Skip to main content

Thẻ: social proof

Top 5 đòn bẩy giúp thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Đòn bẩy thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng là những yếu tố thúc đẩy họ ra quyết định mua sắm nhanh hơn. Thêm vào đó, các đòn bẩy hành vi mua hàng của khách hàng tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp như: xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo lòng tin và sự uy tín, tạo trải nghiệm tích cực, tạo sự hứng thú và kích thích mua sắm.

Top 5 đòn bẩy giúp thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Top 5 đòn bẩy giúp thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Google mới đây đã đưa ra 5 đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng đang được nhiều thương hiệu áp dụng bao gồm:

  • Power of Free (Sức mạnh của sự miễn phí)
  • Social Proof (Bằng chứng xã hội)
  • Delivery Friction (Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển)
  • Category Heuristics (Chẩn đoán danh mục)
  • Authority Bias (Thiên kiến uy quyền)

5 đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng phổ biến, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Sức mạnh của sự miễn phí.

Sử dụng đồ miễn phí là một hiện tượng tâm lý mô tả cách mọi người có xu hướng thích những thứ được cung cấp miễn phí, ngay cả khi chúng có ít giá trị vốn có hoặc có giá rất thấp. Trong marketing, xu hướng tâm lý này được gọi là hiệu ứng tương hỗ.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các cách sử dụng đòn bẩy này dưới đây:

  • Mẫu sản phẩm miễn phí: Tặng quà hay mẫu sản phẩm miễn phí là cách tăng chuyển đổi hiệu quả. Cách này kích thích tâm lý muốn đáp lại của khách hàng dựa trên hiệu ứng tương hỗ, họ có xu hướng mua hàng ủng hộ doanh nghiệp khi nhận được một điều gì đó. Thêm vào đó, đây cũng là cách marketing tiết kiệm cho sản phẩm mới và mang lại doanh thu cao. Theo Perry Abbenante, phó chủ tịch marketing của Snack Factory – một nhà máy sản xuất bánh quy, tỷ lệ chuyển đổi của các chương trình tặng sản phẩm dùng thử miễn phí là 25% đến 30%.
  • Dịch vụ hỗ trợ miễn phí: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ miễn phí như bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hỗ trợ kỹ thuật có thể làm cho khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sản phẩm. Ví dụ: Khi mua máy tính ở Thegioididong, khách hàng có thể nhận được dịch vụ sửa lỗi miễn phí trong khoảng thời gian một năm tới vài năm.
  • Giao hàng miễn phí: Theo Invespcro, 9/10 người mua hàng có nhiều khả năng mua hàng hơn khi được miễn phí vận chuyển. Ví dụ: Zara hoặc ASOS, thường cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho đơn hàng trên một ngưỡng giá nào đó, khuyến khích người mua sắm mua nhiều hơn để họ có cơ hội nhận ưu đãi này.

Bằng chứng xã hội.

Bằng chứng xã hội (Social Proof) là một hiện tượng tâm lý khi một người có hành động sao chép hành vi của nhóm xã hội để củng cố sự đúng đắn trong hành vi của mình (Robert Cialdini, 1984). Sau đây là một số cách khai thác đòn bẩy bằng chứng xã hội thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng:

  • Đánh giá và nhận xét từ khách hàng: Các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ (như Amazon, Shopee, Lazada, TikTok…) thường hiển thị đánh giá từ khách hàng trước đó để chứng minh chất lượng của sản phẩm. Nghiên cứu do Dixa thực hiện cho biết: 93% khách hàng sẽ đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng, 79% khách hàng coi trọng đánh giá đề xuất cá nhân của khách hàng khác. Cuối cùng, các bài đánh giá giúp doanh số tăng trưởng đến 18%.

Các bằng chứng xã hội tạo niềm tin, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng

  • Số liệu bán hàng và số lượng người mua: Do ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý lan truyền, khách hàng thường có xu hướng tin rằng những sản phẩm/ dịch vụ đã có nhiều người mua là những sản phẩm tốt, đáng để trải nghiệm. Do đó, các thương hiệu thường sử dụng các số liệu này để chứng minh sức chất lượng và độ phổ biến của sản phẩm. Ví dụ: “Hơn 1 triệu khách hàng hài lòng khi mua hàng” hoặc “Đã bán được 10 triệu sản phẩm trong năm qua” là cách Alibaba sử dụng bằng chứng xã hội để thể hiện uy tín và chất lượng.
  • Chứng nhận: Hiển thị logo chứng nhận trên trang web, sản phẩm, hay quảng cáo để thể hiện rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay an toàn nhất định. Ví dụ, chứng nhận ISO, FDA, hay các tổ chức ngành cụ thể.
  • Hợp tác với người nổi tiếng: 49% khách hàng biết đến sản phẩm và khoảng 40% khách hàng ra quyết định mua hàng thông qua người có ảnh hưởng (Influencer). Vì vậy, chia sẻ thông tin về các đối tác, đối tác nổi tiếng trên trang web, trong các chiến dịch quảng cáo, hay trong các sự kiện truyền thông để tạo lòng tin với khách hàng.
  • Hình ảnh và video của người dùng: Chia sẻ hình ảnh và video từ người dùng trên trang web hoặc trang mạng xã hội của thương hiệu là một cách hiệu quả để tạo ra bằng chứng xã hội. Có đến 78% khách hàng ra quyết định khi đọc lời chứng thực từ khách hàng (Trustpilot).

Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển.

Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển là giảm thiểu hoặc xóa bỏ mọi rắc rối và khó khăn trong quá trình đặt hàng và giao hàng để tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận lợi và tích cực.

Một số cách thực hiện đòn bẩy này để tăng cường hành vi mua sắm của khách hàng:

  • Giao hàng nhanh chóng: 62% người mua hàng mong đợi đơn đặt hàng được giao trong vòng 2-3 ngày, 56% người tiêu dùng mong đợi đơn được giao trong ngày (Upstartcommerce).
  • Miễn phí vận chuyển hoặc chi phí vận chuyển rẻ: Theo thông tin của PR Newswire, 83% người mua hàng ở Mỹ coi giao hàng miễn phí là yếu tố quan trọng nhất khi đặt hàng, 63% khách hàng hủy giao dịch mua hàng do chi phí vận chuyển cao. Vì vậy, 79,8% khách hàng lựa chọn sử dụng Amazon vì dịch vụ giao hàng miễn phí và nhanh chóng (Statista).

Vận chuyển nhanh chóng, miễn phí là đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng quan trọng

  • Tùy chọn lấy hàng tại cửa hàng: Các thương hiệu bán lẻ có cả cửa hàng truyền thống và trực tuyến thường kết hợp cả hai bằng cách cung cấp tính năng lấy hàng tại cửa hàng. Ví dụ, khách hàng có thể đặt một sản phẩm trực tuyến và sau đó đến cửa hàng để lấy hàng mà không phải chờ đợi giao hàng.
  • Dịch vụ đổi/trả hàng thuận tiện: Các thương hiệu thường cung cấp chính sách đổi/trả hàng linh hoạt và thuận tiện để giảm lo lắng của khách hàng về việc mua sắm trực tuyến. Ví dụ: Zappos, một trang web bán lẻ giày dép trực tuyến, nổi tiếng với chính sách vận chuyển và trả hàng miễn phí.
  • Thông tin theo dõi giao hàng: Cung cấp thông tin theo dõi chính xác về tình trạng vận chuyển giúp khách hàng chủ động và dễ dàng theo dõi quá trình giao hàng. Ví dụ: Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, TikTok, Shopee,… cung cấp tính năng theo dõi vận chuyển và thông báo tình trạng đơn hàng. Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi quá trình giao hàng và biết được khi nào sản phẩm sẽ đến.

Chấn đoán danh mục.

Chẩn đoán danh mục xoay quanh sự quen thuộc với thương hiệu và các lối tắt nhận thức mà người tiêu dùng sử dụng khi đưa ra quyết định mua hàng. Nói cách khác, người mua sử dụng các quy tắc ngắn gọn hoặc các thông tin chủ chốt về danh mục sản phẩm để đưa ra quyết định mua sắm.

Ví dụ, khi nói đến sữa tươi nguyên chất, ngay lập tức nhiều khách hàng sẽ nhớ ngay tới Vinamilk, vì thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%” được lặp đi lặp lại trong các chiến dịch quảng cáo, TVC, được tạo thành bài hát, và in cả trên bao bì sản phẩm… Dần dần, thông điệp này đã trở thành hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Dưới đây là một số ví dụ về cách doanh nghiệp có thể tận dụng đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng này:

  • Mô tả ngắn gọn về sản phẩm: Cung cấp mô tả ngắn gọn như “100% thành phần tự nhiên” giúp người mua dễ dàng ghi nhớ và hiểu ngay lập tức về chất lượng của sản phẩm.
  • Sản phẩm phổ biến hoặc xu hướng: Khi nhấn mạnh rằng một sản phẩm thuộc vào danh mục “phổ biến nhất” hoặc đang theo xu hướng, sẽ thu hút sự chú ý của người mua. Ví dụ: trong trang web thời trang, có thể có một phần danh mục được đặc biệt là “Xu hướng mùa này”.
  • Bộ sưu tập hoặc gói sản phẩm: Gói sản phẩm hoặc bộ sưu tập có thể tận dụng đòn bẩy này bằng cách đặt các sản phẩm có liên quan vào một nhóm. Ví dụ: “Bộ sưu tập trang điểm hàng ngày” có thể bao gồm một loạt các sản phẩm phổ biến mà người mua có thể mua cùng nhau.
  • Làm nổi bật USP (unique selling point- điểm bán hàng độc nhất): Đặc điểm nổi bật về tính năng của sản phẩm được đặt ở vị trí nổi bật để người mua dễ dàng quyết định. Ví dụ: Một sản phẩm điện tử có thể quảng cáo “pin lâu bền”, “chụp ảnh chất lượng cao”, làm nổi bật những điểm chủ chốt để thu hút sự chú ý.

Thiên kiến uy quyền.

Thiên kiến uy quyền là thành kiến ​​nhận thức của các cá nhân, họ có xu hướng cho rằng thông tin hoặc ý kiến ​​được trình bày bởi người có chức vụ (chuyên gia và nhân vật có thẩm quyền) là chính xác và đáng tin cậy hơn, bất kể nội dung hoặc bằng chứng thực tế được cung cấp là gì.

Dưới đây là một số cách thương hiệu có thể áp dụng để tăng cường hành vi mua sắm của khách hàng:

  • Chứng nhận từ chuyên gia: Các thương hiệu thường xuyên sử dụng đánh giá và chứng nhận từ chuyên gia trong lĩnh vực của mình để củng cố uy tín. Ví dụ: Trong lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm, các thương hiệu như L’Oréal thường hợp tác với cácbác sĩ da liễu, chuyên gia trang điểm nổi tiếng hoặc những người có uy tín trong ngành để quảng cáo sản phẩm của họ, tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng. Một khảo sát cho thấy có tới 85% người tiêu dùng tích cực tìm kiếm nội dung đáng tin cậy của chuyên gia khi dự định mua hàng.
  • Chứng nhận từ tổ chức uy tín: Các thương hiệu thường chia sẻ thông tin về việc họ nhận được các giải thưởng và danh hiệu từ các tổ chức uy tín. Ví dụ: Thương hiệu thực phẩm hữu cơ như Whole Foods thường có các chứng nhận từ các tổ chức uy tín về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Đối với doanh nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về cách áp dụng và kết hợp các đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng có thể là chìa khóa để thu hút và giữ chân người tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong khi đó, đối với người tiêu dùng, việc nhận thức về những chiến lược này có thể giúp họ làm những quyết định mua sắm thông minh và tự tin hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo SuBiz

Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số từ lâu đã không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các Marketer hiện đang xây dựng và thực thi nó một cách thành thạo, nhiều lỗi cơ bản vẫn đang xảy ra.

Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing
Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp, Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số hiện đang là con đường tối ưu để tăng khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.

Theo một nghiên cứu mới đây, 1/3 khách hàng khám phá các thương hiệu mới thông qua mạng xã hội, đối tượng khách hàng càng trẻ thì tỷ lệ này càng cao. Dữ liệu của Google cũng cho thấy 49% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm sản phẩm mới.

Một khảo sát khác cũng cho thấy, hơn 80% người làm marketing hiện đang khai thác các hoạt động Digital Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Mặc dù không còn là thuật ngữ mới, điều này không đồng nghĩa với việc các marketer đang thực thi Digital Marketing một cách đúng đắn, nhiều sai lầm cơ bản vẫn đang hiện hữu.

Dưới đây là một số sai lầm cơ bản phổ biến bạn có thể tham khảo (và tránh sai phạm).

1. Không xác định được chính xác đối tượng mục tiêu và nỗi đau của họ.

Một trong những sai lầm phổ biến nhất đầu tiên thường thấy đó là các doanh nghiệp quá tập trung vào các chiến thuật hay kênh triển khai mà không có những ý định thực sự rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thông thường, doanh nghiệp cho rằng khách hàng mục tiêu của họ là một nhóm người ở một độ tuổi nào đó và có khả năng sẽ mua sản phẩm của họ, đây thực sự là một tư duy sai lầm có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều ngân sách.

Doanh nghiệp nên hiểu rằng, để mua một sản phẩm hay để có thể được xem là khách hàng mục tiêu, độ tuổi hay khả năng có thể chi trả không phải là yếu tố quyết định, nhiều yếu tố khác như mối liên hệ với thương hiệu, các giải pháp của thương hiệu có thể giải quyết được một cách tối ưu nỗi đau của khách hàng và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi cùng một sản phẩm có vô số các đối thủ hay nhà cung cấp khác nhau, việc có sản phẩm phù hợp với nhu cầu chưa hẳn là giúp doanh nghiệp bán được hàng mà sản phẩm đó có tối ưu hay không so với các đối thủ cùng phân khúc khác.

Giải pháp cho doanh nghiệp là hãy xây dựng bản mô tả chân dung khách hàng một cách chi tiết, cách các giải pháp của doanh nghiệp giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng và các chiến lược tiếp cận cho từng giải pháp đó.

2. Bỏ qua những điều cơ bản: Tối ưu website và nội dung trên website.

Một sai lầm nữa là trong khi doanh nghiệp quá chú trọng các yếu tố bên ngoài như kênh quảng cáo, chi phí quảng cáo hay phương án thử nghiệm và tối ưu quảng cáo mà quên đi gốc rễ của hầu hết các chiến dịch Digital Marketing đó là website hay landing page của thương hiệu, nơi khách hàng bắt đầu tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù là bạn đang làm Performance Marketing hay Brand Marketing, có đẩy trực tiếp người dùng về website hay không thì khách hàng vẫn phải trải qua quá trình truy cập nơi mà họ có thể kiểm chứng, nghiên cứu, so sánh và đối chiếu thương hiệu với các sản phẩm khác trên thị trường.

Một chiến dịch Digital Marketing được thực hiện một cách bài bản theo đó cũng không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng khách hàng không thể tìm thấy những thứ mà họ có thể sử dụng để ra quyết định.

Khi một chiến dịch thất bại, thậm chí không ít marketer còn chỉ đổ lỗi dựa trên các điểm tiếp xúc là quảng cáo hay điểm tiếp xúc trực tiếp mà quên rằng hành trình khách hàng của khách hàng của họ không chỉ dừng lại ở đó.

3. Chưa khai thác tiềm năng tự động hóa và cá nhân hóa.

Một sai lầm phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng chiến lược Digital Marketing đó là bỏ qua yếu tố tự động hóa và cá nhân hóa.

Theo nghiên cứu của McKinsey, có đến 71% khách hàng hiện đang mong đợi nhận được các tương tác cá nhân hoá với thương hiệu.

Với sự phát triển của AI và các nền tảng công nghệ hỗ trợ, việc thiết lập các hoạt động như tự động gửi email marketing, tự động trò chuyện hay cá nhân hoá nội dung khi tương tác với khách hàng hiện đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp giờ đây là xác định tất cả các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng mà họ có thể tự động hoá và cá nhân hoá được, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu xem mức độ mong muốn được tương tác tự động với các điểm tiếp xúc đó từ phía khách hàng, cuối cùng mới bắt tay xây dựng hệ thống tự động.

4. Bỏ qua bằng chứng xã hội (Social Proof).

Nếu bạn là người làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, hy vọng là bạn đã hiểu rõ khái niệm bằng chứng xã hội (Social Proof), thuật ngữ được dùng để mô tả cách một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những gì mà họ nhìn thấy trên các nền tảng (bao gồm cả trên các nền tảng như website của thương hiệu), đặc biệt là những nơi mà họ tin tưởng hay có sức ảnh hưởng đến họ.

Theo một nghiên cứu mới đây, khi mua một thương hiệu mới trên mạng, có đến 95% mọi người đã đọc các nhận xét của các khách hàng trước đó. Đây là lý do tại sao việc hiển thị những lời chứng thực, xếp hạng (đánh giá) hay những trải nghiệm chân thực của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm lại có vai trò vô cùng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Thay vì thương hiệu chạy các chiến dịch Digital Marketing và tự nói về mình, hãy để các bằng chứng xã hội thể hiện điều đó.

Một cuộc khảo sát của Statista cho thấy 45% người tiêu dùng từ 18 đến 34 tuổi đã dùng thử các sản phẩm do những người có ảnh hưởng (Influencer) giới thiệu, 27% thậm chí cho biết họ đã mua hàng trực tiếp sau khi xem bài đăng.

5. Không có chiến lược tối ưu rõ ràng.

Một sai lầm cuối cùng mà nhiều doanh nghệp cũng mắc phải trong các chiến lược Digital Marketing của họ đó là không có đường lối tối ưu rõ ràng hay có quá nhiều mục tiêu trong cùng một chiến dịch.

Dù là bạn đang triển khai trên Facebook, TikTok hay Google, bản chất là bạn chỉ có thể tối ưu 1 hoặc 1 vài chỉ số trên cùng một chiến dịch, điều này có nghĩa là để có thể có được các chiến dịch có hiệu suất cao bạn cần đưa ra các chỉ số mục tiêu cụ thể thay vì là mong muốn tất cả mọi thứ từ một chiến dịch.

Tiếp đó, sự thành công của Digital Marketing vốn nằm ở kỹ thuật tối ưu (A/B Testing), với tư cách là một Digital Marketer, bạn cần phác thảo luồng tối ưu cho từng chiến dịch hoặc chiến lược với mục tiêu là không bỏ lỡ các cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi.

S.M.A.R.T cũng có thể là công thức để bạn xây dựng các mục tiêu tối ưu.

Bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và dựa trên từng khoảng thời gian nhất định, bạn có thể có nhiều cách hơn để đạt được mục tiêu đề ra của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Warren Buffet từng nói với Forbes: Có một khoản đầu tư xứng đáng thay thế tất cả những đầu tư khác, đó là đầu tư vào chính bạn. Rõ ràng, đây là lời khuyên tuyệt vời cho tất cả doanh nhân được chia sẻ bởi nhà đầu tư nổi tiếng thế giới. 

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Xu hướng của tiếp thị thế giới cũng sẽ tập trung hơn vào việc thúc đẩy tư duy tự đầu tư của chính mỗi cá nhân, cũng như doanh nghiệp trong kỷ nguyên thế giới số.

Lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu là đi theo xu hướng nhưng cũng cần tập trung đúng mục tiêu và biết được giá trị đích thực của từng giải pháp.

Tập trung vào giải pháp cá nhân hóa.

Với xu hướng áp dụng các nguyên tắc của truyền thông đại chúng, đồng thời kỹ thuật số trở thành một kênh dẫn không thể thiếu trong đời sống thông tin hiện đại, giờ đây, các nhà tiếp thị dễ dàng xây dựng các chiến dịch marketing mang tính cá nhân hóa hơn và tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Nếu bạn có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, tại sao lại nói chuyện với tất cả họ như thể họ là cùng một người?

Chúng ta không làm tiếp thị kỹ thuật số, mà chúng ta làm tiếp thị trong một thế giới kỹ thuật số. Đó là nguyên tắc mà các nhà tiếp thị cần phải nắm rõ để xây dựng các chiến dịch marketing không bị phụ thuộc vào các công cụ, công nghệ…

Theo Mike Grehan – Giám đốc điều hành của Acronym, ngay cả một spot quảng cáo 30 giây trên TV, giờ đây cũng được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, được chỉnh sửa trên chương trình phần mềm kỹ thuật số, tải lên máy chủ đám mây và phân phối số đến các đài truyền hình.

Từ đài truyền hình, bản ghi kỹ thuật số được chuyển đến TV thông minh của từng khách hàng theo quy trình kỹ thuật số hoàn toàn.

Vấn đề là, nội dung nào sẽ hướng đến người đang xem TV khi họ là người già, là trẻ con, là nhân viên văn phòng? Chúng ta làm tiếp thị là để truyền cảm xúc đến cho con người chứ không phải là truyền đến cho các thiết bị. Vì thế, đưa thông điệp đến gần hơn với từng cá nhân là việc mà các nhà tiếp thị phải xác định như một chiến lược quan trọng.

Tiếp thị bằng chứng thực của khách hàng.

Một buổi chụp hình với khách hàng lớn với sự chuẩn bị cầu kỳ về sân khấu, máy quay trong 2-3 ngày, giờ đây không còn mang lại ấn tượng nhiều cho khách hàng nữa.

Những câu chuyện được chứng thực từ chính những khách hàng bình thường, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các website đánh giá, mới là con đường dẫn khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của bạn.

Xu hướng này đến như một lẽ tất nhiên khi người mua ngày càng nghi ngờ vào truyền thông. Họ không tin vào các trường hợp điển hình, những lời khen có cánh của người nổi tiếng hoặc các hot blogger.

Bất cứ lời khen nào đến từ nhóm có tên tuổi sẽ bị nghi ngay là “quảng cáo”.  Đó là lý do các công ty cần đầu tư sử dụng những chứng cứ thực sự từ người mua và có tương tác trực tuyến với nhãn hàng.

Khi hài lòng, khách hàng sẽ chia sẻ trực tuyến các cảm nhận của họ khi mua hàng, cũng như sử dụng sản phẩm. Công việc của người làm tiếp thị là sử dụng lại tất cả dữ liệu đó cho hoạt động truyền thông, chia sẻ của chuyên gia Dave Gerhardt – VP of Marketing, Drift.

Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói cần có sự đầu tư kỹ lưỡng.

Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng được quảng cáo rầm rộ nhất trong vài năm qua. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nhà tiếp thị không nên theo đuổi xu hướng này mà cần chuẩn bị cho sự thay đổi trong 2-3 năm tới.

Năm 2020 là thời điểm các thương hiệu có thể bắt đầu chuẩn bị nội dung và trang web của họ để tìm kiếm bằng giọng nói. Nhưng theo quan điểm của JD Prater – Quora Evangelist, chuyên gia này nghi ngờ tỷ suất hoàn vốn (ROI – Return On Investment) của những nỗ lực áp dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói.

Bởi về cơ bản, tại thời điểm này hành vi của người tiêu dùng chưa thay đổi. Họ vẫn cần thêm thời gian để hình thành thói quen tìm kiếm mới.

Bởi thế, chiến lược đầu tư cho giọng nói cần được xác định là dài hạn, còn cho đến khi người tiêu dùng sẵn sàng, doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh và chiến dịch có thể tác động tới hiệu quả doanh thu thực tế theo chu kỳ mỗi 6 tháng.

Tạo kết nối và trải nghiệm đáng giá.

Sự tham gia là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của bạn. Hành trình tham gia của khách hàng bắt đầu bằng trải nghiệm người dùng tại chỗ và trên cả các nền tảng xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào việc khai thác số liệu về sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng số.

Ví dụ, thời gian dành cho trang web có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator) rõ ràng cho hiệu quả của quy mô và phạm vi tiếp cận bao gồm: Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) và tương tác nội dung.

Trong khi đó, chia sẻ và nhận xét của người dùng có thể là KPI cho hầu hết nền tảng xã hội. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định chiến lược nội dung thu hút người dùng và tạo ra các trải nghiệm trên nền tảng đó.

Chiến dịch “Women Who Travel” của Condé Nast Traveller là một ví dụ tuyệt vời về cách thực hiện điều này. Hai năm trước, thương hiệu này cho ra mắt một loạt bài báo xoay quanh chủ đề kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ để truyền cảm hứng cho các nữ du khách trên khắp thế giới.

Để tiếp tục cuộc trò chuyện và kết nối hơn nữa với những nữ du khách đó, Condé Nast Traveller đã thành lập một nhóm Facebook có tên “Women Who Travel”, nhằm mục đích tạo không gian cho tất cả phụ nữ tự nhận biết để chia sẻ câu chuyện du lịch của họ, đưa ra lời khuyên và tạo thành một cộng đồng phụ nữ du lịch thông minh.

Kết quả là tới nay, nhóm này đã bùng nổ thành một cộng đồng hơn 140.000 thành viên, chia sẻ của John Shehata – Vice President, Audience Growth, Conde Nast.

Video vẫn có sức hút.

Các nút Call To Action trong quảng cáo của Google luôn hấp dẫn nhất trên web. Các báo cáo gần đây cũng cho thấy, các trưởng bộ phận trong công ty thích video hơn các định dạng nội dung khác.

Các video B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp) nếu được đầu tư kỹ lưỡng cũng có sức thu hút và làm hài lòng khán giả của doanh nghiệp ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Theo Alex Rynne, Global Content Creator, trên LinkedIn, video đang là loại nội dung phát triển nhanh nhất và được tạo bởi hàng triệu người dùng trên nền tảng này.

Các thành viên đã dành hầu hết 3x thời gian xem quảng cáo video so với thời gian họ đọc các định dạng nội dung tĩnh.

Kể từ khi LinkedIn bắt đầu thí điểm tính năng Live vào năm nay, video trực tiếp đã thu hút được 7x phản ứng và hơn 24x bình luận, nhiều hơn hẳn những video thông thường.

Thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà tiếp thị B2B hoặc nghĩ sản phẩm, dịch vụ của họ không đủ hào nhoáng để xuất hiện trên video, hoặc cần một ngân sách lớn để chi trả cho việc sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng video sẽ được nhiều nhà tiếp thị B2B thử nghiệm nhiều hơn trong năm 2020.

Với sự đầu tư này, video vẫn tiếp tục là sản phẩm truyền thông được cho là có sức hút lớn và mang lại hiệu quả cho tiếp thị trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Nếu bạn đang làm việc cho các nhãn hàng (client-side), việc nghiên cứu và tuyển chọn một đơn vị chuyên về marketing (agency-side) phù hợp không phải là một công việc dễ dàng.

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Marketing hay có thể tạm hiểu là tiếp thị giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài agency và cần các dịch vụ marketing từ các agency, việc tìm ra cho mình một agency phù hợp, uy tín và đủ chất lượng để hợp tác lâu dài là một công việc khá khó khăn.

Đặc biệt trong bối cảnh khi bạn chỉ cần Google trong vài giây, bạn có vô số sự lựa chọn khác nhau thì việc ra quyết định còn trở nên khó khăn hơn. Vậy làm thế nào bạn có thể có đủ thông tin và cơ sở hay các dấu hiệu để lựa chọn một agency tốt?

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Sự tín nhiệm thông qua các bằng chứng xã hội (social proof).

Một trong những cách nhanh chóng và đơn giản nhất để lọc ra các agency xảo quyệt hay đầy mánh lới đó là xem xét kinh nghiệm của họ và các bằng chứng xã hội mà họ đã đưa ra để chứng minh cho sự uy tín của mình.

Nếu họ tuyên bố là “chuyên gia” hay “agency hàng đầu”, những đơn vị có kiến thức chuyên môn sâu trong ngành của bạn, hãy đảm bảo rằng những thông tin họ cung cấp về các dự án đã làm, các thành tích đã đạt được, các thương hiệu đã hợp tác, các đánh giá trên các nền tảng trực tuyến…là phù hợp.

Qua những lời chứng thực của khách hàng của họ trên các nền tảng trực tuyến hay bằng cách nói chuyện với các khách hàng cũ của họ, bạn sẽ có đủ thông tin để đánh giá.

Bạn cũng cần xem xét và đánh giá các kênh và chất lượng của kênh mà chính họ đang sử dụng để quảng bá cho các dịch vụ mà họ đang cung cấp.

Bạn có nghĩ rằng, nếu một agency đang sử dụng các nội dung kém chất lượng, không đủ sức thuyết phục bạn thì có thể đủ năng lực để giúp bạn “chiến thắng” khách hàng của mình không?

Tất cả những gì mà các agency thể hiện đến bạn, tức là khách hàng của họ về cơ bản tương ứng với những gì mà họ có thể mang lại cho khách hàng của bạn.

Tránh phương pháp tiếp cận ‘one-size-fits-all’.

Trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn, bạn sẽ thấy rằng có một số agency sẽ tìm cách để bán cho bạn mọi thứ, với họ thứ gì bạn cần họ đều có thể cung cấp.

Thông thường với các agency kiểu này, hoặc họ chỉ có thể cung cấp các dịch vụ ở mức cơ bản với các chỉ số cơ bản (không chuyên sâu) hoặc họ là agency đủ lớn để mỗi “agency con” có thể phụ trách chuyên sâu một số mảng kinh doanh nào đó.

Nếu bạn đang cần tìm một agency có thể hiểu sâu về bạn và khách hàng của bạn cũng như có thể cung cấp các giải pháp chuyên sâu, tốt nhất bạn nên chọn từng agency với các dịch vụ mạnh nhất của họ.

Ngoài ra, việc sử dụng một agency cho tất cả các mục tiêu của bạn sẽ làm hạn chế những yếu tố sáng tạo cần thiết, khi mà họ quá quen thuộc (đến mức rập khuôn) về khách hàng và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Nếu đề xuất (proposal) ban đầu của họ quá chung chung, không có các nghiên cứu liên quan, họ có thể sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ hàng loạt.

Cẩn thận với các agency báo giá thấp.

Nếu một agency nào đó báo giá cho bạn với chi phí rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành đồng thời còn hứa hẹn mang lại mức tăng trưởng tức thì hay doanh số bán hàng thiếu thực tế, bạn nên suy nghĩ lại.

Thoạt đầu thì các đề xuất này nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên bạn sẽ sớm nhận ra là “cái gì cũng có giá của nó”, thứ mà bạn nhận được từ họ chỉ có thể là các lời cam kết “hờ”, những sản phẩm đầu ra kém chất lượng (chủ yếu do đội ngũ nhân sự không chất lượng).

Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục tìm hiểu về họ, hãy thảo luận chuyên sâu về bản kế hoạch marketing (ở mức độ hành động), thảo luận về chất lượng của các khách hàng tiềm năng (Leads) mà họ cam kết và đặt câu hỏi ngược về các dự báo tiếp theo.

Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lường cơ bản như số lượng người truy cập website (traffic) hay tương tác (engagement), các agency gian lận có vô số cách để “làm đẹp” số liệu, trong khi nó không hoặc rất ít tác động đến các chỉ số kinh doanh (khách hàng và doanh số) của bạn.

Trong không ít các trường hợp, nó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn vì các thủ thuật “câu view” (clickbaits) nhằm kéo tương tác một cách vô nghĩa từ họ.

Quyền sở hữu trí tuệ về các tài sản.

Bạn nên đảm bảo rằng các ý tưởng, tài sản hoặc bất kỳ sản phẩm đầu ra hợp tác nào khác được hình thành là tài sản hợp pháp của bạn.

Đơn giản là chúng thuộc về bạn và do đó bạn được toàn quyền quyết định và kiểm soát. Nếu các agency đang có các hành vi mờ ám về quyền sở hữu các tài sản được tạo ra sau hợp tác thì bạn cần xem xét. Các tranh chấp về quyền sở hữu sau này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến bạn và thương hiệu.

Hãy xây dựng quy trình tuyển chọn phù hợp.

Bạn có thể bắt đầu với việc yêu cầu các agency khác nhau cung cấp các bản proposal (đề xuất hợp tác). Sau đó, mỗi agency sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp kèm một khung thời gian được đề xuất.

Sau khi đọc và hiểu các đề xuất, để có thể hiểu sâu hơn về các đề xuất cũng như mức độ tin tưởng có thể đạt được của các đề xuất bạn nên thảo luận sâu hơn với các agency bằng các câu hỏi mang tính chất đặt ngược vấn đề (nếu..? tại sao…? bằng cách nào…?).

Quá trình này thể mất một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên để tìm được những chuyên gia phù hợp cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, tất cả đều xứng đáng!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Social Proof là gì? Hiểu về hiệu ứng lan truyền trong Marketing

Social Proof hay bằng chứng xã hội là tất cả những gì dựa trên ý tưởng về những ảnh hưởng của yếu tố chuẩn mực trong xã hội đối với người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu các khái niệm như Social Proof là gì, những lợi ích mà Social Proof mang lại cho thương hiệu là gì và cách ứng dụng Social Proof vào các hoạt động marketing như thế nào và hơn thế nữa.

social proof là gì
Social Proof là gì? Tại sao nó hiệu quả và cách ứng dụng nó vào các hoạt động Marketing

Ý tưởng cho rằng, để được cảm thấy tương tự hoặc thậm chí là được công nhận bởi những người có ảnh hưởng, người tiêu dùng có xu hướng tuân theo (hoặc dễ chấp nhận hơn) những người tương tự như mình nhất.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Social Proof là gì?
  • Hiệu quả chính mà Social Proof mang lại là gì? Các chuyên gia nói gì về Social Proof.
  • 6 kiểu Social Proof cơ bản nhất là gì?
  • 3 kiểu social proof rất sáng tạo bạn có thể tham khảo.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Proof là gì?

Social Proof hay bằng chứng xã hội là ý tưởng dựa trên sức ảnh hưởng của các yếu tố chuẩn mực trong xã hội, ý tưởng cho rằng mọi người sẽ tuân theo để được giống, tương tự hoặc được chấp nhận bởi những người có ảnh hưởng hoặc bởi xã hội.

Khi bạn đang lướt web và truy cập vào một website nào đó, bạn thấy những lời chứng thực từ một chuyên gia trong ngành mà bạn tôn trọng, đó chính là ví dụ của khái niệm social proof hay bằng chứng xã hội.

Bạn tiếp tục xem đến trang định giá và bạn thấy rằng có rất nhiều khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó, đó cũng chính là social proof.

Sau đó bạn đăng ký dùng thử bản demo vì bạn thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó thực sự có thể giải quyết được các vấn đề cho những người tương tự như bạn, đó tiếp tục là bằng chứng xã hội.

Về cơ bản, Social Proof “mượn sức ảnh hưởng” của các bên thứ ba để thu hút và xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng.

Social Proof là khái niệm nổi lên trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ, bạn có thể xem Social Media là gì để hiểu thêm về thuật ngữ này.

Hiệu quả chính mà Social Proof mang lại là gì? Các chuyên gia nói gì về Social Proof.

Bà Talia Wolf, Chuyên gia về tối ưu chuyển đổi tại Getuplift:

“Social proof là một phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược trang đích (landing page) của bạn.

Khách hàng thích mua những sản phẩm khiến họ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân, những sản phẩm làm thay đổi họ và khiến họ trở nên tốt hơn.

Bằng cách sử dụng social proof hay bằng chứng xã hội dưới dạng lời chứng thực, đánh giá và biểu tượng tin cậy, bạn đang giúp khách hàng đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn, giúp họ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình và nhiều hơn thế nữa.

Social proof có thể kích thích các yếu tố cảm xúc khác nhau. Khi được áp dụng một cách tinh tế, bạn có thể khơi dậy các yếu tố kích thích cảm xúc tích cực của khách hàng, điều này cuối cùng sẽ thôi thúc họ mua hàng và gắn bó với thương hiệu của bạn.”

Ông Mat Carpenter từ ShipYourEnemiesGlitter chia sẻ:

“Là một người không ngừng xây dựng, thử nghiệm và tối ưu các trang đích, tôi luôn bao gồm một số hình thức social proof khác nhau trên trang, cho dù đó là các bài đánh giá sản phẩm, lời chứng thực từ khách hàng hay thậm chí là các nút chia sẻ trên mạng xã hội.

Từ quan điểm thống kê, social proof đã hoàn toàn chứng minh được vai trò của nó.

Người tiêu dùng cho biết họ sẽ tiết kiệm được 54 USD một tháng, có trách nhiệm với xã hội hơn, rằng họ sẽ giúp ngăn chặn hiệu úng nhà kính khi họ bắt đầu sử dụng quạt máy thay cho điều hoà.

Đa số những người này thừa nhận họ làm như vậy vì hàng xóm của họ đã làm. Đây là một ví dụ tuyệt vời về mức độ thuyết phục của các yếu tố bằng chứng xã hội.”

6 kiểu Social Proof cơ bản nhất là gì?

Có 6 kiểu bằng chứng xã hội cơ bản mà bạn thường gặp. Bạn có thể chọn những hình thức phù hợp nhất với thương hiệu của mình trong các trường hợp cụ thể.

1. Case studies.

Đó là những phân tích chuyên sâu và theo hướng dữ liệu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã cung cấp cho khách hàng hiện tại. Bạn có thể sử dụng điều này nếu bạn đang làm marketing cho các doanh nghiệp B2B, công nghệ, agency, v.v.

2. Testimonials (trải nghiệm của khách hàng).

Đó là những lời giới thiệu đơn giản, ngắn gọn từ những khách hàng hiện tại đang rất hài lòng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cách làm này được áp dụng khá phổ biến.

Chúng có thể trở nên hiệu quả hơn rất nhiều trên các trang đích cho sách điện tử miễn phí (free eBook) hoặc trang đích của các sản phẩm SaaS (tốt nhất là trả tiền theo tháng).

Ngoài ra, những hình ảnh, tên doanh nghiệp, các thông tin rõ ràng về doanh nghiệp cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều sự tín nhiệm với khách hàng mục tiêu.

3. Reviews (các bài đánh giá từ khách hàng).

Hãy coi các bài đánh giá về sản phẩm là ‘người anh em họ’ với những lời chứng thực. Hãy đặc biệt sử dụng chúng cho các sản phẩm quá kỹ thuật hoặc trong các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao.

Lưu ý, khách hàng thường đánh giá bất cứ khi nào họ muốn. Do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra các diễn đàn, các nền tảng mạng xã hội hoặc website của mình để theo dõi những gì họ đang nói về bạn. Bạn cũng có thể có các phương án phản hồi kịp thời với các đánh giá tiêu cực.

4. Các phương tiện mạng xã hội.

Đó là những lời khen ngợi từ các khách hàng hiện tại và / hoặc những người ủng hộ thương hiệu của bạn dưới dạng các bài đăng trên Facebook, bình luận trên Instagram, v.v.

Hãy lưu lại mọi điều tích cực mà mọi người nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Loại bằng chứng xã hội này vô cùng hiệu quả đối với các sản phẩm và dịch vụ B2C.

5. Trust icons (các biểu tượng đáng tin cậy).

Nếu bạn đang có các đối tác liên kết hoặc hợp tác là những doanh nghiệp lớn hoặc đáng tin cậy, đừng quên để các logo hay biểu tượng của họ vào website của bạn.

Về mặt kỹ thuật, logo và các biểu tượng có thể được coi là các bằng chứng xã hội.

6. Các con số hoặc dữ liệu.

Tổng số những khách hàng bạn đã phục vụ, số lượng lời mời còn lại, v.v. Một con số có ý nghĩa có thể có giá trị bằng một nghìn từ.

Buffer sử dụng bằng chứng xã hội theo phong cách “X khách hàng được phục vụ” để khuyến khích sự chuyển đổi, cùng với một loạt các con số ấn tượng khác như tổng số người đọc blog mỗi tháng hay người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.

social proof là gì
Social Proof là gì? Tại sao nó hiệu quả và cách ứng dụng nó vào các hoạt động Marketing

3 kiểu social proof rất sáng tạo bạn có thể tham khảo.

1. Social proof thông qua việc kể chuyện.

Nếu bạn đã xây dựng trang đích của mình một cách chính xác, trang đích đó nên kể về một câu chuyện đầy tính gắn kết cho mọi khách hàng truy cập.

Đó có thể là một câu chuyện về cách một khách hàng của bạn đã thay đổi như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm của bạn hay một câu chuyên hài hước nào đó mà khách hàng của bạn đã gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm.

2. Social proof kiểu ngụ ý.

Hầu hết các bằng chứng xã hội mà bạn thấy ngày nay là trực tiếp, tức là bạn nói trực tiếp những gì bạn muốn với khách hàng của mình.

Hãy thử hình dung theo một cách khác, bạn thử một sản phẩm X nào đó và bạn thấy nó thật tuyệt vời, chỉ dừng lại ở đó thôi.

Đôi khi, lý lẽ thuyết phục nhất là lý lẽ mà khách hàng tự suy luận ra từ các ngụ ý của bạn. Bạn không trực tiếp yêu cầu khách hàng nghĩ như vậy.

3. Social proof kiểu các hoạt động gần đây nhất.

Mọi trang đích mà bạn thấy đều có các bằng chứng xã hội theo phong cách “X khách hàng được phục vụ..”. Đương nhiên, nó có thể hiệu quả nhưng nếu bạn xử dụng nó quá nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?

Bạn có thể suy nghĩ theo một cách khác. Hiển thị cách mọi người gần đây đã sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Cách sử dụng Social Proof trên website hay trang đích của bạn.

Các giá trị khi sử dụng bằng chứng xã hội đã quá rõ ràng, vấn đề của bạn bây giờ là kiểm tra và tối ưu xem bạn nên sử dụng nó như thế nào và khi nào nên dùng nó.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng của các bằng chứng xã hội mà bạn nên liên tục thử nghiệm và tối ưu hóa:

  • Các kiểu social proof. Hãy thử 6 kiểu tiêu chuẩn, 3 kiểu sáng và hàng chục tùy chọn khác có sẵn. Bằng chứng xã hội hiệu quả, nhưng cách bạn trình bày nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
  • Nội dung của social proof. Hãy liên tục tìm kiếm các bằng chứng xã hội để hiển thị trên trang đích của mình. Hãy luôn khai thác và nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu xem sở thích của họ là gì, họ tin hay không tin vào điều gì…. Hãy thử những lời chứng thực giúp giải quyết sự phản đối, lời chứng thực nói về lợi ích, lời chứng thực sử dụng các từ khóa cốt lõi của bạn và nhiều hơn thế nữa.
  • Vị trí của social proof. Các bằng chứng xã hội luôn được thể hiện ở các phần dưới cùng của trang đích hoặc được phân bổ các phần đầu, giữa và cuối trang đích. Tuy nhiên dù cho nó nằm ở đâu, bạn cũng đừng quên tập trung vào việc thiết kế để làm sao nó có thể hiển thị một cách thân thiện nhất với khách hàng của mình.

Kết luận.

Trong thời kỳ khi mà yếu tố nghệ có tác động đến hầu hết các hành vi và thói quen của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng ngày càng khó có thể tin tưởng về những gì doanh nghiệp truyền tải đến họ, Social Proof trở thành một phương thức mới để xây dựng và bảo vệ uy tín của thương hiệu.

Với tư cách là những người làm marketing, nhiệm vụ của bạn là thấu hiểu Social Proof là gì, hiểu khách hàng mục tiêu đang mong muốn điều gì và từ đó giúp họ cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm các sản phẩm của thương hiệu.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

4 lý do tại sao Social Proof thực sự cần thiết để xây dựng thương hiệu

Từ việc thiết lập uy tín đến xây dựng niềm tin của người tiêu dùng, thể hiện mọi tương tác của người dùng đến thương hiệu và ngược lại đều quan trọng.

Social Proof

Social Proof hay bằng chứng xã hội là các thành tố của mọi cuộc đàm thoại của thương hiệu với người tiêu dùng, là điều từ đó có thể xác minh thương hiệu của bạn.

Từ những lời chứng thực của khách hàng đến các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông và thậm chí cả lượng nội dung đã được bạn đóng góp, bằng chứng xã hội của thương hiệu được xây dựng dựa trên mọi tương tác bạn thực hiện khi thay mặt hay đại diện cho thương hiệu của mình.

Ngay cả khi bạn mới bắt đầu hoặc đang dịch chuyển sang một thị trường mới, một trong những trọng tâm chính của bạn nên là xây dựng và duy trì một mức độ bằng chứng xã hội ở cấp độ cao.

Hãy coi đó là cách bạn duy trì mối quan hệ với những người mong muốn được kinh doanh với bạn.

Dưới đây là 4 cách Social Proof có thể giúp bạn tăng nhận thức về thương hiệu từ đó tăng thêm lợi nhuận.

Bằng chứng xã hội thiết lập uy tín của thương hiệu với tư cách là một cơ quan có thẩm quyền trong ngành.

Không ai muốn làm việc với một người mới. Họ muốn đầu tư hay làm việc với các cá nhân hoặc doanh nghiệp mà họ biết có thể mang lại kết quả mà họ cần.

Khi ngành của bạn được tìm kiếm hoặc được đề cập, thương hiệu của bạn phải ở đầu (TOP) trong các đề xuất trong ngành của bạn.

Bạn có thể xây dựng uy tín của mình với tư cách là cơ quan có thẩm quyền trong ngành bằng cách tập trung vào các nhà lãnh đạo khác, chia sẻ thông tin chi tiết về các chủ đề đang thịnh hành trong ngành của bạn và mang lại cho đối tượng mục tiêu các giá trị mỗi khi họ tương tác với thương hiệu của bạn.

Bằng chứng xã hội giúp ‘đánh dấu’ bạn là một chuyên gia trong một chủ đề nào đó.

Nổi bật như một nguồn lực trong lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ tạo ra một sự khác biệt nhất định. Bạn đã hoàn thành công việc. Bạn có kinh nghiệm.

Các chuyên gia về một chủ đề nào đó hầu hết biết nhiều hơn về một điều cụ thể. Họ luôn cập nhật các xu hướng, thay đổi, khả năng và những gì đang diễn ra hiện tại.

Khi bạn tập trung vào việc đi trước một bước so với phần còn lại khi nói đến lĩnh vực kiến ​​thức chuyên môn của bạn, đối tượng mục tiêu của bạn, thậm chí cả đồng nghiệp của bạn sẽ nhận thấy bạn là một chuyên gia thực sự.

Bằng chứng xã hội cho thấy kết quả của việc bạn đã giúp khách hàng và những điều khách hàng đạt được.

Truyền miệng (WOM) dưới hình thức bằng chứng xã hội là vàng. Khi bạn có thể chia sẻ công khai với đối tượng mục tiêu của bạn về việc công việc hoặc sản phẩm của bạn đã tạo ra những sự chuyển biến như thế nào đối với những người kinh doanh hay làm việc với bạn, như một cách tự nhiên, mọi người sẽ có xu hướng chú ý đến bạn nhiều hơn.

Sự phấn khích về thương hiệu xảy ra sau khi giá trị được cung cấp. Khi bạn đã tạo ra những người hâm mộ cuồng nhiệt của mình vì bạn đã giúp họ đạt được mục tiêu, sự phấn khích của họ sẽ trở nên dễ lây lan (viral) hơn.

Bạn lọt vào tầm ngắm của những người có thể chưa biết đến sự tồn tại của thương hiệu của bạn. Mọi người sẽ bắt đầu muốn biết liệu dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn có mang lại kết quả thuận lợi cho họ hay không.

Và ở mức tối thiểu, bạn sẽ bắt đầu nhận được sự chú ý từ truyền miệng (word-of-mouth).

Bằng chứng xã hội giúp tạo dựng được niềm tin ngay lập tức với khách hàng tiềm năng.

Có thể nói Internet là người bạn tốt nhất của mọi người mua sắm. Đó là thư viện chứa hầu hết mọi thứ bạn cần biết về một thương hiệu.

Trong xã hội ngày nay, một tìm kiếm đơn giản có thể ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hành động hoặc tiếp tục xem nội dung của người mua.

Khi tên doanh nghiệp và kết quả của bạn dễ dàng được tìm thấy và chia sẻ, mọi người sẽ chú ý đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Bạn được coi là đáng tin cậy vì bạn có khả năng hiển thị và đó là bằng chứng xã hội có thể hỗ trợ bạn.

Bằng chứng xã hội của bạn là thứ giúp đẩy khách hàng tiềm năng từ người theo dõi thành người mua một cách nhanh chóng. Khi bạn thu hút được nhiều người mua hơn, dấu ấn thương hiệu của bạn sẽ được mở rộng.

Nếu bạn thực hiện một cuộc khảo sát về đối tượng mục tiêu (Target Audience) hiện tại của mình, bạn có thể nhận thấy rằng bạn có một kho tàng bằng chứng xã hội mà bạn có thể sử dụng để giúp tăng nhận thức về thương hiệu của mình.

Hãy sáng tạo. Hãy ưu tiên thu thập nhiều thông tin nhất có thể về thương hiệu của bạn để bạn có thể xác định vị trí của mình trên thị trường. Sự phát triển của thương hiệu của bạn phụ thuộc vào điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tìm hiểu về Social Proof trong Marketing

Social Proof Marketing hay Tiếp thị thông qua bằng chứng xã hội là khi các nhãn hiệu tận dụng sức ảnh hưởng xã hội để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ là sản phẩm tốt nhất để mua.

Social Proof Marketing
Tìm hiểu về Social Proof trong Marketing

Khái niệm này không phải là mới, nhưng với sự gia tăng của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và bùng nổ của Influencer Marketing, hình thức này sẽ là một bước tiến tiếp theo trong Digital Marketing.

“Đây là một hiện tượng tâm lý khi con người tìm kiếm sự xác nhận, giả định và mô phỏng lại từ hành động của người khác trong một nỗ lực nhằm phản ánh hành vi của chính mình ở một tình huống xã hội nhất định.

Hiệu ứng này thường nổi bật trong các tình huống xã hội không rõ ràng khi mà mọi người không thể xác định được cơ chế hành vi thích hợp, và họ bị thúc đẩy bởi giả định cho rằng những người xung quanh nắm bắt tình hình tốt hơn.”

Nói một cách dễ hiểu, con người thường có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó và có những đánh giá về chúng.

Những ý kiến này tuy xuất phát từ chủ quan nhưng lại gây nên được một sức ảnh hưởng nhất định tới số đông vốn đang e dè chưa muốn thử.

Social Proof – Bằng chứng xã hội là gì?

Social Proof  (tạm dịch: “hiệu ứng lan truyền thông tin”) là một hành vi trong marketing, hiểu đơn giản là tinh thần “nhóm” hay hiệu ứng “đám đông”.

Con người thường có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng và có những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ nào đó, nếu những người khác đang làm việc đó, tôi cũng muốn làm điều đó.

Khách hàng giờ đây đã có nhiều thông tin và hiểu biết hơn bao giờ hết. Họ có thể ngay lập tức “Google” sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần trên điện thoại để xem xét sản phẩm hoặc lướt trên Instagram để xem người khác đang mặc gì và họ đang mua sắm ở đâu.

Các kênh mạng xã hội khác nhau (Snapchat, Facebook, Tripadvisor vv) và các loại bằng chứng xã hội khác nhau (video, ảnh, đánh giá văn bản, v.v.) đang liên tục cập nhật và cải tiến không ngừng.

Social Proof tồn tại chủ yếu bởi vì con người nhạy cảm với những tín hiệu xã hội từ những người xung quanh khi đưa ra quyết định.

Nhận biết được hành vi này, các thương hiệu ngày càng vận dụng social proof vào các kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội của mình, một trong những hình thức tiếp thị hiệu quả nhất nhờ vào Social Proof chính là Influencer marketing.

Xem thêm: Social Proof là gì?

5 loại Social Proof phổ biến nhất

Dưới đây là 5 ví dụ về social proof thuyết phục người tiêu dùng hàng ngày khi đưa ra quyết định mua hàng:

1. Xác nhận của người nổi tiếng

Những người nổi tiếng có được sự chú ý mạnh mẽ từ báo chí. Khi một người nổi tiếng mặc một chiếc áo, ăn uống hay đến check in tại nhà hàng hoặc đi thăm một địa điểm, đó là tất cả những social proof (bằng chứng xã hội) mà nhiều người tiêu dùng thấy được và làm điều tương tự.

2. Xác nhận của citizen

Không chỉ những người nổi tiếng mới có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác. Hành động và suy nghĩ của một người cũng có thể chịu ảnh hưởng từ một người tham gia mạng xã hội thông thường.

Khi “mọi người” đang làm gì đó (ngoại trừ bạn), bạn sẽ có tâm lý “lo sợ bỏ lỡ cơ hội” và sẽ muốn làm điều mà đám đông đang làm.

3. Xác nhận của chuyên gia

Khi các chuyên gia nói rằng đây là sản phẩm dành cho họ và họ rất hài lòng khi sử dụng, tất cả những ai muốn nhận lời khuyên của chuyên gia hoặc những người muốn hưởng thụ cùng lối sống sẽ tiếp nhận và cũng quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó..

4. Câu chuyện thành công

Không có gì tin cậy hơn việc nghe một lời chứng thực từ một người tiêu dùng hàng ngày giống như bạn. Tại sao câu chuyện thành công đến với họ? Tại sao bạn lại không thử làm điều tương tự?

5. Chứng nhận của bên thứ ba

Khi nguồn thông tin của bên thứ ba (chẳng hạn như công ty khác) xác minh tính hợp lệ của nhà cung cấp dịch vụ, nó sẽ tạo ra cảm giác tin tưởng của người tiêu dùng.

Ứng dụng của Social Proof Marketing

Social Proof Marketing được tích hợp chặt chẽ vào nhiều thông điệp truyền thông hiện nay. Dưới đây là 6 hình thức Marketing phổ biến nhất:

1. Đánh giá 5 sao

Các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi đều chú trọng cho các đánh giá 5 sao – nó có thể giúp nâng cao hoặc cũng có thể phá vỡ hình ảnh trực tuyến của họ.

Xếp hạng theo sao là hình thức hàng đầu được người tiêu dùng sử dụng để đánh giá doanh nghiệp và quyết định của họ cũng dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các đánh giá này.

2. Đánh giá trực tuyến

88% người tiêu dùng đọc bài đánh giá trực tuyến khi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ý kiến khách hàng và lời chứng thực quan trọng bởi vì người tiêu dùng sẽ tin tưởng hoặc không tin tưởng vào những thông tin mà họ nhận thấy.

92% người tiêu dùng tin tưởng vào các đề xuất từ cá nhân khác hơn là các thông điệp tiếp thị trực tiếp từ các thương hiệu.

3. Influencer Marketing

Sử dụng những người có ảnh hưởng là một thực tế phổ biến, đặc biệt là trên nền tảng bán hàng xã hội. Đó là một cách thông minh để thúc đẩy chứng minh xã hội.

51% các nhà tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng nói rằng họ đã giành được những khách hàng tốt hơn thông qua tiếp thị có ảnh hưởng.

4. Huy hiệu và biểu tượng xác thực

Khi các thương hiệu đặt huy hiệu và biểu tượng trên trang web hay fanpage của họ, chẳng hạn như một danh sách “Angie’s List” hoặc tick xanh trên tài khoản Facebook, nó sẽ xóa đi những nghi ngờ và xác minh độ tin cậy và uy tín của thương hiệu đó.

5. Nút “like” và “share” trên mạng xã hội

Một cách các nhà tiếp thị thường làm là đặt các nút hiển thị lượt “thích” và “chia sẻ” thương hiệu lên website cũng như các trang mạng xã hội. Điều này cho thấy cách người tiêu dùng phổ biến thông điệp của thương hiệu có thực sự hiệu quả trên mạng xã hội hay không.

6. Nội dung do người dùng tạo

Các thương hiệu có thể sử dụng một trình tổng hợp các nội dung trên mạng xã hội để tìm kiếm những hình ảnh, thông tin mà những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hàng ngày nhắc đến sản phẩm của họ.

Cách dễ dàng nhất để tìm kiếm là sử dụng hashtag liên quan đến thương hiệu. Các nội dung này là nguồn tư liệu để cho thấy cách mà sản phẩm phù hợp với lối sống của khách hàng như thế nào và từ những nội dung này thương hiệu có thể củng cố hình ảnh và sự phổ biến của sản phẩm.

Bạn có đang sử dụng Social Proof Marketing?

Social Proof Marketing có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Một nghiên cứu đăng trên tờ Washington Post cho thấy khi tiếp xúc với bốn dấu hiệu khác nhau kêu gọi họ sử dụng quạt thay vì điều hòa không khí trong mùa hè.

Người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dấu hiệu hành vi “tất cả các hàng xóm của bạn đang làm việc đó.” hứa hẹn tiết kiệm hóa đơn tiền điện của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 cách đơn giản để Marketing thành công hơn trong kỷ nguyên hiện đại

Bối cảnh marketing đã thay đổi mạnh mẽ vào năm 2020. Dưới đây là 3 mẹo để bạn có thể đảm bảo sự tăng trưởng của mình trong năm 2021.

Kể từ khi có sự gia tăng của quảng cáo trực tuyến, marketing đã trở thành yếu tố chính của bất kỳ kế hoạch kinh doanh tốt nào.

Mặc dù không phải tất cả các chiến lược marketing đều phụ thuộc vào quảng cáo trên Internet, nhưng chúng đại diện cho một phần lớn các chiến lược marketing và quảng bá trực tuyến.

Trong mọi trường hợp, có sự hiện diện trực tuyến, cho dù dưới dạng quảng cáo, mạng xã hội, blog hay bất kỳ phương tiện nào khác, là điều cần thiết trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Theo chuyên gia marketing Dylan Vanas, “Có một sự hiện diện trực tuyến xuất sắc không còn là điều xa xỉ mà là điều cần thiết.” Vì vậy, bạn có thể làm gì để đảm bảo rằng bạn duy trì sự hiện diện trực tuyến?

Làm thế nào bạn có thể xây dựng các kỹ năng marketing thực tế? Bạn có thể làm gì để tận dụng tối đa chiến lược marketing của mình? Quan trọng nhất, một chiến lược marketing tốt có thể đáp ứng nhu cầu của thời đại hiện đại là gì?

Dựa trên lời khuyên của chuyên gia do Dylan Vanas cung cấp, chúng ta sẽ trả lời tất cả các câu hỏi trên và hơn thế nữa. Vì vậy, hãy đọc để tìm ra 03 cách tốt nhất để thành công trong lĩnh vực marketing trong kỷ nguyên hiện đại!

Xây dựng uy tín thương hiệu và bằng chứng xã hội.

Mặc dù nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng hầu hết mọi người không muốn làm việc với một người nghiệp dư.

Điều này có nghĩa là bạn cần tích cực chứng minh giá trị và uy tín của mình đối với người tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng uy tín thương hiệu bắt đầu bằng việc thiết lập các phương thức kinh doanh lấy người tiêu dùng làm trọng tâm.

Tuy nhiên, nó cũng bắt đầu với khả năng hiển thị trực tuyến của thương hiệu của bạn. Vì vậy, hãy phát triển các tài khoản mạng xã hội của bạn, có được một website mượt mà, biểu tượng chuyên nghiệp, đồng thời bắt đầu đăng nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ thấy có giá trị.

Trong khi bạn phát triển thương hiệu của mình và chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao, bạn cần chú ý đến bằng chứng xã hội hay social proof.

Bằng chứng xã hội đề cập đến hiện tượng mọi người ‘sao chép’ hành vi của người khác vì họ tin rằng người khác có nhiều kiến ​​thức hoặc hiểu biết sâu sắc hơn họ.

Đây là một phần quan trọng của marketing truyền miệng, mặc dù nó cũng có giá trị trong các loại chiến lược marketing khác.

Vì vậy, một khi bạn có thể khiến mọi người tin tưởng vào thương hiệu của mình, nó sẽ biến thành hiệu ứng với khách hàng tiềm năng và phân khúc thị trường mới.

Sau một thời gian, khách hàng của bạn sẽ bắt đầu thực hiện hầu hết các hoạt động marketing cho bạn!

Bỏ qua ‘đường cong học tập’ và tìm cho mình một đối tác marketing.

Không ai là chuyên gia trong mọi thứ. Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực marketing nhưng thiếu kỹ năng marketing, bạn sẽ cần tìm một đối tác có thể thực hiện công việc đó cho bạn.

Bằng cách này, bạn không cần phải học tất cả các bài học về marketing một cách khó khăn. Thay vào đó, bạn có thể chuyển thẳng đến các phương pháp marketing tốt nhất và đưa thương hiệu của bạn đến với đúng đối tượng ngay bây giờ.

Tìm một đối tác có chuyên môn trong lĩnh vực marketing cũng mang lại cho bạn cơ hội hiểu thêm về doanh nghiệp của mình.

Đôi khi, bạn có thể bị cuốn vào tầm nhìn hoặc chiến lược marketing của riêng mình đến nỗi bạn mất đi những cảm giác hay đánh giá khách quan.

Vì vậy, hãy hợp tác với một Agency hoặc tìm một chuyên gia marketing làm tư vấn để phát triển một chiến lược marketing hợp lý hơn.

Điều này không chỉ cắt giảm những sai lầm trong marketing mà còn cung cấp cho bạn những hiểu biết chính về những gì doanh nghiệp của bạn thiếu và cách có thể cải thiện nó.

Bằng cách này, bạn có thể xây dựng doanh nghiệp marketing của riêng mình hoặc có quyền truy cập vào các dịch vụ marketing với chi phí hiệu quả mà không cần phải tự mình thực hiện bất kỳ hoạt động marketing nào.

Hãy vượt ra ngoài sự mong đợi.

Người tiêu dùng đang trở nên thông minh hơn mỗi ngày.

Chuyên gia marketing, Dylan Vanas lưu ý rằng “Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận tốt hơn với việc nghiên cứu và biết sự khác biệt giữa sản phẩm tốt và sản phẩm tuyệt vời; để đảm bảo mọi người và khách hàng tiếp tục quay lại với bạn, hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ thực hiện theo lời hứa của mình mà còn thực hiện quá mức mong đợi có thể nữa”.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nhân? Có nghĩa là chỉ có kiến thức chuyên môn về marketing là không còn đủ.

Thay vào đó, bạn phải tự hỏi bản thân điều gì để bạn cảm thấy ấn tượng với tư cách là một người tiêu dùng.

Doanh nghiệp của bạn có thể làm gì để vượt quá mong đợi và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng có chất lượng tốt nhất?

Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn thiết kế một doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và đồng thời thành công hơn trong các hoạt động marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips