Từ đầu tháng 7/2024, Moca ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab.
Sau ngày này, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam.
Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.
Theo báo cáo của IMARC Group về thị trường Ví điện tử Việt Nam, cùng với dự báo cho giai đoạn 2024-2032, dự báo thị trường ví điện tử Việt Nam đến năm 2032 sẽ đạt 123 tỷ USD. Thị trường tăng trưởng 14,28% cho giai đoạn 2024-2032.
“Tại Việt Nam, kết nối internet ngày càng tăng cùng với việc áp dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường”, báo cáo này chỉ ra ưu điểm cho sự tăng trưởng của ví điện tử tại Việt Nam.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng “sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại điện tử cùng với sự chuyển dịch ngày càng tăng từ tiền mặt và thanh toán bằng thẻ thông thường sang các giải pháp thay thế kỹ thuật số đang thúc đẩy thị trường ví điện tử”.
Hơn nữa, số lượng người tiêu dùng am hiểu công nghệ ngày càng tăng trong nước cũng đang thúc đẩy nhu cầu về ví điện tử để thực hiện thanh toán trên thiết bị di động.
Ngoài ra, một số cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đang áp dụng mã QR và thiết bị dựa trên NFC để loại bỏ việc quẹt thẻ và nhập thủ công, từ đó giúp giảm thiểu lỗi của con người và tạo điều kiện cho trải nghiệm thanh toán mượt mà hơn.
Đặc biệt, các vụ trộm thẻ ngày càng tăng đang thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp thay thế an toàn và bảo mật hơn, bao gồm ví điện tử.
Trong những năm tới, sự tích hợp ngày càng tăng của ví điện tử với nhiều công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như AI, phân tích dự đoán, điện toán đám mây… sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường ví điện tử tại Việt Nam – báo cáo của IMARC Group cho biết.
Tính đến hết quý 2/2024, báo cáo của Decision Lab cho biết ví điện tử MoMo đang dẫn đầu cách biệt với các thương hiệu khác tại Việt Nam, chiếm 62% người được hỏi trả lời có sử dụng ứng dụng. Theo sau là ZaloPay 43%, Viettel Pay 25%, ứng dụng các ngân hàng 25%, ShopeePay 22% và VNPay 15%.
Tại buổi Gala trao giải Better Choice Awards 2024 mới đây, MoMo đã nhận hai giải thưởng “Thương hiệu Tiên phong trong Lĩnh vực Tài Chính Số” (hạng mục Innovative Choice Awards) và “Ứng dụng Tiêu dùng Năng động Sáng tạo” (hạng mục Smart Choice Awards).
Kết quả của giải thưởng dựa trên số lượt bình chọn của người dùng và đánh giá, chấm điểm khắt khe từ gần 30 chuyên gia của hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực như truyền thông, công nghệ, tài chính…
Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo cho biết: “MoMo sẽ tiếp tục chiến lược phát triển công nghệ AI nhằm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính một cách an toàn và hiệu quả hơn”.
Hiện tại, MoMo cung cấp nhiều sản phẩm tài chính như Ví Trả Sau, Chứng Chỉ Quỹ, Tiết Kiệm Online, Tài chính siêu tốc, Mở thẻ tín dụng, Thanh toán khoản vay, phí bảo hiểm…
Các sản phẩm này được phát triển với sự hợp tác giữa MoMo và các tổ chức tài chính, ngân hàng. Hiện người dùng có thể thao tác chuyển/nhận tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, mua sắm, giải trí, du lịch – đi lại, đến ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, dịch vụ công, làm thiện nguyện… trên ứng dụng MoMo.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Do MoMo tiến hành bảo trì vào ngày 19/10/2023 và dẫn đến việc gián đoạn dịch vụ. Chúng tôi đã hoàn tất công tác bảo trì và tất cả các dịch vụ đã trở lại hoạt động ổn định.
Chúng tôi chân thành xin lỗi về những trải nghiệm không tốt.
Chúng tôi khẳng định tất cả những tin đồn trên mạng xã hội trong những ngày qua về nguyên nhân gián đoạn dịch vụ của MoMo, cụ thể là “hệ thống bị tác động bởi nhân sự đã nghỉ việc” hay “do bị tấn công từ bên ngoài” là hoàn toàn bịa đặt và không có cơ sở.
Công ty đang phối hợp các cơ quan chức năng điều tra đối với những cá nhân, tổ chức phát tán tin đồn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác.
Cảm ơn quý người dùng và đối tác đã tin tưởng MoMo. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý người dùng và đối tác.
Trân trọng cảm ơn!
Đội ngũ MoMo
—
MoMo’s statement regarding service disruption on Oct 19, 2023
MoMo conducted a necessitated maintenance on October 19, 2023 morning, which led to a service disruption. MoMo Technology team, having worked around the clock, has successfully completed the maintenance, with our systems fully reinstated and all services functioning normally.
We sincerely apologize for any inconvenience caused by our service disruption. This was an isolated incident and we have taken steps to prevent similar occurrences in the future.
We unequivocally deny all recent rumors on social media concerning MoMo’s service disruption such as “sabotage by laid-off staff” or “external attacks” as completely fabricated and baseless. The company is working with relevant authorities to investigate the source of these rumors to protect the company’s reputation and the trust of customers and partners.
We express our heartfelt gratitude to valued users and partners for unwavering trust. We greatly look forward to having continued support from all our users and partners.
Sincerely,
The MoMo Team
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của hơn 40 ví điện tử và được đánh giá đang trong giai đoạn bùng nổ. Đến cuối năm 2021, MoMo và ZaloPay đang dẫn đầu danh sách thua lỗ, VNPAY báo lãi.
Gần đây, một báo cáo nghiên cứu thị trường của Vietdata cho thấy, trong bốn năm (từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng: từ 12.3 lên 41.3 triệu (tăng 330%).
Vietdata cũng ước tính vào tháng 7/2024, thị trường ví điện tử Việt Nam sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào tháng 5/2026 và 150 triệu người dùng vào tháng 7/2030. Lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 85.6% so với cùng kỳ.
Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 30.2%/năm trong giai đoạn 2020-2027, thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể cán mốc 2.7 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, khoảng trống thị trường tính đến thời điểm hiện tại cũng là một yếu tố đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp gia nhập cuộc chơi.
Theo báo cáo Chỉ số Thanh toán mới của Mastercard, trong năm 2022, 94% người tiêu dùng tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán kỹ thuật số và 60% trong số đó sử dụng ví điện tử bằng thao tác trên điện thoại thông minh.
Người tiêu dùng cũng dự định sẽ sử dụng ví điện tử nhiều hơn trong tương lai, 77% cho biết sẽ sử dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh thường xuyên hơn trong năm tới.
Bên cạnh các “ông lớn” như MoMo, VNPAY, Moca, ShopeePay, ZaloPay, Payoo, thị trường ví điện tử đang ngày một sôi động khi có sự gia nhập của hàng loạt các “tân binh” như VinID, SenPay, 9Pay, MobiFone Pay, eM, SmartPay, G-Pay,…
Dữ liệu cập nhật mới nhất của Vietdata cho thấy, tính đến cuối năm 2021, gã kỳ lân MoMo chiếm ưu thế khi thu hút tới 56% dân số Việt Nam sử dụng. Kế đến là ShopeePay với 17%, ZaloPay 14%, ViettelPay 8%, còn lại là Moca và VNPT Pay chỉ còn lần lượt 2% và 1%.
MoMo lỗ hơn 880 tỷ năm 2021.
Theo Vietdata, cuối năm 2021, sau khi công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ năm (series E) với số tiền huy động khoảng 200 triệu USD, MoMo chính thức trở thành một trong bốn thành viên của câu lạc bộ startup kỳ lân Việt Nam.
Sau khi trở thành “kỳ lân” Momo từng bước chuyển mình thành “cá mập” khi quyết định thành lập Quỹ đầu tư Đổi mới Sáng tạo MoMo và rót tiền vào hàng loạt startup.
Thương vụ đầu tiên của MoMo là mua lại toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của Pique startup ra đời năm 2017. Sau thành công từ thương vụ thâu tóm Pique, Momo tiếp tục đầu tư vào startup Nhanh.vn – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh với hơn 80 nghìn chủ shop đang hoạt động.
Doanh thu của Momo tăng đều trong giai đoạn 2019-2021. Theo đó, doanh thu năm 2021 của ví điện tử này đạt hơn 7.3 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2020). Tuy nhiên, đến cuối năm 2021 Momo vẫn chưa có lãi. Cụ thể, kết thúc năm 2021, mức lỗ của MoMo lên tới hơn 880 tỷ đồng.
ZaloPay lỗ ròng 1.200 tỷ đồng.
Ví điện tử ZaloPay được Zion phát triển, lợi thế cạnh tranh của ví điện tử này nằm ở sự liên kết với ứng dụng Zalo – nền tảng trò chuyện hàng đầu Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng.
Ví ZaloPay hiện là đối tác của những thương hiệu nổi tiếng như Lazada, Beamin, Tiki, Sendo, Circle K, Big C, Be ở nhiều mảng khác nhau từ thương mại điện tử, mua sắm đến sức khỏe và làm đẹp. Zalopay cũng đang mạnh tay chi tiền, và chịu lỗ khá lớn để thu hút người tiêu dùng.
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu cập nhật mới nhất từ Vietdata cho thấy năm 2021, Zalo Pay mang về mức doanh thu chỉ gần 270 tỷ đồng, song cũng ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1.2 nghìn tỷ đồng. Công ty mẹ VNG đã dành tổng chi phí dự phòng lũy kế tính đến tháng 9/2022 cho ví điện tử này là 2.3 nghìn tỷ đồng.
Ông lớn VNPay báo lãi.
Vào cuối tháng 7/2021, VNPay thông báo nhận được khoản đầu tư 250 triệu USD từ General Atlantic, Dragoneer Investment Group, Paypal Ventures,…. qua đó càng làm sôi động thêm sự cạnh tranh giữa các ví điện tử với nhau cũng như tạo ra sự cạnh tranh giữa ví điện tử và các dịch vụ tương tự từ các ngân hàng và công ty viễn thông.
VNPay với thế mạnh của nền tảng cổng thanh toán điện tử sở hữu mạng lưới đối tác liên kết thanh toán lớn. Tháng 12/2022 VNPay đã công bố hợp tác với nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam là Saigon Co.op để mở rộng tệp khách hàng.
Về tình hình kinh doanh của VNPay, theo dữ liệu của Vietdata, trong những năm gần đây, VNPay ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
Cụ thể, doanh thu của ông trùm này đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021, tăng gấp 4 lần so với thời điểm năm 2017. Sau khi chững lại vào năm 2019, lợi nhuận sau thuế của VNPay bắt đầu tăng trưởng trở lại và đạt gần 320 tỷ đồng vào năm 2021, tăng 87% so với năm 2020.
Ví điện tử Payoo.
Payoo là ví điện tử thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (Viet Union). Đến nay, Payoo đã liên kết với gần 25.000 điểm trên toàn quốc, thanh toán gần 1.000 loại hóa đơn tiện ích khác nhau. Với lượng người dùng lớn và thường xuyên, tổng giá trị giao dịch qua Payoo đạt gần 100 nghìn tỷ VND/năm.
Khi đã thành công với thanh toán hoá đơn, Payoo quay trở lại chinh phục đối tác bán lẻ với các giải pháp thanh toán mới. Sau bán lẻ, Payoo cũng lấn sân thêm nhiều mảng mới. Tính đến nay, Payoo đã và đang phục vụ hầu hết các đối tác hàng đầu của rất nhiều lĩnh vực từ công nghệ, điện máy, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, F&B, xe máy, nhà thuốc, chăm sóc sức khỏe, spa làm đẹp,…
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của Vietdata cho thấy, sau khi đạt mốc doanh thu hơn 3.2 nghìn tỷ đồng vào năm 2019, doanh thu của công ty này bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Đến năm 2021, doanh thu của Payoo chỉ đạt 2.5 nghìn tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng dương.
Ví điện tử Ngân Lượng.
Ngân Lượng là ví điện tử thuộc Công ty Cổ phần Trung gian Thanh toán Ngân Lượng ra đời từ năm 2009. Với nguồn vốn lớn lao từ các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới như IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật), eBay (Mỹ) giúp Ngân Lượng có khả năng đảm bảo tài chính cho toàn bộ giao dịch trực tuyến tại Việt Nam. Ngân Lượng đã xây dựng hệ thống tiên tiến liên kết trực tiếp với gần 40 tổ chức tài chính và viễn thông tại Việt Nam và Quốc tế.
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của Vietdata cho thấy, doanh thu của Ngân Lượng trong những năm gần đây khá trồi sụt. Doanh thu năm 2021 có sự tăng trưởng so với năm 2020, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với những năm 2017-2018. Cụ thể, năm 2021, doanh thu của Ngân Lượng đạt khoảng 430 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 35% so với năm 2020.
Ví điện tử Moca.
Năm 2013, Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca được thành lập bởi một nhóm cựu nhân sự cao cấp của Microsoft, Google và các chuyên gia hàng đầu trong ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.
Nếu như Momo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ thì Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ và giao đồ ăn.
Moca chọn hợp tác với Grab là để xây dựng hệ sinh thái thanh toán di động cho toàn bộ hệ sinh thái của siêu ứng dụng này. Ngoài ra, Moca còn hợp tác với Tiki nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, thanh toán điện tử ngày càng tăng nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của Vietdata cho thấy, khép lại năm 2021 với đầy những biến động, doanh thu của thương hiệu này đạt khoảng 235 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2020. Cũng giống như Zalopay, Moca liên tục “đốt tiền” trong những năm gần đây. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Moca liên tục âm. Đến năm 2021, doanh nghiệp này báo lỗ gần 165 tỷ đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MoMoTravel (Du lịch – Đi lại) là nền tảng du lịch trực tuyến thuần Việt duy nhất xuất hiện trong Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023 (Travel Brand Ranking 2023) do Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam – vừa công bố.
MoMoTravel giữ vị trí thứ 8 trong top 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất; đồng thời giữ vị trí thứ 3 trong top 5 thương hiệu du lịch có chỉ số cải thiện nhiều nhất, chỉ xếp sau 2 hãng hàng không là Vietnam Airlines và Bamboo Airways.
Đây là năm đầu tiên Decision Lab công bố Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023. Bảng xếp hạng được thực hiện trong thời gian từ ngày 24.5.2022 – 23.5.2023, so với cùng kỳ năm trước đó.
Các thương hiệu được xếp hạng dựa trên chỉ số “cân nhắc tích cực” (positive consideration). Với chỉ số này, người tham gia khảo sát được hỏi: “Trong lần tới khi mua các sản phẩm du lịch hoặc vé máy bay, bạn sẽ cân nhắc đến thương hiệu nào?”.
Dẫn đầu 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất là các hãng hàng không, công ty du lịch và nền tảng du lịch trực tuyến (Online Travel Agency).
Điều này cho thấy đây là những yếu tố được quan tâm hàng đầu của người Việt khi lên kế hoạch du lịch, đi lại.
Riêng với nền tảng du lịch trực tuyến, MoMoTravel là thương hiệu Việt duy nhất đứng cùng bảng với những cái tên quốc tế như Traveloka, Agoda, Booking.com…
Báo cáo cũng cho biết, tính đến tháng 5.2023, MoMoTravel đã tăng nhanh 3 bậc để tiến vào top 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất. Kết quả này cũng đưa MoMo vào top 5 thương hiệu du lịch có chỉ số cải thiện nhiều nhất (tăng 1,7 điểm) so với thời điểm tháng 5.2022.
Sự góp mặt của MoMoTravel trong bảng xếp hạng này không đơn thuần cho thấy tốc độ phát triển của các siêu ứng dụng tại thị trường Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, mà còn phản ánh sự dịch chuyển trong thói quen đặt vé máy bay, tàu xe và các sản phẩm du lịch của người Việt.
Sau 3 năm chính thức ra mắt (từ tháng 12.2020), MoMoTravel phổ biến và trở thành cái tên quen thuộc với người Việt, đặc biệt là nhóm người dùng yêu thích du lịch hoặc có tần suất di chuyển liên tỉnh cao. Theo đó, MoMoTravel “chinh phục” người dùng bằng chính nền tảng siêu ứng dụng “tất cả trong một” (all-in-one).
Người dùng chỉ cần mở MoMoTravel là có thể trải nghiệm từ tìm kiếm và so sánh giá vé, giá phòng, thời gian khởi hành; đặt vé máy bay, vé xe khách, vé tàu hỏa; thuê xe tự lái, khách sạn đến quản lý cả chuyến đi một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại Việt Nam.
Sau nhiều ngày chờ đợi của người tiêu dùng, Apple Store (Cửa hàng trực tuyến của Apple) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Apple Store trực tuyến cung cấp đầy đủ các danh mục sản phẩm để người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến, bao gồm: iPhone, Macbook, iPad, Airpod,… cùng nhiều phụ kiện, dịch vụ giải trí khác mang thương hiệu Apple.
Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu Apple, lần ra mắt Apple Store trực tuyến còn gây chú ý khi có một fintech Việt Nam được lọt vào “mắt xanh” của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Cụ thể, sau khi chọn mua các sản phẩm trên Apple Store trực tuyến, người dùng sẽ tới bước thanh toán gồm các hình thức: trả thẳng (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, thẻ ATM), và trả góp.
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại thị trường Việt Nam.
Với hình thức trả qua ví điện tử, người dùng thao tác qua ví MoMo như bình thường.
Với hình thức trả góp, người dùng có thể lựa chọn các kỳ hạn thanh toán như: 6, 12, 18 và 24 tháng với mức trả trước chỉ 20% và lãi suất thấp.
Ngoài ra, người dùng có thể dùng thêm tính năng “Thu cũ đổi mới” để chuyển sản phẩm cũ của mình cho Apple và nhận tiền về MoMo. Số tiền nhận được tương đương với giá trị của sản phẩm cũ mà Apple định giá.
Trong đó, hạn mức trả góp được MoMo công bố lên đến 100 triệu đồng, dễ dàng sở hữu các sản phẩm chính hãng của Apple tại Apple Store trực tuyến như iPhone, iPad, Mac hay Apple Watch ngay khi có nhu cầu.
Được biết, trước khi có Apple Store trực tuyến, từ năm 2019, MoMo là ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam trở thành phương thức thanh toán trên kho ứng dụng App Store.
Chia sẻ về sự kiện lần này, ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Khối dịch vụ tài chính của MoMo cho biết: “Chúng tôi vui mừng mang đến cho người dùng Việt những lựa chọn thanh toán linh hoạt để mua các sản phẩm Apple yêu thích và dễ dàng quản lý, cân đối tài chính của mình”.
MoMo hiện cũng là fintech dẫn đầu xu hướng Mua sắm trước – Trả tiền sau, phối hợp cùng các ngân hàng cho ra mắt sản phẩm tín dụng tiêu dùng là ví trả sau, sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng hiện đại trên thế giới.
Nhờ sự tiện lợi và dễ tiếp cận, chỉ trong thời gian ngắn ra mắt, sản phẩm đã chiếm được cảm tình của người dùng đặc biệt là những người trẻ thích nghi và nhạy bén với công nghệ, yêu thích mua sắm online.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Decision Lab, ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay, trong khi Moca bất ngờ rơi xuống vị trí thứ 6.
Cách đây hơn 3 năm, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam.
Nghiên cứu bước đầu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm tới 90% thị phần người dùng ví điện tử.
Đáng chú ý, ở năm 2020 – thời điểm Cimigo công bố nghiên cứu, tần suất người dùng Việt Nam sử dụng 3 ví điện tử MoMo, Moca và ZaloPay là ngang nhau, thì tới năm 2023 những con số này đã có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể, theo báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” công bố bởi Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam trong quý 1/2023, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam tiếp tục là MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay và VNPay.
Tuy nhiên, 3 ví điện tử thông dụng hàng đầu đã không còn cái tên Moca. Ví điện tử nằm trong hệ sinh thái Grab Việt Nam đã bất ngờ tụt xuống vị trí thứ 6, với mức độ thâm nhập thị trường chỉ là 7%, theo Decision Lab.
Ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay. So với 3 năm trước, bảng xếp hạng này được bổ sung thêm ví điện tử ShopeePay xếp thứ 4, và xếp thứ 5 là ví điện tử VNPay – Kỳ lân thứ 2 của Việt Nam.
Xét trên độ tuổi người tiêu dùng, MoMo dẫn đầu ở cả ba thế hệ Gen X, Gen Y và Gen Z. Đặc biệt, MoMo có mức độ yêu thích cao hơn 50% đối với hai nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41 tuổi), với tỷ lệ lần lượt là 51% và 54%.
Tương tự với góc độ truyền thông, bảng xếp hạng ngành fintech năm 2022 được Reputa – Hệ thống giám sát và phân tích thông tin trên môi trường mạng ghi nhận, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.
Số điểm mà MoMo có được cao gấp gần 4 lần so với đơn vị xếp thứ hai – Shopee Pay. Ở vị trí thứ ba là VNPay, theo sau lần lượt là VTC Pay và Viettel Money.
Những con số nói trên không chỉ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường ví điện tử Việt Nam, mà còn phần nào phản ánh thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không tiền mặt của người Việt đã có sự cải thiện.
Báo cáo của Q&Me gần đây ghi nhận, 75% người dùng điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến.
Điều này cho thấy trong vài năm gần đây, thói quen quản lý tài chính và thanh toán của người Việt đã thay đổi đáng kể. Hầu hết người Việt chuộng xu hướng thanh toán không tiền mặt và các giải pháp đầu tư – tích lũy trên các ứng dụng di động.
Khảo sát của Visa cho thấy phần lớn người tiêu dùng Châu Á – Thái Bình Dương (55%) có khả năng sẽ sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại, mặc dù các phương thức này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong khu vực.
Trong khi đó, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán trong những năm gần đây, với hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, và hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua hợp tác với Western Union, người dùng MoMo có thể nhận tiền ngay từ người thân tại nước ngoài chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Western Union và MoMo công bố hợp tác chiến lược, theo đó, từ nay người dùng Việt Nam có thể nhận tiền quốc tế với Western Union từ người thân tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ qua dịch vụ của MoMo. Đây cũng là lần đầu tiên dịch vụ hỗ trợ nhận tiền quốc tế có mặt trên một siêu ứng dụng tại Việt Nam.
Cụ thể, người nhận chỉ cần lên MoMo nhập mã số chuyển tiền (MTCN – Money Transfer Control Number) gồm 10 chữ số do người gửi cung cấp là có thể nhận tiền ngay từ người thân tại nước ngoài.
Những nghiên cứu từ Western Union cho thấy có đến 81% người dùng Việt Nam mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tích hợp đưa các dịch vụ của họ lên một siêu ứng dụng. Hợp tác của Western Union và MoMo đã hiện thực hóa mong muốn đó của người dùng.
Thông qua hợp tác, Western Union mong muốn đẩy nhanh chiến lược chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy chiến lược Evolve 2025 nhằm mang đến các dịch vụ tài chính số và bán lẻ giá trị cao, dễ tiếp cận.
Trong khi đó, MoMo bổ sung thêm một dịch vụ mới vào hệ sinh thái của mình để phục vụ người dùng, củng cố vị thế fintech số một Việt Nam và gia tăng vị thế đối tác đáng tin cậy đối với các công ty toàn cầu danh tiếng.
Ông Atish Shrestha – Giám đốc vùng Đông Dương, Thái Lan và Myanmar của Western Union cho biết: “Western Union đánh giá cao tầm quan trọng của chuyển đổi số và những đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận dịch vụ.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhà cung cấp dịch vụ nhận tiền quốc tế hợp tác với một siêu ứng dụng để mang đến trải nghiệm ưu việt hơn cho khách hàng”.
Theo báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, trong năm 2022, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền từ nước ngoài nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận tiền từ nước ngoài, đạt gần 19 tỷ USD.
Những con số này khẳng định vai trò của các kênh chuyển nhận tiền xuyên biên giới trên môi trường số, cũng như tầm quan trọng của các hợp tác thúc đẩy kết nối toàn cầu.
Ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Đơn vị kinh doanh Dịch vụ Tài chính của MoMo chia sẻ: “MoMo vui mừng là fintech Việt đầu tiên trở thành đối tác chiến lược của Western Union, hỗ trợ nhận tiền quốc tế.
Các nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nhu cầu gửi những khoản tiền nhỏ về gia đình của người lao động, người định cư tại nước ngoài ngày càng gia tăng. Bằng việc hỗ trợ những giao dịch chuyển tiền dù là nhỏ, MoMo mong muốn xóa nhòa khoảng cách giữa người Việt ở nước ngoài với người thân trong nước”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo của Reputa, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.
Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022 được Reputa – nền tảng lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) ghi nhận, có hơn 1,6 triệu lượt thảo luận liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam (số liệu do hệ thống Reputa thu thập).
Trong đó, thanh toán điện tử là nhóm ngành được thảo luận nhiều nhất với gần 1,1 triệu thảo luận, gấp hơn 3 lần lượng thảo luận về ngân hàng số (gần 350.000 lượt).
Nhóm đối tượng thảo luận sôi nổi nhất thuộc độ tuổi từ 25 – 34 tuổi, chiếm đến 60%. Đây cũng là thế hệ sử dụng các ứng dụng fintech nhiều nhất.
Theo báo cáo của Reputa, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.
Số điểm mà MoMo có được cao gấp gần 4 lần so với đơn vị xếp thứ hai – Shopee Pay. Ở vị trí thứ ba là VNPay, theo sau lần lượt là VTC Pay và Viettel Money.
Kết quả này cho thấy, mạng xã hội thực sự là một “cuộc đua” gay cấn với các fintech tại Việt Nam. Việc đầu tư nghiêm túc vào các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội phần nào giúp các fintech nâng cao giá trị uy tín và hiệu quả kinh doanh.
Ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Trên mạng xã hội, thương hiệu cũng như một con người, có tiếng nói, có cộng đồng, có hình ảnh riêng.
Bằng việc tương tác, trò chuyện, thương hiệu và người dùng dần trở thành những người bạn. Niềm tin và tình yêu của người dùng cũng dần được hình thành theo quá trình truyền thông của thương hiệu”.
Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng phân tích những yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng các sản phẩm fintech. Báo cáo của Reputa khẳng định hơn 97% người dùng trải nghiệm thanh toán cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, hỏi đáp về luồng trải nghiệm, chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay tư vấn, hỗ trợ nhanh, nhiệt tình cũng là những yếu tố được người dùng quan tâm hàng đầu.
Đặc biệt, trong các yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng, người dùng các sản phẩm fintech thường quan tâm nhiều đến các hoạt động quảng bá từ KOL và các sự kiện, chiếm hơn 66% lượng quan tâm.
Trong khi đó, lỗi bảo mật là yếu tố mà người dùng quan tâm trong trải nghiệm chăm sóc khách hàng, chiếm 80,85% lượng thảo luận.
Chẳng hạn, như chiến dịch MoMo hợp tác với Gojek, Starbucks Vietnam tạo tiếng vang lớn trên mạng xã hội, thu hút đông đảo sự tương tác từ cộng đồng mạng, đặc biệt là tạo nên màn đối đáp hài hước và “bắt trend” giữa fanpage của MoMo và các thương hiệu.
Các chương trình, sự kiện ưu đãi được MoMo tung ra đúng thời điểm, đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Chính những điều này đã giúp MoMo giữ vững vị trí dẫn đầu về mức độ phổ biến trên mạng xã hội trong năm vừa qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MoMo cho biết, MoMo phát triển thành siêu ứng dụng đa dịch vụ tại Việt Nam nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, lấy nền tảng thanh toán làm cốt lõi.
Thông tin do ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo nêu trong Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) ngày 8/12 vừa qua.
Cũng trong chương trình, Siêu ứng dụng MoMo nhận Giải Bạc ở hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”, Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất về Kinh tế số thuộc khuôn khổ giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2022.
Trong phần tham luận với chủ đề “Giải pháp số trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam”, ông Diệp nhấn mạnh: MoMo ra đời với sứ mệnh với ứng dụng công nghệ, giúp người dân Việt Nam tiếp cận dịch vụ tài chính một cách đơn giản, dễ dàng, kể cả những người chưa từng có lịch sử tín dụng, thu nhập thấp.
Thành lập từ năm 2007, MoMo đi từ mô hình nhà phân phối airtime đến ví di động trên SIM và tiên phong cung ứng dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng vào năm 2014.
Năm 2016, đơn vị có một triệu khách hàng đầu tiên, đến 2019 đã có 10 triệu người dùng. Nhưng chỉ trong hai năm 2021 – 2022, mỗi năm MoMo có thêm 10 triệu người dùng mới.
“Chỉ trong hai năm chúng tôi tăng trưởng với tốc độ tương đương 20 năm thông thường”, đại diện MoMo nói.
Với hơn 31 triệu người dùng, MoMo hiện chiếm hơn 50% thị phần ví điện tử.
Tháng 11/2022 rồi, MoMo năm thứ hai liên tiếp vào Bảng xếp hạng 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2022 (Vietnam Best Brand in 2022) của YouGov và xếp vị trí thứ 5 trong top 10 thương hiệu dẫn đầu, đứng cùng với các thương hiệu có tên tuổi và lâu đời trong và ngoài nước như Samsung, Panasonic, Vietnam Airlines, Kinh Đô…
Đây là niềm tự hào của ông Diệp bởi danh sách này thường thuộc về các thương hiệu mì ăn liền, bánh kẹo… rất hiếm hoi có một đại diện fintech.
Cũng trong ngày 8/12, YouGov tiếp tục công bố Bảng Xếp Hạng thương hiệu Ngân hàng và Giải pháp thanh toán được cân nhắc nhiều nhất Việt Nam 2022 (Bank and payment system consideration rankings 2022).
Theo đó, MoMo được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là thương hiệu được cân nhắc sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính.
Về tầm nhìn và định hướng phát triển, đại diện MoMo nói: “Một ứng dụng chỉ có chức năng thanh toán riêng thì khó phát triển tại thị trường Việt Nam.
Do đó, chúng tôi xây dựng siêu ứng dụng đa nền tảng, cung cấp đa tiện ích cần thiết cho cuộc sống như thanh toán, mua bán tất cả dịch vụ, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí, đặt phòng khách sạn, chuyển tiền…”.
Là một fintech tiên phong tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số của đất nước, lãnh đạo MoMo nhấn mạnh chuyển đổi số “không chỉ thượng tầng mà phải từ dưới đi lên”, MoMo có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tiểu thương, hộ kinh doanh…
Ví dụ, tiểu thương, người bán hàng thường quan tâm đến những hình thức dễ thực hiện, tiết kiệm phí, hiệu quả. Đáp ứng tiêu chí này, họ có thể tự tạo, in mã QR code ngay trên ứng dụng MoMo để nhận tiền từ khách hàng miễn phí.
Đặc biệt, doanh nghiệp F&B có thể sử dụng giải pháp trọn gói cho quản lý, vận hành (thông qua hợp tác chiến lược với iPos.vn). Riêng doanh nghiệp lớn đã có ứng dụng, website có thể phát triển Mini App nhúng vào nền tảng MoMo để tiếp cận hơn 31 triệu khách hàng, tăng hiệu quả tiếp thị, bán hàng.
Trong hệ sinh thái tài chính vững chắc, không thể không nhắc đến các tổ chức tài chính, ngân hàng. MoMo hiện liên kết với 70 tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm.
Trong đó, từ tháng 7/2021, đơn vị phối hợp cùng TPBank cung cấp giải pháp Ví Trả Sau, giúp những người chưa bao giờ tiếp cận dịch vụ tài chính, chưa có lịch sử tín dụng, đa số là sinh viên, lao động thu nhập thấp có thể dùng dịch vụ tài chính dễ dàng. Sau hơn 1 năm ra mắt, Ví Trả Sau đã tiếp cận hàng triệu khách hàng tại Việt Nam.
Công ty cũng tích cực đồng hành xây dựng Chính phủ số, phát triển thanh toán không tiền mặt. Theo thống kê, 90% dịch vụ công cấp độ 3,4 đã có thể thanh toán bằng MoMo.
Có tới 33,73% lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thành công qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia thông qua hệ thống của MoMo (trong 8 tháng đầu năm 2022).
Tháng 8/2022 vừa qua, ứng dụng này cũng chiếm trên 50%, gần 192.000 giao dịch thanh toán thành công lệ phí xét tuyển Đại học, Cao đẳng trực tuyến 2022 qua Cổng Dịch vụ Công Quốc Gia.
Song song đó, MoMo xây dựng nền tảng thiện nguyện, với 8,2 triệu người đóng góp, quyên góp 167 tỷ đồng, giúp đỡ hơn 223.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây nhà chống lũ……, sau 3 năm triển khai.
“Những giải pháp này góp phần hình thành xã hội số, đưa thanh toán số đi vào mọi mặt đời sống”, nhà đồng sáng lập MoMo nói.
Khép lại phần chia sẻ, ông Diệp nêu các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử, chính phủ số. Ông nói: “Đổi mới là sáng tạo ra các mô hình chưa bao giờ có. Vì thế, cần có các cơ sở pháp lý phù hợp để doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó cần thu hút lượng nhân lực lớn trong và ngoài nước thông qua các ưu đãi cho họ. MoMo cũng mong muốn các doanh nghiệp cổ phần tư nhân có thể tham gia dự án chính phủ, thử nghiệm lớn, tạo điều kiện xã hội số phát triển hơn nữa”.
Ngoài phần trình bày tham luận, MoMo còn triển lãm các dịch vụ tiện ích như: thanh toán bằng khuôn mặt (Face Payment), tư vấn các giải pháp tài chính, đầu tư, tiết kiệm online, cùng với tiện ích khác như đặt vé máy bay, thanh toán bảo hiểm… Các dịch vụ này thu hút đông đảo quan tâm của khách tham quan triển lãm.
Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 xoay quanh chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Lần thứ tư tổ chức, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột – Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, với ba hoạt động chính: phiên thảo luận; trao giải Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022; và triển lãm giải pháp số Make in Viet Nam tiêu biểu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Goodwater Capital vừa trình hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ nhằm huy động 1 tỉ USD cho 2 quỹ đầu tư mới. Cụ thể, Goodwater Capital đang muốn huy động 600 triệu USD cho Goodwater Capital V và 400 triệu USDcho Goodwater Infinity III.
Động thái này diễn ra khoảng một năm sau khi công ty này huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ cho các startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đang ở giai đoạn đầu và tăng trưởng. Goodwater Capital là cái tên đứng sau hỗ trợ cho nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Coupang và Kakao.
Goodwater Capital trước đó đã huy động tổng cộng 2,1 tỉ USD cho 8 quỹ đầu tư của mình. Năm 2018, Goodwater Capital đã huy động được 350 triệu USD cho quỹ Goodwater Capital III. Đến năm 2019, công ty này kêu gọi được 241,6 triệu USD cho quỹ Goodwater Infinity I.
Năm ngoái, Goodwater Capital đã huy động được 1 tỉ USD cho các quỹ Goodwater Capital IV và Goodwater Infinity II. Cùng với đó, công ty này cũng bảo lãnh 500 triệu USD để hỗ trợ các công ty “siêu phát triển” ở giai đoạn cuối.
Được thành lập cách đây 7 năm, công ty đã đầu tư vào 25 quốc gia, với hơn 140 công ty, cung cấp 150 tỷ USD cho các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử hàng năm.
“Chúng tôi tin rằng công nghệ tiêu dùng là lực lượng mạnh mẽ nhất thế giới, giúp định hình nền văn hoá toàn cầu và biến đổi kinh tế toàn cầu theo những cách chưa từng có”, công ty nhận định.
Các khoản đầu tư của Goodwater Capital từng chủ yếu tập trung ở Hàn Quốc, nay đã tăng mạnh ở Nam và Đông Nam Á kể từ đầu năm 2021. Năm ngoái, họ đầu tư vào hơn 10 công ty công nghệ của châu Á, 8 trong số đó đến từ Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Eric Kim, đồng sáng lập Goodwater Capital từng chia sẻ rằng Việt Nam là một thị trường độc đáo với những doanh nhân ấn tượng.
“Chúng tôi rất ấn tượng với các doanh nhân tại thị trường này. Họ là những doanh nhân vĩ đại tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Đó là lý do tại sao chúng tôi ngày càng hoạt động tích cực hơn ở Việt Nam”, ông Kim nói.
Hiện tại, công ty này cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, mạng xã hội, vận tải và nhà ở.
Tháng 1/2021, tên tuổi của Goodwater Capital nổi lên tại Việt Nam với vai trò là người đồng dẫn dắt vòng gọi vốn Series D trị giá ước đoán lên đến trên 100 triệu USD cho ví điện tử MoMo. Công ty này cũng tham gia vào vòng gọi vốn hạt giống (seeding round) trị giá 3 triệu USD của Nano Technologies.
Bên cạnh đó, Goodwater Capital còn đầu tư một khoản không tiết lộ vào Kilo, công ty khởi nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử B2B.
Vulcan Capital – quỹ đầu tư của Goodwater Capital và Microsoft Paul Allen cũng rót vốn vào Marathon (công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực edtech có trụ sở tại Việt Nam).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MoMo và Starbucks Vietnam vừa chính thức công bố hợp tác, theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán tại tất cả các cửa hàng Starbucks trên toàn quốc.
Dưới tác động của đại dịch trong suốt hơn 2 năm qua, chuyển đổi số đã và đang trở thành xu hướng tất yếu đối với hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực F&B nhằm phục vụ người dùng đa kênh (Omni-channel), đáp ứng tiện ích thanh toán mới, chuyển đổi số còn là cách để doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Thêm vào đó, xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp F&B và các Fintech trong lĩnh vực thanh toán cũng trở thành động lực thúc đẩy xã hội thanh toán không tiền mặt an toàn và hiện đại.
Tại Việt Nam, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán của chuỗi Starbucks Vietnam (bằng hình thức mã thanh toán).
Như vậy, bên cạnh hình thức thanh toán tiền mặt và thẻ, từ nay, khách hàng Starbucks Vietnam đã có thể trải nghiệm phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và tiệm cận lối sống không tiền mặt đã phát triển tại nhiều quốc gia.
Hợp tác này là bước khởi đầu trong mục tiêu mang đến một trải nghiệm hiện đại, thuận tiện và an toàn cho người dùng.
Thông qua hợp tác với MoMo, Starbucks Vietnam có thể ngay lập tức kết nối với hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng tích cực của MoMo và khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại Starbucks bằng MoMo.
Dự kiến trong tương lai gần, hai bên sẽ nghiên cứu, triển khai thêm nhiều dịch vụ, cải tiến tính năng mới, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Chia sẻ về hợp tác, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Vietnam cho biết: “Hiện nay, với nhu cầu ngày càng tăng về tính tiện dụng trong việc thanh toán thì ví điện tử là một trong những tiêu chí mà Starbucks Vietnam mong muốn có tại các cửa hàng để tạo thêm sự thuận tiện hơn cho khách hàng.
Với MoMo, chúng tôi đã tìm được một đối tác lý tưởng không chỉ về mặt ứng dụng công nghệ mà còn về sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng thông qua việc hợp tác này có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tại chuỗi Starbucks Vietnam”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Momo mua lại 49% cổ phần Công ty Chứng khoán CV, qua đó bước chân vào lĩnh vực mới ngoài mảng trung gian thanh toán truyền thống.
Công ty cổ phần Chứng khoán CV vừa công bố thay đổi cơ cấu cổ đông với việc Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến (M-Service) mua lại 49% cổ phần từ hai nhà đầu tư cá nhân. Giao dịch được hoàn tất vào ngày 9/6.
M-Service chính là nhà phát triển ứng dụng ví điện tử Momo, một trong 4 công ty công nghệ kỳ lân tại Việt Nam với định giá doanh nghiệp cán mốc tỷ USD.
Đơn vị vừa được Momo mua lại 49% cổ phần tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán Hồng Bàng ra đời năm 2009, sau đó đổi tên thành Công ty Chứng khoán Hưng Thịnh vào năm 2017 trước khi mang tên CV như ngày nay.
Quy mô của Chứng khoán CV khiêm tốn so với các đơn vị trong ngành, vốn điều lệ công ty chỉ đạt 90 tỷ đồng.
Tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2021, Chứng khoán CV chỉ có đúng 7 nhân sự, bao gồm 1 tổng giám đốc và 1 phó tổng giám đốc.
Năm ngoái, Chứng khoán CV đạt doanh thu hơn 4 tỷ đồng và có lãi sau thuế hơn 150 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty này đang lỗ lũy kế 80 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn lại 10 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản nợ phải trả của Chứng khoán CV gần như không đáng kể, chưa đến 200 triệu đồng.
Gần đây, một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam là Finhay cũng đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty Chứng khoán Vina (Vina Securities) với tỷ lệ sở hữu lên tới gần 96%. Nhà sáng lập Finhay Nghiêm Xuân Huy cũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vina Securities.
Momo và Finhay cùng có điểm chung liên quan đến Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS). Thiên Việt thành lập từ năm 2007, đầu tư vào Momo với số vốn ban đầu hơn 1 triệu USD (28 tỷ đồng) và Finhay với số tiền 2,7 triệu USD (62 tỷ đồng).
Sau vòng gọi vốn thành công cuối năm 2021, định giá của Momo ước tính vượt mốc 2 tỷ USD. Với việc rót vốn vào Momo từ rất sớm ở thời điểm Momo có định giá chỉ khoảng 20 triệu USD, ước tính TVS đã lãi cả trăm lần với khoản đầu tư nói trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, thị trường bán lẻ nói chung, ngành F&B nói riêng đã bị tác động mạnh mẽ. Nhiều cửa hàng, tiểu thương phải thu hẹp mô hình kinh doanh, đóng cửa hoặc rút lui khỏi thị trường.
Theo bảng công bố “Top 10 Công ty uy tín Ngành hàng F&B năm 2021″ được công bố ngày 20/10, Vietnam Report thống kê có đến 91% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành F&B bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh trong năm nay.
Hậu Covid-19, hành vi của người tiêu dùng cũng có sự chuyển dịch rõ rệt. Với nhu cầu bị dồn nén sau nhiều tháng giãn cách, mọi người có khuynh hướng gia tăng mua sắm, họp mặt ăn uống khi cuộc sống đang dần trở lại “bình thường mới”.
Trong bối cảnh này, siêu ứng dụng MoMo ra mắt 2 tính năng mới là Thổ Địa Quán Ngon và Thổ Địa Mua Bán, giúp người dùng khám phá quán ăn ngon và mua ngay bán gần xung quanh khu vực sống.
Cụ thể, Thổ Địa Quán Ngon là nơi tổng hợp hàng chục nghìn hàng quán ăn lớn, nhỏ tại TP. HCM và Hà Nội, bao gồm: chọn quán, tìm hiểu thông tin, mua deal giảm giá, thanh toán không tiền mặt đến review… sẽ được tối ưu trải nghiệm, tiết kiệm chi phí hiệu quả với hàng loạt chương trình khuyến mãi của MoMo và đối tác.
Thổ Địa Mua Bán được thiết kế như một “sàn rao vặt”. Đây sẽ là nền tảng an toàn kết nối người mua và người bán trong khu vực, giúp mọi người dễ dàng mua và bán mọi mặt hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
Mục tiêu của việc ra mắt tính năng mới theo đại diện MoMo, đó là biến chiếc ví điện tử này thành một siêu ứng dụng với tiện ích “tất cả trong một” (all in one), cũng như hỗ trợ các đối tác ngành F&B và mua sắm,… chuyển đổi số nhanh hơn sau đại dịch.
Trong đó, lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.
Theo đó, MoMo dự kiến tăng cường số lượng và mở rộng khu vực cửa hàng của Thổ Địa Quán Ngon ở các thành phố lớn và cả nước, phát triển thêm nhiều tính năng ở nhiều ngành hàng khác nhau bên cạnh ẩm thực và bán lẻ như hiện có.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ TịchVí MoMo chia sẻ: “Với Thổ địa MoMo, chúngtôi hy vọng sẽ trở thành người bạn chí cốt, đồng hành với người dùng mỗi khi”ăn gì – ở đâu”.
Chúng tôi cũng kỳ vọng, việc ra mắt sản phẩm như đóng góp choxã hội thông qua việc giúp các đối tượng dễ bị tổn thương là các micro SMEs, SME có thêm khách hàng, tăng trưởng doanh số để phục hồi sau đại dịch”.
Gần đây nhất, Ngân hàng Mizuho cho biết sẽ chi 20 tỷ yên, tương đương khoảng 170 triệu USD để mua 7,5% cổ phần M-Service, công ty sở hữu ví điện tử MoMo và biến startup này trở thành Kỳ lân tiếp theo của thị trường Việt Nam.
Tại nhiều hoạt động trước đó, đại diện MoMo cũng từng tiết lộ, công ty đang có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sáng 21/12, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E). Công ty đã nhận số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu bao gồm Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management.
Vòng gọi vốn lần này được dẫn dắt bởi Mizuho – Ngân hàng toàn cầu Nhật Bản. Trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg, Founder Nguyễn Mạnh Tường cho biết khoản đầu tư mới nhất mang lại cho công ty mức định giá hơn 2 tỷ USD.
Như vậy, MoMo đã trở thành kỳ lân tiếp theo của Việt Nam bên cạnh VNG (hơn 2.2 tỷ USD) và VNPAY (khoảng hơn 1 tỷ USD).
Công ty cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để củng cố vị trí siêu ứng dụng (superapp) dẫn đầu thị trường thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính đến 31 triệu khách hàng hiện hữu.
Đồng thời mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME), siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào các công ty Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái.
Công ty cũng sẽ mở rộng và tăng cường các dịch vụ của mình tại các thành phố cấp 2, cấp 3 cũng như các vùng nông thôn.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm CEO MoMo chia sẻ “. Nguồn vốn đầu tư này thể hiện sự tin tưởng vào sứ mệnh của MoMo, đó là sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính và những dịch vụ thiết yếu khác của cuộc sống một cách đơn giản, thuận tiện, với chi phí thấp.”
Ông Daisuke Horiuchi, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh bán lẻ của Mizuho (Mizuho’s Retail Business) cho biết bản thân tập đoàn này đang tìm kiếm và mở rộng các mảng kinh doanh bán lẻ tại Đông Nam Á, cũng như trong lĩnh vực chuyển đổi số và phát triển tài chính.
Và MoMo là một trong những doanh nghiệp thoả mãn trong cả ba lĩnh vực mà Mizuho đang tìm kiếm. “Hợp tác với MoMo, chúng tôi mong muốn hỗ trợ công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai và thúc đẩy tài chính toàn diện ngày càng phổ biến tại Việt Nam”, ông Daisuke Horiuchi nói.
Nguồn: Bloomberg
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tờ Nikkei cho biết, Ngân hàng Mizuho sẽ chi 20 tỷ yen (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần M-Service, đơn vị sở hữu ví điện tử Momo.
Thương vụ dự kiến diễn ra ngay cuối năm nay, nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của Mizuho tại Việt Nam.
MoMo cho biết hiện không đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Tờ Nikkei bình luận, Mizuho đã bị tụt hậu so với các đối thủ trong đầu tư ra nước ngoài, nhưng muốn bắt đầu tích cực khai thác các khu vực tăng trưởng ở châu Á.
Ngân hàng Nhật Bản giờ đặt mục tiêu có vị thế lớn hơn trong lĩnh vực tài chính Đông Nam Á khi dân số và nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng.
Khoản đầu tư vào M-Service diễn ra sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung bậc 1 của Mizuho – một chỉ số về sức khỏe tài chính của công ty – đạt mục tiêu 9% và gần đây đã tăng lên 9,6%. Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank vào năm 2011. Việc đầu tư vào M-Service được cho là sẽ giúp các bên tăng cường hợp tác trong thị trường bán lẻ Việt Nam.
M-Service được thành lập vào năm 2007, có hơn 1.400 nhân viên và đặt trụ sở chính tại TP HCM, cùng các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng.
Họ sở hữu ví điện tử MoMo, với hơn 20 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Công ty này đang cố gắng biến MoMo thành một siêu ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ, tận dụng hơn 50% thị phần của mình.
Tháng 1/2021, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital , cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.
Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.
Vào tháng 10/2021, Decision Lab – đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín tại châu Á cũng đánh giá MoMo là ví điện tử được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam với tỷ suất sử dụng lên đến 86% (cách xa vị trí thứ hai là 64%) trong báo cáo “Sự trỗi dậy ví điện tử tại Việt Nam” (The rise of E-wallet in Vietnam).
Nếu thương vụ này thành công, MoMo sẽ là kỳ lân thứ 3 của Việt Nam sau VNG năm 2014 và VNPAY (thuộc VNLIFE) năm 2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thị trường fintech Việt Nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD đang đón nhận thêm nhiều sự ra đời của các startup công nghệ tài chính cả trong vào ngoài nước.
Theo thống kê từ TechInAsia, Việt Nam hiện được xem là thị trường màu mỡ trong mảng kinh doanh công nghệ tài chính (fintech) tại Đông Nam Á, và chỉ xếp sau các ông lớn trong ngành là Singapore và Indonesia.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng fintech đã tăng gần 4 lần.
Hiện cả nước có hơn 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự báo đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu.
Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…
Trong đó, mảng thanh toán, chuyển tiền hiện chiếm tỷ trọng cao nhất và được xem là điểm nóng của mảng fintech trong nước.
Đáng chú ý có thể kể tới các tên tuổi như: MoMo, ZaloPay, Moca, GPay, ViettelPay, AppotaPay, AirPay, VNPay…
Do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt của chính phủ trong năm 2020, các ví điện tử đứng đầu tại Việt Nam đã hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi trong thói quen thanh toán tại và lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua, trở thành một hình thức thanh toán phổ biến sau đại dịch.
Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.
Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.
Nếu như các startup thanh toán, chuyển tiền của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất thuộc về các startup hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) và tiền điện tử/blockchain.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 30,8% dân số có tài khoản ngân hàng, đứng vị trí thứ 6 Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng thẻ debit gần 27%, thẻ credit hơn 4%.
Trong năm 2020, tổng mức chi tiêu qua kênh trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 280 USD/người, giảm 9% so với năm 2019. Theo đó, các giao dịch qua POS di động chiếm hơn 21%, các giao dịch trực tuyến chiếm gần 80%.
Tuy nhiên, trước việc Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tổng chi tiêu đầu người năm 2021 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt giá trị 323 USD/người. Tổng mức giá trị thanh toán sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt giá trị khoảng 15 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người trưởng thành Việt Nam dùng hơn 5h mỗi ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, di động không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm marketing trên các nền tảng số.
Là một trong những quốc gia có số lượng người dùng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, rất dễ hiểu khi Việt Nam cũng là một trong những nước tải ứng dụng nhiều hàng đầu ở thời điểm hiện tại.
Theo bảng xếp hạng nhóm các thị trường có nhiều lượt tải ứng dụng nhất trên hai kho tải Apple Store và Google Play tính đến hết quý 2 năm 2019, Việt Nam là quốc gia xếp vị trí thứ 7 tổng cộng 750 triệu lượt tải app.
Ba quốc gia là Brazil, Hoa Kỳ và Ấn Độ, vốn là những thị trường lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu của mình.
Người trưởng thành Việt Nam hiện nay dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, di động không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm marketing trên các nền tảng số.
Theo báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường QandMe, người Việt Nam trong năm 2020 đang ngày một sử dụng các ứng dụng trên di động nhiều hơn, về cả số lượng lẫn thời lượng so với năm 2019.
Trung bình một người Việt Nam sử dụng hơn 22 ứng dụng di động trên chiếc smartphone của mình, đồng thời bỏ ra khoảng 5,1 giờ đồng hồ mỗi ngày cho các ứng dụng.
Không nằm ngoài xu thế thị trường, báo cáo của QandMe cho thấy, chiếm đại đa số là các ứng dụng mạng xã hội, giải trí. Dẫn đầu là Facebook, YouTube, Zalo, Messenger, TikTok, cùng với Shopee, MoMo…
Đáng chú ý, báo cáo này ghi nhận sự tăng trưởng của các ứng dụng liên quan tới lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, từ 20% lên tới 68%. Đặc biệt, trong bối cảnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến lên ngôi còn được ưa chuộng hơn cả các ứng dụng giao dịch ngân hàng online.
Trong đó, 4 ứng dụng thanh toán trực tuyến hàng đầu năm 2020 lần lượt thuộc về những cái tên như: MoMo, Zalo Pay, ViettelPay, Air Pay.
Điều này tương đồng với báo cáo của Google phát hành cách đây không lâu, khi chỉ ra xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam đang tích cực chuyển từ các chi nhánh vật lý sang phương tiện trực tuyến, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm ứng dụng cho vay trực tuyến tăng 300% trong năm qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông Nguyễn Vũ Đức, cựu CEO Go-Viet hiện là Phó tổng giám đốc đơn vị Kinh doanh Ngân hàng & Kinh doanh Chuyển tiền của MoMo.
Ví MoMo vừa tiết lộ dàn lãnh đạo trụ cột của công ty này, trong đó có ông Nguyễn Vũ Đức – đồng sáng lập và cựu CEO Go-Viet (nay là Go-Jek Việt Nam). Ông Đức hiện phụ trách mảng hợp tác Ngân hàng, Chuyển tiền P2P và Phát triển mạng lưới của ví điện tử này.
Cựu CEO Go-Viet là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Harvard và cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Thống kê Moscow. Ông từng là đồng sáng lập và CEO của TDC – một startup về công nghệ tài chính (Fintech).
Ông Đức là người đã đưa Uber về Việt Nam và triển khai thành công Uber tại TP HCM vào năm 2014. Doanh nhân này cũng có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Đức rời vị trí CEO Go-Viet vào tháng 3/2019.
Bên cạnh ông Nguyễn Vũ Đức, MoMo cũng có tân chủ tịch hội đồng quản trị từ tháng 4 năm nay.
Người đảm nhiệm vị trí này là ông Anthony Thomas – nguyên Giám đốc mảng Kinh doanh & Phân phối Ngân hàng Bán lẻ khu vực châu Á Thái Bình Dương của Citibank, nguyên CEO ví điện tử lớn nhất Philippines (GCash).
Ông Anthony Thomas là chuyên gia về Fintech, quốc tịch Ấn Độ, với hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và thanh toán.
Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán học tại St Stephen’s College và theo học tại trường Kinh Doanh danh giá IIM Ahmedabad (Ấn Độ).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các thương hiệu thuộc ngành đồ uống đang chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng top 10 chiến dịch marketing Tết 2020.
Chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc năm dương lịch 2020 và nhiều công ty đã bắt đầu chạy các chiến dịch cho Tết 2020. Để đo lường tính hiệu quả, YouNetMedia vừa xuất bản bảng xếp hạng đánh giá điểm số của các chương trình truyền thông Tết trên mạng xã hội.
Bảng xếp hạng của YouNetMedia sẽ dựa trên nhóm chỉ số về lượng (lượng thảo luận trên mạng xã hội; độ phủ của thông điệp tới người dùng) và nhóm chỉ số về chất (mức độ liên quan đến thương hiệu trong các bình luận; mức độ yêu thích thương hiệu trên mạng xã hội).
Theo đó, chiến dịch “Lắc xì Momo” của ví điện tử Momo đang dẫn đầu bảng xếp hạng với 215,5 điểm. Xếp sau lần lượt là Vinasoy và Coca Cola.
Điểm nhấn trong bảng xếp hạng chính là các thương hiệu thuộc ngành đồ uống. Ngoài Vinasoy và Coca Cola còn có 4 cái tên khác là Larue, Mirinda, Tiger và Nestle. 3 cái tên còn lại không kinh doanh đồ uống trong top 10 là Biti’s Hunter; Sendo và Viettravel.
Chiến dịch truyền thông của Momo được đánh giá cao ở các chỉ số định lượng khi dẫn đầu ở cả số lượng thảo luận và độ phủ của thông điệp.
YouNetMedia thống kê Momo đã thu hút 8 triệu người chơi, 250 triệu lượt lắc cùng gần 110 triệu thẻ quà tặng gửi đến người dùng thông qua chiến dịch marketing Tết 2020 của mình.
Trong khi đó chiến dịch “Lang Liêu hậu truyện” của Vinasoy đạt điểm mức độ yêu thích thương hiệu trên mạng xã hội cao nhất.
Đáng chú ý, xét các chiến dịch trong top 5 thì có đến 3 được thực hiện dưới dạng marketing bằng âm nhạc (“Lang Liêu Hậu Truyện” của Vinasoy, “Ước trước bước có qua” của Larue và “Đi để trở về 4” của Bitis’ Hunter). Điều này cho thấy việc “phổ nhạc” sẽ giúp thông điệp truyền thông trở nên dễ nhớ và khả năng “bắt trend” cao.
Một số chiến dịch khác trong bảng xếp hạng lại lựa chọn các nhân vật có ảnh hưởng để lôi kéo người dùng mạng xã hội quan tâm, như diễn viên Xuân Nghị (Larue) hay cặp đôi Hari Won – Trấn Thành (Momo).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều khách hàng lo lắng VinID có thể sẽ loại bỏ thẻ cứng tích điểm vốn được sử dụng lâu nay để tập trung phát triển app trên smartphone.
Mặc dù chưa có phát ngôn chính thức từ Công ty Cổ phần OneID (đơn vị sở hữu VinID) nhưng có vẻ đồn đoán này không phải là không có cơ sở khi gần đây đơn vị này đang dốc toàn lực phát triển ví điện tử, cạnh tranh trực tiếp cùng Moca, Momo.
Năm 2019 tập đoàn Vingroup được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho ví điện tử VinID Pay. Việc VinID chính thức bước vào cuộc đua khốc liệt với 26 đối thủ khác trong lĩnh vực thanh toán điện tử không quá khó hiểu khi ví điện tử đang trở thành xu thế tương lai và tiềm năng của thị trường trong nước quá hấp dẫn.
Tại Việt Nam, thanh toán trực tuyến được dẫn dắt bởi chuyển khoản qua ngân hàng và COD (thanh toán khi nhận hàng), vẫn được xem là tùy chọn thanh toán phù hợp cho thương mại điện tử.
Tuy nhiên theo dự báo của IDC trong sách trắng “Châu Á trong kỷ nguyên mới của thanh toán điện tử”, đến năm 2022, phương thức COD sẽ nhường chỗ cho hình thức thanh toán mới như ví điện tử hay thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 10 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Báo cáo của IDC 2020 và Ngân hàng thế giới, mỗi người Việt chi tiêu khoảng 176 USD/người/năm qua thẻ tín dụng, mức tiêu dùng thẻ ghi nợ bình quân ở mức 103 USD/người, tiêu dùng ví điện tử ở mức 36 USD/người. Trong thanh toán, tỷ trọng giao dịch dùng tiền mặt vẫn ở mức 80%.
Tại Việt Nam, hiện tiền mặt vẫn giữ ngôi đầu trong giao dịch thanh toán. Vị trí số 2 thuộc về chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử chỉ đứng thứ 3.
Nhưng đến năm 2030, thanh toán qua ví điện tử sẽ giữ ngôi đầu, thẻ tín dụng sẽ đứng thứ hạng 2 và chuyển khoản qua ngân hàng đứng thứ 3.
Giao dịch bằng tiền mặt không nằm trong top 3 phương thức giao dịch phổ biến trong giai đoạn này.
Tiềm năng bùng nổ ví điện tử càng rõ ràng hơn trong vài năm vừa qua các doanh nghiệp nội địa lẫn có vốn đầu tư nước ngoài đều liên tục rót tiền nhằm thu hút người dùng.
Theo nghiên cứu công bố gần đây của Cimigo, tính đến cuối 2019, 90% thị phần người dùng ví điện tử thuộc về ba tay chơi gồm MoMo, Moca và ZaloPay và việc VinID “tham chiến” với nhiều lợi thế khiến thị trường càng thêm sôi động.
Thẻ cứng VinID sắp biến mất trên thị trường?
Ra đời vào năm 2016 và cho tới 5 năm sau, hiện thẻ cứng VinID vẫn chỉ như một chiếc thẻ chăm sóc khách hàng (CSKH) quen thuộc của các hệ thống siêu thị, thương mại khác với chức năng đơn thuần chỉ là tích điểm từ các giao dịch, quy đổi ra khuyến mãi cho những lần mua sắm sau.
Ứng dụng VinID ra mắt vào năm 2018 đã đánh dấu bước “tiến hoá” từ thẻ Chăm sóc khách hàng “vật lý” dạng thẻ cứng sang ID điện tử, tích hợp trong smartphone – vật bất ly thân của khách hàng mang lại sự tiện lợi và thân thiện hơn khi sử dụng, đặc biệt là vấn đề bảo mật.
Thay đổi này cũng mở ra nền tảng mới để phát triển VinID không chỉ dừng ở tấm thẻ tích điểm mà trở thành “mã số cá nhân” đa tính năng với những tiện ích đa dạng, phong phú dành cho khách hàng.
Đặc biệt, sau khi tiến hành mở rộng tệp khách hàng với loạt tiện ích dịch vụ đa dạng và chính thức nhập cuộc đua thanh toán điện tử, ví điện tử này gần như dùng toàn lực phát triển app với hàng loạt chương trình “siêu khuyến mãi” tập trung cho đứa con cưng này còn thẻ cứng vật lý gần như bị bỏ rơi.
“Tôi mở thẻ cứng VinID từ 2017, nhưng hơn một năm nay đã chuyển hẳn sang dùng app trên điện thoại vì thẻ cứng bây giờ ngoài dùng để tích điểm khi đi mua hàng tại VinMart và các hệ thống của Vingroup thì không sử dụng được bất cứ tính năng nào khác.
Những chương trình tăng tỷ lệ tích điểm hay được tặng quà, quay số trúng thưởng…cũng thấy người dùng app hưởng lợi”, chị Nguyễn Mai Chi (Nam Từ Liêm , Hà Nội) cho biết.
Ngay như mới đây, VinID công bố dành tới 23 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp sinh nhật 5 năm, nhưng đối tượng được hưởng khuyến mại này vẫn chỉ là những khách hàng dùng app.
Gần đây một số nguồn tin cho biết VinID sẽ chính thức khai tử thẻ cứng tích điểm vốn được sử dụng từ lâu để nâng lượng khách hàng vốn có cho ví điện tử.
Mặc dù chưa chính thức công bố nhưng với những gì đang diễn ra thì có lẽ việc thẻ cứng của VinID biến mất trên thị trường cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều. Đây cũng là xu hướng tất yếu tại các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Amazon.
Khách hàng của tập đoàn này thường sử dụng thẻ Visa hoặc Master Card liên kết với Amazon để tích điểm thay vì chỉ sử dụng thẻ với chức năng tích điểm. Bên cạnh đó Amazon còn khuyến khích khách hàng tích điểm qua ứng dụng nhằm đảm bảo tính bảo mật, tiện dụng cũng như được hưởng nhiều ưu đãi.
Quay lại VinID, việc hướng tới phát triển ví điện tử không chỉ có chức năng tích điểm thông thường mà còn giúp khách hàng thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet, cước thuê bao trả sau hay dịch vụ thuê giúp việc theo giờ…
Đây đều là những tiện ích gắn liền với nhu cầu hàng ngày của người dùng mà công ty công nghệ này đang tập trung phát triển để cạnh tranh với hàng loạt ứng dụng khác trên thị trường.
Thời đại 4.0, công nghệ hóa tất cả các tiện ích đang trở thành xu hướng, bởi vậy việc dùng thẻ/tiền mặt cũng đang trở nên lỗi thời. Khó có thể chống lại xu hướng phát triển, do vậy các khách hàng VinID đang sở hữu chiếc thẻ cứng cũng nên có tâm lý chuẩn bị sẵn sàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link