Skip to main content

Thẻ: bền vững

Doanh nghiệp tái tạo: Xu hướng tương lai của các doanh nghiệp

43% doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã triển khai hiệu quả cái gọi là “văn hóa tái tạo” hay “kinh doanh tái tạo” và 46% đang vận hành chuỗi cung ứng tái tạo rất hiệu quả.

Doanh nghiệp tái tạo
Doanh nghiệp tái tạo: Xu hướng tương lai của các doanh nghiệp

Các phân tích từ công ty tư vấn toàn cầu Kearney đã phát hiện ra rằng gần một nửa (48%) giám đốc điều hành hoặc các vị cấp cao (C-suite) khác cho biết những chuyển đổi kinh doanh hiện tại của họ không mang lại hiệu quả.

Mặc dù các doanh nghiệp đang chuyển từ tập trung vào khả năng phục hồi trong suốt thời kỳ diễn ra COVID-19 sang quan điểm mới gọi là ‘tái tạo’ (regenerative business), nhưng hiện chỉ có 51% doanh nghiệp vận hành hiệu quả theo cách này.

“Doanh nghiệp tái tạo” là gì?

Trong bối cảnh kinh doanh mới, việc tích hợp các mô hình kỹ thuật số mới và phân tích nâng cao, đồng thời tạo ra các chuỗi cung ứng và mô hình bền vững cho doanh nghiệp và xã hội hiện là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Các doanh nghiệp mong muốn thực hiện những cam kết này sẽ cần một cách thức tiếp cận lâu dài để có thể trở nên thực sự ‘tái tạo’ (tái sinh).

Điều này có nghĩa là, ngoài việc phục hồi và mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cần chủ động xác định xem những giá trị nào có thể được thêm ngược trở lại cho xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thay vì chỉ tập trung tối ưu hóa hiệu quả hay hiệu suất kinh doanh, thế hệ doanh nghiệp tiếp theo sẽ cần phải tái tạo tốc độ, sử dụng dữ liệu bên ngoài cộng với công nghệ AI để tìm hiểu chính xác những gì đang xảy ra bên ngoài doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bằng cách tái tạo toàn bộ hệ thống kinh doanh, từ chuỗi cung ứng đến trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các đội ngũ của họ có thể tiếp cận và duy trì toàn bộ tiềm năng vốn có.

Doanh nghiệp tái tạo còn được gọi là Kinh doanh tái tạo.

Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo (regenerative business).

Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo.
Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo.

Báo cáo nghiên cứu mới của Kearney từ hơn 800 lãnh đạo doanh nghiệp (C-Suite) trên toàn cầu (bao gồm 159 người ở khu vực APAC) cho thấy rằng có đến 99% lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc trở thành một doanh nghiệp tái tạo.

Ngoài ra, trong nghiên cứu, hơn một nửa (51%) lãnh đạo APAC báo cáo rằng doanh nghiệp của họ đã vận hành theo cách tái tạo một cách hiệu quả. Mặc dù con số này cao hơn mức trung bình toàn cầu là 44%, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội nữa để tiếp tục cải thiện và theo đuổi.

Tương tự, 43% doanh nghiệp APAC cho biết họ đã triển khai hiệu quả văn hóa tái tạo và 46% cho biết họ đang vận hành chuỗi cung ứng tái tạo rất hiệu quả.

Thái độ của C-Suite cũng rất khác nhau. Hơn một nửa (55%) CEO khu vực APAC cho biết hoạt động kinh doanh của họ rất hiệu quả trong việc tái tạo, với 41% cho biết họ vẫn còn nhiều tiến bộ cần đạt được.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết C-Suite ở APAC đang áp dụng các phong cách lãnh đạo mới, thứ có thể hỗ trợ doanh nghiệp tái tạo. Họ tập trung vào hành động và trao quyền cho người khác để tạo ra nhiều sự tích cực và thay đổi. 49% CEO cho biết họ hiện đang sử dụng phong cách lãnh đạo tái tạo (regenerative leadership) rất hiệu quả.

Arjun Sethi, Đối tác và Chủ tịch khu vực APAC tại Kearney nhận xét:

“Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rõ rằng các doanh nghiệp trong khu vực muốn chuyển từ một chiến lược đơn thuần là có khả năng phục hồi sang một chiến lược mới có khả năng tái tạo hoàn toàn, mang tính chuyển đổi giá trị cốt lõi cao hơn. Một môi trường làm việc đa dạng và bền vững là những ưu tiên khác.

Trong bối cảnh mới, một mô hình kinh doanh tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyển đổi mang tính cốt lõi và hơn thế nữa.

Các doanh nghiệp giờ đây phải lùi lại một bước, xem xét mô hình kinh doanh cũng như đánh giá lại các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Mang lại giá trị tối đa cho tất cả các bên liên quan và phục vụ cho một hệ sinh thái rộng lớn hơn là mục tiêu hàng đầu.”

Chủ tịch Arjun Sethi cho biết thêm:

“Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp ở Châu Á Thái Bình Dương đang đi đúng hướng tới các mô hình tái tạo và họ đang vận hành theo hướng tái tạo hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trên toàn cầu.”

Trở thành một doanh nghiệp tái tạo không chỉ là việc tái cơ cấu và giải quyết những điểm yếu hiện có của doanh nghiệp. Điều quan trọng là bất kỳ kế hoạch hay chiến lược nào cũng phải đặt ra mục tiêu bền vững và không ngừng tăng thêm giá trị cho thế giới mà họ đang hoạt động.

“Các doanh nghiệp phải phát huy thế mạnh của mình đồng thời tìm cách xác định các cơ hội mới để phát triển bền vững hơn trong tương lai. “Tái tạo” sẽ là từ khoá mà doanh nghiệp cần phải theo đuổi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Tính bền vững) trong phạm vi kinh doanh và marketing như: Sustainability là gì? Sustainability hoạt động như thế nào? Ý nghĩa của Sustainability (tính bền vững) trong ngành Marketing và kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược gắn liền với Sustainability? và hơn thế nữa.

Sustainability là gì
Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

Sustainability (Tính bền vững) được định nghĩa là tiêu chí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng vừa không làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và xã hội. Trong bối cảnh kinh doanh hay thậm chí là marketing ngày ngay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu, thay vào đó họ cũng quan tâm đến cách các sản phẩm đó được tạo ra, mục tiêu của thương hiệu đó là gì, có phát triển bền vững không, đồng thời kết nối các giá trị cá nhân đến những gì mà họ đang tiêu dùng, Sustainability là một trong những sự ưu tiên đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Sustainability là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Sustainability.
  • Sustainability hoạt động như thế nào?
  • Lợi ích và tầm quan trọng của Sustainability trong kinh doanh là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.
  • Economic Sustainability là gì?
  • Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?
  • Những thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.
  • Những thành phần cốt lõi của Sustainability là gì?
  • Người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Sustainability là gì?

Sustainability (Tính bền vững) là khái niệm đề cập đến khả năng duy trì hoặc hỗ trợ một quá trình liên tục theo thời gian.

Trong bối cảnh kinh doanh và chính sách, hay thậm chí là ngành marketing, Sustainability gắn liền với các giải pháp hướng tới mục tiêu là ngăn chặn sự cạn kiệt của các nguồn lực tự nhiên hoặc vật lý, để từ đó chúng có thể được tồn tại hay tiếp tục có sẵn trong dài hạn.

Theo góc nhìn này, các chính sách phát triển bền vững (sustainable policies) nhấn mạnh tính hiệu quả trong tương lai của bất kỳ chính sách hoặc hoạt động kinh doanh thực tế nào đối với con người, hệ sinh thái và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Sustainability thường đi kèm với niềm tin rằng nếu con người không có bất cứ động thái hay sự thay đổi lớn nào, họ sẽ phải hứng chịu những tổn thất vô cùng to lớn từ môi trường bên ngoài.

Sustainable là gì?

Sustainable (thuộc từ loại Tính từ) cũng có nghĩa là bền vững, thường đi liền với các danh từ khác với ý niệm làm bật tính bền vững của cụm từ. Ví dụ Sustainable Tourism để chỉ Du lịch bền vững hay Sustainable Energy để nói đến các loại Năng lượng bền vững.

Thấu hiểu khái niệm Sustainability.

Về cơ bản, Sustainability liên quan mật thiết đến việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ và giá trị thương hiệu gắn liền với những trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Trên thực tế, theo Google, 82% người tiêu dùng nói rằng Sustainability hiện là ưu tiên hàng đầu và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Bà Lorraine Whitmarsh, Giáo sư tâm lý Môi trường và Giám đốc trung tâm biến đổi khí hậu và chuyển đổi Xã hội (CCCST) cho biết điều này cho thấy rằng môi trường hiện là mối quan tâm cốt lõi của đa số mọi người.

Bà nói: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chúng tôi thấy rằng mối quan tâm về biến đổi khí hậu đã giảm xuống một cách đáng kể. Nhưng những gì chúng tôi đang thấy lúc bấy giờ thì hoàn toàn ngược lại.

Mối quan tâm về suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã ở mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019 và nó đang liên tục được gia tăng.”

Tuy nhiên, để khiến sự bền vững trở thành sự lựa chọn hàng ngày của người tiêu dùng, họ cần sự trợ giúp từ các thương hiệu.

Tại các thị trường mà Google khảo sát, 78% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu lớn nên có vai trò trong việc giúp chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Khi các thương hiệu nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh này của mình, họ đang tìm cách để hiểu cách mọi người đang thực sự nghĩ về Sustainability.

Một số lưu ý khác về Sustainability bạn cần hiểu là gì?

  • Phát triển bền vững có nghĩa là “đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng tương tự của các thế hệ mới trong tương lai.
  • Sustainability thường được chia thành ba thành phần cốt lõi là: nền kinh tế, yếu tố môi trường và xã hội.
  • Nhiều doanh nghiệp và chính phủ đã và đang cam kết các mục tiêu bền vững.
  • Đầu tư xanh (green investments) là khái niệm đang được nhiều giới đầu tư hướng tới.

Sustainability hoạt động như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, ý tưởng về Sustainability thường được chia thành ba thành phần chính là “nền kinh tế, môi trường và xã hội” – và trong một số trường hợp được tách thành “lợi nhuận, hành tinh và con người”.

Trong mô hình này, khái niệm “Economic Sustainability” tập trung vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là nơi cung cấp đầu vào vật chất để sản xuất kinh tế, bao gồm cả nguồn đầu vào tái tạo và đầu vào cạn kiệt.

Khái niệm “Environmental Sustainability” thay vào đó lại nhấn mạnh nhiều hơn vào các hệ thống hỗ trợ sự sống, chẳng hạn như khí hậu hoặc đất đai, đây là những thứ phải được duy trì để sản xuất kinh tế hoặc bảo vệ cuộc sống của con người.

Cuối cùng, “Social Sustainability” tập trung vào các tác động con người đối với các hệ thống kinh tế, bao gồm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như các hoạt động nhằm chống lại tính bất bình đẳng.

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?
Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Ngoài các lợi ích xã hội như cải thiện môi trường và nâng cao nhu cầu của con người, Sustainability còn mang lại các lợi ích về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững.

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững có thể cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của một của doanh nghiệp, hay việc cắt giảm chất thải và ô nhiễm cũng có thể giúp một doanh nghiệp tiết kiệm không ít ngân sách chi tiêu.

Ví dụ, sử dụng các thiết bị chiếu sáng và hệ thống nước hiệu quả có thể giúp một doạnh nghiệp tiết kiệm hóa đơn điện nước, cũng như cải thiện hình ảnh trước công chúng.

Ngoài ra, đối với không ít các quốc gia, chính phủ cũng bắt đầu có các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng các hành động bền vững cụ thể.

Cuối cùng, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững, ưu tiên mua sắm các thương hiệu đó, rõ ràng là doanh nghiệp đang được hưởng lợi không nhỏ từ xu hướng này.

Cách xây dựng môt chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.

Nhiều tập đoàn hay thương hiệu lớn đang tìm cách tích hợp các thực hành bền vững vào mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược bền vững giống như cách họ phát triển các bản kế hoạch chiến lược khác của mình.

Bước đầu tiên khi xây dựng một chiến lược bền vững là xác định một điểm yếu hay khuyết điểm cụ thể hiện có của doanh nghiệp.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể xác định rằng họ đang tạo ra quá nhiều chất thải và điều đó đang gây hại nghiêm trọng đến môi trường.

Tiếp theo, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu của mình đồng thời xác định các số liệu mà họ sẽ sử dụng để đo lường những thành quả đạt được.

Chẳng hạn với các thương hiệu như Nike, họ đưa ra mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất ra thành phẩm của mình.

Hay với adidas, họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

Bước cuối cùng trong chiến lược phát triển bền vững là thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả của nó.

Liên quan đến chiến lược bền vững, trong khi có nhiều giám đốc điều hành coi Sustainability là một trong những giá trị kinh doanh cốt lõi của họ, rất ít người trong số họ cam kết thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thành chúng.

Sustainability có thể được thúc đẩy thông qua những hành động chính là gì?

Nhiều doanh nghiệp bền vững đã và đang tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng chất thải.

Một số doanh nghiệp khác cũng có thể thúc đẩy Sustainability bằng cách đa dạng hoá và công bằng hơn trong lực lượng lao động của họ, hay thậm chí là ban hành các chính sách có lợi cho cộng đồng địa phương nơi họ đang kinh doanh.

Economic sustainability là gì?

Economic Sustainability hay Tính bền vững kinh tế hoặc kinh tế bền vững là khái niệm đề cập đến khả năng tiếp tục hoạt động của một doanh nghiệp trong dài hạn.

Đó là sự phát triển bền vững về mặt kinh tế khi doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mình sẽ có đủ nguồn lực, nhân sự và người tiêu dùng trong tương lai xa.

Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?

Các sản phẩm không bền vững là những sản phẩm sử dụng các nguồn tài nguyên không thể thay thế hoặc có thể được bổ sung với cùng tốc độ mà chúng đang được tiêu thụ.

Các sản phẩm dựa vào nhiên liệu hóa thạch là những sản phẩm không bền vững, bởi vì các nguồn tài nguyên được sử dụng để làm ra chúng không bao giờ có thể thay thế được.

Các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như gỗ rừng nhiệt đới, trữ lượng thủy sản, san hô biển hay động vật hoang dã khác có thể bền vững nếu chúng chỉ được khai thác ở một mức độ có giới hạn.

Những đặc điểm và thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Sustainability hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và đó cũng là những gì mà không ít các nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai, việc áp dụng lý thuyết về Sustainability vào các hoạt động kinh doanh cũng đang đối mặt với một số thách thức khác:

  • Thứ nhất, thật khó để có thể hiểu được tác động riêng lẻ của bất kỳ doanh nghiệp nào đến môi trường nói chung.
  • Thứ hai, rất khó để xếp hạng các tác động đến môi trường của từng hành động cụ thể.
  • Và cuối cùng, rất khó để dự báo cách các tác nhân kinh tế phản ứng lại với các biện pháp khuyến khích sự thay đổi.

3 xu hướng chính về Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng sau đại dịch là gì?

Dựa trên dữ liệu phân tích trên Google Search và người tiêu dùng, cũng như nhiều chuyên gia khác nhau, dưới đây là 3 xu hướng liên quan đến Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng để đồng hành và hỗ trợ khách hàng của họ.

tính bền vững là gì
người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Hãy kể những câu chuyện tích cực về Sustainability.

Giữa những thách thức mới đang nổi lên, mọi người đang ít tập trung hơn vào những chuyển đổi được xem là “to tát”, thay vào đó họ tập trung nhiều hơn vào những hành động đơn giản hàng ngày mà họ có thể thực hiện để sống bền vững hơn. Họ đang tìm nhiều cách để thay đổi các thói quen hàng ngày của mình.

“Khoa học hành vi dạy chúng ta rằng khi chúng ta cảm thấy tích cực về hành động của mình, chúng ta sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục hành động.”

Khi các dịch vụ giao hàng tận nhà (home deliveries) tiếp tục phát triển do ảnh hưởng của Covid-19, mọi người đang quan tâm hơn đến cách thức đóng gói hàng hoá.

Họ cũng đang tìm hiểu về những thay đổi mà họ có thể thực hiện trên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày để làm cho mọi thứ trở nên “dễ chịu” hơn.

Bà Whitmarsh cho biết thêm: “Bằng chứng cho thấy rằng những thông điệp hay câu chuyện tích cực hiệu quả hơn nhiều so với bất cứ điều gì có thể gây ra cảm giác tội lỗi.

Những thông điệp tích cực càng tập trung vào những gì các đối tượng mục tiêu quan tâm thì chúng càng hiệu quả và điều đó không nhất thiết phải là biến đổi khí hậu.”

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là thương hiệu cần phải làm cho người tiêu dùng thấy cách họ có thể giải quyết các vấn đề về Sustainability thông qua các hành động nhỏ hàng ngày và cách các mục tiêu lớn của họ có thể được chia thành các bước nhỏ hơn.

Liên quan đến tính đổi mới, các thương hiệu hãy tập trung vào các giải pháp mà họ đang xây dựng và chúng nên được hình dung như thế nào trong tương lai.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng những thay đổi mà thương hiệu đang làm thực sự mang lại nhiều ý nghĩa, xác thực, minh bạch và có thể đo lường được.

Tạo ra những cảm giác thân thiện với môi trường.

Mặc dù xu hướng tìm kiếm phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng đối với những thay đổi mang tính tích cực, nhưng đó không phải là tất cả những gì chúng ta cần hiểu.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, mọi người cho biết họ đang muốn đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm xây dựng Sustainability, chẳng hạn như việc tái chế.

Khi nói đến việc mua sắm nhưng phải gắn liền với ý thức về môi trường, mọi người không muốn đánh đổi chất lượng, sự tiện lợi hoặc khả năng chi trả cho sự bền vững.

Khách hàng đang mong đợi được cung cấp nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng không phải bằng cách “đánh đổi” với các lợi ích sản phẩm khác.

Để làm được điều này, các thương hiệu nên suy nghĩ về việc đưa Sustainability vào các đề xuất giá trị riêng biệt hiện có (USP), thay vì xem nó như là một tuỳ chọn bổ sung.

Tương tự như vậy, các thông điệp nên coi Sustainability là mặc định thay vì là một sự lựa chọn riêng biệt. Ví dụ, thay vì tạo ra một dòng sản phẩm mới, hãy tích hợp Sustainability vào một sản phẩm ngôi sao (star product trong ma trận BCG) nào đó.

Tuyên dương sự tiến bộ, thay vì sự hoàn hảo.

Người tiêu dùng nói rằng họ được thúc đẩy bởi những trải nghiệm về Sustainability, những thứ cho họ thấy được là họ đang giúp đỡ môi trường một cách hữu hình như thế nào.

Nếu thương hiệu có thể cho mọi người thấy được những tác động mà họ có thể tạo ra khi chọn sử dụng sản phẩm của thương hiệu, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với các sản phẩm đó và tất nhiên họ có thể mua và trung thành nhiều hơn.

Người tiêu dùng không mong đợi các thương hiệu sẽ trở nên hoàn hảo trong một thời gian ngắn, nhưng họ muốn tìm hiểu về những gì thương hiệu đang làm để cải thiện Sustainability trong tương lai.

Bằng cách đó, họ có thể thấy rõ hơn về việc khi họ lựa chọn một thương hiệu thì điều đó có thể tạo ra được những giá trị và ý nghĩa gì.

Để giúp người tiêu dùng hiểu tại sao các quyết định mua hàng của họ lại quan trọng, các thương hiệu có thể truyền đạt các mục tiêu và tác động của các hành động của họ trong ngắn hạn thay vì chỉ là các mục tiêu dài hạn.

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm mang lại cảm giác tích cực, thuận tiện và bổ ích, các thương hiệu có thể trao quyền cho mọi người để tiếp tục tạo ra những hành động mang Sustainability và xây dựng sự thay đổi trong dài hạn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Bền vững)?

  • Sustainability là ngành gì?

Về bản chất, Sustainability không phải là một ngành hay khái niệm dùng để chỉ một ngành nghề cụ thể. Nó dùng để mô tả về một ngành bất kỳ nào đó có tính bền vững, tức liên quan trực tiếp đến sinh học, môi trường, tự nhiên và hơn thế nữa.

  • Environmental sustainability là gì?

Environmental sustainability có nghĩa là bền vững về môi trường, khái niệm đề cập đến việc thực hiện các hành động nhằm duy trì và bảo vệ môi trường, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, duy trì sự ổn định của giống loài (động vật và thực vật).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi “sustainability là gì“? Nếu bạn là chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất hàng hoá hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề môi trường, Sustainability là một trong những động lực chính để thúc đẩy khả năng tồn tại và phát triển kinh doanh bền vững trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ khái niệm Sustainability, các chiến lược phát triển bền vững hay những tác động của Sustainability đến tâm lý và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thể có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ trong thế giới mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững

Mới đây, gã khổng lồ về bán lẻ đồ thể thao đã ra mắt chương trình “Voices of a Re:Generation” (Tiếng nói của thế hệ mới) — một sáng kiến nhằm phát triển cách thương hiệu điều hướng tới hành trình bền vững.

Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững
Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững

Dự án sẽ bắt đầu với việc Puma hợp tác và nhường ghế cho bốn “tiếng nói” của thế hệ Gen Z – những người có ảnh hưởng trong các chiến dịch bảo vệ môi trường từ khắp châu Âu và Hoa Kỳ, trong thời gian dài một năm.

Mối quan hệ hợp tác với bốn “đại sứ bền vững” sẽ khám phá những cách khả thi để thực hiện các chiến lược kinh doanh và phát triển tính bền vững của Puma, đồng thời sử dụng nền tảng của chương trình để truyền đạt những nỗ lực của Puma một cách minh bạch và xác thực.

Theo Vogue Business, bốn người tiêu dùng Gen Z được chọn bao gồm: nhà tái chế 23 tuổi Andrew Burgess, nhà làm phim tài liệu 29 tuổi Alice Aedy – cũng là đồng sáng lập công ty truyền thông định hướng tác động Earthrise Studio, vlogger sống bền vững 29 tuổi Luke Jaque-Rodney, và nghệ sĩ thị giác 32-tuổi Jade Roche.

Mỗi người trong số họ đại diện cho một trong những thị trường bán lẻ chính của Puma: Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Mặc dù ba trong số bốn người không phải là Gen Z về mặt tuổi tác, Puma cho biết tất cả họ đều có lượng khán giả trung thành nằm trong độ tuổi 18 – 24.

Voices of a Re:Generation được xây dựng dựa trên cam kết của thương hiệu nhằm đảm bảo các sáng kiến bền vững của Puma phù hợp với mọi người, đặc biệt là thế hệ tiếp theo. Sáng kiến này được thúc đẩy một phần nhờ phản hồi của nhân viên — độ tuổi trung bình của nhân viên Puma là 32 — và một phần nhờ cuộc khảo sát mà thương hiệu tiến hành.

Kết quả cho thấy 71% thanh niên cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe khi nói đến môi trường và muốn thấy các thương hiệu đưa ra nhiều cam kết hơn (49%), truyền đạt mục tiêu của họ tốt hơn (40%) và minh bạch hơn (34%).

Trong suốt năm 2023, bốn người trẻ có ảnh hưởng sẽ gặp Giám đốc nguồn cung ứng của Puma, Anne-Laure Descours và nhóm Phát triển bền vững của Puma để hợp tác và trình bày quan điểm trung thực của họ.

“Chúng tôi luôn ghi lại sự tiến bộ của mình trong các hoạt động bền vững; tuy nhiên, có một thực tế là thông tin chúng tôi chia sẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng được thế hệ tiếp theo hiểu được”, bà Descours nói.

“Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi và chúng tôi cam kết làm cho tính bền vững trở nên dễ tiếp cận và minh bạch hơn đối với mọi người, mọi lứa tuổi”.

Voices of a Re:Generation chỉ là một bước tiến trong nhiều năm nỗ lực kinh doanh bền vững của PUMA.

Theo bảng xếp hạng mới nhất của trang web Business of Fashion, Puma được đánh giá là thương hiệu bền vững nhất trong ngành này trong năm 2022.

Trong nỗ lực thực thi chiến lược bền vững “Forever Better,” hồi đầu năm nay, Puma thông báo trong giai đoạn 2017-2021, hãng đã giảm được tới 88% lượng khí phát thải trong hoạt động chung và 12% trong chuỗi cung ứng, trong khi vẫn đạt tăng trưởng doanh thu mạnh trong thời gian này.

Để đạt được kết quả này, PUMA cho biết đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo, chuyển đổi toàn bộ ôtô của công ty từ chạy bằng xăng sang điện, tăng cường sử dụng vật liệu bền vững và tăng năng suất của các nhà máy.

Puma cũng được đưa vào bảng xếp hạng 100 công ty bền vững nhất toàn cầu của tổ chức Corporate Knights, duy trì xếp hạng ba A với MSCI và vị trí hàng đầu với ISS; hai cơ quan xếp hạng bền vững hàng đầu.

Còn theo tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của S&P năm 2022, Puma lần đầu tiên vượt trội so với tất cả các thương hiệu thể thao khác kể từ năm 2010.

Bất chấp sự thay đổi trong ban lãnh đạo gần đây – Giám đốc điều hành Bjørn Gulden chuyển sang làm việc cho đối thủ Adidas, Puma khẳng định rằng Voices of a Re:Generation là sự tiếp nối chiến lược dài hạn của thương hiệu, bởi môi trường là một vấn đề quan trọng đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi.

Nghiên cứu của Puma trùng khớp với cuộc khảo sát gần đây của Piper Sandler, cho thấy môi trường là mối quan tâm hàng đầu phổ biến nhất trong số các vấn đề được xếp hạng của tuổi teen, chiếm 19%, tiếp theo là tình trạng bình đẳng chủng tộc với 9%.

Cùng một báo cáo cũng cho thấy sức mua của tuổi teen đang tăng lên, với chi tiêu tự báo cáo tăng 2% so với năm trước, lên đến 2.419 đô la.

Khi sức mua của nhóm này tăng lên, thương hiệu cần phải làm việc để thu hút họ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu đã cố gắng trở nên bền vững hơn, những nỗ lực này không phải lúc nào cũng được các nhà tiêu dùng trẻ tuổi đón nhận tốt.

Các cáo buộc “tẩy xanh” hoặc giả vờ quan tâm đến môi trường để kiếm lợi nhuận có thể làm chết chương trình thậm chí là khi nó được thiết kế với ý định tốt đẹp.

Do đó, các chuyên gia cho biết hầu hết các thương hiệu đều né tránh các sáng kiến minh bạch do có thể gây ra rủi ro về uy tín.

Thành công của Puma sẽ phụ thuộc vào khả năng của 4 nhân vật có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy sự thay đổi lâu dài hay không. Javed Siddiqui, giáo sư tại Trường Kinh doanh Alliance Manchester, người chuyên về quản trị doanh nghiệp, cho biết ônglạc quan về sáng kiến này. “Có thể có rất nhiều câu hỏi mà Puma chưa thể trả lời, nhưng sự sẵn sàng đối mặt với người tiêu dùng của họ là điều đáng hoan nghênh”.

Hiện các nhà hoạch định chính sách của Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang nỗ lực để thắt chặt các tiêu chuẩn và thúc đẩy thay đổi hệ thống bền vững trong sản xuất thời trang.

Điều này bao gồm Tuyên bố Xanh gần đây của EU, trong đó đưa ra nhiều hướng dẫn hơn về truyền thông hướng tới người tiêu dùng về tính bền vững và Luật Chống lãng phí và Kinh tế tuần hoàn của Pháp, thúc đẩy các thương hiệu đưa thông tin truy xuất nguồn gốc chi tiết hơn trên nhãn sản phẩm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo

Các nhà marketer cấp cao tại PepsiCo cho biết, người tiêu dùng dễ tiếp nhận các sáng kiến bền vững hơn khi chúng gắn liền với các mục đích của thương hiệu.

VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo
VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo

Sứ mệnh hiện tại của PepsiCo là thúc đẩy các sáng kiến ​​phát triển bền vững để từ đó mang lại cảm giác “chân thực” cho thương hiệu và người tiêu dùng của mình.

Bà Sebnem Erim, Phó chủ tịch phụ trách các hoạt động marketing mảng thực phẩm toàn cầu của PepsiCo giải thích rằng các sáng kiến về tính bền vững ​​gắn liền với mục đích của thương hiệu sẽ có nhiều khả năng được khách hàng đón nhận hơn.

Trong một sự kiện, Bà Sebnem Erim cho biết:

“Người tiêu dùng đang nói với chúng tôi rằng mọi thứ không cần phải hoàn hảo nếu bạn sống thật với chính mình và bạn đang thực hiện đúng các bước để biến điều đó thành hiện thức. Đó là một cuộc hành trình.”

Ông Mark Kirkham, Phó chủ tịch cấp cao của PepsiCo phụ trách các mảng về đồ uống cho biết thêm rằng nhóm marketing của công ty đang tìm kiếm các sáng kiến ​​phù hợp với thương hiệu của mình.

Ông nói: “Với tư cách là những marketer, chúng tôi luôn tìm kiếm các mối quan hệ tài trợ và đối tác có thể mang thương hiệu của chúng tôi vào cuộc sống một cách chân thực nhất.”

Bà Sebnem Erim nói thêm: “Chúng tôi đang mang lại niềm vui cho cộng đồng và gắn kết họ lại với nhau. Những sáng kiến “chân thực” sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao hơn, những người ngày càng mong muốn được thấy những hành động tích cực đối với môi trường từ phía các thương hiệu.”

“Người tiêu dùng đang tìm đến các thương hiệu có thể giúp họ có được những lựa chọn bền vững hơn.”

“Những cách thức làm marketing quá sáo rỗng và bóng bẫy trước đây không tỏ ra hấp dẫn với những người tiêu dùng trẻ tuổi chẳng hạn như Gen Z, vì vậy, các nhà marketer cần tìm kiếm những cách khác nhau để truyền thông các sản phẩm của họ.”

“Tuy nhiên, tính bền vững phải được đặt lên hàng đầu và nên được đưa vào ngay từ đầu trong quá trình xây dựng thương hiệu.”

Hãy chứng minh rằng thương hiệu của bạn có thể phát triển và được chú ý trong tương lai.

Các sáng kiến ​​như giảm lượng muối trong sản phẩm hoặc chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe cũng đang góp phần giúp “chứng minh sự phù hợp trong tương lai” của các sản phẩm của PepsiCo.

Ví dụ, ở Vương quốc Anh, Walkers, một sản phẩm Snacks của PepsiCo đã tự đặt mục tiêu đạt được 50% doanh thu từ đồ ăn nhẹ không chứa HFSS hoặc dưới 100 calo vào năm 2025.

Trong khi đó, là một phần của triết lý này, PepsiCo cũng đang nỗ lực để bảo vệ tính bình đẳng trong thể thao, trong đó đặc biệt chú trọng đến bóng đá dành cho phụ nữ thông qua các sự kiện tài trợ cho thể thao.

Bà Sebnem Erim chia sẻ:

“Nếu bạn nghĩ rằng khi thương hiệu tham gia tài trợ cho các sự kiện, khách hàng sẽ có được những trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu và sau đó trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu thì tôi lại có một chút quan điểm khác.

Tôi nghĩ rằng khách hàng sẽ trung thành hơn với những gì chúng tôi đang cố gắng làm hơn là những gì mà chúng tôi nói hay hứa sẽ làm.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Starbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần

Nhằm mục tiêu hướng tới tính bền vững và thân thiện với môi trường, Starbucks cho biết sẽ loại bỏ dần các ly nhựa dùng một lần.

StarbStarbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lầnucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần
Starbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần

Theo thông tin từ Starbucks, những chiếc ly nhựa và giấy màu xanh trắng mang tính biểu tượng của Starbucks sẽ sớm dần biến mất khi thương hiệu này đang lên kế hoạch thúc đẩy việc khách hàng mang theo ly riêng của họ để đựng.

Một số cửa hàng cho biết, họ đang hướng tới mục tiêu “tạo ra một phong trào văn hóa hướng tới đồ tái sử dụng vào năm 2025” – bằng cách thúc đẩy mọi người đựng đồ uống của họ trong những chiếc ly có thể tái sử dụng được thay vì dùng cốc nhựa và giấy.

Starbucks cho biết họ đang xem xét một số chương trình và hành động mới trong khi “chuyển hướng hoàn toàn ra khỏi việc sử dụng đồ nhựa” trong những năm tới.

Giám đốc phát triển bền vững (CSO) của Starbucks, Michael Kobori cho biết quá trình chuyển đổi này là một phần trong những nỗ lực biến Starbucks trở thành một “doanh nghiệp tích cực về mặt nguyên liệu đầu vào”.

Mục tiêu tiếp theo của Starbucks là hạn chế phần lớn việc thải khí carbon và lãng phí nguồn nước.

Một số cửa hàng của Starbucks ở Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và London hiện đang thử nghiệm dịch vụ “mượn tạm ly” – trong đó khách hàng đặt đồ uống và đựng trong ly của Starbucks, họ sẽ trả lại những chiếc ly này sau đó.

Với mỗi chiếc ly, khách hàng sẽ đặt cọc 1 USD, số tiền này sẽ được trả lại khi khách hàng hoàn lại ly.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Văn hóa doanh nghiệp: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững

Để phát triển đất nước, cần phải phát triển cả “nguồn lực mềm”, trong đó văn hóa kinh doanh hay văn hoá doanh nghiệp là một phần rất quan trọng.

Văn hóa kinh doanh: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững
Văn hóa doanh nghiệp: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững. Forbes

Văn hóa là một thành phần trong kinh doanh, có tác động đến định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh bao gồm giá trị, tầm nhìn, phong cách làm việc, niềm tin và thói quen của doanh nghiệp.

Qua các thời kỳ lịch sử, vượt lên những khắc nghiệt của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa kinh doanh Việt Nam luôn thể hiện ở sự sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

Công cuộc đổi mới khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội và là điều kiện quan trọng để văn hóa kinh doanh Việt Nam phát huy với đầy đủ sắc thái.

Tiến trình mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong quá trình hợp tác và cạnh tranh đã từng bước nhận thức rõ mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận riêng, mà còn là lợi ích quốc gia.

Nhiều doanh nghiệp Việt mang tầm quốc tế đã ý thức rõ mục đích xây dựng, phát triển thương hiệu không chỉ để tối đa hóa lợi nhuận, mà còn là cách bảo vệ, giữ gìn thể diện quốc gia, văn hóa của dân tộc trong quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế và “chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh” như nhận định của văn kiện Đại hội Đảng XIII.

Trong môi trường pháp lý đang hoàn thiện, một số nhà kinh doanh vì lợi nhuận đã bất chấp đạo lý, kỷ cương, phủ nhận những giá trị đạo đức, xâm phạm những chuẩn mực kinh doanh truyền thống của dân tộc mà cội nguồn là “lòng tham không có giới hạn”, như nhà lý luận Đoàn Duy Thành đã đề cập trong tác phẩm “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” xác định mục tiêu:

“Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao”.

Đặc biệt, trong giai đoạn mới, việc xây dựng văn hóa kinh doanh “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là đòi hỏi cấp thiết. Theo thống kê, văn hóa có thể chiếm 20-30% sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ cạnh tranh “thiếu văn hóa”.

Trước yêu cầu đó, quan điểm về xây dựng văn hóa kinh doanh của Đại hội XIII của Đảng, một lần nữa định hướng chiến lược đưa văn hóa kinh doanh trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững kinh tế Việt Nam.

Nhưng điều gì tạo nên văn hóa kinh doanh? Để nghị quyết và văn kiện của Đảng đi vào thực tế đời sống kinh doanh trong bối cảnh đất nước đang hướng tới một nhà nước pháp quyền, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chiến lược văn hóa kinh doanh Việt Nam thành công cần được xây dựng trên 6 thành phần cơ bản sau:

Tầm nhìn. Văn hóa kinh doanh bắt đầu với tầm nhìn hoặc tuyên bố sứ mệnh nhằm đặt ra mục đích và hướng dẫn các giá trị của doanh nghiệp.

Mục đích đó lại định hướng cho mọi quyết định của nhân viên. Khi chúng được thể hiện một cách chân thực và nổi bật, những tuyên bố về tầm nhìn giúp định hướng khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Tuyên bố về tầm nhìn là một yếu tố tưởng như đơn giản, nhưng nó là nền tảng của văn hóa kinh doanh.

Đặc biệt, trong một đất nước mà nền kinh tế đang hoàn thiện cơ chế thị trường thì tầm nhìn của doanh nhân cần phải gắn với vấn đề thượng tôn pháp luật, đạo đức kinh doanh.

Văn hóa kinh doanh: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững

Giá trị. Giá trị của doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa. Trong khi tầm nhìn nêu rõ mục đích của doanh nghiệp, bộ giá trị doanh nghiệp cung cấp cẩm nang hướng dẫn hành vi và tư duy để đạt được tầm nhìn đó.

Bộ giá trị được trình bày rõ ràng và được truyền đạt một cách cụ thể cho nhân viên có thể bao gồm cả cách mà công ty cam kết phục vụ khách hàng, đối xử với đối tác và duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giá trị là một khái niệm rộng, thể hiện quan điểm để đạt được tầm nhìn của công ty.

Thực hành. Tất nhiên, bộ giá trị doanh nghiệp chỉ quan trọng khi chúng đi vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Nếu DN tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi”, thì phải sẵn sàng đầu tư vào nhân sự.

Tương tự như vậy, nếu doanh nghiệp xem trọng hệ thống phân cấp “phẳng” và dân chủ, thì phải khuyến khích thành viên bất đồng quan điểm trong các cuộc thảo luận mà không sợ hãi hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực.

Và chúng phải được củng cố trong các chính sách thăng tiến, đồng thời đưa vào nguyên tắc hoạt động hằng ngày trong doanh nghiệp. Thực hành là phương pháp hữu hình, được hướng dẫn bởi biện pháp cụ thể, qua đó doanh nghiệp thực hiện các giá trị của mình.

Con người. Không một doanh nghiệp nào có thể xây dựng nền văn hóa gắn kết mà không có những người chia sẻ các giá trị cốt lõi hoặc sẵn sàng tiếp nhận những giá trị đó.

Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới có chính sách tuyển dụng nhân sự nghiêm ngặt. Họ tuyển dụng nhân viên mới không chỉ là người tài năng, mà còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc mang về những người “văn hóa phù hợp” sẽ nâng cao văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng tấm gương cá nhân. Các nhà chiến lược văn hóa kinh doanh đều thống nhất về việc xây dựng những tấm gương cá nhân trong doanh nghiệp.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quá trình  lịch sử để viết thành chuyện, trong đó có những cá nhân làm nên lịch sử doanh nghiệp. Đó là những cá nhân điển hình đã xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Những tấm gương ấy càng được nhân rộng thì văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển.

Địa điểm. Tại sao các công ty công nghệ lại tập trung ở Thung lũng Silicon và các công ty tài chính lại tập trung ở London và New York?

Có rất nhiều câu trả lời cho những câu hỏi ấy, nhưng câu trả lời thuyết phục nhất là địa điểm định hình văn hóa. Không gian văn phòng mở càng khơi gợi sự sáng tạo. Địa điểm cho dù là địa lý, kiến trúc đều tác động đến hành vi của con người tại nơi làm việc.

Đảng lãnh đạo đã xác định “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

Trong quá trình đó, việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trên nền tảng của 6 thành phần kể trên là nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân.

Văn hóa kinh doanh nói riêng và văn hóa nói chung là nguồn lực thứ năm cùng với 4 nguồn lực tài chính, sản phẩm vật chất, tài nguyên và con người – sẽ là 5 cánh sao vàng đưa đất nước tiến tới phồn vinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo DNSG

Forbes: 8 xu hướng kinh doanh lớn nhất toàn cầu trong 2022

Từ tính bền vững, trí tuệ nhân tạo đến tính xác thực và kinh doanh với mục đích hay sự mệnh rõ ràng, có nhiều xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm mới 2022.

xu hướng kinh doanh trong 2022

Không chỉ là chịu ảnh hưởng từ cuộc đại dịch kéo dài mấy năm qua, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu và cả sự dịch chuyển về kinh tế dựa trên các công nghệ mới.

Để có thể nhanh chóng thích nghi với những điều này, các doanh nghiệp giờ đây ngoài việc luôn phải chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng kinh doanh cốt lõi như đội ngũ nhân sự hay yếu tố công nghệ, cập nhật và bắt kịp các xu hướng kinh doanh mới cũng là xu thế tất yếu.

Dưới đây là một số xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022 và những năm tới mà doanh nghiệp có thể tham khảo và học hỏi.

Xu hướng 1: Tính bền vững và khả năng phục hồi.

Trong năm mới 2022, mọi tổ chức đều phải tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt các gánh nặng từ các hoạt động kinh doanh đến môi trường. Triệu tiêu hoá carbon trong chuỗi cung ứng là chiến lược thông minh mà doanh nghiệp có thể bắt đầu.

Các doanh nghiệp có tư duy hướng về tương lai đang tìm đủ mọi cách để cải thiện tính bền vững trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, tính bền vững cũng cần gắn liền với khả năng phục hồi, vì doanh nghiệp có khả năng phục hồi có nghĩa là họ có thể thích ứng và tồn tại lâu dài hơn với thị trường.

Bất kỳ doanh nghiệp nào bỏ qua tính bền vững hay phớt lờ yếu tố môi trường sẽ không thể kinh doanh hiệu quả trong thời đại tiêu dùng có ý thức (conscious consumption) này.

Xu hướng 2: Sự cân bằng giữa nhân sự là con người và robot thông minh.

Ngày nay, chúng ta ngày càng có nhiều robot thông minh và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ mà trước đây con người thực hiện.

Điều này đặt ra cho các nhà tuyển dụng một số câu hỏi chính: làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm thấy sự cân bằng giữa các máy móc thông minh và trí thông minh của con người? Những phần nào nên được trao cho máy móc? và phần nào thuộc về con người?

Trong bối cảnh kinh doanh mới, tự động hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi ngành, vì vậy điều cơ bản là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuẩn bị từ bây giờ cho tổ chức và con người của họ – công nghệ thay đổi thì vai trò của các công việc cũng sẽ thay đổi theo.

Xu hướng 3: Sự dịch chuyển của các nhóm nhân tài và trải nghiệm của nhân viên tại nơi làm việc.

Cách chúng ta làm việc đang thay đổi nhanh chóng, ngày càng có nhiều người trẻ hơn tham gia vào lực lượng lao động, nhiều lao động hợp đồng và làm việc từ xa nhiều hơn.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng việc làm toàn thời gian (full-time employment) truyền thống sẽ chỉ là dĩ vãng khi các tổ chức dần chuyển sang tuyển người trên cơ sở làm việc theo hợp đồng và ưu tiên làm việc từ xa.

Xu hướng 4: Các tổ chức sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn (agile) và ít thứ bậc hơn.

Theo truyền thống, cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều thứ bậc khác nhau, từ trên cao xuống dưới thấp theo thứ tự từ lãnh đạo đến nhân viên.

Tuy nhiên điều này sẽ trở nên nhạt nhoà hơn trong thế giới mới khi mà mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải sớm nhận ra điều này, cơ cấu lại tổ chức đội nhóm của họ sao cho thuận tiện nhất có thể, nhanh nhẹn hơn với mọi sự biến đổi từ các yếu tố môi trường.

Đây cũng là lý do tại sao cả Elon Musk của Tesla và Steve Jobs của Apple lại chọn “No Silo” làm kim chỉ nam cho cấu trúc kinh doanh của họ.

Xu hướng 5: Tính xác thực.

Người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm những kết nối có ý nghĩa hơn và sâu sắc hơn với các thương hiệu họ lựa chọn. Nhu cầu kết nối này đã làm cho tính xác thực như là một chất kết dính mới giữa cả hai phía.

Tính xác thực giúp thúc đẩy mối liên hệ giữa các con người với nhau, họ muốn nhìn thấy các thương hiệu (và cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp) thể hiện những phẩm chất quan trọng của con người như sự trung thực, đáng tin cậy, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự khiêm tốn và thậm chí có thể là một chút dễ bị tổn thương và sợ hãi.

Người tiêu dùng trong thế giới mới muốn doanh nghiệp làm nhiều thứ hơn cho cộng đồng và con người hơn chỉ là tập trung vào yếu tố lợi nhuận.

Xu hướng 6: Kinh doanh có mục đích.

Liên quan đến tính xác thực, kinh doanh có mục đích giúp đảm bảo tổ chức của bạn tồn tại để phục vụ cho một mục đích có ý nghĩa (cao cả) nào đó thay vì là kiếm thêm lợi nhuận.

Mục đích kinh doanh xác định lý do tại sao một tổ chức tồn tại và phát triển, do đó, điều quan trọng là các thương hiệu cần phải truyền tải những thông điệp hay lời hứa về sự nỗ lực của mình cho một điều gì đó tốt đẹp hơn.

Xu hướng 7: Hợp tác (co-branding) và tích hợp.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết mọi thứ đều có thể đạt được bằng cách thuê ngoài (outsourcing). Thế giới kinh doanh toàn cầu chưa bao giờ tích hợp và hội nhập sâu đến như vậy.

Trong tương lai, các tổ chức sẽ ngày càng khó thành công hơn nếu không có mối quan hệ đối tác (partnership, co-branding…) thực sự chặt chẽ với các tổ chức khác.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là doanh nghiệp hay thương hiệu cần tích hợp chuỗi cung ứng nhiều hơn, tích hợp dữ liệu nhiều hơn và thậm chí là chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức liên quan với nhau để gia tăng sức mạnh cộng hưởng.

Xu hướng 8: Các hình thức gây quỹ mới.

Cách thức mà các doanh nghiệp có thể huy động tài chính cũng đang thay đổi. Các nền tảng và cơ chế mới đã xuất hiện để giúp kết nối nhiều hơn và sâu hơn giữa các doanh nghiệp với nhà đầu tư.

Doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc huy động vốn từ cộng đồng, ra mắt những đợt phát hành đầu tiên (ICO), hay các hình thức mua bán sáp nhập (M&A) khác.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hay Blockchain, doanh nghiệp hiện có nhiều cơ hội hơn mới để mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 bước giúp doanh nghiệp tăng tính bền vững để giữ chân người lao động

Trong bối cảnh thế giới hướng đến môi trường xanh, một số hành động cụ thể giúp các doanh nghiệp cải thiện tính bền vững cho hoạt động.

Getty Images

Với thành công từ hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu COP26, đây là lúc mà những doanh nghiệp cần phải hành động và giảm tác động lên môi trường.

Đây không chỉ là việc đúng để làm, mà còn tốt cho kinh doanh. Theo nhận định từ những nhà nghiên cứu, điều này thậm chí còn giúp doanh nghiệp ứng phó với xu hướng bỏ việc hàng loạt hiện nay (Great Resignation).

Trong nghiên cứu của WeSpire về Tình trạng gắn kết của Người lao động năm 2021, 93% người lao động cho biết doanh nghiệp của họ có những tác động tích cực đến thế giới và họ có kế hoạch gắn bó với công việc.

Một vài tổ chức đã có lộ trình cải thiện tính bền vững và công bố tham vọng về mục tiêu trung hòa khí thải carbon. Tuy nhiên, với những tổ chức khác đang có các bước thử nghiệm đầu tiên, họ nên tập trung kế hoạch vào điểm nào?

Có kế hoạch A.

Mỗi tổ chức là khác nhau và tác động của họ sẽ tùy thuộc vào ngành công nghiệp họ hoạt động. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp vẫn có vai trò của riêng mình.

Điều ưu tiên là phải nắm bắt được các công việc kinh doanh hiện tại, xác định những phạm vi cần cải thiện và có kế hoạch rõ ràng. Những công cụ đánh giá miễn phí như B Impact Assessment (BIA – mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp lên nhân sự) có thể là bước khởi đầu tốt.

Thành lập đội ngũ nhân sự “xanh” sẽ thúc đẩy tính bền vững, đồng thời vạch ra kế hoạch với những mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào kế hoạch.

Việc này nên bao gồm những mục tiêu nhìn thấy được như giảm chuyến công tác hoặc giảm mức sử dụng nguồn điện trong văn phòng làm việc và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện.

Hỗ trợ phương thức làm việc linh hoạt.

Hướng đi đầu tiên mà những doanh nghiệp làm việc trong văn phòng có thể tạo nên sự khác biệt là tiếp tục hỗ trợ nhân sự làm việc linh hoạt. “Nhờ hàng tỉ người tại nhiều quốc gia không phải di chuyển hàng ngày, chúng ta đang tận hưởng không khí, nguồn nước trong lành hơn và đóng góp tích cực tới môi trường.

Tiếp tục hướng đến phong cách sống này có tiềm năng ngăn hành tinh của chúng ta khỏi bờ diệt vong,” nhà chiến lược về làm việc từ xa, Molood Ceccarelli nhận định.

Một nghiên cứu từ Global Workplace Analytics củng cố nhận định này, khi ước tính nếu bất kỳ ai có thể hoặc muốn làm việc tại nhà trong nửa tuần đều thực hiện mong muốn đó được, thì “lượng khí thải nhà kính tương đương với toàn bộ người lao động tại New York không di chuyển ở trên đường”.

Đạt hiệu quả từ văn phòng làm việc (tại nhà).

Trong khi hạn chế di chuyển hàng ngày dường như thành công dễ dàng xét về khía cạnh tác động tới khí hậu, bất kỳ thành quả nào có thể trở thành công cốc nếu không tính toán tới những gì xảy ra bên trong ngôi nhà của người lao động. Do vậy, kế hoạch về tính bền vững của bạn nên có tác động lên cả văn phòng ở công ty và tại nhà.

Với những tòa nhà chịu trách nhiệm cho gần 40% lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm, văn phòng tại gia của bạn sẽ đem đến tiềm năng rất lớn về hiệu quả chưa được khai phá.

Chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, rác thải tái chế, hạn chế sử dụng giấy, giảm nhiệt độ phòng xuống một vài độ và tắt thiết bị khi chưa cần dùng tới. Cùng nhau, những thay đổi trên có thể giảm tiêu thụ nguồn điện của bạn một cách đáng kể.

Nếu bạn đang thuê văn phòng, hãy bàn bạc với chủ nhà về những hướng khả thi. Còn nếu bạn sử dụng văn phòng chia sẻ, hãy cùng với những người thuê khác tạo nên sự khác biệt.

Tác động tới cách thiết lập văn phòng tại nhà của nhân viên còn thử thách hơn, nhưng có những lời khuyên hướng dẫn về tiết kiệm năng lượng đơn giản sẽ hữu ích.

Thậm chí, chủ doanh nghiệp có thể muốn làm theo cách của SkySpecs, xem năng lượng sạch như phúc lợi thu hút người lao động.

Di chuyển thông thái.

Cách nhân viên đến nơi làm việc và di chuyển như một phần trong công việc cũng là điều nên được cân nhắc. Có những thông tin rõ ràng về lợi ích sức khỏe tâm thần và thể chất từ việc đi lại di chuyển. Và khuyến khích người lao động sử dụng hình thức di chuyển thân thiện với môi trường hơn thì các doanh nghiệp cũng có thể giảm phát thải khí carbon.

Tuy vậy, chính sách di chuyển “xanh” toàn diện nên được áp dụng cho toàn bộ lộ trình kinh doanh, kể cả khi đang gặp khách hàng hay tham dự sự kiện.

Cuộc họp đó có cần phải gặp mặt trực tiếp hay có thể thực hiện bằng gọi video không? Tôi có thể di chuyển bằng tàu tới điểm đến thay vì máy bay không?

Nếu di chuyển hàng không là lựa chọn duy nhất, một tính năng tìm kiếm mới từ Google sẽ cho phép bạn chọn chuyến bay dựa trên lượng khí thải carbon.

Giữ đối tác tốt.

Để đem lại sự thay đổi thật sự, các doanh nghiệp cần phải tư duy vượt xa cách điều hành và cân nhắc về đối tác, nhà cung cấp. Tức là nguồn cung nên từ nội địa và bền vững.

Mỗi khi mua hàng hay làm việc với đối tác mới, hãy nhân nhắc xem liệu đó có phải là lựa chọn bền vững nhất cho việc kinh doanh và ngân sách của mình không.

Nếu đang đầu tư vào nội thất và trang thiết bị văn phòng làm việc mới, hãy chọn những sản phẩm được vinh danh từ giải thưởng Green Good Design.

Giải thưởng này không chỉ ghi nhận thiết kế tốt, mà còn là thiết kế truyền cảm hứng cho “quá trình hướng đến một thế giới khỏe mạnh và bền vững hơn”.

Tư duy dài hạn.

Có một vài phương pháp mà sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực. Một vài trong số đó có thể nhỏ hoặc không đáng kể, tuy nhiên, nếu mỗi doanh nghiệp thực hiện, họ có thể làm nên sự khác biệt lớn.

Điều chủ chốt là tính thiết thực, không chỉ là nói mà phải làm được, “lời nói đi đôi với hành động”. Đồng thời cần phải thực hiện theo hướng dài hạn.

Đó không chỉ về thành quả nhanh chóng và ngắn hạn, mà là cam kết dài hạn để trở thành doanh nghiệp tốt hơn, đóng góp tốt hơn cho xã hội và trái đất.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes

Nestlé Việt Nam lọt vào nhóm các doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.
Source: Financial Times

Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong nhóm doanh nghiệp (DN) bền vững nhất và là năm đầu tiên được vinh danh DN bền vững nhất tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói: “Bên cạnh sự hưởng ứng tích cực của DN thì Bộ chỉ số CSI và chương trình cũng nhận được sự ghi nhận to lớn của Chính phủ về tính hiệu quả và tác động tích cực trong thúc đẩy phát triển bền vững DN.

Phải xác định thực hiện phát triển bền vững, xây dựng văn hóa phát triển bền vững như giải pháp phục hồi và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19″.

Để đạt sự ghi nhận này, Nestlé Việt Nam đã đáp ứng Bộ chỉ số DN bền vững 2021, gồm các chỉ số đo đếm về hiệu quả kinh doanh, quy trình quản trị, bảo vệ môi trường và xã hội.

Dịp này, VBCSD phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc; Mạng lưới DN Việt Nam hỗ trợ Phát triển Quyền Phụ nữ tổ chức đánh giá và tôn vinh Nestlé Việt Nam là DN tiêu biểu có cam kết về bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Từ năm 2020, Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ”.

Với các hoạt động truyền thông dinh dưỡng, xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ làm chủ kinh tế, sau 1 năm thực hiện, chương trình đã thu hút hơn 4.000 hội viên tại 700 xã trên 10 tỉnh thành, tạo ra tác động và sự thay đổi tích cực cuộc sống ở các khu vực chương trình tiếp cận.

Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam, Đồng chủ tịch VBCSD Binu Jacob nói: “Trong tất cả hoạt động, Nestlé đều hợp tác chặt chẽ với đối tác tại Việt Nam để ‘tạo giá trị chung’: đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội trong khi đảm bảo thành công lâu dài trong kinh doanh. Và, các mục tiêu đó nếu muốn bền vững phải gắn với tầm nhìn vào tương lai.

Hơn thế, chúng tôi tin phát triển bền vững là không đủ mà chúng ta có thể can thiệp để có những tác động tích cực nhằm tái tạo hệ sinh thái, từ đó duy trì khả năng tự phục hồi và tái sinh của tự nhiên, góp phần tích cực trong chống biển đổi khí hậu và bảo tồn nguồn tài nguyên cho tương lai.

Đây chính là cách tiếp cận mới được chúng tôi định hướng và gắn liền trong các chương trình và sáng kiến phát triển bền vững của công ty”.

Từ năm 2020, chiến lược phát triển bền vững của Nestlé được xác định không chỉ dừng ở mục tiêu và hành động bền vững mà phải hướng tới cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào các mục tiêu để “tái tạo”, “tái sinh” cho hệ sinh thái tự nhiên.

Đồng thời, nhằm chung tay ứng phó biến đổi khí hậu, Nestlé đã xây dựng lộ trình cắt giảm phát thải carbon theo từng giai đoạn, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào 2050 thông qua giảm lượng phát thải carbon trong toàn hoạt động và chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, Nestlé tiên phong xây dựng nông nghiệp tái sinh qua dự án NESCAFÉ Plan.

Từ khi triển khai, NESCAFÉ Plan đã gắn kết chặt chẽ với nông dân Tây Nguyên để nâng cao chất lượng hạt cà phê, cải thiện phương pháp canh tác, tái canh cây cà phê già cỗi, tăng thu nhập cho các nông hộ.

Dự án đã phân phối hơn 53 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới nông dân và cải tạo 53.000ha diện tích cà phê già cỗi tại Tây Nguyên.

Ngoài ra, dự án cũng tổ chức trên 246.000 khóa tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho 300.000 nông dân, giúp 21.000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C.

Nestlé Việt Nam khẳng định cam kết tiếp tục đồng hành cùng nông dân thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp tái sinh, để có tác động tích cực nhằm tái tạo lại hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên cho tương lai.

Hơn nữa, công ty cũng là một trong những DN tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày 8/12/2021, Nestlé Việt Nam đã công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025. Cụ thể, 100% bao bì Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến năm 2025.

Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.

Ngày 9/12/2021 cũng đã diễn ra lễ công bố thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Môi trường và Nestlé Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy hoạt động về quản lý bao bì bền vững cũng như góp phần thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Với hoạt động thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đều được thiết kế và xây dựng để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả tập đoàn. Năm 2018, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu “hông xả thải ra môi trường trong sản xuất” qua hoạt động tái chế, tái sử dụng nước thải, chất thải.

Công ty tiếp tục nỗ lực để đạt mục tiêu “đến 2030, không tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tính bền vững (Sustainability) là gì? Tính bền vững trong Kinh doanh và Marketing

Cùng tìm hiểu về các khái niệm xoay quanh tính bền vững (Sustainability) trong kinh doanh và marketing như: Tính bền vững là gì? Tính bền vững hoạt động như thế nào? Ý nghĩa của tính bền vững trong kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược gắn liền với xu hướng phát triển bền vững? và hơn thế nữa.

tính bền vững là gì
Tính bền vững là gì? Tính bền vững trong Kinh doanh và Marketing

Tính bền vững được định nghĩa là tiêu chí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng vừa không làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và xã hội. Trong bối cảnh kinh doanh hay thậm chí là marketing ngày ngay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu, thay vào đó họ cũng quan tâm đến cách các sản phẩm đó được tạo ra, mục tiêu của thương hiệu đó là gì, có phát triển bền vững không, đồng thời kết nối các giá trị cá nhân đến những gì mà họ đang tiêu dùng, tính bền vững là một trong những sự ưu tiên đó.

Bài viết sẽ đề cập đến các nội dung bao gồm:

  • Tính bền vững là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm tính bền vững.
  • Tính bền vững hoạt động như thế nào?
  • Lợi ích của tính bền vững trong kinh doanh là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược kinh doanh gắn liền với tính bền vững.
  • Tính bền vững kinh tế là gì?
  • Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?
  • Những thách thức chính xoay quanh khái niệm tính bền vững trong kinh doanh.
  • Những thành phần cốt lõi của tính bền vững là gì?
  • Người tiêu dùng đang ưu tiên tính bền vững sau đại dịch.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tính bền vững là gì?

Tính bền vững trong tiếng Anh có nghĩa là Sustainability.

Tính bền vững là khái niệm đề cập đến khả năng duy trì hoặc hỗ trợ một quá trình liên tục theo thời gian.

Trong bối cảnh kinh doanh và chính sách, hay thậm chí là ngành marketing, tính bền vững gắn liền với các giải pháp hướng tới mục tiêu là ngăn chặn sự cạn kiệt của các nguồn lực tự nhiên hoặc vật lý, để từ đó chúng có thể được tồn tại hay tiếp tục có sẵn trong dài hạn.

Theo góc nhìn này, các chính sách phát triển bền vững (sustainable policies) nhấn mạnh tính hiệu quả trong tương lai của bất kỳ chính sách hoặc hoạt động kinh doanh thực tế nào đối với con người, hệ sinh thái và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Tính bền vững thường đi kèm với niềm tin rằng nếu con người không có bất cứ động thái hay sự thay đổi lớn nào, họ sẽ phải hứng chịu những tổn thất vô cùng to lớn từ môi trường bên ngoài.

Thấu hiểu khái niệm tính bền vững.

Về cơ bản, tính bền vững liên quan mật thiết đến việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ và giá trị thương hiệu gắn liền với những trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Trên thực tế, theo Google, 82% người tiêu dùng nói rằng tính bền vững hiện là ưu tiên hàng đầu và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Bà Lorraine Whitmarsh, Giáo sư tâm lý Môi trường và Giám đốc trung tâm biến đổi khí hậu và chuyển đổi Xã hội (CCCST) cho biết điều này cho thấy rằng môi trường hiện là mối quan tâm cốt lõi của đa số mọi người.

Bà nói: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chúng tôi thấy rằng mối quan tâm về biến đổi khí hậu đã giảm xuống một cách đáng kể. Nhưng những gì chúng tôi đang thấy lúc bấy giờ thì hoàn toàn ngược lại.

Mối quan tâm về suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã ở mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019 và nó đang liên tục được gia tăng.”

Tuy nhiên, để khiến sự bền vững trở thành sự lựa chọn hàng ngày của người tiêu dùng, họ cần sự trợ giúp từ các thương hiệu.

Tại các thị trường mà Google khảo sát, 78% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu lớn nên có vai trò trong việc giúp chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Khi các thương hiệu nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh này của mình, họ đang tìm cách để hiểu cách mọi người đang thực sự nghĩ về tính bền vững.

Một số lưu ý khác về tính bền vững bạn cần hiểu là gì?

  • Phát triển bền vững có nghĩa là “đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng tương tự của các thế hệ mới trong tương lai.
  • Tính bền vững thường được chia thành ba thành phần cốt lõi là: nền kinh tế, yếu tố môi trường và xã hội.
  • Nhiều doanh nghiệp và chính phủ đã và đang cam kết các mục tiêu bền vững.
  • Đầu tư xanh (green investments) là khái niệm đang được nhiều giới đầu tư hướng tới.

Tính bền vững hoạt động như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, ý tưởng về tính bền vững thường được chia thành ba thành phần chính là “nền kinh tế, môi trường và xã hội” – và trong một số trường hợp được tách thành “lợi nhuận, hành tinh và con người”.

Trong mô hình này, khái niệm “tính bền vững về kinh tế” tập trung vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là nơi cung cấp đầu vào vật chất để sản xuất kinh tế, bao gồm cả nguồn đầu vào tái tạo và đầu vào cạn kiệt.

Khái niệm “tính bền vững về môi trường” thay vào đó lại nhấn mạnh nhiều hơn vào các hệ thống hỗ trợ sự sống, chẳng hạn như khí hậu hoặc đất đai, đây là những thứ phải được duy trì để sản xuất kinh tế hoặc bảo vệ cuộc sống của con người.

Cuối cùng, “tính bền vững về xã hội” tập trung vào các tác động con người đối với các hệ thống kinh tế, bao gồm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như các hoạt động nhằm chống lại tính bất bình đẳng.

Lợi ích của tính bền vững trong kinh doanh là gì?

Lợi ích của tính bền vững trong kinh doanh là gì?
Lợi ích của tính bền vững trong kinh doanh là gì?

Ngoài các lợi ích xã hội như cải thiện môi trường và nâng cao nhu cầu của con người, tính bền vững còn mang lại các lợi ích về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững.

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững có thể cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của một của doanh nghiệp, hay việc cắt giảm chất thải và ô nhiễm cũng có thể giúp một doanh nghiệp tiết kiệm không ít ngân sách chi tiêu.

Ví dụ, sử dụng các thiết bị chiếu sáng và hệ thống nước hiệu quả có thể giúp một doạnh nghiệp tiết kiệm hóa đơn điện nước, cũng như cải thiện hình ảnh trước công chúng.

Ngoài ra, đối với không ít các quốc gia, chính phủ cũng bắt đầu có các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng các hành động bền vững cụ thể.

Cuối cùng, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững, ưu tiên mua sắm các thương hiệu đó, rõ ràng là doanh nghiệp đang được hưởng lợi không nhỏ từ xu hướng này.

Cách xây dựng môt chiến lược kinh doanh gắn liền với tính bền vững.

Nhiều tập đoàn hay thương hiệu lớn đang tìm cách tích hợp các thực hành bền vững vào mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược bền vững giống như cách họ phát triển các bản kế hoạch chiến lược khác của mình.

Bước đầu tiên khi xây dựng một chiến lược bền vững là xác định một điểm yếu hay khuyết điểm cụ thể hiện có của doanh nghiệp.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể xác định rằng họ đang tạo ra quá nhiều chất thải và điều đó đang gây hại nghiêm trọng đến môi trường.

Tiếp theo, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu của mình đồng thời xác định các số liệu mà họ sẽ sử dụng để đo lường những thành quả đạt được.

Chẳng hạn với các thương hiệu như Nike, họ đưa ra mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất ra thành phẩm của mình.

Hay với adidas, họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

Bước cuối cùng trong chiến lược phát triển bền vững là thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả của nó.

Liên quan đến chiến lược bền vững, trong khi có nhiều giám đốc điều hành coi tính bền vững là một trong những giá trị kinh doanh cốt lõi của họ, rất ít người trong số họ cam kết thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thành chúng.

Tính bền vững có thể được thúc đẩy thông qua những hành động chính là gì?

Nhiều doanh nghiệp bền vững đã và đang tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng chất thải.

Một số doanh nghiệp khác cũng có thể thúc đẩy tính bền vững bằng cách đa dạng hoá và công bằng hơn trong lực lượng lao động của họ, hay thậm chí là ban hành các chính sách có lợi cho cộng đồng địa phương nơi họ đang kinh doanh.

Tính bền vững kinh tế (Economic sustainability) là gì?

Tính bền vững kinh tế hay bền vững kinh tế là khái niệm đề cập đến khả năng tiếp tục hoạt động của một doanh nghiệp trong dài hạn.

Đó là sự phát triển bền vững về mặt kinh tế khi doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mình sẽ có đủ nguồn lực, nhân sự và người tiêu dùng trong tương lai xa.

Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?

Các sản phẩm không bền vững là những sản phẩm sử dụng các nguồn tài nguyên không thể thay thế hoặc có thể được bổ sung với cùng tốc độ mà chúng đang được tiêu thụ.

Các sản phẩm dựa vào nhiên liệu hóa thạch là những sản phẩm không bền vững, bởi vì các nguồn tài nguyên được sử dụng để làm ra chúng không bao giờ có thể thay thế được.

Các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như gỗ rừng nhiệt đới, trữ lượng thủy sản, san hô biển hay động vật hoang dã khác có thể bền vững nếu chúng chỉ được khai thác ở một mức độ có giới hạn.

Những đặc điểm và thách thức chính xoay quanh khái niệm tính bền vững trong kinh doanh.

Như đã phân tích ở trên, trong khi tính bền vững hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và đó cũng là những gì mà không ít các nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai, việc áp dụng tính bền vững vào các hoạt động kinh doanh cũng đang đối mặt với một số thách thức khác:

  • Thứ nhất, thật khó để có thể hiểu được tác động riêng lẻ của bất kỳ doanh nghiệp nào đến môi trường nói chung.
  • Thứ hai, rất khó để xếp hạng các tác động đến môi trường của từng hành động cụ thể.
  • Và cuối cùng, rất khó để dự báo cách các tác nhân kinh tế phản ứng lại với các biện pháp khuyến khích sự thay đổi.

3 xu hướng chính về tính bền vững mà các thương hiệu có thể tận dụng sau đại dịch là gì?

Dựa trên dữ liệu phân tích trên Google Search và người tiêu dùng, cũng như nhiều chuyên gia khác nhau, dưới đây là 3 xu hướng liên quan đến tính bền vững mà các thương hiệu có thể tận dụng để đồng hành và hỗ trợ khách hàng của họ.

tính bền vững là gì
người tiêu dùng đang ưu tiên tính bền vững sau đại dịch.

Hãy kể những câu chuyện tích cực về tính bền vững.

Giữa những thách thức mới đang nổi lên, mọi người đang ít tập trung hơn vào những chuyển đổi được xem là “to tát”, thay vào đó họ tập trung nhiều hơn vào những hành động đơn giản hàng ngày mà họ có thể thực hiện để sống bền vững hơn. Họ đang tìm nhiều cách để thay đổi các thói quen hàng ngày của mình.

“Khoa học hành vi dạy chúng ta rằng khi chúng ta cảm thấy tích cực về hành động của mình, chúng ta sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục hành động.”

Khi các dịch vụ giao hàng tận nhà (home deliveries) tiếp tục phát triển do ảnh hưởng của Covid-19, mọi người đang quan tâm hơn đến cách thức đóng gói hàng hoá.

Họ cũng đang tìm hiểu về những thay đổi mà họ có thể thực hiện trên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày để làm cho mọi thứ trở nên “dễ chịu” hơn.

Bà Whitmarsh cho biết thêm: “Bằng chứng cho thấy rằng những thông điệp hay câu chuyện tích cực hiệu quả hơn nhiều so với bất cứ điều gì có thể gây ra cảm giác tội lỗi.

Những thông điệp tích cực càng tập trung vào những gì các đối tượng mục tiêu quan tâm thì chúng càng hiệu quả và điều đó không nhất thiết phải là biến đổi khí hậu.”

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là thương hiệu cần phải làm cho người tiêu dùng thấy cách họ có thể giải quyết các vấn đề về tính bền vững thông qua các hành động nhỏ hàng ngày và cách các mục tiêu lớn của họ có thể được chia thành các bước nhỏ hơn.

Liên quan đến tính đổi mới, các thương hiệu hãy tập trung vào các giải pháp mà họ đang xây dựng và chúng nên được hình dung như thế nào trong tương lai.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng những thay đổi mà thương hiệu đang làm thực sự mang lại nhiều ý nghĩa, xác thực, minh bạch và có thể đo lường được.

Tạo ra những cảm giác thân thiện với môi trường.

Mặc dù xu hướng tìm kiếm phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng đối với những thay đổi mang tính tích cực, nhưng đó không phải là tất cả những gì chúng ta cần hiểu.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, mọi người cho biết họ đang muốn đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm xây dựng tính bền vững, chẳng hạn như việc tái chế.

Khi nói đến việc mua sắm nhưng phải gắn liền với ý thức về môi trường, mọi người không muốn đánh đổi chất lượng, sự tiện lợi hoặc khả năng chi trả cho sự bền vững.

Khách hàng đang mong đợi được cung cấp nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng không phải bằng cách “đánh đổi” với các lợi ích sản phẩm khác.

Để làm được điều này, các thương hiệu nên suy nghĩ về việc đưa tính bền vững vào các đề xuất giá trị riêng biệt hiện có (USP), thay vì xem nó như là một tuỳ chọn bổ sung.

Tương tự như vậy, các thông điệp nên coi tính bền vững là mặc định thay vì là một sự lựa chọn riêng biệt. Ví dụ, thay vì tạo ra một dòng sản phẩm mới, hãy tích hợp tính bền vững vào một sản phẩm ngôi sao (star product trong ma trận BCG) nào đó.

Tuyên dương sự tiến bộ, thay vì sự hoàn hảo.

Người tiêu dùng nói rằng họ được thúc đẩy bởi những trải nghiệm về tính bền vững, những thứ cho họ thấy được là họ đang giúp đỡ môi trường một cách hữu hình như thế nào.

Nếu thương hiệu có thể cho mọi người thấy được những tác động mà họ có thể tạo ra khi chọn sử dụng sản phẩm của thương hiệu, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với các sản phẩm đó và tất nhiên họ có thể mua và trung thành nhiều hơn.

Người tiêu dùng không mong đợi các thương hiệu sẽ trở nên hoàn hảo trong một thời gian ngắn, nhưng họ muốn tìm hiểu về những gì thương hiệu đang làm để cải thiện tính bền vững trong tương lai.

Bằng cách đó, họ có thể thấy rõ hơn về việc khi họ lựa chọn một thương hiệu thì điều đó có thể tạo ra được những giá trị và ý nghĩa gì.

Để giúp người tiêu dùng hiểu tại sao các quyết định mua hàng của họ lại quan trọng, các thương hiệu có thể truyền đạt các mục tiêu và tác động của các hành động của họ trong ngắn hạn thay vì chỉ là các mục tiêu dài hạn.

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm mang lại cảm giác tích cực, thuận tiện và bổ ích, các thương hiệu có thể trao quyền cho mọi người để tiếp tục tạo ra những hành động mang tính bền vững và xây dựng sự thay đổi trong dài hạn.

Kết luận.

Nếu bạn là chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất hàng hoá hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề môi trường, tính bền vững là một trong những động lực chính để thúc đẩy khả năng tồn tại và phát triển kinh doanh bền vững trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ tính bền vững là gì, các chiến lược phát triển bền vững hay những tác động của tính bền vững đến tâm lý và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thể có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ trong thế giới mới.

Một số nguồn tham khảo về tính bền vững được sử dụng trong bài viết:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips