Skip to main content

Breakeven Point là gì? Cách tính Break even Point cho Startup

27 Tháng Chín, 2023

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực khởi nghiệp (startup) đó là Breakeven Point (BEP): Breakeven Point là gì, công thức xác định và tính toán Break even Point trong phạm vi kinh doanh và khởi nghiệp, tại sao các nhà đầu tư lại quan tâm việc phân tích các chỉ số liên quan đến Breakeven Point, và hơn thế nữa.

Breakeven Point là gì
Breakeven Point là gì? Cách tính Break even Point trong kinh doanh

Nếu bạn là một công ty startup hay đơn giản là bạn đang tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp, Breakeven Point là khái niệm không thể bỏ qua. Dưới đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về thuật ngữ này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Breakeven Point là gì?
  • Khái niệm Breakeven Point trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.
  • Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ Breakeven Point là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Breakeven Point.
  • Cách tính Breakeven Point?
  • Lợi ích của việc phân tích Breakeven Point là gì?
  • Cách xác định và tính toán Breakeven Point trong kinh doanh.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Breakeven Point (BEP) là gì?

Breakeven Point (còn được gọi là điểm hoà vốn hoặc giá hòa vốn) là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; Breakeven Point được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.

Trong kế toán doanh nghiệp, công thức tính Breakeven Point (BEP) được xác định bằng cách chia tổng chi phí cố định (fixed cost) liên quan đến hoạt động sản xuất cho doanh thu trên mỗi đơn vị riêng lẻ trừ đi chi phí biến đổi (variable cost) trên mỗi đơn vị đó.

Trong trường hợp này, chi phí cố định đề cập đến những khoản chi phí sẽ không thay đổi dù cho số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra là bao nhiêu.

Nói cách khác, breakeven point là mức sản xuất mà tại đó tổng doanh thu của một sản phẩm bằng tổng chi phí để sản xuất ra chúng, doanh nghiệp khi này không lỗ cũng chưa có lãi (lợi nhuận).

Advertisement

Breakeven hay Break even là gì?

Breakeven hay Break even là một cách gọi tắt của Breakeven Point, tức có nghĩa là hoà vốn hoặc điểm hoà vốn.

Một khi bạn được hỏi là khi nào thì doanh nghiệp Break even điều này đồng nghĩa với câu hỏi là khi nào thì doanh nghiệp đạt được Breakeven Point.

Breakeven Analysis là gì?

Khái niệm Breakeven Analysis hay Breakeven point Analysis đề cập đến quá trình phân tích điểm hoà vốn, tức xác định thời điểm và cách một doanh nghiệp hay công ty khởi nghiệp nào đó có thể đạt Breakeven point hoặc thậm chí là có lãi.

Khái niệm Breakeven Point trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.

Ngoài việc được sử dụng phổ biến trong phạm vi kinh doanh, sản xuất hay kế toán doanh nghiệp, thuật ngữ Breakeven Point còn phổ biến trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp (start up).

Advertisement

Cụ thể, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty khởi nghiệp nào đó, các nhà đầu tư thường tính toán đến Breakeven Point của doanh nghiệp, điều này có thể giúp các nhà đầu tư xác định độ lớn của các khoản đầu tư mà họ có thể sẽ phải bỏ ra, ít nhất là đến khi doanh nghiệp có thể “tự nuôi sống được mình”.

Nhà đầu tư sẽ có ý định đầu tư nhiều hơn nếu Breakeven Point nằm trong khoảng (thời gian và tiền) mà họ có thể chấp nhận được và ngược lại.

Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ Breakeven Point là gì?

  • Trong lĩnh vực kế toán, Breakeven Point được tính bằng cách chia chi phí sản xuất cố định cho giá mỗi đơn vị (sản phẩm) trừ đi chi phí biến đổi của hoạt động sản xuất.
  • Breakeven Point là mức sản xuất mà tại đó chi phí sản xuất bằng doanh thu tương ứng của sản phẩm.
  • Trong phạm vi đầu tư, Breakeven Point được cho là đạt được khi giá trị thị trường của một tài sản nào đó bằng với giá gốc của nó.
  • Phân tích Breakeven Pointcó thể giúp tìm ra các khoản chi phí còn thiếu, hạn chế các quyết định dựa trên cảm tính, thiết lập lại mục tiêu kinh doanh, giúp đảm bảo nguồn vốn và đặt ra các mức giá bán phù hợp hơn. Chiến lược giá bán cũng bị ảnh hưởng bởi Breakeven Point.

Thấu hiểu khái niệm Breakeven Point.

Breakeven Point là khái niệm có thể được áp dụng cho nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: Breakeven Point của một bất động sản sẽ là số tiền mà chủ nhà (chủ đầu tư) cần kiếm được từ việc bán nó để bù đắp vào khoản tiền đã bỏ ra trước đó, bao gồm tiền mua cố định, thuế, phí, bảo hiểm và tiền lãi…hoặc thậm chí là các khoản chi phí cơ hội khác. Với mức giá bán đó, chủ nhà sẽ hòa vốn, tức không lời cũng không lỗ.

Advertisement

Các nhà giao dịch (chứng khoán) cũng áp dụng cách tính Breakeven Point cho các giao dịch của họ với mục tiêu tìm ra mức giá bán mà ở đó số tiền họ nhận được đủ để trang trải chính xác tất cả các khoản chi phí liên quan đến giao dịch, bao gồm thuế, hoa hồng, phí quản lý, v.v.

Breakeven Point của một doanh nghiệp cũng được tính toán theo cách tương tự bằng cách lấy chi phí cố định và chia cho tỷ lệ phần trăm tỷ suất lợi nhuận gộp.

Cách tính Breakeven Point?

Thông thường, để tính Breakeven Point trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lấy chi phí cố định được chia cho tỷ suất lợi nhuận gộp.

Dưới đây là công thức tính Break even point:

Advertisement

Breakeven point = Chi phí cố định (Fixed Cost) / Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin).

Biên lợi nhuận gộp hay tổng biên lợi nhuận = Giá bán của một sản phẩm – Chi phí biến đổi của từng sản phẩm.

Lợi ích của việc phân tích Breakeven Point là gì?

Như đã phân tích ở trên, dù là được tính toán trong bối cảnh nào, trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, giao dịch hay doanh nghiệp, việc phân tích Breakeven Point cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích chính khi phân tích Breakeven Point:

  • Tìm kiếm những khoản chi phí còn thiếu. Phân tích Breakeven Point có thể giúp phát hiện ra những khoản chi phí mà bạn có thể không lường trước được.
  • Hạn chế các quyết định dựa trên cảm xúc. Dù bạn là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí ví dụ như chi phí marketing, bán hàng và hơn thế nữa. Thay vì đưa ra các quyết định một cách cảm tính, bằng cách dựa trên việc hiểu Breakeven Point, bạn sẽ biết chính xác rằng có nên đầu tư hay không hay nếu có thì khoản tiền phù hợp là bao nhiêu.
  • Phân tích hòa vốn cũng mang lại cho bạn những thông tin thực tế và rõ ràng, đó là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
  • Đặt mục tiêu. Bạn sẽ biết chính xác loại mục tiêu nào cần đạt được để kiếm được lợi nhuận sau khi phân tích Breakeven Point. Điều này giúp doanh nghiệp đặt ra đúng mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đạt được chúng.
  • Đảm bảo nguồn vốn đầu tư (của các nhà đầu tư). Thông thường, nếu bạn cần gọi vốn từ các nhà đầu tư, bạn sẽ cần phân tích Breakeven Point để có thể đảm bảo nguồn vốn cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư cần nhìn thấy yếu tố tiềm năng và thực tế từ kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của bạn.
  • Định giá bán phù hợp. Phân tích Breakeven Point cũng sẽ chỉ cho bạn cách định giá hợp lý sản phẩm của mình theo quan điểm kinh doanh (hướng tới mục tiêu có lợi nhuận).

Cách xác định và tính toán Breakeven Point trong kinh doanh.

Với tư cách là những người làm kinh doanh, quá trình xác định Breakeven Point cũng là lúc bạn tìm kiếm thời điểm doanh nghiệp của mình sẵn sàng để có lợi nhuận.

Advertisement

Đồng thời, vì Breakeven Point được xác định và tính toán dựa trên chi phí cố định và biến đổi của các sản phẩm được sản xuất ra, đây cũng là lúc doanh nghiệp biết được chính xác số lượng sản phẩm cần được bán ra để đạt được Breakeven Point.

Công thức tính Breakeven Point được xác định như sau:

Breakeven Point = Chi phí cố định / Biên lợi nhuận gộp (giá bán của một đơn vị sản phẩm – chi phí biến đổi được tính trên từng đơn vị sản phẩm).

Theo đó, để tính toán được Breakeven Point, doanh nghiệp cần có được các con số liên quan đến chi phí cố định và tỷ lệ phần trăm lãi gộp.

Advertisement

Giả sử một công ty có chi phí cố định là 1 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận gộp là 37%. Breakeven Point của nó là 2,7 triệu USD (lấy 1 triệu USD chia cho 37%).

Điều này có nghĩa là, để có thể đạt được Breakeven Point, doanh nghiệp phải tạo ra khoản doanh thu tương ứng là 2,7 triệu USD đủ để trang trải cho các chi phí cố định và chi phí biến đổi biến đổi.

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cũng có thể tính toán số lượng sản phẩm cần bán ra để đạt được Breakeven Point. Doanh nghiệp có được con số này bằng cách tính tỷ lệ đóng góp, tức là giá bán của sản phẩm trừ đi chi phí biến đổi cho các sản phẩm.

Ví dụ, giả sử một công ty có giá bán sản phẩm là 50 USD và chi phí biến đổi là 10 USD. Biên đóng góp khi này là 40 USD (50 – 10).

Advertisement

Theo công thức tính, số lượng sản phẩm cần bán ra khi này sẽ là: 1 triệu USD (chi phí cố định) / 40 USD (Biên đóng góp) = 250.000 (đơn vị sản phẩm).

Doanh nghiệp sẽ đạt Breakeven Point khi bán được 250.000 sản phẩm, bán nhiều hơn sẽ bắt đầu có lời và bị lỗ nếu bán được ít hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm Breakeven point.

  • Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là gì?

Breakeven Point là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; Breakeven Point được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm Breakeven Point. Từ các khái niệm như Breakeven Point là gì, cách xác định và tính toán Breakeven Point đến biết cách làm thế nào để tìm được Breakeven Point cho doanh nghiệp của mình.

Advertisement

Breakeven Point cũng cho bạn biết mức giá bán phù hợp, lợi nhuận, mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc các số liệu khác cần phải đạt được để ít nhất là doanh nghiệp không bị lỗ trước khi tiến đến thời điểm có lãi.

Tính toán được Breakeven Point theo đó nên là ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay đơn giản là những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement