Skip to main content

Thẻ: Phúc Long

Thương hiệu F&B phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2023

2023 là năm thứ hai liên tiếp hãng đồ ăn nhanh này dẫn đầu bảng xếp hạng công ty dịch vụ F&B phổ biến trên mạng xã hội, cũng là năm đánh dấu mốc khai trương cửa hàng thứ 200 tại Việt Nam.

chiến lược marketing của kfc
Thương hiệu F&B phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2023

Nền tảng giám sát thông tin trực tuyến Reputa mới đây công bố Bảng xếp hạng (BXH) ngành dịch vụ F&B năm 2023 – một năm nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng những quy định mới đối với ngành.

Theo đó, KFC Việt Nam năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu BXH Công ty Dịch vụ F&B theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm gấp 1,2 lần vị trí thứ 2. (Tổng điểm = Điểm sắc thái + Điểm thị phần thảo luận + Điểm tương tác + Điểm độ lan tỏa).

Hồi cuối năm 2023, KFC Việt Nam khai trương cửa hàng mới tại tỉnh Quảng Ninh, đánh dấu cơ sở thứ 200 sau 26 năm phát triển tại Việt Nam. Reputa chỉ ra rằng KFC đã không ngừng triển khai các chương trình khuyến mãi, minigame mỗi tháng, thành công thu về lượng tương tác lớn từ cộng đồng mạng trên fanpage. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng liên tục cập nhật thực đơn, kết hợp giữa vị truyền thống và xu hướng tại Việt Nam.

Đứng thứ 2 trong BXH này là The Coffee House với sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng điểm tăng 147% so với năm trước đó.

Theo Reputa, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng điểm của The Coffee House có sự suy giảm, nhưng thương hiệu đã “lội ngược dòng” nhờ các món nước theo mùa đi cùng chương trình khuyến mãi đặc biệt. Càng về cuối năm, The Coffee House càng thu hút nhiều tương tác, đặc biệt vào quý IV/2023.

Dù tụt một hạng so với năm 2022, Phúc Long vẫn góp mặt trong top 3 BXH năm 2023.

Theo báo cáo của Masan, chuỗi Phúc Long ghi nhận doanh thu hơn 1.535 tỷ đồng trong năm 2023, giảm gần 3%. Tương tự The Coffee House, đầu năm 2023 Phúc Long có sự tụt dốc về mức độ thảo luận của người dùng trên mạng xã hội. Đến tháng 5, sau khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách đưa “Nhãn Lài” và “Vải Sen” trở lại thực đơn, Phúc Long mới trở lại mạnh mẽ.

Công ty thăng hạng nhiều nhất là Trung Nguyên với vị trí thứ 4, tăng 4 hạng so với năm 2022. Nhìn chung, có thể thấy các công ty đồ uống chiếm đa số trong top 10, khi có tới 7 cái tên góp mặt. Theo Bộ Công thương, ngành công nghiệp thực phẩm tăng trưởng trung bình 6,8% mỗi năm kể từ năm 2015, trong khi tăng trưởng cùng kỳ của đồ uống có tốc độ nhanh hơn, đạt 9,7%.

Đối với BXH Thương hiệu Dịch vụ F&B, Chang – Modern Thai Cuisine vẫn là thương hiệu dẫn đầu với tổng điểm gấp 2,5 lần vị trí thứ 2 là Cà phê Ông Bầu.

Với chiến lược giữ vững câu chuyện thương hiệu về ba ông bầu bóng đá nổi tiếng là Bầu Đức, Bầu Thắng và Bầu Hải, hồi đầu năm 2023, Cà phê Ông Bầu triển khai chương trình khuyến mãi mừng 3 năm ra mắt thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Đến giữa năm 2023, thương hiệu tiếp tục mở chi nhánh lớn nhất tại Bình Dương với sự xuất hiện đặc biệt của ngôi sao bóng đá Công Phượng.

Ngoài ra, Reputa còn thu thập dữ liệu về loại đồ uống/thức ăn được thảo luận nhiều nhất trên MXH năm 2023. Theo đó, trà sữa đã soán ngôi cà phê trở thành đồ uống được chú ý nhất trong năm, nhờ các sự kiện nổi bật như trend “Trà sữa đất nung”, mức độ phổ biến của thương hiệu Mixue…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Giữa thị trường đồ uống đang phát triển mạnh mẽ với nhiều chuỗi (ngành F&B) lớn như Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên Legend,… Highlands Coffee và Starbucks vẫn tìm ra chiến lược để trở nên nổi bật hơn tất cả, thu hút lượng thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội
Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Buzzmetrics mới đây đã công bố bài phân tích về cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống tại Việt Nam trên mạng xã hội. Theo nền tảng nghiên cứu dữ liệu này, việc đo lường sức hút của mỗi thương hiệu không chỉ dựa vào số lượng cửa hàng, mà còn chủ yếu là độ tương tác của người dùng trên mạng xã hội

Trong 3 tháng gần nhất (từ 1/9-30/11/2023), Highlands Coffee và Starbucks dẫn đầu với tổng lượng thảo luận trên mạng xã hội lần lượt là hơn 157.000 và hơn 139.000. Hồi tháng 10/2023, Starbucks vượt lên trên Highlands Coffee để giành vị trí số 1 về lượng thảo luận trong các chuỗi đồ uống. Tuy nhiên, trong tháng 9 và tháng 11, thương hiệu đình đám đến từ Mỹ đều dừng ở vị trí thứ 2.

Một cái tên đáng chú ý khác trong cuộc đua “lấy lòng” người dùng mạng xã hội là Katinat. Tháng 9/2023, thương hiệu nổi tiếng với món trà sữa chôm chôm này chỉ đứng thứ 6 giữa những tên tuổi lớn.

Tuy nhiên, 1 tháng sau Katinat đã “vượt mặt” The Coffee House và Trung Nguyên Legend, tiếp đó vượt qua cả Phúc Long để đứng ở vị trí thứ 3 trong số các chuỗi đồ uống được thảo luận nhiều nhất mạng xã hội tháng 11/2023.

Mặc dù vậy, cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống trên mạng xã hội nhìn chung vẫn là cuộc đua “song mã” giữa Highlands Coffee và Starbucks. Buzzmetrics đã phân tích sâu về sự so kè giữa hai đối thủ nổi bật trong ngành hàng này.

Xét về mức độ thảo luận trên mạng xã hội, nếu Highlands Coffee dẫn đầu về tổng thảo luận thì Starbucks có ưu thế hơn về độ đa dạng nền tảng.

Về hoạt động ra mắt sản phẩm, mỗi tháng các thương hiệu đều làm mới bản thân bằng cách giới thiệu những sản phẩm mới phù hợp với các lễ hội theo mùa. Cụ thể, hồi tháng 11 cả Starbucks và Highlands Coffee đều triển khai chiến dịch quảng bá cho cà phê sữa đá.

Xét trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, Starbucks tuy không tung quá nhiều sản phẩm nước uống mới, nhưng để lại ấn tượng không nhỏ với chiến dịch ra mắt trở lại sản phẩm cà phê sữa đá Dolce Misto. Minh chứng là số điểm Sentiment score đạt 0,97 cùng 29.039 thảo luận, đứng số 1 trong các sản phẩm đồ uống được tất cả các chuỗi ra mắt trong 3 tháng qua.

Ở phía bên kia, Highlands Coffee liên tục ra mắt các sản phẩm nước uống mới như Kemdi, Freeze quả mọng anh đào hay Trà quả mọng anh đào, nhận được luồng phản hồi tích cực với điểm số Sentiment Score trung bình lên tới 0,96.

Buzzmetrics còn chỉ ra rằng trong cuộc cạnh tranh thu hút thảo luận, Starbucks và Highlands Coffee không chỉ khác biệt về chiến lược mà còn là sự tương tác từ 2 nhóm đối tượng chủ lực: Consumer Voice (nhóm người dùng) của Highlands Coffee và Online Seller (bán hàng online) của Starbucks.

Consumer Voice của Highlands Coffee không chỉ đơn thuần là một nhóm thảo luận, mà còn là một động lực tích cực cho thương hiệu với con số lên tới 62.553 thảo luận.

Nhóm này thường xuyên tạo ra những bài đăng check-in, chia sẻ thông tin mới về các cửa hàng trên các trang cộng đồng, và đặc biệt là nhận xét về những sản phẩm mới của thương hiệu. Cộng đồng khách hàng trung thành đã góp phần tăng cường hình ảnh tích cực của Highlands Coffee trên mạng xã hội.

Đối với Starbucks, nhờ sức hút của các vật phẩm thương hiệu đặc trưng và sở hữu cộng đồng người hâm mộ vững mạnh, nhóm Online Seller trở thành lực lượng quảng bá thương hiệu tích cực, kéo về hơn 49.191 thảo luận trên Facebook.

Nhóm này không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn sử dụng nhiều kênh khác nhau như Facebook Profile, Group, và định dạng Facebook Reels để đẩy mạnh các sản phẩm thương hiệu độc đáo của Starbucks như ly cà phê, túi xách, và các mặt hàng merchandise khác.

Kết lại, Buzzmetrics đánh giá rằng tuy lựa chọn những chiến lược khác nhau, nhưng có thể thấy Starbucks và Highlands Coffee đều đang gặt hái được những thành công trên mạng xã hội ở vị trí dẫn đầu xuyên suốt 3 tháng 9, 10 và 11 năm 2023.

Thảo luận (Mentions) là một trong các chỉ số đo lường mức độ tương tác (Engagement) của khách hàng trên mạng xã hội với nội dung của thương hiệu, để có thể tìm hiểu toàn bộ các kiến thức cơ bản về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm tại Engagement là gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2

Năm 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn nữa cho các doanh nghiệp Việt, trừ mảng F&B. Highlands Coffee vẫn cấp tập mở quán và cả nhà máy trị giá 500 tỷ đồng, Starbucks đạt cột mốc 100 cửa hàng, Phúc Long sau khi về tay Masan cũng kịp có gần 150 cửa hàng và 45 kioks, Katinat tiệm cận 60 cửa hàng. Mỗi The Coffee House là gần như dậm chân tại chỗ với 156 cửa hàng.

Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2
Vòng xoay thị trường F&B Việt Nam 2023: Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2

CUỘC ĐUA KHÔNG MỆT MỎI CỦA CHUỖI CỬA HÀNG F&B TRUNG VÀ CAO CẤP.

Nền kinh tế Việt Nam đã có chút dấu hiệu khởi sắc trong năm quý III/2023, nhưng về cơ bản thị trường vẫn rất khó khăn, đặc biệt là với các startup công nghệ đang trong giai đoạn đốt tiền. Sau 1 năm tìm người mua nhưng không thành công, Baemin đang cho thấy khả năng có thể sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, những khó khăn đó dường như không liên quan đến các chuỗi F&B ở phân khúc trung và cao cấp. Với nguồn lực khổng lồ từ công ty mẹ, những Starbucks, Highlands Coffee, Phúc Long, Trung Nguyên Legend hay Katinat muốn đầu tư chỗ nào sẽ đầu tư chỗ đó. Chỉ mỗi The Coffee House là không thể thoải mái tiêu tiền, do đứng sau họ là Seedcom vẫn đang huy động vốn khắp nơi và có nhiều ‘đứa con’ khác phải lo lắng.

Highlands Coffee vẫn vô đối.

Hôm nay 6/10, Highlands Coffee vừa làm lễ khởi công xây dựng Dự án nhà máy rang cà phê Cao Nguyên tại KCN Phú Mỹ II – Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 24.000m2. Nhà máy có tổng đầu tư 500 tỷ đồng, công suất có thể đạt tới gần 10.000 tấn cà phê/năm trong giai đoạn đầu, 75.000 tấn cà phê/năm trong giai đoạn tiếp theo.

“ Đây sẽ là nhà máy rang cà phê có quy mô lớn hàng đầu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như tại Việt Nam. Với việc đầu tư các công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi muốn khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cà phê rang xay đậm chất Việt cũng như đạt tiêu chuẩn thế giới.

Đồng thời, đây cũng là bước đi chiến lược của thương hiệu trong cuộc đua cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu cà phê toàn cầu ”, đại diện Highlands Coffee cho hay.

Cũng theo tiết lộ từ chuỗi cà phê này, hiện họ có 700 cửa hàng tại Việt Nam và 50 cửa hàng tại Philippines tính đến tháng 9/2023.

Cuối năm 2022, Highlands Coffee có 605 cửa hàng. Số lượng cửa hàng khổng lồ của Highlands Coffee còn nhiều hơn tổng số cửa hàng của các đối thủ của họ cộng lại.

Highlands Coffee hiện là hệ thống chuỗi cà phê mạnh nhất ở phân khúc của mình trong nhiều năm liền và tiến lên với tốc độ khủng khiếp sau quyết định bán mình của SuperFoods Group (đơn vị sở hữu và vận hành hai thương hiệu F&B nổi tiếng Việt Nam là Highlands Coffee và Phở 24) cho Jollibee Group trong năm 2012.

Có thể nói, chỉ thông qua nhượng quyền, Highlands Coffee mới có thể mở gần 100 cửa hàng trong 9 tháng đầu năm 2023, điều mà dù Masan – Phúc Long có dốc toàn lực vẫn rất khó để thực hiện.

Nhượng quyền là nghiệp vụ tưởng như đơn giản trong ngành F&B nhưng không phải ai cũng làm tốt và đi được đường dài, trường hợp chuỗi Mixue gần đây là một ví dụ tiêu biểu.

Vậy nên, kinh nghiệm về nhượng quyền dày dạn qua 45 năm của chuỗi gà rán toàn cầu đến từ Philippines – Jollibee đóng vai trò quyết định trong việc phát triển của Highlands Coffee.

Highlands Coffee không phải là chuỗi duy nhất biết chọn địa điểm đắc địa hay có concept cửa hàng đẹp nhất, menu nước uống của họ cũng khá đơn giản và đồ uống cũng không phải là ngon nhất, phục vụ khách hàng cũng không thân thiện nhất hay nhanh nhất.

Tuy nhiên, nếu tính tổng thể tất cả các khía cạnh, thì chất lượng của chuỗi này vẫn đứng top của thị trường.

Phúc Long vươn lên vị trí thứ 2.

Sau khi về tay Masan, Phúc Long bây giờ không còn là Phúc Long trước đây. Phúc Long không chỉ thay đổi lãnh đạo mà định hướng sản phẩm cũng rất khác.

Vào tháng 5/2021, Masan – thông qua công ty con trực tiếp là công ty TNHH The Sherpa mua 20% vốn cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage với giá 15 triệu USD (khoảng 352 tỷ đồng), tương ứng định giá 75 triệu USD.

Nửa năm sau, vào tháng 1/2022, Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối thương hiệu đồ uống này.

Tháng 8/2022, Masan tiếp tục mua thêm 34% vốn cổ phần của Phúc Long với giá 155 triệu USD để sở hữu 85% Phúc Long. Như vậy, Phúc Long đã được Masan định giá khoảng 455 triệu USD.

Tháng 9/2022, Phúc Long đã ra mắt cửa hàng Premium ở Thảo Điền – Quận 2, với diện tích gần 2.000m2 và có khu rang xay cà phê tại chỗ. Vì là cửa hàng cao cấp, nên giá các món trong menu của Phúc Long Thảo Điền được định vị ngang bằng với Starbucks.

Sau khi bán xong Phúc Long, ông Lâm Bội Châu đã ra đi và nhường chiếc ghế CEO lại cho bà Lee Joanne Jihyun vào tháng 11/2022.

Bà Lee Joanne Jihyun là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, từng điều hành các chuỗi như Gong Cha, Baskin Robin, Krispy Kreme tại nhiều thị trường trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Úc…

Hiện tại, trên website của mình, Phúc Long cho biết họ có khoảng gần 150 cửa hàng flagship trên toàn quốc và 45 kioks. Trong năm 2022, Phúc Long đã khai trương 44 cửa hàng flagship để nâng tổng số cửa hàng lên 132 cửa hàng flagship.

Ở BCTC giữa kỳ, Phúc Long cho biết họ sẽ mở thêm 25 cửa hàng flagship trong 6 tháng cuối năm 2023. Mục tiêu trở thành chuỗi đồ uống lớn thứ 2 Việt Nam của Phúc Long đã đạt được.

Trung Nguyên xuất ngoạị, Starbucks và The Coffee House thủ thế.

Đứng thứ 3 về quy mô chuỗi cửa hàng là The Coffee House. Họ vẫn giữ nguyên con số trên dưới 155 cửa hàng cuối năm 2022 và chỉ mở thêm đúng 1 cửa hàng SIGNATURE by The Coffee House cho đến thời điểm này.

Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Seedcom và The Coffee House sẽ không tăng thêm số lượng cửa hàng trong năm nay.

Đặc biệt nhất trong tất cả phải kể đến chuỗi Trung Nguyên Legend của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Họ khuấy động thị trường cà phê Việt không bằng cách mở đua với Highlands Coffee mà chọn mở rộng ra nước ngoài. Hiện họ đã có 2 quán cà phê lớn tại Trung Quốc và mới khai trương 1 quán mới tại Mỹ bằng hình thức nhượng quyền.

Theo website của Trung Nguyên Legend, hiện họ có 108 cửa hàng: 78 cửa hàng tự mở và 30 cửa hàng nhượng quyền.

Cuối năm 2022, Trung Nguyên Legend có 77 cửa hàng và với số lượng hiện tại, thương hiệu này gần như đã hồi phục như trước Covid-19, cuối 2019 họ có gần 100 cửa hàng.

Trung Nguyên cho biết: họ đang lên kế hoạch phát triển 1.000 không gian cà phê Trung Nguyên Legend tại thị trường tỷ đô Trung Quốc và mở rộng 100 không gian tại Mỹ.

Trong năm nay, Starbucks cũng vừa đạt cột mốc quan trọng khi cán đích 100 cửa hàng tại Việt Nam đúng thời điểm tròn 10 năm gia nhập thị trường, trong đó có 50% tập trung tại TP.HCM.

Cuối năm 2022, thậm chí họ còn mở được cửa hàng tại phố cổ Hội An – nơi được bà CEO Patricia Marques đánh giá là ‘rất khó để thuê được địa điểm phù hợp với các tiêu chí của Starbucks’.

Trong khi Việt Nam có thị trường cà phê lớn nhất ở Đông Nam Á về giá trị và số lượng cửa hàng, thì chỉ có 1 cửa hàng Starbucks trên 1 triệu dân – con số thấp nhất trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực.

Một “em út” mới nổi của thị trường là Katinat Saigon Cafe vẫn đang say mê nhân rộng chuỗi của mình. Katinat hiện có 58 cửa hàng trên toàn quốc (3 tại Hà Nội) và họ gần như đã “thay áo mới” cho các cửa hàng đầu tiên với thiết kế màu xanh dương. Katinat cũng vừa đóng cửa hàng đầu tiên tại Đồng Khởi ra mắt cách đây 7 năm để tân trang lại.

Đến cuối năm 2021, Katinat chỉ là một chuỗi thường thường tầm trung tại thị trường TP.HCM với 10 cửa hàng cà phê nhỏ nằm rải rác ở 2 Quận 1 và 3. Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, Katinat đã bành trướng rất nhanh.

Dù số lượng cửa hàng dù chưa nhiều, nhưng tất cả các cửa hàng của họ đều có diện tích mặt bằng rất lớn và hoặc là mặt bằng cửa hàng cao 2 đến 3 tầng. Tốc độ mở cửa hàng này của Katinat chỉ đứng sau Highlands Coffee và Phúc Long.

Cuối cùng, một trong những ông lớn thế giới cũng đang rất e dè sự khó tính của thị trường F&B Việt Nam là Amazon Cafe đến từ Thái Lan. Chính thức mở cửa hàng đầu tiên ở thị trường Việt vào gần cuối 2020 và đến cuối năm 2022, Amazon có 20 cửa hàng và trong 9 tháng đầu năm 2023, họ mới chỉ mở thêm 3 cửa hàng.

CÁC CHUỖI ĐANG KÈN CỰA NHAU TRONG VIỆC TẠO RA XU HƯỚNG ẨM THỰC & ĐỒ UỐNG.

Với sự phát triển rất nhanh của thị trường F&B Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các chuỗi bây giờ không còn đến từ vị trí đẹp hoặc concept hiện đại và độc đáo, vì ai cũng đã làm được điều đó chỉ cần đầu tư tiền. Chất lượng sản phẩm, chủ yếu là thức uống, mới là chiến trường chính của các thương hiệu kể trên.

Có thể nói, sự gia nhập của Starbucks đã góp công rất lớn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các chuỗi cà phê ở thị trường Việt Nam.

Trước khi Stabucks đến Việt Nam, các chuỗi đồ uống Việt khá chậm trễ trong việc ra món mới. Nhưng kể từ khi The Coffee House xuất hiện và vận dụng phong cách đổi mới sáng tạo từ Starbucks, thì mọi chuyện đã khác.

The Coffee House đã chịu khó liên tục ra mắt các sản phẩm mới – đặc biệt là dòng sản phẩm theo mùa giống Starbucks. Ngoài việc, 1 năm có ít nhất 4 đợt giới thiệu bộ sưu tập thức uống theo mùa, họ cũng khá thường xuyên thay đổi menu ở tất cả các cửa hàng.

Nhờ vậy, The Coffee House đã nhiều lần dẫn dắt xu hướng thị trường với nhiều dòng sản phẩm như Trà đào cam sả, Trà sữa nướng hoặc Trà sữa hạt macca.

Các thức uống của các thương hiệu cà phê hiện nay đều đòi hỏi nguyên liệu và cách pha chế vừa cao cấp vừa độc đáo, vừa phải phù hợp với khẩu vị riêng của người Việt. Đặc biệt hơn, đó là còn phải có câu chuyện đằng sau.

Bên cạnh đó, cả The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên Legend đều ra concept cao cấp để thăm dò thị trường và làm thương hiệu (Brand), mức giá thức uống trong các cửa hàng này “đắt đỏ” không thua gì Starbucks.

Theo đó, ở mùa thu này, Katinat đang tổng lực truyền bá cho sản phẩm mới độc đáo trên thị trường là Bơ già dừa non và trước đó là Trà sữa chôm chôm.

Còn The Coffee House đang cố gắng lăng xê cho trà xanh Tây Bắc với các sản phẩm như Latte trà xanh – Trà xanh Espresso Marble hay Phin sữa tươi bánh flan.

Phúc Long thì có Trà sữa hạt đác oolong, Trà Silky Osmanthus Oolong và Trà sữa Osmanthus Oolong (trà oolong được ướp với hoa quế – một loại hoa không phổ biến ở Việt Nam).

CHUỖI NÀO ĐANG LÀM ĂN HIỆU QUẢ NHẤT?

Về hiệu quả kinh doanh, chúng ta chỉ có chỉ số của Highlands, The Coffee House và Phúc Long, chứ không có của Starbucks hay Katinat.

Năm 2021, doanh thu Highlands Coffee đạt khoảng 1.700 tỷ đồng. Hai năm trước đó 2019 – 2020, doanh thu của họ đều trên 2.100 tỷ đồng. BCTC năm 2022 của Tập đoàn Jollibee cho thấy, Highlands Coffee đóng góp 3% tổng doanh thu tập đoàn, tương đương khoảng 3.569 tỷ đồng.

Do Covid-19, năm 2021 Highlands Coffee thông báo khoản lỗ hơn 19 tỷ đồng, đây là mức lỗ lịch sử sau nhiều năm công ty kinh doanh có lãi. Ngay năm 2022, họ đã lấy lại phong độ khi lợi nhuận sau thuế hơn 265 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của Highlands Coffee thường sẽ tỷ lệ thuận theo số lượng tăng cửa hàng.

Năm 2022, chuỗi Phúc Long thu về 1.579 tỷ đồng doanh thu, với lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 195 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cửa hàng flagship của Phúc Long mang về 518 tỷ đồng.

Trong năm 2023, Masan đã đặt ra mục tiêu cho Phúc Long Heritage sẽ phải mang về mức doanh thu thuần từ 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng.

Masan cũng chia sẻ, năm 2022, Phúc Long đứng thứ 2 về doanh thu và đứng đầu về biên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa. Năm 2019, biên lãi gộp của Phúc Long quanh mức 35%. Đến thời điểm hiện tại, kết thúc quý II/2023, con số này ở Phúc Long đang là 64,4%, tốt nhất trong số các mảng kinh doanh của Masan.

Phần The Coffee House, năm 2019, doanh thu thuần của chuỗi này đạt gần 862 tỷ đồng, tuy nhiên đã giảm xuống còn 735 tỷ đồng năm 2020 và 475 tỷ đồng vào năm 2021. 9 tháng đầu năm 2022, The Coffee House ghi nhận 564 tỷ đồng doanh thu, tương đương 2 tỷ đồng/ngày.

Biên lợi nhuận gộp của The Coffee House đều trên 70% trong ba năm từ 2018 đến 2020. Tỷ lệ này của Starbucks Việt Nam năm 2019 vào khoảng 19,3% và đến năm 2021 chỉ là 1,3%.

Tuy nhiên, The Coffee House vẫn lỗ do chi phí bán hàng cao. Trong hai năm Covid-19 (2020 và 2021), chi phí bán hàng của chuỗi này đều lớn hơn lợi nhuận gộp.

Theo đó, The Coffee House ghi nhận khoản lỗ 80,6 tỷ đồng vào năm 2019; đến năm 2020, chuỗi này lỗ 111 tỷ đồng; và tiếp tục lỗ 249,3 tỷ đồng vào năm 2021. Lỗ lũy kế của công ty tính đến cuối năm 2021 là gần 434 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quỳnh Anh | Markettimes

Trung Nguyên Legend vượt qua Highlands Coffee và Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống uy tín nhất năm 2023

Trong Top 5 công ty thuộc nhóm ngành chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đứng ở vị trí thứ nhất.

Trung Nguyên Legend vượt qua Highlands Coffee và Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống uy tín nhất năm 2023
Trung Nguyên Legend vượt qua Highlands Coffee và Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống uy tín nhất năm 2023

CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) mới đây công bố top các công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống (F&B) năm 2023, chia theo nhiều nhóm ngành khác nhau như: Sữa và sản phẩm từ sữa; Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác; Thực phẩm khô, đồ ăn liền; Thực phẩm tươi sống, đông lạnh…

Các danh sách được công bố vinh danh cả những công ty dịch vụ ăn uống uy tín, chia theo 2 nhóm ngành là Chuỗi nhà hàng, dịch vụ đồ ăn, nhượng quyền và Chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền.

Trong Top 5 công ty thuộc nhóm ngành chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đứng ở vị trí thứ nhất.

Xếp sau lần lượt là CTCP Dịch vụ cà phê Cao Nguyên (Highlands Coffee), CTCP Phúc Long Heritage, CT TNHH Thực phẩm & Nước giải khát Ý tưởng Việt (Starbucks) và CTCP Thương mại dịch vụ Trà Cà phê VN (The Coffee House).

Mới đây, Trung Nguyên Legend đã mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ theo hình thức nhượng quyền, tọa lạc tại trung tâm khu Little Saigon (Westminster, California). Cửa hàng rộng hơn 120 m2, phục vụ cà phê phin và espresso sử dụng 100% hạt cà phê Robusta và Arabica trồng tại Buôn Ma Thuột, Việt Nam.

Trước khi hiện diện tại Mỹ, Trung Nguyên Legend đã tiến vào một thị trường lớn khác là Trung Quốc, với 2 cửa hàng đều đặt tại thành phố Thượng Hải.

Cuối năm 2022, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend đạt 2 giải thưởng danh giá của thị trường Trung Quốc là “Quán Cà Phê Tốt Nhất năm 2022” và “Quán Cà Phê Nổi Tiếng Của Năm”.

Đối với bảng xếp hạng của Vietnam Report, các công ty được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất, uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding, khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan.

Theo khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp ngành F&B ghi nhận tăng doanh thu năm nay đã giảm 3,9% so với 2022, trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.

Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận (41,7%) lớn hơn đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu (33,3%), cho thấy không ít doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng.

Điểm sáng của thị trường trong năm 2023 là giá nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt so với năm ngoái, góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đánh giá triển vọng những tháng còn lại của năm, phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm rất nhiều so với năm trước, từ 94,4% xuống 61,6%. Theo Vietnam Report, tín hiệu lạc quan với ngành F&B thời gian tới còn đến từ tình hình tài chính của người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

Mục tiêu đứng thứ 2 chuỗi F&B Việt Nam của Phúc Long bây giờ ra sao

Thị trường chuỗi đồ uống (F&B) tại Việt Nam chứng kiến sự bám đuổi quyết liệt của ba cái tên lớn gồm Phúc Long được Masan Group hậu thuẫn, The Coffee House dưới trướng của Seedcom và Highlands Coffee được tập đoàn Philippines Jollibee mua lại từ năm 2011.

Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao
Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao

Trong những năm qua, thị trường này còn có nhiều cái tên khác đến và đi, cả doanh nghiệp nội lẫn ông lớn ngoại. Đến nay, Highlands Coffee đang là chuỗi đồ uống lớn nhất tại Việt Nam, xét theo quy mô. Vị trí này được duy trì trong suốt nhiều năm liền.

Khảo sát của người viết cho thấy hồi đầu tháng 2 năm nay, Highlands Coffee có 597 cửa hàng thì đến cuối tháng 7, con số này đã tăng lên 674 cửa hàng. Tức trong 6 tháng qua, Highlands Coffee mở mới 77 cửa hàng, trung bình mỗi tháng có thêm 12 cửa hàng mới.

Con số này tốt hơn cả Phúc Long – vốn được coi là “ngựa ô” trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi đồ uống. Kể từ khi về tay Masan Group, giai đoạn 2021 – 2022, trung bình mỗi năm Phúc Long mở thêm 26 cửa hàng mới (không tính các điểm bán kiosk).

Trong cùng khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, Phúc Long mở mới được 15 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng chuỗi sở hữu lên 147. Trong khi đối thủ The Coffee House giảm 7 điểm bán, đang có 150 cửa hàng.

Cuối năm ngoái, ban lãnh đạo Masan đặt mục tiêu đưa Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống có số lượng cửa hàng lớn thứ hai tại Việt Nam, chậm nhất vào quý II/2023. Như vậy với con số trên có thể thấy mục tiêu của Masan chưa thực hiện được.

Chúng tôi đã liên hệ với phía Phúc Long để bình luận về mục tiêu này, nhưng chưa nhận được câu trả lời ngay lập tức.

Thực tế, báo cáo tài chính mới đây của Masan thừa nhận nửa đầu năm nay việc mở cửa hàng mới chậm hơn trong bối cảnh ngành F&B gặp khó khăn đã khiến doanh thu Phúc Long giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 783 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phúc Long vẫn đang bám đuổi rất sít sao hai đối thủ đầu bảng về biên lãi gộp. Năm 2019, biên lãi gộp của Phúc Long rơi quanh mức 35%, trong khi Highlands Coffee và The Coffee House lần lượt đạt 68% và 70%.

Đến thời điểm hiện tại, kết thúc quý II, con số này ở Phúc Long đang là 64,4% – tốt nhất trong số các mảng kinh doanh của Masan.

Cuối năm 2022, Masan cho biết trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship của Phúc Long mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35%, cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới.

Tương tự dựa vào kết quả kinh doanh năm 2022, báo cáo của Q&me cũng ghi nhận doanh thu hàng ngày trên mỗi cửa hàng của Phúc Long đang cao gấp đối so với đối thủ Highlands Coffee. Năm ngoái, doanh thu mỗi tháng trên từng cửa hàng của Highlands Coffee đạt 516,89 triệu đồng và con số này ở Phúc Long là 986,79 triệu đồng.

Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, 147 cửa hàng flagship đã mang về cho Phúc Long 581 tỷ đồng, chiếm 74% tổng doanh thu. Tức trung bình, mỗi cửa hàng Phúc Long đạt 659 triệu đồng/tháng, giảm so với năm ngoái do khó khăn chung của ngành F&B như đã nói ở trên.

Để tiếp tục bám đuổi đường đua, ban lãnh đạo Phúc Long cho biết từ giờ tới cuối năm, Phúc Long sẽ mở thêm 25 cửa hàng mới, đồng thời cải thiện doanh thu trên mỗi cửa hàng tiệm cận mức của nửa cuối năm ngoái.

Ngoài ra, Phúc Long sẽ tiếp tục triển khai mô hình Hubs & Spokes, và cải thiện doanh số B2B. Hubs & Spokes được định nghĩa là mô hình chuyển khách hàng online từ cửa hàng flagship sang kiosk xung quanh đó vào giờ cao điểm. Động thái này giúp các cửa hàng flagship phục vụ khách hàng tại cửa hàng tốt hơn.

Hồi đầu năm nay, trong giai đoạn thử nghiệm mô hình Hubs & Spokes cho thấy doanh thu hàng ngày của các kiosk đã tăng lên 2,8 lần. Đến quý II, mô hình này đã giúp nâng doanh thu trung bình ngày của các kiosk Phúc Long lên 40% so với trước khi chuyển đổi mô hình trong nửa đầu năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy

Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay đang đi vào giai đoạn bão hoà, ngoài một số thương hiệu quen thuộc như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar, Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé, thì cũng xuất hiện một số “tay chơi” mới.

Thị trường trà sữa Việt Nam
Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Khảo sát gần đây được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang “hụt hơi” về số lượng so với các chuỗi F&B khác như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House…

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu. Lý giải cho thực tế này, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore cho rằng, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.

Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.

Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue, trải khắp 43 tỉnh thành.

Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.

Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định.

Trong khi với Gong Cha thì tổng mức đầu tư một cửa hàng ước tính 3-5 tỷ đồng. Các thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực.

Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Phúc Long mang về cho Masan 1.579 tỷ doanh thu năm 2022

Năm 2022, Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế , lãi vay và khấu hao (EBITDA). Trong đó, phần lớn kết quả đến từ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả, với doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng EBITDA.

Phúc Long mang về cho Masan 1.579 tỷ doanh thu năm 2022
Phúc Long mang về cho Masan 1.579 tỷ doanh thu năm 2022

Tập đoàn Masan vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022. Theo đó, sau khi loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021 để so sánh tương đương (do đã chuyển giao mảng kinh doanh này), doanh thu thuần của Masan trong năm 2022 đạt 76.189 tỷ đồng, tăng 2,6% so với mức 74.224 tỷ đồng của năm 2021. Trên cơ sở báo cáo, doanh thu giảm 14,0% trong năm 2022 và 13,4% trong Quý 4/2022.

Trong năm 2022, LNST sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (“NPAT Post-MI”) giảm 58,3%, đạt 3.567 tỷ đồng trên cơ sở báo cáo, chủ yếu do khoản thu nhập một lần từ việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi trong Quý 4/2021 và LNST năm 2022 của MML (Masan MeatLife) và MHT (Masan Hightech Materials) thấp hơn.

Trên cơ sở so sánh tương đương, EBITDA năm 2022 đạt 14.437 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Biên EBITDA năm 2022 đạt 18,9% so với mức 19,7% của năm 2021 trong khi doanh thu đi ngang. Trên cơ sở báo cáo, EBITDA hợp nhất năm 2022 giảm 11,8% trong năm 2022 và 28,1% trong Quý 4/2022.

Báo cáo hợp nhất năm 2022 cũng cho biết, hạng mục Tiền và các khoản tương đương tiền của Masan hiện đạt 17.512 tỷ đồng vào cuối năm 2022, thấp hơn so với mức 22.638 tỷ đồng vào cuối năm 2021, do việc mua cổ phần PLH và Nyobolt. Nợ ròng cuối kỳ năm 2022 ghi nhận 53.481 tỷ đồng , tăng so với mức 35.540 tỷ đồng vào
cuối năm 2021, do lượng tiền mặt giảm.

Phúc Long có lãi nhờ cửa hàng flagship.

Tập đoàn Masan cho biết, trong năm 2022, Phúc Long Heritage (Phúc Long) đã khai trương 44 cửa hàng flagship, tạo đà tăng tốc mở rộng quy mô vào năm 2023. Dù là năm đầu tiên mở hàng loạt cửa hàng, 44 cửa hàng flagship mới của Phúc Long đã mang lại biên lợi nhuận EBITDA cấp cửa hàng là 26% vào năm 2022.

Tính đến cuối năm 2022, Phúc Long có 132 cửa hàng flagshiptăng gấp đôi số lượng của mô hình này kể từ khi được Masan mua lại và thu hẹp khoảng cách đáng kể so với các thương hiệu F&B khác.

Chỉ riêng Quý 4/2022, thương hiệu này mở 23 cửa hàng flagship mới và 2 cửa hàng mini, nâng tổng số cửa hàng flagship lên 111 và tổng số cửa hàng mini lên 21.

Masan cho biết, trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship sẽ mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35% – cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới.

Với vị trí số 2 về doanh thu và số 1 về tỷ suất lợi nhuận trong ngành, Phúc Long kỳ vọng sẽ trở thành công ty số 2 về số lượng cửa hàng vào Quý 2/2023.

Hiệu quả vượt trội trên mỗi đơn vị cửa hàng đi kèm với đà tăng tốc mở mới điểm bán củng cố tiềm năng Phúc Long sẽ trở thành thương hiệu trà & cà phê số 1 tại Việt Nam trong vòng vài năm tới “, báo cáo cho hay.

Tuy nhiên, Phúc Long cũng đã đóng các kiosk hoạt động kém hiệu quả. Việc đóng cửa các kiosk khiến Phúc Long tốn 42 tỷ đồng chi phí.

Ban Điều Hành đang tiến hành đánh giá toàn diện trong Quý1/2023 nhằm xác định mô hình hoạt động tối ưu trước khi tiếp tục nhân rộng.

Trước đó, Masan đã chi tổng cộng 280 triệu USD để thâu tóm 85% cổ phần Phúc Long.

Trên thị trường F&B hiện tại, các thương hiệu lớn đang là đối thủ trực tiếp của Phúc Long có thể kể đến như Highlands Cofffee, Trung Nguyên, The Coffee House,… Trong đó, Highlands Coffee nhiều năm vẫn dẫn đầu về quy mô với hơn 520 cửa hàng tính đến tháng 8/2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hoàng Thuỳ

Markettimes

Định giá của Phúc Long tăng hơn 6 lần kể từ khi Masan đầu tư

Khoản đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng mới đây của Masan vào Phúc Long được coi là đòn bẩy để chuỗi F&B này tăng tốc trên thị trường 2,3 tỷ USD của các sản phẩm trà và cà phê có tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm.

Theo một báo cáo mới đây của Momentum Works và qlub, các thị trường Indonesia, Thái Lan, Việt Nam đứng đầu danh sách các nước tiêu thụ trà sữa nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, trà sữa đã mang về mức doanh thu 1,6 tỷ USD cho Indonesia và 749 triệu USD cho Thái Lan. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, người Việt chi khoảng 362 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) để uống trà sữa trong một năm, đứng thứ 3 về quy mô thị trường trà sữa tại Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, trà sữa vẫn là một trong những sản phẩm được giới trẻ ưa thích nhất, nhưng cuộc chiến để tồn tại không kém gay gắt.

Giữa năm 2019, Ten Ren, thương hiệu trà sữa Đài Loan có mặt tại Việt Nam từ năm 2017 đã thông báo dừng hoạt động.

Cùng thời điểm đó, một số cửa hàng trà sữa nhỏ, cửa hàng nhượng quyền cũng bắt đầu rút lui và thị trường ít ghi nhận sự góp mặt của những tên tuổi mới.

Ngược chiều với nhiều thương hiệu trà sữa khác tại Việt Nam, Phúc Long là chuỗi F&B hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu và số lượng điểm bán.

Masan lần đầu rót vốn vào Phúc Long vào tháng 5/2021. Thời điểm đó, thương hiệu đồ uống của Việt Nam này được định giá 75 triệu USD thông qua khoản đầu tư 15 triệu USD của Masan để nắm giữ 20% cổ phần công ty Phúc Long Heritage.

Tháng 1/2022, Masan tiếp tục chi thêm 110 triệu USD để mua 31% cổ phần Phúc Long, đưa công ty này trở thành công ty con được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo của Tập đoàn, đưa định giá của Phúc Long lúc này đã tăng lên 355 triệu USD.

Đến tháng 8/2022, Tập đoàn Masan thông qua công ty con The Sherpa tiếp tục chi hơn 3.600 tỷ đồng (tương đương 155 triệu USD) mua thêm 34% cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi F&B này lên 85%.

Qua thương vụ này, Phúc Long có định giá lên đến 455 triệu USD. Thương vụ là bước đi tiếp theo trong tầm nhìn phục vụ 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt, trong đó chuỗi F&B là mảnh ghép chiến lược của hệ sinh thái Point of Life.

Trong chiến lược M&A, khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan hướng đến mua ‘nền tảng’ phục vụ chiến lược chung của tập đoàn, thay vì đi mua doanh thu hay lợi nhuận.

Thực tế, khoản đầu tư của Masan vào Phúc Long đã thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược Point of Life. Masan đã nhanh chóng mở rộng mô hình cửa hàng Phúc Long trong các WinMart+, đồng thời đẩy mạnh mô hình flagship.

Tính đến cuối tháng 6/2022, Phúc Long có 74 cửa hàng flagship và 971 kiosk, tạo ra 820 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, doanh thu của các cửa hàng flagship vào 6 tháng đầu năm 2022 đạt 549 tỷ đồng và các kiosk đạt 281 tỷ đồng.

Các cửa hàng flagship ghi nhận biên lợi nhuận tiệm cận 25%. Các cửa hàng này được kỳ vọng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Phúc Long trong nửa cuối năm 2022 khi công ty đặt mục tiêu mở thêm 40-50 cửa hàng flagship. Các kiosk trong WinMart+ sẽ được mở rộng thêm khi hoàn thành chuẩn hóa mô hình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Phúc Long lãi 176 tỷ đồng trong 2 tháng

Với biên lãi gộp đạt 68,6% trong 2 tháng cuối quý I/2022, chuỗi trà sữa, cà phê Phúc Long đã thu về khoản lợi nhuận gộp hơn 176 tỷ đồng.

Vì sao Masan chi trăm triệu USD thâu tóm Phúc Long?

Theo báo cáo tài chính của Masan (MSN), tập đoàn này đã bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh của chuỗi trà sữa, cà phê Phúc Long vào tập đoàn trong tháng 2 và 3 của quý I/2022.

Doanh thu thuần chuỗi trà sữa này ghi nhận được sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh với Masan là 257 tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 70% doanh thu của chuỗi đến từ các cửa hàng lớn, tương đương 180 tỷ đồng. Ngoài ra, khoảng 14% (36 tỷ) là số thu đến từ các kiosk và còn lại là từ các cửa hàng nhỏ, kênh bán hàng qua doanh nghiệp.

Với mức doanh thu kể trên, chuỗi F&B đã thu về 176 tỷ đồng lãi gộp, tương đương biên lợi nhuận gộp đạt 68,6%.

Nếu tính theo hệ số Ebitda (lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và khấu trừ), Phúc Long đã thu về hơn 47 tỷ đồng, tương đương biên Ebitda đạt 18,3% sau 2 tháng cuối quý.

Tính đến cuối quý I năm nay, chuỗi trà sữa Phúc Long đang vận hành 78 cửa hàng flagship, 760 kiosk tại các cửa hàng WinMart, WinMart+ (tên cũng là VinMart, VinMart+) và 13 cửa hàng nhỏ.

Năm nay, chuỗi có kế hoạch mở rộng hệ thống thông qua việc mở mới 100 cửa hàng flagship, 400 kiosk tại các điểm bán của WinMart, WinMart+. Với kế hoạch này, chuỗi sẽ thu về khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng doanh thu cả năm.

Phúc Long được Masan rót vốn từ tháng 5/2021 sau khi chi 15 triệu USD để mua lại 20% cổ phần toàn chuỗi.

Đến đầu năm 2022, Masan đã chi 110 triệu USD, tương đương 2.500 tỷ đồng, để mua thêm 31% cổ phần Phúc Long, chính thức nắm quyền chi phối chuỗi trà sữa, cà phê nổi tiếng này. Sau giao dịch, Phúc Long được định giá vào khoảng 355 triệu USD.

Bên cạnh kết quả kinh doanh của Phúc Long, báo cáo tài chính của Masan cũng ghi nhận kết quả kinh doanh của chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng tiện lợi WinMart+ trong quý đầu năm nay.

Trong đó, chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi này ghi nhận 7.297 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý I, tăng 0,8% so với cùng kỳ, tương đương hơn 40% doanh thu thuần hợp nhất của Masan. Lợi nhuận gộp chuỗi này ghi nhận được trong quý là 1.620 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ, tương đương biên lãi gộp đạt 22,2%.

Nếu tính theo hệ số Ebitda, chuỗi WinMart và WinMart+ thu về hơn 161 tỷ đồng trong quý I, tương đương biên Ebitda đạt 2,2%.

Trong số doanh thu kể trên, chuỗi cửa hàng tiện lợi WinMart+ đóng góp 4.756 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Kết quả này là nhờ số lượng cửa hàng gia tăng trong quý và danh mục sản phẩm tập trung vào mặt hàng tươi sống với biên lãi gộp cao hơn.

Trong 2.708 cửa hàng WinMart+ đang hoạt động, có 2.138 cửa hàng là các điểm bán đã mở từ trước năm 2021, doanh thu từ cửa hàng này đã giảm 4,4% so với cùng kỳ và giảm 1,2% so với quý IV/2021 liền trước.

Trong khi đó, doanh thu thuần của các siêu thị WinMart là 2.510 tỷ, cũng giảm 5% so với cùng kỳ nhưng tăng 25% so với quý liền trước.

Trong đó, doanh thu tăng là nhờ các quy định về giãn cách Covid-19 đã được nới lỏng và quý I trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay 2022

Với doanh thu kỳ vọng đạt 90.000-100.000 tỷ đồng năm nay, Masan dự kiến ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế khoảng 6.900-8.500 tỷ đồng.

Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay
Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay

Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) thuộc ngành hàng FMCG vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ở hầu hết mảng kinh doanh so với năm 2021.

Ở kết quả kinh doanh hợp nhất, sau năm 2021 đạt doanh thu cao kỷ lục hơn 88.600 tỷ đồng, ban lãnh đạo Masan tiếp tục đặt tham vọng tăng trưởng ở chỉ tiêu này với mục tiêu 90.000-100.000 tỷ đồng trong năm nay. So với năm liền trước, mức doanh thu kế hoạch này của Masan đã cao hơn 1,6-12,9%.

Đi cùng mức doanh thu kỷ lục này, Masan dự kiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng 6.900-8.500 tỷ và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty mẹ là 4.800-6.200 tỷ đồng.

Trong năm trước đó, nhờ tăng trưởng mạnh ở chỉ tiêu doanh thu và biên lãi gộp, Masan đã thu về khoản lợi nhuận cao kỷ lục hơn 10.100 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch lợi nhuận năm nay của Masan chỉ tương đương 68-84% so với năm liền trước.

Để đạt được kế hoạch này, lãnh đạo Masan cho biết tập đoàn kỳ vọng ghi nhận tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận trên tất cả mảng kinh doanh.

Trong đó, động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động đầu tư gần đây, điều kiện thị trường thuận lợi hơn, sức mạnh hiệp lực của nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp và hiện thực hóa nền tảng chiến lược Point of Life.

Về dài hạn, lãnh đạo Masan tin rằng những hoạt động trong năm 2021 đã tạo tiền đề cho giai đoạn chuyển đổi và tăng trưởng tiếp theo của tập đoàn.

Trong giai đoạn tới, Masan dự kiến tăng tốc chiến lược Point of Life, nhân rộng mô hình cửa hàng mini mall tích hợp các thương hiệu thuộc Masan và dịch vụ phục vụ các nhu cầu lớn, thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng từ offline đến online.

Cũng tại đại hội cổ đông sắp tới, Masan sẽ trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phần riêng lẻ và tăng vốn điều lệ.

Trong đó, tập đoàn này dự kiến chào bán riêng lẻ tối đa 142,37 triệu cổ phiếu, Masan xin cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định tổng số cổ phiếu chào bán cụ thể và số chào bán cho từng nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo kế hoạch, việc chào bán cổ phiếu sẽ diễn ra trong năm nay hoặc trước Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận.

Hiện Masan chưa công bố giá chào bán cổ phiếu phát hành riêng lẻ nhưng giá sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm gần nhất. HĐQT cũng sẽ xin cổ đông cho quyết định giá chào bán cụ thể.

Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Masan cho biết số tiền thu được từ việc tăng vốn này sẽ được dùng để phục vụ các mục đích chung, nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động.

Bên cạnh đó, một phần vốn có thể dùng để đầu tư góp vốn vào các công ty con; nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động; tối ưu hóa bảng cân đối kế toán; phục vụ mua bán sáp nhập; tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con…

Cùng với việc phát hành riêng lẻ nói trên, vốn điều lệ của Masan cũng dự kiến tăng lên tương ứng tổng mệnh giá cổ phiếu phát hành.

Đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của Masan là 11.805 tỷ đồng, nếu hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ công ty này sẽ tăng lên 13.229 tỷ đồng.

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng dự kiến trình cổ đông chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với số lượng tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Vì sao Masan chi trăm triệu USD thâu tóm Phúc Long?

Từ khi nhận được khoản đầu tư ban đầu của Masan, Phúc Long giúp các cửa hàng WinMart+ nhanh chóng đạt điểm hòa vốn hơn, mỗi ngày đem về 6-7 triệu đồng chỉ qua một kiosk nhỏ.

Vì sao Masan chi trăm triệu USD thâu tóm Phúc Long?

Tập đoàn Masan vừa mua thêm 31% cổ phần của chuỗi trà, cà phê Phúc Long với giá 110 triệu USD. Như vậy, chỉ sau khoảng 8 tháng, từ mức định giá ban đầu 75 triệu USD, giá trị của Phúc Long đã tăng gần 5 lần.

Hệ số định giá trên lợi nhuận mỗi cổ phần (P/E) với Phúc Long khoảng 15 lần dựa trên lợi nhuận ước tính sơ bộ năm 2022.

Cũng sau thương vụ này, công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở thành cổ đông nắm quyền chi phối một trong những doanh nghiệp F&B lâu đời nhất Việt Nam.

Mảnh ghép chủ chốt trong hệ sinh thái “Point of Life“.

Chia sẻ với Zing về lý do nâng tỷ lệ sở hữu, đại diện Masan nhấn mạnh thời gian qua, Phúc Long đã cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược Point of Life của tập đoàn, xây dựng hệ sinh thái phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu chỉ trên một nền tảng tích hợp.

“Chiến lược này giờ đây sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Masan”, vị này nói.

Thực tế, trong năm 2021, WinCommerce đã triển khai thử nghiệm 5 cửa hàng theo hướng mini-mall, gồm WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Theo thông tin tại buổi chia sẻ giữa Masan và các nhà đầu tư, trước khi tích hợp, cửa hàng WinMart+ này phục vụ trung bình 3.200 khách hàng mỗi tháng và thu về 25 triệu đồng/ngày. Nhưng chỉ sau 2 tháng thử nghiệm, doanh số tăng lên 28 triệu đồng, chưa kể nguồn thu từ các thương hiệu tích hợp.

Riêng kiosk Phúc Long bán được khoảng 6-7 triệu đồng, tương đương khoảng 100-150 ly trà, cà phê mỗi ngày. Theo thỏa thuận, WinCommerce hưởng 20% doanh thu của Phúc Long tại WinMart+.

“Các kiosk đang hoạt động giúp gia tăng 30% lượng khách hàng đến WinCommerce, đồng thời giúp cải thiện biên EBITDA lên gần 4%.

Doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn đối với các cửa hàng mới có kiosk Phúc Long thấp hơn 15% so với các cửa hàng không có kiosk”, đại diện Masan cho biết.

Điều này có ý nghĩa lớn đối với mảnh ghép WinCommerce của Masan. Quý 3/2021 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống bán lẻ này báo lãi ròng sau thuế. EBITDA của WinCommerce đạt 5,5%, vượt xa con số âm 3% của cùng kỳ năm 2020.

Phúc Long là yếu tố chủ chốt trong hệ sinh thái Point of Life, để Masan giành được 80% mức chi tiêu của người Việt. Cụ thể, theo chiến lược của Masan, tỷ trọng 80% này bao gồm 27% là thực phẩm và 26% là tài chính, vốn đã được tích hợp.

Với 28% còn lại dành cho giải trí, sức khỏe và giáo dục, việc nâng tỷ trọng đóng góp của Phúc Long sẽ giúp Masan tiến gần hơn đến mức 28% này.

Bên cạnh những lợi ích dễ thấy về khách hàng và doanh số sau cái “bắt tay” giữa hai ông lớn, theo quan sát của một chuyên gia trong ngành, Tập đoàn Masan cũng chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào nổi bật trong mảng F&B.

“Việc Masan bỏ số tiền lớn như vậy để mua Phúc Long là hợp lý, giúp doanh nghiệp đổ bộ ngành F&B bằng một thương hiệu uy tín và được yêu thích”, vị chuyên gia kết luận.

Nước đi an toàn của Phúc Long.

Còn từ phía Phúc Long, quyết định bán 51% cổ phần được xem là táo bạo. Theo một số đồn đoán, nhà sáng lập Lâm Bội Minh có thể bán hết số cổ phần còn lại. Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận của Zing ở Phúc Long phủ nhận tin đồn này.

Ở góc độ chiến lược, vị chuyên gia nói trên cũng nhìn nhận đây là hướng đi có lợi cho Phúc Long. Bởi lẽ, ông Lâm Bội Minh nay đã gần 80 tuổi, dàn lãnh đạo của doanh nghiệp nhìn chung cũng đã lớn tuổi, việc tìm kiếm đội ngũ kế thừa hay lối ra mới cho thương hiệu là điều dễ hiểu.

“Bán cho Masan vừa được giá lại được tiếng, đồng thời an toàn cho thương hiệu.

Nhìn lại giai đoạn dịch bệnh vừa qua, khi những doanh nghiệp F&B khác điêu đứng, Phúc Long vẫn trụ vững và tăng trưởng không ngừng. Rõ ràng, đây là thương vụ lợi cả đôi bên”, vị này nói.

Thực tế, hiện Phúc Long đã có hơn 600 kiosk tại các siêu thị VinMart+, chưa kể số cửa hàng độc lập cũng đã lên đến 84.

Như vậy, chỉ sau chưa đầy 1 năm hợp tác cùng Masan, Phúc Long đã tăng gấp gần 9 lần quy mô cửa hàng dù trong điều kiện dịch bệnh. Vượt mặt ông lớn Highlands, Phúc Long trở thành chuỗi trà, cà phê có số điểm bán nhiều nhất trong phân khúc trung và cao cấp.

Chia sẻ với các nhà đầu tư, Masan cho biết doanh thu dự kiến trong năm tài chính 2022 của Phúc Long sẽ đạt từ 2.500-3.000 tỷ đồng.

Với các điểm bán độc lập, Masan đặt mục tiêu mở rộng lên 178 cửa hàng Phúc Long, tập trung tại Hà Nội và TP.HCM để củng cố vị thế dẫn đầu ở những TP lớn này, đồng thời đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê nhằm nâng giá trị tài sản thương hiệu. Con số doanh thu đặt ra là 45 triệu đồng/ngày.

Còn với mô hình Phúc Long kiosk, doanh nghiệp lên kế hoạch mở 1.400 điểm mới, hướng đến 2.000 kiosk vào cuối năm nay theo sự bùng nổ của WinMart+, bên cạnh đẩy nhanh mở rộng kiosk tại các thành phố cấp 2, với số cửa hàng dự kiến mở là 900.

Song song đó, các kiosk Phúc Long cũng sẽ có concept mới và menu mới với các món ăn sáng tiện lợi, giá phải chăng. Đặc biệt, Masan dự định mở rộng danh mục cà phê, nâng tỷ lệ đóng góp của ngành hàng này lên 15-20%.

Thông qua những kế hoạch này, doanh nghiệp kỳ vọng duy trì doanh số 4-5 triệu đồng/ngày cho các kiosk.

Nếu đạt được những con số này, liên minh Masan – Phúc Long sẽ thực sự trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành F&B cả về quy mô lẫn doanh số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Masan chi thêm tiền thâu tóm Phúc Long

Masan chi 110 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng) để mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty mẹ của chuỗi trà sữa Phúc Long.

Tập đoàn Masan sở hữu 51% cổ phần Phúc Long sau giao dịch này, qua đó nắm quyền chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh.

Masan lần đầu mua cổ phần Phúc Long vào tháng 5/2021. Khi đó, doanh nghiệp này chi 15 triệu USD (tương đương 340 tỷ đồng) để nắm 20% cổ phần, đồng nghĩa định giá 75 triệu USD. Tính theo giao dịch mới đây, định giá Phúc Long đã là 355 triệu USD.

Ban lãnh đạo Masan cho biết, từ khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, Phúc Long cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược “Point-of-Life” của doanh nghiệp này.

Thành công trong việc triển khai ki-ốt Phúc Long trong các cửa hàng WinMart giúp Masan tự tin thí điểm mini-mall – mô hình tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và điểm giao dịch Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Masan dự kiến năm nay mở 2.000 cửa hàng mini-mall với quy mô, hình thức khác nhau dựa trên phân tích đặc trưng của từng khu vực thị trường.

Phúc Long sẽ đóng góp khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng doanh thu nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng, ki-ốt trong chuỗi WinMart+ và đa dạng danh mục phẩm.

Photo: VnExpress

Với mục tiêu dài hạn được chia sẻ giữa năm ngoái, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Vincommerce dự kiến mở 1.000 ki-ốt trà sữa trong vòng 12 tháng từ khi đầu tư vào Phúc Long và góp 500 triệu USD doanh thu vào năm 2025.

Phúc Long là thương hiệu F&B được thành lập năm 1968 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Doanh nghiệp này mở 3 cửa hàng đầu tiên để giới thiệu trà và cà phê pha máy tại TP HCM vào những 80 của thế kỷ trước, nhưng đến 2012 mới chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống thông qua việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại quận 7.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh