Skip to main content

Thẻ: App

Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application

Trong khi Website và Web Application là 2 khái niệm khác nhau, có không ít người bao gồm cả các Digital Marketer lại hiểu nhầm nó.

Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application
Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application

Người dùng cuối thường sẽ không phân biệt được những điểm giống và khác nhau của Website và Web Application (Web App). Họ chỉ việc nhập URL và sử dụng kết quả tìm kiếm là được.

Nhưng với những người làm chuyên môn, bao gồm các Digital Marketer, vì bạn sử dụng các nền tảng này để giao tiếp với khách hàng, việc nắm bắt được sự khác nhau này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc.

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang web có liên quan chứa hình ảnh, văn bản, âm thanh, video và hơn thế nữa. Nó có thể bao gồm một trang hoặc nhiều trang và nó cung cấp cả nội dung trực quan và văn bản. Có rất nhiều loại website khác nhau hiện tại trang web giáo dục, cộng đồng, tìm kiếm, viết blog,…

Một số website phổ biến như Wikipedia, Google hay Amazon.

Đặc điểm của một Website.

  • Thân thiện với người dùng
  • Có thể dễ dàng tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm
  • Hiển thị nội dung chất lượng
  • Có một bố cục dễ điều hướng

Khi nào bạn cần dùng đến website?

  • Bạn có thể cần một trang web để giới thiệu sản phẩm của mình
  • Trang web giúp bạn thiết lập sự hiện diện của thương hiệu
  • Giúp tạo ra bằng chứng xã hội để người khác có thể thấy những gì bạn đã và đang làm
  • Sử dụng nó để quảng cáo và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình

Web Application (Web App) là gì?

Web Application là một phần của phần mềm có thể được truy cập bởi các trình duyệt ví dụ như Chrome hay Safari. Nói cách khác, Web Application là website có nhiều chức năng và các yếu tố mang tính tương tác.

Các Web Application có khả năng tùy biến cực cao và có thể thực hiện nhiều tác vụ và chức năng khác nhau. Chúng thường phức tạp hơn và khó xây dựng hơn, đồng thời chúng cần một đội ngũ phát triển phần mềm có kinh nghiệm để tạo ra chúng.

Một số Web Application phổ biến hiện nay như Twitter, Facebook, TikTok, Gmail, Adobe CC hay YouTube.

Đặc điểm của Web Application.

  • Đa nền tảng
  • Dễ dàng thử nghiệm với các bài kiểm tra tự động.
  • Được lưu trữ trên đám mây

Bạn sử dụng Web Application để làm gì?

  • Có thể sử dụng trên mọi nền tảng vì chúng hỗ trợ tất cả các trình duyệt hiện đại
  • Bạn không cần phê duyệt từ cửa hàng ứng dụng để có một web app
  • Người dùng có thể truy cập chúng bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ đâu
  • Có thể sử dụng trên cả thiết bị di động hoặc máy tính để bàn để truy cập dữ liệu
  • Dễ hiểu hơn vì sử dụng cùng một bộ mã trong toàn bộ ứng dụng

Sự khác biệt chính giữa Website và Web Application.

Sự tương tác của người dùng.

Website cung cấp nội dung văn bản và hình ảnh mà người dùng có thể xem và đọc, nhưng điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của trang web hay website.

Với Web Application, người dùng không chỉ xem nội dung trên trang mà còn thao tác dữ liệu. Người dùng có thể tương tác từng người một bằng cách điền vào biểu mẫu hoặc cung cấp dữ liệu cần thiết để tương tác với ứng dụng.

Vấn đề xác thực.

Xác thực không phải lúc nào cũng cần thiết cho các website dựa trên thông tin. Người dùng có thể được yêu cầu đăng ký nhận các bản cập nhật thường xuyên để truy cập các tùy chọn bổ sung, và thế là xong.

Các web app cần xác thực vì chúng cung cấp phạm vi tùy chọn và chức năng/tương tác rộng hơn nhiều so với một trang web. Điều này có nghĩa là bạn phải có tên người dùng và mật khẩu để truy cập vào tài khoản của mình.

Tasks và sự linh hoạt.

Một website sẽ chỉ hiển thị dữ liệu và thông tin được thu thập trên một trang cụ thể khi người dùng đã tìm kiếm.

Trong một web app, các chức năng cao hơn và phức tạp hơn so với các chức năng của một trang web.

Mục đích sáng tạo.

Một website chủ yếu bao gồm những nội dung tĩnh. Điều này có nghĩa là thông tin có thể truy cập công khai cho tất cả khách truy cập.

Web app được thiết kế để tương tác với người dùng cuối. Điều này có nghĩa là nếu không có thông tin đăng nhập bắt buộc, bạn có thể không truy cập được vào bất kỳ dữ liệu nào.

Deployment (Thực thi).

Khi xử lý một website, những thay đổi nhỏ không bao giờ yêu cầu biên dịch lại và triển khai đầy đủ. Bạn chỉ cần cập nhật mã HTML và mọi thứ sẽ được cập nhật.

Trong khi với web app, bạn cần phải biên dịch lại và triển khai lại ứng dụng bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi.

Phát triển một website là một quá trình tương đối đơn giản. Nhưng việc tạo một web application đòi hỏi kiến ​​thức sâu hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và lập kế hoạch nhiều hơn.

Do đó, nắm rõ sự khác biệt giữa chúng giúp bạn hiểu rõ mình cần làm gì và phát triển như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Traffic là gì? Khái niệm Website (App) Traffic trong Marketing

Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy website traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.

web traffic là gì
Traffic là gì?

Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Traffic là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
  • Traffic xấu là gì?
  • Traffic tốt là gì?
  • Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
  • Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
  • Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
  • Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
  • Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
  • Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Traffic là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.

Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.

Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.

Web Traffic hay Site Traffic là gì?

Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.

App Traffic là gì?

Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.

Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.

  • Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
  • Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
  • Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
  • Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
  • Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.

Traffic xấu là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.

Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.

Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.

Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.

Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.

Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.

Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.

Traffic tốt là gì?

Traffic tốt là gì?
Traffic tốt là gì?

Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.

Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.

Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.

Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.

Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.

Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.

Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:

  • Paid Traffic (Traffic có trả phí).

Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).

  • Organic Traffic (Traffic tự nhiên).

Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.

Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.

  • Search Traffic (Traffic tìm kiếm).

Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).

  • Direct Traffic (Traffic trực tiếp).

Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.

  • Referral Traffic (Traffic giới thiệu).

Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.

  • Mobile Traffic.

Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.

Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.

  • iOS Traffic và Android Traffic.

Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).

Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.

Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.

  • Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
  • Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.

Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.

Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).

Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.

Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.

  • Gia tăng doanh số bán hàng.

Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.

Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.

  • Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.

Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.

Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.

  • Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).

Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?

  • Chất lượng nội dung có trên nền tảng.

Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.

Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.

  • Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.

  • Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.

Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.

Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).

Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.

Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:

  • Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
  • Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
  • Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

  • Kéo traffic là gì?

Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.

  • Lượng traffic là gì?

Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.

  • Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?

Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.

  • Traffic trong kinh doanh là gì?

Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.

Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.

  • Traffic Acquisition Cost là gì?

Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.

  • Invalid Traffic là gì?

Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).

  • Lượt traffic là gì?

Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).

Kết luận.

Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.

Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Cập nhật những xu hướng mua sắm trên thiết bị di động, kết hợp với dữ liệu đến từ Sensor Tower.

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Giới thiệu, xu hướng và dự đoán.

Các đợt phong tỏa liên tục đã làm thay đổi đáng kể cách người dùng tương tác với thiết bị di động. Cụ thể, ngày càng nhiều người dùng chuyển sang sử dụng sàn thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce) — dẫn đến tốc độ tăng trưởng của m-commerce vượt xa dự đoán của những năm trước.

Suốt năm 2021, nhiều thị trường đã bắt đầu gỡ bỏ dần các quy định hạn chế. Trước bối cảnh đó, m-commerce một lần nữa cho thấy những bước tiến mạnh mẽ, với số lượt cài đặt (install) và phiên truy cập (session) tăng nhanh một cách ấn tượng.

Theo nhà đồng sáng lập của Sensor Towner:

“Kể từ khi đại dịch bùng phát, thương mại điện tử đã tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Người dùng không chỉ bắt đầu chuyển sang thiết bị di động để mua sắm và thực hiện giao dịch, mà còn yêu cầu các loại dịch vụ khác nhau trên thiết bị di động.

Ấn tượng hơn nữa, kể cả khi nhiều cửa hàng dần mở cửa lại trên phạm vi toàn cầu, các ứng dụng thương mại điện tử vẫn giữ chân được người dùng hiện tại, thậm chí còn thu hút thêm nhiều người dùng mới.

Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, mô hình kinh doanh này có tốc độ phát triển cao và bền vững, và đã rất thành công trong việc mang đến cho người dùng những trải nghiệm thuận tiện và tối ưu.”

Mặc dù phần lớn người dùng chuyển sang m-commerce để đáp ứng nhu cầu phát sinh do đại dịch, nhưng nhà phát triển luôn liên tục cải thiện, đa dạng hóa cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận và tính năng của ứng dụng.

Các quy định mới lên chiến dịch tăng trưởng người dùng (user acquisition, UA) xuất phát từ iOS 14.5+ và App Tracking Transparency (ATT) framework của Apple cũng khiến các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử iOS phải thay đổi chiến lược UA và cách người dùng trải nghiệm ứng dụng.

Doanh nghiệp phải vừa tìm cách đạt tỷ lệ opt-in cao, phải vừa nghiên cứu phương án sử dụng SKAdNetwork, giá trị chuyển đổi và dữ liệu thiếu chính xác hơn trước.

Cần nhấn mạnh một lần nữa, thương mại điện tử đã cho thấy khả năng bứt phá trước những thách thức và bối cảnh mới. M-commerce ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cần lên một chiến lược hợp lý để xác định đúng và thu hút thành công người dùng chất lượng cao và trung thành, từ đó đạt kết quả kinh doanh cao.

Trong báo cáo này, doanh nghiệp sẽ tìm thấy các chỉ số cần xem xét trước khi phân bổ ngân sách và quyết định mức chi cho chiến dịch.

“Đúng là chúng ta đang học cách chấp nhận tác động lâu dài của COVID và giãn cách xã hội lên đời sống hàng ngày, nhưng rõ ràng chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của công nghệ số, nhất là thương mại điện tử trên thiết bị di động.

Các nhãn hàng lớn đang khai thác tất cả kênh quảng cáo có trong tay để thu hút người dùng và thuyết phục họ quay lại mua hàng nhiều lần, cho dù là mua hàng online, qua ứng dụng hay tại cửa hàng. Tất cả đang tạo nên một khái niệm mua sắm hoàn toàn mới.

Một kỷ nguyên mới đang đến rất gần, nơi thương mại điện tử đa điểm chạm (multi-touchpoint commerce) có thể bứt tốc và tăng trưởng.”

Thiết bị di động: xu hướng mới dẫn đầu cho cho thương mại điện tử.

Nối tiếp năm 2020 đầy ấn tượng, m-commerce tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong phân khúc thương mại điện tử. Đến cuối năm 2021, kênh di động được dự đoán đóng góp đến 54% tổng doanh thu thương mại điện tử.

Doanh thu m-commerce toàn cầu ước đạt 3,56 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2020. Để tìm được hướng đi đúng trong phân khúc cạnh tranh khốc liệt này, doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm đa thiết bị, tức là người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các thiết bị một cách dễ dàng và thuận tiện, để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại.

Ví dụ, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của phân khúc phiếu giảm giá trên thiết bị di động (mobile coupon) ước đạt 56,5% vào năm 2025.

CTV.

Mức độ tương tác đo được trên truyền hình kết nối (CTV) tăng đáng kể qua từng năm, đưa CTV trở thành ngôi sao đầy tiềm năng trong thị trường quảng cáo tự động (programmatic ad).

Chỉ tính riêng tại Mỹ, số hộ gia đình đăng ký sử dụng CTV có thể lên tới 113 triệu vào năm 2024, và CTV hiện chiếm đến 40% tổng số lượt hiển thị video số (con số đang không ngừng gia tăng).

CTV tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng khổng lồ dành cho các sàn thương mại điện tử. Roku và Shopify vừa tuyên bố hợp tác để tích hợp ứng dụng Roku vào dashboard của tất cả người bán hàng trên Shopify, cho phép tạo quảng cáo CTV và quản lý chiến dịch CTV một cách dễ dàng.

YouTube cũng mới bổ sung CTV vào quảng cáo video, giúp người dùng dễ dàng mua sắm trên sàn thương mại điện tử, họ có thể truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của nhãn hàng mà không bị gián đoạn việc coi video.

Thị trường CTV đang tăng trưởng không ngừng, do vậy việc phân bổ đa thiết bị — tức là phân bổ các chỉ số của ứng dụng di động như lượt cài đặt, lượt hiển thị và sự kiện sau cài đặt cho quảng cáo phát trên CTV — càng trở nên cấp thiết.

Social commerce.

Social commerce (sử dụng mạng xã hội để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ) đang từng bước trở thành một phần thiết yếu của lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce), quy trình thanh toán trên kênh này cũng đang được cải thiện.

Các nền tảng như TikTok (đã hợp tác với Shopify), Instagram, Snapchat và Twitter đều đã giới thiệu tính năng mua sắm để đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với người dùng, đồng thời tạo đường dẫn trực tiếp để người dùng có thể trực tiếp thanh toán.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của social commerce đó là video dạng ngắn, loại hình mà TikTok hiện đang triển khai thành công nhất.

TikTok có khoảng hơn 1 tỷ người dùng thường xuyên, và gần đây đã cùng Walmart thử nghiệm tính năng live-stream kết hợp bán hàng, người dùng có thể click vào bất kỳ sản phẩm nào được đề cập trong suốt buổi live-stream để tiến hành mua hàng.

Trong báo cáo mới nhất của 5W Public Relations, 28% người dùng trên TikTok đã ít nhất một lần mua sản phẩm được chạy quảng cáo trên TikTok.

  • Conversational AI: Năm 2020, khoảng 7% người sử dụng thiết bị kết nối tại Mỹ (20 triệu người) đã mua hàng qua trợ lý ảo – con số này đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo dữ liệu do Salesforce công bố, tỷ lệ sử dụng chatbot đã tăng 67% trong giai đoạn 2018 – 2020.
  • Gamification: Hai trong nhiều thách thức mà ứng dụng thương mại điện tử thường xuyên đối mặt là giỏ hàng không được thanh toán và người dùng không sử dụng ứng dụng thường xuyên — cả hai thách thức này có thể được giải quyết bằng gamification, hay nói cách khác, bổ sung các yếu tố đặc thù game vào ứng dụng.

Các trò chơi đơn giản sẽ khuyến khích người dùng thường xuyên vào ứng dụng để chơi và nhận phần thưởng, qua đó tương tác tích cực với ứng dụng. Các cơ chế game thường dùng như đố vui, quay số hay tìm đồ.

Có thể kể đến chiến lược “Whopper Detour” của Burger King — người dùng có thể mua chiếc bánh Burger King Whooper với giá chỉ 1 cent nếu tải ứng dụng và đặt hàng trong bán kính 183m quanh các cửa hàng của Burger King và trong vòng một giờ sau cài đặt.

Chiến lược này đã mang về cho Burger King 1,5 triệu lượt tải xuống.

Bạn có thể tại đầy đủ báo cáo tại: Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

Nguồn: AdJust & Sensor Tower

Nhu cầu các ứng dụng tài chính tăng mạnh

Các ứng dụng của ngân hàng truyền thống, dịch vụ tài chính và đầu tư đang có xu hướng ra tăng rõ rệt trong vòng một năm trở lại đây.

Theo số liệu từ App Annie, khảo sát tại Việt Nam từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021 trên 1.000 ứng dụng thuộc top ứng dụng tài chính có lượng tải về lớn nhất cả hai hệ điều hành Android và iOS cho biết tổng số lượt cài đặt trong khoảng thời gian này đạt mức 150 triệu lượt.

Mức tăng này rất lớn so với cùng kì năm ngoái với tổng lượt cài đặt tích luỹ qua thời gian ở mức 273 triệu lượt. Có thể thấy, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người dân đặc biệt dành sự quan tâm tới các ứng dụng tài chính.

Đồng thời, số liệu cũng chỉ rõ tổng số người dùng hoạt động trong thời kì này là 65 triệu với tổng số giờ hoạt động là 448 triệu giờ, chứng minh cơn sốt to lớn của các ứng dụng tài chính như ứng dụng ngân hàng, ứng dụng dịch vụ tài chính, ứng dụng cho vay, ứng dụng đầu tư,…

Các ứng dụng của ngân hàng truyền thống, dịch vụ tài chính và đầu tư đang có xu hướng ra tăng rõ rệt trong vòng 1 năm trở lại đây, trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp.

Xu hướng này cho thấy thói quen sử dụng các ứng dụng này ngày càng phổ biến, đặc biệt là các ứng dụng của ngân hàng truyền thống và dịch vụ tài chính như thanh toán điện tử, do tính tiện dụng và tiết kiệm thời gian của chúng đối với người dân.

Theo App Annie, tỉ lệ cài đặt theo hệ điều hành cũng phản ánh một số thói quen của người tiêu dùng. Trên iOS có tỉ lệ cài đặt thấp hơn so với Android khá nhiều (37% và 63%).

Người dùng iOS có xu hướng cài đặt các app tín dụng thấp hơn một phần nguyên do nằm ở các ứng dụng tài chính chưa thực sự tối ưu hoá trên hệ điều hành này.

 

Cùng xu hướng với lượt cài đặt, số người dùng hoạt động trên các ứng dụng tài chính ngày càng tăng với tốc độ mạnh mẽ xuyên suốt năm 2020 đến hết quý 2/2021.

Xu hướng này có thể tiếp tục tăng lên do ngày càng nhiều người quen thuộc và ưa chuộng các ứng dụng này, đặc biệt là các ứng dụngngân hàng truyềnthống, dịch vụ tài chính và đầu tư.

Khi đại dịch Covid-19 qua đi, có thể là thời điểm chúng ta dần thích nghi với những xu hướng mới xuất hiện, đó là xu hướng về kinh tế số, thanh toán số,… Ðây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại, không chỉ cầm cự, mà còn xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình.

Theo số liệu thống kê, trong hơn 150 công ty fintech hiện nay, hoạt động thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia nhất là dịch vụ trung gian thanh toán như ví điện tử.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính nay, có khoảng 40 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu – chi hộ,…

Theo ý kiến đánh giá, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đang có những lợi thế như: cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày một tăng,…

Do đó, thị trường này sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Sự cạnh tranh của các công ty fintech một mặt sẽ diễn ra gay gắt, nhưng mặt khác sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 điều thương hiệu nên cân nhắc cho thiết bị di động

Người dùng Android toàn cầu trung bình đã dành 27% giờ thức trên thiết bị di động trong năm 2020, tăng 20% so với năm 2019, theo App Annie.

Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang tận dụng tối đa các hệ sinh thái khác nhau có thể mang lại. Các thương hiệu cần bắt đầu nghĩ về thiết bị di động như một cách sống còn chứ không chỉ là một thiết bị hay màn hình thông thường.

CRM là cốt lõi của ứng dụng.

CRM hay Quản lý mối quan hệ khách hàng là cốt lõi của ứng dụng – một ứng dụng tốt sẽ trở thành tâm điểm tương tác của khách hàng với thương hiệu.

Ví dụ: các ứng dụng như Amazon và Sainsbury’s Nectar, v.v. từng là sự phát triển bùng nổ của một website, giờ đây ứng dụng là điểm đến mặc định để tra cứu bất cứ điều gì liên quan đến lịch sử của bạn với các thương hiệu, cũng như cách dễ dàng nhất để sử dụng dịch vụ của họ.

Trong thời đại ngày nay, CRM là cách dễ nhất để bắt đầu và xây dựng các cuộc trò chuyện được cá nhân hóa, vì vậy các thương hiệu có thể sử dụng nó để tận dụng những lợi ích đó: thay đổi hành vi; giữ chân người dùng; tạo dựng niềm tin; và hiểu rõ về nhu cầu cũng như lịch sử đặt hàng của người dùng.

Bạn vẫn phải chứng minh giá trị cho khách hàng của mình; bạn phải đặt nhu cầu của họ lên trước lợi ích của bạn.

Ngoài việc làm cho khách hàng của bạn gắn bó hơn, có nhiều khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn hơn những đối thủ khác, bạn còn có thể bắt đầu mở khóa những thông tin chi tiết về các kiểu chi tiêu, dữ liệu giao dịch của họ cũng như hành vi và sở thích của họ.

Hãy chứng minh ứng dụng của bạn xứng đáng để chiếm lấy một vị trí trên điện thoại của khách hàng.

Khách hàng có nhiều khả năng sử dụng một ứng dụng hơn nếu nó tốt và ngược lại, nếu nó được coi là một thứ rác rưởi, họ sẽ không muốn tương tác hoặc chia sẻ nó.

Tương tự với một website dành cho thiết bị di động – đừng ép mọi người tải ứng dụng của bạn ngay lập tức sẽ khiến họ khó chịu.

Trước tiên, hãy cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt vời trên website, chứng minh rằng ứng dụng của bạn xứng đáng với dung lượng trên điện thoại của họ và nó sẽ có thể sử dụng được.

Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là đặt nhiều rào cản hơn giữa người dùng của bạn và nội dung mà họ mong muốn.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn hiểu hệ sinh thái của người dùng. Điều chỉnh nhu cầu của bạn với khách hàng và không đặt bất kỳ rào cản nào.

Khách hàng mong muốn trải nghiệm di động sẽ liền mạch và phù hợp. Công việc của bạn là tạo điều kiện cho điều đó. Bạn giúp đỡ họ thì cuối cùng họ sẽ giúp đỡ bạn.

Trải nghiệm khách hàng tốt có nghĩa là khách hàng của bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn. Theo một nghiên cứu từ PWC, 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm khách hàng tuyệt vời hơn.

Đừng làm những thứ chỉ bởi vì bạn có thể làm nó.

Mọi tương tác mà khách hàng có với thương hiệu của bạn sẽ thông báo các trải nghiệm của họ, bất kể tương tác này xảy ra trên kênh nào.

Khi nghĩ về trải nghiệm trên thiết bị di động, bạn có thể dễ dàng bỏ qua hoặc quên hành trình của người dùng máy tính để bàn. Mọi người muốn có được trải nghiệm phù hợp với họ mọi lúc mọi nơi.

Đối với hành trình khách hàng, hãy đảm bảo cung cấp các công cụ phù hợp để mọi người hoàn thành hành trình đó một cách hiệu quả cả bên ngoài ứng dụng mà bạn đã dành rất nhiều thời gian để phát triển.

Đừng ép buộc khách hàng của bạn phải trải nghiệm các kênh mà bạn lựa chọn.

Thiết bị di động và ứng dụng đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đó là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp củng cố lòng trung thành, sự công nhận thương hiệu và hợp lý hóa trải nghiệm của khách hàng.

Chỉ cần nhớ rằng mặc dù thiết bị di động là một con đường thú vị và đáng giá, nhưng với mọi thứ, bạn nên làm tốt nhất có thể.

Đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, chứng minh rằng bạn có thứ gì đó để cung cấp và nhớ ưu tiên những cuộc trò chuyện được cá nhân hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

WeChat: Siêu ứng dụng làm thay đổi thế giới mạng Trung Quốc

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau. 

Ảnh: Getty Images

Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.

Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.

Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.

Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.

Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.

WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.

Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.

Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.

WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.

Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.

Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.

Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.

Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).

Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).

WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.

Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.

Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.

Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.

Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.

Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.

WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.

Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.

Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.

Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.

Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.

Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.

Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.

Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.

Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.

Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Google: Các ứng dụng ‘nhanh nhẹn’ phát triển thịnh vượng trong ‘thời kì bình thường mới’

Mức độ tương tác của người tiêu dùng với các ứng dụng đã tăng lên trong bối cảnh đại dịch. Theo nghiên cứu mới từ công ty phân tích và dữ liệu di động App Annie, mỗi người trung bình hiện dành hơn 3h mỗi ngày cho các ứng dụng.

Việc nhiều người trong chúng ta thực hiện cuộc gọi điện video, quét mã QR để theo dõi liên hệ và đặt hàng tạp hóa hàng tuần đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Chúng ta biết rằng các ứng dụng cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.

Trong một năm ‘chưa từng có’ này, các ứng dụng cũng đã trở thành một nền tảng quan trọng mà các thương hiệu có thể sử dụng để phát triển nhanh chóng và đáp ứng với sự thay đổi động lực của thị trường.

Google đã nói chuyện với các giám đốc điều hành của 05 ứng dụng đã phát triển mạnh trong năm nay. Những câu chuyện và kinh nghiệm của họ cung cấp những hiểu biết quan trọng để giúp các nhà làm marketing hiểu hơn về cách đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hỗn loạn.

Ứng dụng Bolt – Tiếp cận khách hàng bằng sự đổi mới

“Chúng tôi đã đạt được những con số kỷ lục, và sau đó trong vòng hai tuần, hầu hết các thành phố ở châu Âu đã quyết định đóng cửa”, người đồng sáng lập Bolt và Phó chủ tịch về tính bền vững, Martin Villig cho biết.

Khách hàng bất ngờ bị ‘kẹt’ ở nhà. Bolt đã đáp lại bằng cách mở rộng quy mô một dịch vụ hoàn toàn mới: giao hàng tạp hóa.

Trong vòng 10 ngày, ứng dụng được cập nhật đã cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa không tiếp xúc mới từ các chuỗi siêu thị lớn ở các bang Baltic.

Điều này bổ sung cho dịch vụ giao hàng tại nhà hàng hiện có của Bolt. Villig nói: “Đây là một cách chúng tôi có thể cung cấp nhiều chuyến đi hơn và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn cho tài xế của mình.

Bolt cũng nhanh chóng di chuyển để đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ xe điện của mình. Điều này dựa trên nhu cầu từ các thành phố đột nhiên nhận thấy họ cần các lựa chọn mở rộng để người dân di chuyển xung quanh thị trấn.

Dịch vụ xe tay ga đã cung cấp cho người dùng một giải pháp thay thế an toàn cho các phương tiện giao thông công cộng đông đúc.

Những gì chúng tôi rút ra được: Trong những tình huống không chắc chắn này, Bolt đã thay đổi thế trận bằng cách phát hiện những cơ hội mới và nhanh chóng vận động.

Ứng dụng Starling Bank: Tái định vị chiến lược sản phẩm để đáp ứng các ưu tiên mới

Là một ngân hàng lấy khách hàng làm trung tâm, Starling đã nhanh chóng cung cấp các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số cao hơn nữa trong thời kì đóng cửa.

Ngân hàng đẩy nhanh việc ra mắt thẻ Connected. Đây là một thẻ ghi nợ bổ sung mà khách hàng cao tuổi hoặc ‘người dễ bị ảnh hưởng’ có thể đưa cho bạn bè hoặc hàng xóm để thanh toán cho việc mua sắm của họ khi họ ở nhà.

“Tại Starling, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược và sản phẩm của mình để thay đổi nhu cầu của khách hàng trong những thời điểm bất thường này”, Maria Milenkova, giám đốc cấp cao của Starling cho biết.

Những gì chúng tôi học được: Bằng cách điều chỉnh nhu cầu mới và cấp bách của khách hàng, doanh nghiệp đảm bảo rằng họ có thể giúp đỡ – và tạo ra sự trung thành lâu dài.

Ứng dụng Muzmatch: Đổi mới nhanh chóng để phục vụ khách hàng theo những cách mới

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Muzmatch, Shahzad Younas, phát triển ứng dụng tự học này tại quê nhà vào năm 2012.

Younas cho biết: “Trong đại dịch, một trong những điều đối với chúng tôi là giúp mọi người kết nối ở mức độ cá nhân khi họ không thể gặp nhau”.

Trong thời gian kỷ lục, Ông và nhóm của mình đã thiết kế, phát triển và khởi chạy tính năng trò chuyện video trong ứng dụng trong một môi trường an toàn và được kiểm soát.

Younas nói: “Người dùng của chúng tôi đang nắm bắt thực tế mà chúng tôi đang có. “Không ai biết điều này sẽ tiếp diễn trong bao lâu, vì vậy khi mọi người tìm thấy ai đó đặc biệt, họ không muốn chờ đợi”.

Điều chúng tôi học được: Đừng bao giờ đánh mất tinh thần khởi nghiệp của bạn. Bạn phải di chuyển nhanh chóng nếu không những người khác có thể đến đó trước bạn.

Ứng dụng Bending Spoons: Hình thành quan hệ đối tác để phục vụ những điều tốt đẹp hơn

Bending Spoons thiết kế và phát triển một loạt các ứng dụng ảnh, video, sức khỏe và thể dục tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng mỗi ngày.

Với sự xuất hiện của đại dịch, nhóm đã quyết định phân bổ thời gian và nguồn lực đáng kể để làm việc với chính phủ Ý để phát triển một ứng dụng theo dõi liên lạc COVID-19 có tên là Immuni.

“Nó giống như trở thành bác sĩ trên máy bay khi ai đó không khỏe”, Valerio Volpe, trưởng bộ phận thu hút người dùng cho biết. “Điều đạo đức duy nhất cần làm là giúp đỡ.”

Quá trình phát triển ứng dụng phức tạp này đã truyền cảm hứng cho động lực và niềm đam mê sâu sắc trong nhóm.

Họ đã nhận ra tiềm năng của mình để tác động đến hàng triệu người trong một thời điểm khó khăn. Nhóm đã làm việc đặc biệt chăm chỉ trong nhiều tháng để cung cấp một sản phẩm hiệu quả càng nhanh càng tốt.

Volpe cho biết: “Trải nghiệm này nhắc nhở chúng tôi về cơ bản của việc theo đuổi những sứ mệnh truyền cảm hứng, điều mà chúng tôi luôn hướng tới để thực hiện với các sản phẩm của mình.

Những gì chúng tôi học được: Nắm bắt các mối quan hệ đối tác và dự án mới. Điều này có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn, tạo động lực cho nhóm của bạn và thúc đẩy tác động không thể lường trước.

Ứng dụng Waze: Xây dựng các tính năng hữu ích với insights của người dùng

Trong một thế giới ngừng vận động, nhóm ứng phó khủng hoảng nội bộ của Waze đã làm việc chặt chẽ với cộng đồng người dùng và đưa ra một số phát hiện bất ngờ.

Người dùng không nhất thiết phải đi làm nhưng họ vẫn đang thực hiện những hành trình cần thiết đến những nơi như trung tâm lái xe và chợ thực phẩm.

Waze đã hợp tác với các nhà biên tập bản đồ của mình và đánh dấu các vị trí này trên bản đồ để từ đó giúp đỡ cộng đồng rộng lớn hơn.

Kosta Mogilevych, người đứng đầu bộ phận truyền thông trả phí tại Waze, thuộc sở hữu của Google, cho biết: “Điều đó đã khiến chúng tôi tung ra một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này sử dụng huy hiệu vị trí bản đồ để người lái xe có thể dễ dàng tìm thấy chúng”.

Điều chúng tôi học được: Luôn lắng nghe người dùng của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về các tính năng hữu ích mới mà bạn có thể theo đuổi. Điều này cuối cùng sẽ xây dựng lòng trung thành với thương hiệu nếu bạn đang phục vụ người dùng của mình.

Bài học Marketing bạn có thể ứng dụng

Trong thời kỳ đại dịch, một số ví dụ thực sự truyền cảm hứng đã xuất hiện, thay đổi cấu trúc và tái tạo cách thoát khỏi khủng hoảng.

Các công ty khác có thể học hỏi từ những ví dụ này để chứng minh doanh nghiệp của họ trong tương lai luôn phù hợp trong những thời kì thay đổi.

  • Nhanh nhẹn: Nhiều người trực tuyến và sử dụng các ứng dụng hơn bao giờ hết trong thời kỳ đại dịch. Việc áp dụng kỹ thuật số đã có một bước tiến nhảy vọt. Doanh nghiệp phải sẵn sàng và nhanh chóng tái định giá và phân bổ lại các nguồn lực. Khách hàng mong đợi một phản hồi. Doanh nghiệp của bạn không thể bị tụt hậu.
  • Sáng tạo: Đáp ứng nhu cầu của người dùng mới xuất hiện bằng cách tung ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới trong ứng dụng của bạn. Hãy sáng tạo để phục vụ khách hàng và suy nghĩ về cách ứng dụng của bạn có thể mang lại giá trị thực sự. Các ứng dụng được định vị tốt để cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà và liền mạch sẽ khiến khách hàng quay trở lại nhiều hơn.
  • Cởi mở: Hãy suy nghĩ xa hơn lĩnh vực kinh doanh truyền thống của bạn và cân nhắc sự hợp tác với các công ty hay tổ chức khác để mang lại giá trị cộng hưởng. Điều này có thể thúc đẩy nhóm của bạn, khơi dậy những ý tưởng mới và giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Game và ứng dụng được người dùng iPhone tải nhiều nhất 2020

Danh sách bao gồm những cái tên quen thuộc như Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Hôm 2/12, Apple công bố kết quả App Store Best 2020, giải thưởng dành cho các ứng dụng và trò chơi xuất sắc trên iPhone, iPad, Apple Watch, Apple TV và Mac. Ngoài ra, Táo khuyết cũng chia sẻ danh sách các ứng dụng phổ biến nhất năm 2020.

Wakeout! đã được chọn là ứng dụng iPhone tốt nhất năm 2020. Được phát triển bởi lập trình viên độc lập Andres Canella, ứng dụng cung cấp những bài tập thể dục nhanh và nhẹ nhàng dành cho mọi người, phù hợp để tự thực hiện tại nhà hoặc văn phòng.

Nền tảng trò chuyện video Zoom được vinh danh ở hạng mục ứng dụng iPad tốt nhất năm 2020 vì giúp sinh viên khắp nơi trên thế giới tiếp tục học tập tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Zoom cũng là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store năm nay.

Fantastical by Flexibits được chọn là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho máy Mac. Đây là giải pháp thay thế phần mềm lịch mặc định cho người dùng macOS, mang đến tính năng nâng cao để quản lý cuộc họp, tác vụ và đồng bộ hóa giữa các nền tảng khác nhau.

Disney+ thắng giải thưởng ứng dụng Apple TV của năm, trong khi Endel – một app giúp người dùng tập trung, thư giãn và dễ ngủ – được vinh danh là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho Apple Watch.

Apple có một hạng mục khác trong giải thưởng hàng năm dành riêng cho các trò chơi có sẵn trên App Store. Năm nay, Genshin Impact được bầu chọn là game iPhone hay nhất. Đối với iPad, Apple đã chọn Legends of Runeterra từ Riot Games là trò chơi của năm.

Disco Elysium, một tựa game RPG trinh thám, được bầu chọn là trò chơi của năm dành cho Mac. Cuối cùng, trên Apple TV, Dandara Trials of Fear đã được bầu là trò chơi của năm.

Táo khuyết cũng chọn Sneaky Sasquatch là trò chơi hay nhất hiện có trên nền tảng Apple Arcade. Tựa game được phát hành vào năm ngoái, cho phép người dùng “sống cuộc sống của một sasquatch” bằng cách đi bộ qua các khu cắm trại, câu cá ở hồ…

Trên tab App Store Today, Apple liệt kê danh sách các ứng dụng và trò chơi được tải nhiều nhất năm 2020, trong đó những vị trí đầu bảng thuộc về Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Đơn vị nhà phát triển các ứng dụng này sẽ được thưởng một biểu tượng App Store bằng nhôm có khắc tên người thắng giải ở mặt sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing