Skip to main content

Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P2)

1 Tháng Mười Hai, 2023

Một nhà lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo một khuôn mẫu hay công thức sẵn có nào đó, thay vào đó là người theo đuổi các nguyên lý nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự am hiểu tổ chức và dẫn dắt hiệu quả.

Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P1)
Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P1)

Trong thế giới VUCA, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế, và sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ, một nhà điều hành hay lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo các công thức rập khuôn sẵn có, thậm chí họ càng tuân theo những thứ có sẵn thì họ càng đối mặt với khó khăn khi mọi thứ đã trở nên lỗi thời.

Trên thực tế, không có bất cứ một hình mẫu lý tưởng nào dùng để miêu tả một nhà lãnh đạo hiệu quả. Họ có thể là nam, có thể là nữ, có thể là người hướng nội hay cũng có thể là người hướng ngoại. Mỗi người trong số họ cũng có các điểm mạnh và điểm yếu hoàn toàn khác nhau.

Vậy điểm chung nếu có giữa họ là gì, hay nói cách khác liệu có bất cứ nguyên tắc (không phải công thức thành công) nào mang tính định hướng chung cần có hay không. Câu trả lời là có, dưới đây là 8 nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể thực hiện nếu thực sự mong muốn đi trên con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.

Advertisement

8 nguyên tắc đó bao gồm:

  • Họ hỏi: “Cần phải làm gì?”
  • Họ hỏi: “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?”
  • Họ đã phát triển các kế hoạch hành động (Action Plan).
  • Họ chịu trách nhiệm với các quyết định.
  • Họ nhận trách nhiệm cho các giao tiếp.
  • Họ tập trung vào cơ hội hơn là vấn đề.
  • Họ điều hành các cuộc họp một cách hiệu quả.
  • Họ nghĩ và nói “chúng ta” hoặc “chúng tôi” thay vì “tôi”.

2 nguyên tắc đầu tiên giúp nhà lãnh đạo có được những hiểu biết và kiến thức cơ bản về tổ chức. 4 nguyên tắc tiếp theo sẽ giúp nhà lãnh đạo biến kiến thức thành các hành động hiệu quả. Và 2 nguyên tắc cuối cùng có thể đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hay con người trong tổ chức đều cảm thấy có trách nhiệm và chịu trách nhiệm với vai trò của mình.

Tiếp phần 2 (bạn có thể xem lại phần 1 tại đây: Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả).

Hành động.

Khi biến các bản kế hoạch thành hành động, các nhà lãnh đạo cần đặc biệt chú ý đến việc ra quyết định, giao tiếp, cơ hội (thay vì là vấn đề) và các cuộc họp.

Advertisement

Chịu trách nhiệm cho các quyết định.

Về tổng thể, nhà lãnh đạo nên ra quyết định khi biết rõ:

  • tên của người chịu trách nhiệm thực hiện;
  • thời hạn;
  • tên của những người (hay các bên liên quan) sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định (và do đó chính các bên này cũng phải biết, hiểu và chấp thuận nó — hoặc ít nhất là không phản đối quyết định đó) — và
  • tên của những người phải được thông báo về quyết định, ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định đó.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà lãnh đạo thường gặp rắc rối trong quá trình ra quyết định vì không nắm rõ các nguyên tắc cơ bản trên.

Việc xem xét lại các quyết định một cách định kỳ cũng quan trọng không kém việc xem xét các quyết định vào thời điểm đã được thống nhất trước cũng như việc đưa ra các quyết định đó một cách cẩn thận ngay từ đầu.

Bằng cách này, một quyết định sai lầm có thể được sửa chữa trước khi nó gây ra những thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và tổ chức.

Advertisement

Trong khi các nghiên cứu về các quyết định của con người cho thấy rằng chỉ có 1/3 những lựa chọn là thực sự thành công, 1/3 có khả năng là hòa – không thành công cũng không thất bại hoàn toàn, và 1/3 là thất bại, việc xem xét kỹ lưỡng quá trình ra quyết định thực sự rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi quyết định của họ thường sẽ làm ảnh hưởng tới rất nhiều người (ví dụ nhân viên).

Các nhà điều hành hiệu quả nhất biết điều này và do đó họ thường xuyên kiểm tra kết quả của các quyết định của họ sau một khoảng thời gian nhất định.

Trong một doanh nghiệp được quản lý tốt, người ta hiểu rằng khi một nhân viên thất bại trong công việc mới, đặc biệt là sau khi họ được thăng chức, thì họ cũng không phải là người duy nhất đáng trách.

Các nhà lãnh đạo hay giám đốc điều hành cũng cần có trách nhiệm với tổ chức và các đồng nghiệp của mình, điều này có nghĩa là họ không được dung thứ cho những cá nhân không làm việc hiệu quả trong những công việc quan trọng.

Advertisement

Việc một nhân viên làm việc kém hiệu quả có thể không phải do lỗi của chính nhân viên mà có thể là do nhà lãnh đạo đã bổ nhiệm sai, nhưng dù vậy, nhân viên cuối cùng vẫn là người bị sa thải.

Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm với tổ chức và đồng nghiệp của họ là không dung thứ cho những người không thực hiện tốt những công việc quan trọng.

Việc tập trung kiểm tra kết quả của một quyết định so với mong đợi của nó sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo thấy được điểm mạnh của họ là gì, họ cần cải thiện ở điểm nào và họ thiếu kiến thức hoặc thông tin ở những điểm nào. Nó cho họ thấy sự thiên vị trong cách họ ra quyết định và cách sự thiên vị đó gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Việc xem xét các quyết định một cách có hệ thống cũng cho thấy những điểm yếu của nhà lãnh đạo, đặc biệt là những lĩnh vực mà họ đơn giản là không đủ năng lực để ra quyết định. Trong trường hợp này, những nhà điều hành thông minh là người sẽ không đưa ra quyết định hay hành động. Thay vào đó họ ủy thác. Các lãnh đạo thiên tài cũng đều làm như vậy.

Chịu trách nhiệm giao tiếp.

Các nhà lãnh đạo hay điều hành hiệu quả luôn đảm bảo rằng cả kế hoạch hành động và nhu cầu thông tin của họ đều cần được hiểu rõ. Cụ thể, điều này có nghĩa là họ chia sẻ kế hoạch của mình và xin ý kiến từ tất cả đồng nghiệp có liên quan — bao gồm cấp trên, cấp dưới hay cả từ các đồng nghiệp. Đồng thời, họ cho mỗi người biết rõ những thông tin họ cần để hoàn thành công việc được giao.

Advertisement

Trong khi luồng thông tin từ cấp dưới đến cấp cao hơn thường là điều được chú ý nhiều nhất. Một nhà lãnh đạo hiệu quả hiểu rằng luồng thông tin từ trên xuống dưới cũng quan trọng không kém.

Trong một tổ chức kém hiệu quả, trong khi những người không cần thông tin thường lại có rất nhiều thông tin, ngược lại, một người thực sự cần thông tin nhưng lại có quá ít. Đây cũng là bài toán phân bổ dữ liệu mà một nhà lãnh đạo hiệu quả cần tập trung xử lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement