Skip to main content

Tác giả: testmtrips

World Data Lab: Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 17% dân số và dự kiến tăng lên 26% vào năm 2026

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngành hàng xa xỉ đối mặt với thách thức lớn: liệu sự hào nhoáng của các thương hiệu có đủ sức duy trì ánh hào quang trong thời kỳ khó khăn?

Trong không gian yên tĩnh của một boutique Hermès tại TP HCM, ánh sáng từ đèn chùm pha lê phản chiếu lên những chiếc túi Birkin bày biện gọn gàng trên kệ. Một khách hàng bước vào, lịch lãm trong bộ vest, thong thả ngồi xuống, nhấm nháp ly espresso được phục vụ tại quầy. Họ trao đổi với nhân viên về bộ sưu tập mới nhất, một chiếc túi màu xanh lục bảo có giá bằng một chiếc ô tô hạng sang.

Đó là một phần nhỏ của câu chuyện ngành hàng hiệu tại Việt Nam, nơi những cửa hàng xa xỉ vẫn là điểm đến của những người yêu thích sự tinh tế, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Thế nhưng, không phải mọi câu chuyện đều hoàn hảo như lớp da trên chiếc túi Hermès. Sau một năm bùng nổ hậu đại dịch, ngành hàng hiệu toàn cầu bước vào giai đoạn chững lại. Việt Nam, một thị trường đang lên, cũng không tránh khỏi làn sóng này.

Nhưng trong bức tranh nhiều gam màu xám ấy, vẫn có những điểm sáng đáng kể, dẫn dắt thị trường qua thử thách. Và câu chuyện bắt đầu với Tam Sơn – “ông vua” ngành phân phối hàng hiệu tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, CTCP Quốc Tế Tam Sơn không chỉ giữ vững vị thế đầu ngành mà còn tiếp tục mở rộng trong năm 2023. Được thành lập năm 2005, Tam Sơn thuộc tập đoàn Openasia và là nhà phân phối độc quyền cho 31 thương hiệu cao cấp, từ Hermès, Saint Laurent, Patek Philippe, đến Hugo Boss.

Năm 2023, doanh thu của Tam Sơn tăng 6,5% – một thành tích đáng nể khi ngành xa xỉ toàn cầu sụt giảm, theo báo cáo từ Vietdata. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty giảm 25%, một phần do chi phí vận hành tăng cao và thị trường hàng hiệu đối mặt với sức mua giảm.

Để ứng phó, Tam Sơn đã khai trương nền tảng thương mại điện tử FRONT ROW vào tháng 4/2024, định vị như một trung tâm mua sắm trực tuyến cao cấp, với gần 20 thương hiệu nổi tiếng và dự kiến mở rộng danh mục cuối năm 2024.

Ở phía bên kia phổ biến động, các công ty thuộc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn lại không tránh khỏi sự chững lại. Hai công ty con nổi bật của IPPG là DAFC và ACFC đều ghi nhận những con số ảm đạm.

Từng là nhà phân phối hơn 60 thương hiệu xa xỉ như Rolex, Versace, và Dolce & Gabbana, DAFC đã thu hẹp danh mục xuống còn 38 thương hiệu vào năm 2024. Hệ thống cửa hàng giảm 22%, từ 60 xuống còn 47. Doanh thu giảm 16,5%, chỉ đạt 1.800 tỷ đồng. Từ mức lợi nhuận 135 tỷ đồng năm 2022, DAFC ghi nhận khoản lỗ gần 100 tỷ đồng trong năm 2023.

Trong nỗ lực cải tổ, cuối năm 2023, DAFC bổ sung một loạt thương hiệu mới như Monblanc và Gianvito Rossi, hướng tới khách hàng Gen Z.

Trong khi đó, ACFC – nhà phân phối các thương hiệu như Mango, Tommy Hilfiger, và Calvin Klein, cũng chịu áp lực lớn khi doanh thu giảm 5,6%, còn 2.700 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 39%. Mặc dù ACFC đã đưa Sunnies Face – thương hiệu mỹ phẩm đình đám từ Philippines, vào thị trường Việt Nam, nhưng dấu hiệu phục hồi vẫn chưa rõ ràng.

Maison Retail Management International, đơn vị sở hữu 172 cửa hàng và phân phối 38 thương hiệu quốc tế như Coach và Puma, cũng không thoát khỏi áp lực. Doanh thu giảm 4,2%, giao động từ 2.600 đến 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm tới 47%, phản ánh sự thụt lùi chung của thị trường.

Những thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Chanel, Christian Dior, và Gucci có cửa hàng phân phối độc quyền tại Việt Nam đều đối mặt với sự sụt giảm. Louis Vuitton, với doanh thu khoảng 1.800 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm trước. Chanel dù vượt mặt Louis Vuitton về doanh thu, cũng chứng kiến lợi nhuận giảm 51%.

Christian Dior là điểm sáng hiếm hoi khi doanh thu chỉ giảm 9,5% và vẫn dẫn đầu phân khúc về lợi nhuận. Trong khi đó, Gucci ghi nhận cú sốc lớn nhất: doanh thu giảm 30%, lợi nhuận giảm 77%.

Theo World Data Lab, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 17% dân số  và dự kiến tăng lên 26% vào năm 2026. Knight Frank bổ sung rằng số người sở hữu tài sản ròng trên 30 triệu USD sẽ tăng 122% trong thập niên tới. Đây là động lực quan trọng cho sự phục hồi của ngành hàng hiệu tại Việt Nam.

Làn sóng gia nhập thị trường của các thương hiệu quốc tế cũng phản ánh sự kỳ vọng vào Việt Nam. Mont Blanc, Balmain Paris, Devialet đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam năm 2023. Cartier và Rene Caovilla tiếp tục mở rộng đầu năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy – Doanh nghiệp & Kinh doanh

Kantar Worldpanel Việt Nam: Người Việt có thể sắm Tết đơn giản

Người Việt sẽ ưu tiên những sản phẩm hướng tới tiện lợi, thiết thực và tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong dịp Tết sắp tới, theo chuyên gia.

Nhận định được bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao thuộc công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam, nêu trong hội thảo ngày 2/12. Chuyên gia này dự báo tổng chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mùa Tết 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 5% so với Tết 2024.

Dịp Tết Ất Tỵ sắp đến, người dân được nghỉ 9 ngày, từ 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng (25/1-2/2/2025). Hoạt động mua sắm thường bắt đầu 4-5 tuần trước Tết, tức thị trường sẽ sôi động từ cuối tháng này. Một số người tiêu dùng cũng cảm thấy Tết Nguyên đán 2025 sẽ tích cực hơn, nhưng dự kiến mua sắm đơn giản.

Theo Kantar, người Việt khả năng sắm Tết Ất Tỵ đơn giản hơn bởi nhiều lý do từ tâm lý tiêu dùng, tình hình tài chính hộ gia đình đến thay đổi trong cách đón Tết.

Vào quý IV/2019, 84% hộ gia đình được Kantar khảo sát tỏ ra lạc quan về kinh tế trong tương lai nhưng tỷ lệ này đã biến động liên tục kể từ sau dịch, còn 69% trong quý III vừa qua. “Tâm lý người tiêu dùng không lạc quan như xưa. Bất kỳ biến động nào xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng, dẫn đến xu hướng tìm giá hời”, bà Nga lý giải.

Khảo sát cho thấy tài chính hộ gia đình dần ổn dịnh sau Covid-19 nhưng chưa hoàn toàn mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý III, thu nhập bình quân lao động khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng và nông thôn là 6,6 triệu đồng, lần lượt tăng 4,49% và 6,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng khi Kantar hỏi thì 24% hộ nói cần giảm chi tiêu, so với 19% vào quý III/2019. Ngược lại, 20% nói không cần giảm, thấp hơn trước dịch 2 điểm phần trăm. “Xu hướng mua đồ rẻ đang bao phủ nhiều ngành hàng hơn”, bà Nga nói.

Ngoài ra, cách “ăn Tết” của người Việt dần thay đổi, hướng tới gọn nhẹ. Top 3 lý do họ chi tiêu cho Tết 2024 ít hơn là: muốn đơn giản hóa thủ tục ngày Tết, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và giảm tụ họp, dự báo là xu hướng dài hạn.

Thực tế, 3 năm qua, giá trị đóng góp của 2 tháng Tết vào kết quả cả năm trong ngành FMCG đã giảm dần, từ 21% xuống 19% ở thành thị và 24% xuống 21% ở nông thôn.

Tỷ lệ nhận được quà Tết của các gia đình cũng đi xuống, khiến họ phải tự mua sắm những sản phẩm theo đúng ưu tiên về độ cần thiết và túi tiền. “Với những xu hướng này, dự báo không thể có sự đột biến trong mua sắm nên mùa Tết 2025 sẽ tiết kiệm và thiết thực”, bà Nga nhận định.

Cũng là một tiểu thương kinh doanh bách hóa trực tuyến, chị Thanh Phương cho rằng tiêu chí thực phẩm Tết tới là “gọn – ngon”. “Tết tôi tranh thủ bán thêm cá khô và kem que vì ngày càng nhiều khách chuộng những thứ không ngán, có thể ăn liền hoặc ít chế biến”, chị cho hay.

Theo các chuyên gia, xu hướng sắm Tết đơn giản mở ra cơ hội cho một số ngành hàng thiết yếu và kênh mua sắm có lợi thế cạnh tranh về giá. Năm ngoái, giỏ quà Tết có xu hướng chuyển dần sang các sản phẩm có lợi cho sức khỏe hoặc thiết thực như dầu ăn, gia vị, mỳ gói, bột ngọt và giảm tiêu thụ bia, kẹo bánh, nước ngọt, nước tăng lực.

Theo bà Nga, xu hướng lựa chọn năm nay cũng tiếp tục là hàng hóa “lành mạnh và ý nghĩa”, giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất, cân bằng cuộc sống. Đối với kênh mua sắm, tạp hóa sẽ vẫn duy trì khả năng cạnh tranh trong lúc chợ truyền thống đang giảm sức hấp dẫn. Vào mùa Tết, kênh siêu thị và đại siêu thị cũng được ưa chuộng.

Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của các siêu thị mini (diện tích 300-500 m2 mỗi cửa hàng), siêu thị lớn sẽ khó trong việc mở rộng tập khách hàng, theo ông Phạm Trọng Chinh, Trưởng nhóm chuyên gia thị trường của Hội hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA).

Kênh này cũng đang giảm quy mô khuyến mãi. Trước dịch, bình quân 72-75% sản phẩm bán ra ở siêu thị có khuyến mãi nhưng hiện nay chỉ khoảng 65%, theo ông Chinh. “Siêu thị lớn giờ khuyến mãi xoay quanh các sản phẩm trọng điểm là chính. Trong lúc khó tìm khách hàng mới, họ nên tập trung chăm sóc thật tốt nhóm khách hàng hiện hữu thông qua tăng trải nghiệm mua sắm”, ông nói.

Trong khi đó, thương mại điện tử dự kiến tiếp tục bùng nổ và là kênh diễn ra hoạt động sắm Tết sớm nhất, có thể từ đầu tháng 12. Lợi thế của kênh này là giá trị trung bình đơn hàng FMCG thường cao hơn khi người tiêu dùng đi mua trực tiếp tại siêu thị do sức hấp dẫn của khuyến mãi, các điều kiện miễn phí vận chuyển hoặc quà tặng kèm nếu mua đủ giá trị tối thiểu quy định.

Theo ông Chinh, về dài hạn, thương mại điện tử vẫn còn khả năng tăng trưởng 15-20% mỗi năm nhưng tỷ trọng trong cả ngành bán lẻ vẫn nhỏ và các kênh truyền thống (trừ chợ) còn cạnh tranh tốt. Do đó, doanh nghiệp có thể đa dạng kênh bán nhưng không nên quá lo lắng sự lấn át của kênh online.

Thậm chí, hiện bán hàng qua livestream cũng chưa có nhiều trường hợp tìm ra được công thức có thể cân bằng được 3 yếu tố doanh số, tăng trưởng và lợi nhuận vì đa số vẫn đang lỗ để làm tiếp thị. “Doanh nghiệp nên xem livestream là một kênh bán nhưng đừng thần tượng và quá lo lắng”, ông Chinh khuyến nghị.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Starbucks nhọc nhằn với cuộc đua giành lại vương miện

Từng là biểu tượng của sự sang trọng và hiện đại tại Trung Quốc, Starbucks giờ đây đang đối mặt với những sóng gió lớn từ thị trường nội địa. Sự cạnh tranh khốc liệt, thói quen tiêu dùng thay đổi và áp lực từ chính nội bộ khiến “ông hoàng cà phê” phải cân nhắc những chiến lược sống còn. Liệu Starbucks có thể xoay chuyển tình thế và giữ vững ngôi vương?

Khi Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh năm 1999, nó được xem như biểu tượng của phương Tây – một cốc cappuccino mang đậm hương vị Mỹ, giá 19 tệ, tương đương 5% thu nhập trung bình hàng tháng của người dân thời đó.

Trong một đất nước chuộng trà, thương hiệu này dường như đang bơi ngược dòng, nhưng họ đã thành công. Hai thập kỷ sau, Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai toàn cầu của Starbucks, với hơn 7.500 cửa hàng và hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Thế nhưng, vinh quang dường như đang trở thành ký ức xa vời khi “ông hoàng cà phê” này đứng trước những sóng gió khổng lồ: từ sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, cho đến việc phải cân nhắc bán cổ phần để tìm đối tác địa phương.

Đây không chỉ là câu chuyện của Starbucks, mà còn là một bức tranh phản ánh đầy đủ thách thức mà các thương hiệu quốc tế đang đối mặt tại Trung Quốc.

“Vua cà phê” chao đảo trước những đối thủ nội địa

Starbucks từng tự hào là biểu tượng của cà phê cao cấp tại Trung Quốc, nhưng giờ đây, họ đang phải đối đầu với một “đội quân cà phê giá rẻ” do các thương hiệu nội địa dẫn đầu như Luckin Coffee và Cotti Coffee. Trong khi một cốc latte tại Starbucks có giá khoảng 30 tệ (hơn 4 USD), thì tại Luckin hay Cotti, mức giá chỉ bằng một phần ba, thậm chí thấp hơn khi các chương trình khuyến mãi được áp dụng.

Luckin Coffee, dù từng lao đao vì bê bối kế toán, đã trở lại mạnh mẽ với hơn 20.000 cửa hàng, vượt xa số lượng cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Trong quý III/2024, doanh số của Starbucks tại Trung Quốc giảm 14%, chủ yếu do lượng khách hàng và mức chi tiêu trung bình trên mỗi giao dịch đều suy giảm.

Hồi năm 2022, số cửa hàng của Luckin đã vượt qua Starbucks tại Trung Quốc. Năm 2023, Luckin báo cáo doanh thu hàng năm đạt 24,9 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,48 tỷ USD), vượt qua doanh thu của Starbucks tại Trung Quốc khoảng 3,16 tỷ USD.

Theo Financial Times, Luckin có thể đang lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Mỹ với mức giá đồ uống từ 2 đến 3 USD. Công ty dự kiến sẽ tập trung vào các thành phố có đông sinh viên và du khách Trung Quốc như New York. Dù chưa rõ Luckin có thực sự mở rộng sang Mỹ hay không, nhưng chuỗi cà phê này đã có những bước tiến đáng kể từ scandal kế toán. Các chiến dịch tiếp thị thông minh đã giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của Luckin.

Năm 2022, họ đã hợp tác với Eileen Gu, vận động viên trượt tuyết tự do nổi tiếng, để quảng bá thương hiệu. Năm ngoái, họ cũng hợp tác với Kweichow Moutai để phát triển một loại đồ uống mới và nhanh chóng trở nên phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. Luckin hiện có ít nhất 30 cửa hàng tại Singapore và đang xem xét mở rộng sang Đông Nam Á và Mỹ trong thời gian tới.

Trong khi đó, Cotti Coffee – một chuỗi cà phê giá rẻ khác do những người sáng lập Luckin thành lập sau bê bối huỷ niêm yết, cũng đang mở rộng toàn cầu với hơn 10.000 cửa hàng ở 28 quốc gia.

Ngược lại với sự phát triển của Luckin và Cotti, Starbucks đang gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc.

Các chuỗi nội địa không chỉ cạnh tranh về giá mà còn linh hoạt hơn trong việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Họ tung ra các sản phẩm mới liên tục, từ cà phê vị sữa chua đến các loại đồ uống kết hợp độc đáo, phù hợp với khẩu vị người Trung Quốc. Trong khi đó, Starbucks lại bị cho là chậm chạp trong việc đổi mới thực đơn và tiếp cận khách hàng trẻ.

Câu chuyện bán cổ phần và chiến lược xoay trục

Thông tin từ Bloomberg cho thấy Starbucks đang xem xét bán một phần cổ phần tại Trung Quốc và tìm kiếm đối tác chiến lược để vượt qua giai đoạn khó khăn. Động thái này gợi nhớ đến những gì McDonald’s và Yum! Brands đã làm trong quá khứ: bán cổ phần cho các công ty nội địa để giảm rủi ro và tận dụng sự am hiểu thị trường địa phương.

Việc này cũng không phải là không có lý do. Kể từ khi đảm nhận vị trí CEO vào tháng 9/2024, Brian Niccol – người từng dẫn dắt Chipotle thoát khỏi khủng hoảng, đã phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư, đặc biệt là quỹ Elliott Investment Management.

Họ yêu cầu Starbucks xem xét lại toàn bộ chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Niccol cam kết sẽ dành nhiều thời gian hơn tại Trung Quốc để hiểu rõ thị trường này. Ông tuyên bố rằng Starbucks cần phải thay đổi chiến lược “từ gốc rễ” để trở lại tăng trưởng, với một kế hoạch mang tên “Back to Starbucks.”

Khủng hoàng từ Mỹ đến Trung Quốc

Không chỉ tại Trung Quốc, Starbucks còn đang phải vật lộn trên sân nhà – Mỹ. Tại đây, chuỗi cà phê này đối mặt với các vấn đề nội bộ như bất mãn của nhân viên, hàng loạt cuộc đình công đòi cải thiện quyền lợi lao động, và tốc độ phục vụ chậm tại nhiều cửa hàng.

Thương hiệu này cũng phải giải quyết bài toán về chi phí vận hành tăng cao, trong khi người tiêu dùng Mỹ ngày càng tiết kiệm hơn do lo ngại suy thoái kinh tế. Để đối phó, Starbucks đã thử nghiệm nhiều giải pháp, từ tăng tốc độ phục vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng, đến đẩy mạnh các sản phẩm cà phê pha sẵn (RTD – ready-to-drink). Tuy nhiên, các giải pháp này mới chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.

Ngày 25/11, CNBC đưa tin một cuộc tấn công ransomware (mã độc – PV) vào một trong những nhà cung cấp phần mềm của Starbucks đã làm gián đoạn cách mà các nhân viên pha chế cà phê của chuỗi cửa hàng này xem và quản lý lịch làm việc của họ.

Starbucks cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để giải quyết vấn đề. Công ty không tiết lộ tên của bên thứ ba này. Sự cố này ảnh hưởng đến nền tảng nhân viên của Starbucks, nơi hiển thị lịch làm việc cho các nhân viên pha chế và cho phép công ty theo dõi số giờ làm việc của họ.

Các quản lý cửa hàng và nhân viên pha chế hiện đang phải làm việc thủ công để vượt qua sự cố, và công ty khẳng định sẽ đảm bảo rằng nhân viên sẽ nhận được tiền lương cho tất cả các giờ làm việc mặc dù có sự gián đoạn. Sự gián đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, và Starbucks cho biết vẫn tiếp tục phục vụ khách tại các quán cà phê của mình.

Thay đổi lãnh đạo liên tục cũng là một dấu hiệu không mấy tích cực của Starbucks. Trước khi Niccol đảm nhận vị trí CEO, Laxman Narasimhan – một người từng được kỳ vọng “đại tu” Starbucks, đã phải rời đi chỉ sau một năm vì không đạt được kỳ vọng.

Những biến động nhân sự ở cấp cao thường dẫn đến sự thiếu ổn định trong chiến lược kinh doanh. Đối với Starbucks, điều này càng nghiêm trọng khi họ phải đối mặt với một loạt vấn đề phức tạp ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Tương lai nào cho Starbucks?

Trong thời kỳ hoàng kim, Starbucks được ví như một con tàu Titanic khổng lồ – vững vàng, sang trọng và đầy kiêu hãnh. Nhưng cũng như Titanic, sự tự mãn đôi khi có thể trở thành yếu điểm chí mạng.

Việc tìm kiếm đối tác chiến lược tại Trung Quốc có thể giúp Starbucks chia sẻ rủi ro, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về sự độc lập trong vận hành. Liệu một thương hiệu toàn cầu có thể duy trì bản sắc khi phải thỏa hiệp với các đối tác địa phương?

Còn tại Mỹ, Starbucks cần một chiến lược dài hạn để giữ chân nhân viên và làm mới trải nghiệm khách hàng – điều vốn đã từng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của họ.

Trong bối cảnh ngành F&B toàn cầu đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu, Starbucks cần phải hành động nhanh chóng và quyết liệt nếu không muốn mất vị thế.

Starbucks, từ biểu tượng của toàn cầu hóa, đang đối mặt với câu hỏi lớn nhất trong lịch sử của mình: làm thế nào để thích nghi trong một thế giới mà sự linh hoạt, tốc độ và tính địa phương hóa lên ngôi?

Câu trả lời có lẽ không chỉ nằm ở những con số, mà còn ở khả năng nhìn nhận thực tế và sẵn sàng thay đổi. Và nếu Starbucks có thể vượt qua được thử thách lần này, họ không chỉ là “vua cà phê,” mà còn là một biểu tượng của sự phục hồi và đổi mới không ngừng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Shopee, Lazada, TikTok Shop phải nộp thuế thay người bán từ 2025

Từ ngày 1/1/2025, các sàn thương mại điện tử và nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số thuế đã khấu trừ cho người bán.

Chiều 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính.

Đáng chú ý, Luật sửa đổi một số điều của Luật Quản lý thuế quy định từ ngày 1/1/2025, sàn thương mại điện tử, nền tảng số (trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số thuế đã khấu trừ cho người bán trên các nền tảng này.

Trường hợp không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay, người bán phải trực tiếp đăng ký, khai và nộp thuế. Hồ sơ, thủ tục, cách thức và trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay của các sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ được Chính phủ quy định chi tiết.

Đây là điểm mới khi hiện nay, các nhà bán hàng trên Shopee, Lazada, TikTok Shop… đều phải tự kê khai, nộp thuế và chịu trách nhiệm. Các sàn thương mại điện tử chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý.

Ngoài ra, quy định mới yêu cầu các nhà cung cấp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số (Facebook, Apple, Tiktok, Goolge…) phải trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam.

Liên quan đến ý kiến cho rằng việc bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” của các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên cơ sở nền tảng số là chưa phù hợp, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách, cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát và khẳng định việc sửa đổi phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo việc quản lý thuế hiệu quả, công bằng giữa các quốc gia.

Đồng thời, quy định mới còn tạo cơ sở, hành lang pháp lý để cơ quan thuế đôn đốc các nhà cung cấp ở nước ngoài “có cơ sở thường trú” đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài, đảm bảo bao quát đầy đủ, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Thương hiệu thời trang của TikToker hơn 2 triệu người theo dõi thông báo đóng cửa vì “bán ế quá’

Meo – thương hiệu thời trang do TikToker Thu Nhi – Eat Clean Hồng với hơn 2 triệu người theo dõi trên mạng xã hội sáng lập vừa thông báo dừng hoạt động.

Trong thông báo mới nhất từ Meo, thương hiệu này cho biết sẽ dừng hoạt động trong thời gian sắp tới và gửi lời cảm ơn tới sự đồng hành của khách hàng.

“Hành trình nào cũng sẽ tạm khép lại. Thu Nhi và Meo rất vui khi đã đi được một hành trình dài cùng khách hàng”, thông báo viết.

Đồng thời, hãng thời trang này cũng thông báo sẽ giảm giá 30% tất cả các sản phẩm trong phiên live ngày 25/11 như lời tri ân với khách hàng.

Theo giới thiệu, thời trang Meo của Thu Nhi được vận hành theo hướng chuyên kinh doanh online. Thu Nhi chia sẻ dưới phần bình luận , dù nhận được nhiều sự quan tâm, Meo vẫn gặp khó khăn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Một trong những lý do được TikToker này đưa ra là do “bán ế”, không đủ kinh phí để duy trì cửa hàng.

Jack Ma quay lại trụ sở chính của Alibaba sau gần 2 năm

Jack Ma tới thăm trụ sở chính của Alibaba ở Hàng Châu ngày 29/11 nhằm thể hiện sự ủng hộ với công ty do ông thành lập.

Theo lời các nhân viên Alibaba nói với SCMP, chuyến thăm của Jack Ma là động thái thể hiện sự ủng hộ đối với đế chế thương mại điện tử mà ông xây dựng 25 năm trước. Đây là lần đầu ông trở lại kể từ tháng 3/2023.

Jack Ma từ chức chủ tịch điều hành của Alibaba vào năm 2019 và kín tiếng từ năm 2020. Tuy nhiên, ông vẫn được coi là lãnh đạo tinh thần và biểu tượng của công ty thương mại điện tử Trung Quốc.

Ông đến Alibaba trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy niềm tin trong khu vực doanh nghiệp tư nhân, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt nhiều thách thức. Những khó khăn gồm sự suy thoái dai dẳng của thị trường bất động sản và căng thẳng địa chính trị sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đe dọa áp thêm thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Alibaba cũng vừa có đợt điều chỉnh nội bộ lớn nhất khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp đầu năm 2023. Công ty sáp nhập bộ phận thương mại điện tử (ecommerce) trong và ngoài nước thành một đơn vị duy nhất nhằm tăng tính cạnh tranh trước các đối thủ ngày một lớn mạnh, trong đó đáng gờm nhất là Pinduoduo.

Hồi tháng 9, Jack Ma từng viết thư kêu gọi nhân viên Alibaba “tin vào tương lai và tin vào thị trường” khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên nhiều mặt trận. “Điều này là bình thường, vì không có công ty nào có thể luôn đứng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào mãi mãi. Chúng ta phải liên tục tự nhắc nhở không được đánh mất chính mình giữa áp lực”, ông viết trong thư.

Theo Business Insider, Alibaba từng là câu trả lời của Trung Quốc trước các tập đoàn công nghệ ở Thung lũng Silicon. Nhưng giờ đây, công ty đang mất dần vị thế dẫn đầu, loay hoay trong vòng tái cấu trúc. Cuối năm ngoái, khi giá trị thị trường của Pinduoduo vượt Alibaba, Jack Ma đã gây sốt trên mạng xã hội khi trả lời bình luận của nhân viên lúc nửa đêm. Ông vừa trấn an vừa kêu gọi mọi người quay lại với “sứ mệnh và tầm nhìn của Alibaba”.

Đầu năm nay, FT dẫn lời các nhà phân tích và nguồn tin nội bộ từ Alibaba cho biết, công ty đã thua trong cuộc chiến chống lại đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn cũng chậm chân trước sự bùng nổ của AI, trong khi mảng thương mại điện tử của họ không đạt kỳ vọng ở thị trường phương Tây. Một số nhân viên nói sau khi Jack Ma lui về ở ẩn, công ty rơi vào cuộc tranh giành quyền lực nội bộ giữa cựu CEO Daniel Zhang Yong và CEO hiện tại Eddie Yongming Wu.

Dù vẫn là “lãnh đạo tinh thần” của Alibaba, các quy định của cơ quan quản lý Trung Quốc hiện không cho phép ông can dự quá sâu vào hoạt động của tập đoàn. Trong cuộc họp với các giám đốc của Alibaba hồi tháng 5/2023, ông bày tỏ lo ngại họ có thể đi vào vết xe đổ của Nokia, kêu gọi công ty tập trung trở lại nền tảng thương mại điện tử Taobao để tồn tại trong bối cảnh suy thoái kinh tế và cạnh tranh khốc liệt.

Các nền tảng như TikTok, Instagram và X sẽ phải ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi tại Australia

Các nền tảng như TikTok, Instagram và X sẽ phải ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi tại Australia nếu không muốn bị phạt.

Sau khi được Hạ viện thông qua một ngày trước, Thượng viện Australia chính thức thông qua luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội vào 28/11, với sự ủng hộ của cả 2 đảng.

Theo New York Times, đây là một trong các biện pháp toàn diện nhất thế giới nhằm bảo vệ người trẻ trước những tác hại tiềm tàng khi sử dụng mạng xã hội.

Thủ tướng Anthony Albanese nhấn mạnh quy định này đưa Australia trở thành quốc gia tiên phong nhằm bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ em trước tác hại của mạng xã hội (Social Network), chẳng hạn như lời nói căm thù hoặc bắt nạt trực tuyến. Dù vậy, vẫn còn nhiều chi tiết chưa rõ ràng về luật mới.

Quy định gây tranh cãi

Luật cấm trẻ dưới 16 tuổi tại Australia dùng mạng xã hội tạo ra nhiều ý kiến khác nhau. Leo Puglisi, thiếu niên 17 tuổi quản lý một trang tin trong nước, dự đoán em trai 14 tuổi của mình sẽ dễ dàng tìm ra cách lách luật.

Dù biết mạng xã hội có thể gây hại, Puglisi vẫn dựa vào chúng để tìm kiếm bạn bè cùng sở thích. Anh cho rằng lệnh cấm sẽ không có tác dụng trong việc ngăn chặn mối nguy.

“Các nội dung độc hại sẽ không bị xóa… Nghe có vẻ hay trên lý thuyết, nhưng không khả thi trong thực tế”, Puglisi nói với New York Times.

Trong khi đó, Dany Elachi, người có 5 đứa con từ 7-15 tuổi, cho rằng quy định sẽ góp phần thay đổi các chuẩn mực xoay quanh việc sử dụng mạng xã hội. Các phụ huynh lo lắng mạng xã hội có thể gây hại, nhưng buộc phải để con em sử dụng để chúng không cảm thấy lạc lõng.

“Nghĩ con mình có thể bị cô lập, điều đó khiến cha mẹ chịu rất nhiều áp lực. Tuy nhiên nếu tất cả không sử dụng, sẽ không ai bị bỏ lỡ”, Elachi cho biết.

Trong cuộc tranh luận tại hạ viện vào ngày 26/11, thành viên đảng Xanh Stephen Bates kể lại thời nhỏ khi nghiện trò chơi The Sims, khiến cha của ông phải cài phần mềm tự tắt máy tính sau một tiếng.

“Tôi chỉ mất 10 phút để tìm cách qua mặt. Là người trẻ nhất trong căn phòng và là một trong rất ít người lớn lên cùng công nghệ lẫn mạng xã hội, tôi có thể nói rằng cần thay đổi nhưng không phải cách này”, Bates cho biết.

Các mạng xã hội cần áp dụng “quy trình hợp lý” nhằm ngăn chặn bất cứ ai dưới 16 tuổi có tài khoản. Nếu không tuân theo yêu cầu một cách “có hệ thống”, những công ty có thể bị phạt lên đến 32 triệu USD.

Theo Thủ tướng Albanese, người dùng chưa đủ tuổi hoặc cha mẹ của họ sẽ không bị phạt nếu vi phạm. Việc trẻ em tìm cách qua mặt lệnh cấm cũng không quan trọng.

“Chúng tôi biết một số trẻ em sẽ tìm cách lách luật, nhưng chúng tôi đang gửi thông điệp đến các công ty truyền thông xã hội nhằm tuân thủ quy định”, ông Albanese nhấn mạnh.

Không dễ áp dụng

Tương tự luật về độ tuổi dùng rượu hoặc thuốc lá, quy định của Australia bổ sung danh mục “nền tảng truyền thông xã hội bị hạn chế độ tuổi” chỉ dành cho người từ 16 tuổi trở lên.

Năm ngoái, Pháp thông qua luật yêu cầu cha mẹ đồng ý để con em dưới 15 tuổi dùng mạng xã hội. Hồi tháng 3, bang Florida (Mỹ) đã cấm mạng xã hội với người dưới 14 tuổi, hoặc có sự đồng ý của cha mẹ với trẻ em 14-15 tuổi. Dù vậy, quy định đối mặt khó khăn về mặt hiến pháp.

Tại Australia, quy định nêu rõ người dùng không bắt buộc cung cấp giấy tờ tùy thân để xác minh độ tuổi. Dù vậy, chưa rõ cách thực thi và danh sách cụ thể nền tảng cần tuân thủ quy định.

Trước đó, ông Albanese liệt kê Snapchat, TikTok, Instagram và mạng xã hội X. Trong khi đó, YouTube hay ứng dụng nhắn tin sẽ không bị quản lý.

Những nền tảng truyền thông xã hội có 12 tháng để tuân thủ quy định. Theo Julie Inman Grant, Ủy viên An toàn Điện tử (eSafety), công nghệ xác minh độ tuổi đang phát triển nhanh chóng. Do đó, các công ty sẽ nhanh chóng đáp ứng quy định.

“Họ có nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực tốt nhất. Nếu họ có thể nhắm mục tiêu vào bạn để hiện quảng cáo, họ cũng có thể dùng công nghệ ấy để xác định và xác minh độ tuổi trẻ em”, Grant cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng TikTok dưới 18 tuổi bị hạn chế dùng bộ lọc này

Mạng xã hội TikTok hạn chế quyền sử dụng bộ lọc thay đổi ngoại hình như “bóp” khuôn mặt, làm mịn da đối với người dưới 18 tuổi.

Trong quy định mới vừa được TikTok công bố, người dưới 18 tuổi không được tiếp cận các bộ lọc liên quan đến việc thay đổi khuôn mặt hoặc ngoại hình, đánh dấu bước tiến lớn của nền tảng video ngắn trong việc giải quyết những lo ngại về tác động của chúng đối với người trẻ.

Bộ lọc (filter) là một trong những tính năng góp phần làm nên tên tuổi của nền tảng video. Trên TikTok, bộ lọc được sử dụng phổ biến, giúp người dùng cảm thấy hài lòng hơn trong video, như “bóp” khuôn mặt, xóa nhược điểm, làm mịn da, kéo chân.

Dù vậy, nhiều trong số đó cũng gây lo ngại. Chẳng hạn, Bold Glamour, bộ lọc AI gây sốt năm ngoái trên TikTok, khiến người dùng phấn khích lẫn lo ngại về khả năng hoạt động theo thời gian thực của nó.

Trong quy định mới, TikTok đặt giới hạn truy cập “các hiệu ứng ngoại hình nhất định” với trẻ em. Tuy nhiên, theo đánh giá của PhoneArena, chi tiết của các quy định khá mơ hồ, đặt ra câu hỏi liệu động thái này thực sự giúp đỡ người trẻ hay chỉ để cải thiện hình ảnh công chúng của TikTok.

Một vấn đề khác TikTok đang cố gắng kiểm soát là cấm người dùng dưới 13 tuổi. Công ty thuộc ByteDance cho biết đã loại bỏ khoảng 6 triệu tài khoản trên toàn cầu mỗi tháng vì nghi ngờ vi phạm độ tuổi, đồng thời đang ứng dụng công nghệ máy học để xác định tài khoản gian lận tuổi.

Những thay đổi này sẽ được áp dụng đầu tiên tại Anh, trước khi triển khai toàn cầu trong vài tuần tới. “Đảm bảo an toàn cho cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Năm nay chúng tôi đã đầu tư gần hai tỷ USD cho nỗ lực này”, Christine Grahn, trưởng phòng Chính sách công và Quan hệ chính phủ của TikTok tại châu Âu, cho biết.

TikTok ra quy định mới trong bối cảnh Australia vừa thông qua lệnh cấm mạng xã hội được đánh giá là “nghiêm khắc nhất”, trong đó buộc người dùng dưới 16 tuổi không được truy cập các nền tảng. Lệnh cấm nhắm vào các mạng xã hội lớn có hàng chục triệu người dùng như Facebook, Instagram, X và TikTok.

TikTok cũng đang đối mặt với các vụ kiện tại 13 bang của Mỹ về lo ngại tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần của giới trẻ.

Mạng xã hội tại Việt Nam phải công khai cách phân phối nội dung

Với Nghị định 147, Bộ TT&TT yêu cầu mạng xã hội phải minh bạch trong quy trình phân phối nội dung, cung cấp công cụ tìm kiếm và rà soát nội dung theo yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Ngày 28/11 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 147/2024, đưa ra nhiều quy định mới nhằm kiểm soát nội dung trên mạng xã hội (Social Network) và tăng cường trách nhiệm của các nền tảng.

Sự “lập lờ” trong thuật toán phân phối nội dung

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định một số mạng xã hội đã lợi dụng thuật toán phân phối “lập lờ” để lan truyền các nội dung tiêu cực. Theo ông, có những nền tảng cố tình “bơm đẩy” nội dung xấu để tạo xu hướng, trong khi các nội dung tích cực lại không được ưu tiên.

Để đối phó với vấn đề này, Nghị định 147 yêu cầu các mạng xã hội phải mô tả rõ quy trình phân phối nội dung và công khai trong Thỏa thuận Cung cấp Dịch vụ hoặc Tiêu chuẩn Cộng đồng. Các nền tảng này cũng cần cung cấp công cụ tìm kiếm và rà soát nội dung theo yêu cầu của Bộ TT&TT hoặc Bộ Công an.

Theo ông Lê Quang Tự Do, người dùng có quyền biết cách các nền tảng tạo xu hướng. Những mạng xã hội cố tình lan truyền nội dung độc hại sẽ bị xử lý nghiêm khắc, bị tẩy chay.

Có hiệu lực từ ngày 25/12, Nghị định 147 cũng yêu cầu tất cả người dùng mạng xã hội tại Việt Nam phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại. Với tính năng livestream, người dùng còn phải xác thực bằng số định danh cá nhân, nhằm ngăn chặn tình trạng livestream bán hàng vi phạm pháp luật.

Nền tảng sẽ phải gắn biểu tượng xác thực như tích xanh cho các tài khoản, trang, hoặc kênh của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có pháp nhân tại Việt Nam và cả những cá nhân có ảnh hưởng lớn khi có yêu cầu. “Đây là trách nhiệm, chứ không phải là xin cấp tích xanh”, ông Do nhấn mạnh.

Ngoài ra, các nền tảng được yêu cầu xóa bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan chức năng. Tương tự, việc khóa tài khoản, nhóm, hoặc kênh vi phạm cũng phải được thực hiện trong cùng khung thời gian này. Nếu không thực hiện, các tài khoản hoặc trang vi phạm có thể bị khóa vĩnh viễn.

Người nổi tiếng vi phạm sẽ bị hạn chế xuất hiện

Trong năm 2024, Bộ TT&TT đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát các nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. Tính đến tháng 9, Bộ đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.130 phản ánh liên quan đến nội dung xấu độc và sai sự thật. Lực lượng thanh tra đã kiểm tra và xử phạt 55 trường hợp, với tổng số tiền phạt lên đến 555 triệu đồng.

Các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google và TikTok, cũng đã hợp tác với Bộ để gỡ bỏ hàng nghìn nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Facebook đã gỡ 8.981 nội dung vi phạm, Google chặn 6.043 nội dung trên YouTube và TikTok xóa 971 nội dung vi phạm trong năm nay. Tỷ lệ xử lý vi phạm của các nền tảng này đạt trên 90%.

Về quảng cáo, cơ quan quản lý triển khai hệ thống rà quét, xử lý vi phạm với các đại lý, nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo xuất hiện trong video có nội dung xấu độc. Các nền tảng xuyên biên giới được yêu cầu sử dụng AI và có đội ngũ nhân sự chuyên trách để kiểm duyệt nội dung, quản lý vị trí hiển thị quảng cáo.

Trong năm 2024, tình trạng quảng cáo xuất hiện trong các nội dung phản cảm hoặc sai sự thật đã giảm 50% so với năm trước. Thứ trưởng Phạm Đức Long đánh giá nền tảng xuyên biên giới đã hợp tác với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, các nội dung ‘rác’ vẫn được đưa lên liên tục. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng đánh giá các nền tảng hiện vẫn chưa kiểm soát nội dung quảng cáo theo quy định pháp luật Việt Nam.

Do đó, Thứ trưởng cho rằng các nền tảng không thể chỉ xử lý khi có yêu cầu mà cần chủ động rà quét và ngăn chặn vi phạm.

Đối với người nổi tiếng và những cá nhân có ảnh hưởng, năm 2025, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để triển khai quy chế xử lý khi có vi phạm. Những cá nhân này sẽ bị hạn chế xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm phát thanh, truyền hình và báo chí.

“Quy chế chưa được ban hành, mới dự thảo nhưng các địa phương đã bước đầu triển khai và xử lý đối với các trường hợp như vậy theo đúng nguyên tắc”, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết.

Theo bà Huyền, Cục PTTH&TTĐT sẽ phối hợp với các Sở TT&TT tại các địa phương, các cơ quan chức năng tiếp tục thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm để xử lý các đối tượng cố tình vi phạm trên các nền tảng, hoạt động cung cấp thông tin trên mạng, trang thông tin điện tử, mạng xã hội…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Bùng nổ Chung kết Cuộc thi Vua Marketing 2024 – Tỏa sáng cùng “The Aurora”

Sau hơn 1 tháng phát động, Chung kết Cuộc thi Vua Marketing 2024 đã chính thức khép lại hành trình tìm kiếm người kế nhiệm vương miện KOM vào ngày 23/11/2024 tại HT 700 Học viện Tài chính.

Vua Marketing là cuộc thi được tổ chức thường niên bởi CLB Marketing Học viện Tài chính với quy mô ngày càng được mở rộng trên toàn quốc. Đây là năm thứ 15 tổ chức với chủ đề “Challenge into Chance – Từ thách thức đến cơ hội” đã đem đến một sân chơi sáng tạo nhưng đầy sự cạnh tranh dành riêng cho các bạn trẻ yêu thích Marketing đến tranh tài và bứt phá bản thân. 

Trưởng BTC, Chị Phạm Hương Quỳnh phát biểu khai mạc Đêm Chung kết

Trải qua 2 vòng thi đầu tiên, vượt qua hơn 1300 thí sinh tham dự, Top 4 thí sinh xuất sắc đã mang tới Đêm Chung kết sự bản lĩnh, bùng nổ và đầy tự tin. Đồng hành cùng BTC Cuộc thi trên hành trình tìm kiếm ngôi vị Quán quân là những chuyên gia kinh nghiệm, những người có chuyên môn cao trong hoạt động Marketing, họ là:

  • TS. Nguyễn Sơn Lam – Trưởng Bộ môn Marketing Học viện Tài chính
  • Anh Đỗ Quốc Việt Anh – Chuyên gia Automation Marketing & Sales
  • Anh Bùi Quang Cường – Founder & CEO iViet Solution
  • TS. Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Bộ môn Marketing Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
  • Chị Thu Quỳnh – Trợ lý Giám đốc Marketing toàn quốc Tập đoàn Sunhouse
Ban Giám khảo Chung kết Cuộc thi Vua Marketing 2024

Bên cạnh đó, còn có sự ủng hộ, đồng hành của Đơn vị Bảo trợ Chuyên môn, các Quý Doanh nghiệp, tổ chức lớn và uy tín và sự giúp đỡ của các ban ngành, thầy cô trong Học viện nói chung và Khoa Quản trị Kinh doanh nói riêng. 

Đặc biệt đây là năm thứ hai Cuộc thi Vua Marketing vinh dự được đồng hành cùng THD Crown & Jewelry với sự xuất hiện của chiếc vương miện trị giá 5000 USD: The Aurora – Hừng đông.

Chiếc vương miện là biểu trưng cho lòng dũng cảm, bản lĩnh của một Marketer dám vượt qua bóng tối để giành lấy ánh sáng của chiến thắng, làm bàn đạp cho sự thành công trong tương lai. Đây cũng chính là giải thưởng đặc biệt mà nghệ nhân kim hoàn Tiêu Hoàng Đông và BTC Cuộc thi muốn dành riêng cho thí sinh giành được ngôi vị cao nhất. 

“The Aurora – Hừng đông” có trị giá 5000 USD đến từ thương hiệu THD Crown & Jewelry

Tại chặng đua cuối cùng, 4 thí sinh đã đem tới những đề án trong khuôn khổ đề bài từ phía Bảo trợ đề thi đưa ra vô cùng sáng tạo và mang tính thực tiễn cao. Và sau 3 phần thi căng thẳng, Vua Marketing 2024 đã chính thức tìm ra người kế nhiệm ngôi vị Quán quân năm thứ 15: Thí sinh Ngô Thị Mai Trang đến từ Học viện Tài chính.

Theo sau đó, Á quân thuộc về thí sinh Trần Mạnh Trí – sinh viên trường Đại học Thương mại và đồng Quý quân: Thí sinh Đoàn Thị Hồng Ngọc – Trường Quốc tế, ĐHQGHN và thí sinh Trịnh Phương Anh – Học viện Tài chính.

Top 4 thí sinh chụp ảnh lưu niệm cùng Trưởng BTC và dàn Ban giám khảo

Quán quân Ngô Thị Mai Trang đã gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô, các vị ban giám khảo, BTC cuộc thi và bạn bè đã luôn đồng hành và hỗ trợ kịp thời những lúc khó khăn, cảm thấy muốn bỏ cuộc nhất.

Và lời cảm ơn đặc biệt nhất đến chị Thu Quỳnh trainer – Trợ lý Giám đốc Marketing toàn quốc Tập đoàn Sunhouse đã dìu dắt xuyên suốt quá trình diễn ra cuộc thi. Và từ chính hành trình của mình, từ một cô sinh viên năm cuối luôn lo lắng và e sợ, thí sinh có đôi lời nhắn gửi đến những bạn sinh viên có niềm đam mê về Marketing: ‘’Hãy thử bước ra khỏi vùng an toàn của mình và hãy cố gắng thì chắc chắn sẽ đạt được thành công dù ở trong độ tuổi nào”.

Quán quân Ngô Thị Mai Trang đến từ Học viện Tài chính

Á quân Trần Mạnh Trí cũng có đôi lời chia sẻ, động viên tới các bạn thí sinh sẽ tham dự Vua Marketing 2025: “Mình rất vui khi đến với Vua Marketing 2024 vì thật sự cũng là một quá trình kéo dài 2 – 3 tháng từ những vòng đầu tiên cho đến bây giờ là Đêm Chung kết và mình đã kết thúc 1 hành trình rất nỗ lực, cố gắng.

Á quân Trần Mạnh Trí vui vẻ trả lời phỏng vấn từ BTC

Cũng rất cảm ơn Ban tổ chức của Vua Marketing vì đã tổ chức một cuộc thi rất ý nghĩa cũng như giúp đỡ cho mình để mình có cơ hội tiếp xúc và va chạm nhiều hơn với các case-study thực tế, đặc biệt là doanh nghiệp Sunhouse – một trong những doanh nghiệp rất lớn. Mình cũng chúc cho các bạn năm sau dự định tham gia cuộc thi Vua Marketing 2025 sẽ có thật nhiều thành tựu cho bản thân mình, sẽ học được những bài học bổ ích.”

Đến Cuộc thi với vai trò là Trưởng Ban giám khảo, TS.Nguyễn Sơn Lam đã chia sẻ với BTC về cảm xúc của mình trong suốt chặng đường vừa qua: “Ban đầu, thầy khá lo lắng vì vai trò Trưởng Ban giám khảo, đồng thời là Trưởng Bộ môn và cố vấn chuyên môn của CLB Marketing, đặc biệt là về tổ chức và chất lượng cuộc thi.

Thầy nhận thấy các bạn không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sở hữu nhiều kỹ năng nổi bật, tận dụng tốt năng lực trong suốt cuộc thi. Thầy hy vọng chương trình sẽ tiếp tục lan tỏa, thu hút thêm nhiều người tham gia, mang lại những trải nghiệm chuyên môn chất lượng và giúp thí sinh học hỏi kiến thức bổ ích để áp dụng vào cuộc sống, công việc, đặc biệt trong lĩnh vực marketing.”

Đặc biệt, Anh Đỗ Quốc Việt Anh – một trong những vị Ban Giám khảo đã đồng hành cùng Cuộc thi 4 năm nay đã nhận xét về Cuộc thi: “Các thí sinh bước vào đêm chung kết hôm nay đều rất xuất sắc, thể hiện sự sáng tạo, nghiêm túc và tâm huyết với bài thi. Tôi đánh giá các bài thi qua ba yếu tố: trình độ, tham vọng và sự tự tin.

Với sinh viên ngành Marketing, sự năng động và trải nghiệm thực tế là yếu tố then chốt. Kiến thức không chỉ cần vững mà còn phải được áp dụng vào thực tiễn để rèn luyện và cải thiện. Những sân chơi như thế này chính là cơ hội quý báu để thử thách bản thân với những nội dung mở, nơi không có đúng sai tuyệt đối.”

Chặng đường 15 năm của Cuộc thi Vua Marketing đã khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ. Hành trình dù đầy gian nan và thách thức nhưng Vua Marketing đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình bằng sự uy tín và chất lượng.

BTC cuộc thi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ, đồng hành của các thầy cô trong học viện cùng các doanh nghiệp, nhà bảo trợ, đối tác truyền thông, nhà tài trợ đồng hành cùng chương trình trong suốt chặng đường vừa qua. Vua Marketing 2025 sẽ sớm quay trở lại và còn bùng nổ và nhiều điều thú vị hơn nữa !

 Cùng nhìn lại một số khoảnh khắc tại Đêm Chung kết:

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CUỘC THI VUA MARKETING 2024

Alibaba tái cấu trúc mảng thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh mới

Công ty mẹ của Lazada vừa công bố một cuộc cách mạng lớn trong chiến lược hợp nhất các đơn vị thương mại điện tử nội địa và quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.

Công ty mẹ của Lazada vừa công bố một cuộc cách mạng lớn trong chiến lược hợp nhất các đơn vị thương mại điện tử nội địa và quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.

Theo KrASIA, ông Eddie Wu, CEO Tập đoàn Alibaba, đã thông báo về một đợt tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử công ty qua email nội bộ. Lời thông báo chứa đựng quyết tâm tái định hình cách Alibaba vận hành, bắt đầu bằng việc hợp nhất toàn bộ mảng thương mại điện tử trong nước và quốc tế thành một đơn vị duy nhất.

Ông Jiang Fan sẽ đảm nhiệm vai trò CEO của nhóm thương mại điện tử mới. Nhóm này sẽ bao gồm các nền tảng nổi bật như Taobao, Tmall, 1688, và Idle Fish (Xianyu), kết hợp với nhóm thương mại điện tử quốc tế của Alibaba.

Sự hợp nhất này sẽ giúp Alibaba tận dụng tối đa sức mạnh từ hệ sinh thái với hàng triệu nhà bán hàng, đồng thời đơn giản hóa việc mở rộng kinh doanh xuyên biên giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là bước đi chiến lược của Alibaba nhằm nâng tầm vị thế trong thị trường thương mại điện tử toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Alibaba cần củng cố nội lực để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ đang lên như Temu (phiên bản quốc tế của Pinduoduo) và Shein.

Kể từ khi đảm nhận vai trò CEO vào tháng 9/2022, Eddie Wu đã thúc đẩy chiến lược “lấy người dùng làm trung tâm, phát triển dựa trên AI” và liên tục thúc đẩy các cải tổ lớn tại Alibaba. Ông không ngần ngại thực hiện những thay đổi lớn, từ hiện đại hóa quản lý, cải tiến hoạt động cốt lõi, cho đến xây dựng các chính sách mới nhằm cải thiện trải nghiệm của nhà bán hàng và người tiêu dùng.

Bên cạnh vai trò CEO Tập đoàn Alibaba, ông còn đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Taotian Group và nhóm trí tuệ đám mây của công ty.

Việc thành lập nhóm kinh doanh thương mại điện tử mới nhấn mạnh vai trò trung tâm của thương mại điện tử trong chiến lược tăng trưởng của Alibaba. Trong năm qua, các sáng kiến như thử nghiệm giao hàng miễn phí cho hàng thời trang xuất khẩu, mở rộng danh mục sản phẩm, và đầu tư vào các thị trường như Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, Singapore đã tạo nền tảng cho sự tích hợp sâu rộng.

Sự kết hợp giữa các đơn vị thương mại điện tử nội địa và quốc tế của Alibaba đã mang lại kết quả tích cực.

Tháng 7, Taobao đã hợp tác với nhóm quốc tế để triển khai chương trình miễn phí vận chuyển hàng thời trang tại 6 thị trường lớn như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, và Đài Loan (Trung Quốc).

Chương trình này cung cấp các ưu đãi như miễn phí trả hàng, hoàn tiền và bảo hiểm vận chuyển cho các đơn hàng trị giá 99-199 nhân dân tệ (14-28 USD). Kết quả là doanh số hàng thời trang xuất khẩu của công ty đã tăng gần 40%, với nhiều nhà bán hàng báo cáo doanh thu tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Đến tháng 9, Alibaba đã mở rộng chính sách miễn phí vận chuyển sang tất cả danh mục sản phẩm, đạt được thành công lớn trong dịp mua sắm Lễ Độc thân (11/11), cũng là sự kiện mua sắm lớn nhất năm tại đất nước tỷ dân.

Thông qua việc hợp nhất mảng thương mại điện tử toàn cầu, Alibaba kỳ vọng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu suất của nhà bán hàng và nâng cao hiệu quả vận hành.

Alibaba cũng chuyển trọng tâm cạnh tranh mảng thương mại điện tử từ cuộc đua giá sang 5 yếu tố: đa dạng sản phẩm, chất lượng, giá trị, dịch vụ và trải nghiệm người dùng.

Công ty thậm chí đã mở rộng vùng giao hàng miễn phí đến cả những khu vực xa xôi như Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông.

Bên cạnh đó, chương trình thành viên 88VIP đã tăng 44%, đạt 46 triệu thành viên vào tháng 9 năm nay, trong khi việc bổ sung các phương thức thanh toán mới như Alipay và WeChat Pay đã thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Black Friday: Từ ngày hội mua sắm cuồng nhiệt đến nỗi thất vọng của nhiều người

Tuần lễ mua sắm Black Friday đã giảm nhiệt đối với cả người tiêu dùng và nhà bán lẻ ở Việt Nam, dự báo doanh số năm nay sẽ tăng trưởng khiêm tốn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, người bán hàng và người tiêu dùng ở Việt Nam đều nhận thấy tuần lễ Black Friday năm nay kém sôi động hơn so với những năm trước. Nhiều cửa hàng đã đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử thay vì chỉ bán trực tiếp nhằm thúc đẩy doanh số.

Black Friday (ngày thứ 6 đen) là ngày hội giảm giá, khuyến mại lớn có nguồn gốc từ Mỹ, diễn ra sau Lễ Tạ ơn. Năm nay, Black Friday rơi vào ngày 29/11. Trên thực tế, các nhà bán lẻ thường khởi động chương trình khuyến mại từ giữa tháng 11 và kéo dài đến đầu tháng 12 hoặc lâu hơn.

Ngán ngẩm với “sale sập sàn” Black Friday

Nghe tin một thương hiệu giày thể thao giảm giá đến 50 -70% tại cửa hàng, chị Hải Yến, 28 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội tranh thủ giờ nghỉ trưa ít ỏi để đi săn sale. Tới nơi, chị thấy có rất nhiều khách hàng có mặt tại đây nhưng điều kỳ lạ là lúc về họ đều “trắng tay”.

Sau khi đến gần hơn với quầy trưng bày sản phẩm, chị Yến đã hiểu lý do. “Các sản phẩm giảm giá sâu đa phần là hàng cũ, kích cỡ thì quá to hoặc quá nhỏ khiến tôi không đi vừa bất cứ đôi nào. Tôi muốn thử sang kích cỡ khác thì nhân viên trong tiệm thông báo đã hết và khuyến nghị tôi tham khảo một số mẫu mới”.

Lướt nhìn sang các mẫu giày khác, chị Yến thấy được giảm giá từ 5 – 25%. Sau một hồi phân vân, chị chọn mua một đôi giày trong bộ sưu tập mới dù mặt hàng này chỉ giảm giá 8%. Như vậy, chị đã không thực hiện được kế hoạch ban đầu đặt ra, còn cửa hàng đã đạt được mục tiêu của chiến dịch Black Friday.

Để tránh rơi vào bẫy giảm giá của các cửa hàng, Mai Phương, 25 tuổi chọn cách liệt kê ra những sản phẩm cần mua và mức giá tối đa bỏ ra. Nếu sản phẩm nào quá đắt Phương sẽ từ bỏ.

Sau một ngày đi khắp các gian hàng trong trung tâm thương mại, cô gái đã mua được 5 món đồ với tổng giá trị chưa đến 1,5 triệu đồng. Cô đánh giá đợt săn sale thành công khi hầu hết sản phẩm cô mua được đều giảm đến 50 – 60% .

Song, Phương cũng tiết lộ, kinh nghiệm này của cô được rút ra từ rất nhiều mùa Black Friday “cháy túi” và vỡ kế hoạch. “Khi đi mua sắm, mọi người thường thích cảm giác được giảm giá nhưng không hề biết sản phẩm đã thực sự giảm giá hay chưa.

Ví dụ, một chiếc váy ngày thường được bán với giá 400.000 đồng nhưng đến ngày lễ cửa hàng tăng giá lên 750.000 – 800 đồng kèm theo dòng chữ giảm giá 50% khiến mọi người lầm tưởng là giá hời nhưng thực chất là không phải. Tôi đã từng trải qua cảm giác này nên hiểu rõ”.

Black Friday đã qua thời hoàng kim

Là một tín đồ mua sắm nhưng hai năm nay, chị Thuỳ Trang (Hoàng Mai, Hà Nội) gần như không mấy quan tâm đến Black Friday. Một phần là chị không thích cảnh chen lấn, xô đẩy ở các cửa hàng vào ngày lễ, mặt khác, những chiến dịch ngày đôi (10/10, 11/11, 12/12) của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã chiếm hết thời gian của chị.

Như một thói quen, vào thời gian rảnh, chị sẽ bỏ trước vào giỏ hàng đồ cần mua và đợi đến ngày là bấm nút. Để kích cầu, các sàn TMĐT thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại, miễn phí vận chuyển, nâng hạng khách hàng nên chị và bạn bè chị đã chuyển dần sang kênh mua sắm này.

“Black Friday thì phải đợi một năm mới có, trong khi ngày đôi thì tháng nào cũng có nên tôi muốn mua đồ giảm giá thì sẽ mua luôn ở dịp này. Hơn nữa, ưu điểm săn sale trên mạng là tôi không phải đến cửa hàng, vừa tiết kiệm được thời gian và công sức, trong khi giá sản phẩm còn tốt hơn so với mua trực tiếp”, chị Trang giải thích. 

Theo Fortune, sự gia tăng của mua sắm trực tuyến đã giúp việc săn hàng giảm giá thuận tiện hơn và giảm bớt cảnh hàng dài người xếp hàng mua sắm ở các siêu thị, trung tâm bán lẻ trong mùa Black Friday.

Yếu tố thứ hai làm giảm sức nóng của Black Friday là chương trình không chỉ diễn ra vỏn vẹn 24h mà kéo dài hơn, nhiều khách hàng cho biết họ nhận được email về đợt giảm giá này ngay cả trước Halloween. 

Ông Jay Zagorsky, Phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Questrom của Đại học Boston chỉ ra một nguyên nhân khác khiến Black Friday đã qua thời hoàng kim do giá của một số mặt hàng có giá trị lớn – vốn thu hút mọi người chờ đến Black Friday để tranh giành, đến nay đã rẻ hơn.

Ví dụ như 20 năm trước, một chiếc TV màn hình phẳng mớicó giá vài nghìn USD. Nếu người tiêu dùng mua vào dịp Black Friday sẽ được giảm giá 15 -20% và tiết kiệm hàng trăm USD. Nhưng ngày nay, người tiêu dùng có thể mua một chiếc TV 32 inch chỉ từ 80 USD, ông Zagorsky chỉ ra.

TS Bùi Văn Thời, Trưởng ngành Thương mại điện tử, trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP HCM) cũng chỉ ra một thực tế là các đơn vị bán lẻ hiện nay đang phải đối mặt với bài toán khách hàng chuộng mua sắm trực tuyến trên Shopee, Lazada, Tiki… hơn là có mặt ở các cửa hàng.  

Ngoài tính tiện lợi, nguyên nhân chính dẫn đến việc người tiêu dùng “nghiện” mua sắm online là nguồn hàng trên các sàn TMĐT đa dạng và có giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, các sàn được vận hành chuyên nghiệp, bài bản, tạo ra trải nghiệm và thói quen mua sắm tốt cho người dùng.

Cửa hàng tìm mọi cách để kích cầu

Ngoài bán trực tiếp tại cửa hàng, nhiều cửa hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm trên đường Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ còn đẩy mạnh bán trên các sàn TMĐT như Tiktok, Shopee… Các thương hiệu coi đây là dịp để quảng bá thương hiệu, kích cầu mua sắm trong dịp cuối năm.

Chị Phạm Linh, chủ một cửa hàng quần áo trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết năm nay đơn vị đã kích hoạt chương trình giảm giá lên đến 60%, diễn ra từ 24/11 đến 1/12 với cả hình thức mua trực tiếp và trực tuyến. Để gia tăng lượng đơn hàng, chị còn thuê thêm hai nhân viên thời vụ chuyên livestream (phát trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội.

“Lượng đơn hàng trong mùa Black Friday năm nay có tăng nhưng không đáng kể. Lý do tôi vẫn đầu tư cho dịp này là để giữ chân khách cũ và tăng lượng khách hàng mới. Ngoài chạy các chiến dịch giảm giá, cửa hàng sẽ tối ưu nguồn lực bằng cách cho ra mắt bộ sưu tập mới vào giai đoạn này để khách đến mua hàng có thể tham khảo thêm”, chị Linh thông tin.

Nhân viên của một hãng đồ thể thao, leo núi tại một trung tâm thương mại tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, lượng khách đến mua đồ khuyến mại năm nay ít hơn các năm trước do mọi người có xu hướng đặt mua trên các nền tảng online.

“Chỉ có một số sản phẩm mang tính trải nghiệm như ghế ngồi, lều, bạt hay giày tập mẫu mới cần thử lần đầu thì mọi người mới đến cửa hàng, còn đâu sẽ chọn mua trên website”.

Song, nhân viên hãng này cũng thừa nhận lượng khách đến cửa hàng giảm còn đến từ yếu tố như có nhiều thương hiệu tương tự xuất hiện với mức giá cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng hạn chế chi tiêu so với đây do kinh tế khó khăn.

Theo TS Bùi Văn Thời, để nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới, các nhà bán lẻ cần có những chiến dịch bài bản hơn, đầu tư hơn về thương mại điện tử, marketing để nắm bắt được xu hướng tiêu dùng. Theo ông, dù là bán hàng trực tiếp hay trực tuyến đều có ưu, nhược điểm, điều quan trọng là tìm ra hướng đi mới để không bị bỏ lại phía sau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Ông Lê Hồng Minh quay lại làm chủ tịch VNG

Ông Võ Sỹ Nhân sẽ chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyện vọng cá nhân. Ông Lê Hồng Minh sẽ kế nhiệm vị trí này.

Thông cáo do VNG phát đi chiều ngày 25/11/2024 cho biết, ông Võ Sỹ Nhân sẽ chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VNG từ ngày 22/11/2024 theo nguyện vọng cá nhân. Ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập VNG, sẽ kế nhiệm vị trí này và là Người Đại diện pháp luật của Công ty.

Bên cạnh đó, nhằm tuân thủ quy định hiện hành đối với công ty đại chúng, HĐQT Công ty cũng đã bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Lê Hồng Minh. Ông Lê Hồng Minh vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ Tịch HĐQT và Đại diện Pháp luật.

Ông Võ Sỹ Nhân được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT VNG từ tháng 12/2022. Ông hiện đang là Giám đốc điều hành Empire City, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành quỹ GAW NP Capital.

Ông Lê Hồng Minh sáng lập Vinagame (tiền thân của VNG) vào năm 2004. Ông từng được vinh danh là một trong 10 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất đến Internet Việt Nam (2007 – 2017) và vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ vào năm 2014.

Cũng theo thông cáo, 9 tháng đầu năm 2024, VNG ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 6.982 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh đạt 202 tỷ đồng, đóng góp Ngân sách nhà nước hơn 700 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận hiệu quả tốt từ các dịch vụ giá trị gia tăng và sản phẩm AI, đồng thời tăng trưởng doanh thu tích cực từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và các thị trường quốc tế.

Top dấu hiệu cho cho thấy bạn đã tìm đúng doanh nghiệp để cống hiến

Lựa chọn công việc phù hợp là vấn đề mà các sinh viên mới tốt nghiệp hay cả những người đi làm lâu năm luôn đối mặt. Họ phải mất một khoảng thời gian nhất định để nhận ra công việc đang làm hợp hay không hợp? Nhưng cũng có người mất rất nhiều thời gian thậm chí cả đời vẫn còn chưa thể tìm được công việc “đúng” với mình.

Đi làm được một thời gian và bạn nhận thấy không hài lòng mấy với công việc đang làm. Bạn thắc mắc bao giờ bạn mới có thể an ổn dừng chân ở một nơi, tập trung phát triển sự nghiệp cho bản thân? Tại sao cứ mãi khao khát một công việc tốt hơn, phù hợp hơn?

Tìm việc cũng giống như tìm kiếm người bạn đời vậy vì bạn có thể dành cả đời với công việc nào đó để gắn bó và phát triển. Làm sao biết mình đã gặp “đúng” việc, “đúng” công ty?

Thích đi làm

Đây là điều rất quan trọng đối với mỗi nhân viên khi bước chân vào thị trường lao động. Bạn cần phải cảm thấy vui vẻ mỗi khi mở mắt và thức dậy. Bạn không còn trong tình trạng uể oải, hay không còn thường xuyên ở trong trạng thái “hôm nay lại là thứ 2 à”.

Bạn hào hứng xách túi tới chỗ làm, ngồi vào bàn làm việc trong trạng thái thích thú và muốn thử sức với những kế hoạch công việc mới. Nếu đúng vậy, hãy tiếp tục làm việc ở nơi đó! Hoặc giả như bạn cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi công việc đeo bám bạn vào mỗi buổi sáng và đẩy bạn vào trạng thái ngán ngẩm trước bàn làm việc. Đó là dấu hiệu bạn đã mất đi hứng thú với công việc đó hay với chính nơi làm việc của mình.

Tự tin vào những giá trị bạn tạo ra

Khi bạn làm việc trong trạng thái nhiều năng lượng và bạn yêu thích công việc mình đang làm, bạn sẽ tạo ra nhiều kết quả tốt và cảm thấy hài lòng với những kết quả đó. Những thành công ấy dù to dù nhỏ cũng góp phần xây dựng và tạo nên sự tự tin trong bạn.

Cảm giác tự tin sẽ giúp bạn đủ thoải mái để chủ động trong công việc, đồng thời là động lực giúp bạn không ngừng phát triển, học hỏi, từ đó thoát khỏi vùng an toàn của chính bản thân.

Không cần phải sử dụng đến âm nhạc hay chất kích thích

Hình ảnh nhân viên tay cầm cà phê, đeo tai nghe nhạc đã quá quen thuộc tại môi trường công sở. Nhưng liệu những hình ảnh đó có hợp lý không? Khi nhân viên đeo tai nghe nhạc suốt ngày làm việc, những cốc cà phê khi hết lại được rót đầy. Tình trạng tinh thần của họ luôn căng thẳng và mệt mỏi.

Việc lạm dụng các chất kích thích như cafe để giữ cho bản thân tỉnh táo và tập trung suốt ngày dài không phải là một dấu hiệu tốt. Việc nạp nhiều cafein vào cơ thể lâu dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một nghiên cứu về cà phê của Viện Thông tin Khoa học cho biết rằng: 43% người chọn cà phê giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Với nhiều nhân viên, họ căng thẳng và mệt mỏi cả ngày, dẫn đến việc họ sẽ lạm dụng cà phê để giữ bản thân tỉnh táo.

Nếu như công việc của bạn quá kích thích và thú vị đến mức bạn quên uống cafe, thì đây là một trong những dấu hiệu bạn đã tìm “đúng” việc. Doanh nghiệp bạn đang làm hẳn là nơi tốt bạn có thể yên tâm ở lại cống hiến trong thời gian dài.

Bạn không ngừng học hỏi, phát triển và vươn xa

Khi làm “đúng” việc, bạn cảm thấy hứng thú để học hỏi thêm và thúc đẩy bản thân phát triển. Bất kỳ một công ty tốt nào cũng cung cấp các cơ hội đào tạo và các khóa học phát triển bản thân cho nhân viên, khiến họ cảm nhận công ty rất ưu ái họ. Mặc dù các công ty cung cấp một số cơ hội phát triển nhất định, nhưng cuối cùng vẫn là bản thân bạn phải chịu trách nhiệm với sự phát triển của chính mình.

Khi bạn cảm thấy bản thấy hạnh phúc và gắn bó lâu dài với vị trí của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng tìm kiếm các cơ hội mới và dành thời gian để hoàn thiện bản thân.

Bạn không còn lo lắng về vấn đề tiền bạc

Tiền bạc, chi phí sinh hoạt luôn là vấn đề áp lực đối với người lao động. Một dấu hiệu cho biết bạn đã chọn “đúng” việc đó là bạn cảm thấy thoải mái về tài chính. Điều này không chỉ liên quan đến tiền lương hiện tại của bạn mà còn là phúc lợi bạn đang được nhận tại công ty. Bạn thấy mức lương được trả xứng đáng với giá trị của bạn và bạn không cảm thấy lo lắng về chi phí sinh hoạt hay chuyện tiền nong.

Bên cạnh đó, tiền lương còn thể hiện thành quả công việc, bạn sẽ thấy may mắn vì chọn đúng công ty cống hiến do họ coi trọng thời gian, năng lực và những kết quả bạn tạo ra.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamWorks

Trung Quốc: Trong khi Luckin Coffee phát triển thần tốc, Starbucks ngày càng tụt dốc

Theo Financial Times, Starbucks đang cố gắng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Trung Quốc, thậm chí đầu năm nay hãng đã ra mắt latte hương vị thịt heo.

Món đồ uống giới hạn này được pha từ espresso, sữa tươi hấp và sốt thịt heo kho Đông Pha, rưới thêm sốt và trang trí bằng thịt heo. Tuy nhiên, sự “sáng tạo” này không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc không hề dễ dàng, đặc biệt khi phải cạnh tranh với các thương hiệu nội địa mạnh mẽ.

Tính đến cuối tháng 9, Starbucks có gần 7.600 cửa hàng tại Trung Quốc, chiếm khoảng 1/5 tổng số cửa hàng toàn cầu của hãng. Starbucks vẫn đang mở rộng, với số lượng cửa hàng tăng hơn 10% trong năm tài chính vừa qua.

Theo dữ liệu gần nhất, Starbucks chiếm 14% thị phần thị trường cà phê  Trung Quốc vào năm 2022. Điều này khiến Starbucks trở thành mục tiêu hấp dẫn của các doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm các chuỗi cà phê nội địa.

Starbucks, được cho là đang cân nhắc bán cổ phần tại thị trường Trung Quốc, có thể hưởng lợi nếu hợp tác với một đối tác địa phương.

Người mua tiềm năng, nếu không thuộc ngành cà phê, sẽ phải sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi hai đối thủ nội địa, Luckin Coffee và Cotti, đang dẫn đầu về xu hướng địa phương như tự động hóa và cung cấp cà phê giá rẻ hơn đáng kể.

Trong năm qua, các chuỗi cà phê nội địa tăng trưởng với tốc độ ấn tượng. Luckin Coffee đặc biệt nổi bật. Hãng đã chứng minh những ý kiến hoài nghi trước đây về mô hình kinh doanh giá rẻ của mình là sai.

Trong quý gần nhất, biên lợi nhuận hoạt động của Luckin đạt 15,3%, doanh thu thuần tăng hơn 40%, đạt 1,5 tỷ USD. Doanh số hàng năm của hãng gần như tăng gấp đôi so với năm trước. Luckin cũng mở thêm 1.400 cửa hàng mới, nâng tổng số lên 21.300 cửa hàng.

Trong khi đó, Starbucks đang chịu áp lực lớn. Doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng ở Trung Quốc giảm 14% trong quý vừa qua.

Tự động hóa đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành chuỗi cà phê địa phương. Xu hướng này giúp cải thiện biên lợi nhuận trong bối cảnh chi phí gia tăng, đặc biệt là chi phí giao hàng, bán hàng và tiếp thị.

Cotti, một chuỗi cà phê tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi ra mắt năm 2022, đã triển khai các robot pha chế cà phê. Luckin cũng trang bị máy pha cà phê pour-over tự động hoàn toàn. Các robot pha chế và cửa hàng không người phục vụ của Luckin là yếu tố then chốt giúp hãng duy trì tăng trưởng trong giai đoạn đại dịch.

Hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Starbucks, nếu được định giá theo tiêu chuẩn ngành, có thể đạt khoảng 12 tỷ USD. Giống như mỗi món đồ uống trong thực đơn, từng thị trường nay đòi hỏi những chiến lược riêng biệt để cạnh tranh hiệu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo mới của hãng tư vấn Aon: Lương lao động Đông Nam Á dự kiến tăng vào năm 2025

Theo báo cáo mới của hãng tư vấn Aon, mức lương của người lao động Đông Nam Á vào năm 2025 sẽ tăng cao hơn năm 2024.

Trong giai đoạn tháng 7 – 9/2024, hãng tư vấn nghề nghiệp Aon đã tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được từ hơn 950 doanh nghiệp trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Kết quả phân tích cho thấy tốc độ tăng lương dự kiến của người lao động trong năm 2025 sẽ cao hơn năm 2024. Đồng thời, các doanh nghiệp trong khu vực nhiều khả năng sẽ duy trì hoặc tăng tổng lực lượng lao động của mình.

Tuy nhiên, việc không thể thu hút và giữ chân nhân tài đang trở thành rủi ro chính đối với các công ty châu Á – Thái Bình Dương. Rủi ro này đã chuyển từ vị trí thứ 9 trong nghiên cứu năm 2021 lên vị trí thứ 4 vào năm 2023.

Trao đổi với CNBC, ông Rahul Chawla, trưởng bộ phận giải pháp nhân lực của Aon tại Đông Nam Á, chia sẻ: “Chúng tôi dự đoán tốc độ tăng lương dự kiến cho năm 2025 vẫn sẽ cao hơn năm 2024, trong khi lạm phát và lãi suất sẽ xuống thấp hơn”.

“Điều đó cho thấy dù lạm phát đã hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương vẫn diễn ra mạnh mẽ. Hay nói cách khác, thị trường việc làm đang có tình trạng chênh lệch về cung cầu nhân tài, khiến các doanh nghiệp bỏ qua vấn đề lạm phát”.

Theo ông Chawla, Đông Nam Á là một môi trường lý tưởng để nhiều công ty công nghệ thành lập cơ sở. Sức hút đó giúp các nước trong khu vực thu hút vốn đầu tư và tạo ra nhu cầu nhân tài để phục vụ đà tăng trưởng này.

Ông Cheng Wan Hua – Giám đốc bộ phận phân tích nhân lực của Aon tại Đông Nam Á – còn đề cập đến tốc độ phát triển công nghệ như một yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng lương trong khu vực.

Vị giám đốc cho biết hai năm trước những kỹ thuật như prompt engineering không phải là thứ phổ biến. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ChatGPT, các công ty đang rất cần kỹ năng mới này.

Bảng bên dưới là mức tăng lương dự kiến vào năm 2025 của 6 quốc gia Đông Nam Á, theo phân tích của Aon.

Cũng theo phân tích, mức tăng lương cũng khác nhau theo từng ngành nghề. Trong đó, tiền lương cho người lao động trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất dự kiến sẽ tăng cao nhất – ở mức 5,8%.

Tiền lương của nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ; tư vấn, kinh doanh và dịch vụ cộng đồng; cùng khoa học đời sống và thiết bị y tế dự kiến tăng khoảng 5,4%.

Các ngành có tốc độ tăng lượng thấp hơn là năng lượng (4,9%), dịch vụ tài chính (4,8%) và vận tải (4,1%).

Đáng chú ý, nghiên cứu của Aon cho thấy mức tăng lương dự kiến ở Singapore và Thái Lan sẽ thấp hơn mặt bằng chung khu vực. Theo đó, tiền lương của người lao động tại hai nước dự kiến tăng lần lượt 4,4% và 4,7%.

“Tốc độ tăng lương ở Singapore thường tụt lại phía sau các nước Đông Nam Á khác. Singapore là một thị trường phát triển nên lạm phát của nước này thường thấp hơn các quốc gia đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn”, ông Chawla lưu ý.

Chưa kể, tốc độ tăng trưởng GDP ở quốc đảo sư tử cũng có xu hướng thấp hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, điều này cũng góp phần khiến mức tăng lương dự kiến thấp hơn, vị chuyên gia nói thêm.

Trong khi đó, Thái Lan lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế kém hơn các quốc gia khác trong khu vực. Nếu xét từ những góc độ như ngoại ngữ, lao động Thái Lan thường ít linh hoạt hơn nên họ có xu hướng ở lại trong nước.

Chủ Uniqlo: Không quốc gia nào thay thế được quy mô và chất lượng sản xuất của Trung Quốc

Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu bán lẻ thời trang Uniqlo, khẳng định Trung Quốc vẫn là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, dù xu hướng toàn cầu đang dần giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

CEO Fast Retailing, ông Tadashi Yanai, khẳng định Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của công ty, bất chấp xu hướng dịch chuyển do tình hình kinh tế trì trệ và căng thẳng địa chính trị.

Theo Nikkei Asia, ông Yanai nhấn mạnh: “Chúng tôi, Fast Retailing, đã phát triển song hành cùng ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc.”

Mặc dù xuất khẩu  từ Trung Quốc sang Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu đã giảm trong thập kỷ qua do mức lương tại Trung Quốc tăng, ông Yanai vẫn tin rằng các nhà sản xuất Trung Quốc là những đối tác có thể đáp ứng cả chất lượng cao và sản xuất quy mô lớn.

Trong số 397 nhà máy đối tác của Fast Retailing, có đến 211 nhà máy đặt tại Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam với 61 và Bangladesh với 26. Đồng thời, trong số 155 nhà máy dệt trên toàn cầu mà công ty hợp tác, 75 nhà máy cũng nằm ở Trung Quốc.

Để củng cố chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, Fast Retailing đã triển khai các đội Takumi (thợ thủ công) – những chuyên gia kỹ thuật trong ngành dệt may. Họ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về nhuộm, may mặc và an toàn lao động  không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở Việt Nam và các quốc gia khác.

Ông Yanai cũng thừa nhận rằng một số nhà máy ở các quốc gia khác không đạt được chất lượng như Trung Quốc, nhưng chúng vẫn hữu ích vì có thể tạo ra lợi nhuận tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Bất chấp xu hướng “Trung Quốc cộng một” – chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của nhiều doanh nghiệp toàn cầu, ông Yanai nhấn mạnh không có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. Ông lý giải: Không dễ để xây dựng các nhà máy quy mô lớn thay thế Trung Quốc, nơi chúng tôi có lịch sử dài với nhiều thử nghiệm và cải tiến.”

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của Fast Retailing, đóng góp 22% doanh thu hàng năm, chỉ đứng sau Nhật Bản với 30%. Uniqlo, thương hiệu chủ lực của Fast Retailing, áp dụng chiến lược tái cấu trúc ở Trung Quốc bằng cách đóng cửa những cửa hàng nhỏ, vị trí không thuận lợi để mở các cửa hàng lớn hơn tại vị trí tốt hơn.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2024, doanh thu toàn cầu của Fast Retailing lần đầu tiên vượt mốc 3.000 tỷ yên (khoảng 20 tỷ USD).

Ông Yanai đặt mục tiêu tiếp theo là 10.000 tỷ yên và nhấn mạnh việc mở rộng quốc tế và thu hút nhân tài toàn cầu sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu này.

Công ty đang tăng cường sự hiện diện tại châu Âu và Bắc Mỹ, với mức tăng trưởng doanh thu lần lượt 45% và 33% trong năm qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web AI riêng

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp chặt chẽ với ChatGPT và nhiều công cụ AI khác.

Theo báo cáo từ The Information, OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT, đang xem xét phát triển một trình duyệt web mới. Công cụ này sẽ được kết hợp với ChatGPT và các giải pháp trí tuệ nhân tạo khác của OpenAI, mang đến những tính năng độc đáo như tìm kiếm thông tin, tổng hợp nội dung, dịch thuật…

Theo đó, trình duyệt có tên mã là NLWeb (Natural Language Web), cho phép người dùng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên. NLWeb mang đến trải nghiệm duyệt web thông minh nhờ sức mạnh của AI, đặc biệt là ChatGPT.

Nguồn tin cho biết OpenAI đã tuyển dụng được hai kỹ sư chủ chốt của dự án Google Chrome. Trong đó có Ben Goodger, một trong những người sáng tạo ra trình duyệt này.

Động thái này của OpenAI được xem là thách thức trực tiếp với Google, “ông lớn” đang thống trị thị trường trình duyệt web. Sự cạnh tranh này có thể mang lại lợi ích cho người dùng, khi các hãng công nghệ liên tục đổi mới và cải thiện sản phẩm.

Công ty của Sam Altman đã thảo luận với nhiều nhà phát triển website và ứng dụng lớn như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline. Với nền tảng AI có sẵn và đội ngũ nhân sự tài năng, trình duyệt của OpenAI được kỳ vọng tạo ra cú hích trên thị trường.

Dự án này càng được chú ý hơn khi gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đang gây áp lực yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome để chống lại tình trạng độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm. Nếu OpenAI tận dụng tốt “thời cơ ngàn vàng” này, thị trường trình duyệt có thể sắp chứng kiến một cuộc thay đổi mạnh mẽ.

Thời điểm OpenAI ra mắt trình duyệt web vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, với những bước đi táo bạo gần đây, công ty đang cho thấy tham vọng lớn của mình trong việc định hình tương lai của Internet.

Ngoài phát triển trình duyệt, báo cáo của The Information cũng cho biết OpenAI đã bắt tay với Samsung để cung cấp các sản phẩm AI cho các thiết bị do hãng sản xuất. Nếu thương vụ thành công, OpenAI sẽ có được nền tảng người dùng khổng lồ cho các dịch vụ của họ bên cạnh Apple Intelligence.

Ngược với sự vươn lên của tên tuổi mới, “ông lớn” Google đang phải tăng cường mọi nỗ lực để duy trì khả năng cạnh tranh với OpenAI và các công ty AI khác.

Kể từ khi ChatGPT “làm mưa làm gió” vào cuối năm 2022, Alphabet đã không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI, đỉnh điểm là việc ra mắt chatbot Gemini vào năm ngoái.

Trong khi mảng tìm kiếm vẫn đang chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo của Google, điều này cũng tạo ra áp lực đáng kể lên Google.

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa rót vốn vào một thương hiệu thức ăn nhanh

Cổ phiếu chuỗi pizza lớn nhất thế giới Domino’s Pizza phù hợp với chiến lược đầu tư giá trị và “khẩu vị” của huyền thoại Warren Buffett.

Hợp “khẩu vị” Warren Buffett

Huyền thoại Warren Buffett có lẽ là một trong những người “nghiện” đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới. Gần đây, tập đoàn đầu tư của ông đã rót vốn vào một gã khồng lồ ngành F&B hàng đầu thế giới.

Hồ sơ gửi lên cơ quan quản lý cho thấy trong quý III, Berkshire Hathaway đã mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu Domino’s Pizza với giá trị khoảng 550 triệu USD.

Đây có thể là quyết định của Buffett hoặc hai “phó tướng” Ted Weschler và Todd Combs. Dù là ý tưởng của ai, Domino’s Pizza cũng là cổ phiếu phù hợp với những khoản đầu tư lâu năm khác của Berkshire.

Tập đoàn của Buffett sở hữu 100% nhà sản xuất kẹo See’s Candies và hãng sữa Dairy Queen, đồng thời phân bổ đáng kể tỷ trọng của danh mục cho hãng nước giải khát Coca-Cola và công ty thực phẩm Kraft Heinz.

Bản thân Buffett còn nổi tiếng với thói quen ăn uống như trẻ con. Nhà đầu tư huyền thoại từng tuyên bố rằng ông sẽ vui vẻ uống 5 lon Coca-Cola và ăn đồ của McDonald’s mỗi ngày. Dẫu vậy, vị tỷ phú 94 tuổi vẫn duy trì được sức khỏe tốt.

Ông cũng thích chia sẻ về chế độ ăn uống của mình, với những câu nói nổi tiếng như “Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi” hay “1/4 cơ thể tôi là Coca-Cola”.

Hồi năm 2014, Berkshire rót 3 tỷ USD vào Restaurant Brands International – chủ sở hữu Burger King và Tim Hortons. Và từ những năm 1990, tập đoàn đã sở hữu lượng cổ phần đáng kể trong McDonald’s.

Cổ phiếu giá trị

Theo CNBC, Domino’s Pizza phù hợp với triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffett là tập trung vào các chỉ số về dòng tiền, định giá P/E và P/B.

Hoặc có thể tập đoàn của “nhà hiền triết xứ Omaha” đã chớp thời cơ mua món hời khi cổ phiếu chuỗi nhà hàng pizza bị bán tháo mạnh hồi tháng 7.

Cổ phiếu Domino’s Pizza từng sụt hơn 13% trong một phiên – đánh dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2008 – sau khi công ty cảnh báo doanh thu sẽ thấp hơn dự đoán ban đầu và số cửa hàng mở mới ở nước ngoài cũng không như dự kiến.

Kết quả là sau chuỗi bán tháo đó, hệ số P/E của Domino’s Pizza rơi xuống 23,7, mức thấp nhất trong năm nay, theo dữ liệu của FactSet.

Cuộc chiến pizza

Dù được tập đoàn của Warren Buffett lựa chọn, Domino’s Pizza vẫn đang chật vật tăng trưởng tại Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi khách hàng thắt chặt chi tiêu.

Ông Jeffrey Bernstein, nhà phân tích thuộc Barclays Capital, bình luận: “Các yếu tố cơ bản trong ngắn hạn của Domino’s Pizza vẫn đang gặp áp lực.

Giống với các ‘cuộc chiến burger’ trong quá khứ, ban lãnh đạo của Domino’s Pizza tin rằng Mỹ đang ở giữa một ‘cuộc chiến pizza’, tất cả công ty trong ngành đều tập trung vào gia tăng giá trị cho khách hàng”.

Khoản đầu tư của Berkshire đã đem lại cú hích cho Domino’s, nhưng giá cổ phiếu này vẫn chỉ cao hơn 10% so với đầu năm, kém xa tỷ suất sinh lời 25% của S&P 500.

Ông Bernstein gần đây đã gặp gỡ với ban quản trị của Domino’s Pizza và cho biết công ty này cũng đề cập đến khoản đầu tư của Berkshire, nhưng không cung cấp được thêm chi tiết.

Ông nói với CNBC: “Tôi không nghĩ họ đã nói chuyện với Warren Buffett. Các nhà lãnh đạo của Domino’s có lẽ chỉ nhận được một số câu hỏi từ Berkshire trước khi tập đoàn công bố khoản đầu tư”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách những người có ảnh hưởng đang kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội

Trước đây nhiều nhà sáng tạo hài lòng với việc nhận sản phẩm miễn phí để quảng cáo, nhưng giờ họ ưu tiên được trả thù lao xứng đáng cho công sức của mình.

Trong vòng một thập kỷ qua, ngành kinh doanh của các nhà sáng tạo nội dung (influencer/content creator) đã bùng nổ mạnh mẽ, đạt giá trị 250 tỷ USD, theo thống kê từ Forbes. Năm 2013, ngành này chỉ được định giá ở mức 200 triệu USD, cho thấy sự thay đổi chóng mặt cả về quy mô lẫn cách thức kiếm tiền của các nhà sáng tạo.

Ban đầu, thu nhập của influencer chủ yếu đến từ doanh thu quảng cáo trên các nền tảng như YouTube. Nhưng giờ đây, ngành công nghiệp này đã phát triển thành một hệ sinh thái đa kênh, nơi các thương hiệu và nhà sáng tạo hợp tác trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Chẳng hạn, chi phí trung bình cho một bài đăng quảng cáo trên Instagram đã tăng từ 134 USD vào năm 2014 lên 1.642 USD vào năm 2019. Tương tự, một video quảng cáo trên YouTube trong cùng giai đoạn cũng tăng từ 420 USD lên 6.700 USD.

Ngày nay, những influencer thành công có thể kiếm được hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD mỗi năm từ các hợp đồng hợp tác. Trên YouTube, các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm từ 1,61 USD đến 29,30 USD cho mỗi 1.000 lượt xem. Những người có hơn một triệu lượt theo dõi dễ dàng đạt thu nhập sáu con số, và thậm chí cao hơn với các kênh lớn hơn.

Điểm thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua là cách các nhà sáng tạo tối ưu hóa thu nhập của mình. Không còn phụ thuộc duy nhất vào quảng cáo, họ giờ đây biết cách tận dụng nhiều nguồn thu nhập khác nhau như hợp tác thương hiệu, bán sản phẩm cá nhân, nội dung trả phí qua đăng ký, hoặc thậm chí đầu tư vào cổ phần.

Đơn cử, Katya Varbanova, một influencer bắt đầu sự nghiệp vào năm 2015, từng vui mừng khi được trả 1.000 USD để tham dự một hội nghị Snapchat. Nhưng giờ đây, cô được trả đến 5.000 USD cho một video 30 giây trên TikTok mà thương hiệu có thể sử dụng trong ba tháng.

Cũng theo Varbanova, trước đây nhiều nhà sáng tạo hài lòng với việc nhận sản phẩm miễn phí để quảng cáo, nhưng giờ họ ưu tiên được trả thù lao xứng đáng cho công sức của mình. Jacob Lucas, một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, cho biết nguồn thu chính của anh không đến từ lượt xem mà từ các hợp đồng thương hiệu, với mức giá trung bình khoảng 8.000 USD cho mỗi video.

Trong khi đó, các thương hiệu ngày càng chú trọng đến mức độ tương tác hơn là số lượng người theo dõi. Savannah Britt, CEO một công ty PR, chia sẻ rằng một số influencer dù có hơn 10 triệu người theo dõi vẫn gặp khó khăn khi ký hợp đồng vì không còn đủ sức hút. Các thương hiệu hiện nay tập trung vào những người đang “gây sốt” hoặc có nội dung độc đáo, gần gũi.

Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức. Thời gian thanh toán chậm, có khi kéo dài tới ba tháng, khiến các nhà sáng tạo rơi vào tình trạng lao đao. Một số công ty như Inflverse đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tối ưu hóa quy trình thanh toán cho cả nhà sáng tạo và đối tác quản lý.

Theo các chuyên gia, tương lai của influencer không chỉ nằm ở các hợp đồng thương hiệu mà còn ở việc xây dựng các thương hiệu cá nhân. Những cái tên như MrBeast với Feastables, Logan Paul và KSI với Prime, hay Charli D’Amelio với D’Amelio Footwear đã cho thấy rằng việc tự kinh doanh và tạo ra sản phẩm dành riêng cho khán giả của mình là hướng đi bền vững. Đây chính là cách influencer có thể khai thác tối đa sức ảnh hưởng, thay vì chỉ phụ thuộc vào các hợp đồng quảng cáo.

Người có sức ảnh hưởng – lực lượng lao động  mới

Mới đây, tại hội nghị Tiếp sức hàng Việt trên sàn Thương mại điện tử, ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido kiêm CEO kênh thương mại điện tử E2E, nêu quan điểm mạng xã hội và TMĐT đang hình thành một nhóm lao động  mới. Đó là những người có sức ảnh hưởng lớn (Influnencer/KOL và KOC). Họ không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn tạo ra giá trị thực cho xã hội, điều này cần được công nhận như một xu hướng tất yếu.

Ông Bảo nêu rõ rằng ở các quốc gia phát triển như Trung Quốc, khái niệm “công nhân livestream” đã xuất hiện. Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập “nhà máy livestream” với hàng nghìn phòng, hoạt động theo ca như một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp.

Ông nhấn mạnh: “Việc công nhận livestream như một lực lượng lao động chính thức không chỉ khích lệ cá nhân tham gia mà còn tạo động lực để ngành công nghiệp TMĐT phát triển hơn nữa.”

Sự phát triển của nền tảng TikTok Shop và xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) từ giữa năm 2023 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Theo nghiên cứu từ YouNet ECI và YouNet Media, dự báo thị trường TMĐT Việt Nam có thể tăng trưởng lên 35% CAGR từ năm 2024 đến 2028, với tổng giá trị giao dịch đạt 49,9 tỷ USD vào năm 2028 nếu tận dụng hết cơ hội tăng trưởng.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích Thị trường của YouNet ECI, cho biết ba yếu tố chính thúc đẩy dự báo tích cực này là: tăng thu nhập của người dân, xu hướng mua sắm giải trí và chuyển dịch từ offline sang online trong các ngành hàng giá trị cao.

Khảo sát cho thấy 62,8% người tiêu dùng số hiện chốt đơn trên các sàn TMĐT ít nhất một lần mỗi tuần. Nhóm người tiêu dùng có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên cho thấy tần suất mua sắm không phụ thuộc vào khuyến mãi. Gen Z và Millennials chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm mua sắm hàng tuần, với Gen Z thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các xu hướng mạng xã hội khi chọn sản phẩm mới.

KOL và KOC đang ngày càng trở thành những nhân tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Theo bà Trang Phạm từ TikTok Vietnam, 79% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nội dung không quảng cáo trên TMĐT. Bà Lê Minh Trang từ NielsenIQ Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng sức khỏe tài chính là mục tiêu hàng đầu của người tiêu dùng trong năm 2024. Khoảng 90% người tiêu dùng có ý định duy trì hoặc tăng cường sử dụng TMĐT trong thời gian tới.

Cuối cùng, với sức ảnh hưởng mạnh mẽ của KOL và KOC, các nhãn hàng cần thận trọng trong việc lựa chọn influencer để đảm bảo họ đáp ứng được kỳ vọng về kiến thức, giá trị cốt lõi, nội dung hấp dẫn và phương thức giao tiếp hiệu quả với người tiêu dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đây được xem là một bước đi nhằm biến Threads thành mạng xã hội thay thế X.

Thuật toán của mạng xã hội Threads của Meta đang có một thay đổi quan trọng: giảm ưu tiên cho nội dung do thuật toán gợi ý và tăng cường hiển thị bài viết từ các tài khoản mà người dùng thực sự theo dõi. Đây được xem là một bước đi nhằm tăng sức hút cho Threads, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều người tìm kiếm các nền tảng thay thế cho X (trước đây là Twitter), sau cuộc bầu cử tại Mỹ, theo Mashable.

Thông báo này được Adam Mosseri, Giám đốc Instagram, công bố trên Threads vào ngày 21/11. Bài đăng ban đầu không chỉ rõ là dành cho Threads hay Instagram, nhưng ông đã xác nhận rằng nó áp dụng cho Threads trong một bình luận sau đó.

“Chúng tôi đang tái cân bằng thuật toán xếp hạng để ưu tiên nội dung từ những người bạn theo dõi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ thấy ít nội dung được đề xuất từ các tài khoản không theo dõi hơn và nhiều bài đăng từ các tài khoản bạn theo dõi hơn, bắt đầu từ hôm nay”, Giám đốc Instagram viết.

Đối với các nhà sáng tạo nội dung, Mosseri cũng thừa nhận rằng điều chỉnh này có thể khiến “lượt tiếp cận không liên quan” (từ các tài khoản không theo dõi) giảm xuống, trong khi “lượt tiếp cận có liên quan” (từ các tài khoản theo dõi) sẽ tăng lên.

Ngay lập tức, động thái này được so sánh với cách làm của Bluesky. Nền tảng mạng xã hội này được xem là đối thủ của Threads và đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người rời bỏ X.

Bluesky vốn đã mặc định hiển thị nội dung từ các tài khoản mà người dùng theo dõi. Đây là tính năng cốt lõi của họ. CEO của Bluesky Jay Graber trước đây đã tuyên bố nền tảng này muốn cung cấp “một thị trường thuật toán” để người dùng tự chọn, thay vì bị ép buộc theo một thuật toán cố định. Quan điểm này đối lập hoàn toàn với cách Meta vận hành.

Ngay sau thông báo của Mosseri, tài khoản chính thức của Bluesky trên Threads đã phản hồi một cách khá mỉa mai. “Thật tuyệt khi thấy các mạng xã hội khác sao chép ý tưởng về nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh! Đây chính là loại cạnh tranh và đổi mới mà chúng ta đã thiếu trong thập kỷ qua, khi tiến bộ bị giam cầm bởi các gã khổng lồ công nghệ. Đó là cách để cải thiện trải nghiệm của chúng ta trên mạng”, trích bài viết.

Khi Elon Musk tiếp quản X, hàng loạt người dùng đã tìm kiếm mạng xã hội thay thế. Một số lượng lớn người dùng đã chuyển sang Bluesky. Tuần này, nền tảng thông báo đã đạt 20 triệu người dùng, với hơn 700.000 người dùng mới tham gia chỉ trong tuần qua. Trong khi đó, theo thông báo từ Mosseri vào đầu tháng, Threads đã đạt 275 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Mosseri thừa nhận rằng quá trình điều chỉnh thuật toán đang được hoàn thiện. “Công việc đang trong giai đoạn tiến triển. Cân bằng giữa khả năng tiếp cận người theo dõi và mức độ tương tác tổng thể không phải là điều dễ dàng. Cảm ơn vì sự kiên nhẫn của các bạn và hãy tiếp tục đóng góp ý kiến”, ông viết trên Threads.

Sự thay đổi về thuật toán của Threads cũng đánh dấu một bước ngoặt so với chiến lược thuật toán của Meta trong những năm gần đây. Trước đó, vào năm 2022, cả Instagram và Facebook đều tăng lượng nội dung được chọn lọc theo thuật toán. CEO Mark Zuckerberg khi ấy tuyên bố rằng nội dung được thuật toán lựa chọn sẽ tăng gấp đôi trên các nền tảng này. Bất chấp phản ứng dữ dội từ người dùng, Meta vẫn kiên quyết tiếp tục thử nghiệm với thuật toán gợi ý nội dung.

Mosseri từng giải thích: “Nếu bạn thấy những nội dung trong nguồn cấp dữ liệu của mình không hấp dẫn, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã làm không tốt việc xếp hạng và chúng tôi cần cải thiện. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng vì chúng tôi tin rằng đó là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp các nhà sáng tạo nội dung tiếp cận nhiều người hơn”.

Hiện tại, có vẻ như Threads đang điều chỉnh chiến lược để ưu tiên những gì người dùng thực sự muốn xem, thay vì tiếp tục thử nghiệm với các thuật toán gợi ý, Mashable nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

1688 ồ ạt quảng cáo và khuyến mãi bán hàng tại Việt Nam

Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn TMĐT bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại với giá khá rẻ so với các sàn trong nước.

Việc 1688 áp dụng giao diện bản tiếng Việt (trước đó, Temu và Taobao cũng có bản tiếng Việt), bán hàng vào Việt Nam khi chưa được cấp phép khiến các doanh nghiệp lo lắng.

Để thu hút người dùng, 1688 áp dụng chính sách miễn phí giao hàng toàn bộ sản phẩm tận nhà với giá 0 đồng, lì xì tặng khách mua mới 17.000 đồng khi mua sắm trên 1688. Thậm chí, sàn này bán với giá 0 đồng các sản phẩm điện tử giá trị như máy ảnh kỹ thuật số thông qua đăng ký tài khoản để nhận mã mua hàng.

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng việc các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới từ Trung Quốc liên tục triển khai hoạt động bán hàng vào Việt Nam khi chưa được cấp phép là vấn đề các cơ quan quản lý phải đối mặt.

Theo vị này, hiện còn một khoảng trống pháp lý cần các bộ, ngành liên quan như Công Thương, Tài chính, Công an, Thuế, Hải quan cùng tham gia và bổ sung, đưa vào trong luật để hạn chế và quản lý tình trạng các sàn thương mại điện tử bán hàng trái phép vào Việt Nam.

“Chỉ khi có sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành, cơ quan liên quan mới có thể xử lý triệt để được tình trạng bán hàng trái phép vào Việt Nam của các sàn thương mại điện tử từ Trung Quốc. Theo đó, cơ quan thuế cần đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu; Bộ TT&TT cần giám sát hoạt động quảng cáo bán hàng trái phép vào Việt Nam trong khi hải quan, công an, quản lý thị trường thực hiện các giải pháp để kiểm soát hàng hóa bán vào trong nước. Việc này cần phải làm sớm”, vị này nói.

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ cách đây vài ngày, trả lời về quản lý các sàn thương mại điện tử từ Trung Quốc như Temu, Shein bán hàng vào Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết Bộ đã làm việc với bộ phận pháp lý của các sàn này, yêu cầu khẩn trương đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương theo quy định pháp luật Việt Nam trong tháng 11 này.

Cùng với đó, Temu, Shein phải dừng tất cả hoạt động thương mại, quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam để bảo vệ người tiêu dùng. Nếu các sàn này không tuân thủ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kỹ thuật như ngăn chặn ứng dụng, chặn tên miền.

Theo ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về các khoản thu nội địa, trong đó có khoản thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trên cơ sở các quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư số 80/2021, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử như Temu, Shein Amazon… có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Nếu phát hiện nhà cung cấp nước ngoài kê khai chưa đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu, qua đó đề nghị nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cập nhật thuật toán Google tháng 3: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích

Google hạn chế việc các website nhỏ lợi dụng danh tiếng của website lớn để làm SEO

Gã khổng lồ tìm kiếm đang truy quét các đường dẫn lạm dụng danh tiếng trang web để kéo lưu lượng truy cập và làm SEO, thường được gọi là “SEO ký sinh”.

SEO ký sinh (Parasite SEO) là một chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) mà người thực hiện tận dụng các trang web có thẩm quyền cao để đăng nội dung nhằm đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Thay vì xây dựng và tối ưu hóa trang web riêng, chiến lược này dựa vào sức mạnh tên miền (domain authority) và lưu lượng truy cập sẵn có của các nền tảng lớn.

Sau nhiều lời phàn nàn từ chủ các trang web lớn, Google cho biết trong một bài đăng vào ngày 19/11 rằng công ty đang cập nhật chính sách đối với hành vi gian lận thuật toán tìm kiếm.

Việc lạm dụng danh tiếng trang web nổi tiếng hay SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) ký sinh là hành vi gắn một tên miền có thứ hạng cao vào một website nhỏ hơn để gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên. Mục đích chính của hành động này nhằm cắt giảm chi phí quảng cáo hoặc đánh cắp khách hàng từ các thương hiệu cạnh tranh.

“Chúng tôi đang tiếp nhận phản hồi của người dùng về việc lạm dụng danh tiếng của trang web chính chủ, dẫn đến trải nghiệm tìm kiếm không tốt cho người dùng. Bản cập nhật chính sách mới nhất sẽ ngăn chặn hành vi này. Ngoài ra, chủ sở hữu trang web bị phát hiện vi phạm sẽ nhận được thông báo trong tài khoản Google Search Console”, Chris Nelson, thành viên nhóm chất lượng tìm kiếm của Google cho biết.

Từ lâu, nội dung rác trên công cụ tìm kiếm trực tuyến là vấn đề nhức nhối và ngày càng trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Đối với các trang web nhỏ hoặc mới thành lập, SEO ký sinh là một trong những phương pháp đơn giản nhất để kiếm lưu lượng truy cập tự nhiên.

Nhiều chủ sở hữu tên miền gốc đã phàn nàn về nạn trang web chất lượng thấp cố gắng chiếm đoạt danh tiếng của họ nhờ “trò chơi gian lận hệ thống”. Điều này không chỉ tác động đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm mà còn gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Hiện tại, Google đang phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn. Xét riêng về mảng tìm kiếm trực tuyến, sự gia tăng của các nền tảng video ngắn, công cụ chatbot AI và mức độ cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ đã khiến thị phần của Google sụt giảm đáng kể. Trong năm 2023, ông lớn tìm kiếm đã mất 4% lưu lượng truy cập (traffic), theo GS Statcounter.

Ngoài ra, Google phải đối mặt với áp lực từ giới quản lý trong vụ kiện độc quyền bất hợp pháp công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ đề đề xuất việc buộc gã khổng lồ công nghệ bán lại trình duyệt web Chrome.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Liệu Chagee có tiếp tục làm nên chuyện như Mixue đã từng làm

Nối gót Mixue, thương hiệu khác từ Trung Quốc là Chagee cũng sắp đổ bộ thị trường Việt Nam, tuy nhiên thành bại của “ông lớn” này vẫn là một ẩn số.

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 2023 của iPOS.vn đã nhận định trong năm 2024, thị trường sẽ đón nhận nhiều làn sóng kinh doanh F&B mới từ các thương hiệu Trung Quốc. Xu thế này không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, mà trên toàn Đông Nam Á.

Thực tế, trong những năm gần đây, riêng mảng trà và cà phê đã đón nhận nhiều cái tên đáng chú ý như Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee. Chagee – cái tên được ví như “kẻ thách thức” Starbucks – cũng đã có những động thái đáng chú ý thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Lợi thế của thương hiệu Trung Quốc

Ông Trần Xuân Trung – Giám đốc kinh doanh miền Bắc của iPOS.vn nhấn mạnh Mixue chính là nhân tố giúp định hình lại thị trường trà sữa Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Thương hiệu này đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng phân khúc đồ uống bình dân dành cho ngành trà sữa, cùng chiến lược nhượng quyền mạnh mẽ trên toàn quốc.

Mixue chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008 thông qua Công ty TNHH Snow King Global, với trụ sở chính tại Thanh Xuân, Hà Nội. Đáng chú ý, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, đến tháng 4/2023, thương hiệu này đã cán mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam.

Sản phẩm chủ lực của Mixue là trà sữa và kem, nổi bật với lợi thế cạnh tranh về giá cả phải chăng, trung bình rơi vào khoảng 25.000-35.000 đồng. Đây là mức giá gây ấn tượng mạnh vì khá rẻ so với sản phẩm tương đương trên thị trường.

Số liệu của Vietdata chỉ ra Mixue đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2023 với doanh thu gần 1.260 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với năm 2022.

Bên cạnh Mixue, thị trường cũng chứng kiến sự xuất hiện của các thương hiệu từ Trung Quốc khác như Bingxue, Cooler City…

“Các thương hiệu kể trên ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới thị trường trà sữa tại Việt Nam, bao gồm cả các thương hiệu phân khúc tầm trung và bình dân, do tính cạnh tranh về giá. Người tiêu dùng được hưởng lợi lớn khi có nhiều lựa chọn khác nhau”, ông Trung nhận định.

Theo ông Đỗ Duy Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn FnB Director và Horeca Business School, các thương hiệu F&B Trung Quốc sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, giúp kiểm soát chi phí và duy trì chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng khả năng phản hồi nhanh với nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, các thương hiệu này có thể nắm bắt nhanh thị hiếu của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc giá rẻ với các sản phẩm dễ tiếp cận như trà và kem. Đổi mới sản phẩm liên tục cũng là điểm mạnh giúp họ duy trì sức hút và sự trung thành của người tiêu dùng.

Bài toán với thương hiệu trung và cao cấp

Tiếp nối các “đồng hương”, một thương hiệu nổi tiếng khác từ Trung Quốc là Chagee cũng sắp đổ bộ Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng đây minh chứng cho thấy thị trường trong nước đang có nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, sự thành bại của Chagee vẫn còn là một ấn số và thương hiệu này cần rất nhiều yếu tố để chinh phục khách hàng.

Xét theo giá bán của Chagee tại Thái Lan, ông Trần Xuân Trung ước tính giá các sản phẩm của thương hiệu này khi về Việt Nam có thể dao động từ 65.000 đến 100.000 đồng, tức ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp.

Theo ông Trung, ở phân khúc này, khả năng mở rộng chuỗi sẽ gặp nhiều thách thức, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và cơ sở vật chất, không như phân khúc bình dân của Mixue.

Mặt khác, ông Trung cho rằng giai đoạn đầu các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam khá thận trọng. Vị này lấy ví dụ như Cotti Cafe, một thương hiệu có hơn 5.000 cửa hàng tại Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam vào cuối năm 2023. Thương hiệu chỉ mở một vài chi nhánh sau hơn 1 năm thâm nhập, và đa số là cửa hàng nhượng quyền.

“Chúng ta cần thời gian để quan sát thêm về tác động của Chagee tới thị trường đồ uống”, ông Trung nhận định.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Duy Thanh cho rằng mặc dù có nền tảng vững mạnh, Chagee cũng sẽ đối mặt với những thách thức khi tham gia vào thị trường Việt Nam, nơi đã có nhiều đối thủ nội địa và quốc tế cùng văn hoá trà – cà phê đa dạng.

Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Trung Quốc như Chagee đều áp dụng mô hình nhượng quyền, giúp họ mở rộng số lượng cửa hàng nhanh chóng và tăng sự hiện diện trên toàn quốc. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng nhanh, việc kiểm soát chất lượng đồng nhất và duy trì trải nghiệm tích cực tại tất cả cửa hàng cũng là bài toán mà Chagee cần giải quyết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Người sáng lập Pharmacity khai trương nhà thuốc Phượng Hoàng để đối đầu với Long Châu

Thị trường bán lẻ (retail) dược phẩm Việt Nam liên tiếp chứng kiến tay chơi mới. Quy mô thị trường được dự báo có thể lên tới 7 tỷ USD/năm.

Ngày 19/11, ông Chris Blank – Nhà sáng lập đồng thời là cựu CEO chuỗi Pharmacity, thông báo khai trương hệ thống nhà thuốc mới có tên Phượng Hoàng.

“Hôm nay, chúng tôi chính thức mở cửa hàng đầu tiên của Nhà Thuốc Phượng Hoàng. Vào ngày đặc biệt này, chúng tôi đã bắt đầu bằng một nghi thức cầu nguyện để xin phước lành cho hành trình mới và kiểm tra hệ thống vận hành – tôi vui mừng chia sẻ rằng mọi thứ đã diễn ra suôn sẻ”, ông Chris Blank viết trên Facebook cá nhân.

Từng điều hành Pharmacity – một trong ba chuỗi nhà thuốc có thị phần lớn nhất Việt Nam, ông Chris Blank nói mục tiêu của Phượng Hoàng “không phải là chiến thắng theo cách thông thường, mà là tiếp tục cuộc hành trình, tiếp tục phát triển, cải thiện và tạo ra những giá trị bền vững”.

Ông nói: “Thách thức lớn nhất của chúng ta không phải là vượt qua người khác, mà là vượt qua chính mình, không ngừng nỗ lực để trở nên tốt hơn mỗi ngày và luôn trung thành với sứ mệnh nuôi dưỡng sức khỏe trọn đời”.

Trong một phỏng vấn năm 2020, Chris Blank cho biết ông mang nửa dòng máu Việt Nam. Bà ngoại ông là người Việt, ông ngoại là người Pháp. Mẹ ông sinh ra tại Mỹ và lấy cha ông cũng là một người Mỹ.

Năm 15 tuổi, sau khi mẹ ông qua đời vì tai nạn giao thông, ông về Việt Nam sống với bà ngoại.

“Hơn 20 năm qua, tôi ăn cơm Việt, lập gia đình với một cô gái Việt Nam và có một bé trai kháu khỉnh. Tôi gọi Việt Nam là quê hương và luôn tự hào về điều này. Tự trong tim tôi luôn nghĩ mình là người Việt và đương nhiên việc gắn bó và phát triển sự nghiệp tại đây cũng là phần hiển nhiên trong tôi”, ông chia sẻ.

Thực tế, Chris Blank là người đầu tiên đem mô hình chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại về Việt Nam với cái tên Pharmacity. Ông kể, ông phải đi khắp nơi trên thế giới, ghé thăm hàng chục chuỗi nhà thuốc khác nhau và gặp gỡ các Giám đốc điều hành hàng đầu, bao gồm Jack Gance nhà sáng lập Chemist Warehouse tại Australia và Edmundo Yañez Orlate – người đứng đầu Mifarma ở Peru.

“Họ không có đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam, do vậy họ rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức của họ đối với tôi, đặc biệt khi họ thấy tôi háo hức học hỏi như thế nào”, ông nói.

“Một điều quan trọng tôi nhanh chóng nhận ra đó là xu hướng toàn cầu về việc các chuỗi nhà thuốc cung cấp nhiều thứ hơn ngoài thuốc. Vì vậy tôi bắt đầu bổ sung các sản phẩm khác vào phạm vi kinh doanh của mình”, cựu Giám đốc điều hành Pharmacity kể.

Tuy là người đi đầu nhưng những năm gần đây, do chịu áp lực từ những đối thủ cạnh tranh mà số lượng nhà thuốc của Pharmarcity đã giảm đáng kể. Từ giữa năm 2022 đến nay chuỗi cửa hàng bán lẻ của Pharmacity đã giảm gần 200 nhà thuốc, từ 1118 xuống còn 923 nhà thuốc.

Con số này cách rất xa so với mục tiêu 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc vào năm 2025 đồng thời bị Long Châu vượt mặt về số lượng của hàng.

Năm 2022, ông Chris Blank rời vị trí CEO, người thay thế là bà Trần Tuệ Tri tới năm 2023, doanh nghiệp này có Tổng giám đốc mới là ông Deepanshu Madan.

Đến nay Pharmacity chưa có lãi. Điều tương tự xảy ra với chuỗi An Khang của Đầu tư Thế Giới Di Động khi loay hoay với bài toán phát triển, mở rộng rồi đóng cửa nhưng vẫn chưa tìm thấy lợi nhuận.

Chuỗi nhà thuốc đạt được thành công duy nhất là Long Châu thuộc FPT Retail. Nửa đầu năm nay, Long Châu mở mới 209 nhà thuốc, đưa số nhà thuốc đơn vị này đang vận hành lên con số 1.706 cửa hàng – lớn nhất tại Việt Nam.

Long Châu bắt đầu có lãi từ năm 2021, năm ngoái chuỗi lãi hơn 510 tỷ đồng và nửa đầu năm nay lãi 491 tỷ đồng. Bắt đầu từ năm ngoái, Long Châu cũng mở rộng hoạt động chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách tiến vào lĩnh vực tiêm chủng dịch vụ.

Dư địa của thị trường bán lẻ dược phẩm hiện đại ở Việt Nam được đánh giá còn rất lớn. Dữ liệu từ Business Monitor International cho thấy quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị 5,3 tỷ USD/năm. Trong đó, kênh đấu thầu thuốc qua các bệnh viện, sở y tế (ETC) chiếm 70% thị phần, 30% thị phần còn lại dành cho các nhà thuốc bán lẻ, tương đương 1,6 tỷ USD.

Còn báo cáo của Chứng khoán MB (MBS) lại ghi nhận con số tích cực hơn khi ước tính quy mô thị trường dược phẩm đạt khoảng 6 – 7 tỷ USD/năm.

“Tính đến nay, cả nước có hơn 3.000 cửa hàng bán lẻ dược phẩm theo mô hình chuỗi hiện đại, chiếm khoảng 5%, còn lại tới 95% thuộc về các cửa hàng nhỏ”, nhà phân tích tại MBS viết.

Dư địa lớn nên việc thị trường có thêm người chơi mới là điều tất yếu. Năm ngoái, tập đoàn Dongwha Pharm (Hàn Quốc) thông báo đã ký thỏa thuận mua lại 51% cổ phần tại Trung Sơn Pharma – một công ty đang điều hành chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam.

Giá trị của thương vụ ước tính khoảng 30 triệu USD (khoảng 705 tỷ đồng). Dongwha Pharm có kế hoạch thâu tóm 12,15 triệu cổ phần của Trung Sơn Pharma. Trung Sơn được thành lập từ năm 1997, đang sở hữu 140 nhà thuốc, tập trung tại 9 tỉnh thành phía Nam. Quy mô này đã tăng mạnh mẽ từ mốc 23 cửa hàng vào năm 2018.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ USD vốn đầu tư đổ vào trong giai đoạn 2015-2022, các nền tảng “tất cả trong một” được kỳ vọng sẽ định hình lại cách người dùng tương tác với dịch vụ số. Thế nhưng, sau cơn sốt tiền mã hóa lắng xuống và làn sóng AI đang bùng nổ, câu chuyện này dường như đã không còn hấp dẫn như trước.

Thực tế cho thấy, ngoại trừ thị trường Trung Quốc – nơi khái niệm này ra đời, các siêu ứng dụng vẫn chưa thể khẳng định được vị thế của mình. Năm 2022, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này sụt giảm tới 87% so với năm trước đó – một con số đáng báo động cho thấy sự thay đổi trong nhận định của các nhà đầu tư về mô hình kinh doanh này, theo Tech In Asia.

Dù vậy, một số tên tuổi lớn tại Đông Nam Á, như Gojek và Grab, vẫn là ngoại lệ. Để duy trì sự quan tâm từ người dùng, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp thêm các dịch vụ mới vượt xa so với các tính năng cốt lõi ban đầu. Thay vì tự phát triển các tính năng này, họ hợp tác với các công ty hỗ trợ phát triển siêu ứng dụng, giúp việc bổ sung các dịch vụ mới trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, Dana – một ví điện tử có trụ sở tại Indonesia, ban đầu chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Nhưng từ năm 2020, Dana đã mở rộng sang các lĩnh vực như đầu tư vàng, bảo hiểm, tín dụng và nhiều dịch vụ khác.

Dù Dana không tự nhận mình là siêu ứng dụng mà là một “nền tảng mở”, nhưng họ cũng phải bổ sung các dịch vụ liên quan để giữ chân người dùng. Tương tự, nhiều ví điện tử khác, cũng như các nền tảng thương mại điện tử và thậm chí cả sàn giao dịch tiền mã hóa, đang áp dụng cách tiếp cận này. Điều này đã tạo cơ hội phát triển cho các công ty hỗ trợ tích hợp dịch vụ siêu ứng dụng.

Boxo, một công ty có trụ sở tại Singapore, là ví dụ điển hình. Boxo cung cấp các giải pháp dưới dạng “mini app” để các nền tảng dễ dàng tích hợp thêm dịch vụ mới. Thành lập năm 2019 với 8 triệu USD vốn đầu tư từ Antler, Google Gradient Ventures, 500 Global và RTP Global, Boxo được xây dựng từ những khó khăn của chính các nhà sáng lập khi tự phát triển một siêu app du lịch.

CEO Kaniyet Rayev chia sẻ: “Chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn trong việc tự xây dựng nền tảng tích hợp mini app, bởi vậy chúng tôi quyết định tạo ra giải pháp này cho các doanh nghiệp khác.” Theo Rayev, doanh thu của Boxo từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay đã tăng trưởng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Siêu ứng dụng có còn là lựa chọn tối ưu?

Như đã nêu, đầu tư vào siêu ứng dụng từng thu hút 17 tỷ USD vốn đầu tư từ năm 2015 đến 2022, các siêu app đã thống trị thị trường công nghệ Đông Nam Á giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên, đến năm 2021, các công ty tài chính đã thay thế vị trí này. Năm 2022, đầu tư vào siêu ứng dụng giảm tới 87% so với năm trước đó.

Theo báo cáo của Cento Ventures, lý do là câu chuyện phát triển siêu app không còn hấp dẫn, khi các công ty trong lĩnh vực này đã niêm yết, bán lại, hoặc chuyển trọng tâm sang dịch vụ tài chính. Dẫu vậy, với sự phục hồi của ngành du lịch và sự xuất hiện của các ngân hàng số, một làn sóng siêu ứng dụng mới đang hình thành.

Các dịch vụ du lịch, như eSIM, đặt chỗ phòng chờ sân bay, hay bảo hiểm du lịch, đang trở thành xu hướng. Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho biết, biên lợi nhuận EBITDA của ngành du lịch trực tuyến dự kiến đạt 15% vào năm 2024, tăng mạnh so với mức âm 35% vào năm 2022. Đây chính là động lực khiến nhiều công ty thêm các dịch vụ liên quan đến du lịch.

Boxo đã hỗ trợ hai công ty tích hợp dịch vụ eSIM chỉ trong hai tháng qua, bao gồm cả ví điện tử World App của Sam Altman – CEO OpenAI. Năm nay, công ty cũng nhận được nhiều yêu cầu từ các ngân hàng số để mở rộng sang các dịch vụ phi tài chính.

Với công nghệ của Boxo, các doanh nghiệp có thể tích hợp dịch vụ mới trong vòng vài tuần, thay vì phải xây dựng từ đầu. Chẳng hạn, một ngân hàng có thể thêm dịch vụ du lịch, hay một ứng dụng gọi xe có thể tích hợp bảo hiểm từ nhà cung cấp bên ngoài.

Tại Philippines, Boxo đã hợp tác với ví điện tử GCash để tích hợp hơn 600 mini app, từ giao hàng thuốc, thực phẩm đến các dịch vụ khác. CEO Dana, ông Vincent Iswara, cho biết: “Chúng tôi không muốn tự mình xây dựng mọi thứ. Thay vào đó, chúng tôi hợp tác với các đối tác để tạo ra các sản phẩm phù hợp.”

Dù gặp khó khăn về vốn, các siêu app hiện tại vẫn không ngừng mở rộng. Grab gần đây đã thêm tính năng đặt bàn nhà hàng sau khi mua lại Chope. Shopee cũng mở rộng từ thương mại điện tử sang các lĩnh vực như siêu thị, ưu đãi ăn uống và bảo hiểm.

Dana, trong khi đó, tiếp tục đổi mới với các tính năng như Dana Protection – cho phép kiểm tra tính hợp pháp của trang web hoặc số điện thoại. Dana cũng đang lên kế hoạch cung cấp các sản phẩm tài chính mới nhắm đến khách hàng ở các thành phố nhỏ hơn.

Boxo, với tốc độ tăng trưởng mạnh, đã hợp tác với bốn ứng dụng trong năm nay và dự kiến sẽ “gần như tăng gấp đôi” số khách hàng trong thời gian tới.

Cuộc chạy đua siêu ứng dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cuộc đua này còn sôi động hơn với sự tham gia của cả doanh nghiệp nội địa lẫn nước ngoài. Theo dự báo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD vào năm 2025. Con số này đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp liên tục đổ tiền vào việc mở rộng dịch vụ.

Be Group là câu chuyện đáng chú ý nhất. Từ một ứng dụng gọi xe thuần Việt, Be đã nâng thị phần từ 18% năm 2020 lên 32% năm 2023, thu hẹp khoảng cách với Grab. BeFood của họ chỉ trong hai năm đã tăng số lượng đối tác gấp 7 lần, với lượng đơn hàng tăng 390%. Thành công của Be cho thấy người dùng Việt vẫn sẵn sàng đón nhận các dịch vụ mới, miễn là chúng đáp ứng được nhu cầu thực tế.

MoMo – một trong những kỳ lân công nghệ Việt Nam, cũng đang chuyển mình mạnh mẽ. Với 31 triệu người dùng, họ đã vượt xa khái niệm ví điện tử đơn thuần để trở thành một hệ sinh thái tài chính-tiện ích. Mới đây, MoMo cũng đã giới thiệu định vị thương hiệu mới với mục tiêu trở thành trợ thủ tài chính AI khi áp dụng nhiều hơn các tính năng trí tuệ nhân tạo vào từng điểm chạm của người dùng trên ứng dụng.

Nhắc tới MoMo thì cũng không thể quên Zalo Pay – ví điện tử hiện sở hữu hơn 14 triệu người dùng,cung cấp danh mục sản phẩm hơn 100 dịch vụ tiện ích. Hồi tháng 7, Zalo Pay công bố thay đổi nhận diện với định hướngmở rộng thành một nền tảng thanh toán, thoát khỏi mô hình ví điện tử truyền thống để tạo sự khác biệt và giá trị cho cả người dùng.

Không chỉ các ứng dụng gọi xe, thanh toán… ngay cả các ngân hàng truyền thống như VietinBank, MBBank cũng đang gấp rút số hóa và tích hợp thêm nhiều dịch vụ phi tài chính vào ứng dụng của mình, khi hỗ trợ thanh toán tiền điện nước, bảo hiểm, internet hay đặt tàu xe, mua vé xem phim – ca nhạc…

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: liệu mô hình “tất cả trong một” có thực sự là câu trả lời cho nhu cầu người dùng? Hay đó chỉ là cuộc chạy đua vô tận của các doanh nghiệp? Thực tế cho thấy, việc duy trì và phát triển một siêu ứng dụng đòi hỏi nguồn lực khổng lồ. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư đang thận trọng hơn với mô hình này.

Trong bối cảnh công nghệ thay đổi chóng mặt, với AI đang định hình lại cách chúng ta tương tác với ứng dụng, tương lai của các siêu ứng dụng có thể sẽ không như những gì người ta từng kỳ vọng. Có thể, thay vì một nền tảng “tất cả trong một”, người dùng sẽ chọn các ứng dụng chuyên biệt nhưng có khả năng liên kết mượt mà với nhau. Như CEO Rayev của Boxo nhận định: “Mọi người nói nhiều về tài chính nhúng, nhưng ít ai để ý rằng có vô vàn ứng dụng hấp dẫn khác ngoài tài chính. Đây chính là cơ hội lớn trong tương lai.”

Dù vậy, một điều chắc chắn là cuộc đua số hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á vẫn còn nhiều diễn biến khó lường. Và có lẽ, thành công trong tương lai sẽ thuộc về những doanh nghiệp biết lắng nghe và thích ứng với nhu cầu thực sự của người dùng, thay vì chạy theo mô hình “tất cả trong một” một cách máy móc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để khai thác thêm tăng trưởng và đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. 

Theo Bloomberg, Starbucks đang xem xét các lựa chọn cho hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, bao gồm khả năng bán cổ phần.

Lãnh đạo Starbucks đã đánh giá sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng. Nguồn tin cho hay việc bán cổ phần cũng có thể thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn Trung Quốc hoặc các công ty khác có kinh nghiệm trong ngành.

Hiện, Starbucks vẫn đang đánh giá các lựa chọn và chưa đưa ra quyết định về việc có nên tiến hành việc bán cổ phần hay không.

Starbucks đã phải đối mặt với áp lực từ nhà đầu tư Elliott Investment Management trong việc xem xét lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 trên toàn cầu của Starbucks và tạo ra khoảng 3 tỷ USD doanh thu trong năm tài chính gần đây nhất, trong khi công ty tăng số lượng cửa hàng tại quốc gia này lên 12%.

Nhưng những thương hiệu mới nổi tại quốc gia này như Luckin Coffee đang ngày càng thách thức vị thế của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới.

Tổng giám đốc điều hành mới của Starbucks, Brian Niccol, đã nói với các nhà phân tích vào tháng trước rằng ông đang nỗ lực để hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty tại Trung Quốc. Vị lãnh đạo lưu ý rằng môi trường cạnh tranh tại quốc gia này có vẻ “căng thẳng” và môi trường vĩ mô thì “khắc nghiệt”.

Starbucks cần tìm cách mở rộng thị trường và đang tiếp tục tìm hiểu các quan hệ đối tác chiến lược có thể giúp ích cho công ty trong dài hạn, Niccol cho biết vào thời điểm đó, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

“Chúng tôi đang nỗ lực tìm ra con đường tốt nhất để tăng trưởng, bao gồm cả việc tìm hiểu các quan hệ đối tác chiến lược”, phát ngôn viên của Starbucks nói với Bloomberg.

Niccol, cựu Giám đốc điều hành của Chipotle đã trở thành CEO Starbucks vào tháng 9 sau khi người tiền nhiệm Laxman Narasimhan không thể vực dậy được tình hình đang sa sút của chuỗi cà phê này. Niccol đã cam kết sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để cải thiện các cửa hàng vật lý của Starbucks và đẩy nhanh thời gian phục vụ tại các cửa hàng.

Tính đến cuối tháng 9, Starbucks có 7.596 cửa hàng tại Trung Quốc, chiếm khoảng 19% tổng số cửa hàng toàn cầu. Doanh số trên mỗi cửa hàng tại Trung Quốc của chuỗi đã giảm 14% trong quý trước.

Trước đó, các chuỗi ẩm thực và đồ uống phương Tây cũng đã công bố hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2016, nhà điều hành Yum! (sở hữu KFC, Pizza Hut…) đã bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc cho Primavera Capital, một công ty cổ phần tư nhân do cựu Giám đốc điều hành Goldman Sachs Fred Hu và Ant Financial Services Group của tỷ phú công nghệ Jack Ma.

Điều đó tạo tiền đề để công ty tách riêng doanh nghiệp này trong một đợt niêm yết.

McDonald’s cũng đã bán cổ phần kiểm soát công ty điều hành hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và Hong Kong với giá 1,7 tỷ USD cho một nhóm nhà đầu tư bao gồm tập đoàn do Nhà nước hậu thuẫn Citic và Citic Capital Holdings cùng với Carlyle Group.

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cho biết Việt Nam sở hữu mạng lưới rộng lớn với 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, chiếm tới 75% thị phần và phục vụ 85% nhu cầu tiêu dùng.

Kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi chiếm 20% doanh số, với mức tăng trưởng ổn định 10% mỗi năm. Trong khi đó, kênh bán hàng online, mặc dù chỉ nắm 5% thị phần (market share), đang bùng nổ với mức tăng trưởng 35-45%.

Dẫn số liệu tương tự từ thống kê của Google, ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), cho biết thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 18% trong năm 2023.

“Nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì tăng trưởng hơn 30 đến 40%. Người tiêu dùng tập trung mua chủ yếu trên những nền tảng lớn, trong đó Shopee và TikTok Shop đã chiếm gần 90% thị phần”, ông Đức nói.

Có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang kênh hiện đại và thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo đại diện VLA, sự gia nhập của các sàn xuyên biên giới như Temu và Shein vào thị trường Việt Nam và một số động thái từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc giá rẻ khác như 1688, Taobao làm gia tăng áp lực cạnh tranh.

Trước đó, thị trường đã bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki.

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Xuân Thảo cho biết doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đối mặt với thách thức về giá và tốc độ dịch vụ khi hàng hoá nước ngoài tràn vào qua các nền tảng kể trên.

Lý giải tại sao hàng hoá nước ngoài, cụ thể là hàng Trung Quốc, bán trên các sàn rẻ hơn hàng Việt, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc công ty TNHH Giải pháp công nghệ logistics (LTS), cho biết một sản phẩm Trung Quốc trên sàn thương mại điện tử (ecommerce) có giá trị chỉ vài chục nghìn nhưng không có nghĩa rằng nó đã bao gồm toàn bộ tiền ship, đôi khi nó bị ẩn ở đâu đó, đôi khi nhà sản xuất phải trả số tiền đó cho đơn vị vận chuyển…

“Bên cạnh đó, khi nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm được xem là hàng hóa cá nhân, chứ chưa chắc đã là hàng buôn bán, dẫn đến việc áp thuế nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra tương tự với các nước khác trên thế giới.

Như vậy, một sản phẩm Trung Quốc khi đem vào Việt Nam nhưng bị thuế đánh thấp hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam phải trả thì đương nhiên là giá sản phẩm Trung Quốc phải rẻ hơn rồi”, ông Trung cho hay.

Ngoài ra, vị giám đốc nhắc tới một xu hướng khác là nhiều sàn thương mại điện tử tuy bán ở Việt Nam nhưng gần như không bán trực tiếp, mà thông qua một đơn vị ủy quyền để phân phối hàng. Chẳng hạn các mặt hàng quần áo, đồ chơi trẻ em… từ Trung Quốc có thể thông qua một đơn vị Việt Nam đứng ra nhập khẩu và bán trực tiếp thông qua nền tảng thương mại điện tử đến người tiêu dùng.

“Như vậy cái giá thật sự khi doanh nghiệp Trung Quốc xuất xưởng là đã có lời rồi. Đôi khi giá thành sản phẩm của họ chỉ chừng 60 – 70% giá trị họ bán ở Việt Nam. Đó là vì sao nhiều sản phẩm hàng Trung Quốc có giá rẻ, dù có thể họ miễn phí luôn cả tiền thuế phí”, ông nói.

Trước thực trạng trên, ông Thảo tại VLA cho biết: “Do vậy chúng ta cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự khác biệt về sản phẩm, tối ưu hóa quy trình, đặc biệt là quy trình logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh”.

Trong khi đó, ông Đức tại Vecom cho rằng các doanh nghiệp Việt phải liên tục theo dõi cập nhật để giúp việc chuyển đổi số thương mại điện tử hiệu quả hơn. Những điểm chính quan trọng các doanh nghiệp cần phải lưu tâm hiện nay là về trí tuệ nhân tạo (AI), livestream và quảng cáo.

Ông Đức nói thương mại điện tử chính là môi trường các doanh nghiệp càng nên tận dụng để xuất khẩu xuyên biên giới. “Trong những năm qua, bất chấp ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn có thể tăng trưởng liên tục 15 – 20% mỗi năm”.

Katinat lại vướng lỗi truyền thông liên quan đến việc ghi nhãn lên ly đồ uống

Nửa đêm 19/11, chuỗi đồ uống Katinat ra thông cáo báo chí về việc xuất hiện nội dung không phù hợp, thiếu chuẩn mực trên tem dán trên ly nước của khách hàng. Sự việc xuất phát từ việc một bài đăng trên mạng xã hội phản ánh dòng chữ “giảm An Tây” được ghi trên tem ly nước Katinat sau khi khách hàng yêu cầu “giảm đá”.

Đây là lối chơi chữ vì trước đó, một người mẫu nổi tiếng có tên tương tự đã bị nhà chức trách công bố điều tra về việc sử dụng chất gây nghiện. Thông tin về người mẫu này đã làm dậy sóng dư luận trong thời gian qua.

Katinat cho biết vào ngày 18/11, một nhân viên Katinat tại Diamond Residence Lê Văn Lương (Hà Nội), đã tự ý ghi thêm những nội dung không phù hợp, thiếu chuẩn mực lên tem dán thức uống, trái với những quy định và chuẩn mực của thương hiệu, sau đó ly nước có dán tem này đã được giao đến tay khách hàng.

“Katinat nhận thức rõ đây là một sự việc hết sức nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thương hiệu”, phía chuỗi đồ uống nói.

Sau khi xác định sự việc, Katinat đã sa thải nhân viên nói trên, nhắc nhở quản lý cửa hàng, đồng thời rà soát lại toàn bộ việc tuân thủ quy trình vận hành và chuẩn mực thương hiệu trên toàn hệ thống để hạn chế xảy ra sự việc tương tự.

Phía chuỗi đã “liên hệ trực tiếp với khách hàng đã nhận sản phẩm có tem dán không phù hợp, gửi lời xin lỗi chân thành đến khách hàng với tinh thần cầu thị, giải thích rõ sự việc”.

Katinat nhấn mạnh đây là hành động bộc phát mang tính đùa cợt của một nhân viên. Hệ thống này gửi lời xin lỗi đến những cá nhân có liên quan, khách hàng và những người bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực trên.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Katinat phải đưa ra lời xin lỗi trong năm nay. Đầu tháng 9, doanh nghiệp này đã đăng tải chương trình quyên góp gửi đến đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai bằng cách “Katinat sẽ trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống từ 12/9 đến hết 30/9, đồng hành cùng miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai”.

Tuy nhiên ngay sau đó, Katinat đã nhận được phản ứng giận dữ từ phía khách hàng khi cho rằng cách truyền thông này là “kém duyên”. Ngay lập tức, Katinat phải đưa ra lời xin lỗi chính thức, đồng thời tuyên bố đã góp 1 tỷ đồng trực tiếp đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay vì chương trình nói trên.

Loạt lỗi truyền thông trong thời gian ngắn cho thấy cách vận hành và quản trị hệ thống của Katinat đang có vấn đề. Ngày 1/4 (Cá tháng Tư) năm ngoái, truyền thông Katinat cũng mắc lỗi khi đăng bài giới thiệu sản phẩm mới, là sự kết hợp giữa trà sữa và xiên bẩn – một thức ăn đường phố không hợp vệ sinh.

Ngay sau khi nhận thấy “trò đùa Cá tháng Tư” có vẻ đi quá xa khi nhận về phản ứng của người dùng, chuỗi đồ uống này đã thay đổi nội dung và hình ảnh ban đầu, từ chỗ “xiên bẩn” thành “xiên que”. Cuối cùng, bài đăng này bị gỡ hoàn toàn.

Thời gian qua, Katinat nổi lên như một hiện tượng trong ngành ẩm thực (F&B) tại Việt Nam khi xuất hiện ở loạt vị trí “đất vàng” tại các thành phố lớn cùng lối thiết kế không gian quán chuẩn gu GenZ.

Chẳng hạn, tại TP HCM, Katinat hiện diện dày đặc khu vực trung tâm Quận 1 như đường Đồng Khởi, Bến Bạch Đằng, đối diện Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn,… Trong khi đó tại Hà Nội, đầu năm nay chuỗi này mở cửa hàng ngay tại bờ hồ Hoàn Kiếm, cạnh nhà hàng Thuỷ Tạ nổi tiếng hay ô Yên Phụ (Ngã ba đường Thanh Niên giao với Yên Phụ),…

Katinat Saigon Kafe (Katinat) được thành lập từ đầu năm 2016 do CTCP Cafe Katinat vận hành. Đến cuối năm 2021, chuỗi Katinat chỉ có 10 cửa hàng tại khu vực TP HCM và thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Tuy nhiên, quy mô của Katinat bắt đầu mở rộng trong năm 2022 với hàng chục cửa hàng được mở mới, tạo thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân thành phố.

Thống kê từ website của Katinat, chuỗi thương hiệu này đã tăng lên 78 cửa hàng hiện diện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…

Đi cùng với việc tăng nhận diện, dữ liệu từ Vietdata cho thấy đến nay Katinat đã có trong tay 1,35% thị phần toàn thị trường, với doanh thu năm 2023 đạt gần 470 tỷ đồng. Các chuyên gia trong lĩnh vực F&B đánh giá tiềm năng của Katinat là đầy hứa hẹn.

Katinat thuộc hệ sinh thái ẩm thực F&B của CTCPT D1 Concepts. D1 Concepts còn sở hữu các thương hiệu đình đám như: Nhà hàng đồ ăn Quảng Đông – San Fu Lou, Nhà Hàng ẩm thực Việt – Dì Mai, Nhà hàng Nhật Bản- SORAE Sushi Sake Grill và thương hiệu cà phê CAFEDA.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Hãng hàng không giá rẻ Spirit Airlines nộp đơn xin phá sản

Spirit là hãng hàng không lớn đầu tiên của Mỹ nộp đơn xin phá sản trong 13 năm qua khi phải vật lộn với tình trạng thua lỗ liên miên kể từ năm 2019.

Spirit Airlines – hãng bay tiên phong cho du lịch hàng không giá rẻ tại Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm thua lỗ liên miên cùng với việc sáp nhập thất bại. Sự cạnh tranh gia tăng cùng thị hiếu khắt khe hơn của người tiêu dùng cũng khiến hãng lâm vào thế khó, theo CNBC.

Spirit cho biết các nhà cung cấp và bên cho thuê máy bay sẽ không bị ảnh hưởng vì hãng vẫn tiếp tục hoạt động. Tổng giám đốc điều hành Ted Christie đã cố gắng trấn an khách hàng rằng họ vẫn có thể đặt vé, bay và sử dụng điểm thưởng của hãng.

Hãng hàng không có trụ sở tại bang Florida tiết lộ đã đạt được thỏa thuận trị giá 300 triệu USD với các chủ nợ trái phiếu nhằm tiếp tục duy trì hoạt động trong quá trình phá sản.

Spirit là hãng hàng không lớn đầu tiên của Mỹ nộp đơn xin phá sản trong 13 năm qua. Hãng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc thu hồi động cơ khiến hàng chục máy bay ngừng hoạt động, chi phí tăng đột biến sau đại dịch.

Vài năm gần đây, Spirit từng cố thực hiện hai vụ sáp nhập. Một với hãng bay giá rẻ Frontier Airlines và một với JetBlue Airways. Tuy nhiên, các kế hoạch đều bị tòa án chặn lại vì điều này có thể khiến giá vé máy bay cao hơn và giảm khả năng cạnh tranh.

Trong hồ sơ gửi lên tòa án, Spirit cho biết hãng có 25.000-50.000 chủ nợ với tổng nợ khoảng 9 tỷ USD, chỉ nhiều hơn một chút so với tài sản của hãng tính tới cuối tháng 9.

Cổ phiếu của hãng bay Mỹ sẽ bị hủy niêm yết khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán New York sau khi đã giảm hơn 90% trong năm nay.

Trong nửa đầu năm, Spirit ghi nhận khoản lỗ hơn 335 triệu USD, tiếp tục kéo dài chuỗi thua lỗ kể từ năm 2019.

Thị trường cạnh tranh gay gắt khiến giá vé trung bình của hãng nửa đầu năm nay giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng bay của Mỹ hiện có 1,1 tỷ USD nợ phải trả từ nay đến năm sau.

Spirit tin rằng hãng sẽ thoát khỏi tình trạng phá sản vào quý đầu tiên của năm 2025. Dù vậy, giới phân tích cho rằng hãng vẫn có thể bị mua lại bởi một hãng bay khách, hoặc bị buộc thanh lý tài sản. Kịch bản này đã xảy ra với nhiều hãng hàng không Mỹ.

Chân dung đối thủ của Starbucks tại Trung Quốc và Việt Nam

Chagee – gã khổng lồ ngành F&B nổi tiếng của Trung Quốc – đang có những động thái gia tăng nhận diện tại thị trường Việt Nam. Trước đó, chuỗi trà sữa xứ Trung đã liên tục bành trướng tại khu vực Đông Nam Á sau khi mở một loạt cửa hàng tại Malaysia, Thái Lan và Singapore, nâng tổng số cửa hàng toàn cầu lên 4.500 cửa hàng.

Chagee được coi là “Kẻ thách thức Starbucks”

Trên Linkedln – mạng xã hội tuyển dụng lớn nhất toàn cầu, Chagee đã đăng tuyển dụng vị trí Training Manager cho thị trường Việt Nam.

Trước đó, thương hiệu này cũng liên tục đăng tải thông tin tuyển dụng cho các vị trí Marketing & Branding Director và HR Country Head, được xem là những bước đi đầu tiên để Chagee gia nhập thị trường Việt Nam.

Ông Đỗ Duy Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn FnB Director và Horeca Business School cho biết Chagee đã tạo dựng được tên tuổi nổi bật tại Trung Quốc, được mệnh danh là “kẻ thách thức Starbucks” nhờ đầu tư vào hình ảnh thương hiệu, thiết kế cửa hàng cao cấp và bao bì sang trọng.

Thương hiệu này có thực đơn chuyên về trà với phong cách hiện đại, tập trung vào phân khúc trung cấp nhưng vẫn đáp ứng trải nghiệm chất lượng cao. Những yếu tố này sẽ giúp Chagee thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt khi gia nhập thị trường.

Với mức giá trung cấp và chất lượng cao, Chagee sẽ tạo ra một sự lựa chọn mới, hấp dẫn cho người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt khi nhu cầu về sản phẩm chất lượng đang tăng cao.

Sự xuất hiện của Chagee cũng có thể tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cho các thương hiệu hiện tại, khuyến khích các thương hiệu cải tiến dịch vụ và sáng tạo sản phẩm để giữ chân khách hàng.

Chuyên gia dự đoán Chagee không chỉ mang đến sự đa dạng, mà còn có khả năng nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ và trải nghiệm cho toàn ngành trà – cà phê tại Việt Nam.

Dù có tiềm năng là “kẻ thách thức” mới của thị trường Việt Nam, Chagee cũng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn.

“Có nền tảng vững mạnh nhưng Chagee cũng sẽ đối mặt với những thách thức khi tham gia vào thị trường Việt Nam, nơi đã có nhiều đối thủ nội địa và quốc tế cùng văn hóa trà – cà phê đặc biệt”, ông Thanh đánh giá.

Vị chuyên gia cho hay việc hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng Việt và đáp ứng nhu cầu này là điều quan trọng để Chagee có thể thành công và phát triển bền vững.

“Chông gai” của Chagee

Dù chưa chính thức hiện diện tại thị trường Việt Nam, Chagee đã phải đối mặt với những “chông gai” bước đầu.

Theo đó, trên thị trường hiện có một loạt thương hiệu trà sữa với cách truyền thông và bao bì sản phẩm khiến khách hàng dễ nhầm với chuỗi trà sữa tới từ Trung Quốc.

Một thương hiệu có tên Chacee tự giới thiệu là thương hiệu nổi tiếng đến từ Trung Quốc, có hàng nghìn cửa hàng trên khắp châu Á và đang mở rộng tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền. Chacee sử dụng logo tone màu đỏ – trắng với hình cô gái mặc cổ phục Trung Quốc, tương tự như cô gái hí kịch trên logo của Chagee.

Thương hiệu Chacee đã mở 15 cửa hàng nhượng quyền tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương và hướng tới mục tiêu mở 200 cửa hàng trong tương lai.

Đại diện Chacee cho biết chuỗi có lịch sử 20 năm hoạt động tại Trung Quốc và có dịch vụ nhượng quyền với chi phí ban đầu từ 10 triệu đồng. Khi được hỏi về các clip quảng bá có sử dụng hình ảnh một số thương hiệu khác của Trung Quốc mà không phải là Chacee, người này không giải đáp được câu hỏi.

Một thương hiệu khiến khách hàng hiểu nhầm khác là Chamee đã mở 4 chi nhánh tại TP.HCM. Thương hiệu này cũng từng sử dụng bao bì là chiếc ly giấy có họa tiết hoa văn màu trắng đen được vẽ cầu kỳ, tỉ mỉ – một đặc trưng của thương hiệu Chagee.

Ngoài ra, trên các ứng dụng giao đồ ăn như Shopee Food, Grab… còn xuất hiện thương hiệu Chahee – Trà sữa bá vương với bao bì tương tự Chagee.

Chị Hồng Anh (Hà Nội) cho biết đã đặt trà sữa Chahee vì hiểu nhầm đây là thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc nhưng sau đó rất thất vọng vì chất lượng sản phẩm không như mong đợi.

Với Chagee, dù chưa chính thức hiện tại thị trường Việt Nam, chuỗi đã phải đối mặt với bài toán nhận diện thương hiệu.

Khác với các chuỗi đồ uống ngoại từng gia nhập thị trường Việt Nam như Starbucks, Mixue… việc có nhiều thương hiệu “na ná” đang hoạt động khiến việc định vị thương hiệu, hình ảnh của Chagee với người tiêu dùng khó khăn hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Google bị ép bán trình duyệt web Chrome do lo ngại về độc quyền

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) được cho là sẽ đề nghị tòa án buộc Google phải bán trình duyệt Chrome vì vấn đề độc quyền.

Trích dẫn nguồn tin nội bộ trong chính phủ, Bloomberg cho biết DOJ sắp yêu cầu ông Amit Mehta, thẩm phán Tòa án liên bang ở Washington DC, ra phán quyết buộc Google phải bán mảng trình duyệt web. Mehta từng kết luận Google độc quyền thị trường tìm kiếm một cách bất hợp pháp hồi tháng 8.

Cũng theo nguồn tin, DOJ sẽ yêu cầu thẩm phán xem xét các mảng liên quan đến AI và hệ điều hành Android của Google, nhưng chưa rõ chúng có bị yêu cầu chia tách hay không.

DOJ từ chối bình luận. Lee-Anne Mulholland, Phó chủ tịch phụ trách pháp lý của Google, nói DOJ “đang thúc đẩy một chương trình nghị sự vượt xa các vấn đề pháp lý” và hành động này sẽ gây hại cho người tiêu dùng.

Trước đó, trong đơn gửi lên tòa án ngày 8/10, DOJ muốn chia nhỏ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Google, như tách dịch vụ tìm kiếm khỏi Android, Chrome và cửa hàng ứng dụng Google Play. “Điều này ngăn Google sử dụng các sản phẩm như Chrome, Play Store và Android để ưu ái cho dịch vụ tìm kiếm và các sản phẩm liên quan của mình, gồm cả những tính năng tìm kiếm mới như AI”, Bộ Tư pháp Mỹ nêu trong tài liệu.

Theo Reuters, động thái mới của DOJ là một trong những nỗ lực mạnh mẽ nhất của chính quyền Biden nhằm hạn chế tình trạng độc quyền của Big Tech. Mọi thứ có thể sẽ thêm căng thẳng sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống.

Hai tháng trước cuộc bầu cử, ông Trump tuyên bố sẽ truy tố Google vì “thiên vị” và chống lại ông. Một tháng sau, ông đặt câu hỏi liệu việc chia nhỏ công ty có phải là một ý tưởng hay hay không.

Ngày 5/8, Google bị kết án độc quyền công cụ tìm kiếm sau phiên tòa kéo dài 10 tuần tại Washington DC. Bên khởi kiện là DOJ cùng hàng chục tổng chưởng lý ở các bang từ năm 2020. Nhóm cáo buộc Alphabet, công ty mẹ Google, chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để công cụ tìm kiếm của mình được “đặt mặc định trái phép” trên toàn cầu. Google sau đó kháng cáo, với phiên xét xử dự kiến vào tháng 8/2025.

Giới phân tích dự đoán khả năng Alphabet sẽ phải chia tách công ty sau phán quyết. “Việc tách bạch kinh doanh tìm kiếm sẽ cắt Alphabet khỏi nguồn doanh thu lớn nhất đang có. Việc mất khả năng ký kết thỏa thuận mặc định độc quyền cũng có thể gây tổn hại cho họ”, nhà phân tích Evelyn Mitchell-Wolf của Emarketer nói với Reuters.

Theo CNN, nếu việc chia tách xảy ra, đây sẽ là phán quyết chống độc quyền lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ kể từ cuộc đối đầu giữa chính phủ Mỹ và Microsoft cuối thiên niên kỷ trước. Dù kết quả cuối cùng thế nào, nó có thể tạo ra tiền lệ nhằm vào các tập đoàn công nghệ tương tự.

Chrome hiện chiếm khoảng 65% thị phần trình duyệt web internet toàn cầu.

Hơn 5 triệu tài xế đang giúp Grab xây dựng đế chế riêng

5 triệu tài xế đang giúp Grab xây dựng đế chế kinh doanh riêng, từ mảng gọi xe đến bản đồ và hơn thế nữa.

Các con hẻm ở Jakarta nhỏ hẹp và quanh co, có nơi chỉ rộng khoảng một mét, vừa đủ để xe máy đi qua. Người giao hàng phải lách qua những giá phơi đồ, chú ý trẻ em chơi trên đường và tìm số nhà lộn xộn để giao hàng đúng giờ.

Tại Đông Nam Á, tài xế của Grab cũng thường xuyên phải vượt qua những con hẻm và con đường tương tự. Khi địa chỉ không được định vị chính xác trên bản đồ, việc tìm kiếm có thể gây chậm trễ, khiến khách hàng khó chịu và làm tăng nguy cơ hủy đơn hàng.

Vì thế, độ chính xác của bản đồ Grab trở thành yếu tố rất quan trọng. Bản đồ này được công ty xây dựng nhờ đóng góp từ tài xế và các đối tác ở 8 thị trường trong khu vực, theo Rest of World.

“Đường phố ở đây rất phức tạp và khó đoán”, cô Harsiniawati – một tài xế giao hàng Grab ở Jakarta, chia sẻ. “Có những con đường thậm chí không có trên bản đồ”.

Trước đây, Grab cũng như nhiều công ty khác, dựa vào các nền tảng bản đồ của bên thứ ba như Google Maps hay Here. Tuy nhiên, khi mở rộng quy mô, Grab nhận được nhiều phản hồi từ tài xế về việc khó tìm địa điểm.

Ông Sriram Iyer, Giám đốc sản phẩm tại Grab, cho biết: “Chúng tôi từng yêu cầu những chỉnh sửa đơn giản như cập nhật vị trí của một cửa hàng đã chuyển địa điểm, nhưng những thay đổi đó mất nhiều tháng mới được xử lý”.

Grab nhận ra rằng ở những khu vực có tốc độ thay đổi nhanh, các nhà cung cấp bản đồ hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, công ty đã nhờ đến sự giúp đỡ của 5 triệu tài xế trong mạng lưới.

Tài xế được trả thêm khi tham gia vẽ bản đồ. Những bản đồ do tài xế đóng góp chính xác hơn, cập nhật nhanh hơn và ghi lại được cả các địa danh quen thuộc theo cách gọi địa phương.

GrabMaps được phát triển từ năm 2017 như một công cụ nội bộ và trở thành công cụ định vị chính của ứng dụng vào năm 2022. Hiện nay, dữ liệu của GrabMaps bao gồm hơn 65 triệu địa chỉ và điểm đến, từ nhà hàng, hiệu thuốc, trường học, trạm xăng, máy ATM đến các điểm du lịch. Grab đã hoàn thiện khoảng 80% số điểm cần thiết.

Ban đầu, tài xế sử dụng các loại camera có sẵn để chụp ảnh. Sau đó, Grab thử nghiệm nhiều loại camera khác nhau, bao gồm GoPro, nhưng cuối cùng tự phát triển loại camera riêng để cải thiện chất lượng hình ảnh. Điều này giúp Grab kiểm soát hoàn toàn dữ liệu và sử dụng hiệu quả hơn trong hệ thống của mình. “Đây là khoản đầu tư mang lại sự tự chủ rất lớn”, ông Iyer nói.

Dữ liệu từ tài xế, người dùng và các đối tác tại hơn 500 thành phố Đông Nam Á đã bổ sung hơn 800.000 km đường còn thiếu vào OpenStreetMap.

Mỗi quý, tài xế Grab đóng góp khoảng 500.000 thông tin mới vào bản đồ. Dữ liệu được cập nhật hàng ngày, bao gồm các thay đổi về đường đi, địa chỉ và các cập nhật khác. Bản đồ chính xác hơn giúp tài xế rút ngắn mỗi chuyến đi khoảng 90 giây, nhờ đó họ nhận thêm được nhiều đơn hàng hơn.

Theo các chuyên gia, thị trường bản đồ số Đông Nam Á có thể đạt giá trị 43 tỷ USD vào năm 2030. GrabMaps tập trung vào tính địa phương, khác biệt với Google Maps và Here, vốn ưu tiên các tuyến đường lớn dành cho ô tô.

Ông Mohit Sharma, chuyên gia phân tích tại Counterpoint, nhận xét: “Google và Here chỉ tập trung vào các con đường lớn hoặc khu dân cư, không phải các con hẻm nhỏ. Đông Nam Á không phải thị trường chính của họ. Họ chú trọng các khu vực lớn như Mỹ và châu Âu”.

Grab không phải công ty duy nhất tự phát triển bản đồ. Ở Trung Quốc, Amap của Alibaba và Baidu Maps rất phổ biến. Baidu Maps thậm chí còn phục vụ Tesla và Huawei. Tại Ấn Độ, nền tảng gọi xe Ola đã ngừng sử dụng Google Maps, chuyển sang Ola Maps do chính mình phát triển dựa trên OpenStreetMap. Công ty gọi xe Bolt gần đây cũng bắt đầu sử dụng dữ liệu thời gian thực của TomTom để tính toán tuyến đường nhanh nhất.

“Nhu cầu hiện nay là có một công cụ địa phương hơn, cụ thể hơn và giá hợp lý hơn”, ông Iyer nhận định.

Trọng tâm của GrabMaps là KartaCam, một loại camera do Grab tự thiết kế. Phiên bản mới nhất, ra mắt năm 2024, có thể gắn trực tiếp trên xe máy của tài xế, không cần phương tiện đặc biệt để lập bản đồ. Camera này có khả năng ghi lại chi tiết các vạch kẻ đường, số nhà, tên cửa hàng và giờ mở cửa.

Grab cũng vừa giới thiệu KartaDashcam, một camera cho ô tô gắn trên gương chiếu hậu để ghi lại tình trạng đường phố theo thời gian thực. Hiện có khoảng 500 chiếc KartaCam đang được sử dụng, và Grab có kế hoạch triển khai hàng chục nghìn chiếc trong tương lai.

Ngoài các công nghệ camera, Grab cải thiện độ chính xác của bản đồ nhờ các chuyến đi thực tế và các đơn giao hàng đòi hỏi thông tin địa điểm chính xác. Theo ông Jianggan Li, CEO Momentum Works, điều này mang lại giá trị đặc biệt lớn cho các khách hàng doanh nghiệp.

GrabMaps hiện xử lý hơn 800 tỷ yêu cầu API mỗi tháng cho các dịch vụ như chỉ đường, điều hướng và tìm kiếm địa điểm. Năm ngoái, GrabMaps trở thành nhà cung cấp dữ liệu cho Bing và Amazon Location Service tại Đông Nam Á.

Vào tháng 10, công ty Loqate chuyên xác minh địa chỉ cho biết sẽ sử dụng GrabMaps để cung cấp dịch vụ xác minh địa chỉ “chính xác và mang tính địa phương hơn” cho các khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Sự phát triển của thương mại điện tử, xe điện và công nghệ hỗ trợ lái xe tại Đông Nam Á mở ra cơ hội cho GrabMaps cung cấp các giải pháp như định tuyến, quản lý mạng lưới sạc và kiểm tra tình trạng hoạt động của trạm sạc. Theo Counterpoint Research, khả năng của KartaCam trong việc phát hiện ổ gà cũng khiến GrabMaps trở thành công cụ hữu ích cho các cơ quan chính phủ.

Grab sử dụng các mô hình học máy riêng cho từng quốc gia để lấp đầy các khoảng trống dữ liệu bản đồ. Công ty còn dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để lọc và cải thiện chất lượng hình ảnh. Quan hệ đối tác với OpenAI sẽ giúp tự động hóa quy trình, nâng cao khả năng trích xuất dữ liệu từ hình ảnh và đẩy nhanh tốc độ cập nhật thông tin.

Dù có công nghệ tiên tiến, việc xây dựng bản đồ cần nhiều vốn đầu tư, và Grab phải cạnh tranh với các công ty bản đồ lớn hơn.

Theo ông Mohit Sharma, GrabMaps khó đạt được thành công như Amap hay Baidu tại Trung Quốc, nơi thị trường được quản lý chặt chẽ và ưu tiên các công ty nội địa. “Đông Nam Á là một thị trường mở. Để đạt độ chính xác và phù hợp với địa phương, Grab sẽ cần nhiều thời gian và đầu tư lớn”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Người thu nhập trên 30 triệu mỗi tháng không cần khuyến mãi để chốt đơn

Theo báo cáo “Dự báo xu hướng tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử (ecommerce) Việt Nam giai đoạn 2025-2028” của công ty nghiên cứu YouNet ECI và YouNet Media, sự xuất hiện của TikTok Shop từ giữa năm 2023 cùng sự phát triển của xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) đang làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm và mức chi cho TMĐT của người tiêu dùng.

Những yếu tố này có khả năng làm tăng dự báo tăng trưởng thị trường TMĐT Việt Nam lên mức tối đa 35% CAGR (tăng trưởng kép hàng năm) giai đoạn 2024-2028, tích cực hơn mọi dự báo trước đây.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt gần 50 tỷ USD

Cụ thể, YouNet ECI và YouNet Media dự báo tổng giá trị giao dịch TMĐT tại Việt Nam có tiềm năng đạt mốc 49,9 tỷ USD vào năm 2028 nếu thị trường nắm chắc những cơ hội tăng trưởng đang xuất hiện.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI cho biết cơ sở cho dự báo tích cực này là 3 cơ hội tăng trưởng rõ rệt của ngành. Một là thu nhập của người dân Việt Nam gia tăng dẫn đến chi tiêu cho TMĐT tăng theo trong 5 năm tới. Hai là xu hướng mua sắm kết hợp giải trí kích thích tiêu dùng. Cuối cùng là sự chuyển dịch đáng kể của những ngành hàng giá trị cao từ kênh offline lên TMĐT.

Theo khảo sát, gần 63% người tiêu dùng số chốt đơn trên các sàn TMĐT ít nhất một lần mỗi tuần.

Khi phân tích nhóm người tiêu dùng này theo chiều thu nhập, nghiên cứu nhận thấy có tỷ lệ thuận rõ rệt giữa mức thu nhập với tần suất mua sắm trực tuyến và kích thước giỏ hàng của người tiêu dùng.

Đặc biệt, ở mức thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên, người tiêu dùng Việt Nam mua sắm gần như không phụ thuộc vào các chương trình khuyến mãi của sàn mà có thể mua bất cứ khi nào có nhu cầu.

Xét theo độ tuổi, nhóm mua sắm hàng tuần có 53,4% thuộc gen Z và 46,6% là Millennials hay gen Y (thế hệ sinh năm 1981-1995). Thu nhập khác nhau dẫn đến sự khác biệt rõ rệt giữa 2 thế hệ này về tần suất mua sắm, mức chi tiêu, danh mục sản phẩm yêu thích và cách ra quyết định khi mua sắm trực tuyến.

Phong cách mua sắm khác nhau của gen Z và Millennials

Gen Z, đại diện cho thời đại kỷ nguyên số, là nhóm dẫn đầu trong việc tạo ra và thích nghi với các xu hướng mới. Báo cáo cho thấy 51% gen Z bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trên mạng xã hội khi chọn mua sản phẩm mới.

Các sản phẩm họ thường mua sắm trên TMĐT chủ yếu thuộc danh mục thời trang, sắc đẹp và chăm sóc cá nhân, thể hiện sự quan tâm đến việc chăm sóc bản thân và tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với lối sống hiện đại.

Kết quả nghiên cứu cho biết giá trị giỏ hàng trung bình của nhóm khách hàng gen Z cho 3 ngành hàng này tới năm 2028 có thể tăng gấp 2,3 lần so với 2023, đạt 28,8 USD/giỏ hàng. Khi đó, tổng chi tiêu của gen Z trên TMĐT sẽ tăng từ 4 tỷ USD của năm 2023 lên 20,3 tỷ USD vào năm 2028.

Hiện nay, khoảng 55% gen Z thường xuyên tham khảo đánh giá từ các micro-influencers (người có 10.000-100.000 người theo dõi) có phong cách tương đồng với họ trước khi đưa ra quyết định mua hàng trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp.

Để tiếp cận hiệu quả đối tượng gen Z, công ty nghiên cứu này khuyến nghị các doanh nghiệp hợp tác với influencer để tổ chức các buổi livestream tương tác trực tiếp, cung cấp ưu đãi độc quyền nhằm tạo trải nghiệm hấp dẫn. Việc hợp tác với micro-influencers có lối sống phù hợp cũng là một cách tiếp cận tiềm năng để thu hút và kết nối với khách hàng gen Z.

Đối với nhóm khách hàng Millennials, nhóm này có tần suất mua sắm trực tuyến nhiều hơn gen Z, khoảng 1-3 lần/tuần. Giá trị trung bình mỗi đơn hàng cũng lên đến 125 USD. Ngoài các sản phẩm chăm sóc cá nhân như thời trang và làm đẹp, Millennials còn chi nhiều cho các sản phẩm điện gia dụng và điện tử tiêu dùng.

Với nhu cầu khác biệt, Millennials cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về dịch vụ và độ tin cậy. Top 3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua sắm của nhóm khách hàng là chính sách hoàn trả và bảo hành rõ ràng; phương thức thanh toán thuận tiện; và khả năng thỏa thuận thời gian giao hàng với người bán. Trong khi đó, giá cả và mã khuyến mãi chỉ đứng ở vị trí thứ 5 và 10.

Không giống gen Z, khách hàng Millennials thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, kể cả trong các livestream với nhiều ưu đãi.

Do dó, trải nghiệm trước khi mua hàng suôn sẻ với chính sách hoàn trả rõ ràng, phương thức thanh toán tiện lợi và tùy chọn giao hàng linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng đúng mong đợi và thúc đẩy ý định mua hàng của nhóm khách hàng Millennials.

Bên cạnh đó, khoảng 82% người tiêu dùng Millennials coi trọng lối sống cân bằng. Với nhóm này, đơn vị nghiên cứu khuyến nghị các thương hiệu thể thao và công nghệ giải trí cao cấp nên xây dựng các cộng đồng trực tuyến theo sở thích chung hoặc tăng tài trợ cho các cộng đồng, giải thi đấu.

Đồng thời, các giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu sống tiện nghi cho gia đình sẽ được nhóm Millennials đầu tư hơn trên kênh online, ví dụ như thiết bị gia dụng, đồ điện tử tiêu dùng.

Nếu đáp ứng được những nhu cầu đa dạng này của khách hàng Millennials, TMĐT Việt Nam có thể mở rộng tổng chi tiêu của nhóm khách hàng này từ mức 6,9 tỷ USD trong năm 2023 lên đến 29,7 tỷ USD vào năm 2028.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Giá trị công ty mẹ của TikTok cao hơn vốn hóa của Alibaba hay Coca-Cola

Giá trị vốn hoá thị trường của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đạt 300 tỷ USD, cao hơn vốn hóa của Alibaba hay Coca-Cola.

Đây là con số do ByteDance tự định giá trong lần tiếp cận các nhà đầu tư gần đây để chào mua lại cổ phiếu. Theo đó, công ty đưa ra lời mời 180,70 USD mỗi cổ phiếu, tăng 12% so với mức 160 USD trong chương trình mua lại trị giá khoảng 5 tỷ hồi tháng 12/2023. Khi ấy, định giá công ty ở mức 268 tỷ USD.

Đây là chương trình mua lại cổ phiếu lần thứ ba dành cho các nhà đầu tư của ByteDance kể từ 2022. Công ty công nghệ Trung Quốc này chưa có kế hoạch IPO và chương trình mua lại cổ phiếu là một cách để cung cấp tính thanh khoản cho họ.

So với vốn hóa thị trường (market value) một số tập đoàn công nghệ đã lên sàn của Trung Quốc đến hết phiên 15/11 thì mức tự định giá 300 tỷ USD của ByteDance cao hơn Alibaba (221 tỷ USD) và thấp hơn Tencent (483,6 tỷ USD). So với vài công ty Mỹ thì cao hơn T-Mobile (273 tỷ USD) và gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola (266 tỷ USD).

Doanh thu toàn cầu của ByteDance tăng 30% vào năm ngoái, đạt 110 tỷ USD. Ứớc tính nền tảng này có 2 tỷ tài khoản đăng ký và một tỷ tài khoản hoạt động thường xuyên hàng tháng. Mỹ là thị trường có nhiều người dùng hàng đầu, với khoảng 150 triệu tính đến tháng 4/2024, theo nền tảng dữ liệu ECDB (Hong Kong).

Tham gia thương mại điện tử, quy mô giao dịch (GMV) của TikTok Shop tại Mỹ năm nay ước khoảng 50 tỷ USD, tăng 150% so với 2023, cao hơn Temu (29,3 tỷ USD) và thấp hơn Amazon (757 tỷ USD), AliExpress (61,2 tỷ USD).

Tuy nhiên, ByteDance đang trong cuộc chiến pháp lý tại thị trường này. Đạo luật được ký bởi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 yêu cầu ByteDance bán lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ nếu không sẽ bị cấm kể từ ngày 19/1.

TikTok và ByteDance đã đệ đơn kiện đạo luật này vào tháng 5 và hiện được xem xét bởi một hội đồng ba thẩm phán tại Tòa phúc thẩm D.C (Tòa Phúc thẩm Liên bang Đặc khu Columbia, một trong 13 tòa phúc thẩm liên bang của Mỹ).

Số phận của TikTok tại Mỹ đang khó đoán khi Tổng thống đắc cử Donald Trump – chính trị gia có 14,5 triệu người theo dõi trên nền tảng này – trong chiến dịch tranh cử đã tuyên bố sẽ không cấm TikTok. Tuy nhiên, cách thức để ông thực hiện lời hứa dự báo không dễ dàng.

Nguồn tin của Reuters cho hay ByteDance đã lên kế hoạch thực hiện chương trình mua lại cổ phiếu lần này bất kể kết quả trong cuộc chiến pháp lý tại Mỹ ra sao.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Markete

Gã khổng lồ bán lẻ hàng xa xỉ LVMH trẻ hoá đội ngũ điều hành

Trước tình hình kinh doanh chậm lại, Chủ tịch LVMH quyết định trẻ hóa đội ngũ điều hành, đưa con cái lên các vị trí quan trọng hơn.

Ngày 14/11, LVMH công bố loạt thay đổi quan trọng trong ban điều hành. Theo đó, Giám đốc tài chính (CFO) Jean-Jacques Guiony được chuyển sang làm Giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh từ ngày 1/2/2025, thay thế Philippe Schaus, người sẽ rời tập đoàn sau 21 năm gắn bó.

Chủ tịch kiêm CEO Bernard Arnault đồng thời điều động Alexandre Arnault sang làm phó giám đốc bộ phận này. Năm nay 32 tuổi, anh là một trong 5 người con của tỷ phú và đang là phó chủ tịch của Tiffany & Co trụ sở tại Mỹ.

Alexandre Arnault được bổ nhiệm trong bối cảnh ông Donald Trump vừa đắc cử tổng thống. Anh được biết đến như người có mối quan hệ thân thiết với gia đình Trump và đã được mời dùng bữa tối cùng vợ là Geraldine tại dinh thự Mar-a-Lago của Trump vào năm ngoái. “Anh ấy là một thanh niên đầy triển vọng, con trai của một trong những doanh nhân và nhà lãnh đạo vĩ đại ở châu Âu và trên thế giới,” Trump đăng trên mạng xã hội X vào tháng 2/2023.

Xu hướng trẻ hóa ban điều hành và củng cố quyền lực các con đã được tỷ phú Bernard Arnault thực hiện gần đây. Đến nay, 4 trong 5 người con của ông đều giữ vị trí quan trọng.

Cụ thể, Delphine Arnault, 49 tuổi, là Chủ tịch Dior, thương hiệu lớn thứ hai của tập đoàn. Antoine Arnault, 47 tuổi, làm Giám đốc hình ảnh và môi trường. Trong khi Frédéric Arnault đang đảm nhiệm ghế CEO bộ phận đồng hồ của LVMH ở tuổi 30, còn Jean Arnault, 26 tuổi, là CEO mảng đồng hồ của Louis Vuitton.

Riêng Alexandre Arnault, 32 tuổi, người mới được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh được cho là có nhiều cơ hội lẫn thách thức. Bởi lẽ, anh phải đồng dẫn dắt bộ phận đang yếu kém nhất tập đoàn.

Chín tháng đầu năm, doanh thu rượu vang và rượu mạnh của LVMH giảm 8%, do sức mua kém đi rõ rệt tại hai thị trường chủ chốt là Mỹ và Trung Quốc. Alexandre am hiểu thị trường Mỹ và quan hệ tốt với Trump nhưng sẽ còn đau đầu với thị trường Trung Quốc, với việc Bắc Kinh áp thuế rượu mạnh từ châu Âu.

Ngoài ra, Alexandre Arnault sẽ chuyển sang quản lý mảng kinh doanh với hoạt động rộng lớn, từ vườn nho đến nhà máy chưng cất, cùng lực lượng lao động lớn và có công đoàn, đòi hỏi kỹ năng quản lý trực tiếp nhiều hơn các vị trí CEO thương hiệu thời trang, đồng hồ mà các anh, em đang đảm nhiệm.

Cùng với thay đổi nhân sự mảng kinh doanh rượu, LVHM cũng xác nhận sự ra đi của Chantal Gaemperlé, Giám đốc nhân sự trong 17 năm qua. Theo La Lettre vào ngày 7/11, Gaemperlé bị đình chỉ chức vụ với lý do liên quan đến cuộc điều tra nội bộ về việc tích lũy “các lợi ích hiện vật” từ các công ty con. Maud Alvarez-Pereyre, hiện là Giám đốc tài năng và chuyển đổi, sẽ thay thế vị trí của Gaemperlé.

Những thay đổi này được công bố chỉ vài tuần sau khi Chris de Lapuente, thành viên ban điều hành và CEO bộ phận phân phối chọn lọc – gồm Sephora, Le Bon Marché và các hoạt động bán hàng miễn thuế, tuyên bố nghỉ hưu. Trước đó, vào tháng 3, vị trí Phó tổng giám đốc LVMH cũng được trẻ hóa, với Stéphane Bianchi, 59 tuổi, thay thế cho Antonio Belloni đã 70 tuổi.

Cuộc cải tổ sâu rộng ban điều hành của tập đoàn đang sở hữu 70 thương hiệu xa xỉ diễn ra trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm. Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu hiện có quy mô 386 tỷ USD và dự báo sẽ giảm doanh số 2% năm nay, theo công ty tư vấn Bain & Company. Nguyên nhân do giá cả tăng và bất ổn kinh tế đã thu hẹp tệp khách hàng, từ 400 triệu người xuống còn 350 triệu.

Bain ước tính doanh số tại Trung Quốc sẽ giảm từ 20-22%, đã tính đến biến động tỷ giá. Đây là một cú sốc với các thương hiệu xa xỉ sau nhiều năm ăn nên làm ra ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhờ tầng lớp thượng lưu và trung lưu phát triển.

“Đây là lần đầu tiên ngành hàng xa xỉ suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009, ngoại trừ thời kỳ đại dịch,” Federica Levato, chuyên gia của Bain cho biết. Giới đầu tư lo ngại suy thoái còn kéo dài và nghiêm trọng hơn dự đoán. Đầu năm đến kết phiên 15/11, cổ phiếu LVMH đã giảm gần 19%.

Doanh thu quý III của LVMH giảm 3%, lần đầu tiên đi xuống kể từ đại dịch, đạt 20,8 tỷ USD. Doanh số mảng thời trang và đồ da với các thương hiệu chủ lực như Louis Vuitton và Dior, giảm 5%, trái ngược dự báo tăng trưởng 4%. Đây là lần đầu tiên mảng này giảm kể từ năm 2020.

Về thị trường, doanh thu tại châu Á (không bao gồm Nhật Bản) giảm 16%, tệ hơn so với mức giảm 14% trong quý II, do sức mua ở Trung Quốc tiếp tục chịu tác động từ khủng hoảng bất động sản. Theo LVMH, niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch.

Cũng hôm 15/11, DFS Group, nhà bán lẻ thuộc sở hữu của LVMH, thông báo sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại tòa nhà lịch sử Fondaco dei Tedeschi ở Venice (Italy), dẫn đến hơn 220 nhân viên bị sa thải. 5 năm qua, cửa hàng này đã lỗ 105,36 triệu USD do Covid và khách châu Á giảm.

“Quyết định khó khăn này là một phần của tái cơ cấu toàn cầu, được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế rất thách thức và triển vọng không khả quan mà DFS và ngành bán lẻ du lịch đang phải đối mặt trên toàn thế giới, đặc biệt là kết quả kinh doanh kém khả quan của cửa hàng tại Venice”, DFS cho biết trong một tuyên bố. Một cửa hàng khác của công ty nằm gần cầu Rialto nổi tiếng sẽ hết hợp đồng thuê mặt bằng vào tháng 9/2025 cũng sẽ không được gia hạn.

Theo Bain, ngành hàng xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng từ 0% đến 4% vào 2025, hỗ trợ bởi doanh số ở châu Âu và châu Mỹ, trong khi Trung Quốc hy vọng có thể phục hồi nửa cuối năm sau. Chuyên gia Levatocho rằng chiến thắng của ông Trump và khả năng cắt thuế có thể khuyến khích người Mỹ chi tiêu nhiều hơn.

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của thị trường còn phụ thuộc vào chiến lược mà các thương hiệu lựa chọn, bao gồm cả chiến lược giá. Một tín hiệu cho thấy giá cao đang kìm hãm người tiêu dùng là kênh outlet (hàng hiệu chính hãng nhưng giảm giá do qua mùa, tồn kho hoặc có lỗi nhỏ) đang vượt trội hơn nhờ xu hướng tìm sản phẩm giá rẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Thương hiệu bán lẻ thời trang Lep’ đóng cửa toàn bộ hệ thống

Sau 8 năm hoạt động, chuỗi cửa hàng quần áo thời trang Lep’ thông báo đóng cửa toàn bộ hệ thống. Trên Facebook, nhà sáng lập Nguyễn Ngọc Trâm gửi tâm thư, cho biết bản thân cô “sức cùng lực kiệt”, không còn theo kịp thị trường đang thay đổi chóng mặt hàng ngày.

Cô chia sẻ, có những giai đoạn phải quản lý tới 200 – 300 con người khiến Ngọc Trâm từ “một cô gái mộng mơ dễ thương trở thành một người phụ nữ cau có và cạn kiệt năng lượng”. Do đó, dừng Lep’ cũng là cơ hội cho cô “nghỉ ngơi, để tìm lại bản thân mình, bắt đầu những hành trình mới của một người phụ nữ trưởng thành”.

Trâm nói đây chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Bởi “Lep’ giống như một giấc mộng thanh xuân của cô gái 24 tuổi ngày đó, đầy mộng mơ, trong sáng, nhiều nhiệt huyết và đam mê”.

Nhà sáng lập cho biết khoảng thời gian khởi nghiệp với Lep’ đã cho cô nhiều những trải nghiệm mới, mở ra nhiều cơ hội và sự tự tin vào bản thân.

“8 năm cũng có nhiều những giọt nước mắt, những đêm thức trắng, những sự thất bại, sợ hãi, hoang mang, nhiều những bài học khắc cốt ghi tâm. Hành trình có lúc hay, có lúc dở, cũng giống như tuổi trẻ nhiều màu sắc nhiều thất bại mà cũng lắm niềm vui.

Trải qua gần 8 năm hoạt động với đủ mọi thăng trầm, cô gái ấy giờ là người phụ nữ ngoài 30 với 2 em bé nhỏ cần lo toan”, Ngọc Trâm viết trên kênh Facebook.

Ngọc Trâm sinh năm 1993, tốt nghiệp đại học Ngoại Thương. Cô khởi nghiệp Lep’ từ năm 2017. Trong giai đoạn phát triển nhất, có thời điểm hãng thời trang này sở hữu 17 chi nhánh trên toàn quốc.

Có thể nói việc dừng hệ thống Lep’ như chia sẻ là nguyên nhân cá nhân từ người sáng lập, không liên quan đến bối cảnh thị trường. Bởi thực tế, thời gian qua các thương hiệu quần áo may đo của Việt Nam đang ngày được cộng đồng thời trang quốc tế chú ý.

Chẳng hạn, khi Jennie, thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink đăng ảnh về bộ sưu tập kính mắt mới, người hâm mộ của cô đã nhanh chóng để ý đến chiếc váy ngắn màu xám cô mặc. Họ đã truy tìm ra chiếc váy ren này đến từ thương hiệu L Seoul tại Việt Nam và gần như đã ồ ạt đổ bộ vào website của thương hiệu này để đặt hàng khiến nó bị tê liệt.

Trên mạng xã hội với hashtag như #Vietnamfashion, #Vietnamesefashion trên InstagramTikTok thu hút hàng chục nghìn bài đăng ủng hộ và hàng triệu lượt thích.

Sự chú ý từ những người nổi tiếng đã mở đường cho các thương hiệu Việt Nam như Fanci Club, La Lune, Bupbes và L Seoul. Những thiết kế sang trọng, giá cả phải chăng của họ đã được các hot girl trẻ tuổi như Bella Hadid, Doja Cat và Olivia Rodrigo, cũng như các nhóm nhạc K-pop Blackpink và Aespa yêu thích.

Thậm chí thời trang may đo Việt Nam còn được đánh giá là sẽ “sống tốt” trước cơn bão hàng giá rẻ từ các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein.

Trả lời phỏng vấn tờ Rest of World, một sinh viên ngành thời trang tại California cho biết cô đã ngừng mua sắm tại Zara và H&M từ hai năm nay vì những chiếc áo 50 USD bằng polyester của họ “không còn đáng tiền nữa”. Những lựa chọn thay thế rẻ hơn nhiều từ Temu và Shein thậm chí còn tệ hơn, chỉ trụ được qua hai lần giặt.

Sau đó, cô nhanh chóng chìm đắm vào thế giới các thương hiệu thời trang Việt Nam trên mạng xã hội. Theo người tiêu dùng trẻ này, một số thương hiệu Việt Nam nhỏ sử dụng các loại vải tự nhiên như cotton và linen, có độ bền cao hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường và có giá cả hợp lý.

Về Lep’, chuỗi này cho biết để kết thúc hành trình 8 năm, họ sẽ triển khai chương trình đồng giá tại toàn bộ các cửa hàng và online, sàn thương mại điện tử với mức giá từ 199.000 đồng tới 499.000 đồng. Đồng thời khuyến cáo khách hàng dùng hết điểm tích luỹ trong tháng 11 – trước thời điểm đóng cửa hoàn toàn vào ngày 30/11.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Top các doanh nghiệp bị phạt nặng nhất thế giới năm 2024

Năm 2024 chứng kiến sự quyết liệt trong công tác xử lý doanh nghiệp vi phạm tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ…

Đồ thị thông tin dưới đây gồm các vụ doanh nghiệp bị phạt nặng nhất kể từ đầu năm đến nay. Đây là các công ty đến từ nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng cho tới sản xuất động cơ.

Vụ phạt nặng nhất là với ngân hàng TD Bank của Canada với mức phạt kỷ lục 3 tỷ USD vì vi phạm Đạo luật bảo mật ngân hàng và rửa tiền của Mỹ. Trong đó, 1,3 tỷ USD được nộp cho Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (FinCEN) của Bộ Tài chính Mỹ.

TD Bank thừa nhận đã để cho 3 mạng lưới rửa tiền chuyển tổng cộng hơn 670 triệu USD qua hệ thống của mình trong vòng 6 năm. Ngoài phạt tiền, ngân hàng này cũng sẽ chịu sự giám sát trong vòng 3 năm và quản chế trong 5 năm.

Án phạt năng tiếp theo sau TD Bank là với nhà sản xuất động cơ diesel Mỹ Cummins. Tương tự như vụ bê bối Dieselgate của Volkswagen trước đây, Cummins bị buộc tội lắp đặt vào động cơ các phần mềm qua mặt hệ thống kiểm soát khí thải. Công ty này bị phạt 1,675 tỷ USD – án phạt dân sự lớn nhất trong lịch sử Đạo luật không khí sạch của Mỹ. Ngoài ra, Cummins cũng phải chi khoảng 330 triệu USD để thu hồi sản phẩm.

Vị trí thứ ba thuộc về án phạt của Apple với 2 tỷ USD tại Liên minh châu Âu (EU) vì vi phạm quy định về cạnh tranh. Nhà sản xuất iPhone bị buộc tội hạn chế thông báo cho người dùng về các lựa chọn thay thế có chi phí rẻ hơn so với nền tảng phát nhạc trực tuyến Apple Music.

Án phạt được đưa ra sau khi nền tảng phát nhạc trực tuyến Spotify khiếu nại rằng họ và các nền tảng tương tự phải trả phí 30% cho các giao dịch được thực hiện qua hệ thống thanh toán của Apple. Khoản phí này không áp dụng cho các dịch vụ âm nhạc do Apple phát triển. Cơ quan điều tra xác định rằng người dùng tại châu Âu “không được quyền tự do lựa chọn về địa điểm, cách thức và mức giá để mua gói đăng ký của các nền tảng phát nhạc trực tuyến” trên hệ điều hành của Apple.

Trong khi đó, công ty thương mại Gunvor của Thụy Sỹ bị các nhà chức trách Mỹ và Thụy Sỹ phạt tổng cộng 661 triệu USD vì hối lộ các quan chức cấp cao Ecuador để giành được hợp đồng dầu khí.

Doanh thu của công ty mẹ TikTok và Facebook xấp xỉ bằng nhau

Tổng doanh thu của ByteDance – công ty mẹ TikTok đã đạt khoảng 73 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, ngang ngửa con số 75,5 tỷ USD của Meta, bất chấp nguy cơ TikTok bị cấm tại Mỹ.

Theo The Information, tổng doanh thu trong nửa đầu năm nay của ByteDance đã tăng hơn 35% lên khoảng 73 tỷ USD, dần tiệm cận mức doanh thu 75,5 tỷ USD của Meta. Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của ByteDance cho thấy công ty có thể đạt mức doanh thu ngang bằng với Meta trong vài năm tới.

Tuy nhiên, định giá của ByteDance trên các thị trường thứ cấp chỉ ở mức 230 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 1,4 nghìn tỷ USD của Meta. Điều này phản ánh các thách thức pháp lý mà ByteDance phải đối mặt tại cả Trung Quốc và Mỹ, ảnh hưởng đến kế hoạch IPO và khiến một số nhà đầu tư bán bớt cổ phần.

Thực tế, TikTok đang bị yêu cầu cắt đứt quan hệ với ByteDance và tìm một công ty mẹ khác tại Mỹ, hoặc phải đối mặt với lệnh cấm ở thị trường này. Chính sách có hiệu lực vào ngày 19/1/2025, một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump. Tòa án Tối cao Mỹ cũng có thể sớm xem xét kháng cáo của TikTok.

Bất chấp các thách thức pháp lý và nguy cơ bị cấm tại Mỹ như vậy, TikTok vẫn đóng góp đáng kể vào khoản doanh thu quốc tế (ngoài Trung Quốc) trị giá 17 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024 của ByteDance. Con số này tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, 23% tổng doanh thu của ByteDance đến từ các thị trường ngoài Trung Quốc, tăng từ mức 19% vào nửa đầu năm 2023. Điều này cho thấy tầm quan trọng của TikTok đối với công ty mẹ, đặc biệt trong bối cảnh các ứng dụng tại Trung Quốc như Douyin và Toutiao đang đối mặt với nhu cầu quảng cáo giảm do nền kinh tế suy yếu.

Hiện tại, thị trường video ngắn chủ yếu do TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts chi phối. Điều này khiến các nhà quảng cáo có ít lựa chọn thay thế nếu TikTok bị loại khỏi cuộc chơi.

Các thương hiệu đang phân bổ ngân sách quảng cáo cho Instagram Reels và YouTube Shorts để giảm sự phụ thuộc vào TikTok. Tuy nhiên, mức độ tương tác, hiệu quả quảng cáo và khả năng tiếp cận của TikTok khiến các nhà quảng cáo khó từ bỏ nền tảng này nếu không có lý do thuyết phục.

Thậm chí, hai chiến dịch tranh cử trong đợt bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua cũng tận dụng TikTok để tiếp cận cử tri trẻ.

quảng cáo vẫn là nguồn thu chính, TikTok đang mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử thông qua các sáng kiến như TikTok Shop và livestream, bao gồm các buổi livestream mà trong đó người hâm mộ có thể mua quà tặng ảo. Những động thái này giúp TikTok duy trì tính cạnh tranh tại Mỹ dù phải đối mặt với sự giám sát pháp lý.

ByteDance cũng đang đầu tư mạnh vào TikTok, đặc biệt là trong thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, các khoản đầu tư này đã làm giảm biên lợi nhuận hoạt động của công ty từ 30% xuống còn 25%.

Cách đây vài ngày, tờ The Washington Post đưa tin rằng chính quyền ông Trump dự kiến cố gắng ngăn chặn lệnh cấm TikTok sau khi nhậm chức. Dù vậy, theo ABC News, nỗ lực bãi bỏ sẽ mang lại rủi ro chính trị cho ông Trump vì nó có thể được coi là hành động hòa giải với Trung Quốc, trái ngược với giọng điệu đối đầu mà ông đã thể hiện trong chiến dịch tranh cử.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tập đoàn Morinaga Milk của Nhật Bản gia nhập thị trường kem Việt Nam

Morinaga Milk đưa ba thương hiệu kem Nhật về Việt Nam từ tháng 11, đánh giá thị trường 100 triệu dân hấp dẫn trong kế hoạch mở rộng thị phần toàn cầu.

Các dòng sản phẩm kem đầu tiên mà Morinaga Milk giới thiệu gồm Pino, Parm (chocolate, matcha) và Mow (vanilla, matcha). Đây cũng là ba nhãn kem được ưa chuộng tại Nhật Bản, do chính tập đoàn hơn 100 tuổi sản xuất. Tại Việt Nam, các sản phẩm có mặt độc quyền tại 199 cửa hàng Aeon TP HCM (Aeon, Aeon Citimart, Ministop) với giá bán 32.000-35.000 đồng.

Nói về lý do gia nhập thị trường kem Việt, Morinaga Milk phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế và cho rằng thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang trên đà phát triển. Văn hóa ẩm thực Việt Nam có xu hướng coi trọng truyền thống, nhưng đang có những dấu hiệu thay đổi dần trong thói quen ăn uống, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. “Chúng tôi tin rằng điều cần thiết ở thị trường thực phẩm Việt Nam là khả năng nắm bắt sự thay đổi và phản ứng linh hoạt”, đại diện hãng cho biết.

Ông bổ sung, khi nền kinh tế phát triển, sẽ có nhiều người ưa chuộng các loại kem cao cấp, chất lượng cao và đó là tiềm năng mà Morinaga Milk đang nhìn thấy. Theo nhà sản xuất, kem được coi như “vua” của các món tráng miệng và được yêu thích bởi mọi lứa tuổi. Ông cũng nhìn thấy thị trường còn nhiều dư địa để phát triển.

Theo báo cáo của Market & Data, quy mô thị trường kem Việt Nam đạt khoảng 210,67 triệu USD (tương đương khoảng 5.200 tỷ) vào năm 2022. Báo cáo ước tính với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 8,53%, quy mô thị trường sẽ lên đến 405,51 triệu USD (tương đương khoảng 10.100 tỷ) vào năm 2030.

Hãng nghiên cứu này đánh giá thị trường Việt Nam sẽ liên tục được mở rộng khi người tiêu dùng gia tăng nhu cầu về các loại kem có hương vị quốc tế, hoặc fusion – kết hợp nhiều hương vị và phong cách ẩm thực. Người tiêu dùng Việt Nam cũng có nhu cầu mạnh mẽ về các loại kem bắt mắt xứng đáng để đăng trên mạng xã hội. “Đây là cơ hội cho các thương hiệu mới”, đại diện Morinaga nói.

Cụ thể về sản phẩm, nhãn kem Pino ra mắt người tiêu dùng Nhật từ năm 1976. Đây là loại kem viên phủ chocolate, dành cho cả người lớn và trẻ em, với tỷ lệ chocolate – kem là 8:2. Theo số liệu từ Tập đoàn Morinaga Milk, chỉ riêng tại Nhật Bản, trong năm 2023, có khoảng 1,3 tỷ viên Pino được xuất xưởng. Con số này đủ để xếp một vòng tròn quanh Trái đất. Pino được đóng gói 6 viên một, với tổng trọng lượng tương đương 60 ml.

Parm là loại kem hướng đến đối tượng là người lớn, trọng lượng 90 ml có lớp phủ mịn và kem bên trong tan chảy cùng lúc. Sản phẩm này có giá trị kinh doanh ước tính cao nhất trong số các loại kem dạng thanh (cây) tại Nhật Bản, với doanh số bán hàng năm 2023 đạt hơn 4 tỷ sản phẩm, theo số liệu của Intage SRI, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024.

Mow là kem ly kết hợp các hương vị, được chế biến bằng phương pháp cấp đông nhanh ở nhiệt độ thấp. Mow hương vị vani đã được trao giải cao nhất – “Ba sao” trong Giải thưởng Hương vị Thượng hạng (Superior Taste Award) suốt 4 năm liên tiếp do Viện Hương vị Quốc tế (International Taste Institute) đánh giá. Khối lượng kem trong một ly là 140 ml.

Cũng theo đại diện hãng, hương vị matcha của Parm và Mow có đặc trưng độc đáo thể hiện nét Nhật Bản. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của Morinaga Milk tại thị trường kem Việt.

Để đưa những dòng kem sản xuất từ Nhật Bản về Việt Nam vẫn giữ nguyên chất lượng, doanh nghiệp cho biết “đã chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc kiểm tra và đảm bảo môi trường chuỗi cấp lạnh cho sản phẩm kem”. Duy trì và mở rộng kênh phân phối để khách hàng có thể thưởng thức hương vị kem trong điều kiện tương tự chất lượng như ở Nhật Bản được doanh nghiệp nhận định là thách thức lớn nhất với mình khi phát triển lĩnh vực kem ở Việt Nam.

Morinaga Milk bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam với mặt hàng sữa công thức. Kể từ tháng 6/2021, sau khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam thông qua công ty con Morinaga Nutritional Foods Việt Nam (MNFV), doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh tới các sản phẩm sữa chua và thực phẩm bổ dinh dưỡng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Giới thiệu các dòng kem là bước đầu cho chiến lược “mang đến Việt Nam những sản phẩm được yêu thích bởi cả trẻ em và người lớn” của Tập đoàn này. “Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm độc đáo từ Nhật Bản với chất lượng tốt nhất và hướng đến nguồn dinh dưỡng lành mạnh”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Tập đoàn Morinaga Milk thành lập vào năm 1917 tại Nhật Bản, hiện sở hữu một loạt sản phẩm bao gồm sữa, đồ uống, sữa chua, kem và phô mai, cũng như sữa công thức, thực phẩm dạng lỏng dành cho bệnh nhân đang điều trị và bệnh nhân khó nuốt. Morinaga Milk còn sản xuất những nguyên liệu như bifidobacteria (một loại lợi khuẩn đường ruột) và nhiều nguyên liệu khác dùng trong sản xuất thực phẩm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress