Skip to main content

Thẻ: người dùng

Traffic là gì? Khái niệm Website (App) Traffic trong Marketing

Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy website traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.

web traffic là gì
Traffic là gì?

Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Traffic là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
  • Traffic xấu là gì?
  • Traffic tốt là gì?
  • Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
  • Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
  • Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
  • Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
  • Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
  • Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Traffic là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.

Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.

Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.

Web Traffic hay Site Traffic là gì?

Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.

App Traffic là gì?

Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.

Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.

  • Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
  • Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
  • Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
  • Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
  • Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.

Traffic xấu là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.

Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.

Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.

Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.

Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.

Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.

Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.

Traffic tốt là gì?

Traffic tốt là gì?
Traffic tốt là gì?

Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.

Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.

Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.

Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.

Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.

Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.

Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:

  • Paid Traffic (Traffic có trả phí).

Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).

  • Organic Traffic (Traffic tự nhiên).

Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.

Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.

  • Search Traffic (Traffic tìm kiếm).

Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).

  • Direct Traffic (Traffic trực tiếp).

Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.

  • Referral Traffic (Traffic giới thiệu).

Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.

  • Mobile Traffic.

Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.

Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.

  • iOS Traffic và Android Traffic.

Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).

Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.

Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.

  • Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
  • Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.

Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.

Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).

Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.

Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.

  • Gia tăng doanh số bán hàng.

Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.

Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.

  • Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.

Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.

Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.

  • Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).

Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?

  • Chất lượng nội dung có trên nền tảng.

Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.

Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.

  • Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.

  • Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.

Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.

Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).

Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.

Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:

  • Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
  • Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
  • Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

  • Kéo traffic là gì?

Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.

  • Lượng traffic là gì?

Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.

  • Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?

Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.

  • Traffic trong kinh doanh là gì?

Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.

Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.

  • Traffic Acquisition Cost là gì?

Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.

  • Invalid Traffic là gì?

Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).

  • Lượt traffic là gì?

Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).

Kết luận.

Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.

Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Người dùng TikTok sẽ sớm được xem lại lịch sử video

Theo ghi nhận từ TechCrunch, TikTok đang tiến hành thử nghiệm tính năng Lịch sử video, cho phép người dùng xem lại những video đã lướt qua trên ứng dụng dưới dạng danh sách.

người dùng TikTok xem lại lịch sử video

Tính năng xem lại lịch sử video được người dùng Twitter có tên Hammod Oh – người thường xuyên khám phá các tính năng sắp tới trên các nền tảng xã hội, phát hiện TikTok đang thử nghiệm. Bài đăng sau đó được retweet bởi nhà tư vấn truyền thông xã hội Matt Navarra.

Theo ảnh chụp màn hình được Oh đăng tải, tùy chọn Lịch sử xem (Watch history) được tìm thấy ở Cài đặt và quyền riêng tư > Nội dung và hoạt động.

Mặc dù vẫn chưa có nhiều thông tin chi tiết về giao diện của trang Lịch sử xem hoặc cách nó tổng hợp các video đã xem, đây hứa hẹn là tính năng đang được rất nhiều người dùng mong đợi.

Trước đây, TikTok không cho phép xem lại những video đã xem, từ đó nhiều người dùng buộc phải nhấn Thích ở những video muốn đánh dấu, hoặc phải thực hiện một loạt quy trình dài tải xuống tất cả dữ liệu tài khoản TikTok chỉ để tìm một video duy nhất.

Nếu tính năng Lịch sử xem đi vào hoạt động, người dùng TikTok sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

10 số liệu thống kê về Google Search các Marketers cần biết trong 2022

Nếu Google (cả tự nhiên lẫn có trả phí) là nền tảng chiến lược của thương hiệu của bạn trong năm mới 2022, những số liệu dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

số liệu thống kê về Google Search các Marketers cần biết trong 2022
Getty Images

Được chia sẻ từ Oberlo, dưới đây là tổng hợp 10 insights quan trọng hàng đầu về công cụ tìm kiếm Google mà những người làm marketing nên biết trong 2022.

  • Google là nền tảng được truy cập nhiều nhất toàn cầu: Trung bình, có hơn 90 tỷ lượt truy cập mỗi tháng.
  • Google thống trị các công cụ tìm kiếm: Tính đến tháng 1 năm 2022, thị phần của Google là gần 92%.
  • Có bao nhiêu lượt tìm kiếm được sử dụng mỗi ngày: Google xử lý hơn 8.5 tỷ lần tìm kiếm trên mỗi ngày.
  • Mức độ sử dụng Google Lens: Hiện có hơn 1 tỷ câu hỏi đã được hỏi trên Google Lens, một công nghệ nhận dạng hình ảnh do Google phát triển, được thiết kế để cung cấp những thông tin có liên quan liên quan.
  • Số lượng tìm kiếm trên thiết bị di động: 63% lưu lượng truy cập tự nhiên tại Mỹ đến từ các thiết bị di động.
  • Truy vấn (từ khoá) được tìm kiếm nhiều nhất trên Google là Facebook (số liệu tính đến năm 2019).
  • Mức độ thường xuyên mà người dùng đã sử dụng Google Search: Theo khảo sát của Moz, 84% số người được hỏi nói rằng họ tìm kiếm trên Google ít nhất là 3 lần mỗi ngày.
  • Phần lớn các tìm kiếm sản phẩm diễn ra trên Google: 46% các sản phẩm mới được khám phá bắt đầu từ Google.
  • Tầm quan trọng của thứ hạng tìm kiếm: 90% người dùng nói rằng họ có xu hướng nhấp chuột vào những vị trí đầu tiên của trang kết quả tìm kiếm (SERP).
  • Phần trăm lượng truy cập tự nhiên (organic traffic): Trung bình, 23% lưu lượng truy cập của một website đến từ các tìm kiếm tự nhiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Metaverse chưa đem lại cảm xúc cho người dùng

Trải nghiệm thực tế ảo (metaverse) đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đem lại nhiều cảm xúc.

Lễ hội âm nhạc được tổ chức trong metaverse có rất nhiều điểm tương đồng đời thực. Ảnh: Business Insider.

Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng.

Dù vậy, những giải pháp metaverse hiện tại vẫn chưa đem đến nhiều cảm xúc cho người dùng. Nhiều người cho biết thực tế ảo vẫn chỉ là ý tưởng sơ khai.

Mới đây, một buổi trình diễn âm nhạc để kỷ niệm việc phát hành một loạt NFT mới của họa sĩ người Na Uy Bjarne Melgaard được tổ chức trong metaverse Decentraland.

Melgaard đang phát hành 1.122 hình ảnh nổi bật về đồ họa dưới dạng NFT. Lễ hội âm nhạc trong thế giởi ảo được tạo ra nhằm tôn vinh cho sự kiện này.

NFT của Melgaard đều dựa trên tác phẩm điêu khắc mà ông đã tạo ra có tên “The Lightbulb Man”, được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Na Uy.

Theo trải nghiệm từ tác giả Ben Gilbert của Insider, ông cảm thấy khá hào hứng khi hòa mình vào một lễ hội âm nhạc trong metaverse. Cụ thể, Gilbert cho rằng lễ hội âm nhạc này giống như một phiên bản thu nhỏ của các sự kiện ngoài đời thực.

Nhiều thể loại âm nhạc sống động được trình diễn, tương tự như sự kiện của tựa game “Fortnite” với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi như Travis Scott và Ariana Grande.

Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh buổi lễ âm nhạc này với trò chơi “Second Life”, tự game thế giới ảo ra mắt vào đầu những năm 2000.

Tuy nhiên, Gilbert cho biết phiên bản web của Decentraland lại không dễ dàng truy cập như các trò chơi độc lập.

Thay vì một không gian ảo được chia sẻ chung, nó được biến thành các thế giới riêng lẻ do người dùng sở hữu và vận hành với giá hàng nghìn USD.

Trong đó, buổi biểu diễn âm nhạc là không gian duy nhất mà người dùng có thể ghé thăm thông qua một liên kết trực tiếp.

Đáng tiếc, sự kiện này không có nhiều người dùng tham gia và chưa tạo được sức hút. Theo trải nghiệm của Gilbert, người dùng chỉ có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc, đi loanh quanh và nhảy trong hình nhân vật đã chọn trước đó.

Trong các hoạt động khác, tác giả đã khám phá một ngôi nhà bên cạnh sàn nhảy, nhưng âm nhạc đột ngột ngắt ngay khi Gilbert vừa đi ra khỏi khu vực đó.

Ông cho rằng điều này làm người dùng cảm thấy chưa chân thật vì trong thực tế, âm thanh sẽ nhỏ dần khi chúng ta rời xa khu vực phát nhạc.

Ngoài ra, tác giả chia sẻ rằng trải nghiệm về buổi trình diễn nhạc trên metaverse chưa thực sự đem lại nhiều cảm xúc. Người dùng chỉ như đang xem một trò chơi mà không có nhiều hoạt động tương tác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram sẽ hiển thị nhiều nội dung từ những người bạn không theo dõi

Instagram cho biết sẽ thêm nhiều kiểu hiển thị nội dung (feeds) trong ứng dụng mobile, bao gồm cả nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian.

Instagram sẽ hiển thị nhiều nội dung từ những người bạn không theo dõi
Source: Shutterstock

Instagram hiện đang thêm 2 nguồn cấp dữ liệu (new feeds) mới vào ứng dụng đồng thời cập nhật nguồn cấp dữ liệu trang chủ (home feed) hiện có với nhiều nội dung hơn từ các tài khoản hay người dùng mà người dùng chưa chọn theo dõi.

Để cân bằng với những nội dung hiển thị mới mà người dùng không chọn xem, Instagram sẽ đưa trở lại nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian (chronological feed) chỉ chứa nội dung từ các tài khoản mà họ đã chọn theo dõi.

Một nguồn cấp dữ liệu khác mà Instagram cũng đang ra mắt đó là cho phép bạn quản lý các tài khoản mà bạn muốn xem nội dung, cách này tương tự như trên Twitter.

Theo Instagram, các cập nhật mới sẽ cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm của họ trên nền tảng.

Nguồn cấp dữ liệu trang chủ của Instagram.

Trong giai đoạn thử nghiệm (một số tài khoản sẽ được sử dụng sớm), ứng dụng Instagram sẽ chứa 3 kiểu nguồn cấp dữ liệu chính:

  • Trang chủ (Home): Đây chính là trải nghiệm Instagram cơ bản mà bạn đang được sử dụng, nội dung chủ yếu được xếp hạng theo thuật toán dựa trên mức độ quan tâm của bạn đối với các bài đăng hay tài khoản cụ thể. Theo cập nhật mới thì trang chủ sẽ hiển thị hiều hơn các nội dung từ những tài khoản mà bạn không chọn theo dõi.
  • Mục yêu thích (Favorites): Nguồn cấp dữ liệu này chứa những nội dung từ các tài khoản mà bạn muốn đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ thứ gì từ họ. Bạn có thể chọn tài khoản nào được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu này, giống như Twitter.
  • Đang theo dõi (Following): Đây là danh sách nội dung được hiển thị theo thứ tự thời gian của các bài đăng chỉ từ các tài khoản bạn theo dõi.

Theo CEO của Instagram, ông tin rằng việc cung cấp cho mọi người cách tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ có thể giúp tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn.

“… ở phần ‘Đang theo dõi’ – chỉ hiển thị danh sách các bài đăng theo thứ tự thời gian từ các tài khoản mà người dùng theo dõi, vì ‘Trang chủ’ sẽ ngày càng có nhiều đề xuất nội dung mới hơn từ những người mới.”

Tuỳ từng nhu cầu trải nghiệm, người dùng có thể chọn các nguồn cấp dữ liệu phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple và Google bị tố gây bất lợi cho người dùng

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh CMA cho rằng Apple và Google đã cùng nhau thao túng thị trường, kiểm soát cách người dùng sử dụng smartphone.

Source: MediaPost

CMA, cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh, cảnh báo iOS và Android đang tạo ra những hệ sinh thái khép kín, độc quyền, buộc người dùng phải phụ thuộc vào cửa hàng ứng dụng, phương thức thanh toán và công cụ tìm kiếm trên đó. Điều này gây tổn hại đến sự đổi mới và lựa chọn của người tiêu dùng.

“Apple và Google đã phát triển cùng một phương thức để buộc người dùng sử dụng điện thoại di động theo cách của họ. Chúng tôi lo ngại điều đó khiến hàng triệu người ở Anh bị thiệt thòi”, Andrea Coscelli, người đứng đầu CMA, nói.

Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết đang đề xuất buộc Apple và Google phải tạo điều kiện cho người dùng chuyển đổi giữa các nền tảng dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo cho họ có nhiều lựa chọn hơn về công cụ tìm kiếm. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố giữa năm sau.

CMA muốn giúp người dùng tìm và cài đặt ứng dụng ở các cửa hàng bên thứ ba, thay vì chỉ phụ thuộc vào App Store và Play Store.

Việc tải về có thể thông qua các cửa hàng ứng dụng nhỏ hơn, hoặc qua sideloading – tính năng cho phép tải ứng dụng từ nguồn bất kỳ.

Người dùng Google hiện có thể tải ứng dụng từ các kho ứng dụng thứ ba, nhưng Apple không hỗ trợ điều này. Hãng nhiều lần cảnh báo rủi ro từ sideloading, trong đó nhấn mạnh người dùng có nguy cơ tải về các tệp độc hại.

CEO Tim Cook cho rằng việc sử dụng ứng dụng bên thứ ba giống như lái ôtô mà không thắt dây an toàn. “Nếu muốn tải chúng, bạn nên mua điện thoại Android”, Cook nói.

Cơ quan quản lý của Anh cũng yêu cầu Apple, Google cung cấp giải pháp thanh toán thay thế, cũng như không áp dụng mức phí quá cao như hiện tại. Hai công ty hiện thu tối đa 30% phí hoa hồng từ doanh thu ứng dụng trên cửa hàng của mình.

“Apple đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở mọi phân khúc. Kim chỉ nam của công ty là niềm tin của khách hàng, do đó chúng tôi vẫn tiếp tục tạo cơ hội cho các nhà phát triển, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng”, phát ngôn viên Apple nói.

Trong khi đó, đại diện Google khẳng định Android cung cấp nhiều lựa chọn, không bị ràng buộc bởi các ứng dụng trên Play Store. Thực tế, người dùng có thể tải phần mềm Android từ các cửa hàng của Samsung, Huawei…

Ngoài Apple và Google, CMA hiện nhắm đến hàng loạt ông lớn công nghệ khác, trong đó có Meta và Amazon. Trong tháng này, cơ quan đã yêu cầu Meta ngừng thương vụ mua lại nền tảng ảnh động Giphy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Bảo Lâm (theo Telegraph)

Infographic – Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Kể từ khi internet ra đời vào năm 1983, nó đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen hàng ngày của chúng ta, và ngày nay, thiết bị di động đang là “vật bất ly thân” đối với đa số mọi người.

Infographic - Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Vào đầu những năm 2000, tin nhắn dạng văn bản là tất cả những gì người dùng có để tương tác với nhau trước khi vô số các định dạng nội dung mới ra đời và đã làm thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác và trải nghiệm.

Với những sự tác động đó. Ngày càng có ít người đọc sách hơn khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, báo in, báo giấy thì hao mòn dần, toàn bộ các mô hình quảng cáo cũ theo đó cũng đã lỗi thời khi người dùng có nhiều lựa chọn tiện và nhanh hơn.

Các thiết bị di động giúp mọi người kết nối nhiều hơn với những tin tức mới nhất, liên lạc nhiều hơn với người thân của mình và cung cấp nhiều khả năng hơn để thanh toán hóa đơn, mua sắm, và làm mọi thứ v.v., tất cả đều xảy ra từ vài thao tác đơn giản.

Đồ hoạ dưới đây từ Visual Capitalist cung cấp thêm một số góc nhìn (cho người làm marketing và kinh doanh) dựa trên cách mọi người đã dành thời gian cho các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là với các nền tảng video thông qua thiết bị di động của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SocialMediaToday

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

CEO Apple: ‘Chúng tôi không muốn đẩy người dùng vào nguy hiểm’

CEO Apple cho rằng nếu iPhone hỗ trợ kho ứng dụng của bên thứ 3, người dùng có thể thường xuyên đối mặt với các phần mềm độc hại và tội phạm mạng.

CEO Apple – Tim Cook

Trong buổi hầu tòa vào ngày 21/5, Tim Cook trình giải thích lý do App Store là cửa hàng ứng dụng duy nhất trên iPhone.

Theo vị lãnh đạo này, ông chưa bao giờ có ý định thử nghiệm mở kho ứng dụng của bên thứ 3 dành cho thiết bị của hãng, bởi vì điều đó sẽ đẩy người dùng gần hơn với nguy cơ tiếp xúc phần mềm độc hại.

Quan điểm của CEO Apple nhận được sự tán đồng từ Giáo sư Justin Cappos, làm việc tại Trường Kỹ thuật Tandon, thuộc Đại học New York.

“Rõ ràng không thể để người dùng tự ý cài đặt phần mềm từ kho ứng dụng của riêng họ”, Giáo sư Justin Cappos nêu quan điểm trên chuyên trang Yahoo Finance.

“Ngay cả khi đó là ứng dụng quen thuộc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng mã độc và lừa đảo trên iPhone”.

Tất nhiên, Apple chặn cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone không chỉ đơn giản là bảo vệ người tiêu dùng. Hãng còn thu về khoản phí 30% đối với các giao dịch được thực hiện thông qua App Store.

Nói cách khác, cho dù Apple đúng khi bảo vệ người tiêu dùng, sự thống trị của App Store vẫn khiến họ gặp rắc rối với quy định chống độc quyền.

Lập trường của Tim Cook.

Trong vụ kiện chống độc quyền đang được tòa án xem xét, Epic tuyên bố Apple lạm dụng vị thế của App Store, buộc các nhà phát triển dùng hệ thống thanh toán do họ quản lý và trả khoản phí 30%.

Từ hè 2020, Epic khơi mào sự việc bằng bản cập nhật Fortnite, bổ sung thêm tùy chọn thanh toán tiền tệ trong trò chơi qua kênh riêng của mình với giá rẻ hơn App Store. Apple đã đáp lại bằng cách gỡ Fortnite khỏi gian hàng ứng dụng và khóa tài khoản nhà phát triển của Epic.

Hãng game nhanh chóng đệ đơn kiện Apple về hành vi độc quyền, yêu cầu giảm mức phí giao dịch thông qua App Store hoặc cho phép cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 hoạt động trên iPhone.

Phiên tòa đã diễn ra trong tháng 5 với nhiều cuộc tranh luận gay gắt, dự kiến Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers sẽ công bố phán quyết vào tuần sau.

Tại đây, Epic lập luận rằng nếu cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 xuất hiện trên iPhone, các nhà phát triển có thể giảm giá ứng dụng vì sẽ không mất 30% phí cho Apple.

Có mặt tại tòa, Tim Cook bảo vệ quan điểm của hãng về việc không cho phép kho ứng dụng bên ngoài xuất hiện trên iPhone.

Bằng cách so sánh số lượng phần mềm độc hại trên iOS với những nền tảng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ 3 – Cook khẳng định iPhone chỉ chiếm 1-2% trường hợp bị nhiễm mã độc, trong khi tỷ lệ này trên Android, Windows lên đến 30-40%.

“Nếu nhìn vào phần mềm độc hại trên iOS so với Android và Windows, nó thực sự không đáng kể”.

Số liệu đứng về phía Apple.

Quan điểm của Cook được củng cố bởi Báo cáo về các mối đe dọa trên thiết bị thông minh năm 2020 do Nokia phát hành.

Theo đó, có 26,64% trường hợp lây nhiễm phần mềm độc hại đến từ các thiết bị Android.

Con số này giảm so với mức 47,15% vào năm 2019. Nokia cho rằng bảo mật trên Android được cải thiện so với trước, ngoài ra, tin tặc dần chuyển hướng tấn công sang các thiết bị IoT.

Trong khi đó, 38,92% tổng số vụ lây nhiễm phần mềm độc hại xuất phát từ PC chạy Windows. Tỷ lệ tương ứng trên iPhone của Apple chỉ ở mức 1,72%. Phần còn lại thuộc về các thiết bị IoT khác.

Tại sao sự khác biệt giữa 3 hệ điều hành? Giáo sư Cappos cho rằng có vài yếu tố tác động, bao gồm việc iOS được cập nhật thường xuyên hơn so với Android và Windows.

Các bản cập nhật hệ điều hành sẽ vá lỗi mà tin tặc có thể khai thác bằng phần mềm độc hại, khiến thiết bị khó bị bẻ khóa hơn.

Ngoài ra, Android và Windows là 2 trong số các nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng.

Cả App Store và Play Store đều có quy trình tự động phát hiện phần mềm độc hại, nhưng Google gặp rắc rối khi cho phép người dùng truy cập cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3.

Hầu hết chuyên gia bảo mật khuyến cáo không tải xuống ứng dụng từ những nơi này do nguy cơ bị chèn mã độc.

Trong khi đó, Windows cho phép người dùng cài đặt ứng dụng thông qua Windows Store hoặc tải xuống từ bất kỳ nơi nào trên web.

“Ngọn cờ Bảo mật” không thể bảo vệ Apple?

Apple không công bố chi tiết doanh thu từ App Store, thay vào đó, họ gộp với mảng Dịch vụ.

Lĩnh vực kinh doanh này, bao gồm cả Apple TV +, Apple Music + và iCloud, thu về 53,7 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 20% ​​trong tổng doanh thu 274 tỷ USD của Apple. Điều đó chứng tỏ App Store đang tạo ra lượng tiền lớn cho công ty.

Món lợi nhuận khổng lồ cùng chính sách kiểm soát chặt chẽ trên kho ứng dụng, Apple có thể đối mặt với cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng.

Theo Giáo sư Shubha Ghosh của Đại học Luật Syracuse, Apple cần phải chứng minh rằng hoạt động kinh doanh này tương xứng với mức độ bảo mật mà họ mang lại.

Đôi khi trong mắt của Thẩm phán Gonzalez Rogers, 30% phí hoa hồng trên mỗi giao dịch và bảo mật của nền tảng không đi chung với nhau.

Thậm chí, bảo mật có thể không phải là mối quan tâm của thẩm phán. “Các tòa án chống độc quyền không quan tâm quá nhiều đến sự an toàn – họ quan tâm đến sự cạnh tranh”, Giáo sư Sam Weinstein của Trường Luật Cardozo giải thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips