Skip to main content

François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới

Tên tuổi của François Pinault gắn liền với một số hãng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Tập đoàn Kering của ông quản lý hàng chục thương hiệu xa xỉ bao gồm Gucci, Balenciaga và Yves Saint Laurent.

François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới
François Pinault: Từ cậu bé nghèo bị chê cười đến ông trùm thời trang thế giới

Vị doanh nhân cứng rắn

François Pinault sinh năm 1936 tại vùng Brittany ở Pháp. Khi ông mới 7 tuổi, trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp, Pianult thường đem đồ ăn đến cho những người lính Đồng minh ẩn náu gần nhà. Có người kể rằng quân Đức từng đánh Pinault và cha ông để ép hai người khai ra nơi họ trốn, nhưng cả hai đã giữ im lặng đến cùng.

Sau này, Pinault theo học trường College Saint-Martin ở Rennes. Nhưng ông bị các bạn học bắt nạt vì giọng nói nông thôn và xuất thân nghèo. Năm 16 tuổi, ông bỏ học để bắt đầu công việc đầu tiên tại cơ sở kinh doanh gỗ của cha mình.

Vào đầu thập niên 1960, Pinault vay 100.000 franc từ gia đình và ngân hàng để mở công ty giao dịch gỗ riêng, đặt tên là Les Établissements Francois Pinault. Đến đầu năm sau, ông bắt đầu xây dựng một đế chế bằng cách thâu tóm hàng chục công ty nhỏ, bị định giá thấp trên khắp đất nước để mở rộng hoạt động kinh doanh gỗ.

Ông vực dậy các công ty đó bằng tài năng, sự nhanh nhạy – và cả sự cứng rắn. Ví dụ, vào năm 1986, Pinault mua nhà sản xuất ván ép hàng đầu của Pháp – Isoroy. Trong vòng hai tháng, ông cắt giảm số lượng nhân viên tại trụ sở chính từ 700 xuống còn 25 người.

Nhưng điều khiến mọi người nể phục Pinault nhất không phải phong cách quản lý “nắm đấm thép” mà là sự nhạy bén trong các thương vụ. Năm 1973, nhận thấy sự suy yếu của thị trường và nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ đến gần, Pinault đã bán 80% hoạt động kinh doanh gỗ cho một công ty Anh với giá gấp 10 lần dòng tiền và bỏ túi 30 triệu franc. Rồi 18 tháng sau, ông mua lại công ty chỉ với 5 triệu franc.

Bước sang thập niên 1990, Pinault dấn thân sang những ngành khác. Ông mua lại cửa hàng bách hóa Printemps và nhà máy rượu Chateau Latour ở Bordeaux. Năm 1994, ông đổi tên công ty thành Pinault Printemps Redoute (gọi tắt là PPR) sau khi thâu tóm nhà bán lẻ đặt hàng qua thư La Redoute.

Nhưng không phải thứ gì Pinault chạm vào cũng biến thành vàng. Tham vọng dấn thân sang mảng tài chính của ông liên tục gặp phải thất bại. Các nỗ lực mua lại công ty tài chính Worms, Navigation Mixte hay liên kết với Compagnie de Suez của ông liên tục bị từ chối.

Đến cuối thập kỷ, Pinaut chuyển hướng sang ngành hàng xa xỉ. Đầu tiên, ông mua lại công ty đấu giá Christie’s bằng 1,2 tỷ USD, rồi mua 42% cổ phần của hãng thời trang Gucci. Tuy nhiên, thương vụ này đã đẩy Pinault vào thế đối địch với tỷ phú Bernard Arnault, CEO công ty đối thủ LVMH. Sau hai năm rưỡi, LVMH phải nhượng bộ và bán lại cổ phần trong Gucci của mình cho PPR với giá 2 tỷ USD.

Gucci cũng mua lại Yves Saint Laurent, mở rộng đế chế xa xỉ của Pinault. Chẳng mấy chốc, công ty trang sức Boucheron và các hãng thời trang Bottega Veneta và Balenciaga cũng nằm dưới trướng PPR.

Trong khoảng thời gian đó, Pinault cũng đào tạo một trong ba người con của mình để kế thừa công ty. Năm 2005, người con trai François-Henri Pinault được bổ nhiệm làm CEO.

Dưới sự chỉ đạo của vị CEO mới, PPR tiếp tục thâu tóm các thương hiệu xa xỉ. Năm 2013, công ty được đổi tên thành Kering Group – cái tên vẫn được sử dụng đến hiện nay.

Tình yêu nghệ thuật

Khi rời khỏi vị trí lãnh đạo PPR, Pinault chuyển sự tập trung sang niềm đam mê lâu năm là nghệ thuật. Ngoài việc sở hữu Christie’s, Pinault được coi là một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất thế giới, theo trang Markets Insider. Khối tài sản ròng ước tính trị giá 31,6 tỷ USD của Pinault và gia đình đã giúp ông thỏa sức theo đuổi đam mê.

Bộ sưu tập của Pinault bao gồm hơn 10.000 tác phẩm của khoảng 380 nghệ sĩ, bao gồm Charles Ray, Damien Hirst, Jeff Koons và Marlene Dumas. Bộ sưu tập bao gồm tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc, video và các hình thức nghệ thuật khác như sắp đặt âm thanh và diễn hoạt.

Năm 2021, Pinault khai trương bảo tàng nghệ thuật tư nhân mới ở trung tâm Paris có tên Bourse de Commerce. Như vậy, giấc mơ chia sẻ bộ sưu tập nghệ thuật của ông với công chúng Pháp đã trở thành hiện thực sau 20 năm chờ đợi. Vị tỷ phú còn sở hữu hai phòng trưng bày nghệ thuật ở Venice là Palazzo Grassi và Punta della Dogana.

Pinault nhấn mạnh tính chất từ ​​thiện của dự án Bourse de Commerce: “Tôi muốn chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật đương đại của mình với càng nhiều người càng tốt. Tôi muốn những người đặt chân vào bảo tàng trở nên phấn chấn hơn khi họ chưa bước vào”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Đại dương xanh cho thị trường Edtech Việt Nam nhìn từ hệ sinh thái giáo dục nghìn tỷ của Shark Thuỷ

Trước khi vướng lao lý, “Shark” Thuỷ từng sở hữu hệ sinh thái Edtech quy mô doanh thu lên tới gần 2.000 tỷ đồng một năm. Nhà phân tích ước tính thị trường này có thể chạm mốc gần 500 triệu USD trong vài năm tới.

Cuối tháng 3, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup, bị nhà chức trách bắt tạm giam với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ông Thuỷ bị nhà đầu tư tố cáo lừa đảo thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần tại Egroup.

Trước khi vướng lao lý, ông Thuỷ được biết tới với vai trò là Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Egroup. Tập đoàn sở hữu các thương hiệu giáo dục như Steame (trường mầm non), CMS (toán tư duy), Apax Leaders và English Now (Anh ngữ).

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của ông Thuỷ và hệ sinh thái giáo dục công nghệ (Edtech) xoay quanh phát triển các trung tâm tiếng Anh Apax English, Apax Leaders thuộc Apax Holdings. Thời kỳ đỉnh cao, hệ thống này từng mở rộng hơn 120 trung tâm trên toàn quốc, trải rộng tại hơn 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên theo học.

Chỉ trong vòng chưa tới chục năm, Apax Holdings đã vươn lên sở hữu chuỗi dạy tiếng Anh lớn nhất Việt Nam, vượt qua mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng năm 2018 và tăng gấp đôi trong năm 2020. Đà tăng trưởng của Apax Holdings có thể được giải thích bằng sự trợ lực của thị trường Edtech nhiều tiềm năng tại Việt Nam.

Theo báo cáo từ Bain & Company, với dân số gần 100 triệu người, thị trường học tập tiềm năng chiếm tới hơn 70% (độ tuổi từ 3 đến 60 tuổi). Trung bình một gia đình Việt Nam dành khoản 20% thu nhập để đầu tư giáo dục cho con cái, trong khi mức này ở các nước Đông Nam Á là từ 6 đến 15%.

Thậm chí, khoản chi tiêu cho giáo dục còn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Số liệu từ FiinGroup chỉ ra 47% chi tiêu hộ gia đình ở các thành phố lớn là cho giáo dục.

Ngoài ra, việc Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa hình thức đào tạo trực tuyến tới 90% trường đại học và 80% trường trung học phổ thông và cơ sở dạy nghề cũng thúc đẩy thị trường Edtech phát triển mạnh mẽ.

Chi tiêu cho giáo dục tăng với tốc độ ấn tượng, thu hút cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước mong muốn tận dụng thị trường đang bùng nổ. Trong những năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực thâm nhập thị trường Edtech Việt Nam thông qua M&A, liên kết và hợp tác kinh doanh.

Trong giai đoạn 2022 – 2023, xuất hiện hàng loạt các thương vụ đầu tư, gọi vốn, thâu tóm trên thị trường Edtech. Chẳng hạn năm 2023, Teky Alpha, một startup Edtech có trụ sở tại Hà Nội được thành lập bởi bà Đào Lan Hương vào năm 2016 và tập trung vào việc cung cấp giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEAM) đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ công ty đầu tư Sweef Capital có trụ sở tại Singapore.

Tháng 5 cùng năm, công ty công nghệ giáo dục Ruangguru có trụ sở tại Indonesia đã mua lại nền tảng học tập trực tuyến Mclass của Việt Nam. Thỏa thuận này nhằm mục đích phát triển thị trường của Ruangguru trên khắp Đông Nam Á.

Được thành lập vào năm 2019 bởi hai nhà đồng sáng lập Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Minh Thắng, Mclass cung cấp các buổi giảng dạy trực tiếp về toán, khoa học, văn học và luyện thi một số kỳ thi như IELTS. Các giáo viên trên ứng dụng này đã chứng kiến khoảng 85.000 học viên tham gia các lớp học trực tiếp của họ và có hơn 10 triệu người theo dõi trên mạng xã hội của startup này.

Trước đó, vào tháng 4, MindX, một startup Edtech khác tại Việt Nam đã gọi vốn thành công 15 triệu USD, qua đó nâng tổng số vốn kêu gọi thành công qua các vòng gọi vốn lên 18,5 triệu USD. Công ty cho biết vòng gọi vốn mới đã giúp đơn vị trở thành nền tảng dạy viết mã (code) lớn bậc nhất tại Đông Nam Á.

Tháng 9/2022, Edupia, một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực Edtech có trụ sở tại Việt Nam, đã huy động thành công 14 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Jungle Ventures dẫn đầu.

Virtual Internship cũng là một ví dụ tiêu biểu khác khi đã huy động được 14,3 triệu USD trong một vòng gọi vốn Series A cùng năm do Hambro Perks dẫn đầu, với sự tham gia của Sequoia India & Southeast Asia’s Surge và STIC Investments.

Một số startup khác cũng gọi vốn thành công như Marathon, Azota hay VUIHOC với những số tiền đầu tư khác nhau.

Ngoài ra, thị trường Edtech cũng chứng kiến loạt thương vụ M&A đình đám. Chẳng hạn tháng 5/2023, tập đoàn giáo dục EQuest huy động thành công 120 triệu USD, bao gồm cả khoản vay và vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư KKR (nguồn từ Quỹ Tác động Toàn cầu – Global Impact Fund). Hay như Baring Private Equity Asia mua lại hệ thống anh ngữ VUS, tập đoàn giáo dục toàn cầu Cognita mua lại Trường Quốc tế Saigon Pearl,… theo FiinGroup.

Có thể thấy rằng, nguồn vốn đầu tư vào các Edtech thường tập trung vào các startup mới nổi. Phân khúc tiếng Anh vẫn là phân khúc triển vọng nhất và huy động được số vốn đầu tư lớn nhất.

Các phân khúc khác liên quan đến công nghệ cũng được đặc biệt quan tâm. Đặc điểm của các Edtech thu hút được vốn thường tập trung vào công nghệ, đặc biệt là khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm mang lại trải nghiệm học tập cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng học sinh.

Theo dữ liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường dạy học trực tuyến tại Việt Nam vào năm 2023 có thể đạt mức 328,2 triệu USD. Doanh thu được dự đoán tăng trưởng đều trong giai đoạn 2023 – 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,4%. Dự báo tới năm 2027, tổng doanh thu từ thị trường dạy học trực tuyến tại Việt Nam sẽ cán mốc 487,57 triệu USD.

Trong khi đó, báo cáo của Ken Research ước quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam cán mốc 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023. Việt Nam cũng nằm trong top 10 thị trường Edtech có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 44,3%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Chuỗi Pizza 4P’s phát triển mạnh mẽ kể từ khi về tay chủ mới là quỹ Cool Japan

Trước đó, chuỗi Pizza 4P’s trong giai đoạn 2020 – 2021 đã liên tục báo lỗ do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, và bắt đầu có lãi trở lại từ năm 2022.

Kể từ khi về tay chủ mới là quỹ Cool Japan, tình hình kinh doanh của Pizza 4P’s trở nên khởi sắc, khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 115,3 tỷ đồng, tăng 38% so với mức hơn 83,6 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.

Trước đó, Pizza 4P’s trong giai đoạn 2020 – 2021 đã liên tục báo lỗ do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, và bắt đầu có lãi trở lại từ năm 2022.

Nhờ kinh doanh có hiệu quả, tại thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu tăng tới 76% so với cùng kỳ năm 2022, từ mức 151,9 tỷ đồng lên 267,3 tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu giảm từ 1,51 lần cuối năm 2022 về 0,78 lần tại ngày 31/12/2023. Như vậy, nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2022 vào khoảng 229 tỷ đồng, năm 2023 là 208 tỷ đồng.

Đặc biệt hơn khi công ty không còn nợ trái phiếu, do đã tất toán lô trái phiếu duy nhất lưu hành vào tháng 7/2023.

Pizza 4P’s được sáng lập tại Việt Nam bởi hai vợ chồng người Nhật Yosuke Masuko và Sanae Takasugi. Chọn pizza làm sản phẩm chính nhưng Pizza 4P’s tự định vị mình là một chuỗi nhà hàng thay vì một cửa hàng thức ăn nhanh.

Ngoài mô hình chuỗi, Pizza 4P’s còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh phô mai và bán lẻ sản phẩm từ bơ sữa. Công ty cung cấp các sản phẩm này cho khoảng 300 cửa hàng (chủ yếu là khách sạn năm sao, nhà hàng cao cấp) và bán trực tiếp, trực tuyến trong hệ thống nhà hàng.

Chuỗi này từng được Mekong Capital và Seedcom rót vốn. Giữa năm 2021, công ty phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất cố định 11% một năm để huy động 21 tỷ đồng nhằm mở rộng chuỗi nhà hàng và đầu tư nhà máy sản xuất phô mai.

Cuối năm 2022, Mekong Capital thông báo Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) đã hoàn tất thoái 100% vốn đầu tư của quỹ tại Pizza 4P’s.

Với việc quỹ MEF III thoái vốn, Pizza 4P’s ngay lập tức đã có nhà đầu tư mới là quỹ Cool Japan. Khoản đầu tư được quỹ Cool Japan rót vào Pizza 4P’s lên tới 10 triệu USD. Pizza 4P’s hiện đang hoạt động với 29 cửa hàng tại Việt Nam và 2 cửa hàng tại Campuchia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cỗ máy kiếm tiền Gmail của Google có thể không kéo dài thêm lâu

Cách đây 20 năm, Google phát đi thông cáo báo chí khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư. Công ty hứa hẹn dịch vụ email miễn phí, có dung lượng lưu trữ khổng lồ 1 gigabyte, so với mức phổ thông lúc bấy giờ là 15 megabyte.

Không bao lâu sau, những lời mời tham gia phiên bản beta của Gmail bắt đầu được gửi đi và dịch vụ thư điện tử này dần trở thành thứ không thể thiếu với những người hâm mộ công nghệ.

Không quá khi nói rằng Gmail đã cách mạng hoá thế giới thư điện tử, trở thành một phần trung tâm trong danh tính trực tuyến người dùng Internet. Dịch vụ này hiện có khoảng 1,2 tỷ người dùng, tương đương khoảng 1/7 dân số toàn cầu.

Mọi người nhớ đến Gmail như một dịch vụ miễn phí, còn thứ Google đặt vào trong đó là cỗ máy tìm kiếm. “Nếu bạn nghĩ về giá trị mà Gmail mang lại khi chúng tôi mới bắt đầu, thì đó là về khả năng tìm kiếm nhanh như chớp”, Ilya Brown, Phó Chủ tịch Gmail của Google cho biết.

Mọi người đã mệt mỏi với việc quản lý email, Brown nói. Thư rác có ở khắp mọi nơi và dung lượng lưu trữ trong hộp thư đến rất nhỏ. Người dùng liên tục phải xóa email cũ, nhường chỗ cho email mới. Giới hạn dung lượng “khổng lồ” của Gmail khi đó đã giải quyết được vấn đề nhỏ, nhưng phiền toái này.

Nhưng giải pháp của Gmail cũng gây ra một vấn đề mới: Giờ đây người dùng có quá nhiều email. Đó là nơi mà khả năng tìm kiếm của Google “có đất dụng võ”. Nếu bạn không bao giờ xóa email thì việc tìm kiếm nhanh chóng và đáng tin cậy là điều bắt buộc.

Google đã tinh chỉnh Gmail theo thời gian. Dịch vụ này có mặt trên thiết bị di động vào giữa những năm 2000. “Gã khổng lồ” tìm kiếm tạo ra những thay đổi nhỏ như mức độ ưu tiên, đề xuất phản hồi, thẻ tóm tắt hay một cú nhấp chuột để huỷ đăng ký nhận bản tin. Đến năm 2008, Google giới thiệu chủ đề (themes), khiến hộp thư đến của Gmail trở nên kỳ lạ hơn nhiều so với đối thủ. Bây giờ người dùng dịch vụ mail này có 15 GB dung lượng miễn phí.

Những thay đổi của hòm thư Gmail không mang tính “lột xác” mà luôn duy trì sự ổn định và tương đối giống nhau trong suốt thời gian qua. Song, nếu so sánh ảnh chụp màn hình của một tài khoản Gmail cũ, người dùng sẽ phải ngạc nhiên trước sự tiến hoá của hòm mail này. Không làm gián đoạn dịch vụ email được sử dụng rộng rãi nhất thế giới có lẽ là một trong những lý do khiến công ty có rất ít thay đổi lớn hoặc mang tính đột phá.

“Chúng tôi luôn coi trọng việc xây dựng những thứ cần thiết đối với người dùng Gmail. Một sản phẩm như Gmail có những kỳ vọng lớn về độ tin cậy. Mặc dù công ty ưa thích thử nghiệm nhưng phải cẩn trọng trong triển khai bất kỳ tính năng nào và phải giải thích được việc tính năng sẽ tác động ra sao đến sản phẩm”, Ilya Brown, Phó chủ tịch Gmail của Google cho biết.

Gmail có sức mạnh như một cuốn hộ chiếu khi du hành trên thế giới Internet. Bất cứ tài khoản mới cho một trang web hay dịch vụ mà người dùng đăng ký đều được liên kết chủ yếu tới Gmail.

Song, trong kỷ nguyên mới, Gmail không còn là cách giao tiếp trực tuyến trọng tâm của người dùng. Ngày nay, họ có các ứng dụng nhắn tin trực tiếp (DMs), trò chuyện nhóm hay các công cụ nhắn tin nội bộ doanh nghiệp.

Hầu hết những thông tin liên lạc đều diễn ra qua tin nhắn hoặc DM trên mạng xã hội, một mạng lưới liên lạc phi tập trung đồng nghĩa với việc dễ sử dụng hơn. Thế nhưng, tìm kiếm trong các hộp tin nhắn trực tiếp không bao giờ dễ dàng như trong hộp thư đến của Gmail.

Ứng dụng Slack thậm chí còn yêu cầu trả phí nếu muốn truy cập các tin nhắn cũ hơn. Hay việc lướt qua các dòng tin nhắn trực tiếp trên TikTok để tìm một video nào đó khiến trải nghiệm trở nên bớt thú vị.

Dịch vụ thư của Google dần trở thành một cuốn nhật ký với khả năng lưu trữ mà không đối thủ nào có thể vượt qua. Các gói hàng, biên lai, hành trình của những chuyến du lịch, tin nhắn từ những người thân yêu, ảnh, cuộc hẹn, tài liệu – người dùng chỉ cần gắn nhãn, lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm sau này.

Kỷ nguyên của AI tổng hợp khiến vị thế thống trị lĩnh vực tìm kiếm của Google trở nên lung lay. Các công ty đua nhau đưa ra giải pháp trợ lý AI, và Gmail cũng có thể trở thành một phiên bản như vậy.

“Chúng tôi luôn hướng tới những trải nghiệm thú vị khác mà không nhất thiết gắn với thuộc tính của một hòm thư điện tử”, Brown chia sẻ. “Đôi khi đó là những điều giúp người dùng làm gì đó nhanh hơn”, chẳng hạn nếu bạn gửi mail mời đồng nghiệp một bữa café, AI trong Gmail sẽ đề xuất địa điểm và gắn lên Google Calendar.

Tuy nhiên, đây vẫn là câu chuyện tương lai khi Google vừa trải qua những “sự cố” đối với chatbot AI Bard, sau là Gemini.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Xuất hiện những cái tên tiềm năng có thể mua lại TikTok tại Mỹ

Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Theo Financial Times, TikTok ghi nhận doanh thu kỷ lục tại Mỹ vào năm ngoái, đạt 16 tỷ USD bất chấp nguy cơ bị cấm. Con số này cho thấy quy mô hoạt động khổng lồ của TikTok tại Mỹ, trong bối cảnh Quốc hội nước này đang tìm cách buộc công ty mẹ ByteDance phải phải bán nền tảng cho một bên mua ở Mỹ.

Nhìn chung, ByteDance đang trên đà vượt qua Meta – công ty mẹ của Facebook, để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Theo nguồn tin của FT, ByteDance đã đạt được doanh thu 120 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 40% so với năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ TikTok bùng nổ, mặc dù phần lớn doanh thu của công ty đến từ Trung Quốc. ByteDance từ chối bình luận về các con số tài chính được đề cập.

Năm 2023, Meta báo cáo doanh thu 135 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2022.

Dữ liệu này được công bố trong bối cảnh tương lai của TikTok tại Mỹ trở nên bấp bênh. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải bán mình cho một công ty không thuộc Trung Quốc trong vòng 6 tháng hoặc bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ. Dự luật này vẫn cần được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành.

Nhiều bên mua tiềm năng đang quan tâm đến thương vụ TikTok. Tuy nhiên, tờ FT nhận định bất cứ bên nào nhảy vào thương vụ này cũng sẽ phải đối mặt với mức giá cao. Cách tính này dựa trên việc áp dụng bội số doanh thu tương tự Meta, TikTok Mỹ có thể được định giá lên tới 150 tỷ USD. Chưa kể, thương vụ mua bán cũng cần có sự chấp thuận của Bắc Kinh.

Mặc dù TikTok vẫn chưa sinh lời do đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng toàn cầu, nhưng nhìn chung ByteDance đã ghi nhận lợi nhuận ròng 28 tỷ USD trong năm 2023. Phần lớn hoạt động kinh doanh của tập đoàn đến từ Trung Quốc, nơi ByteDance điều hành Douyin – ứng dụng chị em của TikTok và phát triển mảng thương mại điện tử TikTok Shop.

Việc mất thị trường Mỹ có thể có những hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, với việc các nhà sáng tạo nội dung và người nổi tiếng Mỹ rút khỏi nền tảng này. Điều đó sẽ kìm hãm sức hấp dẫn của ứng dụng.

Giám đốc điều hành TikTok, Chew Shou Zi nói với người dùng rằng, nếu được thông qua, dự luật “sẽ dẫn đến việc TikTok bị cấm tại Mỹ”. Công ty đã kêu gọi người dùng liên hệ với các đại biểu quốc hội để phản đối dự luật.

Ai sẽ là bên mua tiềm năng? Dĩ nhiên, với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok US thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đầu tiên, cựu Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết ông đang tập hợp một nhóm các nhà đầu tư để mua TikTok, chi tiết về liên minh này cũng như mức định giá tiềm năng chưa được tiết lộ

“Tôi cho rằng luật này nên được thông qua và TikTok nên được bán,” Mnuchin bày tỏ sự đồng tình khi một doanh nghiệp Mỹ nắm quyền kiểm soát TikTok.

Nền tảng chia sẻ video Rumble mới đây cũng đăng tải thông tin lãnh đạo hai bên đã có cuộc trao đổi nhằm mua lại và vận hành TikTok Tại Mỹ. Theo đó, CEO Rumble, Chris Pavlovski đã nói chuyện với CEO TikTok, Shou Zi Chew, gợi ý Rumble cùng một số nhà đầu tư tiềm năng sẽ tiếp quản TikTok tại Mỹ.

Rumble được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nổi tiếng như Peter Thiel và Thượng nghị sĩ JD Vance, R-Ohio .

Cựu CEO Activision Blizzard, Bobby Kotick cũng được cho là đang tìm kiếm các đối tác để cùng tham gia vào thương vụ mua lại TikTok tiềm năng, theo The Wall Street Journal. Kotick đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ngoài các nhà đầu tư trên, “cá mập” Kevin O’Leary trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, đã tuyên bố rằng TikTok “sẽ không bị cấm vì tôi sẽ mua nó”.

Ông O’Leary đã đăng cuộc phỏng vấn lên tài khoản TikTok của chính mình. Ông cũng tin rằng Meta và Google sẽ không mua ứng dụng này vì vướng các quy định.

Vị “cá mập” nêu quan điểm các nhà đầu tư Trung Quốc nên nắm giữ 20% cổ phần của công ty mới và công ty này cần có CEO, hội đồng quản trị là người Mỹ. Dữ liệu TikTok mới của Mỹ đã được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng đám mây của Oracle có trụ sở tại Austin, Texas kể từ năm 2022.

O’Leary nói rằng TikTok “có giá trị hàng tỷ USD”. Ông coi đây là một trong những nền tảng quảng cáo thành công nhất trên mạng xã hội hiện nay. Đại diện của O’Leary đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Không chỉ hiện tại, trong quá khứ, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần gây sức ép, buộc bán ByteDance bán TikTok. Nhiều công ty Mỹ được cho là đang đàm phán với ByteDance để mua lại hoạt động của ứng dụng này.

Khi ông Trump đe dọa cấm ứng dụng này vào năm 2020, Microsoft cho biết họ cam kết mua lại TikTok phải được xem xét bảo mật hoàn chỉnh và mang lại lợi ích kinh tế phù hợp cho nước Mỹ.

Theo NBC News, Microsoft sẽ mua hoạt động của TikTok tại Canada, Australia và New Zealand như một phần của thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng đã thất bại khi Oracle được chọn để có khả năng giám sát hoạt động và dữ liệu người dùng của TikTok tại Mỹ.

Theo đó, Oracle có quyền kiểm soát hoạt động đối với TikTok US, trong khi ByteDance nắm quyền sở hữu đa số đối với TikTok. Walmart sau đó đã cùng Oracle đề nghị đầu tư vào TikTok. Nhưng thương vụ đã bị đình trệ dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei xây dựng trung tâm R&D khổng lồ chuyên về bán dẫn tại Thượng Hải

Huawei Technologies đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) khổng lồ tại Thượng Hải nhằm tăng cường chuỗi cung ứng giữa bối cảnh Washington siết hạn chế xuất khẩu công nghệ.

Trọng tâm của nhiệm vụ này là các máy in thạch bản – thiết bị quan trọng trong sản xuất vi xử lý tiên tiến. Những hạn chế xuất khẩu của Mỹ và đồng minh khiến khả năng tiếp cận những cỗ máy này của Huawei giảm sút, khi thị trường máy đúc chip đang nằm trong tay ba ông lớn là ASML (Hà Lan), Nikon và Canon (Nhật Bản).

Trung tâm R&D mới nằm ở phía Tây Thượng Hải, sẽ bao gồm một cơ sở phát triển vi xử lý chủ chốt và trụ sở mới của HiSilicon Technologies – đơn vị thiết kế chip của Huawei. Ngoài ra, còn có trung tâm nghiên cứu công nghệ không dây và smartphone.

Chính quyền thành phố cho hay, tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng 12 tỷ NDT (1,66 tỷ USD), là một trong những dự án hàng đầu của Thượng Hải trong năm 2024.

Để dễ hình dung, quy mô của dự án có diện tích bằng 224 sân bóng đá gộp lại. Huawei cũng thiết kế tàu điện di chuyển giữa các toà nhà trong khuôn viên. Khi hoàn thành, trung tâm này có thể chứa hơn 35.000 lao động công nghệ cao.

Chi phí R&D của Huawei trong năm 2023 đạt mức kỷ lục 164,7 tỷ NDT, chiếm 23,4% tổng doanh thu tập đoàn.

Trước khi bị Washington đưa vào danh sách đen thương mại, công ty này chủ yếu thiết kế chip và thuê đối tác sản xuất nước ngoài như TSMC và Globalfoundaries. Hiện các nhà sản xuất nội địa như SMIC đang là đối tác đúc chip cho Huawei. Tuy nhiên, công ty dự định sẽ tự chủ khâu đúc chip với hàng loạt thoả thuận được chính quyền ủng hộ tại các thành phố như Thẩm Quyến, Thanh Đảo và Tuyền Châu.

Nguồn tin của Nikkei Asia cho hay, để thu hút lao động chất lượng cao về trung tâm, Huawei đề nghị mức lương gấp đôi so với những công ty sản xuất chip nội địa khác. Gã khổng lồ công nghệ vốn đã thuê lượng lớn kỹ sư từng làm việc cho những nhà sản xuất công cụ đúc chip hàng đầu thế giới như Applied Materials, Lam Research, KLA và ASML.

Những kiểm soát xuất khẩu công nghệ mà Mỹ áp đặt trong vài năm qua đã tác động tới thị trường việc làm ở đại lục. Việc các kỹ sư mang quốc tịch Trung Quốc ngày càng khó làm việc cho những công ty chip nước ngoài đang mở ra cơ hội cho Huawei và doanh nghiệp nội địa thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, các giám đốc trong ngành nhận định, mặc dù gói lương “hào phóng” nhưng thách thức lớn nhất với các kỹ sư là văn hoá làm việc.

“Môi trường làm việc rất tàn nhẫn. Không phải là 996 – từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần nữa, mà trở thành 007 – từ 0h sáng hôm nay đến 0h sáng hôm sau, 7 ngày/tuần, không có ngày nghỉ”, một kỹ sư chip người Trung Quốc nói. “Hợp đồng thường kéo dài ba năm, nhưng hầu hết đều không thể trụ lại cho đến khi tái ký”.

Hiện các nhà đúc chip Trung Quốc đang tìm kiếm những thiết bị sản xuất nội địa để thay thế cho những thiết bị bán dẫn nhập khẩu nước ngoài. Naura, công ty cung ứng thiết bị đúc chip hàng đầu tại đại lục, đã ghi nhận doanh thu tăng gấp bốn lần kể từ năm 2018 và được cho là tiếp tục phá kỷ lục trong năm 2023 vừa qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng “poly-work” trong Gen Z: Phần lớn Gen Z đều chọn làm nhiều hơn 1 nghề

Đừng bao giờ khẳng định Gen Z lười và thụ động hơn các thế hệ khác. Số liệu cho thấy phần lớn người trẻ thuộc thế hệ này làm ít nhất 2 nghề để đảm bảo thu nhập.

Không yên tâm nếu chỉ có một nguồn thu nhập

Kết quả cuộc nghiên cứu của MarketWatch Guides được công bố vào đầu tháng 4/2024 cho thấy: Trong năm 2023, hơn một nửa dân số Mỹ (54%) phải làm ít nhất 2 công việc cùng lúc mới đủ duy trì cuộc sống.

Trong số đó, đứng đầu là thế hệ GenZ với 71%, vị trí thứ 2 thuộc về thế hệ Millennials với 68%, tiếp đó là GenX với 48%, và cuối cùng là thế hệ Baby boomer với 32%.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra thế hệ trẻ không ngại làm nhiều việc, họ thậm chí luôn đặt mục tiêu có ít nhất 2 nguồn thu nhập, nhưng làm nhiều việc cùng lúc cũng không mấy hữu ích trong việc giúp họ có đủ tiền để trang trải cuộc sống.

Phân tích từ Bank of America cho thấy những công việc làm thêm không yêu cầu kiến thức/kỹ năng chuyên môn không thực sự mang lại nguồn thu nhập tốt.

“Giới trẻ đang cảm thấy bị lép vế so với thế hệ cha mẹ, ông bà. Những con số đã cho thấy rằng lạm phát và suy thoái kinh tế khiến cuộc sống của người trẻ khó khăn hơn so với những thế hệ trước” – Anna Zhou – Nhà Kinh tế học tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), đồng thời là tác giả của báo cáo trên chia sẻ.

Báo cáo cũng cho thấy ngay cả khi có nhiều hơn một nguồn thu nhập, 44% người trẻ vẫn cảm thấy bấp bênh về mặt tài chính, một phần vì họ không dám chắc các nguồn thu nhập của mình có thể duy trì đều đặn tới bao giờ.

Thiếu niềm tin với nơi làm việc – Lý do khiến người trẻ lao đi tìm “phương án dự phòng”

Cac nghiên cứu khác cho thấy nhiều người trẻ gọi hiện thực đang làm nhiều công việc cùng lúc của mình là “poly-work”, hàm ý thể hiện sự không phụ thuộc lẫn không tin tưởng vào bất kỳ đơn vị nào đang trả lương cho mình.

Một báo cáo gần đây của công ty quản lý lực lượng lao động Vice cho biết: “Để chống lại chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, tỷ lệ người lao động làm nhiều việc một lúc cũng tăng theo. Và xu hướng làm nhiều việc một lúc của thế hệ thanh niên hiện nay có thể bắt nguồn từ cảm giác thiếu tin tưởng vào nơi họ đang làm việc.

Người trẻ có cách nhìn nhận và gắn bó với nơi làm việc khác với những thế hệ đi trước. Họ ưu tiên sự đảm bảo tài chính hơn là lòng trung thành của mình với công ty, hay những lời cam kết về các chế độ phúc lợi khác mà bản thân sẽ nhận được ở nơi làm việc”.

Theo một cuộc khảo sát gần đây với 120.000 công nhân làm việc theo ca tại các công ty ủy quyền, cứ năm công nhân GenZ thì có một người đang đảm nhận các công việc khác. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng 60% công nhân làm nhiều việc là phụ nữ trẻ, chủ yếu làm việc trong ngành khách sạn, chăm sóc sức khỏe hoặc ngành bán lẻ và dịch vụ.

Báo cáo của Cục Thống kê Lao động cho thấy số lượng những người làm nhiều công việc một lúc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2021 đế hết năm 2023. Vào tháng 12/2023, khoảng 8.565.000 người Mỹ đã đảm nhiệm ít nhất hai công việc và trong số đó, 399.000 người đã tìm kiếm việc làm toàn thời gian ở cả vị trí thực tập sinh lẫn nhân viên chính thức.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ngọc Linh | Markettimes

Bối cảnh ngành tài chính tiêu dùng khá ảm đạm khi hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ

Không còn mang về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, mảng tài chính tiêu dùng đang dần đuối sức khi lợi nhuận các công ty trong ngành đồng loạt sụt giảm mạnh trong năm 2023.

Lợi nhuận lao dốc

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự khó khăn chung của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu dùng, khả năng thanh toán của người dân sụt giảm mạnh là nguyên nhân chính tạo nên bức tranh xám màu của ngành tài chính tiêu dùng.

Trong khi vào năm 2022, sự phân hoá giữa các công ty tài chính đã diễn ra khi một số công ty tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận, một số thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm thì tới năm 2023, xu hướng sụt giảm bao trùm toàn ngành.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả trong số 8 công ty tài chính tiêu dùng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 đều ghi nhận lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ trong kỳ.

Mới đây nhất, hai công ty tài chính có vốn từ Hàn Quốc Mirae Asset Finance và Shinhan Finance đồng loạt báo lỗ sau thuế lần lượt 963 tỷ đồng và 463 tỷ đồng năm 2023, trong khi năm ngoái cả hai công ty này đều ghi nhận lãi 127 tỷ đồng và 312 tỷ đồng.

Những công ty tài chính từng mang về hơn nghìn tỷ lợi nhuận trong năm 2023 như Home Credit hay HD Saison cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của thị trường chung khi lợi nhuận sụt giảm lần lượt 68% và 43%. FE Credit tiếp tục ghi nhận lỗ gần 3.700 tỷ đồng trước thuế.

Từng đặt mục tiêu lợi nhuận 1.300 tỷ đồng năm 2023 nhưng Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit – công ty con của Tập đoàn MB) lại chỉ ghi nhận lợi nhuận đạt 240 tỷ đồng, giảm 75% so với năm trước.

Một công ty tài chính quy mô nhỏ khác là Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) cũng có lợi nhuận giảm 74% trong năm 2023. EVN Finance là công ty có mức giảm lợi nhuận thấp nhất (10%) trong nhóm kể trên.

“Tín dụng tiêu dùng đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong vòng hơn 15 năm qua”, ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc MCredit, từng đưa ra nhận định vào cuối năm 2023.

Tín dụng tăng chậm, nợ xấu có nơi lên 20%

Theo số liệu của  Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Trong đó, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đến cuối năm 2023 tăng 7,83% so với cuối năm 2022, tương đương hơn 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm 21,19% tổng dư nợ nền kinh tế. 

Mức tăng trưởng này được đánh giá là quá khiêm tốn nếu so sánh với mức tăng 22% của cả năm 2022, tuy nhiên đây cũng là xu hướng chung khi tín dụng tăng chậm trong phần lớn năm 2023.

Đồng thời, dư nợ các công ty tài chính tiêu dùng chính thức chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số này. Theo số liệu cập nhật đến tháng 8/2023, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 công ty tài chính chỉ chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống với 135.945 tỷ đồng.

Chia sẻ tại hội thảo về tín dụng đen tháng 10/2023, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), cho biết tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiêu dùng toàn hệ thống chỉ ở mức 4% nhưng nợ xấu của các công ty tài chính đến nay đã lên đến 8 – 10% cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%.

“Nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao”, ông Hùng cho hay.

Thực trạng về nợ xấu, trào lưu bùng nợ, cán bộ thu hồi nợ nghỉ việc,… đã khiến cho các công ty tài chính không thể tiếp tục mở rộng cho vay được, thực tế dư nợ không tăng mà còn giảm so với năm 2022 (giảm trên 60.000 tỷ).

Vào cuối năm 2023, dư nợ cho vay của HD Saison đạt 16.086 tỷ đồng, giảm so với năm 2022. Biên lãi thuần (NIM) của HD Saison cũng giảm nhẹ về 29% trong khi đó, chi phí vốn tăng lên 8,2%, cao hơn 2,2 điểm % so với 2022 kéo lợi nhuận của công ty sụt giảm. Số dư nợ xấu của HD Saison ở mức 1.225 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu 7,6%, tăng cả về giá trị và tỷ lệ so với năm ngoái.

Ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng Giám đốc HD Saison, cho rằng trong bối cảnh khó khăn, việc duy trì được khả năng bán hàng, có tăng trưởng, có giải ngân thì đã là một nỗ lực lớn của công ty trong năm qua.

FE Credit, công ty tài chính có thị phần lớn nhất thị trường, cũng ghi nhận tăng trưởng dư nợ âm trong cả năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của FE Credit lần lượt ở mức 17,8% và 11,9%, đều tăng so với cuối năm trước.

Còn tại VietCredit, sau khi gia tăng trong 4 quý liên tiếp, nợ xấu của công ty đã đạt đỉnh vào cuối quý III. Sang tới quý IV, số dư nợ xấu đã giảm xuống 853 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu 18,47%.

Đại diện của VNBA cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho nợ xấu của các công ty tài chính tăng cao. Ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý đó là khách hàng cố tình không trả nợ, bùng nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền.

Theo các chuyên gia, hiện nay thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang thiếu một hành lang pháp lý đủ sức vừa chế tài, quản lý được việc các doanh nghiệp cho vay sai quy định cũng như vừa bảo vệ được những doanh nghiệp làm đúng, tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng.

Tín hiệu phục hồi xuất hiện?

Các chuyên gia kỳ vọng nền kinh tế phục hồi trong năm 2024 sẽ là cơ hội thúc đẩy đà tăng trưởng của nhóm công ty tài chính tiêu dùng, bởi thu nhập hộ gia đình được nâng cao, sức mua quay trở lại.

Đánh giá về triển vọng của năm 2024 của FE Credit, các chuyên gia của Chứng khoán MB (MBS) cho rằng việc  công ty tài chính này ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương trong hai quý liên tiếp (nửa cuối 2023) và chất lượng tài sản có dấu hiệu tạo đáy cho thấy áp lực trích lập trong tương lai sẽ giảm dần.

Ngoài ra, đà giảm của tăng trưởng dư nợ cũng bắt đầu chậm lại và tạo đáy trong quý III/2023, làm tăng thêm kỳ vọng rằng FE Credit có thể lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm 2024 và đóng góp đáng kể vào khả năng sinh lời của VPBank. MBS cũng đưa ra dự báo rằng tăng trưởng dư nợ của FE Credit có thể đạt 16,1% trong năm 2024.

Kết quả này đạt được một phần do VPBank cùng SMBC đã chủ động thực hiện chiến lược tái cấu trúc toàn diện nhằm vực dậy FE Credit và quá trình này bước đầu đã có những tiến triển tích cực khi doanh số giải ngân của FE Credit đã tăng trưởng trở lại trong hai quý cuối năm.

“Tuy nhiên, các khó khăn chung của lĩnh vực tài chính tiêu dùng được đánh giá vẫn sẽ diễn ra, trở thành một thách thức chưa có điểm dừng trong thời gian sắp tới”, thông tin được ban lãnh đạo VPBank đưa ra trong tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024 sắp tới.

Mặc dù đừng trước nhiều thách thức, mảng tài chính tiêu dùng vẫn tiếp tục được đánh giá là có tiềm năng khai thác lớn trong tương lai. Theo nhận định của Fiingroup, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng lâu dài, khi quy mô hiện chỉ trên 10% GDP, thấp hơn nhiều so với một số thị trường khác trong khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tương đối lạc quan về thị trường, đại hội đồng cổ đông thường niên của EVNFinance mới đây cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với tổng tài sản là 54.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 585 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 43% so với thực hiện 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Diệp Bình | Doanh nghiệp và Kinh Doanh

KPMG bị phạt 25 triệu USD vì hành vi gian lận trong các bài thi nghiệp vụ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian lận trong các bài thi nghiệp vụ.

Ngày 10/4, Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) của Mỹ đã áp đặt các hình phạt dân sự đối với các chi nhánh của KPMG và Deloitte, hai trong số bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big Four).

Trong thông báo, PCAOB cho biết đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan do hành vi gian lận “nghiêm trọng” trong các bài thi nghiệp vụ tại công ty trong giai đoạn 2017-2022.

Đây là mức phạt lớn nhất trong lịch sử cơ quan quản lý kiểm toán Mỹ.

Chủ tịch PCAOB Erica Williams cho hay Ủy ban này cũng đã cấm vĩnh viễn cựu giám đốc bộ phận bảo hiểm của KPMG Hà Lan, ông Marc Hogeboom, làm việc cho bất kỳ công ty nào thực hiện kiểm toán các công ty đại chúng của Mỹ.

Ngoài ra, PCAOB đã phạt 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines vì vi phạm các quy tắc và tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của ủy ban này liên quan hành vi gian lận trong các bài thi nghiệp vụ nội bộ.

Ủy ban cũng xử phạt Wilfredo Baltazar, một quan chức hàng đầu của Deloitte Philippines, về hành vi này.

Hành vi gian lận trong các bài thi nghiệp vụ đã gây khó khăn cho công tác kiểm toán trong nhiều năm qua.

Năm 2019, KPMG đã đồng ý nộp phạt 50 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC) vì một loạt vi phạm, bao gồm gian lận trong các kỳ thi nghiệp vụ nội bộ bằng cách chia sẻ đáp án không đúng quy định và thao túng kết quả bài thi.

Vào năm 2022, Ernst & Young đã đồng ý nộp phạt 100 triệu USD, mức phạt lớn nhất từ trước đến nay của SEC đối với một công ty kiểm toán, vì gian lận trong kỳ thi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng sáng tạo nội dung: Một blogger đọc sách sở hữu kênh video hơn 5 tỷ lượt xem

Theo trang China Daily, các “blogger đọc sách” tại Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều độc giả quan tâm tới sách.

Du Liang, một blogger 9X, đang ngồi trước máy quay và giới thiệu cuốn Twenty-Four Histories với độc giả. Du Liang bày tỏ trước ống kính: “Chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử vì nó chứa đựng những nguyên tắc chi phối sự tiến hóa của xã hội.

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể giải thích lịch sử một cách hiệu quả để rồi vận dụng quy luật vào nhiều điều? Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một số trải nghiệm từ người xưa…”.

Truyền cảm hứng cách đọc mới

Theo thông tin của Workers’ Daily, có rất nhiều nhà sáng tạo nội dung như Du trên các nền tảng mạng xã hội, tập trung giới thiệu sách cho khán giả thông qua các video và hình ảnh ngắn. Họ được cư dân mạng gọi là “blogger đọc sách”.

“Tôi hy vọng nội dung video của mình có thể mang lại kiến thức và sự thoải mái cho khán giả”, Du nói.

Với ý tưởng của mình, kênh Du Liang’s Reading đã trở nên nổi tiếng, thu hút hơn 40 triệu người hâm mộ trên nhiều nền tảng xã hội khác nhau và tích lũy được hơn 5 tỷ lượt xem video. Số lượng sách được quảng bá đã vượt 400 đầu sách và hơn 2 triệu cuốn sách được bán ra.

Ngoài việc quảng bá sách mới, Du quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chia sẻ kiến thức văn hóa truyền thống. Ngoài ra, nhóm của Du cũng đã khởi động một dự án phim tài liệu nhỏ Corners of The World chia sẻ về thế giới và nhằm khuyến khích mọi người trải nghiệm cuộc sống thực và hiểu rõ hơn về ý chính của các tác phẩm văn học.

“Chúng tôi hầu như không chạy theo các xu hướng lan truyền trực tuyến mà cẩn thận đào sâu vào lĩnh vực của mình và cố gắng hết mình để làm tốt từng việc nhỏ”, Du nói.

Tương tự, Niu Weishu, một người đàn ông 45 tuổi đang kinh doanh vật liệu xây dựng, cũng có tài khoản đọc sách trên Douyin. Phần lớn video của ông đều liên quan đến The Art of War (Binh pháp), một tác phẩm quân sự kinh điển của Trung Quốc.

Niu cho biết: “Binh pháp đã được giải thích nhiều lần, nhưng hiếm khi phân tích kết hợp với tình hình kinh doanh cụ thể của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Về lý do khiến việc quảng bá sách thông qua video ngắn trở nên phổ biến, Du cho rằng so với các phương thức tiếp thị truyền thống, các “blogger đọc sách” có thể truyền tải một cách sinh động những điểm nổi bật và giá trị cốt lõi của sách trong một hoặc hai phút, cho phép người đọc nhanh chóng cộng hưởng cảm xúc.

Khai thác mặt tích cực của ‘blogger đọc sách’

Cơn sốt “blogger đọc sách” gần đây phản ánh sự phát triển không ngừng của văn hóa đọc trong xã hội. Theo Wei Pengju, người đứng đầu Viện nghiên cứu văn hóa và kinh tế, Đại học Tài chính Kinh tế trung ương Trung Quốc, những blogger này giới thiệu một cách đọc trực tuyến độc đáo tới độc giả và tạo điều kiện giao tiếp có ý nghĩa về sách. Đây là một minh chứng quan trọng của cho thấy sự phát triển của văn hóa đọc và xã hội học thuật toàn quốc.

Tuy nhiên, một số người đã nêu lên mối lo ngại về phong cách quá tương đồng giữa các blogger và đặt ra câu hỏi rằng một số nội dung video quá đơn giản, trống rỗng và thiếu trải nghiệm đọc thực sự.

Ngoài ra, để duy trì khả năng tiếp cận độc giả và khả năng kiếm tiền, các “blogger đọc sách” chắc chắn bị ảnh hưởng bởi những thuật toán đề xuất của các nền tảng xã hội. Do đó, họ phải sử dụng các tiêu đề cường điệu để thu hút độc giả.

Trước những vấn đề này, Du tin rằng sẽ khó cạnh tranh với các “blogger đọc sách” nếu những nhà sáng tạo nội dung chỉ đuổi theo lượt xem và không thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong quá trình tiếp cận độc giả.

Theo Wei, các blogger đọc sách nên tiếp tục tạo ra những nội dung chuyên nghiệp hơn, nhân văn hơn và chất lượng cao hơn. Đồng thời, cũng cần chú ý việc quản lý các nền tảng mạng xã hội này.

Bằng cách xem phần diễn giải của các “blogger đọc sách”, độc giả có thể nhận được một số hướng dẫn trong việc đọc sách. Wei nói: “Người đọc cần duy trì thói quen đọc và đọc các văn bản gốc để có thể hiểu được chiều sâu thực sự”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ZNews

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok năm 2023 vượt xa Tencent và Alibaba

Lợi nhuận trước thuế, lãi trước khấu hao và lãi sau khấu hao của ByteDance trong năm 2023 đã tăng lên mức hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào 2022, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết doanh thu của ByteDance, công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, cũng tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD trong 2022.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba

Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên ByteDance vượt qua đối thủ truyền kiếp Tencent cả về doanh thu và lợi nhuận trong một năm khi tận dụng nền tảng video ngắn phổ biến của mình để mở rộng sang thương mại điện tử quốc tế.

Dù chưa được kiểm toán độc lập, các số liệu nội bộ này của ByteDance cho thấy tập đoàn có trụ sở ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) là một trong những hãng công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2023.

Người phát ngôn của ByteDance không trả lời khi được Bloomberg đề nghị bình luận.

ByteDance với Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) vào năm ngoái đã củng cố vị thế hàng đầu về internet ở cường quốc châu Á, cùng Tencent và Alibaba. Tuy nhiên, cả Tencent và Alibaba đều đang phải vật lộn để kích thích tăng trưởng vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.

Tại thị trường nội địa, Douyin đang chuyển mình trở thành nền tảng đa năng giống WeChat của Tencent, với các tính năng bổ sung nhằm lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba và cạnh tranh với Meituan về các đơn đặt hàng giao đồ ăn.

Ngay cả với kết quả khả quan, ByteDance vẫn quyết định đại tu việc quản lý các hoạt động tại Trung Quốc vào tháng 2, với việc Kelly Zhang Nan từ chức Giám đốc điều hành đơn vị Douyin mà không có kế hoạch bổ nhiệm người kế nhiệm.

Việc triển khai thành công TikTok Shop tại các thị trường như Mỹ và Đông Nam Á đã mở ra những nguồn doanh thu mới ngoài hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. TikTok đang tìm cách tăng quy mô kinh doanh thương mại điện tử của mình lên gấp 10 lần trong năm 2024 tại Mỹ, nơi có 170 triệu người dùng. Động thái này diễn ra bất chấp cuộc khủng hoảng hiện hữu của TikTok tại thị trường sinh lợi nhất.

Hôm 13.3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng đối mặt với lệnh cấm hoạt động ở Mỹ.

Dự luật cho ByteDance khoảng 6 tháng để thoái vốn, hiện được chuyển đến Thượng viện, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã gửi những tín hiệu trái chiều về việc liệu họ có ủng hộ nó hay không.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ ký dự luật thành luật nếu nó được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua. Tuy nhiên, dự luật này có thể sẽ phải đối mặt với kiện tụng ngay cả khi trở thành luật. Những nỗ lực trước đây nhằm chặn TikTok, từ năm 2020, đã bị đình trệ hoặc bị tòa án chặn lại.

Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa ông Joe Biden và Donald Trump vào cuối năm 2024, cùng với phản ứng của Trung Quốc, cũng có thể làm phức tạp vấn đề.

Giống như các công ty cùng ngành Trung Quốc, ByteDance đã bắt đầu loại bỏ các khoản đặt cược rủi ro trong những tháng gần đây. ByteDance đã cắt giảm hàng trăm nhân viên tại các đơn vị phát triển game và phần mềm doanh nghiệp, vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận và phần lớn không đáp ứng được kỳ vọng. Thay vào đó, tập đoàn này đang cố gắng bắt kịp với lĩnh vực AI tổng quát, xây dựng chatbot và mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình.

Khả năng ByteDance chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vẫn còn xa vời, vì đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Mỹ.

Hồi tháng 12.2023, ByteDance đã đề nghị mua lại số cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư, với mức định giá công ty là 268 tỷ USD. Vào thời kỳ đỉnh cao, ByteDance được định giá hơn 400 tỷ USD trong một số giao dịch tư nhân.

ByteDance tập trung nguồn lực vào AI tổng quát sau khi Sora làm đảo lộn tương lai việc tạo video

ByteDance đang huy động nguồn lực cho các dự án AI tổng quát khi tăng gấp đôi nỗ lực để cố bắt kịp chabot AI ChatGPT và mô hình chuyển văn bản thành video Sora của OpenAI.

Đảm nhận vị trí giám đốc điều hành từ nhà đồng sáng lập Zhang Yiming vào năm 2021, Liang Rubo đã đặt ra ba mục tiêu cho ByteDance liên quan đến AI tổng quát trong quý 1/2024: Tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản, theo nguồn tin của trang SCMP.

Trang web của ByteDance liệt kê hơn 300 cơ hội việc làm liên quan đến AI tổng quát, hơn 100 trong số đó liên quan đến mô hình ngôn ngữ lớn – công nghệ được sử dụng để đào tạo ChatGPT và các chatbot AI tương tự.

ByteDance gần đây đã thuê Jiang Lu, người từng đóng góp chính cho VideoPoet, mô hình ngôn ngữ lớn được Google thiết kế để tạo video, ra mắt cuối năm ngoái.

Theo hãng truyền thông Jiemian (Trung Quốc), ByteDance đang bí mật làm việc trên nhiều sản phẩm AI, gồm cả công nghệ chuyển văn bản thành hình ảnh và tạo video từ văn bản.

Nhóm chịu trách nhiệm về ứng dụng chỉnh sửa video CapCut, do Kelly Zhang Nan (cựu Giám đốc điều hành đơn vị Douyin) quản lý, cũng đang làm việc bí mật trên các sản phẩm AI.

Một nguồn tin thân cận với ByteDance nói rằng những người có ảnh hưởng lớn tại công ty, gồm cả người sáng lập Zhang Yiming, hiện coi AI là một trận chiến mà công ty không thể thua. Nguồn tin cho biết đó là tinh thần “hết mình”.

ByteDance được nhiều người coi là trường hợp thành công của một doanh nghiệp sử dụng thuật toán học máy để giới thiệu nội dung cho người xem.

Một ngôi làng ở quê hương của Zhang Yiming thậm chí còn dựng bia đá để vinh danh tỷ phú này, ca ngợi ByteDance là hãng công nghệ đầu tiên ứng dụng AI vào internet di động và Douyin đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử phát trực tiếp (livestream). Chiếc bia đá vinh danh Zhang Yiming sau đó đã bị dỡ bỏ.

Dù sớm áp dụng AI trong đề xuất nội dung nhưng ByteDance lại khám phá mô hình ngôn ngữ lớn tương đối muộn. Công ty đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI nửa cuối 2023, sau khi đối thủ Baidu và Alibaba triển khai dịch vụ của họ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Sau khi OpenAI ra mắt Sora vào giữa tháng 2, ByteDance cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được thiết kế để giúp tạo video, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa sẵn sàng để phát hành rộng rãi. Tập đoàn Trung Quốc tiết lộ: “Nó vẫn có khoảng cách lớn với các mô hình sản xuất video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng”.

Tuy nhiênua, ByteDance đang âm thầm cố gắng bắt kịp OpenAI. Theo bản tin của Jiemian, Zhang Yiming, người ít nổi tiếng nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn đến định hướng chiến lược của ByteDance, năm ngoái đã dành phần lớn sức lực cho AI. Tạp chí China Entrepreneur cho biết Zhang Yiming thường đọc các tài liệu nghiên cứu OpenAI đến đêm khuya.

Đầu tháng 2, Kelly Zhang Nan đã từ bỏ vai trò Giám đốc điều hành Douyin để dành nhiều thời gian hơn cho CapCut, nói rằng “công nghệ AI sẽ gây ra sự đảo lộn đáng kể trong việc tạo nội dung và thậm chí sinh ra các nền tảng tạo nội dung mới”.

Alex Zhu (người đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng video ngắn Musical.ly sau này sáp nhập với TikTok) và Zhu Wenjia (trưởng nhóm công nghệ tại TikTok) cũng đã điều chỉnh trách nhiệm của mình để tập trung vào AI.

Cảm giác cấp bách đã tràn ngập ByteDance sau khi Giám đốc điều hành Liang Rubo chỉ trích nhân viên vào tháng 1 vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của các công nghệ mới, cụ thể là AI tổng quát.

Tại một cuộc họp nội bộ, ông cho biết các nhân viên ByteDance đã không nói gì về ChatGPT, được phát hành vào tháng 11.2022, cho đến vài tháng sau đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei đã sẵn sàng đối đầu với iOS của Apple và Android của Google

Hệ điều hành HarmonyOS Next của Huawei có thể cạnh tranh sòng phẳng với iOS của Apple và Android của Google, điều mà chưa hãng công nghệ nào làm được.

Huawei công bố hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 1, đánh dấu sự đổi hướng đáng kể so với các phiên bản tương thích với Android trước đó. Động thái này báo hiệu quyết tâm của Huawei trong việc thiết lập hệ sinh thái ứng dụng di động của riêng mình, tương tự iOS và Android.

Bằng cách hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng để tạo ra các ứng dụng dành riêng cho HarmonyOS và bồi dưỡng một thế hệ lập trình viên mới, Huawei đang định vị mình là một người chơi quan trọng trên thị trường hệ điều hành. Công ty đã bắt tay với các trường đại học Trung Quốc từ năm 2021 để đào tạo lập trình viên.

Nó có thể có tác động lớn trong việc thúc đẩy hơn nữa ngành công nghiệp công nghệ trong nước. Huawei ước tính việc viết các ứng dụng cho HarmonyOS sẽ tạo ra ít nhất 3 triệu việc làm. Hiện tại chỉ có hơn 380.000 nhà phát triển được chứng nhận HarmonyOS. Huawei cam kết đào tạo 100.000 nhà phát triển mỗi tháng thông qua các video trực tuyến và các phương tiện khác.

Vào tháng 2/2021, Đại học Vũ Hán tiên phong tích hợp các khóa học phát triển ứng dụng di động HarmonyOS vào chương trình giảng dạy của mình, trở thành trường đầu tiên ở Trung Quốc làm như vậy. Trong học kỳ đầu tiên, 30 sinh viên với các chuyên ngành khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm và quản lý thông tin đã tham gia khóa học.

“Mức lương khởi điểm của các nhà phát triển HarmonyOS cao hơn 30% đến 50% so với các nhà phát triển Android”, Ren Gelin, Chủ tịch Ủy ban quản lý dự án OpenHarmony của Huawei, thông tin.

Năm 2019, các lệnh trừng phạt của Mỹ buộc Huawei không được sử dụng Android đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hiện sinh cho công ty có trụ sở tại Thâm Quyến.

HarmonyOS, hay “hongmeng” trong tiếng Trung, thai nghén từ đầu năm 2015. Ban đầu nó được dành cho Internet of Things, như lái xe tự động và tự động hóa công nghiệp, tuy nhiên, các lệnh trừng phạt buộc Huawei phải tăng tốc và tung ra phiên bản đầu tiên của HarmonyOS chỉ trong bốn tháng. Giống như Android, HarmonyOS phát triển trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux.

Hiện tại, Huawei đang có cơ hội đạt được quyền tự chủ hoàn toàn trong chip, hệ điều hành và ứng dụng, cũng như được hưởng lợi từ cả trải nghiệm sản phẩm và thương mại hóa.

Ngày 22/2, tại sự kiện giới thiệu điện thoại gập Huawei Pocket 2, CEO bộ phận tiêu dùng Yu Chengdong tiết lộ các kế hoạch tham vọng đối với HarmonyOS. Dự kiến trải qua cập nhật lớn vào mùa thu năm nay, hệ điều hành có thể tạo ra cuộc cách mạng cho các thiết bị Huawei, giúp tăng hiệu suất 30%, hoạt động mượt hơn và pin lâu hơn.

Ông Yu cho biết bản beta dành cho lập trình viên sẽ xuất hiện trong quý II và bản dành cho người tiêu dùng trong quý IV. Nguồn tin nội bộ chia sẻ smartphone Mate mới, phát hành nửa cuối năm, sẽ cài sẵn HarmonyOS Next.

Thành công của Mate 60 series, trang bị chip Kirin sản xuất tại Trung Quốc, giúp Huawei xây dựng nền tảng người dùng vững chắc cho hệ điều hành sắp tới. Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, Mate 60 bán được 1,5 triệu máy trong tháng đầu lên kệ.

Trong sáu tuần đầu tiên của năm 2024, doanh số smartphone Huawei tại Trung Quốc đã tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần của hãng tăng lên 16,5% và chỉ đứng thứ hai sau Vivo, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research.

Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint, chỉ ra tăng trưởng này phần lớn nhờ dòng Mate 60 với lượng khách hàng trung thành và sự ra mắt thành công của HarmonyOS.

Trước Huawei, những gã khổng lồ công nghệ khác đã cố gắng xây dựng hệ điều hành để cạnh tranh với Android và iOS. Đó là Windows Phone của Microsoft hợp tác với Nokia, Tizen của Samsung được phát triển với Intel và YunOS của Alibaba. Tất cả đều thất bại trước những thách thức lớn và gánh nặng tài chính liên quan đến việc tạo ra và duy trì một hệ điều hành mới trong một thị trường bị chi phối bởi những người chơi đã thành danh.

Ngay cả đối với “ông lớn” như Alibaba, việc đầu tư vào cả đội ngũ để phát triển một hệ điều hành là chi phí rất lớn, Zhang Jianfeng, cựu Giám đốc công nghệ tại Alibaba cho biết. Các chi phí là rào cản đối với những người mới tham gia, ông nói.

Huawei ước tính điểm bùng phát để HarmonyOS thành công là khi chiếm được 16% thị trường. Khi vượt ngưỡng này, có thể thu hút các nhà phát triển viết ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành. Công ty đã đạt được mục tiêu vào quý IV/2023 khi 16% smartphone bán ra ở Trung Quốc chạy HarmonyOS. Trên toàn cầu, nền tảng di động của Huawei chiếm gần 4% thị phần, so với 23% của Apple và 74% của Android, theo Counterpoint Research.

Gong Ti, Chủ tịch nhóm phần mềm tại bộ phận tiêu dùng của Huawei, đã vạch ra một chiến lược hai hướng để củng cố vị thế cạnh tranh của HarmonyOS. Trọng tâm ban đầu là cung cấp hơn 5.000 ứng dụng chiếm 99% thời gian sử dụng hàng ngày của người dùng trên điện thoại thông minh.

Đạt được cột mốc đó là rất quan trọng để HarmonyOS đạt được động lực và bắt đầu thiết lập một hệ sinh thái phần mềm toàn diện, ông Gong nói. Sau đó, Huawei cần mở rộng phạm vi của hệ điều hành lên 500.000 ứng dụng để phục vụ cho nhiều nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Từ tháng 9/2023, Huawei đã thúc đẩy các công ty lớn trong nước phát triển ứng dụng cho HarmonyOS. Vào cuối năm 2023, các hãng bao gồm nền tảng video Bilibili, ứng dụng thanh toán kỹ thuật số Alipay và các nhà phát triển trò chơi NetEase và miHoYo đã công bố thỏa thuận với Huawei để ra mắt các ứng dụng dựa trên HarmonyOS NEXT.

Tại buổi ra mắt HarmonyOS NEXT, ông Yu đã giới thiệu danh sách hơn 200 công ty tham gia phát triển ứng dụng dựa trên hệ điều hành. Chúng bao gồm iQiyi, China Merchants Bank, Ctrip và Zhihu, trong các lĩnh vực du lịch, tài chính, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ làm việc, giải trí và trò chơi.

Chia sẻ với Caixin, một số nhà phát triển ứng dụng nói nền tảng người dùng di động Huawei có thu nhập từ trung bình đến cao, sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, đây là một lý do chính để họ phát triển các ứng dụng HarmonyOS. Dù vậy, một số nhà phát triển nhỏ lại không có kế hoạch mạo hiểm phát triển ứng dụng cho HarmonyOS trong tương lai gần, nguyên nhân vì chợ ứng dụng lấy đi một nửa doanh thu từ game.

Mô hình này khiến họ lựa chọn phân phối thông qua các nền tảng thanh toán và mạng xã hội phổ biến như WeChat, Douyin, Kuaishou và Alipay. Các nền tảng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với game, bỏ qua nhu cầu tải xuống và đăng ký, một chiến lược phù hợp với nhu cầu của các nhà phát triển để tiếp cận khán giả của họ hiệu quả hơn về chi phí.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Singapore có thể không còn là ‘miền đất hứa’ cho các tập đoàn đa quốc gia

Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển các bộ phận ở trụ sở chính ra khỏi Singapore do chi phí tăng cao.

Các công ty đa quốc gia đang có chiều hướng chuyển một phần của trụ sở chính tại khu vực Đông Nam Á ra khỏi Singapore nhằm tiết kiệm chi phí và theo đuổi các cơ hội mở rộng trong khu vực, theo Nikkei Asia.

Đối với các công ty Nhật Bản, Singapore vẫn là trung tâm hàng đầu cho trụ sở chính khu vực Đông Nam Á. Nhưng nhà sản xuất mực in Sakata Inx lại có quan điểm khác. Công ty này đã thành lập văn phòng khu vực tại Malaysia hồi tháng 2.

Trụ sở này sẽ giám sát hoạt động kinh doanh ở Nam Á và Đông Nam Á, gồm các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Sakata dự kiến sẽ đưa trụ sở đi vào hoạt động từ cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Sakata Inx đã có mặt tại thị trường Đông Nam Á nhưng cho đến nay vẫn chưa thành lập trụ sở khu vực ở đây. “Văn phòng mới sẽ giúp phục vụ khách hàng ở các nước châu Á dễ dàng hơn”, đại diện công ty cho biết.

Trụ sở mới dự kiến ​​sẽ đóng góp thêm 1 đến 2 tỷ yên (từ 6,6 triệu USD đến 13,1 triệu USD) vào lợi nhuận, theo kế hoạch kinh doanh trung hạn của công ty cho đến năm 2026.

“Ưu đãi thuế” là yếu tố quyết định khi chọn Malaysia, theo đại diện công ty.

Ngân sách tài khóa 2024 được đề xuất của Malaysia đã đưa ra các ưu đãi thuế “trung tâm dịch vụ toàn cầu” cho việc đặt trụ sở khu vực tại quốc gia này, gồm thuế thu nhập ưu đãi từ 5% đến 10% trong tối đa một thập kỷ.

Thái Lan là một ứng cử viên hàng đầu khác để thu hút các trụ sở khu vực. Quốc gia này thường được lựa chọn kết hợp với các kế hoạch mở rộng sản xuất và bán hàng.

Nissin Foods Holdings đã chuyển trụ sở Đông Nam Á từ Singapore sang Thái Lan vào năm 2020. Chính phủ Thái Lan cũng đang nỗ lực thu hút các công ty đa quốc gia thông qua các ưu đãi về thuế.

Trong số các công ty Nhật Bản có trụ sở khu vực tại Singapore, 31% đã di dời một phần chức năng sang quốc gia khác hoặc đang cân nhắc thực hiện việc này. Đây là kết quả trong một cuộc thăm dò được Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản công bố vào tháng 3.

Tỷ lệ này tăng đáng kể so với mức 7,4% trong cuộc khảo sát năm tài chính 2019.

Thay vì di dời toàn bộ trụ sở ra khỏi Singapore, nhiều công ty Nhật Bản thích chuyển một vài bộ phận đặc thù, chẳng hạn như bộ phận bán hàng hoặc tổ chức doanh nghiệp.

Trong số các công ty đã hoặc đang cân nhắc chuyển sang quốc gia khác, Thái Lan là điểm đến được ưa chuộng nhất với 19 công ty. Malaysia đứng thứ hai với 5 công ty.

Ông Keisuke Asakura, Phó giám đốc điều hành tại văn phòng JETRO Singapore cho biết: “Thái Lan tập trung nhiều địa điểm sản xuất và thu hút di dời hoạt động bán hàng ra khỏi thị trường nhỏ như Singapore”.

Ông Asakura cho biết, với chi phí văn phòng và các chi phí khác đang tăng lên ở Singapore, các hoạt động di dời một phần sang Thái Lan dự kiến sẽ tăng tốc nhằm mục đích phân bổ lại các chức năng, thay vì chuyển giao toàn bộ.

Các công ty Nhật Bản không phải là bên duy nhất lo ngại về chi phí tăng cao ở Singapore. Trong một cuộc khảo sát năm 2023 của Phòng Thương mại châu Âu tại Singapore, 69% đơn vị được hỏi cho biết họ sẵn sàng chuyển một số nhân viên ra ngoài đảo quốc sư tử do chi phí hoạt động tăng cao.

Dẫu vậy, Singapore vẫn có lợi thế về vị trí, trình độ ngoại ngữ và dịch vụ tài chính. Dường như quốc gia này sẽ không bị truất ngôi là trung tâm hàng đầu cho công ty.

Hàng loạt công ty do các nhóm tài chính dẫn đầu đã chuyển từ Hong Kong sang Singapore kể từ các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019. Đối với Singapore, sự “di cư” ồ ạt này có thể sẽ chỉ giới hạn ở các nhóm bán hàng và bộ phận tương tự trong tương lai gần.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

FPT Shop gia nhập thị trường điện máy và cạnh tranh trực tiếp với Điện Máy Xanh

Ngày 8/4, FPT Shop (thuộc FPT Retail) thông báo chính thức mở bán máy điều hòa (máy lạnh) trên toàn quốc. Các sản phẩm máy lạnh tại FPT Shop có mức giá từ hơn 5 triệu đồng, để thu hút khách hàng, đơn vị này mở bán kèm nhiều ưu đãi như: bao công lắp đặt, miễn phí ống đồng, bảo hiểm 100% cháy nổ, trả góp 0%,….

Chia sẻ về việc chính thức mở rộng kinh doanh nhóm hàng điện máy, ông Phạm Quốc Bảo Duy, Giám đốc Ngành hàng Điện máy, cho biết hai năm trước đó, FPT Shop đã phát triển nhóm hàng gia dụng tại trên hơn 600 cửa hàng.

Bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, FPT Shop lên kế hoạch triển khai kinh doanh nhóm hàng điện máy với sản phẩm thử nghiệm đầu tiên là tivi. Tháng 1 vừa qua, FPT Shop tiến hành thử nghiệm mở bán máy lạnh tại khu vực TP HCM và thu được những kết quả khả thi nhất định.

“Đây chính là cơ sở để FPT Shop tiếp tục đầu tư, mở rộng danh mục nhóm hàng điện máy và chính thức triển khai kinh doanh các sản phẩm như: tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt,… trên toàn quốc”, ông Duy cho hay.

Về định hướng phát triển sắp tới, ông Duy chia sẻ thêm FPT Shop sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các thương hiệu như: Samsung, Xiaomi, Daikin, Casper,… Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp giải pháp tài chính như trả góp 0%, số tiền góp 31.000 đồng/ngày,…

Mảng bán lẻ điện máy vốn có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau khốc liệt chẳng hạn như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Mediamart, Siêu thị điện máy HC, Thiên Nam Hòa, Điện máy Chợ Lớn,… Đứng trước sự tăng tốc mạnh mẽ của chuỗi Điện Máy Xanh khiến cho các doanh nghiệp còn lại không còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Sau khi Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG) với chuỗi Điện Máy Xanh đã xác lập vị thế thống trị trong ngành bán lẻ điện máy thì cuộc chạy đua cho vị trí số hai hoặc số ba trong ngành trở thành “vấn đề sống còn” đối với các chuỗi điện máy khác nếu muốn tiếp tục tồn tại.

Điển hình là Trần Anh – một chuỗi điện máy lớn tại phía Bắc. Nhận thấy không có lợi thế trong cuộc đua giành vị trí Top đầu trong ngành, ban lãnh đạo công ty đã quyết định bán lại cho Đầu tư Thế Giới Di Động.

Cuối năm 2010, hệ thống bán lẻ điện máy với thương hiệu dienmay.com ra đời và chính thức đổi tên thành Siêu thị Điện Máy Xanh vào năm 2015. Đến tháng 7/2016, Điện Máy Xanh đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Giữa năm 2020, mô hình cửa hàng siêu nhỏ – Điện máy xanh Supermini (ĐMS) được đưa vào thử nghiệm và phát triển thần tốc 2020 với 302 cửa hàng 61/63 tỉnh thành vào cuối năm.

Tính đến cuối năm 2023, chuỗi Điện Máy Xanh có 2.190 siêu thị trên toàn quốc, bao gồm cả ĐMS và dẫn đầu thị phần thị trường bán lẻ điện máy xét theo quy mô. Điện Máy Xanh hiện là “gà đẻ trứng vàng” cho tập đoàn bán lẻ của ông Nguyễn Đức Tài, khi luôn chiếm tỷ lệ đóng góp doanh thu lớn nhất cho tập đoàn.

Năm ngoái, Điện Máy Xanh đạt doanh thu hơn 55.000 tỷ đồng, góp 46,7% vào tổng doanh thu toàn tập đoàn Đầu tư Thế Giới Di Động. Như vậy, với động thái mới của FPT Shop, giờ đây FPT Retail chính thức cạnh tranh không chỉ trong mảng dược phẩm, bán lẻ điện thoại, laptop mà còn đe doạ vị trí “độc tôn” trong cả lĩnh vực điện máy thế mạnh của Đầu tư Thế Giới Di Động.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Một lỗ hổng trên iPhone được ‘thu mua’ từ tay Hacker với giá 7 triệu USD

Một số công ty, tổ chức đang mua lỗ hổng zero-day trong iPhone với giá lên đến 7 triệu USD, còn Android là 5 triệu USD.

apple 3000 tỷ usd

Zero-day được định nghĩa là lỗ hổng chưa được phát hiện trước đó và chưa được vá trong phần mềm của nhà sản xuất.

Theo bảng giá của Crowdfense, công ty thành lập năm 2017 tại UAE, lỗ hổng iPhone được trả cao nhất 7 triệu USD, trong khi Android là 5 triệu USD. Lỗ hổng trên trình duyệt Chrome có giá tối đa 3 triệu USD, Safari 3,5 triệu USD, iMessage hay WhatsApp lên đến 5 triệu USD. Các mức này đều tăng so với năm 2019, lần gần nhất Crowdfense đưa ra bảng giá. Khi đó, công ty ra giá 3 triệu USD cho cả Android và iPhone.

Các công ty như Crowdfense, hay Zerodium thường mua lại lỗ hổng zero-day từ tay hacker với mục tiêu bán lại cho các tổ chức khác, thường là cơ quan chính phủ hoặc nhà thầu chính phủ – các tổ chức tuyên bố rằng họ cần công cụ hack để theo dõi tội phạm, theo TechCrunch.

Bên bán thường là hacker chuyên phát hiện lỗi bảo mật. Những người này tìm ra lỗi phần mềm hoặc phần cứng nhưng không thông báo cho công ty bị ảnh hưởng hoặc nhà phát triển phần mềm, cũng không rao bán trên chợ đen để tránh rơi vào tay kẻ xấu nhưng vẫn muốn “được giá” nhất. Việc giao dịch được thực hiện thông qua các công ty chuyên thu gom lỗ hổng như Crowdfense.

Theo 9to5mac, Crowdfense là công ty chào giá zero-day cao so với mặt bằng chung trên thế giới, nhưng chưa phải cao nhất. Năm ngoái, công ty Operation Zero cho biết sẵn sàng trả tới 20 triệu USD cho công cụ hack iPhone và thiết bị Android.

Thực tế, các công ty như Google, Apple, Microsoft vẫn tổ chức cuộc thi hàng năm dành cho hacker để tìm ra vấn đề bảo mật trên nền tảng của mình. Tuy vậy, họ thường trả thưởng ít hơn. Chẳng hạn, Apple trả tối đa 2 triệu USD cho nhà nghiên cứu tìm được lỗi.

Tại tọa đàm về phòng chống mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware) chiều 5/4 ở Hà Nội, Trung tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia – Bộ Công an, cho biết đang tồn tại một thị trường chuyên rao bán, cung cấp mã độc và lỗ hổng bảo mật. Các nhóm tấn công không cần quá giỏi vẫn có thể có được quyền sử dụng, truy cập mã độc để phục vụ mục đích bất chính.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ – Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, có những nhóm chuyên đi xâm nhập hệ thống rồi bán lại quyền khai thác cho nhóm khác.

“Bán lỗ hổng bảo mật, bán quyền truy cập hệ thống đã trở thành một nền công nghiệp”, ông Sơn nói.

Theo thống kê của các tổ chức an ninh mạng, tính từ đầu năm 2023 đến nay có hơn 13.750 cuộc tấn công gây ra sự cố vào hệ thống thông tin tại Việt Nam. Còn tính riêng 3 tháng đầu năm, số vụ tấn công là 2.323, trong đó có các trường hợp nghiêm trọng như của VnDirect, PVOil.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bách Hóa Xanh hoàn tất bán một phần cho nhà đầu tư được cho là đến từ Trung Quốc

CTCP Đầu tư và Công nghệ Bách Hóa Xanh (Đầu tư BHX) – công ty con của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa thông báo đã hoàn tất giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư.

Tỷ lệ cổ phần chào bán là 5% (năm phần trăm) trên tổng số cổ phần đã phát hành của Đầu tư BHX. Với tình hình dòng tiền tích cực và kết quả kinh doanh liên tục cải thiện của Bách Hóa Xanh, đặc biệt là mục tiêu Bách Hóa Xanh bắt đầu có lợi nhuận sau thuế ở cấp độ công ty từ năm 2024, Đầu tư BHX không có nhu cầu chào bán cổ phần tối đa lên tới 20% như kế hoạch ban đầu.

Số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được dùng để tài trợ nhu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh nói chung của Đầu tư BHX và CTCPThương mại Bách Hóa Xanh (Bách Hóa Xanh) là công ty con của Đầu tư BHX.

Trong quá trình thực hiện giao dịch, nhiều nhà đầu tư tiềm năng (bao gồm những nhà đầu tài chính và nhà đầu tư chiến lược uy tín) đã tìm hiểu thông tin, gặp gỡ công ty, tham gia đấu thầu cạnh tranh, thực hiện quá trình soát xét doanh nghiệp và thương lượng để chào mua cổ phần.

Đầu tư BHX với tư cách là Bên Chuyển Nhượng chào bán cổ phần đã quyết định chọn nhà đầu tư là Bên Nhận Chuyển Nhượng cổ phần dựa trên các tiêu chí sau:

(1) Là nhà đầu tư có uy tín và sẵn sàng thực hiện đầu tư vốn cổ phần thiểu số;

(2) Sẵn sàng chào mua cổ phần phổ thông mới (cổ phiếu sơ cấp) thông qua giao dịch vốn cổ phần trực tiếp với cấu trúc giao dịch không phức tạp;

(3) Sẵn sàng đưa ra mức định giá phản ánh được những chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh của Bách Hóa Xanh và tiềm năng dài hạn của Công ty Đầu tư BHX;

(4) Sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ Ban Lãnh đạo trong việc hiện thực hóa các kế hoạch phát triển dài hạn, không tham gia trực tiếp vào các hoạt động vận hành, không quản lý hay kiểm soát Đầu tư BHX và các công ty con dưới bất kỳ hình thức nào.

Bên mua chưa được tiết lộ. Tuỷ nhiên, theo thông tin từ Reuters trước đó, CDH Investments đến từ Trung Quốc đang đàm phán mua lại cổ phần thiểu số của chuỗi Bách Hóa Xanh từ MWG. Nếu đạt được thỏa thuận, định giá của chuỗi Bách Hóa Xanh có thể đạt mức 1,7 tỷ USD.

Các nguồn tin cho biết CDH, một trong những công ty đầu tư lớn nhất Trung Quốc hiện đang quản lý hơn 27 tỷ USD tài sản và là nhà đầu tư lớn của WH Group – đơn vị cung cấp thịt lợn lớn nhất thế giới, và Midea Group – nhà sản xuất thiết bị gia dụng. Doanh nghiệp này cũng đã từng sở hữu cổ phần của Thế giới Di động. Công ty Trung Quốc này đã nổi lên như ứng cử viên hàng đầu để mua lại cổ phần Bách Hóa Xanh sau khi vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Microsoft sẽ đầu tư 2.9 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản

Theo nguồn tin từ Nikkei, Chủ tịch Brad Smith cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng Microsoft sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản đến năm 2025, đây là khoản đầu tư lớn nhất của Microsoft vào nước này từ trước đến nay.

Đại diện Microsoft cho biết việc áp dụng AI và đầu tư vào năng lực trong nước đã trở thành “ưu tiên quan trọng mang tính quốc gia đối với các chính phủ trên toàn thế giới”.

Tokyo đang đưa ra các biện pháp mới nhằm bổ sung thêm sức mạnh AI trong nước, trong bối cảnh lo ngại về việc dữ liệu trong nước được truyền và lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu ở nước ngoài.

Microsoft sẽ phụ trách việc cải thiện năng lực AI của Nhật Bản. Microsoft là nhà cung cấp dịch vụ đám mây số 2 trên thế giới, sau Amazon Web Services (AWS).

Công ty cũng có kế hoạch công bố chương trình đào tạo lại kỹ năng liên quan đến AI tại Nhật Bản để đào tạo 3 triệu lao động trong vòng 3 năm và thành lập một phòng thí nghiệm mới ở Tokyo để nghiên cứu và phát triển về robot và AI.

Chủ tịch Smith cho biết việc đưa AI vào phát triển robot “mang lại cho Nhật Bản nhiều cơ hội phát huy thế mạnh công nghệ của mình trong nhiều lĩnh vực khác”, đồng thời tiết lộ kế hoạch tiến hành nghiên cứu chung với các trường đại học về công nghệ tự động hóa.

Microsoft cũng sẽ hợp tác với chính phủ Nhật Bản để tăng cường khả năng phục hồi an ninh mạng.

Ông Smith cho biết: “Những mối đe dọa đối với an ninh mạng đã trở nên thách thức hơn… Chúng tôi đang thấy điều đó từ Trung Quốc và đặc biệt là từ Nga, nhưng chúng tôi cũng đang chứng kiến hoạt động này ngày càng tăng trên khắp thế giới.”

Ông chỉ ra rằng “sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ hàng đầu và chính phủ” là một trong những chìa khóa để bảo vệ không gian mạng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng

Meta đang cập nhật chính sách mới cho các nội dung AI trên nền tảng nhằm đảm bảo rằng nhiều nội dung do AI tạo ra hơn sẽ được gắn nhãn, chính sách được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà sáng tạo và người dùng sử dụng các công cụ AI để sản xuất nội dung.

Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng
Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng

Nhằm mục tiêu giúp người dùng phân biệt được những nội dung do AI tạo ra với phần còn lại, Meta sẽ gắn nhãn các nội dung do các công cụ AI tạo ra.

Chính sách gắn nhãn AI mới sẽ giúp đảm bảo rằng nhiều nội dung do AI tạo ra hơn sẽ được gắn thẻ.

Theo Meta:

“Cách tiếp cận hiện tại của chúng tôi quá hẹp vì nó chỉ bao gồm các video do AI tạo ra hoặc được thay đổi để khiến một người nào đó có vẻ như nói điều gì đó mà họ thực sự đã không nói. Chính sách nội dung của chúng tôi được ban hành vào năm 2020 khi những nội dung do AI tạo ra còn rất hiếm và chủ yếu tập trung vào video.

Trong 4 năm qua, và đặc biệt là trong năm vừa qua, nhiều người hơn đã bắt đầu phát triển các loại nội dung khác do AI tạo ra như âm thanh và hình ảnh, và công nghệ này đang phát triển rất nhanh chóng.”

Chính sách mới của Meta sẽ khiến nhiều người dùng hơn thấy nhiều nhãn “Được tạo bằng AI” (Made with AI) hơn được gắn vào cạnh các nội dung khi hệ thống của Meta phát hiện ra rằng những nội dung đó được tạo ra bằng AI.

Meta cũng chia sẻ thêm rằng nền tảng sẽ ít loại bỏ hơn với các nội dung do AI tạo ra chủ yếu với mục đích là giáo dục và cung cấp thông tin.

“Nếu chúng tôi xác định rằng hình ảnh, video hoặc âm thanh được tạo ra hoặc thay đổi bằng kỹ thuật số có nguy cơ đánh lừa công chúng đặc biệt cao về một vấn đề quan trọng nào đó, chúng tôi có thể gắn thêm nhãn nổi bật hơn để mọi người có thêm thông tin và ngữ cảnh. Cách tiếp cận tổng thể này cung cấp cho mọi người nhiều thông tin hơn về nội dung để họ có thể đánh giá nội dung đó một cách tốt hơn.”

Nói cách khác, các nhãn sẽ ngay lập tức thông báo cho người dùng rằng nội dung đó là giả mạo, đồng thời hiển thị những gì hiện có thể thực hiện được với AI, điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dùng về những điều tương tự.

Đây là một bản cập nhật tốt, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào khả năng của Meta trong việc có thể phát hiện ra các nội dung hay bài đăng có sử dụng công cụ AI trong quá trình xây dựng.

Meta cho biết nền tảng sẽ triển khai quy trình ghi nhãn AI mới từ tháng 5.

Bạn có thể xem thêm về chính sách gắn nhãn nội dung do AI tạo ra của Meta tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

35% người lao động chọn thôi việc nếu khó cân bằng công việc và cuộc sống

Cân bằng công việc và cuộc sống, sếp quản lý trực tiếp là hai trong năm yếu tố tác động nhiều đến quyết định thôi việc của người lao động, theo khảo sát của Navigos.

Báo cáo Lương và thị trường lao động năm 2024 do Navigos Search khảo sát trong quý III/2023 từ 550 doanh nghiệp cùng hơn 4.000 ứng viên làm việc ở nhiều ngành nghề tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM.

Trong quý III, làn sóng mất việc, giảm giờ làm có xu hướng giảm nhiệt song vẫn chịu tác động tiêu cực do tổng cầu thế giới sụt giảm. Hầu hết doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chịu ảnh hưởng và biện pháp ứng phó được lựa chọn nhiều nhất là cắt giảm nhân sự, tiếp đến là ngưng tuyển dụng mới, tăng cường đào tạo chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, điều chuyển nhân sự và cắt giảm giờ làm.

44,4% người lao động được khảo sát cho biết mức lương đã tăng; 44% trả lời lương không đổi, 11,5% bị giảm sút. Phần lớn vẫn nhận được đầy đủ phúc lợi theo quy định và 10% bị giảm sút khoản này. Kinh tế khó khăn trong khi vật giá leo thang, người lao động kỳ vọng doanh nghiệp trả lương đúng hạn, tăng lương cao hơn mức lạm phát và đảm bảo việc làm.

Để ứng phó làn sóng này, gần 62% lao động tự nâng cao kỹ năng mềm nhằm tăng tính cạnh tranh của bản thân; 54% chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm ngay cả khi chưa có nhu cầu; 51% chọn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Ngoài ra, nhóm giải pháp mà lao động ưu tiên còn có xây dựng kỹ năng mềm, mối quan hệ và chú ý hơn tới sức khỏe tinh thần. Trong một năm tới, hầu hết người lao động không có ý định chuyển việc sang nhóm ngành khác do thị trường còn biến động khó lường.

Năm yếu tố tác động mạnh mẽ tới quyết định từ bỏ công việc hiện tại của người lao động nếu không được đáp ứng là lương, văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến, cân bằng công việc và cuộc sống, sếp quản lý trực tiếp.

Trong số này, lương dẫn đầu với 70%; văn hóa công ty gần 36%; cơ hội thăng tiến trong công việc 35,5%; cân bằng công việc và cuộc sống 35,4% và sếp quản lý trực tiếp chiếm 35%.

“Kết quả cho thấy người lao động ngày càng đề cao những giá trị liên quan sức khỏe tinh thần. Chính điều này tạo động lực cho họ từ bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm cơ hội phù hợp hơn”, báo cáo nhận định.

Năm 2024, sức khỏe tinh thần sẽ càng được người lao động chú trọng dù có thể vẫn phải ngụp lặn trong làn sóng cắt giảm việc làm. Cụ thể, 49% ứng viên được khảo sát kỳ vọng làm việc linh hoạt – xu hướng ứng dụng nhiều hơn ở Việt Nam và thế giới sau đại dịch; 44% ưu tiên sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Giá trị cộng đồng mà công việc đem lại hay ứng dụng công nghệ là những yếu tố ít tác động nhất tới ứng viên. Nếu phải tìm việc mới, người lao động quan tâm nhất vẫn là lương, tiếp theo là văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến, cơ chế thưởng.

Năm 2024, để ứng phó làn sóng cắt giảm nhân sự có thể tiếp diễn và tăng tính cạnh tranh cho bản thân, lao động sẽ tập trung phát triển ngoại ngữ và tư duy phân tích (55%), tư duy sáng tạo (48%); kỹ năng giải quyết vấn đề (42%) và 39,5% chọn giao tiếp hiệu quả. Những yếu tố này sẽ giúp người lao động thích ứng tốt hơn với biến động hay thách thức có thể xảy đến, theo Navigos Search.

Kết quả khảo sát cũng khá tương đồng những yếu tố mà doanh nghiệp ưu tiên khi tuyển dụng lao động, gồm ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề.

Đơn vị này nhìn nhận thị trường lao động đang hồi phục, nhưng chưa thực sự bền vững. Doanh nghiệp vì thế cần nắm bắt tâm lý lao động, xây dựng kế hoạch thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài hiệu quả; xây dựng cơ chế lương, thưởng minh bạch, hấp dẫn, chú trọng lương như yếu tố hàng đầu thu hút ứng viên khi tuyển dụng. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng văn hóa nơi làm việc phù hợp giá trị cốt lõi đang hướng đến.

Để giữ chân người tài, doanh nghiệp ngoài chính sách lương thưởng cần có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho mỗi nhân viên, nhìn nhận và đánh giá năng lực của họ thường xuyên dựa vào hiệu suất công việc.

Đồng thời, cần chú trọng nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động, áp dụng chính sách linh động về giờ làm, làm việc từ xa nếu phù hợp công việc, tổ chức các hoạt động gắn kết bộ phận nhân viên và quản lý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Sẽ làm lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử

Do vậy, cần tăng cường nhiều giải pháp lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Diễn biến phức tạp

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Cả nước có gần 75% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng và thực phẩm…Đây là những loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).

Trong năm 2024, các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến đạt doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm 2023. Sự phát triển mạnh mẽ này càng khiến phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm, tình trạng gian lận thương mại điện tử ngày càng tinh vi.

Thực tế, nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online; phân tán hàng hóa nhiều nơi; chỉ giao hàng với số lượng dè dặt nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng; chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian.

Nhiều khi trên website đăng nhiều sản phẩm nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời,… Trong khi đó, việc các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng khiến lực lượng chức năng rất khó kiểm soát.

Kết quả khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với 1.000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy, có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó, có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt, cứ bốn người tiêu dùng lại có một người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.

Các chuyên gia cho rằng, sàn thương mại điện tử trở thành một trong những kênh buôn bán của hàng giả tại ASEAN do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ qua biên giới chưa được hiệu quả.

Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại xã hội, livestream và việc áp dụng AI/thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến,…

Theo đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh,… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Với số lượng người mua và bán khổng lồ, các sàn thương mại điện tử đang trong tình trạng mất kiểm soát về chất lượng, uy tín. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người mua mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của người bán và nhãn hàng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng thường xuyên nhận phản ánh của các đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của họ bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Lazada, Shopee, TikTok.

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết: Việc điều tra, phát hiện vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website thương mại điện tử là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn.

Lành mạnh hóa môi trường

Theo các chuyên gia, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, thương mại điện tử là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Trước mắt, cơ quan chức năng phải siết chặt hoạt động cấp phép cho các sàn, gian hàng trực tuyến. Từ đó, kiểm soát chất lượng hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tập trung tuyên truyền và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội trong việc sàng lọc, phòng ngừa, ngăn chặn đối với các tài khoản không cung cấp đầy đủ thông tin, các tài khoản có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài và hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội. Đồng thời, tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để có sự điều chỉnh phù hợp thực tế nhằm quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử. Người dân nên lựa chọn những nền tảng uy tín và đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước.

“Người dùng cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng; đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác.

Không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm. Người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả trên thương mại điện tử, theo đại diện Shopee Phan Mạnh Hà, Shopee triển khai cơ chế tố cáo/báo cáo vi phạm và xử lý tố cáo.

Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng tính năng tố cáo trên ứng dụng di động Shopee để gửi báo cáo về sản phẩm hoặc hành vi vi phạm hàng giả/nhái bất cứ lúc nào. Bộ phận kiểm duyệt sẽ tiếp nhận thông tin và có cơ chế xử lý nếu nội dung và bằng chứng tố cáo chính đáng.

Đại diện sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada Vũ Thị Minh Tú cho biết, Lazada đang chú trọng thực hiện chính sách bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ, tập huấn nhà bán hàng về chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng công nghệ quản trị sàn.

Lazada cũng hợp tác và ký kết Biên bản ghi nhớ với các cơ quan thực thi pháp luật (Cục Sở hữu trí tuệ – DIP) tại Thái Lan, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHL), Cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA), Bộ Thương mại và Các vấn đề người tiêu dùng (MDTCA) tại Malaysia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Vingroup đã bán 55% vốn SDI (không còn là công ty mẹ Vincom Retail)

Với thương vụ bán 55% vốn SDI, Vingroup chính thức không còn là công ty mẹ của Sado và Vincom Retail.

Ngày 5/4, Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) thông báo về việc đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI – đơn vị sở hữu trên 99% vốn điều lệ của CTCP Kinh doanh thương mại Sado.

Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail (Mã: VRE) khi nắm 41,5% cổ phần công ty phát triển bất động sản bán lẻ.

Như vậy, các công ty Sado và Vincom Retail không còn là công ty con của Vingroup. Tuy nhiên, tập đoàn đa ngành này vẫn còn sở hữu trực tiếp 18,4% vốn cổ phần Vincom Retail.

Đây chỉ là một phần trong lộ trình bán toàn bộ 100% cổ phần SDI. Theo kế hoạch, Vingroup dự kiến hoàn tất thoái 55% cổ phần tại SDI trong tháng 3 và 45% cổ phần còn lại trong 6 tháng tới. Tiến độ thu tiền sẽ tương ứng với tiến độ chuyển nhượng cổ phần dự kiến được thực hiện từ tháng 3 đến quý III cùng năm.

Theo nguồn tin của chúng tôi, người mua SDI là hai nhà đầu tư trong nước am hiểu thị trường bán lẻ tiêu dùng nội địa. Còn theo Chứng khoán Vietcap, người mua cũng hiểu về thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Giá mua đề xuất cho 55% cổ phần đầu tiên trong SDI là 21.490 tỷ đồng (khoảng 886 triệu USD). Và giá mua 100% cổ phần trong SDI là 39.080 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD). Giá chuyển nhượng này bao gồm phần sở hữu thực tế tại Vincom Retail và quyền hưởng lợi ích cổ đông thiểu số tại hai dự án bất động sản Vũ Yên và Hạ Long Xanh.

Vingroup dự kiến ghi nhận lợi nhuận trước thuế 21.520 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn này. Đây là giao dịch bằng tiền và sẽ được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán của Vingroup khi nhận tiền.

Chuyên gia Vietcap cho rằng số tiền dự kiến thu về có thể hỗ trợ Vingroup giải quyết nhu cầu vốn trong năm 2024. Chuyên gia kỳ vọng hoạt động của các trung tâm thương mại hiện hữu của Vincom Retail và kế hoạch ra mắt trung tâm thương mại trong giai đoạn 2024 – 2025 sẽ không bị ảnh hưởng.

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Vingroup Nguyễn Việt Quang khẳng định tập đoàn vẫn sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại, quyền lợi của các khách thuê, chủ gian hàng tại vẫn được đảm bảo như đã cam kết theo các hợp đồng đã ký.

“Không có gì thay đổi gì trong mô hình tổ chức, quản lý, vận hành của Vincom Retail bởi Vingroup sẽ ký hợp đồng quản lý với Vincom Retail”, ông Quang cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó.

Vincom Retail đang vận hành 83 trung tâm thương mại tọa lạc tại các vị trí trung tâm trên khắp 44 tỉnh thành của Việt Nam với diện tích sàn 1,75 triệu m2. Theo thống kê từ VCSC, tổng số trung tâm thương mại của Vincom Retail đã vượt qua các công ty cùng ngành ở Đông Nam Á như SM Prime, Central Pattana, AEON, Pakuwon Jati, Parkson và Lotte.

Vincom Retail dự kiến sẽ khai trương thêm 6 trung tâm thương mại với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ khoảng 1171.000 m2 trong năm nay, giữ vững vị thế là nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với 89 trung tâm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2024 (80% quốc tịch Mỹ)

Toàn cầu hiện có gần 2.800 tỷ phú, tăng 141 người so với năm 2023. Đáng chú ý, Mark Zuckerberg – CEO Meta Platforms (Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…) – đã quay lại top 10 giàu nhất thế giới sau 3 năm vắng bóng.

1. Bernard Arnault

Tài sản ròng: 233 tỷ USD

Nguồn thu: LVMH

Quốc tịch: Pháp

Bernard Arnault là Chủ tịch của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới với khoảng 75 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior… Tài sản của vị doanh nhân 75 tuổi người Pháp này đạt 233 tỷ USD, tăng 22 tỷ USD so với năm ngoái.

2. Elon Musk

Tài sản ròng: 195 tỷ USD

Nguồn thu: Tesla, SpaceX

Quốc tịch: Mỹ

Xếp thứ 2 là Elon Musk, CEO của loạt công ty lớn như Tesla, SpaceX… Khối tài sản của ông tăng 15 tỷ USD so với năm 2023 lên 180 tỷ USD. Tài sản của Elon Musk gia tăng chủ yếu nhờ cổ phiếu Tesla tăng gấp đôi trong năm 2023.

3. Jeff Bezos

Tài sản ròng: 194 tỷ USD

Nguồn thu: Amazon

Quốc tịch: Mỹ

Jeff Bezos là người đồng sáng lập gã khổng lồ thương mại Amazon. Vị doanh nhân 60 tuổi này từng là người giàu nhất thế giới từ năm 2018 cho đến năm 2021. Cổ phiếu Amazon cũng ghi nhận mức tăng lên đến 76% trong năm qua.

4. Mark Zuckerberg

Tài sản ròng: 177 tỷ USD

Nguồn thu: Facebook, Instagram, WhatsApp

Quốc tịch: Mỹ

Đáng chú ý, Mark Zuckerberg, CEO Meta Platforms, đã vươn lên xếp thứ 4 trong danh sách, tăng 12 bậc so với năm ngoái. Trong năm qua, cổ phiếu Meta đã tăng gần gấp 3 lần về giá trị, giúp tài sản của vị tỷ phú này tăng vọt so với mức hơn 64 tỷ USD vào năm 2023.

5. Larry Ellison

Tài sản ròng: 141 tỷ USD

Nguồn thu: Oracle

Quốc tịch: Mỹ

Larry Ellison là Chủ tịch, Giám đốc công nghệ kiêm đồng sáng lập công ty phần mềm Oracle. Ông đang sở hữu khoảng 35,4% cổ phần tại công ty phần mềm này. So với năm ngoái, khối tài sản của tỷ phú Mỹ tăng 34 tỷ USD. Ông đồng thời cũng là thành viên HĐQT của Tesla từ năm 2018 đến tháng 8/2022. Hiện ông vẫn sở hữu khoảng 15 triệu cổ phiếu của hãng ô tô điện này.

6. Warren Buffett

Tài sản ròng: 133 tỷ USD

Nguồn thu: Berkshire Hathaway

Quốc tịch: Mỹ

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett là Chủ tịch kiêm CEO công ty Berkshire Hathaway. Ông là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Buffett hiện sở hữu khối tài sản 133 tỷ USD, tăng 27 tỷ USD so với năm ngoái.

Vài năm gần đây, ông chuẩn bị cho kế hoạch rời vị trí lãnh đạo Berkshire để nghỉ hưu. Theo Forbes, ông đã hứa sẽ quyên góp hơn 99% tài sản của mình.

7. Bill Gates

Tài sản ròng: 128 tỷ USD

Nguồn thu: Microsoft

Quốc tịch: Mỹ

Tài sản của Bill Gates chủ yếu đến từ cổ phiếu Microsoft. Năm nay, ông sở hữu 128 tỷ USD, tăng 24 tỷ USD so với năm ngoái. Sau khi rời Microsoft, Gates tập trung làm từ thiện thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Ông cũng đầu tư vào hàng chục công ty khác.

8. Steve Ballmer

Tài sản ròng: 121 tỷ USD

Nguồn thu: Microsoft

Quốc tịch: Mỹ

Steve Ballmer là bạn học của Bill Gates tại Harvard. Vị tỷ phú người Mỹ cũng từng giữ vị trí CEO của Microsoft từ năm 2000 đến năm 2014.

9. Mukesh Ambani

Tài sản ròng: 116 tỷ USD

Nguồn thu: Đa ngành

Quốc tịch: Ấn Độ

Ambani là Chủ tịch Tập đoàn Reliance Industries, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa dầu, dầu khí, viễn thông cũng như bán lẻ. Vài năm gần đây, tỷ phú liên tục thăng hạng trong danh sách người giàu thế giới.

10. Larry Page

Tài sản ròng: 114 tỷ USD

Nguồn thu: Google

Quốc tịch: Mỹ

Larry Page là đồng sáng lập Google, cùng Sergey Brin. Năm 2019, vị tỷ phú 51 tuổi rời chức CEO Alphabet, công ty mẹ của Google, nhưng vẫn là cổ đông kiểm soát kiêm thành viên HĐQT công ty này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO YouTube cảnh báo OpenAI khi Sora AI sử dụng video YouTube để đào tạo AI

CEO YouTube – Neal Mohan – vừa đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với OpenAI về việc sử dụng video trên nền tảng này để đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI).

Căng thẳng nổ ra sau khi OpenAI không thể xác nhận liệu trí tuệ nhân tạo tạo video từ văn bản mang tên Sora của họ có được đào tạo dựa trên dữ liệu từ video YouTube hay không. Việc sử dụng các tác phẩm của người khác để đào tạo AI mà không được phép đã trở thành vấn đề nhức nhối trong thời gian gần đây. Các tổ chức lớn như New York Times và Getty Images đã từng kiện các công ty phát triển AI vì vấn đề bản quyền.

Trong một cuộc phỏng vấn, CEO Neal Mohan khẳng định việc sử dụng video YouTube để đào tạo Sora là “vi phạm rõ ràng” điều khoản sử dụng của nền tảng. Ông nhấn mạnh: “Theo quan điểm của người sáng tạo nội dung, khi họ tải tác phẩm lên YouTube, họ có những quyền nhất định. Một trong những quyền đó là mong đợi các điều khoản sử dụng được tôn trọng.

Điều khoản không cho phép tải xuống bản ghi âm hoặc trích đoạn video, và đây là hành vi vi phạm rõ ràng. Đây là những quy tắc bất di bất dịch đối với nội dung trên nền tảng của chúng tôi.”

Hiện tại, cách thức OpenAI đào tạo các sản phẩm AI như Sora, ChatGPT và DALL-E vẫn còn nhiều bí ẩn. Theo Wall Street Journal, OpenAI có kế hoạch sử dụng bản ghi âm video YouTube để đào tạo GPT-5 – một sản phẩm AI khác.

Ngược lại với OpenAI, Google – đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực AI – dường như đang tuân thủ các quy định của YouTube (mà Google sở hữu). Theo ông Mohan, mô hình AI Gemini của Google cũng cần dữ liệu để học hỏi, nhưng nó chỉ sử dụng một số video nhất định dựa trên sự cho phép được ghi nhận trong hợp đồng bản quyền của mỗi người sáng tạo nội dung.

Những động thái này cho thấy sự cần thiết phải có quy định rõ ràng về việc sử dụng dữ liệu để đào tạo AI. Cần đảm bảo quyền lợi của những người sáng tạo nội dung và tránh những tranh chấp pháp lý trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nvidia đầu tư 200 triệu USD vào Indonesia cho dự án về AI

Theo hãng tin CNBC dẫn lời Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia Budi Arie Setiadi, trung tâm mới này sẽ được đặt trụ sở tại thành phố Surakarta thuộc tỉnh Trung Java. Việc ra mắt cơ sở này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và nhân tài kỹ thuật số địa phương.

Nvidia
Nvidia

Dự án trị giá 200 triệu USD này của Nvidia sẽ được tiến hành với sự hợp tác cùng tập đoàn công nghệ địa phương Indosat Ooredoo Hutchison – công ty viễn thông di động lớn thứ 2 của Indonesia. Khi được liên hệ, Indosat cùng Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào.

Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Indosat hồi tháng 3 trước đó tuyên bố đã sẵn sàng tích hợp chip AI thế hệ tiếp theo của Nvidia mang tên Blackwell vào cơ sở hạ tầng của mình với “mục tiêu đưa Indonesia vào một kỷ nguyên mới của AI có chủ quyền và tiến bộ công nghệ”.

Nó cũng được đưa ra khi nhà sản xuất chip của Mỹ mong muốn mở rộng sự hiện diện tại thị trường Đông Nam Á nhằm nắm bắt cơ hội nhu cầu dữ liệu trong khu vực bùng nổ do nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng được mở rộng.

Hồi tháng 1 vừa qua, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Singtel của Singapore đã công bố hợp tác với Nvidia nhằm triển khai năng lực trí tuệ nhân tạo trong các trung tâm dữ liệu của mình trên khắp Đông Nam Á.

Tới tháng 3, Singtel cho biết sáng kiến này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu vực quyền truy cập vào sức mạnh tính toán AI tiên tiến của Nvidia trong năm 2024 mà không cần khách hàng phải đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu đắt tiền của riêng mình.

Bản thân khu vực Đông Nam Á cũng ngày càng chứng minh được vai trò của mình như một nguồn doanh thu lớn cho Nvidia. Hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ trong năm 2023 cho thấy khoảng 15%, tương đương 2,7 tỷ USD doanh thu của công ty trong quý 3 đến từ thị trường Singapore.

Doanh thu từ quốc gia Đông Nam Á này trong quý 3/2023 tăng 404,1% so với mức 562 triệu USD được ghi nhận cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng trưởng doanh thu chung của Nvidia. Với mức tăng trưởng ấn tượng, Singapore chính thức rở thành thị trường lớn thứ 4 của công ty.

Trên thực tế, Singapore chỉ xếp sau một số thị trường lớn như Mỹ – nơi tạo ra 34,77% doanh thu trong quý 3/2023, Đài Loan với 23,91% doanh thu, Trung Quốc cùng Hong Kong ở mức 22,24%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Việt ngày càng chịu ảnh hưởng bởi các influencer khi mua hàng

Thời đại mua sắm phụ thuộc vào quảng cáo truyền thống đã qua đi. Ngày nay, một thế hệ những người tạo ra xu hướng mới đã xuất hiện, nắm giữ sức mạnh to lớn trong việc định hướng quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Trên thực tế, Influencer Marketing (Tiếp thị sử dụng Người có ảnh hưởng) đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách khách hàng đưa ra quyết định mua sắm.

Các nền tảng mạng xã hội đã cung cấp cho người tiêu dùng một cách mới để tiếp cận với sản phẩm và tạo ra cơ hội sinh lời cho các thương hiệu. Từ những blogger thời trang, TikToker làm đẹp hay chỉ đơn giản là những bạn trẻ chia sẻ tích cực về cuộc sống đời thường… đã thu hút đông đảo người tiêu dùng với những bài đăng có nội dung đầy lôi cuốn.

MẢNH ĐẤT MÀU MỠ CHO THƯƠNG HIỆU

Khi người tiêu dùng dần trở nên quen thuộc với việc mua hàng trực tuyến thông qua các kênh kỹ thuật số và mạng xã hội, các thương hiệu phải sáng tạo hơn trong việc marketing mới có thể bán được sản phẩm.

Đặc biệt, thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện nay cực kỳ am hiểu về truyền thông để hạn chế tối đa khả năng bị lừa bởi những chiêu trò bán hàng không đúng sự thật. Sự chứng thực của những người có ảnh hưởng, đặc biệt là từ những nhân vật đáng tin cậy, có thể đóng vai trò như một yếu tố trấn an và thúc đẩy người tiêu dùng mua các sản phẩm xuất hiện bên cạnh họ.

David Yovanno, Giám đốc điều hành của Impact.com chia sẻ: “Người tiêu dùng ngày càng trở nên thẳng thắn và ít khoan dung hơn trong việc nhận diện các chiến lược marketing mà các thương hiệu sử dụng… Các thương hiệu không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các kênh quảng cáo trả phí truyền thống nữa mà đang khai thác những người có ảnh hưởng để tạo ra nội dung phù hợp nhằm tiếp cận đối tượng người tiêu dùng mới”.

Trong những năm gần đây, thị trường Influencer Marketing tại Việt Nam có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể, với mức chi tiêu cho Influencer Marketing lên tới con số đáng kinh ngạc là 64,23 triệu USD vào năm 2022, theo báo cáo của AJ Marketing. Statista dự báo chi tiêu cho quảng cáo sử dụng Influencer tại Việt Nam sẽ đạt 87,02 triệu USD vào năm 2024.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến (CAGR 2024 – 2028) của chi tiêu cho hạng mục quảng cáo này tại Việt Nam là 11,67%, dẫn đến giá trị thị trường dự kiến là 135,30 triệu USD vào năm 2028.

Với tỷ lệ dân số tham gia mạng xã hội đáng kinh ngạc (Việt Nam là nơi có 70 triệu người dùng mạng xã hội vào tháng 1/2023, tương đương 71,0% tổng dân số, theo báo cáo của Data Reportal), người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng mạng xã hội trong thời gian rảnh và từ đó dễ tiếp thu các sản phẩm được đề xuất từ những người có ảnh hưởng.  Điều này khiến Việt Nam trở thành một thị trường lý tưởng cho các chiến lược Influencer Marketing.

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và YouTube được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, mang đến mảnh đất màu mỡ cho những người có ảnh hưởng tiếp cận tệp khán giả của họ. Theo StarNgage, gần 50% doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam càng thúc đẩy nhu cầu quảng cáo sử dụng những người có ảnh hưởng, khi người tiêu dùng ngày càng chuyển dần sang mua sắm trực tuyến và dựa vào những người có ảnh hưởng để biết thêm thông tin về sản phẩm.

Số liệu thống kê như tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng Việt là 79% sau khi được KOLs đề xuất (trích từ báo cáo của Statista) đã thể hiện sức mạnh của những người có ảnh hưởng ở Việt Nam trong việc nắm giữ các quyết định của người tiêu dùng.

LÝ DO VÌ SAO?

Theo Robert Cialdini, tác giả cuốn sách Tâm lý học của sự Thuyết phục, chúng ta thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những cá nhân có thẩm quyền, vì ta tin tưởng vào kiến thức, sự tự tin và uy tín của họ. Đây là lý do tại sao người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi những người có ảnh hưởng đã nổi tiếng.

Và đặc biệt, chúng ta có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi người mà chúng ta thích, ví dụ như các người hâm mộ thường cố gắng sở hữu những sản phẩm mà thần tượng của họ sử dụng hoặc quảng cáo.

Nghiên cứu của Statista cho thấy người tiêu dùng ở Việt Nam đang ngày càng tìm đến những người có ảnh hưởng để đưa ra quyết định mua hàng. Những người có ảnh hưởng được người tiêu dùng coi là những nhân vật đáng tin cậy và gần gũi, đồng thời những đề xuất của họ có sức ảnh hưởng đáng kể đối với người tiêu dùng.

Điều này đặc biệt đúng với những người trẻ tuổi, những người hoạt động tích cực hơn trên các nền tảng mạng xã hội và có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của các KOLs.

Hiện tại, một trong những xu hướng chính của thị trường quảng cáo Influencer tại Việt Nam là sự gia tăng của những người có ảnh hưởng vi mô (micro-influencers), theo đánh giá của Statista. Họ là những cá nhân có lượt theo dõi vừa phải trên mạng xã hội, nhưng tỷ lệ tương tác rất cao.

Niềm tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam, và người tiêu dùng rất dễ bị dao động bởi các influencer mà họ cho là gần gũi và đưa ra ý kiến thật lòng.

Điều này rất quan trọng vì khi người tiêu dùng tin tưởng vào một thương hiệu, họ có khả năng hơn 53% sẽ mua sản phẩm của thương hiệu đó, theo Edelman. Họ cũng có khả năng trung thành với thương hiệu mà họ tin tưởng cao gấp đôi những thương hiệu khác. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp người tiêu dùng Gen Z và Millennial.

Một xu hướng khác trên thị trường Influencer Marketing là việc sản xuất nội dung dưới định dạng video ngày càng tăng. Các nền tảng mạng xã hội video như YouTube và TikTok đã trở nên vô cùng phổ biến ở Việt Nam và những người có ảnh hưởng đang tận dụng những nền tảng này để tạo ra nội dung hấp dẫn và mang tính giải trí.

Định dạng video cho phép các thương hiệu giới thiệu sản phẩm của họ theo cách tương tác và sống động hơn, dẫn đến mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng cao hơn, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Có thể nói, thị trường quảng cáo sử dụng Influencer tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển nhanh và mạnh mẽ do sở thích của người tiêu dùng đối với các đề xuất của người ảnh hưởng, dân số trẻ và am hiểu công nghệ cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản như tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ của chính phủ cho số hóa.

Khi thị trường tiếp tục phát triển, dự kiến quảng cáo sử dụng Influencer sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược marketing của các thương hiệu đang hoạt động tại Việt Nam.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Kỷ nguyên siêu trợ cấp của TikTok Shop sắp kết thúc (TikTok Seller đối mặt nhiều thách thức)

Tính năng mua sắm đơn giản cùng hàng loạt ưu đãi đã và đang giúp TikTok thu phục người bán và người mua hàng. Tuy nhiên, tại Mỹ, TikTok hiện đang tăng phí người bán, khiến mức giá của các nhà buôn có thể tăng theo.

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền

Từ đầu tháng 4 này, tại Mỹ, phí mà TikTok tính cho người bán sẽ tăng từ 2% lên 6% trên giá trị mỗi đơn hàng. Thậm chí, theo Wired, đến tháng 7, con số này có thể chạm tới 8%. Những thay đổi này có khả năng đẩy giá của người mua sắm trên TikTok lên cao.

CÁC NHÀ BÁN HÀNG MỸ BUỘC PHẢI TĂNG GIÁ SẢN PHẨM

TikTok Shop ra mắt tại Mỹ vào tháng 9 với mức giá thấp đáng kinh ngạc so với các cửa hàng trực tuyến khác nhờ chính sách trợ cấp cho người bán và người mua hàng.

Theo một báo cáo tháng 3 từ Sameweb, chuyên theo dõi lưu lượng truy cập web, TikTok chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng người bán vượt xa tốc độ tăng trưởng của các ông lớn trong ngành như Shopify và Amazon.

Sau một mùa mua sắm thành công, việc TikTok Shop thực hiện tăng phí sẽ cho thấy liệu họ đã thành công hình thành thói quen trong thương mại điện tử với người dân mỹ hay chưa, theo Wired.

Jasmine Enberg, nhà phân tích chính về truyền thông xã hội tại Insider Intelligence, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết: “Thử nghiệm thực sự về tuổi thọ và tính bền vững của TikTok Shop sẽ bắt đầu khi những ưu đãi này giảm dần…Trước đó, rất nhiều người bán thành công trên TikTok Shop là những doanh nghiệp nhỏ hơn thực sự được hưởng lợi từ các ưu đãi”.

Bà Enberg dự đoán nếu TikTok Shop tiếp tục tăng phí, những người bán sẽ khá khó khăn. Mặc dù vậy, phí người bán của TikTok Shop vẫn thấp hơn nhiều loại phí dành cho người bán trên Amazon, tùy theo loại sản phẩm. Mức thấp nhất là 5% đối với quần áo giá rẻ nhưng nhìn chung dao động từ 8 – 20% đối với đồ trang sức và đồ mỹ nghệ.

Phản ứng với chính sách mới của TikTok, những người bán cũng buộc phải tăng giá sản phẩm. Và điều này có thể ảnh hưởng đến thành công của họ trong mô hình thương mại điện tử của TikTok.

Tuy nhiên, TikTok Shop vẫn cung cấp trợ cấp cho người bán: Người mua hàng sẽ không phải trả tiền vận chuyển cho những đơn hàng từ 20 USD trở lên. Tuần trước, TikTok đang quảng cáo Chương trình giảm giá mùa xuân trong tab Cửa hàng của ứng dụng, đưa ra mức giảm giá lên tới 30% (sự kết hợp giữa trợ cấp TikTok và người bán giảm giá) và giao hàng miễn phí cho một số mặt hàng.

NHỮNG NGƯỜI CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG TRÊN TIKTOK LÀ NHÂN TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG THƯƠNG MẠI CỦA NỀN TẢNG

Trong khi nhiều người chuyển sang Amazon để tìm kiếm nhu yếu phẩm, thì trên TikTok Shop, chỉ cần lướt, người dùng sẽ bắt gặp những sản phẩm mà họ không biết là mình muốn. Thế nhưng, họ vẫn quyết định “chốt đơn” nhờ những video review của những người có tầm ảnh hưởng hay thuật toán đã khiến họ liên tục gặp các sản phẩm.

Người bán TikTok cũng đang phải đối mặt với thách thức là phải thay đổi cách quảng cáo để nổi bật giữa cuộc tấn công video của những người có sức ảnh hưởng. Rõ ràng, những video của những người nổi tiếng trên TikTok không chỉ tại Mỹ mà còn tại Việt Nam đang thực sự thành công thuyết phục người dùng sử dụng TikTok để giải trí dừng lại và mua sắm.

Michael Yamatino, chuyên gia thương mại điện tử và Giám đốc điều hành của Route, một nền tảng giúp các thương hiệu vận chuyển đơn đặt hàng, cho biết mọi người hãy “sử dụng ứng dụng để làm điều gì đó hoàn toàn khác biệt”.

Và để thành công trên thị trường thương mại điện tử, theo ông, các thương hiệu phải “rẻ đến kinh ngạc, hấp dẫn đến kinh ngạc và cực kỳ hợp xu hướng”.

TIKTOK SHOP GIÚP VIỆC KINH DOANH TRỞ NÊN DỄ DÀNG

Những thay đổi về phí của TikTok có thể là thách thức lớn nhất đối với những người bán hàng nhỏ lẻ hoặc cá nhân sử dụng nền tảng mua sắm của họ tại Mỹ. Tuy nhiên, nền tảng đã giúp công việc kinh doanh của mọi người trở nên dễ dàng.

Thậm chí, cơn lũ sản phẩm ngẫu nhiên và chạy theo xu hướng của người dùng TikTok đã làm lu mờ một số nhà bán lẻ lâu đời hơn và các thương hiệu lớn hơn.

Paul Jauregui, người đồng sáng lập BK Beauty, cho biết công ty của họ đã đạt được thành công lớn kể từ khi họ bắt đầu bán sản phẩm của mình trên TikTok Shop, bán được hơn 168.000 cọ trang điểm và mỹ phẩm trên ứng dụng này.

Để đạt thành công này, họ đã nhờ đến những người có tầm ảnh hưởng giới thiệu các dụng cụ trang điểm. Jauregui nói: “Khi bạn bắt kịp xu hướng này, bạn sẽ được cuốn theo làn sóng này và nó sẽ đưa bạn lên rất nhanh”.

Jauregui vẫn tin vào sức mạnh của TikTok. Ông nói, hiện tại, BK Beauty có thể sẽ chịu một số chi phí bổ sung, nhưng những thay đổi về phí có thể ảnh hưởng đến cách công ty quảng cáo trên nền tảng này hoặc tham gia vào đợt giảm giá chớp nhoáng của TikTok Shop.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Video đạt 1.4 tỷ lượt xem chỉ trong 1 ngày của Discord: Sử dụng bot để tăng lượt xem tự động

Một lỗi phần mềm khiến video ngày Cá tháng Tư của Discord đạt 1,4 tỷ lượt xem chỉ trong một ngày, nhưng sau đó đã bị điều chỉnh.

Khi nói đến người phá vỡ các kỷ lục YouTube, không ít người sẽ nghĩ ngay đến MrBeast – YouTuber có lượng người theo dõi hàng đầu trên thế giới. MrBeast cũng từng giữ kỷ lục video được xem nhiều nhất trong 24 giờ đầu tiên với 60 triệu lượt xem/ngày hồi tháng 8/2023.

Nhưng một kỷ lục mới đã được Discord thiết lập và có vẻ như sẽ không ai có thể phá vỡ con số này trong thời gian gần.

Kỳ tích khó tin của Discord

Cụ thể, hôm 1/4, nền tảng trò chuyện trực tuyến dành cho các game thủ Discord đã đăng một video thông báo về tính năng “Loot Boxes” mới. Tuy nhiên, đây chỉ là là một trò đùa ngày Cá tháng Tư. Discord Loot Boxes đã sớm bị xóa khỏi nền tảng. Nhưng điều bất ngờ là đoạn video giới thiệu Loot Boxes dài 18 giây của Discord đã nhận được hơn 1 tỷ lượt xem chỉ trong 24h.

Theo Mashable, ghi nhận lượt xem video của Discord đã bị đứng ở mức 628 triệu sau khoảng 16 giờ đăng bởi YouTube phải cố gắng để theo kịp con số khổng lồ này. Sau gần một ngày, tổng lượt xem đã được cập nhật lên 1,4 tỷ. Với con số này, Discord vượt xa kỷ lục trước đó của video “GTA VI Trailer 1”. Đoạn video này từng lập kỷ lục lượt xem trong vòng 24 giờ với hơn 93 triệu lượt xem.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Discord đạt được kỳ tích không tưởng này?

Có lẽ bản thân nền tảng trò chuyện trực tuyến cũng không rõ lý do. “Đừng gây áp lực cho chúng tôi. Chúng tôi đã phá kỷ lục thế giới nhưng còn chẳng biết tại sao lại làm được vậy”, trích bài đăng của tài khoản Discord trên nền tảng X (trước đây là Twitter).

Lập trình viên phần mềm Marvin Witt đã thử phân tích về thành tích này. Theo chuyên gia, có thể Discord đã tạo ra một “bot xem YouTube tự động” để tăng lượt xem bằng cách phát lặp đi lặp lại đoạn video “Loot Boxes” dài 18 giây trong thông báo đẩy (pop-up).

Thông thường, mỗi khi tung ra một tính năng mới, nền tảng này thường hiển thị thông báo dưới dạng cửa sổ đẩy cho người dùng ở góc dưới cùng bên phải. Thông báo này xuất hiện trên cả phần mềm cho máy tính lẫn website.

Marvin Witt cho rằng Discord đã áp dụng cách làm trên cho video “Loot Boxes” vào ngày Cá tháng Tư. Anh cũng chia sẻ ảnh chụp màn hình đoạn video xuất hiện trong cửa sổ đẩy Discord.

Theo Witt, đoạn video từ YouTube đã được nhúng vào thông báo Discord thông qua thẻ iframe, cùng với tiêu đề “Loot Boxes đã đến rồi đây!”.

Người dùng không thể nhìn thấy video nếu không di chuột đến phần thông báo. Chỉ cần họ di chuột đến khu vực này, video sẽ bật lên từ thông báo.

Nhờ đó, đoạn video dài 18 giây của Discord liên tục phát đi phát lại trong nền ứng dụng, trong lúc người dùng nhắn tin cho bạn bè hoặc thậm chí chỉ để máy tính ở chế độ màn hình chờ.

YouTube lọc lượt xem, con số 1,4 tỷ giờ chỉ còn 2 triệu

Bên dưới video, nhiều người xem đã nói đùa về thành tích khó tin của Discord. “Discord đã vô tình tạo bot xem YouTube. Đây là trò đùa ngày Cá tháng Tư hài hước nhất năm nay”, một người dùng viết. Một người khác nói: “‘Loot Boxes’ tốt đến mức gần 1/8 dân số thế giới đã đến đây để chứng kiến!”.

Nhưng Witt cũng cho rằng đây cũng chỉ là điều tình cờ. Trên tài khoản X cá nhân, Witt đã đăng ảnh chụp màn hình bài đăng Discord từ một “lập trình viên cấp cao” làm việc tại công ty từ ngày 1/ 4. “Thế quái nào video này có nhiều lượt xem quá vậy”, người này viết.

Cuối ngày hôm đó, một số người dùng nhận thấy đoạn mã của cửa sổ bật lên trong Discord đã được thay đổi để khắc phục sự cố, chuyển từ video đăng trên YouTube sang tệp video có sẵn.

Tuy nhiên, đoạn video vẫn nhận rất nhiều lượt xem đến từ những người dùng luôn mở Discord, dù chẳng sử dụng. Điều này có nghĩa là đoạn thông báo và video vẫn sẽ hoạt động cho đến khi những người dùng đó làm mới ứng dụng hoặc thông báo đẩy biến mất.

Hiện YouTube đã xóa những lượt xem tự động của video “Loot Boxes”, khiến đoạn video chỉ còn 2,9 triệu lượt xem.

Trên YouTube hiện nay, vị trí video được xem nhiều nhất thuộc về “Baby Shark”, một bài hát dành cho trẻ em được đăng từ năm 2016 và hiện có hơn 14 tỷ lượt xem. Video này đã được ghi vào Kỷ lục Guinness thế giới vào năm 2022 vì là video đầu tiên trên YouTube đạt 10 tỷ lượt xem.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035 ​

Theo báo cáo của một nhóm các học giả từ năm quốc gia là Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc được công bố tại một hội thảo quốc tế vừa qua, GDP của Trung Quốc ước tính vượt Mỹ vào năm 2035.

Theo báo cáo của một nhóm các học giả từ năm quốc gia là Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc được công bố tại một hội thảo quốc tế vừa qua, GDP của Trung Quốc ước tính vượt Mỹ, đưa Trung Quốc thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035 và triển vọng tăng trưởng hứa hẹn của Trung Quốc sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

Theo các nhà phân tích trong và ngoài nước, Trung Quốc sẽ duy trì động lực tăng trưởng ổn định và đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2024, trong khi giải quyết các thách thức một cách thận trọng.

Báo cáo cho rằng, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức khoảng 5% trong 5 năm tới và ít nhất là 4% cho đến năm 2035.

Dự báo trên được đưa ra trên cơ sở tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhanh hơn Mỹ cũng như việc đồng nhân dân tệ không ngừng lên giá và ngày càng được quốc tế hóa, và có triển vọng tăng giá trong dài hạn so với đồng USD.

Theo báo cáo, các quốc gia đang phát triển sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và tốc độ tăng trưởng cao của các nước này có thể giúp GDP toàn cầu tăng gấp đôi trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024, vượt so với dự báo của một số tổ chức quốc tế. Trong năm 2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2%, vượt mục tiêu đề ra là 5%.

Nhà nghiên cứu John Ross tại Viện nghiên cứu tài chính Chongyang tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2024.

Theo ông Ross, đầu tư của Trung Quốc hiệu quả hơn nhiều so với Mỹ, khi đầu tư 40% GDP sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 5%. Điều này có nghĩa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ gần như vượt Mỹ và Liên minh châu Âu, dựa trên số liệu của năm ngoái và Trung Quốc sẽ vẫn là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu như trong 40 năm qua.

Nhà nghiên cứu Marco Fernandes của Viện nghiên cứu xã hội Tricontinental cho rằng Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn hơn tính theo sức mua bình quân đầu người và rất có thể vượt Mỹ về GDP tính theo đồng USD.

Ông Fernandes nói kinh tế Trung Quốc đối mặt với những thách thức phía trước như tình trạng vượt công suất và việc chuyển từ mô hình dựa nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực bất động sản sang mô hình dựa nhiều hơn vào công nghệ cao.

Theo ông, mặc dù một số thách thức trong một số lĩnh vực đã tồn tại trong năm qua, Trung Quốc có nhiều công cụ để ứng phó hơn so với phương Tây.

Báo cáo chỉ ra rằng Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong phát triển kinh tế, xã hội chất lượng cao trong những năm gần đây.

Động lực hiện đại hóa của Trung Quốc tập trung vào việc thực hiện các sáng kiến dựa vào đổi mới, đẩy mạnh cải cách và tăng cường mở cửa, xúc tiến phát triển xanh.

Báo cáo cho rằng tầm nhìn dài hạn sẽ đạt được nếu Trung Quốc từng bước hướng tới phát triển chất lượng cao cũng như tìm kiếm và phát triển các lực lượng sản xuất mới và tiếp tục các ưu tiên chính sách.

Theo Báo cáo công tác chính phủ, để phát triển các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc sẽ nỗ lực hiện đại hóa mạng lưới công nghiệp và phát triển các lực lượng sản xuất mới với tốc độ nhanh hơn.

Giáo sư Radhika Desai tại Bộ phận nghiên cứu chính trị và là Giám đốc Nhóm nghiên cứu kinh tế địa chính trị, Đại học Manitoba, Canada, cho rằng các nhà quan sát tại Trung Quốc và nước ngoài nhất trí rằng Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên mới của quá trình chuyển đổi cơ cấu.

Bà Desai đánh giá Trung Quốc vẫn dành ưu tiên lớn cho tiêu dùng. Sự gia tăng về tiêu dùng luôn dựa trên tăng trưởng kinh tế nhờ đầu tư lớn và điều này sẽ vẫn đúng trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple sa thải hơn 600 nhân viên mảng xe điện

Apple có đợt cắt giảm nhân sự đáng chú ý đầu tiên kể từ đại dịch khi sa thải 614 người ở California, được cho là thuộc bộ phận xe điện.

Theo hồ sơ Apple nộp lên chính quyền California và được website của bang này đăng tải, số nhân viên bị ảnh hưởng đang làm tại 8 văn phòng khác nhau ở Santa Clara. Họ đã được thông báo chính thức từ 28/3 và dự kiến các thay đổi về công việc có hiệu lực từ 27/5.

Hồ sơ được Apple nộp lên vài tuần sau thông tin công ty hủy bỏ Project Titan – dự án bí mật về xe tự lái mà hãng đã theo đuổi một thập kỷ. Trong hồ sơ, công ty iPhone không đề cập đến dự án cụ thể cũng như bộ phận bị cắt giảm. Nhưng theo CNBC, nhân viên bị sa thải đều không làm ở trụ sở Cupertino, cho thấy “nhiều khả năng là nơi chứa đựng các sáng kiến bí mật”. Còn San Francisco Chronicle cho biết vị trí bị cắt giảm bao gồm quản lý, kỹ sư phần cứng và kỹ sư thiết kế sản phẩm.

Đại diện Apple từ chối bình luận.

Hồi cuối tháng 2, Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết các giám đốc điều hành của Apple Jeff Williams và Kevin Lynch đã thông báo nội bộ về việc hủy dự án xe điện tới gần 2.000 nhân viên làm trong nhóm EV. Hàng trăm kỹ sư phần cứng và nhà thiết kế ôtô từng là thành viên của nhóm có thể ứng tuyển vào những vị trí còn trống khác tại Apple. Số khác không phù hợp sẽ bị cho nghỉ việc.

Theo Business Insider, Project Titan ra đời từ năm 2014 với mục tiêu đa dạng hóa danh mục sản phẩm ngoài iPhone. Công ty đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm cho dự án và dự định bán giá khoảng 100.000 USD mỗi xe. Dù vậy, hàng loạt khó khăn về cả kỹ thuật lẫn thị trường xe điện đi xuống khiến công ty hủy bỏ dự án.

Apple hiện đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Hè năm ngoái, CEO Tim Cook úp mở về tham vọng AI khi nói Apple đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều loại công nghệ AI, đầu tư và đổi mới “một cách có trách nhiệm”. Một dấu hiệu khác cho thấy Apple đang thúc đẩy AI trên iPhone là hãng đã mua hơn 20 công ty thuộc lĩnh vực này 7 năm qua.

Không giống các công ty công nghệ khác như Meta, Google và Amazon, Apple tránh được làn sóng sa thải sau đại dịch. Điều này được cho là nhờ chiến lược hạn chế tuyển dụng, hoãn trả thưởng, lùi thời gian phát triển sản phẩm mới, hạn chế ngân sách cho một số nhóm để cắt giảm chi phí mà Apple đã thực hiện.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chuỗi cửa hàng giá rẻ 99 Cents Only Store sẽ đóng cửa và dừng kinh doanh

Theo Los Angeles Times, chuỗi cửa hàng giá rẻ 99 Cents Only Stores có trụ sở ở thành phố Commerce, bang California (Mỹ), vừa thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ 371 địa điểm và chấm dứt hoạt động kinh doanh sau hơn 40 năm hoạt động.

Quyền Tổng Giám đốc 99 Cents Only Stores, ông Mike Simoncic cho biết trong một tuyên bố: “Đây là một quyết định vô cùng khó khăn và không phải là điều mà chúng tôi mong muốn. Thật không may, trong những năm qua, lĩnh vực bán lẻ (Retail) phải hứng chịu những thách thức lớn và dai dẳng”.

Lý giải cho quyết định trên, ông Simoncic viện dẫn nhiều nguyên nhân, trong đó có “tác động chưa từng có” của đại dịch COVID-19, người tiêu thụ thay đổi nhu cầu, áp lực lạm phát  triền miên,…. Những vấn đề trên đã “cản trở rất nhiều năng lực vận hành của công ty”.

99 Cents Only Stores có nhiều cửa hàng tại California, Arizona, Nevada và Texas, với khoảng 14.000 nhân viên. Công ty tư nhân này cho biết đã đạt được thỏa thuận với công ty địa ốc Hilco Global để thanh lý toàn bộ hàng hóa, đồ đạc và dụng cụ tại các cửa hàng. Hiện Hilco đang quản lý việc bán bất động sản thuộc quyền sở hữu hoặc cho thuê của 99 Cents Only Stores và chiến dịch thanh lý hàng hóa bắt đầu diễn ra từ ngày 5/4.

Brad Thomas, nhà phân tích nghiên cứu vốn cổ phần tại KeyBanc Capital Markets, cho biết thông tin về việc 99 Cents Only Stores đóng cửa cho thấy điểm yếu ngày càng lớn trong lĩnh vực bán hàng đồng giá “dollar-store”. Dollar Tree, nhà bán lẻ đặt trụ sở tại Chesapeake, bang Virginia, cũng thông báo vào tháng trước rằng họ sẽ đóng cửa 600 cửa hàng Family Dollar trong năm nay và thêm 370 cửa hàng trong vài năm tới.

Theo chuyên gia Brad Thomas, lương bổng tăng, lạm phát và tổn thất cao hơn do trộm cắp và quản lý yếu kém, đã làm giảm lợi nhuận của các nhà bán lẻ trong phân khúc giá rẻ, nơi tỷ suất lợi nhuận rất thấp.

99 Cents Only Stores phải chịu áp lực đặc biệt về lương, gặp bất lợi so với các chuỗi bán lẻ quy mô lớn hơn như Dollar General đang dẫn đầu thị trường với số lượng gần 20.000 cửa hàng – có nền tảng kinh doanh lẫn số lượng cửa hàng lớn hơn 99 Cents rất nhiều.

Tuần trước, hãng Bloomberg đưa tin rằng 99 Cents Only Stores đang cân nhắc nộp đơn phá sản vì phải đối diện với tình trạng thiếu hụt thanh khoản.

Thành lập tại Los Angeles vào năm 1982 bởi doanh nhân David Gold, 99 Cents Only Stores đi tiên phong trong khái niệm bán lẻ đồng giá.

Vào thời điểm đó, các cửa hàng bán hàng hóa chưa tới 1 USD được coi là kho chứa những mặt hàng rẻ tiền, nhưng gia đình Gold lại làm cho các cửa hàng trở nên phát đạt và có tổ chức tốt, với hàng hóa phẩm chất tốt gồm có hàng bách hóa và hàng gia dụng.

Trong nhiều năm, 99 Cents Only vẫn là một trong số ít các cửa hàng “một đồng USD” thực thụ, với các mặt hàng có giá từ 99 xu trở xuống hoặc được gom góp lại để bán với tổng giá trị là 99 xu.

Bước ngoặt xảy ra vào năm 2008 khi 99 Cents Only Stores đối diện với lạm phát gia tăng nhanh chóng, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, cũng như mức lương tối thiểu cũng bị đội lên, 99 Cents Only Stores tuyên bố họ đang bị trật ra khỏi chiến lược giữ giá thấp.

Ba năm sau, 99 Cents Only Stores thông báo thương vụ mua lại trị giá khoảng 1,6 tỷ USD, thời điểm đó các nhà đầu tư để mắt tới các cửa hàng 1 USD vốn trở nên phổ biến trong thời kỳ Đại Suy Thoái.

Ngày nay, với các cửa hàng nằm rải rác quanh quận Los Angeles, trong số đó có cửa hàng tại Hollywood, Silver Lake, Mid-Wilshire, Santa Monica, Thai Town, North Hollywood và Glendale, việc 99 Cents Only Stores đóng cửa sẽ để lại một số lượng lớn bất động sản bỏ trống ở những vị trí đắc địa.

Gần đây, các nhà bán lẻ tầm cỡ lớn khác cũng loan báo chấm dứt hoạt động kinh doanh trong khu vực, gồm có REI tại Santa Monica, Macy’s tại Simi Valley và một số nhà thuốc Rite Aid.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Samsung đang dần lấy lại ngôi vương trong thị trường smartphone từ tay Apple

Doanh số smartphone của Samsung vượt hơn 2 triệu máy so với Apple trong tháng 2, nhờ sức hút của dòng Galaxy S24.

Thống kê được công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố tuần này cho thấy Samsung bán được 19,69 triệu smartphone trong tháng 2, tương đương 20% lượng smartphone bán ra trên toàn cầu. Trong khi đó, Apple bán 17,41 triệu iPhone cùng giai đoạn, chiếm 18% thị phần.

Nhà nghiên cứu Kim Rok-ho của công ty Hana Securities cho rằng một phần nguyên nhân bắt nguồn từ phản ứng tích cực với dòng Galaxy S24 tại Mỹ và châu Âu.

Samsung đang thống trị thị trường smartphone châu Âu với 34% thị phần. Ở Mỹ, nơi được coi là sân nhà Apple, thị phần (Market Share) của Samsung trong tháng 2 cũng tăng lên 36%, so với mức 20% trong tháng 1. Tuy nhiên, Apple vẫn dẫn đầu tại đây với 48%, dù giảm từ mức 64% trước đó một tháng.

Tính đến hết tháng 2, Samsung bán được 6,53 triệu Galaxy S24. Dòng máy này được tích hợp những tính năng AI mới, trong đó có phiên dịch theo thời gian thực trong đàm thoại và khoanh tròn để tìm kiếm (Circle to Search).

Năm 2023, Apple lần đầu giành ngôi vương về doanh số smartphone toàn cầu xét theo cả năm, vị trí Samsung đã nắm giữ một thập kỷ.

Thống kê của công ty phân tích thị trường IDC cho thấy Apple đứng đầu với 234,6 triệu iPhone bán ra trong năm 2023, tăng từ 226,3 triệu của năm 2022, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, Samsung bán được 226,6 triệu máy, tương đương 19,4%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khám phá hệ sinh thái khép kín của Shopee tại Việt Nam

Báo cáo thị trường F&B do iPOS.vn công bố mới đây cho thấy ShopeeFood đang là kênh bán đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam với 42,94% doanh nghiệp sử dụng. Về phía người dùng, có tới gần 50% người được hỏi cho biết sẽ chọn ShopeeFood để đặt đồ ăn nếu tất cả các nền tảng khác cùng không khuyến mãi.

Nền tảng này cũng mang lại 41% nguồn doanh thu cho các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, theo báo cáo.

ShopeeFood đang hoạt động tại 22 địa phương ở Việt Nam. ShopeeFood chính thức ra mắt vào năm 2021 sau khi công ty mẹ là SEA có trụ sở Singapore, thâu tóm ứng dụng giao đồ ăn Now của Việt Nam.

Ngoài ShopeeFood, SEA cũng đang vận hành ví điện tử ShopeePay – được đổi tên từ AirPay, ở Việt Nam. Trước đó, AirPay vốn chỉ là ví điện tử để game thủ mua thẻ chơi, thanh toán hoá đơn. Ví này được Vietnam Esport phát triển trong đó SEA là cổ đông lớn.

Hiện tại, mọi giao dịch thanh toán trên sàn thương mại điện tử Shopee hay đặt đồ ăn ShopeeFood đều được thực hiện bởi ShopeePay. Trong khi đó, người dùng cũng có thể đặt đồ ăn ngay trên chính ứng dụng thương mại điện tử Shopee. Điều này tạo ra một hệ sinh thái khép kín của SEA tại Việt Nam.

Tương tự các kỳ lân khác trong khu vực như GoTo (Indonesia) hay Grab (Singapore), SEA bắt đầu để ý tới mảng tài chính trong thời gian gần đây, khai thác dựa trên lượng người dùng khổng lồ và vị thế chi phối trên thị trường.

SEA đã ra mắt dịch vụ mua trước, trả sau với tên gọi là ShopeePayLater, cung cấp một hạn mức cho người dùng chi tiêu trước và hoàn trả theo từng kỳ sau đó. Đối với nhà bán hàng, công ty vừa ra mắt dịch vụ cho vay có tên là SEasy.

SEA cho biết dịch vụ này cho phép người bán đảm bảo sự liền mạch dòng tiền và có thể mở rộng kinh doanh trên nền tảng.

Với chiến lược cung cấp hệ sinh thái tiện lợi theo hướng đa nền tảng, Shopee đã thu được trái ngọt trong năm qua khi trở thành động lực tăng trưởng chính cho SEA, vượt qua mảng kiếm tiền truyền thống là game. Tỷ trọng đóng góp doanh thu của Shopee trong tập đoàn SEA tăng từ 38% năm 2019 lên 69% năm 2023.

Nhà sáng lập kiêm CEO Forrest Li cho biết Shopee đã gia tăng thị phần đáng kể trong năm 2023 và ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu hoà vốn vào nửa cuối năm nay. CEO Li cho biết vị trí dẫn đầu thị trường của Shopee mang lại cho công ty quy mô kinh tế phù hợp và cho phép họ kiếm tiền tốt hơn.

Quan sát, trong thời gian tới, đường đi không hề bằng phằng với Shopee khi nền tảng này đang vướng phải một đối thủ khó nhằn là TikTok Shop. Không riêng gì Việt Nam, TikTok Shop đang vươn lên một cách mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau khoản đầu tư 1,5 tỷ USD để tiếp quản Tokopedia ở Indonesia đã phả thêm hơi nóng vào Shopee.

Hình thức shoppertainment (mua sắm giải trí) được phát triển mạnh mẽ nhờ kho nội dung đa dạng, cuốn hút của TikTok cũng đang là lực đẩy cho TikTokShop nhanh chóng lọt top sàn thương mại điện tử có thị phần lớn ở Việt Nam, chỉ xếp sau Shopee.

Để chống lại cạnh tranh đó, Shopee không chỉ đẩy mạnh các hoạt động livestream bán hàng mà còn tìm cách gia tăng trải nghiệm để thu hút người mua. Đơn cử, đầu tháng 3, Shopee là sàn đầu tiên tại Việt Nam cho phép người mua hoàn trả sản phẩm sau 15 ngày kể từ khi nhận được hàng. Phí vận chuyển hoàn về cũng được miễn.

Shopee cho phép người mua có thể yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền với lý do “không còn nhu cầu hoặc thay đổi quyết định sau khi mua hàng”. Trao đổi với tờ Dân trí, đại diện Shopee cho biết chính sách hoàn trả trong 15 ngày được coi là “một trong các nỗ lực của sàn đề đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ bắt đầu gắn nhãn cho các nội dung do AI tạo ra trên Facebook và Instagram từ tháng 5

Ngày 5/4, Meta công bố một số thay đổi lớn trong chính sách quản lý của hãng đối với những nội dung được tạo ra hoặc chỉnh sửa bằng phương thức kỹ thuật số trên 2 nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram.

Theo đó, bắt đầu từ tháng 5 tới, Meta sẽ tiến hành gắn nhãn “Made with AI” (do AI tạo ra) đối với những video, hình ảnh và audio được xác định tạo ra bởi các công cụ AI.

“Phạm vi của chính sách này rộng hơn so với việc chỉ xử lý một bộ phận nhỏ các video đã qua chỉnh sửa trước đây”, bà Monika Bickert, phó chủ tịch phụ trách chính sách nội dung của Meta cho hay.

Cũng theo bà Bickert, các nhãn riêng biệt và nổi bật hơn sẽ được áp dụng cho những nội dung đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số mà có “khả năng cao đánh lừa công chúng về một vấn đề quan trọng”, bất kể nội dung đó được tạo bởi AI hay các công cụ khác.

Việc gắn nhãn “High-risk” (rủi ro cao) cho các nội dung nói trên sẽ được tiến hành ngay lập tức mà không phải đợi đến tháng 5 tới.

Cách tiếp cận này sẽ thay đổi cách thức Meta xử lý nội dung bị thao túng, chuyển từ tập trung gỡ bỏ một số lượng hạn chế các bài đăng sang vẫn duy trì những nội dung đó trong khi thông tin cho người xem về cách nó được tạo ra.

Tháng 2 vừa qua, Meta từng công bố kế hoạch phát hiện và gắn nhãn các hình ảnh được tạo bởi công cụ trí tuệ nhân tạo của các công ty khác, bằng cách sử dụng một bộ điểm đánh dấu vô hình được tích hợp trong các tệp. Tuy nhiên, khi đó tập đoàn này lại không đưa ra thời điểm cụ thể bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch.

Người phát ngôn của Meta cho biết, phương pháp gắn nhãn chỉ áp dụng cho nội dung được đăng trên Facebook, Instagram và Threads. Các dịch vụ khác của tập đoàn này, bao gồm ứng dụng WhatsApp và tai nghe thực tế ảo Quest, sẽ được quản lý bởi các quy định khác nhau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 10 người giàu nhất Trung Quốc năm 2023 (tổng tài sản đang giảm dần)

Tổng tài sản các tỷ phú Trung Quốc giảm từ 1.670 tỷ USD xuống còn 1.330 tỷ USD trong năm nay. 10 người giàu nhất Trung Quốc cũng chứng kiến tổng tài sản hao hụt qua một năm.

Một khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đi lên, số người giàu nước này cũng tăng theo. Tuy nhiên, năm ngoái không phải là thời điểm thuận lợi của thị trường, kết quả dẫn tới số tỷ phú Trung Quốc trong danh sách của Forbes có năm giảm thứ ba liên tiếp.

Có 406 người Trung Quốc sở hữu tài sản trên 1 tỷ USD, giảm so với con số 495 người một năm trước đó và kỷ lục 626 người thiết lập vào năm 2021. Đại dịch, căng thẳng địa chính trị đã khiến giá nhiều cổ phiếu giảm, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế . Khủng hoảng thị trường bất động sản cũng khiến không ít người giàu nghèo đi.

Mặc dù vậy, Trung Quốc đại lục vẫn là vùng đất có số tỷ phú nhiều thứ hai thế giới, sau Mỹ (813 người). Hai đặc khu kinh tế Hong Kong và Macao được Forbes tách riêng. Nếu tính cả những tỷ phú tại hai vùng này, Trung Quốc có 473 người giàu sở hữu tài sản trên tỷ đô.

Tổng tài sản các tỷ phú Trung Quốc giảm từ 1.670 tỷ USD xuống còn 1.330 tỷ USD. Con số này cũng giảm đáng kể so với 1.960 tỷ USD tổng tài sản người giàu tích luỹ được năm 2022 và 2.500 tỷ USD trong năm 2021.

10 người giàu nhất Trung Quốc có tổng tài sản giảm 2% so với năm ngoái, ở con số 304 tỷ USD. Các tỷ phú Trung Quốc đại lục chiếm 15% tổng số tỷ phú trên toàn cầu, sở hữu 9% tổng tài sản các tỷ phú.

Năm thứ 4 liên tiếp ông trùm nước đóng chai Zhong Shanshan – Sáng lập công ty Nongfu Spring, là người giàu nhất Trung Quốc. Forbes ước tính tài sản ông này hiện có khoảng 62,3 tỷ USD, giảm so với mức 68 tỷ USD năm ngoái. Ông là người giàu thứ 24 trên toàn cầu, giảm so với thứ hạng 15 vào năm 2023.

Trong danh sách này có một gương mặt là tỷ phú Colin Huang – Sáng lập công ty vận hành nền tảng thương mại điện tử PDD Holdings (trước đây là Pinduoduo). Cổ phiếu PDD Holdings niêm yết trên Nasdaq tăng 30% trong một năm sau khi Temu – nền tảng thương mại giá rẻ, gia mắt tại Mỹ. Do đó, tài sản ông Huang tăng hơn 8 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD trong năm 2024.

10. Wang Chuanfu

Giá trị tài sản ròng: 14,2 tỷ USD (so với 18,7 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thâm Quyến

Chủ tịch BYD Wang Chuanfu – tỷ phú ngành xe điện giàu thứ hai Trung Quốc sau ông Li Shufu của Geely, đã có một năm không suôn sẻ. Bất chấp lượng xe xuất xưởng đạt mức kỷ lục 3 triệu chiếc và tiếp tục mở rộng thị trường toàn cầu, cổ phiếu BYD trong năm lại giảm do cuộc chiến giá khốc liệt từ Tesla và các đối thủ nội địa như XPeng, Nio.

9. Qin Yinglin

Giá trị tài sản ròng: 15,5 tỷ USD (so với 18,9 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Nam Dương

Là một trong những doanh nhân giàu nhất ngành chế biến thịt trên thế giới, ông Qin lọt vào top 10 người giàu nhất Trung Quốc dù tài sản giảm từ 18,9 tỷ USD xuống còn 15,5 tỷ USD sau một năm. Cổ phiếu Muyuan Foods của ông Qin giảm giá do giá thịt lợn giảm và ảnh hưởng từ đại dịch khiến công ty ước tính thua lỗ trong năm 2023.

8. Eric Li

Giá trị tài sản ròng: 16,8 tỷ USD (so với 19 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Ông Eric Li (còn được gọi là Li Shufu), doanh nhân giàu nhất Trung Quốc trong ngành ô tô, là Chủ tịch của Tập đoàn Holding Geely. Ông trực tiếp và gián tiếp sở hữu cổ phần tại các nhà sản xuất ô tô bao gồm Volvo, Daimler, Geely Automobile, Zeekr và Polestar. Tài sản của ông giảm từ 19 tỷ USD xuống còn 16,8 tỷ USD trong 12 tháng qua do cổ phiếu Geely Automobile giảm giá trong bối cảnh lo ngại về năng lực sản xuất dư thừa.

7. Jack Ma

Giá trị tài sản ròng: 24,5 tỷ USD (so với 23,5 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Từng là người giàu nhất Trung Quốc, Đồng sáng lập và cựu Chủ tịch Alibaba Jack Ma đã gần như biến mất kể từ sau những phát ngôn gây tranh cãi về hệ thống ngân hàng nhà nước Trung Quốc vào năm 2020.

Alibaba gặp khó khăn kể từ khi Ma rời đi. Công ty thương mại điện tử này đã bổ nhiệm Đồng sáng lập và cũng là tỷ phú Joe Tsai làm Chủ tịch vào tháng 9/2023. Hai ông Ma và Tsai đã công bố việc mua lại cổ phiếu trị giá 200 triệu USD vào tháng 1 năm nay. Ước tính tài sản của tỷ phú Ma tăng từ 23,5 tỷ USD lên 24,5 tỷ USD dựa trên mức định giá cao hơn cho mảng dịch vụ tài chính Ant Group, sau khi mua lại cổ phiếu.

6. He Xiangjian

Giá trị tài sản ròng: 25,1 tỷ USD (so với 23,4 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Phật Sơn

Tỷ phú đồ gia dụng He Xiangjian là đồng sáng lập tập đoàn Midea Group được niêm yết tại Thâm Quyến. Ông từ chức Chủ tịch vào năm 2012. Năm ngoái, cổ phiếu Midea phục hồi từ mức thấp của đại dịch, giúp tài sản của ông tăng từ 23,4 tỷ USD lên 25,1 tỷ USD trong năm nay. Midea, công ty bán lò nướng và tủ lạnh trên toàn cầu, có một tỷ phú khác trong danh sách này là Giám đốc điều hành Fang Hongbo.

5. Ma Huateng

Giá trị tài sản ròng: 30,2 tỷ USD (so với 35,3 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thâm Quyến

Ông Ma Huateng, còn được gọi là Pony Ma, là Giám đốc điều hành Tencent – nơi ông sở hữu 7,4% cổ phần. Cổ phiếu giao dịch tại Hong Kong của Tencent đã giảm trong năm qua do tăng trưởng kinh tế giảm tốc, kéo theo tài sản vị CEO giảm từ 35,3 tỷ USD xuống 30,2 tỷ USD.

4. William Ding

Giá trị tài sản ròng: 33,5 tỷ USD (so với 26,7 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

William Ding là Giám đốc điều hành của NetEase – công ty được niêm yết trên Nasdaq và Hong Kong. Đây là một trong những công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, cổ phiếu NetEase và tài sản của ông Ding đã tăng lên nhờ vào việc duy trì sức nóng các trò chơi trực tuyến. Tài sản ông William Ding tăng 6,8 tỷ USD sau một năm lên 33,5 tỷ USD.

3. Colin Huang

Giá trị tài sản ròng: 38,9 tỷ USD (so với 30,2 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thượng Hải

Ông Huang là nhà sáng lập kín tiếng của PDD Holdings, công ty thương mại điện tử Trung Quốc đổi tên từ Pinduoduo vào năm 2022. Tài sản của ông đã tăng từ 30,2 tỷ USD năm ngoái lên 38,9 tỷ USD năm nay, giúp ông vươn lên vị trí thứ ba người giàu nhất Trung Quốc và trở thành tỷ phú công nghệ giàu nhất đất nước này, sau Zhang Yiming.

2. Zhang Yiming

Giá trị tài sản ròng: 43,4 tỷ USD (so với 45 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Bắc Kinh

Ông Zhang là nhà sáng lập ByteDance, công ty điều hành TikTok. ByteDance được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp internet có giá trị nhất thế giới, mặc dù triển vọng của nó vẫn còn ảm đạm do lo ngại TikTok có thể bị cấm tại thị trường Mỹ. ByteDance có các hoạt động kinh doanh khác để dự phòng như Douyin, nền tảng video ngắn hoạt động tại Trung Quốc. Ông Zhang đã từ chức Chủ tịch ByteDance vào năm 2021.

1. Zhong Shanshan

Giá trị tài sản ròng: 62,3 tỷ USD (so với 68 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Ông Zhong là Chủ tịch công ty sản xuất nước đóng chai Nongfu Spring. Ông giữ vững vị trí người giàu nhất Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp. Cổ phiếu Nongfu Spring cũng như cổ phiếu của Dược phẩm Sinh học Wantai Bắc Kinh, nơi ông Zhong làm Chủ tịch, đã giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Chuỗi Vua Nệm lỗ 78 tỷ đồng trong năm 2023

Chuỗi bán hàng chăn ga gối đệm được Mekong Capital hậu thuẫn tiếp tục báo cáo kết quả kinh doanh thua lỗ.

Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy năm 2023, CTCP Vua Nệm – đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Vua Nệm, lỗ hơn 78 tỷ đồng – tăng so với số lỗ năm 2022 là 54,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, vốn chủ sở hữu giảm từ 105 tỷ đồng xuống 27 tỷ đồng. Thua lỗ cộng thêm vốn chủ giảm đã khiến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ mức 4,1 năm 2022 lên 11,36 năm 2023. Tính đến hết năm 2023, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ của chuỗi Vua Nệm là 3,88 lần.

Tính đến hết tháng 11/2023, Vua Nệm đã tất toán thành công, ‏‏thanh toán đúng hạn hết gốc, lãi ‏‏lô trái phiếu VNJCH2123001 có tổng khối lượng phát hành là 70 tỷ đồng, ngày đáo hạn là 20/11/2023. ‏

‏Với mã trái phiếu VUNCH2224001 (tổng khối lượng phát hành là 150 tỷ đồng, lãi suất 12,5%/năm và trả lãi 1 tháng một lần, kỳ hạn 24 tháng – đáo hạn ngày 26/5/2024), Vua Nệm tiếp tục mua lại trước hạn 90,3 tỷ khoản gốc trái phiếu (tương đương 60% tổng khối lượng phát hành của gói này). ‏

‏Từ dư nợ trái phiếu lên tới 180‏‏ ‏‏tỷ đồng ở thời điểm giữa năm 2023, đến nay giảm xuống chỉ còn ‏‏ 59,7t‏‏ỷ đồng, tương đương với mức thanh toán hơn 120 ‏‏tỷ đồng với nguồn tiền thanh toán từ hoạt động kinh doanh.‏

Vua Nệm là thương hiệu quen mặt với người tiêu dùng Việt khi tìm mua các sản phẩm chăn ga, gối đệm. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2007 bởi ông Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Vũ Nghĩa.

Số liệu từ BSC cho thấy CTCP Vua Nệm có vốn lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Vũ Nghĩa góp 640 triệu đồng (chiếm 64% vốn điều lệ), ông Hoàng Tuấn Anh góp 350 triệu đồng (35% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Quang Huy góp 10 triệu đồng (1% vốn điều lệ). Sau nhiều lần tăng vốn, cập nhật đến cuối năm 2021, CTCP Vua Nệm có vốn điều lệ gần 280 tỷ đồng.

Thông tin trên website, hệ thống Vua Nệm có 130 cửa hàng, giảm quy mô so với 153 cửa hàng của năm 2022. Doanh nghiệp này từng bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo do thực hiện một số màn quảng không chuẩn mực ở nơi công cộng.

Trong hệ sinh thái Vua Nệm, pháp nhân cốt lõi là CTCP Đầu tư Vua Nệm có trụ sở tại TP HCM. Công ty này sở hữu hai công ty con gồm: CTCP Chúc Ngủ Ngon (nắm giữ 99,99% cổ phần) – quản lý các quỹ đầu tư và CTCP Vua Nệm (nắm giữ 99,99% cổ phần gián tiếp thông qua CTCP Chúc Ngủ Ngon) – đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Vua Nệm. Quỹ Mekong Capital từng rót vốn cho chuỗi Vua Nệm vào năm 2017.

Trong năm 2023, CTCP Đầu tư Vua Nệm lỗ 91 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 65,8 tỷ năm 2022. Vốn chủ sở hữu giảm từ 93 tỷ đồng còn 2,2 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng vọt lên 134,8, tăng hơn 28 lần so với mức 4,74 của năm trước đó. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ tăng từ 2,14 lần của năm 2022 lên 46 lần trong năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Meta tăng trưởng tốt sau chiến lược điều chỉnh của CEO Mark Zuckerberg

Động thái nhanh chóng cải tổ bộ máy hoạt động cũng như tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi đã giúp Meta tăng trưởng trở lại và dần lấy được lòng tin từ các nhà đầu tư.

Facebook và Instagram lần đầu tăng trưởng nhanh hơn TikTok

Trong phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu của Meta đã tăng lên mức cao nhất 530 USD. Các chuyên gia của RBC Capital Markets cho rằng giá cổ phiếu của công ty có thể tăng lên 550-600 USD nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như hiện nay.

Theo CNBC, hiệu suất tăng trưởng của Meta đã tăng hơn 200% kể từ khi CEO Mark Zuckerberg thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí vào năm ngoái. Zuckerberg đã thúc đẩy “năm hiệu quả” sau khi cổ phiếu của hãng giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 6/2022.

Từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, Meta đã liên tục sa thải hàng chục nghìn nhân viên. Những sai lầm của Mark Zuckerberg trong việc đánh giá thị trường và định hướng phát triển công ty được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Mark Zuckerberg đã đặt cược tương lai của công ty vào metaverse, bao gồm các khoản chi phí đắt đỏ để duy trì hoạt động của Reality Labs và bộ phận kính thực tế ảo. Tuy vậy, những bộ phận này lại không thể mang lại doanh thu như kỳ vọng của công ty.

Động thái nhanh chóng cải tổ bộ máy hoạt động cũng như tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi đã giúp Meta tăng trưởng trở lại và dần lấy được lòng tin từ các nhà đầu tư. Vào tháng 2, Zuckerberg cho biết công ty sẽ tiếp tục “giữ mọi thứ tinh gọn trong tương lai”.

Trong một thông báo gần đây, CEO Mark Zuckerberg cho biết Meta đang lên kế hoạch xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của riêng mình. Để thực hiện mục tiêu này, Meta sẽ cần mua khoảng 350.000 bộ xử lý AI từ Nvidia cho đến cuối năm nay.

CEO Zuckerberg cho biết “lộ trình tương lai” về AI yêu cầu công ty phải xây dựng một “cơ sở hạ tầng điện toán khổng lồ”. Nhiều dự đoán cho rằng công ty có thể sẽ phải chi trả số tiền lên tới 9 tỷ USD để thực hiện mục tiêu trên.

Thông báo mới nhất từ Zuckerberg được xem như một lời cam kết của Meta đối với việc đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo.

Không chỉ riêng Meta, các công ty công nghệ lớn khác như Microsoft, Google hay Amazon cũng chia sẻ các công cụ và tầm nhìn mới về AI trong bối cảnh cuộc chạy đua đang ngày càng gia tăng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook bị cáo buộc âm thầm bán dữ liệu tin nhắn của người dùng cho Netflix

Facebook bị cáo buộc âm thầm bán nội dung tin nhắn của người dùng cho Netflix trong một thập kỷ qua, giúp dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu này nắm rõ thói quen và sở thích của người dùng Facebook.

Meta sử dụng sách có bản quyền để đào tạo AI bất chấp cảnh báo từ luật sư

Những thông tin trên vừa được tiết lộ từ các tài liệu được nộp lên tòa án, trong một vụ kiện tập thể được đại diện bởi 2 công dân người Mỹ là Maximilian Klein và Sarah Grabert, những người đã cáo buộc Facebook và Netflix “có những mối quan hệ đặc biệt” và lợi dụng thông tin người dùng để kiếm lợi.

Theo đơn kiện, Facebook đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền quảng cáo từ Netflix như một phần của mối quan hệ gắn kết này. Riêng trong năm 2017, Netflix đã chi ra hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trên Facebook.

Đơn kiện cho biết mối quan hệ giữa Facebook và Netflix đã trở nên gắn kết hơn kể từ khi nhà đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings, được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Facebook vào năm 2011. Thậm chí, Facebook đã chấp nhận đóng cửa tính năng phát video theo yêu cầu để không cạnh tranh với Netflix.

“Trong gần một thập kỷ qua, Netflix và Facebook đã có mối quan hệ đặc biệt. Netflix đã chi ra hàng trăm triệu đô la để mua quảng cáo trên Facebook, ký kết một loạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với Facebook, được cấp quyền truy cập vào các API riêng tư của Facebook”, nội dung đơn kiện cho biết.

API (Giao diện lập trình ứng dụng) là một tập hợp các định nghĩa và giao thức, cho phép 2 hoặc nhiều phần mềm, ứng dụng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau. API hoạt động như một cầu nối giữa các ứng dụng, ví dụ một ứng dụng thời tiết có thể sử dụng API để truy cập vào dữ liệu dự báo của một trang web về thời tiết.

Đơn kiện cho biết Facebook đã cung cấp cho Netflix những API đặc biệt, cho phép Netflix có thể đọc nội dung tin nhắn riêng tư của người dùng Facebook. Đổi lại Netflix sẽ phải cung cấp cho Facebook báo cáo tổng hợp về cách người dùng Netflix tương tác với các nội dung của dịch vụ này, như các bộ phim yêu thích, số lần chọn những bộ phim xuất hiện ở danh sách đề xuất…

Đơn kiện khẳng định Facebook và Netflix đã trao đổi dữ liệu người dùng với nhau suốt từ năm 2013 cho đến nay.

Trước đó, từ tháng 4/2016, Facebook ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối cho các tin nhắn trên Messenger, nghĩa là tin nhắn được mã hóa tại thiết bị của người gửi và chỉ được giải mã khi đến thiết bị của người nhận. Tuy nhiên, tính năng này ban đầu không được kích hoạt mặc định.

Phải đến tháng 8/2022, Facebook mới bắt đầu kích hoạt mặc định tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Messenger cho người dùng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đến tháng 12/2023, tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Facebook Messenger mới được kích hoạt mặc định.

Tuy nhiên, đơn kiện khẳng định Facebook vẫn cho phép một số công ty nhất định, trong đó có Netflix, được quyền đọc tin nhắn riêng tư của người dùng.

Sau những cáo buộc trong đơn kiện, một đại diện của Meta, công ty mẹ của Facebook, đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.

“Meta không chia sẻ bất kỳ tin nhắn riêng tư nào của người dùng với Netflix”, đại diện Meta cho biết. “Những thỏa thuận hợp tác giữa Facebook và Netflix là rất phổ biến trong ngành công nghệ. Chúng tôi tin rằng đơn kiện này là vô căn cứ”.

Hiện phía Netflix chưa đưa ra bình luận gì về vụ kiện.

Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị cáo buộc cho các công ty bên ngoài đọc trộm tin nhắn của người dùng. Vào năm 2018, tờ báo The New York Times đã trích dẫn hàng trăm trang tài liệu nội bộ của Facebook cho thấy mạng xã hội này đã cấp phép để 2 ứng dụng Netflix và Spotify truy cập vào tin nhắn cá nhân của người dùng.

Tờ báo này khẳng định rằng Facebook đã thu lợi hàng trăm triệu USD nhờ việc bán nội dung tin nhắn người dùng của mình ra bên ngoài.

Trên thực tế, Facebook đã từng không ít lần bị phạt vì làm rò rỉ hoặc chia sẻ thông tin của người dùng mà không được phép.

Chẳng hạn như năm 2022, chính phủ Ireland đã phạt Facebook 284 triệu USD sau khi dữ liệu của hơn nửa tỷ người dùng bị rò rỉ trực tuyến. Các dữ liệu bị rò rỉ bao gồm tên đầy đủ, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ… của người dùng Facebook.

Năm 2019, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) xử phạt 5 tỷ USD vì làm rò rỉ dữ liệu người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica. Đây là mức xử phạt cao nhất mà FTC từng áp dụng cho một hãng công nghệ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Dân Trí

Google muốn thu phí từ hoạt động tìm kiếm với hỗ trợ từ AI

Nguồn tin này tiết lộ tính năng tìm kiếm nâng cao được hỗ trợ bởi AI có thể trở thành một phần của các dịch vụ đăng ký (có trả phí) hiện có từ Google như Gemini Advanced hoặc Google One. Trong khi đó, phiên bản tìm kiếm truyền thống vẫn sẽ được cung cấp miễn phí cùng với quảng cáo đi kèm.

Thay đổi trên của Google nhằm mục đích tích hợp AI vào trải nghiệm tìm kiếm, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu từ hoạt động quảng cáo.

Năm 2023, doanh thu quảng cáo từ dịch vụ tìm kiếm của Google đạt mức 175 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của công ty. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức đối với Google trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của mình mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu.

Từ tháng 5/2023, Google đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ tìm kiếm hỗ trợ bởi AI (Search Generative Experience). Theo đó, kết quả của từ khoá tìm kiếm sẽ được trả về với thông tin chi tiết hơn, song song với việc cung cấp liên kết đến thông tin và quảng cáo.

Search Generative Experience được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, công cụ này lại đặt ra không ít thách thức với mô hình kinh doanh hiện tại của Google.

AI có khả năng cung cấp câu trả lời toàn diện hơn, dẫn đến sự sụt giảm về số lần nhấp vào các liên kết trang web khác. Điều này khiến cho số lượt hiển thị quảng cáo (ads) trở nên ít hơn và có nguy cơ gây nguy hiểm cho nguồn doanh thu chính của Google.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khi Shark Tank thành “xác tan”

“Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank) là chương trình truyền hình thực tế được đánh giá là truyền cảm hứng tốt cho cộng đồng khởi nghiệp. Tuy nhiên qua 3 mùa phát sóng, một số nhà đầu tư khách mời (cá mập) đã liên tiếp dính phải những bê bối từ kinh doanh đến truyền thông. Nhiều người gần đây đã gọi đùa Shark Tank thành “xác tan”, khiến giá trị truyền cảm hứng đang bị “sứt mẻ” không ít.

Mới đây nhà đầu tư Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đang vấp phải khủng hoảng truyền thông về những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận xoay quanh vấn chuyện kinh doanh nước sạch của doanh nghiệp mình. Sự việc xảy ra không lâu sau khi một “cá mập” khác là ông Nguyễn Văn Tam phải rời chương trình vì những sự cố liên quan đến hoạt đông kinh doanh. Câu hỏi về giá trị truyền cảm hứng mà gameshow này theo đuổi một lần nữa được đặt ra.

Liên tiếp bị tổn thương vì “cá mập”

Thương vụ bạc tỷ được coi là một gameshow truyền cảm hứng hàng đầu trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên từ việc truyền cảm hứng của các “cá mập” trên truyền hình và những bê bối kinh doanh ở thực tế của họ đang khiến giá trị tích cực của chương trình bị tổn thương.

Đi qua 3 mùa phát sóng thì chương trình đã phải 2 lần thay đổi nhà đầu tư một cách bất đắc dĩ vì những lùm xùm đến chuyện kinh doanh thực tế của họ. Ở thời điểm khởi động mùa 1, doanh nhân Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Nhà đài dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến doanh nhân này.

Sau những lùm xùm, Bộ Công Thương sau đó đã có kết luận, Công ty Khải Đức – hạt nhân chính trong hệ sinh thái Tập đoàn Khải Silk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật đối với cáo buộc bán hàng giả về chất lượng, sai phạm trong quản lý thuế và quản lý hóa đơn và vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Đến ngày 14-12-2017, doanh nhân Hoàng Khải đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức, dù vẫn nắm 99% vốn, tương được 46,135 tỉ đồng vốn góp tại đây.

Bước vào mùa 3, chương trình cũng đi vào “vết xe đổ” như mùa 1 khi “cá mập” Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Việt Nam dính rắc rối.

Cuối tháng 10-2019 vừa qua, ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – cho biết Asanzo có nhiều vi phạm, trong đó nổi bật như lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Nhà sản xuất chương trình cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến nhà đầu tư này.

Gần đây, khi chương trình này vừa đóng máy mùa 3 thì Shark Liên lại gặp phải khủng hoảng truyền thông vì những phát ngôn của mình. Ở Shark Tank, bà Liên là một “cá mập” gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khởi nghiệp bởi những thông điệp truyền cảm hứng mang tính nhân văn.

Tuy nhiên những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận sau thông tin lùm xùm xoay quanh hoạt động kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống mà bà Liên làm tổng giám đốc đang mâu thuẫn với  những thông điệp định hướng kinh doanh trên sóng của nhà đầu tư này. Không lâu sau khi vụ lùm xùm xảy ra bà Liên cũng đã rời ghế Tổng giám đốc Công ty Nước mặt Sông Đuống.

Nhìn lại 3 mùa phát sóng của chương trình, có thể nhận thấy mức độ rủi ro trong kinh doanh là khôn lường nên những rắc rối ở thực tế đang gây anh hưởng không nhỏ đến giá trị mà chương trình theo đuổi. Nếu các sự cố này không kiểm soát được không chỉ khiến khán giả, startup bị tổn thương mà Shark Tank cũng là sân chơi nguy hiểm đối với một số nhà đầu tư.

Đánh cược với giá trị truyền cảm hứng

Ngồi vào vị trí “ghế nóng” của một chương trình truyền hình nhất là Shark Tank thì vị thế của họ đáng được khán giả lẫn người chơi “ngưỡng vọng”. Thông điệp các nhà đầu tư này đưa ra cũng rất dễ truyền cảm hứng khi quy chiếu lại giá trị thành công của họ trên thực tế.

Tuy nhiên ở một “chương trình truyền hình” khán giả cũng phải đặt cầu hỏi về mức độ “thực tế” tới đâu. Khi những thông điệp truyền động lực trên sóng mâu thuẫn với tình hình kinh doanh thực tại thì dù ít hay nhiều thì giá trị tích cực của chương trình cũng giảm dần.

Không lâu sau, bê bối nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bị phát giác, có vẻ như Khaisilk đã đi chệch hướng so với chính những triết lý của ông Khải muốn truyền tải đến các starup trên Shark Tank. Thương hiệu Khaisilk bây giờ vẫn được dùng để minh họa cho những vụ sai phạm về nguồn gốc hàng hóa.

Giai đoạn khởi động mùa 1 rất nhiều khán giả còn nhớ đến thông điệp của Shark Khải là “Tôi kinh doanh với một tấm lòng trung thực và theo suy nghĩ của riêng tôi thì lòng đố kỵ sẽ phải gục ngã trước sự trung thực”. Hay “Trong kinh doanh đôi khi không được tham… Và vì sao không được tham? Là vì không bao giờ nên lấy những mục tiêu ngắn hạn mà làm sao nhãng đi những mục tiêu dài hạn”.

Đối với Shark Tam, ông vẫn chưa kịp đưa ra thông điệp cụ thể nào trên sóng, nhưng việc đối mặt với khủng hoảng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ngay trước thềm Shark Tank mùa 3 phần nào khiến niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp với chương trình này phần nào bị sứt mẻ.

Hay với Shark Liên, sự cố liên quan đến chuyện kinh doanh thực tế chưa thực sự nghiêm trọng hoặc rõ ràng. Nhưng sự cố về truyền thông bởi những phát ngôn của mình đang được “liên hệ so sánh” với các thông điệp nhân văn  như là mà “cá mập” này từng đưa ra.

Trong đó, thông điệp “Kinh doanh với một trái tim nhân ái và không màng lợi nhuận” được liên hệ với phát ngôn đáp trả dư luận “Không thể đi đến đích nếu cứ ném đá vào những con chó dọc đường vì những tiếng sủa của chúng”. Dù ở hai bối cảnh khác nhau nhưng cũng dễ dàng nhận thấy ranh giới giữa gameshow và thực tế là hết sức mong manh dễ gây ra khủng hoảng về niềm tin.

Theo một chuyên gia về sản xuất chương trình truyền hình thì lợi ích thu về cao thì phải chấp nhận rủi ro cao. Chương trình thực tế thì rủi ro càng cao nữa vì ranh giới giữa gameshow và thực tế rất mong manh. Nhà tổ chức nhiều khi phải đánh cược giá trị của chương trình vào khách mời mà họ lựa chọn. Và những sự cố liên tiếp gần đây của Shark Tank chắc chắn gây tổn thương cho chính giá trị mà chương trình này theo đuổi.

“Sự tổn thương này không chỉ dừng lại ở việc làm sứt mẻ giá trị truyền cảm hứng của chương trình, tổn thương vào lòng tin của cộng đồng startup mà chính uy tín của từng cá nhân “trong bể cá mập” cũng bị liên lụy. Vấn đề là nhà tổ chức họ có chấp nhận được mức độ rủi ro này để đi dài hơi hay không. Đây cũng là một bài học cho tiêu chí lựa chọn khách mời đầu tư của nhà sản xuất”, vị này cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023

Decision Lab vừa công bố báo cáo khách hàng kết nối (Connected Consumer Report) quý 4 năm 2023 mới. báo cáo thể hiện chi tiết về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các xu hướng mua sắm đang diễn ra trên thị trường và hơn thế nữa.

Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023

Vốn là báo cáo thường xuyên được xuất bản theo quý của Decision Lab được ra mắt lần đầu từ năm 2019. Báo cáo connected Consumer tập trung phân tích các thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội, tiêu dùng giải trí (shoppertainment), truyền thông và mua sắm.

Một số chủ đề chính sẽ được phân tích trong báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023.

  • Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang thương mại xã hội (Social Commerce) để mua sắm trực tuyến. Họ ngày càng ưa thích các nền tảng kết hợp liền mạch nhiều mục đích chứ không chỉ riêng các tính năng giải trí và mua sắm riêng lẻ.
  • Người tiêu dùng đang tìm kiếm cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số theo cách có mục đích hơn: Mặc dù hoạt động giải trí giảm sút trong Quý 4 năm 2023, người tiêu dùng vẫn tham gia vào các dịch vụ tiện ích, điều này báo hiệu sự thay đổi có thể xảy ra theo hướng ưu tiên các nhu cầu kỹ thuật số thiết yếu hơn là các nhu cầu giải trí (vào cuối năm).
  • XanhSM, dịch vụ gọi xe điện thuộc Vingroup, đang nổi lên như một ngôi sao sáng trong mảng gọi xe: Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và áp dụng các thực hành bền vững, có ý thức về môi trường.

Connected Consumer (người tiêu dùng kết nối) là gì?

Connected consumer hay những người tiêu dùng được kết nối (người tiêu dùng số) là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.

Theo mục đích của nghiên cứu này, “các thiết bị truyền thông thông minh” (smart media devices) bao gồm TV thông minh (Smart TVs), loa thông minh (Smart Speakers), các thiết bị phát trực tuyến và hiển thị thông minh.

Gần 2/3 (64%) số người được hỏi trong nghiên cứu cho biết họ là người tiêu dùng được kết nối và khoảng 1/4 người tiêu dùng được kết nối (27%) cho biết họ là khách hàng được kết nối của Amazon.

Bạn có thể tải xuống báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023 tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer