Skip to main content

Bill Gates: “Hầu hết các cuộc họp sẽ diễn ra trên Metaverse”

Tỷ phú sáng lập Microsoft dự đoán chỉ trong vòng 2-3 năm tới, hầu hết các cuộc họp sẽ được thực hiện trên các nền tảng vũ trụ ảo Metaverse.

Tính năng Mesh trên Microsoft Teams. Ảnh: Microsoft

“Thay vì trao đổi và gặp gỡ qua những hình ảnh dạng 2D, người dùng văn phòng sẽ chuyển sang metaverse – không gian 3D với hình đại diện (avatar) kỹ thuật số”.

Bill Gates đưa ra dự đoán trên trang cá nhân. “Lý tưởng nhất là sử dụng công nghệ ghi lại cả chuyển động và âm thanh trong không gian để làm cho bối cảnh giống như đời thực”.

Tháng trước, Microsoft ra mắt Mesh – nền tảng cho họp nhóm sử dụng các hình đại diện 3D. Tính năng mới hoạt động trên Teams cho phép người dùng trao đổi công việc qua không gian 3D bao gồm cả mô phỏng trạng thái khuôn mặt, cử chỉ.

Giải pháp của Microsoft giúp người dùng không phải lo lắng về bối cảnh, trạng thái của bản thân trước camera với đồng nghiệp, đối tác mỗi khi có cuộc họp.

Meta, công ty sở hữu mạng xã hội Facebook cũng chính thức ra mắt nền tảng vũ trụ ảo Horizon Worlds từ tuần trước. Tuy nhiên, giải pháp của Meta rộng hơn khi hãng tham vọng biến đây trở thành “Facebook phiên bản thực tế ảo”.

“Công nghệ kỹ thuật số đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc gần đây, tất cả được thúc đẩy bởi đại dịch”, Bill Gates viết. Theo ông, một trong những thay đổi thú vị nhất là âm thanh bổ sung cho giao tiếp ảo 3D.

“Giọng nói sẽ được thu lại và xử lý giống như đang thực sự phát ra từ hướng của người nói. Bạn sẽ thấy sự khác biệt dù âm thanh chỉ phát ra từ loa máy tính của bạn”.

Dự đoán của Gates được đưa ra sau khi Google và Meta phải lùi ngày cho nhân viên đi làm trở lại do biến thể Omicron.

Spotify công bố chương trình cho nhân viên “làm việc từ mọi nơi” vĩnh viễn từ tháng 2/2020. Các công ty như Upwork và Pinterest cũng đang đóng cửa văn phòng.

Metaverse được xem là bước ngoặt công nghệ quan trọng tiếp theo của loài người, sau kỷ nguyên Internet. Việc nhiều công ty trong các lĩnh vực cùng tham gia khiến vũ trụ ảo có thể đến sớm hơn dự kiến.

Những người ủng hộ cho rằng metaverse sẽ mang đến tiềm năng kinh doanh khổng lồ như bán hàng và dịch vụ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, cũng không ít người lo ngại mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của metaverse sẽ tạo ra tình trạng bất bình đẳng, khi chỉ những người có khả năng chi trả mới không bị quảng cáo làm phiền trong quá trình trải nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

10 nguyên tắc hài hước của những người thành công

Hài hước một nhân tố có tính hài kịch đặc biệt, đồng thời cũng là sự thể hiện hoặc tái hiện nhân tố hài kịch trong đời sống và nghệ thuật.

Nội dung sau trích từ cuốn sách Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi (Chương 1:10 nguyên tắc hài hước của người thành công) của tác giả Lưu Cẩn Hồng.

Hài hước một nhân tố có tính hài kịch đặc biệt, đồng thời cũng là sự thể hiện hoặc tái hiện nhân tố hài kịch trong đời sống và nghệ thuật.

Nó thông qua các thủ pháp như so sánh, khoa trương, tượng trưng, ngụ ý, điệp âm… vận dụng những ngôn từ thông minh, thú vị để tiết lộ, phê bình hay giễu cợt một cách hàm súc những sự vật, hiện tượng không hợp lý, mâu thuẫn trong đời sống xã hội, khiến người ta phủ định sự vật hay hiện tượng đó trong những tiếng cười thoải mái, nhẹ nhàng.

Nhưng hài hước không phải là muốn nói thế nào thì nói, cũng không phải là một tấc đến trời, mà cần phải thấu hiểu các nguyên tắc cơ bản.

1. Có một tâm lý lành mạnh, lạc quan, tích cực.

Hài hước là một biểu hiện tâm trạng đặc biệt, nó là công cụ để con người thích nghi với môi trường, là một trong những phương pháp để con người giảm bớt áp lực tinh thần khi đối diện với khó khăn.

Một nhà văn người Đức từng nói: “Điều khiến cho người ta bật cười, là sự khôi hài; điều khiến người ta suy nghĩ một lát mới bật cười, là sự hài hước”. Bởi vậy, muốn học sự hài hước, thì trước tiên cần có một tâm lí lành mạnh, lạc quan và tích cực.

Chỉ khi sống trong tâm lí lạc quan, tích cực thì con người mới có thể sống tốt và hưởng thụ cuộc sống. Bởi vậy những người hài hước thường khỏe mạnh hơn người khác.

Triết gia người Đức, Kant sống tới 80 tuổi, ông cho rằng hài hước có tác dụng rất lớn trong việc giúp con người sống khỏe mạnh và trường thọ.

Ông từng nói rằng: “Nếu không biết đến sự hài hước thì cuộc sống của con người quả thực quá khổ sở”. Ông luôn giữ tâm trạng lạc quan và hài hước cho tới tận những năm tháng cuối đời.

Hài hước khiến tư duy bản thân trở nên nhạy bén hơn, phát hiện được “nhân tố có tính kịch” trong một hoàn cảnh không như ý, từ đó khiến cho tâm lí của bản thân được cân bằng.

Ngoài ra, một người hài hước khi giao thiệp sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng và yêu mến của mọi người hơn, nâng cao khả năng giao tiếp, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Trong cuộc sống, thêm một phút hài hước là thêm một phút niềm vui; trong các mối quan hệ xã hội, thêm một chút hài hước là thêm một chút thân thiện; bất cứ nơi nào có sự hài hước thì đều có không khí hài hòa, vui vẻ.

2. Nhìn nhận thế giới từ góc độ thú vị.

Sự hài hước, nói một cách đơn giản là kể chuyện cười. Từ góc độ này, muốn học sự hài hước thì cần phải học cách nhìn nhận thế giới từ những góc độ thú vị.

Trắc trở hay thất bại là chuyện thường gặp trên đường đời, nếu không biết nâng cao khả năng chịu đựng áp lực thì những lo lắng và căng thẳng ấy chắc chắn sẽ khiến chúng ta mệt mỏi. Nhưng nếu nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề từ góc độ khác, có thể bạn sẽ phát hiện ra đó không phải là một khó khăn.

Triết gia nổi tiếng Socrates là một người vô cùng hài hước. Trước những sai lầm của người khác, ông không bao giờ chọn cách chỉ trích, mà chọn sử dụng một phương pháp khác – hài hước.

Vợ Socrates là một người tính tình nóng nảy, thường xuyên làm người chồng nổi tiếng của mình mất mặt trước đám đông. Có lần, khi Socrates đang cùng học trò thảo luận về mấy vấn đề học thuật, đột nhiên vợ ông xông vào quát tháo, khiến cả lớp học kinh ngạc.

Sau đó, bà còn xách một thùng nước lạnh dội vào người Socrates, khiến ông ướt như chuột lột. Trong khi các học sinh đang rất bối rối thì Socrates cười hiền hòa và nói: “Ta biết ngay sau khi có sấm là trời mưa mà”.

Chỉ một câu nói hài hước ấy của ông đã khiến cơn tam bành của bà vợ lập tức tan biến, mọi người cùng bật cười. Điều khiến chúng ta khâm phục hơn nữa, đó là tố chất văn hóa cao siêu, nghệ thuật tu dưỡng và cả tấm lòng rộng lượng của bậc thầy trí tuệ này.

Cuộc đời mỗi người, hoặc sẽ trôi qua một cách bình yên, hoặc sẽ nhiều sóng gió, có vui và cũng có buồn. Quan trọng là chúng ta nhìn nhận và đối mặt với cuộc đời bằng thái độ nào.

3. Trí nhớ và khả năng phản ứng tốt.

Sự hài hước luôn tồn tại trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, nhưng lại có thể chia thành hai loại: tầng nông và tầng sâu.

“Tầng nông” để chỉ sự hài hước được thể hiện qua biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể, thêm vào đó là lời nói, có thể khiến người ta bật cười, qua đó đạt mục đích chọc cười người khác.

Còn “tầng sâu” chỉ sự hài hước thông qua việc chọn một thời điểm thích hợp để bày tỏ quan điểm về thế giới và suy nghĩ về sự vật, mà cách biểu đạt suy nghĩ và quan điểm này lại vận dụng những hiện tượng tưởng chừng rất đơn giản và bình thường trong cuộc sống, dùng cách nói bình thường nhưng hàm chứa chân lí để chọc cười người khác.

Nói cách khác, đó là những câu nói nghe qua tưởng chừng hoang đường nhưng lại hàm chứa đạo lí hay một sự tổng kết đúng đắn, phản chiếu ánh sáng của trí tuệ. Và điều này cần phải được xây dựng trên cơ sở một nền móng kiến thức phong phú.

Hài hước ở tầng nông cần có đầu óc thông minh, phản ứng nhanh nhạy, trí nhớ tốt. Hài hước ở tầng sâu thì ngoài những nhân tố kể trên, còn cần có một tư duy nhạy bén và khả năng lí giải vấn đề, không phải ai cũng đạt tới được.

Thâm thúy khó lường, sự hài hước ở tầng sâu có lẽ sẽ không mang lại không khí náo nhiệt như sự hài hước ở tầng nông, mà thường chỉ khiến người tiếp nhận mỉm cười nhẹ nhàng, nhưng như thế không có nghĩa là nó làm giảm bớt sự tán thành và khâm phục mà người khác dành cho bạn. Có thể người khác không nói ra, nhưng hình ảnh của bạn trong lòng họ sẽ dần dần được nâng cao.

Người hài hước thường nhanh trí trong việc hóa giải những tình huống khó khăn, nguy hiểm bằng những cách sáng tạo và chu toàn. Thường những người có EQ cao sẽ giỏi vận dụng sự hài hước để đối phó với tình huống nguy cấp.

Chuyện kể rằng, một hôm Goethe – nhà thơ người Đức đang tản bộ trong công viên, trên con đường nhỏ chỉ vừa cho một người đi, ông thấy một nhà phê bình luôn có những bài phê bình rất gay gắt đối với tác phẩm của ông đang bước tới.

Nhà phê bình này cao giọng nói: “Tôi chưa bao giờ nhường đường cho kẻ ngốc”. “Còn tôi thì ngược lại!”, Goethe bình tĩnh nói và mỉm cười bước sang một bên.

Cách xử sự thông minh của Goethe được truyền tụng mãi. Đương nhiên, khi thể hiện sự hài hước, bạn nên đặc biệt chú ý: Nguyên tắc quan trọng là tuyệt đối không được qua loa đại khái, các vấn đề khác nhau cần có cách xử lí không giống nhau, khi xử lí vấn đề phải có sự linh hoạt, hài hước nhưng không dung tục, như thế hài hước mới thực sự mang lại “dinh dưỡng” cho đời sống tinh thần của con người.

Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta nên học cách củng cố trí nhớ thêm sâu sắc, nâng cao khả năng quan sát sự vật, hiện tượng, bồi dưỡng sự nhanh nhạy để nâng cao khiếu hài hước.

4. Lùi 1 bước để tiến 2 bước, biết nhường nhịn người khác.

Khi nói về lí do thành công, người ta thường nhấn mạnh tinh thần tích cực tiến thủ. Nhưng có những lúc, chỉ biết lao về phía trước chưa chắc đã là phương pháp tốt nhất. Lùi một bước để tiến hai bước là một sách lược hữu hiệu trong cuộc sống.

Đương nhiên chúng ta nên cổ vũ tinh thần quyết không từ bỏ mục tiêu đã đề ra, bởi trên thực tế, tinh thần này đã giúp nhiều người đạt được thành công.

Nhưng trong thế giới không ngừng thay đổi, chúng ta không thể sử dụng cùng một sách lược để đối phó với mọi tình huống. Nhún mình, nhường nhịn người khác cũng là cách giúp ta đạt được mục tiêu. Sự nhường nhịn đôi khi mang lại cho chúng ta những thu hoạch không ngờ.

Trong công việc, thêm một phần hài hước, bớt vài phần cứng nhắc, chúng ta có thể giảm bớt áp lực, nâng cao nhiệt tình với công việc.

Trong giao tiếp, thêm một chút hài hước, bớt vài phần khắc nghiệt là chúng ta đã có thể biến mâu thuẫn thành mối quan hệ hòa hảo, tăng cường sự thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau.

Khoan dung không chỉ mang lại lợi ích cho người được khoan dung, mà bản thân người khoan dung cũng tự giải phóng cho bản thân. Một trái tim khoan dung độ lượng có thể rút ngắn khoảng cách giữa người với người. Đó cũng là điều kiện cần có để trở thành một người hài hước.

Sự hài hước thể hiện sự chân thành, rộng lượng và lương thiện của con người, đồng thời đó cũng là một hành động văn minh được con người sáng tạo ra để ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Muốn hình thành một không khí văn hóa xã hội hài hước, cho dù là đối với cá nhân hay xã hội cũng đều phải có sự tự do tương đối. Nếu thiếu nền móng này thì sự hài hước sẽ như cái cây không có rễ. Bởi vậy, hài hước cũng phải thấu tình đạt lí.

Lùi, thể hiện sự khoan dung. Nếu nói rằng mặt biển vì rộng nên bao la, mặt đất vì rộng nên tràn đầy sức sống, bầu trời vì rộng nên bát ngát, vậy thì con người cũng nên vì rộng lượng mà trở nên cao thượng, bởi những người có phẩm chất cao thượng đều được hoan nghênh và được mọi người tôn kính.

“Lùi vài bước” có thể thúc đẩy tình cảm giữa người với người, đồng thời khiến các mối hợp tác trở nên thuận lợi hơn. Chỉ cần bạn chịu “lùi” thì bạn sẽ dễ dàng bước lên chiếc thang của xã hội, trèo ngày càng cao hơn.

Hài hước là ngôn ngữ của bậc trí giả, hoặc là bạn lựa chọn thái độ mỉm cười và suy nghĩ vấn đề trên góc độ khác, hoặc là lựa chọn lùi lại một bước để khoảng không gian tiếp theo được rộng mở hơn.

5. Hiểu rõ “liều lượng” của hài hước.

Tục ngữ nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hài hước cũng tương tự, muốn nói thì phải nói sao cho hợp lí, giữ nguyên tắc: Nắm được “mức độ” cần nói, phân biệt rõ từng trường hợp. Đùa giỡn quá đà sẽ dễ gây chuyện thị phi. Bởi vậy, muốn thể hiện sự hài hước thì cũng phải chú ý tới mức độ.

Nếu không nắm được “liều lượng” của hài hước thì sẽ làm tổn hại tới hình tượng thành thực, trang trọng và đáng tin cậy của mình trong lòng người khác, đồng thời giảm bớt uy tín của bản thân trong mắt họ, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ đôi bên.

Bởi vậy, nói chuyện hài hước cũng cần phải có mức độ. Đừng bới móc hay cười nhạo người khác, cũng đừng nhại lại hành động hay câu nói của họ để chế giễu; đừng lải nhải nói không biết chán, bởi vì ngôn ngữ hài hước cần phải khổ luyện. Đừng chỉ biết trêu đùa, giỡn chơi, như thế bạn chỉ được cái tiếng là “thằng hề” chứ không phải là hài hước.

Hài hước cũng cần phải chọn thời điểm thích hợp. Một khi bạn phát hiện ra sự hài hước này khiến mọi người vui vẻ hoặc khuấy động không khí thì bạn đừng do dự mà hãy thể hiện ra. Nhưng nếu bạn phát hiện không khí xung quanh không thích hợp với sự hài hước thì hãy “biết điều” mà nén mình lại.

Hài hước cũng cần phải chú ý tới đối tượng, hãy phân biệt giới tính, thân phận, địa vị, kinh nghiệm, tố chất văn hóa và tính cách của từng đối tượng khác nhau, không phải ai cũng là đối tượng thích hợp để nói chuyện hài hước.

Thường thì với người quen, đồng hương, bạn học, đồng nghiệp, cấp dưới… có thể đùa giỡn, nói những câu hài hước, thú vị, nhưng cũng không nên đùa quá trớn.

Đối với cấp trên, người nổi tiếng, người lớn tuổi, người lạ, nữ giới, đặc biệt là thiếu nữ, những người có tính cách khép kín, những người bất mãn với công việc hay nơi làm việc thì không nên tùy tiện nói đùa.

Lời nói hài hước phải đúng mức, đùa quá trớn dễ chuyển thành vô duyên, khiến người ta thấy ghét; sự hài hước không phù hợp có khi còn trở thành cuồng ngôn, bị người ta chỉ trích.

Trong công việc cũng vậy, đặc biệt là ở những nơi thường xảy ra sóng gió như văn phòng làm việc thì càng cần phải chú ý tới nghệ thuật nói đùa, cho dù là một câu nói đùa nhẹ nhàng nhất cũng phải cẩn trọng. Đương nhiên là chẳng ai bắt bạn phải miệng câm như hến cả.

Trong công việc bạn còn cần lưu ý rằng, cấp trên mãi mãi là cấp trên, đừng hi vọng cấp trên sẽ bằng vai phải lứa với bạn. Cho dù trước đây hai người có là bạn học hay bạn thân đi nữa, thì trong công việc cũng đừng tự ý đùa cợt, đặc biệt là khi có mặt người khác.

Hài hước là liều thuốc bổ trong cuộc sống, bởi vì nhờ có sự hài hước, cuộc sống mới trở nên thú vị và sinh động hơn. Thế nhưng trên đời này tiếc thay lại có những người không biết nói đùa, thường khiến cho người nói đùa cảm thấy khó xử, ngượng ngùng.

Chẳng qua chỉ là một câu nói đùa mà dẫn tới bao nhiêu chuyện không hay, phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ hòa thuận trước đó. Bởi vậy, điều này nhắc nhở chúng ta rằng, khi nói đùa hãy giữ mức độ vừa phải và cần chú ý một số điều sau đây:

1. Nói đùa tùy vào đối tượng

Tính cách của mỗi người là khác nhau, có người tính tình cởi mở, rộng lượng, có người thì lại hẹp hòi. Bởi vậy, đối với những người có tính cách khác nhau thì lời nói đùa cũng khác nhau.

Đối với những người có tính tình cởi mở, độ lượng, bạn có thể đùa nhiều hơn một chút, như thế sẽ khiến không khí trở nên sôi nổi hơn; còn với những người nhạy cảm, hẹp hòi thì nên hạn chế nói đùa. Đối với phụ nữ, nói đùa cần phải đúng mực; đối với người già, khi nói đùa càng phải chú ý tôn trọng đối phương.

Tóm lại, khi nói đùa, hãy nhớ mục đích là giúp không khí thoải mái, vui vẻ hơn mà không làm tổn hại tới lòng tự tôn của đối phương.

2. Quan sát tâm trạng của đối phương

Cùng một người nhưng trong các tình huống khác nhau sẽ có tâm trạng khác nhau. Khi tâm trạng của đối tượng không tốt, cần được an ủi và giúp đỡ thì bạn đừng đùa cợt, bởi vì nếu không cẩn thận, đối phương sẽ cho rằng bạn đang chế giễu sự đau khổ của họ.

Nói đùa cần chọn khi tâm trạng mọi người dễ chịu, thoải mái, hoặc khi đối phương vì một việc nhà mà không vui, bạn có thể thông qua lời nói đùa để giúp cho tâm trạng của đối phương tốt hơn.

3. Nội dung nói đùa phải lành mạnh, tao nhã

Tuyệt đối không được lấy khiếm khuyết của người khác ra đùa cợt, lấy nỗi đau khổ của người khác làm niềm vui cho mình. Đồng thời, cũng tránh nói những chuyện dung tục, thô thiển. Lời nói đùa phải có tri thức và thú vị, khiến mọi người học thêm được kiến thức mới, từ đó đạt được hiệu quả tích cực.

Tuy rằng hài hước cần hiểu rõ đâu là giới hạn, nhưng trong cuộc sống, giả sử gặp phải một người không biết điều thì nên đối phó như thế nào? Bạn có thể dùng sự hài hước để “hóa giải” điều đó, như thế có thể sẽ khiến bạn trở thành người có lí hơn.

Hãy ghi nhớ mấy điều sau đây:

1. Khi nói đùa với người lớn tuổi hay ít tuổi hơn, không nên quá trớn

Đặc biệt là không nên nói những chuyện nam nữ, mấy thế hệ cùng nói đùa với nhau thì nên chọn những câu chuyện tao nhã, hài hước, giúp không khí xung quanh thêm đầm ấm, hòa thuận. Còn khi những người cùng lứa đang đùa giỡn về những chuyện nam nữ, bản thân mình là người lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn cũng có mặt thì tốt nhất là không nên tham dự, chỉ lặng yên lắng nghe.

2. Khi đùa với người tàn tật cần tế nhị

Chẳng ai muốn người khác lôi khuyết điểm của mình ra giễu cợt, đặc biệt là người tàn tật. Người xưa có câu: “Đừng nói chuyện ánh sáng với người mù”.

Bạn nên biết rằng, con người chẳng có ai là thập toàn thập mĩ, khiếm khuyết của người khác không phải là trò đùa của bạn. Những lời nói đùa như thế sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới đối phương, gây ra hậu quả khó lường.

3. Khi ở riêng với bạn khác giới, không nên nói đùa

Cho dù là nói đùa ý nhị thì cũng thường gây phản cảm cho đối phương, hoặc khiến người khác suy đoán thị phi, bởi vậy nên chú ý giữ gìn khoảng cách. Đương nhiên, trong một số trường hợp nhất định cũng không cần phải nghiêm túc quá.

Sự hài hước giữa hai người khác giới nên có một giới hạn nhất định, những câu chuyện vô nghĩa không những không thể kéo gần khoảng cách giữa đôi bên, mà ngược lại còn hạ thấp nhân cách của bản thân, dễ khiến đối phương cho rằng bạn là người dung tục.

4. Không đùa cợt khi người khác đang tiếp khách

Khi người khác đã có chủ đề nói chuyện chung và đang có được không khí hòa thuận, nếu lúc này bạn đột nhiên chen ngang vào nói đùa với bạn bè để thu hút sự chú ý của mọi người cũng như làm ngắt chủ đề chuyện trò của họ, phá hoại hứng thú nói chuyện, thì bạn bè sẽ cho rằng bạn đang khiến họ mất mặt.

5. Không sa sầm mặt khi đùa với người khác

Cảnh giới cao nhất của sự hài hước là người nói đùa không cười nhưng lại khiến người nghe cười nghiêng ngả. Tuy vậy, chúng ta không phải là các danh hài, thế nên rất khó làm được điều này. Bởi vậy, bạn đừng mặt mũi sầm sì khi nói đùa với người khác để tránh bị họ hiểu lầm.

6. Đừng suốt ngày nói đùa với đồng nghiệp

Nói đùa cần phải nắm được giới hạn, không thể lúc nào cũng đùa cợt. Nếu cứ như vậy trong một thời gian dài, dần dần trước mặt đồng nghiệp, bạn sẽ không còn giữ được hình tượng nghiêm túc, các đồng nghiệp cũng sẽ mất dần sự tôn trọng đối với bạn. Hơn nữa, trước mặt cấp trên, bạn dễ bị cho là người không nghiêm túc đứng đắn, khiến cấp trên không dám đặt niềm tin cũng như giao trọng trách cho bạn. Làm như thế đúng là lợi bất cập hại.

7. Đừng cho rằng trêu chọc người khác chỉ là đùa vui

Trêu chọc người khác là thể hiện sự không tôn trọng đối với họ, dễ khiến họ tưởng rằng bạn có ác ý, hơn nữa sau đó sẽ rất khó giải thích rõ ràng. Trêu chọc không nằm trong phạm trù đùa vui, bởi vậy không được buông lời một cách tùy tiện. Trường hợp nhẹ thì chỉ làm tổn thương tới tình cảm của bạn với đồng nghiệp, nặng thì có thể còn ảnh hưởng tới “bát cơm” của bạn. Hãy nhớ “giữ mồm giữ miệng”, họa từ miệng mà ra! Đừng để sau này mới hối hận thì không còn kịp nữa.

8. Có thiện ý

Có thiện ý với người khác là một nguyên tắc quan trọng trong nói đùa. Quá trình nói đùa thực ra là quá trình giao lưu tình cảm với nhau, nếu mượn câu nói đùa để đả kích, châm biếm người khác, bộc lộ cảm xúc bất mãn của bản thân thì người khác sẽ dễ dàng nhận ra.

Có thể có những người không mau mồm mau miệng, ngoài mặt có vẻ như bạn chiếm ưu thế so với họ, nhưng “sự lấn lướt” của bạn dễ khiến người khác nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, bởi vậy họ sẽ dè chừng trong mối quan hệ với bạn.

9. Chú ý hành vi khi nói đùa

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, có lúc người ta còn thông qua các hành vi, động tác để chọc cười người khác. Thông thường, hậu bối không nên đùa giỡn với tiền bối, cấp dưới không nên đùa giỡn với cấp trên, nam giới không nên đùa giỡn với nữ giới.

Khi những người bạn cùng lứa đùa giỡn với nhau, nên nắm bắt đặc trưng tính cách và tâm trạng của đối phương để lựa chọn hình thức hài hước phù hợp.

Hãy cẩn trọng với lời nói đùa của mình, cho dù là về tâm trạng, ngôn ngữ hay hành động cũng đều nên “nháp” trước trong đầu, nếu không rất có thể bạn sẽ bắt đầu bằng lời nói đùa và kết thúc bằng “chiến tranh”. Việc đùa cần phải có mức độ, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “quá mù ra mưa” như chúng ta thường nói.

Tóm lại, hãy biết thể hiện sự hài hước của mình một cách chừng mực, chứ đừng chỉ biết châm biếm, đả kích hay bới móc vào khuyết điểm của người khác, như thế chỉ làm tổn thương họ mà thôi.

Đó là những điều rất quan trọng, nếu vận dụng tốt, bạn sẽ thấy rằng hài hước không chỉ mang lại cho bạn một tâm trạng vui vẻ, thoải mái mà còn khiến tình cảm giữa người với người càng thêm bền vững.

6. Tôn trọng là tiền đề của sự hài hước.

Thường ngày, bạn bè đùa giỡn nhau để giảm bớt áp lực của cuộc sống là một việc rất bình thường, nhưng nếu khi nói đùa không biết tôn trọng đối phương thì sẽ có thể làm tổn thương hòa khí giữa đôi bên.

Hài hước phải được đặt trên tiền đề là sự tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là đùa một cách tùy tiện, nó là biểu hiện của một loại tri thức, thú vui, tư tưởng, trí tuệ, khi đã xác định được mức độ phù hợp thì sẽ giúp lời nói đùa đạt được hiệu quả cao nhất.

Sự tôn trọng đối với người khác được thể hiện qua việc giao tiếp với họ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, không tỏ ra “trên cơ”, trịch thượng.

Nếu bạn không tôn trọng người khác thì cũng đừng mong sẽ nhận được sự tôn trọng của họ, ít nhất là người ta sẽ không muốn giao tiếp với bạn, mà bản thân bạn cũng không vui vì bị cô lập. Có một ví dụ rất thực tế trong cuộc sống như sau:

Ở làng nọ, có hai người nông dân, một người tên Lân, người còn lại tên Vương. Một hôm, Lân làm đồng xong, chẳng có việc gì để làm, bèn sang nhà Vương uống rượu. Hai người đang uống rượu rất vui vẻ, đột nhiên Lân làm ra vẻ úp mở, nói với Vương: “Vợ anh ngoại tình đấy, thế mà anh chẳng biết gì cả.”

Vương nghe vậy, bèn uống liền tù tì hai chén rượu rồi vào bếp lấy một con dao phay, sa sầm mặt hỏi Lân chuyện đó là thật hay giả.

Lân thấy Vương giận thật thì vội vàng giải thích: “Tôi chỉ đùa với anh thôi, đừng tưởng thật”.

Vương nghe thấy thế liền quát lớn: “Ai đùa như thế bao giờ, thế chẳng phải là sỉ nhục nhân cách của người khác sao?” Nói rồi cầm con dao chém cho Lân một nhát.

Vì sự việc xảy ra quá bất ngờ nên Lân không kịp tránh, bị con dao chém đúng vào phần thắt lưng. Những người hàng xóm nghe tiếng chạy đến kéo họ ra, đưa Lân vào bệnh viện, Vương cũng phải bồi thường cho Lân một khoản viện phí rất lớn.

Bởi vậy, nói đùa không nên quá trớn, những câu bông đùa phải trên cơ sở tôn trọng người khác thì mới nhận được sự đồng tình cũng như đạt được hiệu quả hài hước.

7. Có một trái tim ngây thơ, hồn nhiên.

Hài hước, nói cách khác chính là “thích đùa”, nhưng không ai bẩm sinh đã biết đùa, vậy rốt cuộc hài hước từ đâu mà có?

Trong cuộc sống, để có thể hài hước thực ra rất đơn giản, chỉ cần bạn có một trái tim hồn nhiên, ngây thơ. Có câu chuyện như sau:

Một đứa trẻ hỏi người bán vé: “Cô ơi, bao nhiêu tiền một vé xem phim ạ?”

Nhân viên bán vé: “60 nghìn cháu ạ”.

Đứa trẻ nói: “Cô ơi, cháu chỉ có 30 nghìn . Cô cho cháu vào đi, cháu chỉ xem bằng một mắt thôi được không ạ?”

Lời nói hài hước và ngây thơ của đứa trẻ đã khiến cô nhân viên bán vé bật cười và cho nó vào xem.

Bạn thấy đó, trẻ em nói chuyện một cách ngây thơ, hồn nhiên, không giả bộ, bởi vậy luôn khiến mọi người yêu quý. Hay nói cách khác, “trái tim hồn nhiên” cũng đồng nghĩa với “sự thân thiện”, một người thân thiện sẽ khiến người khác cảm thấy gần gũi, không còn cảm giác xa lạ, từ đó trở nên thân thiết hơn.

Có một lần Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Đài Loan, phong thái ung dung tự tại, hóm hỉnh của ông lôi cuốn tất thảy cử tọa. Một phóng viên phỏng vấn Lạt Ma: “Bạch ngài, có phải trong Phật giáo có lệ là không được ăn khi đã quá giờ Ngọ đúng không ạ?”

Đạt Lai Lạt Ma đáp: “Đúng vậy!”

Phóng viên nọ lại hỏi tiếp: “Nhưng khi ấy đói bụng quá thì phải làm thế nào?”

Lạt Ma đáp: “Thì vào bếp ăn vụng thôi!”

Hài hước là ngôn ngữ của một trái tim ngây thơ, trong sáng. Không phải tất cả mọi người đều hài hước, nhưng chỉ cần bạn có sự hồn nhiên, ngây thơ như những đứa trẻ thì cũng đã đủ để làm một người hài hước rồi đó.

8. Nói một cách uyển chuyển, tế nhị.

Nói chuyện hàm súc là một nghệ thuật, cũng là một kĩ năng của hài hước. Biểu đạt sự hài hước một cách tế nhị là không nói trực tiếp vào điều quan trọng mà mình muốn nói, nhưng lại khiến tất cả mọi người hiểu được ý của mình, hơn nữa còn thấy vui vẻ với câu chuyện đó.

Hài hước là dầu bôi trơn cho các mối quan hệ giao tiếp. Có những lúc, việc vận dụng sự hài hước một cách uyển chuyển, tế nhị để biểu đạt sự bất mãn đối với đối phương cũng là một giải pháp không tồi.

Trong quan hệ giao tiếp, vì nhiều nguyên nhân mà có những lúc chúng ta phải “đụng chạm” đến người khác, nếu xử lí việc này không thỏa đáng thì sẽ rất dễ đắc tội với người khác.

Thông thường, bên chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận không nên nói điều gì quá đáng, cho dù đối phương có sai thật đi chăng nữa thì tốt nhất vẫn nên dùng cách nói đôi bên cùng hiểu để đối phương nhận ra cái sai của mình, kết thúc một cuộc tranh luận vô nghĩa.

Biểu đạt khéo léo, tế nhị là một nghệ thuật làm nên sự hài hước. Mấu chốt của việc vận dụng kĩ năng này là sử dụng cách nói nửa thật nửa đùa, vừa khúc triết vừa gián tiếp, đồng thời có tính giả định cao để bày tỏ ý kiến một cách uyển chuyển, mà vẫn khiến đối phương lĩnh ngộ được ý tứ của bạn.

Faraday là người đặt nền móng cho điện từ học cận đại, các phát minh, ứng dụng điện từ của ông đã mở ra cho nhân loại một tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng trước khi phát minh ra đèn điện, điện thoại, động cơ điện, vẫn còn rất nhiều người hoài nghi về tác dụng của điện.

Có một lần, sau khi Faraday diễn giảng xong một loạt các lí thuyết về cảm ứng điện từ, thì có một người phụ nữ quý phái cố tình bới móc ông: “Thưa giáo sư, thứ mà ông đang nói tới có tác dụng gì vậy?”

Faraday điềm tĩnh trả lời: “Thưa phu nhân, bà có dự đoán trước được đứa trẻ vừa ra đời có vai trò gì không?”

Sự hài hước đúng lúc sẽ giúp ta tránh được những xung đột trực diện; hơn nữa, việc áp dụng thái độ tích cực, tâm trạng lạc quan sẽ cứu vãn được một tình huống khó xử.

Nếu Faraday trả lời trực tiếp vào câu hỏi, chưa chắc ông đã được thừa nhận và thông cảm; còn nếu đối kháng trực tiếp, có thể sẽ gây ra lòng thù hận, khiến sự giao tiếp bị đứt đoạn; trường hợp ông trốn tránh vấn đề thì lí thuyết của ông sẽ không bao giờ được mọi người chấp nhận.

Nhưng ông đã dùng một phương thức tư duy rất hài hước để thu phục đối phương, để đối phương nhìn nhận hiện thực trước mắt bằng cái nhìn khoan dung, cởi mở; đồng thời cũng để tăng thêm dũng khí và sự tự tin cho bản thân.

Có nhiều người sở dĩ thiếu sự hài hước, là vì họ quá quen với phương thức biểu đạt thẳng thắn, đơn giản, dễ hiểu.

Nhưng thẳng thắn lại không phù hợp lắm với sự hài hước. Bởi vậy, muốn trở thành người hài hước thì trước tiên hãy học phương thức biểu đạt uyển chuyển, hàm súc.

9. Vòng vo một chút, hiệu quả sẽ tốt hơn.

Cuộc sống không thể thiếu sự hài hước. Hài hước không những là tài năng, là sức mạnh, là ngọn nguồn của niềm vui và hạnh phúc mà còn là biểu hiện cao nhất của trí tuệ và các kĩ năng sống, đồng thời cũng là một phương pháp hữu hiệu để điều hòa các mối quan hệ xã hội.

Tuy vậy, không phải lúc nào cũng nên biểu đạt trực tiếp, sự hài hước cũng nên thể hiện vòng vo một chút, như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.

Ngày nọ, một sinh viên lớp chất lượng cao của trường đại học nổi tiếng đã tới công ty của người Do Thái để tham gia tuyển dụng.

“Cậu có yêu cầu gì?”, ông chủ hỏi.

“Tiền lương một tháng là 500 USD, một năm tôi được ra nước ngoài một tháng, công ty chịu trách nhiệm thuê nhà cho tôi”, chàng sinh viên đáp.

“Một tháng tôi trả cậu 1.000 USD, một năm được ra nước ngoài hai tháng, công ty tặng cậu một ngôi nhà”.

“Có phải ông đang đùa với tôi không?”, chàng sinh viên vô cùng kinh ngạc.

“Thế không phải cậu cũng đùa với tôi à?”, ông chủ hỏi.

Ông chủ không hề trực tiếp từ chối chàng sinh viên này mà vòng vo một hồi, dùng đãi ngộ cao gấp đôi so với yêu cầu của chàng sinh viên để làm anh ta ý thức được rằng yêu cầu mình nêu ra là không thể, hơn nữa để anh ta nhận thức rõ giá trị của mình.

Nhưng, trong cuộc sống của chúng ta, còn rất nhiều người có tính cách “thẳng như ruột ngựa”; trong lúc cư xử luôn thể hiện sự thẳng thừng, ngang bướng.

Những người này nên học “nghệ thuật vòng vo”, để tư duy của mình đi đường vòng một chút, như thế sẽ có lợi cho giao tiếp hơn.

10. Trí tuệ được cộng điểm nhờ sự hài hước.

Hài hước là một biểu hiện của trí tuệ.

Người hài hước đi đâu cũng được mọi người yêu quý. Hài hước có thể giúp ta hóa giải được rất nhiều xung đột trong giao tiếp và những tình huống khó xử, khiến người khác khó lòng nổi giận được, thậm chí là trở nên rộng lượng hơn, mang lại nhiều tiếng cười cho người khác hơn.

Sức mạnh của hài hước vô cùng to lớn, nhưng hài hước vẫn cần có trí tuệ, nếu không sẽ rất dễ trở nên dung tục. Thứ chúng ta thiếu không phải là ý muốn trở nên hài hước, mà là trí tuệ để tạo ra sự hài hước. Bởi vậy, hãy để trí tuệ cộng điểm cho sự hài hước của bạn.

Einstein, nhà vật lí học vĩ đại người Đức cũng nổi tiếng là một người rất hài hước. Từng có một phóng viên yêu cầu Einstein: “Xin hãy dùng cách đơn giản nhất để giải thích về thuyết tương đối.”

Einstein nói: “Mùa hè ở bên bếp lò, bạn cảm thấy ngày dài như năm; khi hẹn hò với người tình, bạn lại cảm thấy thời gian như một mũi tên. Đây chính là thuyết tương đối về thời gian”. Phóng viên nghe xong chỉ còn biết mỉm cười.

Hài hước không phải là những câu nói thật thà như đếm, mà là sự vận dụng trí tuệ, sự thông minh và các kĩ năng gây cười để người nghe nhận được sự thú vị bất ngờ khiến họ phải kinh ngạc hoặc mỉm cười, từ đó rút ra được bài học cho riêng mình.

Hài hước một cách đúng mực giống như chiếc đũa thần tỏa sáng lấp lánh, chỉ cần gõ nhẹ một cái, nó sẽ biến cuộc sống nhạt nhẽo của bạn thành trăm ngàn đóa hoa rực rỡ.

Hài hước cần có trí tuệ và linh cảm, nhưng những người không hài hước có thể thông qua phương thức tư duy vui vẻ để thay đổi tính cách của mình.

Ví dụ, những người bạn già gặp nhau thường hay nói: “Gặp một lần bớt một lần”. Trong sự cảm khái đó bộc lộ vài phần luyến tiếc và bi ai. Nhưng nếu có thể thay đổi cách suy nghĩ, sửa câu đó thành “Gặp một lần thêm một lần” thì tâm trạng cũng sẽ thay đổi theo.

“Bớt một lần” được hiểu là ngày tháng không còn nhiều, ngày chết đã cận kề, còn “thêm một lần” lại thể hiện bạn bè cũ khó gặp mặt nhau, nên trân trọng hiện tại, cùng chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ này.

Thực ra, ai cũng thích sự hài hước, bởi hài hước có thể đưa tới sự thấu hiểu giữa người với người, do đó, nó thường khiến người ta dễ chấp nhận hơn. Người hài hước không chỉ mang lại niềm vui cho chính mình, mà còn mang lại niềm vui cho người khác.

Dù thế nào thì chúng ta cũng cần hiểu rằng: Buồn bã và tuyệt vọng không phải lúc nào cũng có người đồng cảm; những bất hạnh và phiền não trong cuộc sống không thể giúp bạn tìm được người chia sẻ. Buồn bã hay vui vẻ chủ yếu phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận sự việc ra sao.

Hài hước thực sự không phải là sự “khôn lỏi” hay trốn tránh thực tại, mà là một “trí tuệ của tâm hồn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng “săn và xoá” những nội dung có hại tốt hơn

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) mới được Facebook triển khai có khả năng nhận diện và xoá các nội dung có hại nhanh hơn và chính xác hơn.

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng "săn và xoá" những nội dung có hại tốt hơn
CEO Meta Platforms Inc | Mark Zuckerberg

Facebook vừa công bố một công nghệ AI mới có thể nhanh chóng xác định những nội dung có hại để từ đó giúp cả người dùng lẫn nền tảng Facebook được an toàn hơn.

Mô hình AI mới sử dụng phương pháp “học vài lần” (few-shot learning) để làm giảm thời gian phát hiện các loại nội dung có hại mới từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần.

Công nghệ học vài lần (Few-Shot Learning).

Công nghệ học vài lần có những điểm tương đồng với công nghệ “không cần học” (Zero-shot learning). Cả hai phương pháp đều là những kỹ thuật máy học có mục tiêu là dạy cho các bộ máy (machine) cách giải quyết một nhiệm vụ chưa từng thấy trước đó bằng việc học cách khái quát hóa các chỉ dẫn để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Các mô hình học vài lần được đào tạo dựa trên một số ví dụ và từ đó nó có thể tự mở rộng quy mô và giải quyết các nhiệm vụ mới, và trong trường hợp này, nhiệm vụ của nó là xác định các loại nội dung có hại mới.

Lợi thế của mô hình AI mới này của Facebook là đẩy nhanh quá trình chống lại các loại nội dung có hại mới trên nền tảng:

Theo công bố từ Facebook:

“Những nội dung có hại liên tục phát triển trên nền tảng – cho dù chúng được thúc đẩy bởi các sự kiện mới nổi hay bởi những người đang tìm cách để né tránh hệ thống của chúng tôi – điều quan trọng là các hệ thống AI của chúng tôi cũng chưa bao giờ dừng lại.

Thay vì thông thường, chúng tôi phải mất vài tháng để thu thập và gắn nhãn cho những nội dung có hại mới, với hệ thống AI mới thông qua công nghệ ‘học vài lần’ và thậm chí là ‘không cần học’ – chúng tôi chỉ cần vài tuần để làm điều đó.”

Được biết, công nghệ AI mới này có khả năng phát hiện và xử lý hiệu quả trên 100 loại ngôn ngữ khác nhau và có thể hiểu được cả hình ảnh lẫn văn bản.

Công nghệ AI mới.

Facebook tiết lộ rằng hệ thống mới hiện đang được triển khai và đã hoạt động trên Facebook. Hệ thống AI đã được thử nghiệm để phát hiện những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin ngừa Covid-19.

Ngoài ra nó cũng được sử dụng để xác định các nội dung có mục đích kích động bạo lực hoặc chỉ đơn giản là cổ vũ cho những thứ có hại. Theo Facebook thì hệ thống AI mới đã giúp giảm đáng kể lượng ngôn từ kích động gây thù địch trên nền tảng.

Dưới đây là biểu đồ cho thấy điều đó.

Công nghệ Entailment Few-Shot Learning.

Facebook gọi công nghệ mới của họ là Entailment Few-Shot Learning.

Với công nghệ mới, hệ thống có thể gắn nhãn chính xác các văn bản là những lời nói gây thù địch. Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố (Entailment as Less-Shot Learner PDF), công nghệ này vượt trội hơn các kỹ thuật học vài lần khác tới 55%.

Facebook đang phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo giống với con người nhất (Humanlike AI).

Công nghệ mới của Facebook thể hiện rõ “tính hiệu quả và linh hoạt trong học tập” giống như con người, thứ sẽ cho phép họ phát triển và thực thi các chính sách nội dung mới trên nền tảng trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Công nghệ hiện chỉ mới đang ở giai đoạn đầu và theo Facebook nó sẽ còn được phát triển thêm theo thời gian.

“Một hệ thống AI có thể dạy được như công nghệ học vài lần có thể cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và thích ứng với các tình huống mới nổi của con người.

Bằng cách xác định nhanh những nội dung có hại và đang phát triển nhanh trên nền tảng, công nghệ mới hứa hẹn sẽ trở thành một phần công nghệ quan trọng giúp chúng tôi tiếp tục xử lý và bảo vệ nền tảng của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng

Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video Picsart của Hovhannes Avoyan đang phát triển nhanh chóng.

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng
CEO Picsart | Hovhannes Avoyan

Sau khi huy động thêm được 130 triệu USD với mức định giá gần 1,5 tỉ USD, ứng dụng chỉnh sửa miễn phí của Hovhannes Avoyan đang nhanh chóng trở thành phiên bản Photoshop cho thế hệ TikTok và Instagram.

Lớn lên ở Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mong ước được theo học trường nghệ thuật công. Để trúng tuyển, các ứng viên phải nộp một bức vẽ tĩnh vật của chiếc bình. Bản vẽ của Avoyan không gây được ấn tượng.

Bị từ chối, ông chọn con đường sáng tạo khác – khoa học máy tính, tập trung vào thế hệ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo và máy học.

Bước chuyển hướng này được đền đáp một cách ngoạn mục. 30 năm tiếp theo, Avoyan đã xây dựng và bán đi ba công ty khởi nghiệp phần mềm. Ông trở nên giàu có và là một trong những nhân vật nổi bật của giai đoạn công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở Armenia.

Ông vẫn yêu nghệ thuật và thúc đẩy các con mình theo đuổi nghệ thuật. Một ngày năm 2011, con gái 11 tuổi của ông, Zara, đến tìm ông với vẻ chán nản.

Cô bé đã đăng một bức vẽ lên mạng xã hội và có nhiều bình luận gay gắt. Cô bé muốn bỏ cuộc. “Những lời chỉ trích khiến con bé mất tự tin. Bé sắp bỏ cuộc,” Avoyan, 56 tuổi, kể lại.

“Việc đó khiến tôi nhớ lại hoàn cảnh của mình khi từ bỏ nghệ thuật để lựa chọn sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ thích hợp.”

Do đó, Avoyan tạo ra một ứng dụng di động cung cấp những công cụ công nghệ giúp con gái ông cải thiện các bức vẽ của mình. “Tôi muốn mang đến cho con bé một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để bé thỏa sức phát huy tài năng sáng tạo.”

Mười năm sau, hành động khích lệ con cái của Avoyan phát triển bùng nổ thành Picsart, một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới (công ty đặt trụ sở tại San Francisco). Ứng dụng thiết kế và chỉnh sửa này được tải xuống hơn một tỉ lần tại 180 quốc gia.

Ban đầu chỉ có tiếng Anh, hiện giờ ứng dụng khai sinh ở Armenia của Avoyan có sẵn bằng 28 ngôn ngữ.

Mỗi tháng, hơn 150 triệu khách hàng – chủ yếu dưới 35 tuổi – sử dụng Picsart để thực hiện hơn một tỉ hoạt động chỉnh sửa ảnh và video trên mạng xã hội, trang web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

“Picsart có rất nhiều điểm tương đồng với WhatsApp. Đó là tài sản toàn cầu và là nền tảng chung được mọi người ở khắp mọi nơi sử dụng,” Mike Vernal, đối tác quản lý tại Sequoia, cựu phó giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật của Facebook cho biết. “Cả hai đều là hiện tượng toàn cầu trước khi nổi tiếng ở Hoa Kỳ.”

Picsart nhắm đến hai xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ – mạng xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến nhà nhà người người trở thành nhà xuất bản, hàng trăm triệu người hiện đang sử dụng Picsart để thực hiện các thiết kế của mình.

Ưu tiên cho thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart phát triển các công cụ dựa trên AI và Java, cho phép mọi người chỉnh sửa ảnh và video dễ dàng giống như dùng trình chỉnh sửa của Instagram.

Larry Aschebrook (công ty G Squared) cho biết: “Picsart được sử dụng trong một số ngành nghề, tất cả tập hợp lại tạo thành hiện tượng toàn cầu, đây là điều hiếm thấy. Những người trẻ tuổi đã dùng ứng dụng này trong một khoảng thời gian và hiện nay ứng dụng đang thịnh hành trong các ngành kinh doanh và nền kinh tế sáng tạo”.

Các nghệ sĩ và dân nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và biến đổi phong cách cho các bài đăng trên TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook.

Với một vài thao tác, bạn có thể thay đổi ánh sáng và thêm các mảng màu, hình dán và hoạt ảnh kiểu meme. Bạn cũng có thể xóa các nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và thu nhỏ vòng eo của mình.

Nhưng Picsart không chỉ là công cụ dành cho những bức ảnh selfie đầy cuốn hút. Khi hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô vào web trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, họ sử dụng Picsart để giúp các sản phẩm có vẻ ngoài bóng bẩy, chuyên nghiệp trên các thị trường mua bán quan trọng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Tương tự, người dùng cũng sử dụng Picsart để chỉnh sửa nội dung trên các trang web, blog, tiếp thị qua thư điện tử và quảng cáo trên mạng xã hội.

“Ngày nay, công cụ ưa thích của mọi người là điện thoại,” Vernal thuộc công ty Sequoia cho biết. “Khách hàng chụp ảnh sản phẩm và có thể nhanh chóng xóa phông nền, chỉnh sửa hình ảnh và đăng lên trang web của mình.”

Trải nghiệm mượt mà của Picsart là mục tiêu mà Avoyan đặt ra từ khi ông chế tạo công cụ đầu tiên cho con gái mình vào năm 2011. “Rất nhiều người đánh đồng kỹ thuật tốt với sáng tạo,” Avoyan nói. “Công nghệ của chúng tôi nâng cao kỹ thuật của mọi người và có thể là động cơ để sáng tạo hình ảnh.”

Khi Picsart đã phát triển hơn, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình với học viện để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. “Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Sinh viên được học những kỹ năng mới. Cách làm này tốt cho tất cả mọi người,” Avoyan chia sẻ. Hiện nay ông vẫn tiếp tục tuyển dụng như thế.

Avoyan sinh năm 1965 tại Yerevan, Armenia. Ông lớn lên bên mẹ, giáo sư y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh hàng đầu.

Tác phẩm Sunshine and Rainbows: Các công cụ chỉnh sửa AI của Picsart giúp những người nghiệp dư thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn để đăng trên mạng xã hội, trang thương mại kỹ thuật số và tiếp thị trên mạng xã hội. – Nguồn: Picsart.

Nước Cộng hòa Armenia ổn định, đơn điệu và buồn tẻ. Con đường sự nghiệp tốt nhất là vào học viện. Sau khi bị trường nghệ thuật từ chối, dưới sự hướng dẫn của mẹ, Avoyan bắt đầu lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học American ở Armenia.

Cách mạng nổ ra năm 1992. Sự ổn định của Liên Xô biến mất. Thay vào đó là chiến tranh và sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản non trẻ. Học giả trở thành doanh nhân.

Năm 1996, Avoyan, khi đó 30 tuổi, bỏ dở chương trình học tiến sĩ để ra mắt Cedit, công ty dịch vụ phần mềm mà bốn năm sau ông bán cho Lycos, công cụ tìm kiếm trực tuyến thời kỳ đầu, với giá vài triệu.

Năm 2005, ông thành lập công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm kiêm vườn ươm khởi nghiệp mang tên Sourcio. Tiếp theo là Monitis, dịch vụ giám sát trang web, mà TeamViewer (GFI Software) mua lại với giá bốn triệu USD vào năm 2011. Cùng năm đó, ông ra mắt Picsart.

Avoyan và đội ngũ của ông sử dụng các thủ thuật tăng trưởng như cập nhật ứng dụng vào nửa đêm thứ sáu hằng tuần, vì vậy Picsart vẫn nằm trong danh sách ứng dụng nổi bật của Android. Họ cũng đưa ra các công cụ và tính năng mới mỗi tuần để tạo tâm lý mong đợi cho khách hàng và khiến họ có lý do để thường xuyên kiểm tra ứng dụng.

Avoyan sẽ dùng khoản tiền đầu tư mạo hiểm trị giá 130 triệu USD vào việc tuyển dụng thêm nhân tài kỹ thuật có nhiệm vụ phát triển nhiều tính năng AI hơn.

Đó là điều cần thiết để bắt kịp thị trường đông đúc với hàng trăm ứng dụng thiết kế nhỏ hơn, cùng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ USD như Canva và Adobe, công ty có doanh số 12,85 tỉ USD trong năm 2020. Avoyan nói rằng ông muốn duy trì sự độc lập và đang nhắm đến IPO trong vòng 12-18 tháng tới.

Hiện tại, ông có kế hoạch tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng vốn được mở rộng chủ yếu thông qua truyền miệng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở khách hàng của Picsart từ các doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp của Dropbox và Airtable, những công ty khởi nghiệp phần mềm bắt đầu bằng cách hướng đến người dùng và sau đó mở rộng để phục vụ các công ty lớn.

Avoyan đã chuyển trụ sở chính của Picsart đến San Francisco sau khi Sequoia đầu tư lần đầu vào năm 2015, nhưng phần lớn nhóm kỹ sư của ông vẫn ở Armenia.

Đúng là ở đó nhân tài rẻ hơn, nhưng Avoyan coi nền văn hóa hối hả của đất nước mình là một kiểu tài sản đầy quyền năng. “Họ có trí thông minh đường phố và luôn thách thức thực tế.” Avoyan nói: “Khởi nghiệp nghĩa là thực sự thay đổi tất cả các quy tắc. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một cuộc cách mạng.”

Biên dịch: Quỳnh Anh

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo

Tờ Nikkei cho biết, Ngân hàng Mizuho sẽ chi 20 tỷ yen (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần M-Service, đơn vị sở hữu ví điện tử Momo.

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo
Source: Newbium

Thương vụ dự kiến diễn ra ngay cuối năm nay, nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của Mizuho tại Việt Nam.

MoMo cho biết hiện không đưa ra bình luận gì về thông tin này.

Tờ Nikkei bình luận, Mizuho đã bị tụt hậu so với các đối thủ trong đầu tư ra nước ngoài, nhưng muốn bắt đầu tích cực khai thác các khu vực tăng trưởng ở châu Á.

Ngân hàng Nhật Bản giờ đặt mục tiêu có vị thế lớn hơn trong lĩnh vực tài chính Đông Nam Á khi dân số và nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng.

Khoản đầu tư vào M-Service diễn ra sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung bậc 1 của Mizuho – một chỉ số về sức khỏe tài chính của công ty – đạt mục tiêu 9% và gần đây đã tăng lên 9,6%. Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank vào năm 2011. Việc đầu tư vào M-Service được cho là sẽ giúp các bên tăng cường hợp tác trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

M-Service được thành lập vào năm 2007, có hơn 1.400 nhân viên và đặt trụ sở chính tại TP HCM, cùng các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng.

Họ sở hữu ví điện tử MoMo, với hơn 20 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Công ty này đang cố gắng biến MoMo thành một siêu ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ, tận dụng hơn 50% thị phần của mình.

Tháng 1/2021, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital , cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.

Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.

Vào tháng 10/2021, Decision Lab – đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín tại châu Á cũng đánh giá MoMo là ví điện tử được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam với tỷ suất sử dụng lên đến 86% (cách xa vị trí thứ hai là 64%) trong báo cáo “Sự trỗi dậy ví điện tử tại Việt Nam” (The rise of E-wallet in Vietnam).

Nếu thương vụ này thành công, MoMo sẽ là kỳ lân thứ 3 của Việt Nam sau VNG năm 2014 và VNPAY (thuộc VNLIFE) năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn: Nikkei

Đội ngũ Marketing và Sales có đang ở trên cùng một chiến tuyến

Khi đội ngũ marketing và bán hàng (sales) phối hợp chặt chẽ với nhau, không chỉ doanh nghiệp có hiệu suất cao hơn mà chính họ cũng có thể phát triển nhanh hơn, giải quyết các vấn đề sáng tạo hơn và gắn bó lâu hơn. 

Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến
Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến. MicroStockHub | Getty Images

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, các doanh nghiệp buộc phải liên tục chuyển đổi và thích ứng khi nhu cầu và sở thích của khách hàng không ngừng thay đổi.

Sự chuyển đổi này sẽ trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp thiếu sự liên kết giữa các bộ phận thường xuyên tương tác với khách hàng tiềm năng: bộ phận bán hàng và marketing.

Khi đội ngũ bán hàng và marketing thiếu đi sự phối hợp, không chỉ cả hai bộ phận này mà còn cả doanh nghiệp đều phải gánh chịu hậu quả, trên thực tế, theo số liệu từ SuperOffice sự mất liên kết này có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng tỷ đô mỗi năm (số liệu tham chiếu trên phạm toàn cầu không tính riêng theo khu vực).

Sự thiếu phối hợp dẫn đến sự thiếu tin tưởng và hiểu biết giữa hai bộ phận, điều này khiến cho quá trình cộng tác cùng nhau trở nên khó khăn hơn và do đó, mọi thứ “xấu” hơn.

Xác định điểm liên kết và thiếu liên kết.

Bởi vì sự liên kết giữa sales và marketing có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận ra sự liên kết và thiếu liên kết trong thực tế được thể hiện như thế nào.

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét sự thiếu phối hợp xoay quanh các mục tiêu. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng một nhân viên bán hàng đang trò chuyện với một khách hàng tiềm năng về những sự thay đổi trong nhu cầu mua hàng của họ – nhưng nhân viên này lại không chia sẻ thông tin có được một cách nhanh chóng với đội nhóm marketing.

Nếu marketing không cập nhật kịp những nhu cầu mới của khách hàng tiềm năng (Lead), họ không thể tạo ra những nội dung hoặc chiến dịch có thể giải quyết những nỗi đau này của khách hàng một cách kịp thời.

Và kết quả là, doanh nghiệp không hoặc bán được ít hàng hơn.

Ngược lại ở khía cạnh xuất phát từ marketing. Nếu đội ngũ marketing có được những thông tin mới cập nhật từ phía người dùng thông qua các công cụ phân tích trực tuyến, nhưng họ lại không truyền đạt những thông tin này cho đội ngũ bán hàng, một sự thật hiển nhiên là nhân viên tư vấn bán hàng không thể chia sẻ đến khách hàng những thông tin hay giải pháp mới nhằm giải quyết các nỗi đau một cách tốt hơn.

Trong cả hai ví dụ, dù cho là xuất phát từ bộ phận nào, việc thiếu giao tiếp và phản hồi hiệu quả đang khiến cả hai đội nhóm đánh mất đi nhiều cơ hội có thể giúp họ bán được nhiều hàng hơn.

Nếu doanh nghiệp có thể khiến cả hai đội nhóm này phối hợp chặt chẽ hơn với nhau, dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp có được:

  • Cải thiện về tốc độ thích ứng và thay đổi: Khi hai đội nhóm liên kết và cộng tác thường xuyên với nhau, việc thực hiện các thay đổi của chiến lược sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi một vòng phản hồi nhất quán được thiết lạp, cả hai đội đều có đủ bối cảnh cần thiết để bắt đầu trò chuyện với khách hàng một cách hiệu quả.
  • Giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo hơn: Thông thường, những nhân viên bán hàng và marketing có quan điểm và cách suy nghĩ rất khác nhau. Khi họ buộc phải phối hợp với nhau dựa trên những mục tiêu chung, họ sẽ phải đóng góp những quan điểm khác nhau để cùng giúp giải quyết mọi vấn đề chung, điều này khiến cho các giải pháp của họ có nhiều sự sáng tạo hơn.
  • Nhân viên gắn bó lâu hơn: Các nhân viên bán hàng không muốn làm việc ở những nơi họ thiếu đi sự hỗ trợ từ các hoạt động marketing; họ vốn xem sự hỗ trợ đó là cần thiết để thành công trong vai trò của họ. Điều tương tự xảy ra trong chiều ngược lại. Do đó, việc có thể đảm bảo sự liên kết, tin cậy và tôn trọng giữa hai bộ phận là động lực để mỗi bên có thể cố gắng và gắn bó lâu hơn.

Phối hợp các hoạt động tiếp thị và bán hàng.

Theo số liệu từ LinkedIn, 90% các chuyên gia bán hàng và tiếp thị cho biết luôn tồn tại sự thiếu phối hợp về chiến lược, quy trình, văn hóa và nội dung trong tổ chức của họ và gần như tất cả các chuyên gia này đều tin rằng nó gây hại cho doanh nghiệp và khách hàng.

Thêm vào đó, 97% trong số những người được hỏi cho biết họ gặp nhiều khó khăn với những nội dung và thông điệp tiếp thị; họ cho rằng nội dung (content) chỉ được tạo ra từ marketing mà thiếu đi đóng góp từ bộ phận bán hàng là thiếu chính xác, nội dung do marketing đưa ra chỉ đóng vai trò là đẩy sản phẩm thay vì cần phải giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng tiềm năng.

Nói tóm lại, những nội dung và thông điệp đó rất khó để chuyển khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng.

Để giải quyết những mâu thuẫn này, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng và tiếp thị cần phải làm việc vì mục tiêu chung – họ phải thường xuyên hỗ trợ và đóng góp ý kiến với nhau. Dưới đây là những chiến thuật doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Kiểm tra nội dung xem nó có thể giúp tạo ra doanh thu không.

Đại dịch đã làm thay đổi đáng kể hành vi của khách hàng nói chung, cả B2B lẫn B2C, khi khoảng 1/3 (theo số liệu từ TrustRadius) người mua hàng dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu sản phẩm trước khi mua hàng.

Đội ngũ bán hàng và marketing cần suy nghĩ sâu hơn về những nội dung mà họ đang gửi cho người mua liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang cung cấp vì cơ bản người mua sẽ chủ yếu dựa vào các thông tin (được cung cấp) trong quá trình ra quyết định.

Dưới đây là một số câu hỏi mà sales và marketing cần làm việc cùng nhau để tìm ra các câu trả lời chung:

  • Bạn có bất cứ nội dung nào đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bán hàng không?
  • Nội dung nào đã không còn phù hợp với khách hàng và bối cảnh hiện tại và cần sửa đổi?
  • Những câu hỏi mà khách hàng và khách hàng tiềm năng thường hỏi đội nhóm bán hàng là gì?
  • Nội dung hiện tại dành cho ai? Và ai hiện đang đọc nó? Bạn có thể tạo ra những nội dung gì để thu hút sự chú ý của người đọc?
  • Nhóm bán hàng có nên tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp những insights cho nội dung không?

Mục tiêu chính của quá trình này là lập bản đồ nội dung (content mapping) của bạn theo các mục tiêu để từ đó bạn có thể biết nội dung nào là phù hợp và hiệu quả, nội dung nào không thể đáp ứng được cả kỳ vọng của bán hàng lẫn marketing.

2. Các thành viên marketing cần theo dõi các cuộc gọi bán hàng.

Theo định kỳ, các thành viên trong đội ngũ marketing cần theo dõi (thực hiện cuộc gọi hoặc lắng nghe lại) các cuộc gọi bán hàng để có thể đảm bảo rằng cả bán hàng và marketing đều đang ở trên cùng một chiến tuyến.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Yêu cầu các thành viên marketing lắng nghe các cuộc gọi bán hàng theo chu kỳ thường xuyên, chẳng hạn như mỗi tuần một lần.
  • Marketing cần tham gia các cuộc họp bán hàng cùng với đội ngũ bán hàng hoặc các đội nhóm liên quan đến bán hàng khác trong tổ chức.
  • Mang các cuộc gọi bán hàng vào quy trình đào tạo cho các nhân sự marketing mới.

3. Thường xuyên tổ chức các buổi brainstorming với các thành viên trong nhóm bán hàng và marketing.

Mục tiêu của các buổi brainstorm có thể là thảo luận về các triển vọng bán hàng, các lỗ hổng trong quy trình bán hàng hoặc phát triển các chủ đề nội dung mới cho thương hiệu.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đưa ra để thảo luận:

  • Đâu là những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng thường xuyên hỏi?
  • Những câu hỏi nào có thể trả lời ngay và câu hỏi nào cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn?
  • Những rào cản phổ biến đối với khách hàng tiềm năng trong quá trình chuyển đổi bán hàng là gì?
  • Nhân viên bán hàng thường gửi email, tin nhắn…cho khách hàng với nội dung ra sao?
  • Loại nội dung nào nhân viên bán hàng cần nhưng tìm mãi chưa thấy?
  • Đội ngũ bán hàng đang mô tả về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ với khách hàng tiềm năng ra sao?

Mục tiêu chính của các buổi brainstorm này là khám phá những insights mới có thể giúp cải thiện doanh số bán hàng trong tương lai.

4. Cung cấp cho đội nhóm bán hàng những kiến thức cần thiết về khách hàng, thứ họ có thể sử dụng trong các cuộc gọi bán hàng.

Về bản chất, dù cho đội ngũ bán hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn, nhưng bộ phận có thể hiểu sâu nhất về khách hàng lại là marketing.

Bằng cách có trong tay nhiều công cụ phân tích hơn, marketing hiện có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số thông tin về khách hàng tiềm năng mà marketing nên cung cấp cho bán hàng.

  • Cách khách hàng tiềm năng tìm hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Một trong những sai lầm lớn nhất khi nhân viên bán hàng liên hệ với khách hàng là không nói rõ bằng cách nào họ có được thông tin về khách hàng. Nếu khách hàng để lại thông tin qua website hay các nền tảng mạng xã hội, marketing cần chia sẻ thông tin đó với nhân viên bán hàng (sẽ tiện hơn nếu doanh nghiệp đang sử dụng CRM). Nguồn để lại thông tin sẽ làm sáng tỏ ý định và khả năng sẵn sàng mua của khách hàng tiềm năng.
  • Nội dung mà khách hàng tiềm năng tương tác trước khi để lại thông tin là gì. Điều này có thể cho đội nhóm bán hàng biết những giải pháp mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm nhất và họ hiện đã có được những thông tin gì. Ngoài ra, để xây dựng tính liên quan trong những giây đầu tiên khi liên hệ với khách hàng, hiểu được bối cảnh tương tác của họ cũng là một cách thông minh.
  • Những thông tin mà khách hàng tiềm năng để lại là gì (marketing có thể chia sẻ sẵn nếu cả hai bộ phận sử dụng chung CRM). Ngoài tên, số điện thoại hay email liên hệ, có thể có nhiều thông tin yêu cầu khác mà khách hàng để lại trước khi tư vấn, marketing cần chia sẻ đầy đủ những thông tin này với nhân viên bán hàng. Trong trường hợp thông tin được để lại qua các nền tảng mạng xã hội mà đội ngũ bán hàng không thể truy cập được, bằng cách nào đó (cập nhật lên hệ thống CRM) marketing cần phải chia sẻ.

Cuối cùng, sự phối hợp giữa bán hàng và marketing thường bắt đầu bằng việc xây dựng một nền văn hóa hợp tác chung dựa trên các mục tiêu chung của tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse – Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Facebook vừa thông báo rằng nền tảng này đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của mình cho tất cả người dùng từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ và Canada.

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse - Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Vào ngày 9/12 vừa qua, Facebook đã thông báo rằng họ đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của những nhân vật đại diện (avatars) cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ và Canada.

Horizon Worlds đã ra mắt bản thử nghiệm từ năm ngoái, được áp dụng tới những người dùng kính thực tế ảo Oculus VR và họ cũng cần đồng ý tham gia vào thế giới ảo từ lời mời của Facebook, tuy nhiên với cập nhật hiện tại thì điều này giờ đây không còn cần thiết nữa.

Việc ra mắt rộng rãi Horizon Worlds là một bước quan trọng khác của Facebook (đã chính thức đổi tên thành Meta vào tháng 10) nhằm mục tiêu tiến gần hơn đến với Metaverse, một khái niệm dựa trên thuật ngữ khoa học viễn tưởng được sử dụng để mô tả về cách làm việc và giải trí trong thế giới ảo.

Trong Horizon Worlds, người dùng tai nghe thực tế ảo Oculus của Facebook có thể tạo avatar (hình ảnh đại diện) để thoải mái dạo chơi trong thế giới ảo. Từ đây, họ cũng có thể chơi trò chơi và tương tác với những hình ảnh đại diện khác.

Facebook đã mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD vào năm 2014 và kể từ đó nền tảng này đã phải không ngừng cải tiến để mở rộng thị trường ra khỏi những tệp khách hàng tương đối eo hẹp hiện có. Và giờ đây với Metaverse, Oculus lại trở nên có giá trị hơn.

Quay trở lại vào thời điểm tháng 7 năm nay, CEO Mark Zuckerberg đã thông báo về việc thiết lập nhóm dự án Metaverse mới. Tiếp đó vào tháng 10, Facebook cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD trong năm tới để phát triển các công nghệ trong Metaverse.

CEO Facebook chia sẻ:

“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, Metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, chiếm giữ hàng trăm tỷ đô la thương mại kỹ thuật số (digital commerce), hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook thử nghiệm ví điện tử Novi với người dùng WhatsApp

Một số người dùng WhatsApp tại Mỹ hiện có thể sử dụng ví kỹ thuật số Novi để gửi và nhận tiền.

Facebook thử nghiệm ví điện tử Novi với người dùng WhatsApp

Theo thông tin từ Business Insider, một số người dùng ứng dụng nhắn tin WhatsApp tại Mỹ hiện có thể gửi và nhận tiền bằng ví Novi, một dịch vụ thanh toán tiền điện tử được phát triển bởi Meta Platforms Inc, (tên gọi cũ Facebook).

Ông Stephane Kasriel, Giám đốc điều hành của Novi, cho biết trong một bài đăng trên Twitter: “Hiện các bạn có thể dùng thử ví kỹ thuật số Novi, bắt đầu từ hôm nay, một số người dùng tại Mỹ có thể gửi và nhận tiền thông qua Novi trên WhatsApp, việc chuyển tiền tới bạn bè hay gia đình giờ đây cũng dễ dàng như cách bạn gửi tin nhắn vậy.”

Novi hiện cũng đang làm việc với sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase để cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo việc lưu trữ tiền của khách hàng một cách an toàn.

Trước đó vào tháng 10, một nhóm Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ đã kêu gọi nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ngừng ra mắt Novi vì cho rằng công ty này không thể được tin tưởng khi quản lý hệ thống thanh toán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Ông Rohit Sipahimalani – Chiến lược gia phụ trách hoạt động đầu tư của Temasek đánh giá, ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh một số công ty khởi nghiệp trong khu vực đang chuẩn bị IPO.

Một trong những startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore với các mảng kinh doanh chủ chốt bao gồm: nhà phát triển trò chơi trực tuyến – Garena và nền tảng thương mại điện tử – Shopee đạt 200 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến J&T Express của Indonesia. “Gã khổng lồ” chuyển phát nhanh nhận được hậu thuẫn từ các quỹ như: Boyu Capital, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China với tư cách là nhà đầu tư chính và dự kiến sẽ niêm yết tại Hồng Kông vào năm tới.

“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các thị trường rộng lớn nơi có tiềm năng phát triển đáng kể. Giờ đây, họ nhìn thấy những yếu tố này trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á”, ông Rohit Sipahimalani nói.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech
Startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 đã nêu bật những chuyển biến trong khu vực gồm sáu nền kinh tế Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Đồng thời báo cáo phát hiện rằng, có tới 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới ra đời tại khu vực trong năm nay, nâng tổng số các startup đạt giá trị hơn 1 USD lên con số 23.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, có thêm 40 triệu người dùng trực tuyến mới trong năm 2021.

Cùng với đó, hiện có 440 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, chiếm khoảng 3/4 dân số trong khu vực. Nền kinh tế Internet của khu vực cũng dự kiến ​​sẽ đạt 360 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và sẵn sàng vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Động lực mạnh mẽ này, được thúc đẩy bởi các ngành thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải và thực phẩm.

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn khi nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy vào. Hoạt động đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây.

Nhìn chung, không riêng thị trường Việt Nam, mà tất cả các nền kinh tế khu vực đều chứng kiến ​sự tăng trưởng rõ rệt. Philippines có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất, ở mức 93%. Tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%) và Malaysia (47%).

Nền kinh tế số của Đông Nam Á nhờ đó đã vượt qua Ấn Độ, nhưng vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác. Đại diện Temasek cho biết, trong khi thương mại điện tử và fintech sẽ tiếp tục thu hút nhiều vốn nhất trong thời gian tới, các lĩnh vực non trẻ khác đầy hứa hẹn bao gồm công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Ngay cả khi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram sẽ cập nhật một số tuỳ chọn quan trọng vào đầu năm tới

Trên trang Twitter của mình, Instagram thông báo sẽ cập nhật nhiều tính năng mới cho nguồn cấp dữ liệu (feeds) vào đầu năm tới.

instagram cập nhật
Source: Getty Images

Trong những khoảng thời gian vừa qua, nhiều người đã tranh cãi về những thuật toán được thay đổi liên tục của Instagram, thuật toán đã khiến cả những người có ảnh hưởng lẫn thương hiệu thường rơi vào trạng thái không hiểu điều gì đang diễn ra, họ không hiểu được tại sao một số bài đăng nhất định lại được ưu tiên hiển thị còn một số khác thì không.

Theo Instagram, ứng dụng này xác định các bài đăng mà người dùng sẽ được xem dựa trên 3 yếu tố: “khả năng bạn quan tâm đến nội dung đó, ngày bài đăng được chia sẻ và các tương tác trước đó với người đăng bài.”

Tuy nhiên sẽ có một số thay đổi mới trong năm tới. Theo thông báo của Instagram trên Twitter, họ cho biết sẽ thêm một số tùy chọn vào đầu năm tới để người dùng có thể chọn hiển thị nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian trên tài khoản của họ.

“Chúng tôi muốn mọi người có thêm quyền kiểm soát tới những gì có ý nghĩa đối với các trải nghiệm của họ.

Chúng tôi đã và đang thử nghiệm tính năng Favorites (Ưa thích), một cách mới để người dùng có thể quyết định xem bài đăng của ai nhiều hơn và chúng tôi cũng đang nghiên cứu một tùy chọn khác để cho phép người dùng xem các bài đăng từ những người họ theo dõi theo thứ tự thời gian.”

instagram cập nhật

Instagram cho biết tùy chọn xem nội dung trên nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian sẽ không được cài đặt sẵn (hiển thị tự động) và sẽ cung cấp thêm thông tin trước khi tính năng mới được ra mắt.

Gần đây nhất, Instagram cũng đã cập nhật một thay đổi đối với nguồn cấp dữ liệu, người dùng giờ đây sẽ có thể thấy các bài đăng từ các tài khoản mà họ không theo dõi, nhưng các bài đăng đó là những gì mà họ có nhiều khả năng sẽ quan tâm nhất.

Khi các tuỳ chọn mới được áp dụng, điều này có nghĩa là người dùng sẽ được phân phối nhiều nội dung mà họ quan tâm nhiều hơn, do đó chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp (tốt hơn hoặc xấu hơn) đến các thương hiệu hiện đang tận dụng Instagram cho các chương trình quảng cáo có trả phí.

Instagram thuộc sở hữu của Meta Platforms (trước đây là Facebook), giá cổ phiếu của nền tảng này đã tăng 18,94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh

Cùng tìm hiểu các khái niệm như phân tích kinh doanh là gì, các lợi ích của việc phân tích kinh doanh, những loại hình phân tích kinh doanh và hơn thế nữa.

phân tích kinh doanh là gì
Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh

Biến dữ liệu thành doanh thu giờ đây không phải là điều chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Nhờ có các phần mềm và các công cụ phân tích kinh doanh dễ sử dụng, quá trình phân tích và xử lý dữ liệu hiện đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Phân tích kinh doanh là gì?
  • Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?
  • Có những loại hình phân tích kinh doanh nào?
  • Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Phân tích kinh doanh là gì? 

Phân tích kinh doanh là quá trình xem xét và đánh giá khối tài sản dữ liệu mà một doanh nghiệp đã có được và tùy ý sử dụng, đồng thời tận dụng nó để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.

Phân tích kinh doanh không chỉ đơn thuần là xem xét các số liệu để hiểu được điều gì đã và đang diễn ra.

Các bản phân tích kinh doanh còn giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về lý do dẫn đến những sự việc đó và đề xuất các bước cần thực hiện tiếp theo.

Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?

Chỉ trong vòng vài năm, hoạt động triển khai phân tích dữ liệu đã tăng vọt. Việc tiếp nhận dữ liệu lớn đã nhảy vọt từ 17% trong năm 2015 lên 59% trong năm 2018, một mức tăng đầy ấn tượng 42%.

Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa tận dụng dữ liệu mà họ có toàn quyền sử dụng.

Có tới 60% đến 73% tổng số dữ liệu trong một doanh nghiệp chưa được dùng cho phân tích. Nếu nghĩ tới những lợi ích mà các doanh nghiệp nhỏ có thể đạt được, thì đây thực sự là một con số rất đáng ngạc nhiên.

Dưới đây là một vài lợi ích dễ nhận thấy nhất khi tiến hành phân tích kinh doanh.

Phân tích kinh doanh giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn.

Nếu giống như hầu hết các công ty nhỏ khác thì ngân sách bạn dành cho marketing sẽ rất hạn hẹp.

Việc sử dụng các bản phân tích kinh doanh sẽ giúp bạn tăng tối đa hoá hiệu quả sử dụng của từng khoản ngân sách bằng cách giúp bạn hiểu khách hàng rõ hơn, dự đoán được nhu cầu không ngừng thay đổi của họ, đạt được lợi thế cạnh tranh và đưa các ý tưởng cải tiến cũng như sản phẩm ra thị trường.

Phân tích kinh doanh giúp ra quyết định sáng suốt hơn.

Nếu bạn không biết cách phải làm sao để sử dụng ngân sách marketing một cách hiệu quả?

Hay những từ khóa nào có hiệu quả cao nhất? Còn việc dự đoán những sản phẩm bạn sẽ bán chạy nhất trong các mùa lễ hội thì sao?

Phân tích kinh doanh sử dụng dữ liệu để hình thành quyết định đồng thời cải thiện độ chính xác, hiệu quả hoạt động và thời gian phản hồi.

Phân tích kinh doanh giúp đánh giá thành tích so với các mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Các bản phân tích kinh doanh mang đến cho bạn hình ảnh rõ nét hơn về các mục tiêu và mục đích. Bằng việc sử dụng tính năng trực quan hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả hoạt động hiện tại và trước đây của mình dựa trên các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI, Benchmark), mục tiêu và mục đích.

Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin.

Các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu phân tích để theo dõi xu hướng, hành vi của khách hàng và sự chuyển dịch thị trường.

Dữ liệu này sẽ cho phép bạn nắm rõ tình hình và thay đổi theo cơ chế động khi và trong trường hợp dữ liệu hỗ trợ cho biết đã đến thời điểm hợp lý.

Phân tích kinh doanh giúp xử lý vấn đề trong thời gian thực.

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu ở tốc độ cực nhanh. Nhờ có phân tích kinh doanh, bạn có thể xác định mọi sự cố trong quy trình hoặc hiệu quả hoạt động gần như là ở thời gian thực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.

Có những loại hình phân tích kinh doanh nào? 

Trong khi có nhiều cách tiếp cận phân tích kinh doanh khác nhau, dưới đây là các mô hình phân tích kinh doanh phổ biến nhất.

Phân tích kinh doanh mô tả.

Nghiên cứu kỹ dữ liệu của bạn và sử dụng KPI để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Ví dụ như thông tin trong thời gian thực về nhân khẩu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.

Đó có thể là các con số hoặc số liệu tài chính. Có thể là các số liệu xã hội như số lượt thích, số lượng bình luận hay số người theo dõi mà bạn có trên Facebook.

Phân tích mô tả không cố gắng thiết lập các mối quan hệ nhân quả. Đó là những con số cứng nhắc, lạnh lùng nhưng thiết yếu.

Phân tích kinh doanh dự đoán.

Loại hình phân tích này tiến thêm một bước xa hơn. Nó cố gắng dự đoán các hành động trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử đang thịnh hành. Sau đây là một vài ví dụ:

Sử dụng thông tin có từ trước để dự đoán các loại sản phẩm mà khách hàng của bạn có thể quan tâm dựa trên số liệu gần đây, và khả năng họ sẽ mua tiếp.

Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp cho chiến dịch marketing và không đủ khả năng đưa ra ưu đãi giảm giá cho tất cả mọi người, dựa trên phân tích mô tả, phân tích dự đoán có thể thông báo cho bạn về những khách hàng có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất.

Phân tích kinh doanh đề xuất.

Những gì mà loại hình phân tích kinh doanh này có thể mang lại cho doanh nghiệp đó là cho phép doanh nghiệp nhận thấy và đưa ra các hành động cho các tình huống cụ thể.

Trong khi phân tích mô tả cho biết điều gì đã xảy ra, và phân tích dự đoán cố gắng dự báo sự việc có thể xảy ra tiếp theo, phân tích đề xuất sử dụng thông tin đó để mang đến cho thương hiệu các giải pháp tiềm năng dựa trên những tình huống tương tự (Dữ liệu so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu về tính thời vụ, dữ liệu về việc ra mắt sản phẩm).

Ví dụ như hoạt động bán vé cho một chương trình lễ hội đang chậm trễ hơn so với cùng kỳ năm trước. Phân tích đề xuất có thể gợi ý cần phải hạ giá vé hoặc bổ sung thêm một buổi biểu diễn buổi chiều để ứng phó.

Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?
Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?

Khi nói tới việc phân tích thế giới trực tuyến của bạn, cho dù đó là trang web hay sự hiện diện trên mạng xã hội, khó hãng nào có thể sánh kịp Google.

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy chỉ chưa đầy 30% số doanh nghiệp nhỏ sử dụng tính năng phân tích trang web, theo dõi cuộc gọi hay mã phiếu giảm giá.

Khoảng 18% số doanh nghiệp nhỏ thừa nhận không hề theo dõi bất kỳ thông tin nào. Đó chính là nơi Google Analytics có thể phát huy tác dụng.

Bạn có thể đồng bộ hóa các tài khoản Google của mình (bao gồm cả AdSense) để nhận thông tin chi tiết về ROI đối với marketing, các chiến dịch quảng cáo và nhiều nội dung khác.

Tuyệt vời nhất là, bạn có thể dùng thử miễn phí phiên bản cơ bản, phiên bản này có thể đủ mạnh đối với doanh nghiệp nhỏ của bạn. Nếu cần thông tin phân tích chuyên sâu hơn, bạn có thể nâng cấp sau.

  • Phần mềm dễ sử dụng.

Với các công cụ trực quan hiện nay, phân tích kinh doanh chưa bao giờ tự nhiên đến vậy.

Ngày nay, có vô số ứng dụng có giá thành phù hợp — như Power BI — cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi dữ liệu thành hình ảnh trực quan, sau đó phân tích và chia sẻ chúng với đồng nghiệp trên bất kỳ thiết bị nào, mang đến cho bạn những thông tin chi tiết có một không hai.

Ngoài ra, các phần mềm như Visio cho phép bạn trình bày ý tưởng của mình theo cách thật sinh động với các biểu đồ dễ đọc được tạo từ các nguồn khác nhau, kể cả dữ liệu Excel hiện có của bạn.

  • Công cụ email và bảng tính tích hợp sẵn.

Rất có thể bạn sẽ có được một số tính năng thu thập dữ liệu cơ bản sẵn dùng. Nhiều bảng tính có sẵn các biểu đồ và đồ thị dễ đọc, sẽ giúp bạn hiểu (và trình bày) dữ liệu của mình rõ hơn, thông qua tính năng định dạng, đường xu hướng và bảng biểu, cùng các tính năng giúp tạo dự báo chỉ bằng một vài cú nhấp chuột.

Điều này cũng tương tự đối với email. Hãy tìm một bảng tính bằng công cụ quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) nhẹ cài sẵn, và bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng, bao gồm email, cuộc họp, cuộc gọi, ghi chú, nhiệm vụ, ưu đãi và hạn chót ở cùng một nơi.

Dữ liệu CRM có thể lưu giữ một kho tàng thông tin quý giá về khách hàng, doanh số và hoạt động marketing của doạnh nghiệp của bạn.

Mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng phân tích kinh doanh.

Cho dù cuối cùng bạn chọn công cụ nào, thì việc tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu sẽ giúp bạn luôn kiểm soát tốt ngân sách của mình, theo kịp tiến độ và nắm bắt thông tin.

Kết luận.

Khi bối cảnh kinh tế ngày càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn (VUCA), nhu cầu của khách hàng theo đõ cũng biến đổi nhanh hơn, bằng cách thấu hiểu được vai trò của các hoạt động phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp có thể sửa đổi, thích ứng và thay đổi nhanh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Khi điều hành doanh nghiệp nhỏ hoặc chạy các chiến dịch marketing, linh cảm của bạn cũng góp phần thành công. Thế nhưng khả năng đo lường và định lượng thành công mới thực sự quan trọng. Đó chính là lúc bạn cần đến chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI). 

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Thông qua KPI, bạn có thể “biết” chiến thuật kinh doanh hay chiến dịch cụ thể đang thành công hoặc thất bại để có thể liên tục cải thiện và phát triển về sau dựa trên những ý tưởng đó. Nói cách khác, KPI là thước đo thành công chính xác và không thiên vị.

Cách sử dụng KPI để thúc đẩy kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, các KPI như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp đều là những chỉ số đáng tin cậy về tình trạng của công ty.

Hãy định nghĩa chính xác các KPI này và mọi chỉ số khác mà bạn muốn đo lường để có thông tin chi tiết rõ ràng hơn. Nhưng bằng cách nào?

Mục tiêu SMART.

Có khả năng là bạn đã từng nghe về khái niệm các mục tiêu SMART. Khái niệm này đã được sử dụng từ nhiều thập niên trước dưới nhiều hình thức khác nhau. SMART có nghĩa là Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Phù hợp và Thời gian hoàn thành. Sau đây là cách sử dụng các mục tiêu SMART để xác định KPI.

  • Cụ thể. Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được.
  • Đo lường được. Sử dụng số liệu đo lường được để dễ theo dõi hiệu quả dự án hơn.
  • Có thể đạt được. Đảm bảo đặt ra mục tiêu khả thi. “Cái bánh vẽ” nghe thì hay đấy, nhưng bạn cần đặt ra các mốc có thể đạt được.
  • Phù hợp. Số liệu có liên quan đến dự án của bạn không? Nếu bạn đã xác định mục tiêu mong muốn đạt được, điều này sẽ khiến việc xác định xem KPI có phù hợp hay không trở nên dễ dàng hơn.
  • Thời gian hoàn thành. Đặt ra khung thời gian. Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc để có thể đặt ra đường cơ sở và dấu mốc. Quãng thời gian cố định này cũng sẽ giúp bạn xác định những yếu tố như tính thời vụ, chuyển đổi, phát hành sản phẩm, v.v.

Ví dụ về KPI.

Mặc dù bạn có thể dùng nhiều KPI khác nhau để đo lường thành công, sau đây là một số ví dụ thường gặp và cách sử dụng các KPI đó:

Biên lợi nhuận gộp.

MỤC TIÊU: Nhanh chóng biết được sức khỏe tài chính của công ty. Để tính toán chỉ số này, hãy lấy tổng doanh thu chia cho giá vốn hàng bán.

Những chi phí này không bao gồm những con số như chi phí vận hành, tiền lãi hoặc thuế. Giờ hãy lấy con kết quả nhận được chia cho tổng doanh thu. Nhìn chung thì bạn nên có tỷ lệ càng cao càng tốt.

Dự đoán dòng tiền.

MỤC TIÊU: Dự đoán mọi vấn đề tiềm tàng (lượng hàng tồn dư/thiếu hụt). Để biết viễn cảnh dòng tiền, hãy lấy tổng thu nhập và doanh thu dự kiến trừ đi mọi chi phí. Bạn có thể dự đoán theo mốc hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Khi sớm nhìn ra được các vấn đề với dòng tiền, bạn có thể tiến hành mọi sự điều chỉnh cần thiết.

Chỉ số này cũng hữu ích cho các ứng dụng lập kế hoạch thuế và khoản vay thương nghiệp. Nếu muốn so sánh dòng tiền ở một thời điểm trong quá khứ với hiện tại (ví dụ như 2005 so với 2019), bạn nên dùng chỉ số dòng tiền thực để so sánh dòng tiền trong một khoảng thời gian cụ thể đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

MỤC TIÊU: Xem thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng của công ty khởi nghiệp. Chỉ số này còn được dùng để theo dõi và dự đoán các xu hướng kinh doanh.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so sánh tổng doanh thu trong một khoảng thời gian hiện tại với tổng doanh thu của khoảng thời gian trước đó (theo quý hoặc theo năm). Giả sử thu nhập của bạn trong hai năm 2018 và 2019 lần lượt là 100.000 và 250.000 đô la.

Để tính toán tỷ lệ tăng trường doanh thu hàng năm, hãy lấy doanh thu năm 2019 trừ đi doanh thu năm 2018, lấy số đó chia cho doanh thu năm 2018 rồi nhân với 100. Tỷ lệ tăng trưởng của bạn sẽ là 150%.

(250.000 đô la – 100.000 đô la) / 100.000 đô la x 100 = 150

Số liệu lưu lượng truy cập vào website.

MỤC TIÊU: Đo lường thành công của trang web. Bạn phải biết những điểm mạnh và điểm yếu trên trang web của mình. Dẫu sao thì đó cũng là bộ mặt của doanh nghiệp.

Việc sử dụng số liệu sẽ giúp bạn nắm được chi tiết hơn về trải nghiệm của người dùng và có bao nhiêu người truy cập:

  • Lưu lượng truy cập hàng tháng và hàng năm.  Các số liệu qua từng năm (YoY) và qua từng tháng (MoM) cho thấy sự thay đổi theo từng khung thời gian. Hành động nào có lợi/ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng truy cập của bạn?
  • Người mới truy cập và người truy cập lại. Con số thống kê này là một chỉ số cho thấy nội dung của bạn thu hút cơ sở người dùng đến mức nào. Nội dung đó có khiến họ truy cập lại để xem thêm không?
  • Phần đóng góp của kênh. Mỗi kênh chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lưu lượng truy cập? Bạn sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu khi biết cách mọi người truy cập vào trang web. Việc tận dụng tài sản của mình sẽ rất có ích khi ra mắt sản phẩm mới.
  • Thời gian trung bình trên trang. Số đo này biểu thị người dùng tiêu thụ nội dung của bạn ra sao.
  • Tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi có thể là một trong những KPI hữu ích nhất, tùy thuộc vào loại nội dung. Chỉ số này đo lường phần trăm người truy cập chuyển đổi thành hành vi mua hàng. Ví dụ: Trong một tháng bạn có 300 người truy cập trang web, 30 người trong số họ mua hàng hóa nào đó. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khi đó là 30/300 hay 10%.

SEO/lưu lượng tìm kiếm tự nhiên.

Mục tiêu: Để biết mọi người có nhìn thấy bạn không. Khi mọi người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng, công ty bạn có xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm không? Nếu có, chuyện gì xảy sau đó? Bạn có thể biết thông tin chi tiết qua những KPI này:

  • Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Con số này cho thấy có bao nhiêu người nhấp vào trang web của bạn từ các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Trong phần lớn trường hợp, con số này càng cao thì càng tốt.
  • Độ uy tín của trang. Bạn muốn trang của mình xuất hiện ở thứ tự cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP)? Điểm SEO này là dấu hiệu rõ ràng về thứ hạng mà trang của bạn sẽ nhận được. Bạn có thể dùng số liệu này để so sánh các trang cụ thể của trang web với nhau và trên các miền khác.
  • Tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi từ khóa. Kể cả nếu trang của bạn có nhiều lượt truy cập tự nhiên, điều đó không có nghĩa là những lượt truy cập này làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (xem phần tỷ lệ chuyển đổi ở trên). Tỷ lệ chuyển đổi thấp cho thấy bạn cần nhiều nội dung hấp dẫn hơn hoặc tỷ lệ đó là thứ hạng của từ khóa không đúng.

Nội dung tiếp thị kỹ thuật số trả phí .

MỤC TIÊU: Tạo khách hàng tiềm năng. Một trong những cách để thu hút khách hàng mới (tạo khách hàng tiềm năng) là thông qua chiến dịch quảng cáo trả phí. Sau đây là một số KPI thường được sử dụng để theo dõi và định lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao:

  • Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL): Bạn đang bỏ ra bao nhiêu tiền để có khách hàng tiềm năng? Khách hàng tiềm năng đó có chất lượng cao không? Số tiền đó có hợp lý không hay là bạn nên có sự thay đổi?
  • Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi (CPC): Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi thường cao hơn một chút so với chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng nhưng sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn của bạn (ROI).
  • Thời gian tiến hành chuyển đổi: Chu kỳ cân nhắc của bạn diễn ra bao lâu? Khoảng thời gian này nên được dựa trên ngành nghề và chi phí mục dòng của bạn.Chu kỳ chuyển đổi của người tiêu dùng thường ngắn hơn vì các chu kỳ này không tốn nhiều chi phí như sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ giữ chân: Có bao nhiêu lượt chuyển đổi hay người dùng của bạn là khách hàng cũ?
  • Chi phí trên mỗi lần mua hàng (CPA) là chỉ số quan trọng để biết quảng cáo trả phí của bạn có đem lại ROI cao hay không.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR) là tỷ lệ phần trăm người truy cập nhìn thấy quảng cáo (lượt hiển thị) và nhấp vào quảng cáo đó. Bạn có thể dùng chỉ số này để nắm được hiệu quả của hình ảnh quảng cáo và SERP. Khi xem xét CTR, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác như vị trí và thứ hạng quảng cáo. Thông thường, vị trí hiển thị đầu tiên sẽ thu được nhiều lượt nhấp nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Bạn phải biết cân bằng giữa ngân sách và cải thiện CTR. Đây chính là lúc CPA đóng vai trò quan trọng.

Mục tiêu: Mức độ nhận biết thương hiệu. Bạn muốn khách hàng xem thương hiệu của mình luôn gắn liền với sản phẩm/dịch vụ tốt. Nhưng làm sao để biết việc này có xảy ra hay không? Sau đây là một số cách để doanh nghiệp có thể đo lường mức độ này:

  • Mức độ tương tác với nội dung có thương hiệu: Hãy xem xét thời gian trên trang, CTR, số phút tiêu thụ video hoặc nội dung thu hút cụ thể.
  • Cụm từ tìm kiếm: Bạn có thể xem xét mức tăng số lần tìm kiếm cụm từ về thương hiệu theo thời gian.
  • Lắng nghe: Một số KPI còn cho thấy cảm xúc tích cực/tiêu cực.

Lưu ý cuối cùng: Một bức tranh hơn ngàn lời nói. Khi đo lường KPI, bạn hãy thử dùng cách trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh đầy màu sắc để có được cái nhìn toàn diện.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn hiệu quả của từng KPI và sự phù hợp của KPI đó với mục tiêu chiến dịch và marketing tổng thể của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Cập nhật những xu hướng mua sắm trên thiết bị di động, kết hợp với dữ liệu đến từ Sensor Tower.

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Giới thiệu, xu hướng và dự đoán.

Các đợt phong tỏa liên tục đã làm thay đổi đáng kể cách người dùng tương tác với thiết bị di động. Cụ thể, ngày càng nhiều người dùng chuyển sang sử dụng sàn thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce) — dẫn đến tốc độ tăng trưởng của m-commerce vượt xa dự đoán của những năm trước.

Suốt năm 2021, nhiều thị trường đã bắt đầu gỡ bỏ dần các quy định hạn chế. Trước bối cảnh đó, m-commerce một lần nữa cho thấy những bước tiến mạnh mẽ, với số lượt cài đặt (install) và phiên truy cập (session) tăng nhanh một cách ấn tượng.

Theo nhà đồng sáng lập của Sensor Towner:

“Kể từ khi đại dịch bùng phát, thương mại điện tử đã tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Người dùng không chỉ bắt đầu chuyển sang thiết bị di động để mua sắm và thực hiện giao dịch, mà còn yêu cầu các loại dịch vụ khác nhau trên thiết bị di động.

Ấn tượng hơn nữa, kể cả khi nhiều cửa hàng dần mở cửa lại trên phạm vi toàn cầu, các ứng dụng thương mại điện tử vẫn giữ chân được người dùng hiện tại, thậm chí còn thu hút thêm nhiều người dùng mới.

Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, mô hình kinh doanh này có tốc độ phát triển cao và bền vững, và đã rất thành công trong việc mang đến cho người dùng những trải nghiệm thuận tiện và tối ưu.”

Mặc dù phần lớn người dùng chuyển sang m-commerce để đáp ứng nhu cầu phát sinh do đại dịch, nhưng nhà phát triển luôn liên tục cải thiện, đa dạng hóa cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận và tính năng của ứng dụng.

Các quy định mới lên chiến dịch tăng trưởng người dùng (user acquisition, UA) xuất phát từ iOS 14.5+ và App Tracking Transparency (ATT) framework của Apple cũng khiến các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử iOS phải thay đổi chiến lược UA và cách người dùng trải nghiệm ứng dụng.

Doanh nghiệp phải vừa tìm cách đạt tỷ lệ opt-in cao, phải vừa nghiên cứu phương án sử dụng SKAdNetwork, giá trị chuyển đổi và dữ liệu thiếu chính xác hơn trước.

Cần nhấn mạnh một lần nữa, thương mại điện tử đã cho thấy khả năng bứt phá trước những thách thức và bối cảnh mới. M-commerce ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cần lên một chiến lược hợp lý để xác định đúng và thu hút thành công người dùng chất lượng cao và trung thành, từ đó đạt kết quả kinh doanh cao.

Trong báo cáo này, doanh nghiệp sẽ tìm thấy các chỉ số cần xem xét trước khi phân bổ ngân sách và quyết định mức chi cho chiến dịch.

“Đúng là chúng ta đang học cách chấp nhận tác động lâu dài của COVID và giãn cách xã hội lên đời sống hàng ngày, nhưng rõ ràng chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của công nghệ số, nhất là thương mại điện tử trên thiết bị di động.

Các nhãn hàng lớn đang khai thác tất cả kênh quảng cáo có trong tay để thu hút người dùng và thuyết phục họ quay lại mua hàng nhiều lần, cho dù là mua hàng online, qua ứng dụng hay tại cửa hàng. Tất cả đang tạo nên một khái niệm mua sắm hoàn toàn mới.

Một kỷ nguyên mới đang đến rất gần, nơi thương mại điện tử đa điểm chạm (multi-touchpoint commerce) có thể bứt tốc và tăng trưởng.”

Thiết bị di động: xu hướng mới dẫn đầu cho cho thương mại điện tử.

Nối tiếp năm 2020 đầy ấn tượng, m-commerce tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong phân khúc thương mại điện tử. Đến cuối năm 2021, kênh di động được dự đoán đóng góp đến 54% tổng doanh thu thương mại điện tử.

Doanh thu m-commerce toàn cầu ước đạt 3,56 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2020. Để tìm được hướng đi đúng trong phân khúc cạnh tranh khốc liệt này, doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm đa thiết bị, tức là người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các thiết bị một cách dễ dàng và thuận tiện, để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại.

Ví dụ, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của phân khúc phiếu giảm giá trên thiết bị di động (mobile coupon) ước đạt 56,5% vào năm 2025.

CTV.

Mức độ tương tác đo được trên truyền hình kết nối (CTV) tăng đáng kể qua từng năm, đưa CTV trở thành ngôi sao đầy tiềm năng trong thị trường quảng cáo tự động (programmatic ad).

Chỉ tính riêng tại Mỹ, số hộ gia đình đăng ký sử dụng CTV có thể lên tới 113 triệu vào năm 2024, và CTV hiện chiếm đến 40% tổng số lượt hiển thị video số (con số đang không ngừng gia tăng).

CTV tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng khổng lồ dành cho các sàn thương mại điện tử. Roku và Shopify vừa tuyên bố hợp tác để tích hợp ứng dụng Roku vào dashboard của tất cả người bán hàng trên Shopify, cho phép tạo quảng cáo CTV và quản lý chiến dịch CTV một cách dễ dàng.

YouTube cũng mới bổ sung CTV vào quảng cáo video, giúp người dùng dễ dàng mua sắm trên sàn thương mại điện tử, họ có thể truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của nhãn hàng mà không bị gián đoạn việc coi video.

Thị trường CTV đang tăng trưởng không ngừng, do vậy việc phân bổ đa thiết bị — tức là phân bổ các chỉ số của ứng dụng di động như lượt cài đặt, lượt hiển thị và sự kiện sau cài đặt cho quảng cáo phát trên CTV — càng trở nên cấp thiết.

Social commerce.

Social commerce (sử dụng mạng xã hội để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ) đang từng bước trở thành một phần thiết yếu của lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce), quy trình thanh toán trên kênh này cũng đang được cải thiện.

Các nền tảng như TikTok (đã hợp tác với Shopify), Instagram, Snapchat và Twitter đều đã giới thiệu tính năng mua sắm để đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với người dùng, đồng thời tạo đường dẫn trực tiếp để người dùng có thể trực tiếp thanh toán.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của social commerce đó là video dạng ngắn, loại hình mà TikTok hiện đang triển khai thành công nhất.

TikTok có khoảng hơn 1 tỷ người dùng thường xuyên, và gần đây đã cùng Walmart thử nghiệm tính năng live-stream kết hợp bán hàng, người dùng có thể click vào bất kỳ sản phẩm nào được đề cập trong suốt buổi live-stream để tiến hành mua hàng.

Trong báo cáo mới nhất của 5W Public Relations, 28% người dùng trên TikTok đã ít nhất một lần mua sản phẩm được chạy quảng cáo trên TikTok.

  • Conversational AI: Năm 2020, khoảng 7% người sử dụng thiết bị kết nối tại Mỹ (20 triệu người) đã mua hàng qua trợ lý ảo – con số này đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo dữ liệu do Salesforce công bố, tỷ lệ sử dụng chatbot đã tăng 67% trong giai đoạn 2018 – 2020.
  • Gamification: Hai trong nhiều thách thức mà ứng dụng thương mại điện tử thường xuyên đối mặt là giỏ hàng không được thanh toán và người dùng không sử dụng ứng dụng thường xuyên — cả hai thách thức này có thể được giải quyết bằng gamification, hay nói cách khác, bổ sung các yếu tố đặc thù game vào ứng dụng.

Các trò chơi đơn giản sẽ khuyến khích người dùng thường xuyên vào ứng dụng để chơi và nhận phần thưởng, qua đó tương tác tích cực với ứng dụng. Các cơ chế game thường dùng như đố vui, quay số hay tìm đồ.

Có thể kể đến chiến lược “Whopper Detour” của Burger King — người dùng có thể mua chiếc bánh Burger King Whooper với giá chỉ 1 cent nếu tải ứng dụng và đặt hàng trong bán kính 183m quanh các cửa hàng của Burger King và trong vòng một giờ sau cài đặt.

Chiến lược này đã mang về cho Burger King 1,5 triệu lượt tải xuống.

Bạn có thể tại đầy đủ báo cáo tại: Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

Nguồn: AdJust & Sensor Tower

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày… đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như “tích trữ hàng hóa”, “phòng thủ” và “tiết kiệm chi tiêu”.

Chân dung khách hàng

Tâm lý “chuẩn bị Tết sớm” ngày càng rõ nét.

Hơn 2 năm sống chung cùng đại dịch, người tiêu dùng nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều “cú sốc” tâm lý.

Mất việc làm, mất kết nối gia đình, mất người thân do Covid-19,… tất cả đang tái hiện môi trường tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới quá trình mua sắm của người dân.

Cảm giác hưởng thụ khi mua sắm đã giảm bớt, thay vào đó, người tiêu dùng đang cảnh giác dịch bệnh quay lại bất cứ lúc nào.

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày… đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như “tích trữ hàng hóa”, “phòng thủ” và “tiết kiệm chi tiêu”.

Chính vì vậy, dự đoán người tiêu dùng năm nay có xu hướng chuẩn bị mua sắm sớm hơn mọi năm vừa để đảm bảo công tác chuẩn bị cho một mùa lễ hội đầy đủ, vẹn toàn, vừa để tránh những trải nghiệm mua sắm tiêu cực.

Người tiêu dùng tập trung thỏa mãn tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow.

Khách hàng giờ đây ưu tiên mua sắm những mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh nhà cửa… – những sản phẩm/dịch vụ giúp họ lấy lại cân bằng trong tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow.

Do đó, những khoản chi tiêu không thiết yếu đã bị người tiêu dùng cắt giảm đáng kể như xa xỉ phẩm hoặc chi phí du lịch.

Ngoài ra, các kênh mua sắm trong năm qua cũng ghi nhận nhiều chuyển biến mới. Những đợt giãn cách xã hội khắt khe, kéo dài từ chính phủ càng khiến thị trường mua sắm trực tuyến nhanh chóng bùng nổ.

Cụ thể, trong năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của các ứng dụng mua sắm tại Việt Nam lên tới 43% so với năm ngoái, theo Map of Ecommerce Vietnam 2021.

Tuy nhiên, chính những khắt khe này vô tình kích hoạt nhiều xu hướng tiêu dùng mới của người dân như C2C (mua bán giữa những người tiêu dùng) hay cửa hàng truyền thống.

Giá cả phải chăng, giao hàng linh hoạt và không phải “chen chúc” đã khiến 2 hình thức mua sắm này trở thành “làn gió mới” trên thị trường tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Lối sống “online” phổ cập đa thế hệ.

Cú hích Covid-19 đang kích hoạt “lối sống online” tại nước ta trở nên thịnh hành. Số liệu từ ấn phẩm “Tái kết nối với khách hàng mùa lễ hội 2021 – 2022” của Adsota cho thấy, trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người dùng Internet mới đã tăng thêm 4,3%, chính thức chiếm hơn 70% dân số cả nước.

Cùng với đó, thời lượng sử dụng Internet cũng tăng từ 6,5 tiếng lên 7 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, chỉ trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người sử dụng 3 – 4 mạng xã hội đã tăng ấn tượng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y và Gen X (theo khảo sát từ Decision Lab).

Điều này cho thấy “lối sống online” đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà giờ đây còn lan rộng ra nhiều thế hệ.

Không chỉ vậy, sự phát triển của xu hướng “số” trong năm qua đã góp phần thúc đẩy các dạng nội dung số bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất là Gaming và Video trực tuyến.

Đây được xem là 2 hình thức nội dung được người dùng ưa chuộng nhất bởi khả năng tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực trên cùng nền tảng.

Tận dụng lợi thế này, nhãn hàng có thể sáng tạo và truyền tải thông điệp dưới các hình thức nội dung trên để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả trong mùa lễ hội sắp tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

VOC hay Voice of the Customer là gì trong Marketing

Trong phạm vi marketing, khái niệm VOC hay Voice of the Customer là những gì đề cập đến những sự kỳ vọng, những sự ưa thích và không thích của khách hàng mục tiêu.

voice of the vustomer là gì
VOC hay Voice of the Customer là gì trong Marketing

VOC hay Voice of the Customer là gì?

Khi nói đến các phương pháp để thấu hiểu khách hàng, các nghiên cứu thị trường về VOC được sử dụng rộng rãi để tạo ra một tập hợp chi tiết về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, được tổ chức theo cấu trúc phân cấp, sau đó được ưu tiên về mức độ quan trọng và sự hài lòng tương đối với các lựa chọn thay thế hiện tại.

Các nghiên cứu về VOC thường bao gồm cả các nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng và thường được tiến hành trước khi bắt đầu bất kỳ sáng kiến nào về ​​thiết kế sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới nhằm mục tiêu hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

VOC hay Voice of the Customer đồng thời cũng là đầu vào quan trọng để xác định sản phẩm mới, đảm bảo yếu tố chất lượng (QFD) và thiết lập các thông số kỹ thuật thiết kế chi tiết của sản phẩm.

Có rất nhiều cách khả thi để thu thập thông tin đầu vào của khách hàng như – nhóm tập trung (focus group), phỏng vấn cá nhân, điều tra theo ngữ cảnh, kỹ thuật dân tộc học, v.v.

Tất cả các hoạt động thu thập thông tin này đều liên quan đến một loạt các cuộc phỏng vấn sâu có cấu trúc, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng với các sản phẩm hiện tại hoặc các lựa chọn thay thế trong cùng danh mục (hoặc các danh mục liên quan).

Các tuyên ngôn về nhu cầu sau đó được trích xuất và sắp xếp thành một hệ thống phân cấp dễ sử dụng, và được ưu tiên bởi khách hàng.

Khi tiến hành nghiên cứu VOC, điều quan trọng là nhóm phát triển sản phẩm phải tham gia vào quá trình này ngay từ đầu.

Họ phải là những người đi đầu trong việc xác định các chủ đề, thiết kế mẫu (sampling), đưa ra các câu hỏi hướng dẫn thảo luận, thực thi, quan sát và phân tích các cuộc phỏng vấn, sau đó rút ​​ra các tuyên ngôn về nhu cầu.

Theo tổ chức APICS (hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng), VOC được định nghĩa là: Mô tả bằng lời về tất cả các chức năng và đặc điểm mà khách hàng mong muốn đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo định nghĩa này, VOC liên quan chặt chẽ đến các hoạt động đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ (QFD – quality function deployment).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Không chỉ có quảng cáo – người dùng hiện còn kết hôn trong Metaverse

Traci và Dave Gagnon quen nhau qua Internet nên muốn tổ chức một đám cưới trên môi trường ảo của metaverse.

Tạo hình của Traci và Dave Gagnon trong đám cưới ảo metaverse. Ảnh: New York Times

Giữa năm nay, cặp đôi sống ở New Hampshire, hay đúng hơn là ảnh đại diện kỹ thuật số của họ đã tiến hành hôn lễ trực tuyến. Virbela, hãng chuyên xây dựng môi trường ảo cho các sự kiện, đứng sau đám cưới này.

Hình đại diện của Traci và Dave được đặt trên lối đi. Khách tham dự đám cưới cũng là những nhân vật ảo của một số bạn bè ngoài đời thực, người mang nhẫn cưới, người tổ chức hôn lễ, người tung hoa…

Theo New York, Times, đám cưới ảo trong metaverse được dự đoán phát triển mạnh trong tương lai nhờ vào tính không giới hạn của nó.

Dự đoán này càng có căn cứ khi nhiều người phải ở nhà, hạn chế đi lại trong đại dịch, cũng như tầm nhìn về metaverse của các “ông lớn” công nghệ như Meta, Apple, Microsoft…

Vì Covid-19, công nghệ đã được ứng dụng vào đời sống nhiều hơn bao giờ hết. Thời gian qua, không ít đám cưới được tổ chức qua Zoom. Năm ngoái, một cặp đôi tổ chức hôn lễ trong game Animal Crossing, nhưng sau đó phải huỷ bỏ do không hợp pháp.

Theo các chuyên gia, metaverse sẽ đưa các lễ kỷ niệm ảo này tiến xa hơn nhờ khả năng gần như vô hạn về ý tưởng cho các cặp vợ chồng – điều mà đám cưới thực không làm được. “Không có giới hạn nào cả.

Bạn có thể không đủ tiền để vào Plaza Hotel ở New York tổ chức đám cưới, nhưng metaverse làm được điều đó”, Sandy Hammer, người sáng lập của Allseated, nền tảng tạo ra các công cụ lập kế hoạch kỹ thuật số cho đám cưới, cho biết.

“Nếu thực sự muốn làm điều gì đó khác biệt, trong metaverse, sự sáng tạo của bạn sẽ phát huy tác dụng”.

Trong đám cưới ảo, số khách mời có thể lên tới hàng trăm nghìn. Quà tặng trên đó chủ yếu là NFT, còn địa điểm có thể ở bất cứ đâu, kể cả ngoài vũ trụ. “Các cặp đôi có thể đưa bạn bè lên tên lửa không gian để tổ chức đám cưới, hưởng tuần trăng mật buổi sáng ở Italy và buổi tối ở Pháp”, bà Hammer nói thêm.

Nhà thiết kế Nathalie Cadet-James, chuyên tổ chức đám cưới tại Miami, đang tiếp cận metaverse với tâm trạng phấn khích. “Tôi nghĩ vai trò của tôi sẽ giống một nhà sản xuất hoặc đạo diễn phim hơn trong metaverse”, Cadet-James nói.

“Tôi có thể tạo một bộ đồ không giống ai, một sàn nhà nở đầy hoa dưới bước chân của cô dâu và chú rể. Tôi cũng sẽ thêm những thứ hay ho và giả tưởng vào đó, thứ mà thế giới thật không bao giờ làm được”.

Tất nhiên, các ý tưởng đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư phần mềm tài năng – những người vốn ít có vai trò và gần như không nằm trong ngân sách của đám cưới truyền thống.

Trở lại với nhà Gagnon, cả hai đã có một đám cưới khá phức tạp. Bà Traci (52 tuổi) và ông Dave (60 tuổi) quen nhau từ năm 2015, cùng làm việc tại nền tảng ảo eXp Realty, thuộc eXp World Holdings – công ty sở hữu Virbela.

Các đồng nghiệp của cặp đôi đề nghị “cải tạo” Virbela thành nơi tổ chức đám cưới miễn phí. Theo ước tính, nếu làm đám cưới thật, nhà Gagnon có thể mất hơn 30.000 USD.

Ông bà Gagnons đã gửi hình ảnh của mình cũng như ý tưởng của họ về cách trang trí đám cưới cho nhóm sự kiện và kỹ sư phần mềm Virbela. “Họ lấy váy cưới của tôi và tùy chỉnh, rồi tự tạo ra một chút vầng hào quang hoa cài lên tóc”, bà Traci kể.

Patrick Perry, Giám đốc kinh doanh sự kiện và quan hệ đối tác của Virbela, cho biết chi phí tổ chức trong metaverse tùy thuộc vào những gì khách hàng muốn. Tuy nhiên, trong tương lai, dịch vụ có giá từ vài nghìn đến hơn 10.000 USD, tùy theo vật phẩm muốn thêm.

“Khi metaverse được xây dựng, có nhiều nội dung được cài cắm tự động dưới dạng plug-in-play. Các cặp đôi có thể lựa chọn địa điểm được thiết kế trước, hoa, khăn trải bàn, trang phục, âm nhạc giải trí và các yếu tố khác”, Perry nói.

Theo bà Hammer, ngày càng có nhiều người quan tâm đến tổ chức đám cưới trong metaverse. Tuy nhiên, hiện đa số muốn kết hợp với đám cưới thực tế để tăng tính trải nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Amazon sẽ gỡ bỏ Alexa từ ngày 1/5/2022

Theo tờ The Verge đưa tin, dịch vụ xếp hạng website Alexa sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 5 năm 2022.

Amazon sẽ gỡ bỏ Alexa

Amazon sẽ sớm đóng cửa Alexa Internet, một dịch vụ cung cấp tính năng phân tích lưu lượng truy cập và đánh giá website đã hoạt động trong hơn hai thập kỷ.

Alexa được thành lập vào năm 1996 và được Amazon mua lại vào năm 1999, tức khoảng 15 năm trước khi gã khổng lồ thương mại điện tử này ra mắt công cụ trợ lý kỹ thuật số (digital assistant) với cùng tên gọi.

Alexa được biết đến rộng rãi qua tên gọi Alexa Rank, một công cụ xếp hạng các website phổ biến trên toàn cầu, với những thông tin (về mức độ phổ biến) thường xuyên được tham chiếu từ các nền tảng tin tức đại chúng như Wikipedia.

Trong một bài đăng, đội ngũ Alexa.com cho biết công ty đã ngừng cung cấp các đăng ký mới dịch vụ từ ngày 8 tháng 12 năm 2021 vừa qua và sẽ đóng cửa website này vào ngày 1 tháng 5 năm 2022 tới.

Alexa cho biết:

“25 năm trước, chúng tôi thành lập Alexa Internet. Và sau hai thập kỷ giúp bạn tìm kiếm, tiếp cận và chuyển đổi các đối tượng kỹ thuật số của mình, chúng tôi đã đưa ra quyết định hết sức khó khăn là ngừng sử dụng Alexa.com từ ngày 1 tháng 5 năm 2022.

Cảm ơn bạn đã coi chúng tôi là tài nguyên hỗ trợ nghiên cứu nội dung, phân tích yếu tố cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa, và nhiều hơn nữa.”

Theo Alexa, người dùng có trả phí các dịch vụ của Alexa có thể xuất dữ liệu của họ và xóa tài khoản của họ trong những thời gian tới.

Ngoài Alexa, một số dịch vụ thay thế tương tự bạn có thể sử dụng là SimilarWeb, Tranco hay ComScore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Trong vòng 10s sau khi vào website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng sự hiệu quả cho website của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Trong vòng 10s sau khi truy cập website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Để có thể cung cấp nhanh cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập vào website (Traffic), thương hiệu cần trả lời các câu hỏi sau (được tham khảo từ Red Website Design).

  • Bạn đang bán cái gì?
  • Tại sao người truy cập nên quan tâm?
  • Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?
  • Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?
  • Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?
  • Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?
  • Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?
  • Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Bạn đang bán cái gì?

Ở những giây đầu tiên sau khi truy cập, khách hàng muốn biết thực chất bạn đang bán cái gì, sản phẩm hay dịch vụ gì. Đừng để khách hàng hiểu nhầm về những gì bạn đang cung cấp.

Tại sao người truy cập nên quan tâm?

Sau khi hiểu cơ bản về bạn, người dùng bắt đầu đặt ngược lại câu hỏi tại sao họ phải cần quan tâm đến những gì thương hiệu cung cấp. Sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ như thế nào.

Nó có thể làm giảm đi các “nỗi đau” mà khách hàng đang phải đối mặt hay không hay những lợi ích mà khách hàng có được sau khi sử dụng chúng là gì.

Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?

Để có thể có được những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại, khách hàng phải chi trả bao nhiêu, nó có xứng đáng không.

Trong khi bạn không nhất thiết phải thể hiện giá ở trang chủ, tuy nhiên cần hiển thị cách để khách hàng có thể xem nó bất cứ lúc nào chỉ sau 1-2 lần nhấp chuột.

Một trong những mẹo nhỏ để “chi phí khách hàng bỏ ra sẽ thấp hơn” đó là nên hiển thị giá sau khi khách hàng đã trải nghiệm đủ những thông tin về lợi ích sau sử dụng.

Khách hàng thường kỳ vọng nhận được nhiều hơn so với những gì họ bỏ ra do đó các thương hiệu tốt nhất nên tìm cách “hạn chế kỳ vọng” của khách hàng và sau đó cung cấp vượt trội hơn so với những gì mà họ đã kỳ vọng.

Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?

Sau đại dịch, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm đến “những yếu tố hậu trường” đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang mua và sử dụng.

Họ muốn biết nhiều hơn về các câu chuyện của thương hiệu, lịch sử, giá trị, các mối quan hệ hay trách nhiệm với cộng đồng (social proof) của thương hiệu.

Cách tốt nhất để phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh khác đó là xây dựng những nhận diện hay bản sắc thương hiệu khác biệt, trong khi điều cần thiết là bạn cần phải giới thiệu về doanh nghiệp, bạn chỉ nên giới thiệu những khiến bạn trở nên đặc biệt nhất.

Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?

Trong khi hầu hết (khoảng 80%) người dùng truy cập website của thương hiệu là từ thiết bị di động, việc tối ưu một giao diện đơn giản để khách hàng thể lướt, chọn xem thêm hay mua hàng chỉ trong vài lần nhấp chuột là những yếu tố cơ bản nhất thương hiệu cần đáp ứng.

Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?

Social Proof là thuật ngữ mà tất cả các marketer đều nên cần áp dụng cho website của họ, đặc biệt là các website có tính năng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bán hàng.

Về mặt tâm lý, rất ít khách hàng muốn họ là người đầu tiên sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu vì họ cho rằng điều này không an toàn.

Trước khi ra quyết định mua hàng, họ cần biết sản phẩm đó đã được nhiều người (người càng tương tự như họ thì sức ảnh hưởng về mặt cảm xúc càng lớn) sử dụng hay chưa, nó có đáng tin không, an toàn không.

Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?

Hiển thị đầy đủ các thông tin về sản phẩm hay cả những “người đã sử dụng” sản phẩm có thể vẫn chưa đủ mạnh để khiến khách hàng tin tưởng về một thương hiệu.

Hãy giả sử khách hàng đang truy cập một website mà họ chưa từng nghe nhắc đến hoặc thấy trước đây thì họ có đủ tin tưởng và tiếp tục các hành động mua hàng hay khộng?

Người làm marketing hoăc doanh nghiệp có thể làm giảm bớt sự nghi ngờ của khách hàng bằng các cách như chạy các chiến dịch thương hiệu trước đó, trên website hiển thị nhiều các chứng nhận, thông tin liên kết từ các bên thứ ba, các mối quan hệ đối tác với các thương hiệu khác (với các tên tuổi lớn…) và một số cách làm khác.

Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Sau khi trải nghiệm hầu hết các thông tin cần thiết, trong trường hợp khách hàng cần liên hệ với thương hiệu thì trong khoảng tối đa 2 hành động, khách hàng có thể liên hệ được với thương hiệu không.

Đừng quên ngoài cách liên hệ “truyền thống” là qua email hay số điện thoại, khách hàng cũng có thể muốn liên hệ với thương hiệu bằng những cách nhanh hơn và tiện hơn như trò chuyện trực tiếp từ website (qua các ứng dụng chát) hay thông qua các tính năng trò chuyện trực tiếp của Facebook Messenger và Zalo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2021

Google chính thức công bố danh sách Google Year in Search 2021 gồm top 10 tìm kiếm nổi bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu năm 2021 trên Google Search.

Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2021
Source: Forbes

Một năm hoành hành của đại dịch COVID-19 khiến giãn cách xã hội kéo dài đã khoanh vùng những nội dung mà người Việt quan tâm nhiều nhất trong năm 2021 tập trung vào nhóm Học tập và Giải trí trực tuyến.

Top 10 từ khóa của xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm.

Dẫn đầu danh sách là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Euro 2021 với từ khóa ‘Lịch thi đấu Euro’. Người hâm mộ đã phải chờ đợi sau một năm dời việc tổ chức Euro 2021 do đại dịch COVID.

Euro 2021 tổ chức từ 12/6 – 12/7, diễn ra vào đúng giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam nên thu hút sự chú ý của phần lớn người dân, trong đó có cả những người chưa phải là fan bóng đá cũng xem đây là dịp xoa dịu căng thẳng từ tác động của đại dịch.

Theo đó, từ khóa ‘VTV6’ là kênh truyền hình phát sóng trực tiếp các lượt trận Euro 2021 đã bứt phá vào top, giữ vị trí thứ 3.

Đứng thứ nhì sau sự kiện bóng đá toàn cầu là một website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển, đó là OLM.vn.

Website đem đến kiến thức giáo trình của nhiều môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà còn cung cấp các bài ôn thi Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, và Vật Lý, phân chia theo các khối lớp bài bản và dễ tra cứu. Từ khóa ‘Olm’ còn được tìm kiếm rộng rãi từ phụ huynh và học sinh do việc các trường học ứng dụng OLM thành cổng thi trực tuyến cho học sinh.

Cùng nhóm học trực tuyến còn có từ khóa ‘Azota’ cũng là một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online. Azota là một trong số các ứng dụng phổ biến được giáo viên dùng trong giảng dạy trực tuyến nên ‘Azota’ vào thứ hạng 4.

Trong nhóm Học tập trực tuyến còn có từ khóa ‘K12online’ và ‘Vioedu’ cũng là các ứng dụng trực tuyến tạo đề thi.

Người dùng gia tăng nhận thức về COVID-19.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tiếp tục bao trùm lên tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, thúc đẩy việc tìm kiếm nhiều hơn từ người dùng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức, học tập và giải trí. Theo đó, đây là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID-19.

Người Việt vẫn tìm kiếm các thông tin liên quan qua Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật về COVID-19 tập trung vào những từ khóa nội dung thiết thực rõ ràng như:

Phòng chống Covid’, ‘Khai báo y tế’ hoặc theo dõi ‘Covid hôm nay’ để nắm tình hình và ‘Chỉ thị 16’ để biết rõ hơn những quy định giãn cách.

Vấn đề đồng bộ dữ liệu tiêm ngừa từ ‘Cổng thông tin tiêm chủng’ và ‘Sổ sức khỏe điện tử’ được người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của đợt chích vaccine ngừa.

Giải trí trực tuyến tại nhà.

Trong giai đoạn giãn cách, môn thể thao có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất là Bóng đá chiếm lĩnh hết các từ khóa trong danh sách chủ đề Thể Thao.

Với tình yêu mãnh liệt với bóng đá, người Việt luôn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bóng đá, những giải thi đấu định kỳ hay như Euro, Copa America, La Liga, hay vòng loại World Cup 2022 có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Giãn cách tại nhà, song song với nội dung thể thao thì người Việt thường xuyên tìm kiếm trực tuyến về nội dung game và phim để giải trí. Danh sách Phim có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm dẫn đầu bởi series phim Trò chơi con mực (Squid Game).

Cơn sốt về bộ phim lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam và những phiên bản sáng tạo khác từ ý tưởng của phim trên khắp các kênh YouTube cũng thu hút người xem.

Đáng chú ý, bên cạnh các chủ đề quen thuộc như hằng năm, danh sách từ khoá nổi bật của năm 2021 ghi nhận thêm hai chủ đề đặc biệt là Giải trí trực tuyến và Mẹo công nghệ.

Top xu hướng tìm kiếm nổi bật chủ đề Giải trí trực tuyến cho thấy trong thời gian dài giãn cách xã hội, người Việt đã tìm nhiều cách để duy trì kết nối và tương tác với nhau. Các tựa game, nền tảng chơi game trực tuyến như Play togetherPokiGenshin ImpactAmong Us đã tạo nên trào lưu giải trí mới.

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian hơn cho mạng Internet và các thiết bị điện tử khiến người dùng có xu hướng quan tâm đến hình tượng trực tuyến của mình, thể hiện qua việc tìm kiếm các công cụ tạo ảnh đại diện hoặc làm đẹp cho giao diện máy tính và trình duyệt của mình qua tìm kiếm.

Người Việt trau dồi kiến thức mới qua Google.

Bên cạnh giải trí, người Việt chủ động tranh thủ thời gian giãn cách để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Người Việt thường xuyên ‘hỏi Google’ về mọi vấn đề họ gặp phải hay quan tâm như tìm hiểu kỹ lưỡng về các Chỉ thị 15, 16 và 19 để thi hành chính xác các quy định giãn cách xã hội, cũng như cách ‘test pcr như thế nào’, hay ‘xét nghiệm Covid ở đâu’ và ‘khai báo y tế ở đâu’…

Các câu hỏi cũng rất thời sự khi người hâm mộ bóng đá liên tục tìm kiếm ‘UAE là gì’ trước thềm trận đấu vòng loại World Cup 2022 với đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Thú vị hơn khi sự quan tâm về các vấn đề môi trường qua câu hỏi ‘Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon’ đứng thứ hai trên danh sách Câu hỏi tại sao.

An toàn thông tin dần được người dân chú ý hỏi ‘Tại sao phải mã hóa thông tin’ nhằm bảo vệ thông tin riêng tư nhạy cảm trước các mối nguy từ tội phạm mạng. Vấn đề cảnh giác được nâng cao khi người dân tìm cách ‘tra cứu shipper’ (Danh sách mẹo công nghệ) để nắm thông tin về người giao nhận.

Với những thông tin thống kê hữu ích dựa trên các tìm kiếm của người Việt trong một năm đã qua, Google Year In Search 2021 đã khắc họa các vấn đề, sự kiện, những chuyển biến tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự quan tâm của người Việt và thông qua đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thông tin thị trường – xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen |

Xu hướng “điên cuồng mua sắm” cuối năm giúp doanh nghiệp bứt tốc

Dù mua sắm vì thói quen hay chỉ đơn giản là để giải tỏa sau giãn cách, người dùng đều thấy thỏa mãn vì được tiêu xài, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.

Từ tháng 10, người dùng Việt có xu hướng mua sắm “điên cuồng” dù vừa trải qua hơn 4 tháng liền giãn cách xã hội với nhiều hạn chế và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Theo nhận định của ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam, nhiều người dùng chọn cách thỏa mãn nhu cầu mua sắm bị dồn nén suốt thời giãn cách bằng những đơn hàng online thả ga.

Song song đó, các chương trình khuyến mãi lớn từ các sàn thương mại điện tử, ưu đãi sâu kích cầu mua sắm từ thương hiệu, gian hàng online… cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, tận dụng trợ lực từ các sàn thương mại điện tử để bứt phát doanh thu, bù đắp lại quãng thời gian nền kinh tế ảm đạm, trì trệ do dịch bệnh.

Mua sắm để thỏa mãn nhu cầu, sở thích.

Hồng Ngọc (28 tuổi, quận 9) cho biết từ tháng 10 đến nay đã chi hơn 15 triệu đồng cho việc mua sắm online các sản phẩm đa dạng ngành hàng.

Ngay từ khi shipper được phép hoạt động lại bình thường, chị đã đặt ngay 15 đơn hàng các sản phẩm từ gia dụng nhà bếp, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm lẫn quần áo, nội thất…

Dù trong 4 tháng giãn cách, chị chỉ nhận 50% lương do làm tại nhà, tuy nhiên vẫn dành phân nửa thu nhập để mua sắm vì muốn “mua cho đã tay”.

Tương tự Ngọc, Quốc Phong (31 tuổi, quận 7) cũng đổ hàng triệu đồng vào mua sắm trên thương mại điện tử từ tháng 10 đến nay. Những mặt hàng Phong đã mua là đồ điện gia dụng, thiết bị công nghệ và nội thất.

Thay vì mua sắm dàn trải cả năm, anh thường để dành mua những món giá trị cao như laptop, điện thoại, phụ kiện công nghệ… vào dịp cuối năm vì nhiều ưu đãi, mã giảm giá.

“Những năm gần đây tôi đều có thói quen chờ đến lễ hội mua sắm 10/10, 11/11 hay 12/12, canh sale rồi mua một lượt. Có đợt tôi tiết kiệm đến vài triệu đồng nhờ ‘săn’ mã giảm giá hay canh giờ vàng săn sale”, Phong cho hay.

Hồng Ngọc hay Quốc Phong là hai trong số nhiều người dùng Việt mạnh tay mở hầu bao mua sắm ngay khi vừa hết lệnh giãn cách tại TP HCM.

Điều đó phần nào cho thấy sức mua của người dùng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng thời, họ ngày càng chi tiêu thông minh hơn khi tận dụng tối đa ưu đãi từ nhà bán hàng, thương hiệu và sàn thương mại điện tử để mua sắm.

Cơ hội đi kèm thách thức.

Liên đoàn bán lẻ Mỹ mới đây đã đưa ra dự đoán doanh thu bán lẻ tại nước này có thể tăng khoảng 6,5-8,2% trong năm 2021. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2004, bất kể những ảnh hưởng từ đại dịch.

Tại Việt Nam, báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố thương mại điện tử năm 2021 đạt giá trị 13 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 39 tỷ USD.

Với những số liệu tích cực trên, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp đón đầu xu hướng từ cả hai nhóm người tiêu dùng mua sắm vì “trả thù” lẫn thói quen. Song, đi cùng với cơ hội luôn có thách thức.

Để đáp ứng làn sóng nhu cầu bùng nổ nhanh chóng và mạnh mẽ này, cả doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử cần có chiến lược và định hướng rõ ràng trong cả hiện tại lẫn tương lai.

“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, vị Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam khẳng định.

Trợ lực từ thương mại điện tử.

Một trong những mục tiêu lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ và nhà bán hàng online tập trung hiện tại là cải thiện và tối ưu trải nghiệm mua sắm cho người dùng.

Hiện người dùng Việt đã dần quen với việc mua sắm online, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm dù không cần thấy tận mắt, sờ tận tay.

Tuy nhiên để có thể đạt hiệu quả cao hơn, doanh nghiệp cần chú trọng dịch vụ. Trải nghiệm mua sắm vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Thương mại điện tử hiện là một trong những kênh bán online tiềm năng và ổn định tăng trưởng cho doanh nghiệp. Song họ cũng cần biết cách tận dụng các công cụ, chính xác hỗ trợ từ các sàn để tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

Ông Hoàng cho biết với sàn thương mại điện tử Lazada, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhiệt tình những thương hiệu và nhà bán hàng đối tác.

Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.

Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi Lazada luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ.

Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất. Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, hình thức mua sắm kết hợp giải trí – Shoppertainment – cũng dần nổi lên như một hiện tượng và được người dùng Việt hưởng ứng nhiệt tình.

Nhất là trong thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động giải trí online ngay trên ứng dụng thương mại điện tử như livestream, minigame… đều ghi nhận lượt truy cập và theo dõi kỷ lục.

Cụ thể, trong “Lễ hội mua sắm 11.11” của Lazada, kênh LazLive ghi nhận doanh thu tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kênh mua sắm này cũng trở thành một trong những công cụ được nhà bán hàng và thương hiệu tận dụng triệt để với số lượng tham gia tăng gấp 1,6 lần.

Qua đó, ông Nguyễn Huy Hoàng đã đưa ra kết luận rằng dù người tiêu dùng “điên cuồng” mua sắm vì thói quen hay do tâm lý “trả thù” dịch bệnh, điểm chung của xu hướng mới này vẫn là mang lại cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc trong thời bình thường mới.

Tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp không chỉ sớm quay lại “đường ray” tăng trưởng mà còn góp phần bù đắp thất thoát do kinh tế “đóng băng”.

Thêm vào đó, “Lễ hội mua sắm 12/12 – Sale cuối năm wow 90%” của Lazada diễn ra từ 12-14/12 đang khởi động rầm rộ. Đây cũng là lần đầu tiên Lazada áp dụng mức giảm giá đến 90%, hưởng ứng “Tháng khuyến mại tập trung 2021” do Bộ Công Thương phát động.

Với các ưu đãi lớn chưa từng có này, không chỉ người dùng mà cả các doanh nghiệp nhà bán hàng cũng có thể tận dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế mau chóng phục hồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

BSC hay Balanced scorecard là gì – Áp dụng BSC như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Balanced scorecard hay BSC hiểu đơn giản là các “thẻ điểm cân bằng”. Đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất cho doanh nghiệp.

bsc là gì
Source: Getty Images

Vào đầu thập niên 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard đã nhận thấy một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính.

Chỉ số tài chính chỉ giúp cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra trong quá khứ, nơi mà hoạt động kinh doanh đã xảy ra, nhưng không có tính dự đoán về tương lai hoạt động của doanh nghiệp.

Đó là lí do Kaplan và Norton phát triển mô hình Balanced scorecard (BSC) – là một hệ chống chỉ số ở tầm chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và chắc chắn qua cả 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển.

Là một CEO quan tâm đến bài toán chiến lược doanh nghiệp, khó mà không biết đến mô hình nổi tiếng này. Trên thực tế, BSC có nhiều thành tích đáng nể như sau:

  • Được chứng minh và bình chọn là một trong những ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất từng được trình bày trong Harvard Business Review
  • Được áp dụng bởi hơn hơn 50% các công ty lớn của Mỹ (Theo Gartner Group) và hơn 60% công ty thuộc Fortune 500 (Theo Nghiên cứu Bain & Co)
  • Được đánh giá ở mức hiệu quả cực kỳ cao và rất cao bởi 73% doanh nghiệp áp dụng (Theo khảo sát toàn cầu của 2GC)

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về mô hình này trước khi bạn muốn vận dụng hay thực hiện bất kỳ kế hoạch nào xung quanh BSC.

I. BSC (Balanced scorecard) là gì?

Balanced scorecard trong tiếng Việt có nghĩa nôm na là “thẻ điểm cân bằng”. Đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.

Bên cạnh yếu tố tài chính, BSC tập trung quan tâm tới 3 thước đo phi tài chính khác có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập & phát triển.

Ý nghĩa “balanced” (cân bằng) của mô hình thể hiện ở chỗ cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và các yếu tố phi tài chính, các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả, các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện vì nội bộ.

II. Cấu trúc mô hình BSC (Balanced scorecard).

Mô hình BSC (Balanced scorecard) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.

bsc là gì
Một mẫu sơ đồ của mô hình BSC (Balanced scorecard)

Cụ thể:

1. Thước đo tài chính.

Thước đo tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu,… Không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo được ngay sau khi thực hiện, nhưng chúng là sự xác nhận muộn cho hiệu quả của hoạt động đó.

Ngày trước, doanh nghiệp dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động là số tiền kiếm được. Con số này lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn tình hình tài chính ở mức khó khăn đồng nghĩa với nguy cơ sụp đổ doanh nghiệp.

Nhưng trong kỷ nguyên hiện đại hoá, tài chính không còn là thước đo duy nhất mà bạn cần quan tâm nữa. Chúng chỉ thể hiện được một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể.

Nghĩa là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại các rủi ro lớn dễ gây phá sản. Vì vậy, bạn cần quan tâm tới 3 thước đo còn lại của BSC để dễ dàng định hướng dài hạn.

2. Thước đo khách hàng.

Sự hài lòng của khách hàng chính là một chỉ số thành công của doanh nghiệp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu thu về của cả hiện tại và tương lai.

Thước đo này nhằm trả lời câu hỏi: Khách hàng đang thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đặt ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện tập trung vào sự hài lòng của khách hàng.

Để có được nhận định chính xác nhất về quan điểm đánh giá của khách hàng, bạn có thể dựa trên bộ khung là các câu hỏi sau: Đó có đúng là khách hàng mục tiêu của bạn?

Họ có thích thú với sản phẩm / dịch vụ của bạn không? % phản hồi của họ sau khi sử dụng sản phẩm / dịch vụ là bao nhiêu? Trong đó có bao nhiêu % tích cực và tiêu cực? Họ so sánh như thế nào giữa bạn và đối thủ cạnh tranh?

3. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ.

Rõ ràng, không có doanh nghiệp nào có thể tự hào về thành tích đạt được nếu không có những hành động chứng minh điều đó. Nhận định xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở mức nào giống như việc tự đánh giá và kiểm điểm, rút kinh nghiệm bản thân vậy.

Dấu hiệu của một doanh nghiệp hoạt động trơn tru được tập hợp lại từ nhiều chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công vụ được rút ngắn,…

Bạn cần rà soát lại các quy trình nội bộ của công ty để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đâu là điều chưa hợp lý. Sau đó, hãy đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

4. Thước đo học tập & phát triển.

Việc quan tâm tới chất lượng nguồn nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc chính là một yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp.

Điều đặc biệt là không có con số chính xác và giới hạn cao nhất cho thước đo này, mà mọi tiêu chí đều có thể trau dồi tốt hơn song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.

Hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp bạn. Bạn sẽ nhận được câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi: Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị?

Nếu như thước đo học tập & phát triển trả về kết quả tốt, bạn đang có thế mạnh về đào tạo nhân viên và biết cách áp dụng các công cụ làm việc hiệu quả.

Doanh nghiệp như vậy sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dễ thích ứng hơn với các thay đổi và thức thời hơn với các điều mới mẻ, đặc biệt là với các phần mềm 4.0 hiện nay.

5. Mối quan hệ giữa các thước đo trong mô hình BSC (Balanced scorecard).

Trong những ngày đầu tiên mô hình BSC được xây dựng, 4 thước đo tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua một vài trong số đó.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng chúng đều quan trọng và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau rất khăng khít.

Dựa theo mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong BSC (Balanced scorecard) được thực hiện từ dưới lên trên, nghĩa là mỗi thành phần của mô hình được xây dựng bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó.

Nếu bạn chú trọng đào tạo nhân viên và xây dựng được một nền văn hoá chia sẻ thông tin hiện đại (Thước đo học tập & phát triển), doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru và năng suất hơn (Thước đo quá trình hoạt động nội bộ).

Nhờ sự bền vững trong nền tảng nội bộ đó, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn (Tiêu chí khách hàng).

Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, chắc chắn họ sẽ ủng hộ sản phẩm / dịch vụ của bạn; nhờ vậy mà doanh nghiệp thu về doanh thu và lợi nhuận cao.

Bên cạnh đó, từng yếu tố mục tiêu trong một thước đo cũng có thể có mối quan hệ nhân – quả với nhau. Ví dụ: Trong thước đo tài chính, giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới chung một mục đích là tối đa hoá lợi nhuận.

III. 4 lợi ích lớn nhất của mô hình BSC (Balanced scorecard) đối với doanh nghiệp.

  • BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn.

Balanced Scorecard cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả thực hiện các yếu tố mục tiêu này chính là các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp bạn.

  • BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp.

Khi đã có một bức tranh chiến lược hoàn chỉnh – tất cả chiến lược được “vẽ” trên một mặt giấy, bạn sẽ dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ.

Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,… của các thước đo bạn đang thực hiện.

  • BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp.

Khi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.

  • BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo.

BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.

IV. Áp dụng BSC (Balanced scorecard) như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Theo kết quả khảo sát năm 2016 của 2GC Active Management dựa trên người dùng của BSC (Balanced scorecard) mà trong đó có tới hơn 75% là các nhóm điều hành hoặc quản lý cấp cao, vai trò chính của BSC là thực hiện chiến lược.

Chỉ một số ít người trả lời sử dụng nó để quản lý hoạt động doanh nghiệp, và khoảng 25% trong đó sử dụng BSC chỉ để báo cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, BSC là một phương pháp luận mang lại rất nhiều lợi ích nếu bạn biết cách áp dụng hợp lý trong doanh nghiệp.

Trước tiên, hãy cố gắng kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC của bạn.

Nếu bạn đang cố gắng đo lường mọi thứ nhưng không phải từ góc độ chiến lược, có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian và công sức cho một mớ hỗn độn.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang quá tải với số dữ liệu cần đưa vào BSC, hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một mảnh giấy.

Đó chính là ngữ cảnh giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào mô hình BSC.

Bạn có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào ngữ cảnh như dưới đây:

  • Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC. Con số này nên dao động trong khoảng 10-15 mục tiêu cho tổng toàn bộ 4 thước đo, bởi nếu nhiều hơn thì bạn có nguy cơ bị mất tập trung vào hệ thống chiến lược cốt lõi.
  • Chuẩn bị sẵn các câu hỏi về từng yếu tố mục tiêu trước mỗi cuộc họp. Hãy nhấn mạnh vào tình trạng của các con số có thể đo lường được.
  • Tổng hợp tài liệu của tất cả yếu tố mục tiêu cùng với các câu hỏi trên rồi gửi tới nhân viên 1-2 ngày trước khi diễn ra cuộc họp và yêu cầu họ nghiên cứu kỹ lưỡng.
  • Đưa ra quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược. Ghi lại các quyết định này và nghiêm túc nhắc nhở mọi người chịu trách nhiệm về nó.

Tiếp theo, hãy đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC của bạn.

Bạn có thể quy ước một hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau. Cùng xem báo cáo từ phía người chịu trách nhiệm chính và quyết định xem yếu tố mục tiêu nào thuộc loại nào. Ví dụ:

Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần bổ sung thêm tài nguyên hoặc sự trợ giúp đến từ bên ngoài để đưa mọi thứ trở lại đúng định hướng ban đầu.

Màu vàng: Yếu tố mục tiêu gần như đang đi đúng hướng hoặc gặp một chút trở ngại có thể tự xử lý.

Màu xanh lá cây: Yếu tố mục tiêu có mọi thứ đang đi đúng hướng.

Lưu ý rằng việc đánh giá này cần khách quan nhất có thể để tránh các trường hợp gán nhầm mác dẫn đến việc sửa chữa bị sai, hạ thấp mục tiêu để đảm bảo hiệu suất hoặc cố ý che giấu khuyết điểm bản thân. Hãy tận dụng tối đa các con số được đo lường minh bạch và thành lập hội đồng đánh giá nếu cần thiết.

Đã đến lúc gán KPIs tương ứng với các yếu tố mục tiêu.

Nếu như mô hình BSC (Balanced scorecard) là một công cụ quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá thì KPI (Key Performance Indicator) chính là công cụ quản lý hiệu suất để bạn giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá xem họ đã làm theo đúng chiến lược đó hay chưa. Một nhà quản trị tài giỏi sẽ lựa chọn sử dụng đồng thời hai công cụ này.

Tương ứng với các yếu tố mục tiêu, hãy đặt ra các KPI tương ứng. KPI càng sát với tình hình thực tế mà bạn đã đo lường và đánh giá ở trên thì càng có hiệu quả rõ rệt.

Dựa vào đánh giá KPI định kỳ, bạn sẽ xác định được khoảng cách giữa hiệu suất làm việc thực tế của doanh nghiệp và mục tiêu đã định ra, qua đó có kế hoạch cải thiện, điều chỉnh hợp lý.

Cuối cùng, hãy kết nối các yếu tố mục tiêu lại với nhau.

Hãy sử dụng mũi tên 1 chiều để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn có thể linh hoạt hơn để kết nối hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành nguyên nhân của một mục tiêu khác, một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác,… miễn là không có mục tiêu nào đứng riêng lẻ một mình.

Vậy là bạn đã có một mô hình Balanced scorecard của riêng doanh nghiệp mà từng con số trong đó đều gắn chặt với thực tế bạn đang quản trị. Thực hiện theo đúng chiến lược của BSC chính là lộ trình ngắn nhất và chắc chắn nhất dẫn tới thành công của doanh nghiệp.

Và Bản đồ chiến lược (Strategy map) chính là mô hình tư duy chiến lược cho nhà lãnh đạo.

Cùng với BSC, Kaplan và Norton cũng giới thiệu mô hình Bản đồ chiến lược (Strategy map), như một sự mở rộng của BSC, thể hiện mối quan hệ nhân-quả giữa các yếu tố trong BSC.

Một strategy map giống như bản đồ cảnh quan khu vực khi bạn dẫn dắt quân đội của mình tiến vào khai phá một vùng đất mới.

Bản đồ chiến lược là một mô hình có cấu trúc hàng. Mỗi hàng bao gồm các nội dung mô tả và các mục tiêu trung hạn liên quan tới một trong 4 yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ máy doanh nghiệp hoạt động. Các chiều mũi tên được vẽ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ chiến lược giữa các yếu tố.

Chiến lược bao hàm sự di chuyển của một doanh nghiệp từ vị trí hiện tại sang một vị trí kỳ vọng khác trong tương lai. Bởi vì doanh nghiệp mới đang kỳ vọng chứ chưa bao giờ thực sự có mặt tại điểm đến này, con đường dẫn đến đó luôn bao gồm một loạt các giả thuyết chưa kiểm định được độ chắc chắn.

Bản đồ chiến lược giúp doanh nghiệp chỉ rõ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố cấu thành nên bộ máy, từ đó cho biết việc thực hiện cải tiến một yếu tố cụ thể sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp tới những yếu tố khác như thế nào.

Sau đó, Bản đồ chiến lược giúp sắp xếp tất cả các đơn vị và nguồn lực của doanh nghiệp tương ứng với các giả thuyết đó và chỉ ra các mục tiêu quan trọng cần đạt được nhằm phục vụ chiến lược đề ra.

Đồng thời, Bản đồ cũng cung cấp cho toàn thể nhân viên một cái nhìn trực quan về cách công việc của họ được liên kết với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Từ một góc nhìn lớn hơn, Bản đồ chiến lược cho thấy cách một doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi các sáng kiến ​​và nguồn lực tiềm ẩn của mình – bao gồm cả các tài sản vô hình như văn hóa doanh nghiệp và tri thức của nhân viên – thành các kết quả hữu hình như doanh thu và lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Base

Hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là gì? Cách xây dựng kế hoạch chiến lược

Bài viết tập trung phân tích các nội dung về thuật ngữ lập kế hoạch chiến lược hay còn được gọi là hoạch định chiến lược (strategic planning) như: kế hoạch chiến lược là gì, lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì và hơn thế nữa.

kế hoạch chiến lược là gì
Kế hoạch chiến lược là gì? Cách hoạch định chiến lược

Lập chiến lược hay các bản kế hoạch nhỏ là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với các Marketer, đặc biệt khi họ giữ các vai trò cao hơn trong tổ chức. Vậy kế hoạch chiến lược là gì và cách xây dựng kế hoạch chiến lược như thế nào.

Để có thể giải đáp nhanh câu hỏi lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Kế hoạch chiến lược là gì?
  • Những nội dung chính có trong bản kế hoạch chiến lược là gì?
  • 6 bước để khiến bản kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Kế hoạch chiến lược (Hoạch định chiến lược) là gì?

Kế hoạch chiến lược hay Strategic Plan (Strategic Planning) là những bản kế hoạch mang tính chiến lược, những bản kế hoạch hành động này thường hướng đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (thường là từ trên 3 năm) hơn là ngắn hạn.

Trong bối cảnh VUCA như hiện tại, những gì mà doanh nghiệp hướng tới khi lập các bản kế hoạch chiến lược là tính linh hoạt và thích ứng nhanh hơn là thời gian.

Những nội dung chính có trong bản kế hoạch chiến lược (Hoạch định chiến lược) là gì?

Thông thường, một bản kế hoạch chiến lược sẽ có 7 nội dung chính sau:

  • Tầm nhìn.
  • Mục đích thương hiệu.
  • Giá trị.
  • Mục tiêu.
  • Phân tích tình huống, bối cảnh.
  • Các vấn đề (problems, issues) chính.
  • Chiến lược.
  • Chiến thuật.

1. Tầm nhìn là nội dung cần có đầu tiên trong bất cứ bản kế hoạch chiến lược nào.

“Chúng ta có thể ở đâu?”. Ở phần này, bản kế hoạch chiến lược cần mô tả được nơi mà doanh nghiệp muốn đến, mô tả trạng thái lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông thường, tầm nhìn của thương hiệu hay doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng trong từ 5-10 năm trước khi doanh nghiệp có ý định cơ cấu lại hay thay đổi tầm nhìn mới sao cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới.

Tầm nhìn chính là kim chỉ nam để định hướng cho cả các nhà lãnh đạo lẫn nhân viên về những gì họ cần làm và là phần quan trọng nhất của các bản kế hoạch chiến lược.

2. Mục đích thương hiệu.

Mục đích thương hiệu trả lời cho câu hỏi “Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn tồn tại? Nó chính là những động lực cá nhân cơ bản giải thích lý do tại sao bạn cần theo đuổi hay làm những công việc hiện tại.

Mục đích thương hiệu là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể kết nối với nhân viên và người tiêu dùng, nó chính là đại diện cho linh hồn của toàn bộ doanh nghiệp.

3. Giá trị.

Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang đại diện cho điều gì (brand value)? Giá trị của thương hiệu giúp xây dựng và hình thành những động lực, kỳ vọng, hành vi, niềm tin và cả những tiêu chuẩn chung của tổ chức.

Các thương hiệu cần phải xây dựng và truyền tải các giá trị thương hiệu một cách nhất quán trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.

3. Mục tiêu của kế hoạch chiến lược của thương hiệu là gì?

Thương hiệu của bạn cần đạt được những điều gì với bản kế hoạch chiến lược này, các chỉ số mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: hiệu suất trên thị trường, thị phần, doanh số, lượng khách hàng tiềm năng, các kết quả về tài chính hay các lộ trình cụ thể.

Thương hiệu có thể sử dụng mục tiêu để xây dựng thẻ điểm (BSC) hay bảng điều khiển cho thương hiệu.

4. Phân tích tình huống, bối cảnh.

Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn hiện đang ở đâu trên thị trường hay trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Trước khi doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch chiến lược hay các chiến thuật mới, họ cần hiểu được tình hình hiện tại của họ, vị trí họ đang ở, lợi thế họ đang có, những khó khăn hay rào cản họ đang phải đối mặt, những nguồn lực nội bộ, những cơ hội hiện tại, đến cả nhiều thách thức khác từ thị trường.

5. Các vấn đề (problems, issues) chính.

Tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang ở vị trí hiện tại, điều gì đang làm cản trở việc thương hiệu đạt được tầm nhìn hay mục tiêu của mình.

Doanh nghiệp có thể xem các vấn đề như là các câu hỏi và sau đó sử dụng chiến lược (trong phần tiếp theo) để trả lời cho các câu hỏi đó.

6. Chiến lược (strategy).

Sau khi đã có được các mục tiêu cụ thể, giờ là lúc cả người làm và người thực thi chiến lược cần trả lời câu hỏi “Bằng cách nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó?”.

Ở khía cạnh chiến lược, thông qua khách hàng, đối thủ hay các bối cảnh kinh doanh cụ thể, thương hiệu tìm kiếm cho mình những cơ hội trên thị trường.

Chiến lược cung cấp những thông tin rõ ràng giúp xác định các khoản đầu tư của doanh nghiệp: đó có thể là các ảnh hưởng hay tác động đến thị trường, đó có thể là các kết quả hiệu suất kinh doanh cụ thể, hay những thứ khác có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Để có thể đạt được mục tiêu gia tăng thị phần, một nhãn hàng A có chiến lược mở rộng độ phủ bán hàng (điểm bán) đến các khu vực nông thôn tại 50 tỉnh thành khác nhau.

7. Chiến thuật (tactics) cũng quan trọng đối với các bản kế hoạch chiến lược.

Với chiến lược đã đề ra ở trên, thương hiệu hay doanh nghiệp cần làm gì hay triển khai những hoạt động cụ thể nào.

Thông qua chiến lược, chiến thuật là những bản kế hoạch hành động cụ thể (action plans) gắn liền với các thành viên và phòng ban tương ứng.

Chiến thuật quyết định những hoạt động cụ thể cần được đầu tư vào nhằm vừa hướng tới tầm nhìn chung của thương hiệu vừa đạt được các chỉ số ROI/ROE (tỷ suất lợi nhuận đầu tư/tỷ suất lợi nhuận dựa trên sự nỗ lực) cao nhất cho doanh nghiệp.

Thay vì các chiến lược thường được áp dụng và đo lường trong dài hạn, các chiến thuật tập trung mạnh vào ngắn hạn, nó có thể được theo dõi theo tháng, theo tuần hay thậm chí là theo ngày.

6 bước để khiến bản kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.

Trong khi tuỳ vào từng điều kiện cụ thể hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, bạn có thể xây dựng các bản kế hoạch chiến lược theo những cách thức khác nhau, dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Nhận ra sự phụ thuộc của bạn, tức là các bên liên quan chính của bạn.

Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng điều này khá dễ dàng. Trong một doanh nghiệp nhỏ, những bên liên quan này thường là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ doanh nghiệp.

Nhưng sau đó bạn dần nhận ra rằng một số nhân viên hay nhà quản lý cũng có vai trò quan trọng không kém các chủ doanh nghiệp, và sự phức tạp ngày càng tăng.

Bí quyết dành cho bạn là xác định đúng vai trò của các bên liên quan. Một nhóm các bên liên quan trong nhiều trường hợp có thể có nhiều sức ảnh hưởng hơn so với một vai trò cụ thể cho dù vai trò đó là quan trọng nhất.

Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng chẳng hạn, các bên liên quan chính như các nhà phân phối; khách hàng bán lẻ (B2C); khách hàng doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng; và cả nhân viên cũng có sức ảnh hưởng không kém các chủ doanh nghiệp.

Khi bạn đã giải quyết được vấn đề phức tạp của các bên liên quan, bạn có thể tiếp tục bản kế hoạch chiến lược của mình.

Bước 2: Xác định “khách hàng mục tiêu” của thương hiệu.

Lấy ví dụ, với công ty kiểm toán quốc tế KPMG. Khách hàng mục tiêu của họ không phải là những ông bố bà mẹ nộp tờ khai thuế cá nhân hàng năm hay các doanh nghiệp nhỏ cần những sự trợ giúp đơn giản.

Công việc đó thường phù hợp hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhỏ tại các địa phương. KPMG cũng không phải là mục tiêu của các công ty quy mô trung bình (mid-size business) với lượng ngân sách còn hạn chế.

KPMG nhắm mục tiêu chính vào các doanh nghiệp lớn và cả chính phủ.

Việc xác định đúng tập khách hàng mục tiêu có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhóm bên liên quan khác.

Ví dụ, với tập khách hàng đó của mình, KPMG chỉ tuyển những nhân viên có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn và chính phủ lớn.

Kế hoạch chiến lược của bạn không thể nhắm mục tiêu là hướng tới việc phục vụ tất cả các nhóm khách hàng. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn để xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 3: Tìm ra những gì mà tổ chức của bạn muốn từ mỗi bên liên quan chính.

Để tổ chức của bạn phát triển thịnh vượng. Đối với một số nhà quản lý, điều này ban đầu có thể tạo ra nhiều bỡ ngỡ và rào cản.

Vấn đề là vì họ đã quá quen với việc suy nghĩ theo phương pháp vận hành hơn là chiến lược. Để thấy được điều này, không nơi nào khác biểu hiện rõ hơn là với “nhân viên” của các bên có liên quan.

Đội ngũ nhân sự và các nhà quản lý cấp cao đang tìm mọi cách để xác định điều gì có thể làm hài lòng nhân viên của họ. Nhưng họ cuối cùng đã thất bại và không đo lường được. Đó là những gì mà một tổ chức mong muốn từ họ.

Bước 4: Xác định những gì các bên liên quan này muốn ở bạn.

Đây thường là những tiêu chí ra quyết định chính mà các bên liên quan sử dụng khi tương tác hay kết nối với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: những yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng từ bạn (khách hàng), làm việc cho bạn (nhân viên), cung cấp cho bạn (nhà cung cấp) hoặc đầu tư vào bạn (cổ đông).

Điều cần thiết là bạn phải thấu hiểu được suy nghĩ của từng bên liên quan về những điều này – rằng bạn đang tập trung vào các quan điểm của họ chứ không phải quan điểm cá nhân của riêng bạn.

Bạn có thể có được sự thấu hiểu này bằng nhiều cách: phỏng vấn chuyên sâu các bên liên quan, lắng nghe những câu chuyện của các bên liên quan về các trải nghiệm của họ với bạn và đối thủ cạnh tranh, xem xét kỹ lưỡng những phản hồi của họ thông qua hệ thống thư khiếu nại nội bộ và các nền tảng bên ngoài khác.

Nó thậm chí có thể liên quan đến việc bạn cần “đắm mình” vào các trải nghiệm của các bên liên quan bằng cách trải qua nó, ví dụ: nếu bạn là giám đốc marketing của một hãng hàng không nào đó chẳng hạn, sẽ là rất cần thiết để bạn cần có mặt trên các chuyến bay một cách thường xuyên để xem khách hàng của bạn đang nhìn nhận bạn như thế nào.

Bước 5: Thiết kế chiến lược.

Chiến lược được hình thành bởi các mục tiêu bạn đã đặt ra cho tổ chức của mình và những hiểu biết bạn đã thu thập được về nhu cầu hiện tại và tương lai của các bên có liên quan.

Để các chiến lược trở nên hiệu quả, sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu chính của bạn, bạn nên xây dựng chiến lược dựa trên ý kiến ​​của những khách hàng này.

Hãy để khách hàng cùng với bạn tạo dựng nên các vị thế trên các chủng loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Các bên có liên quan có thể là những nhà chiến lược tuyệt vời mà bạn cần khai thác và cộng tác.

Bước 6: Không ngừng cải thiện chiến lược.

Hãy thừa nhận rằng dù bạn đã quyết định thế nào đi chăng nữa, thì không có gì là chắc chắn về kết quả đạt được trong tương lai.

Hãy xem chiến lược của bạn không phải là một thứ gì đó bí mật và tách biệt, thay vào đó, hãy coi nó là “những cánh tay nối dài” với các bên liên quan chính của bạn. Quan điểm mới mẻ này khuyến khích sự cởi mở, đổi mới và sẵn sàng thay đổi trong tổ chức của bạn.

Toyota và McDonald’s là hai doanh nghiệp đi đầu trong việc tập trung vào các bên liên quan, họ liên tục thay đổi và đa dạng hoá nhân viên để tạo ra những kết quả kinh doanh mới. Bạn cũng có thể học hỏi những điều tương tự.

Kết luận.

Trong khi tuỳ vào các yếu tố khác như mục tiêu chiến lược, bối cảnh kinh doanh hay quy mô và loại hình doanh nghiệp, các bản kế hoạch chiến lược có thể cần những nội dung khác nhau, điều bạn cần làm là hiểu bản chất của các kế hoạch chiến lược là gì, thích ứng nhanh với các điều kiện mới và tối ưu những gì hiện có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever

Để trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của thế giới, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả.

chiến lược kinh doanh của unilever
Source: Bloomberg

Giới thiệu tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever.

Theo Wikipedia, Unilever là một tập đoàn toàn cầu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.

Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:

  • Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống
  • Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân
  • Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.

Với 3 dòng sản phẩm hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu, trong đó có rất nhiều  nhãn hiệu nổi  tiếng nhất có  thể  kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort,  Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight…

Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …

Với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng(Personal Care).

Cùng với Procter & Gamble ( P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.

Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm.

Các hoạt động hợp  tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr… cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.

Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành công nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng.

Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã  hội, nhân đạo, giáo dục, giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Unilever.

Mô hình ma trận SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình ma trận SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô.

Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đối với Unilever, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tập đoàn này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths).

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Unilever, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển hiệu quả.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng.

Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Thương hiệu lớn mạnh.

Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.

Theo báo cáo tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Chiến lược định giá sản phẩm linh động .

Chiến lược giá sản phẩm là một mô hình hoặc phương pháp được sử dụng để thiết lập mức giá tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chiến lược đó giúp doanh nghiệp chọn lựa được giá bán tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giá trị của cổ đông trong khi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng.

Điểm yếu (Weaknesses).

Bên cạnh những điểm mạnh, tập đoàn Unilever cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình phân tích SWOT của Unilever có thể được kể đến như sau:

Phụ thuộc vào các nhà bán lẻ .

Một điểm yếu của Unilever là phụ thuộc vào các nhà bán lẻ. Unilever cần mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ.

Sản phẩm dễ bị bắt chước.

Sản phẩm của Unilever thường dễ bị bắt chước. Các sản phẩm tiêu dùng của Unilever rất dễ bị bắt chước, copy hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự.

Cơ hội (Opportunities).

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Unilever có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

Thị trường toàn cầu hóa.

Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á.

Điều này giúp Unilever có thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công nhờ chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế.

Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững.

Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm lành mạnh, bền vững với môi trường

Cơ hội này giúp Unilever có thể tiếp cận đến phân khúc thị trường mới nổi này, đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có. ý thức về sức khoẻ và sản phẩm xanh.

Thách thức (Threats).

Bên cạnh cơ hội thì Unilever cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Unilever có thể được liệt kê như sau:

Thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Unilever phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn như Nestle hoặc P&G – những thương hiệu vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever.

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng. Để trở nên thành công ở những thị trường nước ngoài, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

chiến lược kinh doanh của unilever

Khi phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, tập đoàn này đã áp dụng hiệu quả chiến lược quốc tế (International Strategy).

Chiến lược quốc tế là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được ra nước ngoài với những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Trong giai đoạn trước năm 1990, Unilever đã sử dụng chiến lược quốc tế để tiết kiệm chi phí, đồng thời thống nhất hình ảnh thương hiệu (Brand Image) đồng đều giữa các quốc gia.

Đối với giai đoạn đầu này, Unilever đã triển khai chiến lược quốc tế của mình như sau:

  • Sử dụng cách tiếp cận thị trường về cơ bản là giống nhau ở mọi quốc gia mà tập đoàn này đang hiện diện (chỉ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu của địa phương).
  • Bán nhiều sản phẩm giống nhau ở mọi nơi (thực hiện các điều chỉnh nhỏ cần thiết để phù hợp với sở thích, nhu cầu của các quốc gia địa phương).
  • Xây dựng thương hiệu toàn cầu và điều phối tập trung các hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới.

Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế này của Unilever, công ty đã chuyển giao được lợi thế của mình ra nước ngoài, tận dụng được kinh nghiệm sản xuất cũng như ưu thế về sản phẩm và kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, với chiến lược quốc tế, Unilever chưa thể đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng địa phương và quốc gia khác nhau.

Chiến lược đa quốc gia của Unilever.

Từ giai đoạn 1990-2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là sử dụng chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy).

Chiến lược đa quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận) của doanh nghiệp bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài.

Để đáp lại áp lực thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm…

Sau khi không đáp ứng được những nhu cầu riêng biệt của từng địa phương, Unilever đã chuyển sang áp dụng chiến lược đa quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.

Tập đoàn này muốn có thể tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ tốt với các đại diện của địa phương và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.

Unilever cũng mong muốn cắt giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ phát triển và giới thiệu sản phẩm mới bởi hoạt động tinh giảm.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever ở giai đoạn này cho phép mỗi công ty con ở nước ngoài đảm nhận luôn việc sản xuất, kinh doanh, marketing và phân phối sản phẩm tại thị trường đó.

Mỗi công ty sẽ là một trung tâm lợi nhuận riêng biệt và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Chiến lược đa quốc gia cho phép nhà quản lý ở mỗi công ty có thể phát triển sản phẩm và triển khai các chiến lược marketing phù hợp sở thích và thị hiếu của từng địa phương, điều chỉnh chiến lược bán hàng và hệ thống phân phối phù hợp với hệ thống bán lẻ ở mỗi thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế nhất định như: khó chuyên sâu, hay trùng lặp giữa các bộ phận, nguồn lực.

Khả năng trùng công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có những hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau, chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất.

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của Unilever.

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Unilever là chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy).

Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường.

Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí).

Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương.

Lý do mà Unilever lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

  • Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
  • Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.

Một số hoạt động chính của chiến lược xuyên quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever bao gồm:

Nghiên cứu & phát triển.

Để khác biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, Unilever đã theo dõi sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các Trung tâm Dữ liệu về con người trên khắp thế giới.

Từ năm 2017, Unilever đã mở rộng và phát triển từ 25 đến 30 trung tâm dữ liệu. Doanh nghiệp đã sử dụng những thông tin thu thập được để nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của từng địa phương.

Sản xuất.

Tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất trên những yếu tố chính như: môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường vi mô và vĩ mô để từ đó quyết định chiến lược sản xuất.

Unilever cũng thực hiện khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều được phục vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tối đa hóa doanh thu nhận được. Ví dụ, khi sản xuất bột giặt ở Ấn Độ, “Surf Excel” được tạo ra cho đối tượng khách hàng claf người khá giả, “Rin” cho tầng lớp trung lưu và “Wheel” cho người có thu nhập thấp.

Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.

Logistics đóng vai trò chủ lực trong việc triển khai thực hiện thành công chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Một trung tâm toàn cầu của công ty được đặt tại Singapore để quản lý các nguồn cung ứng chiến lược cho các hoạt động của Unilever tại châu Á, Phi, Trung và Đông Âu bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và ký hợp đồng.

Các văn phòng đa quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động mua bán. Các văn phòng này sẽ không được quyền lựa chọn nhà cung ứng trừ khi được trung tâm gia quyền.

Bên cạnh đó, Unilever cũng thực hiện vi tính hóa toàn bộ hoạt động giao, nhận hàng của mình. Với việc ứng dụng thành công mô hình VMI và e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối tác và giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay.

Tại hầu hết các thị trường, Unilever lựa chọn hướng đi outsourcing cho hệ thống phân phối, logistics của mình bằng việc hợp tác với các tập đoàn, công ty thứ 3.

Hoạt động Marketing.

Về hoạt động Marketing trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing-Mix 4Ps.

Sản phẩm (Product).

Unilever chú trọng đến từng cá nhân trên thị trường và tập trung mục tiêu của mình vào việc phát hiện những kỳ vọng mới của khách hàng để thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp.

Giá (Price).

Trước khi gia nhập thị trường, Unilever luôn nghiên cứu kỹ chiến lược giá của đối thủ, phát triển chiến lược giá phù hợp nhất với thị trường đồng thời duy trì lợi nhuận của công ty. Nhìn chung, Unilever giữ một mức giá biên cho tất cả các sản phẩm của mình.

Hệ thống phân phối (Place).

Khi phân tích chiến lược Marketing của Unilever về hệ thống phân phối (Place), thương hiệu này đã tập trung mở rộng hệ thống phân phối của mình để có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng.

Unilever Việt Nam hiện đang có khoảng 350 nhà phân phối và hơn 150.000 các cửa hàng bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của công ty trên toàn quốc.

Những con số này thể hiện việc các sản phẩm của công ty đang tràn ngập khắp thị trường Việt Nam từ vùng xa xôi hẻo lánh, cho tới những nơi tấp nập nhất của thành thị Việt Nam.

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Đối với chiến lược Marketing của Unilever về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Unilever đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông như báo đài, TV,… và các phương tiện kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

UAE áp dụng mô hình 4.5 ngày làm việc nhằm thúc đẩy năng suất và cải thiện sự cân bằng

Với mô hình làm việc mới, ít giờ và ngày làm việc hơn, UAE hướng tới mục tiêu tăng năng suất, sự sáng tạo và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

UAE áp dụng mô hình 4.5 ngày làm việc nhằm thúc đẩy năng suất
Source: Expatica

Các ‘Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất’ (UAE – The United Arab Emirates) đang áp dụng tuần làm việc 4.5 ngày cho các nhân viên liên bang để “tăng năng suất và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống“, chính phủ UAE vừa công bố hôm 7.12 vừa qua.

Theo đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, cuối tuần sẽ được bắt đầu từ lúc 12 giờ trưa ngày thứ Sáu và đến tối Chủ nhật.

Theo nội dung được đăng tải trên trang Twitter của Chính phủ UAE: “Động thái mới này sẽ đảm bảo “những ngày cuối tuần sẽ dài hơn từ đó tăng năng suất và cải thiện nhiều hơn sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.”

“Ngày làm việc mới sẽ bắt đầu từ 7:30 sáng đến 3:30 chiều, từ Thứ Hai đến thứ Năm và 7:30 sáng đến 12 giờ trưa Thứ sáu”. Chính phủ UAE cho biết.

Trong một tuyên bố, chính phủ UAE cũng cho biết họ sẽ “đảm bảo các giao dịch tài chính, thương mại và kinh tế diễn ra suôn sẻ với các quốc gia có lịch làm việc khác, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động liên kết kinh doanh quốc tế mạnh mẽ hơn và cơ hội nhiều hơn cho hàng nghìn công ty đa quốc gia có trụ sở tại UAE.”

Một số chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cũng tin rằng một tuần làm việc ngắn hơn có thể dẫn đến tăng năng suất và chất lượng cuộc sống cho nhân viên cao hơn.

Bên cạnh UAE thì Iceland, Ireland, Scotland, Tây Ban Nha, Nhật Bản, New Zealand và Thụy Điển cũng đã công bố kế hoạch thí điểm tuần làm việc 4 ngày trong khi các thử nghiệm ở New Zealand, Iceland và Nhật Bản thì cho thấy rằng đời sống của nhân viên được cải thiện và năng suất tăng cao hơn theo mô hình mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Trong giai đoạn thử nghiệm và mở rộng, hiện TikTok đang ra mắt TikTok Shop tại Indonesia trước khi có sẵn tại các khu vực khác trên toàn cầu.

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Thông qua ứng dụng mới, TikTok đang tìm cách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động eCommerce trên nền tảng, TikTok Shop cho phép các thương hiệu trên TikTok quản lý tất cả các danh mục sản phẩm của họ trong ứng dụng qua một không gian riêng biệt.

Hiện TikTok Shop Seller chỉ có sẵn cho các thương hiệu ở Indonesia:

“…TikTok Seller cho phép người bán quản lý Cửa hàng TikTok (TikTok Shop Seller) của họ thông qua điện thoại di động.

Các tính năng có sẵn sẽ bao gồm nhưng không giới hạn: đăng ký người bán, quản lý sản phẩm, quản lý đơn đặt hàng, quản lý thanh toán và hoàn tiền, quản lý khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu, đăng ký chiến dịch và các hoạt động giáo dục tới người bán.”

Ở giai đoạn hiện tại (thử nghiệm), TikTok chưa chia sẻ nhiều về ứng dụng này, tuy nhiên, về cơ bản là các ứng dụng và công cụ mới sẽ cho phép các thương hiệu thương mại điện tử dễ dàng quản lý danh sách các sản phẩm của họ trên TikTok cho dù họ đang ở đâu (sử dụng nhanh bằng mobile) nhằm tối đa hóa hiệu suất bán hàng trong ứng dụng.

TikTok chia sẻ với tờ TechCrunch:

“Chúng tôi luôn tìm cách để nâng cao trải nghiệm của cộng đồng của chúng tôi, thường xuyên thử nghiệm các tính năng mới để truyền cảm hứng sáng tạo, mang lại niềm vui và đổi mới các trải nghiệm của người dùng trên TikTok.

Các thương hiệu trên TikTok đã tìm thấy nhiều cách sáng tạo để kết nối một cách chân thực với khán giả của họ và chúng tôi theo đó cũng không ngừng thử nghiệm các cơ hội kinh doanh mới cho phép cộng đồng khám phá và tương tác với những gì họ yêu thích.”

Nói về phiên bản TikTok tiếng Trung có tên gọi ‘Douyin’ của ByteDance, hiện các tính năng mua sắm trong luồng (In-stream shopping) của ứng dụng này đang tạo ra phần lớn doanh thu từ các hoạt động mua sắm trên nền tảng, và cũng là môt sự thành công mang tính “mở cửa” cho TikTok ở các thị trường khác.

Theo nghĩa này, TikTok mặc dù là mới thử nghiệm các tính năng mua sắm, tuy nhiên, về bản chất họ đã có nhiều thời gian và thử nghiệm với chính ứng dụng của họ tại Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao những người bán có thể mong đợi việc TikTok sẽ nhanh chóng phát triển và áp dụng các tính năng thương mại điện tử mới vào ứng dụng.

Với hơn 1 tỷ người dùng và một số báo cáo cho rằng nền tảng này đang hướng tới mốc 1.5 tỷ người dùng trong vài năm tới, chắc chắn việc bán hàng trên TikTok Shop là điều mà hầu hết các thương hiệu đều nên cân nhắc.

Hiện các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Shop Seller.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ “thống trị” sự đổi mới trong tương lai

Dựa vào những bối cảnh đang diễn ra và cả những xu hướng ứng dụng công nghệ mới, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ góp phần quan trọng vào sự đổi mới trong tương lai.

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ "thống trị" sự đổi mới trong tương lai
iStock

Theo một cuộc khảo sát mới đây được công bố từ tổ chức kỹ thuật phi lợi nhuận IEEE, khoảng 1/5 người được hỏi cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) và máy học (machine learning) (21%), điện toán đám mây (cloud computing) (20%) và 5G (17%) sẽ là những công nghệ quan trọng nhất trong những năm tới.

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các công nghệ quan trọng nhất vào năm 2022 và các ngành dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi công nghệ cũng như các xu hướng công nghệ mới được dự đoán trong thập kỷ tới.

Những ngành nào dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi yếu tố công nghệ trong năm tới?

Các nhà lãnh đạo công nghệ được khảo sát cho biết những ngành công nghiệp dự kiến sẽ chịu tác động lớn nhất bao gồm: sản xuất (25%), dịch vụ tài chính (19%), chăm sóc sức khỏe (16%) và năng lượng (13%).

Khi nói về các xu hướng công nghệ chính được mong đợi nhất, đa số (95%) đồng ý và 66% hoàn toàn đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy phần lớn sự đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp trong 1 đến năm 5 tới.

Hơn nữa, 81% đồng ý rằng, trong 5 năm tới, 1/4 những gì con người đang làm sẽ được thay thế hoặc hỗ trợ nâng cao bởi rô bốt và 77% đồng ý rằng, rô bốt sẽ được triển khai diện rộng trên toàn bộ tổ chức của họ để nâng cao gần như mọi chức năng kinh doanh.

Từ bán hàng và nhân sự đến marketing và công nghệ thông tin. Đa số người được hỏi đồng ý (78%) rằng trong 10 năm tới, một nửa hoặc nhiều hơn những gì họ làm sẽ được nâng cao bởi robot.

Source: IEEE

Để có được những dữ liệu nói trên (và có đủ trong báo cáo theo đường link bên dưới) IEEE đã khảo sát 350 CIO (giám đốc thông tin), CTO (giám đốc công nghệ), CITO (giám đốc công nghệ thông tin) và các nhà lãnh đạo công nghệ khác ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ và Brazil tại các tổ chức có hơn 1.000 nhân viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng, giáo dục, điện tử, kỹ thuật, năng lượng, chính phủ, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, bán lẻ, công nghệ và viễn thông.

Các cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 10 năm 2021.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại: AI Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

MWG và Kido ‘vung tay’ chiếm lĩnh thị phần sau dịch: Bước đi có mạo hiểm?

Tay chơi mới trong lĩnh vực bán lẻ là Kido cũng đẩy nhanh tiến độ mở cửa hàng, bắt tay đối tác để tăng độ phủ thương hiệu Chuk Chuk.

Theo báo cáo Bộ Công Thương, kể từ đầu tháng 10, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương cơ bản được kiểm soát và tiến hành nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Điều này giúp cho thị trường hàng hóa sôi động hơn so với thời gian thực hiện giãn cách trước đó, nhu cầu hàng may mặc tăng cao do đang trong giai đoạn chuyển mùa tại các tỉnh phía Bắc; nhu cầu đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, vật phẩm văn hóa giáo dục cũng tăng sau một thời gian dài thực hiện giãn cách…

Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (tổng mức bán lẻ) tháng 10 tăng 18,5% so với tháng trước và giảm 19,52% so với cùng kỳ năm trước.

Qua tháng 11, với nhiều hoạt động kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung, ngày mua sắm Thứ Sáu Đen Tối (Black Friday) được tổ chức tại nhiều địa phương, tổng mức bán lẻ tiếp tục tăng 6,2% so với tháng trước, song vẫn giảm 12,2% so với tháng 11/2020.

Lũy kế 11 tháng, tổng mức bán lẻ giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước do có nhiều tháng ghi nhận mức thấp, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các địa phương lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa (tổng mức bán lẻ của các địa phương này chiếm tỷ trọng 50-60% của cả nước).

Bộ Công Thương đánh giá dịch bệnh khiến việc làm giảm, thu nhập giảm nên nhu cầu mua sắm hồi phục chưa thể tăng trở lại như những năm trước khi có dịch.

Trong bối cảnh nhu cầu phục hồi và nhiều nhà bán lẻ nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh chưa thể trở lại kinh doanh như bình thường, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh đã tranh thủ mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường.

Như Thế Giới Di Động – đơn vị thành viên của Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) liên tiếp mở ra các chuỗi mới, thử nghiệm bán những mặt hàng chưa từng bán với mục tiêu tạo sự bứt phá.

Cụ thể, trong tháng 10, Thế Giới Di Động mở chuỗi Topzone tập trung vào các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, Apple Watch, Macbook và các phụ kiện kèm theo. Đến ngày 20/11, đơn vị này tiếp tục công bố khai trương chuỗi mới BlueJi đánh vào sản phẩm mắt kính hàng hiệu và trang sức.

5 siêu thị thuộc chuỗi này đã đi vào hoạt động từ 20/11. Mới đây, doanh nghiệp lại cho ra mắt chuỗi BlueSport chuyên bán các sản phẩm thời trời của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Puma, Adidas, Reebok…

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT MWG, Tổng giám đốc Công ty Thế Giới Di Động chia sẻ dịch bệnh gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhưng cũng mở ra không ít cơ hội. Trải qua dịch bệnh, Thế Giới Di Động nhìn ra được những cơ hội mới ở những lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Ví dụ như lĩnh vực thời trang, đây là một lĩnh vực có nhu cầu lớn, dịch bệnh khiến các nhà bán lẻ nhỏ phải đóng cửa và tạo khoảng trống cho đơn vị khác nhảy vào. Theo đó, Thế Giới Di Động sẽ mở sớm và nhanh để giành lấy thị phần.

Không chỉ doanh nghiệp nội, Tập đoàn E Land – tập đoàn thời trang hàng đầu của Hàn Quốc cũng bày tỏ mong muốn lấn sân vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, E Land sẽ hợp tác với Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) để mở chuỗi bán lẻ, mang các thương hiệu thời trang Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.

Tiết lộ với Người Đồng Hành, ông Trần Như Tùng – Chủ tịch HĐQT cho biết 2 bên đã có bước chuẩn bị như nghiên cứu thị trường, tìm mặt bằng… để đầu năm sau khởi động.

Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) đang có những bước đi mới nhằm nhanh chóng bành trướng chuỗi bán lẻ Chuk Chuk. Cho ra mắt từ tháng 6, nhưng dịch bệnh khiến kế hoạch mở rộng chuỗi của Kido bị trì hoãn và mới được khởi động lại vào cuối tháng 10.

Sau 1 tháng, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido cho biết đã mở được 10 cửa hàng, mỗi cửa hàng ghi nhận 500-800 hóa đơn mỗi ngày. Kido đặt mục tiêu mở thêm 40 cửa hàng trong tháng 12 và 400 trong năm 2022.

Chuỗi bán lẻ Chuk Chuk của Kido.

Tổng giám đốc Kido nhìn nhận dịch Covid-19 vẫn là một thách thức lớn, tuy nhiên cũng nhờ dịch bệnh mà đơn vị tìm kiếm được mặt bằng vị trí đẹp dễ dàng hơn cùng chi phí thấp hơn đến 50% so với trước dịch.

Không dừng ở đó, Kido còn bắt tay với Tập đoàn Sơn Kim để đưa sản phẩm Chuk Chuk vào trong hệ thống các cửa hàng GS25. Việc này nhằm mục đích đưa sản phẩm của Chuk Chuk tiến nhanh ra thị trường miền Bắc và xa hơn là Hàn Quốc.

Mặt khác, dịch bệnh bùng phát mạnh trong quý III, nhiều loại hình kinh doanh phải tạm đóng cửa thì các cửa hàng tiện lợi cùng siêu thị, siêu thị mini vẫn được mở cửa để đảm bảo cung cấp sản phẩm thiết yếu cho người dân.

Việc có ki ốt trong cửa hàng GS25 sẽ giúp Chuk Chuk vẫn phục vụ được các tín đồ trà sữa tương tự như Phúc Long mở ki ốt tại Winmart+.

Nhiều ý kiến cho rằng với xu hướng mua hàng ngày càng chuộng online như hiện nay, kết hợp dịch Covid-19 vẫn là yếu tố bất định thì việc bành trướng, mở rộng chuỗi cửa hàng khá rủi ro, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích VNDirect đánh giá mặc dù xu hướng hiện nay là bán hàng online, kênh thương mại điện tử, song rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực này phải quay lại mở cửa hàng vật lý, kho hàng do bị phụ thuộc chuỗi logistics.

Do vậy, những doanh nghiệp bán lẻ xây dựng được tập khách hàng, có mạng lưới cửa hàng vật lý và dòng tiền mạnh sẽ có nhiều lợi thế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Phân tích chiến lược Marketing của KFC

Để khẳng định được vị thế của mình, KFC đã thực hiện hoạt động Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được sự thành công trong chiến lược Marketing của KFC.

chiến lược marketing của kfc
Source: mockups design

Là một trong những thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam song song với các thương hiệu đối thủ khác như McDonald’s, Burger King hay Lotteria hay Jollibee, KFC đã sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps có phân khúc một cách linh hoạt.

Tổng quan về KFC.

KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 bởi đại úy Harland Sanders và thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực hệ thống nhà hàng với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia. 

Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky, ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn.

Trong một thập kỷ sau, ông luôn nỗ lực, cố gắng và sáng tạo thành công công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng kỹ thuật nấu, mang đến hương vị đặc biệt của món gà rán.

Năm 1955, ông Harland Sanders tự tin với chất lượng và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. 10 năm sau đó, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada.

Đến năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.

Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, sản phẩm gà rán KFC đã tạo được lòng tin và sự ưa thích với người tiêu dùng. Tại thị trường Trung Quốc, tính đến năm 2018, KFC đã có hơn 5.600 cửa hàng tại 200 thành phố với 5 tỷ USD doanh thu. 

Tiếp nối thành công đó, KFC ngày càng gia tăng mở rộng thị trường và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam.

1997 được xem là năm khởi đầu của KFC Việt Nam khi cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Phải mất gần 10 năm chịu lỗ và bền bỉ cố gắng để KFC thay đổi nhận thức người tiêu dùng trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.

Hàng loạt cửa hàng sau đó được mở ra tại Đồng Nai (1998), Hà Nội (2006), Huế (2008), Nha Trang, Quy Nhơn (2011)… khi người dân Việt bắt đầu chuộng đồ nhanh.

Với sự phát triển và mở rộng hệ thống, tính đến nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 32 tỉnh thành phố lớn và sử dụng hơn 3000 nhân lực để phục vụ khách hàng.

Phân tích chiến lược Marketing Mix 4Ps của KFC.

Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của KFC, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Chiến lược sản phẩm của KFC – Product.

Product – Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược marketing 4Ps của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra.

Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước.

Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.

Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.

Bên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát…

KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.

Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.

Ngoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Chiến lược giá của KFC – Price.

Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.

Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.

Nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:

  • Định giá tùy chọn: Với phương thức này, KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.
  • Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.

Chiến lược phân phối của KFC – Place.

Phân phối cũng là một trong những chiến lược marketing góp phần tạo nên thành công của KFC. KFC thực hiện chiến lược phân phối trên nhiều mặt: phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý, phân khúc thị trường theo hành vi.

  • Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý.

KFC tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Không phát triển ồ ạt, KFC triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng theo hướng vững chắc.

  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.

KFC phân khúc thị trường theo 3 khía cạnh: Lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp

+ Lứa tuổi: KFC nhắm vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 17 -29 tuổi, gia đình có trẻ em. Lựa chọn đối tượng khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tiếp cận văn hóa nhanh cùng đối tượng trẻ em nhằm tác động vào nhận thức của trẻ em từ khi còn nhỏ là một trong những chiến lược marketing nổi bật của KFC

+ Thu nhập: KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu để có thể dễ dàng chi tiền vào các sản phẩm đồ ăn nhanh. Các khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy nhiên tần suất sử dụng sẽ thấp hơn.

+ Nghề nghiệp: Các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khách hàng là nhân viên văn phòng bận rộn, các học sinh sinh viên tại các trường đại học cần sự tiện lợi đối với các thực phẩm đồ ăn nhanh.

  • Phân khúc thị trường theo tâm lý.

Với tâm lý nắm bắt nhanh các xu hướng mới trên thế giới cùng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng, KFC dần khẳng định vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng các sản phẩm đồ ăn nhanh

  • Phân khúc thị trường theo hành vi.

Theo khảo sát của KFC đối với tập khách hàng độ tuổi từ 17-29 tuổi về việc tại sao yêu thích sản phẩm gà rán KFC thì đều nhận được câu trả lời bởi sự tiện lợi, ngon và giá cả phải chăng, phục vụ nhanh.

Chính vì vậy, KFC luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, mở rộng hệ thống cửa hàng nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, KFC cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, giao đồ ăn tại nhà để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Khách hàng có thể đặt hàng qua website, tổng đài của KFC hoặc qua các app giao đồ ăn khác nhau để có được mức giá ưu đãi và không mất thời gian tới cửa hàng để mua sản phẩm.

Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion.

Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC.

Xem thêm: Quảng cáo là gì?

  • Quảng cáo, khuyến mãi .

KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời…để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt.

Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, chiến lược marketing của KFC tập trung nhắm vào các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.

Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau.

Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.

  • Quan hệ công chúng (PR).

KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.

KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Bill Gates chia sẻ cách để không bị kiệt sức khi làm việc

Bill Gates cho rằng không làm việc theo vòng lặp là bí quyết để người lao động tránh mắc phải hội chứng kiệt sức.

Source: Getty Images

Người làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào đều có nguy cơ gặp phải các vấn đề như mệt mỏi, căng thẳng, bất an. Đây là những dấu hiệu của hội chứng kiệt sức, một “hiện tượng nghề nghiệp” được WHO công nhận.

Mặc dù làm việc chăm chỉ và phát triển sự nghiệp nhanh chóng, Bill Gates cho rằng mình sẽ không bao giờ mắc hội chứng kiệt sức tại Microsoft.

Bill Gates thành lập công ty khi ông 20 tuổi. Ở tuổi 28, ông tuyên bố với NBC rằng Microsoft sẽ đạt doanh thu 100 triệu USD trong năm đó. Ông tin rằng mục tiêu này không gây áp lực lên bản thân.

Khi được hỏi làm cách nào để biết mình không bị kiệt sức trong tương lai, câu trả lời của Bill Gates là giữ mỗi ngày ở công ty luôn khác biệt.

“Chúng tôi không làm một việc suốt ngày dài. Chúng tôi đi vào văn phòng và nghĩ về các phần mềm mới. Chúng tôi gặp nhau trong những cuộc họp, ra ngoài xem người dùng cuối, nói chuyện với khách hàng.

Luôn có đa dạng sự lựa chọn và những điều mới mẻ diễn ra. Và tôi không nghĩ rằng sẽ đến lúc nào đó bị nhàm chán”, Bill Gates nói.

Những thành tựu đạt được các năm sau đó chứng tỏ Bill Gates đã nói đúng. Microsoft ra mắt công chúng vào năm 1986 và ông trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới.

Trường hợp của Bill Gates có thể là cá biệt khi ông được quyền làm việc không theo vòng lặp, tìm đến nhiều dự án mới, thử thách bản thân, tránh mắc phải hội chứng kiệt sức. Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để giúp người lao động giải quyết hội chứng này.

Christina Maslach, Giáo sư tâm lý học tại Đại học California, đã tạo ra Maskach Burnout Inventory. Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường tình trạng kiệt sức của người dùng. Phép đo này xem xét 3 dấu hiệu chính của chứng kiệt sức bao gồm sự kiệt quệ, mất động lực và hiệu suất làm việc.

Nếu không thể tránh khỏi những vòng lặp công việc hàng ngày như Bill Gates, bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác. Giảm tiếng ồn, tăng sử dụng cường ánh sáng tự nhiên, hợp tác với đồng nghiệp là một trong các biện pháp được chuyên gia đưa ra.

Ngoài ra, Business Insider cho biết việc thường xuyên giao tiếp, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục và ngồi thiền là những giải pháp khác giúp cải thiện tình trạng kiệt sức của người bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa hội chứng kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà người lao động không thể khống chế.

Ngoài việc ảnh hướng đến năng suất làm việc, tình trạng này khiến bệnh nhân kéo dài cảm giác căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, một số người có thể chịu đựng tốt hơn người khác.

Theo nghiên cứu của The American Institute of Stress, 83% người lao động tại Mỹ phải chịu một hoặc một số loại căng thẳng liên quan đến công việc. Đây là lý do khiến một triệu người nghỉ việc mỗi ngày.

Với nhiều người đang làm việc tại nhà do Covid-19, căng thẳng có thể tăng lên do ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình dần bị xóa nhòa. Nếu căng thẳng kéo dài, nó có thể dẫn đến hội chứng kiệt sức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Nguồn: Business Insider

Trận bão tuyết ở Đan Mạch khiến khách hàng lẫn nhân viên của Ikea “Chăn ấm nệm êm” tại cửa hàng

Cả khách hàng lẫn nhân viên bị mắc kẹt bên trong đã tận dụng tốt những gì có sẵn, xem tivi và thưởng thức đồ ăn tại căn tin của cửa hàng.

Theo AP News đưa tin, một phòng trưng bày (showroom) của Ikea ở miền bắc Đan Mạch vô tình trở thành phòng ngủ của khách hàng và nhân viên sau trận bão tuyết buộc 6 khách hàng và khoảng 20 nhân viên phải trú ẩn trong cửa hàng.

Lượng tuyết rơi dày tới 30 cm, tương đương 12 inch, đã khiến khách hàng và nhân viên không thể rời khỏi cửa hàng sau buổi tối mua sắm ngày hôm đó.

Một sự thật thú vị xảy ra là những người bị mắc kẹt trong cửa hàng đã “tận dụng” tốt nhất tình hình lúc bấy giờ, xem tivi và thưởng thức các món ăn của cửa hàng, bao gồm món thịt lợn nhồi, bánh quế ấm, món tráng miệng Giáng sinh của người Đan Mạch risalamande và cả sô cô la nóng.

Ông Peter Elmose, quản lý cửa hàng trao đổi với Ekstra Bladet, một tờ báo của Đan Mạch: “Chúng tôi đã ngủ trong phòng trưng bày nội thất, nơi chúng tôi có đủ giường, nệm và cả sofa.”

Ông cho biết thêm rằng những vị khách ngẫu hứng đã có thể thoải mái lựa chọn những chiếc giường mà họ thích để nằm thử.

Theo đài truyền hình đại chúng DR của Đan Mạch, những người làm việc trong cửa hàng đồ chơi bên cạnh cũng đã qua “ngủ ké” ở Ikea.

Bà Michelle Barrett, một trong những nhân viên của cửa hàng đồ chơi bên cạnh cho biết:

“Quả thật, ngủ lại ở Ikea tốt hơn hẳn so với ngủ trên xe hơi. Một cảm giác thật tuyệt và ấm áp và chúng tôi đã rất vui khi nhân viên Ikea đã cho chúng tôi vào.”

Vào buổi sáng hôm sau, nhóm khách qua đêm cũng đã được thưởng thức cà phê và thêm món bánh quế, đồng thời Ikea còn gửi tặng mỗi khách hàng một chiếc gối miễn phí để kỷ niệm một đêm trải nghiệm rất độc đáo tại cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn ra mắt phiên bản ngôn ngữ Hindi nhằm tiếp cận tập 600 triệu người dùng mới

Với hơn 600 triệu người dùng tiềm năng đang sử dụng tiếng Hindi (Ấn Độ) trong ngôn ngữ hàng ngày của họ, LinkedIn đang muốn mở rộng chiến lược mới.

Với việc ra mắt LinkedIn bằng tiếng Hindi, đây là ngôn ngữ khu vực Ấn Độ đầu tiên được hỗ trợ trên LinkedIn gồm hơn 600 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Theo đó, sau Mỹ, Ấn Độ là thị trường lớn thứ hai của LinkedIn với 82 triệu thành viên.

Trong một thông báo, LinkedIn chia sẻ:

“LinkedIn, mạng lưới chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, hôm nay đã đánh dấu một cột mốc mới với việc ra mắt ứng dụng bằng tiếng Hindi, ngôn ngữ khu vực Ấn Độ đầu tiên trên LinkedIn, với mục tiêu hỗ trợ 600 triệu người dùng nói tiếng Hindi trên toàn cầu.

Với sự ra mắt này, LinkedIn hướng tới mục tiêu phá bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ, mang lại cơ hội tiếp cận chuyên nghiệp và kết nối nhiều hơn cho những người nói tiếng Hindi ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Với sự ra mắt mới của tiếng Hindi, LinkedIn hiện hỗ trợ 25 ngôn ngữ trên toàn cầu.”

Người dùng LinkedIn giờ đây sẽ có thể tạo tài khoản bằng tiếng Hindi, điều này giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy và kết nối với các thành viên nói tiếng Hindi khác.

Tại sao sự ra mắt lần này là một cột mốc quan trọng đối với LinkedIn.

Ấn Độ là thị trường cốt lõi và có mức tăng trưởng tốt của LinkedIn, khi lượng thành viên của nền tảng đã tăng hơn 20 triệu người dùng chỉ trong vòng 3 năm qua.

Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ tương tác và các cuộc trò chuyện trên LinkedIn kể từ sau đại dịch.

Là một phần của “Giai đoạn 1” ra mắt LinkedIn bằng tiếng Hindi, người dùng hiện sẽ có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu, hồ sơ, công việc, nhắn tin và tạo nội dung bằng tiếng Hindi trên máy tính để bàn cũng như trên điện thoại Android và iOS của họ.

Trong các giai đoạn tiếp theo, LinkedIn cho biết họ sẽ hướng tới việc mở rộng tính năng cơ hội việc làm dành cho các chuyên gia nói tiếng Hindi.

Ngoài ra, LinkedIn sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều nhà xuất bản và nhà sáng tạo nói tiếng Hindi trong những tuần tới để tăng cường mức độ tương tác của các thành viên và các cuộc trò chuyện bằng tiếng Hindi.

Cách sử dụng LinkedIn bằng tiếng Hindi.

Trên điện thoại thông minh, người dùng sẽ cần chọn tiếng Hindi làm ngôn ngữ ưa thích trên thiết bị của họ để xem nội dung trên ứng dụng di động của LinkedIn bằng tiếng Hindi.

Đối với các thành viên LinkedIn đã sử dụng tiếng Hindi làm ngôn ngữ ưa thích trên điện thoại thông minh của họ, LinkedIn sẽ tự động chuyển sang tiếng Hindi.

Trên máy tính để bàn, các thành viên sẽ cần nhấp vào biểu tượng “Me” ở đầu bên phải trang chủ LinkedIn của họ và chọn ‘Settings and Privacy’ (Cài đặt và quyền riêng tư).

Tiếp theo, nhấp vào ‘Account Preferences’ (Tùy chọn tài khoản) ở bên trái, chọn ‘Site Preferences’ (Tuỳ chọn Trang), nhấp vào ‘Change’ (Thay đổi) bên cạnh ‘Language’ (Ngôn ngữ) và chọn ‘Hindi’ từ danh sách thả xuống.

Sau khi được chọn, giao diện người dùng của LinkedIn, bao gồm cả thanh điều hướng, sẽ được hiển thị mặc định bằng tiếng Hindi.

Nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu trang chủ của thành viên cũng sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ mà chúng được cài ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci

Gucci – thương hiệu thời trang cao cấp của Ý với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng mốt thời trang thế giới. Để có được thành công đó, Gucci đã thực hiện những chiến lược marketing hiệu quả trên nhiều kênh khác nhau.

chiến lược marketing của gucci
Phân tích chiến lược Marketing của Gucci – Hành trình trở thành “Luxury Brand”. Source: Pexels

Trước khi tìm hiểu chiến lược Marketing và phân tích ma trận SWOT của Gucci, bạn có thể xem SWOT là gì để có những góc nhìn toàn diện nhất về mô hình ma trận này.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tổng quan về thương hiệu thời trang Gucci.

The House of Gucci hay còn gọi ngắn gọn Gucci – thương hiệu thời trang được thành lập bởi Guccio Gucci tại Florence vào năm 1906 tại Florence.

Gucci là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Sau hơn 100 năm phát triển, Gucci hiện có hơn 425 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới và nhiều cửa hàng nhượng quyền khác.

Thương hiệu Gucci mang logo hình 2 chữ G lồng ngược vào nhau tạo nên hình móng ngựa đặc trưng. Bằng sự khéo léo của mình, các nhà thiết kế của Gucci đã đưa biểu tượng này vào các sản phẩm túi xách, giày, mắt kính, quần áo… và trở thành điểm đặc trưng của thương hiệu này.

Một vài dấu mốc đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của Gucci:

  • Năm 1920: Guccio Gucci – nhà sáng lập Gucci mở một công ty nhỏ chuyên bán túi xách và yên ngựa tại Florence.
  • Năm 1930: Gucci thu hút đông đảo khách hàng thượng lưu sành điệu với các sản phẩm túi xách, giày, găng tay và dây lưng cho những người cưỡi ngựa.
  • Năm 1950: Gucci khai trương cửa hàng tại New York, London, Milan, Palm Beach, Beverl Hills để tạo dựng thương hiệu hàng đầu. Đây cũng là năm ra đời chiếc dây thắt lưng bằng vải sọc và chiếc giày da có đính kim loại nổi tiếng của Gucci.
  • Năm 1970: Gucci mở rộng kinh doanh sang châu Á bằng việc xây dựng các cửa hàng mới tại Hồng Kông và Tokyo.
  • Năm 1990: Tom Ford trở thành giám đốc thiết kế của Gucci.
  • Năm 1999: Thực hiện liên minh với Pinault – Printemps – Redoute và chuyển toàn bộ công ty từ những nhãn hiệu đơn lẻ thành một tập đoàn đa nhãn hiệu mang tên Kering.
  • Năm 2000: Mở thêm nhiều cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, đánh dấu sự có mặt của Gucci trên toàn cầu.

Mang một chất riêng khác biệt, Gucci trở thành thương hiệu thời trang thu hút mạnh mẽ người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, năm 2007, Gucci mở cửa hàng đầu tiên tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, đường Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh và ba năm sau Gucci mở cửa hàng thứ hai tại 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Với các cửa hàng tại những thành phố lớn của Việt Nam, Gucci đã đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hiệu cao cấp của giới mộ điệu thời trang trong nước.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Gucci.

Phân tích S (Strengths) – Điểm mạnh của Gucci.

Nhắc đến Gucci, người tiêu dùng sẽ nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp với sự hiện diện trên toàn thế giới.

Với hệ thống cửa hàng rộng lớn, Gucci thực hiện chặt chẽ công tác kiểm soát kênh phân phối. Đây cũng được xem là một phần trong chiến lược phòng thủ của Gucci để nắm bắt những giá trị gia tăng thay vì bán sản phẩm qua những đơn vị trung gian khác như nhà cung cấp hay nhà bán lẻ.

Ngoài ra, Gucci cũng thực hiện tăng số lượng cửa hàng mà họ trực tiếp quản lý, điều hành. Năm 2003, doanh thu từ các cửa hàng điều hành trực tiếp chiếm 63,1%, so với năm 1999 chỉ đạt 32,5%.

Phân tích W (Weaknesses) – Điểm yếu của Gucci.

Điểm yếu của Gucci phải kể đến sự bất ổn trong quản lý cũng như cơ sở tài chính, và xung đột lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp.

Sự bất ổn trong quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của công ty, khiến Gucci có thời gian lâm vào tình trạng khó khăn.

Cơ sở tài chính yếu kém suy giảm tỷ suất lợi nhuận cao trong nợ nần. Năm 1998 mức tăng nợ dài hạn 17 triệu $ và đến năm 1999 tăng lên 143 triệu $ và đến năm 2003 thì tăng lên 1,3 tỷ $.

Bên cạnh đó, việc phải đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu cũng khiến Gucci tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ.

Phân tích O (Opportunities) – Cơ hội của Gucci.

Các thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ là tiềm năng lớn cho các thương hiệu thời trang cao cấp, trong đó có Gucci.

Việc phát triển các mảng kinh doanh khác nhau của Gucci và tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực thời trang là cơ hội lớn của thương hiệu thời trang nổi tiếng này.

Phân tích T (Threats) – Thách thức của Gucci.

Là thương hiệu thời trang cao cấp và xa xỉ, Gucci không nằm ngoài luồng khi phải chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác.

Chưa kể có những thời điểm các nhãn hàng đồ thể thao như Adidas, Nike còn vượt mặt nhiều tên tuổi như Chanel, Louis Vuitton, Gucci về lượt tìm kiếm và yêu thích trên mạng xã hội.

Điều đó có thể thấy có những thời điểm các quý cô đã quá mệt mỏi với những món hàng hiệu nhanh chóng lỗi thời mà thay vào đó là các set đồ năng động, khỏe khoắn.

Ngoài ra, một thách thức lớn đối với Gucci đó là các mặt hàng, sản phẩm thường xuyên bị đạo nhái trên thị trường. Do đó, các khách hàng đích thực có thể quay lưng với họ nhằm tránh bị đụng hàng và thể hiện được đẳng cấp mà không phải ai cũng có được.

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci.

Chiến lược quảng cáo gây sốc (Shockvertising) của Gucci.

Dưới sự dẫn dẫn của Tom Ford – Giám đốc sáng tạo, Gucci đã đưa “sex sells” (Quảng cáo có yếu tố tình dục mạnh) lên một tầm cao mới.

Không chỉ tái tạo các dòng sản phẩm Gucci để ra mắt những trang phục quyến rũ, hiện đại mà còn làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm nên những TVC truyền thông gợi tình của Gucci.

Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng.

Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.

Mới đây, trong bộ ảnh quảng cáo Bộ sưu tập mùa xuân 2020, Gucci mang đến một không khí cổ điển nhưng cũng cực kì nổi loạn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu.

Chiến lược Influencer Marketing – hợp tác với những “Showbiz Icons”.

Với sự linh hoạt của mình, Gucci nhanh chóng hợp tác cùng những ngôi sao, “Showbiz Icons” nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu xa xỉ này.

Những biểu tượng phong cách thời trang nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng như Harry Styles, Kate Moss, Rihanna, Victoria Beckham… chính là những cái tên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Gucci trong nhiều chiến dịch quảng cáo.

Dưới thời của vị Giám đốc sáng tạo mới – Alessandro Michele thương hiệu này vẫn tiếp tục duy trì hợp tác cùng với các ngôi sao hàng đầu thế giới. Những “thần tượng giới trẻ” toàn cầu như Harry Styles, Lana Del Rey, EXO Kai, Jared Leto… đều được  Gucci “chiêu mộ” và trở thành đại sứ thương hiệu của họ.

Ngay sau khi EXO Kai xuất hiện với tư cách khách mời để chiêm ngưỡng BST Cruise 2019 của Gucci tại Pháp, lượng thảo luận về Gucci nhanh chóng đạt đỉnh và trở thành xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội Twitter.

Tại Việt Nam, Gucci cũng tích cực tổ chức các sự kiện dành cho ngôi sao, Fashionista với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đình đám như Quỳnh Anh Shyn, Khánh Linh Cô Em Trendy, AMEE, Châu Bùi… góp phần đưa thương hiệu Gucci đến gần hơn với giới trẻ.

Meme Marketing – dùng meme chẳng ngại “kém sang”.

Chẳng ngại “bắt trend” và “đùa vui” bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y).

Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).

Với chiến dịch quảng bá đồng hồ mới của mình, chiến dịch “That Feeling When Gucci”, thương hiệu này đã sáng tạo một chuỗi các hình ảnh hài hước, thú vị, phù hợp với tâm lý khách hàng và không hề “kém sang”.

Chiến lược marketing của Gucci này được đánh giá gần gũi và tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tuổi của Gucci.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Misa

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến

80% trong số 440 triệu người dùng Internet tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã mua sắm trực tuyến năm 2021, theo Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến
Source: Pexels

Khoảng 40 triệu người dùng Internet tại 6 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã tham gia mua sắm trực tuyến lần đầu trong năm nay. Điều này thúc đẩy tỷ lệ thâm nhập của Internet tại khu vực Đông Nam Á đạt con số đáng kể là 75%.

Nền kinh tế số Đông Nam Á tăng trưởng hai con số.

Báo cáo của Google, Temasek Holding và Bain & Company công bố hồi đầu tháng 11, cũng dự đoán rằng, nền kinh tế số của sáu quốc gia trên có thể đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) ở mức 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, tăng 49% so với 2020. Tương lai của nền kinh tế số khu vực này trong 4 năm tới tiếp tục duy trì sự khả quan.

Theo đó, GMV nền kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và cán mốc 363 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử là động lực thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng, chiếm hơn phân nửa tổng giá trị GMV.

Theo ông Stephanie Davis, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google, thương mại điện tử sẽ vẫn là phân khúc lớn nhất của nền kinh tế Internet cho đến năm 2025 và hơn thế nữa.

Tiềm năng thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Với quy mô 13 tỷ USD trong năm 2021, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Google, Temasek và Bain & Co dự báo rằng, chỉ cần 4 năm nữa, tức vào năm 2025, Việt Nam sẽ giữ ngôi vị “á vương” tại Đông Nam Á, với quy mô thị trường đạt 39 tỷ USD.

Báo cáo này cũng xác nhận “vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh” vào Việt Nam, đặc biệt ở các dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng mạnh trong đại dịch, như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Trong tính toán của mình, Google và Temasek cho rằng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là nhanh nhất khu vực, với 35%.

Có thể thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng.

Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy hình thức này diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Lazada tăng trưởng bền vững với những dự đoán về xu hướng mua sắm.

Không nằm ngoài vòng tăng tưởng này, báo cáo quý III năm 2021 của Lazada Việt Nam, cho thấy, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn giãn cách xã hội của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4.

Cụ thể, lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách mua hàng trên Lazada đều tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này cũng tăng hơn gấp 1,5 so với cùng kỳ. “Thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới”, báo cáo này nhận định.

Là đơn vị trực thuộc, Lazada Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng của Lazada Đông Nam Á thời gian qua.

Đơn đặt hàng tại Lazada Đông Nam Á trong quý II đã tăng hơn 82% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp vào tăng trưởng doanh thu của Lazada Group là 34%, người tiêu dùng tích cực hàng năm là 285 triệu người.

Bên cạnh đó, nền tảng thương mại điện tử này cũng ghi nhận và đưa ra những dự đoán về xu hướng mua sắm mới của người dân Việt Nam sau làn sóng Covid-19 lần thứ tư.

Theo đó, sau khoảng thời gian trở nên quen thuộc với mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng ngày càng trở nên thuần thục và hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn.

Các ngành hàng bách hóa, điện tử, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt và người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ.

Sự phát triển về số lượng người dùng thương mại điện tử cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ở Việt Nam nói riêng và các nước khu vực nói chung ngày càng gia tăng.

Nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đô đến với nhiều thương hiệu quốc tế.

Đây chính là cơ hội, lợi thế để nhà bán hàng, doanh nghiệp bán lẻ tập trung vào thị trường đầy tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách Huawei tìm kiếm và đào tạo nhân tài tại Việt Nam

Hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, Huawei quy tụ đội ngũ nhân sự trẻ tài năng. Đây là sức mạnh giúp thương hiệu có vị thế vững chắc ở thị trường này.

Cách Huawei tìm kiếm và đào tạo nhân tài tại Việt Nam
Source: Reuters

Mới đây, Tạp chí Forbes Mỹ công bố danh sách những nhà tuyển dụng tốt nhất toàn cầu năm 2021. Trong danh sách này, Huawei xếp vị trí thứ 8. Đây cũng là một trong những nhà tuyển dụng tốt nhất tại Trung Quốc nhờ gói lương thưởng cạnh tranh.

Tại Việt Nam, với nhiều chính sách chiêu mộ và đào tạo nhân lực hấp dẫn, Huawei thu hút nhiều ứng viên tiềm năng.

Nhân tài như “khách hàng lớn”.

Văn phòng Huawei Việt Nam thời điểm vừa kết thúc đợt giãn cách dài ở Hà Nội rất nhộn nhịp. Dường như tác động của đại dịch không làm guồng quay công việc chậm lại.

Trong trạng thái tất bật với hoạt động tuyển dụng, bà Luo Yang – Giám đốc nhân sự của Huawei Việt Nam – chia sẻ về quan điểm của công ty trong việc tìm kiếm và tôi luyện nhân tài.

Theo bà, Huawei tuân thủ triết lý “đánh giá cao tài năng trước khi đánh giá cao tài chính” và coi nhân tài là yếu tố then chốt tạo nên thành công của công ty.

Doanh nghiệp này tuân thủ khái niệm nhân tài “năng động, đa dạng và cởi mở”, đồng thời tất cả nhân sự có thể đóng góp giá trị trong phạm vi kinh doanh của công ty.

Trải qua nhiều năm làm tuyển dụng, bà Lou Yang nhấn mạnh 4 yếu tố khi nhìn nhận nhân viên, đó là đạo đức, giá trị, đóng góp và khả năng/kinh nghiệm. Trong đó, tuân thủ luật pháp và đạo đức trong hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp này là lấy khách hàng làm trọng tâm, cũng là kim chỉ nam của tất cả bộ phận. Trong suốt 23 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đề cao “định hướng kết quả trách nhiệm” thông qua động viên nhân tài tạo ra giá trị cho khách hàng.

Với bộ phận nhân sự, công ty đưa ra định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm và lấy đấu tranh làm trung tâm” – coi nhân sự như khách hàng. Từ đó, công ty đưa ra những chính sách khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên.

Bà Lou cho biết mỗi nhân viên được một mentor địa phương (người hướng dẫn) kèm cặp, với hệ thống đào tạo, nâng cao năng lực chuyên nghiệp. Công ty khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học trên nền tảng iLearning.

Mỗi tháng, nhân viên phải học tối thiểu 8 tiếng. Cá nhân nào học nhiều nhất được tuyên dương và nhận thưởng theo quy định. Tinh thần làm việc, học tập chăm chỉ và sáng tạo của nhân viên đã tạo nên thành công cho Huawei Việt Nam.

“Không chỉ dừng lại ở việc thu hút những người giỏi nhất, chúng tôi cung cấp cho nhân viên nền tảng để phát huy hết tiềm năng.

Đơn cử, thông qua hơn 4.000 khóa học trực tuyến trên hệ thống nội bộ iLearning, chúng tôi tăng cường đào tạo kỹ năng, quy trình, kiến ​​thức chuyên môn và quản lý cho nhân viên ngay khi họ gia nhập”, bà Lou nhấn mạnh.

Để khích lệ nhân sự, Huawei triển khai chương trình sở hữu gói thưởng có thời hạn cho cá nhân xuất sắc (TUP), cho phép nhân viên hưởng lợi từ sự phát triển của công ty. Kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương hiệu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Khả năng và sự chăm chỉ – yếu tố tạo nên cơ hội.

Source: Business Insider

Huawei tin rằng sức sáng tạo và khả năng của người trẻ giúp họ thích ứng trước thách thức. Một câu nói truyền cảm hứng trong nội bộ công ty là: “Chỉ cần dám chịu trách nhiệm, dám xông pha, bạn có cơ hội từng bước trưởng thành, từ quân nhân thành đại tướng”.

Chị Trần Thị Quế Phương – người phụ trách tuyển dụng của Huawei Việt Nam – cho biết công ty có rất nhiều vị trí công việc, “dù học chuyên ngành gì, bắt đầu từ vị trí nào, chỉ cần nhân viên có năng lực, chí hướng và sẵn sàng đóng góp chắc chắn sẽ phát triển”.

Để tạo điều kiện cho người trẻ xuất sắc có cơ hội đảm nhận trách nhiệm lớn hơn, Huawei triển khai chương trình “Tiềm năng cao”.

Đây là cơ hội thăng tiến cho những cá nhân nổi bật. Tính đến hiện tại, nhiều bạn trẻ tài năng phát triển sự nghiệp thuận lợi nhờ con đường này.

Theo đại diện Huawei Việt Nam, với những nhân viên mới gia nhập, công ty tạo điều kiện để họ hiểu văn hóa, giá trị cốt lõi cũng như hệ thống và quy trình cơ bản. Các thông tin, kiến thức và kỹ năng này được truyền tải qua các khóa đào tạo hướng dẫn.

Từ đó, công ty giúp nhân viên nâng cao sự tự tin, xây dựng cảm giác thân thuộc, hỗ trợ họ nhanh chóng hòa nhập.

Ngoài ra, nhân viên được tham gia các chương trình hỗ trợ, phát triển tại chỗ. Thông qua nhiều hoạt động phát triển tài năng (như nhận thức vai trò, thực hành tại chỗ và kiểm tra, đánh giá…), những người trẻ mới gia nhập hay nhân sự chủ chốt có thể hiểu và thực hành mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm và đáp ứng yêu cầu năng lực.

Một điều thú vị trong việc tôi luyện nhân tài là những hội thảo quản lý cấp cao. Nhân tài là báu vật của công ty, do đó với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, công ty tập trung thảo luận và “lên men” triết lý quản trị. Thông qua các nhà quản lý, Huawei có thể phát hiện những nhân sự ưu tú.

Để thu hút nguồn lực chất lượng cao tại Việt Nam, hàng năm, công ty thực hiện chiến lược tuyển dụng riêng với sơ đồ nhân tài được vạch sẵn và tiến hành chiêu mộ. Một trong những chiến lược được áp dụng là tập trung vào vị trí cấp cao, đồng thời đưa nhân viên bản địa lên nắm vị trí chủ chốt.

Huawei Việt Nam cũng đang trẻ hóa nguồn nhân lực bằng chính sách tuyển dụng thực tập sinh. Những nhân sự này được đào tạo để nhanh chóng thích ứng công việc và văn hóa công ty.

Từ những ngày đầu của Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã đặt yếu tố con người lên vị trí hàng đầu. “Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi, có tiềm năng tạo ra sức mạnh đáng kinh ngạc”, ông nói.

Ông cũng từng nói các công ty công nghệ của Mỹ làm rất tốt việc tuyển dụng nhân tài với mức lương gấp 6 lần Huawei. “Chúng tôi thấy mình quá bảo thủ và tương lai phải dùng mức lương gấp 5 hoặc 6 lần họ để cạnh tranh”, ông cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

3 cách đơn giản để loại bỏ tính “thiên vị dữ liệu” trong doanh nghiệp

Trong thế giới công nghệ như hiện tại, dữ liệu (data) là tương lai, tuy nhiên cách nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của từng tập dữ liệu lại là một thách thức lớn.

thiên vị dữ liệu
Getty Images

AI (trí tuệ nhận tạo) và công nghê máy học (machine learning) đang dần trở nên là khái niệm đồng nghĩa với sự thành công của doanh nghiệp. Ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, các doanh nghiệp đang tận dụng dữ liệu để đạt được những sự tăng trưởng mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vốn có của nó, cách phân tích dữ liệu trong kinh doanh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề lớn. Một trong số đó là sự thiên vị về dữ liệu hay đánh giá sai lệch về vai trò của các tập dữ liệu khác nhau (data bias).

Sự thiên vị hay sai lệch về dữ liệu xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng các dữ liệu không mang tính đại diện cho người dùng cuối (end-user), không xuất phát từ các nghiên cứu cụ thể hoặc không liên quan đến các quyết định cụ thể.

Nói cách khác, dữ liệu về cơ bản cũng chỉ là dữ liệu, và nó có thể bị thay đổi cách hiểu qua cơ cấu và hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng dữ liệu và hạn chế tối đa sự thiên vị hay sai lệch dữ liệu.

1. Tập hợp một đội ngũ gồm những thành viên phù hợp.

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với các dữ liệu bị sai lệnh là bạn không thể tin tưởng hoàn toàn vào một phần mềm có thể phát hiện ra những sai lệnh của chính nó. Mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố con người.

Đó là lý do tại sao bước cơ bản đầu tiên không nằm ở yếu tố công cụ hay công nghệ mà là ở những thành viên trong đội ngũ. Bạn hãy bắt đầu bằng cách tìm ra những cá nhân mà bạn tin tưởng là họ có thể mang lại các dữ liệu chính xác, tự chịu trách nhiệm cho việc phân tích dữ liệu của chính họ.

Mọi thứ không chỉ dừng lại ở đây, các thành viên phù hợp cũng phải có khả năng giải thích dữ liệu và phát hiện ra các sai sót của dữ liệu.

Dữ liệu nên đi từ những người lập kế hoạch đến những người sẵn sàng tìm kiếm và giải quyết những thiếu sót giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Quá trình phân tích dữ liệu toàn diện này đảm bảo các trách nhiệm giải trình khi cần thiết và giữ cho mức độ sai lệch về dữ liệu là thấp nhất.

2. Xác định các phạm vi thường có khả năng sai lệch về dữ liệu.

Bước tiếp theo trong việc hoàn thiện hoá quá trình phân tích dữ liệu của bạn là tìm kiếm các phạm vi hay khu vực thường xảy ra sai lệch nhất.

Việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu là một công việc hết sức phức tạp. Nó liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau trong phòng ban và tổ chức, và bất kỳ hoạt động nào trong số đó đều có thể có những sai lệch tiềm ẩn về dữ liệu (cố ý hoặc vô ý).

Dưới đây là một số phạm vi có thể xảy ra sự thiên vị hay sai lệch trong doanh nghiệp:

  • Sai lệch khi lấy mẫu (sampling), khi một doanh nghiệp thu thập dữ liệu theo phong cách thiên vị hay sai lệch.
  • Sai lệch loại trừ, khi một doanh nghiệp loại bỏ hoặc sử dụng sai một số tập dữ liệu.
  • Sai lệch đo lường, trong đó một doanh nghiệp tổ chức hoặc quản lý kém các dữ liệu được thu thập. (rất thường hay xảy ra trong marketing).
  • Sai lệch quan sát, khi người thử nghiệm hay quan sát có thể tạo ra sự mâu thuẫn thông qua hành động ghi lại dữ liệu (recording data).
  • Sai lệch kỳ vọng, khi kết quả mong muốn của người thu thập làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế qua phân tích dữ liệu.
  • Sai lệch về xu hướng, khi một doanh nghiệp chú trọng quá mức hoặc chú ý quá mức đến một xu hướng cụ thể nào đó trong dữ liệu.

Ngoài những phạm vi ở trên, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và bối cảnh kinh doanh khác nhau bạn có thể có những phạm vi sai lệch hay sự thiên vị khác về dữ liệu – tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải xem xét từng yếu tố có thể tác động tiêu cực đến dữ liệu của bạn như thế nào.

3. “Làm sạch” dữ liệu.

Có rất nhiều cách có thể khiến dữ liệu của bạn bị sai lệch. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, một tập dữ liệu vô tình bị sai lệch.

Trong bối cảnh doanh nghiệp có vô số dữ liệu cần thu thập hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, điều này càng có thể dễ dàng xảy ra hơn.

Khi dữ liệu nhiều lên và có vô số dữ liệu không được sử dụng hoặc ngay cả khi được sử dụng, nếu một dữ liệu nào đó không được coi trọng, nó có thể khiến doanh nghiệp lúng túng trước các số liệu thống kê, từ đó họ không thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là cần làm sạch phương pháp thu thập dữ liệu, loại bỏ các dữ liệu dư thừa hoặc không cần thiết để từ đó có thể giảm nguy cơ sai lệch đồng thời đảm bảo rằng hệ thống chỉ thu thập những dữ liệu cần thiết và chính xác.

Dữ liệu là tương lai. Tuy nhiên, việc thu thập đúng dữ liệu, phân tích và rút ra được kết luận từ dữ liệu là một thách thức lớn.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng các công nghệ AI hay máy học của họ không hoạt động dựa trên các mẫu dữ liệu quá nhỏ hoặc tiềm ẩn những sự thiên vị về dữ liệu.

Đội ngũ trong hệ thống phải được đào tạo để có khả năng phát hiện ra các mâu thuẫn trong dữ liệu nhanh nhất có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Chiến lược marketing của Vinamilk không chỉ giúp nhiều người tiêu dùng biết đến, gắn bó mà còn thúc đẩy giá trị thương hiệu của họ qua các năm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về các chiến lược marketing thành công của thương hiệu sữa Vinamilk tại thị trường Việt Nam trong bài viết này.

chiến lược marketing của vinamilk
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi những chiến lược, chiến dịch Marketing hiệu quả và nổi tiếng. Vậy chiến lược Marketing của Vinamilk là gì? Điều gì làm nên sự thành công đối với các chiến lược Marketing của Vinamilk?

Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.

Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).

chiến lược marketing của vinamilk
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Bên cạnh việc nổi tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp các mặt hàng đa dạng, Vinamilk cũng là một thương hiệu phổ biến và thu hút khách hàng biết đến mình thông qua các nội dung hấp dẫn, mới lạ trong các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm và thương hiệu thành công.

Để đạt được thành công này, Vinamilk đã xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Vinamilk, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk.

Vinamilk đã triển khai chiến lược Marketing Mix 4P (s) như thế nào? Chiến lược Marketing Mix 4P (s) của Vinamilk là gì?

Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm (Product).

Khi nhắc đến sản phẩm của Vinamilk, từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.

Hàng hóa sữa của Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp dinh dưỡng và đặc biệt là luôn bảo đảm chất lượng quốc tế.

Các hàng hóa sữa rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích, cụ thể như: Sữa dạng nước, dạng bột, dạng đặc, dạng sữa chua và nước ép trái cây Vfresh,…

Vinamilk đang rất chú trọng đến việc cải tiến và bổ sung cho các danh mục sản phẩm mới của mình. Vào năm 2009, thương hiệu này đã phát triển và cho ra mắt gần 20 hàng hóa với nhiều phân khúc thị trường và ngành hàng không giống nhau trên thị trường.

Một trong đó phải kể đến là hàng hóa sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… và các kế hoạch phong phú hóa hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật cũng rất được chú trọng như sinh tố sữa, sữa hạt, nước ép trái cây,…

Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Vinamilk cũng luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000.

Hành động này đã xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so với sữa ngoại nhập và làm tăng lòng tin, uy tín của thương hiệu này trên thị trường.

Với danh mục sản phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi và khách hàng, thương hiệu Vinamilk đã luôn được khách hàng nhớ đến và tin dùng, biến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa của Việt Nam nổi tiếng nhất.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá (Price).

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk sở hữu lợi thế cạnh tranh và triển khai được những chiến dịch Marketing hiệu quả.

Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập.

Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một một phần ba giá của những dòng sữa khác trên thị trường.

Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.

Để có thể xây dựng được chính sách giá phù hợp, Vinamilk sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nếu như nguồn nguyên liệu trong nước luôn dồi dào và bảo đảm về mặt chất lượng.

Việc tận dụng nguyên liệu trong nước sẽ giúp Vinamilk định giá sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng cũng như có thể triển khai các chương trình chiết khấu bán hàng thường xuyên hơn để thu hút khách hàng.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối (Place).

Hệ thống phân phối của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (240.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng).

Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và kênh thương mại điện tử www.giacmosuaviet.com.

Về cơ bản, hệ thống phân phối của Vinamilk bao gồm 3 kênh chính:

Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại: Loại 1 là các siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị nhỏ như Fivimart, Citi mart, Intimex.. Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk.

Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh này bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng trực tiếp đặt hàng với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.

Kênh thứ 3 mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh truyền thống.

Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS ( Vertical Marketing System – kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp) trong đó nhà sản xuất là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà Vinamilk đã vạch ra.

Bên cạnh hệ thống kênh phân phối đa dạng, Vinamilk cũng đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013.

Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.

Nhờ đó, các nhà quản lý của Vinamilk có thể theo dõi và cập nhật thông tin bán hàng của các nhà bán lẻ theo định kỳ 2 – 3 giờ/lần. Hơn nữa, hệ thống này được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Ngoài các kênh nói trên, thương mại điện tử (eCommerce) và bán hàng trực tiếp (D2C) cũng là kênh bán hàng chiến lược mà Vinamilk đang hướng tới.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube,…

Bên cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.

Cùng với những chiến dịch quảng cáo, Vinamilk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm,…

Trong thời gian gần đây, Vinamilk cũng rất chú trọng đến các hoạt động xã hội và từ thiện, lập ra các quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt”, quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển”, quỹ từ thiện “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, đồng hành mùa dịch…

Thông qua các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi và các chương trình tài trợ, học bổng và hoạt động vì xã hội, Vinamilk đã trở thành thương hiệu sữa nổi tiếng, thu hút được nhiều khách hàng và được khách hàng tin dùng.

3 chiến lược Marketing thành công của Vinamilk thành công nhất tại Việt Nam.

Trong phần trên, chúng tôi đã phân tích tổng quan về chiến lược marketing mix 4P của Vinamilk. Hãy cùng phân tích chi tiết những chiến lược Marketing thành công nhất của Vinamilk trong phần này.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh.

Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình.

Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của mình.

Quảng cáo sản phẩm qua fanpage.

Trên mạng xã hội Facebook, Fanpage của vinamilk đã có 626.267 người thích trang và 637.313 lượt người theo dõi. Đây là một kênh để hãng lan tỏa thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Vinamilk thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, cuộc thi… trên fanpage.

Trong các bài đăng quảng cáo sản phẩm, Vinamilk luôn nhấn mạnh vào lợi ích mà khách hàng có thể sở hữu khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.

Bên cạnh đó, những hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt cũng là một USP (Unique Selling Proposition) của Vinamilk.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời (OOH).

Quảng cáo ngoài trời là một cách tiếp cận khách hàng truyền thống hướng tới mục đích chính là tạo độ nhận diện thương hiệu.

Đây là một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có mặt từ rất sớm nhưng vẫn mang lại hiệu quả đối với các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng bắt gặp loại quảng cáo này ở các giao lộ lớn, đông người qua lại.

Vì được đặt ở những nơi đông người nên quảng cáo ngoài trời cần phải thú vị, bắt mắt và tạo ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đặt quảng cáo ở thang máy, các tòa nhà hay trên xe buýt.

Nhìn chung, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở đâu nhất để có chiến lược hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Để tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng, một chiến lược Marketing hiệu quả khác của Vinamilk đó là quảng cáo sản phẩm bằng cách tận dụng billboard ngoài trời.

Với những tấm biển quảng cáo ngoài trời, Vinamilk đã thu hút khách hàng hiệu quả và tăng mức độ nhận diện thương hiệu thành công.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua truyền hình .

Quảng cáo sản phẩm qua truyền hình cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Vinamilk.

Ưu điểm của quảng cáo truyền hình đó là vừa phát được âm thanh và hình ảnh giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp giúp cho quảng cáo của vinamilk thu hút được khách hàng.

Trong các quảng cáo của Vinamilk, hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên thường xuyên xuất hiện cùng với hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động.

Đây thật sự là những hình ảnh sống động, đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.

Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.

Một chiến lược Marketing của Vinamilk đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu đó là tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.

Rất nhiều những chiến dịch tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng được Vinamilk tổ chức và triển khai đều được các báo chí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.

Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.

Một số những chương trình tài trợ nổi bật của Vinamilk có thể được kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, Vinamilk cũng dành 3.1 tỉ đồng cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ và các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.

Tận dụng mô hình Hero-Hub-Help trong việc phát triển nội dung.

Bằng việc nắm bắt xu hướng và đầu tư vào nội dung của video, Vinamilk đã tăng độ nhận diện thương hiệu và trở thành thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đầu tiên tại Đông Nam Á đạt gần 2 triệu lượt theo dõi trên YouTube tính đến thời điểm tháng 8 năm 2021.

Để đạt được thành công này, Vinamilk đã sử dụng mô hình 3H: Hero – Hub – Help khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi sự đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch Marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng.

Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.

Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Mô hình Hero – Hub -Help được triển khai dựa trên 3 loại nội dung chính: nội dung Hero, nội dung Hub và nội dung Help. 3 loại nội dung này được phát triển với mục đích được 3 mục tiêu cơ bản của thương hiệu:

  • Nội dung Hero: Nhiệm vụ chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu
  • Nội dung Hub: Mục đích của loại nội dung Hub là duy trì tần suất tiếp cận của nội dung với những đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, mục tiêu của Hub là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng
  • Nội dung Help: Đúng như tên gọi, loại nội dung này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review,…).

Các loại nội dung chính trong mô hình Hero – Hub – Help.

Với từng yếu tố Hero, Hub và Help, các doanh nghiệp cần triển khai những nội dung đa dạng và khác nhau như bảng sau.

chiến lược marketing của vinamilk
Những chiến lược Marketing thành công của Vinamilk tại Việt Nam

Như bạn có thể thấy ở trên, nếu như ở Hero, Vinamilk tập trung nhiều vào các hình thức như Viral MarketingKOL, thì ở Hub và Help, Vinamilk lại tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng.

Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào khi xây dựng nội dung cho các chiến dịch Marketing?

Một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công và hiệu quả mô hình Hero – Hub – Help phải kể đến Vinamilk với những nội dung phù hợp và thu hút khách hàng thông qua các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing của mình.

Dù năm 2020 vừa qua có rất nhiều biến động do đại dịch COVID-19, tổng doanh thu thuần của Vinamilk và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 42.277 tỷ đồng và 8.967 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,4% và 7,0% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Trên thực tế, Vinamilk đã từng bước sử dụng các chiến lược nội dung của mô hình 3H từ năm 2016 và đạt được nhiều thành công đáng kể.

Vậy Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào? 

Với mục đích tiếp cận nhóm người tiêu dùng nữ, đặc biệt là các bà mẹ – đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến các sản phẩm về sữa để nuôi con hiệu quả, thương hiệu này đã sử dụng chiến lược xây dựng nội dung dưới dạng video và đăng tải chúng lên kênh YouTube của mình. Vinamilk thực hiện các video dạng dài với nội dung sâu sắc và thu hút.

Video quảng cáo luôn là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của Vinamilk. Với những thành công nhất định, đây là một dạng nội dung quảng cáo hiệu quả giúp Vinamilk tăng độ nhận diện thương hiệu của mình hiệu quả.

Khi triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, Vinamilk nhận ra rằng, với 55 triệu người dùng internet toàn quốc, trong đó, cứ 5 bà mẹ thì sẽ có đến 4 người xem video online ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Nhận thấy khả năng tiếp cận người tiêu dùng với video online là rất cao, thương hiệu này đã xây dựng chiến lược tăng lượng tương tác và nhận biết thương hiệu đối với phụ nữ Việt, nhất là các bà mẹ.

Khi nói đến xem video online, các bà mẹ Việt Nam rất quan tâm đến nội dung gia đình, bao gồm phim hoạt hình và video liên quan đến thực phẩm và đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Điều này đã cho Vinamilk một cơ hội để xây dựng chiến lược nội dung (content marketing) với định dạng video của mình xung quanh nội dung mà khách hàng của họ quan tâm.

Nội dung trong các video của Vinamilk thường xoay quanh các thông điệp về gia đình và sức khỏe cũng như nhấn mạnh rằng bằng cách tin dùng Vinamilk, khách hàng sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Chiến lược Content Marketing Hero của Vinamilk.

Mục đích chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu.

Khi khách hàng mục tiêu chính mà Vinamilk muốn hướng đến là phụ nữ và các bà mẹ, Vinamilk ưu tiên đầu tư nguồn lực và chi phí của mình để tạo các video nắm bắt xu hướng bằng cách hợp tác với những Content Creator nổi tiếng trên YouTube như Huỳnh Lập và Thu Trang với mục tiêu là tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu của mình.

Để đảm bảo khả năng hiển thị, mỗi video đều được đẩy mạnh bằng quảng cáo YouTube Masthead (quảng cáo trên trang chủ YouTube) và quảng cáo TrueView (quảng cáo hiển thị trong video).

Với chiến dịch “Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện”, Vinamilk đã xây dựng nội dung video là câu chuyện muôn thuở thường xuyên xảy ra trong các gia đình 3 thế hệ ở Việt Nam đó là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu và sự lo lắng của cả gia đình cho thể chất của con cháu.

Vì vậy, video clip “”Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện” – Phiên bản “Vợ Người Ta” tuy khá dài nhưng không gây nhàm chán. Ngược lại càng về cuối, người xem và khách hàng mục tiêu là các bà mẹ và phụ nữ lại càng háo hức đón chờ cách các tình tiết được tháo gỡ.

Bên cạnh đó, với giai điệu “gây nghiện” của bài hát “Vợ người ta” được sáng tác bởi Phan Mạnh Quỳnh, câu chuyện được kể duyên dáng và trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, khiến sức lan tỏa của quảng cáo trở nên mạnh mẽ hơn.

Quảng cáo thu hút người xem không chỉ vì sự yêu thích thương hiệu mà còn đối với nhân vật tham gia diễn xuất.

Video với sự kết hợp hết sức ăn ý và hài hước của bộ 3 gồm ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, cây hài Thu Trang và diễn viên Huỳnh Lập. “Vợ người ta” phiên bản mới mang thông điệp thực tế về “Bí quyết chăm con phát triển toàn diện” đã thu hút hơn 200 triệu lượt xem, trở thành một trong những video quảng cáo nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Chiến lược Content Marketing Hub của Vinamilk.

Để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai cũng như duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu là mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video như: series video “Nhạc thiếu nhi” và series “Trang trại Vinamilk”. Vinamilk tập trung xây dựng nội dung cho đối tượng là các em nhỏ.

Thế mạnh nội dung của Vinamilk là những video quảng cáo hoạt hình vui nhộn, cùng với những bài hát ngộ nghĩnh, nhí nhảnh và thói quen thích xem quảng cáo của các em nhỏ tại Việt Nam, kênh Youtube của Vinamilk đã đăng tải những nội dung phù hợp và thu hút trẻ nhỏ.

Nội dung Hub của Vinamilk thường là những quảng cáo cho bé hay nhất, nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình thiếu nhi, quảng cáo cho bé ăn ngon, cuộc thi cover về hát hoặc nhảy, cuộc thi Cover đại tiệc EDM Gold Chuối, chương trình giáo dục,… Đặc biệt, những video như “Quảng cáo cho bé ăn ngon” luôn nhận được lượt xem “khủng” khi được các bà mẹ bật cho các bé với mục đích giúp bé ăn ngon hơn.

Bên cạnh đó, các bài đăng liên quan đến sản phẩm của Vinamilk như “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến” đã được đăng tải cách tuần, mỗi ngày hoặc thậm chí là nhiều lần trong ngày rất đều đặn, với mục đích củng cố duy trì mức độ nhận diện của khách hàng về sản phẩm.

Chiến lược Content Marketing Help của Vinamilk.

Với mục đích chính là cung cấp những thông tin hữu ích tới khách hàng và giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của mình, Vinamilk cũng đăng tải những video hướng dẫn chi tiết cho các bà mẹ về cách nấu ăn hay cách làm nên những món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.

Sau series nhạc thiếu nhi cho bé, Vinamilk tập trung sáng tạo nội dung video cho phụ huynh. Đó là series hướng dẫn mẹo hay cho các bà mẹ mang tên “Món ngon từ Vinamilk” để bảo đảm rằng Vinamilk luôn có mặt khi khách hàng cần đến, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của khách hàng.

Ngoài ra, những bài viết cung cấp kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk như “Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm Organic” thường được đánh giá cao.

Một khi các khách hàng tiềm năng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến “thực phẩm Organic”, “bí quyết chọn sữa”, khả năng cao họ sẽ nhìn thấy những bài viết của Vinamilk và nhanh chóng tiếp cận với thương hiệu một cách dễ dàng.

Để giúp khách hàng tìm thấy những thông tin hữu ích của mình một cách dễ dàng, Vinamilk cũng tối ưu SEO để khiến bài viết của mình xuất hiện ở những trang đầu của công cụ tìm kiếm.

Với video, Vinamilk cũng tối ưu hóa tiêu đề video, hình thumbnail, thẻ metadata và tạo danh sách phát trên kênh của mình với mục đích tăng lượt xem tự nhiên của video.

Qua chiến lược Hero – Hub – Help của Vinamilk, ta có thể rút ra bài học về chiến lược nội dung (content marketing) trong các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là: khách hàng chỉ xem hoặc đọc những nội dung liên quan đến họ hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề của mình.

Vinamilk là ví dụ điển hình của việc sử dụng thành công chiến lược content marketing đúng nội dung, đúng thời điểm.

Bằng việc tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để xây dựng chiến lược nội dung cụ thể, thương hiệu này đã gây dựng được một lượng lớn người theo dõi trung thành là phụ nữ Việt.

Vinamilk có được thành công như vậy vì đã sản xuất nội dung đáp ứng được nhu cầu của người xem, cũng có thể thúc đẩy nhận biết thương hiệu và tăng lượng tương tác, nhất là các video có thời lượng dài.

Tạm kết.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, để có thể thành công trên thị trường và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược marketing mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng. Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam vừa được phân tích ở trên sẽ đóng vai trò như là một nguồn cảm hứng cho các nhà Marketer.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ rệt sau giãn cách

Theo khảo sát của Kanta WorldPanel, 77% hộ gia đình Việt Nam và 74% hộ gia đình ở 9 quốc gia khác trong khu vực châu Á sẽ mua sắm theo cách ít bốc đồng hơn, chú trọng về giá trị trực tiếp của sản phẩm và tập trung yếu tố giá bán và các chương trình khuyến mãi.

Source: Q&Me

So với các đợt dịch trước đây, làn sóng Covid-19 hiện tại ảnh hưởng nghiêm trọng hơn lên nền kinh tế dẫn đến sự suy giảm niềm tin tiêu dùng.

Mặc dù bắt đầu cải thiện từ tháng 9, niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình kinh tế vẫn ở mức thấp so với ngưỡng bình thường.

Trong 3 quý của năm 2021, chỉ 65% hộ gia đình Việt Nam tại 4 thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) đồng ý rằng tình hình kinh tế của họ sẽ tốt hơn hoặc không thay đổi nhiều trong 12 tháng tới, phục hồi chậm qua các quý và vẫn thấp hơn ngưỡng bình thường (trên 80%).

Dưới tác động của làn sóng Covid-19, người dân đang gia tăng sự lo ngại về thu nhập hộ gia đình, khả năng duy trì việc làm và đặc biệt là chi phí thực phẩm.

Theo khảo sát của Kanta WorldPanel, 54% hộ gia đình đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính, mức cao nhất lịch sử trong hai năm qua.

Liên quan đến nhóm thu nhập, hơn 50% hộ gia đình có thu nhập dưới 17 triệu đồng/tháng (tương đương 736USD/tháng) đang gặp nhiều khó khăn tài chính hơn, cho thấy khả năng thắt chặt chi tiêu và sự chuyển dịch trong tiêu dùng sản phẩm trong thời gian tới.

Khó khăn về tài chính theo đó có thể khiến nhu cầu tiết kiệm tăng cao, tác động đến hành vi tiêu dùng trong mùa mua sắm Tết sắp đến.

Những thay đổi hành vi trong chi tiêu hộ gia đình xuất phát từ ảnh hưởng của giai đoạn giãn cách xã hội.

Theo khảo sát của Kanta WorldPanel, 77% hộ gia đình Việt Nam và 74% hộ gia đình ở chín quốc gia khác trong khu vực châu Á sẽ mua sắm theo cách ít bốc đồng hơn và nhận thức nhiều hơn về sản phẩm sẽ mua so với trước giãn cách, dẫn đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang sự chú trọng về giá trị trực tiếp, trong đó tập trung vào các lợi ích hữu hình cụ thể hơn cho khách hàng để mang lại giá trị tức thì cho người mua.

Hơn nữa, do tầng lớp thu nhập trung bình và thu nhập thấp hơn ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng rõ rệt bởi Covid-19, nên khách hàng sẽ nhạy cảm hơn về giá trong thời gian tới.

Lần lượt 80% và 70% hộ gia đình Việt Nam đang quan tâm ngày càng nhiều hơn đến yếu tố giá cả và khuyến mãi sản phẩm. Mối quan tâm này đã tăng lên theo từng quý trong giai đoạn 2020-2021 nhờ sự thúc đẩy từ ảnh hưởng của Covid-19 đối với thu nhập hộ gia đình.

Đối với các ngành hàng, nhu cầu FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) tiếp tục tăng trong giai đoạn bình thường mới để phục vụ hoạt động tiêu dùng tại nhà khi người dân vẫn muốn hạn chế các hoạt động công cộng đông người.

Trong số những thay đổi do Covid-19 mang lại, người dân vẫn lựa chọn tiêu dùng ở nhà nhiều hơn và ưu tiên sức khỏe hơn.

Trong đó, 43% người tiêu dùng đồng ý tập trung vào mua sắm trực tuyến, tiếp theo là dành thời gian cho gia đình (30%), ăn uống lành mạnh hơn (30%), tăng cường vệ sinh (27%) và tập thể dục/rèn luyện sức khỏe tại nhà (26%).

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ghi nhận, ngày càng nhiều công ty F&B cố gắng chuyển hướng sản phẩm sang phục vụ nhu cầu ăn uống tại nhà.

Khi cuộc sống gia đình ngày càng trở nên quan trọng, các sản phẩm chế biến sẵn, đặc biệt có hương vị tương đồng với các sản phẩm tiêu dùng bên ngoài và giúp khách hàng rút ngắn thời gian chế biến dự kiến sẽ được tiêu thụ tích cực hơn.

Nhiều dòng sản phẩm F&B phục vụ xu hướng tiêu dùng này như trà đào, cappuccino, snack… ghi nhận mức thâm nhập tốt trong những quý gần đây.

Riêng mì ăn liền Kokomi 90 với dung tích lớn hơn 20% loại truyền thống, trong khi giá bán không thay đổi đã chiếm 14% thị phần ở khu vực thành thị.

Doanh thu từ các sản phẩm thay thế bữa ăn tại nhà của Masan Consumer đã tăng trưởng ở mức cao hai con số trong 9 tháng 2021.

Trà đen hương đào C2 và Nescafe Barista lần lượt đạt tỷ lệ thâm nhập là 7,2% và 3,7% trong năm 2021, trong khi trà sữa đường đen Nutimilk đang thúc đẩy nhanh hơn xu hướng tiêu dùng nước giải khát tại nhà.

Một số các sản phẩm khác như bia, nước ngọt có ga… cũng cải thiện nhiều hơn để tăng thị phần đồ uống tại nhà.

Song song với đó, dịch vụ giao nhận thực phẩm phát triển với tỷ lệ chấp nhận bởi người tiêu dùng gia tăng nhanh chóng và có tiềm năng mở rộng rất lớn khi mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng phát triển nhanh nhất khi so sánh với giai đoạn trước đại dịch.

Mức độ thâm nhập của mua sắm trực tuyến FMCG đạt 48% ở bốn thành phố trọng điểm và 19% ở thị trường nông thôn, tăng lần lượt 10% và 3% theo giá trị tuyệt đối so với năm ngoái.

Theo Kanta WorldPanel, 76% người mua hàng tại Việt Nam đặt bữa ăn tại nhà ít nhất một lần một tháng và 22% người mua hàng tại Việt Nam đặt bữa ăn tại nhà ít nhất một lần một tuần, thể hiện rằng ngành giao nhận thực phẩm đang được thúc đẩy nhanh hơn nhờ tác động của Covid-19 và đang dần trở thành một thói quen tiêu dùng tại Việt Nam.

Kanta WorldPanel chỉ ra rằng 61% người tiêu dùng lựa chọn gia tăng sử dụng dịch vụ giao nhận thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại nhà và tại công sở gia tăng, trong khi 56% người tiêu dùng đồng ý giảm nhu cầu đi ăn ngoài trong thời gian tới.

Hơn nữa, sự ưa thích ăn uống tại nhà nhiều hơn sẽ được đáp ứng nhờ sự phát triển của các đối tác giao nhận thực phẩm độc lập tại Việt Nam, với 87% người mua thực phẩm tại Việt Nam đang sử dụng dịch vụ đặt hàng từ bên thứ 3, tỷ lệ gần như tương đương với Trung Quốc và Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh