Skip to main content

Thẻ: SEA

Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO

Sea Ltd, công ty mẹ của sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee (tính theo GMV) dự kiến sẽ ghi nhận năm lợi nhuận đầu tiên trong 2023 – và đây sẽ là năm lợi nhuận đầu tiên của Sea kể từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại New York vào năm 2017.

Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO
Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO

Sau khi ghi nhận lợi nhuận trong 3 quý trước đó, vào tháng trước, Sea đã báo cáo rằng khoản lỗ trong quý 3 năm 2023 ở mức 144 triệu USD khi gã khổng lồ công nghệ theo đuổi chiến lược tăng trưởng cao, đặc biệt là trong không gian thương mại điện tử đang cạnh tranh rất khốc liệt.

Shopee, nền tảng thương mại điện tử của Sea, vẫn là nguồn mang lại doanh thu lớn nhất cho tập đoàn với tổng đơn đặt hàng tăng 23,6% theo quý và 13,2% theo năm.

Theo báo cáo, nnhững nỗ lực giảm chi tiêu của công ty đã bị cản trở bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ TikTok với TikTok Shop, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm như Indonesia. Sau khi bị cấm ở Indonesia vào tháng 9 mới đây, TikTok đã quay trở lại Indonesia vào tháng 12 sau khi công bố hợp tác với GoTo, một doanh nghiệp địa phương.

CEO Li cho biết trong một email: “Tình hình cạnh tranh vẫn đang gay gắt và chúng tôi vẫn đang tích cực củng cố vị trí dẫn đầu thị trường của mình…2024 sẽ là một năm mà chúng tôi có thể phát triển mạnh, đặc biệt là khi chúng tôi bước vào giai đoạn mới khi tình hình tài chính khả quan hơn.”

Shopee hiện đang cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á với Lazada thuộc sở hữu của Alibaba và Tokopedia, công ty nội địa của Indonesia. Tuy nhiên, TikTok Shop của TikTok cũng đang dần theo đuổi vị trí số 2 với Lazada, đặc biệt là khi nền tảng này đã được chấp thuận hoạt động tại thị trường có GDP lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shopee huỷ bỏ nhiều ‘offer’ tuyển dụng trong bối cảnh công ty mẹ Sea liên tục thua lỗ

Theo những thông tin mới đây, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee đã huỷ bỏ nhiều hồ sơ tiếp nhận ứng viên trong bối cảnh công ty mẹ Sea Group liên tục báo cáo thua lỗ.

Theo thông tin từ Reuters, một nhóm WeChat gồm khoảng 60 người báo cáo rằng thư mời nhận việc của họ đã bị Shopee rút lại chỉ trong vài ngày trước ngày nhận việc.

Một kỹ sư đã nghỉ việc tại công ty mẹ của TikTok, ByteDance, trước khi nộp đơn vào Shopee cho biết:

“Tôi đã nghĩ đó là một cuộc gọi lừa đảo … cho đến khi tôi nhận ra đó là một đợt hủy bỏ thư mời nhận việc trên diện rộng của Shopee.”

Một đại diện của Shopee cho biết:

“Do những điều chỉnh mới trong kế hoạch tuyển dụng cho một số nhóm công nghệ, một số vị trí tại Shopee đã không còn nữa. Chúng tôi đang nỗ lực để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng.”

Động thái này của Shopee diễn ra sau các đợt cắt giảm việc làm khác gần đây tại công ty mẹ Sea Group.

Các nhân viên tại Booyah!, một ứng dụng phát trực tiếp trò chơi, thuộc mảng trò chơi Garena của Sea cũng đã được thông báo rằng họ sẽ phải nghỉ việc và ứng dụng sẽ không còn được cập nhật nữa, các dự án phát triển khác của Sea cũng sẽ dừng hoạt động.

Những tín hiệu u ám từ Sea Group.

Vào đầu tháng 3, Sea từng cho biết là họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Shopee nhằm mục tiêu cạnh tranh với Lazada thuộc Alibaba Group Holding, và sự tăng trưởng của Shopee vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên gần đây, Sea đã rút lại dự báo tăng trưởng cho sàn thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường ngày càng bất ổn và có nhiều thay đổi.

Sea báo cáo khoản lỗ ròng 931 triệu USD trong quý thứ hai, cao hơn gấp đôi mức lỗ của cùng kỳ năm trước đó.

Sea đã chứng kiến ​​giá trị thị trường (market value) của mình tăng vọt lên mức hơn 200 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái khi mảng game Garena phát triển bất chấp đại dịch, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn khoảng 27 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công ty mẹ của Shopee thua lỗ triền miên

Mặc dù doanh thu mảng thương mại điện tử của Sea đã tăng 64% lên 1,5 tỉ USD so với năm trước, nhưng khoản lỗ của Shopee tăng 77% lên 810 triệu USD.

Kết thúc quý 1/2022, Sea – công ty mẹ của một loạt các Kỳ lân như Shopee, Garena… đạt 2,9 tỷ USD doanh thu, tăng 64% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây lại là mức tăng trưởng thấp nhất của Sea trong vòng 4 năm qua.

Chi phí nghiên cứu và phát triển tăng 141%, cộng thêm việc Sea liên tục phải “đốt tiền” cho mảng thương mại điện tử, cũng như các hoạt động marketing khiến công ty kéo dài mạch thua lỗ, tăng từ 422 triệu USD lên 580 triệu USD.

Khoản lỗ ngày càng lớn sau khi Sea củng cố hoạt động kinh doanh thương mại điện tử sau khi đẩy mạnh mở rộng ra toàn cầu những năm gần đây.

Hồi tháng 3, Sea đóng cửa Shopee ở Ấn Độ và Pháp để tập trung vào các thị trường trọng điểm ở Brazil, Đông Nam Á và Đài Loan.

Mặc dù doanh thu thương mại điện tử tăng 64% lên 1,5 tỉ USD so với năm trước, nhưng khoản lỗ cho hoạt động này của Shopee tăng 77% lên 810,6 triệu USD.

Bù lại, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Sea là mảng game ghi nhận doanh thu 1,14 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, vượt xa so với dự phóng của giới phân tích.

Gần đây, khi Ấn Độ bắt đầu cấm tựa game hàng đầu của Sea là Free Fire, lượng người dùng đã sụt giảm rõ rệt, gây ra những quan ngại về tình hình kinh doanh của công ty này.

Những lo ngại trên đã phản ảnh trực tiếp lên giá cổ phiếu Sea, với mức sụt giảm gần 80% từ đỉnh lịch sử 366,99 USD/cổ phiếu trong tháng 10.

Điểm sáng duy nhất của Sea trong quý vừa qua chính là doanh thu từ SeaMoney, mảng kinh doanh dịch vụ tài chính của công ty tăng gấp hơn 4 lần lên mức 236 triệu USD.

Tại Việt Nam, sự hiện diện của Sea chiếm ưu thế ở cả 2 mảng kinh doanh chính là game và thương mại điện tử.

Theo thống kê của iPrice Group trong quý 4/2021, Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập. Trên các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Youtube, sự hiện diện của ông lớn thương mại điện tử này là rất vượt trội.

Đáng chú ý, lượng truy cập của Shopee nhiều hơn gấp đôi con số mà các đối thủ trực tiếp như Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Ông Rohit Sipahimalani – Chiến lược gia phụ trách hoạt động đầu tư của Temasek đánh giá, ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh một số công ty khởi nghiệp trong khu vực đang chuẩn bị IPO.

Một trong những startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore với các mảng kinh doanh chủ chốt bao gồm: nhà phát triển trò chơi trực tuyến – Garena và nền tảng thương mại điện tử – Shopee đạt 200 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến J&T Express của Indonesia. “Gã khổng lồ” chuyển phát nhanh nhận được hậu thuẫn từ các quỹ như: Boyu Capital, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China với tư cách là nhà đầu tư chính và dự kiến sẽ niêm yết tại Hồng Kông vào năm tới.

“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các thị trường rộng lớn nơi có tiềm năng phát triển đáng kể. Giờ đây, họ nhìn thấy những yếu tố này trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á”, ông Rohit Sipahimalani nói.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech
Startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 đã nêu bật những chuyển biến trong khu vực gồm sáu nền kinh tế Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Đồng thời báo cáo phát hiện rằng, có tới 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới ra đời tại khu vực trong năm nay, nâng tổng số các startup đạt giá trị hơn 1 USD lên con số 23.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, có thêm 40 triệu người dùng trực tuyến mới trong năm 2021.

Cùng với đó, hiện có 440 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, chiếm khoảng 3/4 dân số trong khu vực. Nền kinh tế Internet của khu vực cũng dự kiến ​​sẽ đạt 360 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và sẵn sàng vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Động lực mạnh mẽ này, được thúc đẩy bởi các ngành thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải và thực phẩm.

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn khi nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy vào. Hoạt động đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây.

Nhìn chung, không riêng thị trường Việt Nam, mà tất cả các nền kinh tế khu vực đều chứng kiến ​sự tăng trưởng rõ rệt. Philippines có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất, ở mức 93%. Tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%) và Malaysia (47%).

Nền kinh tế số của Đông Nam Á nhờ đó đã vượt qua Ấn Độ, nhưng vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác. Đại diện Temasek cho biết, trong khi thương mại điện tử và fintech sẽ tiếp tục thu hút nhiều vốn nhất trong thời gian tới, các lĩnh vực non trẻ khác đầy hứa hẹn bao gồm công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Ngay cả khi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

e-Conomy SEA 2021: Kỷ nguyên số của Đông Nam Á

Với khoảng 589 triệu người ở Đông Nam Á (SEA) ở thời điểm hiện tại, một kỷ nguyên mới đang xuất hiện. Nền kinh tế số của khu vực đang chuyển từ khả năng phục hồi sang hồi sinh và được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 1000 tỷ đô la vào năm 2030.

e-Conomy SEA 2021: Kỷ nguyên số của Đông Nam Á

Mới đây nhất, bản báo cáo chi tiết về tình hình và cơ hội phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) của khu vực e-Conomy SEA 2021 được đóng góp bởi Google, Temasek và Bain & Company đã được xuất bản.

Báo cáo là nghiên cứu và phân tích sâu rộng cho thấy rằng sự thay đổi do đại dịch trong hành vi của người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ có tác động lâu dài đến các động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế internet như: thương mại điện tử (eCommerce), thực phẩm và vận tải, online media, du lịch trực tuyến và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (digital financial).

Để mở ra các cơ hội phát triển kinh doanh mới, các thương hiệu cần biết và làm những gì để đáp ứng kỳ vọng và gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng.

Đồng thời, nền kinh tế mới này có ý nghĩa như thế nào đối với các thương hiệu và những người làm marketing. Tất cả đều sẽ được tiết lộ.

Dưới đây là một số nội dung chính của báo cáo.

Tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Tại Đông Nam Á vào năm 2021, không chỉ có số lượng tăng lên về người dùng internet mới, số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers), hay những người dùng đã trả phí cho một dịch vụ trực tuyến, cũng tăng lên.

Trước hết, khu vực này đã có thêm 40 triệu người dùng internet mới trong 2021, đưa mức độ thâm nhập internet của khu vực lên con số 75%.

Ngoài ra, 60 triệu người bắt đầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch và khoảng 1/3 trong số họ thực hiện lần đầu vào năm 2021.

Hơn nữa, việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số vẫn tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, từ các dịch vụ về thương mại điện tử đến giao đồ ăn và gọi xe.

Phần trăm người dùng internet trên các dịch vụ kỹ thuật số.

Ngoài việc tiếp tục thích nghi với các dịch vụ kỹ thuật số, người tiêu dùng ngày càng sử dụng chúng nhiều hơn. Trung bình, họ đã mua nhiều hơn gần 4 dịch vụ kỹ thuật số so với mức tiêu dùng trước đại dịch.

Tần suất sử dụng và chi tiêu của họ trên các dịch vụ kỹ thuật số cũng đang tăng lên, đặc biệt là đối với các dịch vụ như hàng tạp hóa và giao đồ ăn.

6/10 người dùng hiện tại của cả hai dịch vụ kỹ thuật số này đã tăng chi tiêu và tần suất sử dụng kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Theo các nhà phân tích, việc tiêu thụ các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và nó đang được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thập kỷ kỹ thuật số sắp tới.

Đến thời điểm hiện tại, có 80% người tiêu dùng kỹ thuật số trong khu vực hài lòng với các dịch vụ kỹ thuật số hiện có, 9 trong số 10 người tiêu dùng mới bắt đầu sử dụng dịch vụ kỹ thuật số vào năm 2020.

Các thương hiệu nên phải làm gì để có thể phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ kỹ thuật số này.

Khi việc tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng kỹ thuật số đang kỳ vọng nhiều hơn khi quyết định số tiền mà họ sẽ chi tiêu và thương hiệu họ lựa chọn.

Theo nghiên cứu từ báo cáo, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, điều sẽ quyết định việc họ sẽ ở lại với một thương hiệu nào đó hay chuyển sang một thương hiệu thay thế:

  • Nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều phân loại hơn.
  • Giá cả cạnh tranh.
  • Trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
  • Sự tiện lợi trong quá trình mua hàng.
  • Nhiều tuỳ chọn thanh toán.

Các thương hiệu cần lưu ý rằng, sự hài lòng của khách hàng tăng lên có tác động tích cực đến mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng.

Ví dụ: những người hài lòng với dịch vụ gọi xe chi tiêu nhiều hơn 70% cho mỗi giao dịch, so với những người trung lập hoặc tỏ ra không hài lòng.

Vài lời khuyên cho các marketer.

Các thương hiệu muốn phát triển mạnh trong thập kỷ kỹ thuật số mới này phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng kỹ thuật số để từ đó giữ chân và tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu.

Dưới đây là 4 bí kíp nhỏ về cách “chiến thắng” người tiêu dùng kỹ thuật số và khiến họ trở thành người ủng hộ của thương hiệu.

  • Giúp cuộc sống của những người tiêu dùng kỹ thuật số mới và hiện tại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong số những người có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, hơn 50% nói rằng họ thực hiện điều này bởi vì nó đã giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn hoặc thuận tiện hơn. Một trải nghiệm khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến liền mạch là cách mà các dịch vụ kỹ thuật số có thể cung cấp cho người dùng của họ.
  • Làm cho các ứng dụng (app) hoặc website của thương hiệu trở nên thân thiện hơn với người dùng để họ có thể dễ dàng tìm và mua những gì họ cần. Cung cấp các thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, hiển thị rõ ràng các tùy chọn giao hàng và thanh toán, đồng thời hiển thị các chi phí phát sinh nếu có.
  • Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán kỹ thuật số hoặc cho vay kỹ thuật số, chẳng hạn như ví điện tử mua trước trả sau (BNPL). Mọi người trong khu vực đang muốn tiếp cận các dịch vụ thanh toán khác nhau và BNPL là một lựa chọn cho vay kỹ thuật số phổ biến dành cho những người tiêu dùng ít sử dụng ngân hàng hoặc không có thẻ tín dụng.
  • Thường xuyên thăm hỏi người tiêu dùng kỹ thuật số về trải nghiệm của họ trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu xác định nhu cầu của họ, các phạm vi cần cải thiện và giải quyết bất kỳ điểm khó khăn nào của họ.

Các phân khúc tiêu dùng chính trong khu vực đang dịch chuyển như thế nào.

Thương mại điện tử vẫn là phân khúc dẫn đầu, với GMV tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, từ 74 tỷ USD vào năm 2020 lên 120 tỷ USD vào năm 2021. Giao đồ ăn (Food delivery) và Online Media là hai dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng ấn tượng khác.

Động lực tăng trưởng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á.

Dưới đây là những gì cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử, giao đồ ăn và video trực tuyến và tại sao nó lại có ý nghĩa đối với các nhà tiếp thị.

Thương mại điện tử (eCommerce).

Thương mại điện tử vẫn tiếp tục chiếm phần lớn sự tăng trưởng của thị trường vào năm 2021 và được dự báo sẽ chiếm hơn 2/3 GMV của khu vực vào năm 2030.

Không chỉ ở các khu vực thành thị, với khu vực nông thôn, gần 50% chi tiêu bán lẻ sẽ diễn ra trực tuyến, so với mức chỉ khoảng 10% hiện nay.

Sự tăng trưởng này một phần được thúc đẩy nhờ vào sự phổ biến của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số như ví điện tử và dịch vụ mua trước trả sau BNPL, khi có không ít người tiêu dùng hiện vẫn còn hạn chế trong việc thanh toán qua ngân hàng hay các dịch vụ thẻ.

Hàng tạp hóa số (E-grocery) là một phân ngành có tiềm năng đáng kể khác để các thương hiệu có thể cân nhắc và dịch chuyển. Hàng tạp hóa hiện chiếm hơn 50% tổng chi tiêu bán lẻ trong khu vực, nhưng thị phần trực tuyến tổng thể của danh mục này vẫn đang ở mức rất thấp với chỉ khoảng 2%.

Nếu mức độ thâm nhập thị trường đạt khoảng 10 đến 20% vào năm 2030, lĩnh vực này có khả năng phát triển với quy mô bằng toàn bộ thị trường thương mại điện tử hiện nay.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Khi khả năng thâm nhập thị trường tăng lên, điều quan trọng không chỉ là khả năng thu hút người dùng mà còn là năng lực tăng mức độ gắn bó của người dùng và giá trị trên mỗi đơn hàng.

Với lĩnh vực hàng tạp hóa số (điện tử), việc cho người tiêu dùng thấy bạn nổi bật như thế nào so với các thương hiệu khác bằng các trải nghiệm khách hàng thuận tiện, liền mạch là một chìa khóa hết sức quan trọng.

Điều này bao gồm việc thương hiệu cần cung cấp các tùy chọn giao hàng nhanh hơn, chẳng hạn như giao hàng trong một giờ, hai giờ hoặc giao trong ngày đối với hàng thực phẩm tươi sống.

Thương hiệu cũng có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn khi mọi người có thể mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại các cửa hàng.

Giao đồ ăn.

Giao đồ ăn cũng dịch vụ kỹ thuật số có mức tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. 70% người dùng internet trong khu vực hiện đã sử dụng dịch vụ này và 65% người tiêu dùng hiện tại đã tăng tần suất sử dụng chúng.

Nếu mức độ thâm nhập và tỷ trọng ví điện tử tiếp tục tăng lên, lĩnh vực thực phẩm và vận tải có thể đạt bằng quy mô của thị trường thương mại điện tử ngày nay.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Giao đồ năn là phân ngành có tính cạnh tranh cao, không chỉ vì nó là một dịch vụ có tính siêu địa phương (hyperlocal service) với các rào cản gia nhập tương đối thấp, mà còn vì dịch vụ này được coi là thiết yếu đối với các thương hiệu muốn tăng cường sự tương tác với người dùng.

63% người tiêu dùng kỹ thuật số cho biết rằng họ có khả năng chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn khác nếu họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tốt hơn.

Các dịch vụ đăng ký video.

Các dịch vụ xem video có đăng ký và trả phí (Subscription video), một phân ngành của ngành truyền thông trực tuyến, đang phát triển khá mạnh mẽ. Số lượng người dùng đăng ký đã tăng 30% từ năm 2020 đến năm 2021.

Điều này xảy ra nhờ khả năng truy cập internet và năng tiếp cận việc thanh toán kỹ thuật số ngày càng thuận tiện hơn.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà tiếp thị: Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường đại chúng (mass market) và các khu vực khác ngoài thành phố lớn, nơi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng thanh toán liên quan đến ngân hàng, thương hiệu sẽ cần cung cấp các tùy chọn thanh toán khác nhau, nhiều gói khác nhau.

Khi nền kinh tế internet của Đông Nam Á tiến tới mức GMV trị giá 1.000 tỷ đô la trong thập kỷ kỹ thuật số này, các thương hiệu cần đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng của họ ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội kinh doanh tiềm năng cũng như các phân tích thị trường cụ thể theo khu vực và quốc gia, bạn có thể tải full bản báo cáo e-Conomy SEA 2021 tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Now sắp đổi tên thành ShopeeFood với những tham vọng mới

Việc Now đổi tên thành ShopeeFood là một động thái tất yếu khi Sea đang nắm giữ đến 82% cổ phần của Foody.

Now, một trong ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam, cho biết sẽ đổi tên thành ShopeeFood kể từ ngày 18/8/2021. Động thái này rõ ràng cho thấy Sea đang có tham vọng đồng nhất về mặt thương hiệu các dịch vụ mà nó đang triển khai tại Việt Nam.

Sea thâu tóm 82% của Foody Corporation vào cuối tháng 9/2017 trong một thương vụ trị giá 64 triệu USD. Trước đó, Sea cũng tham gia vòng đầu tư Series B của Foody vào tháng 7/2015 với số vốn không được công bố.

Foody được ông Đặng Hoàng Minh sáng lập  vào năm 2012 trong vai trò một dịch vụ đăng tải thông tin nhà hàng và gợi ý ăn uống.

Đến năm 2015, Foody chuyển đổi thành một nền tảng giao dịch cho các dịch vụ giao đồ ăn và đặt chỗ nhà hàng sau khi nhận được vốn đầu tư từ Garena and Tiger Global Management.

Cùng năm, Foody ra mắt dịch vụ theo yêu cầu DeliveryNow, hiện đổi tên thành Now.

Đến nay, Foody đang cung cấp các dịch vụ giao đồ ăn Now, dịch vụ đặt bàn TableNow và phần mềm quản lý bán hàng NowPOS.

Đầu năm nay, ShopeeFood cũng âm thầm triển khai ở Indonesia. Hồi tháng 6, Shopee cũng thực hiện tuyển dụng nhiều tài xế giao đồ ăn ở Malaysia. Điều này đồng nghĩa với việc ShopeeFood cũng đang rục rịch vận hành ở quốc gia này.

Ngoài Now, ví điện tử AirPay cũng chính thức đổi tên thành ShopeePay vào đầu tháng 6 năm nay.

Báo cáo thường niên của Sea cho thấy Sea có 30% cổ phần CTCP AirPay vào năm 2018. Đến năm 2019, con số giảm xuống còn 18%. Báo cáo thường niên mới nhất của Sea vào năm 2020 không nhắc đến thông tin này.

Thời điểm đó, đại diện của Shopee nói rằng việc đổi tên AirPay bằng ShopeePay không chỉ mang ý nghĩa về mặt nhận diện thương hiệu mà còn nhằm xây dựng hệ sinh thái tích hợp, góp phần phát triển hệ thống thanh toán số tại Việt Nam và trong khu vực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Thương mại số đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm tại khu vực Đông Nam Á

Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng ở Đông Nam Á bắt đầu lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số như: thanh toán không tiền mặt, đi chợ qua các ứng dụng điện thoại, mua sắm thương mại điện tử,…

Theo Báo cáo Kinh Tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 được Google, Temasek và Bain & Company công bố, cứ 3 người sẽ có 1 người dùng mới bởi tác động của dịch Covid-19 và 94% trong số đó cho biết có ý định tiếp tục những thói quen tiêu dùng này sau đại dịch.

Việt Nam dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới

Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.

Sự phát triển của của thương mại số đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Trước đây, hoạt động mua hàng trực tuyến tại các nước trong khu vực thường không phổ biến bằng các thị trường lớn như Trung Quốc.

Tuy nhiên, Covid-19 đã tác động và tạo thế cân bằng, cộng hưởng cùng sự phát triển của công nghệ và nền tảng mới, những kỳ vọng và nhu cầu mới của người tiêu dùng từ đó được mở ra.

Không chỉ ở Việt Nam, các thương hiệu tại Đông Nam Á đều cần chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, khi sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ các kênh thương mại.

Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada hiện đang là động lực chính thúc đẩy sự thâm nhập của hoạt động thương mại trên các nền tảng số.

Đồng thời, họ cũng dẫn đầu với những xu hướng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Tuy nhiên, trong tương lai, việc phụ thuộc quá mức vào những sàn thương mại điện tử có thể gây ra những áp lực về tài chính và khiến thương hiệu dần mất quyền tự chủ, đặc biệt là trong việc quản lý dữ liệu khách hàng.

Từ năm 2020, toàn khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại kỹ thuật số cùng với sự lên ngôi của hàng loạt các dịch vụ mới.

Tỷ lệ người sử dụng internet, thanh toán kỹ thuật số và niềm tin của người tiêu dùng vào hoạt động thương mại trên các nền tảng số đều tăng mạnh.

Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến cả khu vực được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần và chạm mốc 309 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa (gross merchandise value) vào năm 2025.

Theo Ông Waheed Bidiwale, Phó Giám đốc toàn cầu của Verticurl, xu hướng thương mại trên các nền tảng số sẽ tăng tốc, từ các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống đến toàn bộ danh mục sản phẩm và dịch vụ.

“Các thương hiệu đang nghĩ rằng: ‘tôi không cần kinh doanh trực tuyến vì đang cung cấp những mặt hàng truyền thống hay thuộc những ngành hàng có quyết định mua sắm tùy hứng’, hay ‘không ai mua xe hơi online cả nên tôi không cần kinh doanh trực tuyến’ sẽ cần phải cân nhắc lại chiến lược của họ”, ông Bidiwale chia sẻ.

Năm 2020, có đến 400 triệu người dùng internet ở Đông Nam Á và 70% dân số trong khu vực đã hoạt động trực tuyến

Báo cáo “Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với chiến lược D2C” (Direct-to-consumer, tạm dịch “Trực tiếp đến người tiêu dùng”) của Ogilvy mới đây cho thấy, những lợi thế mà sàn thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp không mang giá trị bền vững vì trong tương lai, các chi phí cho hoạt động mua quảng cáo hay dịch vụ tăng lưu lượng truy cập website sẽ sớm phát sinh.

Nhiều sàn thương mại điện tử đã bắt đầu yêu cầu một phần phí nhất định trên mỗi giao dịch, và con số này có thể tăng tùy thuộc vào một số dịch vụ hay tính năng nhất định.

Tuy nhiên, với chiến lược D2C, khi các bên trung gian được loại bỏ và thương hiệu có được lợi thế về chi phí, khách hàng của họ sẽ có thể được tiết kiệm chi phí hơn trong mỗi giao dịch.

D2C đồng thời mang lại cho thương hiệu những lợi thế lâu dài bằng cách tập trung cung cấp những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm, vài củng cố vấn đề bảo mật dữ liệu và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Forrest Li, nhà sáng lập Sea Group. Ảnh: Tech in Asia.

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ “kỳ lân” (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên.

Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore. Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin.

Sea Group giờ không chỉ là một “kỳ lân”, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia. BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số.

Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game.

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động.

Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire. Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái.

Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử.

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

“Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là “đánh chiếm” thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

“Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau”, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là “cuộc chơi dài hơi” của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

“Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi”, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Trong quý đầu 2021, Sea – công ty đại chúng giá trị nhất Đông Nam Á – báo cáo khoản lỗ ròng 422 triệu USD, tăng so với một năm trước đó.  

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Quý I/2020, Sea lỗ ròng 281 triệu USD. Nguyên nhân lỗ tăng là do công ty tiếp tục chi mạnh cho tiếp thị nhằm nắm bắt nhu cầu ngày một tăng giữa dịch bệnh.

Báo cáo được Sea công bố chỉ một ngày sau khi Gojek và Tokopedia thông báo sáp nhập để lên sàn cuối năm nay.

Một người chơi khác trong khu vực là Grab cũng đặt mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thông qua sáp nhập SPAC.

Vì vậy, kết quả kinh doanh của Sea được “săm soi” vì nó sẽ tiết lộ môi trường cạnh tranh tại Đông Nam Á.

Theo báo cáo tài chính của Sea, doanh thu trong quý đầu năm nay đạt 1,76 tỷ USD, tăng từ 714 triệu USD một năm trước đó nhờ nhu cầu dịch vụ thương mại điện tử tăng.

Doanh thu thương mại điện tử tăng vọt 250% lên 922 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu game trực tuyến tăng 111% lên 781 triệu USD, doanh thu mảng tài chính điện tử tăng gần 400% lên 51 triệu USD.

Mức tăng doanh thu thương mại điện tử chủ yếu nhờ vào tăng trưởng về quy mô của các chợ điện tử và mỗi luồng doanh thu khác, chẳng hạn phí trên mỗi giao dịch, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo.

Chủ tịch kiêm CEO Sea Forrest Li tin rằng, tỉ lệ tiếp cận thương mại điện tử tại tất cả thị trường đang hoạt động vẫn còn thấp, bất chấp công cuộc chuyển đổi số từ đầu mùa dịch. Do đó, công ty đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng lớn hơn.

Tăng trưởng nhanh trong thương mại điện tử và dịch vụ tài chính số đồng nghĩa Sea đã chi nhiều hơn cho tiếp thị. Tổng chi phí hoạt động của công ty tăng gấp đôi, lên 993 triệu USD trong quý.

Các mảng kinh doanh hiện nay của Sea bao gồm game online, thương mại điện tử, giao đồ ăn, thanh toán điện tử. Khi mở rộng hoạt động, Sea cạnh tranh với nhiều kỳ lân Đông Nam Á hơn.

Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee của Sea và Tokopedia là hai nền tảng thương mại điện tử lớn nhất. Sea cũng mới ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Indonesia, thách thức Gojek và Grab.

Tại Singapore, cả Sea và Grab dự kiến ra ngân hàng số vào năm sau.

Với việc Grab chuẩn bị niêm yết vào tháng 9 và Gojek sáp nhập Tokopedia thành GoTo, nhiều nhà đầu tư nhận định thị trường Mỹ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế số Đông Nam Á tương đối non trẻ.

Dịch Covid-19 kéo dài thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số trong khu vực.

Theo Giám đốc Doanh nghiệp Yanjun Wang của Sea, Sea đang ở vị trí tốt nhất để tái nắm bắt cơ hội xây dựng hệ sinh thái lớn nhất Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư đặt kỳ vọng cao đối với các hãng công nghệ tại đây và sẽ theo dõi kỹ lưỡng kết quả kinh doanh của họ khi cạnh tranh nóng lên.

Năm 2020, Sea và Grab đều báo lỗ lớn, tương ứng 1,6 tỷ USD và 2,7 tỷ USD. Số liệu của Sea cho thấy còn phải thêm một thời gian nữa trước khi công ty có lãi.

Một trong những lợi thế của Sea so với đối thủ là mảng game online đã có lãi 431 triệu USD trong quý đầu năm.

Không như Grab và Gojek vẫn tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Sea đã đặt chân đến Mỹ La-tinh, ra mắt sàn thương mại điện tử tại Brazil và Mexico để tìm kiếm tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ ‘kỳ lân’ (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore.

Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin. Sea Group giờ không chỉ là một ‘kỳ lân’, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia.

BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động. Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire.

Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái. Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

‘Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn’, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là ‘đánh chiếm’ thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

‘Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau’, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là ‘cuộc chơi dài hơi’ của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

‘Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi’, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Giá trị thị trường của Tập đoàn Sea (Công ty mẹ Shopee) chạm ngưỡng 40 tỉ USD trong tháng 6

Giá trị thị trường của ‘gã khổng lồ’ internet Sea đã tăng gấp đôi trong hơn hai tháng, đạt hơn 40 tỷ USD vào đầu tháng Sáu.

Bước nhảy vọt lớn nhất diễ ra vào tháng 5, khi công ty bắt đầu tháng với giá trị khoảng 25,3 tỷ USD. Cổ phiếu Sea đã tăng 12,2% vào ngày 18 tháng 5, ngày mà Sea báo cáo kết quả quý đầu tiên và đóng cửa ở mức 69,49 USD. Đến ngày 19.6, cổ phiếu của Sea đóng cửa ở mức 90,88 USD.

Có trụ sở tại Singapore, Sea vận hành nền tảng giải trí kỹ thuật số Garena và sàn thương mại điện tử Shopee. Ngoài ra, Sea còn sở hữu một doanh nghiệp thanh toán kỹ thuật số được có tên là SeaMoney.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, Sea đã công bố tổng doanh thu điều chỉnh là 914 triệu USD, tăng 57,9% so với mức 579 triệu USD đã ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019.

Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Garena, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (YoY) là 30,3% lên mức 512 triệu USD. Trong khi đó, Shopee đã thu về doanh thu 314 triệu USD, tăng 111% so với mức 149 triệu USD trong năm trước đó.

Sea tiếp tục tăng trưởng mạnh, cùng với sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư được thể hiện qua mức vốn hóa thị trường đang tăng, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty đã tương đối an toàn trước các tác động của đại dịch toàn cầu Covid-19.

“Covid-19 đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ lối sống thông thường sang lối sống trực tuyến và theo quan điểm của chúng tôi, lối sống đó vẫn sẽ được duy trì sau dịch”. CEO Forrest Li cho biết.

Vị CEO này nói thêm: Sea sẽ có thể thu lợi từ các cơ hội tăng trưởng mở rộng khi tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng và phản ứng tốt tới những cơ hội kinh doanh tiềm ẩn được tạo ra từ đại khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Liệu SEA nên bán “cỗ máy đốt tiền” Shopee để tập trung vào Garena?

Hiện tại, Garena vẫn là mảng kiếm tiền còn Shopee là mảng đốt tiền trong hệ sinh thái kinh doanh của SEA Ltd.

Báo cáo tài chính đầy đủ năm 2019 mà Sea Ltd công bố gần đây cho thấy những khoảng cách rõ ràng về tình hình hoạt động của mảng game Garena và mảng thương mại điện tử Shopee.

Trong khi Garena có về lợi nhuận cao, Shopee lại là cỗ máy đốt nhiều tiền của SEA. Nhiều chuyên gia cho rằng SEA nên tách hai mảng kinh doanh thành hai công ty độc lập để từ đó Garena có thể đạt được tối đa triển vọng, theo Tech In Asia.

Dù thế, Shopee đang có trong tay vị thế dẫn đầu trong mảng TMĐT ở Đông Nam Á và thuộc nhóm 5 ứng dụng được tải về nhiều nhất trong khu vực, theo App Annie.

Trong năm 2019, tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) mà Shopee đạt được tăng 71% để chạm mốc 17,6 tỉ USD. Doanh thu sau điều chỉnh tăng 224% lên mức 942 triệu USD khi Shopee nỗ lực kiếm tiền từ GMV ngày càng phình to.

Nhìn chung, những con số vẽ lên hình ảnh của một mảng kinh doanh đang lên. Song Shopee lại có chỉ số EBITDA (Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm trong năm 2019.

Biên lợi nhuận gộp của Shopee âm cho thấy nó đang chiết khấu khá nhiều doanh số bán hàng cho cuộc đua thị phần và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Hai thái cực trái ngược

Ngược lại, mảng trò chơi Garena của Sea Ltd lại cho thấy những điểm sáng ấn tượng.

Năm 2019, doanh thu mảng này nhảy vọt 172% chạm mốc 1,8 tỉ USD và mang về 1 tỉ USD lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao, tương đương biên lợi nhuận EBITDA tới 40%.

Ngay cả khi Shopee có lãi, biên lợi nhuận của mảng thương mại điện tử cũng khó lòng chạm tới mức của Garena. Garena đang kiếm tiền để Shopee đốt tiền.

Tech In Asia cho rằng đây không phải là một chiến lược tối ưu đối với những đồng vốn của cổ đông.

Ví dụ, Shopee “đốt” 765 triệu USD vào hoạt động bán hàng và marketing trong năm 2019. Tất cả chỉ để mang về 942 triệu USD doanh thu và khoản lỗ EBITDA 1 tỉ USD.

Trong khi đó, Garena chỉ dùng 109 triệu USD chi phí bán hàng và marketing nhưng đủ để mang về doanh thu 1,8 tỉ USD và dòng lợi nhuận EBITDA dương 1 tỉ USD.

Tech In Asia đã liên hệ với SEA để phỏng vấn về những con số nhưng công ty từ chối.

Câu chuyện đốt tiền để giành vị thế dẫn đầu và chiến thắng vốn là điều giới doanh nghiệp chấp nhận trong mảng TMĐT một vài năm trở lại đây.

Một phần chiến lược dài hạn của SEA với Shopee rõ ràng là để tận dụng lợi thế ở mảng TMĐT, từ đó khai thác các mảng dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ tài chính. Sea là một trong những công ty đang chạy đua để có giấy phép hoạt động ngân hàng số ở Singapore. Ở góc nhìn này, có thể thấy rõ những toan tính của Sea với Shopee dù càng làm càng lỗ.

Mảng kiếm tiền chính

Nếu Garena là một mảng kinh doanh đã bão hoà, việc đầu tư dòng tiền từ nó vào các mảng kinh doanh mới, có tốc độ tăng trưởng cao như Shopee là chiến lược hợp lí.

Thế nhưng, Garena không phải một mảng kinh doanh như vậy. Nó vẫn kiếm tiền tốt và có tiềm năng tăng trưởng khổng lồ. Mỗi đồng vốn Sea bỏ vào Garena mang về nhiều lợi ích hơn rất nhiều so với Shopee.

Vì thế, hãy thử tưởng tượng sẽ thế nào nếu như Garena để tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận vào chính nó thay vì rót sang cho Shopee.

Tech In Asia nhận định có lẽ thị trường và các nhà đầu tư thích câu chuyện của Shopee hơn Garena. Khi SEA thực hiện IPO vào năm 2017, Shopee là nhân tố chính khiến nó thu hút được thêm vốn đầu tư.

Chiến lược của SEA đã phát huy tác dụng khi nó hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, nhất là khi câu chuyện ở mảng TMĐT thu hút nhiều sự chú ý hơn mảng phát triển game. Song mọi chuyện đang dần thay đổi.

Sau sự vụ liên quan đến WeWork, các nhà đầu tư đang quan tâm đến lợi nhuận hơn bao giờ hết. Ngay cả khi một doanh nghiệp có câu chuyện hay đến đâu, nếu không tạo ra lợi nhuận, nó cũng dần nhạt nhoà.

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Kinh tế và Tiêu dùng