Skip to main content

Thẻ: Microsoft

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Khi Bill Gates thành lập Microsoft – Ông đã thức trắng đêm và nghĩ rằng ngủ là ‘lười biếng’

Khi Bill Gates thành lập Microsoft – Ông đã thức trắng đêm và nghĩ rằng ngủ là ‘lười biếng’. Tuy nhiên, có một cuốn sách đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó của ông.

Bill Gates đã làm được rất nhiều việc ở độ tuổi 20: Sau khi nghỉ học tại Harvard, ông đã thành lập một công ty phần mềm máy tính với một người bạn thời trung học là Ông Paul Allen. Và sau này, công ty đó đã trở thành Microsoft, một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới.

Ông từng ‘hy sinh’ rất nhiều giấc ngủ trong những ngày đầu thành lập Microsoft. “Tôi thường xuyên làm xuyên đêm khi phải thực hiện một phần mềm nào đó. Cũng khá nhiều lần, tôi thức tận hai đêm liên tiếp”.

Bill Gates cảm thấy rằng ông không được sắc xảo và nhạy bén khi ông có ít giấc ngủ hơn, “nhưng tôi bị ám ảnh bởi công việc của mình và tôi cảm thấy rằng ngủ nhiều là lười biếng”, Ông nói.

Hôm nay, ở tuổi 64, nhà tỷ phú này lại có một quan điểm khác, một phần nhờ vào cuốn sách của Matthew Walker có tên là ‘Why We Sleep’.

Ông Walker đã đi sâu vào nghiên cứu những lợi ích to lớn của giấc ngủ, từ việc cải thiện chức năng não đến tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta. Thiếu ngủ có thể làm suy yếu những thứ như sáng tạo, trí nhớ, sức khỏe tinh thần và thậm chí là tuổi thọ của bạn.

Walker cũng cung cấp các mẹo về cách để có được một đêm nghỉ ngơi tốt hơn: Không sử dụng bóng đèn LED, hạn chế đồ uống có cồn và nếu có thể, hãy đặt nhiệt độ phòng của bạn ở mức 65 độ F (khoảng hơn 18 độ C).

Sau khi đọc cuốn sách ‘Why We Sleep’, tôi nhận ra rằng tất cả những lần thức trắng đêm của tôi, kết hợp với việc hầu như không bao giờ ngủ được tám tiếng, đã gây ra một tổn thất khá lớn”.

Ông không phải là tỷ phú duy nhất hiện đang ưu tiên giấc ngủ: Tỉ phú của Amazon, Ông Jeff Bezos cũng từng đưa ra quan điểm nên ngủ được tám giờ một đêm.

“Nó tạo ra sự khác biệt lớn đối với tôi và tôi cố gắng hết sức để ưu tiên nó, đối với tôi, đó là khoảng thời gian cần thiết để mình cảm thấy tràn đầy năng lượng và hưng phấn’.

Jeff Bezos cho biết thêm: “Ngủ đủ giấc cũng giúp ngăn ngừa mệt mỏi. Việc thực hiện một số lượng nhỏ các quyết định quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với việc đưa ra một số lượng lớn các quyết định”.

Nếu bạn thay đổi giấc ngủ, bạn có thể có thêm vài giờ làm việc, nhưng năng suất đó có thể chỉ là ảo ảnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Gần 1.000 nhân viên LinkedIn bị sa thải vì Covid-19

LinkedIn, mạng xã hội tuyển dụng của Microsoft vừa thông báo cắt giảm 960 vị trí, tương đương 6% nhân sự toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.  

LinkedIn giúp doanh nghiệp, nhân viên kết nối nhau nhưng vì dịch bệnh, ít công ty tuyển dụng hơn, dẫn tới việc kinh doanh của LinkedIn cũng bị ảnh hưởng. Microsoft mua LinkedIn năm 2016 với giá 26,2 tỷ USD.

Đây là vụ thâu tóm giá trị nhất lịch sử của Microsoft nhưng gần như hãng không can thiệp gì vào hoạt động của LinkedIn.

Cựu CEO Jeff Weiner từ chức từ ngày 1/6, Ryan Roslansky là người kế nhiệm. Tính đến tháng 2/2020, LinkedIn đóng góp gần 6% doanh thu Microsoft và là một trong các bộ phận tăng trưởng nhanh nhất.

Dù vậy, trong báo cáo kinh doanh gần nhất, Microsoft cảnh báo doanh thu quảng cáo trên LinkedIn nguy cơ giảm sút vì dịch Covid-19 tác động tới doanh nghiệp khắp thế giới.

CEO Roslansky cho biết LinkedIn dự định gộp hai bộ phận Learning Management System và Talent Solutions làm một để tránh chồng chéo và giảm chi phí nội bộ. LinkedIn cũng bắt đầu tập trung vào bán hàng qua mạng thay vì trực tiếp và kênh trực tuyến trở thành trọng tâm mới.

Nhân viên mất việc vẫn chưa được thông báo. Dù vậy, họ vẫn có thể giữ lại điện thoại, laptop và thiết bị gần đây được cấp khi làm việc từ xa trong quá trình tìm việc mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC/ICTNews

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO

Gã khổng lồ lĩnh vực gọi xe đến từ Indonesia Gojek vừa công bố việc họ sẽ bổ nhiệm Ông Severan Rault làm Giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Ông Severan Rault là cựu giám đốc của Amazon.

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO
Ảnh: techinasia

Thông báo này được đưa ra sau khi cựu CTO Ajey Gore từ chức vào tháng trước để ‘nghỉ ngơi’ sau hơn 5 năm làm việc tại Gojek.

Tân CTO, Ông Rault, làm việc tại Singapore, sẽ giám sát tất cả các sản phẩm công nghệ đằng sau hệ sinh thái của Gojek, từ lĩnh vực vận chuyển và thanh toán đến giao đồ ăn, hậu cần và một số dịch vụ theo yêu cầu khác.

Ông cũng sẽ quản lý các nhóm kỹ sư của công ty trên khắp Đông Nam Á và Ấn Độ, Gojek cho biết. Với tư cách là CTO của tập đoàn, Ông sẽ báo cáo cho CEO của Gojek, Kevin Aluwi.

Ông Rault chia sẻ: “Công ty đang bước vào một giai đoạn quan trọng khi chuyển mình từ khởi nghiệp sang trưởng thành hơn. Các thách thức về kỹ thuật liên quan đến điều đó là không hề nhỏ, các vấn đề mở rộng kinh doanh đòi hỏi các giải pháp đám mây phải tiên tiến nhất cũng như việc ứng dụng sâu sắc các công nghệ trí tuệ nhân tạo”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, Ông Rault là cựu giám đốc phát triển phần mềm tại Amazon, nơi ông lãnh đạo một đội nhóm sáng lập nên Amazon Prime Air, một công ty dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái thuộc Amazon.

Trước Amazon, Ông Rault đã từng làm việc tại Microsoft hơn bốn năm, với tư cách là kiến trúc sư chính của công cụ tìm kiếm Bing và giám đốc phát triển chính cho OneApp.

Ông cũng từng thành lập hai công ty: môt công ty giải pháp không dây Kikker Interactive, được Microsoft mua lại vào năm 2008 và một công ty thực tế ảo (VR) Betawave, nơi ông đã làm việc trước khi làm việc cho Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tham khảo: techinasia

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Theo bảng xếp hạng mới công bố của công ty tư vấn Kantar, Amazon tiếp tục duy trì vị thế là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của công ty thương mại điện tử này đã tăng lên gần 1/3 so với năm ngoái lên tới 415,9 tỷ USD.

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới hàng năm (BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands) xếp hạng các công ty dựa theo tiêu chí về giá trị vốn hóa và nghiên cứu người dùng với hơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới.

Đứng thứ hai trong danh sách này là Apple với giá trị thương hiệu là 352,2 tỷ USD, theo sau là Microsoft với 326,5 tỷ USD. Công ty do tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập trong năm nay đã vượt qua Google để trở thành thương hiệu đắt giá thứ 3 thế giới.

Theo báo cáo, vị trí của Microsoft cao hơn một phần nhờ tỷ lệ sử dụng phần mềm Microsoft Teams tăng lên khi người lao động làm việc tại nhà trong thời điểm Covid-19 lây lan.

Dù những thông tin tiêu cực về dịch bệnh khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh vào tháng 3, nhưng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trực tuyến như Amazon – cung cấp hàng tiêu dùng cho khách hàng, đã tăng mạnh trong tháng 3, khi các cửa hàng vật lý đóng cửa.

Báo cáo của Kantar cho biết: “Dù việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà trong đại dịch đã tạo áp lực cho mảng logistics của Amazon, nhưng cũng giúp củng cố tiềm lực của công ty này.”

Trong danh sách của BrandZ, tập đoàn Alibaba đến từ Trung Quốc đứng thứ 6 và có giá trị thương hiệu là 152,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Theo báo cáo của Kantar, trong khi đó, định giá thương hiệu của JD.com tăng 24% lên 25,5 tỷ USD.

Bản báo cáo cho biết: “Các thương hiệu cho phép người tiêu dùng định hướng cuộc sống bằng các thiết bị kỹ thuật số và nhận được sự thuận tiện, thoải mái, thường ghi nhận giá trị thương hiện gia tăng, hoặc ít nhất vượt qua mức dự đoán của họ.”

Theo David Roth – đứng đầu nhóm báo cáo, khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này của các thương hiệu cũng cao hơn so với thời điểm 2008-2009.

Ông cho biết: “Các doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu. Do đó, họ có tiềm lực lớn hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.”

Trong khi đó, ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc – TikTok, là cái tên mới nhất xuất hiện trong top 100, với giá trị thương hiệu là 16,9 tỷ USD, có vị trí cao hơn những thương hiệu nổi tiếng khác như KFC, Uber và Adidas.

Elspeth Cheung – nhóm trưởng nghiên cứu giá trị toàn cầu của BrandZ, nhận định: “TikTok là một trong những thương hiệu thú vị và sáng tạo nhất chúng tôi từng chứng kiến trong top 100. Công ty này đã trở thành ‘người thay đổi cuộc chơi’ trong đại dịch.”

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu sở hữu TikTok là ByteDance vẫn thấp hơn ứng dụng đối thủ Instagram với định giá 41,5 tỷ USD.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong danh sách này đã chạm mức 5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước. Theo Kantar, trước dại dịch, giá trị thương hiệu của các công ty được dự kiến sẽ tăng 9%.

Bảng xếp hạng BrandZ được ủy quyền bởi tập đoàn quảng cáo WPP và được thực hiện bởi Kantar. Báo cáo này đã khảo sát hơn 17.000 thương hiệu tại 51 quốc gia.

Phần lớn người tiêu dùng được khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian 1 năm, với một số trong nhóm thu nhập thấp được khảo sát trực tiếp. Đối với một thương hiệu, tỷ lệ sai sót cho dữ liệu khảo sát là dưới 3%, theo Kantar.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay với Facebook.

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Theo báo cáo mới nhất của Axios, Microsoft đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook và Instagram.

Gã khổng lồ phần mềm cho biết rằng chi tiêu quảng cáo đã bị cắt giảm vào tháng 5, các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là một phần trong số cắt giảm đó.

Tuy nhiên, Axios cho biết rằng Microsoft không tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Phong trào #StopHateForProfit đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới tham gia, mục đích là chấm dứt quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực cho CEO Mark Zuckerberg trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Trong một bài đăng nội bộ, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela đã cho biết: “Dựa trên những vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc vào tháng 5, chúng tôi đã đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo truyền thông trên Facebook/Instagram tại Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo trên Facebook/Instagram toàn cầu”. 

Mặc dù động cơ gần giống với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Viber và Starbucks, Microsoft không chỉ trích Facebook mà có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm đang thảo luận với các lãnh đạo của Facebook, nhằm đưa ra những biện pháp để hai bên có thể tiếp tục hợp tác.

Microsoft cũng cho biết rằng Facebook hiện đang có nhiều nội dung phản cảm, từ khủng bố cho đến kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc và khiêu dâm.

Facebook đang cảm thấy sức ép rất lớn. Mới đây, Facebook cho biết sẽ bắt đầu quá trình kiểm duyệt, bằng cách đánh dấu những bài viết đi ngược quy tắc cộng đồng của mình, ngay cả khi những bài viết đó đúng sự thật.

Trước đây, Facebook cũng không động chạm vào những bài viết của các nhân vật chính trị gia như tổng thống Donald Trump, trong khi Twitter thẳng tay xóa và đánh dấu những bài viết bạo lực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Phonearena/GenK

Có gì ‘lạ’ ở chiến lược quảng cáo mới của Apple khi ra mắt chip Silicon

Apple thường giữ bí mật sản phẩm của mình cho đến khi sẵn sàng để bán, nhưng ngày 22/6 là một ngoại lệ.

CEO Tim Cook của công ty cho biết, Apple sẽ sản xuất máy tính Mac mới với một tính năng đột phá vào cuối năm nay.

Sản phẩm được đề cập là máy Mac đầu tiên sau 15 năm không có bộ xử lý được thiết kế và sản xuất bởi Intel, gã khổng lồ về công nghệ chip của Mỹ. Thay thế cho Intel là một chip được phát triển và sản xuất bởi chính Apple.

Quyết định này là một chiến thắng lớn của ARM, hãng thiết kế các bộ xử lý đến từ Cambridge (Anh). Công nghệ nền tảng của công ty này sẽ được dùng để xây dựng chip của Apple dùng cho MacBook.

Người tiêu dùng có thể hình dung lượng công việc sẽ lớn thế nào khi Apple thực hiện chuyển đổi này. Hàng nghìn nhà phát triển phần mềm sẽ phải thích ứng, viết lại code để điều chỉnh phù hợp với sự chuyển đổi. Về phần mình, Apple phải đầu tư hàng triệu USD vào chip silicon của riêng mình.

Chiến lược quảng cáo của Apple khi ra mắt

Việc Apple phải phụ thuộc vào Intel khiến công ty luôn cảm thấy khó chịu. Chip của Intel đã giúp Microsoft trở thành đối thủ truyền kiếp của Apple trong những năm 1990.

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông đã phê duyệt một loạt các quảng cáo châm biếm nhằm vào Intel và so sánh nhược điểm các thiết kế của Intel với các chip PowerPC của Mac do IBM phát triển.

Ví dụ trong một quảng cáo, Apple dùng một chiếc xe lu chèn qua máy tính Intel, thể hiện cách Apple “nghiền nát đối thủ cạnh tranh”. Ở một quảng cáo khác, kỹ thuật viên Intel cần chữa cháy sau khi bị “hun khói” bởi máy tính Mac dùng chip PowerPC của IBM.

Năm 2005, Hợp tác giữa IBM và Apple chấm dứt. Jobs tuyên bố chuyển sang dùng chip của Intel, nhưng công ty đủ tầm ảnh hưởng để yêu cầu các nhãn dán “Intel Inside” không xuất hiện trên máy Mac. Nhưng cùng năm đó, Intel đã từ chối lời đề nghị phát triển chip cho iPhone vì không thấy được tiềm năng của thị trường điện thoại thông minh.

Apple đã phải đặt hàng bộ xử lý sử dụng kiến trúc chip ở ARM và Samsung sản xuất. Năm 2008, một năm sau khi iPhone ra mắt, hãng đã mua công ty bán dẫn PA Semi, bắt đầu hành trình tự phát triển và đi đến đích cuối là thông báo vừa qua.

Kể từ khi iPhone ra mắt vào năm 2007, Apple đã dần trở thành một trong những công ty bán dẫn tiên tiến nhất thế giới.

Các sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng linh kiện tự mình thiết kế thay vì các linh kiện có sẵn của Intel. Công ty tự hào rằng iPad có thể sánh ngang với máy chơi game cầm tay. Các nhà phân tích so sánh iPhone với máy tính để bàn khi nói đến sức mạnh xử lý.

Hiện nay, máy tính xách tay MacBook và máy tính để bàn iMac của Apple là hai sản phẩm duy nhất phải dựa vào bộ xử lý máy tính được thiết kế bởi một công ty khác. Thay đổi điều này sẽ thúc đẩy ưu điểm cho máy tính Mac.

Phó chủ tịch Apple, Johny Srouji, cho biết, các máy tính Mac mới sẽ mang lại hiệu suất cao nhất, với mức tiêu thụ điện năng thấp nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ vẫn thất vọng do thiếu bằng chứng thống kê.

Các bản demo ấn tượng cho thấy các phần mềm ngốn tài nguyên như Photoshop và Tomb Raider chạy hoàn hảo trên công nghệ mới.

Điều quan trọng là các chip riêng của Apple có chi phí thấp hơn rất nhiều so với mua từ Intel. Tóm lại, các máy tính mới của Apple sẽ rẻ hơn, mạnh hơn, thời lượng pin dài hơn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chris Caso, nhà phân tích tại Raymond James, cho biết, ông dự kiến Intel sẽ mất 4 tỷ USD doanh thu một năm.

Intel đã bị bỏ rơi, mặc dù việc chuyển đổi dự kiến sẽ mất vài năm, và mất rất nhiều chi phí. Các nhà phát triển sẽ phải viết lại code của họ để hỗ trợ các thiết kế mới.

Thêm nữa, hiện chưa rõ bằng cách nào các tính năng được đánh giá cao như khả năng mô phỏng Windows của Microsoft sẽ hoạt động. Các tính năng này vốn là lợi thế của chip Intel.

Apple còn một mục tiêu khác

Chuyển đổi máy Mac sang chip dựa trên cấu trúc ARM sẽ không chỉ phân biệt chúng với hầu hết các máy Windows mà còn đưa máy tính Apple đến gần hơn với công nghệ nền tảng dùng cho thiết bị di động.

Thỏa thuận này là một cú hích đối với ARM. Công ty này đã phát triển và chiếm lĩnh thị trường bộ xử lý của điện thoại thông minh. ARM tạo và cấp phép cho các thiết kế cơ bản trong các bộ xử lý.

Nhưng việc thâm nhập vào máy tính đại diện cho một thị trường mới, nơi công ty phải đối đầu với Intel. Theo các nhà phân tích của IDC, ARM mới chỉ có 0,4% thị trường bộ xử lý của máy tính.

Apple tiết lộ rằng lợi ích ngay lập tức của việc chuyển đổi là các máy Mac sẽ có thể chạy hàng triệu ứng dụng dành cho iPhone và iPad.

Cùng lúc đó, hệ điều hành máy tính mới của Mac (MacOS Big Sur) được thiết kế lại để trông và cảm thấy giống iPhone iOS hơn, làm mờ đi ranh giới giữa các thiết bị Apple về trải nghiệm cũng như công nghệ.

Hợp nhất iPhone, iPad và Mac là trọng tâm trong chiến lược của Apple, lấy đó làm trung tâm của cuộc sống số cùng với các dịch vụ, như trợ lý giọng nói Siri, bảng điều khiển sức khỏe, dịch vụ âm nhạc và truyền hình.

Nó có thể thúc đẩy doanh số của Mac, hiện chỉ chiếm 6,9% doanh số máy tính bán ra trong quý đầu tiên của năm nay.

Trong khi đó, iPhone chiếm 13,7% doanh số điện thoại thông minh, theo Gartner. Doanh số bán hàng của Mac còn bị trì trệ nhiều năm bởi sự cố bàn phím thiếu độ tin cậy, mới chỉ được sửa chữa gần đây.

Điều quan trọng là Apple có thể tăng cường kiểm soát máy tính Mac. Đây là các thiết bị duy nhất của Apple cho phép cài đặt phần mềm mà không cần thông qua App Store của Apple, nơi công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bán ứng dụng.

Geoff Blaber, nhà phân tích của CCS Insight cho biết, đây là một lợi thế lớn trong việc đảm bảo sự phát triển liên tục của Mac, giống iPhone hiện nay đã trở thành công cụ tạo ra doanh thu và lợi nhuận khổng lồ. Đã có các doanh nghiệp khác được xây dựng nhờ vào đó. Theo thời gian, điều này sẽ củng cố lợi thế của hệ sinh thái Apple.

Máy tính Mac của Apple thường bị coi như sản phẩm thứ yếu so với iPhone. Bằng cách đưa Mac ngang bằng với người anh em nhỏ hơn của mình, Tim Cook hi vọng sẽ làm mới được nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs

Digital Marketing Center – Trung tâm tiếp thị kỹ thuật số sẽ cung cấp nền tảng cho cả chiến dịch tự nhiên lẫn có trả phí thông qua Microsoft, Google, Twitter, Facebook và Instagram.

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs
ashboard của Microsoft Digital Marketing Center

Digital Marketing Center của Microsoft sau giai đoạn thử nghiệm đã chính thức công bố nền tảng đến các doanh nghiệp.

Theo đó, nền tảng được thiết kế để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) quản lý các chiến dịch quảng cáo digital từ nhiều nền tảng chỉ trên một giao diện.

Digital Marketing Center cho phép các doanh nghiệp nhỏ quản lý các chiến dịch truyền thông không tốn phí trên mạng xã hội (organic social media campaign) lẫn các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội có trả phí (paid search and social campaigns) trên các nền tảng quảng cáo của Microsoft, Google, Facebook và Instagram và Twitter.

Nền tảng được sử dụng công nghệ AI 

Tương tự như các chiến dịch quảng cáo thông minh của Google (Google Smart Campaigns), Digital Marketing Center của Microsoft nhằm mục đích đơn giản hóa việc thiết lập và quản lý các chiến dịch cho SMBs, nền tảng này sử dụng Microsoft AI để tăng cường khả năng nhắm mục tiêu theo đối tượng và từ khoá quảng cáo cũng như việc đấu giá quảng cáo (bidding). Các nhà quảng cáo chỉ cần đặt mục tiêu, nhắm mục tiêu theo địa điểm và ngân sách.

Không giống như các chiến dịch quảng cáo thông minh, trong Digital Marketing Center, nhà quảng cáo có thể chọn tuỳ chọn để xây dựng quảng cáo của riêng mình, sử dụng nội dung  quảng cáo tự động hoặc sử dụng đề xuất tự động có chỉnh sửa.

Ngân sách được tự động tối ưu hóa trên các kênh và nền tảng.

Ngoài ra, ở Digital Marketing Center các nhà quảng cáo cũng có thể tạo, lên lịch và xuất bản bài đăng trên Facebook, Instagram và Twitter cho tối đa 10 tài khoản từ bảng điều khiển mạng xã hội (social dashboard).

Bạn cũng có thể trả lời, thích và nhắn tin trực tiếp cho người dùng của mình trên Facebook, Instagram và Twitter thông qua nền tảng này. Phần báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ số lần hiển thị, tương tác và tăng trưởng khách hàng từ đa kênh.

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs

Tại sao các nhà quảng cáo và doanh nghiệp nên quan tâm đến nền tảng này của Microsoft

Nền tảng này như chúng ta thấy là nó có thể giúp các SMBs giải quyết được rất nhiều vấn đề. Nếu những nền tảng như HubSpot vốn đã được định vị là trung tâm marketing all-in-one cho SMBs thì Digital Marketing Center của Microsoft cũng có thể được hiểu tương tự mặc dù một số tính năng về CRM thì hiện Microsoft vẫn chưa có.

Tuy nhiên, theo Microsoft, việc SMBs được sử dụng miễn phí nền tảng này sẽ là một lợi thế rất lớn về mặt tiết kiệm chi phí quản lý lẫn khâu vận hành.

Tất nhiên, nó cũng có thể thúc đẩy việc các nhà quảng cáo sẽ áp dụng quảng cáo Microsoft khi các SMBs sử dụng sản phẩm này. Microsoft cuối cùng có thể tính phí cho nền tảng này trong tương lai nếu quy mô đủ lớn hoặc chính Microsoft sẽ thay đổi chính sách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Microsoft: ‘Work From Home’ lâu ngày có thể làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của nhân viên

Trong một buổi phỏng vấn gần đây nhất, CEO Microsoft, Ông Satya Nadella cho biết: “Làm việc tại nhà lâu ngày có thể làm tổn hại lớn đến sức khoẻ tinh thần của người nhân viên.

ceo-google-Satya Nadella-marketingtrips

Coronavirus khiến hầu hết nhân viên trên toàn thế giới làm việc tại nhà trong quý đầu tiên. Khi lệnh đóng cửa trên khắp thế giới đang dần được nới lỏng, các nhân viên sẽ được yêu cầu tiếp tục đến văn phòng của họ để làm việc.

Giám đốc điều hành của Microsoft, Ông Satya Nadella nói rằng làm việc vĩnh viễn tại nhà có thể gây tổn hại cho sự tương tác xã hội và sức khỏe tinh thần cho người lao động.

Ông Satya Nadella nhấn mạnh rằng các cuộc gọi video ảo không thể thay thế các cuộc gặp trực tiếp. Điều tôi nhớ là khi bạn bước vào một cuộc họp trực tiếp, bạn nói chuyện với người bên cạnh bạn, bạn cũng có thể kết nối với họ trong hai phút trước và sau đó. Những điều như thế này không thể có ở các cuộc gọi ảo hay “Work From Home’.

“Sự kiệt sức trông như thế nào? Sức khỏe tinh thần sẽ ra sao? Sự kết nối và xây dựng cộng đồng đó trông như thế nào? Một trong những điều tôi cảm thấy là, có lẽ chúng ta đang phá huỷ những “vốn xã hội’ mà chúng ta đã xây dựng trong giai đoạn này nơi mà tất cả chúng ta đang làm việc từ xa. Biện pháp cho điều đó là gì? “.

Microsoft đã gia hạn chính sách làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 10.

“Chúng tôi sẽ mạnh dạn phân bổ và mua lại, xây dựng, đổi mới, kết hợp hoặc bất cứ điều gì mà chúng tôi có thể. Chúng tôi cũng sẽ đảm bảo rằng chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ về tiền cho các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức khác cần sự giúp đỡ đó”, Nadella nói.

Ngay cả với bối cảnh coronavirus, Microsoft vẫn chưa cảm thấy bất cứ ảnh hưởng lớn nào theo báo cáo tài chính mới nhất của mình. Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ công nghệ” này vẫn tăng 14% trong năm nay. Theo New York Times.

Nhận xét của Nadella chỉ vài ngày sau khi CEO của Twitter, Jack Dorsey cho phép nhân viên của Twitter làm việc tại nhà.

Twitter cho biết: “Vài tháng qua đã chứng minh rằng Work From Home vẫn tỏ ra hiệu quả. Vì vậy, nếu nhân viên của chúng tôi mong muốn được tiếp tục như thế, tức vẫn làm việc tại nhà sau dịch, chúng tôi sẽ biến điều đó trở thành hiện thực”.

Apple và Google cũng đã nói rằng họ có thể cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến cuối năm 2020.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook trong một cuộc họp cũng cho biết, chúng tôi không thể hình dung được, ít nhất là cho đến hôm nay, mọi người sẽ quay lại văn phòng làm việc cùng một lúc. Có thể các đội nhóm khác nhau sẽ quay lại vào một thời gian khác nhau, đó có thể là những người trong cùng một đội nhóm sẽ cùng quay trở lại và tất nhiên là sẽ vào những thời điểm khác nhau với các đội nhóm khác.

Facebook cũng đã nói rằng nhân viên của họ sẽ tiếp tục quay lại văn phòng làm việc theo hình thức sole, tức sẽ không phải tất cả nhân viên cùng quay lại văn phòng trong cùng một thời điểm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Google và Microsoft đẩy nhanh quá trình rời Trung Quốc về Việt Nam và Đông Nam Á

Google và Microsoft đang đẩy nhanh nỗ lực chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại mới, máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị khác từ Trung Quốc đến Đông Nam Á giữa lúc virus corona bùng phát, trong đó các nhà máy ở Việt Nam và Thái Lan được cho là sẽ hưởng lợi, dựa trên nguồn tin từ Nikkei Asian Review.

google

Google dự kiến bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ mới nhất – dự kiến có tên là Pixel 4A – với các đối tác ở phía Bắc Việt Nam ngay trong tháng 4/2020. Ngoài ra, Google cũng lên kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh thế hệ kế tiếp – Pixel 5 – trong nửa sau năm 2020 ở Việt Nam, dựa trên nguồn tin thân cận từ Nikkei.

Google hiện đang là nhà sản xuất loa thông minh thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Amazon, và chiếc điện thoại Pixel dù đứng thứ 6 tại thị trường Mỹ trong năm 2019 nhưng doanh số bán ra trên toàn cầu đã tăng trưởng 50%.

Google đã yêu cầu một đối tác sản xuất lâu năm giúp đỡ để chuẩn bị chuỗi sản xuất các sản phẩm liên quan đến “nhà ở thông minh” ở Thái Lan, bao gồm loa thông minh kích hoạt bằng giọng nói như Nest Mini. Sản phẩm đầu tiên dự kiến bắt đầu xuất xưởng vào nửa đầu năm 2020, dựa trên nguồn tin thân cận.

Ngoài ra, Microsoft dự kiến bắt đầu sản xuất dòng sản phẩm Surface – bao gồm máy tính xách tay và máy tính bàn – ở phía Bắc Việt Nam sớm nhất là trong quý 2/2020, dựa trên nguồn tin thân cận. “Sản lượng tại Việt Nam sẽ thấp lúc đầu, nhưng sau đó sẽ tăng lên và đó là chiều hướng mà Microsoft muốn”, một giám đốc chuỗi cung ứng nói với Nikkei.

Cho đến nay hầu hết, nếu không muốn nói toàn bộ điện thoại thông minh của Google và máy tính của Microsoft đều sản xuất ở Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến nhiều ngành – nhất là công nghệ – xem xét rủi ro quá phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc.

Các công ty buộc phải rời Trung Quốc?

Còn đột ngột và bất ngờ hơn cả chiến tranh thương mại, sự bùng phát virus cororna chủng mới đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo dành cho các công ty quốc tế về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.

Tác động từ virus này mang lại cú sốc lớn hơn nhiều so với dịch bệnh SARS hồi năm 2003. Điều này là do nền kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn 8 lần so với năm 2003 và tầm quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu thậm chí còn tăng nhanh hơn.

Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn và quan trọng đối với nhiều công ty quốc tế. Nhưng khi hàng triệu người bị mắc kẹt trong nhà và phần lớn cửa hàng và trung tâm mua sắm đóng cửa, nhu cầu nội địa đã giảm mạnh đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ. Điều này đã tác động mạnh đến doanh số của các công ty quốc tế.

Ngoài ra, hiện nhiều nhà máy tại Trung Quốc cũng đang đóng cửa hoặc hoạt động chưa hết công suất. Không chỉ vậy, sự đình trệ sản xuất tại Trung Quốc còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các quốc gia khác, nhất là ở Đông Nam Á khi phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào tại Trung Quốc.

“Tác động khó lường từ virus corona chắc chắn sẽ đẩy các nhà sản xuất thiết bị điện tử tìm tới các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc”, một giám đốc chuỗi cung ứng khác cho biết. “Chẳng ai có thể ngó lo rủi ro sau tất cả chuyện này… Tổn thất không chỉ là chi phí đâu mà là sự liên tục của chuỗi cung ứng”.

So với các thương hiệu công nghệ tập trung vào phần cứng như Apple, HP và Dell, các công ty internet như Google và Microsoft có thể chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn, 3 giám đốc chuỗi cung ứng nói với Nikkei.

Một nguồn tin ẩn danh cho biết các công ty vẫn tiếp tục chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc ngay cả khi Washington và Bắc Kinh ký thỏa thuận giai đoạn 1 vào tháng 1/2020. “sự bùng phát của virus corona chỉ củng cố thêm cho quyết tâm của họ”.

Google thậm chí còn yêu cầu các nhà cung ứng đánh giá tính khả thi và chi phí của việc tháo dở một số thiết bị sản xuất và chuyển từ Trung Quốc tới Việt Nam thông qua vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không sau khi nỗi lo sợ về virus corona khiến các cơ sở sản xuất chưa thể đi vào hoạt động trở lại trong tháng 2/2020.

Microsoft cũng khởi động kế hoạch sản xuất ở Việt Nam sớm hơn dự báo sau khi dịch bệnh bùng phát, dựa trên nguồn tin thân cận.

Google và Microsoft có ít gánh nặng hơn so với các ông lớn phần cứng như Apple khi xét về việc đa dạng hóa sản xuất để giảm bớt rủi ro tập trung quá mức, giới quan sát cho biết. So với Apple – vốn bán gần 200 triệu điện thoại thông minh mỗi năm, Google chỉ bán 7 triệu chiếc trong năm 2019, dựa trên dữ liệu từ IDC.

Dòng máy tính Surface của Microsoft chỉ bán được 6 triệu chiếc trên toàn cầu trong năm 2019, ít hơn rất nhiều so với 17 triệu chiếc Apple.

Google bắt đầu nỗ lực chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong năm 2019. Họ đã yêu cầu một trong những đối tác chuyển một nhà máy sản xuất điện thoại Nokia cũ ở Bắc Ninh sang sản xuất điện thoại Pixel, dựa trên nguồn tin từ Nikkei.

Một nhà máy khác ở Vĩnh Phúc cũng được công ty Mỹ chấp thuận sản xuất điện thoại thông minh, theo nguồn tin từ Nikkei. Phối hợp với nhiều đối tác, Google cũng chuyển sản xuất trung tâm dữ liệu sang Đài Loan trong năm 2019 và bắt đầu sản xuất các sản phẩm nhà ở thông minh nhỏ hơn như Nest Wifi ở Việt Nam vào cuối năm 2019.

Thế nhưng, khi các nhà cung ứng thiết bị điện tử ở Trung Quốc gặp khó trong việc nối lại sản xuất, nỗ lực đa dạng hóa của Google và Microsoft cũng đối mặt với thách thức vì họ cần nhiều linh kiện và nguyên vật liệu từ Trung Quốc cho giai đoạn lắp ráp cuối cùng.

“Chuyện các công ty như Google đẩy nhanh tiến độ đa dạng hóa khỏi Trung Quốc giữa dịch bệnh virus corona là hợp lý. Nhưng thậm chí nếu giai đoạn lắp ráp cuối cung diễn ra bên ngoài Trung Quốc, các nhà cung ứng vẫn cần tới một số linh kiện từ Trung Quốc. Chỉ còn là vấn đề về hệ sinh thái chuỗi cung ứng – vốn cần thời gian để xây dựng lại”, Joey Yen, nhà phân tích công nghệ tại IDC, nói với Nikkei.

Samsung Electronics – nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới – đã vận hành chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở phía Bắc Việt Nam trong nhiều năm, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào một số linh kiện từ Trung Quốc.

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: Nikkei Asian Review