Skip to main content

Nhà lãnh đạo nên “gắn cờ đỏ” nếu tổ chức xuất hiện những điều này

9 Tháng Bảy, 2023

Bằng cách nhận diện các vấn đề dưới đây trong tổ chức và sớm “gắn cờ” nó, nhà lãnh đạo không chỉ có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn có khả năng thu hút và giữ chân tốt hơn các nhân tài.

Nhà lãnh đạo nên "gắn cờ" nếu tổ chức xuất hiện những điều này
Nhà lãnh đạo nên “gắn cờ” nếu tổ chức xuất hiện những điều này

Với hầu hết các doanh nghiệp, một trong những nỗi lo thường trực với nhân viên đó là họ sẽ bị cắt giảm các quyền lợi hoặc thậm chí là sa thải nếu không đạt được những yêu cầu của người quản lý hay nhà lãnh đạo.

Trong khi nhân viên, vốn không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, luôn phải bị ràng buộc bởi các quy tắc và yêu cầu, vậy với tư cách là nhà lãnh đạo, người đóng vai trò chèo lái doanh nghiệp, họ bị ràng buộc bởi những điều gì hay có những tiêu chuẩn nào họ cần đặt ra cho chính họ?

Dưới đây là một số dấu hiệu được xem là “cờ đỏ” mà nhà lãnh đạo cần phát hiện sớm để vừa có thể phát triển doanh nghiệp, vừa thu hút và giữ chân tốt hơn các nhân tài.

Advertisement

Cờ đỏ 1: Nhiều nhân viên cảm thấy mất kết nối tại nơi làm việc.

Theo lý thuyết về nhu cầu của Maslow, bạn thấy rằng, sau khi các nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh lý và an toàn được đáp ứng, nhân viên hay con người nói chung sẽ tiến đến một cấp độ nhu cầu tiếp theo đó là nhu cầu xã hội, mọi người muốn có tình yêu thương và sự thuộc về.

Nhu cầu xã hội đòi hỏi các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (các nhân viên với nhau và nhân viên với sếp), sự gắn kết hay cả những thứ liên quan đến hệ niềm tin.

Một nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như “mối quan hệ ấm áp, tình cảm và kết nối” sẽ dẫn đến những hiệu suất kinh doanh tốt hơn.

Trong khi những người nhận được nhiều tình cảm và sự quan tâm từ đồng nghiệp và sếp của họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có rất ít nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng cái được gọi là văn hóa tình cảm (emotional culture), đó là một sai lầm lớn.

Advertisement

Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng những nhân viên cảm thấy họ được làm việc trong một nền văn hóa yêu thương, có nhiều sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau, có mức độ hài lòng và tinh thần đội nhóm cao hơn.

Điều này càng trở nên đúng và cần thiết hơn đối với lao động nữ.

Cờ đỏ 2: Thiếu sự đa dạng trong tổ chức.

Nếu bạn theo dõi các tổ chức lớn, khái niệm “đa dạng” (Inclusive) không còn là thuật ngữ mới. Trước những gì đã và đang diễn ra, khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, khi yếu tố bình đẳng đang ngày càng được coi trọng hơn và khi các cộng đồng nhỏ ngày càng có nhiều sức ảnh hưởng hơn, một doanh nghiệp bền vững cần coi trọng yếu tố đa dạng và hoà nhập trong tổ chức.

Trước hết, trong nhiều tổ chức ngày nay, nữ giới vẫn được coi trọng đến mức thiên vị so với nam giới. Theo các nghiên cứu gần đây, phụ nữ ít có khả năng cảm thấy được thoải mái hơn khi chia sẻ quan điểm tại nơi làm việc so với nam giới, sự công nhận giá trị của nữ giới cũng thấp hơn đến 20%.

Advertisement

Thay vì để những thành kiến về giới làm cản trở sự đa dạng và bình đẳng của tổ chức, nhà lãnh đạo nên đưa ra các chính sách rõ ràng trong đó coi trọng yếu tố giá trị được tạo ra (cho doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng) hơn là giá trị đó được tạo ra từ Nam hay Nữ.

Tiếp đó, là nhà lãnh đạo trong thời kỳ mới, có thể bạn sẽ nhận ra rằng, để doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, hướng đến việc phục vụ các nhóm khách hàng với những hành vi và tâm lý mua sắm mới, một hay một vài nhân tài ở một vài phạm vi hẹp là chưa đủ, thay vào đó, doanh nghiệp cần nhiều hơn những nhân sự giỏi (ở nhiều lĩnh vực hay thế hệ khác nhau), dù đó là nhân sự Gen Y hay Gen Z.

Cờ đỏ 3: Nhân viên không có (hoặc thiếu) mục đích trong công việc.

Như đã phân tích ở trên hay nếu bạn cũng thường xuyên theo dõi MarketingTrips, bạn thấy rằng với các nhân sự ngày nay, đặc biệt là nhân sự trẻ, họ đang coi trọng yếu tố giá trị cá nhân hơn bao giờ hết.

Nhân viên của bạn giờ đây đến doanh nghiệp không chỉ vì để có được một khoản thu thập, họ còn đến để đóng góp, thể hiện giá trị cá nhân của bản và hơn thế nữa.

Advertisement

Họ không chỉ tìm kiếm sự gắn bó và hạnh phúc trong tổ chức, họ cũng muốn nhìn thấy chính bản thân của họ trong tương lai, họ là ai, công việc của họ tạo ra giá trị gì và quan trọng như thế nào trong tổ chức hay họ sẽ trở thành ai trong tương lai.

Từ thực tế đó, một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể liên kết tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức với tầm nhìn (và giá trị) của từng cá nhân khác nhau, sau đó truyền đạt tầm nhìn đó một cách nhất quán.

Khi nhân viên có được một sứ mệnh và tầm nhìn được xác định rõ ràng cho công việc của họ, họ sẽ có nhiều động lực hơn để nỗ lực và theo đuổi. Cuối cùng, những gì mà họ có được không chỉ mang lại lợi ích cho chính họ mà còn cho cả doanh nghiệp.

Khi nhân viên tin tưởng vào những công việc mà họ đang làm, cả công việc lẫn nơi làm việc đều trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement