách hàng, nhân viên, đối tác và cả cộng đồng.

Marketing 4.0

Cuốn Marketing 4.0 mô tả cuộc cách mạng kỹ thuật số (digital revolution) đã làm thay đổi hoàn toàn cách hoạt động của marketing hay tiếp thị. Bạn không chỉ biết hành vi của các phân khúc thị trường mà còn cả hành vi của từng cá nhân trong phân khúc đó.

Áp dụng công nghệ máy học (machine learning) vào dữ liệu người tiêu dùng, bạn thu thập được thông tin chi tiết để từ đó chuyển chúng thành các thông điệp có ý nghĩa đến khách hàng đúng thời điểm, địa điểm và giá cả để thúc đẩy hành vi mua hàng của cá nhân đó.

Marketing 5.0

Tiếp thị 5.0 sẽ được xuất bản trong thời gian tới. Chúng ta sẽ có thể ghi nhận các công cụ kỹ thuật số mới mà những người làm marketing sẽ ngày càng sử dụng nhiều hơn.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán, tự động hóa tiếp thị, robot, cảm biến, Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo tăng cường (VR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Siri, Alexa), hộp trò chuyện (Chatbox), khoa học não bộ và thần kinh trong Marketing (neuralmarketing).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Bậc thầy Marketing Philip Kotler chỉ ra sai lầm của các công ty khi kinh tế hỗn loạn

Philip Kotler cho rằng khi đến thời điểm phải cắt giảm, các khoản dành cho Marketing dường như luôn bị “xử trảm” đầu tiên, và thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Hành động như vậy luôn là một sai lầm vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới của công ty.

philip kotler

Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng.

Viễn cảnh kinh hoàng về sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) có nguy cơ trở thành một đại dịch toàn cầu đang đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới. Nhiều chuyên gia cảnh báo kinh tế thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng nếu Covid-19 trở thành đại dịch.

Các chuyên gia kinh tế của Hãng tư vấn Oxford Economics ước tính, dịch Covid-19 có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD do năng suất lao động giảm, sản xuất đình đốn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thương mại và đầu tư giảm, ngành du lịch bị tàn phá

Theo bậc thầy marketing Philip Kotler, một sự thật tuyệt đối về sự bấp bênh mà cơn hỗn loạn tạo ra là nó càng tồn tại lâu, mọi người càng trở nên cẩn trọng.

Khi doanh nghiệp không có khả năng đoán định mong đợi của khách hàng, họ có xu hướng bỏ mặc các nguyên tắc cốt lõi.

Kết quả là, sự hỗn loạn được tích tụ lại vô cùng nguy hiểm sẽ hủy hoại tính vững chắc của các công ty đáng tin cậy và được tôn trọng nhất, trong khi làm suy giảm khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Các giám đốc điều hành nên nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để giảm thiểu các khoản chi phí không mang lại lợi ích, đặc biệt là trong các lĩnh vực có dấu hiệu chi tiêu quá mức – bất kể công ty đang trong hoàn cảnh nào.

Thành thật mà nói, mọi người thường không có xu hướng tuân thủ kỷ luật trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng kéo dài, giống như những gì đã xảy ra trong các năm gần đây.

Philip Kotler cho rằng khi đến thời điểm phải cắt giảm, mảng tiếp thị dường như luôn bị “xử trảm” đầu tiên, và thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Hành động như vậy luôn là một sai lầm vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới của công ty.

Phản xạ của hầu hết các công ty là cắt giảm tiếp thị. Khi cắt chi phí tiếp thị, bạn đang nhường chỗ cho đối thủ cạnh tranh gửi đi trước các thông điệp của họ và giành được thị phần lớn hơn, trong khi thị phần của bạn ngày một mất dần.

Trong giai đoạn hỗn loạn, điều quan trọng nhất là phải tỉnh táo và tập trung. Tránh mắc phải ba lỗi tiếp thị lớn nhất mà các công ty thường gặp như sau:

1. Mở rộng để thu hút các khách hàng mới trước khi đảm bảo khách hàng cốt lõi.

Cố gắng mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ chính của bạn để chiều lòng nhiều khách hàng hơn là một điều đầy rủi ro.

Rất có khả năng bạn sẽ khiến những khách hàng tốt nhất và trung thành nhất của bạn cảm thấy kém hài lòng, tạo thêm một lý do nữa để họ cân nhắc mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.

2. Cắt giảm chi phí Marketing

Ngân sách dành cho marketing ở các nền kinh tế yếu hoặc hỗn loạn cũng như nước ở giữa sa mạc khô cằn – càng khan hiếm thì số lượng mà bạn sở hữu càng trở nên giá trị hơn.

Việc loại bỏ marketing càng giúp các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của bạn – những người không cắt giảm – cướp đi những nguồn khách hành tuyệt vời nhất của bạn. Marketing là các múi cơ, không phải là mỡ thừa.

3. Ngó lơ yếu tố siêu cường. 

Chúng ta đang sống trong thế giới thông tin không ngừng nghỉ kéo dài suốt 24/7. Khi tin tức nổ ra, mọi người đều có thể nắm bắt được chúng, bao gồm cả khách hàng của bạn.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt là khi sự nhiễu động và hỗn loạn ngự trị, khách hàng và toàn bộ các bên liên quan của công ty đều biết rằng việc kinh doanh không suôn sẻ. Tảng lờ sự thật này, hoặc tệ hơn là không cập nhật thông tin cho họ là một hành động nguy hiểm.

Không đầu tư vào phát triển sản phẩm chắc chắn sẽ làm cản trở việc tạo dựng giá trị trong tương lai cho công ty và các cổ đông.

Khi công ty phớt lờ hoặc giảm tầm quan trọng của việc nghiên cứu sản phẩm nhằm nỗ lực tiết kiệm tiền, điều đó không chỉ hạn chế sự tăng trưởng tiềm năng mà còn làm sự đổi mới trở nên ì ạch và trao lợi thế cho đối thủ.

Tạp chí kinh doanh BusinessWeek đã lập một danh sách gồm mười sai lầm tồi tệ nhất mà các công ty mắc phải khi cố gắng xoay xở trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào cảnh suy thoái và hỗn loạn.

Danh sách này nhắc nhở các nhà quản lý rằng trừ khi bạn thực sự muốn cạnh tranh về giá (hãy nhớ rằng Ấn Độ đã cho ra mắt chiếc xe ô tô Nano trị giá 2.500 đô la), còn nếu không, khả năng duy trì sự đổi mới là một trong ít cách thức còn lại giúp bạn giữ vững vị thế cạnh tranh và khiến công ty của mình khác biệt với những đối thủ khác. Sự đổi mới thúc đẩy hiệu suất, sự tăng trưởng, và giá trị trên thị trường chứng khoán.

10 sai lầm về đổi mới hàng đầu mà một công ty có thể mắc phải trong nền kinh tế hỗn loạn.

1. Sa thải nhân tài

2. Cắt giảm công nghệ

3. Giảm thiểu rủi ro

4. Dừng phát triển sản phẩm

5. Cho phép các hội đồng quản trị thay thế những CEO có định hướng phát triển bằng những CEO có xu hướng cắt giảm chi phí

6. Rút lui khỏi xu thế toàn cầu hóa

7. Cho phép các CEO không coi sự đổi mới là chiến lược chủ chốt

8. Thay đổi những thước đo hiệu suất

9. Củng cố hệ thống phân cấp thay vì tiến hành hợp tác

10. Biệt lập

Bài học từ Apple, Intel.

Trở nên bảo thủ hơn là động thái rất tự nhiên đối với các công ty khi có các mối lo ngại về ngân sách, nhưng những công ty không chấp nhận rủi ro, không đầu tư vào phát triển sản phẩm và đánh giá sai nhu cầu hợp tác sẽ khó cạnh tranh khi thị trường bắt đầu trên đà tăng trưởng.

Ngược lại, các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới khi gặp khó khăn sẽ tiếp tục kiếm ra tiền.

Trên thực tế, không chỉ đơn thuần là tiếp tục kiếm tiền, họ sẽ trở thành những người chiến thắng luôn luôn trỗi dậy trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất, và hầu như luôn đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình nhờ vào những điều mới mẻ.

Ví dụ, Apple đã chăm chút cho các sản phẩm iTunes, iPod cùng các cửa hàng bán lẻ của công ty trong suốt giai đoạn suy thoái năm 2001 và đã có một vị thế hoàn hảo để dễ dàng đánh bại đối thủ một khi sự tăng trưởng quay trở lại.

Một ví dụ khác là Gillette, công ty đã cho ra mắt thương hiệu Sensor chuyên về các sản phẩm cạo râu vào giữa giai đoạn suy thoái đầu những năm 1990.

Đến năm 1997, 49% doanh thu của Gillette đến từ các sản phẩm mới được giới thiệu trong năm năm trước đó.

Trường hợp khác, Intel đã đầu tư 14% doanh thu (một con số khổng lồ) trong cuộc suy thoái năm 2001 để thực hiện các đổi mới nhằm sản xuất chip máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Intel tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mới nhiều tháng trước dự kiến và báo cáo tỷ lệ tăng trưởng cao nhất của công ty kể từ năm 1996.

Cả Apple, Gillette, và Intel đều không mắc phải bất kỳ điều gì trong mười sai lầm đổi mới hàng đầu mà một công ty có thể mắc phải trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn. Và công ty của bạn cũng nên như vậy.

Một trong những chìa khóa để vượt qua sóng gió là phải thích nghi với một tư duy cứng rắn. Trong giai đoạn khó khăn, chủ nghĩa thực dụng sẽ thống trị. Khi kết quả kinh doanh không tốt, việc đổ lỗi cho môi trường kinh tế khó khăn là chuyện dễ xảy ra.

Nhưng ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất, một vài đối thủ vẫn thể hiện vượt trội hơn hẳn so với những người khác.

Cách duy nhất để vượt qua giai đoạn hỗn loạn phía trước với tư cách người chiến thắng là biết nắm bắt thời điểm, đưa ra các quyết định sáng suốt và thiết thực, nhằm tạo ra cơ hội sống sót – thậm chí tăng trưởng rực rỡ – cho công ty và sản phẩm của bạn.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Chiến lược “Đại Dương Xanh” từ góc nhìn của Philip Kotler và Michael Porter

Chiến lược đại dương xanh, không còn nghi ngờ gì nữa, là một chiến lược kinh doanh tốt mà các doanh nghiệp nên nghiên cứu và thực hiện, nhất là trong thời đại mà các doanh nghiệp mới liên tục được thành lập.

chiến lược đại dương xanh

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau từng giờ và luôn tìm đủ mọi cách để thắng đối thủ của mình. Sự cạnh tranh gay gắt có thể dẫn đến việc mất dần thị trường, giảm tăng trưởng, và lợi nhuận.

Thay cho sự khốc liệt đó, các chuyên gia đề nghị, để thành công, các doanh nghiệp hãy kiến tạo cho mình chiến lược đại dương xanh, nơi chưa có đối thủ và sự cạnh tranh.

Điều này nghe có vẻ khó đối với các nhà kinh doanh, nhưng hãy thử ngẫm nghĩ: cách đây một thế kỷ, các ngành kinh doanh như xe hơi, hàng không, hóa dầu…hoàn toàn chưa có sự hiện diện, cách đây 30 năm những ngành kinh doanh hái ra tiền như điện thọai di đông, sinh hóa chưa được biết đến. Luôn luôn sẽ có ngành nào đó được khai sinh và phát triển mạnh mẽ, vấn đề là ai sẽ tìm ra chúng trước.

Chiến lược đại dương xanh không chỉ là tạo ra một ngành kinh doanh, một thị trừơng mới, mà còn là phải tạo ra một thị trường mới có mức lợi nhuận cao.

Ví dụ như SouthWest Airline – Mỹ đã tạo ra một đại dương mới – một thị trường đi máy bay giá rẻ, Yellow Tail, công ty rượu vang Úc tạo ra một thị trường rượu vang dành cho những người Mỹ trước đây không uống rượu vang, mà uống bia và cocktail, Samsung một mình một chợ với tivi LCD….

Theo các chuyên gia, mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô, lịch sử, ngân sách, vị trí địa lý đều có thể tạo ra những sự cách tân về giá trị và quan trọng hơn, những sự cách tân này phải được khách hàng nhận biết giá trị và sử dụng chúng.

Chiến lược đại dương xanh, không còn tranh cãi gì nữa, là một chiến lược kinh doanh tốt mà các doanh nghiệp nên nghiên cứu và thực hiện nhất là trong thời đại nhà nhà làm doanh nghiệp. Vấn đề ở đây là: Các nhà quản trị hàng đầu có nhìn ra được chiến lược đại dương xanh này hay không?

Chiến lược Đại Dương Xanh tư góc nhìn của Philip Kotler – “Cha đẻ” của Marketing hiện đại.

Theo Philip Kotler, doanh nghiệp có những lựa chọn về chiến lược cạnh tranh như sau:

Market-Leader strategy: Đây là chiến lược của nhà dẫn đầu trong ngành kinh doanh thông qua việc chiếm giữ phần lớn thị phần, dẫn đầu thị trường trong việc thay đổi giá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới, tầm kiểm soát hệ thông phân phối…

Market-Challenger Strategy: Đây là chiến lược của doanh nghiệp thách thức vị trí dẫn đầu. Nhà thách thức, đúng như tên gọi của chúng, có mục tiêu quan trọng nhất là đánh đổ hay ít nhất tiến sát đến vị trí của doanh nghiệp dẫn đầu.

Market- Follower Startegy: Đây là chiến lược của các doanh nghiệp bám theo. Các doanh nghiệp này hoàn toàn không phải phát minh hay sáng tạo gì lớn lao cả.

Điều mà các doanh nghiệp này thực hiện là tạo ra những chính sách kinh doanh, sản phẩm, giá cả, phân phối giống như các doanh nghiệp dẫn đầu.

Market-Nicher Strategy: Đây là chiến lược của các doanh nghiệp không muốn cạnh tranh trong thị trường lớn, nhưng muốn trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng trong thị trường nhỏ.

Rõ ràng sự cạnh tranh của người dẫn đầu và kẻ thách thức là một chiến trường đỏ. Đây được xem là “căn bệnh mãn tính” trong một số ngành công nghiệp.

Luôn luôn có 2 hay 3 doanh nghiệp tranh giành nhau cho vị trí đần đầu và thách thức. Thật sự mà nói, trở thành người đần đầu đúng nghĩa đem lại một thế mạnh cạnh tranh vô cùng to lớn.

Ở vị trí này, doanh nghiệp sẽ có thế mạnh khi thương thuyết với nhà sản xuất hay nhà phân phối, giảm được chi phí nhờ hiệu ứng economies of scale (lợi thế về quy mô), được khách hàng nhớ và nghĩ đến đầu tiên…Thế nhưng để đánh chiếm và giữ được vị trí này, có nhiều doanh nghiệp đã phải đánh đổi cả doanh nghiệp của họ.

Để chiếm thêm 1 hay 2 % thị phần, người dẫn đầu và người thách thức đã phải bỏ ra chi phí cận biên cực kỳ cao và vì thế giảm rất nhiều lợi nhuận, đôi khi phải hy sinh đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

Là người theo đuôi mặc dù không trực tiếp cạnh tranh, nhưng nếu cùng bán một mặt hàng, cùng một dạng sản phẩm giống như 2 ông lớn, thì người theo đuôi cũng không thể hưởng lợi nhuận cao được.

Nói theo ngôn ngữ của chiến lược đại dương xanh, thì đây không là chiến lược xanh, cũng không hẳn đỏ, mà là chiến lược của kẻ ăn theo sau cuộc chiến.

Như vậy còn lại những doanh nghiệp theo đuổi thị trường ngách là có thể xem như chiến lược đại dương xanh. Rõ ràng rằng nếu những công ty này chọn được những phân khúc, thị trường ngách đủ lớn, đủ lợi nhuận và độc chiếm lấy nó trong thời gian đầu, thì những công ty này chính là những người tạo ra đại dương xanh.

Những doanh nghiệp – dẫn đầu, thách thức, theo đuôi, nếu mạnh dạn “buông bỏ”, suy nghĩ sáng tạo hơn tìm ra một thị trường ngách tiếm năng để chuyển dần từ thế cạnh tranh trong thị trường chính để chuyên qua thị trường mới này và phát triển nó lớn hơn thì đó cũng chính là những chiến lược cạnh tranh đại dương xanh.

Đại Dương Xanh từ góc nhìn của Michael Porter – Chiến lược gia hàng đầu thế giới.

Theo Michael Porter, các doanh nghiệp sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh bằng cách chọn một trong những chiến lược sau:

Cost Leadership: Cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hay dịch vị với mức giá thành sản phẩm và chi phí liên quan ở mức thấp nhất có thể. Khi đó doanh nghiệp có thể bán được số lớn hàng và với giá trung bình và tạo ra lợi nhuận lớn. Ở Việt Nam, Vietjet Air là một ví dụ điển hình cho chiến lược này.

Differentiation: cạnh tranh bằng cách tạo ra sự cách biệt mà các doanh nghiệp khác khó cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể là chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, sự nhận biết về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng khắp. Hãy nghĩ về Apple khi liên tưởng đến chiến lược này.

Concentration: cạnh tranh bằng cách tập trung nguồn lực, sức mạnh vào một sản phẩm, một phân khúc hay một nhóm khách hàng đặc biệt.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo đuổi và thực hiện thành công cùng lúc 2 trong 3 chiến lược nói trên. Ví dụ như giá thành/chi phí thấp và khác biệt, giá thành/chi phí thấp và tập trung. Khi đó, rõ ràng doanh nghiệp sẽ tạo ra được chiến lược đại dương xanh tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh