Skip to main content

Thẻ: Salesforce

Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên trong bối cảnh chung của ngành công nghệ

Theo đó, nguồn tin từ Reuters cho biết gã khổng lồ phần mềm Salesforce đang sa thải khoảng 700 nhân viên, tương đương 1% lực lượng lao động toàn cầu của doanh nghiệp.

Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên
Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên

Tuy nhiên, báo cáo nói thêm rằng Salesforce vẫn còn 1.000 việc làm đang có nhu cầu tuyển dụng trên toàn công ty, ngụ ý rằng động thái này có thể chỉ là một sự điều chỉnh thường xuyên đối với lực lượng lao động của công ty.

Việc cắt giảm việc làm diễn ra trong làn sóng sa thải của các công ty công nghệ Mỹ với nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra, từ việc do đã tuyển dụng quá nhiều trước đại dịch, do suy thoái kinh tế, và cả lý do sẽ ứng dụng nhiều hơn AI (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động đơn giản của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh tương tự, eBay thông báo sẽ cắt giảm khoảng 1.000 việc làm, tương đương khoảng 9% lực lượng lao động hiện tại, trong khi Microsoft cho biết sẽ sa thải 1.900 nhân viên trong mảng game tại Activision Blizzard và Xbox.

Vào năm 2023, Salesforce cũng đã cắt giảm 10% lực lượng lao động và đóng cửa một số văn phòng.

Về Salesforce.

Salesforce là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ, nổi tiếng với sản phẩm chính là nền tảng quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).

Sứ mệnh của Salesforce là giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, Salesforce cung cấp các công cụ và giải pháp đa dạng cho quản lý thông tin khách hàng, bán hàng, và tiếp thị.

Nền tảng Salesforce CRM không chỉ giúp theo dõi thông tin chi tiết về khách hàng mà còn hỗ trợ quá trình tương tác, quản lý dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa chiến lược Marketing.

Ngoài ra, Salesforce còn phát triển nhiều ứng dụng và dịch vụ khác như Salesforce Service Cloud, Marketing Cloud, và nền tảng phát triển ứng dụng Force.com.

Được biết đến với sự đổi mới và tầm nhìn tiên tiến, Salesforce đã trở thành một đối tác quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu trong việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

CEO Marc Benioff của gã khổng lồ công nghệ Salesforce (Mỹ) đưa ra lời đề nghị là tuyển nhân sự từ OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI tuy nhiên bị từ chối.

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối
CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

Theo đó, trước thông tin khoảng 700 nhân viên của OpenAI cùng ký vào bức thư yêu cầu hội đồng quản trị của OpenAI từ chức đồng thời đưa CEO Sam Altman và Phó chủ tịch Brockman quay trở lại nếu không tất cả họ sẽ nghỉ việc, giám đốc điều hành Salesforce Inc. Marc Benioff đã đưa ra đề nghị tuyển dụng ngay các nhà nghiên cứu tại OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI.

Theo một bài đăng của chính CEO này trên mạng xã hội X (Twitter), Salesforce sẽ cung cấp khoản bồi thường tương xứng cho bất kỳ nhà nghiên cứu nào đã rời khỏi OpenAI.

Hơn 700 trong số khoảng 770 nhân viên của OpenAI đã ký một lá thư gửi tới hội đồng quản trị của OpenAI nói rằng những người ký kết “không thể làm việc cho hoặc với những người thiếu năng lực, khả năng phán đoán và quan tâm đến sứ mệnh và nhân viên của công ty”.

Lời đề nghị từ CEO Benioff được cho là đã bị từ chối khi nhóm nhân viên này vẫn kỳ vọng rằng Sam Altman sẽ sớm quay về từ Microsoft.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới

TikTok vừa thông báo tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud của Salesforce với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo dễ dàng di chuyển và lưu trữ dữ liệu.

TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới
TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới

Thông qua tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud, các nhà quảng cáo của TikTok sẽ dễ dàng di chuyển trực tiếp các khách hàng tiềm năng do chiến dịch Marketing của họ tạo ra sang nền tảng Salesforce, cũng từ đây, việc xử lý dữ liệu và insights trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đối với doanh nghiệp sử dụng CRM hay CDP để quản lý và xử lý dữ liệu, việc tích hợp mới này cũng khiến cho quá trình từ thu thập đến phân tích dữ liệu trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều.

Theo TikTok:

“Tích hợp mới của TikTok với Salesforce Marketing Cloud được thiết kế thân thiện với người dùng và do đó không yêu cầu các kỹ năng nâng cao về kỹ thuật. Các đội nhóm Marketing sẽ có thể thiết lập nó chỉ trong vài phút, cho phép họ tập trung nhiều hơn vào những gì thực sự quan trọng – đó là thu hút, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.”

Thông tin về khách hàng tiềm năng (Lead) sẽ được chuyển đến TikTok theo thời gian thực. Các nhóm bán hàng và marketing cũng sẽ có thể phản hồi tới khách hàng tiềm năng thông qua Salesforce Marketing Cloud.

Tích hợp mới sẽ có sẵn trên AppExchange của Salesforce, trong khi TikTok khuyên các thương hiệu nên liên hệ với các Đại diện của TikTok hoặc Salesforce để được tư vấn và hướng dẫn cách triển khai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới

Salesforce, nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) và dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới đã giới thiệu các sản phẩm sản phẩm AI thế hệ mới gồm Marketing GPT và Commerce GPT.

Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới
Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới

Gã khổng lồ Salesforce theo đó đã ra mắt hai sản phẩm AI (trí tuệ nhân tạo) thế hệ mới tại hội nghị Connections mới đây của công ty.

Marketing GPT và Commerce GPT sẽ là những dịch vụ giúp nâng cao trải nghiệm làm marketing và thương mại trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing) của Salesforce, cho phép các doanh nghiệp loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại, tốn thời gian khỏi quy trình làm việc của họ và cung cấp các chiến dịch cũng như trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa trên quy mô lớn.

Với Marketing GPT, các marketer sẽ có thể tự động tạo và gửi các email được cá nhân hóa với tính năng phân khúc khách hàng thông minh hơn.

Và với Commerce GPT, các thương hiệu sẽ có thể mang đến những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa và ưu đãi tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng hành trình mua hàng (Customer Journey) động do công nghệ GPT cung cấp.

Sự ra mắt của hai dịch vụ cho thấy Salesforce ngày càng tập trung vào AI và coi đây là các dịch vụ cốt lõi của mình.

LỢI ÍCH CỦA MARKETING GPT VÀ COMMERCE GPT 

Được hỗ trợ bởi dữ liệu đám mây của Salesforce, Marketing GPT cho phép người dùng doanh nghiệp giao tiếp với hệ thống đám mây marketing của nền tảng bằng ngôn ngữ tự nhiên (như cách sử dụng ChatGPT).

Người dùng Marketing Cloud của Salesforce có thể đưa ra những lời nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên để tương tác với cá dữ liệu đám mây có sẵn đồng thời xác định các phân khúc khách hàng muốn nhắm mục tiêu (Targeting).

Người dùng cũng có thể yêu cầu Einstein GPT viết hoặc sửa đổi các email được cá nhân hóa theo tiêu đề và nội dung chính cho các chiến dịch khác nhau.

Các tính năng khác của Marketing GPT bao gồm Segment Intelligence (phân khúc thị trường thông minh) cho dữ liệu đám mây và Rapid Identity Resolution (hồ sơ khách hàng), Segmentation (phân khúc thị trường) và Engagement (Tương tác).

Salesforce cho biết doanh nghiệp có thể cải thiện lợi tức đầu tư vào Marketing với Segment Intelligence vì chức năng này tự động kết nối dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data), dữ liệu doanh thu và dữ liệu của các phương tiện quảng cáo trả phí của bên thứ ba.

Salesforce cũng đã hợp tác với Typeface để giúp khách hàng tận dụng công nghệ AI tổng quát để xây dựng nội dung theo ngữ cảnh cho các chiến dịch đa kênh trong Marketing GPT dựa trên từng giọng điệu và thông điệp thương hiệu cụ thể.

Trong khi Marketing GPT tập trung vào việc đơn giản hóa cách xây dựng và phân phối các chiến dịch Marketing được cá nhân hoá, thì Commerce GPT tạo ra những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cho từng khách hàng.

Việc cung cấp sử dụng Data Cloud và Einstein GPT để cho phép người dùng không chỉ nhanh chóng tạo các mô tả sản phẩm tự động cho cửa hàng kỹ thuật số mà còn dịch các mô tả đó sang các ngôn ngữ khác nhau cho các đối tượng mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra, trải nghiệm cũng sẽ bao gồm Commerce Concierge, một giải pháp dựa trên bot mà các doanh nghiệp có thể tích hợp để thúc đẩy quá trình khám phá sản phẩm thông qua các tương tác trực tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Michael Affronti, tổng giám đốc của Commerce Cloud cho biết trong cuộc họp báo “Người dùng chỉ cần nhập vào những gì họ muốn và chúng tôi sẽ đáp ứng những mong muốn của họ, đồng thời đề xuất những thứ như thiết kế mặt tiền cửa hàng, phương pháp bán hàng và thậm chí cả các chương trình khuyến mãi”.

Salesforce chia sẻ rằng “Được hỗ trợ bởi Data Cloud và Einstein AI, Commerce GPT đưa ra các đề xuất nhằm mang lại kết quả mong muốn từ cải thiện tỷ suất lợi nhuận đến tăng giá trị đơn hàng trung bình”. Công ty cho biết thêm rằng công cụ này được thiết kế để giúp tự động hóa chiến lược tăng trưởng và tối đa hóa năng suất của người bán.

SẼ CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI HƠN CHO GPT TRONG TƯƠNG LAI.

Mặc dù Salesforce đã đưa ra những thông báo quan trọng về AI tổng quát trong vài tháng qua, nhưng có thể nói rằng nền tảng cũng chỉ mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này.

Trong cuộc họp báo, một số người cho rằng Salesforce hiện là một “công ty AI” và họ cũng cho biết thêm công ty sẽ tích hợp thêm công nghệ GPT vào các sản phẩm và dịch vụ khác, có thể là Sales and Service Cloud vào cuối tháng này.

Giám đốc điều hành Marc Benioff đã lưu ý rằng làn sóng Generative AI sắp tới sẽ mang tính cách mạng hơn bất kỳ sự đổi mới công nghệ nào khác trong quá khứ.

Salesforce cũng đã hợp tác với các công ty như NeuraFlash, Slalom và Media.Monks để xây dựng một hệ sinh thái AI tổng quát bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn, mô hình dữ liệu tích hợp để giúp các doanh nghiệp triển khai MarketingGPT và CommerceGPT với mức chi phí và độ phức tạp thấp hơn.

Benioff nói: “Giống như Netscape Navigator đã mở ra cánh cửa Internet với thế giới, một cánh cửa mới trí tuệ nhân tạo đã mở ra và nó đang định hình lại thế giới của chúng ta theo những cách mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được”.

Bạn có thể tham khảo thêm về MarketingGPT và CommerceGPT của Salesforce tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Salesforce tích hợp ChatGPT vào Slack

Công ty mẹ của ứng dụng Slack là Salesforce vừa thông báo tích hợp với chatbot AI ChatGPT sau khi ký kết làm đối tác với OpenAI.

Salesforce tích hợp ChatGPT vào Slack
Salesforce tích hợp ChatGPT vào Slack

Salesforce Inc cho biết rằng nền tảng này vừa ký kết hợp tác với OpenAI, là doanh nghiệp sở hữu ChatGPT, để thêm các tính năng chatbot và trí tuệ nhân tạo vào phần mềm cộng tác Slack, Salesforce theo đó cũng sẽ tích hợp nhiều công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) tới các sản phẩm của mình.

Được gọi với cái tên là EinsteinGPT, Salesforce sẽ kết hợp công nghệ AI độc quyền của mình với AI của các đối tác bên ngoài, bao gồm OpenAI.

ChatGPT cũng sẽ được tích hợp với Slack để giúp người dùng tóm tắt các cuộc trò chuyện giữa các người dùng với nhau, recap các cuộc họp giữa các đội nhóm, đồng thời xử lý nhiều các truy vấn tìm kiếm (từ khoá) khác.

Hợp tác mới cũng cho thấy rằng các công ty công nghệ đang thực sự chạy đua trong cuộc đua xây dựng và ứng dụng AI tổng hợp, công cụ có thể tạo văn bản, hình ảnh và nội dung dựa trên đầu vào là dữ liệu có sẵn.

Bên cạnh Salesforce, cách đây không lâu Microsoft Corp cũng đã thông báo rằng các nền tảng của mình như Windows 11 hay công cụ tìm kiếm Bing cũng đã được tích hợp công nghệ ChatGPT của OpenAI.

Bà Clara Shih, tổng giám đốc của Salesforce cho biết trong một cuộc họp báo rằng các mô hình AI (AI models) và dữ liệu độc quyền của Salesforce sẽ giúp tạo ra nhiều sự khác biệt cho sản phẩm của họ.

“Các công cụ AI tổng hợp của Salesforce sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ ‘hình dung lại hoàn toàn cách họ tương tác với khách hàng của mình'”.

Salesforce cũng đã công bố một quỹ đầu tư mới vào các công ty khởi nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ AI tổng hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Salesforce ra mắt Genie CDP để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng trong thời gian thực

Gã khổng lồ điện toán đám mây Salesforce vừa thông báo ra mắt Genie CDP để thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng trong thời gian thực (real-time customer experiences).

Genie CDP
Salesforce ra mắt Genie CDP để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng trong thời gian thực

Theo đó, tại hội nghị Dreamforce, Salesforce đã công bố ra mắt của Genie CDP, một nền tảng dữ liệu khách hàng theo thời gian thực (real-time CDP) có thể giúp các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của họ.

Giới thiệu về Genie CDP của Salesforce.

Ngày nay, các doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh có sử dụng yếu tố kỹ thuật số (Digital) và thương mại điện tử, phải sử dụng hàng chục hay thậm chí là hàng trăm các ứng dụng (app) nội bộ khác nhau.

Mỗi ứng dụng hay giải pháp đóng vai trò phục vụ một mục đích duy nhất và không ngừng thu thập dữ liệu có giá trị về khách hàng.

Tuy nhiên, ở hầu hết các doanh nghiệp, các ứng dụng này hoạt động tách biệt với nhau, hay nói cách khác, doanh nghiệp cất trữ các thông tin khác nhau của khách hàng ở từng bộ phận hay phòng ban riêng biệt, đây thực sự là một lỗ hổng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các trải nghiệm của khách hàng (CX) với doanh nghiệp.

Trong khi Salesforce Customer 360 giải quyết vấn đề bằng cách tập hợp dữ liệu khách hàng trong một chế độ xem duy nhất, dễ hiểu và cho phép doanh nghiệp hành động dựa trên những gì có được, nền tảng CRM (quản trị mối quan hệ khách hàng) mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề.

Khi khối lượng dữ liệu về khách hàng tăng lên nhanh chóng và các doanh nghiệp cũng cần một cách khác để có thể xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng hơn – để có được khách hàng mới, giữ chân họ và khiến họ hài lòng.

Đây chính là lúc Genie CDP, cải tiến mới nhất của Salesforce ra đời. Genie CDP là một phần trong không gian CDP, tức các nền tảng về quản trị dữ liệu khách hàng. Để có thể hiểu toàn bộ các lý thuyết về CDP, bạn có thể xem tại cdp là gì

Ông David Schmaier, Chủ tịch kiêm Giám đốc Sản phẩm tại Salesforce, cho biết:

“Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, và với những nhà lãnh đạo Marketing, tất cả đều muốn tận dụng dữ liệu theo thời gian thực để tạo ra những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và hấp dẫn hơn – nó chính là ưu tiên hàng đầu trong thế giới kỹ thuật số.”

“Đó là lý do tại sao chúng tôi xây dựng Genie CDP, một sự đổi mới quan trọng nhất của chúng tôi từ trước đến nay trên nền tảng của Salerforce.”

Genie CDP làm gì?

Genie CDP làm gì?
Genie CDP làm gì?

Bắt đầu có sẵn từ hôm nay, Genie CDP bổ sung thêm tính năng giao tiếp theo thời gian thực vào Salesforce Customer 360.

Genie CDP thu thập và lưu trữ các luồng dữ liệu thời gian thực và dữ liệu giao dịch trên quy mô lớn, trao quyền cho các đội nhóm trong doanh nghiệp để cung cấp những trải nghiệm liền mạch, được cá nhân hóa liên tục, và có khả năng thích ứng với thông tin và nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của khách hàng.

Genie chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây của Hyperforce và sử dụng các trình kết nối tích hợp (built-in connectors) để thu thập dữ liệu từ mọi kênh (mobile app, web, API) trong thời gian thực.

Sau đó, các dữ liệu này sẽ được lập thành biểu đồ khách hàng thời gian thực – một kiểu hồ sơ khách hàng đồng nhất.

Mọi thứ trong biểu đồ này đều hiển thị và có thể điều chỉnh trên toàn bộ hệ sinh thái Salesforce Customer 360, AppExchange (một sản phẩm của Salesforce) và các ứng dụng tùy chỉnh khác.

Với Genie CDP, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo của Salesforce, doanh nghiệp có thể tạo ra hơn 175 tỷ dự đoán mỗi ngày, có thể đưa ra các dự đoán và hành động được đề xuất trong thời gian thực.

Salesforce hiện đã hợp tác với các đối tác dữ liệu và AI hàng đầu.

Ngoài các tính năng nói trên, Salesforce hiện cũng đã hợp tác với nhiều đối tác chiến lược khác với mục tiêu là nâng cao năng lực của Genie CDP.

Cụ thể, hợp tác với Snowflake để cho phép Genie CDP truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trong Snowflake mà không bị trùng lặp, hợp tác với Amazon để cho phép doanh nghiệp sử dụng SageMaker, nền tảng máy học đám mây của Amazon.

Một đối tác đã sử dụng các sản phẩm của Salesforce cho biết:

“Với Salesforce, chúng tôi có thể kiểm soát nhiều hơn thông điệp của mình và có thể gửi đúng thông điệp, đến đúng người và vào đúng thời điểm.

Điều này cho phép chúng tôi thực sự hướng tới các trải nghiệm của khách hàng, gặp gỡ mọi người ở mọi nơi họ đang ở trong suốt hành trình mua hàng (Customer Journey Map).”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Salesforce hợp tác với TikTok nhằm thúc đẩy Social Commerce

Nền tảng điện toán đám mây Salesforce sẽ hợp tác với TikTok nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động thương mại xã hội (Social Commerce) trên nền tảng.

apple-tiktok

Trong quan hệ đối tác mới, Salesforce sẽ giúp những người bán sử dụng Salesforce Commerce Cloud để tương tác với người dùng TikTok một cách dễ dàng hơn đồng thời giúp sản phẩm của họ có thể được khám phá tốt hơn trên nền tảng.

Commerce Cloud hiện đã tích hợp với các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram.

Bà Melissa Yang, Trưởng bộ phận quan hệ đối tác hệ sinh thái tại TikTok cho biết:

“TikTok là ngôi nhà của một loại trải nghiệm thương mại mới, nơi mà các yếu tố như cộng đồng, giải trí và thương mại sẽ được kết hợp với nhau, tạo ra các cơ hội riêng biệt để tương tác với người tiêu dùng và thúc đẩy kết quả”.

Một số lợi ích đặc biệt có được sau hợp tác:

  • Người bán trên Commerce Cloud sẽ dễ dàng xuất bản sản phẩm của họ trên TikTok bằng cách sử dụng các giải pháp quảng cáo tập trung vào danh mục chỉ với một cú nhấp chuột thiết lập đơn giản.
  • Sử dụng TikTok Pixel để phân tích và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
  • Sử dụng kiểu đối sánh nâng cao để tối ưu khả năng xây dựng tệp đối tượng với mục tiêu là tiếp thị lại.
  • Người bán sẽ có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo TikTok như một kênh bán hàng trong Commerce Cloud.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

Salesforce muốn Salesforce+ trở thành Netflix của mảng nội dung kinh doanh

Cũng gần đây nhất sau khi mua lại ứng dụng nhắn tin Slack với giá gần 28 tỷ USD, Salesforce rõ ràng là đang có những toan tính thâm nhập mới.

Gã khổng lồ CRM Salesforce vừa thông báo rằng họ đang thực hiện một bước nhảy vọt sang lĩnh vực truyền thông phát trực tuyến (streaming media) với Salesforce+, một nền tảng truyền thông kỹ thuật số tập trung vào video sắp được ra mắt.

Việc mua lại Slack là một phần trong phản ứng của Salesforce đối với thị trường kỹ thuật số đang phát triển, nhưng công ty này tin rằng họ có thể làm được nhiều hơn thế với dịch vụ video theo yêu cầu (on-demand video) cung cấp nội dung kinh doanh suốt ngày đêm.

Chủ tịch Salesforce và Giám đốc Marketing Sarah Franklin cho biết trong một bài đăng chính thức rằng công ty của bà đã phải “hình dung lại cách thành công của họ trong thế giới kỹ thuật số đầu tiên mới này.”

Trong một cuộc hỏi đáp với Colin Fleming, phó chủ tịch cấp cao về Brand Marketing toàn cầu của Salesforce, ông này coi đó là một cách để phát triển nội dung mà công ty đã chia sẻ trong suốt thời gian qua.

“Do hậu quả của đại dịch, chúng tôi đã phải xem xét lại bối cảnh truyền thông, nơi mọi người đang tiêu thụ nội dung.

Chúng tôi đang hướng tới một tương lai không có cookies. Và khi nhìn vào thế giới người tiêu dùng, chúng tôi đã phản chiếu điều đó đối với chính Salesforce và hỏi: ‘Tại sao chúng tôi không nên nghĩ về điều này'”.

Theo Axios, hiện có khoảng 50 trưởng nhóm biên tập và hàng trăm người tại Salesforce hiện đang làm việc trên Salesforce+.

Đáng chú ý là Salesforce không có kế hoạch kiếm tiền ngắn hạn cho Salesforce+. Dịch vụ sẽ miễn phí và sẽ không có quảng cáo.

Salesforce+ sẽ ra mắt vào tháng 9 cùng với Dreamforce và bao gồm 04 kênh: Primetime cho tin tức và thông báo, Trailblazer cho nội dung đào tạo, Customer 360 cho những câu chuyện thành công và Industry Channels cho các dịch vụ cụ thể theo ngành.

Salesforce hy vọng rằng bằng cách kết hợp với Dreamforce (một diễn đàn được tổ chức bởi Salesforce), nó sẽ giúp thúc đẩy sự quan tâm của mọi người đến những gì Salesforce đã tạo ra. Sau sự thúc đẩy của Dreamforce, Salesforce+ sẽ chính thức thâm nhập ngành.

Khách hàng của Salesforce và cộng đồng doanh nghiệp lớn thực sự đang muốn những gì mà công ty này mô tả cho dịch vụ mới là “nội dung theo yêu cầu và phát trực tiếp cho mọi ngành hành, lĩnh vực kinh doanh, những câu chuyện hấp dẫn, khả năng lãnh đạo tư tưởng và lời khuyên của chuyên gia”.

Salesforce được coi là công ty SaaS đầu tiên thành công nhất trong lịch sử, và do đó, với những sản phẩm mới, họ rõ ràng là đang có những lợi thế nhất định.

Trong báo cáo thu nhập hàng quý gần đây nhất vào tháng 5, công ty đã tiết lộ mức doanh thu 5,96 tỷ USD, tăng 23% so với quý năm trước, đưa công ty này lại gần hơn với mức 25 tỷ USD/năm.

Nói về Salesforce+, dịch vụ này có vẻ hơi giống với nguồn cấp dữ liệu LinkedIn của bạn, nhưng ở dạng video.

Ông Brent Leary, nhà sáng lập và nhà phân tích chính của CRM Essentials, nói rằng ông có thể thấy được tham vọng mang lại doanh thu quảng cáo của Salesforce với dịch vụ mới này và tất cả đều gắn liền với nền tảng Salesforce.

“Một khách hàng có thể tài trợ một chương trình, quảng cáo một chương trình hoặc có thể cộng tác trong một chương trình…

Các khách hàng tiềm năng được tạo ra từ chương trình có thể được theo dõi và tính toán ROI, tất cả đều được thực hiện trên một nền tảng.”

Cho dù quảng cáo là mục tiêu cuối cùng của Salesforce+ thì mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, nhưng Salesforce đã chứng minh rằng thị trường thực sự có nhu cầu về nội dung Dreamforce khi có hơn một trăm nghìn người tham gia sự kiện này vào năm 2019.

Trong khi đại dịch chuyển hầu hết hoạt động hội nghị truyền thống sang lĩnh vực kỹ thuật số, việc làm cho Dreamforce và các loại nội dung số liên quan có sẵn quanh năm dưới dạng video thực sự là một bước chuyển có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Salesforce gia nhập mảng phát trực tuyến với nội dung tập trung vào doanh nghiệp

Khi phát trực tuyến và nội dung số đang trở nên là một trong những xu hướng truyền thông chính, Salesforce Inc cũng vừa tuyên bố là sẽ gia nhập ngành.

Theo Reuters – Công ty phần mềm doanh nghiệp Salesforce Inc vừa cho biết họ sẽ tung ra một dịch vụ phát trực tuyến có tên là Salesforce +, cung cấp nội dung gốc tập trung vào các doanh nghiệp và chuyên gia.

Công ty này cho biết studio nội bộ của họ đã phát triển và sản xuất ra những nội dung cốt lõi cho dịch vụ phát trực tuyến, nó sẽ ra mắt tại sự kiện Dreamforce vào tháng 9 sắp tới.

Salesforce +, là một nền tảng dịch vụ truyền thông kinh doanh và nó không giống như các nền tảng phát trực tuyến khác của Walt Disney Co và Netflix cung cấp, nó sẽ bao gồm những trải nghiệm trực tiếp, loạt nội dung gốc và cả podcast.

Nội dung của Salesforce + bao gồm “Connections”, chương trình làm nổi bật những người làm marketing từ các công ty như IBM, Levi’s và GoFundMe, và “The Inflection Point” với sự góp mặt của các CEO từ các thương hiệu như Coca-Cola, PayPal và Ford Motor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Salesforce đã hoàn tất việc mua lại Slack với 27.7 tỷ USD

Gã khổng lồ điện toán đám mây Salesforce đã hoàn tất việc mua lại Slack với trị giá 27,7 tỷ USD nhằm bổ sung ứng dụng nhắn tin vào bộ phần mềm doanh nghiệp của mình, hiện Salesforce không thay đổi ngay chức năng, thương hiệu hoặc vị trí lãnh đạo của Slack.

Giám đốc điều hành Salesforce, Ông Marc Benioff cho biết trong một tuyên bố:

“Cùng nhau, chúng tôi sẽ định hình tương lai của phần mềm doanh nghiệp (enterprise software), tạo ra trung tâm kỹ thuật số cho phép mọi tổ chức có thể mang lại thành công cho khách hàng và nhân viên của họ từ bất cứ nơi nào”.

Mặc dù Slack không hoàn toàn ‘bót nghẹt’ email, nhưng nó vẫn thu hút sự chú ý từ những công ty khổng lồ như Microsoft, công ty mà người đồng sáng lập và CEO của Slack, Ông Stewart Butterfield gọi là “mối đe doạ lớn đối với chúng tôi” trong một cuộc trò chuyện với tờ The Verge.

Butterfield cho biết: “Trong một thế giới khác, nơi Slack cực kỳ thành công trong hai năm tới và 98% nhân viên tri thức sử dụng Slack, điều đó rất quan trọng đối với Microsoft vì tầm quan trọng tương đối của email sẽ giảm đi đáng kể.”

Giờ đây, Slack đang đi từ một kẻ thách thức độc lập mới nổi trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

Salesforce đã coi các nhân viên của mình là kiến ​​trúc sư của một phương pháp tiếp cận thân thiện từ xa và với Slack, nó sẽ cố gắng thống trị khi các công ty khác trên thị trường cũng đi theo hướng đó.

Để trả lời câu hỏi tiếp theo là gì, vào ngày 17 tháng 8 sắp tới, Butterfield và Bret Taylor, hiện là COO (Giám đốc vận hành) của Salesforce đang lên kế hoạch cho một sự kiện mới, nơi họ sẽ chia sẻ thêm về cách hai công ty đang tạo ra một nền tảng mạnh mẽ mới cho những người hoặc doanh nghiệp đang ưu tiên kỹ thuật số ở mọi nơi trên thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Salesforce chi 27,7 tỷ USD để ‘thâu tóm’ ứng dụng nhắn tin Slack

Theo đó, Salesforce đã đồng ý chi 27,7 tỷ USD để mua lại ứng dụng Slack trong thương vụ mua lại lớn nhất của công ty phần mềm này từ trước tới nay.

Theo thỏa thuận mới, nhà sáng lập kiêm CEO của Slack là Ông Stewart Butterfield sẽ tiếp tục vị trí lãnh đạo tại Slack – sẽ là một đơn vị trực thuộc Salesforce.

Trong một tuyên bố liên quan đến thương vụ này, Salesforce nói rằng Slack sẽ “tích hợp sâu vào mọi sản phẩm và dịch vụ Salesforce Cloud”, cũng như nó sẽ trở thành giao diện mới cho Salesforce Customer 360 – một nền tảng quản lý khách hàng của công ty.

Salesforce – là một tập đoàn chuyên cung cấp các phần mềm quản lý bán hàng và các dịch vụ điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp.

Công ty này đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong năm 2020 sau khi hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 chuyển đổi sang nền tảng đám mây.

Theo Financial Times, Salesforce đã giành nhiều khách hàng và củng cố sản phẩm mạnh mẽ, qua đó trực tiếp cạnh tranh với Microsoft – một gã khổng lồ khác trong mảng kinh doanh dịch vụ đám mây dành cho doanh nghiệp.

Thỏa thuận này cũng đánh dấu thương vụ thâu tóm lớn nhất và tham vọng nhất của công ty từ trước tới nay, mức giá 27,7 tỷ USD chi cho Slack gần gấp đôi so với mức giá mà họ từng trả để thâu tóm công ty phân tích Tableau (15,7 tỷ USD) vào năm ngoái.

Slack là một dịch vụ nhắn tin thời gian thực mà nhiều người quen thuộc hơn cả thuật ngữ IRC trước đó.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty đã bị ảnh hưởng chút ít trong năm 2020, một phần vì ứng dụng Ms Teams của Microsoft đã được điều chỉnh để ra mắt một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Slack, tới mức Slack đã phải đệ đơn kiện gã khổng lồ chống lưng cho Teams ở EU.

Trong một thông điệp gửi đến nhân viên, Butterfield nói rằng việc tham gia với Salesforce sẽ giúp “chuyển đổi” cả hai công ty và Slack sẽ giữ lại bản sắc của mình như một phần của Salesforce.

Ông chia sẻ, “sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, các ưu tiên, giá trị và tham vọng của chúng tôi vẫn giữ nguyên. Chúng tôi không thay đổi lộ trình hoặc thương hiệu của chúng tôi cũng như mô hình kinh doanh của chúng tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips