Skip to main content

Những nguyên tắc thương lượng lương mà bạn nên biết (P2)

9 Tháng Ba, 2021

Bất kể mức lương gần đây nhất của bạn có cao đến bao nhiêu đi chăng nữa thì khi đến một thời điểm nhất định bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại năng lực bản thân so với giá trị mức lương hiện tại đã phù hợp hay chưa. Nếu chưa thỏa mãn, đây chính là lúc bạn cần thương lượng lượng với công ty.

Thực tế việc thương lượng lương lại chính là quyền lợi của người lao động khi họ đã đáp ứng tốt và vượt mong đợi so với những yêu cầu doanh nghiệp đưa ra.

Bài viết sau đây sẽ tập trung chia sẻ cho bạn những “tip” để thương lượng được mức lương cạnh tranh nhất. Tất nhiên yếu tố này còn phụ thuộc rất lớn vào sự thể hiện của bạn, chứ không chỉ thông qua nội dung bài viết.

Advertisement

Những lưu ý cần biết trước khi thương lượng lương

Mức lương cao tỷ lệ thuận với các yêu cầu từ doanh nghiệp và cấp trên trực tiếp của bạn. Khi bị thúc ép thậm chí là áp lực bởi các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm…

Dựa trên mức lương, bạn nên tỉnh táo để đưa ra một mức dựa trên những gì những nhân sự trong cùng lĩnh vực và kinh nghiệm với bạn đang nhận được.

Một mức lương chuẩn theo ngành và độ tuổi kinh nghiệm sẽ giúp bạn thương lượng và tìm kiếm sự thỏa hiệp dễ dàng hơn.

Khi thương lượng đám phán lương, nhà tuyển dụng hoặc người sử dụng lao động thường có xu hướng so sánh với mức lương quá khứ của nhân sự để thực hiện thỏa hiệp.

Advertisement

Tuy nhiên, nhiều nhân sự thường vướng phải một số sai lầm phổ biến khi đề cập mức lương trước đây.

Đó quên bao gồm các chế độ, lợi ích như một phần trong tổng số lương họ nhận được.

Ví dụ bạn đang kiếm được 100.000 đô/ năm với 20% tiền thưởng cộng với các lợi ích sức khỏe, nha khoa và các lợi ích khác, bạn nên trả lời câu hỏi bằng cách nói “120.000 đô la cộng với các gói phúc lợi, chính sách ưu đãi khác từ công ty”.

Điều này sẽ giúp bạn gia tăng tối đa được các quyền lợi, không chỉ về lương.

Advertisement

Bí quyết để đàm phán lương cạnh tranh nhất

Thực hành ít nhất một lần trước khi đàm phán trực tiếp: Để tránh những bối rối và mất bình tĩnh khi thực hiện đàm phán lương, bạn hãy tìm người lắng nghe phương án đề xuất tăng lương của bạn và đưa ra nhận xét.

Phần lớn một cuộc đàm phán thành công bắt nguồn từ việc bạn cảm thấy thoải mái và thật sự tự tin với những gì mình thể hiện.

  • Thể hiện sự lịch thiệp:

Nếu bạn lo lắng về việc mình thực hiện thương lượng lương bị đánh giá là đòi hỏi quá cao thì hãy luôn thể hiện sự lịch thiệp của bản thân.

Sự lịch thiệp chính là yếu tố để người đối diện phải dành sự tôn trọng cần thiết cho bạn.

Advertisement

Tất nhiên, không phải cuộc thương lượng nào cũng nhận được cái gật đầu đồng ý nhưng miễn sao bạn thể hiện hết mình và bày tỏ những gì bạn mong đợi ở công việc tương lai. Đó chính là bước đi đầu tiên tiếp cận vào cơ hội mới.

  • Tự tin vào năng lực và giá của bạn:

Điều cực kỳ quan trọng quyết định thành công của cuộc đàm phán lương chính là sự tự tin thể hiện năng lực và giá trị của bạn trong công việc.

Bạn cần tập trung vào những điểm mạnh của bản thân, thuyết phục người đối diện rằng bạn xứng đáng nhận được giá trị lương tương xứng với năng lực của bản thân.

  • Tránh chấp nhận ngay lời đề nghị đầu tiên:

Nếu bạn cần thời gian để đánh giá một lời đề nghị sau khi đã đàm phán lương, hãy thẳng thắn trao đổi rằng bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ.

Advertisement

Tuy nhiên, thời gian này chỉ nên trong 24-48 giờ, tránh kéo dài quá lâu để người sử dụng lao động nghĩ rằng bạn đang để họ vào phương án back-up (dự phòng).

Những câu hỏi hữu dụng trong thương lượng lương

Để không rơi vào trạng thái mập mờ chuyện lương bổng, hững câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lương đang đàm phán và thống nhất minh bạch với người sử dụng lao động:

  • “Ngoài lương cơ bản, những lợi ích nào khác có thể thương lượng?”: Những lợi ích khác có thể bao gồm bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục và đào tạo, nghỉ phép có lương, thời gian nghỉ phép, chi phí di chuyển… mà bạn có thể thể nhận được ngoài lương đã thỏa thuận
  • Tôi có thể nhận được đề nghị lương bằng văn bản không?: Câu hỏi này nên sử dụng sau khi cuộc đàm phán kết thúc và có được kết quả thống nhất từ 2 bên. Một văn bản trên giấy tờ hoặc email sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về kết quả này.
  • KPI mà tôi cần đạt được có thay đổi gì sau khi được điều chỉnh lương?”: Mức lương được điều chỉnh tăng đồng nghĩa với trách nhiệm bạn cũng gia tăng theo. Hãy chủ động hỏi về yêu cầu trong công việc sau khi đạt được kết quả lương đàm phán để chắc rằng KPI không quá sức đối với bạn
  • Bạn sử dụng số liệu nào để đánh giá sự thành công của nhân viên? Đây là một câu hỏi tiếp theo quan trọng cần hỏi trong các cuộc đàm phán lương để biết được cách công ty đánh giá năng lực và kết quả công việc của bạn.

Trên đây là bài viết chia sẻ những “tip” giúp bạn thương lượng được mức lương cạnh tranh nhất. Hy vọng sau khi áp dụng các tip này, bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ về lương và có được những cơ hội tốt trong công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Đan Linh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement