Skip to main content

Influencer Marketing và Creator Marketing: chiến lược nào thực sự hiệu quả

10 Tháng Mười, 2023

Trong khi cả Influencer Marketing và Creator Marketing đều là những phương thức làm marketing phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, chiến lược nào mới thực sự mang lại giá trị cho thương hiệu.

Influencer Marketing và Creator Marketing
Influencer Marketing và Creator Marketing: chiến lược nào thực sự hiệu quả

Kể từ khi mạng xã hội ra đời, các hình thức quảng cáo nói riêng và phương thức làm marketing nói chung đã không ngừng thay đổi.

Ban đầu, những bài đăng của những người có ảnh hưởng được quảng cáo (Sponsored) để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm một cách tự nhiên tới người tiêu dùng thay vì chỉ là thương hiệu trực tiếp giới thiệu nó.

Nhờ vào tính có liên quan và tự nhiên của các nền tảng mạng xã hội, các nội dung quảng cáo này dường như rất dễ được khách hàng xem và tin tưởng.

Advertisement

Tuy nhiên, vì các thương hiệu thường sẽ là bên quyết định các khía cạnh sáng tạo của những lần hợp tác với người có ảnh hưởng, hình thức quảng cáo này dần trở nên giống với các phương thức quảng cáo truyền thống — có kịch bản, không mang tự nhiên và các thông điệp được hiểu là những gì mà thương hiệu muốn.

Trong khi lý thuyết không thể lột tả được bản chất của vấn đề, có những điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) và tiếp thị người sáng tạo (Creator Marketing).

Hiểu đúng về khái niệm Influencer Marketing và Creator Marketing.

Tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing là hình thức làm marketing trong đó marketer hay thương hiệu dựa vào sự tin tưởng và uy tín của người có ảnh hưởng (Influencer) để chia sẻ thông điệp của thương hiệu tới các nhóm đối tượng mục tiêu.

Khác với Influencer Marketing, Creator Marketing là phương thức làm marketing trong đó thương hiệu dựa vào sự sáng tạo của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để thúc đẩy sự ảnh hưởng của thương hiệu.

Advertisement

Vì những nhà sáng tạo này vốn là những người trực tiếp sáng tạo và sản xuất nội dung, tính tự nhiên của nội dung thường cao hơn và do đó, người xem cũng dễ tiếp nhận hơn.

Khác với việc hợp tác với những người có ảnh hưởng, khi thương hiệu thường là bên trực tiếp sản xuất và sáng tạo nội dung. Với những nhà sáng tạo, vai trò của thương hiệu chỉ mang tính hướng dẫn và định hướng.

Với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, nhiệm vụ của bạn không phải là nắm vững lý thuyết, hay bị ràng buộc bởi khái niệm Influencer Marketing và Creator Marketing, mà là phải hiểu được bản chất thực sự của 2 cách tiếp cận, ưu và nhược điểm của nó với thương hiệu, giá trị mang lại cho người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Theo một báo cáo mới đây, có đến 48% người tiêu dùng cho rằng họ đã mất đi niềm tin với những người có ảnh hưởng, các nội dung có thương hiệu (Branded Content) thực sự không còn mang lại nhiều giá trị như nó từng có.

Advertisement

Ở khía cạnh thương hiệu, giảm bớt yếu tố “quảng cáo” trong nội dung hay thậm chí là thay đổi “nguồn cấp nội dung” có lẽ là chiến lược nên được cân nhắc.

Bắt kịp nền kinh tế nhà sáng tạo.

Dù thương hiệu chọn Influencer Marketing hay Creator Marketing, Content Marketing vẫn thể hiện được giá trị to lớn của nó.

Theo ước tính của Goldman Sachs, nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) sẽ tăng gần gấp đôi quy mô trong 5 năm tới và đạt 480 tỷ USD, con số này hiện là khoảng 250 tỷ USD.

Mặc dù không phải là “người nổi tiếng” như những người có ảnh hưởng, những người sáng tạo nội dung cũng có lượng người theo dõi trực tuyến khổng lồ và một cộng đồng sẵn sàng tương tác lại với các nội dung của họ.

Advertisement

Với những lợi thế về phạm vi tiếp cận và khả năng tương tác đa chiều (cao hơn nhiều so với các kênh truyền thống), các nền tảng mạng xã hội và nhà sáng tạo nội dung số trên các nền tảng này sẽ tiếp tục là lựa chọn của các thương hiệu.

Những thách thức không thể tránh khỏi của các Content Marketer.

Không giống như những người có sức ảnh hưởng, các nhà tiếp thị nội dung (Content Marketer) cần không ngừng nỗ lực xây dựng nội dung (Content) để có thể thiết lập một nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Thay vì ép buộc khách hàng phải mua những sản phẩm mà họ chưa hề có cảm hứng hay thậm chí là những sự hiểu biết nhất định, marketer cần từng bước kết nối với họ bằng những nội dung có giá trị và mang tính xác thực cao (Authentic Marketing).

Content Marketing vốn dĩ là con đường 2 chiều, một chiều là từ thương hiệu hay nhà sáng tạo tới người tiêu dùng và một chiều nữa ở hướng ngược lại, điểm kết nối hay giao thoa giữa thương hiệu và người làm nội dung là giá trị của nội dung và tính xác thực của nó.

Advertisement

Độ tin cậy của người tiêu dùng và sự liên kết giữa nội dung với thương hiệu chính là chìa khoá, và các kết nối có ý nghĩa với người tiêu dùng chính là những gì thương hiệu cần.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, yếu tố con người từ nội dung và các nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement